Tìm hiểu công nghệ sản xuất rau sạch ở Việt Nam

Chúng ta ai cũng fải ăn rau, ông cha ta đã có câu : “Cơm không rau như đau không thuốc”. Do đó, người Việt hay người nước ngoài luôn cần được đáp ứng nguồn thực phẩm không thể thiếu này. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đại đa số người ta không còn nghĩ đến việc có đủ rau để ăn hay không mà mối quan tâm hàng đầu đó là rau có sạch hay không, có đảm bảo vệ sinh hay không, có an toàn và bổ dưỡng đến sức khỏe của mình hay không. Ngoài ra, còn một số yếu tố khi người ta chọn rau để ăn là có hấp dẫn, có tính thẩm mỹ hay không khi ăn rau được chế biến ở tiệm. Tuy nhiên vấn đề chúng ta đặt ra ở đây đó chính là rau chưa qua chế biến, rau được trồng, mà đặc biệt chúng tôi tìm hiểu ở đây là công nghệ làm ra rau đảm bảo an toàn hay còn gọi là rau sạch ở Việt Nam. Nen CN cua dat nuoc dang ngay cang phat trien keo theo o nhiem moi truong, ngo doc thuc pham dien ra ngay cang tang, doi hoi phai co nhung bua an an toan. Chúng ta ăn để sống và như các cụ đã nói : “Có sức khỏe là có tất cả”, Việt Nam đã nhận rất nhiều từ các bên chuyển giao công nghệ để có thể sản xuất ra nhiều loại giống rau sạch nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, và hiện nay việc chuyển giao công nghệ sản xuất rau sạch không những có giá trị to lớn đối với ngành Nông nghiệp của Việt Nam mà còn có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội. ( Đây là lần đầu tiên chúng tôi tiếp xúc với một công nghệ không phải mới nhất hiện nay nhưng cũng là khó khăn khi tiếp nhận, do vậy bài thuyết trình không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong thầy giáo và các bạn đóng góp để bài thuyết trình của nhóm chúng tôi hoàn thiện hơn. ) Sau đây tôi xin giới thiệu các phần chính trong nội dung bài thuyết trình : 1)CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RAU SẠCH VÀO VIỆT NAM 2)MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU SẠCH Ở VIỆT NAM 3)HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CNSX RAU SẠCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 4)ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP I.Nội dung II.1.CGCN san xuat rau sach vao Viet Nam II.1.1. Giới thiệu chung về rau sạch Rau sach la gi? . Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn". Khái niệm rau "an toàn" được quy định là các chất sau đây chứa trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép: 1. Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, thuốc cỏ) -> Dẫn đến ngộ độc đồng loạt. 2. Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng -> Gây tiêu chảy và tiêu chảy cấp. 3. Dư lượng đạm nitrat (NO3) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác. 4. Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng .) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác. Hai tiêu chuẩn thứ 3 và thứ 4 là tác nhân chính dẫn đến bệnh ung thư, nó không gây tác hại tức thời mà tích luỹ nhiễm độc theo thời gian. Nhưng khi đã phát hiện được thì khó chữa trị. Hai tiêu chuẩn 1 và 2, ta thường hay gặp do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bệnh không hợp lý, hoặc do sử dụng phân người, phân gia súc tươi để bón cho rau

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu công nghệ sản xuất rau sạch ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Chuyển giao công nghệ Giảng viên: Đinh Hoàng Minh Nhóm SV thực hiện: nhóm 7LUV _ Anh 3_CĐ_K2 Thành viên nhóm: Trương Hồng Quân Lê Văn Lộc Nguyễn Thu Hằng (1988) Lưu Hồng Phượng Lê Đình Trọng Nguyễn Vũ Việt Anh Nguyễn Thị Ngọc Huyền Hoàng Thị Ngọc Đề tài : Tìm hiểu công nghệ sản xuất rau sạch ở Việt Nam Mở đầu Chúng ta ai cũng fải ăn rau, ông cha ta đã có câu : “Cơm không rau như đau không thuốc”. Do đó, người Việt hay người nước ngoài luôn cần được đáp ứng nguồn thực phẩm không thể thiếu này. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đại đa số người ta không còn nghĩ đến việc có đủ rau để ăn hay không mà mối quan tâm hàng đầu đó là rau có sạch hay không, có đảm bảo vệ sinh hay không, có an toàn và bổ dưỡng đến sức khỏe của mình hay không. Ngoài ra, còn một số yếu tố khi người ta chọn rau để ăn là có hấp dẫn, có tính thẩm mỹ hay không khi ăn rau được chế biến ở tiệm. Tuy nhiên vấn đề chúng ta đặt ra ở đây đó chính là rau chưa qua chế biến, rau được trồng, mà đặc biệt chúng tôi tìm hiểu ở đây là công nghệ làm ra rau đảm bảo an toàn hay còn gọi là rau sạch ở Việt Nam. Nen CN cua dat nuoc dang ngay cang phat trien keo theo o nhiem moi truong, ngo doc thuc pham dien ra ngay cang tang, doi hoi phai co nhung bua an an toan. Chúng ta ăn để sống và như các cụ đã nói : “Có sức khỏe là có tất cả”, Việt Nam đã nhận rất nhiều từ các bên chuyển giao công nghệ để có thể sản xuất ra nhiều loại giống rau sạch nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, và hiện nay việc chuyển giao công nghệ sản xuất rau sạch không những có giá trị to lớn đối với ngành Nông nghiệp của Việt Nam mà còn có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội. ( Đây là lần đầu tiên chúng tôi tiếp xúc với một công nghệ không phải mới nhất hiện nay nhưng cũng là khó khăn khi tiếp nhận, do vậy bài thuyết trình không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong thầy giáo và các bạn đóng góp để bài thuyết trình của nhóm chúng tôi hoàn thiện hơn. ) Sau đây tôi xin giới thiệu các phần chính trong nội dung bài thuyết trình : CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RAU SẠCH VÀO VIỆT NAM MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU SẠCH Ở VIỆT NAM HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CNSX RAU SẠCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Nội dung II.1.CGCN san xuat rau sach vao Viet Nam II.1.1. Giới thiệu chung về rau sạch Rau sach la gi?......... Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn". Khái niệm rau "an toàn" được quy định là các chất sau đây chứa trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép: 1. Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, thuốc cỏ) -> Dẫn đến ngộ độc đồng loạt. 2. Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng -> Gây tiêu chảy và tiêu chảy cấp. 3. Dư lượng đạm nitrat (NO3) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác. 4. Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng...) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác. Hai tiêu chuẩn thứ 3 và thứ 4 là tác nhân chính dẫn đến bệnh ung thư, nó không gây tác hại tức thời mà tích luỹ nhiễm độc theo thời gian. Nhưng khi đã phát hiện được thì khó chữa trị. Hai tiêu chuẩn 1 và 2, ta thường hay gặp do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bệnh không hợp lý, hoặc do sử dụng phân người, phân gia súc tươi để bón cho rau Các Nguyên tắc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn GAP Chọn đất: Đất để trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại. Nước tưới: Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, nhất là đối với các vùng trồng rau xà lách và các loại rau gia vị. Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc BVTV.... Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông, hồ để tưới rãnh. Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này. Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1ha. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt đối không dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau. Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc hoá học BVTV thuộc nhóm độc I và II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như Bt, hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: Luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý... Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Khi ap dung công nghệ này, Bên nhận CN: Việt Nam Bên Chuyển giao CN:Mỹ, Nhật Bản, Úc, … Hình thức chuyển giao công nghệ có cả 2 hình thức: Trực tiếp: ben giao truc tiep quan ly cung nhu thuc hien CGCN , vi du ca nhan la nguoi Viet Nam o nc ngoai su dung cong nghe nuoc ngoai va truc tiep thuc hien tu khau quan ly den sx. Có các nước Mỹ ,Nhật Bản,Hàn Quốc… và lớn nhất phải kể đến Chương trình IPM rau của FAO tại Đông Nam Á và Nam châu Á trong đó có Việt Nam ,họ trực tiếp quản lí từ bước trồng ,chăm sóc và thu hoạch theo công nghệ mà họ lựa chọn. Ví dụ như Nhật Bản hợp đồng với những đơn vị 100% vốn đầu tư nước ngoài trồng và sản xuất rau ở Lâm Đồng,các dự án ở Đà Nẵng ,Tây Ninh… Chi phí cho hình thức này là khá lớn nhưng nó giải quyết được vấn đề đó là chất lượng rau sạch của Việt Nam không đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước phát triển.Lượng rau này sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu. Gián tiếp: bên CGCN không quản lý, bên nhận tự nghiên cứu, đưa nguồn nhân lựuc ra nước ngoaì học tập và về nước thực hiện, ví dụ như các cá nhân trong nước có thể nhận công nghệ va đầu tư sử dụng công nghệ này sản xuất, hoặc một số pháp nhân sủ dụng công nghệ để sản xuất.Ví dụ như : "Sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao không dùng đất - do PGS.TS Hồ Hữu An (Trường ĐH Nông nghiệp I HN) làm chủ nhiệm, đã được nghiệm thu. "Chỉ với bọt biển, hộp xốp, nước dung dịch, mùn cưa và trấu - những nguyên liệu rẻ tiền có thể tìm thấy ở bất cứ đâu - chỉ trong vòng 1 tháng bạn đã có một vườn rau sạch ; Trung tâm Năng suất Xanh đã hỗ trợ dự án trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất rau sạch bằng phương pháp canh tác tự nhiên tại Thôn Hoàng long nằm ở phía bắc huyện Gia lâm, cách trung tâm Hà nội 15km… II.1.2. Tình hình áp dụng công nghệ sản xuất rau sạch ở Việt Nam hiện nay Nhiều địa phương đã tích cực triển khai các dự án, đề tài phát triển c ông ngh ệ s ản xu ất rau sạch: Hà Nội có 3.756 ha rau an toàn (RAT) chiếm 44% diện tích trồng rau đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu dùng. Diện tích an toàn ở Vĩnh Phúc là 1.500 ha, ở Hà Tây gần 600 ha, thành phố Hồ Chí Minh hơn 3.000 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu có hàng trăm mô hình trồng thành công rau an toàn và sẽ phát triển đến 1.000 ha trong những năm sắp đến. Rau sạch cũng đang phát triển ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Nam, An Giang... Ðáng mừng là đã có những chủ trương, kế hoạch phát triển rau sạch của Nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như sự hỗ trợ của quốc tế. Nhằm nâng cao chất lượng sản xuất và xây dựng mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP do Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Công ty cổ phần BVTV An Giang và Chi cục BVTV thành phố Hồ Chí Minh phối hợp triển khai trong ba năm (2006- 2008) trên địa bàn 22 tỉnh phía nam và sáu tỉnh phía bắc. Thực tế "rau sạch": Qua điều tra của báo Nông nghiệp Việt Nam cho thấy riêng một xã Tây Tựu ở Từ Liêm Hà Nội, một vùng rau, vùng hoa nổi tiếng của Hà Nội, trong một năm dùng hết sáu tỷ đồng thuốc BVTV; sử dụng cả thuốc cấm, phun định kỳ cả chục lần trong một vụ rau, không bảo đảm thời gian cách ly... Hiện trạng này không phải chỉ riêng ở Hà Nội mà còn có ở nhiều nơi khác. Ngay ở vùng rau an to àn của Vĩnh Phúc, kết quả xét nghiệm cho thấy 40% số mẫu rau mu ống, rau cải vẫn có dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật gây bệnh. Một điều trăn trở khác không nhỏ là cho đến nay vẫn chưa có kết luận thuyết phục về mô hình trồng rau sạch. Người ta được biết đã có mô hình rau sạch cộng đồng ở Vĩnh Phúc và một số địa phương khác. Để phát triển "công nghệ sản xuất rau an toàn" cần đầu tư kh á l ớn: Đ ể hi ểu r õ h ơn v ề v ấn đ ề n ày ch úng ta h ãy cung t ìm hi ểu m ột quy tr ình s ản xu ất rau an to àn c ụ th ể đ ó l à : QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU MUỐNG AN TOÀN 1.Thời vụ: rau muống trồng được quanh năm, tuy nhiên trong mùa nắng điều kiện gieo trồng thuận lợi hơn mùa mưa. + Mùa nắng năng suất khoảng 2-2,5tấn/1.000m2/vụ. + Mùa mưa năng suất khoảng 1,5-2tấn/1.000m2/vụ. 2. Giống: Giống rau muống trắng Trung Quốc do công ty Nông Hữu và Hưng Nông cung cấp, đóng gói dạng bịt (1kg/bịt). Các giống này thường có tỷ lệ nẩy mầm cao, mọc đều, ít sâu bệnh. Năng suất cao hơn các giống địa phương từ 0,3-0,5kg/1.000m2/vụ. Đối với hạt giống nếu không được đóng gói mà chứa trong các bao hay các dụng cụ chứa khác. Thì tỷ lệ nẩy mầm của hạt không cao, dễ nhiễm sâu bệnh và năng suất không ổn định. 3. Chuẩn bị đất và phân bón lót: Yêu cầu đất không bị úng và ngập nước. Khi sản xuất trong mùa mưa thì cần chuẩn bị đất trồng như sau: + Cần có hệ thống đê bao, hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh. + Xẻ mương dọc theo liếp, và bố trí liếp trồng rau có chiều dài 5-10m. + Chuẩn bị phân lót: phân hữu cơ hoai (phân rơm mục hoặc phân gia súc; gia cầm...ủ hoai). Lượng phân: tưới 1kg nấm Tricoderma lên 200kg phân hữu cơ và ủ 15 ngày trước khi sử dụng cho 1.000m2 diện tích đất trồng. + Cuốc, xới phơi ải từ 5-10 ngày, rãi lượng phân chuẩn bị bón lót (sau khi ủ) + 25kg NPK (16-16-8) cho 1.000m2 diện tích và xới lấp phân lại. + Dùng dao, cuốc băm nhuyễn đất trước khi gieo hạt, tránh hạt lọt xuống kẻ đất lớn. 4. Xuống giống: + Chuẩn bị hạt: chọn mua giống tốt, tỷ lệ nẩy mầm phải đạt trên 90%. Lượng giống sử dụng 5-6 kg/1.000m2. + Ủ giống: hạt giống được ngâm với nước 3 sôi + 2 lạnh, thời gian ngâm 12giờ, vớt ra rửa bằng nước sạch (Rửa 3-4 lần để tránh hạt bị hôi, nhớt). Để ráo hạt, trộn với cát hoặc tro ẩm, rồi ủ trong 24 giờ đến khi hạt nứt mầm (nứt nanh). + Tưới sương cho đất kín các khe hở. + Gieo rãi đều trên mặt đất (1kg hạt rãi cho 18-20m2) + Sau khi gieo hạt: rãi phủ tro, rơm đậy hạt. + Tưới thật đẫm cho đất đủ nước giúp hạt mọc mầm tốt. 5. Chăm sóc: + Tưới nước: tưới 2 lần/ ngày sau khi gieo hạt, tưới nước với lượng vừa đủ. + Tưới phân Urea: 5-7 ngày sau khi gieo hạt, dùng 50g Urea pha với 20 lít nước tưới cho 10m2. Sau đó, cách nhau 6-7 ngày tưới lại một lần. Từ khi gieo đến thu hoạch tưới 2-3 lần (thời gian cách ly đối với phân Urea trước khi thu hoạch là 5 ngày). + Phòng trừ sâu bệnh: chọn giống tốt, tưới Tricoderma để hạn chế bệnh trên cây con khi mới gieo. Rau muống có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 20-25 ngày); do đó, nếu đất trồng được chuẩn bị kỹ và hạt giống tốt thì hạn chế sâu bệnh. Khi có sâu ăn lá, rệp dính gây hại có thể sử dụng thuốc vi sinh Atabron, Trebon, Pegasus, dầu khoáng SK.... để trị theo nồng độ và liều lượng khuyến cáo trên bao bì và cách ly ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch. Trường hợp có sâu hại nhiều: tiến hành thu hoạch sớm để giảm chi phí, tránh sử dụng thuốc liều cao gây ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu dùng. 6. Thu hoạch: Rau muống sau khi gieo từ 20-25 ngày có thể thu hoạch. Năng suất rau muống cao nhất khi thu hoạch vào khoảng 25-30 ngày tuổi, thu hoạch trễ rau sẽ bị già cứng khó tiêu thụ, thu hoạch sớm năng suất sẽ thấp. * Thời gian thu hoạch: + Buổi sáng: từ 7-9 giờ sáng phù hợp cho vận chuyển đi xa. + Buổi chiều mát: từ 16-18 giờ phù hợp cho vận chuyển đi các chợ gần. * Cách thu hoạch: + Tưới nước: vào sáng sớm (hoặc trước khi thu hoạch 2-3 giờ) tưới đẫm liếp rau trước khi nhổ, giúp đất mềm dễ nhổ, cây rau không bị đứt, dập. + Rau sau khi nhổ: xếp gốc theo gốc, ngọn theo ngọn, dùng bao nylon, bao PP xếp rau lên, gom về nơi khô mát để rữa và phân loại; loại bỏ rau bị hư dập, lá bị sâu, lá già, cọng lá nhỏ... theo tiêu chuẩn hợp đồng với nơi tiêu thụ. + Đóng gói sản phẩm: sau khi phân loại thì quấn lại bằng lá chuối hoặc nylon; trọng lượng từ 1-2kg/bó, đóng kiện từ 15-20kg (tuỳ theo yêu cầu của thị trường). Với mỗi loại rau thì cần các phương pháp kĩ thuật khác nhau nên người trồng rau phải qua một lớp đào tạo cơ bản và có cán bộ chuyên môn trực tiếp hướng dẫn , chỉ đạo trong quá trình gieo trồng. Doanh thu trên một héc-ta đầy mồ hôi, công sức, rủi ro và suy tư đó là 70 triệu đồng/năm trở lên. Cao gấp 4 lần so với phương pháp trồng rau thông thường, tốt cho sức khỏe, nhưng so với các ngành kinh doanh khác thì thu nhập từ nông nghiệp thực sự không làm cho các nhà đầu tư mặn mà, bởi một phần chi phí công sức đã chưa hạch toán đầy đủ theo phương thức hạch toán công nghiệp. II.1.3. Điểm mạnh, điểm yếu của Công nghệ rau sạch ở Việt Nam Điểm mạnh : -Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; có thể sản xuất trái vụ , năng suất cao, phù hợp với Việt Nam chưa có rau sạch thật sự -Đơn giản, dễ chuyển giao, có thể áp dụng đại trà -Khi áp dụng vào Việt Nam thì có thuận lợi: Nhân công rẻ hiểu về nghề nông. -cây trồng ít bệnh, ít phải phun thuốc trừ sâu, giảm chi phí -Được người tiêu dùng ưa chuộng (đặc biệt là các thành phố lớn) -tận dụng diện tích nhỏ hẹp như sân thượng, lan can để trồng rau thuỷ canh -Việt Nam có đất nông nghiệp lớn, ngày càng được các tổ chức quốc tế, nhà nước ,các công ty chú trọng và có số vốn đầu tư nền Nông nghiệp công nghệ cao và dần trở thành ngành mũi nhọn của đất nước. Điểm yếu: Cái tốn kém đầu tư cho rau an toàn nằm ở việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với nhà nylon, hệ thống tưới phun và kỹ thuật chăm sóc bón phân, phòng trừ sâu bệnh đều theo quy trình sản xuất rau an toàn, rau sạch. Tất cả đều cần đầu tư. Với một ngành nông nghiệp, chịu nhiều tác động của thời tiết và rủi ro khác, chúng ta không dám mơ tưởng tới sự bùng nổ của "nông nghiệp sạch." Giá mua, thực hiện Công nghệ này là đắt Có thể mất nhiều chi phí đào tạo nhân lực phải xóa bỏ tập quán canh tác cũ và nhỏ lẻ, giá trị thấp,Tập trung đầu t ư và canh tác. Phải tập huấn kiến thức về các tiêu chí rau sạch và nhận thức của người trồng rau Cần hệ thống thuỷ lợi t ốt Có sự phối hợp, giúp đỡ chặt chẽ giữa nhà nước ,các nhà kinh doanh và ng ười dân Cái tốn kém đầu tư cho rau an toàn nằm ở việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với nhà nylon, hệ thống tưới phun và kỹ thuật chăm sóc bón phân, phòng trừ sâu bệnh đều theo quy trình sản xuất rau an toàn, rau sạch. Tất cả đều cần đầu tư. Với một ngành nông nghiệp, chịu nhiều tác động của thời tiết và rủi ro khác, chúng ta không dám mơ tưởng tới sự bùng nổ của "nông nghiệp sạch." Để sản xuất rau sạch, các nhà kinh doanh nông nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế, và học công nghệ sản xuất từ các Viện nghiên cứu rau quả về các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chọn giống rau có năng suất tốt và chất lượng cao cũng phải học. Việc duy trì niềm tin của thị trường và hệ thống phân phối cũng vất vả -- cả một chiến lược. Riêng việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cũng mất rất nhiều công sức. Nhà kinh doanh còn phải làm công việc của các chuyên gia côn trùng học không chuyên để hiểu rõ chu kỳ sinh trưởng-phát triển của mỗi loại côn trùng để có phương pháp ngăn chặn, đẩy lùi các loại bọ có hại. Cái mà tiến sĩ Phan Kế Long của SAGA chúng ta trình bày ở Dak Lak về khai thác những thiên địch (côn trùng có lợi) cho cây nhằm tạo phương tiện bảo vệ mùa màng sinh học cũng được các nhà nông-kinh doanh nghiên cứu!! Thật là đáng ngạc nhiên. So với các ngành kinh doanh khác thì thu nhập từ nông nghiệp thực sự không làm cho các nhà đầu tư mặn mà. Phần nào là vì một phần chi phí công sức đã chưa hạch toán đầy đủ theo phương thức hạch toán công nghiệp. Việc sản xuất rau đảm bảo an toàn rõ ràng rất có ích. Vì thế, xã hội (bao gồm rất nhiều hộ gia đình tiêu thụ rau) ủng hộ là chuyện dễ hiểu. Vấn đề là sự ủng hộ đó có điều kiện, và một phần quan trọng của điều kiện ấy là niềm tin. Chúng ta có rau sạch ,rau không sạch nhưng phân biệt nó thế nào thi quả là cực ki khó khăn. Ngày 26/8/2007, kênh thời sự VTV1 lại đưa tin về việc thương hiệu rau sạch Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các "Cửa hàng rau sạch" lại bán rau không nguồn gốc, và tất nhiên cũng không lấy gì làm sạch. Với giả thiết hành vi tiêu dùng hợp lý, không ai bỏ tiền gấp 4 để mua một thứ mà không biết chắc có phải thứ mình cần tìm! Như vậy, chuyện của hệ thống phân phối và niềm tin tiêu dùng cũng là một khó khăn. ( một công nghệ cụ thể rất khó nói điểm mạnh điểm yếu của ấy) II.2.2. Hiệu quả và hạn chế khi áp dụng công nghệ sản xuất rau sạch ở Việt Nam II.2.2.1. Hiệu quả Nang suat cao, hau het rau sach, dam bao an toan, day du chat dinh duong, dap ung nhu cau cua nguoi tieu dung Gay tieng vang nham nang cao y thuc cua nguoi dan ve su dung rau an toan Cong nghe dan duoc ap dung pho bien rong rai, tac dong den muc do canh tranh cua nha san xuat II.2.2.2. Hạn chế Đến nay, đa số các khu NNCNC vẫn phải sử dụng các hạt giống của những công ty bán và chuyển giao công nghệ. Các giống trong nước chưa có kết quả tốt, chưa xác định được bộ giống phù hợp để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm có giá bán không cao, do vậy chưa khuyến khích được sản xuất phát triển. Do nguồn nhân lực chưa được đào tạo cơ bản nên khi tiếp xúc ngay với một lĩnh vực công nghệ cao, người vận hành gặp nhiều khó khăn khi sử dụng máy móc, thiết bị, chưa có tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp. Dac biet la mot so doanh nghiep ban rau “chua sach” tran lan tren thi truong kho co the phan biet duoc II.3. Định hướng và giải pháp II.3.1. Định hướng Có hai loại hình chủ yếu trong phát triển rau sạch hiện nay ở nước ta: Thứ nhất là, mô hình rau sạch trên diện tích  hẹp với đầu tư cao, chủ yếu là đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Ðó là trồng rau sạch trong nhà kính, nhà lưới, trồng rau sạch thủy canh... Ưu điểm của mô hình này là có thể trồng rau sạch trái vụ, cho năng suất cao, tránh được những bất lợi do thời tiết (mưa, gió lớn) phù hợp chủ yếu với rau ăn lá và rau cao cấp phục vụ một số yêu cầu khắt khe, cao cấp của người tiêu dùng. Khiếm khuyết lớn nhất của mô hình này là quy mô thường nhỏ do vậy số người tham gia sản xuất ít sản lượng rau sạch nhỏ, không đáp ứng được đông đảo cộng đồng người tiêu dùng, tác động bảo vệ môi trường hạn chế, giá thành cao, hơn nữa đầu tư khá cao (cho 1 ha nhà lưới từ 250 đến 300 triệu đồng, cho nhà kính hàng tỷ đồng) nên khó mở rộng. Do vậy mô hình này chỉ nên phát triển có chọn lọc trước hết là làm rau sạch hữu cơ rau trái vụ, rau giống, rau cao cấp cho những nhu cầu đã được đặt. Mô hình này cũng không phù hợp khí hậu, thời tiết nước ta, sự không thành công của mô hình nhà lưới ở một số thành phố, tỉnh thời gian qua cũng cho thấy điều đó. Thứ hai là, mô hình phát triển rau sạch đại trà ngoài đồng trên diện rộng, đầu tư không cao chủ yếu là đầu tư kỹ thuật, huấn luyện nông dân, nhược điểm chủ yếu là không trồng được rau trái vụ, hay bị tác động bất lợi của thời tiết nhưng ưu điểm lớn là nhiều nông dân biết cách và tham gia trồng rau sạch, diện tích và sản lượng lớn nên đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng tiêu dùng, khai thác được các ưu thế của thời tiết nhiệt đới, giá thành thấp (thường gần bằng giá rau thông thường hoặc tăng không quá 10%) tác động tích cực nhanh và rộng đến nông nghiệp, môi trường và cộng đồng xã hội, dễ mở rộng quy mô sản xuất. Ðây được gọi là mô hình "sản xuất rau sạch cộng đồng" đã được nghiên cứu ứng dụng và khởi xướng, từ tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2000 - 2003, từ đó lan ra khá nhiều địa phương (Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Khánh Hòa...) và tỏ ra thích hợp, có hiệu quả. Trong điều kiện sản xuất, tiêu dùng khả năng đầu tư, trình độ nông dân của chúng ta hiện nay, cần tập trung nhanh chóng phát triển mô hình "rau sạch cộng đồng". Mô hình phát triển rau sạch cộng đồng "RSCÐ" có một số đặc điểm đó là: Ba tính chất cộng đồng: cộng đồng về sản xuất, cộng đồng về tiêu dùng, cộng đồng về lợi ích. Năm đặc điểm của RSCÐ: sản xuất rau sạch (RS) đại trà ngoài đồng trên diện tích lớn; đầu tư kỹ thuật là chủ yếu; bảo đảm lợi ích cả của người trồng rau lẫn người tiêu dùng rau và xã hội; phương thức chuyên gia kỹ thuật phải đơn giản dễ tiếp thụ, dễ áp dụng; quản lý chất lượng ở khâu sản xuất là chủ yếu. Năm nội dung kỹ thuật chủ yếu của RSCÐ: Áp dụng các biện pháp canh tác truyền thống và thâm canh phù hợp yêu cầu RSCÐ; áp dụng công nghệ IPM rau; ứng dụng công nghệ vi sinh hữu hiệu EM và các chế phẩm sinh học BVTV thay thế dần hóa chất nông nghiệp; sử dụng nông dược hợp lý và an toàn; thực hiện "5 điều cấm trong sản xuất rau sạch" (cấm sử dụng phân tưới, nước giải tưới; cấm sử dụng nước bẩn, cấm bón quá 200 kg N/ha; cấm dùng thuốc BVTV độc hại cao; cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp trong vòng 10 ngày trước thu hoạch). Bốn nội dung quản lý chủ yếu trong sản xuất RSCÐ: Quy hoạch vùng sản xuất RSCÐ, mỗi xã trong vùng có một cán bộ kỹ thuật rau sạch, cứ 10 ha RS có một kỹ thuật viên RS; tăng cường việc quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV và vật tư nông nghiệp trong vùng; xây dựng một cơ chế quản lý giám sát chất lượng sản xuất RS; gắn kết các đơn vị sản xuất RS với các đơn vị kinh doanh, tiêu thụ RS cũng như cơ quan QLNN và chỉ đạo sản xuất. Phát triển rau sạch là định hướng đúng trong sản xuất nông nghiệp, cần được đẩy mạnh ở nước ta. Vấn đề là lựa chọn mô hình nào vừa bảo đảm lợi ích lâu dài của người sản xuất, người tiêu dùng, môi trường và xã hội. II.3.2. Giải pháp Giải pháp then chốt để mở rộng sản xuất và tiêu thụ rau sạch là xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu rau sạch. Thương hiệu rau sạch có thể là thương hiệu của nhà sản xuất (người trồng rau) hoặc thương hiệu của nhà phân phối (siêu thị, cửa hàng chuyên doanh...). Một số nhà sản xuất rau hiện nay là các trại, trạm rau quả của nhà nước và các hợp tác xã. Các trạm, trại , các hợp tác xã và các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh nói trên có điều kiện thuận lợi hơn và cần đi trước trong vấn đề xác lập và đăng ký thương hiệu rau sạch. Tuyệt đại đa số người trồng rau hiện nay là những hộ nông dân cá thể. Mỗi hộ nông dân cá thể đơn lẻ nói chung không có khả năng xúc tiến thương mại, xác lập và đăng ký thương hiệu, triển khai mạng lưới tiêu thụ. Các cấp chính quyền, tổ chức xã hội (Hội nông dân tập thể, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...), hiệp hội ngành nghề (Hội những người làm vườn....), các tổ chức khuyến nông ở các địa phương, nhất là các địa phương có vùng sản xuất rau tập trung, cần tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ cho người trồng rau cá thể liên kết thành các tổ chức với các hình thức và quy mô khác nhau (nhóm, tổ, hợp tác xã, chi hội người trồng rau...). Mỗi tổ chức người trồng rau có thể đăng ký một thương hiệu dùng chung cho tất cả các thành viên trong tổ chức. Để tăng cường hiệu lực của quản lý nhà nước đối với việc đảm bảo thương hiệu rau sạch, bên cạnh các biện pháp tổ chức và kỹ thuật khác, các cơ quan khoa học và cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu tìm ra các phương pháp xác định chất lượng rau quả nhanh với chi phí thấp. Việc tạo lập và đăng ký thương hiệu là cách thức tốt nhất phân định giữa rau an toàn và rau thông thường trên thị trường, tạo niềm tin của người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và nâng cao trách nhiệm của người trồng rau sạch, mở ra cơ hội mới đối với sự phát triển của thị trường rau sạch ở Việt Nam. kết luận Công nghệ sản xuất rau sạch ngày nay đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên theo Tiến Sĩ An, công nghệ tuy mới nhưng hiện nay các thiết bị, nguyên vật liệu phần lớn cũng đã có ở trong nước; các nhà khoa học hoàn toàn chủ động về mặt công nghệ; không phải thuê chuyên gia nước ngoài. “Công nghệ này rất phù hợp với Việt Nam, nó giải quyết tận gốc vần đề rau an toàn ở nước ta, vậy tại sao ta lại không áp dụng?” Đây cũng là câu hỏi mà TS An đang tìm cách giải quyết. Theo ông, hiện nay chúng ta đang ra sức kêu gọi phải vận dụng công nghệ mới, phải đi tắt đón đầu nhưng nói thế chung quá. Công nghệ mỗi ngành có cái khác nhau, đi tắt đón đầu trong mỗi ngành cũng có con đường riêng. Nói công nghiệp hoá trong nông nghiệp là làm cho người nông dân “không còn phải dắt trâu ra đồng cày ruộng”, phải đầu tư, phải có kiến thức. Nhưng người nông dân của ta lại thiếu cả hai. “Đưa công nghệ cao vào thì khó  khăn quá lớn”. Công nghệ mới không phải ai cũng biết, ngay cả cán bộ khoa học kỹ thuật cũng chỉ mới nghe nói, người dân càng mơ hồ nên vấn đề đưa khoa học vào càng khó. Ông cũng cho rằng hiện nay người nông dân làm chủ miếng đất của mình, tinh thần trách nhiệm được nâng cao, bất cứ công nghệ nào trước khi áp dụng vào cũng phải hoài nghi. Chính vì vậy  mà cần có người tiên phong, đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới này. Khi thành công thì chắc chắn lúc đó tự người dân sẽ tìm đến công nghệ của mình. Điều mà TS Hồ Hữu An và các cộng sự của ông mong muốn là chuyển giao công nghệ tới tận tay người dân, những mô hình trồng rau sạch sẽ ngày càng phổ biến và điều quan trọng là nỗi lo về rau không an toàn sẽ không còn nữa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu công nghệ sản xuất rau sạch ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan