Tìm hiểu giải pháp ảo hóa của vmware và triển khai data center trên nền esx server

TÌM HIỂU GIẢI PHÁP ẢO HÓA CỦA VMWARE & TRIỂN KHAI DATA CENTER TRÊN NỀN ESX SERVER 1. CƠ SỞ CỦA LUẬN VĂN 1.1 . Ảo hóa "chạm ngõ" thị trường Việt Nam - Vừa qua, các "đại gia" công nghệ như Microsoft, IBM, HP, Intel . đua nhau quảng cáo rầm rộ các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp sử dụng công nghệ ảo hóa với những cam kết rằng ảo hóa là sự phát triển cho tương lai, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả với chi phí thấp nhất trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp Việt Nam "lơ mơ" về khái niệm này. 1.2. Tình hình phát triển công nghệ ảo hóa ở các nước khác - Kể từ năm 2005, ảo hóa bắt đầu được triển khai với tốc độ nhanh hơn cả những gì các chuyên gia công nghệ dự đoán. Từ "gã khổng lồ" ảo hóa VMWARE đến các công ty cung cấp phần cứng và phần mềm lớn là IBM, Intel, Microsoft, HP . đều đầu tư các khoản tiền lớn cho công nghệ này. Không dừng lại ở quy mô máy tính, các "đại gia" còn đưa ảo hóa cả vào điện thoại di động, các thiết bị cầm tay, thiết bị lưu trữ . - Theo khảo sát gần đây của Enterprise Strategy Group, tại thị trường Mỹ, 28% DN có kế hoạch sử dụng môi trường ảo hóa sẽ thực hiện ảo hóa máy chủ trong vòng 6 tháng tới và 42% có kế hoạch khai thác ảo hóa trong năm sau. Các ban ngành IT tại Mỹ đang sử dụng ảo hóa đã ảo hóa 24% số máy chủ và dự kiến con số này sẽ tăng lên 45% vào năm 2009. Ở những quốc gia phát triển như Singapore đã có khoảng 40% DN trang bị kỹ thuật này. - VMWAREESX Server đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ảo hóa với 60% máy chủ ảo hóa là sử dụng VMWAREESX Server. Tiếp theo là đến Windows Server 2008 tích hợp Windows Virtualization. 1.3. Tình hình phát triển công nghệ ảo hóa tại Việt Nam - Tại VN, các "đại gia" Microsoft, IBM, HP, Intel . đã ồ ạt đưa ảo hóa vào thị trường công nghệ ảo hóa. - Ảo hóa thâm nhập vào VN được hơn một năm và hiện đã có những khách hàng sử dụng. Song, theo đánh giá chung của các tập đoàn IT trên, thị trường ảo hóa tại Việt Nam vẫn đang ở mức độ sơ khai. 2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN - Nghiên cứu, tìm hiểu về công nghệ ảo hóa với VMwareESX Server. - Triển khai mô hình DataCenter dựa trên nền tảng công nghệ và giải pháp ảo hóa của VMWARE. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - ESX Server. - vCenter Server. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN1 1.CƠ SỞ CỦA LUẬN VĂN1 1.1. Ảo hóa "chạm ngõ" thị trường Việt Nam1 1.2.Tình hình phát triển công nghệ ảo hóa ở các nước khác. 1 1.3.Tình hình phát triển công nghệ ảo hóa tại Việt Nam2 2.MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN2 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU2 CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU VỀ ẢO HÓA3 1.GIỚI THIỆU VỀ ẢO HÓA3 2.ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY4 3.ẢO HÓA LÀ GÌ ?. 6 4.LỊCH SỬ ẢO HÓA7 5.TẠI SAO ẢO HÓA LẠI QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ?. 7 5.1Bốn lý do để ứng dụng ảo hóa. 7 5.1.1Tối ưu hóa công suất sử dụng phần cứng:7 5.1.2Nhu cầu ảo hóa dữ liệu:8 5.1.3Ứng dụng công nghệ xanh để đạt hiệu quả sử dụng năng lượng tốt hơn:9 5.1.4Chi phí quản lý hệ thống rất lớn và ngày càng tăng. 10 6.TÌNH HÌNH ẢO HOÁ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI. 11 6.1Tình hình ảo hoá ở Việt Nam11 6.2Tình hình ảo hoá ở Nước ngoài12 7.ẢO HÓA HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?. 12 8.PHÂN LOẠI ẢO HÓA14 8.1Ảo hoá server. 14 8.2Ảo hoá Storage. 15 8.3Ảo hoá Network. 16 8.4Ảo hoá Application. 17 8.5Các môi trường ảo hóa. 19 9.VMWARE GIẢI PHÁP CHO CLOUD COMPUTING20 9.1Virtualization & Cloud. 20 9.2VMWARE's Approach. 20 CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VÀ TÌM HIỂU VỀ ESX SERVER22 1.SƠ LƯỢC VỀ CẤU TRÚC ESX SERVER22 2.SO SÁNH GIỮA COSOLE OPERATING SYSTEM VÀ VMKERNEL24 2.1.Tổng quan. 24 2.2Console Operating system24 2.3VMkernel26 2.4The ESX boot process. 26 2.5LILO27 2.6Console operating system27 2.7INIT27 2.8etc/rc.d/rc3.d. 28 2.9S00vmkstart28 2.10S10network. 29 2.11S12syslog. 29 2.12S56xinetd. 29 2.13S90VMware. 29 2.14S91httpd.VMWARE30 2.15Tại sao ta cần biết quá trình khởi động ?. 31 3.ẢO HÓA PHẦN CỨNG31 3.1.System devices. 31 3.2.Processor. 32 3.3.Network. 32 3.3.1.Vlance. 33 3.4.SCSI34 3.5.Hardware allocation. 35 3.5.1.Virtual35 3.5.2.Console. 36 3.5.3.Shared resource. 36 3.5.4.Modifying these configurations. 37 3.5.4.1.MUI37 3.5.4.2.Console operating system38 3.6.bốn tài nguyên cốt lõi của hệ thống. 40 3.6.1.Processor. 40 3.6.2.Hyper-threading. 41 3.6.3.Symmetrical multi-processing (smp hoặc là virtual-smp). 44 3.6.4.Memory. 45 3.6.5.Numa. 46 3.6.6.Network. 48 3.6.7.Console nic configuration. 49 3.6.8.Vmnic configuration. 50 3.6.9.Virtual switch. 50 3.6.10.Virtual network (vmnet) configuration. 51 3.6.11.Storage. 53 3.6.12.Virtual disk files for vms. 53 3.6.13.VMFS. 54 3.6.14.Local storage. 55 3.6.14.1Advantages of using local storage. 56 3.6.14.2Disandvantages of using local storage. 56 3.6.15.SAN Storage. 56 3.6.15.1Advantages of using san storage. 57 3.6.15.2Disadvantages of using san storage. 57 3.6.16.Other pluggable devices. 57 3.6.17.SCSI58 3.6.17.1Console operating system scsi device access. 58 3.6.17.2Virtual guest scsi device access. 58 3.6.18.PCI59 3.6.19.USB/firewire. 59 3.6.20.Pararel/serial60 3.6.21.1Configuring parallrel ports. 60 3.6.21.2Configuring serial port61 3.7Resource sharing. 62 3.7.1Processor. 62 3.7.2Processor share allocation. 63 3.7.3Specifying min/max percentages. 64 3.7.4Combination of min/max and share allocation. 65 3.7.5Affinity. 67 3.8Memory. 67 3.8.1Transparent page sharing. 68 3.8.2Ballooning. 68 3.8.3Paging. 69 3.9Network. 70 3.10Disk. 71 4.VMWAREESX IMPLEMENTATION72 4.1ESX Server Hardware. 72 4.1.1ESX Server Memory Usage. 73 4.1.1.1Operating Systems Being Hosted. 73 4.1.1.2Console OS Memory Requirements. 74 4.1.2ESX Server Hard Drive Usage. 74 4.1.2.1Local VMWARE Partitions. 78 4.1.3ESX Server Network Connectivity. 79 4.1.3.1Console NIC Configuration. 80 4.1.3.2Virtual NIC (VMNIC) Configuration. 80 5.HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT ESX 4.0. 81 5.1System requirements. 81 5.2Processor (64-bit). 81 5.3RAM . 81 5.4Network adapters. 81 5.5SCSI adapter, fibre channel adapter, or internal raid controller. 81 5.6Installation and storage. 82 5.7Recommendations for enhanced ESX performance. 83 5.8Tested software and firmware for creating ESX installation media. 84 5.8.1Danh sách thử nghiệm và kết hợp cho việc ghi các file ISO vào DVD để phục vụ cho việc cài đặt ESX.84 5.8.2Danh sách thử nghiệm và kết hợp. 84 5.9vCenter server and the vSphere Client hardware requirements. 85 5.9.1Minimum requirements for vcenter server. 85 5.9.2Minimum requirements for the vsphere client86 5.1032 bit or 64-bit operating system for vcenter server. 86 5.10.1Recommendations for optimal performance. 86 5.10.2Requirements for installing vcenter server on a custom drive. 87 5.11vCenter server software requirements. 87 5.12vSphere client software requirements. 88 5.13Support for 64-bit guest operating systems. 88 5.14Requirements for creating virtual machines. 88 5.15Required ports. 89 5.16Rupported remote management firmware versions. 90 5.17Hướng đãn cài đặt ESX91 5.18Những điều kiện để cài đặtESX91 5.19Thông tin về ESX console.vmdk. 92 5.20Các tùy chọn cho việc truy cập cài dặt, installation media, booting installer và running installer.92 5.21Các tùy chọn cài dặt ESX93 5.19InstallingVMWAREESX95 5.19.1Install ESX using the graphical mode. 96 5.19.2Install ESX using the text mode. 102 5.20ESX partitioning. 107 5.21required partitions. 108 5.23Post-installation considerations for ESX110 5.23.1Download the vsphere client110 5.23.2Licensing the host111 5.23.3Set an ESX/ESXi host to evaluation mode. 111 CHƯƠNG IV: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG DATACENTER112 1. MÔ HÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG112 2.TRIỂN KHAI ESX VÀ DNS SERVER113 2.1.Cài đặt và cấu hình DNS. 113 2.2 Cài đặt ESX4.0:114 3. TRIỂN KHAI VSPHERE CLIENT128 3.1 Cài đặt vSphere Client:128 3.2. Tạo VM mới trên ESX131 4.TRIỂN KHAI VCENTER SERVER146 4.1 Cài đặt vCenter server. 146 4.2.Làm việc với vCenter:151 4.2.1 Connect vào vCenter:151 4.2.2 Tạo datacenter, cluster, và add host vào Cluster. 153 5.TRIỂN KHAI SAN160 5.1.Cài đặt Openfiler. 160 5.2Cấu hình Openfiler. 171 6.CẤU HÌNH ĐỂ ESX CÓ THỂ SỬ DỤNG Ổ ĐĨA LUN VÀ TRIỂN KHAI VMOTION179 6.1.Cấu hình dvSwitch. 179 6.2 Cấu hình cho ESX để có thể sử dụng ổ đĩa SAN190 HƯỚNG MỞ RỘNG CỦA LUẬN VĂN201 KẾT LUẬN201 TÀI LIỆU THAM KHẢO202 PHỤ LỤC : So sánh giỮa ESX 4 cỦa VMWARE và Hyper-v cỦa Microsoft:203

doc223 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu giải pháp ảo hóa của vmware và triển khai data center trên nền esx server, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nhập địa chỉ IP hoặc host name của một NTP server. Chọn Manually để sử dụng để trình cài đặt detect được ngày và giờ cho máy hoặc là gán ngày và giờ cho máy. Của bạn nếu như bạn chọn Manually và bạn không có một functioning mouse, bạn có thể thay đổi lịch tháng và năm bằng việc sử dụng Ctrl-left-arrow và Ctrl- right -arrow thời bấm chuột phải cho tháng, và Ctrl-uparrow và Ctrl-down-arrow cho năm Nhập vào một root password Nó phải chứa từ 6 đến 64 ký tự. (Tùy chọn) tạo một additional uers bằng cách click vào Add Xác nhận lại cấu hình cài đặt của bạn và bấm Next Nếu một lỗi cài đặt xẫy ra tại thời điểm nầy hoặc Image ISO phải không hợp lệ (invalid) hoặc ở đây có thể DVD media bị lỗi.Sự cố nầy có thể được khắc phục lại bằng cách download lại file ISO và xử lý lại, phải chắc chắn rằng đĩa DVD của bạn hoạt động tốt, và chắc chắn rằng đĩa DVD của bạn và đầu đọc DVD tương thích với nhau, khi bạn cố gắng cài đặt lại, cần phải check lại hoạt động của media, ngoài ra có thể tùy chọn truy cập media như là HTTP. Click vào Next sau đó click vào finish để thoát khỏi trình cài đặt và reboot lại host. Suốt quá trình reboot nhấn một từ key yêu cầu để tiến vào setup BIOS máy bạn hoặc menuboot, key này thường là phím function key hoặc phím Del. Set các thiết bị có thể boot boot ngay từ lúc đầu từ các ổ đĩa để bạn có thể cài ESX Sau khi cài đặt, một ESXconsole -/ESXconsole.vmdk file được tạo ra trong một VMFS volume. /,swap, /var/log và bất kỳ partition tùy chọn nào cũng được lưu trong file ESXconsole.vmdk. Chú ý: Trong các phiên bản trước của ESX, nếu hệ thống không boot được sau khi cài đặt, có một trong những phương pháp xử lý sự cố là mount các partition để gỡ lỗi. Đối với ESX 4.0, mount những partition sẽ không hữu ích thể để giải quyết vấn đề. Nếu sau khi cài đặt hệ thống không khởi động được, nguyên nhân rất có thể là BIOS được cấu hình để boot từ các ổ đĩa là sai. Install ESX using the text mode Sử dụng giao diện điều khiển text nếu video controller của bạn không hoạt động đúng khi bạn sử dụng chế độ đồ họa. Điều kiện kiên quyết : Xem ở See “Prerequisites for Installing ESX,” Quy trình cài đặt : Chọn phương thức boot cho trình cài đặt. Boot từ DVD xử dụng từ ổ DVD ở local. PXE khởi động trình cài đặt. Chọn Install ESX in text mode. (Tùy chọn) bấm F2 đánh boot options cho trình cài đặt. Có hàng loạt tin nhắn cài đặt hiện ra cho đến khi trang Welcome xuất hiện. Tiếp tục, Nhập 1. Chọn model bàn phím : Chấp nhận mặc định ngôn ngữ US English thì nhấn 1. Cấu hình bàn phím nhập 2 và nhập số tương ứng với model bàn phím của bạn. Chấp nhận licence của VMWARE. Bạn sẽ không cài đặt được nếu bạn không chấp nhận license của VMWARE. Chọn cài hoặc không cài custom driver cho ESX. Bạn có thể cần Custon drivers nếu như hệ thống của bạn không lắng nghe được bản hướng dẫn khả năng thương thích phần cứng và mạng hoặc thiết bị lưu trữ mà ban đầu không tương thích với ESX 4.0. Nếu PXE Boot được trình cài đặt ESX, bạn không cần cài đặt custon drivers suốt quá trình cài đặt. bạn có thể cài chúng sau khi việc cài đặt ESX hoàn tất Cài đặt custom drivers cho ESX thì bấm 1. Trình cài đặt sẽ nhắc bạn nạp các media có chứa custon drivers. Sau khi bạn thêm custom drivers vào danh sách, trình cài đặt sẽ nhắc bạn lắp đĩa DVD cài đặt ESX và tiếp tục cài đặt. Nếu như không cài đặt custom drivers thì nhấn 2. Bạn có thể cài đặt Custom driver sau khi việc cài đặt ESX được hoàn tất, bạn có thể sử dụng command-line và công cụ hướng dẫn có sẳn như vSphere CLI và vCenter Update Manager. Nạp ESX drivers và tiếp tục , gõ 1. Cấu hình license ESX. Nhập license key cho vSphere ngay bây giờ thì nhấn 1. Nhập license key cho ESX ngay sau đó từ vSphere Client thì nhấn 2. Chọn network adapter cho ESX service console. Luồng mạng của máy ảo được chia sẽ ở network adapter này cho tới khi bạn cấu hình một virtual switch cho một network adapter khác. Bạn có thể cấu hình network adapters khác tại một thời điểm sau từ vSphere Client. Chấp nhận network adapter mặc định và không được gán VLAN ID thì nhấn 1. Chọn network adapter và nhập VLAN ID thì nhấn 2. Cấu hình các thiết lập mạng. VMWARE khuyến nghị rằng bạn nên sử dụng một địa chỉ IP tĩnh để làm đươn giản hóa việc client truy cập. Nếu bạn có thể sử dụng static settings nhưng bạn không có yêu cầu thông tin, bạn có thể sử dụng DHCP cho việc cài đặt và cấu hình static settings sau khi bạn tham khảo với quản trị mạng viên của bạn. Chọn thiết lập DHCP tự động thì nhấn 1. Chọn thiết lập ip thì nhấn 2. Cho tên host, đánh hoàn tất tên host bao gồm cả domain. Tùy chọn này thì có sẳn chỏ có nếu như bạn sử dụng một địa chỉ IP tĩnh. Chọn vị trí file ISO cài đặt ESX Tùy chọn này diễn ra nếu bạn nhập vào lệnh askmedia bootstrap tại chế độ selection screen. Chỉ định DVD hoặc USB bấm 1. BẠN CÓ THỂ LỰA CHỌN 1 ổ đĩa CD-ROM sau đó bạn có thể boot trình cài đặt của nó lên. Network file system (NFS) server và đường chỉ mục thì chọn 2 Chỉ định một HTTP hoặc HTTPS URL thì chọn 3 Chỉ định một FTP URL thì chọn 4 Chọn một setup option Basic Setup thì cấu hình partition mặc định trên một ở cứng đơn hoặc LUN nơi mà bạn cài đặt ESX thì nhấn 1. Các partition có kích thước mặc định là dựa vào khả năng của ổ cứng hoặc LUN Advaced setup Cho phép chỉ định partition cài đặt ESXConsole.vmdk, tùy chọn lõi, và vị trí bootloader và password thì nhấn 2. Chọn nơi cài đặt ESX Trình cài đặt xóa tất cả nội dung trên thiết bị lưu trữ được lựa chọn.Việc cài đặt ESX thông qua USB sẽ không được hổ trợ. Cấu hình nơi cho partition VMFS datastore cho service console Tạo mới datastore thì nhấn 1. Chọn nơi đặt datastore thì nhấn tiếp 1 để chọn theo đĩa ESX, hoặc nhấn 2 để lựa chọn đĩa khác Nếu như chọn đĩa khác cho VMFS partition, đĩa ESX sẽ chứa duy nhất /boot và vmcore partitions, với những phần còn lại của những đĩa chưa có partition .Đĩa VMFS sẽ được định dạng như là một partition duy nhất trải dài toàn bộ đĩa. Bạn có thể sử dụng partition cài đặt sau bằng cách sử dụng vSphere Client Để chọn một datastore cho việc lưu trữ thì bấn 2. VMFS2 volumes thì không được công nhận bỡi ESX 4.0. Các service console phải được cài đặt trên một VMFS datastore , nó thường trú trên ổ đĩa của máy chủ hoặc trên một ổ đĩa SAN và nó được quy hoạch chỉ để lưu trữ. Datastore này không thể được chia sẻ giữa các host. (Tùy chọn) tên VMFS datastore Giữ tên mặc định, Storage1, thì nhấn 1 Thay đổi tên thì nhấn 2. Thay đổi cách bố trí partition của service console Giữ lại cách bố trí partition mặc định thì nhấn 1. Bạn có thể cấu các partition sau đó bằng việc sử dụng vSphere Client Để tạo, edit, delete partition thì nhấn 2. Để xác định tham số lõi cho GRUB bootloader thì nhấn 1 hoặc bỏ qua tùy chọn thì nhấn 2. Trình cài đặt sẽ ghi các đối số vào file grud.conf và vượt qua chúng các hạt nhân ESX mỗi lần ESX boot. Để xác định mật khẩu bootloader thì nhấn 1 hoặc bỏ qua tùy chọn này thì nhấn 2. Password có thể lên tới 30 ký tự. Giữ time zone mặc định thì nhấn 1, cấu hình time zone thì nhấn 2. Cấu hình thiết lập ngày và giờ. Để xác định một server NTP thì nhấn 1. Cấu hình ngày giờ một cách thủ công thì nhấn 2. Tùy chọn này cho phép bạn xử dụng ngày và giờ máy được detect bỡi trình cài đặt hoặc ngày và giờ của chính bạn. Nhập vào một root password từ 6 đến 64 ký tự. Xác nhận việc cấu hình cài đặt thì nhấn 1. Nếu một lỗi cài đặt xẫy ra tại thời điểm này hoặc Image ISO phải không hợp lệ (invalid) hoặc ở đây có thể DVD media bị lỗi.Sự cố này có thể được khắc phục lại bằng cách download lại file ISO và xử lý lại, phải chắc chắn rằng đĩa DVD của bạn hoạt động tốt, và chắc chắn rằng đĩa DVD của bạn và đầu đọc DVD tương thích với nhau, khi bạn cố gắng cài đặt lại, cần phải check lại hoạt động của media, ngoài ra có thể tùy chọn truy cập media như là HTTP. Thoát khỏi trình cài đặt và reboot lại máy thì nhấn 1. Suốt quá trình reboot nhấn một từ key yêu cầu để tiến vào setup BIOS máy bạn hoặc menuboot, key này thường là phím function key hoặc phím Del. Set các thiết bị có thể boot boot ngay từ lúc đầu từ các ổ đĩa để bạn có thể cài ESX. Sau khi cài đặt, một ESXconsole -/ESXconsole.vmdk file được tạo ra trong một VMFS volume. /,swap, /var/log và bất kỳ partition tùy chọn nào cũng được lưu trong file ESXconsole.vmdk. Sau khi reboot lại host, bạn có thể log in vào service cosole để đọc log tại / var/log/ESX_install.log. ESX partitioning Các host ESX có yêu cầu và tùy chọn partition. /boot và vmkcore thì có những partiton vật lý. /, swap, /var/log, và Tất cả các tùy chọn các partiton được lưu trữ trên một đĩa ảo được gọi là ESXconsole- / ESXconsole.vmdk.Tất cả các đĩa ảo được lưu trữ trong một VMFS volume Ở phần này ta thảo luận về : “Required Partitions”. “Optional Partitions”. required partitions ESX đòi hỏi một số partition. Nếu bạn xóa một partition được yêu cầu, hãy chắc chắn rằng để tạo ra một cái mới cùng loại. Bạn không thể xác định kích thước của boot /, vmkcore, và / vmfs partition khi bạn sử dụng các phương thức cài đặt đồ họa hoặc text. Bạn có thể xác định kích cỡ các partition khi bạn làm một cript cài đặt. Bảng 7-1 mô tả các phân vùng cần thiết Table 7-1. ESX Required Partitions : Table 7-1. ESX Required Partitions (Continued) Optional Partitions Bạn có thể tạo partition trong lúc tùy chọn hoặc sau khi cài đặt ESX Bảng 7-2 mô tả các partiton tùy chọn. Table 7-2. ESX Optional Partitions : Post-installation considerations for ESX Sau khi cài đặt ESX, bạn phải xem xét việc quản lý host thông qua vSphere Client, cấp phép, và thêm và loại bỏ các phần tùy chỉnh mở rộng. Ở phần này ta thảo luận về : “Download the vSphere Client,” “Licensing the Host” “Set an ESX/ESXi Host to Evaluation Mode” Download the vsphere client vSphere Client là một cửa sổ chương trình mà bạn có thể sử dụng để cấu hình các host và điều hành hoạt động máy ảo của nó. Bạn có thể tải vSphere Client ở một host bất kỳ. Điều kiện kiên quyết : Bạn phải có ULR của host. Đây là một địa chỉ IP hoặc host name. Thủ tục: Từ cửa sổ của máy mở một trình duyệt web, Nhập vào URL cho host Ví dụ như : http:// testserver.VMWARE.com hoặc Trang wellcome xuất hiện. Click vào Download the vSphere Client ở dưới Getting started. Click Yes trong hộp thoại cảnh báo an ninh xuất hiện. Điều làm tiếp theo là cài đặt vSphere Client. Licensing the host Sau khi mua một host license VMWARE cung cấp cho bạn một vSphere license key Set an ESX/ESXi host to evaluation mode Nếu bạn nhập vào một license cho ESX, bạn có thể chuyển sang chế độ thẩm định để khám phá đầy đủ chức năng của ESX. Thủ tục : Từ vSphere Client chọn host trong inventory. Click vào tab Configuration. Dưới phần mềm, click vào Licensed Features. Click vào Edit để tiếp loại license ESX. Click Product Evaluation. Click vào ok và save lại thay đổi bạn vừa thiết lập. CHƯƠNG IV: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG DATACENTER 1. MÔ HÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG Hình: Mô hình triển khai hệ thống 2.TRIỂN KHAI ESX VÀ DNS SERVER 2.1.Cài đặt và cấu hình DNS Tại một máy Windows server 2003 tiến hành xây dựng một DNS serever để phân giản tên miền cho hệ thống, IP của DNS server này là 200.100.10.123 Forward lookup zone phân Tên miền phân giải là : Domain TestLab.vn TestLab.vn --> ip : 200.100.10.123 ESX .TestLab.vn --> ip : 200.100.10.1 ESX1.TestLab.vn à ip : 200.100.10.2 SAN.TestLab.vn à 200.100.10.20 vCenter.TestLab.vn à 200.100.10.123 Reverse Lookup Zone phân giải: IP : 200.100.10.123 à TestLab.vn IP : 200.100.10.1àESX .TestLab.vn IP : 200.100.10.2 àESX1.TestLab.vn IP : 200.100.10.20 à SAN.TestLab.vn IP : 200.100.10.123 à vCenter.TestLab.vn Hình : DNS. 2.2 Cài đặt ESX4.0: Hộp thoại cài đặt Có các chế độ cài đặt cho chúng ta lựa chọn : như graphical mode, text mode, cript…. Mặc định trong vòng 30 giây thì chế độ mặc định được chọn cài đặt sẽ là graphical mode, ở đây ta chọn cài đặt chế độ graphical mode (chế độ cài đặt bằng giao diện đồ họa). Hình : hộp thoại cài đặt. Chế độ graphical được load lên . Hình : load chế độ graphical. Hộp thoại wellcome xuất hiện . Chọn Next để tiếp tục cài đặt. Hộp thoại End User License Agreement xuất hiện. Check vào I acept the terms of license greement . Click Next để tiếp tục cài đặt. Hộp thoại Select Keyboard xuất hiện. Chọn U.S. English. Hộp thoại Custom Drivers xuất hiện. Click vào Chọn Vào No. Chọn Next. Hình : hộp thoại Custom Drivers. Hộp thoại Load Drivers xuất hiện báo với chúng ta rằng trình thuật sĩ sẽ load mọi driver cho ESX… Click Yes để tiếp tục. Quá trình nạp drivers bắt đầu. Sau khi load Drivers hoàn tấn ta click vào Next. Hình : Quá trình nạp drivers. Hộp thoại License xuất hiện yêu cầu ta nhập serial number cho ESX. Ở đây ta chọn xử dụng chế độ dùng thử nên ta check vào Enter a serial number later Và click Next. Hình : hộp thoại License. Hộp thoại Network Confiuration xuất hiện để ta thiết lập adapter cho ESX Nếu ta thiết lập VLAN cho ESX thì ta check vào This apdapter requires a VLAN ID và điền vào một số ID cho VLAN. Nhưng ở đây ta không sài VLAN nên ta không chọn dấu check This apdapter requires a VLAN ID. Click vào Next để tiếp tục cấu hình adapter cho ESX. Hình : Hộp thoại Network Configuration. Hộp thoại yêu cầu ta thiết lập thông tin cấu hình cho ESX xuất hiện. Nếu ta đã có sẳn DHCP server thì ta check vào Set automatically using DHCP, nhưng theo các chuyên gia VMWARE khuyên thì thực tế bạn nên chọn thiết lập IP tĩnh cho ESX. Vì thế ta chọn Use the following network settings: và cấu hình các thông số cho ESX server: IP Address : 200.100.10.1 Subnet Mask : 255.255.255.0 Getway : 200.100.10.101 Primary DNS : 200.100.10.123 Host name : TestLab.vn Và click vào Next. Hình : hộp thoại yêu cầu ta thiết lập thông tin cấu hình cho ESX. Hộp thoại Setup Type xuất hiện yêu cầu ta chọn loại setup cho quá trình cài đặt. Ở đây ta để mặc định Standard setup. Và nhấn Next để tiếp tục. Hình : hộp thoại Setup Type. Hộp thoại ESX Storage Device xuất hiện. Ta chọn Next để tiếp tục. Hộp thoại Data Loss Warning xuất hiện cảnh báo : dữ liệu thiết bị lưu trữ này sẽ bị xóa trước khi cài đặt ESX, vì vậy nếu có dữ liệu trên partiton này thì hãy chọn option khác. Ở đây ta không có dữ liệu gì trên đây nên tao chọn OK để tiếp tục. Hộp thoại Time Zone Settings xuất hiện. Ở đây ta chọn Time zone : Asea /Saigon. Và Click vào Next. Hình : hộp thoại Time Zone Settings. Hộp thoại Date and Time xuất hiện yêu cầu ta thiết lập ngày giờ cho ESX. Nếu ta có một NTP Server chuyên để đồng bộ giờ thì ta chọn check vào Automatically và nhập IP của NTP server đó rồi bấm vào Synchronize. Nhưng ở đây ta chọn thiết lập bằng tay nên ta check vào Mannually.Sau khi thiết lập xong ta Chọn Next để tiếp tục. Hình : Hộp thoại Date and Time. Hộp thoại SetAdministratorPassword xuất hiện yêu cầu ta nhập password của admin(root), lưu ý password không được ít hơn 6 ký tự. Ta nhập mật khẩu cho root là : password : 123456 Confirm password : 123456 Ở đây ta có thể Add thêm một user khác ngoài user root, nhưng ở đây ta không add thêm user nào nữa nên ta chọn Next để tiếp tục. Hình : Hộp thoại SetAdministratorPassword. Hộp thoại Summary of installation settings xuất hiện thống kê lại cho ta những tinh chỉnh mà ta đã cấu hình. Sau khi đã xem xong những tinh chỉnh ta đã cấu hình ta tiếp tục nhấn Next để tiếp tục. Hình : hộp thoại Summary of installation settings Quá trình cài đặt ESX bắt đầu. Sau khi cài đặt xong ta nhấn next. Hình : quá trình cài đặt. Và nhấn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt ESX. 2.3 Khởi động và login vào ESX. ESX được boot lên ta chọnVMWAREESX 4.0 để boot vào làm việc ESX. Hình : khởi động ESX. Màn hình screen xuất hiện. Bấm Alt + F1 để mở ESX Console. Hình : màn hình screen. Màn hình login xuất hiện yêu cầu ta nhập User name và password để đăng nhập vào hệ thống. Login : root Password : 123456 Hình: màn hình login. Đã login vào hệ thống thành công. Hình : login vào hệ thống thành công. => Tương tự như vậy ta triển khai tiếp một ESX server nữa. 3. TRIỂN KHAI VSPHERE CLIENT 3.1 Cài đặt vSphere Client: Mục đích của việc cài đặt vSphere Client : để cấu hình, quản lý VM trên một ESX server. Tại một máy client bất kỳ có thể lien lạc được với ESX ta mở trình duyện lên. Gõ địa chỉ : ESX.testlab.vn Sauk hi truy cập được trang web của ESX click vào link Download vSphere Client và down về máy sau đó tiến hành cài đặt. Hình : download vSphere Client. Sau khi download về file VMWARE-viclient.ext từ trình duyệt. Double Click vào file VMWARE-viclient.exe để cài đặt. Hộp thoại chọn ngôn ngữ xuất hiện, chọn OK để tiếp tục. Hộp thoại Wellcome xuất hiện. Chọn Next để tiếp tục. Hộp thoại Custom Setup xuất hiện. Check vào Install vSphere Host Update Utility 4.0. Click vào Next để tiếp tục. Hình : hộp thoại Custom Setup. Hộp thoại Lisence Agreement xuất hiện. Check chọn I gree to the terms in the licence agreement. Và click vào Next để tiếp tục. Hộp thoại Destination Folder xuất hiện, để mặc định và bấm Next để tiếp tục. Hộp thoại Customer Information xuất hiện, điền thong tin vào và bấn Next. Hộp thoại Ready to Install the program xuất hiện click vào Install để cài đặt. Hình : Install vSphere Client. Quá trình cài đặt được tiến hành. Hình : quá trình cài đặt. Nhấn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt. 3.2. Tạo VM mới trên ESX Mở vSphere Client lên. Nhập : IP address/ Name :ESX.TestLab.vn (địa chỉ của ESX server) User name : root Password : 123456 Và click vào Login. Hình : Login vào vSphere Client. Cửa sổ làm việc vSphere Client xuất hiện, login vào vSphere Client thành công. Hình : login vào vSphere Client thành công. Tiến hành tạo VM trên ESX thông qua vSphere Client : Tại vSphere Client. Click chuột phải vào ESX.testlab.vn chọn New Virtual Machine… Hình : Tạo VM. Hộp thoại Configure xuất hiện, chọn Custom và bấm Next. Hình : hộp thoại Configure Hộp thoại Name and Location xuất hiện đặt tên cho VM và bấm Next. Hình : Hộp thoại Name and Location. Hộp thoại Datastore xuất hiện, để mặc định và bấm Next. Hình : Hộp thoại Datastore. Hộp thoại Virtual Machine Version xuất hiện để mặc định và bấm Next. Hình : Hộp thoại Virtual Machine Version. Hộp thoại Guest Operating System xuất hiện giúp ta chọn loại hệ điều hành sẽ cài cho VM, ở đây chọn Microsoft Windows và chọn Microsoft Windows Server 2003 và bấm Next. Hình : Hộp thoại Guest Operating System. Hộp thoại CPUs xuất hiện, chọn số processor, ở đây ta chọn 2 và bấm Next. Hình : Hộp thoại CPUs. Hộp thoại Memory xuất hiện, set RAM cho VM, ở đây ta set 1 GB, bấm Next để tiếp tục cấu hình. Hình : Hộp thoại Memory. Hộp thoại Network xuất hiện, để mặc định, bấm Next để tiếp tục cấu hình. Hình : Hộp thoại Network. Hộp thoại SCSI Controller xuất hiện, để mặc định và bấm Next để tiếp tục cấu hình. Hình : Hộp thoại SCSI Controller. Hộp thoại Select a Disk Chọn Create a new virtual disk và bấm Next để tiếp tục. Hình : Hộp thoại Select a Disk Hộp thoại Create a Disk set dung lượng cho ổ đĩa và chọn vị trí lưu, ở đây ta chọn vị trí lưu là Storage1(check vào Specify a datastore và Browe… đến Storage1). Và bấm Next để tiếp tục Hình : Hộp thoại Create a Disk Hộp thoại Advanced Options để mặc định và nhấn Next để tiếp tục. Hình : Hộp thoại Advanced Options. Hộp thoại Ready to Complete kiểm kê lại tất cả quá trình config máy ảo của ta, ở đây ta check vào Edit the virtual machine settings before completion để edit lại cấu hình VM một lần nữa nếu thấy thiếu sót hay cần chỉnh sửa. Và nhấn vào Next để tiếp tục. Hình : Hộp thoại Ready to Complete Xem lại xem cần cấu hình hoặc chỉnh xửa gì thêm cho VM hay không. Và bấm OK để hoàn tất việc tạo một VM. Hình : edit lại VM. VM sau khi được tạo xong. Hình : VM sau khi được tao xong. Setup OS cho VM: Tại vSphere Client click chuột phải vàoVM mới được tạo chọn Open Console Hình : Open Console Console xuất hiện. Nhấn Nút power Và click chuột vào biểu tượng CD chọn Coneect to D (ổ CD trên máy local, ở đây là máy mở vSphere Client), dĩ nhiên là đĩa source cài đặt hệ điều hành đã được bỏ vào ổ CD – ROM trên máy này. Hình : console OS windows server 2003 Enterprise đang được setup cho VM vừa mới tạo Hình : OS đang được setup trên VM mới tạo Đã tiến hành tạo VM và setup OS cho VM thành công. Hình : Setup OS cho VM thành công 4.TRIỂN KHAI VCENTER SERVER Mục đích của việc cài đặt vCenter là để cấu hình quản lý tập trung nhiều ESX server, tạo ra các cloud computing… 4.1 Cài đặt vCenter server Mở DVD setup vCenter lên và bắt đầu setup. Chọn link vCenter Serverđể setup vCenter. Hình : Bắt đầu setup. Hộp thoại choose Setup Language xuất hiện, bấm OKđể tiếp tục. Hộp thoại wellcome xuất hiện, bấm Next để tiếp tục cài đặt. Hộp thoại License Agreement xuất hiện. Chọn I gree to the terms in the lincese greement. Và bấm Next để tiếp tục. Hộp thoại Customer Information xuất hiện. Điền đầy đủ thông tin Username và Organization, license key cho vCenter. Ở đây ta sử dụng bản trial nên bỏ trống license key, chỉ điền thông tin Username và Organizationvà nhấn Next để tiếp tục. Hình : Hộp thoại Customer Information. Hộp thoại Data options xuất hiện yêu cầu ta cài đặt SQL Server nếu như ta chưa cài đặt SQL server, còn nếu có rồi thì ta sử dụng database đã có sẳn bằng việc check vào Use a exiting supported database và đánh tên Data source đã có sẳn. Ở đây vì chưa có cài đặt SQL Server và chưa có data souce nên ta chọn Install a Microsoft SQL Server 2005Express instance. Và nhấn Next để tiếp tục việc cài đặt. Hình : Hộp thoại Data options. Hộp thoạivCenter Server Services xuất hiện yêu cầu ta cấu hình user để quả lý database này. Ở đây ta sử dụng Account hệ thống nên ta để mặc định(có dấu check vào Use SYSTEM Acount). Nhấn Next để tiếp tục. Hình : Hộp thoại vCenter Server Services. Hộp thoại Destination Folder xuất hiện bấn Next để tiếp tục. Hình : Hộp thoại Destination Folder. Hộp thoại vCenter Server Linked Mode Options xuất hiện, ta để mặc định và nhấn Next để tiếp tục. Hình : Hộp thoại vCenter Server Linked Mode Options. Hộp thoại Config Ports xuất hiện ta để mặc định và nhấn Next để tiếp tục. Hình : Hộp thoại Config Ports. Hộp thoạiReady to Install the Program xuất hiện, ta nhấn Install để cài đặt. Hình : Hộp thoại Ready to Install the Program . Việc cài đặt SQL Server và cài đặt vCenter được tiến hành. Hình : quá trình cài đặt SQL Server và vCenter. Sau khi việc cài đặt SQL Server và vCenter xong ta nhấn Next và chọn Finish rồi bấm OK để Restart lại máy. 4.2.Làm việc với vCenter: 4.2.1 Connect vào vCenter: Sau khi đã cài đặt vCenter Server xong ta tiến hành mở vSphere Client lên để conect vào vCenter Server để làm việc. IP address / Name : gõ tên hoặc địa chỉ IP của vCenter Server(vcenter.testlab.vn). User name : gõ user name của vCenter Server (administrator) Password : 123. Và nhấn Login để đăng nhập vào vCenter. Hình : Login vào vCenter. Đã login và vCenter thành công, bây giờ bạn có thể cấu hình để quản lý các ESX Server, tạo ra các data center…. Hình : login vào vCenter thành công. 4.2.2 Tạo datacenter, cluster, và add host vào Cluster Tạo datacenter : Sau khi đăng nhập vào vCenter.Click chuột phải vào vCenter.testlab.vn chọn New Datacenter Hình : tạo datacenter (hình 1). Đặt tên cho Datacenter. Hình : tạo datacenter (hình 2). Tạo Cluster : Mục đích của việc tạo cluster là để thực hiện các chức năng : vmotion,drs,VMHA,vSmotion…. Click chuột phải vào Datacenter mới vừa tạo chọn New cluster. Hình : tạo cluster (hình 1). Hộp thoại Cluster Features xuất hiện. Name : gõ tên cluster (Cluster HCM) Và bấm Next để tiếp tục. Hình : tạo cluster (hình 2). Hộp thoại VMWARE EVC xuất hiện.để mặc định và nhấn Next. Hộp thoại VMWARE Simple Location xuất hiện bấm Next. Hộp thoại xuất hiện,nhấn Finish để hoàn tất việc tạo mới một cluster. Hình : tạo cluster (hình 4). Add Host vào Cluster : Tại Cluster mới vừa tạo > click chuột phải chọn Add Host. Hình : Add Host vào Cluster (hình 1). Hộp thoại Specify Connection Settings xuất hiện. Host: ESX.TestLab.vn (gõ tên hoặc IP của ESX server muốn thêm vào). Username : root (gõ Username của ESX server muốn thêm vào). Password : 123456(gõ Password của ESX server muốn thêm vào). Hình : Add Host vào Cluster (hình 2). Hộp thoại cảnh báo xuất hiện, chọn YES. Hộp thoại Host Information xuất hiện, bấm Next. Hộp thoại License key xuất hiện bấm Next. Và nhấn Finish để hoàn tất Hình : Add Host vào Cluster (hình 6). Tương tự như vậy cho ta add thêm host ESX1.TestLab.vn vào, và kết quả sao khi Add 2 host trên vào Cluster là : Hình : Add Host vào Cluster (hình 7). 5.TRIỂN KHAI SAN 5.1.Cài đặt Openfiler Mục đích của việc cài đặt Openfiler : Ta đã có ESX nhưng chưa thể sử dụng các tính năng như vMotion, SVMotion, VMHA, FT, DRS và DPM . Để có thể sử dụng các tính năng đó ta phải có một Storage trung gian nhưng LUN SAN, nhưng hiện nay một máy chủ SAN thì khá đắt đỏ có lẽ sẽ khó có ai có thể mua nó về để sử dụng cho việc test trên lab. Nhưng ta đã có cách giải quyết vấn để đó. Openfiler là giải pháp mà ta đã chọn. Khi cài đặt và cấu hình hiểu đơn giản Openfiler sẽ tạo một SAN ảo để các ESX có thể connect đến storage trung gian này. Ta sẽ bước vào cấu hình và cài đặt Openfiler. Bước 1: Tại giao diện cài đặt -> Enter để vào chế độ cài đặt bằng giao diện đồ họa Hinh: Lựa chọn chế độ cài đặt Bước 2: Tại màn hình cài đặt một hộp thoại xuất hiện thông báo ta có muốn test ổ CD không -> Chọn SKIP để bỏ qua quá trình này Hình: Test Ổ đĩa CD Bước 3: Màn hình Wellcom -> Click Next Bước 4: Chọn ngôn ngữ hiện thị của keyboard Hình: Lựa chọn ngôn ngữ keyboard Bước 5: ở bước này openfiler sẽ đưa ra 2 tùy chọn Automatically Partition: Openfiler sẽ tự động cài thiết lập các partition. Manualy Partition witch Disk Druid: Người dùng tự thiết lập. Ở đây ta chọn lựa chọn thứ 2 tự thiết lập bằng tay. Hình: Lựa chọn khởi tạo partion Bước 6: Hộp thoại cảnh báo dữ liệu sẽ mất sau khi format -> Chọn Yes để tiếp tục Hình: Hộp thoại cảnh báo Bước 7: Tacần tạo 3 partition sau đây để có thể cài Openfiler: "/boot" - đây sẻ là nơi lưu trữ các kernel và hệ thống khởi động trên máy chủ "swap" - đây là phân vùng chuyển giao giữ bộ nhớ và ổ đĩa cứng "/"- đây là phân vùng lưu trữ các ứng dụng và các thư viện cài đặt. Create /boot Partition - Để tạo Partition ta nhấn nút New, nhập các thông tin cấu hình như sau tùy theo cấu hình ổ đĩa cứng của ta mà ta sẽ thấy ổ đĩa là dạng hda là chuẩn IDE hay sda là chuẩn SCSI và bạn chọn đúng với định dạng đó. 1.    Mount Point: /boot 2.    Filesystem Type: ext3 3.    Allowable Drives: chọn một loại ổ đĩa (hda) hoặc (sda) 4.    Size(MB): 100  5.    Additional Size Options: chọn Fixed Size  6.    Force to be a primary partition: chọn mục này Hình: Khởi tạo /boot Create /root Partition Ta tiến hành tạo partition root cũng tương tự như tạo partition boot nhưng Mount Point: ta để  "/" và Size(MB): là  2048MB hoặc tối thiểu là 1024MB. Hình: Khởi tạo /root Create /swap Partition Ta tiến hành tạo partition Swap cũng giống như tạo 2 partition trên, ta chỉ chú ý chọn File System Type là Swap tại Size(MB): chọn tối thiểu 1024MB và không cần vượt quá 2048MB. Hình: Khởi tạo /swap Sau khi tạo xong ta có các partition phù hợp sau để cài đặt Openfiler. Hình: Kết quả sau khi tạo các partition để cài Openfiler Kiểm tra lại các thông tin và click Next Bước 8: Cấu hình Network Configuration Chọn Edit để cấu hình card mạng Hình: Click Edit để cấu hình card mạng Bỏ check Configuration using DHCP Check Active on boot Hình: Lựa chọn cách cấu hình card mạng Nhập vào địa chỉ IP và Subnet mask cho Openfiler Hình: Nhập thông số cho card mạng Hostname: nhập vào Hostname mà ta muốn sử dụng. Defaut Gateway trỏ về thiết bị routing. Primary DNS: trỏ về DNS Server. Hình: Nhập vào các thông số cho Openfiler Chọn múi giờ thích hợp Hình: Lựa chọn múi giờ cho Openfiler Nhập vào password admin Hình: Nhập password cho admin Click Reboot để hoàn tất quá trình cài đặt Hình: Kết thúc quá trình cài đặt Màn hình Login đã xuất hiện Chú ý: Mật khẩu và ID dùng để đăng nhập mặc định là: ID: openfiler Password:password Dùng giao diện web để cấu hình thì gõ vào thanh address của trình duyệt theo địa chỉ sau: https://:446 Cấu hình Openfiler Bước 1: Đăng nhập vào Openfiler: Nhập vào thanh address trình duyệt địa chỉ IP hoặc là Hostname mà ta đã thiết lập ban đầu khi cài Openfiler. Hình : Đăng nhập vào Openfiler. Bước 2: Sau khi đăng nhập chọn tab System để cấu hình card mạng cho Openfiler Hình : Cấu hình card mạng cho Openfiler. Bước 3: Tại Box Network access configuration Thêm các Server ESX mà ta đã có vào. Name : Đặt tên bất kỳ Network/Host: IP là dãy IP ta cho phép connect vào. Netmask: đây là subnetmask của IP trên. Type: Chọn share để có thể connect vào iSCSI. Click Update. Hình : Thêm các Server ESX mà ta đã có vào. Bước 4: Tạo một physical volume: Chọn tab Volume, bên khung tay phải của tab volume chọn Block Devices Hình : Tạo một physical volume(hình 1) Click vào ổ đĩa mà ta muốn cấu hình. Hình : Tạo một physical volume(hình 2) Như ta đã thấy ở đây Openfiler hiển thị khá rõ ràng không gian ổ đĩa mà ta đã sử dụng và chưa sử dụng. Hình : Tạo một physical volume(hình 3) Tại box Creat a partition “ổ đĩa mà ta đã chọn ở trên ” tạo mới bằng cách nhập vào các thông số. Mode: ta để là Primary. Partition Type: ta chọn là physical volume (để giả lập phân vùng vật lý cho việc lưu trữ các file VMFS phục vụ cho tính năng vMotion của các ESX sau này). Chú ý vào Starting cylinder và End cylinder để chọn cho đúng dung lượng mà ta muốn tạo trên mỗi physical volume. Click vào Create. Hình : Tạo một physical volume(hình 4) Tạo thành công một physical volume: Hình : Tạo một physical volume(hình 5) Bước 5: Tạo Volume Group: Chọn Volume Groups bên khung tay phải của tab Volume Tại box Create a new volume group nhập vào tên của volume group mà ta muốn tạo. Check vào Physical volume mà ta vừa tạo lúc nãy. Click Add volume group. Hình : tạo Volume Group(hình 1) Đã xuất hiện volume group trên box Volume Group Management. Hình : tạo Volume Group(hình 2) Bước 6: Tạo  iSCSI Volume với  ESX Volume Group Chọn Add Volume bên khung tay phải của tab Volume Kéo xuống tại box Create a volume in “tên mà ta group volume mà ta đã tạo vừa rồi”. Volume name: ta có thể đặt tên bất kỳ. Volume Description: Diễn giải thêm về volume này (mục này ta có thể bỏ qua). Require Space (MB): Dung lượng tùy chọn cho volume này. Filesystem/Volume type : Ta phải chọn là iSCSI thì mới có thể lưu trữ qua SAN được. Click Create. Hình : Tạo  iSCSI Volume với  ESX Volume Group (hình 1). Thông tin về volume ta vừa tạo. Hình : Tạo  iSCSI Volume với  ESX Volume Group (hình 2). Bước 7: Tạo iSCSITarget Chọn iSCSIstarget bên khung tay phải của tabVolume. Tại box Add new iSCSI target để Targer IQN mặc định chọn Add. Hình : Tạo iSCSITarget(hình 1). Bây giờ ta đã có iSCSI với các chức năng mặc định nhưng ta cần phải map iSCSI này đến LUN chọn tab LUN Mapping -> Click Map. Hình : Tạo iSCSITarget(hình 2). Tiếp theo qua tab Network ACL ta chọn tại cột access cho cột access là Allow ->Click Update. Hình : Tạo iSCSITarget(hình 3). Bước 8: Start Services để các ESX có thể connect đến iSCSI. Mặc định Openfiler đã Disable services iSCSI Server Target vì vậy ta phải Enable lên. Nhấn vào enable Servies iSCSI Server Target. Bây giờ coi như ta đã xây dựng được một VMWARE’s Virtual Infrastructure Client và ta có thể thêm các iSCSI volume và format theo định dạng VMFS để có thể sử dụng với máy ảo. 6.CẤU HÌNH ĐỂ ESX CÓ THỂ SỬ DỤNG Ổ ĐĨA LUN VÀ TRIỂN KHAI VMOTION 6.1.Cấu hình dvSwitch * Lợi ích khi cài đặt DISTRIBUTED VIRTUAL SWITCH (dvSwitch) Tất cả các VMs đều connect vào cùng một switch. Tạo một Switch vào áp dụng nó cho toàn bộ các ESX trong một cluster. Rất phù hợp cho việc cấu hình Network và số liệu thống kê cũng như tiện ích cho việc di chuyển các máy ảo sử dụng tính năng vMotion. Tăng khả năng bảo mật, điều khiển băng thông, VLAN, và nhiều hơn nữa. Có khả năng bổ xung thêm 3 tính năng bên Nexus 1000v của Cissco. Bước 1: Tại Home chọn Networking Hinh: Giao dien quan ly Home Bước 2: Right Click lên DataCenter mà ta muốn tạo dvSwitch Hình : Right Click để tạo dvSwitch Bước 3: Tại mục General Name: Tên dvSwitch mà ta muốn đặt(Tùy chọn). Number dvPort Uplink port: Số lượng tối đa của các adapter vật lý kết nối vào các host (Tùy chọn). Hình : Cấu hình tại mục General Click Next Bước 4: Tại mục Add host and Physical adapters Ta có thể chọn add các host và các adapter sau hoặc là add ngay bây giờ. Chọn Add Now để thêm các host và adapter. Check vào các host và các adapter mà ta muốn thêm vào. Click Next. Hình : Cấu hình tại mục Add host and Physcal adapters Bước 4: Tại mục Ready Complete Bỏ check mục Automatically create port group: Để ta có thể thêm các máy ảo vào sau. Click Finish. Hình : Cấu hình tại mục Ready Complete Bước 5: Tạo mới port Group để dễ dàng quán lý và nâng cao hiệu suất hoạt động của các VMs Right Click vào dvSwitch ta vừa tạo -> chọn New Port Group Hình : Right Click để tạo mới một port Group Ta có thể cấu hình tùy nhu cầu tại mục Properties ->Click Next Hình : Cấu hình tại mục Properties Click Finish. Bước 6: Thêm một máy vào Port Group Right Click lên máy ảo -> Chọn Edit Setting Màn hình Properties của VM xuất hiện chọn card mạng ta muốn thêm vào. Bên khung tay phải, tại Tab Network Connection: Network Label: Chọn Port Group mà ta muốn thêm vào. Click OK. Hình : Cấu hình thêm card mạng vào Port Group Bước 7 : Migrate adapter vật lý đang kết nối bên virtual switch sang Distributed virtual switch Right click lên ESX Server ta muốn Migrate. Chọn tab Configuration -> bên dưới box Hardware -> chọn Networking Khung View ->chọn Distributed virtual switch -> Khung bên dưới Chọn Manager Virtual Adapters Hình : Cấu hình Migrate Tại hộp thoại Manager virtual adapter -> chọn Add Hộp thoại Add virtual adapter->Mục Creation Type -> Chọn Migrate existing virtual adapter ->Click Next Mục Network Connectivity ->Tại Option Select By -> Chọn Port Group ->Click Next Hình : Cấu hình mục Network Connectivity Click vào Virtual Adapter: Service Console bên cột Distributed virtual port ->Chọn Port Group mà ta đã tạo. Làm tương tự cho VMkernel ->Click Next Click Finish -> Click Close Trở lại mục view ->Chọn Virtual Switch -> Remove -> Click Yes Trở lại mục view ->Chọn Distributed Virtual Switch -> Chọn Manager Physical Adapters Click vào Add NIC của bất kỳ dvUplink nào cho phép Add. Hình : Thêm vào một physical Adapter Chọn card mạng ta muốn thêm vào -> Click OK Hình : Lựa chọn card mạng muốn thêm vào Kết quả ta có 2 card mạng cho một dvSwitch TPHCM là vmnic1 và vmnic0 Làm tương tự cho các ESX còn lại. Yêu cầu đã cấu hình và kích hoạt tính năng vMotion trên các ESX. 6.2 Cấu hình cho ESX để có thể sử dụng ổ đĩa SAN Bước 1: dùng vSphere client connect vào vCenter. Bước 2: Chọn Server ESX mà ta muốn cấu hình Cấu hình ESX firewall để cho phép iSCSI Software iniator ra ngoài Chọn tab “Configuration” tại Box Software bên tay trái chọn “Security Profile” -> “Properties”. Hình : Cấu hình ESXsử dụng OpenfileriSCSILUN (hình 1). Check “Software iSCSI Client” -> Click OK. Hình : Cấu hình ESXsử dụng OpenfileriSCSILUN (hình 2). Cấu hình VMKernel Network Tại box Hardware bên tay trái chọn: Networking -> Chọn Add Networking Hình : Cấu hình ESXsử dụng OpenfileriSCSILUN (hình 3). Hộp Thoại Add new Wizard xuất hiện -> Chọn Vmkernel ->Next Hình : Cấu hình ESXsử dụng OpenfileriSCSILUN (hình 4). Chọn User vSwitch0 ->Next Hình : Cấu hình ESXsử dụng OpenfileriSCSILUN (hình 5). Check vào Use this port group for vMotion Hình : Cấu hình ESXsử dụng OpenfileriSCSILUN (hình 6). Nhập IP cho VMKernel Hình : Cấu hình ESXsử dụng OpenfileriSCSILUN (hình 7). VMKernel Default Gateway -> chọn Edit -> nhập vào gateway của máy nào làm chức năng routing -> Click Next. Hình : Cấu hình ESXsử dụng OpenfileriSCSILUN (hình 8). Click Finish. Hình : Cấu hình ESXsử dụng OpenfileriSCSILUN (hình 9). Enable the iSCSI software initiator. Trở lại tab “Configuration” -> tại box HardWare -> Chọn Storage Adapters. Tại iSCSISoftware Adapter -> chọn Properties. Hình : Enable the iSCSI software initiator (hình 1). Tại tab General -> Chọn Configure… Check vào enable Hình : Enable the iSCSI software initiator (hình 3). Tại tab Dynamic Discovery -> Chọn Add Hình : Enable the iSCSI software initiator (hình 4). Hộp thoại AddSendTargetServer xuất hiện -> tại dòng iSCSIServer nhập vào hostname của server iSCSI mà ta đã tạo -> số Port để mặc định -> Click Next. Hình : Enable the iSCSI software initiator (hình 5). Click Close. Một messenge xuất hiện hỏi ta có muôn scan lại adapter mà ta vừa cấu hình xong hay không -> Click Yes Quay trở lại box Hardware bên khung tay phải -> Chọn Storage -> chọn AddStorage. Hình : Enable the iSCSI software initiator (hình 8). Để mặc định tùy chọn là Disk/LUN -> Click Next. Hình : Enable the iSCSI software initiator (hình 9). Click vào ổ lưu trữ SAN mà ta vừa cấu hình cho ESX xong -> Click Next. Hình : Enable the iSCSI software initiator (hình 10). Click Next. Đặt tên bất kỳ cho datastore. Hình : Enable the iSCSI software initiator (hình 12). Click Next. Click Finish Đã xuất hiện ổ đĩa LUN trong datastore của ESX Hình : Enable the iSCSI software initiator (hình 15). Tương tự cấu hình SAN iSCSI cho các Server ESX còn lại. HƯỚNG MỞ RỘNG CỦA LUẬN VĂN Luận văn hiện nay chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu về nền tảng và cấu trúc của ESX Server, triển khai demo ở quy mô nhỏ. Nếu có điều kiện thì luận văn có khả năng triển khai mở rộng trên quy mô lớn để có thể áp dụng tốt hơn cho các doanh nghiệp song song đó có thể tìm hiểu và kết hợp thêm một số tính năng và công cụ kèm theo rất hữu ích cho việc hỗ trợ về các vấn đề như bảo mật, backup data và giám sát các hoạt động của toàn bộ hệ thống ảo hóa mà ta đã triển khai. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu và triển khai thử nghiệm mô hình. Theo ý kiến cá nhân của riêng chúng em thì đề tài này khá hay. Hy vọng với công nghệ Cloud Computing kết hợp với giải pháp ảo hóa của VMWARE sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cả về kinh tế cũng như môi trường cho các doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ebook : VMware_ESX_Server_Advanced_Technical_Design_Guide esx_vc_installation_guide VMware_paravirtualization ESXServer_AnywhereUSB Website : PHỤ LỤC : So sánh giỮa ESX 4 cỦa VMWARE và Hyper-v cỦa Microsoft: VMWARE/EMC Microsoft/Hyper-V URL http:// www.VMWARE.com www.microsoft.com/windowsserver2008/en/us/hyperv-main.aspx Nhận Xét của IT Comparison Website của VMWARE có chút dễ dàng duyệt hơn trong các bảng xếp hạng về công nghệ ảo hoá so với Microsoft , đó là cốt lõi của việc kinh doanh, trong việc so sánh với hàng tấn sản phẩm của Mircosoft. Tên sản phẩm VMWARE -Vsphere 4 Microsoft Windows Server 2008 R2 _Hyper - V Mức Giá Chi phí quản lý VMWARE Vsphere Standard $795 mỗi CPU. VMWARE Vsphere Advanced $2245 mỗi CPU. VMWARE Vsphere Enterprise $2875 mỗi CPU. VMWARE Vsphere Enterprise Plus $3495 mỗi CPU. Virtual vCenter server: cần $4995 để quản lý đầy đủ cơ sở hạ tầng. Microsoft Windows Server 2008 R2 Standard $1209 mỗi host. Microsoft Windows Server 2008 R2 Enterprise $3999 mỗi host. Microsoft Windows Server 2008 R2 Data Center $2999 mỗi host. System Center Server Management Suite Datacenter (SMSD) $1498 mỗi host. Nhận Xét của IT Comparison Một điều quan trọng mà đa số đều bỏ qua là chi phí cho một ứng dụng quản lý. VMWARE đã có Virtual Center, chi phí cố định cho một trung tâm ảo và có thể quản lý không giới hạn số lượng máy chủ này là $4995. Trong khi đó để có được những chức năng tương tự như vậy đối với Hyper-V ta cần phải có Suite Enterprise có giá khoảng $1498 cho mỗi CPU. Từ đó có thể suy ra chi phí ẩn cho Hyper-V sẽ phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng có bao nhiêu máy chủ và số lượng CPU. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHO MÔI VMs Hỗ trợ các loại CPU 64Bit Intel/AMD CPU có khả năng chạy 64Bit Intel-VT/ADM-V Nhận Xét của IT Comparison Hyper-V yêu cầu CPU phải có khả năng chạy công nghệ VT của Intel hay công nghệ V của AMD. VMWARE thì không yêu cầu điều này, trừ khi ta cần chạy máy ảo bản 64Bit trên đó. Điều có thể nói một điều rằng VMWAREESX4 có thể cho phép ta chạy trên những máy Server cũ không hỗ trợ công nghệ VT hoặc V. Ví Dụ: Những máy chủ IBM X364 có hỗ trợ bản 64bit nhưng không hỗ trợ công nghệ Intel-VT. Vậy theo đánh giá ở trên IBM X364 chỉ có thể chạy VMWAREESX 4 mà không thể chạy trên Hyper-V của Microsoft. Điều này sẽ rất ý nghĩa nếu ta muốn tận dụng lại những con server cũ để chạy máy ảo. Logical Processcors/Host 64 64 Memory Supported 1TB 1TB Max allowed Faileover Nodes 32 16 Running Guest/Host 320 384 Running Guest/Cluster Node 160 64 Hộ trợ thiết bị I/O IDE, SCSI, SAS, SATA, FC, 1Gb and 10Gb Ethernet, iSCSI, NFS, FCOE, Infiniband IDE, SCSI, SAS, SATA, FC, 1Gb and 10Gb Ethernet, iSCSI, CIFS, FCOE, Infiniband Memory Over Commitment Yes No Transparent page Sharing Yes No Hỗ trợ phần cứng Tham khảo thêm tại Hầu hết các phần cứng được hỗ trợ bở Windows Server 2008 thì Hyper-V đều hỗ trợ. Sử dụng các Driver Drivers chuyên về ảo hóa. Hầu hết là Drivers của Windows Server 2008. Storage Multi-pathing Supported Out of the box. Phụ thuộc vào card HBA (Qlogic Host Bus Adapter) và ổ lưu trữ của nhà cung cấp. Network card teaming Supported Out of the box. Phụ thuộc vào nhà cung cấp Card Mạng. Nhận Xét của IT Comparison Khi nói đến việc hỗ trợ phần cứng và việc sử dụng Driver thì VMWARE và Microsoft đi theo 2 hướng hoàn toàn khác nhau: VMWARE sử dụng cách tiếp cận khác, họ đã tích hợp tối ưu một trình điều khiển về ảo hóa vào bên ngoài hộp cài đặt. Cách tiếp cận này đảm bảo hiệu suất hoạt động và độ ổn định của các trình điều khiển, cũng như đảm bảo việc card NIC Teaming & Multi-Pathing luôn sẵn sàng bên ngoài hộp với việc bạn cài bất kỳ phiên bản nào của VMWARE mà không cần phụ thuộc vào những gì mà nhà cung cấp phần cứng cung cấp. Microsoft Windows Serv er 2008 Hyper-V R2 thì hỗ trợ phần cứng nhiều hơn vì nó hỗ trợ tất cả các phần cứng mà Microsoft Windows Server 2008 R2 hỗ trợ. Các vấn đề về Trình điều khiển cho các hệ điều hành nói chung luôn phụ thuộc vào nhà cung cấp phần cứng và ở một vài trường hợp nào đó thì sẽ xuất hiện tình trạng máy chạy không ổn định. Theo Microsoft 2008 Hyper-V R2 thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp phần cứng trong việc đưa ra các trình điều khiển riêng của MS. Card NIC (Network Interface Card) có sẵn và hỗ trợ Teaming & Multi-Pathing thì phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp phần cứng của bạn. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MỖI MÁY ẢO Max Virtual SMP 8 4 Max Memory/VM 255GB 64GB Direct I/O VMDirectPath I/O N/A Snapshot/VM 32 50 Thin Provisioning Yes Yes Supported storage of guest VMs Direct, SAN, NAS, iSCSI Direct, SAN, iSCSI Supported OS Microsoft Supported Server Operating Systems - MS Windows 2008 R2 (Up to 8 vCPU) (Standard/Enterprise/Datacenter/Web/ Small Business) - MS Windows 2008 x86/x64 (up to 8 vCPU) (Standard/Enterprise/Datacenter/Web/ Small Business) - MS Windows 2003 R2 (x86/x64) (Up to 8 vCPU) (all service packs) - MS Windows 2003 (x86/x64) (Up to 8 vCPU) (all service packs)  - MS Windows 2000 x86 (up to 8 vCPU) (SP3/SP4) - Windows NT 4.0 Service Pack 6a Server MS Windows 2008 R2 (Up to 4 vCPU) (Standard/Enterprise/Datacenter) - MS Windows 2008 x86/x64 (up to 4 vCPU)(Standard/Enterprise/Datacenter)  - MS Windows 2003 R2 (x86/x64) (Up to 2 vCPU) (minimum SP2) - MS Windows 2003 (x86/x64) (Up to 2 vCPU) (minimum SP2) - MS Windows 2000 x86 (up to 1 vCPU) (minimum SP4) Microsoft Supported Client Operating Systems MS Windows 7 x86/x64 (up to 8 vCPU) (All editions are supported) - Windows Vista x86/x64 (up to 8 vCPU) (minimum of SP1) - Windows XP Professional x86/64 (with or without SP1/SP2/SP3) (up to 8 vCPU) - Windows 2000 Professional - Windows 3.1/95/98 - Windows NT 4.0 Service Pack  6a Workstation. - MS Windows 7 x86/x64 (up to 4 vCPU) (Professional & above) - Windows Vista x86/x64 (up to 2 vCPU) (minimum of SP1) - Windows XP Professional x86 SP3 (up to 2vCPU) - Windows XP Professional x86 SP2 (up to 1vCPU) - Windows XP Professional x64 SP2 (up to 2 vCPU) - MS Windows 7 x86/x64 (up to 4 vCPU) (Professional & above) - Windows Vista x86/x64 (up to 2 vCPU) (minimum of SP1) - Windows XP Professional x86 SP3 (up to 2vCPU) - Windows XP Professional x86 SP2 (up to 1vCPU) - Windows XP Professional x64 SP2 (up to 2 vCPU) Non-Microsoft Supported Operating Systems VMWARE hỗ trợ hầu hết các OS Linux/Unix và những OS không phải của Microsoft khác. Dưới đây chỉ là một số ít OS được trình bày. Ta có thể ghé thăm website của VMWARE để biết thêm về tính tương thích giữa các OS. Redhat Enterprise Linux 2.1/3/4/5  x32/x64 (up to 8 vCPU) - Redhat Linux 7/8/9 (up to 8 vCPU) - Suse Linux  (most versions are supported including 7/8/9/10/11 & Open Suse) - Ubuntu (many version are supported) - Solaris 10/ Netware/ FreeBSD/CentOS/ & other Linux OS's. - SUSE Linux Enterprise Server 10 x86/x64 SP1 (up to 1 vCPU) - SUSE Linux Enterprise Server 10 x86/x64 SP2 (up to 1 vCPU) - SUSE Linux Enterprise Server 11 x86/x64 (up to 1 vCPU) - Red Hat Enterprise Linux (RHEL) 5.2, 5.3, 5.4 x86/x64 (up to 1 vCPU) Nhận Xét của IT Comparison Hiển nhiên hiện nay VMWARE đang dẫn đầu về số lượng hệ điều hành hỗ trợ trên nền tảng ảo hóa. Ngay cả khi tìm kiếm một hệ điều hành riêng nào đó của Microsoft, ta luôn bị hạn chế bởi số lượng CPU và những hệ điều hành cũ thì không có hỗ trợ chúng. Ví Dụ như: Windows Server 2008 bị giới hạn trong 4CPU, Windows Server 2003 giới hạn trong 2CPU và Windows Server 2000 thì 1CPU. Việc hạn chế số lượng CPU và Ram cho phép có thể giúp cho máy ảo làm giảm hiệu suất. Điều đó sẽ gây nên sự hạn chế nếu xử lý một khối lượng lớn công việc trên Hyper-V. VMWARE đang dẫn đầu về việc hỗ trợ kỹ thuật cao hơn trên một máy ảo mang đến lợi ích nhiều hơn khi xử lý khối lượng công việc lớn cùng một lúc. Tính Năng Những công cụ quản lý VMWARE VCenter 4 System Center Server Manager Suites Live Migration Yes Yes Simultaneous Live Migration Yes No Nhận Xét của IT Comparison Một trong những cải tiến của Hyper-V R2 so với Hyper-V V1 là thêm vào tính năng Live Migration. Nhưng có chút giới hạn là tại một thời điểm chỉ có thể di chuyển được 1 máy. Thời gian trễ trong việc Live Migration đồng thời trong Hyper-V R2 có thể sẽ chậm hơn rất nhiều trong trường hợp ta cần di chuyển các máy chủ càng nhanh càng tốt, vì ta sẽ phải chờ cho mỗi máy ảo kết thúc quá trình migration thì mới bắt đầu migration máy ảo tiếp theo. Nhìn thấy tính cần thiết trong việc di chuyển đồng thời nhiều máy cùng lúc đó nên VMWARE đã nhanh chóng hỗ trợ công nghệ này. Đó là nói về việc hỗ trợ Live Migration của Hyper-V. Bây giờ ta tiếp tục với VMWARE xem họ đã hỗ trợ gì cho việc tối ưu quá trình di chuyển các máy ảo. VMotion chính là sự thể hiện việc cố gắng và nỗ lực của VMWARE trong việc hỗ trợ Live Migration. Chúng tôi đã gặp một số rắc rối như: bị lỗi kernel trên Redhat 4 & 5 & Màn hình xanh trên Windows Server 2003 SP2. Đó lã những lỗi mà chúng tôi gặp trong quá trình chạy thử nghiệm việc di chuyển các máy qua lại liên tục trên Hyper-V. Storage Live Migration Yes No Nhận Xét của IT Comparison Live Migration Storage là một trong tính năng mà Hyper-V không hỗ trợ điều đó cho thấy Hyper-V đã thiếu tầm nhìn hơn so với VMWARE. Tính năng này đã được VMWARE cung cấp từ phiên bản Storage Vmotion của VMWARE VI3. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi Microsoft đã không cung cấp tính năng này trong Hyper-V R2. Hầu như các máy ảo của MS Hyper-V đều sẽ di chuyển từ một nơi lưu trữ máy ảo đơn lẽ đến một nơi lưu trữ đa máy ảo được thiết kế với Hyper-V R2 nhờ tính năng này mà Storage Live Migration của Hyper-V trở nên tiện dụng hơn đôi chút. Tham khảo tại: ĐÂY LÀ BẢNG SO SÁNH CÁC TÍNH NĂNG CHỈ CÓ Ở VMWARE MÀ CÁC HÃNG CHUYỂN VỀ ẢO HÓA KHÁC KHÔNG CÓ Hypervisor Attributes VMWAREESX/ESXi 4.0 Windows Server 2008 R2 with Hyper-V Citrix XenServer 5.5 Small Disk Footprint 70 MB disk footprint >2GB with Server Core installation ~10GB with full Windows Server installation 1.8GB OS independence No reliance on general purpose operating system Relies on Windows 2008 in Parent Partition Relies on Linux in Dom management Partition Advanced Memory Management Ability to reclaim unused memory, de-duplicate memory pages No ability to reclaim unused physical memory, or de-duplicate pages No ability to reclaim unused physical memory, or de-duplicate pages Advanced Storage Management VMWARE vStorage VMFS, Storage vMotion Lacks an integrated cluster file system, no live storage migration Lacks an integrated cluster file system, no live storage migration, storage features support very few arrays High I/O Scalability Direct driver model I/O bottleneck in parent OS I/O bottleneck in Dom0 management OS Host Resource Management Network traffic shaping, Storage I/O priorities, per-VM resource shares Lacks similar capabilities Lacks similar capabilities Performance Enhancement AMD RVI, Intel EPT large memory pages, universal 8-way vSMP, VMI paravirtualization, VMDirectPath I/O, PV guest SCSI driver No large memory pages, 4-way vSMP on Windows 2008 VMs only No large memory pages, supports fewer Terminal Services users, no paravirt guest SCSI device, no direct I/O device support Vitual Security VMWARE Safe security API Nothing comparable Nothing comparable Flexible Resource Allocation Hot add VM vCPUs and memory, VMFS Volume Grow, hot extend virtual disks, hot add virtual disks Only hot add virtual disks Nothing comparable MỤC LỤC TRANG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu giải pháp ảo hóa của vmware & triển khai data center trên nền esx server.doc