Thành công của ASEAN trong 42 năm qua là do sự tụ hội của nhiều
nhân tố, nhưng trước hết đó là sự chia sẻ nhiều lợi ích cơ bản cũng như tầm
nhìn, quyết tâm chính trị mạnh mẽ và những nỗ lực không mệt mỏi của các
nước thành viên. Nguy ện vọng chung thiết tha về một khu vực Đông Nam Á
hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển đã tạo động lực và sức mạnh cho cả
10 nước khu vực phát huy những điểm tương đồng, vượt qua những khác biệt
về chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như những rào cản do lịch sử để lại, gắn kết
dưới mái nhà chung ASEAN, cùng nhau tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn
cho mỗi nước cũng như cả khu vực.
Bước sang thế kỷ 21, tình hình khu vực và thế giới đang chứng kiến
những thay đổi to lớn và nhanh chóng, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng kèm
theo không ít thách thức đối với mọi quốc gia. Để kịp thích ứng với tình hình
mới, trên cơ sở những thành quả đã đạt được trong hơn 4 thập kỷ qua, ASEAN
một lần nữa lại tự điều chỉnh và đổi mới. Hướng đi cho tương lai của Hiệp hội
đã được các nước thành viên nhất trí xác định rõ ràng, đó là phải đẩy nhanh
liên kết nội khối, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm
2015 và dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Việt Nam có vai trò và vị thế như thế nào về lịnh vực chính trị trong ASEAN?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Việt Nam có vai trò và vị thế như thế nào về lịnh
vực chính trị trong ASEAN?
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………. 1
Lý do chọn đề tài ………………………………………………… 1
Câu hỏi nghiên cứu: Việt Nam có vai trò và vị thế như thế nào
trong ASEAN…………………………….…………………… 2
BỐI CẢNH ………………………………………………………….. 4
Quốc tế ………………………………………………………… 4
Khu vực …………………………………………………………… 4
Trong nước .………………………………………………………. 4
NỘI DUNG ………………………………………………………….. 5
Góp phần tăng cường và củng cố đoàn kết trong Asean ………. 6
Góp phần giữ vai trò điều phối quan hệ đối thoại giữa Asean
với bên ngoài và các cường quốc ……………………………… 7
Đóng góp quan trọng cho sự hình thành các sáng kiến cơ chế
hợp tác mới của Asean ………………………………………… 8
Vai trò của Việt Nam trong hợp tác an ninh- tư pháp ở khu vực
Đông Nam Á ………………………………………………….. 10
ĐÁNH GIÁ ………………………………………………………… 12
KẾT LUẬN ………………………………………………………… 12
3
I. LỜI NÓI ĐẦU
Chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề Cămpuchia được giải quyết đã mang
lại những cơ hội mới về quan hệ “thân thiện và hợp tác” cho các quốc gia khu
vực Đông Nam Á. Với việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) từ 28/7/1995, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã bước sang một
chương mới của hợp tác và phát triển. Việc Việt Nam tham gia ASEAN cũng
đánh dấu sự phát triển quan trọng khác của khu vực: Quá trình ASEAN mở
rộng bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, cùng phấn đấu vì hoà bình và
sự phồn vinh của khu vực.
Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ASEAN từ năm
1992 và là một trong những nước thành viên sáng lập của ARF từ năm 1994
trước khi tham gia ASEAN. Trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào
năm 1995, sự hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới càng được thúc
đẩy mạnh mẽ hơn, góp phần vào bảo đảm an ninh và phát triển chung ở Đông
Nam Á. Việt Nam đã tham gia tích cực vào các khuôn khổ, diễn đàn và các
hoạt động hợp tác khác nhau của ASEAN về kinh tế, chính trị an ninh cũng
như hợp tác chuyên ngành: hợp tác Á - Âu (ASEM - 1996); hợp tác ASEAN
với 3 nước Đông Bắc á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN + 3 -
1997); tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà nội năm 1998,
các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM) lần thứ 34 và
Hội nghị ARF 7 năm 1999, cũng như một loạt các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN
về môi trường, ma tuý, tội phạm xuyên quốc gia các năm sau này... đưa ra các
sáng kiến như Chương trình Hành động Hà nội, về phát triển các vùng nghèo
dọc theo hành lang Đông, Tây...
Trên thực tế, Đông Nam Á và ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối
với Việt Nam và là một bộ phận quan trọng trong chính sách đa phương hóa, đa
dạng hóa và “láng giềng hữu nghị” của Nhà nước ta vì nó liên quan trực tiếp
đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước. Hơn nữa, hợp tác ASEAN
không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và 10 nước thành viên
ASEAN, mà còn liên quan nhiều đến quan hệ và chính sách của các đối tác
quan trọng bên ngoài. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định hợp tác
ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam; và chúng ta cần tham
gia hợp tác ASEAN theo phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm.
Năm 2010, Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Đây sẽ là điều
4
kiện thuận lợi để Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò trong ASEAN, hỗ trợ tích
cực cho việc triển khai chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Không thể phủ nhận vai trò và vị thế của Việt Nam đã và đang ngày
càng được nâng cao trong khu vực cũng như trên trường quốc tế kể từ sau khi
gia nhập Asean đến nay. Nếu như Asean có tầm quan trọng chiến lược đối với
chúng ta thì Việt Nam cũng đang ngày càng nắm giữ vị trí quan trọng trong
Asean. Trong bài tiểu luận này em xin được làm rõ : “Việt Nam có vai trò và vị
thế như thế nào về lịnh vực chính trị trong ASEAN?”. Lý do em chọn đề tài này
vì sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN đã đánh dấu một bước phát triển mới
của Việt Nam với các nước trong khu vực và các nước láng giềng. Sự gia nhập
này không chỉ xoá bỏ những hoài nghi của các nước áp đặt cho chúng ta sau
chiến trạnh cũng như trong thời hoà bình xây dựng và phát triển đất nước, mà
còn mở ra một thời kỳ mới cho sự hợp tác và đoàn kết khu vực các nước Đông
Nam Á. Vơí sự gia nhập tổ chức ASEAN này Việt Nam đã có được cơ hội để
hội nhập phát triển với các nước trong khu vực và sau đó là các nước trên thế
giới. Đó cũng chính là mục đích mà Đảng và nhà nước đã chỉ ra trong đường
lối chính sách đối ngoại.
Trong đổi mới chính sách đối ngoại, việc sắp xếp các đối tượng quan hệ
có một vai trò quan trọng. Đại hội VI của Đảng (12-1986) khởi xướng đường
lối đổi mới, đã thực thiện nhất quán tư tưởng đối ngoại của Đảng, giương cao
ngọn cờ hoà bình, độc lập dân tộc và CNXH, giữ vững độc lập tự chủ, đẩy
mạnh hợp tác hữu nghị, làm tròn nhiệm vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế. Đại hội
VI đã thể hiện thiện chí, mong muốn của Đảng và nhân dân Việt Nam đối với
việc tạo lập môi trường hoà bình ở Đông Nam Á: ''Chúng ta mong muốn và sẵn
sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở
Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á
thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác, đây là bước đi thiết thực để kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thực hiện chính sách ''cùng tồn tại
hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau'', tranh thủ tối
đa những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu cơ bản
của cách mạng nước ta. Sau Đại hội VI, để bắt kịp với diễn biến của tình hình
quốc tế và trong nước tháng 5-1988, Bộ chính trị ra Nghị quyết 13, nêu rõ hơn
về chính sách đối ngoại trong tình hình mới, nhấn mạnh chủ trương ''thêm bạn,
bớt thù'', ''giữ vững hoà bình, phát triển kinh tế''; đa dạng hoá quan hệ trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi.
5
Đặc biệt đến Đại hội VII (6-1991), để có những chủ trương đối ngoại
phù hợp, Đảng ta coi nhiệm vụ đối ngoại bao trùm là ''giữ vững hoà bình mở
rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc". Những định hướng đối ngoại phù
hợp, có tầm quan trọng đặc biệt được Đảng ta khẳng định là: phát triển quan hệ
hữu nghị với các nước ở Đông Nam Á và phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà
bình, hữu nghị và hợp tác''. Có thể nói, so với Đại hội VI, đây là bước phát
triển mới trong chính sách đối ngoại của Đảng. Trước những chuyển biến của
tình hình thế giới, Đảng đã có nhận thức mới về vấn đề hoà bình, an ninh ở khu
vực, thấy rõ mối liên hệ ràng buộc giữa an ninh quốc gia với an ninh khu vực
và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tại Đại hội VIII (6-
1996), trong khi khẳng định một lần nữa tinh thần ''Việt Nam muốn là bạn của
tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, hợp tác và phát
triển", Đảng ta đã chỉ ra một vấn đề có tính chiến lược trong đường lối đối
ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam: ''Ra sức tăng cường quan hệ với các nước
láng giềng và các nước ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước
bạn bè truyền hống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm
kinh tế chính trị trên thế giới''. Sự sắp xếp các đối tác của quan hệ đối ngoại
thời kỳ này cho thấy Đảng đã lựa chọn đúng các ưu tiên trong triển khai đường
lối đối ngoại theo trật tự: các nước láng giềng, các nước khu vực và các nước
bạn bè, truyền thống, các nước lớn, các trung tâm kinh tế... Và ở đây, quan hệ
đối ngoại đối với các nước láng giềng khu vực chiếm giữ vị trí quan trọng và
được đặt lên hàng đầu. Tại Đại hội IX (4-2001), Đảng ta tuyên bố thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại đã được nâng lên một tầm cao mới ''Việt Nam
sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển'', và nhấn mạnh định hướng đối ngoại
xuyên suốt: ''Coi trọng và phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và
các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước
ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, không có
vũ khí hạt nhân, ổn định hợp tác cùng phát triển''.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác với ASEAN là một trong những chính sách
chiến lược của ta. Trong khi đó, ASEAN cũng đang mong muốn tăng cường
hoà bình, hữu nghị, và hợp tác với tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình trong
và ngoài khu vực Đông Nam Á, nhằm thúc đẩy hoà bình, ổn định và hoà hợp
trên thế giới; cũng như hợp tác về các vấn đề ảnh hưởng đến Đông Nam Á.
Chính vì vậy cả Việt Nam và ASEAN đều cần tới nhau, tất cả vì mục tiêu cao
cả: Hiệp hội sẽ đại diện cho ý chí chung của các nứơc Đông Nam Á gắn bó với
nhau bằng tình hữu nghị và hợp tác, thông qua các nỗ lực chung và cùng hy
6
sinh để đảm bảo cho nhân dân mình và các thế hệ mai sau được hưởng hoà
bình tự do và thịnh vượng.
II, BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1, Tình hình quốc tế
Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới đã hoàn toàn thay đổi để tiếp tục phát
triển và thích nghi với điều kiện mới, tình hình mới. Sự tan rã của Liên Xô đã
làm mất đi thế 2 cực trong quan hệ quốc tế đưa đến sự thay đổi trong các cán
cân lực lượng trên thế giới và khu vực. Thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh chính là
vấn đề phát triển kinh tế, chạy đua kinh tế đã thay thế chạy đua vũ trang, và tập
trung vào phát triển kinh tế đã trở thành một xu thế lớn, lôi cuốn tất cả các
nước phát triển và đang phát triển. Trong khi đó xu thế khu vực hoá đang ngày
càng phát triển mạnh. Điều đó được thể hiện qua sự ra đời của một “Thị trường
thống nhất Châu Âu” bao gồm các nước trong Cộng đồng Châu Âu và các
nước hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu, hay khái niệm đồng Yên ở Châu Á –
Thái Bình Dương của Nhật Bản, hoặc sự hình thành khu vực mậu dịch tự do
Bắc Mỹ…
2, Tình hình khu vực
Sau chiến tranh lạnh, ở Đông Nam Á cả Mỹ và Nga đều bắt đầu giảm
thiểu sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực này. Sự rút lui của Mỹ đã làm
mất đi chỗ dựa truyền thống về an ninh của các nước ASEAN, trong khi vấn đề
Campuchia chưa phải đã thực sự chấm dứt và bên cạnh đó lại nảy sinh những
nguy cơ tiềm tang ở Biển Đông…Để bảo đảm an ninh, giữ gìn hoà bình, bảo
đảm sự phát triển về kinh tế của các nước thành viên, ASEAN đã đưa ra hai
giải pháp: mở rộng quan hệ tích cực đấu tranh với các nước để chống xu thế
bảo hộ mậu dịch; tăng cường xây dựng sức mạnh của bản thân khu vực, thông
qua đẩy mạnh hợp tác trong khu vực, để vừa tạo thế với bên ngoài và duy trì
được tốc độ phát triển kinh tế của mình.
3, Tình hình trong nước
Việc ký kết hiệp định hoà bình Paris về Campuchia vào tháng 10/1991
đã đặt ra cho cả Việt Nam lẫn các nước ASEAN nhiều cơ hội và thách thức
mới. Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên lợi ích lớn nhất lúc này
là duy trì hoà bình ổn định khu vực, tạo dựng một môi trường quốc tế và khu
vực thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Việt Nam tập trung khôi phục và phát
7
triển nền kinh tế sau chiến tranh, cải thiện đời sống nhân dân, đưa đất nước đi
lên theo kịp với nhịp độ phát triển chung với các nước trong khu vực cũng như
trên thế giới. Việt Nam cần phải cố gắng nhiều để tranh nguy cơ tụt hậu về kinh
tế - chính trị. Với mục tiêu đó, Việt Nam đã tăng cường và phát triển trước hết
với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Năm 1993, Đảng đẩy mạnh đường lối đối ngoại chú trọng quan hệ với
các nước láng giềng và khu vực, Chính phủ Việt Nam công bố ''Chính sách bốn
điểm mới củaViệt Nam đối với khu vực'', trong đó thể hiện quan điểm nhất
quán ''tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng
như với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với tư cách là một tổ
chức khu vực'' đồng thời bày tỏ mong muốn ''sẵn sàng gia nhập ASEAN vào
thời điểm thích hợp''1. Đến thời điểm lúc bấy giờ, Việt Nam đã tiến một bước
chuẩn bị cho việc trở thành thành viên của tổ chức ASEAN, để có thể đóng góp
một cách tốt nhất cho sự ổn định vì hoà bình, an ninh trong khu vực bằng đối
thoại song phương, đa phương...
III. NỘI DUNG: VAI TRÒ VÀ VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG
ASEAN TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - AN NINH
Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra một trang mới trong lịch sử của
khu vực. Ước mơ và ý tưởng về xây dựng ASEAN thành một khối thống nhất
được đề cập trong “Tuyên bố Băng Cốc 1967” trở thành hiện thực. ASEAN đã
thực sự là "trái tim của châu Á năng động", đóng vai trò trung tâm ở châu lục,
trở thành khu vực phát triển và hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong xu thế hội nhập,
các quốc gia luôn tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường, khẳng định sức
sống, giá trị tồn tại của mình. Trong thành công đó, có một phần đóng góp tích
cực và quan trọng của Việt Nam. Được đánh giá là nhân tố đoàn kết nội bộ
trong ASEAN và cân bằng quan điểm với bên ngoài, Việt Nam luôn kiên trì
các nguyên tắc cơ bản của tổ chức.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Chính trị - an ninh là một trong những lĩnh vực quan trọng của mỗi một
quốc gia cũng như của mỗi một tổ chức chính trị. Và ASEAN cũng là một
trong những tổ chức như vậy, và luôn đòi hỏi sự đóng góp của những nước
thành viên, và hơn hết là sự tự nguyện cống hiến của mỗi nước thành viên đó vì
lợi ích chung và riêng. Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên gia nhập Hiệp
hội, đóng góp của Việt Nam đã được đánh giá rất cao. Và những đóng góp cụ
1
8
thể là: Góp phần tăng cường và củng cố đoàn kết tong ASEAN; Góp phần giữ
vai trò điều phối quan hệ đối ngoại giữa ASEAN với bên ngoài và các cường
quốc; Đóng góp quan trọng cho sự hình thành các sáng kiến cơ chế hợp tác mới
của ASEAN; Vai trò của Việt Nam trong hợp tác an ninh – tư pháp ở khu vực
Đông Nam Á.
1, GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG VÀ CỦNG CỐ ĐOÀN KẾT TRONG ASEAN
Có thể nói rằng, Đông Nam Á có hai thực thể chính trị, quan trọng, có
ảnh hưởng khu vực. Đó là Inđônêxia ở vùng hải đảo và Việt Nam ở vùng bán
đảo Đông Dương. Hợp tác giữa ASEAN với Việt Nam sẽ kéo theo mối quan hệ
tốt đẹp giữa hiệp hội với các nước khác trên bán đảo Đông Dương. Vấn đề
Campuchia là nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định khu vực, đã tạo ra sự phân
hoá giữa các nước ASEAN trong những năm 1979 – 1991. Sự xích lại gần
nhau giữa Việt Nam và ASEAN có thêm những nhân tố mới bởi thái độ của
Việt Nam kiên trì chính sách đàm phán để giải quyết mọi tranh chấp về lãnh
thổ với các nước láng giềng.
Tính đến năm 2006, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất
cả các lĩnh vực hợp tác của Hiệp hội, góp phần quan trọng vào việc triển khai
thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của
Đảng và Nhà nước; củng cố xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực có
lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Những đóng góp cụ thể của
Việt Nam là: tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN-6 tại Hà Nội
(12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế
trong lúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế tài chính năm 1997, nhất là việc hoàn tất ý tưởng một ASEAN-
10; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn
ASEAN 2020. Từ tháng 7/2000 – 7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò
Chủ tịch ủy ban Thường trực ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại
trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) và các Hội nghị liên quan. Các
Bộ/ngành của Việt Nam cũng đăng cai nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng và cấp
Quan chức cao cấp (SOM) về kinh tế và hợp tác chuyên ngành. Việt Nam cũng
đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Liên minh Nghị viện ASEAN
(AIPO) tháng 9/2002....
Tháng 11/2007, Lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á ký Hiến chương ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ
13 tổ chức tại Xingapo, đánh dấu một mốc lịch sử trong quá trình phát triển của
Hiệp hội. Kể từ đây, Việt Nam đã chính thức cam kết thực hiện một văn kiện
pháp lý quan trọng nhất và toàn diện nhất của ASEAN, làm cơ sở cho mọi hoạt
9
động và ứng xử trong ASEAN. Sự kiện Việt Nam là một trong 5 nước ASEAN
sớm phê chuẩn Hiến chương ASEAN còn thể hiện cam kết mạnh mẽ và tích
cực của Việt Nam đối với ASEAN và một minh chứng quan trọng về chính
sách tích cực, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam2. Cùng với
các nước ASEAN, Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc xây dựng Hiến
chương ASEAN ngay từ những ngày đầu. Trong quá trình soạn thảo Hiến
chương, Việt Nam đã góp phần bảo vệ những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản
của Hiệp hội như các mục tiêu hòa bình, ổn định và liên kết khu vực, thu hẹp
khoảng cách phát triển trong ASEAN; các nguyên tắc cơ bản như đồng thuận
và không can thiệp, khẳng định tính chất liên chính phủ của Hiệp hội; và một
số nguyên tắc mới như các thành viên không được sử dụng lãnh thổ của một
nước thành viên để chống lại một nước thành viên khác. Những đóng góp của
Việt Nam đã góp phần định hướng quan trọng trong quá trình soạn thảo nội
dung Hiến chương, tạo điều kiện để Hiến chương đáp ứng tốt hơn những yêu
cầu đặt ra cho ASEAN trong giai đoạn phát triển mới, được bạn bè hoan
nghênh và đánh giá cao.
Những đóng góp trên là sự tiếp nối của quá trình tham gia tích cực và
đóng góp to lớn của Việt Nam kể từ khi gia nhập ASEAN tháng 7/1995. Trong
hơn 14 năm qua, với dân số hơn 84 triệu người và vị trí địa-chiến lược và địa-
kinh tế quan trọng, chính trị - xã hội ổn định, thế và lực ngày càng gia tăng và
chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam được các nước ASEAN và các đối tác
bên ngoài nhìn nhận là thành viên đóng vai trò tích cực đối với hòa bình, hợp
tác và phát triển trong ASEAN.
2, GÓP PHẦN GIỮ VAI TRÒ ĐIỀU PHỐI QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI GIỮA
ASEAN VỚI BÊN NGOÀI VÀ CÁC CƯỜNG QUỐC
Trong hợp tác giữa ASEAN và các bên Đối thoại, Việt Nam cùng với
các nước ASEAN thúc đẩy nhiều biện pháp nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn
nữa quan hệ đối ngoại của ASEAN thông qua các cơ chế và diễn đàn như
ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN. Sự tham
gia một cách có hiệu quả trong ASEAN đã góp phần quan trọng trong việc mở
rộng hợp tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài, nhất là các đối tác và láng
giềng của Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng việc Việt Nam đã góp phần
làm tăng mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, ASEAN và Liên Bang
Nga, ASEAN và Ấn Độ, ASEAN và EU, ASEAN - Liên Hợp Quốc, ASEAN
và Mỹ….
2
10
Năm 1995, khi vừa mới gia nhập ASEAN, Việt Nam đã được giao làm
điều phối viên của ASEAN với Niu Dilân. Năm 1996, Việt Nam được tín
nhiệm giao làm điều phối quan hệ cuả ASEAN với Nga. Với vai trò điều phối,
Việt Nam đã tổ chức được cuộc họp Uỷ Ban hợp tác chung ASEAN – Nga và
đã đưa ra được phương hướng giải quyết khó khăn cho Nga bởi lẽ trong thời
gian này Nga đã gặp nhiều khó khăn về tài chính, và việc này đã được công
đồng ASEAN đánh giá cao. Từ năm 1997 đến 2000, Việt Nam là điều phối
quan hệ đối thoại của ASEAN với Nhật Bản, Việt Nam đã vận động tích cực
với Nhật Bản để nước này có nhiều hỗ trợ, giúp đỡ đối với các nước thành viên
mới. Từ năm 2000 – 2003, Việt Nam đảm nhiệm điều phối quan hệ với của
ASEAN với Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia tích cực vào tiến trình hợp
tác ASEAN +3: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thúc đẩy hợp tác với các
nước này. Là nứơc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN 5 (Hà Nội,
10/2004) Việt Nam đã chia sẻ với Lào về kinh nghiệm tổ chức cấp cao, cùng
các nước ASEAN khác tích cực phối hợp và giúp đỡ Lào về các mặt trên tinh
thần ASEAN, góp phần vào thành công của Hội Nghị.
Tại các Hội nghị ngoại trưởng lần thứ 40 (Philipin, 2007), các nước
ASEAN đã chúc mừng Việt Nam vừa trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới và khẳng định công nhận Việt Nam là nước có nền kinh
tế thị trường3. Các nước ASEAN và nhiều nước đối thoại cũng bày tỏ ủng hộ
Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên
Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Về kết quả chính của Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN lần thứ 40 và các Hội nghị liên quan (AMM-40/PMC/ARF-14) là hoạt
động quan trọng nhất hàng năm của Ngoại trưởng các nước ASEAN và các
nước đối thoại, nhưng có ý nghĩa đặc biệt vì diễn ra đúng vào dịp các nước
ASEAN đang tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm tròn 40 năm ngày thành lập
Hiệp hội (8/8/1967-8/8/2007). Hội nghị đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp
phần tăng cường đoàn kết và hợp tác ASEAN cũng như đẩy mạnh hợp tác giữa
ASEAN với các đối tác bên ngoài, thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng
ASEAN.
3, ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ HÌNH THÀNH CÁC SÁNG KIẾN
CƠ CHẾ HỢP TÁC MỚI CỦA ASEAN
Thực tiễn cho thấy, ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực có sức sống
mạnh mẽ và khả năng thích ứng nhanh chóng với những biến đổi của thời cuộc.
Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức, song ASEAN đang đứng trước những
3 Hội nghị ngoại trưởng lần thứ 40 tại Philipin từ 30/7 – 2/8/2007,
11
tiền đề thuận lợi để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng. Đó là
kết quả hợp tác và liên kết khu vực của hơn 4 thập kỷ qua, tầm nhìn chung và
quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên, cùng với những quyết
sách và lộ trình đúng đắn. Hiến chương ASEAN sẽ đưa đến sự đổi mới đáng kể
về bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động của Hiệp hội, giúp nâng cao chất
lượng và hiệu quả hợp tác ASEAN. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng
rằng ASEAN sẽ đạt được các mục tiêu lớn đã đề ra cho giai đoạn phát triển
mới.
Thời gian Việt Nam tham gia ASEAN tuy chưa phải là dài, song chúng
ta có thể tự hào về những đóng góp quan trọng và dấu ấn Việt Nam. Trong 14
năm qua, Việt Nam đã đóng góp quan trọng trong việc xác định các phương
hướng hợp tác và tương lai phát triển cũng như trong các quyết sách lớn của
ASEAN, góp phần tăng cường đoàn kết và hợp tác cũng như nâng cao vai trò
và vị thế quốc tế của Hiệp hội. Các nước ASEAN khác và các đối tác bên ngoài
đều nhìn nhận Việt Nam là một thành viên tích cực và có đóng góp quan trọng
đối với sự phát triển và trưởng thành của ASEAN. Thông qua tham gia hợp tác
ASEAN, chúng ta đã thu được nhiều kết quả to lớn và lợi ích thiết thực, hỗ trợ
đắc lực cho mục tiêu an ninh và phát triển cũng như nâng cao vị thế quốc tế của
Việt Nam. Tham gia vào Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực để duy trì vài trò đầu tàu của ASEAN tại diễn đàn phù hợp với lợi
ích của các nước thành viên; hội nhập vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA); Việt Nam cùng các nước ASEAN đề ra những sáng kiến mới nhằm
khắc phục nhiều mặt yếu kém và trị trệ; Việt Nam đã góp phần mở rộng và
phát triển số thành viên ASEAN từ 7 nước lên 10 nước; tham gia tích cực vào
các khuôn khổ hợp tác khu vực Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM); tăng cường
các quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư... và giao lưu phát triển văn hoá, thể
thao... với các nước ASEAN khác.
Đáng lưu ý Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Thượng
đỉnh ASEAN (tháng 12/1998) và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ
33 (12-16/9/2001) tại Hà Nội. Không những thế, Việt Nam còn là quốc gia
luôn có sáng kiến hay đưa ra trong các cuộc họp. Tại Hội nghị APEC-11 “Thế
giới của sự khác biệt: Đối tác vì tương lai” tổ chức tại Bangkok, Thái Lan (20-
21/10/2003), Việt Nam đã đưa ra hai sáng kiến: thứ nhất, cần tăng cường hợp
tác đầu tư cho cân bằng với hợp tác thương mại nhằm thúc đẩy đầu tư nội khối
APEC, trong đó dành ưu tiên đầu tư vào ASEAN; thứ hai, đưa ra một số biện
pháp cụ thể triển khai kế hoạch hành động hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và
“siêu nhỏ”, trong đó có việc đề xuất thành lập Quỹ xây dựng năng lực hỗ trợ
12
các doanh nghiệp “siêu nhỏ”4. Chỉ 4 năm sau khi gia nhập APEC, Việt Nam đã
đề xuất đăng cai Hội nghị cấp cao APEC-14 vào năm 2006 và được APEC ủng
hộ. Việt Nam đã tham gia tích cực vào các chương trình hợp tác, liên kết kinh
tế như Hiệp định đầu tư ASEAN (AIA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA)... đồng thời đưa ra sáng kiến phát triển kinh tế các vùng nghèo liên
quốc gia dọc hành lang Đông-Tây (WEC), thúc đẩy tam giác phát triển Việt
Nam – Campuchia – Lào thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong khối. Sau
khi kênh ngoại giao không chính thức của ASEAN ra đời và đi vào hoạt động
(1995), Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, góp phần thúc đẩy một
cơ chế mà thông qua đó định hướng cho các chính phủ và các cơ quan liên
chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề an ninh – chính trị của khu vực.
Kênh 2 là một kênh có vai trò quan trọng trong hoạt động của ASEAN, ra
đời vào tháng 8/1995. Kênh 2 về thực chất được xem là kênh phi chính phủ,
không chính thức, có tác dụng tham khảo ý kiến và tư vấn cho kênh 1, kênh
chính phủ, kênh chính thức. Với kênh 2 đã góp phần thúc đẩy một cơ chế mà
thông qua đó, các học giả các quan chức với tư cách cá nhân có thể thảo luận
về các vấn đề an ninh, chính trị của khu vực, thiết lập các mối liên hệ với
những thiết chế và tổ chức thuộc khu vực và các khu vực khác trên thế giới
nhằm trao đổi thông tin, quan điểm và kinh nghiệm về phương thức xử lý các
vấn đề cũng như hợp tác an ninh chính trị khu vực.Việt Nam đã tổ chức nhiều
hội nghị, hội thảo của kênh 2, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường hợp
tác giữa ASEAN với các nước đối thoại, nâng cao vị thế ASEAN trên trường
quốc tế.
4, VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC AN NINH – TƯ PHÁP Ở
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Việt Nam là đất nước đã trải qua hơn 30 năm chiến tranh nên chúng ta
hiểu rất rõ giá trị của hoà bình, an ninh và ổn định khu vực đối với sự phát triển
của đất nước. Vì vậy, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã triển khai các
hoạt động thiết thực nhằm góp phần xây dựng Đông Nam Á thành khu vực ổn
định, hoà bình và phát triển thịnh vượng.
Năm 1995, Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn Hiệp ước Đông
Nam Á không có vũ khí hạt nhân, có hiệu lực từ năm 1997. Khi đảm nhiệm vai
trò chủ tịc ASC và ARF, Việt Nam đã chủ động nêu sáng kiến và tổ chức thành
công cuộc họp tham khảo ý kiến giữa ASEAN và 5 nước có vũ khí hạt nhân
4 Báo điện tử Đảng CSVN
13
(Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp) về một số nôi dung trong nghị quyết thư để
vận động các nước này sớm tham gia nghị định thư SEANWFZ. Khi chiến
tranh lạnh kết thúc trước những khoảng chống quyền lực do Mỹ và Liên Xô để
lại sau khi rút khỏi khu vực trước sự lớn mạnh của Trung Quốc và trước nguy
cơ bất ổn của khu vực Biển Đông có tranh chấp và những khu vực lân cận của
ASEAN (như bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan...) ASEAN đã thiết lập
Diễn đàn khu vực ASEAN vào năm 1994 nhằm lôi kéo tất cả các nước lớn ở
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tham gia đối thoại và xây dựng lòng tin
với ASEAN.Về vấn đề Biển Đông, Việt Nam và các nước ASEAN nhất trí cần
thông qua thương lượng để giải quyết hoà bình các tranh chấp khi cần thì có
tiếng nói chung nhưng không tạo thành cục diện liên minh chống Trung Quốc.
Việt Nam đã nêu ra sáng kiến về xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”
giữa ASEAN và Trung Quốc và đã cùng các nước ASEAN đấu tranh thương
lượng với Trung Quốc, đã đạt được tuyên bố và quy tắc ứng xử ở Biển Đông
năm 2002.
Ngày 19-20/9/2005, Hội nghị Bộ trưởng tư pháp ASEAN lần thứ 6 đã
diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của đại diện 10 quốc gia thành viên. Đây là
lần đầu tiên VN đăng cai. Chủ đề của hội nghị là tăng cường hợp tác trong lĩnh
vực tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại5. Đây là lĩnh vực hợp tác mới
rất quan trọng và tạo cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ về kinh
tế, thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN trong thời gian tới. Giao lưu
dân sự và thương mại giữa các doanh nghiệp, cá nhân các nước thành viên
ASEAN đang rất cần có sự hỗ trợ về mặt pháp lý để đảm bảo an toàn cho quan
hệ thương mại, dân sự. Điều này cũng giảm thiểu những chi phí pháp lý không
cần thiết trong quá trình mở rộng giao lưu trong khối. Sáng kiến về tăng cường
hợp tác về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại của Việt
Nam là rất hữu ích và kịp thời, được đánh giá cao . Đề cập tới vai trò của Việt
Nam trong việc tăng cường hợp tác tư pháp giữa các nước thành viên ASEAN,
Ông Wilfrido V. Villacorta, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực trong lĩnh vực này. Việt
Nam hiện là một thành viên của tất cả các tổ chức cũng như các cơ quan hoạch
định chính sách của ASEAN như Ủy ban Thường trực ASEAN và Hội nghị
Quan chức Cấp cao.
Hội nghị lần thứ 12 quan chức pháp luật cao cấp các nước ASEAN
(ASLOM 12) đã diễn ra trong các ngày 17-18/10/2008 tại Brunei Darussalam
với sự tham dự của các đoàn đại biểu 10 nước thành viên. Đại diện của Dự án
5
14
về chống buôn bán người khu vực ASEAN cũng tham dự cuộc họp với tư cách
là khách mời quan trọng. Đoàn Việt Nam tham dự ngay từ phiên họp đầu tiên
của ASLOM 12 và đã có những đóng góp tích cực trong suốt quá trình Hội
nghị, bao gồm cả việc trình bày các Báo cáo của Việt Nam; tham gia soạn thảo
và hoàn tất các Văn kiện của ASLOM trình Hội nghị Bộ trưởng6. Ngoài ra,
trong ngày họp đầu tiên của Hội nghị, Đoàn Việt Nam cũng đã trình bày báo
cáo tiến độ triển khai Đề án/đề xuất về tăng cường tương trợ tư pháp trong lĩnh
vực dân sự và thương mại (Đề án) và kết quả Diễn đàn pháp luật ASEAN lần
thứ 4 về tăng cường tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại giữa các nước
ASEAN (Diễn đàn) do Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội tháng 4.2008.
IV. ĐÁNH GIÁ
Việt Nam có được vị thế ngày càng vững mạnh trên trường quốc tế và
đặc biệt là ở khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng như đã kể ra
ở mức độ khái quát nhất trên đây là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan khác nhau cùng tác động, trong đó có hai nguyên nhân quan trọng và cơ
bản nhất. Thứ nhất, đó là Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả cao đường lối đối
ngoại rộng mở và đúng đắn phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước trong
bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay. Thứ hai, các đối tác của Việt
Nam trong đó có các nước ASEAN đều đã nhìn thấy hiện thực và tiềm năng
phát triển của Việt Nam ở tất cả mọi lĩnh vực mà họ có thể hợp tác cùng phát
triển, trong đó trước hết là các lợi ích về phát triển kinh tế và nâng cao vị thế
chính trị ở khu vực và trên thế giới, vì như đã biết Việt Nam là quốc gia có vị
trí tiền đồn về an ninh chính trị đối ngoại ở Đông Nam Á và hơn thế nữa Việt
Nam đang là “miền đất hứa” có nhiều tiềm năng về các nguồn lực tài nguyên,
lao động và lại đang rất ổn định về chính trị-xã hội...
Kết quả lớn nhất khi tham gia vào ASEAN là tạo môi trường khu vực có
lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn
định và hợp tác để phát triển, mở rộng hợp tác có hiệu quả giữa nước ta đối với
các nước ASEAN và các bên đối tác trên cơ sở song phương và đa phương;
đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới.
Với vai trò, vị trí đang được củng cố trong hợp tác chính trị - an ninh của
ASEAN, ta cần phải tiếp tục nắm giữ vai trò chủ động linh hoạt để đảm bảo vị
thế và lợi ích của ta trong khuôn khổ hợp tác này.
V. KẾT LUẬN
6 Báo điện tử Bộ Tư pháp
15
Thành công của ASEAN trong 42 năm qua là do sự tụ hội của nhiều
nhân tố, nhưng trước hết đó là sự chia sẻ nhiều lợi ích cơ bản cũng như tầm
nhìn, quyết tâm chính trị mạnh mẽ và những nỗ lực không mệt mỏi của các
nước thành viên. Nguyện vọng chung thiết tha về một khu vực Đông Nam Á
hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển đã tạo động lực và sức mạnh cho cả
10 nước khu vực phát huy những điểm tương đồng, vượt qua những khác biệt
về chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như những rào cản do lịch sử để lại, gắn kết
dưới mái nhà chung ASEAN, cùng nhau tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn
cho mỗi nước cũng như cả khu vực.
Bước sang thế kỷ 21, tình hình khu vực và thế giới đang chứng kiến
những thay đổi to lớn và nhanh chóng, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng kèm
theo không ít thách thức đối với mọi quốc gia. Để kịp thích ứng với tình hình
mới, trên cơ sở những thành quả đã đạt được trong hơn 4 thập kỷ qua, ASEAN
một lần nữa lại tự điều chỉnh và đổi mới. Hướng đi cho tương lai của Hiệp hội
đã được các nước thành viên nhất trí xác định rõ ràng, đó là phải đẩy nhanh
liên kết nội khối, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm
2015 và dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN.
16
CHÚ THÍCH
ASEAN: Association of South East Asia Nations
ARF: Asean Regional Forum
PMC: Asean Post – Ministerial Conference
AMM: Asean Ministerial Meeting
IAI: Initiative for Asean Integration
HPA: Hanoi Plan of Action
AEM: Asean Economic Ministers
AIA: Asean Investment Area
AICO: Asean Industrial Cooperation
ASEM: Asia- Europe Summit Meeting
AFTA: Asean Free Trade Area
APEC: Asia – Pacific Economic Copperation
AFSA: Asean Framework Agreemant on Services
SOM: Senior Officials Meeting
EAS: East Asia Summit
ASC: Asean Security Community
ALSOM: Asean Senior Law Officials Meeting
SEANWFZ: Southeast Asian Nuclear – Weapon – Free Zone Treaty
ALAWMM: Asean Law Ministers Meeting
AIPO: Asean Inter – Parliamentary Organization
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- , Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt
Nam.
- Trang Web Đài Tiếng Nói Việt Nam.
- Bộ Ngoại Giao Việt Nam.
-
-
- Tạp chí “Phát triển khoa học và công nghệ”, tập 10, số 7, 7/2007
- “Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị - an ninh ASEAN 10 năm qua”
Trang 138, cuốn “Việt Nam trong ASEAN nhìn lại và hướng tới”, của Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, do Phạm Đức
Thành, Trần Khánh chủ biên. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
- “Việt Nam – ASEAN Quan hệ song phương và đa phương”, Vũ Dương Minh
chủ biên. Nhà xuất bản Xã hội Chính trị Quốc gia.
- “Vai trò của Việt Nam trong ASEAN”, Trung tâm Dữ kiện – Tư liệu Thông
Tấn Xã Việt Nam. Nhà xuất bản thông tấn.
- “Về vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại Việt Nam” – Vũ Dương
Huân, trang 183, Giáo trình Chính Sách Đối Ngoại Việt Nam, tập 2.
- “Bước phát triển tư duy đối ngoại của Đảng trong quan hệ các nước láng
giềng và khu vực thời kỳ đổi mới” - Nguyễn Thị Mai Hoa, trang 294, Giáo
trình Chính Sách Đối Ngoại Việt Nam, Tâp 2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thai_thao_9604.pdf