Chặng đường 10 năm ( 1995 – 2005 ) hội nhập Việt Nam – ASEAN là một quãng
thời gian đủ dài để chúng ta có thể nhìn lại, thấy được những gì Việt Nam đã làm được và
chưa làm được khi trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này cũng như đánh giá việc
triển khai chiến lược tập hợp lực lượng của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á . Khi đặt
câu hỏi nghiên cứu: tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN và chọn ASEAN cho chiến lược
tập hợp lực lượng của mình?, ta có thể thấy được vai trò của ASEAN cũng như của chiến
lược tập hợp lực lượng ở khu vực Đông Nam Á có vai trò vô cùng quan trọng, sống còn
đối với Việt Nam. Chúng ta công khai tuyên bố: “ Lợi ích của Việt Nam gắn liền với lợi
ích của khu vực ” hoặc “ mối quan tâm đặc biệt của chúng ta là mở rộng quan hệ với các
nước láng giềng trong khu vực, phấn đấu cho một Đông Nam Á mới, hòa bình hữu nghị
và hợp tác ”.,phần nào cho thấy chiến lược tập hợp lực lượng của Việt Nam luôn gắn
liền, không thể tách rời khu vực Đông Nam Á. Sự ra đời của ASEAN trong bối cảnh tình
hình nội bộ của nhiều nuớc thành viên còn nhiều rối rắm, chiến tranh Mỹ xâm luợc Đông
Dương diễn ra ác liệt, Anh buộc phải rút lui khỏi cuộc chiến, “Cách mạng văn hoá” ở
Trung Quốc phát triển lên tới đỉnh điểm, Liên Xô vận động hình thành một hệ thống an
ninh tập thể châu Á;
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Việt Nam gia nhập ASEAN và Chiến lược tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á của Việt Nam từ năm 1995 đến 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Việt Nam gia nhập ASEAN và Chiến lược tập hợp lực lượng
ở Đông Nam Á của Việt Nam từ năm 1995 đến 2005 .
2
Tóm tắt bài
Ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Câu hỏi đặt ra là tại sao
Việt Nam gia nhập ASEAN và chọn ASEAN cho chiến lược tập hợp lực lượng của
mình? Vậy tại sao một quốc gia lại phải tập hợp lực lượng? Như chúng ta đã biết, tập hợp
lực lượng là để thực hiện mục tiêu mà chủ thể tập hợp đó mong muốn. Thứ nhất, một
quốc gia dù lớn hay nhỏ, là cường quốc hay là một nước kém phát triển đều có những ưu
nhược điểm đặc trưng cho quốc gia đó. Chính vì luôn có nhược điểm nên việc quốc gia
mong muốn có đồng minh để tăng cường sự hỗ trợ từ bên ngoài là rất cần thiết. Khả năng
hạn chế của bản thân quốc gia đó cũng đồng thời là lý do dẫn quốc gia đi đến quyết định
phải tập hợp lực lượng. Thứ hai, do quan hệ tương tác với môi trường xung quanh đòi hỏi
quốc gia không thể tồn tại một mình riêng lẻ, hay tách rời khỏi mối quan hệ với các quốc
gia khác. Như vậy, lý thuyết đã cho thấy việc cần thiết một quốc gia phải tập hợp lực
lượng. Tuy nhiên cơ sở tập hợp lực lượng của mỗi quốc gia là khác nhau. Cũng như có
rất nhiều biện pháp mà quốc gia có thể chọn để tập hợp lực lượng. Lý thuyết về tập hợp
lực lượng cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập hợp lực lượng. Đối
với Việt Nam, lịch sử tập hợp lực lượng đã phần nào cho thấy tại sao Việt Nam chọn
ASEAN.
Trước năm 1991, trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, hầu hết các
nước ASEAN đã dính líu trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến tranh. 1975 Việt Nam
giành được độc lập, thống nhất đất nước, quyết định phát triển theo con đường chủ nghĩa
xã hội. Trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam gần như bị cô lập. Đặc biệt là trong khu
vực, Việt Nam bị phong tỏa về mọi mặt, mâu thuẫn với tất cả các bên, trong đó có
ASEAN. Thời kỳ này, Việt Nam luôn coi quan hệ Việt – Xô là hòn đá tảng trong chính
sách đối ngoại của mình. Do mối quan hệ hữu hảo , có truyền thống lâu dài trong lịch sử
cứu nước của Việt Nam với Liên Xô – nước lớn trong khối xã hội chủ nghĩa đã khiến
Việt Nam yên tâm, tạm thời chưa tính đến ý định hợp tác với các nước khác trong khu
vực.
3
Sau năm 1991, sự sụp đổ của Liên Xô, dẫn đến việc chấm dứt Chiến tranh lạnh
cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt liên minh Việt – Xô chính thức thiết lập năm 1978
thông qua Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Việt Nam không còn một đồng minh nào là
nước lớn trên thế giới. Việt Nam phải đi tìm “ đồng minh ”. Lý do Việt Nam phải tập hợp
lực lượng bắt nguồn từ những nhân tố chủ quan và khách quan. Kinh tế phát triển chưa
bền vững, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu. Nếu như trong chiến tranh giải phóng dân tộc
Việt Nam, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia tối cao là giành độc lập và thống nhất Tổ quốc
thì trong thời kỳ này, lợi ích tối cao phải chăng là hòa bình, phát triển đất nước nhằm đạt
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Xu thế của các nước trên thế
giới và khu vực là liên kết với nhau, hay nói cách khác, đó là xu thế toàn cầu hóa. Toàn
cầu hóa không chỉ tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, mà còn thúc đẩy các mối
quan hệ liên quốc gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Hợp tác, liên kết khu vực cũng là
nội dung cơ bản của toàn cầu hóa.
Ngoài ASEAN, Việt Nam còn có các sự lựa chọn khác, đó có thể là Trung Quốc,
cũng có thể là Mỹ. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, một ngàn năm Bắc
thuộc đã cho thấy lựa chọn Trung Quốc là đồng minh là không thể bởi Trung Quốc có thể
nuốt gọn Việt Nam bất cứ lúc nào. Mỹ là một cường quốc, có thể giúp Việt Nam cân
bằng lực lượng với Trung Quốc. Song không thể một sớm một chiều quên đi được những
gì Đế quốc Mỹ để lại trên đất Việt Nam. Vì vậy lựa chọn duy nhất còn lại khả dĩ là
ASEAN. Bởi lợi ích quân sự - an ninh quốc gia và kinh tế nhằm cân bằng lực lượng với
bên ngoài mà cụ thể là Trung Quốc cũng như các lợi ích khác.
Cần khẳng định rằng không phải đến khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm
1995 mới là mốc đánh dấu chiến lược tập hợp lực lượng của Việt Nam bắt đầu mà Việt
Nam đã nhanh chóng có những hành động cụ thể từ trước đó. Đồng thời thông qua hai
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996 và Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng năm 2001, ta có thể thấy được những mục tiêu cũng như hiệu quả
của chiến lược tập hợp lực lượng của Việt Nam tại Đông Nam Á từ 1995 đến 2005.
4
Lời nói đầu
Phương châm “Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc
tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" được Đàng và Nhà nước ta khẳng định
trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các
quan hệ quốc tế của mình. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia cũng đồng
nghĩa với việc Việt Nam không thể thiếu bạn bè mà đặc biệt bạn bè đó lại rất gần Việt
Nam, đó là ASEAN. Nếu như trước đây Việt Nam coi ASEAN là tổ chức quân sự trá
hình, phục vụ cho Mỹ và luôn coi ASEAN là kẻ thù thì tư duy đó đã hoàn toàn thay đổi.
Ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việc Việt Nam gia nhập
ASEAN đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực. Câu
hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN và chọn ASEAN cho chiến lược tập hợp
lực lượng của mình? Câu trả lời thực sự rất đơn giản: Việt Nam cần ASEAN vì chính lợi
ích quốc gia của Việt Nam, đó luôn là an ninh, phát triển và ảnh hưởng. Tuy thứ tự của
ba mục tiêu trên có thay đổi song về cơ bản chúng là một. Tư duy của Việt Nam cũng
không hề nằm ngoài quy luật phát triển tự nhiên. Bởi chúng ta muốn thoát khỏi bao vây,
cô lập, chúng ta phải có bạn. Bạn không phải ai khác xa xôi mà đó là những nước ngay
gần chúng ta, “ tối lửa tắt đèn”. Tư duy này là hoàn toàn hợp lý. Chính vì vậy, một lần
nữa khẳng định Việt Nam cần ASEAN cho lợi ích tối cao của mình- lợi ích quốc gia, mà
một nhân tố quan trọng trong đó khiến Việt Nam cần ASEAN đến thế - đó là an ninh.
Đây đồng thời cũng là cách mà bài tiểu luận này muốn tiếp cận. Qua đó, chúng ta có thể
nhìn nhận được chiến lược tập hợp lực lượng của Việt Nam tại Đông Nam Á sau khi Việt
Nam gia nhập tổ chức ASEAN. Bài tiểu luận này nhằm mục đích chính: thứ nhất: làm rõ
thế nào là tập hợp lực lượng cũng như lý do tại sao Việt Nam phải tập hợp lực lượng, thứ
hai: Việt Nam triển khai tập hợp lực lượng như thế nào? Do thời gian và tài liệu nghiên
cứu có giới hạn nên bài viết còn có nhiều sai sót. Mong thầy, cô giáo cho ý kiến góp ý để
bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
5
Phần 1: Tập hợp lực lượng
1. Khái niệm
Khái niệm tập hợp lực lượng có lẽ không còn xa lạ đối với những người học chính
trị cũng như với những ai quan tâm đến chính sách đối ngoại. Tập hợp lực lượng nếu xét
về câu chữ thì đó chính là hành động nhằm đưa các đối tượng cần thiết về phía mình,
theo mình nhằm bảo vệ lợi ích cho mình. Hay nói cách khác, tập hợp lực lượng chính là
quá trình một chủ lôi kéo các đối tác về phía mình nhằm thực hiện một hay nhiều mục
tiêu nào đó thông qua các biện pháp, chính sách cụ thể.
Tại sao một quốc gia lại phải tập hợp lực lượng? Như chúng ta đã biết, tập hợp lực
lượng là để thực hiện mục tiêu mà chủ thể tập hợp đó mong muốn. Có rất nhiều lý do
khiến một quốc gia cần thiết phải tập hợp lực lượng. Thứ nhất, một quốc gia dù lớn hay
nhỏ, là cường quốc hay là một nước kém phát triển đều có những ưu nhược điểm đặc
trưng cho quốc gia đó. Chính vì luôn có nhược điểm nên việc quốc gia mong muốn có
đồng minh để tăng cường sự hỗ trợ từ bên ngoài là rất cần thiết. Khả năng hạn chế của
bản thân quốc gia đó cũng đồng thời là lý do dẫn quốc gia đi đến quyết định phải tập hợp
lực lượng. Thứ hai, do quan hệ tương tác với môi trường xung quanh đòi hỏi quốc gia
không thể tồn tại một mình riêng lẻ, hay tách rời khỏi mối quan hệ với các quốc gia khác.
Như vậy, lý thuyết đã cho thấy việc cần thiết một quốc gia phải tập hợp lực lượng.
Tuy nhiên cơ sở tập hợp lực lượng của mỗi quốc gia là khác nhau. Thường thì nguyên
nhân lớn đưa các quốc gia xích lại gần nhau chính là yếu tố an ninh. Khi có thêm đồng
minh cũng đồng nghĩa với việc quốc gia có thêm sức mạnh và an toàn trong quan hệ với
các nước khác. Không vì thế mà quốc gia xao nhãng yếu tố quan trọng trong sự phát triển
của mình- kinh tế. Kinh tế chính là nam châm thu các quốc gia cùng chung định hướng
phát triển lại với nhau. Còn yếu tố quan trọng không kém đưa đến quyết định tập hợp lực
lượng của các quốc gia đó là yếu tố văn hóa tư tưởng. Yếu tố này không thể không nhắc
6
đến bởi nếu không cùng có những quan niệm văn hóa, tư tưởng tương đồng nhau thì khó
có thể khiến các quốc gia hợp tác, liên minh với nhau một cách tốt đẹp.
Có rất nhiều biện pháp mà quốc gia có thể chọn để tập hợp lực lượng. Đó có thể là
hòa bình, trung gian hay bạo lực. Hòa bình được xem là biện pháp hữu hiệu và khá phổ
biến bởi tính chất đa dạng của nó, thông qua các cuộc đàm phán, trao đổi, tiếp xúc giúp
quốc gia nhìn nhận và đưa ra lựa chọn đối tác cho mình. Trung gian có thể là thông qua
việc gia nhập một tổ chức được thiết lập trước đó hay thông qua sự giới thiệu, bảo đảm
của bên thứ ba. Bạo lực để tập hợp lực lượng ít được áp dụng vì khó đưa đến kết quả
thành công cũng như nếu có sẽ không lâu dài.
Lý thuyết về tập hợp lực lượng cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tập hợp lực lượng. Đối với Việt Nam, lịch sử tập hợp lực lượng đã phần nào cho
thấy tại sao Việt Nam chọn ASEAN.
2. Lịch sử tập hợp lực lượng của Việt Nam
2.1. Trước năm 1991:
Trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, hầu hết các nước ASEAN đã
dính líu trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến tranh. Thái Lan có hai Sư đoàn bộ binh
cùng chiến đấu với quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Phi – líp – pin có đội “ công
dân vụ ” 2000 người làm công việc “xã hội” và xây dựng lại cơ sở hạ tầng ở miền Nam;
đó là chưa kể máy bay và tàu chiến Mỹ hàng ngày xuất phát từ những căn cứ quân sự ở
Phi – líp – pin sang bắn phá nước ta. Xinh – ga – po là nơi quân đội viễn chinh Mỹ tới
nghỉ ngơi giải trí và cũng là căn cứ hậu cần tiếp tế lương thực thực phẩm và sửa chữa
những chiến cụ của Mỹ bị hư hỏng ở Việt Nam. Ma – lai – xi – a giúp huấn luyện lực
lượng cảnh sát cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Và do hầu hết các nước ASEAN đứng
về phía Mỹ - Ngụy chống ta nên ta cũng dễ dàng chấp nhận quan điểm cho rằng tổ chức
ASEAN là sản phẩm của Mỹ và là khối quân sự xâm lược trá hình, các nước ASEAN chỉ
là thuộc địa kiểu mới và tay sai của Mỹ.1
7
1975 Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước, quyết định phát triển
theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam gần như bị cô lập. Đặc biệt là trong khu
vực, Việt Nam bị phong tỏa về mọi mặt, mâu thuẫn với tất cả các bên. Lấy cớ Việt Nam
đưa quân vào Campuchia trước việc phe nhóm Polpot có hành động xâm lược ở biên giới
Tây Nam và tiến hành chính sách diệt chủng đối với nhân dân Campuchia, nhiều nước
thực thi chính sách bao vây, cô lập Việt Nam. Các nước ASEAN cũng tham gia vào
chính sách này và từ đó toàn bộ hoạt động của ASEAN chịu ảnh hưởng của “ vấn đề
Campuchia ”, quan hệ của Việt Nam và khối ASEAN trở nên lạnh nhạt, trì trệ, nếu không
muốn nói là thù địch.2 Hơn thế nữa, Việt Nam còn mâu thuẫn với một đồng minh lớn
trong phe chủ nghĩa xã hội là Trung Quốc, mà cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là
một điển hình.
Như vậy, quan hệ của Việt Nam và ASEAN trong thời gian này là đối đầu và thù
địch. Liên Xô luôn dành sự giúp đỡ to lớn, chí tình giành cho Việt Nam, coi giúp Việt
Nam là “ Mệnh lệnh của trái tim và trí tuệ ”. Quan hệ Việt – Xô trở thành quan hệ đồng
minh chiến lược, hợp tác toàn diện. Hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt –
Xô tháng 11/1978. Việt Nam coi quan hệ Việt – Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối
ngoại của mình.3 Do mối quan hệ hữu hảo , có truyền thống lâu dài trong lịch sử cứu
nước của Việt Nam với Liên Xô – nước lớn trong khối xã hội chủ nghĩa đã khiến Việt
Nam yên tâm, tạm thời chưa tính đến ý định hợp tác với các nước khác trong khu vực.
2.2. Sau năm 1991:
Sự sụp đổ của Liên Xô, dẫn đến việc chấm dứt Chiến tranh lạnh cũng đồng nghĩa
với việc chấm dứt liên minh Việt – Xô chính thức thiết lập năm 1978 thông qua Hiệp ước
Hữu nghị và Hợp tác. Việt Nam không còn một đồng minh nào là nước lớn trên thế giới.
8
Trước những chuyển biến sâu sắc vào đầu những năm 1990 trong tình hình thế
giới cũng như ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ở Đông Nam Á nói
riêng, trong đó có việc đàm phán và ký kết Hiệp định về giải pháp chính trị toàn bộ cho
vấn đề Campuchia, nội dung hoạt động của ASEAN cũng như mối quan hệ giữa các nước
thành viên ASEAN với Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc.2
Với Trung Quốc, Việt Nam cũng bình thường hóa quan hệ từ năm 1991, song chỉ
là “ đồng chí chứ không đồng minh”. Chính vì thế, nhu cầu cần “ bạn” để tăng cường an
ninh trở thành nhu cầu tối quan trọng với Việt Nam. Có thể Việt Nam có nhiều sự lựa
chọn song không nhiều thời gian bởi quan hệ quốc tế biến chuyển không ngừng và không
hề chờ quyết định của Việt Nam.
Nói cách khác, Việt Nam phải đi tìm “ đồng minh ” bởi cũng như trong định nghĩa
về tập hợp lực lượng, Việt Nam có hai lý do chính để thực hiện chiến lược này. Thứ nhất,
Việt Nam có những hạn chế mà bản thân không thể tự hoàn thiện được. Vì thế mà gia
nhập ASEAN chính là phương cách duy nhất để Việt Nam có thể tập hợp lực lượng,
tránh những nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra từ bên ngoài. Thứ hai, ASEAN là môi trường
quan trọng thiết yếu cho an ninh cũng như sự phát triển của Việt Nam.
3. Tại sao Việt Nam phải tập hợp lực lượng ở ASEAN
3.1. Các yếu tố bên trong
Kinh tế phát triển chưa bền vững, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu. Đó là những
nhận định cơ bản về tình hình kinh tế nước ta trong Nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1991 đến nay. Lợi ích quốc gia tùy thuộc vào từng
thời kỳ, từng sự xác định cụ thể. Nếu như trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam,
lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia tối cao là giành độc lập và thống nhất Tổ quốc thì trong
thời kỳ này, lợi ích tối cao phải chăng là hòa bình, phát triển đất nước nhằm đạt mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.4 Như vậy, lợi ích tối cao của đất nước
ta là gì nếu không phải là phát triển? Chúng ta muốn phát triển, ngoài nội lực trong nước,
nguồn vốn đầu tư bên ngoài cũng vô cùng quan trọng. Vốn ở đây có thể hiểu theo nghĩa
9
rộng, đó là ngoại tệ, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý… Như chúng ta đã biết, trong
hoạt động của ASEAN, hợp tác kinh tế nổi dần lên như một hướng quan trọng. 5. Nếu
chúng ta biết tận dụng thuận lợi là một phần của khu vực Đông Nam Á cũng như cả ta và
ASEAN cùng muốn có hòa bình để mở rộng, ổn định và hợp tác thì chúng ta có thể đạt
được rất nhiều mục tiêu, trong đó có thể nói đến mục tiêu an ninh. Bởi tăng cường hợp
tác kinh tế cũng đồng nghĩa với việc có thêm “bạn”.
3.2. Các yếu tố bên ngoài
Xu thế của các nước trên thế giới và khu vực là liên kết với nhau, hay nói cách
khác, đó là xu thế toàn cầu hóa. Ngày nay, trong điều kiện sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia ngày càng gia tăng, lợi ích đan xen, đối tượng hoạt động ngày càng đông đảo và
đa dạng với những yêu cầu, lợi ích và trình độ phát triển khác nhau thì chúng ta không
thể nằm ngoài guồng quay đó. Toàn cầu hóa không chỉ tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về
kinh tế, mà còn thúc đẩy các mối quan hệ liên quốc gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
Hợp tác, liên kết khu vực cũng là nội dung cơ bản của toàn cầu hóa. Xu thế này ngày
càng phát triển mạnh mẽ, đưa đến sự xuất hiện của hang loạt tổ chức hợp tác kinh tế,
thương mại, trong đó có thể kể đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN. Chỉ
có gia nhập ASEAN, chúng ta mới có thể mở rộng cửa, tiếp đón các bạn bè, đối tác khác
cũng như cho thế giới thấy Việt Nam luôn phát triển, không nằm ngoài xu thế chung – xu
thế toàn cầu hóa.
3.3. Các lựa chọn khác ngoài ASEAN
3.3.1. Trung Quốc
Nguyên nhân Việt Nam gia phập ASEAN năm 1995 dựa phần lớn vào yếu tố cần
thiết Việt Nam phái có thêm “ bạn ” trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy Việt Nam tỏ ra hợp
tác trong mối tương tác với các nước. Bởi trong hoàn cảnh của Việt Nam lúc đó, hợp tác
là lối thoát duy nhất để phát triển, tồn tại.
10
Việt Nam dù không muốn cũng buộc phải lựa chọn đối tác, liên minh để hoặc có
thể cân bằng lực lượng với Trung Quốc, hoặc chọn Trung Quốc và bị kiềm chế dưới tay
Trung Quốc.
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, một ngàn năm Bắc thuộc đã cho
thấy lựa chọn Trung Quốc là đồng minh là không thể bởi Trung Quốc có thể nuốt gọn
Việt Nam bất cứ lúc nào. Hơn thể nữa nếu hợp tác với Trung Quốc cũng đồng nghĩa với
việc Việt Nam trở thành con tốt trong tay của nước khác. Điều này là không thể và Việt
Nam sẽ làm tất cả để điều đó không thành sự thật.
3.3.2. Mỹ
Mỹ là một cường quốc, có thể giúp Việt Nam cân bằng lực lượng với Trung Quốc.
Song không thể một sớm một chiều quên đi được những gì Đế quốc Mỹ để lại trên đất
Việt Nam. Cuộc chiến tranh cảu Mỹ đã cướp đi sinh mạng của hơn ba triệu con người
Việt Nam, làm cho hàng trăm nghìn gia đình Việt Nam phải ly tán và để lại nhiều hậu
quả nặng nề, dai dẳng đối với kinh tế và xã hội Việt Nam. Mỹ đã ném xuống Việt nam
một số lượng bom đạn lớn hơn toàn bộ số lượng bom đạn mà Mỹ đã sử dụng trong cuộc
chiến tranh thế giới thứ hai và đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đến ngày nay 6.
Những hậu quả nặng nề đó đã ngăn không cho Việt Nam chọn Mỹ.
Palmerson – Bộ trưởng Ngoại giao Anh giữa thế kỷ XIX đã nói: “ Chúng ta không
có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Chúng ta chỉ có lợi ích vĩnh
viễn mà chúng ta cần phải theo đuổi ” . Mặc dù trước đó, có thể nói ASEAN đã gián tiếp
tham gia vào cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam song xét cho cùng đó cũng chỉ vì mục đích
kinh tế. Hơn thể nữa, chúng ta không thể phủ nhận rằng gia nhập ASEAN có lợi cho Việt
Nam cũng như xu thế chung hòa bình và hợp tác. Mặt khác, mong muốn của ASEAN về
hào bình, ổn định , mở rộng hợp tác bắt gặp chủ trương của chúng ta trong chính sách đối
ngoại cũng như ưu tiên hàng đầu giành cho hợp tác trong khu vực. Vì vậy lựa chọn duy
nhất còn lại khả dĩ là ASEAN.
11
3.4. Lợi ích của việc lựa chọn ASEAN
Như vậy, dựa trên lý thuyết về tập hợp lực lượng, Việt Nam hợp tác với ASEAN
vì những lý do sau đây:
3.4.1. Vì lợi ích quân sự - an ninh quốc gia và kinh tế nhằm cân bằng lực lượng với bên
ngoài mà cụ thể là Trung Quốc.
Chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc, và những bài học rút ra từ hàng
ngàn năm là láng giềng với một nước lớn như Trung Quốc, Việt Nam không thể không
coi Trung Quốc là một mối đe dọa.
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ đồng nghĩa với việc Việt Nam mất đi đồng minh là
nước lớn duy nhất. Mặc dù đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc từ năm 1991,
song không thể không tính đến khả năng Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến nhằm
thôn tính Việt Nam như đã từng làm trong lịch sử mở rộng bờ cõi của mình.
3.4.2. Các lợi ích khác:
Tổ chức ASEAN tuy là tập hợp của các nước nhỏ nhưng là lựa chọn hợp lý và tốt
ưu của Việt Nam. Bởi chọn đối tác là ASEAN, Việt Nam thỏa mãn được các mục tiêu
sau: thứ nhất,Việt Nam trở nên cởi mở hơn trong mắt cộng đồng thế giới, mở rộng cơ hội
phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường với sự giúp đỡ của các nước trong tổ
chức ASEAN. Thứ hai, giảm thiểu nguy cơ chiến tranh hay xung đột quân sự với các
nước trong khu vực, tạo thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế. Thứ ba, ASEAN tuy
không phải là tổ chức rộng, lớn mạnh trong khu vực song vẫn có thể tạo ra kiềm chế nhất
định với Trung Quốc, giúp Việt Nam tránh khỏi sự nhòm ngó của Trung Quốc.
12
Phần 2: Triển khai chiến lược tập hợp lực lượng từ
năm 1995 đến 2005
1. Trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN
Cần khẳng định rằng không phải đến khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào
năm 1995 mới là mốc đánh dấu chiến lược tập hợp lực lượng của Việt Nam bắt đầu mà
Việt Nam đã nhanh chóng có những hành động cụ thể từ trước đó. Tuy đó chưa rõ ràng
Việt Nam muốn hợp tác với ASEAN song điều này cũng cho thấy phần nào nỗ lực của
Việt Nam. Cụ thể như sau : Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị năm 1988 đã nhấn mạnh chủ
trương “ thêm bạn, bớt thù ”, “ giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế ”; đa dạng hóa quan
hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cũng có lợi. Đồng thời Nghị quyết
cũng chỉ ra những vấn đề cấp bách trước mắt trong nhiệm vụ đối ngoại là cần chủ động
chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới, dưới hình thức cùng tồn tại hòa bình với Trung
Quốc, ASEAN, Mỹ, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác.
Đặc biệt đến Đại hội VII ( 6/1991 ), Đảng ta khẳng định Việt Nam cần : “ phát triển quan
hệ hữu nghị với các nước ở Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác.” . Điều này cho
thấy Đảng đã có nhận thức mới về vấn đề hòa bình, an ninh ở khu vực, thấy rõ mối liên
hệ ràng buộc giữa an ninh quốc gia với an ninh khu vực và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
chúng. Đến năm 1993, Chính Phủ Việt Nam công bố “ Chính sách bốn điểm mới của
Việt Nam đối với khu vực ”, trong đó thể hiện quan điểm nhất quán “ tăng cường quan hệ
hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á ( ASEAN ) với tư cách là một tổ chức khu vực” đồng thời bày tỏ mong muốn “
sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp”.7
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Đây được coi là
bước đánh dấu thành công trong công tác triển khai chính sách đối ngoại, chiến lược tập
hợp lực lượng của Việt Nam trong khu vực.
13
2. Thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996:
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII nhận định:
“ Sau Đại hội VII, sự tan rã của Liên Xô đã tác động sâu sắc đến nước ta.
Đông đảo cán bộ và nhân dân lo lắng, một số người dao động, hoài nghi về tiền đồ của
chủ nghĩa xã hội. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các thị trường truyền thống bị đảo lộn.
Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận. Một số thế lực thù địch đẩy mạnh những hoạt
động gây mất ổn định chính trị và bạo loạn lật đổ. Nước ta một lần nữa lại đứng trước
những thử thách hiểm nghèo.”
Đứng trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương : “ Phát triển mạnh mẽ quan
hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc
tế ”. Đặc biệt, Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Việt Nam trở thành thành viên
đầy đủ của ASEAN, và đề cao nhiệm vụ đối ngoại trước mắt, cần “ ra sức tǎng cường
quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN”. Như đã nói ở trên,
đây chính là những thắng lợi bước đầu trong công tác triển khai chiến lược tập hợp lực
lượng ở Đông Nam Á của Việt Nam.
Để thực hiện được chủ trương mà Đảng đã đề ra, cũng như chính sách tập
hợp lực lượng mà Việt Nam theo đuổi, Việt Nam đã tham gia ngay từ đầu vào ARF
(1994). Việt Nam là một trong 18 thành viên tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN
(ASEAN Regional Forum - ARF) ngay từ đầu. Với tư cách là Chủ tịch ARF nhiệm kỳ
2000-2001, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước khác trong ASEAN duy trì
những nguyên tắc cơ bản, bước đi vững chắc của ASEAN (tiếp tục tập trung thực hiện
các biện pháp xây dựng và củng cố lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau) trên con
đường tiến tới “ngoại giao phòng ngừa".5
14
3. Thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng năm 2001:
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX đã đưa ra những dự đoán về tình hình thế giới và khu vực cũng như
xu thế phát triển chung trên toàn thế giới:
“ Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới.
Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ
trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức
tạp ngày càng tăng. Hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức
xúc của các quốc gia, dân tộc.”
Nhận thức sâu sắc và nắm rõ những đòi hỏi cấp thiết của các quốc gia
dân tộc, Việt Nam càng tin tưởng hơn nữa vào chiến lược tập hợp lực lượng của mình
ở khu vực Đông Nam Á: “ Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập
kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Nước ta đã tăng cường
quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng,
các nước bạn bè truyền thống; tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng
có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ”
Chính vì vậy, Đảng ta chủ trương: “ Coi trọng và phát triển quan hệ hữu
nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả
và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam Á thành một khu
vực hoà bình, không có vũ khí hạt nhân, ổn định, hợp tác cùng phát triển.” Rõ ràng là tập
hợp lực lượng ở khu vực Đông Nam Á giờ đây là một phần quan trọng, không thể tách
rời trong chính sách đối ngoại và an ninh của Việt Nam.
15
Trong công tác thực hiện chiến lược tập hợp lực lượng này, Việt Nam đã
đưa ra sáng kiến, cùng với các nước ASEAN kiên trì thương lượng với Trung Quốc để có
một “Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử biển Đông” vào năm 2002. Việt Nam đã tích cực và
chủ động trong việc đóng góp nội dung cho “ Tuyên bố Bali II ” và “ Dự thảo Cộng đồng
ASEAN” nhằm hình thành Tuyên bố và Kế hoạch hành động của Cộng đồng An ninh
ASEAN. Việt Nam cho rằng, cách tiếp cận An ninh toàn diện với việc khẳng định sự ổn
định của chính trị-xã hội, tăng trưởng kinh tế với thu hẹp khoảng cách phát triển, xóa đói
giảm nghèo làm nền tảng và cơ sở đảm bảo sự bền vững của Cộng đồng An ninh ASEAN
(ASC). Ý kiến, đề xuất này được các nước ASEAN nhất trí, và được nhấn mạnh trong
Hành động của Cộng đồng An ninh ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam đã vận động nhiều
nước khác đề cao chủ quyền quốc gia, đưa vào văn kiện ASC những cụm từ hoặc tuyên
bố mạnh mẽ như : “các nước ASEAN không để lãnh thổ của mình được phép sử dụng
vào mục đích chống phá các nước khác; cũng không cho phép can thiệp quân sự từ bên
ngoài vào dưới bất kỳ hình thức và biểu hiện nào ”. Đây là một trong những tuyên bố
mạnh mẽ nhất của ASEAN từ trước tới nay về chính trị và an ninh. Việt Nam cũng đã
góp phần to lớn vào việc mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế của ASEAN,
giúp ASEAN mở rộng thêm nhiều đối tác như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, tổ chức nhiều
Diễn đàn hợp tác lớn như ASEM, giúp các nước lớn còn lại của thế giới tham gia dễ dàng
hơn vào ASEAN, ASEM. Ngoài ra, Việt Nam còn tích cực trong hoạt động chính trị, an
ninh như tham gia các hoạt động của Nghị viện ASEAN, hợp tác trong các vấn đề an
ninh phi truyền thống.5
16
Kết luận
Chặng đường 10 năm ( 1995 – 2005 ) hội nhập Việt Nam – ASEAN là một quãng
thời gian đủ dài để chúng ta có thể nhìn lại, thấy được những gì Việt Nam đã làm được và
chưa làm được khi trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này cũng như đánh giá việc
triển khai chiến lược tập hợp lực lượng của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á . Khi đặt
câu hỏi nghiên cứu: tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN và chọn ASEAN cho chiến lược
tập hợp lực lượng của mình?, ta có thể thấy được vai trò của ASEAN cũng như của chiến
lược tập hợp lực lượng ở khu vực Đông Nam Á có vai trò vô cùng quan trọng, sống còn
đối với Việt Nam. Chúng ta công khai tuyên bố: “ Lợi ích của Việt Nam gắn liền với lợi
ích của khu vực ” hoặc “ mối quan tâm đặc biệt của chúng ta là mở rộng quan hệ với các
nước láng giềng trong khu vực, phấn đấu cho một Đông Nam Á mới, hòa bình hữu nghị
và hợp tác ”.7 ,phần nào cho thấy chiến lược tập hợp lực lượng của Việt Nam luôn gắn
liền, không thể tách rời khu vực Đông Nam Á. Sự ra đời của ASEAN trong bối cảnh tình
hình nội bộ của nhiều nuớc thành viên còn nhiều rối rắm, chiến tranh Mỹ xâm luợc Đông
Dương diễn ra ác liệt, Anh buộc phải rút lui khỏi cuộc chiến, “Cách mạng văn hoá” ở
Trung Quốc phát triển lên tới đỉnh điểm, Liên Xô vận động hình thành một hệ thống an
ninh tập thể châu Á; cho ta thấy về phương diện nào đó, đó là sự tập hợp lực lượng để
ứng phó với những khó khăn bên trong và diễn biến bên ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng
chiến lược tập hợp lực lượng của Việt Nam cũng không hề nằm ngoài chiến lược tập hợp
lực lượng của ASEAN. Đó cũng chính là có sở quan trọng cho việc triển khai chiến lược
này cảu Việt Nam khi gia nhập ASEAN.
17
Tài liệu tham khảo
1. Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ năm
1975 đến năm 1979, Trịnh Xuân Lãng.
2. Việt Nam và ASEAN, Vũ Khoan, Tạp chí Cộng sản, tháng 11/1994.
3. Quan hệ Việt – Nga 50 năm một chặng đường lớn, Bùi Khắc Bút.
4. Lợi ích quốc gia là trên hết, Hoàng Tú
5. Việt Nam-ASEAN: 10 năm đồng hành hội nhập, Thông tấn xã Việt Nam.
6. Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ: Kinh nghiệm và bài học, Lê Linh Lan.
7. Bước phát triển tư duy đối ngoại của Đảng trong quan hệ các nước láng giềng và khu
vực thời kỳ đổi mới” , Nguyễn Thị Mai Hoa, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 5/2005
8. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII năm 1996.
9. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX năm 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_lon_nguyenthihonghanh_6722.pdf