Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của nam cao từ góc nhìn ngôn ngữ học

Danh mục các bảng Mục lục Trang A. MỞ ĐẦU . i 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu . 4 4.1 Mục đích nghiên cứu .4 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của luận văn 6 6.1. Về mặt lý luận 6 6.2. Về mặt thực tiễn .6 7. Cấu trúc luận văn . 6 B. NỘI DUNG . 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 7 1.1. Khái quát về tình thái . 7 1.1.1. Khái niệm về tình thái .7 1.1.2. Chức năng của các phương tiện thể hiện tình thái .10 1.1.3 Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái 14 1.1.4. Phân loại tình thái 16 1.1.5. Phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan .18 1.2. Khái quát về tiểu từ tình thái trong tiếng Việt 19 1.2.1. Khái niệm tiểu từ tình thái trong tiếng Việt .20 1.2.2. Về tên gọi của tiểu từ tình thái .22 1.2.3 Phân loại tiểu từ tình thái 22 1.2.4 Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt .26 1.3 Lý thuyết về ngữ dụng học 27 1.3.1 Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ .27 1.3.2 Lý thuyết về lập luận 32 1.3.3 Lý thuyết về hội thoại .34 CHưƠNG 2. TÌM HIỂU TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA . 38 2.1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ pháp. 38 2.1.1. Các kiểu tiểu từ tình thái được phân loại theo tiêu chí cấu tạo từ .38 2.1.2. Tiểu kết 44 2.1.3 Căn cứ vào vị trí của tiểu từ tình thái trong phát ngôn 45 2.2 Khả năng kết hợp của các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao . 51 2.2.1 Khả năng kết hợp của nhóm tiểu từ tình thái với các yếu tố cấu tạo câu (phát ngôn) .52 2.2.2 Khả năng kết hợp trong nội bộ nhóm tiểu từ tình thái 57 2.3 Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao nhìn từ bình diện ngữ nghĩa 64 2.3.1 Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói với hiện thực khách quan 64 2.3.2 Tiểu từ tình thái biểu thị thái độ của người nói đối với người nghe 69 CHưƠNG 3. TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO NHÌN TỪ GÓC NHÌN NGỮ DỤNG HỌC . 74 3.1. Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với việc đánh dấu các hành vi ngôn ngữ 74 3.1.1 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hỏi 75 3.1.2 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi cầu khiến 87 3.1.3. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi khẳng định .93 3.1.4 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phủ định .94 3.1.5 Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phản đối .96 3.2 Các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với chức năng định hướng lập luận 97 3.2.1 Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận +r 98 3.2.2 Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận -r .101 3.3 Các tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao với chức năng đánh dấu lời dẫn nhập, lời hồi đáp trong cặp thoại 103 3.3.1 Các tiểu từ tình thái đánh dấu lời dẫn nhập ( hành vi dẫn nhập) .103 3.3.2 Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao với chức năng đánh dấu hành vi hồi đáp .108 3.4 Các tiểu từ tình thái với chức năng thể hiện vị thế của các nhân vật giao tiếp . 111 3.4.1 Các tiểu từ tình thái thể hiện nhân vật giao tiếp ở vị thế cao .112 3.4.2. Tiểu từ tình thái thể hiện nhân vật giao tiếp ở vị thế thấp 118 3.4.3 Tiểu từ tình thái biểu thị nhân vật giao tiếp ở vị thế ngang bằng 120 3.5. Tiểu từ tình thái trong truyện ngắn Nam Cao với chức năng bộc lộ hoàn cảnh giao tiếp . 122 3.5.1 Tiểu từ tình thái thể hiện cuộc giao tiếp ở hoàn cảnh giao tiếp trang trọng 122 3.5.2 Tiểu từ tình thái thể hiện hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng 124 3.6 Tiểu từ tình thái và vấn đề chủ thể sử dụng . 126 C. KẾT LUẬN 132 Tài liệu tham khảo Tư liệu trích dẫn

doc94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của nam cao từ góc nhìn ngôn ngữ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nó ngày xưa đấy. Nó mới phát, uống dần đi vài ba thang thì nó khỏi. Chả hơn để nó phát ra đầy người, rồi mủ ế như ngày xưa tốn bằng chục thang ấy à? - Ngày xưa khác. Ngày xưa bé mới sài chứ lên năm rồi còn sài ư ? [53-2] Phát ngôn “Ngày xưa... ư?” vừa là hành vi hỏi nhưng đồng thời là hành vi bác bỏ phát ngôn trước đó của người đối thoại “Chứng sài của nó ngày xưa đấy”. Ngoài ra, trong phát ngôn này còn hàm chứa cả tình thái phủ định hành vi cầu khiến nhờ mua thuốc từ trước đó. + “Ư” dùng để hỏi mỉa mai. Ví dụ: (45) - Thứ bĩu môi cười nhạt hỏi: - Anh có chân trong Độc lập văn đoàn đấy ư? [103-2] Trong phát ngôn này Thứ muốn mỉa mai San về cái tính thích tự khen mình giống mấy ông trong “Độc lập văn đoàn”. Muốn hiểu được những hành vi ngôn ngữ này thì chúng ta phải đặt chúng trong những ngữ cảnh nhất định hoặc có thể kèm theo những yếu tố phi ngôn ngư như: cử chỉ, hành động, nét mặt... (bĩu môi, cười nhạt). + “Ư” dùng để hỏi đánh giá. Ví dụ: (46) Chỉ có thế thôi ư? [301-2] (47) Một đĩa cá kho giá trị chỉ độ nửa đồng hào mà to tát đến thế ư? [140-2] + “Ư” dùng để hỏi lại. Ví dụ: (48) Nhưng hạnh phúc?... Anh tưởng văn minh tạo cho loài người hạnh phúc ư? [216-2] + “Ư “dùng để hỏi xác nhận. Ví dụ: (49) – Buồn cười quá, chị ơi! Con mụ Lợi vá áo cho lang Rận. - Thật ư? Cô trông thấy bao giờ? [340-1] vi cầu khiến mà một trong số chúng có thể đánh dấu các hành vi ngôn ngữ khác nữa. chẳng hạn như tiểu từ “chứ” cũng có thể đánh dấu hành vi hỏi. Ví dụ: (50) - Anh ghen chứ? - Tất nhiên! [224-1] Hay cũng có thể đánh dấu hành vi phản bác. Ví dụ: (51) Đàn ông chả mấy người biết thương con cái... Thật thế ư? Không có lẽ. Thầy Ninh thương chị em Ninh lắm chứ! [189-1] “Chứ” biểu thị hành vi phản đối với nhận định được nêu ở trong phát ngôn trước đó là “Đàn ông chả mấy người biết thương con cái”. Nói như vậy có nghĩa là những tiểu từ đánh dấu hành vi cầu khiến mà chúng tôi vừa kể trên là những tiểu từ thường thấy và có khả năng đánh dấu hành vi cầu khiến (vì có những tiểu từ không có khả năng đánh dấu hành vi cầu khiến hoặc ít khi dùng để đánh dấu hành vi này.) Trong tác phẩm của Nam Cao, các tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi cầu khiến khá đa dạng về hình thức biểu hiện cũng như nội dung cầu khiến. Mặc dù, xét về mặt số lượng tiểu từ này được sử dụng không nhiều. Hơn thế nữa, chúng lại bị chế định bởi rất nhiều những yếu tố khác như: nhân tố ngữ cảnh, nhân tố giao tiếp, nhân vật giao tiếp...v.v. Song tính đa dạng của chúng là không thể phủ nhận. Ở mỗi ngữ cảnh và tình huống giao tiếp khác nhau mà tiểu từ tình thái xuất hiện lại biểu thị một hành vi cầu khiến khác nhau, tình thái cầu khiến khác nhau và người sử dụng lại lựa chọn những hình thức cầu khiến khác nhau cho phù hợp và đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự phức tạp này cũng được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và nhắc tới. Cụ thể , trong “Cơ sở phân tích cú pháp ngữ nghĩa”của Nguyễn Văn Hiệp, tác giả cũng đã thống kê và tổng hợp các kết quả nghiên cứu và nhận xét rằng: “Các tiểu từ tình thái khác nhau tham gia vào hình thành các hiệu lực tại lời thông qua một cơ chế thường không trực tiếp mà có nhiều vòng, khâu chuyển tiếp và việc phân tách, chỉ ra các vòng, khâu đó không phải bao giờ cũng dễ dàng.” [227] Tác giả đã chỉ rõ việc phân tách thông tin đó và chia chúng thành 4 tiểu nhóm có thể ảnh hưởng tới việc đánh dấu một hành vi ngôn ngữ trong phát ngôn. 1) Những thông tin gắn với kiểu tình huống giao tiếp nhất định, hay gắn với những mối liên hệ giữa phát ngôn này với phát ngôn khác. 2) Những thông tin giả định của người nói đối với trạng thái hiểu biết và nhận thức của người nghe. 3) Những thông tin cho biết vai trò, vị thế của các bên giao tiếp. 4) Những thông tin định hướng cho phản ứng hồi đáp. Chẳng hạn, dựa vào những điều kiện trên đây (theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp) chúng ta sẽ xét tiểu từ tình thái “đi” trong tác phẩm của Nam Cao thoả mãn những điều kiện nói trên. Ở mỗi tình huống, ngữ cảnh, vị thế và mối quan hệ khác nhau “đi ” lại biểu thị hành vi cầu khiến khác nhau. Ví dụ, trong ngữ cảnh bộc lộ mối quan hệ ngang hàng giữa các nhân vật giao tiếp thì “ đi” biểu thị hành vi cầu khiến yêu cầu. Ví dụ trong tiểu thuyết “Sống mòn ” có đoạn hội thoại giữa Thứ và San như sau: (52)- Lặng im, nào! .... Im, em bảo... - Thôi đi! [194-2] Trong phát ngôn này, “đi ” biểu thị hành vi cầu khiến yêu cầu của Thứ đối với người bạn là San chấm dứt một hành động, một việc gì đó đang diễn ra mà Thứ không hài lòng về việc ấy. Điều này được cụ thể hoá bằng phát ngôn miêu tả sau đó là “Thứ hất mạnh tay San lại đang ôm lấy người y. San cười”. Hay “đi” biểu thị hành vi cầu khiến thúc giục, hối thúc hành động. ví dụ: (53) Con biếu bà để bà ăn bánh đúc. Bà về đi! [272-1] (người dưới với người trên, kèm tình thái thân mật.) (54) Thế thì đánh trống đi. Muộn lắm rồi, chẳng có đứa nào nữa đâu. [320-2] (người trên nói với người dưới) (55) Được rồi, đi đi! Ông xua bác Tư như xua đuổi một thằng hủi. [343-2] (chủ nhà và người giúp việc.) Nhưng trong một ngữ cảnh khác: ví dụ (56) – Chỉ ăn là nhẹn thôi! Được rồi. Quét đi! - Bây giờ mày quét đi, tao xem nào! [72-2] Vẫn là tiểu từ tình thái “đi” đánh dấu hành vi cầu khiến, song ở trong ngôn cảnh này, là lời người mẹ (Thị) nói với con (Hồng) ở đây lại là hành vi cầu khiến sai bảo. Thị muốn Hồng thực hiện hành động “quét nhà”, kèm theo tình thái hối thúc. Xét trong mối quan hệ người trên với người dưới: cụ thể là mối quan hệ mẹ và con nhưng trong phát ngôn sau đây “đi” lại đánh dấu hành vi cầu khiến khác. Ví dụ: (57) Hà! Thôi về đi! Về, về ngay, không mày chết với tao bây giờ. [115-2]. Đây lại là hành vi cầu khiến mệnh lệnh, ra lệnh của bà cụ Hà với cô con gái. Trong quan hệ chủ – tớ. Ví dụ (58) Đem chôn nó ngay đi! Bỏ vôi vào! Rồi lấy cơrêđin rưới khắp nhà, hiểu không? [343-2] ( Hành vi cầu khiến mệnh lệnh.) Quan hệ của hành vi này còn được cụ thể hoá trong phát ngôn hồi đáp sau đó “Bẩm hiểu.” . Cũng ở mối quan hệ này nhưng trong ngữ cảnh bình thường khác thì “đi” lại biểu thị hành vi cầu khiến sai bảo. Ví dụ (59) Cất mâm đi, Mô mày! [183-2] Như vậy, chúng ta có thể thấy được sự phong phú, đa dạng và không kém phần phức tạp trong chức năng đánh dấu hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cầu khiến nói riêng của các tiểu từ tình thái trong các tác phẩm của Nam Cao. Với cách thức phân tích tương tự chúng tôi đã khảo sát và tìm thấy những hành vi cầu khiến do tiểu từ tình thái đánh dấu sau đây ngoài hành vi cầu khiến “chân chính”(đáp ứng đầy đủ những điều kiện của một hành vi cầu khiến). + Hành vi cầu khiến- sai khiến, (sai bảo). Ví dụ: (60) - Đi đun nước pha trà tàu! Cái ấm chuyên đâu rồi? Đem mà rửa đi! - Rửa sáng nay rồi ạ! [161-1] (61) Đem đánh đôi giầy đi cho tao! [272-2] + Hành vi cầu khiến- khuyên bảo. Ví dụ: (62) Thôi thì ác cũng được! Anh cứ trả lời thế đi! [251-2] + Hành vi cầu khiến – khích lệ. Ví dụ (63) Ai chả biết! Nhưng bấn thì phải cố chứ! [229-1] + Hành vi cầu khiến- cấm đoán. Ví dụ: (64) Im ngay! Tao cấm đấy! [220-1] (65) Cấm cười to đấy nhé! [457-1] (66) Nói khẽ chứ!... Ông nõ chơi với mày nữa đấy. [453-1] + Hành vi cầu khiến – thỉnh cầu. Ví dụ : (67) – Tôi lạy anh! Anh cứ ra đi đã! [563-1] (68) - Cô dạy tôi hái nhé! - Cháu không dám ạ, cháu hái chậm lắm có thành thạo gì đâu. [238-1] + Hành vi cầu khiến- nhờ vả. Ví dụ: (69) Anh Mô ơi! Hộ tôi một thùng với, anh Mô. [120-2] + Hành vi cầu khiến – khuyên bảo. Ví dụ: (70) Mà mình bắt nó làm vừa vừa chứ. Nó còn non tuổi lắm. [74-2] (71) Mày cứ lấy nó đi! Mô ạ! Vợ đẹp thế không lấy còn lấy ai? [203-2] + Hành vi cầu khiến – mời. Ví dụ: (72) Thì đấy! Mời anh cứ xơi cho đến đủ đi! [182-2] (73) Anh dừng tay vào uống nước đã! [380-1] + Hành vi cầu khiến – yêu cầu. Ví dụ : (74) À quên để tôi bế con cho. Cậu đưa con đây nào! [454-1] (75) Đưa mợ bóc cho nào! [514-1] + Hành vi cầu khiến - đề nghị. ví dụ: (76) Tôi bảo anh này! Chúng mình chịu khó ở đây một vài năm. [99-2] (77) Im đã nào! Anh dốt lắm. Anh để tôi cắt nghĩa cho anh hiểu. [159-2] (78) Con ngồi đây nhé! Mợ lên gác chào ông giáo. [516- 1] + Hành vi cầu khiến - mệnh lệnh. Ví dụ (79) Im đi! đừng lôi thôi. [389-1] (80) - Thưa ông, ông làm ơn... - Ơn oán gì? Đợi đấy! [57-2] ...v.v Tóm lại, những hành vi cầu khiến kể trên mà tiểu từ tình thái có khả năng tham gia biểu thị mặc dù chưa phải là đầy đủ nhưng cũng cho chúng ta thấy khả năng phong phú, linh hoạt của tiểu từ tình thái trong chức năng đánh dấu kiểu hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cầu khiến nói riêng. Việc nghiên cứu và chỉ ra các kiểu hành vi ngôn ngữ này góp phần mở rộng chức năng biểu thị của tiểu từ tình thái tiếng Việt. Điều này mang lại ý nghĩa lớn không chỉ đối với tiểu từ tình thái nói chung mà còn đối với việc tìm hiểu tiểu từ tình thái trong việc biểu đạt hành vi ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao nói riêng. Do khuôn khổ của luận văn và hạn chế về ngữ liệu nên những kết quả thu được vẫn chưa nói hết được khả năng của nhóm từ này. Nhưng xét trong phạm vi tác phẩm của Nam Cao chúng tôi nghĩ những nghiên cứu này Ông Ngã phủ định hiện thực bằng cách miêu tả tương lai của Tiền (con gái ông). Thế nghĩa là ông muốn giữ tiếng cho Tiền vì rất có thể sau này Tiền trở thành bà đốc, bà tham... chứ Tiền không phải người tầm thường. Và thế cũng có nghĩa là nếu ông đánh ít thì người ta sẽ cười, sẽ khinh Tiền. Ví dụ : (91) - Bà không nuôi mày nữa! Cút ngay khỏi nhà bà từ hôm nay. - Ấy người ta mấy cần! Nhi có thiết gì cái nhà này đâu! [385-1] (92)- Nhưng cũng có người bảo ông không đuổi nhưng nó chửa nên bỏ nhà trốn đi. - Có mà trốn đường trời! [386-1] (93) - Đã thế thì được. Chúng ta đều không phải, tôi cũng xin lỗi mợ. - Em chả dám! [393-1] + Hành vi phủ định bác bỏ. Ví dụ, trong Chí Phèo có phát ngôn : (94) “Ông mua chứ ông có xin mày đâu!” [48-1] Trong phát ngôn này hàm chứa nhiều hành vi ngôn ngữ, trong đó “chứ” đánh dấu hành vi khẳng định của Chí là “mua”. Sau hành vi này là hành vi phủ định được đánh dấu bởi cấu trúc: “có...đâu!” phủ định hành vi “xin”. Hai hành vi này tương hỗ lẫn nhau trong phát ngôn tạo ra một sự tương tác qua lại: Hành vi khẳng định để phủ định và hành vi phủ định để tăng giá trị cho hành vi khẳng định. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tìm thấy hàng loạt kiểu hành vi phủ định được đánh dấu bởi các tiểu từ tình thái trong các tác phẩm của Nam Cao. Ví dụ (95) - Chỉ bậy thôi! [343-1] (96) Chao ôi, nào có cứ gì phải những người tư tưởng! Ngay ở những người không tư tưởng cũng đã có sự chia rẽ tư tưởng rồi! [408-1] (97) Chúng nó có phải là đầy tớ nhà nó đâu! [424-1] (98) Nào thị đã nói nặng gì bà ấy? [437-1] Những định hướng tới kết luận +r thường là những kết luận mang tính chất tích cực. Để đi đến được kết luận trên, trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã sử dụng các tiểu từ tình thái như một dấu hiệu hình thức để “ chỉ dẫn lập luận”. Có thể kể ra một vài tiểu từ thường được sử dụng trong các lập luận hướng kết luận đến +r như: đã, thôi, đến, tới, hẳn, cơ, những, mới... Ví dụ (101) Nghỉ những ba tháng kia mà? [217-1] Cấu trúc “...những...kia mà!” hướng tới kết luận +r: thời gian nghỉ dài, nên về nghỉ ngơi ít ngày. “Hãy nghỉ ngơi một vài tuần rồi lại học thì cũng được chứ sao?”. Trường hợp chúng ta bỏ những phương tiện biểu thị tình thái đi chúng ta sẽ có phát ngôn sau: Nghỉ ba tháng. Luận cứ này có thể hướng chúng ta tới kết luận +r: thời gian dài, có thể về thăm nhà. Nhưng cũng có thể là hướng tới kết luận - r: thời gian ngắn, không thể về thăm nhà. Khi thêm vào phát ngôn này những phương tiện biểu thị tình thái “những”, “kia mà” thì ngay lập tức lập luận này hướng người nghe tới kết luận +r. Chúng ra không thể nói : Nghỉ những ba tháng kia mà! thời gian ngắn quá! Không phải về thăm quê đâu. ví dụ (102) - Mấy hào thì mấy.... Độ nửa chai thôi mà.(a) - Mới có nửa chai thôi mà? [310-1] (b) Trong đoạn hội thoại trên đây có hai phát ngôn a và b. Trong phát ngôn a “thôi mà” cho ta một lập luận hướng tới kết luận +r: ít thôi mà, mua đi. Nhưng trong phát ngôn b cũng là lập luận đó với cấu trúc “mới....thôi mà!” lại hướng lập luận tới kết luận -r. Bởi lẽ đây là phát ngôn nhắc lại, mang tình thái mỉa mai. Vì thế “Mới có nửa chai thôi mà” không phải là đánh giá „ít” về lượng mà là đánh giá ngược lại. Ví dụ (103) Cái nhà này còn tốt đấy chứ!.. Nhà có bốn, năm người ở thế này rộng chán! [166-1] Kết luận +r: Anh sống không đến nỗi nghèo túng, nếu không nói là cũng khá giả. Ví dụ (104) Trước sau thì cũng chết. Ai cũng chết. Mà ai cũng chỉ chết một lần mà thôi. [168-1] Lập luận logic hướng tới kết luận +r: “sống sẻn so làm gì?”. Ai cũng chết một lần thôi, mà chết rồi thì hết=> Kết luận: + Phải sống, sống mạnh mẽ, táo bạo + Không việc gì phải sợ chết. Một ví dụ khác trong đoạn đầu của tác phẩm Chí Phèo. Hắn đến nhà Bá Kiến rạch mặt để ăn vạ nhưng đã bị Bá Kiến thuyết phục thế này: (105) Nào, đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì ta nói chuyện tử tế với nhau cần gì mà phải thành động lên thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.[39-1] “Đã” nói lên giả định của người nói về tính ưu tiên, nên thực hiện một hành vi (hành động) nào đó trước. Có nghĩa là kết luận mà “đã” mang lại có tính ưu việt hơn (+r) hành động trước đó (có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra ). Cụ thể trong ngữ cảnh của phát ngôn này, theo Bá Kiến thì Chí Phèo nên vào nhà nói chuyện chứ không nên làm “thanh động” (như hắn vừa làm). Ví dụ (106) Vào rồi hắn mới biết những cái hắn sợ là hão cả. Bá kiến quả có ý dàn xếp với hắn thật [41-1] Tình thái “thật” mang lại sự thừa nhận, khẳng định của người nói về hiện thực khách quan trong phát ngôn. Định hướng lập luận tới kết luận +r : Bá Kiến không mưu toan, không tính toán, không xấu như hắn (Chí Phèo) đã nghĩ, mà BK muốn dàn xếp với hắn thật. Ví dụ: (107) Mà có thế thôi đâu! [421-2] Đây là phát ngôn của nhân vật Hoàng trong tác phẩm Đôi mắt khi nói về người nông dân. Chỉ dừng lại ở phát ngôn này sẽ định hướng người đọc, Ví dụ: (109) Cái mặt mày đã đẹp lắm đấy, mà tao phải quyến rũ mày. [342-1 ] => Kết luận -r: Không đẹp (sắc thái mỉa mai) => Lập luận phản bác: Tao không quyến rũ mày. (110) Viên y sĩ nghe tim. Ông đã lắc đầu rồi. [41-2] Trong ví dụ này cấu trúc “đã...rồi” làm nên định hướng lập luận tới kết luận -r: Sức khoẻ của anh ta không tốt => Kết luận: “Ông có bệnh”. - Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận -r: từ chối. Ví dụ:(111) - Việc gì thì cũng giữ em hộ tôi một lúc. Tôi phải đi dằng này một lát. - Đi đâu hãy để đấy đã. Người ta không đợi được. Việc cần. [440-2] “Đã” trong phát ngôn này đánh dấu một hành vi cầu khiến: yêu cầu thực hiện một hành vi nào đó trước, đồng thời “đã ” cũng định hướng lập luận tới kết luận -r: từ chối: tôi không thể giữ em giúp được. - Tiểu từ tình thái hướng lập luận tới kết luận -r: phủ định. Ví dụ (112) Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? [411-1] Định hướng lập luận tới kết luận -r: Bà không thể chu cấp đỡ cho dì Hảo nữa hay cũng chỉ có thể cho dì rất ít “chỉ có thể cho dì một ngày một xu quà và nhiều nước mắt” (113) Hồi mười tám, đôi mươi, Hiệp đã cưới một người vợ nhà quê. Để chiều ý mẹ mà thôi. [25-2] Trong ngữ cảnh này “mà thôi” định hướng lập luận tới kết luận -r: Hiệp không muốn lấy vợ (thời điểm đó), cũng có thể là Hiệp không muốn lấy một người vợ nhà quê.... Như vậy đến đây chúng ta có thể đưa ra những kết luận bước đầu: Tiểu từ tình thái không chỉ có khả năng đánh đấu hành vi ngôn ngữ mà chúng còn có khả năng định hướng lập luận tới một kết luận nào đó theo chủ ý của người phát ngôn (hoặc của người viết). Chức năng này có tác dụng rất lớn trong việc Trong phát ngôn này “à” giữ chức năng đánh dấu hành vi dẫn nhập cuộc thoại. Nó biểu thị tình thái đưa đẩy, rào đón của Thứ (nhân vật), làm như vừa chợt nhớ ra việc San về quê. Cũng có thể hiểu phát ngôn này là cái “cớ” khơi gợi cuộc thoại mới mà vấn đề được đề cập là một vấn đề tế nhị. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều phát ngôn tương tự trong các tác phẩm của Nam Cao. Ví dụ (115) À, Bằng đấy à? Thế nào? Giữ liên lạc với Huyền luôn nhé! [493-2] (116) Này, cái tay lý Tôn bây giờ hay lắm nhé! Hấu với tụi mình ghê lắm. [471-2] (117) - Anh Tâm về xuôi hả? - Vâng, chào chị nhé! [445-2]. “Hả ” dùng đánh dấu lời dẫn nhập cuộc thoại của Quyên và anh Tâm (nhân vật). Hành vi dẫn nhập cho cuộc thoại này đồng thời là một hành vi hỏi- chào, vừa biểu thị thái độ quan tâm của người nói (Quyên) với người nghe (Tâm). “nhé” đánh dấu hành vi hồi đáp trong cặp thoại, vừa là lời chào, lời tạm biệt với tình thái thân mật của người nói với người nghe. (118) -Kìa! ông giáo! chào ông! [326-2] - Ông ạ! Hôm nay ông lại rỗi. “Kìa” đánh dấu hành vi dẫn nhập, lời dẫn nhập cho hội thoại giữa ông giáo và Lão Hạc. (119) Này, mày ạ! Hình như lớp này cô ấy cũng đánh bạc ra việc đấy. [303-2] “Này” đánh dấu hành vi dẫn nhập cho cuộc hội thoại giữa Bà Thứ và Thứ (nhân vật trong Sống mòn) biểu thị tình thái thân mật của người nói với người nghe, đồng thời khơi gợi sự chú ý của người nghe vào nội dung sắp đề cập tới. + Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập đứng ở cuối phát ngôn. Ví dụ: (120) -Tôi quấy cho mình một chút bột sắn mình ăn nhé! - Không ăn! Đừng hỏi gì lôi thôi. [62-2] “Nhé” đánh dấu hành vi dẫn nhập cuộc thoại giữa người vợ với người chồng trong bối cảnh người chồng đang giận vợ. Người vợ muốn làm lành bằng hành vi quan tâm, dịu dàng. (121) Anh không sợ chị ở nhà khóc hết nước mắt ư? [360-2] (122) Thế ra ông ấy nhà bà cũng có vợ hai đó ư, bà? [274-2] “Ư” đánh dấu hành vi hỏi dẫn nhập tình thái ngạc nhiên, tò mò. (123) - Xong rồi chứ? - Xong! [ 149-1] ...v.v Về mặt cấu trúc hình thức thì các tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập có thể xuất hiện trong kiểu câu cầu khiến, câu hỏi, câu nghi vấn, câu khẳng đinh... Chẳng hạn trong kiểu câu hỏi như: Ví dụ: (124) - Gầy lắm nhỉ? - Sắp chết rồi còn gì? [318-2] Hay trong kiểu câu cảm thán như: Ví dụ (125) Đấy! Chả đòi bán mãi đi! [199-1] (126) À! Đích thế nào? [315-2]...v.v Những ví dụ trên cho chúng ta thấy khả năng hoạt động linh hoạt của tiểu từ tình thái trong việc đánh dấu hành vi dẫn nhập cho cặp thoại trong tác phẩm của Nam Cao. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là ở chỗ phân loại chúng về mặt hình thức mà là ở chức năng dẫn nhập của chúng là gì? Mà trong chức năng đánh dấu hành vi dẫn nhập này có thể các tiểu từ tình thái còn biểu thị hàng loạt những hành vi ở lời khác nữa. Chẳng hạn như hành vi trực tiếp dẫn nhập, gián tiếp yêu cầu thông tin, yêu cầu tán đồng ,ủng hộ, thỉnh cầu, ban tặng, mời, khẳng định, ra lệnh... Dưới đây chúng tôi sẽ mô tả cụ thể từng hành vi mà chúng tôi khảo xát được trong tác phẩm của Nam Cao. + Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập- gián tiếp yêu cầu thông tin phản hồi. Ví dụ: (127) - Anh Chí đi đâu đấy? - Lạy cụ ạ! Bẩm cụ... Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ! [49-1] “Đấy” trong phát ngôn đánh dấu hành vi dẫn nhập, rào đón, vừa là hành vi hỏi - chào bắt đầu cuộc hội thoại giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Đây là lối hỏi thăm dò, rào đón (đặc trưng tính cách của nhân vật Bá Kiến) với lời dẫn này yêu cầu người nghe phải có thông tin phản hồi, hồi đáp: đến để làm gì? + Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập- gián tiếp mong muốn sự tán đồng, ủng hộ. Ví dụ: (128) - Bưng mâm nhé? - Ừ, làm thì làm. [149-1] “Nhé” biểu thị hành vi dẫn nhập với tình thái gián tiếp mong muốn sự đồng tình, tán đồng với nội dung mệnh đề đưa ra trong lời dẫn nhập. Trong phát ngôn này là hành vi “bưng mâm” ra. Và để đáp ứng lại hành vi dẫn nhập này có thể có 2 cách hồi đáp là đồng thuận, tán đồng hoặc là từ chối, không tán đồng. Trong trường hợp ví dụ này là tán đồng, là hồi đáp tích cực: “ừ”. + Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập- gián tiếp thỉnh cầu (thuộc lớp hành vi điều khiển). Ví dụ: (129) Con bằng lòng nhé! Con bằng lòng đi để bà nói cho nó mừng. [112-1] “Nhé” đánh dấu hành vi dẫn nhập cặp thoại, gián tiếp là hành vi thỉnh cầu của người nói với người nghe. Trong ngữ cảnh này bà Ngạn dẫn lời thoại này với mong muốn cháu bà (Ngạn) đòng ý lời thỉnh cầu của bà là lấy Duyên(cô gái hàng xóm) để bà có người chăm sóc. + Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập- gián tiếp mời (lớp hành vi điều khiển). Ví dụ: (130) Làm cút rượu đã. [212-1]. Anh cu Thiêm dẫn nhập cuộc thoại bằng một phát ngôn mời “Tôi” vào quán uống rượu. (131) - Nào, cậu Phán mua mở hàng cho tôi nào. - Ồ, thế cụ chua bán mở hàng, dư cụ? [155-1] “Nào” đánh dấu hành vi dẫn nhập, gián tiếp mời: bà Đồ mời cậu Phán Sinh mua hàng. + Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập- gián tiếp than. VÍ DỤ : (132) Thôi, thế thì nó chẳng vào nhà mình ăn cơm nữa đâu. Dọn cơm mà ăn thôi! [136-1]. “Thôi” đánh dấu hành vi dẫn nhập cuộc thoại gián tiếp bộc lộ tình thái than vãn của ông Đồ với vợ con ông, cũng có thể là với chình ông về việc cậu Phán không qua nhà ông ăn cơm, đồng nghĩa với việc không lấy con gái ông. + Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi dẫn nhập - gián tiếp ra lệnh (mệnh lênh-lớp hành vi điều khiển). Ví dụ: (133) Còn mày nữa! không xách thằng cu Con đi à? [150-1]. Tóm lại, các tiểu từ tình thái không chỉ được sử dụng trong việc đánh dấu hành vi ngôn ngữ hay định hướng lập luận mà chúng còn được Nam Cao dùng làm dấu hiệu ngữ vi cho các hành vi dẫn nhập trong cặp thoại. Đứng ở vị trí này, các tiểu từ tình thái thường biểu thị tình thái đưa đẩy, rào đón lời dẫn cho sự bắt đầu của một cặp thoại hay cuộc thoại thông thường. Nói như vậy bởi lẽ cũng có thể trong những cuộc hội thoại ở những ngữ cảnh nhất định nào đó thì tiểu từ tình thái không biểu thị tình thái như vậy. Ví dụ như - Thầy bảo con gì cơ? [65-2] Về mặt cấu trúc hình thức, chúng cũng có thể xuất hiện trong câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu hỏi... Ví dụ tiểu từ đánh dấu hành vi hồi đáp xuất hiện trong câu hỏi. (138) - Thế thì chắc anh thích nghèo? - Anh chưa nghèo bao giờ hay sao? [163-2] Tiểu từ đánh dấu hành vi hồi đáp xuất hiện trong câu cầu khiến. (139) Trời ơi! trời ơi! Anh làm ơn cắt phăng giùm tôi đoạn giáo đầu ấy đi. [90-1] .... Xét về chức năng hồi đáp của hành vi hồi đáp chúng ta lại có thể phân loại hành vi này làm hai loại chính: hành vi hồi đáp theo hướng tích cực (khẳng định, đồng tình, nhận lời...) và hành vi hồi đáp theo hướng tiêu cực (phủ định, phản đối, từ chối...) + Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hồi đáp tích cực. Ví dụ (140) - Cái Hồng đâu rồi? - Con đây ạ! [71-2] (miêu tả, tình thái thân mật) (141) - Thế chúng nó đây rồi? - Ấy, thằng lớn thì bố nó nuôi. Còn thằng bé bố nó cũng đòi nuôi mãi nhưng tôi tức con đĩ tôi không cho nuôi. [275-2] ( trần thuật) (142) - Cụ có nhà ở thị xã không? - Có ba cái đấy! [501-2] + Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hồi đáp tiêu cực (phủ định, đánh giá, từ chối...) · Đối với nội dung phát ngôn. Ví dụ: (143) - Đã đói bụng rồi đấy à? 1] (phủ định) - Đói hay không thì cũng phải ăn cho xong bữa chứ? [337- (144) - Ai? - Vợ cái nhà anh xe thuê cái nhà lá ấy mà. - Chị ta vừa về đấy thôi [254-2] (145) -Ô ng ấy đâu rồi mày? - Ông ấy ấy à? Bây giờ đang thế này này.... [444-1] · Đối với chính phát ngôn. Ví dụ: (146) - Có phải con muốn lấy vợ thì để bà liệu cho. Gần không được thì xa... - Im đi! Đừng lôi thôi. [389-1] (147) Mẹ! Không có sợi không bán thì để mà thờ ông tổ nhà mày, hở? [209-1] Tóm lại, đúng như hành vi ngôn ngữ đã khẳng định: Hành vi ngôn ngữ ở lời không bao giờ đơn thuần chỉ là một hành vi ngôn ngữ nhất định. Bao giờ cũng vậy, chúng là hàng loạt những hành vi kế tiếp xếp chồng, gối lên nhau biểu thị đích ở lời của chủ ngôn. Trong đó, mỗi hành vi lại có dấu hiệu ngữ vi khác nhau, hoặc có thể cùng một dấu hiệu ngữ vi đánh dấu cho nhiều hành vi ngôn ngữ ở lời. (tuỳ thuộc vào ngữ cảnh, đối tượng và mục đích sử dụng). Điều này thể hiện rõ không chỉ trong việc đánh dấu các hành vi ngôn ngữ như: cầu khiến ,cảm thán, khẳng định, hỏi, bác bỏ... mà ở chức năng đánh dấu hành vi dẫn nhập, hồi đáp trong cặp thoại chúng cũng được biểu hiện rất rõ. Nam Cao đã sử dụng linh hoạt nhóm tiểu từ tình thái trong việc tạo ra các hành vi dẫn nhập và hành vi hồi đáp, làm phong phú và tăng tính hiện thực cho các phát ngôn trong hội thoại. Nhờ vận dụng tốt những hành vi này mà các cặp thoại, các cuộc hội thoại trong tác phẩm của Nam Cao trở nên gần gũi với thực tế đời sống hơn, lột tả được tâm trạng của nhân vật một cách tinh tế, (151) Vẫn còn ngủ kia à? [216-1] (mẹ nói với con) Theo lý thuyết về giao tiếp, các mối quan hệ giao tiếp được quy chiếu trong hai kiểu quan hệ: Quan hệ thân sơ (là quan hệ gần gũi hay xa lạ giữa các bên giao tiếp), quan hệ vị thế (là quan hệ được xác lập dựa trên địa vị xã hội hay tuổi tác. Người có số chức quyền, địa vị xã hội, người lớn tuổi thường được coi là bề trên). Để thấy rõ hơn vị thế này chúng tôi đã tiến hành phân chia chúng trên những cơ sở lý thuyết trên. * Xét trên trục quan hệ vị thế. Quan hệ vị thế lại được xét trên hai phương diện: quan hệ tuổi tác, quan hệ vị thế xã hội. - Quan hệ về tuổi tác: Thông thường người có tuổi tác lớn hơn thường có vị thế giao tiếp lớn hơn so với người ít tuổi. Ví dụ: (152) A! Mợ đây, mợ đây mà! [20-2] (mẹ- con) (153) Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại! [272-1] (bà- cháu) (154) Thế mày cũng không biết mẹ mày ở đâu thật à? [519-1] (người lớn- trẻ con) (155) Mẹ mày, sao không bóc vỏ mà ăn đi! [514-1] (mẹ- con) (156) Mày làm gì đấy hả? [491-1] (157) Thằng Hiền đấy hở? [491-1] (người lớn- trẻ con) - Quan hệ về vị thế xã hội: Thông thường người có vị thế xã hội cao, cũng có vị thế giao tiếp cao hơn. Ví dụ: (158) Trong Chí Phèo Nam Cao miêu tả phát ngôn của Bá Kiến nói với Chí như sau: Cầm lấy mà cút đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? [70-1]. “đi” đánh dấu hành vi cầu khiến của Bá kiến đối với Chí. Thể hiện vị thế của người có địa vị xã hội cao hơn. ( quan lại- dân thường) + Vị thế quan lại với dân thường (159) - Không ai đấy chứ? - Bẩm quan không ạ! [543-1] + Vị thế quan lại với lính thú. (160) Chúng bay đáng chém đầu! Tao bảo chúng bay đi bắt những con mụ nào đòi Nam Kì là đất Việt Nam kia mà! [353-2] + Vị thế giữa thầy giáo với học sinh (161) Mày nghĩ gì suốt ngày thế vậy? (162) Làm thì chẳng việc gì là xấu đâu con ạ. [521-1] + Vị thế thầy giáo- phụ huynh học sinh. (163) - Cơm dưa muối, cháu ăn được chứ? - Bẩm được ạ. Cháu vẫn ăn như thế. [510-1] (164) Tôi nói đùa đấy, cùng túng cả. Có lạ gì hở bác? [510-1] + Vị thế cấp trên - cấp dưới. (165) Khoan đã, vấn đề lúa cụm cũng khá rắc rối đấy. - Khó thì chúng mình chịu hay sao? [544-2] - Nghe ổn đấy! các đồng chí thấy thế nào? [545-2] - Các đồng chí đồng ý chứ? [546-2] + Vị thế chủ nhà với người thuê nhà. (166) Anh đòi thế nào được tôi? Anh đòi thì tôi đập vào mặt anh ấy chứ! [259-2] (167) Tuỳ anh đấy. Tôi có ép đâu? [220-2] + Vị thế chủ với người ở (người giúp việc) (168) - Thằng xe chuôn rồi mày ạ! - Vâng thưa cậu, nó chuồn ba bốn hôm rồi! [259-2] (169) Mở cửa đánh trống đi Mô nhé! [321-2] (170) Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư? [65-1] * Xét theo trục quan hệ thân sơ. - Tiểu từ tình thái biểu thị vị thế cao trong mối quan hệ thân mật. Thông thường, những tiểu từ tình thái có sắc thái tình thái thân mật, gần gũi như: à, nhé, kia, mà, chứ, thế... ưa được sử dụng trong quan hệ thân mật. Ví dụ (171) Thôi, thầy cho em về nhé! [361-1] (quan hệ cha -con) (172) Hễ được nước thì bắc lên đây, con nhé! [359-1] Trong ví dụ (171) “nhé” biểu thị vị thế giao tiếp cao của nhân vật giao tiếp trong quan hệ thân thuộc, cụ thể là lời cha nói với con. Ví dụ (173) - Cái gương của mợ đâu? - Mẹ mày! sao đứng ngây ra thế? [468-2] (174) Không đi được mà! Xe ô tô, xe đạp nó đề bẹp giò. [507-2] (mẹ- con)  (175) Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! [271-1] (176) Chỉ đói đấy thôi, cháu ạ! chẳng sao hết. [272-1] (bà -cháu). - Tiểu từ tình thái biểu thị vị thế cao trong mối quan hệ không thân thiết, xa lạ. Ví dụ: (177) Anh không ra còn đứng làm gì đấy? [78-2] (178) Thưa bác có đấy ạ! [509-1] .... Tuy nhiên, trong hoạt động hội thoại, ở những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nhiều khi những tiểu từ tình thái này không được sử dụng nhất quán theo một chiều thuận (nghĩa là chúng chỉ chuyên dùng cho người có vị thế giao tiếp cao). Vì “hội thoại là mảnh đất sống của ngôn ngữ và là môi trường hoạt động của con người, một biểu hiện của cái gọi là xã hội loài người” [Đỗ Hữu Châu-t358]. Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất cho lập luận này là tiểu từ “ạ”. Nó thường biểu thị thái độ, vị thế giao tiếp của người có vị thế giao tiếp thấp với người có vị thế giao tiếp cao hơn hoặc người có vị thế giao tiếp ngang bằng để bày tỏ thái độ kính trọng. Ví dụ: (179) Cứ đi thong thả không cần vội đâu, cụ ạ! [502-2] (180) Lạy quan lớn ạ, mời quan lớn vào đây mà xơi tống. [468-2] - Biểu thị người nói có vị thế xã hội ngang hàng với người nghe. Ví dụ: (181) Chúng mình không đi nữa thật à? [314-2] Thế nhưng nó cũng có khi được sử dụng cho người có vị thế giao tiếp cao với người có vị thế giao tiếp thấp thường để bày tỏ sự thân hữu hoặc sự trìu mến và cũng có khi là trong cách nói mỉa mai, giễu cợt. Bởi lẽ đặc điểm riêng của “ạ” là có thể xuất hiện sau phát ngôn để bày tỏ thái độ của người nói đối với người nghe bằng cách đưa thêm vào đó sắc thái kính trọng bên cạnh sắc thái thân hữu mà không thủ tiêu sắc thái này. Ví dụ trong “Chí Phèo”, xét về trục quan hệ thân sơ và cả trong quan hệ vị thế (tuổi tác, vị thế xã hội) thì Bá Kiến là người có vị thế giao tiếp cao hơn so với Chí Phèo thế nhưng Bá Kiến lại dùng cách xưng gọi có thêm tiểu từ “ạ” ở cuối phát ngôn trong khi giao tiếp với Chí. Ví dụ: (182) Anh Chí ạ! Cả năm chục này phần anh. [51-1] Anh bứa lắm! Nhưng này anh Chí ạ, anh muôn đâm cũng không khó gì? [50-1] Trong trường hợp này Bá Kiến sử dụng “ạ” như một chiến lược giao tiếp của “cụ tiên chỉ làng Vụ Đại” với quan niệm sống “Mềm nắn rắn buông, túm kẻ có tóc chứ ai túm kẻ trọc đầu”. Bá Kiến dùng “ạ” trong cách giao tiếp với Chí Phèo nhằm thể hiện tình cảm, thân mật với hắn và thuần phục hắn biến thành tay sai cho Bá Kiến. Qua đây thể hiện tài năng văn chương, óc quan sát tinh tế của nhà văn Nam Cao đối với nhân vật của mình. Hay trong vị thế giao tiếp cao xét trong quan hệ vị thế xã hội và tuổi tác Nam Cao lại có những đoạn viết như thế này: Ví dụ: (183) Cậu Vang đi đời rồi, ông giáo ạ! [295-1] (184) Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy rồi... Thế nào rồi cũng xong. [299-1] Trong ngữ cảnh này, xét về quan hệ tuổi tác thì Lão Hạc phải là người có vị thế cao hơn ông giáo. Thế nhưng xét về vị thế xã hội thì ông giáo lại có vị thế giao tiếp cao hơn Lão Hạc. Thế cho nên việc Lão Hạc sử dụng phát ngôn có kèm tiểu từ “ạ” (thường dùng cho người dưới) lại không có gì là vô lý hay mâu thuẫn cả. Ví dụ khác: (185) - Cháu vô phép cậu... - Vâng ạ! Mời cô cứ đi. [236-1]... Như vậy, trong việc thể hiện vị thế giao tiếp cao, hầu hết các tiểu từ tình thái đều có thể sử dụng như các tiểu từ trong lớp hành vi hỏi: à, ư, nhỉ, nhé, chứ..., tiểu từ trong lớp hành vi cầu khiến: đi, thôi, nào,... Trong lớp tiểu từ biểu thị vị thế cao của nhân vật giao tiếp “ạ” ít được sử dụng hơn cả vì nó mang sắc thái kính trọng của người có vị thế thấp với người có vị thế cao như đã nói ở trên. Chúng tôi đã khảo xát và phân tích sự phong phú trong việc biểu thị vị thế của các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao. Tuy những phân tích này chưa phải là tất cả nhưng nó đã minh chứng cho việc sử dụng tiểu từ tình thái trong việc thể hiện vị thế giao tiếp mà Nam Cao đã sử dụng trong tác phẩm của mình là rất tinh tế và khá linh hoạt. Theo quan xát của chúng tôi nó khá phù hợp với tâm lý giao tiếp truyền trống của người Việt là “xưng khiêm hô tôn”. Chúng tôi đã tổng kết được kết quả như sau: Nam Cao đã sử dụng tổng số 1690 lượt tiểu từ tình thái trong việc biểu thị vị thế giao tiếp cho các nhân vật của mình. Trong đó có 624 lượt biểu thị cho vị thế giao tiếp cao, chiếm 36,9% tổng số lượt sử dụng. (188) - À, cô thầy!... Hôm nay cô về? - Ai thế? - Con đây, cô ạ [462-1] (trẻ con- người lớn) (189) - Con lấy ở đâu? Bảo thật mợ.. - Của ông Câm cho đấy mà! (190) Thật thế? mợ trả tiền thật nhé? [472-1] (con- mẹ) + Vị thế xã hội: Xét trên trục quan hệ vị thế xa hội cũng vậy, thường những người có vị thế xã hội thấp sẽ có vị thế giao tiếp thấp hơn. Ví dụ: (191) - Thầy đi đâu ạ? - À cái ấy còn tuỳ... [525-1] (192) - Cầm lấy... của mày đấy! - Cái gì thế ạ ? [524-1] ( Học sinh- thầy giáo) (193) - Anh này lại say khướt rồi! - Bẩm không ạ! Bẩm thật là không say. [49-1] ( Dân thường - quan lại) (194) - Chị ăn đi. tôi không đói. - Mày ăn đi. - Tôi không ăn ạ. [97-1] (195) Thưa hai cậu, bây giờ thuê xe bò hay sao ạ? [188-2] (người ở - chủ nhà) (196) - Thưa ông, không có cửa sao ạ? - Có....cũng có hai cửa sổ nhưng... [189-1] (người thuê nhà - chủ nhà) Trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã sử dụng 364 lượt tiểu từ (chiếm 21,5%) trong việc biểu thị nhân vật giao tiếp ở vị thế thấp. Tuy nhiên, trong hoạt động giao tiếp, các phát ngôn luôn chịu sự chi phối và tác động của Hoàn cảnh giao tiếp trang trọng là những hoàn cảnh giao tiếp mang tính nghi thức, có quy ước chẳng hạn như: hội họp, nghi lễ, cưới hỏi, tang ma... Thông thường trong những hoàn cảnh giao tiếp này, người tham gia giao tiếp (nhân vật giao tiếp) thường lựa chọn những tiểu từ tình thái mang sắc thái trang trọng, hoặc trung tính, thể hiện sự tôn trọng thể diện cao nhất giữa các bên giao tiếp. Có các tiểu từ thường gặp như: à, ạ, nhé, nhỉ, ư, chăng, chứ... Truyện của Nam Cao chủ yếu viết về người nông dân và những câu chuyện đời thường, gần gũi hàng ngày vì vậy mà ít thấy những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, mang tính nghi thức. Trong những tác phẩm viết trước cách mạng, hoàn cảnh trang trọng được bộc lộ qua một số ít những hoạt động giao tiếp như “Điếu văn” Ví dụ (207) - Anh chết rồi đấy nhỉ? - Thật đấy, anh Phúc ạ! [254-1] Tình thái kính trọng khi nhắc tới người đã khuất (hoàn cảnh giao tiếp có tính quy thức: phong tục tang lễ, ma chay) Ví dụ (208) Vâng: mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã. [359-1] Hoàn cảnh trang trọng: “Một đám cưới” (nghi lễ cưới hỏi) Trong những sáng tác viết sau Cách mạng, hoàn cảnh trang trọng mang tính nghi thức chủ yếu là các cuộc hội họp kháng chiến như trong: “Định mức”, “Nỗi chuân chuyên của khách má hồng”, “Hội nghị nói thẳng”... Ví dụ: (209) - Có ạ! - Có thế nào? - Có hại cho anh em ạ. [528-2] (210) - Đúng ạ! - Đúng thế nào? - Đúng thế ấy ạ. [526-2] Ngoài ra, hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng còn được bộc lộ trong hàng loạt những tác phẩm như: Đòn chồng, Quái dị, Một truyện tình, chuyện người hàng xóm, Làm tổ... Ví dụ: (214) - Mắt tôi có vẫn phải trông đấy chứ! [117-1] - Khe khẽ chứ... Anh ấy dậy bây giờ thì được chết [120-1] (215) - Tôi đây mà. Các ông đi gặt hẳn? [179-1] (216) - Này, thì yên tôi bảo đã. [204-1] (217) - Anh Lưu? Anh Lưu?... Anh Lưu đâu, hở thầy? [222-1] (218) - Mày lại muốn học đánh đĩ hở? [450-1] - Mợ mày cho mày đi chơi à? [452-1] (219) À ra thế! Chị Mô đấy hở? [120-2] Nếu như trong những tác phẩm viết về người nông dân xung đột giữa con người với môi trường, hoàn cảnh sống tưởng chừng như vụn vặt nhưng đã đẩy con người vào tình trạng tha hoá về nhân cách, thì trong tác phẩm viết về người trí thức Nam Cao làm rõ hoàn cảnh “áo cơm ghì sát đất ”của họ. Ở đề tài này, các nhân vật giao tiếp bị chi phối nhiều bởi vị thế xã hội (họ là những trí thức), cho nên hoàn cảnh giao tiếp trang trọng thường xuất hiện nhiều hơn hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng. Tóm lại, qua những phân tích và luận chứng trên đây cho thấy, tiểu từ tình thái có khả năng bộc lộ hoàn cảnh giao tiếp (trang trọng, không trang trọng). Trong tác phẩm của Nam Cao, hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng thường xuất hiện trong những nhân vật giao tiếp có vị thế ngang bằng, hoặc giữa những nhân vật giao tiếp có mối quan hệ thân hữu, gần gũi. Hoàn cảnh giao tiếp này còn xuất hiện chủ yếu trong mảng đề tài Nam Cao viết về người nông dân với những sinh hoạt đời thường. Qua những tác phẩm của ông, người ta thấy rõ hơn cái sức mạnh ghê gớm, khủng khiếp của những cái hàng ngày. Miếng cơm ,manh áo với sức nặng vật chất của sự tồn tại, “ Những bận mỗi một chủ thể sử dụng khác nhau trong những phát ngôn và hoàn cảnh giao tiếp nhất định thì tiểu từ tình thái lại biểu thị ngữ nghĩa, chức năng khác nhau. Cụ thể, trong 1690 lượt sử dụng cho hội thoại của nhân vật lại có sự khác biệt giữa các nhân vật (chủ thể) khác nhau. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một vài tiểu từ để mô tả sự chi phối của các chủ thể với nhóm tiểu từ tình thái. * Tiểu từ “nhỉ” - Nghĩa từ điển:ph 1. Từ đặt sau một câu nói để khẳng định : Vui nhỉ! 2. Từ đặt sau một đại từ ngôi thứ hai để tranh thủ sự đồng tình của người nói chuyện với mình: Phim này hay đấy anh nhỉ! Trong tác phẩm của Nam Cao, ngữ nghĩa tình thái tiểu từ “nhỉ” chịu ảnh hưởng nhiều bởi chủ thể sử dụng. Ví dụ: (220) Cụ thì bao giờ cũng có ạ. Cháu trông thấy rồi. Phải không, cô Na nhỉ? [156-1] Trường hợp này, “nhỉ” được sử dụng bởi chủ thể là: Cậu phán Sinh. Nên nó bị chi phối bởi vị thế giao tiếp của chủ thể sử dụng (vị thế ngang hàng với người nghe trong quan hệ thân sơ, vị thế cao hơn trong quan hệ xã hội), bị chi phối bởi mục đích phát ngôn của chủ thể (cậu phán Sinh muốn tán tỉnh, chêu chọc cô Na). Vì vậy trong trường hợp này “nhỉ” biểu thị tình thái đưa đẩy, rào đón của chủ thể, đánh dấu hành vi hỏi nhưng không yêu cầu phải trả lời từ phía người nghe. Ví dụ (221) Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại ....bở! [239-1] Ở ví dụ trên, chủ thể sử dụng tiểu từ tình thái có vai giao tiếp ngang bằng với người nghe, mục đích giao tiếp là bày tỏ thái độ không hài lòng đối với người nghe. Vì vậy, trong trường hợp này, “nhỉ” được dùng đánh dấu phát ngôn hỏi nhưng không yêu cầu hành vi hồi đáp mà bộc lộ tình thái mỉa mai, giễu cợt của chủ thể phát ngôn đối với người tiếp ngôn. Ví dụ: (222) Anh chết rồi đấy nhỉ? [254-1] Ví dụ này chủ thể sử dụng tiểu từ tình thái là người có trình độ học vấn, có vị thế xã hội cao hơn đối tượng đang được nói đến. Song đối tượ ng đó lại là người đã khuất, do vậy chủ thể phát ngôn muốn bày tỏ thái độ kính trọng. Vì thế "nhỉ" trường hợp này bị chủ thể chi phối nhằm thực hiện mục đích hỏi xác nhận và bày tỏ thái độ xót thương với người đã mất. Ví dụ (223) Cái tay trông đẹp nhỉ? [71-2]. Chủ thể phát ngôn là “Thị” với vị thế giao tiếp người trên nói với người dưới (mẹ - con), trong trạng thái tâm lý bực bội. Cho nên, trong trường hợp này “nhỉ” không được dùng để biểu thị tình thái khen ngợi “Tay đẹp”, cũng không được dùng để biểu thị hành vi hỏi cầu khiến (mong muốn sự tán đồng của người nghe) mà biểu thị tình thái mỉa mai, trách mắng của chủ thể với đối tượng tiếp nhận. Ví dụ (224) Chà, thích nhỉ! [514-1]. Chủ thể sử dụng là một người ít tuổi, “nhỉ” được sử dụng nhằm mục đích biểu lộ cảm xúc. *Tiểu từ “hẳn”. - Nghĩa từ điển: tr (kng; dùng ở đầu câu hoặc cuối câu). Từ biểu thị ý như muốn hỏi về điều mà thật ra mình đã khẳng định. Hẳn anh còn nhớ? Anh lại quên rồi hẳn? Ví dụ (225) Chư ông đi gặt hẳn? [176-1]. Chủ thể phát ngôn là một bà hàng nước, đối tượng tiếp nhận là những người xa lạ. “Hẳn” trong trường hợp này biểu thị tình thái hỏi, thể hiện tình cảm thân mật, suồng sã, không có quy thức. Ví dụ (226) Chắc đã ton hót gì với thằng ấy hẳn? [176-1] “Hẳn” trong trường hợp này lại bị chi phối bởi chủ thể là bà Ngạn với thái độ không hài lòng và tâm trạng bực tức. Ví dụ (227) Thì đã hẳn....[245-1] Chủ thể của phát ngôn là “Tơ” ở độ tuổi còn thanh niên. Đối tượng tiếp ngôn là những người bạn cùng trang lứa với Tơ, trong hoàn cảnh giao tiếp là một cuộc chuyện phiếm. Vì vậy, “hẳn” biểu thị tình thái thân mật, suồng sã, bày tỏ tình thái khẳng định, đồng tình với người nghe. Sở dĩ, tiểu từ tình thái chịu sự tác động, chi phối của chủ thể sử dụng như trên là bởi vì mỗi một chủ thể sử dụng tiểu từ tình thái, mỗi một đối tượng giao tiếp nói riêng lại chứa đựng những yếu tố chủ quan khác nhau. Con người có thể giao tiếp với nhau được là do họ có cùng một “ mã” của ngôn ngữ đó tồn tại trong tâm linh và ý thức của họ. Nhưng khi bộc lộ ý thức đó ra bằng ngôn ngữ ở mỗi một người lại một khác. Sự khác nhau này là do: - Điều kiện sống của chủ thể là khác nhau. - Hoàn cảnh xuất thân khác nhau. - Tình trạng ngôn ngữ khác nhau. - Giới tính khác nhau. Vì mỗi một chủ thể tiếp nhận, hình thành ngôn ngữ ở những điều kiện khác nhau như vậy (Điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, vốn kinh nghiệm giao tiếp...) mà mỗi người lại có một vốn tiếp thu tiếng mẹ đẻ khác nhau. Nghĩa là mỗi người (chủ thể) lại có vốn ngôn ngữ của riêng mình. Ngôn ngữ học gọi đó là lời nói cá nhân. Ngoài ra, mỗi chủ thể giao tiếp (sử dụng tiểu từ tình thái) này lại chịu sự tác động của những yếu tố khách quan khác nữa như: đối tượng tiếp nhận, môi trường giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp,... Chẳng hạn, đối tượng tiếp nhận là người có vị thế giao tiếp cao hơn (tuổi tác, quan hệ vị thế xã hội) thì nhân vật giao tiếp (chủ thể) cần phải lựa chọn những tiểu từ tình thái mang sắc thái kính trọng hoặc mang sắc thái trung hoà như: à, nhỉ, ạ,... Ví dụ (228) Mua thật ạ! Cháu đang ao ước [156-1] (người dưới- người trên) (229) Thư cho chị Duyên bà ạ. [113-1] (người dưới- người trên) Qua việc phân tích, tìm hiểu tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao trên góc nhìn ngữ dụng học, chúng tôi rút ra một vài nhận xét như sau: Tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao không chỉ có khả năng biểu đạt về mặt ngữ nghĩa tình thái đơn thuần mà nhóm tiểu từ này còn có nhiều khả năng ngữ dụng phong phú khác. Thứ nhất, tiểu từ tình thái có khả năng làm dấu hiệu ngữ vị cho hành động ở lời của phát ngôn. Nghĩa là nhờ có tiểu từ tình thái mà phát ngôn đó được xác định là hành vi gì (hành vi hỏi, hành vi cầu khiến, hành vi khẳng định, hành vi phản bác,...). Trong mỗi lớp hành vi này lại có thể chia thành nhiều tiểu loại hành vi khác, ví dụ như: Lớp hành vi hỏi lại có thể chia thành hỏi chính danh, hỏi không chính danh, hỏi tra xét, hỏi mỉa, hỏi chào, hỏi đoán... Trong tất cả những lớp hành vi ngôn ngữ mà tiểu từ tình thái có khả năng đánh dấu kể trên, thì hành vi hỏi chiếm số lượt sử dụng nhiều nhất (trong tác phẩm của Nam Cao). Sự phong phú này, góp phần không nhỏ vào việc biểu đạt nội dung thông tin mà nhà văn muốn gửi gắm. Thứ hai, các tiểu từ tình thái có khả năng định hướng lập luận. Như đã phân tích, từ một luận cứ nếu thêm vào các tiểu từ tình thái khác nhau ta sẽ có những hướng kết luận khác nhau. Có thể những kết luận này đồng hướng với lập luận, cũng có thể kết luận này nghịch hướng hoàn toàn với lập luận. ở vai trò này, các tiểu từ tình thái đồng thời chính là những tác tử lập luận. Thứ ba, tiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao còn có chức năng đánh dấu lời dẫn nhập, hồi đáp hay còn gọi là hành vi dẫn nhập, hồi đáp. Xét trong hoạt động giao tiếp, hội thoại thì tiểu từ tình thái có khả năng đi kèm với phát ngôn và cho ta biết đó là loại hành vi nào (dẫn nhập hay hồi đáp). Thứ tư, đối với việc biểu thị vị thế của nhân vật giao tiếp, tiểu từ tình thái có khả năng bộc lộ vị thế giao tiếp cao, thấp hay ngang hàng. Trong đó, chỉ có tiểu từ “ạ” là thường được sử dụng cho người có vị thế thấp, vì nó mang tình thái trang trọng, thể hiện sự kính trọng của người nói với người đối thoại. Còn hầu hết các tiểu từ tình thái khác được Nam Cao sử dụng đa dạng phong phú ở tất cả các vị thế giao tiếp, tuỳ thuộc vào chủ thể sử dụng, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích phát ngôn... Thứ năm, hoàn cảnh giao tiếp cũng được Nam Cao khá chú ý. Bởi lẽ, nó là phông nền cho tác phẩm tồn tại. Vì vậy, tiểu từ tình thái cũng được Nam Cao sử dụng nhiều trong việc bộc lộ hoàn cảnh giao tiếp (trang trọng, không trang trọng). Trong đó, hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng xuất hiện nhiều hơn trong tác phẩm của Nam Cao. Vì ông viết chủ yếu về người nông dân với những xung đột giữa con người với môi trường sống, với hoàn cảnh; những nỗi bức bách, lo lắng “tẹp nhẹp” thường ngày bật ra thành tiếng. Thứ sáu, vấn đề chủ thể sử dụng và tiểu từ tình thái cũng được nhà văn lựa chọn và quan sát khá kĩ trước khi đưa vào ngôn ngữ của nhân vật. Tiểu từ tình thái có thể đảm nhận nhiều chức năng, vai trò khác nhau, tuy nhiên chúng cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, trong đó có chủ thể sử dụng. Nghĩa là, mỗi một chủ thể khác nhau lại có sự lựa chọn tiểu từ tình thái khác nhau. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng, chi phối tới tiểu từ tình thái như: đối tượng tiếp nhận, hoàn cảnh giao tiếp, môi trường giao tiếp,...mà chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu cụ thể trong luận văn này. cầu khiến…Tiểu từ tình thái biểu thị vị thế của nhân vật có : vị thế cao có 624 tiểu từ chiếm 36%, vị thế thấp 364 chiếm 21,5%, vị thế ngang bằng 702 chiếm 41,5% Tóm lại, tiểu từ tình thái trong các tác phẩm của Nam Cao rất đa dạng, phong phú và chúng có vai trò quan trọng trong văn Nam Cao nói riêng và trong tiếng Việt nói chung. Vì giới hạn của luận văn, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát, phân tích đơn lẻ trong tác phẩm của Nam Cao ở một vài phương diện như đã trình bày ở trên. Có thể đây chỉ là những mô tả, phân tích phiến diện, một chiều. Song chúng tôi hi vọng rằng luận án cũng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu về lớp tiểu từ tình thái trong tiếng Việt. Đặc biệt là tiểu từ tình thái trong văn Nam Cao nói riêng và văn xuôi nói chung. Ngoài ra, những nghiên cứu này, cũng có thể giúp phần nào đó làm sáng tỏ hơn văn phong của Nam Cao đối với người học và người đọc tác phẩm của ông. Qua đó, cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn về nhóm tiểu từ tình thái vốn được coi là ngôn ngữ lời nói này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A, Đỗ Xuân Thảo. Giáo trình: Tiếng Việt 1, Nxb GD, (2001) 2. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Dân. Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, (2000) 3. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung. Ngữ pháp tiếng Việt (tập I), Nxb GD, (2007) 4. Diệp Quang Ban. Giáo trình: Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, (2001) 5. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việt (tập II), Nxb GD, (2006) 6. Diệp Quang Ban. Ngữ pháp tiếng Việ, Nxb GD,(2005). 7. Lê Biên. Từ loại tiếng Việt hiện đại, Trường ĐHSP Hà Nội (1995) 8. Bùi Anh Chung. Tìm hiểu nhóm động từ tình thái chỉ sự cần thiết trong tiếng Việt, Luận văn tốt nghiệp ĐHSP, (2002). 9. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán. Đại cương ngôn ngữ học (tập II). Nxb GD, (1993). 10.Đỗ Hữu Châu. Đại cương ngôn ngữ học, (tập I), Nxb GD, (2006). 11. Đỗ Hữu Châu. Đại cương ngôn ngữ học- ngữ dụng học (tập II). Nxb GD, (2006). 12. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng ngữ nghĩa. Nxb GD, (1999). 13.Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng- Từ ghép- Đoản ngữ). Nxb ĐH Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. (1975). 14.Nông Thị Kim Cúc. Bước đầu tìm hiểu tiểu từ tình thái tiếng Tày, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, ĐHSP (1999). 15.Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán. guyên Nhập môn ngôn ngữ học. Nxb GD, (2007). 16.Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb GD, (2006). 17.Nguyễn Thị Hồng Chuyên. Tìm hiểu chức năng ngữ dụng của một số tiểu từ tình thái trong tiếng Việt, Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHSP, (2007). 18.Nguyễn Đức Dân. Lôgich – ngữ nghĩa – cú pháp, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, (1987). 19.Lê Thị Hương Giang. Các tiểu từ tình thái trong câu tiếng Việt, Luận văn tốt nghiệp ĐHSP, (1991). 20.Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG Hà Nội, (2000). 21.Cao Xuân Hạo (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tươm. Ngữ pháp chức năng tiếng Việt. Ngữ đoạn và từ loại (quyển 2). Nxb GD, (2005). 22.Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt- sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB KH XH, (1991) 23.Nguyễn Trọng Hoàn. Tiếp cận văn học, Nxb KHXH, (2002). 24.Nguyễn Văn Hiệp. Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp. Nxb GD, (2008). 25. Nguyễn Văn Hiệp. Hướng đến một số cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt. Ngôn ngữ số 5, (2001). 26. Nguyễn Văn Hiệp. Về một khía cạnh phân tích tầm tác động tình thái. ái Nguyên 2 Ngôn ngữ số 11, (2001). 27. Phan Mạnh Hùng. Các kiểu tổ hợp tiểu từ tình thái tiếng Việt và vấn đề ranh giới từ. Ngôn ngữ, số 4, (1985). 28. Phan Mạnh Hùng. Tiểu từ tình thái trong tiếng Việt hiện đại, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, (1982). 29.Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa. Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (ngôn từ – tác giả - hình tượng). Nxb ĐHSP, (2003). 30.Nguyễn Như Ý. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. Nxb GD, (1997). 31.Phan Trọng Luận. Phân tích tác phẩm trong nhà trường. Nxb GD, (1977). 32.Nguyễn Thị Lương. Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt. Luận án TS. Khoa học ngữ văn, Hà Nội, (1996). 33. Lê Văn Lý. Sơ thảo ngữ pháp tiếng Việt, Sài Gòn, (1972) 34.Đái Xuân Ninh. Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, (1978) 35.Nguyễn Thị Hồng Nhung. Tiểu từ tình thái tiếng Mường và sự đối chiếu với tiểu từ tình thái tiếng Việt, Luận văn tốt nghiệp ĐHSP, (2002). 36.Hoàng Phê. Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, trung tâm từ điển học Hà Nội , (1998). 37. Hoàng Trọng Phiến. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp (1980). 38.Nguyễn Anh Quế. Hư từ trong tiếng Việt hiện đại. Nxb KHXH, Hà Nội (1988). 39.Nguyễn Hữu Quỳnh. Tiếng Việt hiện đại. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam. Hà Nội, (1996). 40. Nguyễn Tú Quyên. Các phương tiện biểu thị tình thái trong câu tiếng yên Việt, Luận văn tốt nghiệp ĐHSP, (2002). 41.Nguyến Kim Thản, Hồ Lê, Lê Xuân Thại, Hồng Dân. Nxb KHXH Hà Nội – (1967). 42. Nguyến Kim Thản. Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb thành phố HCM, (1981) 43.Bùi Minh Toán. Giáo trình : Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb GD, (2002). 44.Trần Ngọc Thêm. Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Nxb KHXH – (1985). 45.Hoàng Tuệ. Về khái niệm tình thái, Tiếng Việt, (1/1988). 46.Vi Thi Thuý. Khảo sát tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Nùng. Luận án tiến sĩ ,(2007) [ĐHSP Hà Nội]. 47.Ngô Thị ánh Tuyết. Tìm hiểu tiểu từ “mà” trong văn Nam Cao. Luận văn tốt nghiệp ĐHSP, (2002). 48.Phạm Hùng Việt. Vấn đề tính tình thái cới việc xem xét chức năng ngữ nghĩa của trợ từ tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2 (1994). 49.Trần Đăng Xuyền. Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao. Nxb KHXH- (2008). 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu từ tình thái trong tác phẩm của Nam Cao từ góc nhìn ngôn ngữ học.doc
Luận văn liên quan