Tìm ba vụ việc bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Pháp luật nước ta còn thiếu các quy định chi tiết về quyền của người tiêu dùng và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh khi vi phạm. Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng được ban hành từ năm 1999 nhưng nhiều quy định vẫn còn chung chung nên chưa thực sự có hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng. Lấy một ví dụ như theo nguyên tắc thì Hội Bảo vệ NTD có quyền đứng ra thay mặt bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NTD. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ nói chung chung là có thể thay mặt NTD, nhưng thay mặt như thế nào thì không cụ thể. Ví dụ, tập hợp được bao nhiêu chữ ký thì có quyền đứng lên thay mặt? Án phí chưa hợp lý (theo quy định hiện hành thì người khởi kiện phải nộp trước 5% tổng số tiền yêu cầu bồi thường, đó là 1 khoản án phí không nhỏ mà không phải cá nhân nào cũng có khả năng đáp ứng đó là còn chưa xét đến việc liệu có thắng kiện hay không?). Vì vậy, ta thấy cần phải có một cơ sở pháp lý cao nhất để bảo vệ người tiêu dùng đó là Luật Bảo vệ người tiêu dùng. - Cùng với việc hoàn thiện văn bản pháp luật, cần tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, trong đó có Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng. Nâng cao nhận thức của cả người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Tuyên truyền, tư vấn cho người tiêu dùng hiểu được chính những quyền lợi của mình, biết cách bảo vệmình trước sản phẩm, hàng hoá không đảm bảo chất lượng. Điều quan trọng hơn, để người tiêu dùng tự biết bảo vệ mình thì cần có các thông tin minh bạch, rõ ràng của sản phẩm, của doanh nghiệp và được các cơ quan chức năng xác nhận thông tin đó

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3850 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm ba vụ việc bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẤU Pháp luật không khuyến khích các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Nhưng khi các hành vi ấy xảy ra thì cần phải bị xử lý, trừng trị thích đáng nhằm ngăn ngừa, hạn chế. Nước ta vốn là một nước đang phát triển, các loại hàng hoá trong và ngoài nước tràn ngập trên thị trường. Do vậy việc bảo đảm chúng đúng phẩm chất, quy cách là rất khó. Thậm chí có những cá nhân, tổ chức chỉ vì một chút lợi nhuận trước mắt mà vi phạm những quy tắc nghề nghiệp, vi phạm pháp luật gây ra những hậu quả khôn lường cho chính người tiêu dùng trong nước. Mặt khác tuy pháp luật cũng đã có những quy định về vấn đề này nhưng chưa thật sự đầy đủ và chặt chẽ nên vẫn có những kẽ hở . Vì tính cấp thiết như vậy nên nhóm em đã chọn đề bài này để nghiên cứu, nhưng do lượng kiến thức có hạn và vấn đề còn mới nên rất mong thầy cô giúp đỡ. NỘI DUNG I: một số quy định pháp luật liên quan: 1. Một số khái niệm liên quan: Bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Theo điều 1 Pháp lệnh Người tiêu dùng thì: Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức. 2. Quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng: Theo Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do UBTV Quốc hội ban hành ngày 27 tháng 4 năm 1999 thì người tiêu dùng có quyền lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; được cung cấp thông tin trung thực về chất lượng, giá cả, phương pháp sử dụng hàng hoá, dịch vụ; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, môi trường khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ; được hướng dẫn nhứng hiểu biết cần thiết về tiêu dùng. Người tiêu dùng có quyền góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện đúng trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ thuộc nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường và các hàng hoá, dịch vụ khác đã đăng ký, công bố. Nhưng đồng thời người tiêu dùng cũng phải có trách nhiệm tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, không được tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình và cộng đồng. Người tiêu dùng có trách nhiệm phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá, giá cả và các hành vi lừa dối khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, gây thiệt hại cho mình và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Người tiêu dùng có quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với việc sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng và việc thông tin, quảng cáo sai sự thật. Theo Điều 630 BLDS 2005 quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng: “ Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”. Ta thấy ở đây đã hội đủ bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đó là: Có thiệt hại xảy ra: Đó là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tổn thất về tinh thần... của người tiêu dùng. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi bán không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng... gây thiệt hại cho người tiêu dùng là hành vi trái pháp luật. Có lỗi của người gây thiệt hại: Nhà sản xuất, kinh doanh biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, dẫn đến thiệt hại cho khách hàng. Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái hay ngược lại. II: 3 vụ việc về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng: Vụ việc 1: Công ty Việt Mỹ kiện FPT. Tháng 10/2005, Công ty Cổ phần quảng cáo thương mại Việt Mỹ, địa chỉ số 75 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TPHCM (gọi tắt Công ty Việt Mỹ) ký hợp đồng thuê dịch vụ Hosting của Công ty Cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom). Đây là dịch vụ lưu trữ website và sử dụng email theo tên miền, nôm na là lưu trữ thông tin của khách hàng trên mạng Internet. Ngày 6/2/2007, toàn bộ hệ thống email của Công ty Việt Mỹ bị kẹt mạng và ngày hôm sau, khi truy cập mạng, tất cả các thông tin dữ liệu của 10 email bị mất sạch. Ông Phan Quý Ngà - Tổng giám đốc Công ty Việt Mỹ - cho biết, những thông tin lưu trữ trên email của công ty bị mất đã làm cho công việc kinh doanh gián đoạn, ngoài việc mất uy tín với khách hàng, mức thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Sau khi sự cố xảy ra, Công ty Việt Mỹ cho biết, công ty này đã nhiều lần liên hệ với FPT Telecom để khắc phục sự cố mạng và bồi hoàn mức thiệt hại, nhưng phía FPT Telecom đã thiếu thiện chí trong việc thực hiện. Ông Mai Xuân Khôi - Phó Giám đốc Trung tâm trực tuyến của FPT Telecom - cho biết: “Với thiện ý khắc phục thiệt hại và nỗ lực để 2 bên hợp tác lâu dài, công ty chúng tôi đã nhanh chóng liên lạc để khắc phục sự cố trên. Cụ thể ngày 22/3, FPT Telecom đã gửi văn bản đề xuất “miễn phí dịch vụ Hosting 30 ngày (tính từ ngày hết hạn hợp đồng đã ký), tăng dung lượng Hosting lên gấp đôi (400 MB) trong thời gian 1 năm tính từ ngày hết hạn hợp đồng và giảm 20% giá trị phụ lục hợp đồng cho gia hạn năm kế tiếp, nhưng Công ty Việt Mỹ đã từ chối. Ngày 31/3, FPT Telecom gửi tiếp văn bản đề xuất, không thu phí dịch vụ 1 năm với giá trị 6 triệu đồng, phía Việt Mỹ vẫn không chấp nhận”. Theo ông Khôi, yêu cầu của Việt Mỹ là hoàn toàn không hợp lý với các lý do: Nội dung của các hòm thư nói chung hay nội dung thư là các thông tin cá nhân của từng người, bản thân nhà cung cấp dịch vụ như FPT Telecom không được can thiệp vào nội dung. Nội dung thư điện tử do người dùng tự quản lý; vai trò của nhà cung cấp dịch vụ là đảm bảo hệ thống thuê thông suốt không bị gián đoạn đến tay người tiêu dùng và người tiêu dùng có trách nhiệm bảo quản thư. Để đòi quyền lợi, Công ty Việt Mỹ đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân TP.HCM để kiện FPT Telecom. Tuy nhiên khi vụ kiện này còn chưa được đem ra xét xử thì đến ngày 26/6, cả hai Cty đều đã có những văn bản gửi đến một số báo, đài cáo buộc nhau về trách nhiệm phải chịu trong sự cố mới nhất xảy ra ngày 21/6: Website của Việt Mỹ (www.vietmy.vn) bị hacker tấn công. Theo "Đơn đề nghị can thiệp" Việt Mỹ gửi đến các báo, từ 16 giờ ngày 21/6 đến 19 giờ ngày 24/6, FPT Telecom đã để cho hacker tấn công vào website của Việt Mỹ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Cty này, đồng thời làm ảnh hưởng dữ liệu trong website. Website của Việt Mỹ đã có gần 2.000 khách hàng và gần 200.000 lượt truy cập. "Sau khi xảy ra sự cố, Cty chúng tôi đã liên lạc FPT bằng điện thoại và công văn nhưng FPT vẫn không phối hợp khắc phục sự cố" – Việt Mỹ viết. Cũng theo Việt Mỹ, ông Trần Hùng Cường - GĐ Trung tâm Cứu hộ máy tính và an ninh mạng 911 - cho rằng website của Việt Mỹ bị hacker tấn công xảy ra từ máy chủ của FPT. Địa chỉ IP chỉ đến khi truy cập vào website này là 210.245.22.128, mà đầu số 210.245 là địa chỉ máy chủ FPT. Tuy nhiên, FPT Telecom đã bác bỏ hầu hết lập luận và cáo buộc của Việt Mỹ. Nhà cung cấp dịch vụ này cho rằng hệ thống máy chủ của mình "được quản lý theo cơ chế kỹ thuật riêng nhằm đảm bảo an ninh hệ thống ở mức cao và hạn chế ảnh hưởng tối đa đến các khách hàng khác". Theo FPT Telecom, website của Việt Mỹ bị tấn công là do lỗi lập trình website, mã nguồn website không tuân thủ những nguyên tắc bảo mật nên hacker có thể đưa lên website những phần mềm phá hoại. FPT Telecom cho biết đã ghi nhận được hacker đã đưa lên thư mục "thumb" trong mã nguồn của website 2 virus backdoor là "pic.aspx" và "co.php". Với lập luận như thế, FPT Telecom đã trích lục một số điều khoản trong hợp đồng (điều 4.1: Việt Mỹ chịu trách nhiệm về nội dung thông tin thuê bên B (FPT) lưu giữ, hoặc các thông tin bên A (Việt Mỹ) tự cài đặt trên máy chủ tại điểm thực hiện dịch vụ của bên B, đảm bảo các thông tin này không chứa các phần mềm phá hoại) để khép trách nhiệm về phía VM. Nhà cung cấp dịch vụ còn cảnh báo khách hàng: Trong trường hợp Việt Mỹ còn để xảy ra các trường hợp không bảo đảm theo điều 4.1, Việt Mỹ "phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" và FPT Telecom sẽ chấm dứt hợp đồng với VM trước thời hạn (27/10/2007). Theo chúng em thấy: Cách giải thích của Việt Mỹ là không hợp lý lắm , tuy nội dung của các hòm thư hay nội dung của thư là các thông tin cá nhân nhưng đối với từng người nó có giá trị khác nhau. Nếu theo cách giải thích này thì bưu điện làm mất thư của khách hàng chỉ phải bồi thường tờ giấy thôi sao? Một bức thư đối với người khác thì nó chỉ là một tờ giấy lộn không hơn không kém nhưng đối với chủ nhân của nó thì đó lại là tài sản vô giá. Căn cứ vào hợp đồng số 002482/ FPTHCM-NOC được ký giữa FPT Telecom với công ty Việt Mỹ thì tại điều 5 (trách nhiệm của FPT Telecom) có ghi rõ nhà cung cấp dịch vụ “chịu trách nhiệm về việc bảo đảm tính bảo mật về hệ thống, an toàn về cơ sở dữ liệu và tính hoạt động thông suốt”. Vậy việc gián đoạn và mất thông tin của công ty Việt Mỹ rõ ràng là trách nhiệm của phía FPT, việc cần làm bây giờ chỉ là xác định mức bồi thường là bao nhiêu và việc này cũng không hề dễ dàng. Như trên đã nói vì là thông tin nên việc xác định thiệt hại cũng rất khó khăn, dựa vào tiêu chí nào để xác định, cơ quan nào sẽ đứng ra để xác định? Sự đôi co hiện nay giữa đôi bên chỉ "đổ thêm dầu vào lửa" mà không thể phân sự rạch ròi vì thiếu một tổ chức trung gian thẩm định, điều tra xem lỗi để xảy ra sự cố thuộc về ai. Song chỉ qua sự tranh cãi, cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo: Vấn đề chất lượng dịch vụ và an ninh mạng có thể đẩy các quan hệ thương mại trong lĩnh vực tin học, viễn thông đến mức căng thẳng. Vụ việc 2: Nước tương chứa chất 3-MCPD. Từ cuối tháng 5/2007 dư luận cả nước, từ các nhà sản xuất đến quản lí nhà nước, đang xôn xao về chất lượng sản phẩm hàng hoá (CLHH) với chất 3-MCPD trong nước tương (3-MCPD là tên viết tắt của chất thuộc nhóm cloropropanol, có cấu tạo phân tử 3-cloro-1,2- propandiol, theo EU chất này có thể gây ung thư ở hàm lượng 0,02mg/l).Trước năm 2005 cũng đã có những cảnh báo về chất độc 3-MCPD trong nước tương (nước chấm) được sản xuất từ khô đậu đỗ. Năm 2005 khi có thông tin từ Bỉ về chất 3-MCPD trong nước tương Chin-su thì nhà sản xuất đã có thái độ không bình thường: phủ nhận kết quả kiểm tra của Bỉ (tung tin mẫu có thể là hàng giả), giải thích về sự thách thức của các tiêu chuẩn về chất lượng (quy định về chất 3-MCPD ở mức không nhiều hơn: của EU, Ôxtraylia, New Zealand là 0,02, Việt Nam và Hoa Kì là 1mg/l, trong khi mẫu kiểm tra ở Bỉ là 86mg/l), công bố sản phẩm của cơ sở là “sạch” và vẫn đạt Hàng Việt Nam chất lượng cao. Lúc đó cơ quan quản lí nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP) là Bộ Y tế, trực tiếp trong vụ việc là Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã lấy mẫu kiểm tra. Mẫu được kiểm tra do Sở Y tế TP HCM và cả ở cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế. Qua kiểm nghiệm thấy có đến 20 cơ sở năm 2005 và 17 cơ sở trong 5 tháng đầu năm 2007 có mẫu không đạt: chất độc hại 3-MCPD đều vượt ngưỡng cho phép, thậm chí gấp hàng nghìn lần. Nhưng kết quả đã không được công bố chi tiết mà chỉ tung ra một nhận xét chung chung là có một số loại nước tương có chứa chất độc gây ung thư là 3-MCPD với hàm lượng rất cao. Người tiêu dùng không thể an tâm, dư luận không thể chịu được với lối thông tin nửa vời. Không thấy doanh nghiệp nào có hoạt động cải tiến trong sản xuất nhằm giảm thiểu 3-MCPD. Sản phẩm nào có chứa độc hại để người tiêu dùng không sử dụng. Khi bị áp lực quá mạnh, từ giới tiêu dùng, dư luận báo chí đến cơ quan cấp trên, Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh buộc lòng không thể giấu mãi đành phải công bố danh tính các doanh nghiệp có sản phẩm chứa chất độc hại sau 2 năm (thậm chí 6 năm) ém nhẹm thông tin. Bây giờ biết sự thật, bao nhiêu người và mỗi người đã đưa vào cơ thể bao nhiêu gam chất độc gây ung thư là 3-MCPD qua sử dụng nước tương? Dư luận và người tiêu dùng đang đặt bút tính, chưa biết tác hại sẽ đến mức thế nào? Bộ Y tế, UBND Thành phố HCM đã vào cuộc để xử lý vụ che giấu thông tin chất lượng sản phẩm này. Doanh nghiệp phải chủ động và trung thực về chất lượng hàng hoá Thông tin thiếu chi tiết tưởng là vô hại nhưng đã bị lợi dụng: một công ty đã có ngay hành động có thể coi là lừa đảo bằng việc từ ngày 08/9/2005 đã tổ chức “Lễ công bố sản phẩm nước tương sạch”. Tại buổi lễ họ công bố có công nghệ sản xuất nước tương sạch và sẵn sàng chuyển giao công nghệ. Trong khi sản phẩm của họ, mà chất lượng đang được bưng bít, có hàm lượng độc chất vượt quy định đến… hơn 2300 lần! Các doanh nghiệp khác có sản phẩm vi phạm cũng không hề có hành động khắc phục. Đến nay khi sự bưng bít kết quả kiểm tra chất lượng bị đưa ra ánh sáng, các doanh nghiệp đã phải nhận trách nhiệm của mình. Ban đầu là các doanh nghiệp phải công khai xin lỗi khách hàng, phải tiến hành việc thu hồi sản phẩm, phải vội vàng cải tiến công nghệ để có sản phẩm sạch đích thực. Nhưng dư luận người tiêu dùng đang tính đến đòi bồi thường. Thiệt hại khôn lường còn đang ở phía trước. Lẽ ra khi được phản hồi từ thị trường thì việc đầu tiên của nhà sản xuất là tiếp cận thị trường, đánh giá thực tế, có biện pháp khắc phục kịp thời…Nhưng cơ sở đã không làm theo chân lí đó mà lại chọn kiểu liên minh ma quỷ, hành vi tiếp tục dựa trên sự thiếu trung thực. Thậm chí họ vẫn chạy tham gia để có danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao?! Cuối cùng hệ lụy đến nay phải nói chính xác là các doanh nghiệp đã có triệu chứng vi phạm điều 157 về sản xuất hàng giả là thực phẩm của Bộ Luật hình sự! Nguyên tắc đầu tiên trong tư duy mới về quản lí chất lượng là hướng tới khách hàng đã bị các doanh nghiệp bỏ qua, để giữ tư duy cũ bảo vệ mình bằng tập tài liệu “đầy đủ hồ sơ pháp lí đã được duyệt” (có cả sự quan liêu). Tư duy trách nhiệm về CLHH hiện nay rất rõ ràng: “hồ sơ pháp lí về CLHH” có khi chỉ sử dụng cho doanh nghiệp và cơ quan chức năng giám sát sản xuất kinh doanh, còn người tiêu dùng chỉ trên hàng hoá cụ thể! Đáng lẽ, với chức năng quản lí nhà nước, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế TP HCM phải thông báo, xử lí vi phạm, khuyến cáo người tiêu dùng… thì họ lại làm ngược lại: ém nhẹm thông tin (hoặc theo nghĩa chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ), mặc nhà sản xuất cứ tuôn sản phẩm chứa chất độc ra thị trường và mặc người tiêu dùng cứ “tự chọn”!? Giải thích cho việc che giấu thông tin về việc phát hiện ra nhiều doanh nghiệp có sản phẩm chứa chất độc hại 3-MCPD, Sở Y tế đã nêu lí do là không tin chắc ở kết quả kiểm nghiệm. Còn cơ sở kiểm nghiệm thuộc Bộ thì lại chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ thì mới công bố!? Lí do này không xác thực và cũng là một “bệnh” của ngành y tế Việt Nam. Có trang web viết rằng ở Việt Nam các bác sỹ điều trị nhiều khi không tôn trọng kết quả xét nghiệm (hoá học, X-quang…). Còn ở đây họ không tin kết quả của cơ sở kiểm nghiệm chuyên nghiệp. Nhưng nếu có nghi vấn thì lẽ ra phải tuân thủ quy trình là yêu cầu làm lại, hoặc bổ sung số liệu của cơ sở khác (thậm chí nước ngoài) thì cơ quan chức năng thuộc Bộ và Sở Y tế TP HCM lại chọn phương pháp im lặng (!?); để đến bây giờ … Trong điều kiện này, chỉ cần im lặng không công bố vi phạm về chất độc chết người trong sản phẩm thì đã là vàng với cơ sở sản xuất rồi. Vì thế có cơ sở để dư luận nghi ngờ: Liệu có thể tin cơ quan y tế “im lặng” là do không tin ở kết quả kiểm nghiệm, chứ hoàn toàn không có tiêu cực? Việc làm này của cơ quan chức năng thuộc Bộ và Sở Y tế TP HCM rất có thể đã vi phạm các điều 165 và điều 286 về thiếu trách nhiệm trong công tác quản lí theo Luật Hình sự. Các cơ quan chức năng nhà nước thì như vậy, còn về phía các chủ cơ sở sản xuất thì sao? Ngay từ khi sản xuất họ liệu có biết sản phẩm của mình độc hại không? Theo quy định của Bộ Y tế, sản phẩm nước tương của các cơ sở sản xuất trong nước phải đạt độ đạm toàn phần thấp nhất là 10N và buộc phải ghi trên nhãn. Thế nhưng muốn đảm bảo 3-MCPD không được vượt mức cho phép thì nhà sản xuất phải dùng công nghệ lên men. Nhưng dùng công nghệ lên men thì không thể nào đáp ứng hàm lượng đạm theo Bộ Y tế yêu cầu. Vậy đây có phải là quy định làm khó doanh nghiệp? Nhưng thông qua đó cũng khẳng định một điều rằng các cơ sở sản xuất biết được sản phẩm của mình không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng họ vẫn đưa ra thị trường. Theo Điều8, khoản 2, điểm b của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm thì nghiêm cấm hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chứa chất độc và bị nhiễm độc. Vấn đề đặt ra ở đây là việc xác định lỗi. Căn cứ vào điều 308 BLDS năm 2005 thì trong trường hợp này lỗi của các nhà sản xuất là lỗi cố ý gây thiệt hại và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo điều 307, BLDS năm 2005. Dựa vào những yếu tố, những cơ sở trên đã thoả mãn bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà cụ thể ở đây là bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Điều 630 BLDS 2005 quy đ ịnh: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”. Như vậy ở đây việc người tiêu dùng khởi kiện đòi các nhà sản xuất bồi thường thiệt hại là hoàn toàn chính đáng, đúng quy định của pháp luật. Thế nhưng trên thưc tế, quyền lợi của người tiêu dùng khi mua phải nước tương có chứa hoá chất gây ung thư đã được bảo vệ chính đáng hay chưa? Có nên chăng các nhà chuyên môn và cơ quan có thẩm quyền hãy “lên tiếng”, vào cuộc để giúp ngươi tiêu dùng khỏi tình trạng “tiền mất, tật mang”? Sự kiện này là bài học cho cơ quan quản lí nhà nước phải thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của mình. Số liệu kiểm tra chất lượng phải do cơ sở thử nghiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan quản lí nhà nước phải công bố để người sản xuất và người tiêu dùng biết và tự chủ xử lí vụ việc theo nhu cầu cụ thể. Cơ quan quản lí và doanh nghiệp bình đẳng trước pháp luật về đánh giá và xử lí theo mức độ vi phạm. Vì vậy công khai và minh bạch là chìa khoá cho bình đẳng và nghiêm túc trước pháp luật! Một bài học nữa là năng lực đánh giá chất lượng hàng hoá. Hiện nay hệ thống các phòng thử nghiệm ở Việt Nam cơ bản đã được hình thành từ thời bao cấp. Đó là mỗi ngành có một phòng thử nghiệm (quen gọi là labo, phòng phân tích, trung tâm kiểm nghiệm…) đáp ứng chỉ một phần yêu cầu quản lí của ngành. ở một tỉnh thường thì các Sở Y tế, Nông nghiệp, Xây dựng, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và môi trường… mỗi ngành có phòng thử nghiệm riêng. Các phòng này có trang bị tương đối giống nhau phần cơ bản và nói chung đều không đáp ứng đủ nhu cầu quản lí của ngành nên những đánh giá đầy đủ lại phải mang đến các phòng thử nghiệm ở Trung ương. Rõ ràng hệ thống các phòng thử nghiệm của chúng ta đã bị lạc hậu, chưa được nhà nước đánh giá đúng yêu cầu và năng lực phục vụ kinh tế xã hội thời hội nhập. Quy hoạch các phòng thử nghiệm quốc gia do Bộ Khoa học và công nghệ chỉ đạo, trực tiếp là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp các Bộ thực hiện, đã không theo kịp tiến độ của phát triển kinh tế xã hội và tiến trình hội nhập của đất nước chúng ta. Cần xác lập tư duy về hội nhập, về thoả thuận thừa nhận lẫn nhau, về thử nghiệm theo ISO IEC 17025 thay thế tư duy mỗi ngành một lãnh địa thử nghiệm, manh mún, năng lực thấp, không có khả năng cạnh tranh, không có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dễ bị thói quan liêu chi phối. Các số liệu thử nghiệm, xét nghiệm phải trở thành căn cứ khoa học của quản lí nhà nước, của các hoạt động chuyên môn, được công khai, minh bạch! vụ việc 3: THức ăn cho gia súc không đạt tiêu chuẩn. Đây là vụ kiện giữa bên nguyên đơn là ông Đinh Văn Tín Dụng (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), từ năm 2003 đã sử dụng thức ăn gia súc của công ty UP ( công ty TNHH Uni-President) để nuôi heo. Tháng 6/2006, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm tra mẫu thức ăn gia súc của 114 công ty, trong đó có công ty UP. Đến tháng 12/2006, Bộ chính thức công bố các mẫu cám có chứa hooc-môn tăng trọng, trong đó có kết luận công ty UP sử dụng hai loại hóa chất cám là Clenbuterol và Salbutamol (2 loại hóa chất này có tác dụng cho heo ăn mau lớn nhưng người ăn phải thịt heo này dễ bị bệnh tim mạch). Chính vì thế mà người tiêu dùng đã tẩy chay thịt heo, thịt heo rớt giá nghiêm trọng làm cho thị trường thịt heo ế ẩm, người chăn nuôi heo bị lỗ nặng. Ông Dụng đã kiện đòi công ty UP bồi thường thiệt hại 258 triệu đồng. Ông Dụng cho biết : “Tôi nuôi heo gần sáu năm nhưng chưa năm nào thảm bại như năm nay. Từ tháng 6/2006 – 2/2007 sau khi có thông tin người nuôi heo sử dụng thức ăn chứa hóc-môn tăng trưởng bị cấm, người tiêu dùng đã tẩy chay thịt heo. Do đó, giá heo hơi đang ổn định ở mức 20.000 – 21.000 đồng/kg đã bị trượt dốc, có thời điểm chỉ còn 10.000 đồng/kg khiến người nuôi heo lỗ nặng. Với tổng đàn 300 con heo thịt, 50 con heo nái và 500 con heo con đang nuôi lúc ấy, trang trại của anh Dụng đã bị lỗ vốn hơn 150 triệu đồng. Đó là chưa kể đến gần 200 triệu đồng anh đang nợ của đại lý kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm. Theo anh Dụng, kể từ khi bắt đầu nuôi heo đến nay anh chỉ sử dụng loại thức ăn gia súc của Cty Uni – President. Hàng năm trang trại đều được ký Hợp đồng hỗ trợ trang trại với nhà sản xuất. Theo hợp đồng thì Cty Uni – President cam kết phân phối thức ăn chất lượng cao theo giá thỏa thuận. Nhiều hộ chăn nuôi khác cũng điêu đứng. Ông Phạm Văn Hợp ngụ ấp Phú Lâm 5, xã Phú Sơn  nói: Tôi nuôi 50 con heo thịt, 30 nái và chỉ mua thức ăn gia súc của  Uni - President nên cũng được ký Hợp đồng hỗ trợ chăn nuôi. Từ khi xảy ra vụ hóc–môn cấm tôi bị lỗ vốn hơn 50 triệu đồng. Vừa rồi tôi làm hồ sơ xin vay vốn 100 triệu đồng để gây dựng lại đàn heo nhưng sau khi ngân hàng thẩm định thì chỉ đồng ý cho vay 30 triệu đồng, nên tôi phải bỏ trống chuồng trại”. Theo thống kê của chúng tôi, có hàng chục hộ chăn nuôi đã bị kiệt quệ vì “cơn bão” sử dụng hóc–môn cấm trong thức ăn như trường hợp của chị Đinh Thị Liễu Mai (ấp Phú Thắng, xã Phú Trung) lỗ gần 12 triệu đồng, chị Nguyễn Thị Xuân Thu (xã Phú Sơn) lỗ 54 triệu đồng …”. Về phía công ty UP, sau khi bị nghi sử dụng hóc – môn cấm trong thức ăn gia súc bán cho các hộ chăn nuôi, Cty Uni – President đã không một lời giải thích cho khách hàng. Bởi vậy, các hộ chăn nuôi đã đồng loạt phản ứng. Đến khi đó, Tổng Giám đốc Uni – President Lin Tai Yuan mới có văn bản thông báo (ngày 19/1/2007) cho rằng “các cơ quan ngôn luận đã đưa tin không được chi tiết và cụ thể khiến nhiều đại lý của Cty lo lắng” và cho rằng, Uni – President chỉ là 1 trong số 114 Cty sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc có sản phẩm bị “nghi ngờ” sử dụng hóc-môn tăng trưởng... Sau khi Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn công bố đích danh sản phẩm của Uni – President sử dụng hóc-môn cấm thì lãnh đạo Cty này… im luôn. “Với cách hành xử như vậy, sắp tới, chúng tôi sẽ nộp đơn khởi kiện đòi công bằng, yêu cầu Uni – President có trách nhiệm với người chăn nuôi”  - Anh Dụng nói. Tại phiên tòa, nhóm nông dân gồm các ông Đinh Văn Tín Dụng đã đưa ra các tài liệu chứng minh rằng ông đã ký hợp đồng sử dụng 100% cám của Công ty Uni-President để nuôi heo. Sau khi cơ quan chức năng công bố kết quả thanh tra cho thấy trong cám của Uni-President có chứa hooc-mon tăng trưởng có khả năng gây bệnh cho người tiêu dùng, giá heo bị sụt giảm khiến họ thua lỗ nặng. Tuy nhiên, Tòa án huyện Dĩ An nhận định rằng, những chứng cứ phía nguyên đơn cung cấp chưa đủ cơ sở chứng minh công ty Uni-President phải có trách nhiệm về thiệt hại của các nông dân. Do vậy, tòa đã tuyên bác toàn bộ đơn kiện.Sau khi tòa tuyên bác yêu cầu, ông đã làm đơn kháng cáo. nhận xét vụ việc: Trong thực tế, tranh chấp này không nhiều nhưng đã có một số vụ được tòa án địa phương thụ lý. Người nông dân xưa nay thường bị thiệt thòi, như đã từng mua phải giống bắp không trái, lúa không hạt, dứa Cayenne chết nửa chừng... nay lại vướng vào vụ thức ăn gia súc có dư lượng thuốc tăng trưởng. Nhiều nông dân điêu đứng nhưng không có ai để bảo vệ, cũng không dám đi kiện đòi bồi thường. Trong xu hướng tự do hóa thương mại hiện nay, một trong những vấn đề mà người nông dân, doanh nghiệp ngành nông sản Việt Nam, gặp phải là nhiều nước, tổ chức hiệp hội quốc tế cố tình tạo ra các rào cản thông qua các vụ kiện như chống bán phá giá, điều tra dư lượng độc tố trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam... Theo số liệu của Bộ Thương mại, trong những năm qua VN đã phải đối diện với khoảng 28 vụ tranh chấp liên quan đến tư cách thương mại, và tương lai còn phải đối diện các tranh chấp liên quan bản quyền, nhãn mác, chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Thương mại dưới sự hỗ trợ của Ủy ban châu Âu (Dự án hỗ trợ thương mại đa biên) đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo liên quan việc “trang bị” cho các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp VN hiểu rõ hơn thủ tục và qui trình giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO. Ở thị trường trong nước, người nông dân cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc hợp tác sản xuất, quan hệ mua bán với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài trong việc cung cấp giống cây trồng, thức ăn gia súc... nhưng không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại kinh tế cho người nông dân. Điều khó khăn hiện nay là nhiều nông dân không có được sự trợ giúp về mặt pháp lý của các luật sư nên gặp rất nhiều lúng túng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Nói cách khác, thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý hiện nay chưa được phủ kín và công bằng, người chịu thiệt thòi nhiều chính là những người nông dân một nắng hai sương bỏ công sức, tiền bạc rất nhiều, nhưng khi bị thiệt hại không biết bấu víu vào đâu. Khi xảy ra tranh chấp giữa nông dân với các công ty này, thủ tục tố tụng giải quyết phải tuân thủ các qui định của pháp luật Việt Nam bởi theo Luật đầu tư, các công ty đó là các pháp nhân Việt Nam, nơi giao kết hợp đồng và xảy ra thiệt hại tại Việt Nam. Để có căn cứ trong việc xác định yêu cầu khởi kiện, người khởi kiện phải xác định cho đúng quan hệ tranh chấp (đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng), các căn cứ pháp lý khởi kiện và quan trọng là phải chứng minh được thiệt hại thực tế. Trong vụ việc cụ thể của anh nông dân Đinh Văn Tín Dụng, nhận thấy, Theo hợp đồng hỗ trợ trại được ký kết giữa Công ty Uni-President, đại lý phân phối và người tiêu dùng (chủ trại chăn nuôi) thì các bên có xác lập một thỏa thuận dân sự. Thỏa thuận này có nội dung cung cấp, phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất cho người tiêu dùng thông qua đại lý phân phối, nhưng qui định về trách nhiệm chất lượng sản phẩm của Công ty Uni-President thể hiện rất chung chung như: sản xuất và cung cấp thức ăn gia súc chất lượng cao phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo, hướng dẫn kỹ thuật và các qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh cho người tiêu dùng; hỗ trợ người tiêu dùng 40 đồng/kg cám tăng hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm thức ăn gia súc và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, thỏa thuận của các bên hoàn toàn không đề cập vấn đề chi tiết chất lượng sản phẩm, trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm của Công ty Uni-President và tòa án có thẩm quyền giải quyết. Như vậy, trong trường hợp cụ thể này, tuy có căn cứ xác định tồn tại mối quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng sử dụng sản phẩm và người phân phối, nhưng khi có tranh chấp sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khác. Theo điều 630 của Bộ luật dân sự qui định về quyền bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng thì pháp nhân sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường. Đối chiếu với qui định này, khi Công ty Uni-President có hành vi sản xuất sản phẩm không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại thì người sử dụng sản phẩm có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Đối với loại vụ việc tranh chấp như thế này, có một số vấn đề pháp lý chắc chắn sẽ gây tranh cãi, cần quan tâm giải quyết: - Thứ nhất, vì “hợp đồng hỗ trợ trại” giữa các bên là một giao kết về mặt dân sự, có sự ràng buộc về điều kiện phân phối, hỗ trợ, thời gian sử dụng thức ăn tính cho sản lượng từng loại sản phẩm, nhưng rất khó kiểm soát thực tế là người sử dụng có sử dụng 100% sản phẩm thức ăn gia súc do nhà sản xuất cung cấp hay có sử dụng thêm các loại thức ăn khác không? Nếu có bằng chứng về việc người sử dụng ngưng sử dụng hoặc không sử dụng 100% sản phẩm thức ăn gia súc do nhà sản xuất cung cấp thì chính nhà sản xuất lại có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng này trước thời hạn mà không cần phải báo trước. - Thứ hai, cần xem xét giá trị pháp lý trong thông báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng vừa qua về kết quả phân tích của trung tâm vệ sinh thú y thuộc cơ quan thẩm quyền về thực phẩm nông nghiệp và vệ sinh thú y của Chính phủ Singapore thì Uni-President có hai sản phẩm có chứa hàm lượng salbultamol và có văn bản thông báo UBND tỉnh nơi có doanh nghiệp liên quan đóng trên địa bàn để xử lý theo qui định của pháp luật. Tuy bộ cho rằng trung tâm này là trung tâm phân tích đạt tiêu chuẩn quốc tế để phân tích sâu đến mức định lượng, nhưng tòa án chưa chắc đã thừa nhận giá trị pháp lý của kết quả phân tích này và có thể phải trưng cầu một cơ quan giám định độc lập, có thẩm quyền (của VN hoặc của nước ngoài) theo qui định tại điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự mới được coi là nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc tranh chấp. - Thứ ba, cần lưu ý là người tiêu dùng muốn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì nhất thiết phải chứng minh được tài sản bị thiệt hại thực tế, tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại như qui định tại điều 608 Bộ luật dân sự. Nếu người khởi kiện không đưa ra được các bằng chứng thiệt hại cụ thể mà chỉ nói chung chung là do dư luận thông tin việc nhà sản xuất sản phẩm thức ăn gia súc có đưa thành phần hormon tăng trưởng vào thức ăn gia súc, có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, dẫn đến sản phẩm của nông dân không tiêu thụ được, bị giảm giá..., thì họ sẽ gặp khó khăn trong quá trình chứng minh tại tòa. ý kiến của nhóm - Người dân nước ta thường không không biết đến quyền yêu cầu nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ bồi thường thiệt hại cho mình do hành vi sai trái của nhà sản xuất nói riêng và quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái của người đó nói chung. - Pháp luật nước ta cũng đã có những quy định nhằm bảo vệ cho người tiêu dùng như: Điều 604 đến điều 630 BLDS năm 2005, và một số văn bản pháp luật khác ( Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...). Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của các quy định về bồi thường này mới nằm trong các tranh ch ấp về tai nạn giao thông, thiệt hại về tính mạng, tài sản trong các vụ án hình sự và gần đây là một số vụ án liên quan đến bồi thường trong các trường hợp bị xét xử oan sai. Người tiêu dùng nói riêng và người dân nói chung chưa có nhận thức rằng bất cứ khi nào có thiệt hại xảy ra với mình thì đều có thể truy nguyên nguồn gốc gây ra thiệt hại để từ đó: nếu nguyên nhân gây ra nguồn gốc thiệt hại không có cơ sở để bào chữa cho hành vi của mình thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chính vì thế mà trong vô số trường hợp liên quan đến điện thoại, nước, điện hay thậm chí một giao dịch mua bán thông thường với nhà sản xuất hay đại lý của họ (vụ máy bơm nước, thần dược), người tiêu dùng hoặc là im lặng cam chịu, hoặc thông qua báo chí, hoặc nhờ đến Hội bảo vệ người tiêu dùng, nơi không đại diện cho quyền lực chính thức nhà nước có khả năng bảo vệ - Trong một số trường hợp, báo chí hoặc Hội bảo vệ người tiêu dùng có thể gây áp lực với nhà sản xuất, nhà cung cấp để các nhà này đàm phán, điều đình với người khiếu nại và có thể nhượng bộ ít nhiều cho người khiếu nại. Một số trường hợp khác thì tất cả đều thất bại vì nhà sản xuất, cung cấp bất hợp tác hay lợi dụng uy thế độc quyền của mình và nếu như thế thì người tiêu dùng dường như là không còn cách giải quyết khác. Người tiêu dùng (người chịu thiệt hại) đã không biết rằng họ có một vũ khí luật định. Đó là các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại BLDS để bảo vệ quyền lợi, tài sản (đã bị tước đoạt) của mình. - Pháp luật nước ta còn thiếu các quy định chi tiết về quyền của người tiêu dùng và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh khi vi phạm. Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng được ban hành từ năm 1999 nhưng nhiều quy định vẫn còn chung chung nên chưa thực sự có hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng. Lấy một ví dụ như theo nguyên tắc thì Hội Bảo vệ NTD có quyền đứng ra thay mặt bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NTD. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ nói chung chung là có thể thay mặt NTD, nhưng thay mặt như thế nào thì không cụ thể. Ví dụ, tập hợp được bao nhiêu chữ ký thì có quyền đứng lên thay mặt? Án phí chưa hợp lý (theo quy định hiện hành thì người khởi kiện phải nộp trước 5% tổng số tiền yêu cầu bồi thường, đó là 1 khoản án phí không nhỏ mà không phải cá nhân nào cũng có khả năng đáp ứng đó là còn chưa xét đến việc liệu có thắng kiện hay không?). Vì vậy, ta thấy cần phải có một cơ sở pháp lý cao nhất để bảo vệ người tiêu dùng đó là Luật Bảo vệ người tiêu dùng. - Cùng với việc hoàn thiện văn bản pháp luật, cần tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, trong đó có Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng. Nâng cao nhận thức của cả người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Tuyên truyền, tư vấn cho người tiêu dùng hiểu được chính những quyền lợi của mình, biết cách bảo vệmình trước sản phẩm, hàng hoá không đảm bảo chất lượng. Điều quan trọng hơn, để người tiêu dùng tự biết bảo vệ mình thì cần có các thông tin minh bạch, rõ ràng của sản phẩm, của doanh nghiệp và được các cơ quan chức năng xác nhận thông tin đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm ba vụ việc bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.doc
Luận văn liên quan