Tiểu luận Việt Nam và cân bằng Xô-Trung

Một số ý kiến cho rằng, mặc dù chúng ta đã rất thành công trong việc đối phó với mâu thuẫn Xô-Trung nhưng vẫn không tránh khỏi một số sai lầm mà đáng lẽ chúng ta có thể làm tốt hơn. Trước những năm 1965, quan hệ Việt Nam-Liên Xô có nhiều xung khắc. Có ý kiến cho rằng ta hơi thái quá trong việc đứng về phía Trung Quốc phê phán chủ nghĩa “xét lại”. Tại Hội nghị Trung ương IX (tháng 12/1963): “Đảng Lao động Việt Nam cần ra sức đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-LêNin, chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh là nguy cơ chủ yếu của phong trào cộng sản quốc tế ” . Trong khi nội lực ta còn yếu, tránh xung đột căng thẳng với Liên Xô, Đông Âu là điều cần thiết để nhận được sự giúp đỡ từ các nước này. Phải chăng, cần có một chính sách dung hoà, linh hoạt hơn? Trường hợp khác là vụ “mùa xuân Praha” năm 1968 khi Liên Xô và các nước đồng minh đưa quân vào thủ đô Tiệp Khắc nhằm cứu chế độ xã hội chủ nghĩa ở đây. Đó là một việc làm hoàn toàn sai vì đã vi phạm nghiêm trọng các quy tắc quốc tế nhưng để tranh thủ Liên Xô (có lẽ để phục vụ cho tổng tiến công Mậu Thân) mà chúng ta đã bày tỏ sự ủng hộ Liên Xô qua một tuyên bố cấp cao, điều đó đã phá vỡ sự cân bằng trong quan hệ với hai nước. Trung Quốc đánh giá Việt Nam ở cùng một phe với Liên Xô nên đã cắt giảm viện trợ đối với Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc chiến, xa hơn sau này là việc Trung Quốc coi Việt Nam là kẻ thù và gây ra cuộc chiến tranh biên giới 1979. Nhận định trên đây chỉ mang tính tham khảo bởi vấn đề vẫn ,đang và cần thiết tiếp tục được nghiên cứu để có cái nhìn toàn di ện nhất.

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Việt Nam và cân bằng Xô-Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Việt Nam và cân bằng Xô-Trung TÓM TẮT Mâu thuẫn Xô - Trung đối với đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại của VNDCCH trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những vấn đề nổi bật trong những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của các học giả. Vấn đề này bao hàm nhiều nội dung rộng lớn, bài tiểu luận không có tham vọng trình bày mọi khía cạnh của nó mà tập trung phân tích đánh giá mâu thuẫn Xô – Trung về đường lối đánh – đàm của cách mạng Việt Nam cùng với những tác động của nó. Với định hướng đó, đầu tiên chúng tôi sẽ đi vào trình bày khái quát mâu thuẫn Xô – Trung đi từ nguyên nhân, các khía cạnh bộc lộ của nó. Trên cơ sở nêu lên các nhân tố khách quan và chủ quan chúng tôi khẳng định các động thái trong mâu thuẫn Xô – Trung có tác động không nhỏ đến đường lối kháng chiến và chính sách dối ngoại của VNDCCH. Vậy, sự tác động đó như thế nào, chúng tôi phân tích, đánh giá từ hai mặt: thuận lợi và khó khăn. Mở rộng vấn đề, bài tiểu luận đưa ra ý kiến mang tính tham khao khi đề cập đến nhận định trong một số trường hợp, đường lối chính sách của Việt Nam có nên điều chỉnh? Cuối cùng, chúng tôi tổng kết lại những vấn đề đã trình bày, đồng thời nêu lên những bài học của công tác đối ngoại thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. LỜI NÓI ĐẦU Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam đã qua đi gần nửa thế kỷ nay với thắng lợi thuộc về nhân dân Việt Nam. Thắng lợi ấy có được trong nhiều nhân tố phải kể đến đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cách mạng Việt Nam trên hành trình tìm ra đường lối cách mạng đúng đắn ấy đã tốn không ít thời gian, công sức và cả máu xương để rồi rút ra kết luận: đánh Mỹ và đánh bằng chiến lược vừa đánh vừa đàm, tức là kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. Xét từ góc độ quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt Nam chống Mỹ là một cuộc đụng độ lịch sử, là “chảo lửa” tập trung các mâu thuẫn của thế giới. Đó không chỉ là mâu thuẫn giữa hai phe CNXH và TBCN có tính chủ đạo trong chiến tranh lạnh; mà ngay trong bản thân khối XHCN, mâu thuẫn giữa hai “ông lớn” Liên Xô- Trung Quốc cũng hết sức gay gắt. Vấn đề được đặt ra là tại sao có mâu thuẫn ấy, bản chất và sự tác động của nó ra sao đến đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước? NỘI DUNG CHÍNH I. Mâu thuẫn Xô - Trung 1. Nguyên nhân: Trên thực tế khu vực Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng không phải là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Liên Xô nhưng lại là khu vực ngoại vi có truyền thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc. Bởi vậy, trong giai đoạn đầu khi chiến tranh xảy ra ở khu vực này Liên Xô dường như không mấy mặn mà với cách mạng Việt Nam, trong khi Trung Quốc lại rất quan tâm đến vấn đề này. Song mâu thuẫn về chiến lược đánh - đàm của cách mạng Việt Nam giữa Liên Xô và Trung Quốc vẫn xảy ra vì: Thứ nhất, cả hai đều là những nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa. Do đó, Liên Xô và Trung Quốc luôn mang tư tưởng anh cả, có vai trò giúp đỡ định hướng cho các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tuy nhiên, sự tồn tại đồng thời của hai “ông lớn” trong cùng một phạm vi ảnh hưởng không khỏi dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau, trong đó mâu thuẫn về đường lối kháng chiến của cách mạng Việt Nam chỉ là một biểu hiện nhỏ trong sự cạnh tranh gay gắt ấy. Thứ hai, sau khi Stalin mất (năm 1953) giới cầm quyền của Liên Xô có những thay đổi lớn về tư tưởng, phê phán chủ nghĩa cá nhân của Stalin đồng thời nêu cao khẩu hiệu “chung sống hòa bình” với các nước tư bản. Trong khi đó, giới cầm quyền Trung Quốc vốn đã không yên phận khi núp dưới bóng người khổng lồ Liên Xô đã bác bỏ khẩu hiệu “chung sống hòa bình”, cho rằng Liên Xô đã phản bội cách mạng. Do đó, khi Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Trung Quốc đã nêu cao khẩu hiệu ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ cũng như không phản đối Việt Nam dùng vũ lực đánh Mỹ, tuy nhiên Trung Quốc cũng nhấn mạnh biện pháp vũ lực chỉ nên dùng ở phạm vi nhỏ, trong thời gian dài. 2. Các phương diện bộc lộ mâu thuẫn: Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, nhìn chung cả Liên Xô và Trung quốc đều muốn Việt Nam duy trì đường lối cách mạng hòa bình: xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chính trị, ngoại giao ở miền Nam. Cho đến năm 1960, cùng lúc với sự mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc về các vấn đề của phong trào cách mạng thế giới đã công khai bộc lộ, Đại hội Đảng lần thứ III đã xác định chuyển hướng cách mạng miền nam Việt Nam sang đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao. Đường lối kháng chiến này lập tức không được Liên Xô và Trung Quốc hoan nghênh, song sự phản đối của hai nước không giống nhau mà tồn tại trái chiều nhau. Với Liên Xô, họ lo sợ đấu tranh vũ trang ở miền nam Việt Nam sẽ làm căng thẳng mối quan hệ Đông – Tây, ảnh hưởng xấu đến chiến lược “chung sống hòa bình” của họ. Liên Xô không ủng hộ chiến lược dùng quân sự để thực hiện mục đích thống nhất của hai miền Nam – Bắc Việt Nam, họ mong muốn có sự nhất trí giữa hai nhà nước Việt Nam, thực hiện sự nghiệp thống nhất thông qua đàm phán và trưng cầu dân ý. Do đó, trong suốt tiến trình của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Liên Xô đã nhiều lần gợi ý làm trung gian thúc đẩy quá trình tiếp xúc, đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ. Ngược lại, phía Trung Quốc luôn tìm mọi cách để ngăn chặn cục diện đánh - đàm, họ muốn Việt Nam tiến hành chiến tranh vũ trang chống Mỹ. Song cuộc chiến mà Trung Quốc vạch ra cho cách mạng miền nam Việt Nam không phải là một cuộc chiến tổng lực trên quy mô lớn mà những nhà lãnh đạo của nước này hy vọng đây sẽ là một cuộc “chiến tranh nhân dân” lâu dài. Bởi vậy, Trung Quốc luôn vận động các nhà hoạch định chính sách cách mạng Việt Nam không nên nóng vội như lời phát biểu của Mao Trạch Đông: Việt Nam “thà nhìn thời gian lâu một chút, thấy khó khăn nhiều một chút” chứ không nên tiến hành chiến tranh vũ trang ồ ạt. Bên cạnh mâu thuẫn trái chiều như trên, trong quan điểm Xô – Trung cũng xuất hiện trên những mâu thuẫn thuận chiều. Khi tham gia vào chiến sự Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Quốc trong các động thái đều cố tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ, điều này tạo ra “tính giới hạn” trong thái độ ủng hộ Việt Nam kháng Mỹ. Mặt khác, cả Liên Xô và Trung Quốc đều không muốn Việt Nam tuột khỏi tầm kiểm soát của mình. Hai bên đều muốn tách Việt Nam ra khỏi đối phương, kéo Việt Nam về phía mình, thể hiện vai trò anh cả trong việc chỉ đạo đường lối cách mạng Việt Nam - cả hai đều muốn lợi dụng chiến tranh Việt Nam cho mục đích của mình. II. Mâu thuẫn Xô - Trung tác động đến đường lối kháng chiến của cách mạng Việt Nam 1. Nguyên nhân mâu thuẫn Xô - Trung tác động: Mối quan hệ nước lớn – nước nhỏ: Từ góc độ quan hệ quốc tế, do tương quan so sánh lực lượng, nên có sự phụ thuộc giữa các quốc gia khi tham gia vào một sự kiện quốc tế, bao gồm cả sự phụ thuộc về đường lối, sách lược của mỗi chủ thể. Việt Nam là một nước nhỏ nghèo nàn, lạc hậu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Để tồn tại và phát triển trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể tránh khỏi cái bóng của “những người khổng lồ” như Liên Xô và Trung Quốc. Ngược lại, Liên Xô và Trung Quốc - hai nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa - cũng không bỏ qua cơ hội để thể hiện vai trò, tầm quan trọng của mình với các nước nhỏ trong cùng hệ thống. Do đó, khi chiến tranh Việt Nam nổ ra, cả Xô – Trung đều không muốn mình là người ngoài cuộc. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều tìm mọi cách can thiệp, chi phối cuộc chiến Việt Nam theo hướng có lợi cho mình. Chính tư tưởng nước lớn của Liên Xô và Trung Quốc đã mang theo mâu thuẫn giữa chúng tác động vào cuộc chiến tranh Việt Nam mà cụ thể ở đây là tác động vào đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Sự chủ động từ phía Việt Nam: Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ khi vừa mới ra khỏi cuộc kháng chiến chống Pháp đầy hi sinh, mất mát. Sức lực còn yếu, tình hình đất nước chưa ổn định cùng với kinh nghiệm trên chiến trường đối ngoại chưa nhiều buộc Việt Nam phải tìm một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần cho cuộc chiến trường kỳ của dân tộc. Nhận thấy không thể đứng ngoài mâu thuẫn Xô-Trung, Việt Nam không chỉ chủ động tiếp nhận mà còn coi đó như nhân tố có thể lợi dụng bằng sách lược đúng đắn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc kháng chiến. Qua đó, có thể thấy sự tác động của mâu thuẫn Xô – Trung đến đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ là kết quả của một quá trình tổng hợp bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, là kết quả mang tính tất yếu của quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong mối tương quan với tình hình thế giới. 2. Tác động của mâu thuẫn Xô – Trung: Về mặt thuận lợi: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài hơn 20 năm, Liên Xô và Trung Quốc là hai nước cung cấp viện trợ chủ yếu cho Việt Nam. Chính mâu thuẫn Xô – Trung còn đem đến cho đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại Việt Nam không ít những thuận lợi mang tính chiến lược. Trước hết, thế giằng co của Xô – Trung trong việc lôi kéo Việt Nam tạo điều kiện cho Việt Nam thể hiện tính độc lập tự chủ của mình. Có thể thấy trong lúc cách mạng Việt Nam bị lôi kéo theo hai hướng đối lập nhau đặt ra cho cách mạng Việt Nam một vấn đề là phải quyết định con đường của riêng mình. Trong hoàn cảnh đó, để thực hiện mục tiêu độc lập, thống nhất dân tộc Đảng và Chính phủ Việt Nam không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài mà phải tự xác định con đường riêng cho mình. Hơn nữa, do sự cạnh tranh giữa hai cường quốc mà cách mạng Việt Nam cũng không bị ràng buộc chặt chẽ vào cường quốc nào, bởi vậy Việt Nam có cơ hội nhiều hơn để tự quyết định vận mệnh dân tộc. Tiếp theo, mâu thuẫn Xô – Trung khiến chính sách của hai nước với Việt Nam mềm dẻo hơn, nhờ vậy mà tiếng nói của Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng có trọng lượng hơn với cả Liên Xô và Trung Quốc. Điều này được lí giải bởi mục tiêu của Liên Xô và Trung Quốc là nắm giữ được cách mạng Việt Nam. Sự ép buộc quá đáng của bất kỳ bên nào sẽ kéo theo mối lo ngại rằng Việt Nam sẽ nghiêng hẳn về phía còn lại, do đó trong một chừng mực nhất định, hai bên phải lắng nghe chủ kiến của Việt Nam, đồng thời cũng dễ dàng hơn trong việc xem xét, thỏa mãn những yêu cầu chính đáng của cách mạng Việt Nam. Cuối cùng, sự hỗ trợ to lớn nhất mà cách mạng Việt Nam nhận được từ Liên Xô và Trung Quốc là viện trợ phục vụ trực tiếp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Liên Xô và Trung Quốc cùng giúp đỡ Việt Nam nhưng họ không hề bắt tay nhau, không hề hợp tác với nhau hay nói cách khác cả hai nước, mỗi bên lại giúp đỡ Việt Nam theo cách riêng của mình. Viện trợ là một trong những công cụ mà cả Liên Xô và Trung Quốc sử dụng để lôi kéo Việt Nam về phía mình, muốn nhân cuộc chiến này để phục vụ cho những mục đích đối nội và đối ngoại của mình và nhất là để hạn chế bớt ảnh hưởng của bên kia, giành lấy uy tín cao trong phong trào cách mạng thế giới. Chính vì vậy, khi một bên tăng viện trợ thì bên kia cũng lập tức tăng viện trợ, sự cạnh tranh giữa hai bên đem đến cho Việt Nam cơ hội nhận được nhiều viện trợ hơn từ cả hai phía. Rõ ràng những khoản viện trợ này là những sự giúp đỡ không hề nhỏ bé nếu như không nói rằng đó là sự giúp đỡ hết sức quan trọng. Chỉ nhìn từ phương diện quân sự mà nói, nếu như Trung Quốc cung cấp cho ta một khối lượng lớn các vũ khí hạng nhẹ và đồ quân trang, quân dụng thì Liên Xô lại cung cấp cho ta những vũ khí hạng nặng như tên lửa phòng không, máy bay, xe tăng…Sức mạnh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, không chỉ đánh tan được những cuộc chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ mà còn có thể mở được những chiến dịch lớn, gây cho địch những tổn thất nghiêm trọng mà đỉnh cao là chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Nếu không có những sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc thì với sức mạnh vốn có Việt Nam khó có thể làm nên những chiến thắng thần kỳ như vậy. Việc chúng ta buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Paris cũng một phần nhờ thế của chúng ta trên chiến trường, chúng ta giành được những thắng lợi từng bước trên chiến trường một phần cũng nhờ sự giúp đỡ rất to lớn và quý báu từ Liên Xô và Trung Quốc. Về mặt khó khăn: Bên cạnh đó, mâu thuẫn Xô - Trung cũng đưa đến không ít tác động bất lợi cho cách mạng Việt Nam khăn trong việc duy trì sự giúp đỡ của bạn cũng như thực hiện chủ trương, đường lối của ta. Cần thấy rằng, mâu thuẫn Xô – Trung đặt Việt Nam vào vị trí ở giữa. Trong lúc chúng ta cần tận dụng sự giúp đỡ của cả hai, nếu nghiêng hẳn về một bên cách mạng Việt Nam sẽ không tránh khỏi bị phụ thuộc vào một bên, mất đi quyền tự chủ của mình. Đồng thời, nếu nghiêng hẳn về một phía sự giúp đỡ mà chúng ta nhận được cũng giảm đi, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì và giành thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ. Do đó, vấn đề đặt ra cho các nhà ngoại giao là làm thế nào để dung hòa được mâu thuẫn của hai bên, không khiến bên nào hiểu lầm về chính sách của Việt Nam, không mất đi sự ủng hộ của bên nào. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự tinh tế cao trong công tác đối ngoại. Mặt khác, chính sự không ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc về chiến lược đánh – đàm của cách mạng Việt Nam khiến cho cách mạng Việt Nam một thời kỳ bị rơi vào tình trạng chia rẽ trong nội bộ Nam mà điển hình là “vụ án xét lại” năm 1967. Khi đó những người thân với Liên Xô bị coi là theo chủ nghĩa xét lại và đã phải chịu những ảnh hưởng hết sức nặng nề. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong thời kỳ đầu cũng bị ảnh hưởng bởi mâu thuẫn Xô – Trung do đó không đưa ra được quyết sách nhanh chóng, kịp thời. Bản thân cách mạng Việt Nam cũng bị đẩy vào một quá trình thăm dò tìm đường kéo dài và phải trả giá bằng những hi sinh mất mát nặng nề. Không những vậy, mâu thuẫn Xô - Trung đã khiến cho cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài, không chỉ cuộc chiến trên chiến trường mà còn là cuộc chiến trên bàn đàm phán tại hội nghị Paris. Giai đoạn sau của cuộc chiến, tức là từ năm 1968 trở đi, mâu thuẫn Xô- Trung ngày càng gay gắt, tạo điều kiện cho Mỹ chia rẽ, qua đó cô lập và làm giảm sức mạnh của Việt Nam, vì lợi ích dân tộc là chống Liên Xô, Trung Quốc đã có những động thái tiến gần hơn với Mỹ, trên thực tế lúc này Trung Quốc đã trở thành đồng minh của Mỹ chống Liên Xô và Việt Nam. Trung Quốc trước sau ngăn cản Việt Nam tiến hành đàm phán với Mỹ, mục đích của Trung Quốc là muốn cuộc chiến tranh của Việt Nam kéo dài trên quy mô nhỏ bởi lẽ Trung quốc không muốn thấy một nước Việt Nam thống nhất, muốn cuộc chiến tranh kéo dài là để Việt Nam cạn kiệt cả về sức người sức của, khi đó Trung Quốc sẽ đứng ra thay mặt Việt Nam đàm phán với Mỹ. Đó là một âm mưu nguy hiểm gây tổn hại nghiêm trọng cho cách mạng Việt Nam. Quả thật Trung Quốc đã có những động thái thể hiện âm mưu ấy như việc cắt giảm mạnh viện trợ cho Việt Nam, khi cuộc chiến lên tới đỉnh cao (trước khi Nixon ném bom Hà Nội năm 1972) Trung Quốc đã ngầm thông báo sẽ không đánh nhau với người Mỹ, thậm chí thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai còn tuyên bố “Mỹ không thể thua”… Rõ ràng từ mâu thuẫn riêng đối với Liên Xô mà Trung Quốc đã có những bước đi gây tổn hại rất lớn cho cách mạng Việt Nam, khiến nhân dân Việt Nam không những hao tổn tiền của mà còn hi sinh biết bao xương máu. Tóm lại, cần phải khẳng định mâu thuẫn Xô – Trung có tác động rất lớn đến đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại của Việt Nam, đó là sự tác động hai chiều. Một mặt, mâu thuẫn Xô – Trung làm cho đường lối cách mạng Việt Nam mang tính độc lập tự chủ cao, phát huy được nội lực, phục vụ tích cực cho con đường cách mạng Việt Nam. Mặt khác, đứng trước mâu thuẫn của hai cường quốc đặt ra cho công tác đối ngoại của Việt Nam nói riêng và cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam nói chung không ít những thách thức. Tuy nhiên có thể thấy, ngoại giao Việt Nam thời kỳ này đã đạt được thắng lợi to lớn, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc trước đế quốc Mỹ hùng mạnh khi có thể giữ thế cân bằng trước mâu thuẫn của hai cường quốc, đồng thời còn khai thác được mâu thuân ấy phục vụ đắc lực cho cách mạng Việt Nam. Phong trào cách mạng trên thế giới cùng với phong trào phản chiến, ủng hộ công cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam phát triến mạnh mẽ. Đây là một trong những nhân tố quan trọng gây sức ép đối với Liên Xô và Trung Quốc, khiến hai nước này can thiệp vào chiến tranh Việt Nam theo chiều hướng tích cực hơn, có lợi cho nền hòa bình thống nhất của dân tộc Việt Nam. Đồng thời sự ủng hộ của bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới cũng giúp cách mạng Việt Nam có chỗ dựa vững chắc trong việc xử lý mối quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ cũng tìm mọi cách để tranh thủ mâu thuẫn Xô – Trung, từng bước thiết lập quan hệ hòa dịu với hai nước này nhằm hạn chế sự viện trợ của họ cho chiến tranh Việt Nam, tách cách mạng Việt Nam ra khỏi sự bảo trợ của Xô – Trung. Toan tính ấy của Mỹ đã khoét sâu mâu thuẫn Xô – Trung, khiến mâu thuẫn này tác động xấu đến cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Còn tại Việt Nam, đối mặt với kẻ thù hùng mạnh – đế quốc Mỹ nhưng nhân dân ta vẫn mang một niềm tin tất thắng, toàn Đảng, toàn dân Việt Nam đoàn kết một lòng, giương cao ngọn cờ kháng chiến chống Mỹ, đấu tranh cho độc lập tự do và thống nhất nước nhà. Chính tinh thần kiên cường của nhân dân Việt Nam đã trở thành động lực, thành nguồn cổ vũ cho Đảng ta thực hiện đường lối cách mạng độc lập, tự chủ khi đối mặt với mâu thuẫn Xô – Trung. Có hay không: “ Chúng ta có thể làm khác”? Một số ý kiến cho rằng, mặc dù chúng ta đã rất thành công trong việc đối phó với mâu thuẫn Xô-Trung nhưng vẫn không tránh khỏi một số sai lầm mà đáng lẽ chúng ta có thể làm tốt hơn. Trước những năm 1965, quan hệ Việt Nam-Liên Xô có nhiều xung khắc. Có ý kiến cho rằng ta hơi thái quá trong việc đứng về phía Trung Quốc phê phán chủ nghĩa “xét lại”. Tại Hội nghị Trung ương IX (tháng 12/1963): “Đảng Lao động Việt Nam cần ra sức đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-LêNin, chống chủ nghĩa xét lại hiện đại, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh là nguy cơ chủ yếu của phong trào cộng sản quốc tế…” . Trong khi nội lực ta còn yếu, tránh xung đột căng thẳng với Liên Xô, Đông Âu là điều cần thiết để nhận được sự giúp đỡ từ các nước này. Phải chăng, cần có một chính sách dung hoà, linh hoạt hơn? Trường hợp khác là vụ “mùa xuân Praha” năm 1968 khi Liên Xô và các nước đồng minh đưa quân vào thủ đô Tiệp Khắc nhằm cứu chế độ xã hội chủ nghĩa ở đây. Đó là một việc làm hoàn toàn sai vì đã vi phạm nghiêm trọng các quy tắc quốc tế nhưng để tranh thủ Liên Xô (có lẽ để phục vụ cho tổng tiến công Mậu Thân) mà chúng ta đã bày tỏ sự ủng hộ Liên Xô qua một tuyên bố cấp cao, điều đó đã phá vỡ sự cân bằng trong quan hệ với hai nước. Trung Quốc đánh giá Việt Nam ở cùng một phe với Liên Xô nên đã cắt giảm viện trợ đối với Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc chiến, xa hơn sau này là việc Trung Quốc coi Việt Nam là kẻ thù và gây ra cuộc chiến tranh biên giới 1979. Nhận định trên đây chỉ mang tính tham khảo bởi vấn đề vẫn ,đang và cần thiết tiếp tục được nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_nhom2_i33_8313.pdf