Tìm hiểu di tích đình làng Cót (đình Hạ yên quyết) (phường Yên hòa, quận Cầu giấy, tp. Hà Nội)
Xác định niên đại của di tích Đình Hạ Yên Quyết và quá trình tồn tại
của di tích trong lịch sử.
Bước đầu xác định rõ đặc trưng và giá trị cơ bản về kiến trúc, điêu khắc
và những giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích.
Đề xuất những giải pháp về bảo tồn tôn tạo và phát huy tác dụng của di
tích trong giai đoạn hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu di tích đình làng Cót (đình Hạ yên quyết) (phường Yên hòa, quận Cầu giấy, tp. Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
*********
NGUYỄN THỊ THÙY LIÊN
TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH LÀNG CÓT
(ĐÌNH HẠ YÊN QUYẾT)
(PHƯỜNG YÊN HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, TP. HÀ NỘI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG
Người hướng dẫn: PGS. TS Trịnh Minh Đức
HÀ NỘI – 2010
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 6
6. Bố cục khóa luận ...................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒNTẠI CỦA
ĐÌNH HẠ YÊN QUYẾT ............................................................................................... 7
1.1. Tổng quan về không gian văn hóa nơi di tích tồn tại. ....................... 7
1.1.1. Lịch sử vùng đất. .............................................................................. 7
1.1.2 Đời sống dân cư. ............................................................................... 8
1.1.3 Truyền thống văn hóa. ..................................................................... 12
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích ......................... 19
1.2.1 Truyền thuyết các nhân vật được thờ ở đình làng Cót. ................... 19
1.2.2. Đình Hạ Yên Quyết qua các thời kỳ lịch sử ................................... 25
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC, LỄ HỘI ĐÌNH HẠ
YÊN QUYẾT .................................................................................................................... 29
2.1 Kiến trúc ............................................................................................... 29
2.1.1 Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng tổng thể của di tích .... 29
2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc, nghệ thuật trang trí đình Hạ Yên Quyết
.................................................................................................................. 35
2.1.3 Hệ thống di vật ................................................................................ 45
2.2 Lễ hội đình làng Hạ Yên Quyết .......................................................... 54
2.2.1. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội đình Hạ Yên Quyết .......... 54
2.2.2 Công việc tổ chức lễ hội .................................................................. 55
2.2.3. Nội dung chính của lễ hội .............................................................. 56
3
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN TÔN TẠO VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH HẠ YÊN QUYẾT ............................. 68
3.1 Thực trạng di tích đình Hạ Yên Quyết .............................................. 68
3.1.1 Thực trạng về kiến trúc. .................................................................. 68
3.1.2 Thực trạng về di vật ........................................................................ 69
3.1.3 Thực trạng lễ hội ............................................................................. 70
3.2. Giải pháp bảo tồn di tích đình làng Cót ........................................... 71
3.2.1 Giải pháp bảo tồn đối với di tích đình làng Cót. ............................ 71
3.2.2. Giải pháp trùng tu, tôn tạo đình làng Cót. ..................................... 73
3.3 Bảo quản các di vật trong di tích. ....................................................... 76
3.3.1 Di vật gỗ .......................................................................................... 76
3.3.2 Di vật kim loại ................................................................................. 77
3.3.3 Di vật vải ......................................................................................... 77
3.4 Giải pháp bảo tồn lễ hội đình làng Cót. ............................................. 77
3.5. Khai thác và phát huy giá trị di tích đình Hạ Yên Quyết ............... 78
3.5.1 Tổ chức tham quan tại di tích ......................................................... 78
3.5.2 Giới thiệu về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng ...... 78
3.5.3 Viết sách, tờ gấp giới thiệu về di tích .............................................. 79
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 83
PHỤ LỤC
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn thể dân tộc Việt Nam đang từng ngày chuẩn bị cho lễ kỷ niệm
trọng đại “1000 năm Thăng Long – Hà Nội” để tạo nên dấu ấn cho mảnh đất
nghìn năm văn hiến ấy, không thể không kể đến sự góp mặt của các di tích
lịch sử văn hóa, mà ẩn dưới dáng vẻ rêu phong cổ kính chính là một kho tàng
quý báu của cha ông để lại cho chúng ta về kiến trúc, điêu khắc, trang trí và
phong tục cổ truyền, tín ngưỡng. Những di tích lịch sử - văn hóa sẽ trở nên có
ý nghĩa nếu như mỗi chúng ta hiểu đựơc lớp văn hóa trong nó, và có cái nhìn
chân thực, rõ ràng hơn về cội nguồn văn hóa dân tộc, biết lựa chọn khai thác
cũng như bảo tồn và phát huy những tinh hoa, truyền thống đạo đức, thuần
phong mỹ tục lấy đó làm nền tảng xây dựng nền văn hiến nước ta vừa mang
nét văn hóa cổ truyền vừa mang nét văn hóa hiện đại.
Những năm gần đây, cùng với không khí đổi mới đất nước trên tất cả
các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hộiCác di tích đang được phục hồi, tôn
tạo, các lễ hội được mở ra ngày thêm khởi sắc ở khắp các tỉnh, thành phố,
làng quê, đó là minh chứng sắc đáng nhất về vai trò của các di tích lịch sử văn
hóa, về mục đích nhân văn cao cả hoàn thiện con người, hoàn thiện cái chân -
thiện – mỹ trong mỗi con người khi đến di tích.
Thành phố Hà Nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng có nhiều di
tích lịch sử văn hóa có giá trị, việc khai thác và phát huy giá trị còn tiềm ẩn
trong di tích là một nguồn lực phong phú, đa dạng nhằm phát triển kinh tế du
lịch, đặc biệt trong năm có đại lễ kỷ niệm 1000 năm chuẩn bị diễn ra.
Tuy nhiên, nếu như chúng ta chỉ khai thác và phát huy giá trị của những
di sản mà không chú trọng đến việc bảo quản và tu bổ, tôn tạo thì sẽ hủy hoại
tới di sản văn hóa của dân tộc, đã có một bộ phận các di tích lịch sử văn hóa
bị đe dọa, bị sử dụng sai mục đích, bị thu hẹp lại, bị xóa bỏ, buôn bán trái
phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc giaThực tế cũng chứng minh rằng mất đi
5
một nhà máy ta còn có thể xây dựng lại thậm chí to đẹp hơn, nhưng nếu
những di sản văn hóa không còn thì sẽ không thể thay thế như cũ được.
Nhận thức được điều này và được sự đồng ý của khoa bảo tàng và
giảng viên hướng dẫn tôi chọn ngôi đình Hạ Yên Quyết (Đình Cót) – Làng
Cót – Phường Yên Hòa - Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp đại học nghành bảo tàng học.
Mặt khác, qua công trình nghiên cứu này để góp phần vào tiến trình
bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ những tư liệu lịch sử xác định lịch sử ra đời và quá trình tồn tại của
di tích đình làng Cót.
Nghiên cứu, khảo tả những giá trị của di tích qua kiến trúc, điêu khắc
và lễ hội.
Tìm hiểu thực trạng của di tích và đề xuất những giải pháp bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là Đình làng Cót (đình Hạ
Yên Quyết).
Phạm vi nghiên cứu: là đặt di tích đình Hạ Yên Quyết (đình Cót) trong
không gian lịch sử, văn hóa làng Cót – phường Yên Hòa – quận Cầu Giấy –
TP. Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên nghành: Bảo tàng
học, Mỹ thuật học, Sử học, dân tộc học, sử học, mỹ thuật học, văn hóa dân
gian
6
Phương pháp khảo sát tại thực tế và vận dụng các kỹ năng: quan sát, đo
vẽ, chụp ảnh, miêu tả, phỏng vấn để thu thập nguồn tài liệu của di tích.
5. Kết quả nghiên cứu
Xác định niên đại của di tích Đình Hạ Yên Quyết và quá trình tồn tại
của di tích trong lịch sử.
Bước đầu xác định rõ đặc trưng và giá trị cơ bản về kiến trúc, điêu khắc
và những giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích.
Đề xuất những giải pháp về bảo tồn tôn tạo và phát huy tác dụng của di
tích trong giai đoạn hiện nay.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận
có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích đình Hạ
Yên Quyết
Chương 2: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội di tích đình Hạ Yên Quyết
Chương 3: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích đình Hạ Yên
Quyết
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người
Việt, Nxb Văn hóa dân tộc.
2. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb
Văn hóa thông tin.
3. Nguyễn Đăng Duy – Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
4. Trịnh Minh Đức (chủ biên) (2007), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Nxb
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội – Một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng
đồng, Nxb Khoa học và xã hội.
6. Đinh Gia Khánh – Lê Hữu Tầng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống
hiện đại, Nxb Khoa học xã hội.
7. Vũ Tam Lang (1998), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây dựng.
8. Thu Linh – Đặng văn Lung (1994), Lễ hội truyền thống và hiện đại, NxB
Văn hóa Hà Nội.
9. Nguyễn Thế Long (2005), Đình và Đền Hà Nội, Nxb Văn hóa thông tin.
10. Hoàng Nam, Một số giải pháp quản lý lễ hội dân gian, Nxb Văn hóa dân
tộc.
11. Ngô Huy Quỳnh (1986), Tìm Hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây
dựng Hà Nội.
12. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự (1998), Đình Việt Nam, Nxb Thành Phố Hồ
Chí Minh.
13. Bùi Thiết (1993), Làng xã ngoại thành Hà Nội, Nxb Hà Nội.
14. Đỗ Thỉnh (2000), Địa chí ven vùng Thăng Long, Nxb Văn hóa thông tin.
14. Nguyễn Thị Thủy (1994), Lý lịch di tích đình Hạ Yên Quyết, Ban quản lý
di tích và danh thắng Hà Nội.
84
16. Chu Quan Trứ (2003) Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Mỹ
thuật Hà Nội.
17. Vụ văn hóa quần chúng và thư viện (1993), Hội nghị hội thảo về lễ hội,
Nxb Văn hóa thông tin.
18. WWW.caugiay.hanoi.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_thuy_lien_tom_tat_8172_2062943.pdf