Tìm hiểu các tác nhân gây tổn thất năng suất cây cà chua trồng ở vùng Đơn Dương và Đức Trọng
Mục lục
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
SUMMARY 5
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 7
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 8
TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 15
1. Xác định nguyên nhân, hiện trạng các tác nhân gây hại 15
GIÁM ĐỊNH BỆNH DO VIRUS GÂY RA TRÊN CÂY CÀ CHUA: 15
GIÁM ĐỊNH BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA 19
GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI DO NẤM GÂY RA 22
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC VECTƠ TRUYỀN BỆNH 27
2. Xác lập các biện pháp phòng trừ: 30
3. Thử nghiệm mô hình phòng tránh bệnh trên thực địa và đưa ra khuyến cáo với nông dân 33
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHẦN PHỤ LỤC 38
1 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu các tác nhân gây tổn thất năng suất cây cà chua trồng ở vùng Đơn Dương và Đức Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Đà Lạt
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài NCKH cấp Bộ
Tên đề tài: Tìm hiểu các tác nhân gây tổn thất năng suất cây cà chua trồng ở vùng Đơn Dương và Đức Trọng và các biện pháp khắc phục
Mã số đề tài: B2007-14-18
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Xuân Tùng
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Đà Lạt
Thời gian thực hiện (theo đề cương được duyệt): từ tháng 06/2007 đến tháng 6/2009.
NHỮNG ĐIỂM MỚI
1. Đã phát hiện và xác định được rằng hiện tại virus CMV là một trong tác nhân chủ yếu gây tổn thất năng suất nghiêm trọng đối với cây cà chua ở khu vực khảo sát. Điều này đã được minh chứng bằng thực nghiệm và được các chuyên gia quốc tế đồng tình (thông qua bài báo cáo oral tại Analytica Vietnam 2009 - xin tham khảo phần phụ lục).
2. Đã đề xuất được một giải pháp hiệu quả ngăn chặn sự phát triển của nấm bệnh trên cây cà chua, đó là phương pháp ngắt bỏ các lá chân. Biện pháp này đã được nhóm sinh viên khảo nghiệm và được nhà vườn tiếp nhận, áp dụng. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp giảm một cách đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần giảm mức độ ô nhiễm môi trường
3. Củng cố và phát triển được mối hợp tác với phòng Virus thực vật thuộc DSMZ. (x. minh chứng trong phần phụ lục). Mối quan hệ này giúp cho nhóm thực hiện đề tài chủ động hơn trong việc chẩn đoán và phát hiện chính xác hầu hết các loại virus gây hại cho cây trồng.
Đà Lạt ngày 18 tháng 06 năm 2009
Chủ nhiệm đề tài
Xác nhận của cơ quan chủ trì
TS. Nguyễn Xuân Tùng