Hiệp định START 1 là hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược. Quá trình
đàm phán hiệp định START 1 bắt đầu từ tháng 6/1986 đến cuối tháng 7/1991, tại
Moscow. Hiệp định này quy định phương tiện vận tải vũ khí hạt nhân không được quá
1.600 đơn vị và tổng số đầu đạn được chuyên chở không vượt quá 6.000 quả.
Hiệp định START 2 – hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược mang tính
tiến công giai đoạn hai – được ký kết tại Moscow vào tháng 1/1993. Tại đây, Liên Xô và
Mỹ đã đồng ý với điều khoản mới, quy định tổng số phương tiện vận tải vũ khí hạt nhân
nằm trong khoảng từ 3.800 – 4.250 đơn vị và trong bất kỳ tình huống nào cũng không
được vượt quá 4.250 đơn vị. Tổng số đầu đạn hạt nhân kèm theo tính đến ngày
01/01/2003 phải cắt giảm xuống trong khoảng 3.000 – 3.500 quả, hoặc tùy theo ý kiến
mỗi bên, nhưng trong bất kỳ tình huống cũng không được vượt quá 3.500 quả.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vũ khí hạt nhân và an ninh toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Vũ khí hạt nhân và an ninh toàn cầu
1) Chính sách của các nước đối với vấn đề vũ khí hạt nhân:
a) Chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề vũ khí hạt nhân:
Chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề vũ khí hạt nhân có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với vấn đề hạt nhân trên thế giới hiện nay bởi không những đây là một
trong số rất ít các quốc gia sở hữu loại vũ khí nghiêm trọng này mà còn bởi vấn đề hạt
nhân của Hoa Kỳ có mối liên quan trực tiếp với rất nhiều các quốc gia khác. Dưới thời
tổng thống mới Obama, chính sách về vấn đề hạt nhân của Hoa Kỳ này đang được quan
tâm rộng rãi trên tòan thế giới với những cam kết thay đổi táo bạo từ vị tổng thống da
màu này.
i) Hoa Kỳ- cường quốc hạt nhân hàng đầu:
Sở dĩ có thể khẳng định Hoa Kỳ là cường quốc hạt nhân hàng đầu trên thế giới bởi
hai lý do chính: Thứ nhất, đây là một quốc gia có sở hữu một khối lượng hạt nhân cực kỳ
lớn. Theo báo cáo năm 2002 của Bộ quốc phòng Mỹ, quốc gia này còn duy trì một kho
vũ khí với khoảng 9.960 đầu đạn còn nguyên vẹn (trong đó 5.735 đầu đạn được xem là
đang họat độngThứ hai, khối lượng hạt nhân của Mỹ còn được “dự trữ” trên nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ kháci. Theo báo cáo hàng năm của Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ
(FAS), Lầu Năm Góc hiện "ký gửi" khoảng 350 quả bom hạt nhân nhiệt hạch B-61 tại 6
quốc gia châu Âu thuộc khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó 4 nước Bỉ,
Đức, Hà Lan và Italia lưu giữ gần 250 quảii. Thậm chí, ngay tại quốc gia vốn nổi tiếng
với “Ba nguyên tắc không hạt nhân” là Nhật Bản, vẫn có những thông tin cho rằng, đã có
một khối lượng vũ khí hạt nhân nhất định được di chuyển bí mật từ Washington tới
Tokyoiii. Từ đây, có thể thấy, với khối lượng vũ khí hạt nhân khổng lồ và có ảnh hưởng
từ Á tới Âu mà Hoa Kỳ sở hữu, mỗi thay đổi nhỏ trong chính sách của nước này về vũ
khí hạt nhân cũng có thể gây tác động rất lớn tới vấn đề hạt nhân trên tòan thế giới.
ii) Những tham vọng phi hạt nhân hóa dưới thời Obama:
Ngay trong bài tuyên thệ nhậm chức của mình, tổng thống Mỹ Obama khẳng định
“cùng với cả những đồng minh và đối thủ cũ của mình, chúng ta sẽ chiến đấu không mệt
mỏi để làm giảm nguy cơ từ vấn đề hạt nhân”. Trong gần nửa nhiệm kỳ đầu trên cương vị
người đứng đầu nước Mỹ, vị tổng thống này đã có những hành động cụ thể để thực hiện
tuyên bố đó mà cụ thể có thể kể tới các động thái cụ thể như:
Thể hiện rõ mục tiêu đạt tới một thế giới không có hạt nhân. Trong bài phát biều
tại Prague vào tháng 5/2009, Obama đã bộc lộ sự tán thành đối với Hiệp ước Cấm thử hạt
nhân toàn diện (CTBT), ông cam kết tiến tới một thế giới phi hạt nhân với những bước
hai bước đi chính là cắt giảm lượng vũ khí hạt nhân trong nước và đàm phán với bên
ngoài thông qua kênh ngoại giao với cơ sở là tăng cường sức mạnh của Hiệp định về hạn
chế phổ biến vũ khí hạt nhân. Cũng tại đây, tổng thống Obama cũng thể hiện sự đồng tình
với tiến trình đàm phán về một Hiệp ước Cắt giảm nguyên liệu hạt nhân có thể thẩm tra,
và mục tiêu để đảm bảo an toàn cho toàn bộ nguyên liệu hạt nhân dễ bị tấn công trên toàn
thế giới trong vòng 4 năm. Từ tuyên bố này, có thể nhận ra sự thay đổi của chính quyền
Mỹ đối với vấn đề hạt nhân, chuyển vai trò của vũ khí hạt nhân tới mức ngăn chặn tức
Hoa Kỳ đã có một bước lùi đáng kể trong chính sách hạt nhân so với thời của tổng thống
Bushiv.
Thay đổi cơ sở hạ tầng hạt nhân với một số các loại vũ khí mới: Theo phát biều
của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Steven Chu trước Quốc hội, Chính quyền Obama sẽ
không phát triển đầu đạn hạt nhân mới. Đề xuất ngân sách tài khóa 2010 đã đặt dấu chấm
hết cho chương trình sản xuất đầu đạn hạt nhân thay thế tin cậy (RRW).Động thái này là
bằng chứng về sự tích cực của chính quyền Obama trong việc thực hiện các cam kết đã
có tại Prague. Tuy nhiên, cũng phải nói thểm rằng việc trì hoãn RRW không có nghĩa
rằng Hoa Kỳ sẽ lơ là đối với vấn đề hạt nhân, cũng theo ông Steven Chu, “duy trì sự an
toàn và tin cậy của các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ vẫn là một nhiệm vụ chủ chốt của các
phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân quốc gia và sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn khi
kho vũ khí hạt nhân của Mỹ giảm”v
Tập trung vào vấn đề giảm vai trò của vũ khí hạt nhân: Theo “Báo cáo định hướng
Đánh giá Vị thế Hạt nhân 2009” của Trung tâm Tiến bộ Mỹ (CAP), một trung tâm có
mối quan hệ khá tốt với chính quyền Obama “Hiện có một sự đồng thuận lưỡng đảng
ngày càng tăng rằng vị thế vũ khí hạt nhân hiện tại của Mỹ tạo ra một gánh nặng không
cần thiết cho các nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố hạt nhân và việc
chuyển giao công nghệ, nguyên liệu và vũ khí hạt nhân tới các quốc gia khác. Do đó,
Chính quyền Obama cần phải sử dụng NPR 2009 - 2010 để tạo dựng lại vị thế, các lực
lượng và chính sách hạt nhân của mình để đối phó với các nguy cơ này”, trong đó, giảm
vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược của Mỹ có thể bao gồm các vấn đề nhưgiảm
cơ cấu lực lượng, hạ thấp nguy cơ cảnh báo, thậm chí có thể bỏ các kế hoạch tấn công các
mục tiêu định sẵn. Có thể nói, đây là một trong những tham vọng tương đối táo bạo của
Obama bởi nó vấp phải tương đối nhiều phản đối từ phía quốc hội .
Xem lại vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa sao cho vừa bảo đảm được lợi ích của
Mỹ vừa không vấp phải sự phản đối từ các nước liên quan mà đặc biệt là Nga. Về vấn đề
này, chính quyền Obama không đưa ra các đề nghị sửa đổi căn bản, tuy nhiên, với việc
cắt giảm các bộ phận tốn kém, bộ mặt của hệ thống phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ sẽ có
những thay đổi đáng kể.
iii) Chính sách với các quốc gia khác về vấn đề hạt nhân:
Như đã nói ở trên, chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt nhân không chỉ gói
gọn trong biên giới nước này mà còn có tác động tới hàng loạt các quốc gia khác. Nhìn
chung, chính sách của Mỹ đối với vấn đề này dưới thời tổng thống Obama tương đối ôn
hòa, nghiêng về đối thoại đàm phán hơn so với dưới thời tổng thống Bush. Có thể đưa ra
một số ví dụ cụ thể như:
Ngày 19-5-2009 hai cường quốc hạt nhân Nga và Mỹ đã bắt đầu vòng đàm
phán chính thức đầu tiên về Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân mới nhằm thay thế cho
START 1 hết hiệu lực vào 12/2009, mặc dù còn có một số bất đồng về các vấn đề như hệ
thống phòng thủ tên lửa, phân chia đầu đạn hạt nhân… song cả hai bên đều có những
quyết tâm đối với việc đưa ra một giải pháp chính trị phù hợp nhất.
Ngày 22/2/2010, Mỹ thông báo không chính thức cho Nhật Bản về kế
hoạch ngừng sử dụng các tên lửa hành trình Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân đặt trên
các tàu chiến, thể hiện quyết tâm của Obama trong đối với vấn đề phi hạt nhân hóa.
Tuy nhiên, đối với vấn đề Iran và hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ có thái độ
tương đối cứng rắn, sau những nỗ lực giải quyết vấn đề hạt nhân trong hòa bình Obama
cũng đã sử dụng các biện pháp đe dọa trừng phạt, ra tối hậu thư đối với Iran và Bắc Triều
Tiên giống như người tiền nhiệm George W Bush của mình.
iv) Hiệu quả của chính sách:
Nhìn chung, các chính sách về vấn đề hạt nhân của Hoa Kỳ dưới thời Obama cho
tới thời điểm này vẫn chưa đem lại một kết quả cụ thể nào song nó cũng đã đem đến
những dấu hiệu khả quan về một tương lai hợp tác không có vũ khí hạt nhân đối với tòan
thế giới. Tất cả còn phụ thuộc vào việc liệu Bản báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân, một
văn bản hướng dẫn đại cương chiến lược hạt nhân mới mà chính quyền Obama sẽ báo
cáo trước Quốc hội Mỹ vào tháng 3 tới sẽ mang lại phản ứng như thế nào và các quốc gia
còn lại sẽ có những hành động tích cực như thế nào trong công cuộc hợp tác với các
chính sách của Hoa Kỳ vì một thế giới phi hạt nhân.
b) Chính sách của Trung Quốc
Trung Quốc là thành viên Thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và là
một trong 5 nước lớn sở hữu vũ khí hạt nhân của thế giới nên có ảnh hưởng lớn đến vấn
đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chính sách quân sự của Trung Quốc thực hiện theo
phương châm “hậu phát chế nhân”, tức là thực hiện phòng ngự tích cực, tự vệ và ra đòn
sau để khống chế đối phương. Trung Quốc cho rằng họ có một số ít vũ khí hạt nhân là
xuất phát từ nhu cầu trnahs sự uy hiếp của tấn công hạt nhân và năng lực tự vệ hạt nhân
hữu hạn, hiệu quả. Vì thế, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc là lực lượng bảo vệ hòa
bình thế giới, chính sách hạt nhân của Trung Quốc là chính sách chống chiến tranh hạt
nhân, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân1.
Trung Quốc có sức mạnh hạt nhân chiến lược “Tứ vị nhất thể” gồm bom hàng
không, tên lửa hạt nhân bố trí trên đất liền, tàu ngầm hạt nhân, tên lửa hành trình. Trung
Quốc bảo đảm với tất cả các nước rằng mình không sử dụng trước vũ khí hạt nhân và đã
công khai tuyên bố vào năm 1964 bất cứ lúc nào, trong bất cứ tình huống nào cũng không
sử dụng trước vũ khí hạt nhân. Sau này đồng ý vô điều kiện không sử dụng hoặc răn đe
sử dụng vũ khí hạt nhân với các nước không có vũ khí hạt nhân và khu vực không có vũ
khí hạt nhân. Trung Quốc đã ký kết nhiều Hiệp định như “ Hiệp định không phổ biến vũ
khí hạt nhân năm 1992, “Hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện” năm 1996 và đưa
ra dự thảo “Hiệp định cùng nhau không sử dụng trước vũ khí hạt nhân” với bốn nước Mỹ,
Anh, Nga, Pháp. Chủ trương của Trung Quốc là ngăn cấm toàn diện và tiêu hủy triệt để
vũ khí hạt nhân và vũ khí mang tính giết người hàng loạt khác, thực hiện phương châm
“không chủ trương, không giúp đỡ nước khác phát triển vũ khí hạt nhân”2. Có thể thấy
Trung Quốc rất tích cực trong việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như ngăn chặn
chiến tranh hạt nhân. Điều này có thể xuất phát từ xu hướng hòa bình trên thế giới cộng
thêm thực tế là nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng
cao so với các cường quốc khác. Vì vậy, Trung Quốc cần kéo dài thêm thời gian hòa
bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh xảy ra để có khả năng phát triển một nền kinh tế
vững mạnh, thậm chí vượt cả Mỹ, làm cơ sở cho sức mạnh quân sự của quốc gia. Tham
vọng của Trung Quốc luôn là rất lớn bởi tư tưởng bá quyền đã có từ hàng nghìn năm
trước. Tuy nhiên, tạm thời Trung Quốc là một quốc gia tích cực ngăn chặn việc phổ biến
vũ khí hạt nhân mà nhiều nước nên ủng hộ.
c) Chính sách của Nga
Nga là một trong những nước nắm giữ kho vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới
nên việc cắt giảm cũng như không phổ biến vũ khí hạt nhân cảu quốc gia có tầm quan
trọng lớn đối với hòa bình thế giới. Nga đã nhiều lần tham gia các hiệp định về giải trừ vũ
khí hạt nhân với Mỹ và đã ký kết một số hiệp định quan trọng như “Hiệp ước không phổ
biến vũ khí hạt nhân năm 1968, hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START 1 năm 1991.
Tuy nhiên quan hệ giữa Nga và phương Tây căng thẳng những năm gần đây do việc
Matxcova phản đối kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ABM ở Đông Âu của
Mỹ. Nga đã đáp trả bằng việc rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí thông thường ở Châu Âu
(CFE) và còn tuyên bố sẽ chế tạo một hệ thống tên lửa hạt nhân mới để bảo đảm khả
năng làm nhụt chí tấn công của kẻ thù. Mặc dù vậy, tổng thổng Nga Dmitry Medvedev và
tổng thổng Mỹ Barrack Obama cũng nhất trí sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hạt
nhân quốc tế trong năm 2010. Vấn đề lớn nhất trong những cuộc thảo luận theo Nga là
các kế hoạch của Mỹ trên căn bản sẽ phá hoại sự cân bằng quyền lực Chiến tranh lạnh và
do đó Nga buộc lòng phải phát triển các vũ khí tấn công mới.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc cắt giảm nhiều về số lượng cũng như thiết bị vận
chuyển đầu hạt nhân sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho Nga vì sẽ giảm được gánh
nặng về chi phí và nguy cơ của việc duy trì hàng nghìn đơn vị đầu đạn hạt nhân, nhất là
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vừa qua. Nhưng tổng thống Nga tỏ ra e ngại khi cắt
giảm xuống còn sở hữu vài trăm đơn vị đầu đạn hạt nhân, động thái này sẽ khuyến khích
một số cường quốc hạt nhân nhỏ hơn như Trung Quốc sẽ tăng cường dự trữ vũ khí hạt
nhân nhằm xứng tầm với khả năng hạt nhân của Nga và Mỹ.
Việc chưa đi đến hiệp định mới thay thế cho Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược
START 1 đã hết hiệu lực vào ngày 5/12/2009 cho thấy cả hai bên chưa đủ quyết tâm
chính trị để đảm bảo các cuộc đàm phán đi đến kết quả như mong đợi. Khó khăn trong
việc giải quyết vấn đề này là Mỹ và Nga phải cắt giảm bao nhiêu và kiểm soát, kiểm tra
mức độ cắt giảm đó bằng cơ chế nào. Cả hai quốc gia đều muốn cắt giảm, nhưng vẫn
muốn duy trì ưu thế tương đối so với bên kia trong khi phải chịu nhiều sức ép đòi hỏi làm
cho thế giới không còn vũ khí hạt nhân trong khi thật ra chẳng có quốc gia nào hiện có vũ
khí hạt nhân lại sẵn sàng từ bỏ chúng. Do vậy, việc Mỹ và Nga để cho hiệp ước START 1
tiếp tục có hiệu lực là có lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, kể cả khi không còn một sức ép
nào nữa, Nga vẫn muốn mặc cả với Mỹ về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân nhằm buộc Mỹ
cung cấp tất cả thông tin về hệ thống phong thủ tên lửa ở Châu Âu. Vì thế việc ký kết
thành công Hiệp định hay không phụ thuộc nhiều vào quyết định của tổng thống Obama.
2) Các cơ chế cấm phổ biến vũ khí hạt nhân:
a) Hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) The Comprehensive
Nuclear Test Ban Treaty (Tên gọi đầy đủ là "Hiệp định cấm thí nghiệm vũ khí hạt nhân
toàn diện”)
i) Lịch sử:
Ngày 10/9/1996 tại Hội nghị toàn thể Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 10,
Hiệp định này đã được thông qua (158 phiếu thuận, 3 phiếu trống, 5 phiếu trắng).Theo
như Hiệp ước này: cấm tất cả các nước trên thế giới tiến hành các vụ nổ hạt nhân.
Tính đến nay, số nước phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn
diện (CTBT) đã lên tới 151 nước, một mốc mới trong tiến trình đưa hiệp ước quan trọng
này thực sự có hiệu lực trên thực tế.
Ủy ban trù bị Hiệp ước CTBT của Liên hợp quốc thông báo Liberia đã
chính thức chuyển các văn bản phê chuẩn CTBT cho Liên hợp quốc và như vậy, cho đến
nay, châu Phi đã có 51 nước ký và 37 nước phê chuẩn hiệp ước.
Đến nay, 182 nước trong tổng số 195 nước thành viên Liên hợp quốc đã ký hiệp ước này.
Hiệp ước sẽ chính thức có hiệu lực 180 ngày sau khi được tất cả 44 nước có
vũ khí hoặc có công nghệ vũ khí hạt nhân phê chuẩn.
Hiện tại, đã có 35 nước trong số này phê chuẩn hiệp ước, trong đó có Nga, Pháp, Anh là
các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mỹ, Trung Quốc,
Triều Tiên và I-ran từ chối phê chuẩn hiệp ước.
ii) Lợi ích các bên khi tham gia Hiệp ước
Điều khoản cốt lõi của Hiệp định này nhằm: cấm tất cả các vụ nổ hạt nhân
ở bất cứ đâu và bởi bất cứ nước nào. Chính vì thế, khi các quốc gia tham gia vào Hiệp
ước này tức là đã tự nguyện trở thành một nước trong số nhóm nước muốn tăng cường
mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân và ủng hộ giải trừ quân bị. Qua đó, góp phần
vào hòa bình và an ninh thế giới.
Hiệp định gồm có một lời nói đầu, 17 mục , hai phụ lục và một Nghị định
thư với hai phụ lục.
Hiệp ước này là cần thiết cho việc không phổ biến vũ khí hạt nhân bởi vì rõ
ràng với các điều khoản của mình, nó giới hạn khả năng phát triển vũ khí hạt nhân ở các
quốc gia.
Hơn nữa, nó cũng rất quan trọng trong việc góp phần giải trừ vũ khí hạt
nhân vì nó kiềm chế sự phát triển của các kiểu và loại vũ khí hạt nhân mới một khi các
nước đã ký và phê chuẩn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
iii) Tác động của cơ chế đối với vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới:
(1) Tích cực:
Hiệp ước CTBT là rất quan trọng trong bối cảnh một thế giới màsự trỗi
dậy của năng lượng hạt nhân là điều dễ thấy Hiệp ước này sẽ là một ràng buộc pháp lý
cấm thử các vụ nổ hạt nhân; cung cấp một hàng rào rõ ràng giữa cấm và cho phép các
hoạt động hạt nhân
CTBTsẽ là một biểu hiện mạnh mẽ việc xây dựng biện pháp an ninh -
quốc tế, khu vực và song phương.
Hiệp định là một khuôn mẫu mới chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân.
(2) Tiêu cực: Bất chấp những nỗ lực của Hiệp định cấm thử các vụ nổ hạt nhân
toàn diện nhưng hàng loạt các vụ thử hạt nhân vẫn diễn ra lẳng lặng trên thế giới
=>Con đường tiến tới một thế giới phi hạt nhân còn rất dài. Hiệp định CTBT thành
công sẽ là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình giải quyết vấn đề phổ biến vũ khí
hạt nhân trên thế giới.
=>Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh một thế giới không hạt
nhân "tuy còn cần một chặng đường dài nữa nhưng không phải là một giấc mơ không thể
thành.
b) Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) là một công ước quốc tế do Mỹ và Liên
Xô cùng 59 quốc gia khác đã ký vào năm 1968. Hiệp định này đã rất thành công trong
việc làm giảm thiểu số lượng những nước sở hữu VKHN và đóng vai trò quan trọng trong
quá trình giải giáp hạt nhân.
i) Tổng quan – Quá trình đàm phán
Hiệp ước được đề xuất bởi Ái Nhĩ Lan, bắt đầu được ký kết năm1968, và Phần
Lan là quốc gia đầu tiên thực hiện việc ký kết. Ngày 12/6/1968, Đại hội đồng Liên hiệp
quốc phê chuản bản dự thảo hiệp ước này. Ngày 5/3/1970 bắt đầu có hiệu lực. Kể từ sau
khi Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực, các nước đã liên tục gia nhập và làm tăng tính phổ cập
của Hiệp ước này. Năm1992, cả năm quốc gia có vũ khí hạt nhân đều tham gia ký hiệp
ước. Đến nay đã có 188 quốc gia tham gia ký kết. Ngày 11/5/1995, tại cuộc họp của Đại
hội đồng Liên hiệp quốc thảo luận về “Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân”, tất cả
các nước thành viên đã nhất trí tán thành Hiệp định này kéo dài không kỳ hạn.
ii) Nội dung cơ bản của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
(1) Không phổ biến vũ khí hạt nhân (theo chiều rộng): có 5 quốc gia được phép
sở hữu vũ khí hạt nhân, đây đồng thời là các nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo
an Liên hiệp quốc. Năm nước này thoả thuận không chuyển giao kỹ thuật hạt nhân cho
các nước khác, và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân cũng đồng ý không mưu cầu có
vũ khí hạt nhân.
(2) Giải trừ quân bị
(3) Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hòa bình: Vì chỉ có rất ít
quốc gia đang sử dụng lò phản ứng hạt nhân để sản xuất năng lượng tự nguyện hoàn toàn
từ bỏ nhiên liệu hạt nhân, nên trọng tâm thứ ba của hiệp ước là cung ứng cho các quốc
gia khả năng sản xuất năng lượng hạt nhân, với điều kiện không sử dụng kỹ thuật này để
phát triển vũ khí hạt nhân.
(4) Nghĩa vụ của các quốc gia không có vũ khí hạt nhân chấp nhận thanh sát do
IAEA tiến hành.
iii) Lợi ích của các bên tham gia
(1) Lợi ích chung nhất của các bên tham gia ký kết hiệp ước cũng nằm trong
mục đích của hiệp ước: chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và đưa tới việc
giải trừ quân bị nhằm đưa thế giới hướng tới mục tiêu phi hạt nhân
(2) Trước hết, đối với 5 nước được phép sở hữu vũ khí hạt nhân. Các nước này
dường như là sẽ có nhiều lợi ích khi tham gia ký kết hiệp ước này bởi chỉ có 5 quốc gia
này mới được phép sở hữu vũ khí hạt nhân. Các quốc gia này có nghĩa vụ thực hiện các
biện pháp hiệu quả để có thể giải trừ vũ khí hạt nhân, tuy nhiên, một vấn đề lớn có thể
thấy là không có một thời hạn cụ thể nào được đặt ra cho việc giải trừ quân bị. Chính vì
vậy, cả 5 nước có vẻ miễn cưỡng đối với việc tháo dỡ, phá hủy kho vũ khí của mình và
dường như là không thể biết chính xác số lượng vũ khí hạt nhân của họ là bao nhiêu.
(3) Đối với các nước còn lại, khi tham gia ký kết và hiệp ước này, một mặt họ
phải chịu sự thanh sát của IAEA nhưng đồng thời cũng được IAEA hỗ trợ về mặt kỹ
thuật trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình
iv) Tác động của hiệp ước này đối với vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế
giới
(1) Tích cực
Hiệp ước NPT đã rất thành công trong việc làm giảm thiểu số lượng những nước sở hữu
VKHN và đóng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải giáp hạt nhân. Một vài
quốc gia ký kết Hiệp ước đã loại bỏ vũ khí hạt nhân hoặc từ bỏ các chương trình sản xuất
vũ khí hạt nhân. Cộng hòa Nam Phi đã xúc tiến chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân
dưới sự trợ giúp của Israel. Tuy nhiên, nước này đã từ bỏ chương trình hạt nhân và tham
gia ký Hiệp ước năm 1991 sau khi phá huỷ kho hạt nhân của mình. Ukraine và một vài
nước khác thuộc Liên Xô cũ cũng đã phá huỷ hoặc chuyển giao cho Nga các loại VKHN
mà họ thừa hưởng từ Liên Xô. Thêm vào đó hai cường quốc hạt nhân là Nga và Mỹ cũng
đang tiến hành đàm phán để đạt được một Hiệp ước mới nhằm thay thế Hiệp ước Cắt
giảm Vũ khí chiến lược (START). Theo đó, hai nước sẽ cắt giảm đáng kể kho vũ khí hạt
nhân của mình.
(2) Tiêu cực: Tuy nhiên, một hiệp ước được hình thành trong chiến tranh lạnh,
tức là cách đây hơn 40 năm cùng với nhiều điểm khiếm khuyết liệu có còn phù hợp trong
bối cảnh hiện nay hay không? Thứ nhất, hiệp ước này lại không đưa ra một thời hạn cụ
thể nào đặt ra cho việc giải trừ kho VKHN hiện có trên thế giới. Chính vì vậy, số lượng
vũ khí hạt nhân cắt giảm vẫn không đáng kể so với mức 5 cường quốc hạt nhân nắm giữ.
Cho đến nay, năm nước này còn giữ 18.500 đầu đạn hạt nhân trong tay họ. Thứ hai, nhiều
chuyên gia cho rằng thật là bất hợp lý khi một số quốc gia sở hữu hàng loạt vũ khí hạt
nhân thì được coi là hợp pháp trong khi các quốc gia khác lại không thể sở hữu vì như thế
sẽ bất hợp pháp. Sự thiếu công bằng này không thể làm cho cơ chế trên có được sự ổn
định và tiếp tục ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Hội nghị “xét lại” NPT đã được diễn
ra vào tháng 5-2005. Những nước không có vũ khí hạt nhân than phiền mạnh mẽ các
cường quốc hạt nhân - trước tiên là Mỹ - chỉ làm chiếu lệ việc giải trừ vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh các quốc gia tự dỡ bỏ vũ khí hạt nhân của mình thì cũng có những quốc gia
tuyên bố rút khỏi hiệp ước NPT như trường hợp của CHDCND Triều Tiên vào năm 2003
và nước này cùng với Iran vẫn đang là những điểm nóng về hạt nhân trên thế giới. .
Ngoài Bắc Triều Tiên và Iran, có thể sẽ có Hàn Quốc trong trường hợp Bắc Triều Tiên và
Nhật Bản cũng có vũ khí hạt nhân, Đài Loan, Ai Cập, Algerie, Saudi Arabia, Brazil...
Như vậy, liệu hiệp ước NPT có còn là phù hợp trong bối cảnh hiện nay và đâu là việc mà
các nước thành viên sẽ phải làm để hiệp định thực sự có hiệu lực như tên gọi của nó?
c) Hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân:
“Hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân” (START) là một công ước quốc tế được ký
kết giữa Liên Xô và Mỹ về vấn đề phân chia giai đoạn để cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến
lược của mỗi bên.
Hiệp định này nhằm mục đích phòng ngừa các cuộc chạy đua vũ trang trong
không gian và chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trên trái đất giữa hai nước.
Tham gia hiệp định START, Mỹ và Liên Xô có khả năng ổn định chiến lược và
thiết lập quan hệ song phương. Ngoài ra, mối đe dọa về vũ khí hạt nhân sẽ giảm đi đáng
kể; các bên sẽ có thể tập trung nhân lực và vật lực để phát triển kinh tế.
Đến nay Mỹ và Liên Xô đã ký kết hai hiệp định START.
Hiệp định START 1 là hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược. Quá trình
đàm phán hiệp định START 1 bắt đầu từ tháng 6/1986 đến cuối tháng 7/1991, tại
Moscow. Hiệp định này quy định phương tiện vận tải vũ khí hạt nhân1 không được quá
1.600 đơn vị và tổng số đầu đạn được chuyên chở không vượt quá 6.000 quả.
Hiệp định START 2 – hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược mang tính
tiến công giai đoạn hai – được ký kết tại Moscow vào tháng 1/1993. Tại đây, Liên Xô và
Mỹ đã đồng ý với điều khoản mới, quy định tổng số phương tiện vận tải vũ khí hạt nhân
nằm trong khoảng từ 3.800 – 4.250 đơn vị và trong bất kỳ tình huống nào cũng không
được vượt quá 4.250 đơn vị. Tổng số đầu đạn hạt nhân kèm theo tính đến ngày
01/01/20032 phải cắt giảm xuống trong khoảng 3.000 – 3.500 quả, hoặc tùy theo ý kiến
mỗi bên, nhưng trong bất kỳ tình huống cũng không được vượt quá 3.500 quả.
Ngoài việc hoàn thành quy định của START 2, Mỹ và Liên Xô đang đàm phán
vấn đề START 3 nhằm cắt giảm hơn nữa vũ khí hạt nhân chiến lược. Mục tiêu của hiệp
định lần này là cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân xuống còn từ 2.000 – 2.500 quả.
Việc không phổ biến vũ khí hạt nhân là nguyện vọng đơn phương của các quốc gia
và những người lương thiện. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thức rằng: kỹ thuật chế
tạo vũ khí hạt nhân, sự phổ biến và cập nhật về vũ khí hạt nhân là việc tất yếu. Từ đó có
thể thấy rằng việc phổ biến vũ khí hạt nhân là phù hợp với quy luật phát triển của sự vật,
thuộc về hiện tượng tuyệt đối và lâu dài. Việc không phổ biến vũ khí hạt nhân chỉ mang
tính tương đối và tạm thời.
Thực tế đã chứng minh, một số quốc gia thuộc Thế giới thứ ba và các tổ chức phi
quốc gia chủ trương sử dụng vũ khí hạt nhân như một biện pháp răn đe quân sự, phát
1 Phương tiện vận tải vũ khí hạt nhân bao gồm: tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm và
các phương tiện phóng liên quan như máy bay oanh kích hạng nặng.
2 Sau này kéo dài đến ngày 01/01/2007.
động chiến tranh hạt nhân cục bộ và tiến hành các hoạt động khủng bố hạt nhân, đối đầu
với các cường quốc thế giới hoặc cường quốc khu vực.
Ngoài việc Mỹ, Nga và Ấn Độ đã sử dụng kỹ thuật máy tính mô phỏng thí nghiệm
hạt nhân, Mỹ và Nga còn nghiên cứu thế hệ vũ khí hạt nhân thứ tư3 với nguyên lý từ bom
nguyên tử và bom khinh khí. Đây là một loại vũ khí hạt nhân không cần có vụ nổ hạt
nhân mà vẫn có thể giải phóng năng lượng hạt nhân lớn sinh ra hiệu ứng phá hoại sát
thương quy mô lớn.
i Norris, Robert S.; Hans M. Kristensen (January/February 2006). "U.S. nuclear forces, 2006". Bulletin of the Atomic
Scientists 62 (1): 68–71. doi:10.2968/062001020.
ii
iii
iv
v
3 Ví dụ: vũ khí khinh khí kim loại, vũ khí hạt nhân có những nguyên tố hạt nhân đồng chất dị năng và vũ khí phản
vật chất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_2_vkhn_5397.pdf