Ở vùng hoang mạc Arizona ở Mêxicô, người ta có thể thấy những cây xương rồng to như cây thân gỗ. Người ta gọi chúng là cây Saguaro hay cây xương rồng khổng lồ.
Cây cao nhất khoảng 17,7m. Trước đó người ta còn tìm thấy cây xương rồng cao 24m. Loài cây xương rồng chịu được khô hạn nhờ vào khả năng giữ nước. Mỗi cây Saguaro cỡ trung bình giữ được 3.000 lít nước.
86 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3055 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu các khu sinh thái học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm Hiểu Các Khu Sinh Thái HọcMôn Học: Tiến Hoá và Đa Dạng Sinh Học Giảng viên: Nguyễn Thị Yến Nhóm Thực Hiện:Nhóm 08 Lớp Học Phần: L02 Bùi Trung Đức Nguyễn Văn Đức Nông Quốc Bằng Nguyễn Tuấn Anh Nguyễn Văn Cảnh Phạm Xuân Bắc Lương Văn Chặn Nguyễn Hồng Sơn Đinh Việt Anh Lý Văn Tuấn Nhóm 08 Danh sách thành viên Sự sống là gì ? Mình đang sống ở đâu ? Sinh Quyển Sinh quyển là khoảng không gian của trái đất, ở đấy có sinh vật cư trú và sinh sống thường xuyên. Sinh quyển là lớp vỏ ngoài của Trái Ðất gồm: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh vật . Sinh quyển là một vùng sống mỏng đạt độ cao 6-7km so với mặt biển, trên 10km ở độ sâu cực đại của đại dường vài chục mét dưới mặt đất (60-100m) . Sinh quyển có tính thống nhất, ba quyển liên hệ chặt chẽ với nhau . Khu Sinh Học Ở trên cạn, các thảm thực vật ở trạng thái cao đỉnh khí hậu (Climatic climax) hay còn được gọi là các quần hệ thực vật (Formation), chúng chiếm sinh khối rất lớn và gắn liền với khí hậu địa phương, do đó có tên là quần xã cảnh quan vùng địa lý hay gọi là khu sinh học (Biome). Biome là một hệ sinh thái lớn, có giới hạn tương đối và đặc trưng bởi khí hậu đặc thù, là quần xã lớn bao gồm các loài động vật sống trong quần hệ thực vật và đặc tính chủ yếu cho phép phân chia và nhận dạng các khu sinh học chính là các dạng sống (cây cỏ, cây bụi, cây gỗ...). Có 12 Khu sinh thái cả dưới nước và trên cạn trong đó có 6 ( 7) khu sinh thái trên cạn , nhưng theo một số quan điểm khác nhau thì có 7 khu sinh thai trên cạn và nhiều nhà khoa học đồng ý với quan điểm này. Các Khu Sinh Thái Trên Cạn Rừng Lá Kim (Taiga) Hoang Mạc Đài Nguyên (Đồng Rêu) Rừng Lá Rộng Ôn Đới Rừng Mưa Nhiệt Đới Xavan Thảo Nguyên Vai trò Khu Sinh học Các hệ sinh thái của trái đất là cơ sở sinh tồn của sự sống cho cả trái đất và cả con người. Các hệ sinh thái đảm bảo cho sự chu chuyển oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác trên toàn hành tinh. Chúng duy trì tính ổn định và sự màu mỡ của đất nói riêng hay của hành tinh nói chung. Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao: Rừng hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy, loại trừ các cặn bã làm cho dòng chảy trở nên trong và sạch. Cung cấp trực tiếp những phúc lợi cho xã hội như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng, mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trong ứng dụng thực tiễn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, y tế, du lịch… Bố Cục Trình Bày Khái Quát Về Khu Sinh Thái Điều Kiện Sống Đặc Trưng sinh Vật Đặc Điểm Thích Nghi của Sinh Vật I. Rừng Mưa Nhiệt Đới 1. Khái quát về Rừng Nhiệt Đới Đây là thảm thực vật phát triển phong phú nhất trong các thảm thực vật trên Trái Đất. Ước tính diện tích rừng mưa nhiệt đới trên thế giới; diện tích ổn định 12,007,900 km2, diện tích mở rộng 7,343,900 km2 ( Theo FA0 1981). Diện tích này đang bị suy giảm ước tính trên 200,000 km2 rừng ổn đinh mất hàng năm (Theo WRI) Rừng mưa nhiệt đới tạo thành một vành đai bao quanh trái đất, phần này bị đường xích đạo cắt thành hai phần không đều nhau, ở bắc bán cầu nhiều hơn nam bán cầu. Phân bố không đều theo vĩ độ ở hai nửa cầu; Ở Châu Phi (Negeria, Tây Gabông, Camơrun,Bờ Biển vàng…); Châu Á (Srilanca, tây ấn Độ , Thái Lan, Việt Nam,…); Châu úc ( Figi, xô-lô-môn …); Châu Mĩ ( trong vùng lòng chảo Amazon). Quang Cảnh Rừng mưa nhiệt đới 2. Đặc Điểm Điều Kiện Sống Khí hậu nóng và ẩm, nhiệt đới. Nhiệt độ quanh năm dao động từ 25oC – 30oC; Biên độ nhiệt nóng lạnh giữa mùa đông là 1oC – 6oC , nhiệt độ tháng lạnh nhất cũng trên 18oC , nhiệt độ tháng cao nhất 36oC, nhiệt độ trung bình ngày đêm từ 24oC -30oC . Lượng mưa lớn 1500mm đến > 4,500mm , có nơi đạt tới 12000mm ( Ha-oai), 10500mm (Camarun). Đất đai chủ yếu thường là limon hoặc sét pha cát, nghèo kiềm nên bao giờ cũng chua. Hàm lượng mùn cao nhiều chất dinh dưỡng , thành phần đất tương đối giàu alumin và nghèo silic. Hình ảnh rừng nhiệt đới 3. Đặc Điểm Sinh Vật Đặc điểm sinh vật phân tầng tán hẹp chen nhau thường có 5 tầng, trên cùng là tầng ưa sáng với nhiều cây cao . Có nhiều dây leo thân gỗ ,nhiều loài cây sống kí sinh, bình sinh . Trên mặt đất cây cỏ nghèo làn chỉ có nhiều loài cây ưa bóng , ưa ẩm, các loài nấm, mốc, địa y mọc trên lá mục, trên thân cây. Các loài thực vật nhiệt đới có nhiều đặc điểm ví dụ hoa tái phát triển quanh thân, cây phát triển bạnh gốc hay có rễ phụ, rễ bò nổi trên mặt đất. Động vật đa dạng phong phú về thành phần loài và thích nghi với điều kiện sống đa dạng Cây rừng có áp suất tế bào bé hơn vùng ôn đới. Cáp treo đi xuyên qua khu rừng nhiệt đới ở thung lũng Central Valley - nơi du khách có thể ngắm nhìn cận cảnh các tán cây rừng. Có sự phân tầng: 5 tầng 1/ Tầng vượt tán A1: Gồm các loài thực vật cao 35-40m 2/ Tầng ưu thế sinh thái A2 hay Tầng tán rừng Thực vật cao 20-30m. 3/ Tầng dưới tán A3: Thực vật cao 8-15m. 4/ Tầng cây bụi thấp: Thực vật cao 2-8m 5/ Tầng cỏ quyết: Thực vật thấp < 2m Vườn quốc gia Tapanti là một trong những khu vực ẩm ướt nhất ở Costa Rica Những ngọn núi gồ ghề, rừng xanh tươi tốt, hai ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, các thác nước, những dòng sông quanh co và rừng mây xinh đẹp của Vườn quốc gia Carrillo Braulio nằm ở thung lũng Cantral Valley, nơi du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên. 4. Đa Dạng Sinh Học Và Đặc Trưng Sinh Vật a) Đa dạng sinh học Giàu tính Đa Dạng Sinh Học nhất là các vùng nhiệt đới và tập trung chủ yếu là các cánh rừng nhiệt đới, các rạn san hô nhiệt đới. Rừng nhiệt đới tuy chỉ chiếm 7% diện tích bề mặt Trái đất nhưng lại chiếm tới 50%, thậm chí có thể lên tới 90% tổng số loài động thực vật của Trái đất (Mc Neely et al, 1990) Về thực vật Đến nay đã thống kê được khoảng 90.000 loài có mặt ở vùng nhiệt đới. Vùng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu loài nhất, chiếm 1/3 tổng số loài: Brazil có 55.000 loài, Colombia có 35.000 loài, Venezuela có 15.000-25.000 loài. Vùng châu Phi kém đa dạng hơn Nam Mỹ: Tazania 10.000 loài, Camorun 8.000 loài, trong khi đó toàn bộ vùng Bắc Mỹ, Âu, Á chỉ có 50.000 loài. Xét chung, vùng nhiệt đới chiếm 2/3 con số ước tính 250.000 loài thực vật có mạch của thế giới. . Khu rừng mưa nhiệt đới, cũng giống như các khu rừng khác của Vườn quốc gia Braulio Carrillo, được coi là những lá phổi của San Jose, là nơi sinh sống của hàng trăm loài hoa lan và dương xỉ Động vật: Đa dạng và phong phú. Nhiều loài sống trên cây ít khi xuống đất. Chim thường có màu sắc rực rỡ và nhiều loài chim ăn quả.Có nhiều loài bò sát, ếch nhái sống trên cây. Trên mặt đất có nhiều loài cỡ lớn như: Voi, tê giác, trâu rừng, bò tót… Động vật không xương sống thường có cỡ lớn và nhiều màu sắc. Ở mỗi tầng số lượng sâu bọ hai cánh rất nhiều. Loài bướm Blue Morpho này sống trong các cánh rừng rậm ở Trung và Nam Mỹ. Kích thước bề ngang của chúng có thể đạt 15cm, và mắt người có thể nhận ra màu xanh óng ánh rực rỡ của bướm đực ở cách xa 1km.Trong hình là một con bướm cái đang tung tăng trong một cánh rừng ở Cost Rica. Động vật có xương sống Tỷ lệ số loài động vật có xương sống ở cạn tìm thấy trong các rừng nhiệt đới có thể so sánh với con số này của thực vật. Số loài chim của rừng nhiệt đới ước tính là 2600, trong đó 1300 loài tìm thấy ở vùng tân nhiệt đới, 400 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi, 900 loài ở vùng nhiệt đới châu Á. Con số này xấp xỉ 30% tổng số loài toàn cầu. Động vật không xương sống Khoảng 30 triệu loài động vật chân khớp, chiếm 96% tổng số loài trên trái đất, có thể tồn tại trong các rừng nhiệt đới Vùng Đông Nam Á có tính đa dạng cao, Đông Nam Á có tới 25.000 loài, chiếm 10% tổng số loài thực vật có hoa trên thế giới, trong đó có 40% là loài đặc hữu. Indonesia có 20.000 loài, Malaisia và Thái Lan có 12.000 loài, Đông Dương có 15.000 loài. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ ước lượng số lượng tương đối của các loài sinh vật trong các hệ sinh thái và có khoảng 80% số loài ở cạn, ở biển và đại dương có thể có tính đa dạng cao hơn. Một số nghiên cứu đã ước lượng rằng các loài kiến tạo ra khoảng 30% sinh khối của toàn bộ các rừng mưa nhiệt đới trên Trái đất, vượt xa sinh khối của các loài động vật có vú. Trong hình là 2 chú kiến cắt lá đang cưa một chiếc lá ở rừng quốc gia Manú ở Peru. Tê giác Trâu rừng Trăn Nam Mỹ là loài to nhất trong họ nhà trăn. Chúng chỉ sống ở các rừng rậm Nam Mỹ. Chúng có thể đạt chiều dài tới 9m, và trọng lượng 230kg, đường kính cơ thể tới 30cm. Con trăn trên hình được tìm thấy ở gần một bờ sông ở Venezuala. Rừng mưa Amazon Khoảng 10 % số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại rừng mưa Amazon . Nó hợp thành tập hợp lớn nhất các loài động, thực vật còn sinh tồn trên thế giới. Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000 loài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này. Khoảng 20 % loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng mưa của Amazon. Các nhà khoa học đã mô tả khoảng 96.660 - 128.843 loài động vật không xương sống chỉ có tại mỗi Brazil. b) Đặc trưng sinh vật Rừng Cây Lá Rộng Côn Trùng trong Rừng Nhiệt Đới Con ếch xanh có đôi mắt vô cùng kì lạ này là loài ếch thủy tinh. Mặc dù chúng có màu xanh chuối, nhưng lớp da bụng lại trong suốt, có thể nhìn được tim, gan và ông tiêu hóa của chúng. Đó là lý do mà cái tên “Ếch thủy tinh” ra đời. Rafflesia arnoldii là một loài cây ký sinh không có lá, rễ, thân và chỉ nở một bông hoa khổng lồ. Được tìm thấy lần đầu tiên ở rừng rậm Indonesia năm 1818 . Chắc hẳn hình ảnh con lười ngốc nghếch có tên là Sid trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng "Ice Age” đã quá quen thuộc với chúng ta. Và đây là bức ảnh chụpcon lười “hiện thực” ở bán đảo Osa. Là loài sinh vật sống đơn độc trên cây,hoạt động chủ yếu về đêm, con lười dùng những móng vuốt dài leo xung quanh các tán cây trong khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ. Loài Amorphophallus khổng lồ. Một cây Amorphophallus titanum Amorphophallus titanum, một loài hoa hiếm nở hoa tại vườn bách thảo Cibodas ở Bogor, Jakarta, Indonesia. Với những cánh đỏ thẫm xòe rộng với đường kính khoảng 1,54 m và nhụy hoa cao tới 3,17 m, bông hoa ở Cibodas đã phá kỷ lục thế giới về mức độ to lớn của loài hoa này. II. Đài nguyên (Đồng rêu) Tundra 1.Khái Quát Về Đài Nguyên (Đồng Rêu - Tundra) Trong địa lý tự nhiên, đài nguyên, lãnh nguyên hay đồng rêu (tundra) là một quần xã sinh vật trong đó sự phát triển của cây gỗ bị cản trở do nhiệt độ thấp và mùa sinh trưởng ngắn. Thuật ngữ tundra có nguồn gốc từ tiếng Kildin Sami tūndâr, nghĩa là "vùng bình nguyên không cây gỗ", nhưng có nguồn cho rằng nó có nguồn gốc từ tunturi trong tiếng Phần Lan , nghĩa là vùng đất cao trần trụi không cây gỗ. Đây là một đồng bằng không cây cói nhiều đầm lầy, giá lạnh, băng tuyết Đồng rêu bao quanh bắc cực , Greenland và một vòng đai phần bắc của lục địa Âu – Á. Phân Bố Phân Bố Đài Nguyên (Đồng Rêu ) ở Bắc Mỹ Phân loại Đài Nguyên 1 Đài nguyên Bắc cực 2 Đài nguyên Nam cực 3 Đài nguyên núi cao 4 Đài nguyên điển hình 2. Điều Kiện Sống Khí hậu: Cực Và Cận Cực Lạnh quanh năm(<-5°C). Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất không quá 10°C Ngày mùa hạ rất dài, còn về mùa đông đêm cũng kéo dài hàng tháng. Lượng mưa 300mm – 500mm/năm. Đồng rêu ở Nga Đất Đai: Băng đóng gần như vĩnh viễn trên mặt đất. 3. Đa Dạng Sinh Học và Đặc Trưng Sinh Vật Sự đa dạng sinh học của đài nguyên là thấp: Khoảng 1.700 loài thực vật có mạch và chỉ 48 loài động vật có vú sống trên đất liền được tìm thấy ở đây, cho dù hàng nghìn loài côn trùng và chim di cư tới đây mỗi năm để tìm kiếm thức ăn và sinh sản ven đầm lầy. Thực vật: Số lượng ít: rêu, địa y, phong lùn, liễu miền cực. Có chế độ ăn chuyên hóa: tuần lộc có khả năng sử dụng thêm địa y, nấm và cả những loài thú nhỏ Về sinh sản: Thú đồng rêu thường sinh sản trước mùa xuân Khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể xuất hiện sớm ở thú Có hiện tượng ngủ đông, di trú về phương nam Không có chu kì mùa và chu kì ngày đêm Polytrichum Moss Lichen Nghèo, ít những loài sống định cư, ếch nhái, bò sát rất hiếm gặp, chim, thú thường chỉ có mặt vào mùa hè. Sâu bọ: Bộ hai cánh trở thành tai họa đáng kể, chúng sinh sôi nảy nở rất mạnh. Chim: Có các loài như: Chim sẻ định cư, gà , ngỗng tuyết, cú lông trắng Thú: +Tuần lộc (Rangifer tarandus và R. caribou ) +Bò xạ (Ovibos moschatus ), +Ba loài chuột Microtus, Hai loài Lemnus +Cáo cực (Alopex lagopus). Động vật: Tuần lộc Cáo cực Hình ảnh Sinh Vật Khu sinh học vùng Đài Nguyên (Đồng Rêu ) Ngủ đông Chuột Lemnus Chim di cư III. Rừng Lá Rộng Vùng Ôn Đới 1.Khái Quát Về Rừng Lá Rộng Vùng Ôn Đới + Rừng lá rộng vùng ôn đới hay thường xanh (chaparral) là một kiểu hệ sinh thái tìm thấy ở vùng ôn đới ,vùng này có thảm thực vật xanh quanh năm các cây nhỏ như bạch đàn, khuynh diệp thường gồm những vườn nho mận cuả con người.+Vùng phân bố chủ yếu của rừng lá rộng ôn đới ở một phần phía Đông ở Bắc Mỹ , khu vực Địa Trung Hải và một phần ở Nước Nga. 2. Điều Kiện Sống Khí hậu: Thời tiết ấm về mùa hè, về mùa đông khí hậu trở nên khắc nghiệt. Lượng mưa vừa phải. Phân bố: phía đông Bắc Mỹ, Tây Âu, phía đông Châu Á, một phần lãnh thổ Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Đại Dương và phần nam của Mỹ La Tinh. 3. Đa dạng sinh học & Đặc trưng sinh vật a)Thực vật: Rừng ôn đới có lá rụng vào thời gian lạnh trong năm. Rêu không phát triển được trên mặt đất. Rừng lá ôn đới phân thành nhiều tầng tạo nên nhiều ổ sinh thái. Thành phần các loài cây của vùng rất đa dạng b) Động vật: Hệ động vật giàu có về loài và số lượng, từ côn trùng đến thú lớn, nhưng không có một loài nào ưu thế. Những động vật sống trên cây gồm nhiều loài sóc, chuột sóc, nhiều loài chim leo trèo ( gõ kiến ), có nhiều loài sâu bọ ăn gỗ. Thú: Hươu, lợn lòi, chó sói, cáo, gấu, gặm nhấm. Gõ kiến Lợn rừng 4.Sự thích nghi của Động Vật Chu kì biến động theo mùa rõ rệt. Nhiều loài có tập tính di cư xa, nhiều loài ngủ đông. Những loài hoạt động ban ngày nhiều hơn hẳn loài hoạt động ban đêm. Về mùa đông, động vật không xương sống trú trong thảm rừng, chui vào đất, còn về mùa hè chúng di cư lên tầng cỏ hoặc tầng cây gỗ. IV. Thảo nguyên Vùng Ôn Đới 1. Khái quát về Thảo Nguyên (Steppe) Đồng cỏ hay thảo nguyên ,với thảo nghĩa là cỏ, nguyên là cánh đồng là khu vực trong đó thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là các loài cỏ trong họ Hòa thảo (Poaceae) và các loại cây thân thảo khác Các đồng cỏ xuất hiện tự nhiên gần như trên mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Tại các vĩ độ ôn đới, chẳng hạn tây bắc châu Âu, các đồng cỏ chủ yếu là các loài cây sống lâu năm, trong khi trong khu vực có khí hậu ấm hơn thì các loài một năm tạo thành thành phần lớn hơn của thảm thực vật Đồng cỏ bao phủ 20% diện tích Trái Đất và tập trung nhiều nhất tại châu Phi. 2. Điều Kiện Sống Khí hậu: Mùa hạ nóng và dài,thường đại hạn. Mùa đông thì đỡ lạnh có ít tuyết. Độ ẩm thấp. Lượng mưa hàng năm từ 250-750mm. Có gió mạnh. Phân bố: Nội địa Âu-Á, Bắc và Nam Mỹ và Châu Đại Dương. Vị trí: Nằm giữa hoang mạc và rừng. Đất đai: Nghèo dinh dưỡng và rất lạnh về mùa đông. Mùa xuân đất trở nên khô 3. Đặc Trưng Sinh Vật Thực vật: Thảm thực vật thảo nguyên chủ yếu là cỏ thấp, úa khô chiếm chủ yếu, phân thành 3 nhóm: Thảo nguyên cỏ cao với các loài cỏ cao 150 - 240cm. Động vật: Động vật ăn cỏ như: bò Bison, ngựa hoang, lừa, sóc ,chó sói đồng cỏ, chó đồng cỏ, chuột.. Động vật ăn thịt như: Sư tử, chó rừng… Thực vật: Thảm thực vật thảo nguyên chủ yếu là cỏ thấp, úa khô chiếm chủ yếu, phân thành 3 nhóm: Thảo nguyên cỏ cao với các loài cỏ cao 150 - 240cm. Động vật: Động vật ăn cỏ như: bò Bison, ngựa hoang, lừa, sóc ,chó sói đồng cỏ, chó đồng cỏ, chuột.. Động vật ăn thịt như: Sư tử, chó rừng… Andropogon gerardi Panicum virgatum Spartina pectinata Thảo nguyên cỏ thấp trung bình (60-120cm ) Andropogon scoparius Stipa spartea Equus caballus Canis latrans 4.Sự thích nghi ở Động Vật ở Thảo Nguyên Sống theo bầy đàn. Vận chuyển nhanh, bay giỏi. Ngủ đông, ngủ hè, di cư. Dự trữ thức ăn. V. Rừng lá kim ( Taiga ) 1. Khái quát về Rừng lá Kim Taiga hay rừng taiga (từ tiếng Mông Cổ) là một quần xã sinh vật với đặc trưng nổi bật là các rừng cây lá kim. Taiga bao phủ hầu hết phần trên đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siberi), cũng như phần xa nhất về phía bắc của Hoa Kỳ (không kể Alaska), bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản. Rừng taiga là quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới. Tại Canada, thuật ngữ boreal forest (rừng phương bắc) được sử dụng để chỉ phần phía nam của quần xã sinh vật này, trong khi "taiga" được dùng để chỉ khu vực phía bắc trơ trụi hơn, ở phía nam của ranh giới cây gỗ Bắc Cực. Phân bố Phân bố: phía nam đồng rêu (châu Âu,châu Á,châu Mĩ). 2. Điều kiện sống Khí hậu: Lạnh, mùa đông kéo dài Nhiệt độ dao động trong khoảng từ -50 °C tới +30 °C trong một năm, với 8 tháng hoặc hơn thế với nhiệt độ trung bình dưới 10 °C Nhiệt độ trung bình tháng 7 trên 10°C, mưa khoảng 300 - 500mm ). Đất đai: Bị băng tuyết, nghèo muối dinh dưỡng 3. Đặc trưng Sinh vật Thực vật Dọc những nơi có nước là dương liễu, bạch dương, phong… Cây là giá thể cho các loài nấm, địa y…phát triển phong phú. Động vật Hệ động vật đa dạng hơn đồng rêu nhưng còn nghèo về số lượng loài. Chim định cư không nhiều. Lá kim thường xanh, thân thẳng, như các loài thông ( Pinus, Larix ). Cây bụi thân thảo kém phát triển. Trong vùng còn có mặt cây lớn, cổ thụ như cây Sequoia khổng lồ, cao 80m với đường kính 12m, sống đến 3000 năm. Nai sừng tám (Alces machlis) Hươu Canada (Cervus canadensis) 4. Sự thích nghi của động vật Động vật có tính chịu đựng cao. Có tập tính di cư, chu kì mùa ,sự ngủ đông hoặc dự trữ thức ăn. Nhiều loài động vật hoạt động về ban ngày. VI. Xavan1.Khái Quát Về Xavan Xavan hay còn gọi là trảng cỏ, đồng cỏ khô là một kiểu hệ sinh thái trảng cỏ xen cây bụi, với một số loài cây thân gỗ nhỏ thưa thớt, xen kẽ các khoảnh đất đá trống trọc với rất nhiều khối đá lộ đầu trơ trụi. Vùng xa van phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới khô Châu Mĩ, Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương, nơi có mùa khô kéo dài. Xavan chiếm đến 20% diện tích đất liền của Trái Đất, trong đó châu Phi chiếm diện tích xavan lớn nhất thế giới. 2. Điều Kiện Sống Khí hậu: Nóng, lượng mưa cao (1000-1500ml ) , có 1-2 mùa khô kéo dài. Phân bố: Phần lớn ở Trung và Đông Phi, Nam Mỹ và Châu Đại Dương Đặc trưng cơ bản nhất là lượng bốc hơi luôn cao hơn lượng mưa. Tùy theo lượng mưa mà xavan được chia thành các loại xavan khô hạn, xavan bán khô hạn. Tùy theo nhiệt độ mà phân biệt xavan khô hạn lạnh hay xavan khô hạn nóng. Khí hậu: Nóng, lượng mưa cao (1000-1500ml ) , có 1-2 mùa khô kéo dài. Phân bố: Phần lớn ở Trung và Đông Phi, Nam Mỹ và Châu Đại Dương Đặc trưng cơ bản nhất là lượng bốc hơi luôn cao hơn lượng mưa. Tùy theo lượng mưa mà xavan được chia thành các loại xavan khô hạn, xavan bán khô hạn. Tùy theo nhiệt độ mà phân biệt xavan khô hạn lạnh hay xavan khô hạn nóng. 3. Đặc Trưng sinh vậtThực vật: Thành phần thực vật nghèo Andropogon virginicus Panicum capillare L Acacia Adansonia Động vật: Động vật ăn thực vật lớn như linh dương, ngựa vằn, hươu cao cổ… Động vật ăn thịt như sư tử, báo, linh cẩu… Chim: Có những loài chim chạy như đà điểu, có cả chim kền kền và một số loài khác. Sâu bọ chiếm ưu thế là kiến mối, cào cào, châu chấu. 4. Đặc điểm thích nghi ở động vật: Vận chuyển trên đồng cỏ hoang vu (thân thon, chân cao dài khỏe, có guốc) Chạy nhanh. VII. Hoang mạc1. Khái quát về Hoang mạc Hoang mạc là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng. Các hoang mạc chiếm khoảng 1/3 diện tích bề mặt Trái Đất. Phân bố : Châu Á , Châu Phi , Châu Đại Dương. 2. Điều Kiện Sống Khí hậu: xích đạo nóng, lục địa mang tính khắc nghiệt. Góc nhập xạ ,chiếu sáng lớn , lượng nhiệt nhận nhiều . Nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ chênh lệch ngày đêm và theo mùa rất lớn ( -42 - 82,5oC ) Lượng mưa : rất thấp (<200mm/ năm ) 3. Đặc Trưng Sinh Vật Thực vật: rất nghèo, gồm những cây ngắn ngày và cây chịu hạn như xương rồng, ngải,… - Động vật: có lạc đà,chuột Gecbin, thằn lằn, chó, cáo, côn trùng 4. Đặc điểm thích nghi của Sinh Vật Động Vật Thích nghi với điều kiện khô, nóng ( giảm tiết mồ hôi và nước tiểu Hoạt động chủ yếu về đêm, sống ẩn dật Có khả năng lấy nước từ nội bào ( lạc đà ) Lạc đà Thực vật Có lá tiêu biến thành gai, thân mọng nước, tế bào chứa được nhiều nước. Rễ một số loại ăn sâu vào đất, một số loại ăn rộng xung quanh gốc cây ( thậm chí vài Km2 ) .Ví dụ; Rễ cây có nhiệm vụ tìm nước và muối khoáng đáp ứng nhu cầu của cây. Song không phải mọi rễ cây đều mọc sâu như nhau. Phần lớn rễ cây đâm sâu chừng 10m nhưng ở Nam Phi, rễ của 1 cây sung đạt tới độ sâu 120m. Hạt phấn thích hợp với lối phát tán nhờ gió . Những cây có thân to nhất là cây bao báp mọc ở châu Phi. Chu vi của 1 thân cây bao báp có thể đạt tới 55m. Muốn ôm trọn thân cây, phải có 44 người dang tay ôm mới xuể. Gốc cây bao báp thường có hốc lớn. Do vậy ở châu Phi người ta thường lấy đó làm nơi trú ẩn. Một số người còn mở quán cà phê dưới gốc cây. Trái cây bao báp ăn được và có tên là bánh mì của loài khỉ. Quả tròn có thịt màu trắng, khi khô sẽ chuyển thành dạng bột. Nếu bạn hòa thứ bột quả này vào nước, bạn sẽ có 1 thứ nước giải khát. Cho nên cây bao báp còn được gọi là Cây nước chanh. Ở vùng hoang mạc Arizona ở Mêxicô, người ta có thể thấy những cây xương rồng to như cây thân gỗ. Người ta gọi chúng là cây Saguaro hay cây xương rồng khổng lồ. Cây cao nhất khoảng 17,7m. Trước đó người ta còn tìm thấy cây xương rồng cao 24m. Loài cây xương rồng chịu được khô hạn nhờ vào khả năng giữ nước. Mỗi cây Saguaro cỡ trung bình giữ được 3.000 lít nước. Hoang mạc Sahara Hoang mạc Australia Hoang mạc Gobi Hoang mạc Tân Cương Tài Liệu Tham Khảo . 1.Lưu Đức Hải ,Giáo trình Khoa Học Trái Đất 2.Nguyễn Nghĩa Thìn , Đa Dạng Sinh Học và Tài Nguyên Di Truyền Thực Vật. 3.Nguyễn Nghĩa Thìn , Hệ Sinh Thái Rừng Nhiệt Đới. 4. Nguyễn Bá - Nguyễn Mộng Hùng cùng Tập Thể Tác giả dịch , Sinh Học Tập 2. 5.vietnam.net 6.Khoa hoc.com.vn 7.tailieu.vn 8.vietbao.vn 9.Google. Hinh anh 10. Wikipedia Nhóm Thực Hiện Xin Chân Thành Cảm Ơn ! Chúc quý thầy cô và các bạn sức Khoẻ & thành công trong cuộc sống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khu_sinh_hoc_7932.ppt