Tìm hiểu chi phí chất lượng và quản lý chi phí chất lượng tại công ty TNHH sản xuất – thương mại chỉ may Thiên Long

Chi phí chất lượng là một công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả chương trình chất lượng. Chi phí chất lượng cung cấp các con số về các loại chi phí phòng ngừa, đánh giá, thiệt hại. Các con số này giúp ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chất lượng, việc làm đúng ngay từ đầu và cam kết nỗ lực cải tiến chất lượng. Để triển khai chương trình chi phí chất lượng (COQ ), doanh nghiệp cần nêu rõ mục tiêu của chương trình và phải được nêu trong chính sách chất lượng để tránh hiểu lầm, cạnh tranh giữa các phòng ban, cán bộ công nhân viên.D oanh nghiệp cũng cần phải thiết lập hệ thống tính CO Q trong toàn doanh nghiệp để thống nhất cách tính cho đồng bộ và thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu. Song yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của chương trình COQ đó là sự cam kết của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

pdf22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6087 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu chi phí chất lượng và quản lý chi phí chất lượng tại công ty TNHH sản xuất – thương mại chỉ may Thiên Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC BÁCH KHO A TP.HCM KHOA QUẢN LÝ C ÔNG NGHIỆP ------o0o------ BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÀI TẬP NHÓM 1 – ĐẠI BÀNG – NỘP LẦN 2 TÌM HIỂU CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH SX – TM CHỈ MAY THIÊN LONG C BGD: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan Lớp: 02 – C ao học Quản trị kinh doanh Khóa: 2012 Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 1 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 DANH SÁCH NHÓM 1 STT MSHV Họ và tên SĐT Email M ức độ hoàn thành 1 12170984 Lê Xuân Trường (c) 0917446010 letruong8130@gmail.com 100% 2 12170964 Mang Quốc Thiện 0917813979 thienquoc0008@gmail. com 100% 3 12170979 Phan Hữu Trí 0938146079 huutri.pht@gmail.com 100% 4 12170980 Nguyễn Thanh Trúc 0936659144 trucnguyen02@gmail.com 100% 5 12170994 Nguyễn Bá Khánh V inh 0907021177 nguyenbakhanhvinh@gmail.com 100% 6 12170999 Huỳnh Như Yến 0987359004 nhuhuynh05@gmail.com 100% 7 12170892 Đỗ Quốc Hưng 01689330676 quochungnh1509@gmail.com 100% 8 12170885 Hồ Quang Hiệp 0976623683 hoquanghiep@gmail.com 100% 9 12170895 Võ Duy Hưng 0979646425 voduyhung299@gmail. com 100% 10 12170869 Nguyễn Thị Hà Giang 0933003477 hagiang2118@gmail.com 100% BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Yêu cầu Phân công công việc 1 Tóm tắt đề cương Lý do hình thành đề tài Mang Quốc Thiện Phan Hữu T rí Nguyễn Thanh Trúc 2 Mục tiêu và lập kế hoạch chi phí chất lượng của công ty Thực trạng quản lý chi phí chất lượng của công ty Lê Xuân Trường Nguyễn Bá Khánh Vinh Huỳnh Như Yến Đỗ Quốc Hưng 3 Kết quả áp dụng Kết luận Hồ Quang Hiệp Võ Duy Hưng Nguyễn Thị Hà Giang Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 2 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 C ẤU TRÚC CỦA TÀI LIỆU Tài liệu được tổ chức gồm 8 phần: Phần 1: Tóm tắt và tổng hợp các bài báo Phần 2: Đề xuất 3 định hướng nghiên cứu Phần 3: Triển khai ứng dụng – Tìm hiểu chi phí chất lượng và quản lý chi phí chất lượng trong Công ty TNHH Chỉ May Thiên Long Phần 4: Danh mục tài liệu tham khảo Phần 5: Phụ lục Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 3 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 1 TÓM TẮT VÀ TỔNG HỢP CÁC BÀI BÁO Bài báo 1 – Steve Eldridge, Balubaid and Kevin D. Barber-Using a knowledge m anagement approach to support quality C osting – Sử dụng kiến thức quản lý để hỗ trợ về chi phí [www.emeraldinsight.com/0265-671X.htm ] TÓM TẮT Mục đích Kiểm tra những khó khăn liên quan đến chi phí chất lượng và đề xuất giải pháp bằng việc vận dụng những kiến thức của kỹ thuật quản lý. Thiết kế/ Phương pháp/ Tiếp cận Một phương pháp tính toán chi phí chất lượng bằng phần mềm dựa trên việc phân loại các nhóm chi phí chất lượng: ngăn ngừa, thẩm định, hư hỏng. Phương pháp này được sử dụng cho việc thu thập, phân tích chia sẻ và sử dụng kiến thức về chi phí chất lượng . Phương pháp về chi phí chất lượng này được đánh giá bằng việc so sánh các dữ liệu nghiên cứu với những phương pháp thông thương. Khám phá Phương pháp này sử dụng dễ dàng và hiệu quả hơn các phương pháp chi phí chất lượng thông thường khác. Nó giúp cho việc phân tích và sử dụng kiến thức hiệu quả hơn vì nó giúp cho việc hiểu rõ và nhận thức về chi phí chất lượng. Giới hạn Nghiên cứu này còn hạn chế trong việc sử dụng phân loại thay thế để ngăn ngừa thẩm định hư hỏng cần phải được nghiên cứu nhiều hơn vì phương pháp này chỉ cung cấp nền tảng cơ bản cho các nhà nghiên cứu xem xét chi phí chất lượng trong một môi trường có cấu trúc ổn định. Giá trị Phân tích , thảo luận vai trò của kiến thức quản lý trong chi phí chất lượng. Ưu/Nhược điểm Ưu điểm : - Cấu trúc phát triển không phụ thuộc vào ứng dụng, dễ dàng báo cáo về chi phí cũng như các yếu tố chi phí chất lượng được cung cấp, có thể phân tích khả năng, nguồn gốc tạo ra chi phí chất lượng, dễ sử dụng và hiệu quả. Lập báo cáo nhanh và có cái nhìn tổng quát trong việc quản lý hơn những cái trước đây. - Cung cấp số lượng và chất lượng bằng việc sử dụng những tiêu chuẩn về ngôn ngữ và thuật ngữ. Thiết lập cấu trúc chất lượng thuận lợi trong việc ghi lại làm cho bảng báo cáo trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Sử dụng QCO trong hệ thống tổ chức chứng minh rằng nó đã giúp giảm chi phí. Việc nhận thức và hiểu biết được phổ cập và sự phân loại và sử dụng thông tin dễ dàng hơn. Nhược điểm : - Để áp dụng QCO cần phải có một chương trình đào tạo và huấn luyện để sử dụng chương trình này vì nó sử dụng các thuật ngữ cũng như việc phân loại chi phí. - Việc ứng dụng QCO cần được phát triển thêm trong việc nghiên cứu để có thể ứng dụng hiệu quả hơn, việc ứng dụng và duy trì chất lượng dài hạn trong các tổ chức là thách thức mà cần có sự nâng cao về hiểu biết và nhân thức, văn hóa, và hệ thống thông tin. Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 4 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 Bài báo 2: N.m.Vaxevanidis, G.Petropoulos, A Literature Survey of C ost of Quality Models, Journal of English annals of Faculty of Engineering Hunedoara, Tom e Vi (year 2008), Fascicule 3, (Issn 1584-2637) - Khảo sát về chi phí chất lượng TÓM TẮT Mục đích Phạm vi của bài viết này là để trình bày cuộc khảo sát về chủ đề của CoQ. Bài viết sẽ mở ra bằng cái nhìn tổng quan về các mô hình CoQ hiện có, sau đó là trình bày ngắn thông số CoQ phổ biến nhất và các số liệu (chỉ số) được sử dụng để theo dõi CoQ. Thiết kế/ Phương pháp/ Tiếp cận Các phương pháp tiếp cận bao gồm mô hình P-A-F, Mô hình Crosby, Mô hình chi phí cơ hội và chi phí vô hình, Mô hình chi phí quá trình, Mô hình ABC. Khám phá - Có mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa chi phí thẩm định cộng với chi phí phòng ngừa với chi phí lỗi. - Có mối quan hệ trực tiếp giữa chi phí thẩm định cộng với chi phí phòng ngừa so với chất lượng. - Có mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa chi phí lỗi và chất lượng - Thực tiễn về việc áp dụng mô hình CoQ Giới hạn Chưa có phương pháp đo lường cụ thể cho từng mô hình Giá trị Mang lại cái nhìn tổng quan về các mô hình chi phí. Thấy rõ tầm quan trọng về mô hình CoQ đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh. Ưu/Nhược điểm Ưu điểm: - Mang lại cái nhìn tổng quan về các mô hình chi phí. - Thấy rõ tầm quan trọng về mô hình CoQ đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh Nhược điểm: - Chưa có phương pháp đo lường cụ thể cho từng mô hình Bài báo 3: The application and use of the PAF qual ity costing model within a footwear company – Áp dụng mô hình chi phí chất lượng PAF trong công ty Sản xuất giày TÓM TẮT Mục đích Bài nghiên cứu mô tả một cuộc điều tra việc đo lường của chi phí của chất lượng, giải thích làm thế nào thông tin này đã được trình bày và được sử dụng cho việc cải tiến kinh doanh trong một công ty giày dép. Thiết kế/ Phương pháp/ Tiếp cận Việc nghiên cứu bao gồm: Xem xét chi phí chất lượng, xác định các chi phí chất lượng, chấp nhận và thử nghiệm các loại chi phí. Khám phá Chi phí chất lượng chỉ có thể được sử dụng như một công cụ quản lý nếu dữ liệu được trình bày là chính xác và hợp lệ. Việc giới hạn đòi hỏi thông tin chuyên môn cần thiết và nguồn lực cần thiết để thu thập, phân t ích thông tin. Giới hạn Các dữ liệu cung cấp sẽ được đưa ra thảo luận và nghiên cứu sau đó rút ra những kết luận cụ thể. Giá trị Bài nghiên cứu mô tả làm thế nào một công ty sử dụng COQ có hiệu quả để tập trung dữ liệu cho quá trình ra quyết định sản xuất. Chứng tỏ có thể tập trung nỗ lực nghiên cứu COQ để cải thiện hiệu suất kinh doanh. Ưu/Nhược điểm Ưu điểm: Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 5 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 - Nghiên cứu này đã cung cấp một nền tảng cho công việc trong tương lai.Một lĩnh vực thú vị để điều tra thêm sẽ được điều tra mối quan hệ giữa các hệ thống thông tin quản lý tại chỗ, các mô hình COQ sử dụng, và cách tiếp cận công ty để kinh doanh (chủ động, phản ứng, vv). Nhược điểm: - Một số thông tin không có sẵn trên hệ thống, có nghĩa là giả định đã được thực hiện. Đây không phải là lý tưởng. Bài báo 4: C ost of Quality Models and Practices in Manufacturing Industries: Literature Review TÓM TẮT Mục đích Bài viết này trình bày một cuộc khảo sát các mô hình chi phí chất lượng (COQ), phương pháp tiếp cận, các thông số chi phí chất lượng, phương pháp đo lường và khó khăn trong việc thực hiện. Thiết kế/ Phương pháp/ Tiếp cận Mô hình chi phí chất lượng: mô hình PAF, Mô hình Crosby, Mô hình chi phí cơ hội và chi phí quá trình, Mô hình của Harrington, Mô hình ABC. Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp truyền thống, phương pháp Defect Document, phương pháp thời gian và chấm công, và phương pháp đánh giá. Khám phá Chi phí chất lượng được chia thành chi phí ngăn ngừa, chi phí thẩm định và chi phí hư hỏng. Đối với một hệ thống chất lượng hoàn toàn trưởng thành, chi phí ngăn ngừa sẽ là tiêu chí lớn nhất. Gia tăng chi phí ngăn ngừa trên các công nghệ tự động hóa làm cho 100% phù hợp , tăng chi phí thẩm định , chi phí hư hỏng có thề bằng không. Giới hạn Dữ liệu thu thập chưa chuẩn, khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, thiếu sự hỗ trợ và cam kết của quản lý cấp cao, thiếu kiến thức về các nguyên tắc COQ là những khó khăn chung. Giá trị Tổng quát hóa về chi phí chất lượng và tầm quan trọng của nó. Chi phí chất lượng có thể đưa các tổ chức sản xuất đạt được cấp độ cao hơn về chất lượng sản phẩm / dịch vụ, giảm chi phí sản phẩm / dịch vụ và cuối cùng mức độ của sự hài lòng của khách hàng cao hơn. Đây là một chỉ số thực hiện có hiệu quả để xác định và đánh giá hiệu quả của các quy trình hiện có của một tổ chức và để cung cấp hướng dẫn rõ ràng về kế hoạch chiến lược tương lai. Ưu/Nhược điểm Ưu điểm: - Để củng cố các tài liệu về chi phí của các mô hình chất lượng và thực hành - Nghiên cứu này tập trung vào các mô hình nghiên cứu về chi phí khác nhau, các thông số COQ, các hệ thống thu thập dữ liệu, kỹ thuật đo lường, hệ thống báo cáo COQ - Nghiên cứu này chỉ ra các yêu cầu trong việc tạo nên sức mạnh tổng thể của COQ như là một công cụ cải tiến, m ột vài thiết bị hữu ích ở một số tổ chức được dùng cho việc xác định và đo lường các một số các chi phí chất lượng, làm cho hệ thống COQ như là một phần không tách rời của hệ thống quản lý chất lượng với các giải pháp để khắc phục tình trạng này Nhược điểm: Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 6 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 - Nghiên cứu này mặc dù có những lợi ích trong việc phân tích COQ, đo lường, chất lượng và báo cáo nghiên cứu được công bố bởi các chuyên gia chất lượng, nó chưa được thực hành rộng rãi Bài báo 5: CoQ – Cost of quality usage and its relationship to qual ity syste m maturity – Sử dụng chi phí chất lượng và mối quan hệ với hệ thống bảo đảm chất lượng TÓM TẮT Mục đích Mục đích của nguyên cứu này là để kiểm tra mối quan hệ giữa sự phân bố của chi phí chất lượng và mức độ đảm bảo của hệ thống chất lượng của một tổ chức, để đánh giá hiệu quả hệ thống COQ (Cost of quality: chi phí của chất lượng) và hệ thống đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và xác định lý do tại sao một tổ chức không sửa dụng hệ thống COQ. Thiết kế/ Phương pháp/ Tiếp cận Một công cụ khảo sát đã được phát triển để xác định sự phân phối của tổng giá trị giữa 4 loại ASQ. Công cụ này cũng đánh giá sự đảm bảo của hệ thống chất lượng của tổ chức bằng cách sử dụng tính trung thực về hiệu suất của hệ thống phân loại ANSI/ISO/ASQ Q9004-2000. Phân tích mối tương quan đã được sử dụng để kiểm tra các mối quan hệ giữa chi phí chất lượng và sự đảm bảo của hệ thống chất lượng. Khám phá Chi phí thất bại bên ngoài đã được từ chối là tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí về chất lượng (COQ) hoặc của tổ chức của sự đảm bảo của hệ thống chất lượng. Tổng chi phí của chất lượng đã cho thấy sự gia tăng là một tổ chức di chuyển từ một mức rất thấp của hệ thống đảm bảo chất lượng đến mức cao hơn. Doanh thu và sự tăng trưởng lợi nhuận không đánh kể tương quan với sự hiện diện của hệ thống chi phí chất lượng hoặc với mức chắc chắn của hệ thống chất lượng. Thiếu sự hổ trợ trong quản lý là một trong nhiều lý do tại sao các tổ chức không có hệ thống theo dõi chi phí chất lượng. Giới hạn Nghiên cứu bổ sung là cần thiết để xác định mối quan hệ giữa sự hiện diện của một hệ thống COQ và tích hợp hiệu quả của nó với hệ thống chất lượng và tổ chức kết quả. Những nghiên cứu tròn tương lai là cần thiết để mở rộng nghiên cứu vượt ra ngoài ranh giới của USA. Nghiên cứu tương lai liên quan đến nghiên cứu theo chiều dọc và nó sẽ có lợi trong việc đánh giá chính xác hơn bản chất của những thay đổi về phân phối trong COQ theo thời gian. Giá trị Hệ thống đo lường của COQ được sử dụng đúng mức trong thực tế. Nghiên cứu này có hệ thống kiểm tra lý do các trường hợp. Ngoài ra, nghiên cứu này cung cấp thong tin có thể được hữu ích trong việc biện minh cho việc thực hiện các hệ thống đo lường COQ. Ưu/ Nhược điểm Ưu điểm: - Nghiên cứu này cung cấp một số bằng chứng cho thấy COQ theo dõi không phải là phổ biến rộng rãi như một số người vẫn tin. - Nghiên cứu này cũng cung cấp một số cái nhìn sâu sắc vào sự phân bố của chi phí chất lượng như thế nào thay đổi khi một hệ thống chất lượng được thực hiện. - Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng đã được tìm thấy cho giảm chi phí intotal chất lượng theo thời gian, nhưng mức độ giảm trở nên nhỏ hơn theo thời gian kể từ khi một hệ thống chất lượng được thực hiện... Nhược điểm: Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 7 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 - Nghiên cứu này cần phải bổ sung thêm nghiên cứu theo chiều dọc là cần thiết để kiểm tra mối quan hệ phức tạp này. 2 ĐỀ XUẤT 3 ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 5 bài báo Đề xuất 3 hướng nghiên cứu Lí do đề xuất Using a knowledge management approach to support quality costing Tìm hiểu chi phí chất lượng và sử dụng kiến thức quản lý để hỗ trợ quản lý chi phí chất lượng Kiểm tra những khó khăn liên quan đến chi phí chất lượng và đề xuất giải pháp bằng việc vận dụng những kiến thức của kỹ thuật quản lý . The application and use of the PAF quality costing model within a footwear company Các ứng dụng và sử dụng mô hình chi phí chất lượng PAF Nghiên cứu về cách thức làm thế nào một công ty sử dụng COQ có hiệu quả để tập trung dữ liệu cho quá trình ra quyết định sản xuất. Chứng tỏ có thể tập trung nỗ lực nghiên cứu COQ để cải thiện hiệu suất kinh doanh. Cost of Quality Models and Practices in Manufacturing Industries: A Literature Rev iew Mô hình chi phí chất lượng và thực tiễn trong sản xuất công nghiệp Khảo sát các mô hình chi phí chất lượng (CO Q), phương pháp tiếp cận, các thông số chi phí chất lượng, phương pháp đo lường và khó khăn trong việc thực hiện để áp dụng thực tiễn trong sản xuất công nghiệp. Cost of quality usage and its relationship to quality system maturity A Liteture Survey of Cost of Quanlity Models 3 TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG – TÌM HIỂU CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ ĐỂ HỖ TRỢ QUẢN LÝ CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG CHO CÔNG TY TNHH CHỈ MAY THIÊN LONG 3.1 Sơ lược nội dung 3.1.1 Mục đích M ục đích của nghiên cứu này là dựa trên nghiên cứu của Steve Eldridge, Balubaid and Kevin D. Barber-Using a knowledge management approach to support quality Costing để kiểm tra những khó khăn liên quan đến chi phí chất lượng và đề xuất giải pháp bằng việc vận dụng những kiến thức của kỹ thuật quản lý để quản lý chi phí chất lượng. Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 8 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 Định nghĩa các chi phí chất lượng để cung cấp một bảng điểm / phân loại chi phí chất lượng để xác định cơ hội cho sự phát triển / Thu thập chi phí chất lượng,/ Chia sẽ về sự hiểu biết chung về chi phí chất lượng / phân loại / đo lường / theo dõi / tổ chức / phân tích và sử dụng kiến thức quản lý hỗ trợ cho chi phí chất lượng. 3.1.2 Phương pháp nghiên cứu Phân tích và tính toán chi phí chất lượng trong Công ty TNHH Chỉ M ay Thiên Long dựa trên việc phân loại các nhóm chi phí chất lượng: ngăn ngừa, thẩm định, hư hỏng. Phương pháp này được sử dụng cho việc thu thập, phân tích và đánh giá bằng việc so sánh các dữ liệu nghiên cứu với những phương pháp thông thường. 3.1.3 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này chỉ cung cấp các thông tin cơ bản về chi phí chất lượng trong một môi trường có cấu trúc ổn định, còn hạn chế trong việc sử dụng phân loại thay thế để ngăn ngừa thẩm định hư hỏng cần phải được nghiên cứu nhiều hơn. 3.2 Thông tin doanh nghiệp 3.2.1 Công ty Công ty TNHH SX – TM Chỉ May Thiên Long tọa lạc tại số 214/6 Hàn Hải Nguyên, P.9, Q.11, Tp.HCM. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển trên 30 năm với tiền thân là Cơ sở sản xuất chỉ may Thiên Long, Thiên Long không ngừng học hỏi nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo được uy tín với người tiêu dùng. Đến năm 2007 cơ sở chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH Sx – Tm Chỉ May Thiên Long. Công ty luôn khẳng định vị thế của một doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh chỉ sợi các loại, thiết bị vật tư ngành dệt may, phụ liệu may mặc, … Sản phẩm của công ty được sản xuất theo dây chuyền thiết bị hiện đại khép kín, chất lượng sản phẩm đã nhận được sự công nhận từ phía Bộ Khoa học và Công nghệ là 1 trong 100 thương hiệu sản phẩm uy tín chất lượng trong năm 2009 và đặc biệt là sự quan tâm và tín nhiệm của người tiêu dùng. Hiện nay với định hướng đầu tư trang thiết bị hiện đại trong sản xuất, năng động trong kinh doanh, không ngừng cầu tiến trong lĩnh vực chỉ sợi và luôn nâng cao hệ thống quản lý chất lượng chính là nền tảng cho hoạt động của công ty để tương lai không xa thương hiệu chỉ may Thiên Long sẽ là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chỉ sợi. Bên cạnh đó để có sự ổn định và phát triển trong suốt 30 năm qua ngoài việc định hướng kinh doanh đúng đắn của Ban lãnh đạo, còn phải kể đến sự đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên công ty luôn năng động nhiệt tình và không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề và kinh nghiệm sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 9 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 dùng. Chính điều này đã giúp thương hiệu chỉ may Thiên Long luôn chiếm tỷ lệ cao tại thị trường Việt Nam và là nhà cung cấp chính cho các công ty may mặc xuất khẩu có uy tín trong nước hiện nay. Địa chỉ liên hệ: VP1: 5/9 Nguyễn Ảnh Thủ, KP.3, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp.HCM, Việt Nam VPGD: Toà Nhà PHL, Lầu 3, 109 Cộng Hoà, P.12, Q.Tân Bình, Tp.HCM , Việt Nam Tel :+84.8.6683 5004 / 8.6296 6574 - Fax:+84.8.6255 7553 3.2.2 Cơ cấu tổ chức Hiện nay , Chỉ may Thiên Long có 550 cán bộ công nhân viên. Theo quan điểm cuả ban lãnh đạo, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng t rong quá trình phát triển của công ty. Vì vậy, công t ác phát triển và quản lý nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Hàng năm, Chỉ may Thiên Long đều có kế hoạch đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Sơ đồ tổ chức của công ty được trình bày trong hình 3: 3.2.3 Sản xuất Chính sách sản xuất của công ty chủ yếu dựa theo đơn đặt hàng. Cho nên công ty có nhiều thuận lợi khi thực hiện hệ thống Just - In – Time (JIT – Tồn kho ít nhất). M ô hình lý thuyết về JIT là không tồn kho và hoạt động của hệ thống là hệ Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 10 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 thống kéo. N hưng ở công ty khi thực hiện JIT lại mang màu sắc của hệ thống đầy và cũng có thành phần tồn kho. Nhưng thực tế cho thấy lượng tồn kho của công ty rất thấp và công ty chỉ tạo một lượng hàng tồn kho nhằm mục đích cung cấp tức thời cho khách hàng khi khách hàng có yêu cầu. Thông thường hàng tồn kho là những mặt hàng thông dụng, khách hàng thường cấn đến. Chỉ may Thiên Long sản xuất cả chỉ may lẫn chỉ thêu, quy trình sản xuất của hai loại sản phẩm này tương tự nhau: 3.2.3.1 Chuẩn bị nguyên liệu: Giai đoạn này gồm các công đoạn sau: - Cân và pha chế hoá chất, thuốc nhuộm - Chuẩn bị sợi mộc, thực hiện đánh xốp nếu sử dụng sợi mộc nội địa 3.2.3.2 Nhuộm Hoá chất, thuốc nhuộm, sợi mộc đã đựơc kiểm tra và chuẩn bị sẵn sàng thì đưa vào nhuộm. Khi nhuộm tuỳ theo trường hợp cụ thể sẽ bố trí nhuộm theo đúng quy trình. Quy trình nhuộm được chia làm ba loại sau: - Nhuộm theo quy trình IC là nhuộm sản phẩm chỉ màu. - Nhuộm theo quy trình 2C là nhuộm sản phẩm chỉ màu trung bình. - Nhuộm theo quy trình 2C là nhuộm sản phẩm chỉ màu đậm. Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Gần đây, trong một buổi thảo luận về chất lượng, giám đốc sản xuất nói với một khách hàng mới của mình là: “ nhuộm đúng màu rất quan trọng. Chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi có trách nhiệm phải nhuộm chính xác màu ở những lần nhuộm. Vì vậy, chúng tôi đã đầu tư bốn máy quang phổ để phân tích công thức màu”, và ông còn nói thêm rằng: “ Chúng tôi đảm bảo rằng có cung cấp những màu khách hàng cần”. 3.2.3.3 Hồ: Chỉ sau khi được nhuộm mới chuyển sang khăn hồ. Trước khi hồ nhân viên vận hành phải đảm bảo rằng hồ đã được chuẩn bị sẵn sàng. 3.2.3.4 Vắt: Chỉ sau khi hồ được chuyển sang công đoạn vắt bằng máy ly tâm. Chỉ sau khi vắt được kiểm tra, nếu đạt sẽ được chuyển sang khâu sấy. Nêu không đạt sẽ được mang đi tẩy hoặc hiệu chỉnh hoặc đánh hồ lại. 3.2.3.5 Sấy: Chỉ sau khi vắt được chuyển sang công đoạn sấy khô bằng máy sấy sóng cao tần cho tới khi đạt được độ ẩm yêu cầu. Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 11 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 3.2.3.6 Đánh ống: Quá trình đánh ống gồm đánh côn và đánh cốp. 3.2.3.7 Hoàn tất: Chỉ sau khi được đánh ống sẽ được chuyển sang công đoạn đóng gói, bao bì, dán nhãn và chuyển sang kho thành phẩm. 3.2.4 Khả năng thực hiện quản lý chi phí chất lượng tại công ty Từ 2002 Chỉ may Thiên Long đã tích cực trong cải tiến năng suất, những chương trình đơn giản hoá công việc và xây dựng những nhóm làm việc. Nhưng mãi đến năm 2006 công ty mới cam kết lấy giấy chứng nhận ISO 9000. Sau một năm chuẩn bị, Chỉ may Thiên Long đã nhận được giấy chứng nhận ISO 9001. Thành công này đã đưa Chỉ may Thiên Long trở thành người dẫn đầu thị trường trong sản xuất chỉ may và chỉ thêu các loại ở thị trường Việt Nam. Công ty đã xây dựng cho mình một danh tiếng tốt về chất lượng sản phẩm và niềm tin của khách hàng về các dịch vụ của công ty. Công ty đã đạt được sự tin tưởng hoàn toàn của khách hàng về khả năng thực hiện đầy đủ những cam kết của công ty về thời gian, màu sắc và chất lượng với chi phí thấp. Công ty có chủ trương liên kết lâu dài với một vài nhà cung cấp chính để được sự phục vụ tốt nhất, nguyên vật liệu có chất lượng ổn định, và giảm bớt một số hoạt động làm tăng chi phí của cả hai bên. Hiện nay, một số nhà cung cấp của công ty là: Công ty China Thread cung cấp sợi mộc, công ty BASF cung cấp hóa chất, thuốc nhuộm… Công ty thường xuyên giao dịch với các ngân hàng như: Vietcombank, Hongkongbank… Sau khi đạt được giấy chứng nhận ISO 9001, mọi hoạt động của công ty được viết ra một cách rõ ràng và sắp xếp theo một trình tự ngăn nắp. Tinh thần làm việc của nhân viên được nâng cao và nhận thức của khách hàng được cải thiện. Hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên dần dần tăng lên. Những thành công ban đầu này đã khuyến khích ban lãnh đạo công ty theo đuổi một chiến lược lâu dài hơn: chương trình Quản lý Chất lượng toàn diện.Ông Lê Văn, trưởng phòng Đảm bảo chất lượng, rất quan tâm đến cải tiến chất lượng . Ông và các nhân viên của ông đã nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến cải tiến chất lượng. Ông nhận thấy rằng chi phí chất lượng (COQ) sẽ là chương trình chất lượng kế tiếp của công ty. 3.3 Mục tiêu và lập kế hoạch chi phí chất lượng 3.3.1 Mục tiêu của quản lý chi phí chất lượng tại Chỉ may Thiên Long Chương trình chi phí chất lượng ở Chỉ may Thiên Long làm cho các chỉ số tài chính trở nên rõ ràng hơn. Việc đo lường COQ làm rõ những chi phí không phù hợp(chi phí do không làm đúng ngay từ đầu) để mọi người trong công ty chú ý đến vấn đề chất lượng chứ không đo tiền lời từ những chi tiêu cho ngăn ngừa. Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 12 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 Qua chương trình COQ giúp công ty thay đổi văn hoá hướng về chất lượng. Đồng thời COQ góp phần nâng cao nhận thức, tạo ra sự quan tâm của mọi người đến chương trình chất lượng vì nó thể hiện những chi phí tiết kiệm được khi áp dụng mô hình quản lý mới. Các vấn đề chất lượng và các khu vực có vấn đề chất lượng được phát hiện qua các khoản chi phí không phù hợp để kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động. 3.3.2 Kế hoạch quản lý chi phí chất lượng tại Chỉ may Thiên Long 3.3.2.1 Chương trình COQ của công ty được thực hiện làm hai giai đoạn - Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn chuẩn bị kéo dài một năm. mục tiêu của giai đoạn này nhằm chứng minh hiệu quả của chương trình ISO 9001 bằng cách điều tra những dữ liệu trước khi nhận được giấy chứng nhận 4 tháng cho đến tháng Giêng năm 2007. - Giai đoạn hai sẽ triển khai chương trình COQ trong toàn công ty 3.3.2.2 Nhân sự - Nhóm hoạch định COQ được thành lập. Nhóm này bao gồm những thành viên của mọi phòng ban,bởi vì tất cả các phòng ban ngoại trừ phòng kế toán và tài chính, đều có liên quan đến chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên hai phòng này lại hỗ trợ trong báo cáo những dữ liệu COQ. Thành viên của phòng Đảm bảo chất lượng đóng vai trò chính và thành viên của các phòng ban khác đóng vai trò hỗ trợ. Trong giai đoạn thứ nhất họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc: định nghĩa chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn đo lường. 3.3.2.3 Các loại chi phí chất lượng Sau khi nhóm hoạch định chất lượng định nghĩa chất lượng sản phẩm là sự thoả mãn khách hàng 100%. Họ phân COQ ra làm 4 nhóm: 3.3.2.3.1 Chi phí phòng ngừa - Những chi phí liên quan đến tất cả các công việc thiết kế để ngăn ngừa những khuyết tật có thể xảy ra đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Chúng bao gồm những chi phí trực tiếp liên quan đến lập kế hoạch chất lượng, nghiên cứu và phân tích quá trình sản xuất, nhuộm thử, huấn luyện nhân viên, và một vài chi phí khác như là văn phòng phẩm, điện thoại, fax… - Chi phí lập kế hoạch chất lượng: chi phí liên quan đến thời gian làm việc của nhân viên lập kế hoạch chất lượng. - Chi phí nghiên cứu và phân tích quá trình sản xuất: chi phí liên quan đến thời gian làm việc của các nhân viên,nguyên liệu, điện nước, hơi, khấu hao thiết bị cho nhuộm thử. - Huấn luyện: chi phí cho giảng viên mời về công ty họăc học phí cho nhân viên tham dự các khoá học bên ngoài. - Chi phí khác: chi phí về văn phòng phẩm, điện thoại , fax, sách vở, tài liệu…. Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 13 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 3.3.2.3.2 Chi phí thẩm định Những chi phí liên quan đến việc đo lường và đánh giá để đảm bảo tính phù hợp của sản phẩm và dịch vụ. Chúng bao gồm các chi phí thử và kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra quá trình, kiểm tra cuối cùng,bảo hành và hiệu chỉnh độ chính xác của thiết bị thử và kiểm tra, kiểm tra bởi các cơ quan bên ngoài , và một số chi phí khác như văn phòng phẩm, điện thoại , fax, phương tiện đi lại khi đưa mẫu ra cơ quan bên ngoài để kiểm tra …. - Chi phí thử và kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào: chi phí liên qua đến nguyên liệu sử dụng và thời gian làm việc của nhân viên để thử và kiểm tra nguyên liệu đầu vào như sợi mộc, hoá chất, nhuộm thử và hồ. - Chi phí kiểm tra quá trình: chi phí liên quan đến thời gian làm việc của nhân viên, các mẫu kiểm tra và khấu hao thiết bị để kiểm tra chất lượng của:  Các mẻ nhuộm Quá trình pha chế hồ  Hồ Quá trình hồ  Quá trình đánh conesoft Quá trình vắt  Quá trình chuẩn bị sợi mộc trước khi nhuộm  Quá trình sấy Quá trình nhuộm  Quá trình đánh cone,cop Độ bền mầu của các mẻ nhuộm  Quá trình đóng gói thành phẩm Quá trình pha chế thuốc nhuộm - Chi phí kiểm tra cuối cùng: chi phí liên quan tới thời gian làm việc của nhân viên để kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho hay giao cho khách hàng. - Chi phí bảo hành và hiệu chỉnh độ chính xác của thiết bị thử và kiểm tra: chi phí trả cho trung tâm giám định và kiểm tra độ chính xác của các thiết bị thử và kiểm tra. - Chi phí chứng thực bởi cơ quan bên ngoài: chi phí cho việc gửi mẫu và trả cho cơ quan chứng thực bên ngoài như trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, viện Pasteur. - Các chi phí khác: các chi phí về văn phòng phẩm, điện thoại, fax, chi phí đi lại để đem mẫu đi thử. 3.3.2.3.3 Chi phí hư hỏng bên trong Những chi phí xảy ra trước khi phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ. Chúng gồm các chi phí liên quan tới những hư hỏng được phát hiện ra trước khi phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng. các chi phí này thường là phế phẩm, làm lại, kiểm tra và thử nghiệm lại, giảm giá,… - Chi phí phế phẩm: chi phí do loại bỏ phế phẩm. Phế phẩm do phát sinh khi chỉ thành phẩm không đủ cường lực hay chiều dài hay bị cháy ở công đoạn sấy… - Chi phí làm lại. chi phí liên quan tới việc làm lại các mẻ nhuộm, hồ,…do Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 14 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 chưa đạt chất lượng yêu cầu nhưng vẫn còn có thể sửa chữa lại được. - Chi phí kiểm tra lại và thử lại: chi phí liên quan đến thời gian làm việc của nhân viên kiểm tra và thử lại quá trình và sản phẩm làm lại. thực tế các công việc này không thường xuyên, vì vậy việc ước đoán dựa trên khối lượng chỉ phải làm lại. - Chi phí giảm giá: chi phí tổn thất do giá của sản phẩm có vấn đề về chất lượng thấp hơn giá dự kiến. 3.3.2.3.4 Chi phí hư hỏng bên ngoài Chi phí do những sai sót bị phát hiện ra sau khi sản phẩm được phân phối hoặc dịch vụ đã được thực hiện. Chúng bao gồm các chi phí cho khảo sát và giải quyết các khiếu nại của khách hàng, sản phẩm bị trả lại, bị phạt, trách nhiệm, tổn thất doanh thu. - Chi phí cho khảo sát và giải quyết khiếu nại của khách hàng: chi phí liên quan tới công việc điều tra những khiếu nại của khách hàng, đổi hàng, bù hàng, nhuộm mới, giao hàng lại cho khách hàng,.. - Chi phí do sản phẩm bị trả lại: chi phí liên quan tới việc khách hàng trả lại hàng do vấn đề về chất lượng và từ chối đổi hàng mới. - Chi phí do bị phạt: chi phí do công ty không đáp ứng đúng các yêu cầu về thời gian giao hàng, số lượng và chất lượng. - Chi phí trách nhiệm sản phẩm: chi phí bồi thường cho khách hàng khi sản phẩm chỉ kém chất lượng của công ti gây thiệt hại cho sản phẩm của khách hàng. - Tổn thất doanh thu: chi phí liên quan tới việc khách hàng phát hiện ra sản phẩm kém chất lượng trong quá trình sử dụng và sau đó họ mua ít đi hoặc không mua sản phẩm của công ti nữa. - Chi phí khác: chi phí về văn phòng phẩm, điện thoại, fax. Việc phân loại và định nghĩa rõ ràng rất thuận lợi trong việc ghi chép những dữ liệu về COQ. Trong đó chi phí phù hợp là các khoản chi phí liên quan đến chi phí ngăn ngừa và chi phí đánh giá thẩm định, chi phí không phù hợp là các chi phí hư hỏng bên trong và chi phí hư hỏng bên ngoài. Trong việc lập kế hoạch quản lý chi phí chất lượng công ty Chỉ may Thiên Long đã chỉ rõ mục tiêu của chương trình COQ. Điều này đã đem lại nhận thức về tầm quan trọng của COQ đối với các chương trình chất lượng đồng thời đem lại sự cam kết,ủng hộ của ban lãnh đạo và các thành viên trong công ty. Lập kế hoạch theo hai giai doạn sẽ góp phần củng cố cải tiến chương trình COQ được hoàn thiện hơn, giúp việc đánh giá chương trình chất lượng xác thực hơn. Tuy nhiên trong phần lập kế hoạch này, công ty nên chú ý hoạt động đào tạo việc thu thập chi phí chất lượng, xác định các khoản chi phí cho hoạt động này, chi phí cho các loại chi phí chất lượng trong quá trình triển khai chương trình chất lượng. Đối với việc phân loại các loại chi phí chất lượng của công ty mới chỉ sử dụng Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 15 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 trong quá trình sản xuất chứ chưa chú ý đến chất lượng của các phòng ban. Điều này tạo nên sự hạn chế của hệ thống tính chi phí chất lượng trong công ty. 3.4 Thực trạng quản lý chi phí chất lượng trong Công ty 3.4.1 Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý chi phí chất lượng Sau khi lập kế hoạch cho chương trình COQ, công ty tiến hành thu thập các dữ liệu theo các loại chi phí chất lượng đã được liệt kê. Một trong những thuận lợi của công ty khi triển khai chương trình là sự ủng hộ của ban lãnh đạo. Điều này là một yếu tố quan trọng giúp việc triển khai được thành công. Và toàn bộ hoạt động thu thập dữ liệu do nhóm Đảm bảo chất lượng thực hiện. Hệ thống thu thập số liệu đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ với phòng kế toán. Hầu như hệ thống kế toán có thể cung cấp những chi phí phù hợp( chi phí phòng ngừa và chi phí thẩm định ) và chi phí không phù hợp trong trường hợp hư hỏng bên trong( nghĩa là có thể khắc phục những vấn đề trước khi đến tay khách hàng). M ột vài loại chi phí có thể lấy trực tiếp từ hệ thống kế toán, chẳng hạn như “chi phí lập kế hoạch chất lượng” có thể lấy từ “ tài khoản lương”. Nếu chỉ có một nhân viên chuyên thực hiện nhiệm vụ này thì COQ trong trường hợp này chính bằng tiền lương của người nhân viên này( 300$/tháng). M ột số loại chi phí khác phải được ước đoán từ những thông tin của bộ phận kế toán và cung ứng vật tư, chẳng hạn như “chi phí nhuộm thử” có thể được tính như sau: - (1). Lương của nhân viên nhuộm lấy từ tài khoản lương của nhân viên này - (2). Chi phí nguyên vật liệu sử dụng:  Nguyên liệu sử dụng trong một tháng²(kg/tháng)*giá($/kg)  (²):Số ngày làm việc trung bình trong một tháng là 24 ngày - (3). Chi phí hoá chất, điện, nước, hơi cho nhuộm thử:  Hoá chất sử dụng trong một tháng²(kg/tháng)*giá($/kg) - (4). Khấu hao thiết bị liên quan đến công đoạn nhuộm thử - Tổng COQ của nhuộm thử=(1)+(2)+(3)+(4) Tuy nhiên hệ thống này cũng gặp khó khăn khi ước đoán chi phí hư hỏng bên ngoài. Ngoài ra có một vài loại chi phí chất lượng bị bỏ qua bởi vì trong hệ thống kế toán họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định cũng như việc thiết kế biểu mẫu để thu thập và xử lý chúng,chẳng hạn như chi phí kiểm định nhà cung ứng, tổn thất doanh thu, …Trưởng phòng đảm bảo chất lượng rất quan tâm đến những vấn đề này, bởi vì việc thiếu dữ liệu hoặc dữ liệu không chính xác sẽ làm cho việc phân tích chi phí không đúng và có thể dẫn đến những quyết định sai lầm. Sau nhiều tháng điều tra COQ,các số liệu về chi phí chất lượng thu thập được ghi trong bảng báo cáo chi phí chất lượng của công ty Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 16 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 (Bảng báo cáo chi phí chất lượng của công ty Chỉ may Thiên Long)(đv:USD) STT Loại chi phí Oct-06 Dec-06 Feb-07 Apr-07 Jun-07 Aug-07 Oct-07 1 chi phí phòng ngừa 1.1 chi phí lập kế hoạch chất lượng 300 300 300 300 300 300 300 1.2 chi phí nghiên cứu và phân tích quá trình sản xuất 200 200 200 200 200 200 200 1.3 chi phí nhuộm thử 673 673 673 673 673 673 673 1.4 chi phí huấn luyện - 100 100 - - - - 1.5 chi phí khác 27 37 37 393 393 27 393 Tổng 1200 1310 1310 1566 1566 1200 1566 2 chi phí thẩm định 2.1 chi phí thử và kiểm tra nguyên liệu đầu vào 364 364 364 364 364 364 364 2.2 chi phí kiểm tra quá trình 1038 1038 1038 1038 1038 1038 1038 2.3 chi phí kiểm tra cuối cùng 507 507 507 507 507 507 507 2.4 chi phí bảo hành và hiệu chỉnh độ chính xác của thiết bị thử và kiểm tra - - - - - - - 2.5 chi phí chứng thực bởi cơ quan bên ngoài - - - - - - - 2.6 chi phí khác 15 15 15 15 15 381 15 Tổng 1924 1924 1924 1924 1924 2290 1924 3 chi phí hư hỏng bên trong 3.1 chi phí phế phẩm 8442 15883 3239 3694 7758 3248 3261 3.2 chi phí làm lại 6412 8961 3895 7843 6107 3056 3351 3.3 chi phí kiểm tra lại và thử lại 70 70 70 70 70 70 70 3.4 chi phí giảm giá 58 58 58 58 58 58 58 3.5 chi phí khác 2 2 2 2 2 2 2 Tổng 14984 24974 7264 11667 13995 6434 6742 4 chi phí hư hỏng bên ngoài 4.1 chi phí khảo sát và giải quyết khiếu nại của khách hàng 375 357 232 398 372 381 195 4.2 chi phí sản phẩm bị trả lại 317 314 275 278 245 243 215 4.3 chi phí bị phạt - - - - - - - 4.4 chi phí trách nhiệm sản phẩm* - - - - - - - 4.5 tổn thất doanh thu* - - - - - - - 4.6 chi phí khác 27 27 - - - - - Tổng 719 698 507 676 617 624 410 Tổng cộng 18827 28906 11005 15833 18102 10548 10642 (chú ý: “ *”chi phí này chưa ước đoán được “ –“ chi phí này không xảy ra trong tháng đó) 3.4.2 Thực trạng giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng Việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng do Phòng chất lượng và nhóm hoạch định chi phí chất lượng thực hiện với cứ liệu nguồn chủ yếu từ các báo cáo tài chính, kế toán cung cấp. Nhiều khoản chi phí hư hỏng bên ngoài phải ước đoán. Điều này làm cho việc đánh giá gặp khó khăn. Xong qua bảng báo trên và biểu đồ COQ ta có thể đánh giá sơ bộ về hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng của công ty. Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 17 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 Hình 3 - 1: Giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng Chi phí chất lượng 4 tháng trước khi nhận được giấy chứng nhận ISO 9001 (trước tháng 1/07) cao hơn so với chi phí chất lượng sau khi nhận nhận giấy chứng nhận. Cụ thể là chi phí chất lượng tháng 10/06 là 18827$, 12/06 là28906$; trong khi đó chi phí chất lượng các tháng sau khi nhận chứng chỉ tháng 2/07 là11005$, 4/07 là15833$, 6/07 là 18102$,8/07 là 10548$, 10/07 là 10642$. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện cắt giảm chi phí chất lượng. Việc cắt giảm chi phí này chủ yếu là cắt giảm chi phí thiệt hại bên trong. Chi phí hư hỏng bên trong 10/06 là14984$, 12/06 là 24974$, 2/07 là7274$, 4/07 là 11677$, 6/07 là 13395$, 8/07 là 6463$, 10/07 là 6742$. Như vậy chi phí hư hỏng bên trong các tháng trước khi nhận chứng chỉ lớn hơn các tháng sau khi nhận chứng chỉ. Trong khi đó các chi phí ngăn ngừa, chi phí đánh giá/ thẩm định, chi phí hư hỏng bên ngoài tương đối ổn định hay xu hướng của các chi phí này là ít thay đổi. Qua đây cho thấy công ty đã kiểm soát tốt các chi phí ngăn ngừa, chi phí đánh giá/ thẩm định. Xong nhiều khoản chi phí hư hỏng bên ngoài công ty chưa xác định được nên chưa phản ánh chính xác các khoản chi phí này đòi hỏi cần phải thu thập và ước đoán. Để thực hiện việc này cần có sự tham gia của phòng khách hàng, marketing, kinh doanh, tài chính, kế toán cung cấp tài liệu phản ánh nhu cầu, phàn nàn, khiếu nại, sự giảm sút doanh thu do sản phẩm, dịch vụ chất lượng kém mang lại. Xét về cơ cấu các loại chi phí chất lượng trong công ty qua các tháng trước và P:chi phí ngăn ngừa A: chi phí dánh giá/ thẩm định Fi: chi phí hư hỏng bên trong Fe: chi phí hư hỏng bên ngoài Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 18 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 sau khi nhận chứng chỉ Hình 3 - 2: Cơ cấu các loại chi phí chất lượng trong công ty Qua biểu đồ cơ cấu COQ, ta thấy chi phí ngừa, chi phí đánh giá/thẩm định các tháng sau khi nhận chứng chỉ đã tăng so với trước khi nhận chứng chỉ. Điều này góp phần làm giảm chi phí hư hỏng bên trong rõ rệt. Xong trong giai đoạn đầu này chi phí đánh giá/thẩm định cao hơn chi phí ngăn ngừa là phù hợp với quy luật biến đổi của COQ. Qua đây cũng cho thấy rằng chi phí ngăn ngừa cao cũng có nghĩa là các hoạt động làm đúng ngay từ đầu được chú ý thì giảm chi phí thiệt hại do các lỗi gây ra hay chi phí hư hỏng bên trong giảm thể hiện qua các số liệu tháng 2/07 và tháng 10/07. Chi phí đánh giá/thẩm định cao cũng góp phần giảm các chi phí hư hỏng bên trong chẳng hạn như các tháng 2/07,8/07,10/07. Qua phân tích sơ bộ trên cho thấy các tháng sau khi nhận chứng chỉ ISO 9001 các khoản chi phí chất lượng giảm rõ rệt. Điều này phản ánh hiệu quả của chương trình chất lượng đem lại mà cụ thể là chương trình COQ.Việc triển khai COQ trong công ty cung cấp các số liệu về các khoản hư hỏng phản ánh chất lượng kém của sản phẩm, quá trình cho cán bộ công nhân viên đặc biệt là ban lãnh đạo nhận thấy vai trò của việc làm đúng ngay từ đầu và hiệu quả mà chương trình chất lượng mang lại (ước đoán tiết kiệm chi phí được 27000$/năm). Qua đó đạt được các mục tiêu mà công ty đề ra khi triển khai chương trình: làm cho các chỉ tiêu tài chính trở nên rõ ràng hơn, làm rõ những chi phí không phù hợp, để mọi người trong công ty chú ý đến vấn đề chất lượng, cam kết thực hiện các chương trình chất lượng, tạo văn hoá chất lượng trong công ty, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín cuả công ty. Xong việc giám sát và đánh giá hiệu quả chương trình chất lượng của công ty Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 19 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 còn nhiều hạn chế do thiếu thông tin nguồn và thiết kế biểu mẫu thu thập chi phí chất lượng chưa hoàn chỉnh cho toàn công ty. Điều này làm hạn chế việc phát hiện các khu vực trục trặc, các khâu trong quá trình có vấn đề về chất lượng do đó hoạt động phân tích nguyên nhân để cải tiến chất lượng gặp khó khăn đòi hỏi phải có hệ thống thông tin chi phí chất lượng và một biểu mẫu thu thập COQ hoàn thiện cho toàn công ty. 3.5 Đánh giá và kiến nghị Để chương trình quản lý chi phí chất lượng đạt hiệu quả cao, công ty nên tiếp tục củng cố lại những phương pháp đã được sử dụng trong giai đoạn một nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống tính chi phí chất lượng để việc nhận dạng,thu thập, phân tích chi phí trở nên dễ dàng hơn tránh việc bỏ sót các dữ liệu và đưa các chi phí không cần thiết vào hệ thống trước khi triển khai giai đoạn hai. Việc triển khai chương trình COQ phải đi cùng với các chương trình cải tiến chất lượng trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Khi triển khai chương trình COQ, công ty nên tăng nhẹ hoặc giữ ổn định các khoản ngân cho hoạt động phòng ngừa ,thẩm định/đánh giá. Đặc biệt trong giai đoạn đầu này chi phí đánh giá/thẩm định có thể cao hơn so với chi phí phòng ngừa. Giai đoạn sau chi phí phòng ngừa có thể cao hơn chi phí đánh giá/thẩm định . Song việc này lại làm giảm mạnh chi phí hư hỏng bên trong,bên ngoài, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty trong tương lai khi thị trường chỉ khâu có cường độ cạnh tranh lớn. Để phát hiện được những khu vực có vấn đề về chất lượng, công ty nên hoàn thiện hệ thống kế toán. Việc thu thập COQ nên thu thập theo từng bộ phận phòng ban chức năng và theo quá trình sản xuất. Các loại chi phí chất lượng nên được thống kê rõ ràng trong bảng báo cáo của các phòng ban qua đó giúp cho việc phân tích và điều chỉnh chương trình hoàn thiện, hiệu quả hơn (chẳng hạn như dễ loại bỏ các khoản mục chi phí không cần thiết, t ính trùng lặp…) Công tác đào tạo tính chi phí chất lượng cho nhân viên là vấn đề công ty cần phải quan tâm.Công tác này cần phải được đưa vào kế hoạch huấn luyện làm cho mỗi người đều hiểu được những liên can tài chính.Việc đào tạo này không những chỉ thực hiện đối với các nhân viên trong nhóm hoạch định chi phí chất lượng mà cho tất cả mọi người trong công ty như một hình thức tuyên truyền chất lượng. Điều này giúp cho mọi người nâng cao nhận thức về chất lượng và cam kết thực hiện. Việc này giúp triển khai COQ thuận lợi và có hiệu quả do thu thập các dữ liệu chính xác hơn. Xong để thực hiện các việc trên cần phải có sự cam kết của lãnh đạo cấp cao và toàn thể cán bộ công nhân viên các bộ phận các phòng ban trong việc tìm ra cái giá đúng của chất lượng và phải được nêu rõ trong chính sách chất lượng của công ty. Các mục tiêu về chi phí chất lượng phải được nêu rõ trước khi triển khai từng giai đoạn của chương trình tránh các mục tiêu không rõ ràng và gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích của bất cứ ai bởi điều này sẽ gây rủi ro cho chương trình và ảnh hưởng đến việc quản lý và cải tiến chất lượng trong công ty. Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 20 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 3.6 Kết luận Chi phí chất lượng là một công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả chương trình chất lượng. Chi phí chất lượng cung cấp các con số về các loại chi phí phòng ngừa, đánh giá, thiệt hại. Các con số này giúp ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chất lượng, việc làm đúng ngay từ đầu và cam kết nỗ lực cải tiến chất lượng. Để triển khai chương trình chi phí chất lượng (COQ), doanh nghiệp cần nêu rõ mục tiêu của chương trình và phải được nêu trong chính sách chất lượng để tránh hiểu lầm, cạnh tranh giữa các phòng ban, cán bộ công nhân viên.Doanh nghiệp cũng cần phải thiết lập hệ thống tính COQ trong toàn doanh nghiệp để thống nhất cách tính cho đồng bộ và thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu. Song yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của chương trình COQ đó là sự cam kết của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện để đạt được những mục tiêu đã đề ra. 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]: Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Quản lý chất lượng, NXB ĐH Quốc gia TPHCM , 2004 [2]: Bùi Nguyên Hùng, Phòng ngừa khuyết tật trong sản xuất bằng các công cụ Thống kê, NXB Thống kê, 2000 [3]: Howard Gitlow, Alan Oppenheim, Rosa Opperhein, Quality Management (Tools and Method for Management), IRWIN; Second Edition, 1995 [4]: Steve Eldridge and Mohammed Balubaid, Kevin D. Barber, Using a knowledge management approach to support quality costing [5]: Bảng kế hoạch chi phí chất lượng của Công ty Chỉ may Thiên Long [6]: Bảng báo cáo chi phí chất lượng của công ty Chỉ may Thiên Long do Phòng chất lượng và nhóm hoạch định chi phí chất lượng thực hiện [7]: Bảng giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng do Phòng chất lượng và nhóm hoạch định chi phí chất lượng thực hiện với dữ liệu nguồn chủ yếu từ các báo cáo tài chính, kế toán cung cấp [8]: Biểu đồ cơ cấu các loại chi phí chất lượng trong công ty do Phòng chất lượng và nhóm hoạch định chi phí chất lượng thực hiện Bài tập nhóm môn Quản lý chất lượng Trang 21 TS. Nguyễn Thúy Q uỳnh Loan Nhóm 1 5 PHỤ LỤC 5 bài báo: - Bài báo 1: Steve Eldridge, Balubaid and Kevin D. Barber-Using a knowledge management approach to support quality Costing – Sử dụng kiến thức quản lý để hỗ trợ về chi phí [www.emeraldinsight.com/0265-671X.htm] - Bài báo 2: N.m.Vaxevanidis, G.Petropoulos, A Literature Survey of Cost of Quality Models, Journal of English annals of Faculty of Engineering Hunedoara, Tome Vi (year 2008), Fascicule 3, (Issn 1584-2637) - Khảo sát về chi phí chất lượng - Bài báo 3: The application and use of the PAF quality costing model within a footwear company – Áp dụng mô hình chi phí chất lượng PAF trong công ty Sản xuất giày - Bài báo 4: Cost of Quality M odels and Practices in M anufacturing Industries: Literature Review - Bài báo 5: CoQ – Cost of quality usage and its relationship to quality system maturity – Sử dụng chi phí chất lượng và mối quan hệ với hệ thống bảo đảm chất lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbtnhom1_qlcl_lan2_1073.pdf
Luận văn liên quan