Tìm hiểu các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán, nhận xét và đề xuất pháp lý

Bài tập chứng khoán ​Lời mở đầuThị trường chứng khoán là kênh huy động vốn đầu tư và lưu thông giữa các nguồn vốn đầu tư, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, là công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Bên cạnh những ưu điểm, những yếu tố tiêu cực luôn tiềm ẩn ở thị trường này và kìm hãm sự phát triển của thị trường. Các chủ thể tham gia thị trường đa dạng, có cơ hội tiếp cận thông tin, phân tích thông tin và phân tích đầu tư không giống nhau. Khi thực hiện các hành vi nhằm đạt được các lợi ích của mình không tuân thủ các quy tắc thị trường, quy định pháp luật chứng khoán áp dụng cho mỗi loại hành vi có thể làm tổn hại đến lợi ích của các chủ thể khác mà những lợi ích này lại cần được bảo vệ. Những hành vi đó được coi là vi phạm pháp luật về chứng khoán vầ thị trường chứng khoán. Tùy theo mức độ, tính chất của từng hành vi vi phạm mà có thể phải chịu các loại chế tài pháp luật khác nhau. Hệ thống luật Việt Nam công nhận các hình thức xử lý – chế tài áp dụng: dân sự, hình sự, hành chính đối với các loại vi phạm trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo cho các chủ thể an toàn, yên tâm khi tham gia quan hệ chứng khoán – một quan hệ chứa đựng yếu tố rủi ro rất cao. MỤC LỤC I. Tìm hiểu chung về vi phạm và chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán 1. Khái niệm, đặc điểm vủa vi phạm pháp luật chứng khoán 2. Chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán II. Các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán. 1. Chế tài hành chính 2. Chế tài hình sự 3. Chế tài dân sự . III. Nhận xét và đề xuất của nhóm về các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán 1. Nhận xét của nhóm về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán 1.1 Ưu điểm của các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán . 1.2 Bất cập của các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán . 2. Đề xuất của nhóm về các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán Tài liệu tham khảo

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3735 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán, nhận xét và đề xuất pháp lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn đầu tư và lưu thông giữa các nguồn vốn đầu tư, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, là công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Bên cạnh những ưu điểm, những yếu tố tiêu cực luôn tiềm ẩn ở thị trường này và kìm hãm sự phát triển của thị trường. Các chủ thể tham gia thị trường đa dạng, có cơ hội tiếp cận thông tin, phân tích thông tin và phân tích đầu tư không giống nhau. Khi thực hiện các hành vi nhằm đạt được các lợi ích của mình không tuân thủ các quy tắc thị trường, quy định pháp luật chứng khoán áp dụng cho mỗi loại hành vi có thể làm tổn hại đến lợi ích của các chủ thể khác mà những lợi ích này lại cần được bảo vệ. Những hành vi đó được coi là vi phạm pháp luật về chứng khoán vầ thị trường chứng khoán. Tùy theo mức độ, tính chất của từng hành vi vi phạm mà có thể phải chịu các loại chế tài pháp luật khác nhau. Hệ thống luật Việt Nam công nhận các hình thức xử lý – chế tài áp dụng: dân sự, hình sự, hành chính đối với các loại vi phạm trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo cho các chủ thể an toàn, yên tâm khi tham gia quan hệ chứng khoán – một quan hệ chứa đựng yếu tố rủi ro rất cao. Bài viết dưới đây tìm hiểu về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán, đưa ra những nhận xét và đề xuất pháp lý nhằm hoàn thiện hơn mảng pháp luật này. MỤC LỤC Tìm hiểu chung về vi phạm và chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán…………………………………………………………………….. Khái niệm, đặc điểm vủa vi phạm pháp luật chứng khoán…………………….. Chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán………………………… II. Các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán. Chế tài hành chính………………………………………………………..…….. Chế tài hình sự……………………………………………………………..…… Chế tài dân sự……………………………………………………….………….. III. Nhận xét và đề xuất của nhóm về các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán……………………………………………………..…….. Nhận xét của nhóm về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán……………………………………………………………………… 1.1 Ưu điểm của các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán………………………………………………………………………………. 1.2 Bất cập của các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán………………………………………………………………………………. 2. Đề xuất của nhóm về các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán…………………………………………………………………..… Tài liệu tham khảo Nội dung Tìm hiểu chung về vi phạm và chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán. Khái niệm, đặc điểm vủa vi phạm pháp luật chứng khoán. Vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán là hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân, xâm hại tới xã hội được pháp luật chứng khoán xác lập và bảo vệ, theo đó phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật chứng khoán. Vi phạm pháp luật chứng khoán có những đặc điểm sau: Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là các tổ chức, cá nhân trực tiếp liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chính khoán, phát sinh trên tất cả các bộ phận thị trường. Thứ hai, hành vi vi phạm thường xuất phát từ động cơ vụ lợi vật chất. Thứ ba, phần lớn các vi phạm về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện do lỗi cố ý. Thứ tư, phần xác định chính xác về hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thường rất phức tạp. Thứ năm, hành vi vi phạm thường đặc thù, phát sinh nhanh. Chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán. Chế tài là gì? Một trong ba bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật (giả định, quy định và chế tài), trong đó chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lí khi có hành vi trái ngược với những quy tắc xử sự đã được ghi trong phần quy định và giả định. Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: Chế tài (CT) hành chính, CT dân sự, CT hình sự, vv. Việc áp dụng CT cũng phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại do các hành vi phạm pháp gây ra. CT gồm có các hình thức: CT trừng trị, CT khôi phục trạng thái pháp lí ban đầu, CT bảo vệ và CT bảo đảm, CT vô hiệu hoá. CT pháp luật bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm trật tự pháp luật và trật tự xã hội. CT thể hiện thái độ của nhà nước đối với những hành vi phạm pháp và có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện pháp chế và dân chủ. Chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán? Hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán có thể được nhìn nhận ở những khía cạnh, mục tiêu khác nhau. Nếu căn cứ vào mức độ vi phạm, lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thường tồn tại phổ biến các loại vi phạm: vi phạm hành chính, vi phạm dân sự và vi phạm pháp luật hình sự. Cách phân loại này có ý nghĩa pháp lý trong việc xác định chế tài áp dụng cho chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Chính vì vậy, pháp luật chứng khoán nói riêng và các văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan cũng có các quy định cụ thể về hình thức hay chế tài xử lý vi phạm luật chứng khoán bao gồm: chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài hình sự. II. Các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán. 1.Chế tài hành chính. Những chủ thể phải chịu chế tài hành chính theo quy định của pháp luật là các cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng như bất cứ lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội, quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán phải dựa trên cơ sở pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Ngày 2/8/2010 chính phủ ban hành nghị định số 85/2010/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đây cũng là văn bản pháp lý chuyên ngành xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán và đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động của thị trường và đảm bảo những thuộc tính của văn bản pháp quy. Chế tài hành chính của đa số các nước đều quy định phạt tiền và cảnh cáo là một trong hai hình phạt chính áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán. Phù hợp với thông lệ quốc tế, tại Việt Nam khoản 1 điều 6 nghị định số 85/2010/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu. Cảnh cáo là hình thức xử phạt chính được áp dụng chủ yếu với những hành vi vi phạm lần đầu, nhỏ, ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và gây ra thiệt hại không lớn cho các chủ thể khác. Nhằm xử lý triệt để các vi phạm, nhằm mục đích phòng ngừa, răn đe và loại trừ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm đến mức thấp nhất các hậu quả xảy ra bởi hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán có thể ảnh hưởng đến các chủ thể khác và gây mất ổn định của thị trường chứng khoán, pháp luật các nước đều quy định hình phạt bổ sung và một số biện pháp khác cùng với việc quy định hình phạt chính. Theo quy định của pháp luật, ngoài hình phạt chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm các chủ thể có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính. Điều đặc biệt lưu ý ở đây là hình phạt chính là hình phạt có tính độc lập nghĩa là một người có thể chỉ phải chịu một hình phạt chính là đầy đủ, thế nhưng hình phạt bổ sung chỉ xuất hiện với tính chất kèm theo hình phạt chính tức là sẽ không có hình phạt bổ sung nếu chủ thể không bị hình phạt chính. Các hình thức xử phạt bổ sung thường được áp dụng là: tước có thời hạn hoặc không có thời hạn quyền sử dụng các loại giấy phép liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán như: giấy phép phát hành chứng khoán, giấy phép niêm yết chứng khoán, giấy phép đăng kí hoạt động kinh doanh chứng khoán, giấy phép quản lý quỹ, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ…Biện pháp này áp dụng với chủ thể vi phạm nghiệm trọng quy định về sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán. Việc tước giấy phép có thể tạm thời hoặc không thời hạn. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, các chủ thể không được phép tiến hành các hoạt động được ghi trong các giấy tờ đang bị tước, tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả nhất định. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: buộc hủy bỏ, cải chính những thông tin sai lệch không đúng sự thật, buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, buộc tổ chức phát hành phải thu hồi chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho người đầu tư . Chủ thể có thẩm quyền thực hiện chế tài hành chính tại Việt Nam khoản 1, khoản 2 điều 37 Nghị định của chính phủ số 85/2010/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thuộc thẩm quyền của chánh thanh tra UBCKNN, chủ tịch UBCKNN. Việc quy định cơ quan xử phạt một mặt phải tính đến tính đặc thù của lĩnh vực chứng khoán đồng thời đảm bảo hiệu quả áp dụng chế tài xử phạt thực sự phát huy hiệu quả trên thực tế. Về mức độ xử phạt. Theo quy định hiện hành, mức xử phạt hành chính tối đa với vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là 500 triệu đồng. Ngoài ra, quy định về hình thức xử phạt bổ sung và việc áp dụng biện pháp khác cũng đã được đặt ra trong hoạt động chứng khoán như: tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu các khoản thu từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu, buộc bồi thường thiệt hại. Theo báo cáo của năm 2011 đã xử phạt vi phạm chứng khoán hơn 10 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục về giá trị xử phạt mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã ký kể từ khi TTCK đi vào hoạt động. Đã có 9 cá nhân bị xử phạt vì có hành vi thao túng giá với các mã cổ phiếu MKV, HTV, V15, VIC, AAA. Theo Vụ trưởng Vụ Thanh tra, UBCK thì số lượt vi phạm trong lĩnh vực thao túng giá chứng khoán năm nay sụt giảm, nhưng mức xử phạt đã tăng lên đáng kể, làm tăng tính răn đe pháp luật. Cụ thể, với trường hợp vi phạm thao túng giá, theo Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, chỉ bị xử phạt từ 30 - 50 triệu đồng, nhưng từ khi Nghị định 85/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 36 có hiệu lực (20/9/2010), mức xử phạt đã tăng lên đến 300 triệu đồng, tức gấp đến 10 lần so với quy định cũ. Năm 2011 là năm trọng điểm hướng sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý vào nhóm tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ chứng khoán. Trong năm 2011, có 11 trường hợp CTCK, công ty quản lý quỹ bị xử phạt do vi phạm quy định của phát luật về chứng khoán. Đối với các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ chứng khoán, nhất là các CTCK, 11 trường hợp bị xử phạt hành chính chỉ là bề nổi. Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ khiếu kiện liên quan đến nhóm này, trong đó không ít trường hợp CTCK là bị đơn, mà nguyên nhân xuất phát từ tình trạng cạnh tranh bất chấp khuôn khổ pháp lý. Cũng trong năm qua, UBCK đã thực hiện xử phạt 47 trường hợp vi phạm về công bố thông tin (CBTT) giao dịch của cổ đông nội bộ các công ty niêm yết, 63 trường hợp vi phạm quy định về công ty đại chúng, chào bán chứng khoán ra công chúng và công bố thông tin của công ty đại chúng, công ty niêm yết.Năm 2011 cũng là năm đầu tiên có 3 trường hợp công ty bị hủy niêm yết do liên tiếp vi phạm quy định về công bố thông tin, 4 công ty bị cảnh báo do vi phạm về CBTT và 575 công ty niêm yết bị nhắc nhở bằng văn bản cũng như công bố vi phạm trên website của UBCK do vi phạm quy định về CBTT. Qua đây ta thấy được những ưu điểm của hình thức xử phạt hành chính đó là: - Đã hạn chế được các hành vi vi phạm hành chính pháp luật chứng khoán thông qua việc xử lý kịp thời và nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm. - Đã phần nào xử phạt (quy định khung phạt và mức phạt tiền, các hình thức phạt bổ sung) minh bạch, công bằng, hợp lý căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm cũng như hậu quả của hành vi vi phạm. - Đã quy định rõ ràng, minh bạch để cơ quan có thẩm quyền xử phạt đúng người đúng tội, đúng hành vi vi phạm, các tổ chức cá nhân có cơ sở rõ ràng để thực hiện. Hình thức xử phạt hành chính đã góp phần đáng kể trong việc xử lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức cá nhân tham gia thị trường.Tuy nhiên vẫn còn một số những khuyết điểm sau: - Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về công bố thông tin của DN hiện nay chưa mang tính răn đe, do số tiền xử phạt không nhiều -chế tài xử phạt cụ thể đối với các cá nhân vi phạm còn ít. 2. Chế tài hình sự Hiện nay, trong tình hình nền kinh tế đất nước đang phát triển, xã hội càng có nhiều đổi thay, đặc biệt là từ khi gia nhập WTO thì  tội phạm kinh tế ngày càng nhiều và phức tạp. Chứng khoán là một lĩnh vực đầu tư mới, thực tế phát sinh nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Những chủ thể chịu chế tài về hình sự là những chủ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến hoạt động của thị trường chứng khoán, các quyền, lợi ích của chủ thể khác. Nếu như ở các nước vi phạm hình sự trong lĩnh vực chuyên ngành có thể được quy định trong văn bản pháp luật của chính lĩnh vực đó thì ở Việt Nam Bộ luật hình sự có thể coi là văn bản pháp luật duy nhất quy định về xử lý hình sự và được áp dụng để xử lý bất cứ vi phạm nào nếu gây nguy hiểm cho xã hội. Việc quy định chế tài hình sự các tội phạm về chứng khoán không nằm ngoài thông lệ này. Luật hình sự nước ta vẩn chưa quy định một cách đầy đủ các tội danh của loại tội phạm chứng khoán. Hơn nữa những tội danh mà Luật hình sự đã quy định thì chưa xác định được những cấu thành tội phạm cụ thể. Do vậy việc nghiên cứu và làm rõ những hành vi cấu thành loại tội phạm này để tìm ra những biện pháp nhằm hạn chế các hành vi phạm tội cũng như bổ sung thêm một số tội danh của loại tội phạm này vào bộ luật hình sự là rất cần thiết và cấp bách. Các tội phạm về chứng khoán có thể bị xử lý về hình sự khi những tội đó được quy định trong Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự Việt Nam chưa quy định các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm đều bị áp dụng các hình phạt hình sự được pháp luật quy định, việc xử lý hình sự đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán được căn cứ trên cơ sở một số tội danh có các yếu tố cấu thành mang tính tương đồng. Năm 2009, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung đã quy định ba tội danh từ Điều 181a – 181c liên quan về hoạt động chứng khoán: Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Tội thao túng giá chứng khoán đã góp phần làm rõ hơn về chế tài xử lý hình sự trong lĩnh vực này. Việc áp dụng các tội danh này để xử lý các vi phạm hình sự trong lĩnh vực phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin… cũng có nhiều vấn đề mới nảy sinh. Thực tế xét xử trong thời gian qua rất hiếm vụ án liên quan trực tiếp đến chứng khoán và thị trường chứng khoán. Giải pháp hoàn thiện. Ở nước ta hiện nay, hệ thống pháp luật và cơ quan thực thi pháp luật chưa đủ mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm trong lĩnh vựa chứng khoán. Vì vậy, theo chúng tôi giải pháp trước mắt cần phải thực hiện là. Một là: Trước hết, cần nhanh chóng làm rõ những dấu hiệu cấu thành tội phạm của các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán mà BLHS sửa đổi, bổ sung vừa mới đưa vào. Đồng thời cũng nên bổ sung thêm một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khóan là tội phạm để có cơ chế xử lý khi những hành vi này được thực hiện. Hai là, xây dựng và ban hành các nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán nhằm cụ thể hóa các hành vi vi phạm chưa đến mức phải truy cứu TNHS trong lĩnh vực này một cách đầy đủ hơn, trong đó cần tăng nặng chế tài xử lý, nhất là phạt tiền, để nâng cao mức độ răn đe và ngăn chặn loại tội phạm này. Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cụ thể: -  Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật. - Nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán. Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật.  năm là, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan chuyên ngành với cơ quan thực thi pháp luật và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán. 3. Chế tài dân sự Hoạt động của thị trường chứng khoán còn có nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật dân sự, nó được áp dụng thường xuyên và nhất là các chế định về hợp đồng dân sự như việc kí kết các hợp đồng bảo lãnh phát hành, tư vấn phát hành, hợp đồng mở tài khoản kí kết giữa công ty chứng khoán với khách hàng, hợp đồng mở tài khoản giữa thành viên lưu kí là ngân hàng và khách hàng…. Vậy chế tài dân sự trong lĩnh vực chứng khoán là việc các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải gánh chịu trách nhiệm pháp luật dân sự do có những hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm hại tới quan hệ về tài sản giữa các chủ thể. Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, pháp luật dân sự đã quy định rất nhiều biện pháp như cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, phạt vi phạm….Hiện nay, một số biện pháp đã được áp dụng trong hoạt động chứng khoán như: cầm cố chứng khoán để cho vay tiền của các ngân hàng thương mại, kí quỹ trong giao dịch chứng khoán. Theo đó, Bộ Tài chính giao cho ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Công an giao cho cơ quan Cảnh sát điều tra (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) phối hợp thực hiện. Bộ Tài chính và Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác phòng ngừa, phát hiện, làm rõ và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Khi xem xét vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trên cơ quan có thẩm quyền phải xác định rõ tính chất vụ việc là dân sự, kinh tế, hành chính hay hình sự để xác định đúng thẩm quyền, áp dụng đúng quy định pháp luật, tránh gây phiền hà, thiệt hại cho tổ chức, cá nhân tham gia TTCK. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự nguyện, kịp thời bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời khai báo sự việc, góp phần vào việc thanh tra, điều tra vụ việc, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của hành vi phạm tội, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Các cơ quan thực hiện phải đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ về nguyên nhân, tính chất, mức độ và hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, trường hợp cần thiết thì phải tiến hành trưng cầu giám định của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật. Những vi phạm sau đây của tổ chức, cá nhân gây hậu quả nghiêm trọng (gây thiệt hại lớn về tài sản và các hậu quả phi vật chất như gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu đến sự công bằng, công khai, minh bạch và an toàn của thị trường chứng khoán) sẽ bị xử lý: - Lập hồ sơ đăng ký giả mạo để chào bán chứng khoán ra thị trường. - Lập hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán trên thị trường. - Tổ chức thị trường chứng khoán trái pháp luật gây mất ổn định cho TTCK. - Hoạt động kinh doanh chứng khoán lợi dụng chức trách, nhiệm vụ sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng ủy thác. - Lập quỹ đầu tư chứng khoán mà không đăng ký hoặc báo cáo với ủy ban Chứng khoán Nhà nước và sử dụng quỹ đó. - Vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán: a) Cung cấp, tiết lộ, sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán. b) Thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, cung cấp tài liệu giả, làm giả, làm sai lệch hoặc tiêu hủy tài liệu giao dịch để lừa đảo, dụ dỗ khách hàng mua, bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng; làm giả chứng khoán, lưu hành chứng khoán giả. c) Thực hiện các hành vi bị cấm để thao túng giỏ chứng khoán, tạo ra giỏ chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo. Tổ chức, cá nhân cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc tạo dựng, tuyên truyền thông tin sai sự thật để trục lợi gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn TTCK. - Các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực chứng khoán và TCK.     Vì cho vay đầu tư chứng khoán khá rủi ro, nên các ngân hàng cũng tham gia một cách thận trọng. Theo đó, các ngân hàng liên kết với công ty chứng khoán lập danh mục các mã được chấp nhận cầm cố và chỉ những cổ phiếu có thanh khoản cao như DPM, FPT, STB, SSI, HPG, KDC... và có hoạt động kinh doanh tốt mới được chấp nhận. Mức cho vay đối với tài sản cầm cố là chứng khoán không cao, chỉ khoảng từ 30% - 40% thị giá của chứng khoán đó, tùy loại. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo pháp luật dân sự III. Nhận xét và đề xuất của nhóm về các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán 1.Nhận xét của nhóm về chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán 1.1 Ưu điểm của các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán Hệ thống các văn bản pháp lý về xử phạt vi phạm luật hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán dần được hoàn thiện từ Nghị định 161/2004/NĐ_CP ngày 07/09/2004 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, nghị định ra đời là hoàn toàn phù hợp với hoạt động của tổ chức cá nhân trong thị trường chứng khoán còn rất non trẻ lúc bấy giờ. Tiếp theo sự ra đời của Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi và bổ sung năm 2010 quy định mục 2 Chương IX về xử phạt vi phạm quy định cụ thể các chế tài áp dụng khi có hành vi vi phạm. Rồi đến Nghị định 85/2010/NĐ_CP ngày 02/08/2010 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Như vậy cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm luật chứng khoán ngày càng được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Hoạt động của thị trường chứng khoán dần đi vào ổn định. Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường vốn dài hạn, tập trung phân phối các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, có tác dụng rất lớn đến môi trường đầu tư và nền kinh tế. Việc đặt các quy định về xử phạt vi phạm hành chính và đảm bảo thực thi nó trên thực tế nhằm thiết lập trật tự cho thị trường chứng khoán, phòng và chống các hành vi lừa đảo, lũng đoạn thị trường hoặc các hành vi khác gây thiệt hại cho nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, dung hòa lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường. Hiện nay trong Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung năm 2010 có sự phân định rõ ràng giữa chế tài xử lý vi phạm hành chính và chế tài xử lý vi phạm hình sự tạo sự thuận lợi trong công tác xử lý vi phạm luật chứng khoán đảm bảo tính công bằng, ổn định trên thị trường. Các chế tài xử lý vi phạm luật chứng khoán đa dạng và phong phú, đồng thời có sự phối hợp linh hoạt giữa các chế tài với nhau tạo ra thị trường phát triển ổn định, bền vững. Hệ thống các chế tài này tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho chủ thể khi tham gia thị trường này, góp phần lớn trấn áp, răn đe hành vi vi phạm luật chứng khoán. 1.2 Bất cập của các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện bắt kịp sự phát triển của thị trường chứng khoán, đặc biệt từ khi ban hành luật chứng khoán sửa đổi và bổ sung năm 2010 đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm tồn tại trước đây. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một vài bất cập gây cản trở cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán về dân sự, theo quy định Điều 559 Bộ Luật Dân sự năm 2005 hợp đồng gửi giữ được quy định “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”. Quy định này nếu áp dụng trong việc ký kết hợp đồng về lưu ký chứng khoán thì rất khó thực hiện. Theo Khoản 2 Điều 40 Nghị định 144/2003/NĐ_CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định “Việc lưu ký chứng khoán được thực hiện theo hai cấp, người sở hữu chứng khoán phải lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký; thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán đó tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán”. Như vậy nếu người đầu tư có nhu cầu rút chứng khoán đã lưu ký thì họ chỉ có thể rút loại chứng khoán tương tự chứ không thể rút chính seri chứng khoán mà họ đã lưu ký (áp dụng với chứng khoán vật chất). 2. Đề xuất của nhóm về các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật luật chứng khoán Thứ nhất: xác định đúng hành vi vi phạm luật chứng khoán Cần phải căn cứ mức độ vi phạm và đối tượng chịu thiệt hại, về mức độ vi phạm cần xác định dựa trên nhiều yếu tố nhằm đảm bảo sự chính xác, bao gồm các yếu tố như mức độ lợi nhuận thu được, mức độ tránh được tổn thất, tình trạng tái phạm nhiều lần (khi vi phạm về công bố thông tin)…Về đối tượng bị thiệt hại cần xác định thiệt hại xảy ra trên thị trường chứng khoán quốc gia có thể của một đối tượng (tổ chức, cá nhân) cụ thể nhưng cũng có thể là thiệt hại cho thị trường nói chung, nhưng cũng có thể là sự thiệt hại ở mức độ lớn hơn là thiệt hại về tính ổn định thị trường và thiệt hại phi kinh tế khác…nên không coi đối tượng thiệt hại trực tiếp như một trong các yếu tố xác định hành vi vi phạm. Xác định chính xác hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán là cơ sở quan trọng, quyết định chế tài hợp lý với từng vi phạm. Thứ hai: xác định mối liên hệ giữa hính phạt chính và hình phạt bổ sung, Để đảm bảo tính răn đe, xử lý thích đáng cần nhiều biện pháp khác nhau được tiến hành với mỗi hành vi vi phạm riêng biệt. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tại Mục b Khoản 1 Điều 28 và Mục đ Khoản 1 Điều 28 có tất cả bảy hình phạt chính trong đó có hình phạt tiền, hình phạt tù có thời hạn. Nếu tội phạm bị xử phạt theo hình thức tù có thời hạn thì cũng có thể áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền khi không áp dụng hình phạt chính (Mục c Khoản 2 Điều 28). Như vậy để thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh cần sự phối hợp linh hoạt của nhiều hình thức phạt với mỗi loại hành vi vi phạm riêng biệt. Sự phối hợp này thu được hiệu quả tốt nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán nói chung và nền kinh tế nói riêng. Thứ ba: xác định trách nhiệm cá nhân cho người đứng đầu. Nhằm xử lý nghiêm minh và thích đáng hành vi vi phạm luật chứng khoán cần xác định trách nhiệm một cách rõ ràng và cụ thể. Không chỉ xử phạt về vật chất với tổ chức có hành vi vi phạm mà còn cần xử phạt hành chính với người đứng đầu tổ chức. Vì họ là người có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại hoặc hành vi vi phạm. Thứ tư: hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới lĩnh vực chứng khoán. Để tạo ra hành lang pháp lỹ vững chắc cũng như tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa luật chứng khoán và nghành luật khác có liên quan cần hoàn thiện ngành luật chứng khoán nói riêng và các ngành luật khác. Luật pháp chỉ phát huy hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng đòi hỏi sự hoàn tiện từ chính bản than mỗi ngành luật có liên quan như luật dân sự, luật hình sự… Thứ năm: tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật chứng khoán. Việc tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các kiến thức về thị trường chứng khoán đặc biệt hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán sẽ giúp cho các chủ thể tham gia hiểu về thị trường và các quy định trên thị trường chứng khoán để từ đó tuân thủ nghiêm chỉnh, đúng đắn, tránh vi phạm các quy định đã bị cấm quy định thực hiện. Để đảm bảo trật tự xã hội, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật nói chung và pháp luật chứng khoán nói riêng phải đưa pháp luật đến với dân chúng. Có thể liên kết, hợp tác với những tổ chức đào tạo chuyên nghiệp để phổ biến kiến thức chứng khoán đến các đối tượng khác nhau với phương pháp và cách thức phù hợp. Tài liệu tham khảo Giáo trình Luật chứng khoán, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008. Luật chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010). Nghị định 85/2010/NĐ_CP ngày 02/08/2010 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu các chế tài áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán, nhận xét và đề xuất pháp lý.doc
Luận văn liên quan