Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái

Trên tinh thần nỗ lực giải quyết các vấn đề trọng tâm của đề tài, chúng tôi nhận thấy vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra, nếu có điều kiện nghiên cứu trong tương lai, đây sẽ là những gợi mở thú vị: - Bản chất là một lí thuyết khởi nguồn từ phong trào hoạt động môi trường, phê bình sinh thái bị cho là yếu về lí luận, nhiều khi bỏ qua lí luận. Do đó, xây dựng hệ thống lí luận phê bình sinh thái vững chắc đang là mục tiêu hướng đến của các nhà nghiên cứu. Đây là hướng nghiên cứu mở ra triển vọng để xác định cụ thể đối tượng nghiên cứu phê bình sinh thái, phương pháp thực hành khả dụng, tránh tình trạng “vay mượn” và “lạm dụng” quá nhiều các lí thuyết khác, mất đi giá trị độc tôn của phê bình sinh thái. Thực tế, phê bình sinh thái chú trọng nhiều đến cảm hứng phê phán, điều này khó mang lại sự trưởng thành về phương diện lí luận. Nếu dẫn nhập tinh thần triết học sinh thái phương Đông cổ đại, phê bình sinh thái sẽ bồi đắp và củng cố một số vướng mắc từ trong bản chất

pdf30 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 từ góc nhìn phê bình sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất liên ngành của phê bình sinh thái đã thu hút nhiều quan tâm, chú ý của các chuyên gia văn học, văn hóa, sinh học, lịch sử, địa lí, vật lí Từ những năm 1970 đến nay, phê bình sinh thái từ phong trào nhỏ lẻ, tản mác đã trở thành một hướng nghiên cứu phổ biến, sôi nổi toàn cầu. 1.3.2. Hướng nghiên cứu đề tài Thứ nhất, giới thiệu được ngành sinh thái học nhân văn hiện nay đang trở thành một khoa học toàn cầu, kết hợp thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn để xử lý những vấn đề mà Trái đất, môi trường đặt ra trước con người. Thứ hai, việc tiếp cận phê bình sinh thái sẽ phát hiện ra những bước chuyển mình của tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh Đổi mới, tiếp thu tinh hoa nhân loại. Thứ ba, khảo cứu những tiểu thuyết từ Đổi mới đến nay, chúng tôi tiến hành định giá các chuẩn tắc đạo đức sinh thái được biểu hiện cụ thể qua hệ thống nhân vật. Mỗi hành động, ứng xử của nhân vật sẽ là nấc thang để phân chia phạm trù đạo đức. Thứ tư, dựa vào tính chất liên ngành và những hiệu ứng mà phê bình sinh thái mang lại, chúng 5 tôi đi sâu vào thế giới tinh thần qua quyền lực của diễn ngôn và các phạm trù văn hóa, liên văn bản. CHƯƠNG 2. MỘT CÁI NHÌN HẬU/ GIẢI CẤU TRÚC VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2014 2.1. Phê bình sinh thái và đặc tính hậu/ giải cấu trúc 2.1.1. Về khái niệm và cội nguồn của phê bình sinh thái 2.1.1.1. Khái niệm Tính chất mở, đa chiều và liên ngành đã mang đến nhiều khái niệm cho phê bình sinh thái. Điều này không tạo nên những mâu thuẫn, đối lập và tranh cãi giữa các học giả. Ngược lại, nó phát ra một hiệu ứng khả nghiệm, lan tỏa và thu hút nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa nhằm hoàn thiện lí thuyết, đồng thời cũng khẳng định từ trường hấp dẫn của phê bình sinh thái đối với thế giới hiện nay. Và dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng tất cả các học giả đều đồng nhất phê bình sinh thái là một lí thuyết có những đặc trưng tư tưởng và nguyên tắc mĩ học rõ ràng, đó là lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm tôn chỉ, phán xét nguồn gốc văn hóa tư tưởng của nguy cơ sinh thái và thẩm định văn bản từ góc độ nghệ thuật sinh thái. Đây cũng chính là quan điểm của chúng tôi trong luận án. 2.1.1.2. Cội nguồn triết học của phê bình sinh thái Những tư tưởng triết học của các trường phái luân lí học môi trường phương Tây nửa đầu thế kỉ XX có thể coi là nền tảng cơ bản cho sự ra đời của phê bình sinh thái, trong đó quan trọng nhất là luân lí “kính trọng sinh mệnh” của Schweitzer và “luân lí địa cầu” của Leopold. Aldo Leopold được coi là người đầu tiên đề xướng sự bảo vệ sinh thái của phương Tây cận đại. Bên cạnh đó, quay về với tư tưởng văn hóa phương Đông cổ đại cũng là một khuynh hướng quan trọng của phê bình sinh thái hiện nay. Tính chỉnh thể trong trật tự, tính hướng nội trong quy tắc của phương Đông có thể điều chỉnh tư tưởng cá nhân và chủ nghĩa bá quyền mang tính hiện đại phương Tây, giúp cho nhân loại tìm ra con đường tinh anh nhất giữa các nền văn hóa. Sự hòa kết Đông Tây, tư tưởng luân lí sinh thái phương Tây nửa đầu thế kỉ XX và tư tưởng sinh thái của tam giáo phương 6 Đông là nền tảng vững chắc của phê bình sinh thái. Bổ sung những ưu điểm và khắc phục nhược điểm giữa hai nguồn tư tưởng này, phê bình sinh thái sẽ có cội nguồn triết học cùng cơ sở lí luận thuyết phục và hoàn thiện hơn. 2.1.2. Đặc tính hậu/ giải cấu trúc của phê bình sinh thái Chứng minh rõ đặc tính hậu/ giải cấu trúc của phê bình sinh thái được thể hiện như thế nào, trong một bài nghiên cứu của mình, Michael Verderame, ông đã cho rằng, thời kì này các học giả chú trọng nhiều hơn đến giải cấu trúc trong phê bình sinh thái, với các đặc điểm: giải cấu trúc sự đối lập có tính kế thừa của “tự nhiên” và “nhân loại” mà trước đây điều này là vinh dự nhưng sau này là một sự xem thường; khám phá các khía cạnh vật chất, kinh tế, xã hội và những tác động của quá trình môi trường; kiểm tra “phương diện môi trường” như một thuộc tính quan trọng của tất cả các văn bản hơn là một lĩnh vực của một thể loại bị giới hạn eo hẹp trong “lối viết tự nhiên”; đồng thời mở rộng tầm nhìn của nó vượt ra ngoài cảnh quan hoang dã và nông thôn bao gồm các thành phố, vùng ngoại ô và phần còn lại của môi trường xây dựng. Ông nhấn mạnh “một phê bình sinh thái mới tốt nhất nên được xuất phát từ các bậc tiền bối” và “các nhà phê bình sinh thái văn học cần tham gia vào các dòng chảy phê bình tân lịch sử và chủ nghĩa hậu cấu trúc một cách trọn vẹn và cởi mở hơn”, trong đó giải cấu trúc là một xu hướng thích hợp để giúp phê bình sinh thái “trở nên dễ tiếp nhận hơn” bằng cách trút bỏ vị trí bên lề (nằm ngoài phê bình văn học hiện đại chính thống) và “mang đến một không gian thích hợp hơn trong các cuộc đối thoại về tri thức”. Nhưng các lí thuyết như “tác giả chết” R.Barthes, “nguyên lí đối thoại” của M.Bakhtin, “chủ thể biến mất  liên chủ thể” của M.Foucault, chủ yếu là diễn giải ở cấp độ văn bản, ngôn ngữ. Vì thế, vận dụng vào phê bình sinh thái sẽ có độ lệch nhất định, đôi chỗ dễ rơi vào biện luận. Do đó, chúng tôi xác định từ đầu, chủ đích của phê bình sinh thái không chú trọng mạnh vào hình thức nghệ thuật (như ngôn từ trau chuốt, cốt truyện li kì hay xây dựng nhân vật hấp dẫn) mà cốt yếu đi sâu vào nội dung, trong đó định giá đạo đức và tinh thần sinh thái là vấn đề cốt lõi. Bên cạnh đó, với đặc trưng và hệ thống lí luận như trên, phê 7 bình sinh thái đã thể hiện rõ cảm quan hậu hiện đại. Vì thế hậu/ giải cấu trúc trong phê bình sinh thái còn gợi mở cho chúng ta một vấn đề khác liên quan đến liên văn bản và văn học so sánh, cũng như các hệ hình lí thuyết khác. Do vậy, hậu/ giải cấu trúc không phải là phương pháp duy nhất để tìm kiếm ý thức sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay, nhưng là cánh cửa gợi mở nhiều tham chiếu thú vị. 2.2. Những phương diện hậu/ giải cấu trúc của phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới 2.2.1. Phi trung tâm – dạng thức tồn tại của văn hóa hậu hiện đại Nằm trong dòng chảy hậu hiện đại, các nhà văn sinh thái rời bỏ niềm tin vào tương lai bền vững, tươi đẹp, quay về ý thức rõ hơn hiện thực với nhiều hiểm nguy đang rình rập, con người đối mặt trước một thời đại “không số phận”, không đoán định. Nhưng nếu hậu hiện đại tạo ra cái nhìn hỗn mang trước những giao điểm, ngã rẽ, thì phê bình sinh thái lại tạo ra cái nhìn tụ điểm. Điều này tưởng như mâu thuẫn, nghịch lí với “phi trung tâm” của hậu/ giải cấu trúc. Nhưng kì thực, đó lại là nét riêng biệt của tính chất phi trung tâm phê bình sinh thái. Tụ điểm của phê bình sinh thái thể hiện ở chỗ, khi xóa bỏ cái nhìn trung tâm, các nhà văn có cơ hội quan tâm nhiều hơn trong văn bản những đối tượng yếu thế, thua thiệt, có nguy cơ tổn hại và chìm khuất. Bước ngoặt này giúp cho các nhà phê bình sinh thái dịch chuyển trung tâm qua những đối tượng mang tính chất thực tế hơn: “trái đất trung tâm”, “sinh vật trung tâm”, “sinh thái trung tâm”. Tùy theo từng hoàn cảnh, tình thế cụ thể, tụ điểm được kết nối và trở thành trung tâm, chẳng hạn, trong Ruồi là ruồi (Đỗ Phấn), khi người dân tiến hành cuộc tàn sát quy mô lớn nhất từ trước đến nay để tiêu diệt tận gốc loài ruồi và môi trường dành cho chúng, ống kính nhà văn hướng nhiều ưu ái đến ruồi. Dù muốn hay không muốn, nhân loại phải thừa nhận “chúng là một phần trong cuộc sống trên hành tinh xanh của chúng ta”, và “những mối nguy hiểm do chúng mang lại không hẳn đã áp đảo lợi ích của chúng”. Cuộc sống của người đều xoay quanh bên ruồi, nên mục đích của nhà văn khi đề cao ruồi chính là “hướng đến một trái đất cân bằng sinh thái. Mọi cỏ cây và sinh vật sống trên hành tinh này đều phải được tôn trọng”. 8 2.2.2. Cái chết của chủ thể - tính liên chủ thể Cái chết của chủ thể dưới góc độ sinh thái không đơn giản chỉ là phủ định hoàn toàn vai trò và vị thế của con người, mà sâu xa hơn, nhà văn mong muốn kìm hãm những dục vọng bạo liệt của con người cùng những suy nghĩ và hành động phi lí của chính họ đối với tự nhiên. Chính vì vậy, đi cùng với việc phản chủ thể, cái chết của chủ thể trong sáng tác phê bình sinh thái còn là sự thể hiện tính liên chủ thể. Trong tiểu thuyết Việt Nam sau Đổi mới, tính chủ thể tự trị, tính độc sáng của cá nhân theo đây chỉ còn là một huyễn tưởng khi ý nghĩa tương giao nhân loại – tự nhiên được xác định thông qua những hình ảnh cụ thể mang tính ẩn dụ cao. Sự tương trợ sinh tồn của tập thể Liên hiệp quốc doanh đánh cá và biển (Biển và chim bói cá); sự hòa nhập giữa Ân và sông (Sông); kiếp sống kí sinh giữa ruồi và người (Ruồi là ruồi); tính hài hòa nhân ái giữa bồ câu và già SuDa (Những bầy mèo vô sinh); những hi sinh, tận tụy, trung thành của một chú chó luôn hết mình vì chủ và người chủ cũng chân thành đối đãi thật tâm với nó (Chó Bi, đời lưu lạc), là những thành công trong việc xóa mờ ranh giới giữa chủ thể/ khách thể, nhân loại/ phi nhân qua hai hình tượng song trùng: người/ cá, người/ sông, người/ ruồi, người/ mèo, người/ chó. 2.2.3. Tính đối thoại – phương thức kết nối với thế giới tự nhiên Đối thoại thực chất là thể hiện sự đối lập về lập trường tư tưởng của các nhân vật, làm nên đặc điểm đa thanh, phức điệu cho tiểu thuyết. Tất nhiên, tính chất đối thoại với tự nhiên trong các tiểu thuyết sinh thái hoàn toàn khác với đối thoại trong các truyện viết về loài vật. Nghĩa là nhà văn không tạo ra những lượt vấn đáp/chuyện trò giữa nhân loại và thế giới phi nhân loại, cũng không theo phương thức đồng thoại. Sự thấu cảm và kết nối ở đây được thực hiện chủ yếu thông qua độc thoại, suy tưởng, tự vấn của con người và cả tự nhiên. Trên nguyên tắc đảm bảo cân bằng giữa lập trường nhân vật và lập trường tác giả, chủ thể (có thể là con người, hoặc tự nhiên) bộc lộ hành trình tự nhận thức của mình. Bằng sự trải nghiệm của chủ thể, nhân vật phát biểu, phán xét những hành động, vấn đề liên quan đời sống như đạo đức, xã hội, chính trị, văn hóa 9 CHƯƠNG 3. ĐỊNH GIÁ CHUẨN TẮC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI TỪ HỆ THỐNG NHÂN VẬT 3.1. Kiểu nhân vật xâm phạm tự nhiên – khát vọng bành trướng 3.1.1. Tư tưởng nhân loại trung tâm và sai lạc hành vi 3.1.1.1. Niềm khoái cảm khi được thống trị tự nhiên Sở dĩ con người có thể bất chấp mọi hậu quả nhằm chinh phục được tự nhiên là bởi họ tìm thấy trong đó một niềm khoái cảm của kẻ chiến thắng, một cảm giác tự tin khi được làm trung tâm, bá chủ. Tiểu thuyết Gần như là sống của Đỗ Phấn có kể về chi tiết những dân chơi Hà Nội đua nhau “tha” những thứ ở rừng về trưng bày trong không gian chật chội của phố thị, trong đó có nhiều loài chim quý. Tuy nhiên, dân chơi chim cảnh Hà thành không mấy ai nhòm ngó loài chim Quế Lâm ngũ sắc, “dù bộ mã con chim vô cùng bắt mắt”, “tiếng hót của nó quá ồn ào liến thoắng như thổi còi làm tăng thêm nhịp độ gấp ruổi vội vã phố phường”. Nuôi chim cảnh, nhưng không phải để ngắm, cũng không phải thưởng thức tiếng hót, rút cuộc những dân chơi thành thị muốn gì? Họ nhốt chim trong lồng, treo giữa nhà như một thứ “trang sức”. Muốn nhìn thấy chúng nằm trong những chiếc hộp, cũng giống như họ đang “ở trong những cái hộp như thế của thành phố”. Chính quá trình vật lộn và giành được chiến thắng với tự nhiên, con người đạt những cảm giác mới, đánh thức bản năng của chính mình ẩn nấp trong chuỗi ngày u ám, tẻ nhạt. 3.1.1.2. Đến những sai lạc trong hành vi Đắm chìm trong tư tưởng thống trị thế giới, con người không nhận thức sáng suốt hoàn cảnh thực tế và những hành động chính đáng cần làm. Người cha (Trăm năm còn lại) vì mãi theo tiếng gọi của vàng và tham vọng bá chủ, nên đã quên chăm sóc, vun vén cho tổ ấm của mình. Một thời gian sống trong rừng sâu với sự thù hằn và đối chọi, rẫy khai hóa đã hơn hai mươi năm nên đất mầu xói mòn cuốn theo suối rồi đổ cả vào dòng Dabkla. Mất đi khả năng thấu hiểu tự nhiên và chối từ giao cảm với muôn loài, con người dễ đẩy mình vào con đường tha hóa, độc tài, máu lạnh. Trong Thoạt kì thủy (Nguyễn Bình Phương), Tính là kiểu con người có hội chứng tâm thần đặc biệt, với sở thích quái dị: khoái cảm 10 khi được trải nghiệm cảnh sát sinh. Không làm chủ được hành động của mình, Tính đã để vô thức điều khiển trong niềm khoái lạc, dã tâm châm lửa thiêu cháy bố mẹ Hiền không chút dao động, cầm dao giết ông Khoa rồi tự kết liễu mình. Nếu con người không ý thức được sự đau đớn của sinh vật khi bị chính mình giết hại, thì cũng sẽ không nhận thức được hành động đã làm với chính đồng loại. Nhìn các nhân vật trong Trăm năm còn lại, Săn cá thần, Thoạt kì thủy theo quan điểm Phật giáo sẽ thấy, sự hủy hoại môi sinh, ô nhiễm môi trường là hậu quả đỉnh cao của tư duy hữu ngã, con đường hưởng thụ lạc thú của con người. Vì thế, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng môi sinh nghiêm trọng là do vô minh và tham ái. Còn theo quan điểm của Lão Tử trong Đạo đức kinh thì, “Trí tuệ xuất, hữu đại ngụy” (Trí tuệ sinh ra, có vô vàn điều giả dối). Cho nên, càng biết nhiều, con người càng ham muốn nhiều, khả năng đòi hỏi thỏa mãn dục vọng cao. Không có trí tuệ nào của con người có thể sánh kịp với “trí tuệ của tự nhiên”. Khi các nhân vật bất tuân tự nhiên, làm trái đạo lí, tất yếu sẽ gánh những hậu quả khó lường. Như vậy, phê bình sinh thái phản đối tư tưởng nhân loại trung tâm không chỉ đơn thuần là phản đối nhận thức lệch lạc của con người đối với tự nhiên, ẩn chứa trong đó còn là sự phê phán thái độ vô cảm, tha hóa đạo đức, lệch lạc lối sống. Cho nên, giải trừ quan niệm “nhân loại trung tâm” cũng là cách giải trừ “tà khí” trong con người. 3.1.2. Sự mơ hồ sinh thái – những ngộ nhận trong quy luật sinh tồn 3.1.2.1. Ngộ nhận tự nhiên là vô tận trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đầu tiên là những ngộ nhận của con người trong giai đoạn chiến tranh. Khu rừng Yên Ngựa trong tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu của Nguyễn Khắc Phê là minh chứng cho những vết tích và mất mát của một thời máu lửa. Để phục vụ cuộc đối đầu với kẻ thù, người ta “đua nhau đi chặt gỗ làm hầm, cây càng to, càng chắc càng có nhiều thành tích”. Cánh rừng là nơi nương náu cho bộ đội, là nguồn vũ khí đơn sơ mà hữu dụng trong chiến đấu và cũng là nơi hứng chịu không biết bao nhiêu trận càn quét của giặc. 11 Người Việt thường tự hào về non sông gấm vóc hùng vĩ và “rừng vàng, biển bạc”, nhưng rừng ngày một tàn lụi, và biển cũng đến lúc cạn nguồn. Thuyền trưởng Lê Mây (Biển và chim bói cá – Bùi Ngọc Tấn) luôn ao ước khi kháng chiến thắng lợi sẽ được lên tàu đi đánh cá ngoài biển khơi. Anh tâm niệm phục vụ đất nước bằng cách “khai thác biển vàng biển bạc, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, sánh vai cùng các nước khắp năm châu bốn biển”. Nhưng biển ngày càng bị con người xâu xé, khai thác đến cạn kiệt. Kết cục tàn lụi của Quốc doanh đánh cá là điều dễ dàng đoán định, khi chúng ta không ý thức được khai thác đi liền với gìn giữ, đánh bắt cùng cần phải bảo vệ tài nguyên; mặc sức vơ vét tận cùng, biển sẽ nổi giận qua những đợt giông bão, sóng thần, thủy triều đỏ, và cá tôm cũng sẽ vơi dần. 3.1.2.2. Thái độ thờ ơ trước cuộc khủng hoảng môi trường Nguyễn Khắc Phê đã lí giải cuộc chiến đấu bảo vệ rừng trong Thập giá giữa rừng sâu sở dĩ không cân sức và có một kết cục bất hợp lí cũng vì lòng tham và sự vô cảm của rất nhiều người. Bá mang chức danh là hạt trưởng Hạt kiểm lâm nhưng chính y lại đi bán rừng và quên đi nhiệm vụ chính của mình là phải bảo vệ rừng. Với tâm lí thờ ơ và hám lợi, Bá bị đồng tiền của lâm tặc điều khiển và trượt dài trên con đường tha hóa. Ngay cả những người dân làng Sim, họ cũng hết sức buông xuôi, vì “đã quen coi mọi thứ trong rừng núi là của trời đất, như cát dưới lòng sông, như nước mưa, như nắng, chẳng của riêng ai và dùng nhiều hay ít chẳng làm hại ai”. Nên có bi quan không khi Nguyễn Khắc Phê tự đặt một câu hỏi nhói lòng: “Chẳng lẽ con người càng văn minh, càng ngu ngốc, vô đạo sao?”. Khai thác những trạng huống phản diện, tiêu cực trong cách hành xử với tự nhiên của con người từ sau Đổi mới, các nhà văn không cố tình làm mất đi những giá trị người, chỉ là để thấy một thực tế đã và đang diễn ra trước những tương tác, va chạm của thế giới người và thế giới bên-ngoài-con-người. Trong sự va chạm, tương tác ấy, nhiều tổn thất, nguy hại đã xảy đến với tự nhiên, mà một phần nguyên nhân chính là do sự “ngây thơ”, bàng quan, quan liêu, tư lợi của con người. Vấn đề mơ hồ sinh thái sẽ còn tiếp diễn nếu chúng ta không thức tỉnh và thay đổi nhận thức toàn bộ cộng đồng. Charles Wells đã nói: 12 “Chúng ta chỉ có thể thay đổi thế giới bằng cách thay đổi con người”. Tiếng nói tôn trọng sinh mệnh và bảo vệ tự nhiên của từng cá nhân riêng lẻ sẽ chìm dần trong bất lực và yếu đuối. Sự kết nối và san sẻ của tất cả mọi người là điều cần thiết. 3.2. Kiểu nhân vật nạn nhân sinh thái – hậu quả của văn minh 3.2.1. Nông dân, người nghèo và sự gợi mở sinh thái giai cấp Quan sát, một vòng luẩn quẩn có tính quy luật trong đời sống của nông dân và người nghèo được diễn ra, lặp lại trong tiểu thuyết từ sau Đổi mới: Đói khổ  Bóc lột tự nhiên  Thoát khỏi đói khổ  Tha hóa, sa ngã  Đói khổ. Chúng tôi gọi mô hình này là Chu trình Sinh thái đói nghèo. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc sống khốn cùng của nhân dân, như dịch bệnh, dân số đông, trình độ dân trí thấp, những bất cập trong chính sách quản lí của nhà nước, thiên tai, Trong số đó, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến những hậu quả do sự tác động của con người đối với thiên nhiên khiến cho người dân khó thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng điều quan trọng của sinh thái giai cấp là “sự áp bức của con người đối với tự nhiên bao giờ cũng đi kèm với sự áp bức của con người đối với con người trong xã hội”. Bởi trong quá trình chiếm đoạt tự nhiên, những người làm chủ, có tiền, có quyền luôn được hưởng lợi nhiều nhất. Đối với người nghèo, người làm thuê, họ thường chịu thua thiệt và hẩm hiu. Sùng Chúa Đà trong Chúa Đất (Đỗ Bích Thúy) là kẻ “vừa giàu có, vừa độc ác”. Hắn đã dùng sức mạnh quyền lực của mình để bắt dân làng trồng cây thuốc phiện thay vì trồng cây lương thực.Bởi sau mỗi vụ anh túc, Chúa đất lại thu về rất nhiều bạc trắng. Nhưng “bạc trắng vào nhà chúa đất một trăm đồng thì chưa chắc vào nhà người trồng anh túc được một đồng”. Nên cả một vùng núi, nông dân đói khổ, lầm than. Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn lại phản ánh trong cuộc mưu sinh khó nhọc, người nghèo luôn phải nỗ lực hết mình lao động, khai thác nhiên nhiên bằng máu, nước mắt, mồ hôi. Nhưng kết quả họ thu về đều phải san sẻ cho người quyền thế hơn. Qua quá trình miêu tả cuộc chiến đấu, sinh tồn của con người trước thiên nhiên, các tiểu thuyết gia Việt Nam bắt đầu chú ý đến mối tương quan trong sự phân cấp giữa nông dân/ địa chủ, người giàu/ 13 người nghèo. Bất bình và phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng đến tự nhiên, nhiều nhà văn chủ trương bình đẳng môi sinh và giai cấp, thay đổi cách ứng xử giữa con người – con người sẽ góp phần nhỏ trong việc thay đổi cách ứng xử với thế giới thiên nhiên. Màu rừng ruộng (Đỗ Tiến Thụy), Gần như là sống (Đỗ Phấn), Biển và chim bói cá (Bùi Ngọc Tấn), Sông (Nguyễn Ngọc Tư), Chúa đất (Đỗ Bích Thúy), Thiên đường ảo vọng (Nguyễn Trí) là những tiểu thuyết đã thể hiện tinh thần như thế. 3.2.2. Thị dân, trí thức và làn sóng sinh thái đô thị Hướng đến một đời sống tinh thần an nhiên, với người thành phố là điều quá khó khăn. Họ tự phản biện lại sự lựa chọn cuộc sống của chính mình: “chẳng hiểu đô thị có những gì mà giàu sức quyến rũ đến thế?”. Vì khi làm dân phố nghĩa là tự nhốt mình vào những căn hộ tập thể chật chội, đông đúc trong các tòa nhà quanh năm không thấy ánh mặt trời, là chen chúc mệt nhoài trên những con đường mù bụi luôn tắc vào giờ cao điểm, là hiếm hoi thưởng thức những món ăn đậm tình quê; và chỉ mỗi thuận lợi là “ra đường chẳng phải chào hỏi nhau như ở làng”. Xuyên suốt tiểu thuyết Nhắm mắt nhìn trời (Nguyễn Xuân Thủy) là quá trình Nguyễn trăn trở, cố gắng gìn giữ phẩm giá của một công chức quèn. Sống giữa những đổ vỡ, lạc lối của nhiều số phận trong vòng xoáy đồng tiền, Nguyễn mang bi kịch của một nhà văn có lương tâm, không thể làm ngơ trước mọi vấn nạn xã hội. Tách biệt khỏi các điều kiện tự nhiên và đối mặt với khói bụi thành phố, với không gian thiếu cây xanh, Nguyễn nhận ra, “con người nhỏ bé cứ bị chìm xuống mãi dưới đáy những huyệt mộ, như những con bọ gậy loe ngoe thống khổ và bất lực bơi trong thứ nước lờ nhờ cống rãnh. Nghẹt thở”. 3.2.3. Nữ giới và những thấu chạm sinh thái nữ quyền Nếu tự nhiên được xem là nguồn sống nuôi dưỡng cho sự tồn sinh của con người, thì phụ nữ lại mang thiên chức “sản sinh”, “chăm sóc”. Vai trò của nữ giới thể hiện ở hành động bảo bọc, chở che, nâng đỡ mọi sinh linh, chứ không chỉ riêng mình con người. Trong Trăm năm còn lại (Trần Duy Phiên), khi xây dựng nhân vật người chồng đầy lòng tham, bản năng và thú tính, nhà văn lại để cho hình ảnh một 14 người đàn bà suốt đời lầm lũi cạnh ông – một bà mẹ giàu đảm đang, biết vun vén, lo toan, sống có phép tắc, trật tự. Trong mắt lũ con, vàng – vật chất đã làm “mờ mắt” hết thảy. Bà chết trong hoang liêu và hờ hững. Thậm chí, vì nghi kị nhau, Chò, Sấu và Đế đã đào mộ mẹ sục sạo tìm vàng, nhưng dưới đáy huyệt sâu tăm tối, đất, đá và hài cốt lẫn lộn chỉ thấy mỗi “vũng nước đỏ ngầu gần như máu”. Chút nhân tính chẳng còn gì khi chúng không hề nghĩ đến việc dọn dẹp khu mộ của mẹ lại như cũ. Phúc phận đời bà dường như không có. Như vậy, trong bước đường tha hóa của phụ nữ có một phần nguyên nhân đến từ những thua thiệt sẻ chia với tự nhiên, và cũng có một phần đến từ những đói nghèo vì thiên tai, thảm họa thiên nhiên. Nàng Nhình (Thân xác, A Sáng) quyết định từ giã mối tình đầu với A Sàng và bản làng Pác Thay tươi đẹp để sống giữa chốn phồn hoa đô hội, không phải vì tình yêu trong cô chưa đủ lớn. Sự tàn tạ, thiếu thốn của thiên nhiên và cảnh vật cũng trở thành vật cản đẩy cô xa hơn và xích gần về phố thị. Nhình sợ “những ngôi nhà nghiến, đen sẫm, đầy mùi phân trâu”. Và trong kí ức cô, những mùa giáp hạt xa xưa, cả bản “thoi thóp, đói cồn cào. Mé nó, ngoại nó cả ngày lên rừng cũng chỉ lôi về vài củ pao pinh ăn cho khỏi phải chết”. Nếu an phận đành lòng ở lại, Nhình sẽ nhanh chóng trở thành một bà già, “thân hình vừa nảy nở, bầu vú mới cựa mình đã bị đàn ông cướp mất”, “suốt ngày cặm cụi bên bếp lửa, buồn bã, cam chịu như bất cứ mụ đàn bà ở cái bản Pác Thay kia”, sẽ “sinh ra những đứa con đen nhẻm, cởi truồng chạy nhông nhông trên con đường đầy bùn đất trộn với phân” và đêm đêm sẽ chết dần chết mòn trong tiếng ru con ời ời não nuột. 3.3. Kiểu nhân vật thức tỉnh – ý niệm về sự hợp nhất 3.3.1. Sám hối, trăn trở – niềm kính sợ sinh mệnh Nhà văn bằng trách nhiệm của mình góp phần truy tìm những căn nguyên dẫn đến thảm họa môi trường, ngụp lặn vào khoảng mơ hồ vô thức để cắt nghĩa những động cơ bí ẩn vận hành cỗ máy hành vi con người. Từ đó tạo ra một tấm gương soi chiếu con người từ “bên trong”. Nhưng để có cái nhìn toàn diện bên trong, bên cạnh lối trần thuật xưng tôi ở ngôi thứ nhất, nhà văn còn phải xây dựng không gian nghệ thuật với ẩn số những ý đồ. Các hình thức tiểu thuyết tự thú, sám hối phát 15 triển trên cơ sở này. Đưa nhân vật vào bối cảnh đắc địa trở thành một dụng ý nghệ thuật hiệu quả để nhà văn tỏ tường niềm kính sợ tự nhiên. Cảm nhận về những gì thiên nhiên bị mất mát, dày vò, xâu xé dưới bàn tay nhân loại, các nhà văn không còn tán tụng tất cả những gì nhân loại phát minh, sáng tạo. Dám nhìn con người như - nó - vốn - có với những khả năng và hạn chế của chính nó, tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đã đưa ra ánh sáng những vùng tối trong con người, hạ thấp con người, không thần bí hóa cũng không duy lí hóa. Các cây bút Trần Duy Phiên, Đỗ Phấn, Nguyễn Khắc Phê, Đặng Thiều Quang, Nguyễn Xuân Thủy đã khước từ xây dựng những tính cách kì vĩ, hoàn hảo và đơn chiều của lối viết trước đó, đi sâu giải mã những chiều kích mới của con người. Đó là khát vọng được truy tìm bản nguyên đích thực. Nó cho thấy, con người không chỉ là một thực thể xã hội, mà còn là một thực thể sinh học – xã hội. 3.3.2. Bảo vệ tự nhiên – nỗ lực tái thiết Trái đất Thường thấy, với kiểu nhân vật đứng lên bảo vệ tự nhiên, họ đều có điểm chung là mang một trái tim mê đắm thiên nhiên, thiết tha thương yêu muôn loài. Bằng tất cả tình cảm chân thành, họ xem tự nhiên như một phần thân thể, là điểm tựa tinh thần. Nên khi tự nhiên bị xâm hại, cưỡng đoạt, họ tìm mọi cách để cứu lấy tự nhiên từ tận cùng nỗ lực và xót xa. Lớn lên bên dòng Săm Tang, A Sàng (Thân xác – A Sáng) bị vẻ đẹp của núi rừng cuốn lôi, níu giữ bước chân về thành phố lập nghiệp. Cái mật lớn của loài gấu trong anh tiết ra đắng ngắt, ngăn cản anh đừng về nơi đó: “địa ngục đấy”, anh bằng lòng ở lại làm một “nông dân chính hiệu, cả ngày chỉ quanh quẩn bên đồi dẻ”. Cả cánh rừng anh trồng luôn rợp một màu hồng, rập rờn ong bướm bay lượn. Anh xem chúng như một sinh thể thực sự, anh thấy “cuộc sống của cây cối cũng như con người: có trái tim, có nhịp đập, có tình yêu”, và “cái giống hạt dẻ này nếu không nâng niu từng nụ hoa, chúng giận dỗi không ngủ với nhau, rụng xuống đất đố ra hoa”. Trước những mất mát, hi sinh của các nhân vật dám đứng lên đấu tranh để cứu lấy hệ sinh thái, như Đức (Thập giá giữa rừng sâu), A Sàng (Thân xác), các nhà văn đã tạo nên một kết thúc bằng bi kịch của cái thiện. Không lãng mạn hóa hiện thực, không theo triết lí dân 16 gian “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, nhân vật sống ác vẫn tiếp tục tàn phá môi trường, cỏ cây, đất đai, muôn thú. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh nhằm khơi dậy ý thức trách nhiệm của con người với tự nhiên. Đâu đó trong cuộc sống thường nhật, vẫn còn những người lặng thầm quên đi sinh mạng để cứu lấy Trái đất. Ít nhiều trong chúng ta không tự cảm thấy nhói lòng và hổ thẹn? Những tấm gương sáng, những nghĩa cử cao đẹp với thiên nhiên sẽ đánh thức lương tri của cộng đồng độc giả. 3.3.3. Hướng đến lối sống điền viên – cuộc hành hương về với tự nhiên Dễ thấy rằng, nhiều tiểu thuyết Việt Nam sau Đổi mới đã tập trung vào các trạng huống hiện hữu cá biệt của con người trong đời sống để làm nên một khuynh hướng nhân vật “về nguồn” với khát vọng hoàn lương. Khi quay về với thiên nhiên, nằm giữa lòng thiên nhiên, nhân loại nhận diện vị thế của mình giữa vũ trụ, sống có trách nhiệm và tôn trọng các sinh mệnh khác hơn?! Đăng (Săn cá thần) sau khi chứng kiến cuộc sống nhàn cư, thanh tịnh của cha con ông Văn, anh muốn tách rời đoàn người “rửng mỡ, rồ dại và đồng bóng” đi cùng để thoát khỏi những nỗi sợ hãi và tồi tệ phải hứng chịu trong cuộc vật lộn với cá thần và “muốn được ở lại căn nhà đơn sơ bên suối đó của cha con họ”. Hành trình nhận thức của con người từ vị thế xâm phạm tự nhiên sang trạng thái sám hối và hòa nhập với tự nhiên là một hành trình đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, giữa Dục vọng và Lương tâm, giữa Vô thức và Ý thức. Cũng lẽ đó, nhân vật thuộc những tiểu thuyết dạng này thường được miêu tả phức tạp về tâm lí. Tác giả đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật bằng độc thoại, chất vấn, suy nghiệm không dứt. Để khẳng định được sự hiện tồn của chính mình, hoàn thiện bản thân, đòi hỏi một quá trình diễn ra nhọc nhằn, vừa gắn với những diễn biến nội tâm, vừa gắn với thực tế đời sống. Vì hiện thực như thế nào sẽ phản ánh qua tính cách, suy nghĩ, hành động như thế ấy. 17 CHƯƠNG 4. PHỤC HƯNG TINH THẦN SINH THÁI TỪ QUYỀN LỰC VĂN HÓA 4.1. Quyền lực của diễn ngôn – những khai mở nhãn quan văn minh đương đại 4.1.1. Định hình diễn ngôn lãng mạn tự nhiên trong tầm nhận thức mới 4.1.1.1. Diễn trình vẻ đẹp tự nhiên trong hoài niệm Sự trở lại diễn ngôn lãng mạn trong tiểu thuyết không phải là ngẫu nhiên, mà là sự chủ ý của nhà văn để nhấn mạnh rằng, chúng ta đã và đang có một tuyệt phẩm thiên nhiên như thế, nhưng rồi chúng ta sẽ giữ gìn nó được bao lâu?! Người hiện đại nhấn nhá những cảnh sắc của “ngày cũ” qua việc phục hồi trong văn chương dấu ấn một thời. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, Nguyễn Ngọc Tư đã thủ thỉ đưa người đọc đến với một phiên chợ đặc biệt mà có lẽ chẳng còn tồn tại – chợ khói (Sông). Vì vậy mà những vẻ đẹp thiên nhiên được nhà văn miêu tả ở trên đã chứng minh người Việt dường như không thể rời bỏ cội rễ nông nghiệp. Dù cuộc sống có văn minh, đầy đủ đến đâu, trong tâm thức mỗi người vẫn nhung nhớ không nguôi về một vùng quê mình từng có. Bởi thế, nhiều tiểu thuyết đã viết về thế giới tự nhiên như một chốn nương náu, trú ngụ của cõi lòng bằng một tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước. 4.1.1.2. Lược đồ thân phận của muôn loài từ vị trí bên lề Sự chuyển dịch vị trí bên lề của cái Khác đã mang đến điểm nhìn mới trong tiểu thuyết. Từ sau Đổi mới, nhiều nhà văn lần nữa đặt lại vấn đề vị thế của thế giới thiên nhiên, sinh loài trong bối cảnh phát triển đô thị, dĩ nhiên ở mức độ nhận thức sâu sắc và có tính khách quan hơn so với trước đó. Xóa đi dấu vết bản lề của tự nhiên không phải là điều diễn ra chớp nhoáng, tức khắc trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Đó là lược đồ với quá trình khúc khuỷu, quanh co từ thái độ đồng cảm, thấu hiểu đến thái độ giác ngộ, sẻ chia tiếng nói cùng tự nhiên. Có thể thấy, những dòng văn đẹp về thôn quê trong Nhắm mắt nhìn trời (Nguyễn Xuân Thủy) được viết nên không phải qua hơi thở sống động của thực tế mà bằng phản ứng bất mãn của muôn loài. Với cái nhìn bình đẳng, nhà văn đã nói hộ “tiếng lòng” của thế giới phi nhân loại.Trong 18 cuộc chiến đấu sinh tồn để hướng đến “văn minh tân tiến”, thiên nhiên có lẽ là những nạn nhân thiệt thòi, bất lực nhất. Văn bản đã cho thấy, cánh đồng xưa như một “khu vườn cổ tích”, giờ chẳng còn “thẳng cánh cò bay”, thay vào đó là trắng vật vờ những xác bao ni lông như những linh hồn cò trắng. “Rặng xoan dài mấy cây số dọc cánh đồng ngày nhỏ đã trở thành biểu tượng của thôn Đào” bây giờ xơ xác, “từng bãi rác lộ thiên chất đống hai bên đường bốc mùi xú uế”. Làng quê đang bị bức tử trong những kế hoạch xây dựng, lấn chiếm của thành phố. Trong tâm thế thấu nhận và hiểu rõ những mất mát của hệ sinh thái, các nhà văn đã thể hiện tinh thần chung là hướng tới đồng cảm với muôn loài. Những diễn ngôn như vậy, một cách tự nhiên sẽ đi đến những quan niệm tích cực cho cộng đồng: sẻ chia và yêu thương tự nhiên như chính bản mệnh của mình. Đó sẽ là phẩm tính đẹp đẽ và đáng trân quý của nhân loại. 4.1.2. Kiến tạo diễn ngôn sinh thái hiện đại – tưởng tượng khác về môi trường 4.1.2.1. Lối viết song hành – nỗ lực vượt qua tính nhị nguyên nhân loại/tự nhiên Khảo sát tiểu thuyết Việt Nam sau Đổi mới đến nay, như một sự trùng hợp, hoặc có thể đây là phương thức đắc địa, lối viết song hành nhân loại/phi nhân, chủ thể/ khách thể, con người/ tự nhiên được rất nhiều nhà văn vận dụng và tạo nên dấu ấn nghệ thuật cao. Ở tiểu thuyết Sông (Nguyễn Ngọc Tư), bóng dáng dòng sông luôn chảy đồng hành trên mọi nẻo đường cùng các nhân vật Ân, Xu, Bối; đi tìm ngọn nguồn sông Di cũng là đi tìm bản thể con người. Những bầy mèo vô sinh (Mạc Can) tạo thành một mê lộ hỗn độn giữa người và bồ câu, bồ câu sống trong nhà của ông già SuDa, ngôi nhà ông SuDa lại được thiết kế như một chiếc chuồng bồ câu, và cũng khó phân định người đang nói tiếng bồ câu hay bồ câu nói được tiếng người. Chó Bi, đời lưu lạc (Ma Văn Kháng) là thân phận lưu lạc của chú chó Bi gặp gỡ với đời sống phiêu dạt của người cha, đề rồi tác giả nhìn trong sự đối chiếu: “Bi thì quả là một bức họa ở mặt sống động. Còn bố tôi thì thật là một bài thơ trầm hùng, dồi dào ẩn dụ”. 19 4.1.2.2. Lối viết mở - vẫy gọi những chân trời suy tư Trong sứ mệnh bảo vệ Trái đất, diễn ngôn môi trường thường gợi ý những cách hành xử đối với tự nhiên, buộc độc giả suy nghĩ, truy vấn về sự cần thiết của việc thay đổi quan niệm nhân loại trung tâm lỗi thời bằng thái độ “kính sợ sinh mệnh”, “tôn trọng tự nhiên”. Để hiện thực hóa điều này, diễn ngôn tiểu thuyết cần thoát ra khuôn khổ truyền thống, mở ra những chân trời suy tư. Tính ngẫm nghiệm khi kết thúc văn bản đưa đến một cái nhìn tổng quan, liên đới nhiều khía cạnh, phạm trù vượt ra ngoài giới hạn của văn học. Hẳn nhiên, nó cũng tạo ra sự dịch chuyển của hệ giá trị trong tiến trình đổi mới văn hóa, văn học, được hình thành từ sự thức nhận các vấn đề môi trường. Gần đây, một số tiểu thuyết hầu như vắng bóng thiên nhiên, cấu trúc nghệ thuật đóng gói trong một lớp diễn ngôn vô âm sắc, với những biểu tượng xô lệch, xơ cứng. Tiêu biểu như Thành phố bị kết án biến mất, Trần Trọng Vũ trình tấu trò chơi thị giác không chỉ ở văn bản lạ (tiểu thuyết không dấu phẩy) mà còn ở cách tạo dựng không gian hình ảnh đa chiều chỉ duy nhất một màu sắc là hơi nước với ba nhân vật cùng tên X sống trong cùng một khu nhà tràn ngập kí tự, khó phân định. Tiểu thuyết đã ngầm báo động, sẽ đến lúc nhân loại chỉ có những dòng văn chương ngột ngạt bóc trần thế hệ “homo spaciens” bất định trong những bức tường bê tông lạnh ngắt, mịt mùng khói công nghiệp. 4.2. Quyền lực liên văn bản – tạo liên kết với tổng thể sống linh thiêng trong vũ trụ 4.2.1. Sự biện chứng giữa văn chương và thực tế 4.2.1.1. Khả năng dự báo qua giấc mơ và giả thuyết Khởi nguyên lại thế giới qua những giấc mơ và tiên báo, các nhà văn cho thấy, khi mất đi vị trí độc tôn của mình, con người phải “cúi xuống” và “làm hòa” với thiên nhiên để tồn tại, cũng giống như bất kì sinh vật nào khác. Nếu con người tàn hại đến tự nhiên nghĩa là đang tàn hại chính mình. Vì một lẽ, Trái đất đã trải qua hàng tỉ năm biến cố với hàng triệt đợt phun trào núi lửa, nham thạch, động đất, sóng thần để đạt được trạng thái cân bằng, ổn định. Nhưng ngày nay, 20 những hoạt động và lối sống của con người đã làm cho môi trường xung quanh bị hủy hoại, không chỉ riêng Trái đất, hệ sinh quyển cũng phải gánh chịu tổn thất nặng nề. Những dự báo có mối biện chứng chặt với thực tế luôn là tầm ngắm để con người bước đi trên con đường rút ngắn “ngày tận thế”. 4.2.1.2. Chỗ trú ẩn, phục trang như rào cản giao hoạt vũ trụ Đã có nhiều tác phẩm đề cập đến vấn đề nhà ở và phục trang như một phương tiện tạo cho con người cảm giác thắng thế tự nhiên. Với thành phố, nhà cửa được xem là bộ mặt khẳng định sự hoa lệ, phồn thịnh. Nhưng nhiều văn bản đã gợi dẫn, nhà cửa là nơi nhốt con người trong cảm giác cô đơn. Họ chẳng thể làm gì trong ngôi nhà “siêu mỏng” – một đặc sản thời tấc đất tấc vàng. Con người hơn loài vật nhờ điều gì? Không phải là giọng nói, không phải là ý thức. Vì rõ ràng một kí sinh như ruồi cũng có đối thoại và suy nghĩ. Ruồi và ruồi (Đã Phấn) đã diễn giãi rất rõ ràng: đó là “chỗ trú ẩn. Những vật liệu đã từng gìn giữ sĩ diện cho con người” [64, tr.32]. Có chăng là con người đầy đủ tiện nghi hơn, kĩ thuật hiện đại hơn so với muôn loài khác. Cùng với nhà cửa, phục trang cũng là một vật phẩm để tạo sự tôn ti, thứ bậc cho con người. Và nếu mặt trái của nhà cửa là nhốt con người vào những lồng không gian ngột ngạt, thì mặt trái của phục trang là biến con người như những con rô-bốt đơn điệu, tẻ nhạt. Gió mùa đông bắc về, những đứa trẻ trong Gần như là sống (Đỗ Phấn) đến trường co ro với “bộ đồng phục lồng phồng vặn vẹo”. “Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu thời trang học đường, ngành giáo dục đã thiết kế ra những bộ đồng phục duy nhất một tiêu chuẩn. Đảm bảo không đứa nào mặc vừa” [63, tr.327]. Người lớn thì chạy đua trong những mốt thời trang khó hiểu. “Quần áo toàn một màu rêu nhàu nhĩ te tướp mòn bạc. Cả một thành phố cứ như vừa đi “bộ đội” thoắt cái đã trở thành cựu chiến binh”. Và “nỗi ám ảnh về sự khác người bị bỏ quên của một kẻ không cơ quan đoàn thể” đã thôi thúc nhân vật tôi bước chân ra đường, “trong bộ quần áo màu rêu” nhàu nhĩ ấy. Kết quả là, “thành phố toàn một màu rêu thời trang làm cho con mắt nhiều lúc cảm thấy không màu”, và chẳng ai buồn nhìn sang người khác – như mình cả thôi. “Buổi sáng không màu”! 21 Một thành phố nhạt nhòa trong những đồng phục và mốt thời thượng đầy phản cảm. 4.2.2. Những huyền tích, tập tục như cách thức điều chỉnh tư duy về Trái đất 4.2.2.1. Mã báo ứng - quyền năng của tạo hóa qua thế giới biểu tượng Trong cái nhìn của phê bình sinh thái, nhận thức không phải là mục đích duy nhất và chủ yếu của huyền tích, tập tục. Mục đích then chốt của huyền tích, tập tục là nối dài và kế tục tinh thần hòa hợp giữa cá nhân, xã hội và tự nhiên, duy trì trật tự xã hội và vũ trụ đã có từ khởi thủy. Sự phục hồi và biện giải những huyền tích, lời sấm truyền là cách thức cảnh báo những quyền năng tạo hóa của người xưa. Đất và rừng trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam trong Mẫu thượng ngàn. Người Việt luôn kính trọng, tôn thờ đất đai và biến điều này trở thành tôn giáo đầy ngưỡng vọng. Người Pháp “đến xứ sở này với mục đích chiếm đất, khai hóa”, họ đã giày xéo những làng quê nguyên sơ, bình yên của đất nước, cướp bóc sản vật quý hiếm, và khinh ngạo trước tôn giáo thiêng liêng của dân tộc – đạo Mẫu. Dưới sự quan sát của nhà dân tộc học Réne, đất và rừng An Nam đều có linh hồn, đều có con mắt biết thương yêu và biết trừng phạt. Không ít người Pháp đã bị đất trả thù qua hiện tượng “going black”: “Đó là sự trả thù của đất mẹ. Đó là số phận những người đi xâm chiếm chúng ta. Chúng ta đi đồng hóa người, nhưng chúng ta cũng không thoát khỏi bị đồng hóa trở lại” [22, tr.513]. Sự hòa quyện các yếu tố huyền thoại, tập tục, báo ứng sẽ tạo ra nhiều ám gợi và lay động mãnh liệt đến tâm thức con người, tạo nền móng tinh thần vững chắc để không ngừng răn đe, nhắc nhở chúng ta nhất thiết phải kính cẩn và khiêm nhường trước tự nhiên. 4.2.2.2. Mã hạnh phúc – cảnh giới của sinh tồn qua hệ thống tập tục, quan niệm Các nhà phê bình sinh thái thường khẳng định: sự gắn kết giữa trẻ em với thế giới tự nhiên lớn hơn rất nhiều so với người lớn. Trong tâm hồn thiếu nhi luôn có sợi dây vô hình liên kết cùng vạn vật. Có lẽ, vì trẻ thơ mang tính rỗng, được coi là biểu tượng của sự hồn nhiên, ngây thơ. Điều này tạo ra nét gần gũi và dễ dàng thân thiện cùng tự nhiên. Tiểu thuyết Biển của vô cùng (Thủy Trương) cũng nhấn mạnh: “Trẻ con mà, 22 chúng chạm được vào những tần số âm thanh tinh tế nhất của vũ trụ, của thiên nhiên và của cuộc sống qua trí tưởng tượng, qua màng rung mỏng manh ngây thơ của chúng” [62, tr.100]. Trong một số tác phẩm, các nhà văn đã đề cao tâm hồn thanh cao khi đối chứng với tự nhiên. Cô gái Đồng Nàng (Sông, Nguyễn Ngọc Tư) là biểu hiện cho sự cần thiết phải có phẩm tính trong sáng, thuần khiết của con người khi muốn đạt được sự cộng hưởng cùng thế giới muôn loài. “Mọi thứ ở cô trong veo, ngời ngợi”. Loài ốc Bụt tìm thấy ở cô những điều thuần khiết, chúng hát cho cô nghe với tất cả tủi hờn. Những kẻ phàm tục như Lượm có thích nghe tiếng loài vật thì chẳng bao giờ nghe được. Tiểu thuyết Họ vẫn chưa về (Nguyễn Thế Hùng) giới thiệu về tập tục nuôi hươu đầy linh thiêng ở một vùng núi miền Trung: Những người nuôi hươu thì phải giữ cho thân thể trong sạch trước khi lấy nhung – một sự trai giới để giữ thiêng cho nghề, người không giữ được mình thì gây ra tai họa. Tâm thức đáng kính thể hiện trong khát vọng sống, khát vọng duy trì nòi giống của con người từ việc lấy “Lộc trời”. “Người thợ bắt đầu trong nghề nuôi hươu và khai thác Lộc trời không thể là người buông thả, dễ dãi với các dục vọng của bản thân mình. Sự bắt đầu phải là sự trưởng thành, chín muồi về nghề nghiệp, đạo đức, nhất là sự bắt đầu đó lại là sự ứng xử với thiên nhiên”. Trong quá trình lao động, những người nuôi hươu đã coi những sản phẩm nhung hươu mang lại hằng năm chính là Lộc trời. Để được trời ban lộc, họ phải để tâm hồn và thể xác trong sạch, tránh chạm vào những điều cấm kị, ô uế, xem thường vạn vật. Đó cũng là chìa khóa để mở cánh cửa sung túc, hạnh phúc của nông dân. Ngược lại, nếu bất tuân quy luật tự nhiên, nhiều năm sau đó, trời sẽ không ban lộc, cuộc sống nhân dân rơi vào cảnh thất thu, thiếu thốn, khó khăn. Huyền thoại là một quyền lực thông tin cung cấp ý nghĩa nghi lễ và lời sấm truyền, là sự khai mở toàn diện cho nhân loại nhằm xem xét các mối quan hệ giữa con người và môi trường. Ấn tượng sức mạnh và quyền năng của tự nhiên không phải là dấu ấn riêng của từng cá nhân sau khi họ bị vướng phải những tai nạn sinh thái, mà đó là tâm thức của cộng đồng, được tiếp nhận và nối dài từ xa xưa. Giải mã những huyền 23 tích và tập tục về tự nhiên, chúng ta sẽ giải mã được đâu là cảnh giới của sinh tồn, đâu là nguyên tắc sống vẹn toàn của nhân loại. KẾT LUẬN 1. Quan niệm về thực tại và con người như đã nói ở trên chính là chìa khóa mở đường cho sự đổi mới tư duy cùng những tìm tòi lối viết phù hợp với tâm thế, thị hiếu thẩm mĩ trong không gian văn hóa mới. Đây là những tác nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự chuyển dịch và vận hành của tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết sinh thái nói riêng. Thời gian đầu, tư tưởng sinh thái trong tiểu thuyết vẫn chưa rõ nét, biểu thị mờ nhạt cùng với các chủ đề, tư tưởng khác. Dần dần, các nhà văn đã ý thức được đề tài sinh thái là một vấn đề thiết yếu, có ý nghĩa trong đời sống hiện đại. Từ những năm cuối thế kỉ XX đến nay, tiểu thuyết sinh thái phát triển mạnh, được các nhà văn trình bày theo hệ thống quan điểm và diễn ngôn sinh thái đặc trưng với từng phong cách riêng (trường hợp phong cách sinh thái đô thị như Đỗ Phấn, sinh thái hoang dã như Trần Duy Phiên). Đặc biệt, các nhà văn trẻ cũng rất lưu tâm đến vấn đề sinh thái như một hiện tượng nóng bỏng trên toàn cầu. 2. Với cách tiếp cận lấy chỉnh thể sinh thái làm trung tâm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu đặc tính hậu/ giải cấu trúc phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014. Tuy nhiên, mục đích của giải/ hậu cấu trúc không nhằm thay thế vị trí của sự đối lập phân cực, mà nhằm phá huỷ, thủ tiêu mâu thuẫn của các cặp đối lập (như nhân loại/ tự nhiên) bằng cách điều chỉnh mối quan hệ của chúng. Khi vận dụng lí thuyết này trong phê bình sinh thái, chúng tôi nhận thấy cần phải cẩn trọng, nếu không sẽ rất dễ rơi vào các trường hợp: hoặc là quá chú trọng đến văn bản (hệ lụy đi kèm: phê bình sinh thái trở thành lí thuyết lệ thuộc của hậu/ giải cấu trúc); hoặc là quá đề cao “cái chết của chủ thể”, triệt hạ hoàn toàn vị thế con người, quên mất con người cũng là mắt xích quan trọng trong sinh thể. Vì vậy, tính đối thoại là con đường để hòa giải những xung khắc trên. Những phạm trù của hậu/ giải cấu trúc như phi trung tâm, cái chết của chủ thể, tính liên chủ thể, tính đối thoại trở thành điểm tham chiếu và ứng dụng để dẫn nhập, giải mã những thông điệp môi trường. Giải quyết 24 những hạn chế của hậu/ giải cấu trúc, chúng tôi tin rằng đây sẽ là phương pháp thực hành rất hữu ích để chuyển tải tư tưởng và nhiệm vụ của văn học sinh thái. 3. Trên tinh thần định giá chuẩn tắc đạo đức sinh thái, chúng tôi quy thành ba tiêu chuẩn đạo đức cơ bản: Nhân vật xâm phạm tự nhiên, nhân vật nạn nhân sinh thái, nhân vật thức tỉnh. Kết quả của công việc khảo sát cho thấy, với kiểu nhân vật xâm phạm tự nhiên, sự mơ hồ sinh thái liên quan nhiều đến các vấn đề chính trị - xã hội và các cơ chế, chính sách trong quản lí môi trường. Về thực chất, các nhà văn không cố tình thiết lập một hình mẫu nhân cách lí tưởng để chứng minh rằng, không có chủ thể nhân loại trung tâm, không có khách thể tồn tại độc lập, càng không có sự tách biệt giữa người và vật. Sâu xa, đó là những phản chiếu về tương lai nhân loại phải đối mặt. Nên trào lưu về với thiên nhiên, đề cao lối sống điền viên là những gì mà các tiểu thuyết gia muốn độc giả đương đại hướng tới với thái độ tôn trọng và thành kính trước tự nhiên. 4. Trong chương bốn, việc nghiên cứu một số cạnh khía văn hóa như quyền lực diễn ngôn và liên văn bản cho thấy rằng, phê bình sinh thái đã tiếp thu nhiều nguồn lí thuyết và tạo ra những nét đặc trưng, hấp dẫn cho riêng mình. Qua những diễn ngôn về tự nhiên, con đường đi của tiểu thuyết sinh thái Việt Nam là từ “phản lãng mạn” cho đến những tưởng tượng mới về môi trường với các chức năng dự báo, tiên đoán. Tiểu thuyết sinh thái đã chất vấn khá rõ nét bản chất của các văn bản tự sự về môi trường, hạn chế hoặc ít khi thấy sự ca tụng thiên nhiên như trong những văn bản thường làm trước đó. Bên cạnh đó, hướng đến triết lí phương Đông, từ những huyền tích, tập tục dân gian, chúng tôi muốn hướng đến phần tư tưởng của phê bình sinh thái. Quyền lực của tự nhiên không phải là dấu ấn riêng của từng cá nhân sau khi họ bị vướng phải những tai nạn sinh thái, mà đó là tâm thức của cộng đồng, đã được truyền lại từ xa xưa. Sự gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, dân gian và bác học đã làm nên mạch ngầm tuần hoàn, liên hồi cho cảm hứng cội nguồn sinh thái trong văn học Việt Nam. 25 5. Trên tinh thần nỗ lực giải quyết các vấn đề trọng tâm của đề tài, chúng tôi nhận thấy vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra, nếu có điều kiện nghiên cứu trong tương lai, đây sẽ là những gợi mở thú vị: - Bản chất là một lí thuyết khởi nguồn từ phong trào hoạt động môi trường, phê bình sinh thái bị cho là yếu về lí luận, nhiều khi bỏ qua lí luận. Do đó, xây dựng hệ thống lí luận phê bình sinh thái vững chắc đang là mục tiêu hướng đến của các nhà nghiên cứu. Đây là hướng nghiên cứu mở ra triển vọng để xác định cụ thể đối tượng nghiên cứu phê bình sinh thái, phương pháp thực hành khả dụng, tránh tình trạng “vay mượn” và “lạm dụng” quá nhiều các lí thuyết khác, mất đi giá trị độc tôn của phê bình sinh thái. Thực tế, phê bình sinh thái chú trọng nhiều đến cảm hứng phê phán, điều này khó mang lại sự trưởng thành về phương diện lí luận. Nếu dẫn nhập tinh thần triết học sinh thái phương Đông cổ đại, phê bình sinh thái sẽ bồi đắp và củng cố một số vướng mắc từ trong bản chất. - Một hướng đi khác có thể xem xét khi nghiên cứu về phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đó là các vấn đề sinh thái nữ quyền, sinh thái giai cấp, sinh thái đô thị, sinh thái hậu thực dân. Những điều này, chúng tôi đã đề cập đến trong luận án, nhưng chưa mở rộng và sâu sắc. Do đó, việc phát triển các phạm trù, phân nhánh của phê bình sinh thái sẽ là những hướng khám phá mới để tiếp tục công việc nghiên cứu sau này. - Khi tìm hiểu về tiểu thuyết giai đoạn 1986 – 2014, chúng tôi nhận thấy càng về sau, đặc biệt từ 2012 đến nay, càng có nhiều tiểu thuyết thể hiện rõ tư tưởng sinh thái, những vấn nạn về môi trường được diễn ngôn tường tận, ám ảnh. Cột mốc 1986 – 2014 chỉ là sự giới hạn thời gian, phạm vi khảo sát của luận án ở khoảng gần nhất khi chúng tôi bắt đầu tiếp cận đề tài này. Trong quá trình viết, chúng tôi cũng đã phân tích, nghiên cứu một số tiểu thuyết của những năm kề cận (2015, 2016) nhằm tạo nên một cái nhìn liền mạch trong dòng chảy của tiểu thuyết sinh thái đương đại Việt Nam. Vì thế, thiết nghĩ sẽ rất đáng quý nếu lưu tâm nhiều hơn đến giai đoạn này và lí giải vì sao tiểu thuyết đầu thế kỉ XXI lại sự nở rộ cảm hứng phê bình sinh thái. Đây cũng là dấu hiệu phản tỉnh trước cuộc khủng hoảng 26 môi trường toàn cầu, và cũng cho thấy phê bình sinh thái đang là hướng nghiên cứu hợp thời, ý nghĩa trong thời đại ngày nay. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN I. Bài báo 1. Nguyễn Thùy Trang (2015), “Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn sinh thái”; Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Huế, 2015, Tập 105, số 6, tr.179-190. 2. Nguyễn Thùy Trang (2016), “Cảm quan sinh thái trong tiểu thuyết Trăm năm còn lại của Trần Duy Phiên”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Huế, tập 125, số11, tr.235-246. 3. Nguyễn Thùy Trang (2016), “Phê bình sinh thái ở Việt Nam từ góc nhìn văn hóa”; Kỷ yếu khoa học Thành tựu văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 – 2016), Trường Đại học Khoa học Huế, tr.76-84. 4. Nguyễn Thùy Trang (2016), “Văn xuôi Nam Bộ sau Đổi mới từ góc nhìn phê bình sinh thái”; Kỷ yếu Hội thảo Văn học Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, tr.466–474. 5. Nguyễn Thùy Trang (2017), Tính đối thoại – phương thức kết nối với thế giới tự nhiên trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, 2017, số 3, tr.31–38. 6. Nguyễn Thùy Trang (2017), “Tiểu thuyết Chó Bi – Đời lưu lạc của Ma Văn Kháng – Nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái”, Nghiên cứu và dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Nxb Đại học Huế, 2017; tr.152-162. 7. Nguyễn Thùy Trang (2017), “Sự lật đổ quan niệm “nhân loại trung tâm” trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh, 2017, tập 14, số 4b, tr.72-80. 8. Nguyễn Thùy Trang (2017), “Những hệ lụy của văn hóa hiện đại đối với môi trường sinh thái từ phương diện đô thị hóa trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 9, tr.63–72. 9. Nguyễn Thùy Trang (2017), “Kiểu nhân vật nạn nhân sinh thái trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới đến nay”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu, Viện Văn học, tr.689-708. 10. Nguyễn Thùy Trang (2018), “Thông điệp môi trường trong tiểu thuyết Nhắm mắt nhìn trời của Nguyễn Xuân Thủy”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, tập 11, số 2, tr.43-52. II. Đề tài nghiên cứu khoa học 11. Nguyễn Thùy Trang (2016), Văn xuôi Trần Duy Phiên từ góc nhìn phê bình sinh thái, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Huế. mã số: T.16 – XH – 06.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_thuyet_viet_nam_giai_doan_1986_2014_tu_goc_nhin_phe_binh_sinh_thai_1_2101_2076186.pdf