I. Khái niệm
1. Chương hồi và tiểu thuyết chương hồi là gì?
- Chương: là một thể tài văn học, nhưng khái niệm chương có từ rất lâu, từ thời Kinh Thê. Đến thời nhà Hán: đơn nguyên tình tiết tự nhiên của cốt tuyện tiểu thuyết trường thiên.
- Hồi: 回
+ là một sự chuyển đối, là vận chuyển, chuyển biến, quay lưng lại (phản hồi, hồi báo), thể hiện 1 động tác theo lần lượt và thứ tự. Tiểu thuyết Trung Quốc nói đến khái niệm hồi ở đoạn cuối (hồi sau phân giả).
+ nghĩa gốc là lần (thứ tự), do truyện kể quá dài, phải chia ra từng lần để kể. Thuyết thoại nhân là người tạo ra những hồi trong câu chuyện mình kể. Đây là 1 quy luật hoàn toàn khách quan do chủ quan của thuyết thoại nhân.
+ cuối hồi dùng sáo ngữ
+ gần với chương trong thơ: một chỉnh thể của nội dung tác phẩm. Đại đường tam tạng lục vân thi thoại là tác phẩm đầu tiên.
+ giảng sử, giảng kinh: thấy nó quá dài, phải kể rất nhiều. Nghệ thuật kể chuyện đầu tiên là ngắt đoạn thính giác: khi thuyết thoại nhân kể thì không thể không nghỉ. Từ góc độ người nghe, nếu nghe lâu sẽ rất mệt mỏi. Người nghe tranh thủ đoạn nghỉ để đi tiêu khiển. Sau này gọi là ba lãng khởi phụ.
Nghệ thuật tự sự: tìm động lực thúc đẩy cốt truyện
Chuyện: tính chất dân gian, truyện: tính chất quan phương.
Sau này là nghệ thuật ngắt đoạn thị giác trong các truyện: Tây Du kí, kim bình mai từ thoại, phong thần diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc chí: thuần thục về lối kể chuyện.
+ trào lưu bình điểm tiểu thuyết chương hồi: phân tích kết cấu tiểu thuyết, phẩm bình về kỹ xảo, giám thưởng nhân vật, đi sâu vào nội dung tác phẩm bàn về chức năng tiểu thuyết.
VD: nói vua Duy Tông và Cao Cầu ở đoạn đầu tiên trong Thủy hử truyện là nguyên nhân làm rối loạn xã hội là từ trên, dột từ trên nóc dột xuống.
ð Từ góc độ ý nghĩa của thể văn, các nhà phê bình chưa nói về đặc điểm tiểu thuyết chương hồi và chưa phân biệt nó với các thể văn khác.
ð Nó là một loại tì thuyết. Tì quan: những viên quan đi về những vùng nông thôn thu thập những bài dân ca. Tì thuyết: thuộc về dân gian. Quan điểm về tiểu thuyết chương hồi chưa rõ rang. Từ tự, bạt, cách gọi tên tác phẩm có thể giúp nhận biết tiểu thuyết chương hồi: diễn nghĩa, thông tục diễn nghĩa, tiểu thuyết diễn nghĩa, tì quan tiểu thuyết, tì quan dã thừa, dật sử, dã sử, truyền kì tiểu thuyết, ngoại sử
ð Tiểu thuyết chương hồi hơn truyện kể dân gian nhưng chưa bằng tiểu thuyết hiện đại. Nên không thể đem lí thuyết của tự sự hiện đại lắp vào để khám phá tiểu thuyết chương hồi.
Định nghĩa: 1949 Từ hải văn học phân sách: tiểu thuyết chương hồi là hình thức chủ yếu của tiểu thuyết trường thiên cổ đại trung quốc. Đặc điểm là dùng tiêu mục để phân hồi, câu chuyện liên tiếp, mạch lạc, chỉnh tề. Thoại bản của người đời Tống là cuốn Đại đường tam tạng thủ kinh chi thoại đã hội đủ hình thức ban đầu. Tiểu thuyết trường thiên hai đời Minh Thanh đã sử dụng phổ biến hình thức này.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12693 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28/12/2009
TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI TRUNG QUỐC
Khái niệm
Chương hồi và tiểu thuyết chương hồi là gì?
Chương: là một thể tài văn học, nhưng khái niệm chương có từ rất lâu, từ thời Kinh Thê. Đến thời nhà Hán: đơn nguyên tình tiết tự nhiên của cốt tuyện tiểu thuyết trường thiên.
Hồi: 回
+ là một sự chuyển đối, là vận chuyển, chuyển biến, quay lưng lại (phản hồi, hồi báo), thể hiện 1 động tác theo lần lượt và thứ tự. Tiểu thuyết Trung Quốc nói đến khái niệm hồi ở đoạn cuối (hồi sau phân giả).
+ nghĩa gốc là lần (thứ tự), do truyện kể quá dài, phải chia ra từng lần để kể. Thuyết thoại nhân là người tạo ra những hồi trong câu chuyện mình kể. Đây là 1 quy luật hoàn toàn khách quan do chủ quan của thuyết thoại nhân.
+ cuối hồi dùng sáo ngữ
+ gần với chương trong thơ: một chỉnh thể của nội dung tác phẩm. Đại đường tam tạng lục vân thi thoại là tác phẩm đầu tiên.
+ giảng sử, giảng kinh: thấy nó quá dài, phải kể rất nhiều. Nghệ thuật kể chuyện đầu tiên là ngắt đoạn thính giác: khi thuyết thoại nhân kể thì không thể không nghỉ. Từ góc độ người nghe, nếu nghe lâu sẽ rất mệt mỏi. Người nghe tranh thủ đoạn nghỉ để đi tiêu khiển. Sau này gọi là ba lãng khởi phụ.
Nghệ thuật tự sự: tìm động lực thúc đẩy cốt truyện
Chuyện: tính chất dân gian, truyện: tính chất quan phương.
Sau này là nghệ thuật ngắt đoạn thị giác trong các truyện: Tây Du kí, kim bình mai từ thoại, phong thần diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc chí: thuần thục về lối kể chuyện.
+ trào lưu bình điểm tiểu thuyết chương hồi: phân tích kết cấu tiểu thuyết, phẩm bình về kỹ xảo, giám thưởng nhân vật, đi sâu vào nội dung tác phẩm bàn về chức năng tiểu thuyết.
VD: nói vua Duy Tông và Cao Cầu ở đoạn đầu tiên trong Thủy hử truyện là nguyên nhân làm rối loạn xã hội là từ trên, dột từ trên nóc dột xuống.
Từ góc độ ý nghĩa của thể văn, các nhà phê bình chưa nói về đặc điểm tiểu thuyết chương hồi và chưa phân biệt nó với các thể văn khác.
Nó là một loại tì thuyết. Tì quan: những viên quan đi về những vùng nông thôn thu thập những bài dân ca. Tì thuyết: thuộc về dân gian. Quan điểm về tiểu thuyết chương hồi chưa rõ rang. Từ tự, bạt, cách gọi tên tác phẩm có thể giúp nhận biết tiểu thuyết chương hồi: diễn nghĩa, thông tục diễn nghĩa, tiểu thuyết diễn nghĩa, tì quan tiểu thuyết, tì quan dã thừa, dật sử, dã sử, truyền kì tiểu thuyết, ngoại sử…
Tiểu thuyết chương hồi hơn truyện kể dân gian nhưng chưa bằng tiểu thuyết hiện đại. Nên không thể đem lí thuyết của tự sự hiện đại lắp vào để khám phá tiểu thuyết chương hồi.
Định nghĩa: 1949 Từ hải văn học phân sách: tiểu thuyết chương hồi là hình thức chủ yếu của tiểu thuyết trường thiên cổ đại trung quốc. Đặc điểm là dùng tiêu mục để phân hồi, câu chuyện liên tiếp, mạch lạc, chỉnh tề. Thoại bản của người đời Tống là cuốn Đại đường tam tạng thủ kinh chi thoại đã hội đủ hình thức ban đầu. Tiểu thuyết trường thiên hai đời Minh Thanh đã sử dụng phổ biến hình thức này.
Trung Quốc đại bách khoa toàn thư: TTCH đã trải qua quá trình phát triển tương đối dài lâu. Thoại bản trường thiên thời Tống Nguyên có đủ hình thức của tiểu thuyết chương hồi. Cuối Nguyên đầu Minh dựa vào thoại bản gia công tái xác lập tiểu thuyết trường thiên. Đến giữa đời Minh hồi mục tiểu thuyết dần được xác lập. Cuối Minh đầu Nguyên…, đời Thanh=> 6 thế kỉ.
So với sáng tác, lý luận Trung Quốc có nhiều khái niệm mơ hồ, phát triển chậm hơn, hạn chế sự phát triển bồng bột của tiểu thuyết.
Đặc trưng tiểu thuyết chương hồi
Phân hồi: là tiêu chí đầu tiên và là đặc trưng rõ rang về hình thức bên ngoài của tiểu thuyết chương hồi. Nguyên nhân từ người kể chuyện rong. Tiểu thuyết sở dĩ phát triển được là do tầng lớp thị dân ra đời, biết ăn chơi, đòi hỏi hưởng thụ và giải trí, đòi hỏi về tính dục rất nhiều.
Đọc: Ngân thành cố sự- Dư Hoa
Trong tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, chủ yếu là ngôi thứ ba, rất ít ngôi thứ nhất, chủ yếu là người dẫn chuyển kể ra, chỉ có ngôn ngữ và sự kiện chứ không có miêu tả tâm lý. Tác phẩm Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa có 240 hồi, mỗi hồi có một đề mục vào thời Gia Tĩnh là văn bản đề được hồi mục một cách chính xác. Vấn đề là sự phát triển đề mục đầu tiên là câu đơn, sau thành câu ghép khi Mao Luân, Mao Tôn Cương ghép 2 hồi làm một, từ câu có đối trở thành thơ.
Phân hồi từ chỗ không có quy tắc đến chỗ có quy tắc, từ chỗ không tè chỉnh sang tề chỉnh. Thiết kế đề mục là quá trình chính của đề cương. Hồi là bộ phân của cấu trúc, đoạn là bộ phận của cốt truyện bao gồm những tình tiết được thúc đẩy.
Lâm Đại Ngọc có nhiều bi kịch: khôi phục lại địa vị gia đình mà sống thân phận ăn đậu nằm nhờ; muốn hòa nhập nhưng không thể hòa nhập được với cộng đồng vì mặc cảm vì gia thế, vì quá thông minh, tâm hồn quá mẫn cảm; chết vì tình yêu, yêu mà không có kết thúc tốt.
Tình tiết phức tạp: tình tiết phong phú, câu chuyện quá dài, đây là những tiền đề để chia hồi.
VD: Hồng Lâu Mộng miêu tả 8 năm của nhà họ Giả. Tam quốc là chuyện của gần trăm năm nên có rất nhiều sự kiện. Có rất nhiều tình tiết rất dài nhưng tác giả nói gọn lại. Nhưng có nhiều tình tiết ngắn được tác giả nói nhiều. VD: Quan Vân Trường đánh nhau với Hoa Hùng cực tả thần oai của Quan Vân Trường nên không thể dùng bút chậm để miêu tả.
Nguyên tắc kể: nói về trận Xích Bích chủ yếu để miêu tả Chu Du, nhưng miêu tả Chu Du chủ yếu để nói Khổng Minh => vẽ mây nẩy trăng. Ban đầu là nguyên tắc nhân quả, sau này khi tiểu thuyết thành thục rồi thì là nguyên tắc đa nguyên đa quả: Quan Vân Trường kinh địch, Tào Tháo nham hiểm sau này chết vì bệnh nham hiểm.
Con số 108, 36, 72 là bội số của 3 và 9. Ở Nhật Bản tối ngày 31 sang ngày 1 Tết phải đánh đủ 108 hổi chuông để cầu nguyện cho những cái cũ qua đi. Đây là những con số thần bí. Các tràng hạt dài 108 hạt.
Phần lớn tiểu thuyết Trung Quốc là trật tự thời gian: hình tuyến và tuần hoàn. Trong hình tuyết có chu kỳ: thịnh đến suy, hợp lại phân, phân lại hợp.
Sự thể hiện:
Thời gian câu chuyện quá dài: Tam Quốc kể lại lịch sử gần 100 năm, chính văn của Thủy Hử truyện 1058-1124 (hơn nửa thế kỉ), Tây Du không tính đến 13 hồi đầu (thời gian vô biên: từ thuở khai sinh lập địa), tính thời gian khi đoàn thỉnh kinh đi là 639- Năm chinh quán thứ 24= mất 14 năm.
Tình tiết và các dòng mạch quá phức tạp:
+Tam quốc: mâu thuẫn giữa triều đình và nông dân, xâm lược giữa các tập đoàn phong kiến địa phương, hoạn quan ngoại thích xung đột trong triều, ngoài xã hội nông dân khởi nghĩa, các anh hung từ thảo dã đứng lên. Tình tiết chủ yếu là nói lên sự hưng thịnh và suy vi của 3 tập đoàn Ngụy Thục Ngô.
+ Thủy hử: gần như tiểu sử mỗi người anh hung đều được ghi vào với quy luật: quan bức dân phản, bức thướng Lương Sơn.
Hệ thống nhân vật quá đông đảo: liên hoàn tiểu thuyết. Tam Quốc chí bên ngoài liên kết, bên trong phân ra từng đoạn mạch rõ rang. Nếu ko kể những nhân vật có tên tuổi thì đã có 1250 người. Kim bình mai từ thoại có 800 nhân vật. Nho Lâm ngoại sử có 630 nhân vật. Hồng lâu mộng có 400 nhân vật.
Câu chuyện quá dài, đầu mối phức tạp, số lượng nhân vật quá đông. Do vậy việc phân chương hồi tiểu thuyết như là một sự tất yếu khách quan.
Kế thừa nghệ thuật kể chuyện trường thiên dân gian.
- Nghệ thuật kể chuyện tiểu thuyết chương hồi biểu hiện ở mặt thị giác là tính toàn tri của tự sự, tức là nhân vật thượng đế biết hết tất cả mọi sự kể cả âm mưu, chiến tranh… Sau này, thời kì hiện đại, nhân vật người kể chuyện mới lùi xuống. Còn tiểu thuyết cổ điển, người kể chuyện vượt lên nhân vật để điều khiển.
=> qua người kể chuyện, tác giả thuyết minh đầy đủ tình tiết của câu chuyện. Thể hiện thái độ, bình phải trái cũng là người kể chuyện. Tiến hành thuyết giáo, báo trước kết cục của nhân vật, kết quả của sự kiện cũng là người kể chuyện. VD: Trước khi Đổng Thừa tiêu diệt Tào Tháo, tác giả để Đổng Thừa mơ được giết Tào Tháo; tác giả báo trước cái chết của Đổng Trác.
- Ngôn ngữ tự thuật: thấy được thuật ngữ của các thuyết thoại nhân: chuyện kể rằng, lại nói, muốn nghe chờ hồi sau phân giải => sáo ngữ, những cụm từ lặp lại: nói về quan võ: gan óc lầy đất => làm cường điệu hóa trọng điểm và gây sự chú ý của độc giả.
- Tiểu thuyết chương hồi tiếp thu hình thái của thoại bản: mở đầu gọi là nhập thoại, lời nói chính là chính thoại, lời cuối chương gọi là thiên vĩ. Đây là mô hình kể chuyện của dân gian.
+ VD: Thủy hử mở đầu là một bài từ nói rằng, có thơ nói rằng (ghi ở đầu chương), mở đầu tiểu thuyết cổ điển bao giờ cũng giới thiệu nhân vật từ trên trời rơi xuống. Chính thoại: Hồng thái úy lỡ thả yêu ma. Đoạn cuối: Tống Giang mơ lên làm vua, vua mơ thấy mình đến Lương sơn+ có 2 bài Đường luật.
+ Tây Du: Mở đầu giới thiệu nhân vật Tôn Ngộ Không, Đường Tăng.
- Sự thông tục hóa:
+ quan phương hóa: là truyện có tính chất thể hiện mô thức mô tả lịch sử hết sức quan phương.
+ truyện kể dân gian mang tính thông tục, làm cho người bình dân dễ hiểu, dễ nghe, dễ diễn tả. Muốn thể hiện được thì phải dùng ngôn ngữ bạch thoại. Thông tục hóa là thông tục bằng lời kể, khác với văn ngôn là ngôn ngữ quan phương.
+ nội dung của câu chuyện kể khúc triết, có cao trào, thoái trào nhưng phải đưa đẩy sinh động, rõ ràng.
=> văn học hiện đại: giải thiêng, không có cái gì là thiêng liêng cả. Ngân thành cố sự: chiến sĩ cách mạng, người không quan tâm đến cách mạng cũng chết. Không khí của ngân thành là không khí của phân trâu. Nhân vật của Lỗ Tấn cũng tương tự: mẹ chiến sĩ cách mạng xấu hổ vì hành vi của con, bánh bao tẩm máu chiến sĩ cách mạng. Truyện Đường Tăng giải thiêng Hồ Chí Minh: Đường Tăng ngồi kiểm điểm Vì thông tục nên nhân dân Trung Quốc dễ tiếp thu, lịch sử Trung Quốc đi vào nhân dân một cách dễ dàng.
- Thời kì đầu do tập thể sáng tác, thời kì cuối do cá nhân sáng tác. Thời kì đầu có Tam quốc chí bình thoại, La Quán Trung chỉ chấp bút. Quy luật của văn học trung đại là viết lại những cốt truyện đã có sẵn (thuật nhi bất tác). Ảnh hưởng đầu tiên của truyện kể dân gian là thời kì đầu các tác giả dân gian chuẩn bị cho nhà văn. Văn thể cũng như dạng thức văn học của tiểu thuyết là tái hiện cuộc sống thì nó thành thục rất muộn nên nó tiếp nhận nhiều thể tài khác nhau. Thơ, kịch, phú, chiếu, biểu rất nhiều. Trên thế giới nếu chia nhỏ các thể tài văn chương thì Trung Quốc là một trong những nước có nhiều thể tài nhất. Trung Quốc thu thập trong tự sự của mình rất nhiều các tiểu loại khác: dùng thơ để miêu tả nhân vật. Lục cơ (đời Tống) chia văn chương làm 10 thể, Nhậm Phỏng người đời Lương chia làm 85 thể, Văn tâm điêu long chia làm 35 thể, Hạ Phục Trương đời Minh chia làm 132 thể loại => lợi thế: làm cho người ta dễ nhớ, nhưng khi kể mà đưa thơ vào thì làm tiến độ của truyện chậm đi. Dùng thể văn này là do tiểu thuyết chín muộn, có thể thu thập vào trong nó nhiều tiểu loại khác. Tiểu thuyết chương hồi là thể loại tự sự phản ánh cuộc sống thăng trầm, người kể chuyện muốn tham dự vào để thể hiện quan điểm của mình.
+ Tam quốc chí diễn nghĩa có 30 thể văn: tấu, bình phú, sách, bi ninh, ký, sớ, biểu văn, thi, truyện, đồng dao. Đồng dao nhờ trẻ con hát để tuyên truyền tư tưởng hoặc ám thị một điều gì đó. Đây gọi là sấm vĩ: đưa ra những câu nói mơ hồ nhưng dự báo điều sắp xảy ra. Trạng Trình:
Cửu cửu càn khôn dĩ định (9 nhân 9=81: người Pháp xâm lược vào nước ta 80 năm),
Thanh minh thời tiết hoa tàn (hoa: người phương tây, tháng 3 hoa tàn lụi tương đương tháng dương lịch là người pháp thua),
Trực đáo dương đầu mã vĩ thẳng cho đến khi đầu con dê, đuôi con ngựa: cuối 1954 đầu 1955
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An (8 trung đoàn của cụ Hồ đi vào Tràng An)
Đề tài: các thể tài văn chương trong 1 tác phẩm tự sự Trung Quốc
+ Hồng lâu mộng: các thể loại văn học trong HLM: 17 tiểu loại (tiểu lệnh, từ, khúc, thi…)
Vì sao tiểu thuyết tự sự trung quốc bao gồm nhiều thể loại văn học? Thống kê
Phân loại các thể loại rồi phân tích chức năng: thơ, truyện, ký, tản văn.
Ý nghĩa thẩm mĩ của nó với chỉnh thế tác phẩm.
Điều này có cội nguồn từ nền văn hóa thâm hậu của trung Quốc, đa dạng hóa các phương thức phản ánh của tác phẩm. Chức năng: làm phong phú kỹ xảo nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi. Với việc khắc họa tính cách nhân vật dùng thủ pháp bạch miêu, văn thơ có kỹ xảo họa vân kiến nguyệt. Tác dụng phụ: nếu quá lạm dụng văn vần sẽ giảm bớt tính thông tục hóa của tác phẩm, làm trở ngại đến sự phát triển của tình tiết, kìm hãm cốt truyện.
Hí khúc: coi trọng mâu thuẫn, Tự sự: coi trọng diễn biến cốt truyện và nhân vật.
- Tùy thuộc vào sự tiến bộ trong sáng tác tiểu thuyết chương hồi: làm mờ dần đi các yếu tố kể chuyện dân gian, chuyển từ giai đoạn để nghe sang giai đoạn để đọc có sự phân biệt mạnh yếu rõ ràng.
Kết luận: TTCH là cách gọi khác của tiểu thuyết thông tục trường thiên cổ đại TQ. Nó phân hồi bằng mục và các đề mục, chia chương để tự sự, tình tiết vô cùng rậm rạp, nội dung có tính thông tục (ăn mặc ở, bi ai hỉ nộ). Ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu, văn thể kế thừa sáng tạo tập thể, mô phỏng những đặc trưng chủ yếu của hình thức nghệ thuật kể chuyện. Từ những truyện kể trường thiên từ Tống- Nguyên diễn hóa tới nay, tiểu thuyết chương hồi là một dạng thức văn học trong tiểu thuyết cố đại TQ. Nó khác biệt với bút kí, truyền kỳ, bạch thoại, đoản thiên. Truyền kỳ đời Đường là tiểu thuyết nhưng truyền kì đời Minh là kịch. Nó đóng góp những thành tựu chủ yếu và điển hình vào kho tàng tiểu thuyết cổ đại TQ, là một thể tài văn học có ý nghĩa tiêu biểu trên văn đàn Trung Quốc.
Đọc: Lương Duy Thứ 8 bộ tiểu thuyết TQ, Trần Xuân Đề, Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2 (Kịch nguyên và tiểu thuyết)
Phân kỳ tiểu thuyết chương hồi
Từ khi ra đời là cuối Nguyên đầu Minh, từ Cách mạng Tân Hợi (gần 600 năm) có khoảng 900 bộ.
- Chia ra 4 giai đoạn:
+ cuối Nguyên đầu Minh
+ giữa và cuối nhà Minh
+ từ đầu đến Trung kỳ nhà Thanh
+ cuối triều Thanh
Giai đoạn cuối Nguyên: là thời kỳ ra đời của tiểu thuyết chương hồi. Đặc trưng về tiểu thuyết chương hồi về cơ bản đã hội đủ. Từ truyện kể dân gian biến thành truyện kể trường thiên (tự sự trường thiên). Từ nghệ nhân kể sang tả, từ cảm thụ thính giác sang cảm thụ thị giác.
Giữa và cuối nhà Minh
Đây là thời kỳ phát triển toàn diện của tiểu thuyết chương hồi.
- Số lượng: tăng vọt.
- Hình thức nghệ thuật ngày càng hoàn thiện.
- Phương pháp sáng tác: từ hình thức sáng tác tập thể kể những câu chuyện lịch sử những chuyện cũ dần dần chuyển sang sáng tác của văn nhân, cá nhân=> mở rộng nhãn quan để đánh giá cuộc sống hiện thực.
3. Thời kỳ đầu đến trung kỳ nhà Thanh
Đây là thời ký cực thịnh của tiểu thuyết chương hồi, từ nội dung đến phương pháp sáng tác đạt đến trình độ cao.
Những tác phẩm như: Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng đã đạt đến trình độ mẫu mực, khó có tác phẩm nào có thể vượt lên.
Cuối triều Thanh
Đây là giai đoạn suy vi của tiểu thuyết chương hồi. Kỹ xảo của tiểu thuyết phương Tây đã du nhập vào trung quốc. Hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi dần dần bị xóa nhòa. Chương hồi đã bị biến dị.
Do tâm lý thất bại đến thời nhà Thanh=> tác phẩm tiểu thuyết chương hồi dần dần chuyển biến nhạt màu.
Phân loại
Tiêu chí phân loại
Tiểu thuyết đời Minh
(định hình và đang lên)
Tiểu thuyết đời Thanh
(cực thịnh và đi xuống)
Tác giả
Phần lớn là tập thể (thủy hử, tam quốc…) viết lại những cốt truyện đã có sẵn.
Cá nhân (đời thanh mới nói đến vấn đề phong cách)
Đề tài
Chủ yếu là đề tài lịch sử Thủy hử- đời Tống, Tây Du- đời Đường
Cuộc sống đời thường kim bình mai, chuyện làng nho, hồng lâu mộng:cuộc sống đại hưởng thụ, văn hóa nô lệ…
Nhân vật
Phần lớn là anh hùng sinh ra trong khát vọng muốn được giải phóng
Không còn nhân vật anh hùng, toàn là nhân vật đời thường
Phân loại của Lỗ Tấn:
- Tiểu thuyết giảng sử: Tam Quốc
- Tiểu thuyết anh hùng: Thủy hử
- Tiểu thuyết thần ma: Tây Du
- Tiểu thuyết sinh hoạt: Hồng Lâu Mộng
=> 4 loại này chia theo nội dung. Nếu xét trên mặt nghệ thuật thì là trường thiên.
- Đoản thiên tiểu thuyết: Nho lâm ngoại sử
Phân loại của Xêmanôp
- Tiểu thuyết anh hùng: 3 loại trên của Lỗ Tấn.
- Tiểu thuyết sinh hoạt: 2 loại cuối của Lỗ Tấn.
So sánh hai bộ kinh nhập thế và xuất thế. Người Trung Quốc nhập thế. Đạo giáo là xuất thế. Người Ấn Độ xuất thế.
Đặc điểm nghệ thuật:
- Quan niệm về tự sự: có cốt truyện, nhân vật, thời gian, không gian, cách thức kể (nhấn mạnh điểm nhìn trần thuật)
Vũ: bốn phương trên dưới
Trụ: vãng cổ lai kim
- Thủ pháp:
+ thực hư tương sinh: cái hư sinh ra cái hữu, tả mà hóa ra không tả. Tả Khổng Minh ở trận Xích Bích.
+ tân chủ tương sấn: cả chủ và khách dựa vào nhau, làm nổi nhau lên. VD: miêu tả Dương Chí đoạn áp tải đồ sinh nhật của Lương Trung Thư.
+ tiệt pháp, phân pháp, hoành vân đoạn sơn pháp (mây chắn ngang nối, cầu chắn ngang dòng nước: cách chia nhánh trong quá trình tự sự. Nếu cứ kể liên miên sẽ mệt cho người nghe. Đang kể một mạch lại xen ngang những câu chuyện ngắn vào)
+ lộng dẫn pháp (phóng đại), nội vĩ pháp (tạo ra dư ba, mạch ngầm). Lộng dẫn: cách dẫn dắt văn chương, là một đoạn văn lớn, không cần đột nhiên nổi lên mà trước hết cần viết một đoạn văn nhỏ để dẫn nó.
+ phồn giản pháp: rậm rạp và giản dị. Ngũ tài tử thư- Thánh Thán.
+ huyền nhiệm thiết chí: tăng cường sự hấp dẫn, bố trí tầng tầng lớp lớp trận giả khiến người đọc như đi vào mê trận.
Tam quốc, Thủy hử, Tây du, hồng lâu mộng, nho lâm ngoại sử.
KẾT CẤU TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI
- Cấu trúc: nói đến tính chung trong tổ chức nghệ thuật. Khác với kết cấu: tùy thuộc tư tưởng của từng tác giả mà có những cách kết cấu khác nhau. Kim Thánh Thán: người ta phải có đủ toàn sách trong đầu rồi mới hạ bút viết (các tác giả nắm được tính tổng thể của một tác phẩm).
- Nguyên tắc kết cấu:
+ phục bút chiếu ứng: trong quá trình viết là đã tính toán toàn bộ quyển sách. Gọi là đường rắn đi trong cỏ: không thấy đường nhưng vẫn có mạch. Khởi phục chiếu ứng: lúc lên lúc xuống, cấu trúc theo mạch thời gian. VD: Thạch hào lại- Đỗ Phủ: mở đầu là có viên lại đêm bắt người. Tác giả dùng chữ nhân để giới thiệu mạch ngầm của nó. Cuối cùng bà già xin đi lính=> đây là chiếu ứng. Binh sa hành là tiếng khóc của người sống đưa tiễn (mở đầu), kết thúc là tiếng khóc của hồn ma bóng quỷ.
Lạ: kỳ nhân, kỳ sự, kỳ văn.
Tiểu thuyết cổ điển nhiều sự kiện, nhân vật mà thời gian thì lại quá dài nên
+ thủ vĩ chiếu ứng: mạch lạc thông suốt từ đầu và cuối. Có cơ sở triết học âm dương có tan có hợp. Nhưng giữa các tác phẩm phải có những móc nối hợp lý. Quyển đầu Tâm quốc, mở đầu hoạn quan làm tan triều đình, tập cuối hoạn quan lại làm tan nát triều đình nhà Thục, nhà Ngô. Quyển đầu có yêu thuật của Hoàng Cân, quyển cuối co vu thuật của đồng cốt khiến Lưu Thiện u mê. Mở đầu là một bài từ và kết thúc là bài cổ phong. Cả 100 năm dùng hai từ: một chữ mộng và một chữ không để kết là sự tương hợp về ý đã có trong bài từ mở đầu sách.
+ hồi hoàn đốc tỏa: móc nối trở đi trở lại, đan dệt chặt chẽ, tập trung vào tổ chức tình tiết tránh kết cấu tán loạn. Hồng lâu mộng mở đầu là sự kiện thái hư cảnh ảo, các nhân vật xuống trần sau khi nếm trải vinh hoa phú quý thì trở về trời. Nguyên nhân là có Giáng Châu và đá Thần Anh muốn nếm thử vinh hoa trần thế.
=> cuộc đời là mộng. Trong giấc mộng ấy có nhiều người mê. Mê quyền lực là Phượng Thư, mê tình yêu là Đại Ngọc, mê chạy theo sắc dục chiếm đoạt, mê trở thành mẫu mực luân lí Tiết Bảo Thoa. Trong tác phẩm, người sung sướng rất ít, người đau khổ rất nhiều. Tác phẩm mở đầu và kết thúc tương ứng: có 3 mùa xuân, 3 mùa thu, 3 hồng hỉ, 3 bạch hỉ=> có chiếu ứng và liên kết. Xét về nhân vật cũng có liên kết, móc nối với nhau. Sử Tương Vân, Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa là 3 người đẹp trong mắt Giả Bảo Ngọc. Vương Hi Phượng (cô con dâu có quyền sinh quyền sát)- Lý Hoàn (cô con dâu nhưng chỉ là cái bóng), Diệu Ngọc (thân nơi cửa phật, tâm nơi trần ai)- Lan (thân nơi trần ai, tâm nơi cửa phật). Lâm Đại Ngọc có 3 bi kịch: không xây dựng lại được cơ nghiệp của tổ tông; không thể hòa nhập được với mọi người, kiêu kỳ cô độc, người ta nói nửa câu đã vận vào mình; yêu không bao giờ đạt được đến kết thúc.Trang Tử: thà làm con lợn cỏ chạy rông ngoài bãi hơn là con dê tế thần=> tự do. Trang Tử đặt dấu bằng giữa các sự vật, sự việc.
So sanh: Tam Quốc: sử thi, Thủy hử: anh hùng truyền kỳ. Hồng Lâu Mộng: sự thăng hoa của cái đẹp, Kim Bình mai: sự thăng hoa của cái xấu.
* Nguyên tắc xây dựng nhân vật:
- Dị tướng: là người có tài, hoặc đẹp như ngọc, hoặc xấu ma chê quỷ hờn. Có sức mạnh vô địch, sinh kỳ lạ, chết kỳ lạ. Quan Vân Trường mặt đỏ.
Triết học gọi là đạo gia: tư tưởng triết học của Lão Tử, tôn giáo gọi là đạo giáo có giáo chủ, có kinh bổn, có nơi tu luyện đạo quán, mục đích tu luyện là trường sinh bất tử.
Sự di chuyển tâm linh: dùng hình thức thiên nhiên bên ngoài để thể hiện tư tưởng tâm linh Thiền. Trong thần thoại của loài người có thần thoại sáng tạo (vũ khí, sự sống, sản xuất nông nghiệp, thần thoại chinh phục), thần thoại suy nguyên. Tây Du sáng tạo những motif thần thoại: các nhân vật đều thực hiện sự chinh phục cái chết với mục đích trường sinh: vua, sư, các con vật. Ma quỷ bắt Đường Tăng vì biết là Kim Thiền Tử là con ve sầu vàng. Cách thức sống lâu muôn tuổi: nhân sâm, đào tiên, linh chi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc.doc