Tiểu luận Xã hội học y tế

Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, c hất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Do vậy, c ần đẩy mạnh việc đầu tư sản xuất và cung ứng các trang thiết bị y tế c ho các tuyến y tế cho toàn ngành. Những phấn đấu của ngành y tế Việt Nam trong thời gian tới là tiếp tục triển khai thực hiện chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục tăng cường hoàn chỉnh mạng lưới quản lý trang thiết bị y tế, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2005 đáp ứng 40% và đến năm 2010 đáp ứng 60% nhu c ầu sử dụng thiết bị y tế thiết yếu thông dụng trong toàn ngành.

pdf42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xã hội học y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tăng dân số nước ta còn cao.[1;104] 7.2.1.2. Tác động của dân số tới nhu cầu khám, chữa bệnh Trong tình hình hiện nay, dân số ngày càng tăng với quy mô số dân ngày càng lớn trong khi nhiều bệnh dịch xuất hiện và nguy cơ lây lan nhanh đã gây nên sức ép lớn đối với ngành y tế nước ta. Hiện nay, các trang thiết bị đang được sử dụng vẫn chưa đủ về số lượng, thiếu đồng bộ, lại không được kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đúng định kỳ. Trình độ của cán bộ kỹ thuật phần lớn chưa theo kịp sự đổi mới của công nghệ và máy móc. Các nhân viên y tế phải làm việc với cơ sở vật chất và những trang thiết bị đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều bệnh viện đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo an toàn cho những người dân đến khám và chữa bệnh. Đó là tình trạng chung của nhiều bệnh viện hiện nay, cũ kĩ, không được tu sửa kịp thời, trong khi đó nhu cầu khám chữa bệnh của người dân không ngừng tăng cao. Vì vậy, vấn đề nâng cấp và hiện đại hóa trang thiết bị y tế để đáp ứng và đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng nhất hiện nay của ngành y tế. Trước năm 1999, trên 90% thiết bị điện tử y tế trong nước còn phải nhập khẩu. Do đó để tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển chuyên ngành thiết bị y tế Việt Nam, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002- 2010. Gia tăng dân số đồng nghĩa với đòi hỏi nhu cầu khám, chữa bệnh cũng tăng theo, do vậy gây nhiều sức ép cho ngành y tế, cụ thể như sau: Xã hội học dân số 14  Thiếu giường bệnh So với năm 1995, năm 2007 số giường bệnh tuy có tăng nhưng vẫn không tăng kịp so với sự gia tăng dân số nên tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 người giảm. Mặt khác, tổng số giường bệnh lại phân bố không đồng đều giữa các vùng khiến cho việc phòng chống bệnh tật và chăm sóc sức khỏe của người dân gặp nhiều khó khăn. Năm 2007 so với năm 2006, tổng số giường bệnh trong cả nước tăng gấp 1,05 lần (2006- 23,6; 2007- 24,8) đã góp phần làm tăng tỷ lệ giường/10.000, từ 23,6 giường/ 10.000 lên 24,8 giường/10.000 dân. Thực trạng thiếu giường bệnh tại các bệnh viện hiện nay trở thành rào cản để tiếp cận hệ thống y tế của người dân, làm cho người dân có tư tưởng cảm thấy nếu mắc bệnh nặng mới vào nhập viện. Đó chính là “cơ hội” tích lũy bệnh tật, tăng mức độ nguy hiểm đối với bệnh nhân.  Thiếu thuốc chữa bệnh Thị trường dược phẩm của các nước phát triển chiếm 85% doanh số toàn cầu, trong khi chỉ chiếm 10 % dân số thế giới. Thị trường Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La- tinh chỉ chiếm 12% doanh số. Giá thuốc, đặc biệt là các thuốc mới phát minh ngày càng cao vượt quá sức chịu đựng của các nước đang phát triển. Các thuốc mới phát minh chủ yếu hướng đến phục vụ mô hình bệnh tật của các nước giàu. Thiếu thuốc để chữa trị bệnh cho các nước nghèo đang là một vấn nạn của 75% nhân loại, tình trạng này cũng đã là một thách thức lớn ở Việt Nam. Những chỉ số về chi phí sử dụng thuốc cho thấy nước ta đang ở vào nhóm các nước có mức hưởng thụ thuốc bình quân thấp nhất thế giới. Hiện nay, tình trạng thiếu thuốc đã dẫn đến nạn nhập lậu thuốc, làm thuốc giả hoặc các loại thuốc đã hết hạn dùng được tung ra bày bán trên thị trường. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.  Thiếu cán bộ y tế Song song với tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, vấn đề thiếu cán bộ y tế cũng đang là vấn đề rất đáng quan tâm.[2; 113] Xã hội học dân số 15 Thực tế ở Việt Nam, từ năm 1995- 2007, số lượng bác sĩ, y sĩ, y tá và nữ hộ sinh đều tăng. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất, Việt Nam mới chỉ có 6,4 bác sĩ. Con số này quá bé nhỏ so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, mục tiêu Việt Nan cho đến năm 2010 sẽ đạt 7 bác sĩ và 9 y tá trên 10.000 dân. Bảng 8: Đề xuất chỉ số bác sĩ và y tá đến năm 2010 Chỉ số được đề xuất Chỉ tiêu đến năm 2010 Số liệu mới nhất Nguồn Số bác sĩ/ 10.000 7,0 5,88 Bộ Y tế Số y tá/ 10.000 9,0 6,04 Bộ Y tế Tỷ lệ y tá/ bác sĩ 1,3 1,03 Bộ Y tế (Nguồn: MDGs trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010) 7.2.2. Tác động của y tế đến dân số Tổ chức thế giới (WHO) xác định: “Sức khỏe là một trạng thái của một con người thoải mái về thể chất, trí tuệ và xã hội”. Định nghĩa này không thể bó hẹp trong nghĩa là không có bệnh tật, không yếu đuối, mà là ở trạng thái có thể chất tốt, trí tuệ phát triển và xã hội lành mạnh. Còn theo y học phương đông, đại diện là Trung Quốc và Ấn Độ cho rằng: sự khỏe mạnh của con người là sự cân bằng của họ trong vũ trụ, bệnh tật là kết quả của các thói quen, lối sống trái với tự nhiên, là biểu hiện của sự mất bình quân trong cơ thể. [5; 69] Những chỉ báo chính để đánh giá ảnh hưởng của y tế tới dân số.[2; 107] 1- Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng  Mức độ thuận tiện của hệ thống dịch vụ.  Tuổi thọ trung bình. 2- Chăm sóc sức khỏe sơ sinh và bảo vệ sức khỏe trẻ em  Tỷ lệ trẻ em được bảo vệ trong thời kỳ ch sinh, dưới 1 tuổi và 5 tuổi.  Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.  Tình trạng nuôi con bằn sữa mẹ. 3- tình trạng sức khỏe phụ nữ và làm mẹ an toàn Xã hội học dân số 16  Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc sức khỏe.  Tỷ lệ phụ nữ làm mẹ an toàn.  Tình trạng dinh dưỡng cho phụ nữ khi có thai và nuôi con. 4- Tình trạng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (SDTs) và HIV/AIDS  Khả năng xã hội quan tâm chăm sóc và giúp đỡ người bị HIV/AIDS  Những giải pháp can thiệp nhằm phòng chống bệnh lây nhiễm SDTs và HIV/AIDS 7.2.2.1. Y tế là nhân tố quan trọng làm giảm mức sinh, mức chết ở bà mẹ, trẻ em và giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. a/ y tế là nhân tố quan trọng làm giảm mức sinh Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm mức sinh đó là hoạt động có hiệu quả của công tác tuyên truyền KHHGD. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (CPR) của Việt Nam ngày càng cao và đạt mức cực đại vào thời điểm 1/4/2007(79,0%) . Năm 2003, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của Việt Nam giảm 1,6% so với năm 2005 và tăng dần trở lại qua các năm.[1; 106] Bảng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của Việt Nam (1998- 2007) CPR Chia ra- In which Hiện Đại Moderl method Không hiện đại Traditional method 1/4/1998 71,9 57,9 14,0 1/4/2001 73,9 61,1 12,8 1/4/2002 76,9 64,7 12,2 1/4/2003 75,3 63,5 11,8 1/4/2004 75,7 64,6 11,1 1/4/2005 76,9 65,8 11,1 1/4/2006 78,0 67,1 10,8 1/4/2007 79,0 68,2 10,8 Nguồn: [48,39] Tuy nhiên, theo tổng cục Dân số, việc thực hiện các biện pháp tránh thai đang giảm sút nghiêm trọng. Trong 6 tháng đầu năm, số ca đặt vòng giảm 10%, số ca triệt sản giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ tăng lên. Xã hội học dân số 17 Riêng quý 1 năm 2008, số trẻ sinh tăng 7,2%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng tới 17,3% so với cùng kỳ năm 2007.( www.tin247.com) Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc CSSK bà mẹ. Trong quá trình mang thai và lúc sinh đẻ, các bà mẹ được chăm sóc chu đáo. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ là tỷ số ca sinh được sự hỗ trợ của cán bộ y tế có tay nghề đã tăng lên thể hiện ở 3 chỉ số: - Số lần khám thai trung bình của 1 phụ nữ có thai đã tăng từ 1,9 lần ( năm 1999) lên 2,5 lần ( năm 2003). - Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đã tăng từ 84,5% (1999) lên 91% (2003). - Tỷ lệ phụ nữ khi sinh đẻ đã được cán bộ y tế chăm sóc khá cao. Trên 90% bà mẹ khi mang thai và bà mẹ lúc sinh đẻ được cán bộ y tế chăm sóc thai nhi và chăm sóc khi sinh đẻ, ở khu vực thành thị và khu vực đồng bằng tỷ lệ này đạt trên 98%. Trong 5 năm qua, cứ 10 trường hợp sinh thì có trên 9 bà mẹ được cán bộ y tế chăm sóc, bao gồm chăm sóc khi mang thai và chăm sóc khi đẻ. Tại các tỉnh phía Nam, phụ nữ khi mang thai được các bác sỹ chăm sóc nhiều hơn khu vực phía Bắc, khu vực thành thị được các bác sỹ chăm sóc nhiều hơn khu vực nông thôn, 99% phụ nữ khi mang thai sống ở Đồng bằng sông Hồng sử dụng dịch vụ chăm sóc thai sản. Tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều so với vùng Tây Nguyên, vùng Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ. Phụ nữ nhóm tuổi 20-34 tiếp cận dịch vụ chăm sóc thai sản nhiều hơn phụ nữ dưới 20 tuổi và phụ nữ trên 35 tuổi. b/ Y tế là nhân tố giúp giảm mức chết ở bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi *Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ Đối với người Việt Nam, giảm mức chết của bà mẹ là 1 khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam đã đề ra các mục tiêu này vào năm 2015 về giảm tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ khi sinh, với tỷ lệ chỉ còn khoảng 58/100.000 ca đẻ sống, hoàn thành mục tiêu giảm 3/4 tỷ lệ tử vong bà mẹ trong giai đoạn 1990-2015. Số liệu này được đưa ra tại báo cáo "Việt Nam tiếp tục chặng đường thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2008'' do bộ Xã hội học dân số 18 kế hoạch Đầu tư làm chủ biên với sự giúp đỡ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc(UNDP) vừa được công bố. Nghiên cứu của quỹ Dân số Liên hợp quốc(UNFPA) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy vào năm 1990 cứ 100.000 trẻ em ra đời sống thì có 233 bà mẹ tử vong. Vào năm 2005, tỷ lệ này đã giảm mạnh mẽ xuống còn 80/100.000. Đây được coi là 1 nỗ lực và thành công lớn của Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ khi sinh. Ngoài ra, đến năm 2010, Việt Nam sẽ cố gắng để số phụ nữ có thai được theo dõi thai nghén đạt tỷ lệ 95%, phụ nữ mang thai được khám thai ít nhất 3 lần đạt tỷ lệ 60%, phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván đạt 95%, phụ nữ có thai được uống viên sắt đạt 95%... * Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi Từ thập kỷ 1990 trở lại đây, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em, đã bắt đầu được chú trọng hơn ở Việt Nam. Hệ thống y tế từ Trung ương xuống huyện, xã đã bắt đầu được củng cố và tăng cường đầu tư để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Từ năm 1990 đến 2006, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 53/1.000 trẻ xuống còn 17/1.000 trẻ, trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ này giảm từ 38/1.000 trẻ xuống còn 15/1.000 trẻ. Tuy nhiên , tiến độ giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh hiện nay đang bị chậm lại, số trẻ sơ sinh đang chiếm hơn 1 nửa trong tổng số trường hợp tử vong ở trẻ em. c/ Y tế là nhân tố quan trọng giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em Trong hội nghị tổng kết đánh giá các hoạt động dinh dưỡng năm 2008 do bộ y tế và Viện dinh dưỡng quốc gia tổ chức, có báo cáo cho thấy "tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi trên cả nước SDD đã giảm từ 23,4% ( năm 2006) xuống còn 19.9% ( năm 2008). Tiêm chủng mở rộng là chương trình thành công nhất trong các chương trình liên quan đến sức khoẻ trẻ em với trên 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Xã hội học dân số 19 Tỷ lệ trẻ em duới 1tuổi được tiêm phòng sởi hàng năm đều đạt trên dưới 95%. Nhờ vậy số trẻ em mắc sởi đã giảm từ 12.058 em vào năm 2001 xuống còn 6.755 em năm 2002 và 2.297 em năm 2003. Việt Nam đạt được những thành tựu đó là nhờ: Thứ nhất, Chính phủ có sự đổi mới về quan điểm ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống y tế nói chung và chuyên khoa bảo vệ bà mẹ trẻ em tại các bệnh viện trong cả nước nói riêng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, ngày càng được củng cố và phát triển, các bệnh viện chuyên ngành nhi đã được đầu tư mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế có nhiều cố gắng hơn trước, việc áp dụng khoa học kỹ thuật y tế hiện đại vào chẩn đoán và điều trị cho bà mẹ và trẻ em tốt hơn. Kết quả là nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi. Thứ 2, Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ được triển khai thông quá các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống 1 số bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm, phòng chống HIV/ AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số các chương trình dự án này, có nhiều dự án liên quan trực tiếp đến khám chữa bệnh cho trẻ em như dự án tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, nuôi con an toàn... Thứ ba, công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh, chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo được tăng cường cũng đã góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi. 7.2.2.2 Công tác y tế tốt đã góp phần giảm tỉ lệ bệnh tật Trong cuộc sống hiện đại ta thấy xuất hiện nhiều loại bệnh khác nhau. Có thể kể đến như: bệnh đau mắt hột, bệnh tiêu chảy, bệnh sốt rét… Nguyên nhân làm gia tăng hay bùng phát các loại bệnh trên có thê thấy nổi lên như do chất lượng nguồn nước không đảm bảo va một phần nào đó cũng do tác động của môi trường xung quanh như chất lượng vệ sinh môi trường không đảm bảo. Cục Quản lý tài nguyên nước đã đưa ra thông tin 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. Xã hội học dân số 20 Thông tin trên được Cục Quản lý tài nguyên nước đưa ra ngày 23/3/2010, tại lễ kỷ niệm Ngày nước thế giới (22/3) và 60 năm Tổ chức khí tượng thế giới (23/3). Mặc dù việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho dân cư đô thị và nông thôn ngày càng được cải thiện, song các bệnh tật liên quan đến nước vẫn là một vấn đề lớn ở Việt Nam. Hiện nay 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam, bệnh lỵ và tiêu chảy vẫn còn rất phổ biến là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo. Nhiều người, chủ yếu là trẻ em bị tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm. Chỉ trong vòng bốn năm gần đây đã có khoảng 6 triệu ca thuộc sáu loại bệnh liên quan đến nước, chi phí trực tiếp cho việc khám chữa bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét khoảng 400 tỷ đồng. Hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tác động rất lớn tới tài nguyên nước nói chung và chất lượng nước nói riêng của Việt Nam - một thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong tương lai. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới mới đây chỉ rõ, Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nhiều nhất do nước biển dâng. Để đối phó với thực trạng này, trong năm 2010, Việt Nam sẽ tập trung trao đổi kinh nghiệm, đưa ra những cách thức hợp tác hiệu quả để có các biện pháp ứng phó với các vấn đề về thiên tai, nước sạch và biến đổi khí hậu. Xã hội học dân số 21 Do tác động của việc gia tăng phạm vi cấp nước sạch và vệ sinh môi trường từ 30% lên 60%, và các hoạt động giáo dục về sức khỏe như Việt Nam đã đạt tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nước vào những thập kỷ qua. 52% dân cư nông thôn có phương tiện vệ sinh môi trường nói chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử dụng nhà xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 08/2005/QĐ- BYT. Cuộc điều tra này còn cho thấy chỉ có 12% số trường học có phương tiện vệ sinh đạt tiêu chuẩn. cung với đó ta thấy có sự can thiệp cũng như hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ UNICEF. Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF (2006- 2010), Chương trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh môi trường đặc biệt chú trọng vào các hoạt động sau đây: Thông tin, tuyên truyền và tham gia; Khuyến khích vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh; Xây dựng mô hình; Chất lượng nước và giảm thiểu tình trạng nhiễm thạch tín; Theo dõi và đánh giá; Chuẩn bị sẵn sàng và đối phó với thiên tai. Những hoạt động này đã góp phần nào cải thiện, và giảm ô nhiễm môi trường. Trong quyết định ngày 25/8/2000 của Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Các mục tiêu được đề cập đến như: a) Mục tiêu đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã. b) Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Hiện nay, để bảo đảm sức khỏe cho nhân dân ngăn ngừa sự bùng phát của dịch bệnh có rất nhiều chương trình dự án được triển khai trong đó phải kể đến chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010. Các dự án thành phần tập trung vào thành phần phòng chống bệnh lao, phòng sốt rét ung thư, HIV/AIDS, suy dinh sưỡng trẻ em. Ta thấy mục tiêu chung Xã hội học dân số 22 của chương trình là chủ động phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Phát hiện dịch sớm, bao vây dập dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Nâng cao ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, còn có các dự án về: bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiêm chủng mở rộng, dự án kết hợp dân quân y... nhằm, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS: a) Dự án phòng, chống bệnh lao - Giảm tỷ lệ lao phổi mới AFB (+) xuống 70/100.000 dân. - Giảm tỷ lệ tử vong và lây truyền bệnh lao, ngăn ngừa tình trạng lao kháng thuốc. b) Dự án phòng, chống bệnh phong - Loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam. - 100% số bệnh nhân phong bị tàn tật được điều trị và phục hồi chức năng. c) Dự án phòng, chống bệnh sốt rét - Không để dịch sốt rét lớn xảy ra. - Giảm tỷ lệ mắc sốt rét xuống dưới 1,5/1.000 dân; giảm tỷ lệ chết do sốt rét xuống dưới 0,03/100.000 dân. d) Dự án phòng, chống bệnh ung thư - Từng bước giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do ung thư. - Cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. đ) Dự án phòng, chống HIV/AIDS - Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% dân số vào năm 2010. - Giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Xã hội học dân số 23 e) Dự án phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em - Giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân xuống dưới 20% số trẻ em dưới 5 tuổi; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp, còi xuống dưới 25% số trẻ em dưới 5 tuổi. - Tiếp tục tuyên truyền, vận động, kiểm tra và giám sát ăn muối iốt. g) Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng - 100% số tỉnh/thành phố triển khai dự án; 70% số xã/phường triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng vào hoạt động của trạm y tế cơ sở. - Phát hiện và quản lý điều trị tại cộng đồng cho 50% số bệnh nhân tâm thần (tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh). - Điều trị ổn định cho 70% số bệnh nhân tâm thần được phát hiện; hỗ trợ người bệnh sống hòa nhập với gia đình và cộng đồng. h) Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản - Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em. - Giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống 70/100.000 trẻ sơ sinh sống; giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 25‰ số trẻ sơ sinh sống. i) Dự án tiêm chủng mở rộng - Bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh. - Trên 90% số trẻ em dưới 1 tuổi ở các quận, huyện được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi); loại trừ bệnh sởi vào năm 2010. - Từng bước triển khai rộng rãi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B cho trẻ em dưới 5 tuổi; vắc xin phòng thương hàn, phòng tả cho trẻ em tại vùng có nguy cơ cao. Xã hội học dân số 24 - Giảm tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu xuống 0,01/100.000 dân; bệnh ho gà xuống 0,1/100.000 dân thông qua việc triển khai tiêm nhắc lại vắc xin DPT. - Nghiên cứu triển khai một số loại vắc xin mới để phòng bệnh cho trẻ em. k) Dự án kết hợp quân - dân y Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bộ đội và góp phần củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. * phòng chống HIV/AIDS Trước tình hình gia tăng mức độ lây lan HIV/AIDS, bằng sự nỗ lực của mình với sự hỗ trợ của quốc tế, Việt Nam có nhiều nỗ lực về tổ chức và phòng chống HIV/AIDS. Ngày 17/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 108/2007/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010. Theo đó, Bộ Y tế là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình này. Các dự án thành phần trong Chương trình tập trung vào mục tiêu phòng, chống các bệnh: lao, phong, sốt rét, ung thư, HIV/AIDS. Theo đó, phấn đấu đến năm 2010 khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% dân số. Và những chương trình này đã có kết quả nhất định. Việt Nam đã tham gia kí kết các văn bản, điều ước quốc tế quan trọng về phòng chống HIV/AIDS tại kháo họp đặc biệt của đại hội đồng liên hợp quốc về HIV/AIDS tháng 6/2001. Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Ông Dương Quốc Trọng, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết: Để đáp ứng với đại dịch HIV/AIDS, Việt Nam đã ban hành chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS và nhiều chương trình xã hội khác. Ngân sách phòng chống HIV/ AIDS đầu tư trong năm 2006 là 82 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đa phương… Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng kinh phí các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho công tác phòng chống HIV/ AIDS kể từ năm 1999 đến nay là 134,5 triệu USD. Các dự án do các Xã hội học dân số 25 tổ chức quốc tế hỗ trợ đã giúp Việt Nam nâng cấp năng lực quản lý, hoạch định về chính sách phòng chống HIV/ AIDS, cung cấp bao cao su, tư vấn xét nghiệm tự nguyện v.v.. Tuy nhiên, với tổng các nguồn ngân sách trong và ngoài nước cho công tác phòng chống HIV/ AIDS ở Việt Nam thì cũng chỉ đạt 40% nhu cầu mỗi năm cho hoạt động này. Được biết, tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2006- 2010 là 594 triệu USD. Ngân sách Nhà nước và các nguồn hỗ trợ quốc tế đã cam kết cho giai đoạn này khoảng gần 200 triệu USD. Tổng kính phí còn thiếu hụt là gần 400 USD. Đồng thời cũng đã ra quyết định ban hành chiến lược này hướng đến tầm nhìn năm 2020. Trong chiến lược này chính phủ đã đưa ra quan điểm: a) HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của quốc gia. Do đó, phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải tăng cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia. b) Đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội trực tiếp và gián tiếp. Nhà nước bảo đảm việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS từ nay đến năm 2010 và sau 2010 phù hợp với khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. c) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách nhiệm của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội.d) Việt Nam cam kết thực hiện các Điều ước quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS đã ký kết hoặc gia nhập. Bảo đảm hệ thống pháp luật quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Xã hội học dân số 26 đ) Tăng cường hợp tác song phương, đa phương, mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống HIV/AIDS. e) Các hoạt động ưu tiên đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới là:  Tăng cường thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi; phối hợp với các chương trình khác để ngăn ngừa, giảm thiểu lây nhiễm HIV/AIDS.  Đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại.  Tăng cường tư vấn, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS.  Tăng cường năng lực quản lý, theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình. Đồng thời đưa ra các mục tiêu cụ thể đó là:  100% các đơn vị, địa phương trên cả nước, đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trở thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển kinh tế- xã hội tại các đơn vị và địa phương.  Nâng cao hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: 100% nhân dân khu vực thành thị và 80% ở khu vực nông thôn, miền núi hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.  Khống chế lây nhiễm HIV/AIDS từ nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng thông qua việc triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại: thực hiện các biện pháp can thiệp đối với tất cả các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS; 100% tiêm chích an toàn và sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục có nguy cơ. Bảo đảm người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị thích hợp: 90% người lớn nhiễm HIV/AIDS, 100% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV/AIDS, 100% trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được quản lý, điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp, 70% bệnh nhân AIDS được điều trị bằng các thuốc điều trị đặc hiệu. Xã hội học dân số 27  Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS: 100% tỉnh, thành phố có khả năng tự đánh giá và tự dự báo về diễn biến của nhiễm HIV/AIDS ở địa phương, 100% xét nghiệm HIV tuân thủ quy định tư vấn xét nghiệm tự nguyện.  Ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế: bảo đảm 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các tuyến; 100% cơ sở y tế thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, sát khuẩn phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Và 9 chương trình hoạt động sau: 1. Chương trình thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS; phối hợp với các chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. 2. Chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. 3. Chương trình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. 4. Chương trình giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình. 5. Chương trình tiếp cận điều trị HIV/AIDS. 6. Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con. 7. Chương trình quản lý và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. 8. Chương trình an toàn truyền máu. 9. Chương trình tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS. Đây là chiến lược được các cơ quan trong và ngoài nước đánh giá rất cao, làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựng kịp thời và cụ thể đáp ứng kịp thời và toàn diện đối với dịch HIV/AIDS. Xã hội học dân số 28 Hiện Việt Nam có 41 phòng xét nghiệm tai 34 tỉnh, thành phố phục vụ cho công tác giám sát, phát hiện những người bị nhiễm HIV/AIDS. Hầu hết các tỉnh thành đã có khoa, phòng làm nhiệm vụ tiếp nhận, điều trị bệnh nhân AIDS. Nếu như chúng ta không tiến hành các giải pháp này một cách triêt để thì có thể mục tiêu mà chúng ta đề ra trong những năm tới là khó lòng đạt được. chính vì vậy cần sự cố gắng nỗ lực của Đảng và Nhà nước cũng như toàn thể nhân dân trong việc chung tay góp sức vì mục tiêu chung của cộng đồng. 7.2.2.3. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo được cải thiện rõ rệt. a/ Về dịch vụ y tế Tỷ lệ người nghèo được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí và thẻ bảo hiểm y tế đã tăng từ 77% năm 2003 lên 88% trong năm 2004. Sự tham gia bảo hiểm y tế của người dân cũng tăng đáng kể, đặc biệt trong nhưng năm gần đây. Số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tăng 26.144 triệu người từ năm 2001 đến năm 2008 (từ 11,556 triệu người lên 37,700 triệu người). Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế cung tăng nhanh và đạt mức khá cao 43,76% năm 2008. Chi phí thực tế từ ngân sách nhà nước cho việc khám chữa bệnh cho người nghèo liên tục tăng trong thời kì 2001- 2005. Đến năm 2008 thì tỷ lệ chi/thu của hoạt động bảo hiểm y tế lên tới 105,26% (trong đó tổng thu là 9609000 tr, tổng chi là 10114000tr). Các điều kiện đáp ứng và trợ giúp cho người nghèo về dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe đượ nâng lên đáng kể so với những năm trước, đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại chỗ cho trên 80% người nghèo sống ở nông thôn và miền núi. Điều này được thể hiện qua việc số giường bệnh tăng rõ rệt qua các năm. Xã hội học dân số 29 Bảng 9: Số giường bệnh qua các năm (nguồn: Niên giám thống kê năm 2008) Năm Giường bệnh Giường bệnh cho 1000 dân Tổng số TĐ: Giường quốc lập Tổng số TĐ:Giường quốc lập 2001 1850759 139.381 23,61 17,71 2003 184.484 133.159 22,80 16,46 2005 193.363 148.187 23,43 17,83 2007 202.941 154.102 23,83 18,10 2008 221.695 166.362 25.72 19,30 Bảng số liệu cho thấy, tổng số giường bệnh trong các bệnh viện, cơ sở y tế tăng nhanh (tăng 1,2 lần từ năm 2001 tới năm 2008). Trong đó giường quốc lập chiếm 75%, chứng tỏ chi phí đầu tư cho y tế của nhà nước là rất lớn. Giường bệnh cho 1000 dân cũng khá lớn (đạt 25,72 giường/1000 dân). Tỷ lệ này cũng tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2007 và 2008. b/ 100% các huyện có trung tâm y tế, 100% các xã đặc biệt khó khăn đã có trạm y tế. Đa số thôn bản đã có y tế cộng đồng, cơ bản ngăn chặn được các dịch bệnh hiểm nghèo (bệnh phong, sốt rét, bướu cổ), góp phần nâng cao sức khỏe và cải thiện đời sống cho đồng bào. 100%các trạm y tế đã có y sỹ, một số trạm y tế đã có bác sỹ và được trang bị đủ thuốc men phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào các dân tộc ít người. 7.2.2.4. Thành tựu của y tế làm tăng tuổi thọ Thành tựu của ngành y tế cùng với chất lượng đời sống được nâng lên là yếu tố quan trọng kéo dài tuổi tho dân số. Năm 1998, tuổi thọ trung bình ở Việt Nam là 66,4tuổi, so với các nước khác trong khu vực là thấp. Năm 2006, tuổi thọ trung bình nam/nữ ở Việt Nam là 69,5/ 73,5 tuổi. Tuy nhiên so với năm 1970và 1989 tuổi thọ trung bình đã tăng lên (Năm 1970: 58 tuổi; 1899: 66 tuổi). Mục tiêu trong Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2 010 đặt ra: tuổi thọ trung bình của dân số phải tăng lên 71tuổi, tuổi trung vị sẽ tăng từ 23,2 năm 2000 lên 27,1 năm 2010. Tuổi thọ trung bình tuy đã đạt đến 71,3 nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y Xã hội học dân số 30 té Thế giới, tuổi thọ khỏe mạnh lại rất thấp, chỉ đạt 58,2tuổi, xếp thứ 116/174nước. Dân số nước ta chuyển sang quá trình già hóa. Người già từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng từ 6,3 triệu năm 2000 lên 6,9 triệu năm 2010. Do đó làm tăng nhu cầu phúc lợi xã hội và dịch vụ chăm sóc người già...  Thành tựu y tế làm tăng tuổi thọ Nâng cao tuổi thọ bình quân là một trong ba chỉ số cấu thành nên chỉ số phát triển con người (HDI). Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuổi thọ bình quân ở Việt Nam thực tế như sau: - Năm 1995 là 65,2 tuổi. - Năm 2000 là 67,8 tuổi. - Năm 2001 là 67,8 tuổi. - Năm 2003 là 70,05 tuổi - Năm 2004 là 70,61 tuổi - N ăm 2005 l à 70 tuổi. - Năm 2006 là 70,85 tuổi. - Năm 2007 là 70,07 tuổi - Năm 2008 là 71,8 tuổi. Dự tính 2010 là 72 tuổi. Như vậy, tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam đã liên tục tăng lên. Năm 2001 đã tăng 2,6 tuổi so với năm 1995, bình quân một năm tăng 0,43 tuổi. Nếu bốn năm tới, "tiến độ" gia tăng tuổi thọ đạt được như sáu năm qua thì có thể đạt khoảng 69,5 tuổi. Tuổi thọ bình quân do nhiều yếu tố tác động đặc biệt về y tế, dinh dưỡng và CSSK đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.  Những thành tựu nổi bật năm 2009 của ngành y tế Năm 2009 với nhiều thách thức, khó khăn từ thiên tai, dịch bệnh, nhưng với nỗ lực và quyết tâm của ngành y tế, nhiều kết quả đã được khẳng định: 1. Về cơ sở vật chất Xã hội học dân số 31 Cả nước hiện có 836 bệnh viện, tăng 13,3% (so với 1986), 928 phòng khám đa khoa khu vực, tăng 56,5%; 10.385 trạm y tế xã (phường), tăng 10,1% và chiếm 98,4% tổng số xã (phường). Ngoài ra còn có mạng lưới nhà hộ sinh, viện điều dưỡng. Đặc biệt, khu vực y dược tư nhân, với trên 41,6 nghìn cơ sở (gần 19,9 nghìn cơ sở hành nghề y, trên 14 nghìn cơ sở hành nghề dược, trên 7 nghìn cơ sở hành nghề y học cổ truyền) góp phần khai thác các nguồn lực của xã hội, đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chia sẻ bớt sự căng thẳng ở các cơ sở y tế công lập. Số giường bệnh tính trên 1 vạn dân đạt 24,4 giường. Số bác sĩ/vạn dân đạt 5,2 người, tăng 60,7% so với 1986, cao hơn một số nước đang phát triển trong khu vực (Indonesia đạt 1,6 người, Thái Lan 2,4 người, Malaysia 4,8 người). Số y, bác sĩ/vạn dân đạt 11,64 người, tăng 11,7%. Nhiều kỹ thuật, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao trong lĩnh vực khám, chữa bệnh được triển khai và thực hiện tốt như: Phẫu thuật tim hở, Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng, kỹ thuật Implant trong nha khoa, thay khớp gối, khớp háng trong chấn thương chỉnh hình, nội soi can thiệp tim mạch, hệ thống xạ trị điều trị ung thư... Dự trữ, cung ứng thuốc kịp thời phục vụ công tác chữa bệnh, phòng chống dịch và phòng chống thiên tai, thảm họa cho nhân dân Thủ đô. Triển khai tốt việc cấp chứng nhận GPP (thực hành nhà thuốc tốt) cho 507 cơ sở và GDP (thực hành phân phối thuốc tốt) cho 313 nhà thuốc tư nhân và các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn. Nhờ cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phát triển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân đạt được nhiều kết quả. Tỷ lệ chết thơ giảm từ 7,7%o thời kỳ 1990- 1994 giảm còn 5,56%o hiện nay. Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm mạnh từ 46,04%o thời kỳ 1984-1989 xuống còn 36,7%o... Các chương trình quốc gia phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều kết quả, nhất là chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó đã được quốc tế công nhận là thanh toán bệnh bại liệt. Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao về hệ thống y tế cơ sở. Xã hội học dân số 32 * Mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra là nâng tuổi thọ bình quân của nhân dân ta vào năm 2005 lên 70 tuổi. * Chương trình chăm sóc phụ nữ có thai và KHHGĐđã được thực hiện tích cực: tỷ lệ tăng dân số đã giảm mạnh từ 2,07% năm 1985 xuống 1,32% năm 2002. Tuy nhiên trong lĩnh vực y tế hiện cũng còn một số hạn chế bất cập. Tốc độ tăng bệnh viện thấp hơn so với tốc độ tăng dân số, gây tình trạng quá tải ở bệnh viện nhất là bệnh viện tuyến trên. Việc phân bổ cán bộ y tế, đặc biệt là bác sĩ giữa các tuyến và giữa các vùng còn chưa hợp lý: 93,3% tập trung ở tuyến trung ương, tỉnh, huyện, còn tuyến xã, phường vừa thiếu, vừa yếu, vừa không đồng bộ về chủng loại; tập trung chủ yếu ở thành thị trong khi dân số nông thôn chiếm 3/4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Nguy cơ bệnh dịch HIV/AIDS lan rộng và có xu hướng gia tăng. Mô hình 10 bệnh mắc cao nhất và 10 bệnh chết cao nhất tại các bệnh viện đang có những biến đổi: các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm, các bệnh có vaccine phòng ngừa giảm mạnh cả về số ca mắc, cả về số người chết, nhưng số do bệnh xuất huyết não, tim mạch, tai nạn giao thông gần đây gia tăng. 2. Nghành Y tế Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân Xã hội học dân số 33 Kể từ khi Hà Nội được mở rộng, ngành y tế Thủ đô đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, trong năm qua ngành đã nỗ lực vượt khó để hoàn thành các chỉ tiêu về y tế. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế cho biết, các chỉ tiêu Thành phố (TP) giao như hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống 0,8% so với năm 2008, các chỉ tiêu về dân số đều đạt kế hoạch, riêng chỉ tiêu về giường bệnh, số bệnh nhân quá tải chiếm gần 116% so với số giường thực kê; giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ bản đạt trên 98,2%. Đặc biệt, đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư 13 dự án nâng cấp, cải tạo các bệnh viện đa khoa huyện đã giải ngân đạt tỷ 99,9% (trong đó năm 2008 đạt tỷ lệ 17,9%). Ngành đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống các loại dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn; đặc biệt đã kiểm soát và khống chế được dịch cúm A/H1N1, dịch sốt xuất huyết, dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả... Về công tác Dân số- KHHGĐ, năm 2009 đạt được nhiều kết quả khả quan; toàn TP giảm cả hai chỉ tiêu tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Theo thống kê cho biết, một số khó khăn ngành đang gặp phải như tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng, VSATTP còn nhiều tồn tại, dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, dịch cúm A/H1N1 xuất hiện rộng trên địa bàn toàn TP. Tình trạng quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện vẫn đang là vấn đề bức xúc trong khám chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh viện TP. Một bộ phận cán bộ công chức, đảng viên nhận thức còn yếu, vi phạm chính sách dân số chưa được xử lý kịp thời; xu hướng sinh con thứ 3 trở lên còn ở mức caoở khu vực nông thôn. Hệ thống cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ còn thiếu và chưa ổn định ở tất cả các cấp, từ TP đến quận, huyện, xã, phường. Việc đầu tư xây mới một số công trình như: Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Nội... các sở ngành chưa thống nhất được địa điểm xây dựng gây ảnh hưởng đến tiến độ. Các dự án xây dựng mới một số Bệnh viện đa khoa tư nhân việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2010, Hà Nội phấn đấu xây dựng thêm 40 xã, phường, đạt chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số lên 527 xã, phường, thị trấn đạt 91,3% tổng số xã, phường, thị trấn Xã hội học dân số 34 trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo các hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, giảm phiền hà, chú trọng các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi để đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay tại đơn vị thực hiện quy chế chuyên môn, hạn chế đến mức thấp nhất các tai biến xẩy ra do sai sót về chuyên môn. Hà Nội chủ trương phát triển y học cổ truyền dân tộc trong cả hệ thống công lập và ngoài công lập. Tiếp tục thực hiện các loại hình dịch vụ cao, chất lượng cao trong khám chữa bệnh như: kỹ thuật mổ tim hở, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, phẫu thuật nội soi,... Nâng cao hiệu quả trang thiết bị và cơ sở vật chất được đầu tư phục vụ phát triển kỹ thuật cao. Xây dựng, đổi mới phong cách tiếp xúc, giao tiếp giữa cán bộ y tế và bệnh nhân. Đặc biệt, ngành tiếp tục xây dựng Đề án đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện công lập giai đoạn 2010-2015, thuộc đề án xã hội hóa y tế giai đoạn 2010-2015 đã được UBND Thành phố phê duyệt với tổng kinh phí 1.740 tỷ đồng. 3. Tại Kỳ họp thứ 4 ngày 14/11/2008, Quốc hội khoá XII thông qua Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) số 25/2008/QH12, có hiệu lực từ ngày 01/7/2009; ngày 27/7/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều Luật BHYT. Luật BHYT quy định về chế độ, chính sách BHYT, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng BHYT, thẻ BHYT, phạm vi được hưởng BHYT, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, quỹ BHYT, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến BHYT. Xã hội học dân số 35 Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Bảo hiểm y tế. 4. Tại Kỳ họp thứ 6 ngày 23/11/2009 Quốc hội khoá XII thông qua Luật Khám, chữa bệnh, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, bãi bỏ Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân ngày 25/3/2003. Luật Khám, chữa bệnh gồm 9 chương, 91 điều, quy định về quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh và cơ sở khám chữa bệnh; các quy định chuyên môn kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật và giải quyết khiếu nại tố cáo của người bệnh; các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh. Luật Khám chữa bệnh đảm bảo công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân. Các loại hình dịch vụ y tế dù thuộc khu vực Nhà nước hay tư nhân đều hoạt động trong một mặt bằng pháp lý, không có sự phân biệt giữa hai khu vực này. 5. Ngày 1/4/2009, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 42-KL/TW thông qua Đề án đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ y tế) đối với các cơ sở y tế công lập; Kết luận số 43-KL/TW về thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Kết luận số 44-KL/TW về thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW về công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Xã hội học dân số 36 Trong đó: - Bộ Chính trị khẳng định hệ thống y tế công lập phải giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt trong việc giữ vững định hướng công bằng, hiệu quả, phát triển và bảo đảm an sinh xã hội, đồng ý về chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong ngành y tế. - Bộ Chính trị đánh giá cao kết quả 2,5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 46- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. - Bộ Chính trị khẳng định kết quả đạt được trong Công tác DS- KHHGĐ, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47 của Bộ Chính trị về Công tác DS- KHHGĐ nhằm bảo đảm dân số ổn định, nâng cao chất lượng dân số và bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý. Công tác sản xuất dược được nâng cao. 6. Đề án luân phiên cán bộ theo Quyết định số 1816/2008/QĐ- BYT ngày 26/5/2008, cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới đã đạt được thành tựu nổi bật trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của tuyến dưới, giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện tuyến trên đồng thời chuyển giao công nghệ kỹ thuật và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới. Năm 2009, đã có 64 bệnh viện cử cán bộ đi luân phiên với tổng số 1.846 lượt, hỗ trợ 26 chuyên ngành; chuyển giao 1.023 kỹ thuật, trong đó 80,9% kỹ thuật bệnh Xã hội học dân số 37 viện tuyến dưới đã tự thực hiện được sau khi nhận chuyển giao; 16% thực hiện kỹ thuật còn chưa thành thạo và 3,1% kỹ thuật tuyến dưới chưa tự thực hiện được. 7. Thực hiện Nghị quyết 18/NQ-QH12, ngành y tế đã xây dựng đề án đầu tư nâng cấp bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa liên huyện và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn bằng nguồn trái phiếu Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 47/QĐ-TTg và Quyết định số 930/QĐ-TTg cho phép sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ (trong gói 20.000 tỷ đồng) để thực hiện nâng cấp 621 cơ sở y tế tuyến huyện và 16 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh vùng khó khăn và một số bệnh viện chuyên khoa, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại địa phương. 8. Công tác DS- KHHGĐ đã có nhiều chuyển biến tích cực, 62 tỉnh/thành phố đã thành lập chi cục DS- KHHGĐ; tỷ lệ phát triển dân số có xu hướng giảm từ 1,31% năm 2005 xuống còn dưới 1,20% năm 2009 và dự kiến là 1,14% năm 2010. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm từ 20,8% năm 2005 xuống còn 16% năm 2009; chất lượng dân số từng bước được cải thiện cả thể chất, trí tuệ và tinh thần. Chỉ số HID của Việt Nam đứng thứ 116/177, tăng 8 bậc so với năm 2005. Xã hội học dân số 38 9. Công tác phòng chống dịch bệnh được tập trung triển khai kịp thời, đặc biệt đối với đại dịch cúm A/H1N1, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc, chết và những tác động khác do đại dịch cúm A/H1N1 gây ra. Dịch cúm A/H1N1 ở người xuất hiện ca đầu tiên vào ngày 30/5/2009 đến hết tháng 11/2009, Việt Nam đã ghi nhận 11.083 ca dương tính với cúm A/H1N1, trong đó có 50 ca tử vong; tỷ lệ mắc/dân số là gần 0,013%; tỷ lệ chết/mắc là 0,45%. Làm tốt công tác phòng chống dịch đã hạn chế được sự lây lan dịch. 10. Thành lập mới các cơ sở y tế Trường đại học Y Dược Vinh, Trường trung cấp Y tế Bắc Kạn (trên cơ sở Trung tâm đào tạo cán bộ y tế Bắc Kạn) và Trường Đặng Văn Ngữ (trên cơ sở lớp trung cấp trong Viện Sốt rét - Côn trùng, ký sinh trùng Trung ương). Thành lập 5 trường cao đẳng y tế trên cơ sở trường trung cấp y tế: Điện Biên, Sơn La, Hưng Yên, Ninh Bình, Lâm Đồng. Thành lập Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm miền Bắc và Trung tâm an toàn vệ sinh thực phẩm miền Trung và miền Nam. Xã hội học dân số 39 11. Công tác khoa học - công nghệ: Hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II vaccin cúm A/H5N1 và sản xuất quy mô phòng thí nghiệm vaccin cúm A/H1N1, khả năng đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 2010. 12. Công tác dược: Bảo đảm ổn định giá thuốc trên thị trường, chỉ số giá đứng thứ 7 trong 10 nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu. Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước đã tăng gần 10% so với năm trước, bảo đảm đủ thuốc cung cấp cho người dân. Chất lượng thuốc đã bảo đảm đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế Thế giới. Cựu binh Mỹ yêu cầu tẩy sạch chất độc hoá học ở VN 55 năm đã đi qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế đến nay, ngành Y tế đã không ngừng phấn đấu để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ và đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện từ nhận thức tư tưởng đến phương thức hành động; từ cơ sở vật chất đến tiến bộ khoa học kỹ thuật; từ y lý, y thuật đến y đức... Mỗi cán bộ, công chức, viên chức y tế đều có quyền tự hào về những đóng góp của mình vào truyền thống vẻ vang của ngành. Nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong thời gian tới đòi hỏi ngành Y tế nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để đạt được những thành tựu lớn hơn; tạo tiền đề cho nền y học nước nhà phát triển lên một trình độ cao hơn, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Đêm Gala nghệ thuật “Vì hạnh phúc cuộc sống” tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội hôm nay là một sự kiện đầy ý nghĩa cùng với các hoạt động sôi nổi đang diễn ra trong toàn quốc chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam. Thông qua những câu chuyện đời thường của những người thầy thuốc trong cuộc giao lưu này, khán giả màn ảnh nhỏ cả nước có thể hình dung được phần nào về những thành tựu y học của nước nhà, sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp đối với sự nghiệp y tế, cũng như những cống hiến, những đóng góp to lớn của đội ngũ những người thầy thuốc trong suốt 55 năm qua vì sự nghiệp y tế,chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Xã hội học dân số 40 7.2.3. Kết luận và giải pháp 7.2.3.1. Kết luận Giữa dân số và y tế tồn tại mối liên hệ hai chiều. Dân số ngày càng tăng đã tạo áp lực đối với ngành kinh tế. Gia tăng dân số gây nên nguy cơ mắc bệnh, tử vong của mẹ và trẻ em. Gia tăng dân số tạo sức ép đến môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Ngoài ra, gia tăng dân số là gia tăng tỉ tệ nạn xã hội như nghiện hút, HIV/AIDS do thất nghiệp. Gia tăng dân số là gia tăng mức độ khó khăn đối với ngành y tế như thiếu thuốc, thiếu cán bộ y tế, cơ sở hạ tầng, chất lượng nhân viên y tế. Chất lượng dân số thấp ( trình độ học vấn, thể lực, tinh thần ) là trở ngại lớn đối với ngành y tế. Trong khi đó, thực trạng hệ thống y tế hiện nay ngày càng cải thiện đã có những tác động tích cực đến dân số như làm giảm mức sinh, mức chết ở bà mẹ và trẻ em. Những cố gắng của ngành y tế làm giảm đáng kể tỉ lệ trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Công tác y tế tốt đã nâng cao tuổi thọ trung bình. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em và phụ nữ được cải thiện. Những vấn đề tồn tại của ngành y tế như thiếu giường bệnh, thiếu đội ngũ nhân viên y tế có chất lượng hoặc phân bố lượng y tá, bác sĩ giữa các vùng miền chưa hợp lý. Xã hội học dân số 41 7.2.3.2. Giải pháp Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Do vậy, cần đẩy mạnh việc đầu tư sản xuất và cung ứng các trang thiết bị y tế cho các tuyến y tế cho toàn ngành. Những phấn đấu của ngành y tế Việt Nam trong thời gian tới là tiếp tục triển khai thực hiện chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục tăng cường hoàn chỉnh mạng lưới quản lý trang thiết bị y tế, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2005 đáp ứng 40% và đến năm 2010 đáp ứng 60% nhu cầu sử dụng thiết bị y tế thiết yếu thông dụng trong toàn ngành. Mặc dù vậy, công nghiệp dược Việt Nam vẫn còn nhỏ bé trước nhu cầu về thuốc ngày càng cao của nhân dân, trong bối cảnh nước ta là một nước có dân số xếp hạng cao trên thế giới, xếp thứ 3 trong khối ASEAN và có thu nhập quốc dân trên đầu người vào loại thấp. Mục tiêu của chiến lược phát triển ngành dược do thủ tướng chính phủ ban hành năm 2002 là đến năm 2010 sản xuất dược trong nước phải đảm bảo cung ứng 60% nhu cầu tiêu dùng thuốc với mức bình quân 10- 12 USD/ người/ năm và thuốc phải có chất lượng tốt với giá cả chấp nhận được. Đây không chỉ là nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn cho công nghiệp dược mà cũng là một vấn đề có y nghĩa quốc gia. Có thể nói, tình trạng gia tăng dân số và sức ép về thu nhập trên đầu người của dân số Việt Nam hiện nay cũng gây những tác động không nhỏ đến tình hình y tế hiện nay. Xã hội học dân số 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Kim Hoa, (2009), Giáo trình Xã hội học dân số, NXB Khoa xã hội học, Hà Nội. 2. Quỹ dân số Liên Hợp quốc, (2000), Dân số và phát triển một số vấn đề cơ bản, dự án VIE/97/P17 Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Trường Đại học kinh tế Quốc dân (1997), Giáo trình dân số và phát triển, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 4. Tổng cục thống kê (2008), Điểu tra biến động DS và KHHGĐ 1/4/2007, Những kết quả chủ yếu, NXB thống kê, Hà Nội. 5. Niên giám thống kê (2008), NXB Thống kê, Hà Nội. 6. Trung tâm thông tin (9/2003), Số 32, Kết quả điều tra nhân khẩu học và sức khỏe, 2002, NXB Thống kê, Hà Nội. 7. 8. chien-luoc-quoc-gia-ve-cap-nuoc-sach-va-ve-sinh-nong-thon-den-nam-2020 9. hoi_benh_dich_nguy_hiem.html 10. 11. nam-2010-va-tam-nhin-2020.htm 12. 13.http:www.tin247.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbt_nhom_10_6367.pdf
Luận văn liên quan