Tiểu luận Xung đột văn hóa ngoại lai – văn hóa bản địa
Tuy nhiên cũng phải đề cập đến việc dung hoà các giá trị văn hoá truyền với các giá
trị văn hoá ngoại lai điều quan trọng là phải biết chỗ cổ hủ, lạc hậu của các giá trị
truyền thống và phải biết tiếp nhận các giá trị tiến bộ đó mới là nền văn hoá của thời
đại hội nhập, phải biết cách tiếp nhận có chọn lọc. Trong quá trình tiếp nhận cần
phải giới thiệu các giá trị dân tộc tốt đẹp cho bạn bè thế giới. Chính vì thế những
lao động làm trong các lĩnh vực này cũng cần phải được trang bị kiến thức để làm
được việc này.
Chính vì thế công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục là nhưng công việc rất quan
trọng. Bên cạnh đó, việc ổn định về chính trị, an ninh cũng là một tiền đề quan
trọng để ổn định và giả m những xung đột về văn hoá.
Như vậy cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn về văn hoá đặc biệt là giới trẻ.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3461 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xung đột văn hóa ngoại lai – văn hóa bản địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Xung đột văn hóa ngoại lai – văn hóa bản địa
2
Một số khái niệm.
- Xung đột:theo nghĩa chung nhất của từ này được hiểu như quan hệ không
tương thích giữa các yếu tố trong một hệ thống dẫn đến sự vận hành trục
trặc hoặc sự sụp đổ của một hệ thống.
- Văn hóa: là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua các quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
- Xung đột văn hóa: dùng đểchỉ những đặc thù và khác biệt của các cộng
đồng truyền thống là sự đối lập, gạt bỏ, phủ định lẫn nhau giữa các nền
văn hóa khác nhau. Thực chất là sự đụng độ giữa các đặc tính khác nhau
của loài người.
Chúng ta có thể hiểu về văn hóa bản địa chính là nền văn hóa mà do một
cộng đồng dân tộc ấy tạo nên.
Còn về văn hóa ngoại lai chính là nền văn hóa mà không phải cộng đồng dân
tộc ấy tạo nên mà chính là do trong quá trình giao lưu tiếp xúc, quá trình
phát triển của xã hội thì nó có thể du nhập vào cộng đồng dân tộc qua nhiều
hình thức khác nhau.
2. Nguyên nhân:Xung đột giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai
Các nền văn hóa giống như những dòng sông ngầm chảy suốt chiều dài đời sống
con người. Nó có tác dụng định hình quan hệ, nhận thức, cá tính, sự phán xét và ý
niệm về bản thân cũng như về người khác.Mỗi dân tộc có những nền văn hóa bản
sắc riêng, vì vậy có các quan niệm riêng về giá trị của cuộc sống sẽ dẫn đến các
cách nhìn nhận sự việc dựa trên bản sắc văn hóa của họ.Đây là lý do khiến họ bảo
vệ nền văn hóa bản địa.
Trên thực tế, ta thấy mỗi người chúng ta đều thuộc về một nền văn hóa nào đó mà
từ đấy, chúng ta nhận được các thông điệp về các chuẩn mực đạo đức khác nhau để
3
đánh giá và phán đoán sự vật như: có thể biểu hiện văn hoá của nước này hữu ích
với cuộc sống hàng ngày của họ, song khi tiếp cận với văn hóa bản địa của nước
khác lại không được ưa chuộng. Đó là một trong những nguyên nhân để xung đột
văn hóa nảy sinh.
Một nguyên nhân khác không kém quan trọng là thái độ tôn sùng văn hóa. Thái độ
này cũng góp phần đẩy “khác biệt” văn hóa trở thành “xung đột”. Một số người
mang trong mình chủ nghĩa tôn sùng văn hóa luôn cho rằng, văn hoá của mình là
có giá trị hay nhất, đúng nhất. Do đó, không tôn trọng nền văn hoá bản địa của một
dân tộc hoặc của văn hóa các nước khác đến. Điều này sẽ dẫn đến những phản ứng
và đẩy quan hệ giữa các nền văn hóa đến nguy cơ xung đột. Đây cũng là tình
huống thường gặp trên thực tế và là nguyên nhân trực tiếp của những xung đột
nhuốm màu sắc văn hóa như: văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai.
Ngoài ra, sự khác nhau về quan niệm xã hội như quyền riêng tư, nạo thai, trào lưu
đồng tính luyến ái, sự kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng, việc sử
dụng các chất gây nghiện... của các nền văn hóa bên ngoài khi va chạm vào nền
văn hóa bản địa cũng tạo thành xung đột văn hóa.
Sự khác nhau về tôn giáo cũng là một yếu tố gây nên xung đột giữa văn hóa bản
địa và văn hóa ngoại lai.Các cuộc xung đột tôn giáo diễn ra phức tạp và khó giải
quyết, do liên quan đến các chuẩn mực giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc.
Thường thì những người thuộc về cộng đồng văn hóa chiếm đa số sẽ ít để ý các
thông điệp phát ra từ cộng đồng của mình, vì họ mặc định các thông điệp ấy là “tự
nhiên”, “bình thường”, là “phải như vậy”; họ sẽ chỉ lưu ý đến ảnh hưởng của
những thông điệp được đến từ những cộng đồng văn hóa được xem là “khác”,
“ngoại lai” hay “xa lạ” với họ. Trong bối cảnh như vậy, một chiều cạnh bản sắc
4
của một cộng đồng nào đó có thể bị hiểu sai do những cộng đồng văn hóa khác coi
những cái đó là “không quan trọng”. Điều này sẽ dẫn đến những phản ứng và đẩy
quan hệ giữa các nền văn hóa đến nguy cơ xung đột.Đây cũng là tình huống
thường gặp trên thực tế và là nguyên nhân trực tiếp của những xung đột nhuốm
màu sắc văn hóa.
Ngoài đời sống kinh tế và chính trị, đời sống văn hóa các dân tộc cũng bị ảnh
hưởng bởi quá trình toàn cầu hóa. Các giá trị văn hóa phương Tây tràn ngập ở Việt
Nam, lối sống hưởng thụ, sự đòi hỏi giải phóng các quyền cá nhân, sự xuất hiện
không thể dập tắt của chủ nghĩa tôn trọng nhân cách cá nhân đang là chủ đề lớn ở
Việt Nam. Giữ lấy quốc túy, quốc hồn – mà người ta kêu gọi là giữ lấy bản sắc dân
tộc – đang là một mơ ước không dễ thực hiện đối với các dân tộc yếu, thiếu cá tính.
Việt Nam là một quốc gia với gần 60 tộc người, đôi khi khá khác nhau về nhân
chủng, có nhiều vấn đề riêng về chính sách văn hóa, song trên hết sẽ là những
chính sách hòa hợp văn hóa dân tộc, tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích các
cộng đồng người chung sống trong sự đa dạng về văn hóa. Ngoài ra, giữ gìn những
gì thuần Việt trong sự hối thúc liên tục của văn hóa ngoại lai cũng sẽ là những chủ
đề lớn. Khác với các quốc đảo như Nhật Bản hay Anh Quốc, người Việt Nam
dường như quen với sự pha tạp văn hóa. Mặc dù có nhiều triều đại đã tìm cách
giam dân tộc cách biệt với thế giới bên ngoài, song về cơ bản, cởi mở, quen với thế
giới bên ngoài, dễ hòa đồng và cũng dễ có nguy cơ tan biến bản sắc có vẻ như là
một đặc trưng của người Việt.
Như vậy, ta thấy văn hóa bản địa và văn hoá ngoại lai xung đột là do sự khác biệt
về quan niệm sống, đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngưỡng. . . Vì vậy,mỗi dân
tộc thường có khuynh hướng bảo vệ nền văn hóa lâu đời của mình, chống lại sự
xâm nhập của các yếu tố văn hóa ngoại lai.
5
3. Thực trạng xung đột văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai.
Có thể nói toàn cầu hóa và khu vực hóa mang lại cho chúng ta rất nhiều thuận lợi
mà trước đây mỗi quốc gia chúng ta chưa có được. Tuy nhiên nó không chỉ mang
lại những thứ vô cùng tốt đẹp mà sau lung quá trình toàn cầu hóa là vô số vấn đề
cần giải quyết. Một trong những vẫn đề mà xã hội và nhà nước đang quan tâm
chính là sự xung đột văn hóa bản địa và văn hóa du nhập từ nơi khác (văn hóa
ngoại lai).
Đối với các dân tộc trong một quốc gia như Việt Nam, sự xung đột mâu thuẫn là
hiếm gặp, có thể xem là một ngoại lệ nếu có. Mâu thuẫn này có chăng là xuất phát
từ quá trình tiếp cận với văn hoá mới của những thành phần sắc tộc khác khi đến
đất nước ta, như văn hoá Hán thời bắc thuộc, văn hoá Pháp và Mỹ thời hiện đại,
những xung đột xảy ra mạnh mẽ thời kì đầu, sau thì chuyển hoá dần những thành
tựu đáng để học hỏi và loại trừ những mặt hạn chế.
Gần đây, Dường như Nhà nước chưa có chính sách thỏa đáng nào nhằm đối phó
với sức cuốn hút của văn hóa ngoại lai. Điển hình là số lượng phim ảnh của truyền
hình nhà nước chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Hoa. Người ta bảo trẻ
con đôi khi thuộc sử Trung Quốc hơn cả sử Việt, đây là những cảnh báo hết sức
nghiêm trọng, không thể bỏ qua. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc và Nhật Bản
trong giới trẻ Việt Nam là không thể chối cãi. Điều này có lý do từ sự chủ động
khuếch trương văn hóa của các nhà nước Đại Hàn và Nhật Bản. Về điều ngược lại,
dường như chính sách văn hóa của Việt Nam mang nặng tính thụ động, chống đỡ,
mà chưa vươn tới khuếch tán, hoan nghênh tinh thần Việt ở nước ngoài. Ví dụ,
Nhà nước Việt Nam dường như chưa có cố gắng mở các nhà Việt Nam ở nước
ngoài, ít có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích xuất khẩu các chương trình
văn hóa, phim ảnh và nghệ thuật đặc sắc của tộc Việt ra hải ngoại.
6
Cuộc gặp gỡ Đông – Tây đã diễn ra quyết liệt ở Việt Nam trong vài thế kỷ qua,
song giao thoa văn hóa với phương Tây, được hiểu trước hết là văn hóa Âu – Mỹ
vẫn tiếp diễn mạnh mẽ không ngừng. Chủ nghĩa tiêu dùng, tôn thờ tiền bạc, tự do
tình dục, tự do cá nhân là những con sóng lớn ngày đêm vỗ trực tiếp vào văn hóa
nông dân của người Việt Nam. Dường như chính sách Nhà nước chưa thật sự
mạnh trong giới hạn tiêu dùng, khuếch trương tinh thần cộng đồng và thiện
nguyện. Điển hình là sự thả lỏng quảng cáo trên tất cả các kênh truyền hình quốc
doanh; khuếch trương tiêu dùng có thể nhìn thấy trong sự hỗn độn và lố nhố của
rừng biển quảng cáo ở tất cả các đô thị Việt Nam. Đây là một chủ đề rất lớn có thể
phải tranh luận thêm.
Vì thế, có chăng trong thời gian này, đó là sự xung đột giữa những văn hoá truyền
thống và những văn hoá ngoại lai khó chấp nhận được từ các nước khác trong khu
vực và thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây.
- Về tôn giáo:
Sự truyền bá tư tưởng tôn giáo từ nước này sang nước khác là một chuyện đã diễn
ra từ thời xa xưa nhưng rất khó khăn.như ngày xưa đạo phật xuất phát từ Ấn Độ
và truyền bá đến các nước lân cận,nó trải qua hàng trăm hàng nghìn năm,tuy nhiên
không phải tôn giáo nào cũng truyền bá thuận lợi đến với các miền và khu vực
khác.Nguyên nhân là do sự khác biệt về tư tưởng tôn giáo “ phương thức tu
hành,quan niệm về tu hành,quan niêm về đời….” chẳng hạn như phật giáo và
hindu giáo tại ấn độ ngay lúc khởi đầu thì phật giáo đã muốn xóa bỏ đi sự phân
chia các đẳng cấp trong xã hội của Hindu giáo,chính vì thế mà có sư mâu thuẩn
đối với 2 tôn giáo này.
Ngày nay thì quá trình tôn giáo được truyền bá đi rất đễ nhưng không tránh khỏi
những xung đột về tôn giáo, một trong những nguyên nhân cụ thể là do tư tưởng
7
nhân rộng giáo đồ nên phần lớn tôn giáo nào cũng muốn tôn giáo mình được
truyền bá rộng hơn, nhiều giáo đồ hơn.
- Về xã hội:
Việc du nhận các lối sống ứng sử của các quốc gia khác cũng tạo nên những xung
đột văn hóa bản địa với văn hóa ngoại lai.ví du : như ngày xưa người Việt để tóc
dài nhưng văn hóa phương tây du nhập qua nên nhiều người đã cắt tóc ngắn và bị
dân tộc mình cho là ngoại lai nhưng dần về sau thì không còn nói nữa vì văn hóa
đó không phải là một điều xấu.tuy nhiên không phải sự du nhập nào cũng tốt như
lối sống tự do hóa phương tây trong quan hệ hôn nhân đã mang đến sự không
chung thủy ờ phần lớn những gia đình.
Quá trình du nhập này nó diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, sự kiểm soát nó
ngày càng trở nên khó khăn. Do phương thức du nhập rất da dạng, thông quá sách
báo, mạng internet,mạng điện thoại và phim ảnh…
Sự xung đột văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai diễn ra thường xuyên trong
cuộc sống hằng ngày.từ những hoạt động nhỏ như tóc tay,đến những cách ứng
sử,đi đứng….
Xung đột này nó diễn ra không chỉ ở một quốc gia, một vùng mà còn trên toàn thế
giới.Do quá trình nhận thức và giao lưu văn hóa.
- Xung đột văn hóa tại Việt Nam:
+ Xung đột tín ngưỡng tôn giáo: việc các tôn giáo có những tư tưởng khác nhau
không thể hiện bằng những hoạt động gì mang tính kích động nhưng trong lòng
các giáo dân cũng có,học luôn cho là những giáo lí của tôn giáo mình là đúng
hơn…
+ Xung đột văn hóa tại đây ngày càng trở nên phức tạp hơn.Do thông tin truyền
thông rất phát triển,cùng với nó là sự phát táng mạnh mẽ của những văn khóa
ngoại lai dang phát triển mạnh.
8
+ Xung đột không chỉ diễn ra trong tín ngưỡng tôn giáo mà còn trong cả lối sống
hằng ngày như hiện tượng thanh thiếu nên dang chạy theo trào lưu “hàn hóa”.lúc
trước là “tây hóa”.
+ Xung đột không chỉ diễn ra ở vùng thành thị mà còn cả nông thôn.
Tuy nhiên nói thế chỉ nhận xét về cái tác hại của xung đột của văn hóa mà ko nói
về cái lợi của nó,vì từ những xung đột trên mới có nền tảng cho sự giải quết xung
đột để những xung đột van hóa tên giảm đi và làm cho văn hóa của mỗi quan gia
ngày trở nên da dạng và sâu sắc hơn,xóa bỏ các văn hóa không tốt,không phù hợp.
4. Đề xuất giải pháp giải quyết xung đột văn hoá.
Trong thời đại hội nhập thì các giá trị văn hoá ngoại lai luôn luôn tác động và du
nhập vào chính vì thế cần phải có một thái độ chủ động am hiểu trước khi tiếp nhận
các giá trị này. Điều quan trọng là phải có sự kết hợp của giáo dục, với các phương
tiện thông tin đại chúng và của cả cộng đồng xã hội.
Giáo dục phải đưa việc giáo dục nhận thức cho học sinh, sinh viên ngay từ đầu vì
đây là những thành phần rất dễ tiếp nhận và học tập những cái mới. Phải có nhận
thức đúng đắn về việc tiếp nhận nên học hỏi những cái mới và kế thừa, phát huy
những giá trị truyền thống tốt đẹp để nền văn hoá vừa tiến bộ, vừa có những giá trị
đặc trưng không giống nhau làm nên bản sắc riêng của từng cộng đồng.
Chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” không để xung đột rồi mới giải quyết điều
quan trọng là phải biết dung hoà. Trên thực tế xảy ra xung đột hay không là do con
người, chính vì thế con người cũng là chủ thể có thể giải quyết được thực trạng này.
Nhà nước nên có những chính sách dung hoà các giá trị văn hoá khác nhau để tạo ra
sự ổn định xã hội. Trong các tôn giáo, tín ngưỡng với nhau, để tránh những bất
đồng về tư tưởng tôn giáo.
9
Trên thực tế những năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chương trình khuyến
khích văn hóa bản địa – thường được gọi là văn hóa các dân tộc – và đã có những
kênh truyền hình, đài phát thanh, những chương trình dạy và học tiếng dân tộc,
những chương trình khuyến khích duy trì ngôn ngữ, sắc phục, tập quán.
Các dân tộc ít người có đại diện trong chính quyền các cấp, và dường như có tỷ lệ
ấn định về chính sách cán bộ đối với các dân tộc ít người. Các chế độ đào tạo cán
bộ, đào tạo nguồn, tuyển dụng nhân sự để có những chỉ tiêu khuyến khích sự tham
gia của các tộc ít người trong bộ máy chính quyền và các đoàn thể xã hội làm vệ
tinh cho Nhà nước.
Trong âm nhạc, văn học, hội họa, ẩm thực… sự hòa quyện chung sống giữa các tộc
người ở Việt Nam dường như rất tự nhiên. Mặc dù vậy, Nhà nước khuyến khích sự
chung sống này bằng cách cấp kinh phí cho các sinh hoạt và giao lưu văn hóa.
Đảm bảo và quan tâm đến cuộc sống của người dân đặc biệt là cư dân vùng biên
giới vì đây là nơi nằm trong vùng chính trị nhạy cảm rất dễ bị dao động.
Hiện nay khi đứng trước nguy cơ những bản sắc truyền thống đang dần mất đi thì
cần phải tổ chức nhiều hoạt động nhằm khôi phục lại các giá trị đó và giáo dục cho
thế hệ trẻ biết cách giữ gìn và phát huy các giá trị đó. Trong đó có các hoạt động
như tổ chức trình diễn các giá trị văn hoá: chèo, quan họ, cải lương, múa rối
nước…, tổ chức các buổi nói chuyện của các nghệ sĩ, nghệ nhân về văn hoá truyền
thống. Hơn nữa nội dung này cũng cần được đưa vào phim ảnh chứ không phải chỉ
đưa những giá trị mới; khuyến khích thể hệ trẻ tham gia hay chọn các lĩnh vực văn
hoá truyền thống này để tăng thêm lực lượng lưu giữ loại hình văn hoá này. Đối với
các giá trị vật thể có thể mở các bảo tàng lưu giữ để bảo vệ văn hoá truyền thống.
10
Tuy nhiên cũng phải đề cập đến việc dung hoà các giá trị văn hoá truyền với các giá
trị văn hoá ngoại lai điều quan trọng là phải biết chỗ cổ hủ, lạc hậu của các giá trị
truyền thống và phải biết tiếp nhận các giá trị tiến bộ đó mới là nền văn hoá của thời
đại hội nhập, phải biết cách tiếp nhận có chọn lọc. Trong quá trình tiếp nhận cần
phải giới thiệu các giá trị dân tộc tốt đẹp cho bạn bè thế giới. Chính vì thế những
lao động làm trong các lĩnh vực này cũng cần phải được trang bị kiến thức để làm
được việc này.
Chính vì thế công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục là nhưng công việc rất quan
trọng. Bên cạnh đó, việc ổn định về chính trị, an ninh cũng là một tiền đề quan
trọng để ổn định và giảm những xung đột về văn hoá.
Như vậy cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn về văn hoá đặc biệt là giới trẻ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_friends_xung_dot_van_hoa_ngoai_lai_van_hoa_ban_dia_5878.pdf