Tìm hiểu công nghệ sản xuất bơ
Mục lục:
I. Giới thiệu chung.
Lịch sử hình thành ngành cơng nghệ sản xuất bơ
II. Nguyên liệu trong sản xuất Bơ.
Cream
Vi sinh vật
Các phụ gia
III. Quy trình công nghệ.
Quy trình cơng nghệ sản xuất bơ lên men
Thanh trùng
Cấy giống vi sinh vật
Lên men và xử lý nhiệt lạnh
Tạo hạt bơ và xử lý
Bao gói
Quy trình cơng nghệ sản xuất bơ không lên men
IV. Sản phẩm.
- Chỉ tiêu cảm quan
- Chỉ tiêu hố lí
- Chỉ tiêu vi sinh.
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6595 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu công nghệ sản xuất bơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PAGE
Khoa KHƯ Lớp 08SH1N
PAGE
PAGE 13
Khoa KHƯ Lớp 08SH1N
PAGE 1
Muïc luïc:
Giôùi thieäu chung.
Lịch sử hình thành ngành công nghệ sản xuất bơ
Nguyeân lieäu trong saûn xuaát Bô.
Cream
Vi sinh vật
Các phụ gia
Quy trình coâng ngheä.
Quy trình công nghệ sản xuất bơ lên men
Thanh trùng
Cấy giống vi sinh vật
Lên men và xử lý nhiệt lạnh
Tạo hạt bơ và xử lý
Bao gói
Quy trình công nghệ sản xuất bơ không lên men
Khoa KHƯD Lớp 08SH1N
Saûn phaåm.
Chỉ tiêu cảm quan
Chỉ tiêu hoá lí
Chỉ tiêu vi sinh.I. Lịch sử hình thành công nghệ sản xuất bơ.
Bơ là sản phẩm chế bíến từ chất béo của sữa.hàm lượng chất béo trong bơ rất cao và chiếm trung bình 80% khối lượng sản phẩm.Có nhiều phương pháp khác nhau để phân loại bơ.
Theo Bylund Gosta(1995),dựa vào quy trình sản xuất,người ta chia bơ thành hai nhóm chính:
Bơ ngọt(sweet cream butter) hay bơ không lên men:trong quy trình sản xuất bơ không có quá trình lên men lactic được thực hiện nhờ nhóm vi khuẩn lactic
Bơ chua(sour cream butter) hay bơ lên men (cultured cream butter): Quá trình lên men lactic được thực hiện sau quá trình thanh trùng nguyên liệu cream trong quy trình sản xuất nhằm tạo ra hương vị đặc trưng cho sản phẩm.
Trước thế kỷ 19,người ta sản xuất bơ từ nguyên liệu váng sữa.Váng sữa thường có độ chua cao do quá trình tách váng sữa từ sữa tươi được thực hiện nhờ phương pháp thủ công.Người ta để lắng sữa chua trong thùng chứa và sự tách pha diễn ra nhờ sự chênh lệch về tỷ trọng giữa chất béo và sữa gầy. Thời gian tách pha kéo dài nên hệ vi sinh vật nhiễm trong sữa sẽ lên men làm tăng giá trị độ chua của sữa gầy và váng sữa, khi đó bơ thành phẩm sẽ có cấu trúc và hương vị không ổn định.
Vịệc sản xuất bơ bắt đầu được công nghiệp hóa kể từ khi Gustaf de Laval phát minh ra thiết bị chất béo-cream vào năm 1879.Bên cạch đó quá trình thanh trùng nguyên liệu cream được thực hiện từ những năm 1880 đã cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm. Đến năm1890, người ta bắt đầu sử dụng canh trường vi khuẩn lactic thuần khiết trong sản xuất bơ lên men.
Ngoài ra người ta có thể phân loại bơ dựa vào lượng muối có trong sản phẩm:
Bơ không chứa muối(hàm lượng NaCl trong sản phẩm không lớn hơn 0,2%)
Bơ với hàm lượng muối thấp-mildly salted butter(hàm lượng muối 0,2-1%)và bơ với hàm lượng muối cao-strongly salted butter(hàm lượng muối 2%).
II-Nguyên liệu trong sản xuất bơ.
1-Cream.
Nguyên liệu chính trong sản xuất bơ là cream. Các nhà máy sản xuất bơ có thể thu cream từ nguyên liệu sữa tươi bằng phương pháp li tâm hoặc thu mua cream từ các nhà máy chế biến sữa khác.Trên thị trường hiện nay hàm lượng chất béo trong cream thường dao động trong khoảng 35-40%.
Để đánh giá chất lượng cream, người ta dựa vào ba nhóm chỉ tiêu; cảm quan, hoá lí và vi sinh.
-Trong nhóm chỉ tiêu cảm quan, mùi và vị cream là hai chỉ tiêu quan trọng nhất.cream không được có mùi lạ đặc biệt là mùi ôi do chất béo bị oxy hóa
-Đôi với các chỉ tiêu lí hóa, ngòai hàm lượng chất béo, người ta thường quan tâm đến chỉ số iốt của cream. Nếu chỉ số iôt quá cao (lớn hơn 42) bơ thành phẩm sẽ có cấu trúc rất mềm. Ngược lại nếu chỉ số iốt quá thấp (nhỏ hơn 28) bơ sẽ cứng và khó quết lên bánh khi sử dụng .Dựa vào giá trị của chỉ số iod của nguyên liệu, mà nhà sản xuất thay đổi các thông số nguyên liệu thích hợp để chất lượng bơ thành phẩm luôn ổn định .
Ngoài ra, với sản phẩm bơ lên men, nguyên liệu cream không được chứa các chất kháng sinh và không được nhiễm các chất tẩy rửa công nghiệp. Nhưng chất này sẽ ức chế sự hoạt động của vi khuẩn lactic và kéo dài thời gian lên men. Hơn nữa, hàm lượng trao đổi chất do giống vi khuẩn tạo ra sẽ không cân đối và ảnh hưởng không tốt đến hương vị của sản phẩm.
-Hàm lượng VSV trong cream càng thấp càng tốt. Người ta thường chú ý đến nhóm vi khuẩn ưa lạnh vì chúng có khả năng sinh tổng hợp enzime lipase chịu nhiệt trong quá trình thanh trùng cream, hầu hết các VSV bị tiêu diệt. Nhưng Lipase từ vi khẩn ưa lạnh có thể giữ được hoạt tính ở 100oC. Enzime này xúc tác quá trình thủy phân chất béo, làm thay đổi thành phần chất béo trong nguyên liệu. Giải pháp khắc phục hiện tượng này là phải thanh trùng sữa tươi khi mới nhập về nhà máy và bảo quản ở nhiệt độ thấp (2-4oC) trước khi đem vào chế biến. Chế độ thanh trùng là 63-650 trong 15 giây. Khi đó nhóm VSV lạnh-nguồn lipase chịu nhiệt đã tiêu diệt hoàn toàn. Nếu các nhà máy sản xuất không có điều kiện thanh trùng ngay sửa tươi thu mua thì phải tiến hành làm lạnh và bảo quản sữa ở 1-4oC. Trong thời gian tối đa 24 giờ tiếp theo, ta phải thực hiện quá trình thanh trùng sữa.
Trong trường hợp nhà máy mua cream có chất lượng không tốt như cream có độ chua cao (15-200D) thì cần tiến hành xử lí cream trước khi đưa vào sản xuất bơ.Một trong những phương pháp xử lí thông dụng là rửa cream bằng nước sạch với tỉ lệ cream/nước là1/2(v/v). Sau đó, người ta tiến hành li tâm để tách nước. Ngoài ra ta còn có thể sử dụng phương pháp tung hòa để làm giảm độ chua của nguyên liệu cream.Hóa chất thương dùng là CaO, Ca(OH)2…
2-Vi sinh vật.
Trong sản xuất bơ lên men, ngươi ta sử dụng vi khuẩn lactic LD. Thường gặp nhất là Streptococcus diacetylactic và Leuconostoss citrovorum. Trong quá trình lên men, ngoài acid lactic, chúng sinh tổng hợp các hợp chất dễ bay hơi aldehyde acetic, diacetyl,acetoin… Các hợp chất này sẽ tạo cho sản phẩm bơ hương vị đặc trưng.
3-Các phụ gia.
Chất màu: màu sắc của bơ do các hợp chất carotenoides có trong cream nguyên liệu quyết định. Thông thường vào mùa đông hàm lựơng các hợp chất trên trong sữa giảm so với mùa hè nên bơ thành phẩm có màu nhạt hơn. Người ta cho phép sử dụng một số chất màu thực phẩm trong sản xuất bơ. Ví dụ như ở Pháp, các chất màu có nguồn gốc thiên nhiên sau đây được sử dụng:
-Curcumin(E100) -Lacoflavin(E101)
-Cochenille(E120) -Indigotine(E132)
-Chlorophylle(E140) -Caramel(E150)
-Carbomedicinalis vegetalis (E153) -Carotenoides(E160)
-Anthocyane (E163)
Muối NaCl: yêu cầu độ tinh sạch của muối không được thấp hơn 99,7%.
Chất chống Ôxy hóa: Phổ biến nhất là gallat propyle, gallat octyl, gallat dodecyle, butyl hydroxy anisol (BHA) hoaec butyl hydroxy toluen (BHT). Hàm lượng sử dụng không được quá 1.01%.
Các gia vị khác: để đa dạng hoá các sản phẩm bơ trên thị trường, nhà sản xuất có thể sử dụng một số gia vị khác. Việc lựa chọn gia vị phụ thuộc thị hiếu người tiêu dùng và quy định của mỗi nước. Ví dụ: ở Pháp, người ta cho sử dụng nhũng gia vị như tiêu, tỏi, mùi tây, củ đinh hương…trong sản xất bơ.
Quy trình công nghệ.
1. Quy trình công nghệ sản xuất bơ lên men:
Cream
Vi khuẩn lactic
Thanh trùng
Cấy Giống
Muối
Tạo hạt bơ(churning) và xử lý
Bao gói
Nhân giống
Lên men và xử lý nhiệt-lạnh
Sữa bơ
(Buttermilk)
Bao bì
Bơ lên men
Hình 3.28 Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất bơ lên men
A. Thanh trùng:
Mục đích của quá trình thanh trùng là tiêu diệt VSV và ức chế hoạt tính các enzyme trong cream.Nhiệt độ thanh trùng cần sử dụng là 90÷95oC trong thời gian 15÷20giây. Nếu cream có chất lượng tốt, người ta thường gia nhiệt nhanh nguyên liệu đến 95oC rồi làm nguội ngay.
Nếu tăng nhiệt độ và thời gian thanh trùng thì hiệu quả của quá trình sẽ tăng. Tuy nhiên cream sẽ có mùi nấu và ảnh hưởng xấu đến chất lượng bơ thành phẩm.
Trong trường hợp cream có mùi lạ, người ta sử dụng phương pháp bài khí trong điều kiện chân không để tách các cấu tử dễ bay hơi ra khỏi cream.Quá trình bài khí sẽ được kết hợp thực hiện cùng với quá trình thanh trùng cream. Đầu tiên cream sẽ được bơm vào thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng để gia nhiệt lên 78oC. Tiếp theo, cream được đưa vào bồn chân không để thực hiện quá trình bài khí. Áp lực chân không cầu được hiệu chỉnh sao cho nhiệt độ sôi của cream trong bồn dao động quanh giá trị 62oC. Khi đó, các cấu tử dễ bay hơi sẽ được tách ra khỏi cream. Cuối cùng cream được đưa trở lại hệ thống trao đổi nhiệt bảng mỏng để gia nhiệt tiếp lên đế 95oC rồi làm nguội.
Ở châu Âu ,vào mùa hè sữa tươi thường có mùi hành do nhóm cây họ hành mọc phổ biến trên các đồng cỏ. Khi đó quá trình bài khí trong sản xuất bơ là cần thiết.
B. Cấy giống vi sinh vật
Các nhà máy sản xuất bơ có thể sử dụng sinh khối vi khuẩn lactic dưới dạng sấy thăng hoa do các hãng chuyên sản xuất giống vinh vật cung cấp. Nếu không, họ có thể tự nhân giống để phục vụ sản xuất.
Môi trường nhân giống phổ biến nhất là sữa gầy.Trước khi nhân giống, sữa gầy được thanh trùng ở 90-95oC trong thời gian 15÷30 phút. Ta sử dụng phương pháp nhân giống theo nhiều cấp để có đủ tế bào vi khuẩn cấy vào cream.
Quá trình nhân giống được thực hiện ở 20oC.Thời gian nhân giống cho mỗi cấp từ 7÷10 giờ. Canh trường vi sinh vật thu vào có độ chua 18÷20oSH, số lượng tế bào có thể lên đến109 tế bào/ml. Những sản phẩm trao đổi chất quan trọng nhất của vi khẩn trong canh trường là acid lactic, diacetyl va acid acetic. Chung sẽ ảnh hưởng đến hương vị bơ thành phẩm.
Lượng giống VSV cấy vào cream trong sản xuất bơ phụ thuộc vào chỉ số iod của ngyuên liệu và nhiệt độ lên men. Tỷ lệ giống cấy thường khoảng 1-7% (v/v).
C. Lên men và xử lý nhiệt-lạnh
Quá trình lên men và xử lý nhiệt lạnh diễn ra song song.
Quá trình lên men được thực hiện trong thiết bị hình trụ, có cánh khuấy và bộ phận hiệu chỉnh nhiệt độ. Vi khuẩn lactic sẽ sinh tổng hợp acid lactic và sản phẩm trao đổi chất tạo độ chua và hương vị đặc trưng cho cream. Tốc độ acid hóa cream và chế độ xử lí nhiệt sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc bơ thành phẩm. Sau quá trình lên men, độ chua phần không béo trong cream cần đạt giá trị xung quanh 360SH, hàm lượng diacetyl trong cream khoảng 1.0-1.5ppm.
Mục đích của quá trình xử lý nhiêt-lạnh là kết tinh một lựợng chất béo trong cream. Do cream chứa hổn hợp chất béo có điểm nóng chảy khác nhau nên nhiệt độ kết tinh của chúng cũng khác nhau. Tốc độ kết tinh và độ tinh khiết của các tinh thể sẽ phụ thuộc vào chế độ xủ lý nhiệt. Thông thường người ta phụ thuộc vào chỉ số iod của cream để chọn chế độ xử lý nhịệt-lạnh tối ưu. Khi đó bơ thành phẩm sẽ không có cấu trúc quá cứng hay quá mềm.
Bảng chế độ xử lý nhiệt-lạnh và giống cấy cho quá trình lên men cream tương ứng vói chỉ số iod khác nhau của nguyên liệu .
(Bylund Gosta,1995).
Chỉ số iodChế độ xử lý nhiệt lạnh (0C)Lượng giống cấy(%v/v)408-21-20
8-21-16
8-20-13
6-19-12
6-7-11
6-15-10
20-8-111
2-3
5
5
6
7
5
Trong quá trình thanh trùng cream ở 90-950C, tất cả dầu béo đều ở trạng thái lỏng. Khi làm nguội cream xuống 400C, một số phân tử béo bắt đầu kết tinh. Nếu ta làm nguội cream xuống nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chậm, quá trình kết tinh sẽ kéo dài nhưng các tinh thể béo sẽ lần lượt với độ tinh khiết cao. Tuy nhiên do thời gian dài nên hàm lượng các sản phẩm tạo vị chua và hương cho bơ được sinh tổng hợp bởi vi khuẩn lactic trong cream sẽ không đạt được tỷ lệ mong muốn. Trong thực tế sản xuất, ta cần phải rút ngắn thời gian kết tinh chất béo bằng phương pháp làm nguội nhanh.
Khi làm nguội nhanh, quá trình kết tinh chất béo trong cream sẽ diễn ra nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, một số tinh thể chất béo thu được không đạt độ tinh khiết cao và được gọi là “tinh thể hỗn hợp” (mixed crytals). Đó là do các phân tử triclycerid có điểm nóng chảy thấp bị nhốt trong các tinh thể triglycerid có điểm nóng cao. Khi đó tỉ lệ giữa khối lượng chất béo ở thể lỏng so với tổng khối lượng chất béo trong cream sẽ giảm và bơ thành phẩm có cấu trúc cứng, khó phết lên bánh khi sữ dụng.
Để khắc phúc hiện tượng trên, sau khi giảm nhiệt độ cream để kết tinh một phần chất béo, người ta nâng dần nhiệt độ lên để các triglycerid có điểm nóng chảy thấp sẽ hóa lỏng và tách ra khỏ các “tinh thể hỗn hợp”. cuối cùng, tiến hành hạ nhiệt độ cream nhưng không quá thấp như ở lần hạ nhiệt độ đầu tiên để tái kết tinh chất béo. Khi đó một số triglycerid sẽ tiếp tục kết tinh, tuy nhiên độ tinh khiết của các tinh thể trong cream sẽ tăng, số “tinh thể hỗn hợp giảm”. Ta có thể đạt được tỉ lệ phần trăm giữa lượng chất béo lỏng so với tổng khối lượng chất béo trong cream như mong muốn.
Bảng 3.13 Ảnh hưởng tỷ lệ lượng chất béo lỏng và chất béo rắn trong cream đến độ cứng của bơ thành phẩm (luquet, 1985)
Lượng chất béo lỏngLượng chất béo rắn
(% so với tổng khối lượng chất béo)Cấu trúc bơ thành phẩm85
55
65
65÷7815
45
22÷35Bơ mềm
Bơ cứng
Bơ có nồng độ cứng vừa phải
Sau cùng, người ta hạ nhiệt độ hỗn hợp xuống 5÷60C và giữ trong khoảng 2 giờ. Theo Luquet (1985), giải pháp kỹ thuật này sẽ làm giảm độ tổn thất chất béo theo sữa bơ ở giai đoạn tạo hạt bơ tiếp theo.
D . Tạo hạt bơ (churning) và xử lý:
Quá trình tạo bơ và xử lý có thể thực hiện theo phương pháp gián đoạn hoặc liên tục với công đoạn sau đây:
Khuấy đảo (churning) hỗn hợp cream có chứa các tinh thể chất béo để biến chúng thành các tinh thể hạt bơ và sữa bơ (buttermilk)
Tách sữa bơ để thu nhận các hạt bơ
Xử lý các hạt bơ riêng lẻ để tạo thành một khối kết dính
Bổ sung muối và phân bố đều trong toàn bộ khối bơ
Hiệu chỉnh độ ẩm và phân bố đều trong các hạt nước nhỏ li ti trong toàn bộ khối sản phẩm
Xử lý chân không để làm giảm lượng khí có trong khối bơ
Phương pháp gián đoạn:
Thiết bị khuấy đảo cream hay còn gọi là thiết bị đánh cream (churn) có những hình dạng khác nhau như hình trụ đứng – đáy côn, hình trụ ngang, hình lập phương, hình chóp…..Hình 3.29 giới thiệu một số kiểu hình thiết bị thường gặp
Ngày nay các thiết bị được chế tạo bằng thép không rỉ, bên trong có các tấm chắn và thanh đánh cream. Thiết bị có thể thực hiện chuyển động xoay nhờ một motor và bộ phận truyền động. tốc độ quay của thiết bị có thể hiệu chỉnh được.
Chất béo trong hỗn hợp cream được nạp vào thiết bị sẽ tồn tại dưới hai dạng: tinh thể và dịch lỏng. Khi thiết bị được thực hiện chuyển động xoay sẽ khuấy đảo mạnh hỗn hợp cream bên trong và làm xuất hiện các bọt khí. Đầu tiên, các hạt cầu béo sẽ phân bố tập trung tại bề mặt tiếp xúc pha giữa bọt khí (pha phân tán) và pha lỏng (pha liên tục) trong hỗn hợp. Nếu sự khuấy đảo vẫn tiếp tục, các bọt khí sẽ trở nên nhỏ hơn, bọt dày hơn, membrane bao xung quanh một số hạt caauf béo bị phá vỡ và giải phóng ra các phân tử chất béo lỏng bên trong. Các phân tử béo này tạo nên một màng mỏng bao xung quanh bề mặt các bọt khí và các hạt cầu béo còn lại. bọt khí càng dày thì số phân tử chất béo được giải phóng ra từ các hạt cầu béo do hiện tượng membrane bị phá vỡ sẽ càng lớn. Theo thời gian, bọt trở nên kém bền và nỗ vỡ. Các hạt cầu béo và tinh thể béo nhờ những phân tử béo ở dạng lỏng tự do sẽ liên kết lại với nhau thành khối hình thành nên các hạt bơ. Lúc đầu, kích thước các hạt bơ rất nhỏ và ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng sau đó chúng lớn dần.
Các thiết bị khuấy đảo cream tạo hạt bơ ở quy mô công nghiệp có thể tích từ 8.000 ÷12.000 lít. Tuy nhiên, thể tích làm việc tối đa của chúng chỉ khoảng 40÷50%. Tốc độ xoay của thiết bị là 25÷35% vòng/phút. Để chọn giá trị nhiệt độ thích hợp cho quá trình tạo hạt bơ, người ta dựa vào hàm lượng chất béo trong hỗn hợp cream trong thiết bị.
41
40
39
38
37
36
35
34
33
32
31
30 . .
8 8.5 9 9.5 10 10.5 11 11.5 12 12.5 13 13.5 14
I – đường giới hạn (mùa đông); II – đường giới hạn (mùa hè); III – vùng nhiệt độ của quá trình tạo hạt bơ (phụ thuộc
vào hàm lượng chất béo trong cream nguyên liệu)
Hình 3.30 Chọn nhiệt độ cho quá trình tạo hạt bơ theo tài liệu kỹ thuật của hãng simon (1985)
Trong trường hợp có sử dụng chất màu, chúng được bổ sung vào hỗn hợp cream trong thiết bị trước khi quá trình khuấy đảo bắt đầu.
Khi quá trình tạo bơ kết thúc, hổn hợp trong thiết bị gồm hai phần: các hạt bơ (butter grains) và sữa bơ (buttermilk). Trong sữa bơ có chứa một lượng chất béo. Giá trị này càng nhỏ chung tỏ sự tổn thất chất béo trong quá trình tạo hạt bơ sẽ càng thấp. Ở các nước châu Âu, vào mùa hè hàm lượng chất béo trong sữa bơ thường cao hơn khi so sánh với các mùa khác trong năm.
Tiếp theo giai đọan tách sữa bơ ra khỏi thiết bị, người ta thường dùng nuớc vô trùng để rửa các hạt bơ nhằm lọai bỏ các hợp chất hòa tan trong sữa bơ còn bám trên bề mặt các hạt bơ. Sau đó là đến giai đọan tách nước và bổ sung thêm muối.các hạt bơ sẽ được nén ép để tạo thành một khối đồng nhất. Ở giai đọan này nước sẽ được phân bố dưới dạng những hạt rất mịn trong tòan bộ khối bơ mà ta không nhìn thấy được chúng bằng mắt thường, một hệ nhũ tương mới “nước/dầu” được hình thành. Các nhà sản xuất sẽ kiểm tra và hiệu chỉnh độ ẩm cho khối bơ.
Sau cùng là giai đọan làm giảm lượng khí tự do có trong khối bơ(nếu cần).Trong các sản phẩm bơ được sản xuất bằng phương pháp thủ công,thông thường lượng khí chiếm 5÷7% (v/v). Hàm lượng khí trong bơ càng thấp thì cấu trúc trong bơ càng cứng. Để tách khí người ta thực hiện khuấy đảo khối bơ trong điều kiện chân không. Khi đó lượng khí có thể giảm xuống 1% so với thể tích bơ thành phẩm.
Phương pháp liên tục:
Quá trình khuấy đảo cream tạo hạt bơ và xử lí sản phẩm theo phương pháp liên tục bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ 19. Hiện nay có nhiều phương pháp và hệ thống thiết bị khác nhau. Phổ biến nhất là phương pháp do giáo sư Tritz người Đức đề xuất. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu hệ thống tạo hạt bơ và xử lí sản phẩm của hãng Invensys APV.
Thiết bị được cấu tạo với bốn vùng chính:
1-Vùng tạo hạt bơ: Là một bộ phận hình trụ ngang có các thanh đập thực hiện chuyển động xoay. Tốc độ thanh đập dao động 0÷1400 vòng /phút và có thể hiệu chỉnh được. Quá trình tạo hạt bơ diễn ra trong thời gian rất ngắn và chỉ vài giây. Ta cần chọn nhiệt độ thích hợp cho các thanh đập để
các hạt bơ đạt được kích thước mong muốn. Độ ẩm của bơ và lượng chất béo trong sữa bơ cũng phụ thuộc vào tốc độ xoay của các thanh đập.
2-Vùng tách hạt bơ và sữa bơ :Vùng này có dạng hình trụ nằm ngang có thể xoay quanh trục của nó và được chia thành hai khu vực:
-Khu vực 1: Có bố trí các tấm ngăn để thực hiện tiếp các xử lí cơ học hỗn hợp hạt bơ và sữa bơ.
-Khu vực 2: Thường được thiết kế như một thiết bị rây để tách sữa bơ. Kích thước các lỗ trên rây rất mịn cho phép ta có thể giữ lại các hạt bơ có kích thước rất nhỏ. Việc tách sữa bơ diễn ra nhanh và hiệu quả. Do thùng hình trụ ngang thực hiện chuyển động xoay quanh trục nên hiện tượng các hạt bơ nhỏ làm bít nghẹt lỗ rây của thùng trục hạn chế đuợc mức tối thiểu. Phần sữa bơ chảy qua rây theo hệ thống máng bên dưới được đưa đến cửa thóat để thóat ra ngoài.
3-Vùng tạo khối bơ: Gồm hai khu vực I và II tương ứng với hai ống hình trụ đặt nghiêng
như hình 3.31,bên trong mỗi ống hình trụ có hệ thống trục vis và tấm lưới. Hai khu vực này đặt cách nhau bởi buồng chân không (4).Mỗi ống hình trụ có một motor tương ứng để làm quay trục vis .Tại vùng này trục vis xoay sẽ nén các hạt bơ lại tạo thành khối và đẩy khối bơ chuyển động theo chiều dài thân trục.
Trong trường hợp cần bổ sung thêm muối, người ta sử dụng hỗn hợp muối và nước (nồng độ muối 40÷60%) cho vào khu vực I của vùng tạo thành khối bơ (3). Việc hiệu chỉnh độ ẩm cho sản phẩm cũng sẽ được thực hiện tại khu vực này theo phương pháp tự động nhờ đầu dò đo độ ẩm. Buồng chân không (4) được thiết kế làm giảm lượng khí trong bơ thành phẩm. Khối bơ rời khu vực I của vùng (3) được nén qua hai tấm bảng đục lỗ để làm tăng tổng diện tích bề mặt toàn bộ khối bơ. Dưới áp lực chân không, quá trình tách khí trong khối bơ diễn ra nhanh và hiệu quả. Với phương pháp này, lượng khí trong sản phẩm không quá 0,5%(v/v).
Sau cùng, bơ rời khỏi khu vực II của vùng (3) qua đầu phun. Bơm (5) sẽ vận chuyển bơ vào silo bảo quản hoặc đi đến thiết bị đóng gói.
Năng suất hoạt động của thiết bị hình 3.31 có thể dao động từ 500÷12.000kg/giờ. Theo hãng Invensys APV (2002), để sản xuất 1kg bơ (lượng chất béo 80%, độ ẩm 16%), người ta cần trung bình 20 kg sữa 4,2% chất béo hoặc 2,2kg cream 38% chất béo.
E. Bao gói:
Hiện nay, quá trình bao gói sản phẩm thường được thực hiên trên hệ thống thiết bị tự động làm việc. Bơ thường được tạo hình dạng khối chữ nhật với khối lượng 250g hoặc 500g. Loại bao bì thích hợp nhất là giấy nhôm hoặc hộp plastic do chúng ngăn cản được ánh sáng, ẩm hạn chế tối đa sự tổn thất các cấu tử hương có trong bơ. Sản phẩm bơ bao gói trong giấy nhôm hoặc plastic tiếp tục được xếp vào trong những thùng carton rồi đem bảo quản trong kho lạnh.
2. Quy trình công nghệ sản xuất bơ không lên men:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bơ không lên men tương tự như đối với sản phẩm bơ lên men nhưng đơn giản hơn. Ta bỏ qua hai giai đoạn cấy giống và lên men. Như vậy, nguyên liệu cream sau khi qua thanh trùng sẽ được đem đi xử lý nhiệt lạnh tạo một số tinh thể chất béo và để đạt được tỷ lệ thích hợp giữa lượng chất béo dạng ph lỏng và lượng chất béo dạng tinh thể. Sau đó, hỗn hợp được dựa vào hệ thống thiết bị hoạt động liên tục để tạo hạt bơ và xử lý bơ thành phẩm.
IV. Sản phẩm bơ.
Người ta đánh giá chất lượng bơ dựa vào các chỉ tiêu cảm quan hóa lý và vi sinh.
Chỉ tiêu cảm quan: Phổ biến nhất là màu sắc, mùi vị vủa bơ. Ngoài ra, người ta còn đánh giá cảm quan cấu trúc của sản phẩm (độ cứng, độ dẻo…) bằng cách phết bơ lên bánh rồi quan sát.
Chỉ tiêu hóa lý: Hàm lượng chất béo trong sản phẩm, độ ẩm, hàm lượng các chất rắn không béo, hàm lượng muối, độ chua…
Tùy theo quy định của mỗi nứơc và mỗi cơ sở sản xuất mà các chỉ tiêu hóa lý có thể dao động trong những khoảng khác nhau. Thông thường, độ ẩm tối đa trong bơ là 18%, lượng chất béo tối thiểu 80÷82%. Ngoài ra bơ còn có muối NaCl, protein, các vitamin tan trong chất béo như A, D…
Chỉ tiêu vi sinh: Gồm các chỉ tiêu cơ bản như tổng số vi khuẩn, nấm men và nấm sợi. Trong nhóm vi sinh vật gây bệnh, người ta quan tâm đến Salmonella và Listeria. Chúng không có mặt trong bơ thành phẩm.
Bơ thường được bảo quản ở nhiệt độ 5oC. Thời gian bảo quản có thể kéo dài vài tháng. Theo Vierling (1999) người ta có thể sử dụng nhiệt độ thấp hơn -15oC để kéo dài hơn nữa thời gian bảo quản bơ.
Trong quá trình bảo quản bơ, một số biến đổi có thể diễn ra. Quan trọng nhất là sự Oxy hóa chất béo tạo nên các hợp chất peroxyde gây mùi khó chịu và làm giảm giá trị dinh dưỡng của bơ. Một số peroxyde gây độc cho người sử dụng. Để hạn chế các biến đổi này, ta phải luôn bảo quản bơ trong bao bì kín và ở nhiệt độ thấp.
Tài liệu tham khảo: