Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻso với
các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện - điện tử, hoáchất, dệt may v.v.
nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong nh ững năm gầnđây. Ngành Nhựa đã vàđang
trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển
kinh tế.
Khi một công nghệ mới ra đời, luôn có sự cải tiến, và ưu việt hơn công nghệ trước
đó nhằm nhiều mục đích khác nhau như thu được hiệu suất cao, sản phẩm có độ tinh
khiết hơn, hay giảm chi phí vận hành, tăng lợi nhu ận từ quá trình sản xuất. Điều đó
đòi hỏi các kĩ sư công nghệ luôn phải tìm tỏi, đổi mới, tối ưu các quy trình đang có.
Còn đối với các nhà đầu tư, phải cập nhập các công nghệ hiện đại trên th ế giơi, dựa
trên nhiều y ếu tố: nguyên liệu, thị trường, chi phí đầu tư để lựa chọn một công ngh ệ
phù hợp nhất.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5742 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIểU CÔNG
NGHệ SảN XUấT
POLYETYLEN
TEREPHTALAT
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN THỊ LINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 5
TIỂU LUẬN
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 1
Tiểu luận
“ Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen
terephtalat”
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Thị Linh
Sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Lê Đức Hoàng
Nguyễn Văn Hoán
Nguyễn Mạnh Hùng
Nguyễn Thị Hường
Trần Gia Khánh
Lương Đình Khánh
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 4
I. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA POLYRTYLEN TEREPHTALAT................. 4
II. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PET ...................................................................... 5
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT PET............ 6
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP PET ..................................................... 6
II. NGUYÊN LIỆU CHO QUÁ TRÌNH TỒNG HỢP PET .......................... 10
III. CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP MONOMER ................................................ 13
III.1 Công nghệ sản xuất TPA ............................................................................... 13
III.1.1. Công nghệ oxi hóa của hãng Amoco. .................................................... 13
III.1.2. Công nghệ của hãng Eastman. ............................................................... 16
III.2. Công nghệ sản xuất DTM ............................................................................ 18
III.2.1. Công nghệ của hãng Witten ................................................................... 19
III.2.2. Công nghệ của hãng H&G..................................................................... 21
IV. CÔNG NGHỆ TRÙNG HỢP PET. .......................................................... 23
IV.1. IPT (Công nghệ thực hiện theo Invista) Quy trình NG3TM..................... 25
IV.2. Công nghệ Lurgi Zimmer DHI ................................................................ 26
IV.3. Công nghệ Buhler (Tái chế PET) ............................................................. 27
V. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ. ...................................................................... 29
V.1. Đánh giá công nghệ sản xuất monome. ..................................................... 29
IV.2. Đánh giá công nghệ trùng hợp PET.......................................................... 30
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 32
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 3
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những nguồn nguyên liệu
thiênnhiên không đủ để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số
lượng lẫn chất lượng. Điều này đã thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển
các loại vật liệu dệt mới để đáp ứng yêu cầu của con người, vì vậy mà các loại vật liệu
nhân tạo và tổng hợp bắt đầu ra đời và phát triển nhanh chóng. Chỉ trong một khoảng
thời gian không lâu, các loại vật liệu này đã mang lại lợi ích to lớn cho con người bởi
sự đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng.
Một trong những vật liệu tổng hợp có đóng góp quan trọng hơn cả là
polyester,với những tính năng ưu việt, nó đã dần thay thế các các vật liệu trong đời
sống hằng ngày, từ những đồ dùng trong gia đình cho đến những chi tiết của tàu vũ
trụ, thậm chí có thể làm một số bộ phận giả của cơ thể con người.
Polyetylen terephtalat (PET) là một loại polyester được ứng dụng chủ yếu để
sản xuất nhựa và xơ sợi, ngoài ra còn có thể chế tạo được film và các nylon đặc biệt
do các thuộc tính của PET dễ dàng điều chỉnh trong quá trình sản xuất. Nó là một
polymer nhiệt dẻo có thể tái chế được, thân thiện với môi trường và là sự lựa chọn số
một thỏa mãn các nhu cầu khác nhau trên thế giới cho một lựa chọn xanh hơn và sinh
thái hơn.
Mục tiêu đề tài này là thảo luận về các nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên sản
phẩm PET, các phương pháp để sản xuất cũng như các dây chuyền công nghệ đã và
đang được ứng dụng trên thế giới, phần này được trình bày bằng sơ đồ dòng và thuyết
minh sơ đồ công nghệ. Cuối cùng là những nhận xét, đánh giá chung được rút ra.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
I. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA POLYRTYLEN TEREPHTALAT.
Công thức phân tử: (C8H10O4)n
Công thức cấu tạo:
Tùy thuộc vào quá trình tổng hợp và nhiệt độ, polyethylen terephtalatcóthể tồn
tại cả hai dạng vô định hình trong suốtvà bán kết tinh. Vật liệu bán kết tinh có
thể xuất hiện trong suốt (kích thước hạt <500 nm) hoặc đục và trắng (hạt kích
thước lên đến một vài micron) tuỳ thuộc vào cấu trúc tinh thể của nó và kích
thước hạt.
PET có độ cứng cao, độ bền, độ dẻo dai tốt ngay cả ở nhiệt độ thấp và khả năng
chống rão tốt. PET có lợi thế là có tính chất điện cách điện tốt và khả năng
chống ăn mòn cao với nhiều chất hóa học khác nhau.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của PET là chỉ số độ nhớt –
Intrinsic Viscosity. Chỉ số độ nhớt của vật liệu phụ thuộc vào độ dài của mạch
polymer. Mạch càng dài, các vật liệu càng cứng hơn, và do đó IV càng cao.
Chiều dài mạch trung bình của một lô cụ thể của nhựa có thể được kiểm soát
trong quá trình polyme hóa.Chỉ số độ nhớt của PET đối với một số vật liệu:
0.60 dL/g: sợi
0.65 dL/g: màng
0.76 ÷ 0.84 dL/g: chai
0.85 dL/g: dây thừng
PET có tính hút ẩm, nghĩa là nó tự nhiên hấp thụ nước từ môi trường xung
quanh nó. Do đó nó cần được sấy trước khi đưa vào các công đoạn sản xuất
tiếp theo. Nhiệt độ và thời gian sấy bằng không khí thông thường như sau:
o 140oC khoảng 12 giờ
o 145oC khoảng 6,5 giờ
o 160oC khoảng 4 giờ
Thời gian sấy không được ngắn hơn 4 giờ. Điều này là do các vật liệu khô
trong ít hơn 4 giờ sẽ đòi hỏi phải có nhiệt độ trên 160oC. Tiếp xúc với nhiệt độ
cao như vậy sẽ làm phân hủy lớp ngoài của vật liệu trước khi bên trong nó khô
hoàn toàn.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 5
Bảng 1. Các tính chất chung của PET
Tính chất vật lý Giá trị Tính chất nhiệt Giá trị
Khối lượng riêng
(g/cm3)
1.3-1.4 Điểm chớp cháy Trên 200oC
Khả năng duy trì ngọn
lửa
Tự dập
tắt
Nhiệt độ làm việc dưới (oC) -60 đến -40
Giới hạn oxi cho phép 21% Nhiệt độ làm việc trên (oC) 115-170
Chỉ số khúc xạ 1.58-1.64 Nhiệt dung riêng (J/kg.K) 1200-1350
Khả năng chống tia cực
tím
Tốt Độ dẫn nhiệt (W/m.K) ở
23oC
0.15-0.4
Cân bằng nước hấp thụ <0.7% Sự chênh lệch nhiệt độ ở
1.8MPa (oC)
80
Độ nhớt ở T=75oC 600
mPa.s
Sự chênh lệch nhiệt độ ở
0.45MPa (oC)
115
Tính chất cơ học Giá trị Hệ số giãn nở nhiệt (x10-
6K-1)
20-80
Hệ số ma sát 0.2-0.4 Tính chất hóa học Đánh giá
Tính cứng M94-101 Bền axit Tốt với hầu
hết axit
thường
Độ bền chống va đập
(J/m)
13-35 Bền rượu, xeton, halogen,
dầu mỡ
Tốt
Hệ số Poisson 0.37-0.44 Bền kiềm Đặc biệt kém
ở nhiệt độ cao
Modun kéo 2-4 Bền hydrocacbon aromatic Khá tốt
Độ bền kéo 80
II. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PET
Tầm quan trọng của PET xuất phát từ thực tế là nó được sử dụng rộng rãi trong
nhiều sản phẩm.PET có thể được tạo thành các vỏ chai hoặc các hộp đựng, bền và
chịu được va đập mạnh. Chúng được sử dụng bao ngoài cho các sản phẩm có thể uống
hoặc ăn được như nước ngọt, nước khoáng, nước trái cây, thức ăn trẻ em, bơ đậu
phộng, dầu giấm, dầu và giấm.
PET có thể kéo thành màng mỏng thường được bao bọc với nhôm làm hoạt giảm
tính dẫn từ, làm cho nó tính phản chiếu và chắn sáng. PET hoặc Dacron cũng có thể
được sử dụng rộng rãi như một lớp vật liệu cách nhiệt phủ phần ngoài của trạm vũ trụ
quốc tế (ISS). Ngoài ra, chúng còn được sử dụng cho các sản phẩm liên quan đến hóa
chất khác, chẳng hạn như mỹ phẩm, dược phẩm và chất tẩy rửa gia dụng.
Dưới đây là sơ đồ khối thể hiện tầm quan trọng và các ứng dụng phổ biến của
polyeylen terephtalat:
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 6
Hình 1. Ứng dụng phổ biến của PET
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT PET
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP PET
I.1. Phản ứng giữa axit Terephtalic với Etylen glycol.
Giữa axit terephtalic và ethylene glycol là phản ứng pha lỏng. Độ tan của axit
terephtalic trong glycol sôi ở áp suất thường rất thấp nên để nâng cao khả năng hòa
tan phản ứng cần được tiến hành ở áp suất 4.105 Pa (4 atm), nhiệt độ từ 240 - 260oC.
Đây là phản ứng tự xúc tác, tuy nhiên một số axit mạnh hoặc ester của axit titanic
được thêm vào hỗn hợp phản ứng như là xúc tác cho phản ứng ester hóa. Tỷ lệ mol
các tác chất cho phản ứng ester hóa trực tiếp là etylen glycol:axit terephtalic vào
khoảng 1:1 – 1,3:1. Polyester sản xuất bằng phương pháp ester hóa trực tiếp có khối
lượng phân tử cao hơn hẳn so với polyester sản xuất bằng con đường trao đổi ester
(transesterification)
Phản ứng ester hóa luôn luôn đi kèm phản ứng ete hóa, nhất là trong môi trường
axit. Trong sản xuất polyester một ít kiềm mạnh như NaOH được thêm vào hỗn hợp
phản ứng để hình thành hệ đệm với mục đích làm giảm tốc độ phản ứng ete hóa. Nếu
phản ứng không tiến hành trong hệ đệm lượng ete sinh ra làm cho phân tử polymer có
cấu trúc không đồng nhất. Điều này làm giảm khả năng cơ lý của sợi đồng thời làm
nhiệt độ nóng chảy giảm xuống dưới mức có thể chấp nhận được và không thể kiểm
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 7
soát được. Nếu tiến hành phản ứng ester hóa ở nhiệt độ cao hơn một chút vào khoảng
280 – 290oC, tốc độ phản ứng ester hóa có khả năng đạt đến ngưỡng. Lúc này phân tử
polymer không còn đáp ứng được các yêu cầu sản xuất sợi do sự phân bố khối lượng
phân tử quá đa dạng.
Một sản phẩm khác của phản ứng ester hóa là nước. Để thúc đẩy phản ứng đạt
đến hiệu suất cao nhất, nước được chưng cất để tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng. Cuối
phản ứng ester hóa, muối photphat hay photphit được cho vào nhằm ổn định polymer.
Nó giúp polymer khó tan trong môi trường kiềm hơn so với những polymer không có
các chất này. Giai đoạn tiếp theo trong quá trình polymer hóa tương tự nhau cho cả
phản ứng ester hóa trực tiếp lẫn phản ứng trao đổi ester. Một lượng xúc tác được thêm
vào trộn lẫn với các obligomer mạch thẳng, glycol dư được tách ra bằng chưng cất
hỗn hợp sau phản ứng. Nhiệt độ được nâng lên khoảng 280 – 290oC trong khi áp suất
được giảm nhanh về dưới 25Pa để tránh tạo bọt do glycol hóa hơi, cho tới lúc thu
được polyester có khối lượng phân tử mong muốn. Trong quá trình ngưng tụ ester
antimon trioxit tạo phức với ester của acid titanic lẫn trong polyester gây ra những
đốm có màu khi chúng kết hợp antimon trioxit. Tuy nhiên, hiệu ứng này không đáng
kể khi có mặt P3+ hoặc P5+.
Phản ứng gồm 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Hỗn hợp PTA và EG được gia nhiệt, phản ứng trùng ngưng xảy ra tạo
BHET ( bis-(hydroxyletyl)terephtalat) và các oligome có phân tử lượng thấp.
COOH n HOOC 2nHOCH2CH2OH
Temperature
CC O
O
CH2 CH2 OH
O
OCH2CH2HO (BHET)
CC
OO
OHO CH2CH2O H
x
2nH2O
Giai đoạn 2: Phản ứng trùng ngưng tiếp tục xảy ra tạo PET. Sau phản ứng, EG còn
dư, PET có dạng lỏng chảy nhớt. Nếu làm lạnh ngay trong nước sẽ tạo thành PET vô
định hình.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 8
CHO
O
C O CH2CH2O H
O
1. Xúc tác, áp suât thâp
2. Polyme hóa, 220oC
285oC
Oligome (x=2-5) x
CHO
O
C O CH2CH2O H
O
n
Polyetylen terephtalat (n=130-150)
M=25000
Xúc tác thường dùng là antimony trioxit, muối của titan, gecmani, coban, mangan,
magie và kẽm. Xúc tác sử dụng với nồng độ thích hợp để làm tăng vận tốc phản ứng.
Cũng như phản ứng ester hóa, phản ứng đa tụ polymer cũng là một phản ứng thuận
nghịch. Do vậy, trong giai đoạn đa tụ phải tách glycol một cách triệt để. Song song
với phản ứng đa tụ polymer, ở nhiệt độ này còn diễn ra quá trình nhiệt phân polyester
làm giảm khối lượng phân tử. Phản ứng này hình thành các nhóm cacboxyl (-COOH)
và vinyl ester ở đầu mạch, sau đó các nhóm vinyl ester này sẽ nhanh chóng chuyển
thành các nhóm andehyt.
Trong điều kiện áp suất thấp và tốc độ chưng cất lớn các hợp chất andehyt nhanh
chóng tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng. Nhưng nếu quá trình diễn ra ở áp suất cao hoặc
thời gian chưng cất kéo dài, những nhóm andehyt này sẽ tạo ra những nhóm mang
màu lẫn trong phân tử polyester. Cuối phản ứng đa tụ polymer, một lượng từ 0,5-2%
diphenyl ester hoặc diphenyl terephtalat được cho vào thiết bị đa tụ để kết nối các
obligomer thành polymer theo phản ứng:
O C
O
C
O
O 2 C
O
O CH2 CH2OH
C
O
O CH2 CH2 O C
O
C O CH2 CH2 O C
O O
OH
2
Bằng cách này có thể giảm bớt thời gian phản ứng đa tụ polymer so với phương
pháp tiếp tục chưng cất để loại glycol. Do vậy đây là biện pháp làm giảm ảnh hưởng
của các phản ứng phụ sinh ra các hợp chất có màu mà vẫn đáp ứng yêu cầu làm giảm
các obligomer.
Để làm mất các nhóm carboxy ở đầu mạch, người ta cũng có thể cho vào hỗn hợp
một lượng etylen oxit.
I.2. Phản ứng trao đổi este giữa Dimetyl Terephtalat (DMT) và EG
Phản ứng điều chế DMT từ TPA và Metanol
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 9
Phản ứng trans este hóa giữa DMT và EG, methanol là một trong các sản phẩm.
I.3. Phản ứng giữa Terephtaloyl diclorid và Etylen glycol
Phản ứng này xảy ra nhanh và hiệu suất cao. Tuy nhiên do axit clorua đắt nên
phương pháp nên phương pháp này không được sử dụng trong công nghiệp.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 10
II. NGUYÊN LIỆU CHO QUÁ TRÌNH TỒNG HỢP PET
Sản xuất PET chủ yếu chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là PTA sản xuất
bằng cách sử dụng p-xylen làm nguyên liệu với sự có mặt của axit làm dung môi, giai
đoạn hai là phản ứng giữa PTA và MEG hình thành nên PET. Do đó các nguyên liệu
sản xuất PET là p-xylen và MEG.
II.1. Nguyên liệu p-xylen
P-xylen là một hydrocacbon thơm, gồm một vòng benzen và hai nhóm thế metyl
thế vào hai tử cacbon ở hai vị trí 1 và 4 vòng thơm. P-xylen có đồng phân là o-xylen
và m-xylen.
Tính chất hóa lý:
Công thức phân tử: C8H10
Công thức hóa học:
CH3H3C
Trọng lượng phân tử: 106,17 đvC
Điểm sôi: 137-140oC
Tỷ trọng: 0,86
Nhiệt độ nóng chảy: 13,3oC
Nhiệt độ sôi: 138,4oC
Chất lỏng không màu, không tan trong nước, tan trong ancol, ete, và các
dung môi hữu cơ.
Ứng dụng:
P- xylen có một số ứng dụng như chất làm tăng trị số octan của xăng, làm dung
môi trong sơn, phẩm màu, dung môi trong nghiên cứu thuốc…P-xylen được sử dụng
chủ yếu để sản xuất axit terephtalic, một hợp chất quan trọng để tổng hợp nhựa PET.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 11
Nguồn thu P-xylen:
II.2. Nguyên liệu MEG
Tính chất hóa lý:
Mono ethylene glycol / MEG là chất lỏng có nhiệt độ sôi cao, độ bay hơi thấp, có
thể trộn lẫn với nước. Nó được dùng làm dung môi và là nguyên liệu ban đầu cho
nhiều quá trình tổng hợp
- Tên hoá học : 1,2 – Ethanediol, Ethylene Glycol
- Công thức hoá học :HOCH2-CH2OH
- Công thức phân tử :C2H6O2
- Nhiệt độ sôi : 196-1990C
- Nhiệt độ đông đặc : -12.30C
- Mono ethylene glycol / MEG là chất lỏng trong suốt, tốc độ bay hơi thấp,
hút ẩm, nhiệt độ sôi cao, có mùi nhẹ. Nó có thể trộn lẫn với nước, alcohol,
polyhydric alcohols, glycol ether, acetone, cyclohexanone. Tan trong dầu động vật,
dầu thực vật và các dẫn xuất dầu mỏ, không tan hoặc tan hạn chế trong esters,
hydrocacbon thơm, hydrocacbon béo.
P-xylen
BTX
(Phân tách sản
phẩm)
Cốc hóa than ở to
cao Than đá
Reforming xúc tác
Cracking
Naphta và Gas oil
Cracking hơi nước Phân đoạn Naphta
Dehydro, Oligome
và Dehydro vòng
hóa
Khí dầu mỏ hóa
lỏng (C3, C4)
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 12
Ứng dụng:
Mono ethylene glycol / MEG có các tính chất như : làm giảm nhiệt độ đông
như hệ nước, khả năng hút ẩm, bền hoá học, khả năng phản ứng với Ethylene
oxide và các acid khác. Vì thế nó được dùng nhiều trong các ứng dụng :
Chất trung gian để sản xuất nhựa
Chất chống đông và ức chế ăn mòn
Chất giữ ẩm
Dung môi hòa tan thuốc nhuộm
Nguồn thu MEG
Thủy phân etylen oxit
Clohydrin hóa etylen, thủy phân bằng dung dịch kiềm hydro cacbonat
Axetoxyl hóa etylen, thủy phân thu được MEG
Oxi hóa etylen có sử dụng xúc tác
Phản ứng tổng hợp giữa CO và H2
MEG
Thủy phânEtylen oxit
Thủy phân
Clohydrin
hóa
Axetoxyl hóa
Oxi hóa
Phản ứng
tổng hợp
Khí tổng hợp
(CO, H2)
Etylen
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 13
III. CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP MONOMER
TPA và DMT là hai monomer được sử dụng để trùng hợp nên PET. Dưới đây
là một vài sơ đồ và mô tả công nghệ.
III.1 Công nghệ sản xuất TPA
TPA được sản xuất bằng cách oxy hóa p-xylen. Hai công nghệ để sản xuất TPA
được đề cập là:
Công nghệ oxi hóa của hãng Amoco
Công nghệ oxi hóa nhiều bậc của hãng Eastman
P-xylen là nguyên liệu cho hầu hết các quá trình sản xuất TPA trong đó sử dụng
axit axetic làm dung môi phản ứng. Không khí được nén để cung cấp oxy cho phản
ứng và được đưa vào với lượng dư để giảm thiểu sự hình thành các sản phẩm phụ, đạt
được độ chuyển hóa p-xylen cao.
TPA được sản xuất bằng phản ứng lớp xúc tác pha lỏng. Phản ứng tỏa nhiệt cao,
giải phóng 2.105 kJ/kg p-xylen, nhiệt tỏa ra này được tận dụng để đun sôi axit axetic
đồng thời tản nhiệt cho phản ứng. Quá trình oxy hóa các nhóm metyl xảy ra theo ba
giai đoạn. Hai sản phẩm trung gian được hình thành trong phản ứng là axit p-toluic và
axit 4-formylbenzoic và cuối cùng TPA được tạo thành.
III.1.1. Công nghệ oxi hóa của hãng Amoco.
TPA trở thành sản phẩm thương mại của Công ty Hóa chất Amoco năm 1965.
Công nghệ của Amoco có thêm một cụm thiết bị để tinh chế TPA thô nhằm thu được
sản phẩm có độ tinh khiết cần thiết để sản xuất PET. Công nghệ này được sử dụng
phổ biến trên thế giới.
Mô tả như ở hình vẽ, nguyên liệu đi qua lò phản ứng oxi hóa mà tại đó phản ứng
oxi hóa xảy ra. Hầu hết các TPA kết tủa, do chúng có độ hòa tan thấp trong dung môi.
Hơi từ đỉnh lò phản ứng được ngưng tụ trong thiết bị trao đổi nhiệt, và được hồi lưu
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 14
quay trở lại lò phản ứng. Hơi nước, được tạo ra do quá trình ngưng tụ , được tận dụng
như là nguồn đun nóng cho các bộ phận khác trong quá trình. Khí nghèo oxi trong
bình ngưng được đưa tới tháp rửa để loại bỏ hầu hết các khí không ngưng.
Lò phản ứng vận hành ở điều kiện nhiệt độ là 175-225oC và 1500-3000 kPa, thời
gian lưu khoảng 2,5 giờ. Lò phản ứng được chế tạo titan để tránh sự ăn mòn mạnh của
brom và axit axetic. Chất xúc được sử dụng trong lò phản ứng oxy hóa là kim loại
nặng đa hóa trị, chủ yếu là coban và mangan, ngoài ra còn có brom là nguồn tái tạo
gốc tự do. Hệ thống chất xúc tác hòa tan coban-mangan-brom là trung tâm của quá
trình. Quá trình oxy hóa các nhóm metyl của p-xylen gần như hoàn toàn với tổn thất
xylen nhỏ. Các muối khác của coban và mangan cũng có thể được sử dụng và nguồn
cung cấp brom có thể là HBr, NaBr hoặc tetrabrometan.
Dòng ra từ lò phản ứng được đưa tới thiết bị kết tinh làm việc ở áp suất thấp hơn
áp suất thiết bị phản ứng. TPA được kết tinh và làm lạnh để sẵn sàng cho các quá trình
xử lý tiếp theo làm việc ở điều kiện gần với điều kiện môi trường. Dòng TPA đã kết
tinh và làm lạnh được chuyển tới thiết bị ly tâm để loại bỏ nước, sau đó là tới tháp làm
khô bằng dòng không khí nóng để loại bỏ hơi ẩm có mặt trong sản phẩm. Tinh thể
TPA thu được từ tháp làm khô đã đạt độ tinh khiết 99%. Sau đó nó được vận chuyển
tới bể chứa và được đưa qua bước tinh chế sản phẩm.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 15
Hình 2. Quy trình công nghệ của hãng Amoco
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 16
Nước hình thành và một số sản phẩm phu không mong muốn phải được loại bỏ
khỏi dung môi axit axetic. Dòng lỏng ra từ máy li tâm được làm sạch trong tháp tháp
thu hồi dung môi để tinh chế axit axetic. Sản phẩm đỉnh của tháp thu hồi dung môi là
axit axetic đã được làm sạch và bổ sung thêm lượng axit axetic mới được tuần hoàn lại
tháp phản ứng, sản phẩm đáy tháp thu hồi dung môi được thu hồi và tái sinh chất xúc
tác.
Công nghệ Amoco gồm cả cụm thiêt bị làm sạch để đạt được độ tinh khiết yêu cầu
trước khi đưa vào quá trình quá trình polyme hóa. Trong TPA thô có tạp chất chất
chính là axit 4-formylbenzoic (trên 500ppm), ngoài ra còn có tạp chất màu, lượng dư
chất xúc tác kim loại và brom.
Các tinh thể được hòa tan bởi dòng nước nóng thực hiện trong thiết bị có cánh
khuấy. Dòng này được đưa tới lò phản ứng hydro hóa chọn lọc. Dòng hydro đưa từ
vào thiết bị, tan trong hỗn hợp dung môi nguyên liệu. Tại đây, axit 4-formyl benzoic
bị hydro hóa với chất xúc tác là Pd mang trên chất mang C, lượng axit p-toluic được
giảm xuống trong dưới 25ppm. Các tạp chất có màu cũng được hydro hóa thành sản
phẩm không màu. Chất xúc tác có độ chọn lọc cao đảm bảo tổn hao TPA thành sản
phẩm axit cacboxylic và vòng no nhỏ hơn 1%.
Sau phản ứng, hỗn hợp được chuyển tới cụm thiết bị kết tinh, áp suất thiết bị giảm
dần. Cùng với sự hạ nhiệt độ, các tinh thể TPA hình thành. Axit p-toluic hòa tan và
các tạp chất khác còn lại trong dung dịch. Sau khi kết tinh, tinh thể TPA được đưa tới
thiết bị ly tâm loại nước và thiết bị sấy khô để loại ẩm cho dòng sản phẩm TPA dạng
bột.
III.1.2. Công nghệ của hãng Eastman.
Quá trình này đã được chứng minh rằng rất phù hợp cho sản xuất PET dạng sợi và
dạng chai mà không bị giới hạn bởi tính chất đặc biệt nào. Như hình vẽ, p-xyeln là
nguyên liệu cho quá trình, không khí là tác nhân oxi hóa và axit axetic là dung môi.
Phản ứng xảy ra dưới tác dụng của chất xúc tác Co2+, Mn2+ và brom.
Tỷ lệ lượng dung môi và hydrocacbon trong lò phản ứng là khoảng 3-5. Chất xúc
tác thường chiếm 0,1-0,2% trọng lượng dung môi sử dụng. Nhiệt độ và áp suất bên
trong lò phản ứng là 185-204oC và 1200-1750 kPa. Thời gian lưu nhỏ hơn 1 giờ để
chuyển hóa hoàn toàn và hiệu suất quá trình đạt được khoảng 98,3%. Thêm vào đó,
năng lượng sinh ra từ quá trình này có thể đạt tới 10000kW.
Bể rửa axit được dùng như bể chứa axit axetic cung cấp lượng axit thiếu hụt trong
dòng nguyên liệu vào, lượng axit này được đưa tới bể chứa chất oxi hóa hồi lưu và bể
lọc trước khi vào thiết bị phản ứng oxi hóa. Bể lọc có tác dụng điều chỉnh nồng độ
axit và chất xúc tác. Chất xúc tác, axit axetic và p-xylen được đưa đồng thời tới thiết
bị oxi hóa. Dung dịch axit yếu từ chứa chất oxi hóa hồi lưu được bơm phun vào đỉnh
tháp oxi hóa để ngăn cản sự hình thành chất rắn. Thiết bị phản ứng là dạng tầng sôi.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 17
Hình 3. Quy trình công nghệ của hãng Eastman
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 18
Thiết bị ly tâm được dùng để tách tạp chất từ axit terephtalic thô cùng dòng dung
môi nghèo thu được từ tháp loại nước. Dòng nghèo này bao gồm hỗn hợp sản phẩm
đỉnh của tháp oxi hóa (nước, axit axetic và nito) và dung môi. Các tạp chất không hòa
tan trong dung môi này được loại bỏ tại thiết bị ly tâm. Sau đó CTA (crude
terephthalic acid) được tinh chế thành EPTA (Eastman purified terephthlic acid) được
thực hiện ở hai tháp oxi hóa. Quá trình oxi hóa này đòi hỏi phải tăng nhiệt độ để tăng
độ chuyển hóa của CTA. TPA với hàm lượng không tinh khiết thấp thu được từ quá
trình này. Cuối cùng, TPA được đưa tới thiết bị kết tinh, được chuyển hóa thành
ETPA. ETPA được tách nhanh ở bình chân không và dung dịch được thu hồi về bể
chứa chất oxi hóa hồi lưu. Cuối cùng ETPA được đưa tới thiết bị lọc quay chân không
và thiết bị sấy khô để thu được sản phẩm cuối cùng.
Dòng ra từ thiết bị ly tâm được đưa tới bình tách nhanh dòng thải (overflow flash
drum) để thu hồi chất xúc tác và lọc xử lý để loại tạp chất hòa tan và không hòa tan và
cả cặn CTA. Tạp chất không tan và cặn CTA đều được đốt cháy trong thiết bị tầng sôi
hoặc bị chôn lấp trong bãi rác thải công nghiệp. Xúc tác được hồi lưu đến bể lọc.
Dòng hơi của đỉnh tháp loại nước được đưa vào tháp bình ngưng. Khí tách ra được
đưa đến thiết bị tái sinh tái sinh oxi hóa nhiệt hoặc tháp rửa. Nước thải từ bình ngưng
được đưa tới hệ thống xử lý nước.
III.2. Công nghệ sản xuất DTM
DTM là hợp chất trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất PET được sản
xuất thông qua phản ứng oxy este hóa p-xylen.
Đầu tiên p-xylen bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo ra axit p-toluic trong một lò phản
ứng oxi hóa. Sau đó axit p-toluic bị este hóa bởi metanol tạo ra metyl p-toluic trong
thiết bị este hóa. Metyl p-toluat được tách ra và được đưa lại lò phản ứng oxi hóa tạo
thành mono metyl terephalat (MMT), sau đó lại tiến hành phản ứng este hóa tạo DMT
và đưa đi tinh chế. Cuối cùng DMT đem đi thủy phân, quá trình này trải qua hai giai
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 19
đoạn, giai đoạn đầu DMT bị thủy phân thu được MMT, sau đó MMT cũng bị thủy
phân tạo axit terephtalat cung cấp cho quá trình trùng hợp PET.
Có nhiều công nghệ sản xuất DMT thông qua quá trình oxi-este hóa. Sau đây là
một số mô tả công nghệ sản xuất DMT của các hãng:
Chemische Werke Witten Hercules
Sulzer Chemtech H&G Hegmanns
III.2.1. Công nghệ của hãng Witten
Ba vùng phản ứng đáng chú ý trong công nghệ này là vùng phản ứng oxi hóa,
vùng este hóa, và vùng tinh chế sản phẩm.
Phản ứng oxi hóa xảy ra trong hai lò phản ứng mối tiếp nhau. Chất xúc tác (Coban
napthtalat) và p-xylen hồi lưu và metyl p-toluat được đưa vào thiết bị phản ứng vận
hành ở 140-170oC và 400-700 kPa. Thiết bị phản ứng kết hợp biến đổi axit toluic và
metyl hydro terephtalat thành este tương ứng. Chất xúc tác (toluen sulfonic acid)
được pha loãng bởi metanol trước khi đưa vào thiết bị este hóa vận hành ở 200-250oC.
Dòng ra từ thiết bị phản ứng este hóa được đưa tới một dãy thiết bị chưng cất. Ở
tháp chưng cất đầu tiên sản phẩm đỉnh thu được metanol và hỗn hợp nước và sau đó
hỗn hợp này được tới tháp loại nước, sản phẩm đáy là được đưa tới tháp chưng cất
phân đoạn este ở áp suất chân không. Metyl p-toluat và p-xylen dư ra khỏi đỉnh tháp
này và được quay trở lại thiết bị phản ứng oxi hóa.
Dòng ra bao gồm terephtalat thô, lại được chưng cất ở áp suất chân không để loại
bỏ những thành phần nặng, sau đó dòng sản phẩm ra khỏi tháp được đưa tới thiết bị
kết tinh ở áp suất chân không sử dụng metanol làm dung môi. Tiếp theo dòng sản
phẩm lại được kết tinh lần thứ hai hoặc tiếp xúc ngược dòng vơi metanol để làm sạch
hoàn toàn.
DMT sau đó được đưa tới thiết bị tách ly tâm và bình khuấy melting để loại
metanol dư, và lại được chưng cất chân không. Cuối cùng thu được sản phẩm DMT
tinh khiết với hiệu suất 87%.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 20
Hình 4. Sơ đồ công nghệ của hãng Witten
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 21
III.2.2. Công nghệ của hãng H&G
Công nghệ này có một số điểm nổi bật sau: hiệu suất chuyển hóa p-xylen cao, thất
thoát nguyên liệu ít, tận dụng nhiệt và năng lượng của quá trình để tăng hiệu suất.
Công nghệ này đã thay đổi vị trí nạp liệu, hệ thống phân phối khí, và hệ thống điều
chỉnh sửa đổi để có được độ chuyển hóa cao với sự hình thành sản phẩm phụ là ít
nhất.
Thực tế, sự cải tiến quan trọng nhất trong quá trình này là vùng tinh chế sản phẩm.
Ngoài ra H&G đã phát triển hệ thống chưng cất bằng cách tiến hành chưng cất chân
không sử dụng cấu trúc đệm bên trong.
Thay đổi công nghệ kết tinh sang dạng kết tinh tan chảy hơn là kết tinh huyền phù
có tác dụng làm giảm chi phí đầu tư và vận hành. Kết tinh tan chảy là tính năng giúp
cải thiện được quá trình bằng cách loại bỏ được bùn lơ lửng, các máy ly tâm, bình
khuấy và các bộ phận chuyển động khác. Bỏ qua được vùng tái chế metanol và năng
lượng cần thiết cho nó. Kết quả là độ chuyển hóa DMT với độ tinh khiết không giới
hạn.
Sản xuất DMT thông quá các quá trình thủy phân cũng được phất triển bởi H& G
Hegmanns/Sulzer.Thủy phân được thực hiện ở 260-280°C và 4500-5500 kPa.Este
metyl được thủy phân,kết quả pha hơi là hỗn hợp metanol/H2O được đưa đi tái chế
metanol.Metanol được tái sinh thu hồi trên đỉnh lò phản ứng este hóa trong khi nước
quay trở lại phản ứng thủy phân. Pha lỏng từ lò phản ứng được đưa đến một dãy thiết
bị kết tinh để thu PTA,sau đó ly tâm và sấy khô được sản phẩm cuối cùng.
TPA thu được thông qua phản ứng thủy phân DMT có độ tinh khiết cao.4-
cacbonbenzaldehyt và axit p-toluic có thể có hại cho một số quá trình khác,cả hai đều
có thể hạ xuống mức tối thiểu một cách dễ dàng.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 22
Hình 5. Sơ đồ công nghệ của hãng H&G
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 23
IV. CÔNG NGHỆ TRÙNG HỢP PET.
PET có thể được sản xuất từ EG với DMT hoặc TPA. Nguyên liệu ban đầu đòi hỏi
độ tinh khiết cao. Trong cả hai trường hợp, bước đầu tiên của phản ứng là sự hình
thành BHET như một tiền polymer. Sau đó là phản ứng trùng hợp (với việc loại bỏ
EG) hình thành nên PET. BHET cũng có thể được sản xuất bởi phản ứng của TPA với
ethylene oxide (ethoxylation) nhưng phương pháp này không phổ biến.
Hình 6. Quy trình thủy phân DMT của hãng H&G
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 24
Este hóa trực tiếp của TPA và EG ban đầu không được ưa chuộng vì những khó
khăn trong việc tinh chế của TPA do nó có độ hòa tan thấp và điểm nóng chảy cao.
Tuy nhiên, với những cải tiến trong công nghệ, phương pháp este hóa trực tiếp đã đạt
được tầm quan trọng. Hầu hết các nhà máy hiện nay sử dụng TPA vì nó có những ưu
điểm sau:
Chi phí sản xuất TPA thấp hơn so với DMT
Khối lượng phân tử của TPA thấp hơn so với DMT dẫn đến chi phí tồn chứa
thấp hơn
Có thể sử dụng được nước thay vì methanol làm tác nhân ngưng tụ
Không yêu cầu xúc tác cho quá trình ester hóa.
PET được thu được với chất lượng cao do có hàm lượng thấp nhóm carboxyl
cuối mạch và nhóm diglycol liên kết.
Mức độ trùng hợp (thể hiện ở trọng lượng phân tử polymer) là một hàm của các
điều kiện của phản ứng trùng hợp, nó ảnh hưởng đáng kể đến các thuộc tính của
nhựatạo thành. Khi chiều dài phân tử polymer tăng lên, cả hai trọng lượng phân tử và
độ nhớt của khối lượng phản ứng cũng tăng lên, do đó chỉ số độ nhớt thường được sử
dụng như công cụ để đo trọng lượng phân tử polymer. Khi người ta mong muốn khối
lượng phân tử rất cao, như là trường hợp nhựa PET loại chai, sự trùng hợp có thể được
thực hiện trong nhiều giai đoạn, với điều kiện phản ứng khác nhau được sử dụng trong
từng giai đoạn.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 25
Khi bắt đầu với nguyên liệu TPA, bước đầu tiên trong chuỗi trùng hợp là phản ứng
este hóa của 1 mol axit với 2 mol của glycol. Nước được giải phóng ra trong quá trình.
Bước đột phá chính trong công nghệ phản ứng này có liên quan đến áp suất làm việc
cao hơn áp suất khí quyển và nhiệt độ làm việc lớn hơn nhiệt độ điểm sôi của glycol,
đạt được thời gian phản ứng ngắn hơn. Nhiệt độ phản ứng từ 258oC đến khoảng 263oC
và nước của phản ứng được loại bỏ khỏi hệ thống thông qua một thiết bị hồi lưu. Công
nghiệp vận hành ở nhiệt độ cao và áp suất cao hơn áp suất khí quyển hiện nay gần như
phổ dụng (phổ biến).
Bước thứ hai trong chuỗi phản ứng trùng hợp là phản ứng trùng hợp BHET và giải
phóng của EG để tuần hoàn. Nhiệt độ phản ứng phải trên nhiệt độ nóng chảy của
polymer 260-265oC và dưới nhiệt độ mà tại đó quá trình phân hủy xảy ra nhanh
300oC, do đó nhiệt độtừ 275oC và 290oC thích hợp để thực hiện phản ứng trùng hợp.
Trong trường hợp nhiệt độ cao, cần thiết để giữ polymer trong một trạng thái tan chảy,
và độ nhớt cao có thể gây ra sự biến chất của polymer do đó cần bổ sung thêm
triphenylphosphite là chất ổn định thích hợp.
Việc loại bỏ hơi glycol (ở độ chân không) khiến cân bằng dịch chuyển về phía tạo
sản phẩm ngưng tụ. Áp suất riêng phần của glycol trên polymer tan chảy phải được
giảm xuống còn dưới 6 mmHg.
Bởi tốc độ khuếch tán của sản phẩm phụ EG trong polymer tan chảy là tốc độ giới
hạn gần cuối của phản ứng, EG phải được tách ra như là một cách nhanh nhất có thể.
Phản ứng trùng hợpđược thực hiện ở độ chân không cao và bằng cách khuấy trộn
dòng tan chảy một cách liên tục để tăng sự tiếp xúc bề mặt. Thời gian của phản ứng là
ít nhất hai giờ ở 290oC, phụ thuộc vào loại lò phản ứng sử dụng.
Nhiều chất xúc tác đã được phát triển có hiệu quả trong phản ứng trùng hợp cũng
như trong phản ứng este hóa trực tiếp hoặc phản ứng transeste hóa. Trong số này, các
hợp chất antimon (Sb), chẳng hạn như trioxide hoặc triaxetat, được dùng phổ biến
nhất.
Các quy trình sau đây sử dụng các lò phản ứng khác nhau và một vài trong số
chúng phụ thuộc vào pha tan chảy, một vài cái khác phụ thuộc vào trạng thái rắn. Sự
trùng hợp pha tan chảy là thường cho độ nhớt vào khoảng 0,60-0,65. Polymer sau đó
được chuyển đổi các hạt rắn, kết tinh và trùng hợp trạng thái rắn để nâng cao chỉ số độ
nhớt và trọng lượng phân tử hơn nữa.
IV.1. IPT (Công nghệ thực hiện theo Invista) Quy trình NG3TM
Invista (trước đây là DuPont) đã phát minh ra quá trình NG3TM để sản xuất PET
trong đó EG và TPA được nạp vào thiết bị este hóa sau đó, sản phẩm được este hóa
được trộn với EG và chất xúc tác trong thiết bị phản ứng dạng hình ống. Dòng sản
phẩm lò phản ứng hình ống lại được nạp vào tháp phản ứng được thiết kế để tăng mức
độ trùng hợp bằng cách sử dụng một chu trình khép kín, hệ thống tuần hoàn nitơ cho
phép loại bỏ các hệ thống chân không. Kết quảtiền polyme đạt được chỉ số độ nhớt là
0,2 được đưa tới một rotoformer (thiết bị quay có đục lỗ áp dụng cho pha tan chảy) và
cuối cùng sản phẩm này được dẫn tới thiết bị trùng hợp trạng thái rắn để sản xuất viên
có chỉ số độ nhớt cao.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 26
Như đã đề cập ở trên, NG3TM sản xuấtsản phẩm trung giancó chỉ số độ nhớt thấp
và sau đó được thực hiện trùng hợp ở trạng thái rắn hơn ở trạng thái tan chảy để tạo
thành ra sản phẩm trung gian có độ nhớt cao hơn(thường khoảng 0,6-0,65). Các tính
năng mới của công nghệ này là sự hình thành các viên ngậm(pastilles), một hình thức
của hạt polymer rắn có thể được trùng hợp tiếp trong thiết bị trùng hợp trạng thái rắn
thông thường. Các viên ngậm được hình thành từ polymer phân tử thấp (mức độ trùng
hợp từ 20-30; chỉ số độ nhớt 0,23-0,28), và có một cấu trúc tinh thể duy nhất điều đó
phụ giúp cho quá trình chế biến tiếp theo.
IV.2. Công nghệ Lurgi Zimmer DHI
Công nghệ DHI là quá trình sản xuất PET dựa trên các phản ứng este hóa/ transeste
hóa của TPA / DMT tinh khiết với EG. Như trong hình, nguyên liệu sử dụng là TPA
tinh khiết, TPA được trộn lẫn với EG và chất xúc tác thêm vào, sau đó hỗn hợp được
đưa vào thiết bị este hóa. Dòng vật chất được tách ra từthiết bị phản ứng este hóa /
transeste hóa được chuyển vào một tháp để thu hồi nguyên liệu đầu.
Các sản phẩm từ thiết bị este hóa được đưa tới thiết bị phản ứng tiền trùng hợp, ở
đây phản ứng được thực hiện dưới áp suất chân không. Chân không được tạo ra bởi
một hệ thống trong quá trình sản xuất EG. Sản phẩm của thiết bị phản ứng tiền trùng
hợp được chuyển qua thiết bị phản ứng cuối cùng.
Hình 7. Công nghệ theo Invista
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 27
Phản ứng trùng hợp xảy ra ở áp suất chân không và nhiệt độ cao trong lò phản ứng
trùng hợp pha rắn. Polyester tan chảy thu được từ lò phản ứng được xử lý trong một
hệ thống kết hạt tích hợp với một bộ phận kết tinh sản phẩm do đó cung cấp các hạt có
độ đồng đều cao, không bụi. Những hạt này lại được đưa qua thông qua một phân
xưởng dealhydization để làm giảm nồng độ axetandehyt.
IV.3. Công nghệ Buhler (Tái chế PET)
Ngày nay, các chai PET chủ yếu được tái chế cho các ứng dụng kỹ thuật. Ví dụ như
hộp đựng thực phẩm, tuy nhiên, chất lượng của vật liệu tái chế, đặc biệt về phương
diện thẩm mĩ, hiếm khi thỏa mãn yêu cầu. Công nghệ Buhler ‘từ chai đến chai’ xử lý
chai sau khi sử dụng thành mảnh PET được rửa sạch biến đổi chúng thành loại viên
chai.
Công nghệ này gồm bốn giai đoạn tiêu biểu cho sản xuất PET loại chai: kết tinh, ủ,
trùng hợp pha rắn, và làm mát. Dòng nguyên liệu không kết dính từ quá trình trùng
hợp phân tử lượng thấp được kết tinh bằng cách đun nóng trong tầng sôi không khí
hoặc nito làm dòng khí thổi, nhiệt độ phải nhỏ hơn 185oC để ngăn chặn quá trình oxi
hóa.
Hình 8. Công nghệ hãng Lurgi Zimmer DHI
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 28
Quá trình ủ được thực hiện để nâng cao điểm chảy của tinh thể lên giá trị cao hơn,
sau đó trùng hợp trùng hợp trạng thái rắn nhằm ngăn chặn quá trình thiêu kết. Loại
vòm gia nhiệt trước được dùng trong quá trình ủ tận dụng bề mặt tiếp xúc với dòng
nito nóng để tăng nhiệt độ tinh thể lên 210-220oC. Tinh thể sau đó được đưa vào tháp
trùng hợp trạng thái rắn, ở đó mức độ trùng hợp tăng lên, viên tạo thành được làm
lạnh và tồn chứa.
Hình 9. Công nghệ Buhler
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 29
V. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ.
V.1. Đánh giá công nghệ sản xuất monome.
Dưới đây là bảng so sánh ưu nhược điểm của các công nghệ:
Công nghệ sản
xuất DMT
WITTEN H&G
Ưu điểm
Hiệu suất quá trình
tương đối cao (87%)
Độ tinh khiết tương
đối cao
Tiêu tốn ít nhiệt
lượng
Hiệu suất phản ứng p-xylen
cao
Thất thoát nguyên liệu ít
Tận dụng nhiệt và năng
lượng của quá trình
Giảm thiểu số thiết bị trong
quá trình
Giảm sự hình thành các sản
phẩm phụ
Nhược điểm
Tiêu thụ nhiều điện
năng do sử dụng
nhiều bơm, máy ly
tâm
Đầu tư vào chi phí cố định
lớn
Công nghệ sản
xuất PTA
AMOCO EASTMAN
Ưu điểm
Hiệu suất quá trình
cao
Sản phẩm có độ tinh
khiết cao.
Độ tinh khiết tương đối cao.
Hiệu suất phản ứng
cao(98,3%)
Sốthiết bị ít hơn
Tận dụng năng lượng từ quá
trình
Nhược điểm
Tiêu tốn nhiều điện
năng
Cần nhiều thiết bị
trong công nghệ
Sử dụng nhiều hệ thống bể
chứa, tốn diện tích hơn
Số thiết bị trao đổi nhiệt
nhiều
Ở công nghệ giai đoạn trước, sử dụng DMT là monome cho quá trình trùng hợp
PET, công nghệ Witten được sử dụng. Tuy nhiên, những cải tiến trong công nghệ của
H&G làm cho công nghệ này được sử dụng rộng rãi hơn.
Gần đây, áp dụng công nghệ sử dụng monome là PTA nhiều hơn, do những ưu
điểm của PTA hơn hẳn DMT như đã trình bày ở phần trên. Công nghệ Amoco được
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 30
sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay. Công nghệ Eastman cũng có ưu thế riêng đem
lại hiệu quả cao, công nghệ này có thể trở thành một xu thế mới.
IV.2. Đánh giá công nghệ trùng hợp PET
Công nghệ IPT Invista Buhler Lurgi Zimmer DHI
Các bước
5 5 6
Thiết bị este hóa Thiết bị este hóa Thiết bị este hóa
Lò phản ứng ống Tiềntrùng hợp Tiềntrùng hợp
Tháp phản ứng Kết tinh SSP
Rotoreformer Ủ Sự tạo hạt
SSP SSP Kết tinh
Loại nước
Chỉsố độ nhớt
lớn hơn 0,6
lớn hơn 0,6
0.86
Pha Tan chảy - SSP Tan chảy - SSP Tan chảy
Tận dụng N2 tuần hoàn N2 Không SSP
Mặc dù một phần lớn của các nhà máy trên toàn thế giới sử dụng SSP. Có thể nhận
thấy rằng các công nghệ mới loại bỏ được SSP sẽ tốt hơn. Xu hướng mới trong ngành
công nghiệp này đang tìm cách loại bỏ các SSP như Lurgi Zimmer DHI.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 31
KẾT LUẬN
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻso với
các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện - điện tử, hoáchất, dệt may v.v.
nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gầnđây. Ngành Nhựa đã vàđang
trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển
kinh tế.
Khi một công nghệ mới ra đời, luôn có sự cải tiến, và ưu việt hơn công nghệ trước
đó nhằm nhiều mục đích khác nhau như thu được hiệu suất cao, sản phẩm có độ tinh
khiết hơn, hay giảm chi phí vận hành, tăng lợi nhuận từ quá trình sản xuất. Điều đó
đòi hỏi các kĩ sư công nghệ luôn phải tìm tỏi, đổi mới, tối ưu các quy trình đang có.
Còn đối với các nhà đầu tư, phải cập nhập các công nghệ hiện đại trên thế giơi, dựa
trên nhiều yếu tố: nguyên liệu, thị trường, chi phí đầu tư… để lựa chọn một công nghệ
phù hợp nhất.
Trong bài tiểu luận này, nhóm đã có những tìm hiểu vể nhựa PET, một loại vật liệu
rất thông dụng ngày nay, và các công nghệ sản xuất PET trong đó có các phản ứng
tổng hợp, chất xúc tác, các quy trình và điều kiện vận hành. Về sơ bộ, nhóm đã có cái
nhìn tổng thể, đánh giá được các công nghệ sản xuất PET.
Tìm hiểu công nghệ sản xuất polyetylen terephtalat
Nhóm 5 Lớp Lọc Hóa dầu K52 Page 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alain Chauvel, Gilles Lefebvre, Petrolchemical Processes technical and
economic characteristics.Volume 2, 1989
2. Th.S Nguyễn Thị Linh, Bài giảng Công nghệ hóa dầu và Chế biến polyme, lưu
hành nội bộ.
3. Trần Quốc Sơn, Đặng Văn Liếu, Nguyễn Văn Tòng , Giáo trình cơ sở hóa học
hữu cơ (tập 3), Nxb Đại học Sư Phạm, 2007.
4. J.M.Iwasyk, J.A.Rakestraw, K.W.Leffew, "Process for Polymerization of
PolyesterOligmers" USP 5,811,496. Sep. 22,1998
5. John Scheirs, Timothy E. Long, “Modern Polyesters: Chemistry and
Technology ofPolyesters and Copolyesters”, Wily, Great Britain, 2003
6.
7.
8.
9.
10.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ti_5_2735.pdf