Đặt vấn đề
II/ Ba vụ việc có tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện
1. Tìm hiểu khái quát giao dịch dân sự có điều kiện
2. tình huống 1
3. tình huống 2
4. tình huống 3
III/ Kết luận
Bài làm
I/Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, các giao dịch dân sự phát sinh trong đời sống cũng ngày càng đa dạng, phức tạp. Các giao dịch dân sự được phân loại thành hợp đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương và giao dịch dân sự có điều kiện. Để hiểu rõ hơn về giao dịch dân sự, đặc biệt là giao dịch dân sự có điều kiện, chúng ta đi sâu vào tìm hiểu 3 tình huống cụ thể sau.
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu ba vụ việc có tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dàn bài
I/Đặt vấn đề
II/ Ba vụ việc có tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện
Tìm hiểu khái quát giao dịch dân sự có điều kiện
tình huống 1
tình huống 2
tình huống 3
III/ Kết luận
Bài làm
I/Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, các giao dịch dân sự phát sinh trong đời sống cũng ngày càng đa dạng, phức tạp. Các giao dịch dân sự được phân loại thành hợp đồng dân sự , hành vi pháp lý đơn phương và giao dịch dân sự có điều kiện. Để hiểu rõ hơn về giao dịch dân sự , đặc biệt là giao dịch dân sự có điều kiện, chúng ta đi sâu vào tìm hiểu 3 tình huống cụ thể sau.
II/ Ba vụ việc có tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện
Tìm hiểu khái quát giao dịch dân sự có điều kiện
- Khái niệm về giao dịch dân sự :
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự.” (Theo điều 121, BLDS 2005.)
Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Ý chí phải được thê hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào một giao dịch dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Mục đích pháp lý (mong muốn) đó sẽ trở thành hiện thực , nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo qui định của pháp luật .
Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự là các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được pháp luật bảo đảm thực hiện. Để được pháp luật bảo đảm thực hiện thì cá quyền và nghìa vụ đó phải được xác lập phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự không phù hợp với quy định của pháp luật thì giao dịch dân sự đó có thể bị vô hiệu.
- Giao dịch dân sự có điều kiện :
Giao dịch có điều kiện là giao dịch dân sự mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định., khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch phát sinh hoặc hủy bỏ. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ (Khoản 1 Điều 125, BLDS 2005). Giao dịch dân sự có điều kiện cũng tương đối phổ biến và được các chủ thể áp dụng để thoả mãn quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều kiện trong giao dịch dân sự có thể là do một bên đưa ra (hành vi pháp lí đơn phương) hoặc do các bên thỏa thuận (hợp đồng).
Điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện có thể là điều kiện làm phát sinh,tức là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Ví dụ: Trong di chúc người để lại di sản đưa ra điều kiện để hưởng di sản của người thừa kế, hoặc A thỏa thuận với B rằng sẽ bán lại cái xe máy cho B nếu A mua xe mới… Điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện có thể là điều kiện hủy bỏ giao dịch, tức là giao dịch đã được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ. Ví dụ: A thỏa thuận với B rằng A sẽ mua lại con bò của B để lấy thịt nhưng các bên thỏa thuận nếu trước khi A lấy bò mà con bò có bệnh thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ. Điều kiện trong giao dịch dân sự phải là những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, có thể thực hiện được và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra (Khoản 2 Điều 125, BLDS 2005). Điều này đưa ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao dịch dân sự cũng như đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên pháp luật quy định.
Tình huống 1 :Yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà
Nguyên đơn: Bà Huỳnh Thị Lê, sinh năm 1929, trú tại 23 Tản Viên, Phước Hòa, Nha Trang; ủy quyền cho bà Đỗ Thị Ngọc Mai, sinh năm 1973, trú tại 47B Nguyễn Thiện Thuật, thành phố Nha Trang đại diện.
Bị đơn: Ông Đặng Hữu Trọn, sinh năm 1958.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Nga, sinh năm 1958.
Cả hai đều trú tại: 23 Tản Viên, Phước Hòa, Nha Trang.
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan:
1/ Ông Từ Ngọc Hiệp, ông Từ Hữu Tâm, bà Từ Thị Mỹ Vân, bà Từ Thị Thành Thiện, bà Từ thị Thành Phúc. Cùng trú tại Australia.
Tất cả ùy quyền cho ông Nguyễn Nổi, sinh năm 1930, trú tại 08 Ngô Đức Kế, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
2/ Bà Từ Thị Mộng Lành, sinh năm 1961, trú tại 23 Tản Viên, Phước Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa.
3/ Ông Từ Kim Phong, sinh năm 1958, trú tại 530 Lê Hồng Phong, Phước Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa.
a/ Nội dung vụ án như sau:
Cụ Từ Ngọc Diệm (chết năm 1969) và cụ Huỳnh Thị Lê đã tạo lập được căn nhà số 23 Tản Viên, phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (diện tích nhà 115,50m2, diện tích đất 185,60m2); hai cụ có 07 người con là các ông bà: Từ Kim Phong, Từ Thị Mộng Lành (đều ở Việt Nam); Từ Ngọc Hiệp, Từ Hữu Tâm, Từ Thị Mỹ Vân, Từ Thị Thành Thiện, Từ Thị Thành Phúc (đều định cư tại Úc).
Theo đơn khởi kiện đề ngày 05-5-2004, lời khai của cụ Lê và bà Đỗ Thị Ngọc Mai (người đại diện theo ủy quyền của cụ Lê) thì ngày 22-8-1996, cụ Lê và hai người con ở Việt Nam là ông Phong, bà Lành đã bán một phần căn nhà 23 Tản Viên (diện tích nhà 89,02m2, diện tích đất 129,05 m2) cho vợ chồng ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga với giá 264 chỉ vàng; cụ Lê đã nhận 214 chỉ vàng và mượn thêm của vợ chồng ông Trọn 10 chỉ vàng nữa. Hai bên thỏa thuận có nội dung là bên bán phải thu thập được chữ ký của 5 người con còn lại của cụ Lê ở nước ngoài đồng ý bán nhà; nếu thay đổi ý kiến, có tranh chấp khiếu nại làm ảnh hưởng đến thủ tục mua bán hoặc không thu thập được chữ kí của 5 người nêu trên đồng ý bán nhà thì bị phạt gấp 3 số vàng đã nhận (Giấy thỏa thuận mua bán này có chứng thực của công chứng Nhà nước); nay cụ Lê xin hủy hợp đồng mua bán nhà vì 5 người con của cụ ở nước ngoài không đồng ý bán nhà mà để lại làm từ đường và cụ xin chịu phạt gấp đôi số vàng mà cụ đã nhận của vợ chồng ông Trọn, bà Nga.
Bị đơn là ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga trình bày rằng năm 1996, vợ chồng ông bà mua của cụ Lê căn nhà số 23 Tản Viên với giá 264 chỉ vàng; đã trả cho cụ Lê 214 chỉ vàng và để cụ Lê mua nhà khác; đến đầu năm 1997 lại trả thêm cho cụ Lê 10 chỉ vàng nữa, như vậy cụ Lê đã nhận tiền bán nhà là 224/264 chỉ vàng, sau đó vợ chồng ông nhận nhà, đã sửa chữa nhà và ở ổn định từ đó đến nay; nay vợ chồng ông, bà yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Từ Kim Phong và bà Từ Thị Mộng Lành thống nhất với lời trình bày và yêu cầu của cụ Lê.
Ông Nguyễn Nổi (người đại diện theo ủy quyền của năm người con của cụ Lê ở nước ngoài là ông Tiệp, ông Tâm, bà Vân, bà Thiện, bà Phúc) trình bày là cả năm người không biết việc cụ Lê, ông Phong và bà Lành bán nhà 23 Tản Viên; việc mua bán này là trái pháp luật vì nhà đất là tài sản thừa kế chưa chia; yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà đất nêu trên.
b/ Cách giải quyết của Tòa án:
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 11/DSST ngày 31/8/2004, Tòa án, nhân dân tỉnh Khánh Hòa quyết định:
1/ Bác yêu cầu của nguyên đơn, buộc cụ Huỳnh Thị Lê, bà Từ Thị Mộng Lành và ông Từ Kim Phong phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết tại “giấy thỏa thuận và việc giao nhận tiền và mua bán nhà số 23 Tản Viên, Phước Hòa” lập ngày 22-8-1996 đã được công chứng và phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu một phần căn nhà số 23 Tản Viên, Phước Hòa, Nha Trang cho vợ chồng ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga theo quy định của pháp luật (có sơ đồ kèm theo)
2/ Buộc ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga phải thanh toán phần tiền nhà, đất còn thiếu cho cụ Huỳnh Thị Lê, bà Từ Thị Mộng Lành và ông Từ Kim Phong là 195.640.000đ.
Tạm giao cho vợ chồng ông Trọn, bà Nga tiếp tục quản lý một phần nhà và đất địa điểm tại số 23 Tản Viên – Phước Hòa – Nha Trang. Cụ thể nhà có diện tích xây cất 89,02m2 và diện tích đất 129,05m2 cho đến khi cơ quan có thẩm quyền cấp sổ công nhận.
3/ Các đương sự có trách nhiệm liên hệ cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật đối với phần nhà, đất mình quản lý.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí.
Ngày 16-9-2004 cụ Lê, ông Phong, bà Lành có đơn kháng cáo và yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà giữa cụ Lê với vợ chồng ông Trọn, bà Nga.
Ngày 7-9-2004, ông Nguyễn Nổi (đại diện cho ông Hiệp, ông Tâm, bà Vân, bà Thiện và bà Phúc) có đơn kháng cáo và yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà giữa cụ Lê với vợ chồng ông Trọn, bà Nga.
Ngày 12-9-2004, vợ chồng ông Trọn, bà Nga có đơn kháng cáo cho rằng việc mua bán nhà từ năm 1996, ông bà đã trả gần đủ tiền mua bán nhà, nên chỉ đồng ý trả số tiền còn thiếu theo hợp đồng mua bán với cụ Lê, ông Phong và bà Lành chứ không đồng ý trả cho bên bán 195.640.000đ và xin được giảm án phí.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 15 ngày 17-3-2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng quyết định:
I/ Áp dụng khoản 1, điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự.
Sửa toàn bộ án sơ thẩm.
II/ Áp dụng khoản 2 điều 279; khoản 3 và khoản 4 Điều 419; Điều 445 Bộ luật dân sự.
Tuyên bố: Hủy việc thỏa thuận mua bán một phần nhà tại số 23 Tản Viên, Phước Hòa, thành phố Nha Trang giữa cụ Huỳnh Thị Lê, bà Từ Thị Mộng Lành và ông Từ Kim Phong với vợ chồng ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga, được xã lập ngày 22-8-1996.
Xử:
1. Buộc cụ Huỳnh Thị Lê, bà Từ Thị Mộng Lành, ông Từ Kim Phong phải thanh toán tiền sửa chữa nhà và bổi thường cho vợ chồng ông Đặng Hữu Trọn bà Nguyễn Thị Nga 67,2 lượng vàng.
2. Buộc vợ chồng ông Đặng Hữu Trọn và bà Nguyễn Thị Mỹ Nga phải giao trả toàn bộ diện tích nhà và đất (diện tích xây cất 89,02m2, diện tích đất 129,05 m2) mà hiện này ông Trọn, bà Nga đang quản lý sử dụng tại số 23 Tản Viên, Phước Hòa, thành phố Nha Trang cho cụ Huỳnh Thị Lê, bà Từ Thị Mộng Lành và ông Từ Kim Phong.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
c/ Ý kiến của nhóm về cách giải quyết của Tòa án:
Đây là hợp đồng mua bán nhà đất có điều kiện. Hai bên thỏa thuận có nội dung là bên bán phải thu thập được chữ kí của 5 người con của cụ Lê ở nước ngoài đồng ý bán nhà; nếu thay đổi ý kiến, có tranh chấp khiếu nại làm ảnh hưởng đến thủ tục mua bán hoặc không thu thập được chữ kí của 5 người nêu trên đồng ý bán nhà thì phải bồi thường gấp 3 số vàng đã nhận. Thực tế thì cụ Lê và 2 con ở Việt Nam đã không lấy được chữ kí của 5 người thừa kế ở nước ngoài đồng ý bán nhà, nên hợp đồng bán nhà đất không thực hiện được do bên bán (cụ Lê, ông Phong, bà Lành) vi phạm hợp đồng.
Tòa án cấp sơ thẩm công nhận hợp đồng mua bán phần nhà nêu trên và buộc ông Trọn, bà Nga phải thanh toán phần tiền nhà còn thiếu cho cụ Lê, ông Phong, bà Lành theo thời giá là 195.640.000đ là không có căn cứ vì nhà đất này chưa được chia thừa kế và 5 người thừa kế đang ở nước ngoài không đồng ý bán nhà. Việc Tòa án cấp phúc thẩm hủy thỏa thuận mua bán nhà, buộc bên bán phải thanh toán tiền sửa chữa nhà và bồi thường gấp 3 số vàng đã nhận cho bên mua (22,4 lượng vàng x 3 = 67,2 lượng vàng) là hoàn toàn hợp lý và đúng pháp luật.
Tình huống 2:
Nguyên đơn: Chị Phùng Thị Vân ( sinh năm 1960, trú tại số 111 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Hà Nội).
Bị đơn: Anh Bùi Ngọc Hải ( sinh năm 1960, trú tại số 117, tổ 17, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội).
a/ Nội dung vụ án như sau:
Công ty Đông đô quản lý diện tích 1.712m2 đất tại thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội ( trước là của Ủy ban quản lý công trình nhà máy phụ tùng ô tô máy kéo HN, nay là công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng). Để tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên công ty có đất xây dựng nhà ở, Tháng 3 năm 2003 công ty đã chuyển nhượng lo đất và các tài sản trên đất thuộc diện tích đất nêu trên cho 20 hộ cán bộ, nhân viên, trong đó có hộ ông Nguyễn Phú Dinh, ông Dinh không mau đất mà nhượng quyền mua đất cho anh Bùi Ngọc Hải ( sinh năm 1960, trú tại số 117, tổ 17, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội). Sau đó vào ngày 20/03/2003 anh Hải nhượng lại cho chị Phùng Thị Vân ( sinh năm 1960, trú tại số 111 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Hà Nội).
Theo giấy biên nhận đề ngày 23/04/2003, chị Vân đã đưa cho anh Hải 102 triệu đồng với cam kết “ trong trường hợp tôi mua được đất của công ty Đông Đô cùng với 21 hộ khác thì số tiền trên thuộc về ông Hải. Nếu vì lý do nào đó công ty Đông Đô không giao được đất cho tôi cùng các hộ khác thì ông Hải phảitrả lại cho tôi 102 triệu đồng cùng lãi suất tình theo ngân hàng. Nếu tôi tự ý không mua diện tích đất trên thì 102 triệu đồng nói trên thuộc sở hữu của ông Hải”
Gần 5 năm chờ đợi đến nay công ty Đông Đô không làm được thủ tục giấy tờ với UBND Thành phố Hà Nội, chị Vân cho rằng việc mua đất của 20 hộ không thành công nên chị đã viết đơn khởi kiện anh Hải. Theo đơn khởi kiện ngày 06,10/07/2008 và trong quá trình giải quyết tại tòa chị Vân đã trình bày: ngày 24/03/2003 anh Bùi Ngọc Hải có môi giới cho chị mua diện tích 72m2 đất của công ty Đông Đô để xây dựng nhà ở cùng với 20 hộ khác. Vì không biết thông tin trước nên thông qua anh Hải chị đã đồng ý và đồng ý nộp gần 01 tỷ đồng cho công ty Đông Đô để mua đất. Theo như thỏa thuận chị Vân đã đưa cho anh Hải 102 triệu đồng là tiền môi giới….
Còn anh Hải trình bày:. Theo anh Hải thì chị Vân đã mua được xuất đất của công ty Đông Đô cùng với 20 hộ khác, mỗi suất là 72m2 sau đó đã bán đi lấy tiền được 01 tỷ 600 triệu đồng.
Ngày 14/09/2007 công ty Đông Đô đã có cuộc họp với 20 hộ mua đất trong đó có chị Vân, các hộ đã quyết định bán lô đất với giá là 37 tỷ đồng trừ các khoản thuế và các khoản chi phí khác còn lại 32 tỷ đồng . Như vậy chị Vân đã nhận được đất sau đó dã bán được 01 tỷ 600 triệu đồng chênh lệch so với giá mua là 62,7 triệu đồng.
Trước yêu cầu của chị Vân anh không đồng ý và đề nghị tòa án giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
b/ Cách giải quyết của Tòa án:
Theo bản án dân sự sơ thẩm số 01/2009/ST-DS ngày 13/10/2009 TAND quận Long Biên đã quyết định chấp nhận yêu cầu thực hiện giao dịch có điều kiện của chị Phùng Thị vân, yêu cầu anh Hải phải trả lại cho chị Vân 102 triệu đồng và lãi suất tính theo ngân hàng. Ngoài ra tòa án cấp sơ thẩm cũng quy định về án phí.
Ngày 12/02/2008 anh Hải kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Ngày 13/04/2009 tại tụ sở TAND Thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 50/2009TLPT – DS ngày 23/03/2009 về yêu cầu thực hiện giao dịch dân sự có điều kiện. Vụ án dân sự trên đã được TAND Thành phố Hà Nội giải quyết: sửa toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2009/DS-ST ngày 04/02/2009 của TAND quận Long Biên , bác bỏ yêu cầu khởi kiện đòi thực hiện giao dịch dân sự có điều kiện của chị Vân. Ngoài ra TAND Thành phố Hà Nội cũng quy định về án phí.
c/ Ý kiến của nhóm về cách giải quyết của Tòa án:
Đây là hợp đồng mua bán nhà đất có điều kiện. Hai bên thỏa thuận có nội dung : trong trường hợp chị Vân mua được đất của công ty Đông Đô cùng với 21 hộ khác thì số tiền trên thuộc về ông Hải; nếu vì lý do nào đó công ty Đông Đô không giao được đất cho chị Vân cùng các hộ khác thì ông Hải phải trả lại cho chị Vân 102 triệu đồng cùng lãi suất tình theo ngân hàng; nếu chị Vân tự ý không mua diện tích đất trên thì 102 triệu đồng nói trên thuộc sở hữu của ông Hải.
Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu thực hiện giao dịch có điều kiện của chị Phùng Thị vân, yêu cầu anh Hải phải trả lại cho chị Vân 102 triệu đồng và lãi suất tính theo ngân hàng là không có căn cứ vì chị Vân đã được nhận đất , sau đó dã bán được 01 tỷ 600 triệu đồng chênh lệch so với giá mua là 62,7 triệu. Việc Tòa án cấp phúc thẩm sửa toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm , , bác bỏ yêu cầu khởi kiện đòi thực hiện giao dịch dân sự có điều kiện của chị Vân là hoàn toàn hợp lý và đúng pháp luật.
Tình huống 3 :Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Vụ án là vụ án tranh chấp thừa kế sử dụng đất với phần đất Bào Luông tổng diện tích là 18 công đất ruộng tại ấp 2, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau
Nguyên đơn: Bà Cao Thị Thoa, sinh năm 1956, trú tại nhà số 225, ấp 3, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Bị đơn:
- Ông Cao Minh Quận, sinh năm 1930, trú tại số nhà 254, ấp 3, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau; ủy quyền cho anh Mách (văn bản ủy quyền ngày 24-9-2007)
- Anh Cao Minh Mách, sinh năm 1952, trú tại số nhà 272, ấp 3, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Bà Cao Thị Cánh ,sinh năm 1946, trú tại ấp 3, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Bà Cao Thị Tưa, sinh năm 1953, trú tại nhà số 30 đường Quang Trung, khóm 5, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Bà Cao Thị Khuôn, sinh năm 1939, trú tại ấp 6, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
a/ Nội dung vụ án như sau:
Nguyên đơn là bà Cao Thị Thoa trình bày: Cụ Cao Ngọc Đảnh (là cha của bà) có 2 người vợ. Người vợ thứ nhất là cụ Trương Thị Giấm, có một người con chung là ông Cao Minh Quận. Người vợ thứ hai là cụ Lý Thị Kiết, sinh ra 3 người con là Cao Thị Cánh, Cao Thị Tưa và Cao Thị Thoa. Ngoài ra, cụ Đảnh còn có 1 người con nuôi tên Cao Thị Khuôn.
Cụ Giấm chết năm 1942, cụ Đảnh chết năm 2000, cụ Kiết chết năm 2005. Khi còn sống cụ Đảnh có lập tờ di ngôn, trong đó có phần định năm phần đất chia cho các con. Bốn phần trong tờ di ngôn thì bà và các anh chị em (trong đó có ông Quận) đã nhận theo tờ di ngôn. Riêng phần thứ nhất trong di ngôn là phần đất Bào Luông với tổng diện tích là 18 công đất ruộng tại ấp 2, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, theo tờ di ngôn thể hiện ai thờ cúng cụ Đảnh và cụ Kiết thì người đó được hưởng. Phần đất Bào Luông hiện nay bà đang quản lý sử dụng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 05 công. Phần đất còn lại 13 công thì ông Quận và anh Cao Minh Mách (con ông Quận) đang quản lý, sử dụng. Nay bà đang là người thờ cúng cụ Đảnh, cụ Kiết. Vì thế bà yêu cầu ông Quận và anh Mách thực hiện theo tờ di ngôn, trả 13 công đất nêu trên cho bà. Đồng thời, bà cũng không thừa nhận đã ký vào tờ từ chối thừa kế và biên bản họp gia đình mà ông Quận xuất trình.
Bị đơn là ông Cao Minh Quận và anh Cao Minh Mách (đồng thời là người đại diện cho ông Quận) trình bày: Phần đất Bào Luông mà bà Thoa đang tranh chấp có tổng diện tích là 18 công. Vào năm 1983, cụ Cao Ngọc Đảnh (là ông nội của anh) cho anh một phần đất Bào Luông với diện tích là 09 công, anh canh tác và nộp thuế đất từ đó đến năm 1994 thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cùng năm 1994 thì cụ Đảnh chia cho ông Quận (là cha anh) 04 công đất kế bên phần đất của anh để ông Quận thờ cụ Giấm (bà nội của anh), phần đất 4 công chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó ông Quận đã cho anh 4 công đất này. Phần 5 công còn lại của ông nội anh cho bà Thoa để sau dùng vào thờ cúng cụ Đảnh và cụ Kiết. Nay anh không đồng ý trả lại 13 công đất theo yêu cầu của bà Thoa. Đồng thời, anh yêu cầu xác minh chữ ký của bà Thoa, bà Tưa, bà Cánh trong tờ từ chối thừa kế và biên bản họp gia đình.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Cao Thị Cánh và bà Cao Thị Tưa trình bày: Trước đây các bà đã được phân chia đất theo tờ di ngôn của cụ Đảnh. Nay bà Cánh và bà Tưa không có yêu cầu gì. Phần bà Thoa tranh chấp, bà Cánh và bà Tưa yêu cầu ông Quận và anh Mách thực hiện theo tờ di ngôn của cha, trả lại cho bà Thoa 13 công đất Bào Luông. Hai bà không thừa nhận đã ký vào tờ từ chối thừa kế và biên bản họp gia đình.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Cao Thị Khuôn trình bày: Bà không yêu cầu gì về phần đất tranh chấp giữa bà Thoa với ông Quận, anh Mách. Yêu cầu được xét xử vắng mặt.
b/ Cách giải quyết của Tòa án:
Tại bản án dân sự sơ thẩm số157/2007/DS-ST ngày 26-7-2007, Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định:
Chấp nhận một phần yêu cầu của Bà Cao Thị Thoa kiện đòi ông Cao Minh Quận và anh Cao Minh Mách phần đất tọa lạc tại ấp 2, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Buộc ông Cao Minh Quận và anh Cao Minh Mách giao lại cho bà Cao Thị Thoa phần đất 04 công đất Bào Luông (với diện tích đo thực tế là 3.395,35m2) tọa lạc tại ấp 2, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau (một cạnh giáp đất bà Cao Thị Thoa dài 51m, một cạnh giáp đất anh Cao Minh Mách dài 45m, một cạnh giáp đất ông Cao Tấn Ty dài 77,5m; một cạnh giáp đất ông Cao Văn Năm dài 74,5m) theo bản mẽ mặt bằng hiện trạng ngày 16-7-2007.Bác một phần yêu cầu của bà Cao Thị Thoa kiện đòi ông Cao Minh Quận và anh Cao Minh Mách phần đất 09 công (với diện tích đo thực tế là 7.781,35m2) tọa lạc tại ấp 2, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 585/2007/DSPT ngày 17-12-2007, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau quyết định:
Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 157/2007/DSST ngày 26-7-2007 của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, anh Mách có đơn khiếu nại cho rằng Tòa án các cấp xét xử không khách quan.
Tại bản án dân sự giám đốc thẩm
Tại quyết định số 791/2010/KN-DS ngày 27-9-1020, Chánh án Tóa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 585/2007/ DSPT ngày 17-12-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau; đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 157/2007/DSST ngày 26-7-2007 của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 21/2011/DS-GĐT ngày 18-01-2011, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định:
1.Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 585/2007/DSPT ngày 17-12-2007 của Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau và huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 157/2007/DSST ngày 26-7-2007 của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau về vụ án “ Tranh chấp di sản thừa kế” giữa nguyên đơn là bà Cao Thị Thoa với bị đơn là ông Cao Minh Quận, anh Cao Minh Mách; người có quyền và nghĩa vụ có liên quan là bà Cao Thị Cánh, bà Cao Thị Tưa và bà Cao Thị Khuôn.
2. Giao hồ sơ cho Toà án nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
c/ Ý kiến của về cách giải quyết của Tòa án:
Đây là vụ việc có tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện. Vụ việc này đã trải qua ba cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm.
Ở cấp xét xử tại Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm, dựa theo nội dung vụ việc xác định:
Thứ nhất: anh Mách có quyền sử dụng 09 công đất này là có căn cứ; 05 công đất do bà Thoa quản lý, sử dụng và đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Việc xét xử này là hoàn toàn hợp lí.
Thứ hai: 04 công do anh Mách quản lý, sử dụng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định bà Thoa được quyền quản lý, sử dụng vì bà Thoa thờ cúng các cụ Đảnh, cụ Kiết là không thỏa đáng vì “tờ di ngôn” chỉ nêu ai thờ cúng các cụ thì người đó được sử dụng. Thực tế, không chỉ riêng bà Thoa thờ cúng các cụ. Ông Quận và anh Mách cho rằng họ cũng thờ cúng các cụ. Trong khi, cả anh Mách và ông Quận đều cho rằng cụ Đảnh đã chia cho ông Quận 04 công đất và hằng năm vẫn đóng thuế sử dụng. Bởi vậy, theo ý kiến chủ quan của nhóm , đây chính là điểm tồn tại của hai cấp xét xử trước nên việc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại là hoàn toàn đúng pháp luật và hợp lí.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rõ đây là một vụ án dân sự phức tạp liên quan đến thừa kế. Bởi vậy, trong quá trình xét xử khó tránh khỏi những thiếu sót nhưng với tính nghiêm minh của pháp luật bản án đã được xử theo quy trình giám đốc thẩm..
III/ Kết luận
Qua việc tìm hiểu 3 tình huống cụ thể trên, chúng ta có thể hiểu rõ thêm về giao dịch dân sự có điều kiện, điều kiện phát sinh hoặc huỷ bỏ của chúng và phương hướng giải quyết thực tế của Toà án về vấn đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bt nhóm Ds1- Tìm hiểu ba vụ việc có tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện.doc