Tìm hiểu cổ vật đồng bằng Cửu Long (tiếp theo)

Qua loạt bài giới thiệu những cổ vật của nền văn hóa Óc Eo trôi nổi được giới cổ ngoạn sưu tập, người viết hy vọng cung cấp được một vài thông tin góp phần tìm hiểu cội nguồn văn hóa, lịch sử đồng bằng Cửu Long. Rõ ràng là vào những thế kỷ đầu Công nguyên, cư dân vùng đất này không chỉ cung ứng cho thương nhân nước ngoài những sản vật địa phương mà chắc chắn họ còn gia công, chế tác để xuất khẩu những sản phẩm mỹ nghệ như các loại mặt đeo hay mặt nhẫn chẳng hạn, thậm chí rất có thể gồm cả các tác phẩm tượng tròn có minh văn cho các thương nhân chủ yếu đến từ các vùng Địa Trung Hải và các xứ lân bang. Người viết hy vọng trong một tương lai không xa, di tích công xưởng ở đồng bằng Cửu Long sẽ xuất lộ dưới lưỡi cuốc khảo cổ học. Và như thế, trong thời kỳ văn hóa Óc Eo từ thế kỷ I đến VII, nền kinh tế của đồng bằng Cửu Long bao gồm ba hình thái: nông nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và nơi này chính là vùng kinh tế trọng điểm của vương quốc Phù Nam. Xác định như vậy sẽ hướng người ta nghiêng về giả thuyết: Từ thế kỷ VIII trở đi nguyên nhân chính dẫn đến sụp đổ vương quốc Phù Nam không phải là do xung đột có tính hủy diệt giữa các tiểu quốc mà là do thương cảng Óc Eo lúc đó đã mất đi vai trò là trung tâm liên thế giới.

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu cổ vật đồng bằng Cửu Long (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3909_1218.pdf
Luận văn liên quan