Tìm hiểu chính sách phát triển kinh tế miền núi

LỜI MỞ ĐẦU Miền núi nước ta chiếm diện tích 3/4 lãnh thổ quốc gia trải dài từ Bắc đến Nam. Theo địa lý hành chính hiện nay có khoảng 19 tỉnh miền núi, 23 tỉnh có miền núi trong tổng số 61 tỉnh thành phố của cả nước. Miền núi nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái, đồng thời miền núi cũng chứa đựng tiềm năng dồi dào, to lớn về đất đai, tài nguyên khoáng sản và khả năng hợp tác giao lưu phát triển kinh tế với các nước trong khu vực. Dưới khẩu hiệu “Miền núi phát triển theo kip miền xuôi” các tỉnh miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển chung của quốc gia. Hiện nay, các tỉnh miền núi nước ta đã có những khởi sắc về kinh tế - xã hội và đời sống vật chất và tinh thần cho ba con đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao ngày một cải thiện. Mặc dù đạt được những tiến bộ quan trọng, nhưng đến nay miền núi nước ta vẫn là khu vực kinh tế lạc hậu, chậm phát triển so với cả nước, khoảng cách chênh lệch phát triển giữa miền núi và miền xuôi có xu hướng ngày càng tăng. Tính bền vững của quá trình phát triển miền núi chưa được bảo đảm bởi còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hiện nay, miền núi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trước hết là đói nghèo. Đời sống của đồng bào miền núi, nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đói nghèo, học vấn thấp, thiếu nước sinh hoạt và các dịch vụ xã hội, dân số tăng nhanh, bệnh dịch, suy dinh dưỡng với tỷ lệ cao là những vấn đề xã hội cấp bách cần phải được giải quyết trong quá trình phát triển miền núi hiện nay. Tại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa ra quyết định chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược này là công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và miền núi. Chiến lược đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải bổ sung nguồn trí thức và lao động trẻ hiện còn đang rất thiếu tại các vùng miền núi, các chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế miền núi theo kịp đồng bằng, miền xuôi. Trước thực trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng của miền núi nước ta trong quá trình phát triển kinh tế. Cùng với những đòi hỏi của nhiệm vụ chiến lược về công nhiệp hóa - hiện đại hóa mà Đảng đề ra. Với tư cách là 1 sinh viên Học Viện Hành Chính, với tuổi trẻ và kiến thức mà mình đã học được tại học viện, chúng tôi muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào công cuộc phát triển kinh tế các tỉnh miền Núi phía Bắc nước ta. Vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Chính sách di dân phát triển kinh tế miền núi”. LỜI MỞ ĐẦU . 3 CHƯƠNG I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG 5 1.1 Khái quát chính sách phát triển kinh tế 5 1.1.1 Khái niệm chính sách phát triển kinh tế . 5 1.1.2 Vai trò của chính sách phát triển kinh tế . 5 1.2 Đặc điểm của kinh tế miền núi nước ta 5 1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế miền Núi ở nước ta . 6 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH DI DÂN . 8 2.1 Khái niệm chính sách di dân 8 2.2 Vai trò của chính sách di dân 8 2.3 Quá trình thực hiện chính sách di dân 9 2.4 Nội dung của chinh sách di dân .10 2.5 Đánh giá chính sách di dân . 11 2.5.1 Đánh giá về mặt nội dung của chính sách .11 2.5.2 Đánh giá về quá trình thực hiện chính sách .12 2.5.2.1 Ưu điểm của chính sách di dân . 12 2.5.2.2 Những hạn chế của chính sách . 14 2.5.3. Một số nguyên nhân hạn chế .14 2.6 Một số giải pháp thực hiện 15 KẾT LUẬN . 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 18

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu chính sách phát triển kinh tế miền núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH BÀI TẬP NHÓM TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN NÚI Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: Nhóm 9 Lớp: KH9A7 Lê Văn Hoàn Nguyễn Văn Chính Nguyễn Văn Đoàn Nguyễn Xuân Thanh Hoàng Thị Lương Nguyễn Thị Doan Bùi Văn Hoàng Hà Nội, năm 2010 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG 5 1.1 Khái quát chính sách phát triển kinh tế 5 1.1.1 Khái niệm chính sách phát triển kinh tế 5 Vai trò của chính sách phát triển kinh tế 5 1.2 Đặc điểm của kinh tế miền núi nước ta 5 1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế miền Núi ở nước ta………………… 6 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH DI DÂN 8 2.1 Khái niệm chính sách di dân 8 2.2 Vai trò của chính sách di dân 8 2.3 Quá trình thực hiện chính sách di dân 9 2.4 Nội dung của chinh sách di dân……………………………….10 2.5 Đánh giá chính sách di dân 11 2.5.1 Đánh giá về mặt nội dung của chính sách……………………….11 2.5.2 Đánh giá về quá trình thực hiện chính sách……………………...12 2.5.2.1 Ưu điểm của chính sách di dân 12 2.5.2.2 Những hạn chế của chính sách 14 2.5.3. Một số nguyên nhân hạn chế…………………………………….14 2.6 Một số giải pháp thực hiện 15 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 LỜI MỞ ĐẦU Miền núi nước ta chiếm diện tích 3/4 lãnh thổ quốc gia trải dài từ Bắc đến Nam. Theo địa lý hành chính hiện nay có khoảng 19 tỉnh miền núi, 23 tỉnh có miền núi trong tổng số 61 tỉnh thành phố của cả nước. Miền núi nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái, đồng thời miền núi cũng chứa đựng tiềm năng dồi dào, to lớn về đất đai, tài nguyên khoáng sản và khả năng hợp tác giao lưu phát triển kinh tế với các nước trong khu vực. Dưới khẩu hiệu “Miền núi phát triển theo kip miền xuôi” các tỉnh miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển chung của quốc gia. Hiện nay, các tỉnh miền núi nước ta đã có những khởi sắc về kinh tế - xã hội và đời sống vật chất và tinh thần cho ba con đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao ngày một cải thiện. Mặc dù đạt được những tiến bộ quan trọng, nhưng đến nay miền núi nước ta vẫn là khu vực kinh tế lạc hậu, chậm phát triển so với cả nước, khoảng cách chênh lệch phát triển giữa miền núi và miền xuôi có xu hướng ngày càng tăng. Tính bền vững của quá trình phát triển miền núi chưa được bảo đảm bởi còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hiện nay, miền núi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trước hết là đói nghèo. Đời sống của đồng bào miền núi, nhất là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đói nghèo, học vấn thấp, thiếu nước sinh hoạt và các dịch vụ xã hội, dân số tăng nhanh, bệnh dịch, suy dinh dưỡng với tỷ lệ cao là những vấn đề xã hội cấp bách cần phải được giải quyết trong quá trình phát triển miền núi hiện nay. Tại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa ra quyết định chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược này là công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và miền núi. Chiến lược đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải bổ sung nguồn trí thức và lao động trẻ hiện còn đang rất thiếu tại các vùng miền núi, các chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế miền núi theo kịp đồng bằng, miền xuôi. Trước thực trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng của miền núi nước ta trong quá trình phát triển kinh tế. Cùng với những đòi hỏi của nhiệm vụ chiến lược về công nhiệp hóa - hiện đại hóa mà Đảng đề ra. Với tư cách là 1 sinh viên Học Viện Hành Chính, với tuổi trẻ và kiến thức mà mình đã học được tại học viện, chúng tôi muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào công cuộc phát triển kinh tế các tỉnh miền Núi phía Bắc nước ta. Vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Chính sách di dân phát triển kinh tế miền núi”. Mục đích của chúng tôi khi chọn viết đề tài này là bước đầu tìm hiểu một cách vắn tắt hiện trạng phát triển kinh tế các tỉnh miền núi và các chính sách của Đảng, nhà nước nhằm phát triển kinh tế miền núi phía Bắc. Để từ đó đưa ra những quan điểm về sự phát triển kinh tế của miền núi phía Bắc trong tương lai. Xem xét các yếu tố có tính chất quyết định trong quá trình phát triển. Tìm ra những nguyên nhân mà các chính sách của Đảng và nhà nước khi thực thi lại không mang lại không đạt được hiệu quả như ý muốn, và chúng tôi muốn phát biểu đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và đem lại hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế cho các dân tộc miện núi phía Bắc nước ta. Đề tài đi sâu tìm hiểu về “chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh miền núi” sau đó đưa ra nhưng giải pháp nhằm khắc phục những những khó khăn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta. CHƯƠNG I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Khái quát chính sách phát triển kinh tế 1.1.1 Khái niệm chính sách phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế nâng, cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội. Chính sách phát triển kinh tế là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể KT – XH nhằm giải quyết vấn đề, nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trên lĩnh vực kinh tế. - Chính sách kinh tế gồm: +Chính sách kinh tế vĩ mô. +Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế. +Chính sách kinh tế đối ngoại. +Chính sách phát triển kinh tế. Chính sách phát triển kinh tế miền núi: đó cũng là những chính sách kinh tế của nhà nước, nhưng được áp dụng phù hợp với điều kiện của miền núi nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. 1.1.2 Vai trò của chính sách phát triển kinh tế. - Nhà nước ta là nhà nước của dân ,do dân, vì dân. Nên các chính sách của nhà nước là tác động của Nhà nước lên các lĩnh vực kinh tế xã hội thúc đẩy nó phát triển. Nó tạo sự định hướng cho việc hướng dẫn, sử dụng và tận dụng các nguồn lực: nhân tài, vật lực, vốn, môi trường, điều kiện quốc tế… - Kích thích sự phát triển: mỗi chính sách khi hướng vào vấn đề bức xúc đang đặt ra thì tự nó chứa đựng nhu cầu giải quyết. Khi sự vật phát triển lên một bước và khi giải quyết chính sách đó lại tác động đến các chính sách khác nảy sinh nhu cầu phát triển. - Điều tiết: đó là điều tiết sự mất cân bằng những hành vi không phù hợp tạo hành lang pháp lý cho hoạt động phát triển kinh tế. Đặc biệt là khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường bên cạnh tích cực thì còn nhiều tiêu cực thì sự điều tiết của Nhà nước như sự không ổn định, phân hóa giàu nghèo, bất công trong xã hội…là rất cần thiết do vậy đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp như: chính sách thuế, chính sách giá cả, chính sách di dân…. 1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội trung du miền núi phía Bắc. a. Về địa hình. -Có diện tích rộng lớn: 102.9.000 km2 chiếm 34% diện tích cả nước. Có vị trí đặc biệt giáp với thượng Lào và có thể giao lưu thuận lợi bằng đường sắt và đường ô tô với các tỉnh phía nam Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái, Lào Cai -Trung du miền núi phía Bắc gồm: + Tây bắc: là vùng núi non hiểm trở. + Đông bắc: liền kề với khu vực Đồng Bằng Sông Hồng với núi non thấp và đồi và có vịnh Bắc Bộ. b. Về dân cư. Bao gồm: 15 tỉnh, có hơn 30 dân tộc anh em cùng chung sống, dân số chiếm 14.3% so với tổng số dân. Dân cư có đặc điểm là sống xen kẽ, Thu nhập bình quân đầu người đạt 4.51 triệu vnđ/năm (2005) Tỉ lệ đói nghèo ở vùng còn rất cao, do địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn, chất lượng nguồn lực con người thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, ý thức vươn lên thoát nghèo của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. c. Về một số thế mạnh của vùng cho phát triển kinh tế - Có nhiều khoáng sản và trữ năng thủy điện lớn + Than: Quảng Ninh, Thái Nguyên (Quảng Ninh là 3 tỉ tấn) + Sắt: Yên Bái, Thái Nguyên… + Quặng đồng –Niken ơ Sơn La… + Thủy điên: Hòa Bình (1.9 triệu k.w), Sơn La (3.6 triệu k.w)… - Cây công nghiệp, râu quả cận nhiệt đới: do địa hình và khí hậu quyết định phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới + Chè: Phú Thọ, Thái Nguyên, Sơn La… +Cây ăn quả: mận, đào, lê… -Chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò, ngựa…ở Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn… -Biển: có Quảng Ninh đánh bắt nuôi trồng thủy sản và là địa điểm du lịch và phát triền kinh tế quan trọng của vùng: Hạ Long, cảng Cái Lân… 1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế miền núi ở nước ta. a. khách quan Đó là điều kiện tự nhiên, lịch sử, phương thức kinh tế truyền thống, chống phá các thế lực thù địch. Về điều kiện tự nhiên thì đã nói ở trên, bàn về phương thức kinh tế truyền thống. Đó là cơ cấu kinh tế trồng trọt + chăn nuôi + tiểu thủ công nghiệp + khai thác nguồn lợi tự nhiên. Thể hiện bản chất tự cung tự cấp đậm nét. Do tính cộng đồng người dân tộc rất cao cản trở phân hóa xã hội, hạn chế phát triển kinh tế hang hóa… b. Chủ quan - Chưa nhận thức sâu sắc vị trí quan trọng cũng như những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội cảu miền núi - Công tác xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền núi còn nhiều sai lầm: cải tạo rập khuôn theo mô hình của đồng bằng, thoát ly trình độ sản xuất và điều hiện xã hội miền núi. - Phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại chỗ cũng như với các các bộ dân tộc thiểu số và cán bộ miền xuôi lên miền ngược chưa được quan tâm… - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương với miền núi chưa tương xứng vói vị trí chiến lược quan trọng của miền núi. Các cấp, các nghành từ Trung ương đến cơ sở còn nhiều biểu hiện thiếu trách nhiệm và quan liêu thụ động ỷ lại… CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH DI DÂN 2.1. Khái niệm chính sách di dân Khái niệm di dân. Theo nghĩa rộng: Di dân là sự chuyển dịch bất kì của con người trong một thời gian và không gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Theo nghĩa hẹp: Di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định. Định nghĩa di dân của Liên Hiêp Quốc Khái niệm chinh sách di dân. Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể KT – XH nhằm giải quyết vấn đề dân cư nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, định canh định cư và ổn định biên giới. 2.2 Vai trò của chính sách di dân -về kinh tế: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là phương tiện chủ yếu để nâng cao mức sống đồng bào dân tộc. Quá trình di dân ồ ạt, đa phần là di dân tự phát của người Kinh và các dân tộc thiểu số phía bắc những năm qua đã tác động mạnh mẽ đến đời sống nhiều mặt của vùng lãnh thổ Tây Nguyên nói chung và của các dân tộc. Chính sánh di dân còn đem lại hiệu quả cao trong việc phân bố lại dân cư, làm giảm sức ép về dân số ở các tỉnh đồng bằng vốn đang thiếu đất canh tác và thiếu việc làm trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang tiến hành quá trình CNH-HĐH cùng với đó là quá trình đô thị hoá ngày càng gia tăng như hiện nay. ngoài ra chính sách di dân đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, nâng cao chất lượng sống, năng lực sản xuất của người dân và hệ thống chính trị ở cơ sở cần tiến hành các biện pháp, giải pháp một cách đồng bộ và cụ thể mà mục tiêu quan trọng nhất nhằm vào con người. Cải thiện đời sống, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ở miền núi - Về văn hoá- y tế - giáo dục: + Văn hoá: Thúc đẩy sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc với nhau trên cơ sở đó tạo mối quan hệ sâu sắc giữa các dân tộc làm tăng tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng gắn bó hơn. Trên cơ sở đó làm tăng thêm sự hoà nhập giữa các dân tộc miền núi với đồng bào kinh ở miền xuôi về dân trí, cách thức làm ăn, về trình độ phát triển xã hội…. + Y tế: khi thực hiện chính sách di dân luôn đi kèm với việc chăm lo y tế cho bộ phận dân cư mới chuyển tới cùng với người dân bản địa nên chính sách chăm sóc sức khỏe luôn song hành cùng với chính sách di dân. Do vây cũng có thể nói rằng chinh sách di dân luôn kéo theo những chính sách chăm sóc y tế. + Giáo dục: tạo điều kiện thuân lợi cho viêc giao lưu tiếp cận với nền giáo dục ngay một phát triển của nước ta vì chinh sách di dân của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì hiện nay đã có nhiều thay đổi tích cực đó là di dân không chỉ là theo kiểu từ Nông thôn - Nông thôn mà còn có cả Nông thôn – Thành thị và Thành thị - Nông thôn. Vây cho nên việc học tập và tiếp cận tri thức của mọi người dân đã dễ dàng hơn trước rất nhiều. - Ngoài ra chính sách di dân còn góp phan quan trọng làm giảm sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng kinh tế với nhau. - Không những vậy chính sách di dân nó còn mang ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ an ninh chính trị và bảo đảm biên giới quốc gia 2.3 Quá trình thực hiện chính sách di dân ở miền núi nước ta. Hệ thống chính sách di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới của nước ta có những sự thay đổi trong từng thời kỳ. Nó thể hiện qua sự chuyển đổi chính sách theo từng thời kì cụ thể như sau: Từ 1960 – 1975: Thời kỳ này nước ta còn bị chia cắt, chủ trương của Nhà nước ta là “vận động một bộ phận đồng bào vùng đồng bằng lên khai hoang và phát triển kinh tế miền núi, thành lập cá hợp tác xã nông nghiệp…”. Sau này khi có một số vấn đề nảy sinh liên quan đến việc quyền sử dụng đất, nhà nước mới có quyết định QĐ 129/CP (25/05/1974) quy định về chính sách di dân thực hiện chế độ với người từ nơi đi tới nơi đến với những quy định cụ thể, tuy nhiên xét về cơ bản thỳ nghị quyết này của chính phủ vẫn chưa được hoàn thiện. Giai đoạn 1976 – 1980: Nhà nước ta đã ban hành trên 30 văn bản pháp quy về các chính sách liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự nghiệp di dân nôn nghiệp. Như các nghị quyết QĐ 272/CP (03/11/1977), QĐ 32/CP (12/03/1980), QĐ 95/CP (27/03/1980) và còn nhiều nghị quyết khác có liên quan. Các văn bản này tạo ra khuôn khổ pháp lý để giải quyết các vấn đề cụ thể về di dân nông nghiệp làm cơ sở cho các địa phương thực hiện đảm bảo tính thống nhất trong phạm vi cả nước. Giai đoạn 1981 – 1990: Trong thời kỳ này, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách đã ban hành và bổ sung thêm các chính sách mới cho phù hợp với thực tiễn của đất nước. Đó là các quyết định như quyết định như: QĐ 254/CP (16/06/1981); văn bản 935/CV (18/03/1982) trong đó đáng chú ý là QĐ 14/HĐBT (18/02/1982) đề cập đến vấn đề cụ thể như: khai hoang, phục hóa ở vùng kinh tế mới xem ghép, lập quỹ kinh tế mới nhằm phát huy nội lực trong nhân dân kết hợp với kinh phí đầu tư của Nhà nước. Giai đoạn 1991 – 2001: Đến giai đoạn này thì hình thức di dân kinh tế mới chuyển sang phương thức mới là di dân theo dự án. Tuy vẫn được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ quản lý, thực hiện tốt hơn các vấn đề an ninh xã hội: y tế, giáo dục, môi trường, xóa đói giảm nghèo….Song ta thấy ở đây là các quy định đã khác về chất so với trước đây là trong giai đoạn này nó đã hình thành các sự án cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, chặt ché giữa đàu đi và đầu đến giữa phát triển kinh tế và ổn định xã hội, giữa chi phí và tính hiệu quả,bảo đảm phát huy được tính chủ động của địa phương , sự nỗ lực của đối tượng di dân và cộng đồng bản địa. Cố thể nêu ra các chính sách đã được bổ sung trong thời kỳ này như: QĐ 116/HĐBT (04/09/1990); QĐ 120/HĐBT (11/04/1992); QĐ 327/CP (15/09/1992); chỉ thị 660/TTg; Thông tư 15/LĐTBXH; thông tư 04/LĐTBXH… Các chính sách đã nói ở trên đều xoay quanh vấn đề tạo cơ sở hạ tầng cho vùng kinh tế mới, trợ cấp một phần chi phí di chuyển từ nơi đi đến vùng kinh tế mới. Về tổng thế, các chính sách trong thời kỳ này đều tạo sự thuận lợi trong điều kiện để người dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Ta có thể chia chính sách này thành ba nhóm chính sách cơ bản như sau: Nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và cá nhân. Nhóm chính sách đầu tư trực tiếp cho vùng kinh tế mới Nhóm chính sách gián tiếp khuyến khích cả vùng kinh tế mới và các vùng khác, riêng đối với vùng kinh tế mới thỳ chú trọng hỗ trợ cho cả người bản địa lẫn người di dân đến. 2.4. Nội dung chinh sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới Chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới có từ những năm 1960 khi nhà nước ta thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc, khi đi vào thực hiện đã đạt được nhiều thành quả to lớn, nhà nước có những chính sách khuyến khích các dòng di cư từ vùng đồng bằng đất chật người đông lên miền núi phía Bắc mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế nông thôn miền núi kết hợp với phân bố lại dân cư và một số mục tiêu kinh tế chính trị, xã hội như: tăng cường sự hoà nhập giữa các dân tộc miền núi với các đồng bào kinh ở miền xuôi về dân trí, về cách thức làm ăn, về trình độ phát triển kinh tế xã hội góp phần làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, tạo nguồn nhân lực lâu dài phục vụ cho việc đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai, đặc biệt là bảo đảm an ninh, chính trị và an toàn biên giới. Bên cạnh đó còn góp phần khai hoang mở rộng diện tích sản xuất đầu tư sức lao động nhằm tăng sản xuất lương thực, tiến tới chủ động lương thực, bảo đảm an toàn guốc gia về lương thực. Xét về bản chất các dòng di dân kinh tế mới là di dân nông thôn - nông thôn, hay còn gọi là di dân nông nông nghiệp, với thành phần kinh tế chủ yếu của các tỉnh miền núi phía bắc là kinh tế nông nghiệp, thủ công với trồng trọt chăn nuôi là chủ đạo. Từ năm 1990 đến nay công tác di dân kinh tế mới đã những đổi thay quan trọng, đặc biệt là kể từ khi có quyết định 116/HĐBT (9/4/1990) về đổi mới phương thức chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng các vùng kinh tế mới, chuyển dần phương thức trực tiếp đưa dân sang hình thức di dân theo dự án nhằm tăng tính hiệu quả di dân và xây dựng các vùng kinh tế mới theo hướng gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Đặc biệt trong thời kỳ này, di đân kinh tế mới còn góp phần vào xoá đói giảm nghèo, nhất là ở địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong giai đoạn từ năm 2003 – 2010 thì công tác di dân thực hiện theo nội dung quyết định 190/2003/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ. Về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010. - Đặc trưng của di dân kinh tế mới thời kỳ này thể hiện dưới hình thức: Khai hoang phục hoá gắn liền với thay đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật vuôi, sử dụng giống mới có năng xuất và chất lượng cao, đổi mới cách làm ăn, áp d tiến bộ khoa học kỹ thuật. Lấy sản xuất hang hoá làm mục tiêu chính, áp dụng nhiều thành phần kinh tế với mục tiêu tạo việc làm, tăng năng xuất nông nghiệp, nhằm tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo. Kinh tế hộ được xem là đơn vị sản xuất cơ bản ở vùng kinh tế mới kết hợp với kinh tế tập thể, hợp tác xã và nhà nước. tạo dựng vá khuyến khích mô hình sản xuất mới là kinh tế trang trại. 2.5 Đánh giá chinh sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế ở miền núi. 2.5.1 Đánh giá về mặt nội dung của chính sách Nhà nước ta đã ban hành, sửa đổi hệ thống các văn bản pháp quy về các chính sách liên quan đến vấn đề di dân phát triển vùng kinh tế mới ở miền núi, chính sách đã có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. cụ thể như: Việc ban hành văn bản (như QĐ 32/CP ngày 12/3/1980, QĐ 95/CP ngày 27/3/1980…) đã tạo ra cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề liên quan đến di dân và đây là cơ sở để đảm bảo thực hiện chính sách ở các địa phương được thống nhất trong cả nước. Chính sách với các quyết định cụ thể như: khai hoang, phục hoá, lập quỹ ở các vùng kinh tế mới (như QD 14/HDBT ngày 18/2/1982) đã phát huy được nội lực trong nhân dân kết hợp với nguồn đầu tư của nhà nước, đồng thời đã khuyến khích sự đóng góp của nhân dân dưới nhiều hình thức nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất, phát triển đời sống. Đến các thời kỳ sau này các chính sách di dân đã cơ bản thay đổi về chất, hình thành các dự án cụ thể đảm bảo tính đồng bộ, chặt chẽ giữa đầu đi và đầu đến, giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giữa chi phí và hiệu quả, đảm bảo phát huy tính chủ động ở các địa phương, định hướng xây dựng mô hình sản xuất nhằm hình thành các điểm dân cư phát triển lâu dài và bền vững. (QĐ 656/ TTg, QĐ 960/TTg, chỉ thị 660/TTg, thông tư 15/ LDTBXH….) Nói chung các chính sách di dân góp phần đã tăng cường cơ sở vật chất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống xã hội của đồng bào dân tộ thiểu số nói chung đồng thời tạo ra cơ sở hạ tầng cho vùng kinh tế mới, tạo thuận lợi cho người di dân sớm có cuộc sống ổn định và phát triển sản xuất nói riêng. 2.5.2 Đánh giá về quá trình thực hiện chính sách 2.5.2.1 Những thành tựu đã đạt được Từ nhũng 1990 phương thức di dân theo dự án làm thay đổi về chất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của các chính sách di dân. Các chính sách đã được nhân dân thực hiện rất tích cực với việc quy định về đất đai, khuyến khích tham gia vào sản xuất kinh doanh đã hình thành nhiều vùng kinh tế trang trai trong các vùng kinh tế mới, dần đưa sản xuất lên quy mô lớn hơn tạo điều kiện sản xuất hàng hoá, tạo chuyển biến căn bản về đời sống và phát triển kinh tế vùng. Việc thực hiện chính sách có sự phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. điều này được thể hiện cụ thể ở kết quả di dân dưới đây: thời kỳ số người (1000) số lao động (1000) Bình quân Năm (1000) Hướng di chuyển 1961-1975 1.000 450 66.7 ĐBSH, Khu IV cũ MNPB 1976-1980 1.500 750 300 Miền Bắc vào ĐBSCL 1981-1990 2.200 1.100 220 TâyNguyên 1991-1997 1.200 550 171,4 Di dân nội vùng miền bắc vào Tây Nguyên tổng cộng 5.900 2.850 1595 Bảng kết quả di dân xây dưng vùng kinh tế mới qua một số thời kỳ ở Việt Nam Thực hiện di dân phát triển vùng kinh tế mới đã tạo tiền đề cho bước đột phá về sản xuất cây lương thực và các vùng chuyên canh cây công nghiệp, góp phần không những đáp ứng nguồn lương thực trong nước mà xuất khẩu đã có vị trí tương đối trên thế giới. công tác di dân đã thu được kết quả đáng kể: Giai đoạn 1981-1990 đã đưa 40000 lao động vào các nông trường cà phê ở Tây Nguyên, kết quả là năm 1986 diện tích cà phê cả nước đạt trên 200.000 ha, đưa cà phê trở thành nghành sản xuất hang hoá lớn trong nông nghiệp. Đưa được 17,5 vạn lao động vào nghành cao su, và đến năm 1996 diện tích cao su là 250.000 ỏ vùng Tây Nguyên. Huy động nguồn vốn của đân vào hoạt động khoảng 28.000 tỷ đồng. bên cạnh đó nhiều tỉnh đã lập quỹ vùng, hỗ trợ các hộ di dân. việc khai hoang, làm đường giao thồng, hệ thống thuỷ lợi cũng có vai trò đáng kể vào quá trình thực hiện chính sách. Sức ép về việc làm ở các vùng đồng bằng ngày càng gia tăng vì vậy chương trình định canh định cư xoá đói giảm nghèo là điểm mới trong công tác di dân của giai đoạn này. Nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách di dân nhà nước ta đã đầu tư và quản lý các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho sản xuất và phúc lợi xã hội. vì vậy chính sách di dân đã tập chung được nguồn lực theo hương xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung tại những nơi dân đến. Bên cạnh dòng di dân có tổ chức ta không thể không nhắc đến vai trò của dòng di dân tự phát với một quy mô, cường độ khá lớn đã góp phần tham gia mạnh mẽ vào việc phân bố lại lao động, dân cư trên phạm vi cả nước, giảm sức ép về vịêc làm ở khu vực đồng bằng và cung cấp lao động tại các khu vực miền núi. Qua đó ta thấy việc thực hiện chính sách đã góp phần hình thành các đô thị mới ở miền núi, đơn vị hành chính mới ở các đơn vị rừng núi, giảm đáng kể mức độ tăng mật độ dân số ở đồng bằng, cải thiện đáng kể về chất lương lao động miền núi, vùng sâu, vùng xa, với phương thức canh tác tiến bộ được áp dụng đã nâng cao mức sống của đồng bào miền núi. Đồng thời việc thực hiệ chính sách còn nâng cao dân trí, văn hoá miền núi, góp phần giảm khoảng cách về trình độ dân trí với miền suôi. Thực hiện một cách có hiệu quả của chủ trương phân bố lại, hợp lý lực lượng lao động, dân cư trong cả nước. Việc thực hiện các chính sách hiện hành là cơ sở tốt cho việc hoàn thiện bổ sung hoạc ban hành các chính sách mới đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo vưng chác cho sự nghiệp phát triển kinh tế miền núi ngày càng đạt kết quả cao. 2.5.2.2 Một số hạn chế. Song song với những mặt tích cực thì ta còn thấy những biểu hiện một số mặt hạn chế của chính sách như: Chính sách di dân do nhà nước tổ chúc còn chưa đồng bộ, lạc hậu với thực tiễn và chậm đổi mới. Nhất là các chính sách lien quan đến hỗ trợ cho đối tượng di dân, xây dựng địa bàn không đáp yêu cầu và tương xứng với mục tiêu di dân. Đối với các vùng định cư còn chậm phát triển, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, một số vùng còn rất khó khăn nghèo đói. Trong khi nhà nước thực hiện quy hoạch các vùng định cư mới thì khôpng quan tấm đến cơ cấu xã hội của vùng. Vì vậy một số vùng dã ổn định nhưng chưa vũng để phát triển như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc. Kinh tế xã hội và môi trường ở nhiều vùng còn thấp, việc khai hoá còn lãng phí, sử dụng đất có ảnh hưởng xấu đến môi trường, thiệt hại về tiền của Nhà nước. Qúa trình di dân, phân bố lại dân cư và lao động chưa đáp ứng được việc đa dạng hoá ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy việc phân công lao động xã hội vẫn chưa được cải thiện theo hướng công nghiệp hoá, hịên đại hoá. Lao động thuần nông vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Dòng di dân tự phát kéo theo nhiều hậu quả như phá rừng, lấn chiếm đất đai…Nhưng Nhà nước ta vẫnchưa có chính sách kịp thời để quản lý và giám sát dòng dân cư này. 2.5.3 Một số nguyên nhân hạn chế Do nhận thức về vấn đề còn đơn giản, chưa tuân thủ đầy đủ các quy luật khách quan, nhất là nhận thức về di dân gắn với phát triển. Chỉ đạo còn mang tính chủ quan, nóng vội, vẫn bị ảnh hưởng bởi cơ chế quan liêu, bao cấp. Vốn đầu tư vào các vùng kinh tế mới còn thấp điều này đẫn tới sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng kĩ thuật và các công trình phúc lợi xã hội. Các dịch vụ khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật chưa được quân tâm nhiều. Công tác điều tra khảo sát, quy hoạch vẫn ở mức sơ bộ. Bộ máy tổ chúc và quản lý công tác di dân xây dụng kinh tế mới chưa ổn đinh, đồng thời cơ chế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp chưa được khắc phục. Bộ máy còn cồng kềnh, phân tán, quá nhiều cơ quan tham gia chủ đạo, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa nghành và địa phương... Tóm lại nhìn chung chính sách di dân phát triển kinh tế miền núi cho chúng ta thâý đây là một chính sách có rất nhiều các mặt tích cực về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra là góp phần quan trọng vào việc phân bố dân cư trong cả nước, hình thành các khu các đơn vị dân cư mới, thu hẹp diện tích đất hoang hoá, tạo việc làm nâng cao đời sống…bên cânhj đó là một số những nhược điểm vì vậy cần tích cực phát huy các điểm mạnh, hạn chế hoặc loại bỏ các yếu tố lạc hậu, các yếu tố có hậu quả xấu tới việc thực hiện chinh sách. Để chính sách ngày càng có hiệu quả cao trong tương lai. 2.6 Giải pháp cho chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh miền núi hiện nay. Phát triển kinh tế miền núi là vấn đề lớn của đất nước, được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng quan tâm phát triển và chính sách di dân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế miền núi. Với tình hình đất nước đang trong thời kì hội nhập quốc tế với những biến đổi về mọi mặt Kinh tế - Văn hóa - Xã hội, thì chính sách di dân cũng cần có những thay đổi để nâng cao tính hiệu quả của chính sách và tránh tình trạng là với người Kinh thì ngày càng đi vào các thành thi, đô thị để kiếm việc làm; còn các dân tộc thiểu số thì càng đi vào các vùng sâu, vùng xa để kiếm sống theo kiểu tước đoạt tài nguyên của rừng núi hoặc “ Định canh định cư ” theo phương thức đốt rừng làm rẫy. Các dự án di dân theo dự án sẽ thực thi có hiệu quả khi mà có sự phối hợp chặt chẽ của tổ chức tham gia di dân với các ban ngành có liên quan. Không chỉ đơn giản cho rằng di dân la việc di chuyển dân cư thuộc các dự án phát triển chỉ cần xác định xong một khoản đền bù nào đó để giải phóng mặt bằng mà phải hướng tới tạo lập một đơn vị hành chính mới, một điểm dân cư mới đầy đủ các điều kiện ổn định và phát triển trước khi chuyển dân đến. Tập chung xây dựng các dự án phát triển vùng có trọng điểm tại các tỉnh Miền núi ưu tiên các dự án định canh định cư gắn liền với xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc. Đổi mới phương thức đầu tư ưu tiên phát triển giao thông và năng lượng tạo những thay đổi về chất trong đời sống dân cư của khu vực định cư ở Miền núi. Và để thực hiện được mục đích này cần có sự tích cực của các tổ chức từ trung ương xuống cơ sở đủ mạnh chuyên sâu để thực hiện công tác di dân. Hiện nay địa bàn tiếp nhận dân cư (như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) không còn thuận lợi để tiếp nhận dân cư như trước nữa. Quỹ đất còn lại phần lớn ở các vùng sâu, vùng xa hoặc đất đã thoái hóa cần đầu tư rất tốn kém mới có thể khai thác sử dụng được. Vì vậy chính sách kinh tế mới trong giai đoạn hiện nay cần tính đến thực tế này. Thực hiện di dân theo chiều sâu (xây dựng các dự án di dân) + Di dân xây dựng vùng kinh tế mới phải đáp ứng các mục tiêu có ý nghĩa toàn diện về phát triển Kinh tế - xã hội, môi trường của khu vực Miền núi. + Thực hiện đa dạng hóa các loại hình di dân (các giai đoạn trước chủ yếu là di dân Nông thôn – Nông thôn). + Nhà nước đóng vai trò định hướng tập chung chỉ đạo đầu tư các vùng di dân trọng điểm tập chung chỉ đạo đồng bộ dứt điểm các vùng di dân trọng điểm và chiến lược. + Việc xây dựng phát triển vùng kinh tế mới cần tính đến đặc thù về phong tục tâp quán, truyền thống của dân cư cũng như tổ chức xã hội của đồng bào dân tộc. Ngoài luồng dân di dân theo dự án Nhà nước cần bao quát cả luồng di cư tự phát luôn gắn liền với di dân chính thức và chuẩn bị những điều kiện thiết yếu cho bộ phận di dân này trách tình trạng dự thừa lao động có thể dẫn tới mất ổn định xã hội. Trong các kế hoạch xây dựng các công trình lớn của Nhà nước có gắn liền với việc di chuyển dân cư giải phóng mặt bằng cần chủ dộng hình thành các dự án định cư mới đảm bảo sự ổn định lâu bền và hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đối với người dân phải di dời. (Nâng cấp các đường quốc lộ chính, công trình thủy điện…) Nhà nước cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ cùng với dự án di dân cần phải có những dự án hỗ trợ cho đối tượng di dân tránh việc hỗ trợ bình quân cào bằng mà thay vào đó là sự hỗ trợ theo điều kiện kinh tế của từng lớp đối tượng. Dân cư trong các vùng kinh tế mới nói chung còn phân tán chưa hình thành các điểm dân cư, các trung tâm kinh tế – xã hội vì vậy trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi còn hạn chế và hiệu quả chưa cao. Do vậy trong quá trình thực hiện chính sách Nhà nước cần hình thành được những khu vực mang tính trọng điểm của một vùng. Chính sách xây dựng vùng kinh tế mới trong thời gian dài quá coi trọng phát triển kinh tế quốc doanh và tập thể, chưa phát huy được thế mạnh của các thành phần kinh tế khác, nhất là kinh tế tư nhân. Do vây Nhà nước cũng cần phải chú trọng quan tâm đến vấn đề này thì mới có thể thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế miền núi. + Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đó là nhà nước định hướng sản xuất đầu tư vốn và tìm được thị trường ổn định. Khuyến khích các thành phần kinh tế khác chung tay với Nhà nước trong việc phát triển kinh tế. + Đa dạng hóa các ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh có sẵn về đặc thù đặc trưng kinh tế của từng vùng, từng dân tộc (cây giống đặc sản, ngành nghề đặc thù) VD: Người Dao ở Viễn Sơn, Đại Sơn, Văn Yên tỉnh Yên Bái phát triển kinh doanh quế; người Hmong ở Bắc Hà trồng mận Tam Hoa. + Phát triển giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và đồng bào các dân tộc vùng cao. Nhằm hạn chế những lãng phí về cơ sở vật chất, kĩ thuật, phúc lợi xã hội đã đầu tư và giảm thiểu tình trạng có phương tiện kĩ thuật mà lại không biết vận hành hoặc do thiếu hiểu biết mà không vân hành gây hư hỏng lãng phí. KẾT LUẬN Thời đại ngày nay, là thời đại của toàn cầu hóa và hội nhập đất nước ta đang trên đà phát triển với nhiều thay đổi vê mọi mặt. Đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế thu nhập bình quân đầu người hàng năm luôn tăng nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì kinh tế Việt Nam tăng trưởng không bền vững và đang xâm hại tràm trọng tới nguồn lợi tự nhiên chỉ trú trọng khai thác mà xem nhẹ tới bảo tồn và phát triền. Với chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước ta đang rất chú trọng tới chính sách phát triển kinh tế ở các tỉnh Miền núi ứng dụng khoa học kĩ cthuaatj hiện đại vào sản xuất. Trong hệ thống phát phát triển kinh tế miền núi có nhiều chính sách nhưng một chính sách có tác động rất lớn tới kinh tế miền núi đó là chính sách di dân. Trong đó chính sách di dân phát triển kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế nó thúc đẩy kính tế miền núi phát triển đòng thời cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết cũng như đời sống văn hóa tinh thần của các đồng bào ở các tỉnh miền núi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. – Bách khoa toàn thư mở 2. Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách 3. Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh Miền núi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu chính sách phát triển kinh tế miền núi.doc
Luận văn liên quan