Lời nói đầu
Sự ra đời của Intenet đã mang lại nhiều cơ hội lớn để rút ngắn khoảng cách giữa mọi người ở khắp nơi trên toàn thế giới. Tận dụng cơ hội mà Intenet mang lại, nhiều cá nhân và tổ chức đã cho ra đời nhiều trang web để kết nối mọi người lại với nhau, và mang lại nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng. Nhưng những website này lại yêu cầu người xây dựng và vận hành phải có một kiến thức sâu rộng về các ngôn ngữ lập trình web như HTML, Php, Javascript, để đảm bảo nó hoạt động được thông suốt.
Chính sự bất tiện và hạn chế đó đã làm nảy sinh ra một nhu cầu là cần một phần mềm có thể giúp việc xây dựng và vận hành một website trở nên đơn giản với mọi người, kể cả với những người có kiến thức rất hạn chế hoặc không biết các ngôn ngữ lập trình web. Chính nhu cầu đó là nền tảng để cho ra đời “Hệ quản trị nội dung ”, nó đã mang lại những thuận tiện trong việc tạo và vận hành một trang web cho tất cả mọi người.
Vì những tính năng ưu việt của nó, nên em chọn đề tài tốt nghiệp là “Tìm hiệu hệ quản trị nội dung và áp dụng hệ quản trị nội dung để xây dựng website cho Nhà xã hội Hoa Mai” nhằm mục đích tìm hiểu , khai thác và ứng dụng các ưu điểm của Hệ quản trị nội dung vào cuộc sống.
Đề tài này được chia làm hai phần lớn:
Phần một: Tìm hiểu tổng quan về Hệ quản trị nội dung.
Phần hai: Ứng dụng Hệ quản trị nội dung Joomla! vào xây dựng website cho Nhà xã hội Hoa Mai.
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn khoa công nghệ thông tin Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn thầy Trần Mạnh Khang, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Trong thời gian được làm với Thầy em không những học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích mà còn học hỏi được tinh thần làm việc, thái độ nghiêm cứu khoa học nghiêm túc của Thầy.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài khóa luận với tất cả sự nỗi lực của bản thân, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô tận tình chỉ bảo.
Một lần nữa, em chân thành cảm ơn và luôn mong được sự đóng góp quý báu của tất cả mọi người.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Lời cảm ơn 2
Phần 1: Tìm hiểu tổng quan về Hệ quản trị nội dung 4
I) Tổng quan về Hệ quản trị nội dung 4
a. Hệ quản trị nội dung là gì? 4
b. Tại sao lại cần Hệ quản trị nội dung? 4
c. Các tính năng cơ bản của một Hệ quản trị nội dung 5
d. Phân loại Hệ quản trị nội dung 5
II) Các Hệ quản trị nội dung phổ biến ở Việt Nam 6
a. Hệ quản trị nội dung Joomla! 6
b. Hệ quản trị nội dung Drupal 7
c. Hệ quản trị nội dung Wordpress 8
d. So sánh ba Hệ quản trị nội dung trên 9
Phần 2: Ứng dụng Hệ quản trị nội dung Joomla vào xây dựng website cho Nhà xã hội Hoa Mai 11
I) Giới thiệu về Nhà xã hội Hoa Mai 11
II) Các yêu cầu và loại chọn module 11
III) Giới thiệu vài thao tác cơ bản của Joomla 12
a) Cài đặt Joomla! 12
b) Quản lý Menu trong Joomla! 15
c) Quản trị bài viết trong Joomla! 19
d) Quản lý người dùng 34
e) Cài đặt thêm module mới cho Joomla! 35
f) Thêm một liên hệ trong Joomla! 36
IV) Cài đặt 37
a) Xây dựng Sitemap 37
b) Cài đặt Joomla! 1.5 lên localhost 37
c) Cài đặt các module được chọn 37
d) Vài bước cơ bản để sử dụng module JoomFish! 37
e) Vài bước cơ bản để sử dụng module Virtuemart 40
f) Các bước thực hiện backup với module Ebackup 51
g) Xây các Section, Category , các bài viết và trang liên hệ 54
h) Upload Website lên Hosting 54
i) Chạy và kiểm thử 56
j) Bàn giao Website cho Nhà hội Hoa Mai 56
Tài liệu tham khảo 57
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3175 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiệu hệ quản trị nội dung và áp dụng hệ quản trị nội dung để xây dựng website cho Nhà xã hội Hoa Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p những bài viết có lỗi hay phải những liên kết xấu, người phát triển web phải chuyển nội dung đó trở lại người viết và yêu cầu sửa chữa lại, và sau khi sửa xong người viết lại phải yêu cầu người phát triển web xuất bản lại nội dung đó. Việc đó sẽ dẫn đến sự chậm trễ cho việc xuất bản nội dung ra website. Với Hệ quản trị nội dung người viết có thể tự mình thay đổi trực tiếp trên nội dụng và hoàn thành quá trình xuất bản.
Hệ quản trị nội dung cho phép làm việc với một trang web mà không cần có kiến thức về HTML.Hầu hết các Hệ quản trị nội dung đều làm việc với môi trường giao diện vì vậy nếu chúng ta cần thêm một liên kết tới một thông cáo báo chí mới chúng ta có thể nhập tựa đề liên kết, URL, và miêu tả các trường khác nhau trong mẫu quản trị nội dung. Hệ quản trị nôi dung sẽ tự động xây dựng liên kết đó cho chúng ta. Đối với những đoạn văn bản dài, chẳng hạn như các thông cáo báo chí đầy đủ , hầu hết các Hệ quản trị nội dung đủ thông minh để thêm các thẻ đoạn văn, xây dựng các liên kết và thêm vào các định dạng khác.
Hệ quản trị nội mang đến sự trách nhiệm. Phần mềm Hệ quản trị nội dung thỉnh thoảng có thể được cài đặt với những tài khoản người dùng và quyền truy cập. Điều đó có nghĩa là có vài trang có thể chỉ được chỉnh sửa bởi một người dùng đặc biệt. Và việc thay đổi trên trang web được thường xuyên theo dõi bởi các công cụ quản lý theo dõi, nó có thể quay lại trở lại trạng thái trước khi thay đổi nếu có lỗi xảy ra.
Hệ quản trị nội dung mang lại một tiêu chuẩn chung cho cả trang web. Hầu hết các Hệ quản trị nội dung đều làm việc trên một hệ thống kiểu mẫu. Đều đó có nghĩa là có một số khu vực của trang web thì không thể bị thay đổi bởi nội dung của trang web. Bởi vì không thể làm thay đổi những khu vực đó đã đảm bảo tiêu chuẩn hóa cho toàn bộ trang web .
Các tính năng cơ bản của một Hệ quản trị nội dung
Nhập và tạo tài liệu bao gồm cả tài liệu đa phương tiện.
Nhận dạng những người sử dụng chính và chức năng quản lý nội dung của họ.
Bổ nhiệm vai trò và trách nhiệm đối với những mục nội dung khác nhau
Định nghĩa các nhiệm vụ cho dòng công việc về nội dung, thường đi kèm với việc gửi tin nhắn đến cho người quản lý nội dung để anh chúng ta được thông báo kịp thời về bất kì sự thay đổi nào trong nội dung.
Khả năng theo dõi và quản lý nhiều phiên bản của một nội dung .
Khả năng xuất bản nội dung tới kho chứa thông tin để từ đó thông tin có thể được truy cập.
Một số hệ thống quản lý nội dung cho phép một vài tính chất nguyên bản của nội dung được tách ra ở một mức độ nào đó so với thiết kế sẵn. Ví dụ, CMS có thể tự động mặc định màu sắc, fonts chữ, hoặc bố trí.
Phân loại Hệ quản trị nội dung
Các Hệ quản trị nội dung được phân loại theo chức năng chính của nó. Sau đây là các Hệ quản trị nội dung được sử dụng rộng rã:
W-CMS (Web CMS): Chỉ hỗ trợ việc quản lý trang web.
E-CMS (Enterprise CMS) : Hỗ trợ tất các khía cạnh của quá trình xuất bản nội dung bao gồm website, in ấn và các đầu ra thay thể.
T-CMS (Transactional CMS): Hỗ trợ việc quản lý các giao dịch thương mại điện tử.
P-CMS (Publications CMS): Hỗ trợ việc quản lý các loại ấn phẩm trực tuyến (sổ chúng tay, sách, trợ giúp, tham khảo...).
L-CMS/LCMS (Learning CMS): Hỗ trợ việc quản lý đào tạo dựa trên nền Web.
BCMS (Billing CMS): Hỗ trợ việc quản lý Thu chi dựa trên nền Web.
Các Hệ quản trị nội dung phổ biến ở Việt Nam
Hệ quản trị nội dung Joomla!
Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở. Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet.
Joomla! có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Ứng dụng:
Các cổng thông tin điện tử hoặc các website doanh nghiệp
Thương mại điện tử trực tuyến
Báo điện tử, tạp chí điện tử
Website của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Website của các cơ quan, tổ chức phi chính phủ
Website các trường học
Website của gia đình hay cá nhân
...
Lịch sử:
Joomla! là "sản phẩm anh em" với Mambo
Ngày 17 tháng 8 năm 2005, toàn bộ đội phát triển nòng cốt của Mambo đã rời khỏi dự án trong khi đang làm việc với phiên bản 4.5.3.
Nhờ sự trợ giúp của Trung tâm Luật Tự do Phần mềm (Software Freedom Law Center - SFLC), 20 thành viên nòng cốt cũ của Mambo đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận khác lấy tên là Open Source Matters và lập một website lấy tên OpenSourceMatters
Ngày 16 tháng 9 thì họ cho ra đời Joomla! 1.0.
Kiến trúc:
Joomla! 1.5 gồm có 3 tầng hệ thống. Tầng dưới cùng là mức nền tảng, chứa các thư viện và các plugin (còn được biết với tên gọi mambot). Tầng thứ hai là mức ứng dụng và chứa lớp JApplication. Hiện tại tầng này gồm 3 lớp con: JInstallation, JAdministrator và JSite. Tầng thứ ba là mức mở rộng. Tại tầng này có các thành phần (component), mô đun (module) và giao diện (template) được thực thi và thể hiện.
Hình 1.2: Cấu trúc của Joomla!
Đối với người dùng đầu cuối:
Việc cài đặt Joomla! khá dễ dàng và nhanh chóng, thậm chí cả đối với những lập trình viên nghiệp dư
Joomla! có một cộng đồng người sử dụng và phát triển rất lớn
Sau khi cài đặt Joomla! và chạy thử, người sử dụng có thể thêm, chỉnh sửa, cập nhật nội dung, hình ảnh; và quản lý dữ liệu của tổ chức, công ty
Joomla! cung cấp giao diện web trực quan do vậy khá dễ dàng để thêm một nội dung mới hay một mục mới… và tạo không giới hạn số phần, mục, chuyên mục cũng như các nội dung của Website.
Hệ quản trị nội dung Drupal
Drupal là một khung sườn phát triển phần mềm hướng mô-đun, một hệ quản trị nội dung miễn phí và mã nguồn mở.
Cũng giống như các hệ quản trị nội dung hiện đại khác, Drupal cho phép người quản trị hệ thống tạo và tổ chức dữ liệu, tùy chỉnh cách trình bày, tự động hóa các tác vụ điều hành và quản lý hệ thống. Drupal có cấu trúc lập trình rất tinh vi, dựa trên đó, hầu hết các tác vụ phức tạp có thể được giải quyết với rất ít đoạn mã được viết, thậm chí không cần. Đôi khi, Drupal cũng được gọi là "khung sườn phát triển ứng dụng web", vì kiến trúc thông minh và uyển chuyển của nó.
Drupal được chạy trên rất nhiều môi trường khác nhau, bao gồm Windows, Mac OS X, Linux, FreeBSD, OpenBSD và các môi trường hỗ trợ máy phục vụ web Apache (phiên bản 1.3+) hoặc IIS (phiên bản 5+) có hỗ trợ ngôn ngữ PHP (phiên bản 4.3.3+). Drupal kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL hoặc PostgreSQL để lưu nội dung và các thiết lập.
Lịch sử:
Ban đầu nó được Dries Buytaert và Hans Snijder (đến từ đại học Antwerp), tạo ra theo dạng một hệ thống bảng tin.
Đến năm 2001, Drupal trở thành một công trình nguồn mở
Tháng Giêng năm 2009, Drupal 6.9, phiên bản mới nhất, đã được công bố.
Ứng dụng:
Website thảo luận, website cộng đồng
Website nội bộ (Intranet), website doanh nghiệp
Website cá nhân
Website thương mại điện tử
Thư mục tài nguyên
Hệ thống quản lý công trình phát triển phần mềm
Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng
Hệ quản trị nội dung Wordpress
WordPress là một hệ thống xuất bản blog viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL. Word press là hậu duệ chính thức của b2/cafelog, được phát triển bởi Michel Valdrighi. Cái tên WordPress được đề xuất bởi Christine Selleck, một người ban của nhà phát triển chính Matt Mullenweg
Những nét nổi bật của Wordpress:
Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần mềm thiết kế website chuyên nghiệp.
Thể hiện các tệp PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài viết. Đặc biệt tích hợp sẵn Latex - công cụ soạn thảo công thức toán học, giúp người sử dụng có thể viết công thức toán học ngay trên blog.
WordPress có 23 Widget (ứng dụng tạo thêm) như Thống kê số truy nhập blog, Các bài mới nhất, Các bài viết nổi bật nhất, Các comment mới nhất, Liệt kê các chuyên mục, Liệt kê các Trang, Danh sách các liên kết, Liệt kê số bài viết trong từng tháng ... Có 79 theme để người dùng lựa chọn
Ngoài thống kê số truy nhập của từng ngày cho blog, Wordpress còn thống kê số truy nhập của từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó chủ blog sẽ có định hướng nên viết vấn đề gì tiếp theo.
Các comment có thể được duyệt rồi mới cho đăng, comment nào có nội dung không phù hợp có thể xóa, nếu cho là spam thì sau này IP đó không có thể gửi comment vào blog được nữa.
Admin (chủ blog) có thể cho 35 cộng tác viên gửi bài vào blog, có thể phân quyền cho các cộng tác viên theo các cấp độ khác nhau. Lưu giữ danh sách thành viên đã ghé thăm trang blog. Admin cũng có thể cho bất kỳ ai đăng bài qua email vào blog miễn là admin cho họ một địa chỉ email bí mật của blog (địa chỉ này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào).
Sao lưu dữ liệu nhằm khôi phục nội dung blog một cách dễ dàng nếu chẳng may blog bị hack, và cung cấp công cụ chuyển nhà từ các blog khác sang blog WordPress.
WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ các tệp hình ảnh và văn bản.
Hàng ngày WordPress có thống kê 100 bài trên các blog tiếng Việt của WordPress được nhiều người đọc nhất trong vòng 48 tiếng. Nhờ đó chúng ta biết được các thông tin quan trọng nhất đang diễn ra.
Lịch sử:
b2/cafelog, thường được biết đến với cái tên đơn giản hơn là b2 hay cafelog là tiền thân của WordPress
b2/cafelog theo ước lượng đã được sử dụng ở khoảng 2000 blog trong tháng Năm năm 2003
Nhà phát triển chính của WordPress hiện nay là Michel Valdrighi
Vào năm 2004, thời hạn cấp phép của gói sản phẩm cạnh tranh Movable Type bị thay đổi bởi Six Apart, và rất nhiều người dùng của nó chuyển sang sử dụng WordPress, tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự phát triển và phổ biến của WordPress
Năm 2007, WordPress giành giải thưởng Packt Open Source CMS.
So sánh ba Hệ quản trị nội dung trên
DRUPAL
Drupal được biết đến như một hệ quản trị nội dung ổn định và mạnh mẽ, sự ổn định và mạnh mẽ từ nhân của Drupal khiến cho Drupal được tin dùng cho các website lớn có lượng người truy cập cao. Sự linh hoạt trong nền tảng của Drupal giúp cho các lập trình viên có thể lập trình mở rộng website của họ theo bất kỳ hướng nào, tính năng nào mà hầu như không gặp khó khăn gì.
Ưu điểm của Drupal
Nền tảng mạnh mẽ, ổn định, mã nguồn được tối ưu nâng cao hiệu suất hoạt động giúp tiết kiệm tài nguyên của hệ thống. Là nền tảng vững chắc cho các website có lượng truy cập lớn như BBC England, MTV ...Một trang báo công nghệ sử dụng Drupal khá thành công là trang Thông Tin Công Nghệ.
Cấu trúc linh hoạt giúp các lập trình viên mở rộng chức năng không hạn chế theo nhu cầu sử dụng.
Drupal cực kỳ thân thiện với công cụ tìm kiếm, đó là một lợi thế rất lớn khi SEO luôn là một vấn đề được quan tâm đối với bất kỳ trang web nào.
Tính năng Multiple giúp chúng ta có nhiều website với một lần cài đặt Drupal. Giúp chúng ta điều khiển và quản lý dễ dàng hơn.
Drupal chạy được cả trên server Linux và Windows trong khi Jooma chỉ chạy tốt trên server Linux.
Nhược điểm của Drupal
Drupal được đánh giá là khó sử dụng với người dùng mới.
Drupal có ít các thành phần mở rộng hơn Joomla
Cách bố trí của website Drupal khiến người mới sử dụng khó tìm kiếm và đánh giá nên dùng extensions nào .
JOOMLA
Ưu điểm của Joomla
Ưu điểm đầu tiên cần nói tới là dễ sử dụng. Quả thực với Joomla chúng ta chỉ cần vài chục phút là tạo xong một website hoàn chỉnh với rất nhiều tính năng như gallery, video, music, shopping cart, forum ...Vì dễ sử dụng Joomla được dùng rất nhiều để xây dựng các website từ nhỏ tới lớn vừa .
Giao diện Joomla rất đẹp được cung cấp bởi rất nhiều công ty cả miễn phí và thương mại.
Joomla có một thư viện các ứng dụng khổng lồ được lập trình bởi các lập trình viên khắp nơi, hầu hết là miễn phí, do đó có rất nhiều lựa chọn mở rộng tính năng cho website của mình .
Dễ dàng tìm và sửa các lỗi gặp phải: Vì có một lượng người dùng khổng lồ trên thế giới do đó nếu gặp một vấn đề trục trặc nào đó trong quá trình sử dụng Joomla thì có thể tìm kiếm trên Google, 90% đã có người gặp phải vấn đề đó và hầu như đều có giải pháp, câu trả lời cho vấn đề.
Nhược điểm của Joomla
Mã nguồn của Joomla tương đối lớn dẫn tới tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn so với Drupal trong quá trình sử dụng .
Việc có nhiều extensions là một lợi thế đồng thời nó cũng là một bất lợi. Các extensions được viết bởi rất nhiều lập trình viên khác nhau dẫn tới tiềm ần các lỗi bảo mật trong các extensions đó. Nếu là người dùng mới có thể chúng ta sẽ bối rối trong việc chọn lựa các extensions cho website của mình.
Không có khả năng Multiple site như Drupal (cần mua extensions để có được tính năng này) .
Khả năng SEO của Joomla kém nhất trong 3 loại CMS (Drupal, Wordpress, Joomla) .
Không chạy tốt trên máy chủ Windows (IIS) .
WORDPRESS
Wordpress đặc biết rất dễ sử dụng, trên thế giới hiện có hơn 200 triệu blog, website sử dụng mã nguồn này . Tuy nhiên, Wordpress thích hợp nhất vào việc xuất bản nội dung (viết Blog), mã nguồn nhỏ gọn, tinh giản tối đa khiến nó gặp khó khăn khi đáp ứng các yêu cầu mở rộng như sự tương tác giữa các thành viên, quản lý thành viên, diễn đàn, ...
Ưu điểm của Wordpress
Wordpress dễ sử dụng nhất trong 3 CMS, nó giúp chúng ta có một Blog trong vài phút
Các plugin của wordpress có rất nhiều và 90% là miễn phí, chúng ta có thể cài đặt và nâng cấp các plugin này ngay trong phần quản lý của Wordpress mà không cần phải download về như Joomla và Drupal .
Wordpress hỗ trợ SEO khá tốt (xếp sau Drupal) .
Nhược điểm của Wordpress
Theo một số Webmaster có kinh nghiệm thì Wordpress sẽ hoạt động nhẹ nhàng, ít tốn tài nguyên. Nhưng khi website chúng ta có lượng truy cập lớn thì Wordpress lại gây tốn tài nguyên hệ thống.
Wordpress thích hợp cho viết Blog và xuất bản nội dung kiểu nhóm nhỏ . Nó khó có thể đáp ứng các chức năng mở rộng và tương tác cao .
Phần 2: Ứng dụng Hệ quản trị nội dung Joomla vào xây dựng website cho Nhà xã hội Hoa Mai
Giới thiệu về Nhà xã hội Hoa Mai
Nhà xã hội Hoa Mai được thành lập vào ngày 8 tháng 3 năm 2010 tại địa chỉ 29 Phước Long Nha Trang hoạt động trên phạm vi tỉnh Khánh Hòa.
Nhà xã hội Hoa Mai dựa trên sự liên kết giữa hội “AMIS DU VIET NAM” và Sở Lao động – Thương binh và Xa hội Khánh Hòa
Phương thức hoạt động:
Nhà Xã hội:
Nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em được tiếp nhận vào Nhà xã hội
Học tập: tạo điều kiện cho các trẻ em ở Nhà xã hội được theo học tại các trường phổ thông, hoặc các lớp phổ cập hoặc bổ túc văn hóa của ngành giáo dục
Dạy nghề: Tổ chức cho các em từ 13 tuổi trở lên và có nguyện vọng được theo học nghề tại các cơ sở dạy nghề Nhà nước, tư nhân, hoặc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh
Lò bánh mì:
Dạy làm bánh mì: cho trẻ em từ 13 đến 16 tuổi đang ở tại Nhà xã hội hoặc những em có hoàn cảnh khó khăn có nguyện vọng theo học
Bán, tiêu thụ sản phẩm dôi ra trong quá trình dạy nghề
Cấp học bổng và trợ cấp xã hội:
Đối tượng cấp học bổng là trẻ em dưới 16 tuổi, nhà nghèo, học giỏi đang theo học các lớp phổ cập, phổ thông tại các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa
Đối tượng: là trẻ em mồ côi, trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ em bị bỏ rơi, hoặc những trẻ em có cha em không có khả năng nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật, hoặc trẻ em có cha em đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại Trại giam, không có người nuôi dưỡng
Các yêu cầu và loại chọn module
Qua tìm hiểu thực tế đã thu được những yêu cầu sau từ phía Nhà xã hội Hoa Mai:
Giới thiệu về Nhà xã hội Hoa Mai
Có chuyên mục để đăng tin tức và các hoạt động của Nhà xã hội Hoa Mai
Có chuyên mục chia sẻ hình ảnh trong các hoạt động
Giới thiệu sản phẩm bánh mỳ và tích hợp thêm phần bán bánh mỳ vào phần giới thiệu sản phẩm
Website sử dụng đồng thời cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Pháp
Từ những yêu cầu cụ thể trên chúng chúng ta có thể xác định được những module cần thiết để xây dựng nên một Website như yêu cầu:
JoomFish 2.0: Module chuyên dụng để tạo Website đa ngôn ngữ cho Joomla
Virtuemart 1.7: là module thông dụng để tạo các Website bán hàng thích hợp cho những quy mô vừa và nhỏ
Module latestnewsxtd dùng để lấy và hiện thị các bài viết lên trang chủ
Bên cạnh những Module chính trên trong Website đã sử dụng những module khác để góp phần trang trí Website hoặc bổ trợ cho các module chính trên
Module virtuemart advsearch bổ trợ cho module Virtuemart, để cung cấp chứa năng tìm kiếm các sản phẩm
Module vm_flexible_dropdown_cart là module bổ trợ cho Virtuemart cung cấp chức năng giỏ hàng
Module sami login 2 cung cấp chắc năng đăng nhập cho Website
Module djimage slider cung cấp chắc năng trình diễn ảnh trên trang chủ
Module visit counter cung cấp chức năng thống kê truy cập vào Website
Giới thiệu vài thao tác cơ bản của Joomla
Cài đặt Joomla!
Sau đây là 7 bước để tiến hành cài đặt Joomla! lên một web server
Bước 1: Download và upload bộ cài Joomla!
Download Joomla! 1.5 tại địa chỉ:
Upload Joomla! : Upload lên Server và giải nén vào thư mục gốc chứa Web của chúng ta
Có thể dùng một số cách sau để upload Joomla!
Copy trực tiếp nếu là cài trên Localhost
Bằng công cụ có sẵn được Hosting cung cấp
Bằng công cụ FTP: WS_FTP,Net2FTP,…..
Bước 2: Chọn ngôn ngữ cài đặt
Mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ Website.
Nếu chúng ta giải nén bộ cài đặt vào thư mục gốc thì gõ:
VD:
VD: (nếu cài trên máy của chúng ta)
Nếu chúng ta giải nén bộ cài đặt vào thư mục joomla (thư mục con của thư mục gốc) thì gõ:
VD: VD: (nếu cài trên máy của chúng ta)
Màn hình cài đặt xuất hiện và chúng ta có thể chọn một ngôn ngữ trong quá trình đặt:
Hình 2.1: Trang Choose Language của Joomla!
Bước 3: Kiểm tra cấu hình hệ thống Nếu các giá trị kiểm tra có màu xanh thì OK. Nếu các giá trị kiểm tra có màu đỏ thì cần liên hệ với bộ phận Hỗ trợ kỹ thuật của Server. Tuy vẫn có thể tiếp tục cài đặt tuy nhiên một số chức năng có thể sẽ không hoạt động.
Hình 2.2: Trang Pre-Installation Check của Joomla!
Bước 4: Thông tin bản quyền
Nên dành một chút thời gian để đọc các thông tin này.
Hình 2.3: Trang License của Joomla!
Bước 5: Thiết lập các thông số để kết nối tới Cơ sở dữ liệu
Hostname: Thường là giá trị "localhost"(chỉ điền giá trị khác nếu như Dachúng tabase Server và Web Server nằm ở 2 nơi khác nhau, hoặc Host của chúng ta cung cấp như vậy)
User name: Tên tài khoản có quyền đối với cơ sở dữ liệu chứa Joomla!.
Password: Mật khẩu của tài khoản trên
Availbe Collations: Chúng ta nên chọn là "utf8_general_ci"
Database Name: Tên cơ sở dữ liệu
Hình 2.4: Trang cấu hình Database của Joomla!
Bước 6: Thiết lập các thông số FTP
Nếu Host không hỗ trợ, mục này sẽ không hiển thị
Nếu Host hỗ trợ, thì cần chú ý:
+ Username: Tên tài khoản FTP
+ Password: Mật khẩu tương ứng.
+ Auto Find Path: Tự động tìm đường dẫn tới nơi chứa Web
(Nên dùng chính tài khoản đã Upload bộ cài đặt Joomla lên HOST) Bước 7: Thiết lập cấu hình site Joomla Site name: tên site. VD: VnExpress, Hosting Việt Nam, ThanhNienOnline... Your Email: địa chỉ email VD: admin@yoursite.com Admin Password: Mật khẩu để quản trị Joomla Các thông số trên sau này đều có thể thay đổi dễ dàng nên không cần bận tâm lắm. Chỉ cần nhớ mật khẩu là đủ. Inschúng tall Defaul Sample Dachúng ta: Cài đặt dữ liệu mẫu. Nên nhấn nút này để Joomla tạo mẫu cho chúng ta một trang web đơn giản.Bước 8: Kết thúc Lưu ý: tài khoản truy nhập hệ thống là: admin; mật khẩu là mật khẩu đã gõ ở bước 6. Để xem Website: Nhấn vào nút Site Để quản trị Website: Nhấn vào nút Admin. Đường dẫn sẽ có dạng như sau:
+ http:// www.yoursite.com/administrator/ hoặc
+ hoặc
+ ếu cài trực tiếp trên máy)
Quản lý Menu trong Joomla!
Trong cửa sổ Control Panel của phần Quản trị (Admin) chọn Menu Manager.
Hình 2.5: Trang quản trị của Joomla!
Trong Menu Manager có các nút lệnh như sau:
Hình 2.6: Menu của trang quản trị Joomla!
Copy: Sao chép Menu, đánh dấu chọn Menu và nhấn vào nút Copy để sao chép Menu này thành 1 cái nữa. Đặt tên cho Menu và Module, toàn bộ các Menu Item trong Menu này (nếu có) cũng sẽ được Copy.
Hình 2.7: Trang Copy Menu
Delete: Xóa Menu, đánh dấu chọn Menu và nhấn vào nút Delete để xóa. Sẽ xuất hiện thông báo là tất cả các Menu Item trong Menu này sẽ bị xóa hết, nhấn Delete nếu đồng ý xóa.
Hình 2.8: Trang Delete Menu
Edit: Sửa Menu, đánh dấu chọn Menu và nhấn vào nút Edit để sửa các thông số của Menu, chỉ sửa được Unique Name, Title và Description, còn Module Title sẽ được sửa trong phần quản lý Module.
New: Tạo Menu mới bằng cách nhấn vào nút New và nhập các thông số cho Menu mới này như sau:
Hình 2.9: Trang New Menu
Unique Name: Đây là tên danh định mà Joomla! sử dụng để nhận dạng trong phần xử lý mã lệnh, tên này là duy nhất và tên này không có khoảng trống giữa các ký tự.
Title: Tên của Menu được đặt tùy ý.
Description: Miêu tả, chú thích cho Menu túy ý.
Module Title: Tên của Module, mặc nhiên mỗi khi một Menu được tạo ra thì Joomla! cũng tạo thêm một Module tương ứng với nó. Module này dùng để hiển thị Menu trên trang Web và được quản lý trong phần Module Manager.
Cách tạo và sửa Menu Item:
Truy cập vào Menus và chọn Menu muốn tạo thêm Menu Item hoặc trong Menu Manager nhấn vào biểu tượng Edit Menu Item tương ứng với Menu.
Hình 2.10: Chọn một Menu để thêm 1 Item
Trong Menu Item Manager có các nút lệnh sau:
Hình 2.11: Trang Menu Item Manager
Menus: Truy cập Menu Manager
Default: Chọn Menu Item mặc định làm trang chủ, đây là trang xuất hiện đầu tiên khi truy cập vào địa chỉ của trang web. Joomla! 1.5.x cho phép chọn bất kỳ Menu Item nào làm trang chủ mà không nhất thiết Menu Item đó phải được đặt ổ trên cùng. Chọn Menu Item nào muốn đặt làm trang chủ và nhấn Default, Menu Item đó sẽ được đánh dấu sao.
Publish: Cho phép hiển thị và sử dụng Menu Item.
Unpublish: Không cho phép hiển thị và sử dụng Menu Item.
Move: Di chuyển Menu Item sang Menu khác.
Copy: Sao chép thêm Menu Item sang Menu khác
Trash: Xóa Menu Item, Menu Item bị xóa sẽ được lưu trong thùng rác và được quản lý thông qua Menu Trash.
Edit: Sửa các thông số và thay đổi kiểu của Menu Item.
New: Tạo Menu Item mới.
Menu Trash:
Các Menu Item bị xóa sẽ được lưu trữ trong Menu Trash. Trong phần quản lý Menu Trash Manager, chọn Menu Item và nhấn Restore nếu muốn phục hồi lại hoặc nhấn Delete để xóa hẵn luôn.
Hình 2.12: Chọn Menu Trash
Quản trị bài viết trong Joomla!
Các bài viết(Content) trong joomla được tổ chức vào các Nhóm tin(Section hay Chủ đề) và các Chủ đề con(category). Việc bố trí và sắp xếp các bài viết vào các đơn vị trên phụ thuộc vào cấu trúc nội dung của từng website. Chúng ta nên tổ chức thông tin theo dạng cây từ Section -> category -> Content và định hình cấu trúc trước khi bắt chúng tay vào tạo các đơn vị thông tin trên website. Khi đã định hình được cấu trúc thông tin của website thì chúng ta tạo lần lượt từ trên xuống. Tạo các Section trước rồi đến các Category trong Section đó. Sau khi hoàn thiện các Section và category rồi mới tiến hành viết bài viết vào các đơn vị thông tin này.
Mô hình tổ chức bài viết trong Joomla!
Hình 2.13: Mô hình tổ chức bài viết trong Joomla!
* Quản lý Session(nhóm tin - chủ đề)
Truy cập vào Nội dung / Quản lý nhóm tin (Section) để vào trang quản trị Section.
Hình 2.14: Chọn chức năng Quản lý nhóm tin
Danh sách các Section có trước đó(nếu có) sẽ xuất hiện. Tiếp đến đã có thể tiến hành tạo mới, sửa, xóa, copy, bật, tắt các section. Ở đây, sẽ nêu ra các thao tác cơ bản nhất -Thêm mới - các thao tác khác có thể làm tương tự hoặc có thể đơn giản hơn, chỉ cần tích chọn và chọn các nút chức năng phía trên là được.
Hình 2.14: Trang Quản lý nhóm tin
Để thêm mới 1 section, chúng ta click vào nút Thêm mới để chuyển sang giao diện thêm mới 1 section
Hình 2.15: Trang thêm mới một section
Nhập thông tin cho các trường thông tin
Tiêu đề: tên section
Alias: tên không dấu của section
Đã được bật: có/không
Giới hạn truy cập:
_ Công khai: mọi người đều đọc được các bài viết trong section này _ Registered: những ai đã đăng ký thành viên mới xem được các bài viết trong session này _ Đặc biệt: những ai là quản trị viên mới truy cập được
Ảnh: ảnh đại diện cho section
Sự miêu tả: miêu tả về nội dung section
* Quản lý category(chủ đề con)
Truy cập vào Nội dung / Quản lý chủ để con(category) để vào quản trị Category
Hình 2.16 Chọn chức năng Quản lý chủ đề con
Danh sách các Category đã có trước đó(nếu có) sẽ xuất hiện. Và có thể tiến hành tạo mới, sửa, xóa, coppy, bật, tắt các category. Ở đây sẽ nêu ra các thao tác cơ bản nhất -Thêm mới - các thao tác khác có thể làm tương tự hoặc đơn giản, chỉ cần tích chọn và chọn và các nút chức năng phía trên là được.
Hình 2.17 Trang Quản lý chủ đề con
Để thêm mới 1 cachúng talogy chúng ta click vào nút Thêm mới để chuyển sang giao diện thêm mới 1 category
Hình 2.18: Trang thêm mới một chủ đề con
Nhập thông tin cho các trường:
Tiêu đề: tên category
Alias: tên không dấu của category
Chủ đề: tên của session mà category này nằm trong đó
...
* Quản lý bài viết(content)
Truy cập Nội dung / Quản lý bài viết(content) để vào trang quản trị bài viết
Hình 2.19: Chọn chức năng Quản lý bài viết
Danh sách tất cả các bài viết đã có từ trước đó sẽ xuất hiện.
Hình 2.20: Trang Quản lý bài viết
Ở giao diện này chúng ta có thể tiến hành thêm mới, xóa, sửa, bật, tắt, cho bài viết hiện thị ở trang chủ... Để lọc bài viết chúng ta có thể click chọn Session, Category, Author, State để lọc ra các bài viết trong đó. Hoặc có thể lọc theo từ khóa. Để cấu hình hiển thị bài viết chúng ta click chọn nút Parameters. Sau khi click chúng ta sẽ nhận được giao diện cấu hình hiển thị bài viết.
Thêm mới 1 bài viết: chúng ta click vào nút chức năng Thêm mới trong giao diện quản trị bài viết.
Hình 2.21: Trang thêm một bài viết mới
Các trường thông tin cơ bản
Tiêu đề: tiêu đề bài viết
Alias: tiêu đề bài viết(viết không dấu - phục vụ SEO)
Đã được bật: không/có
Trang chủ: có/không
Chủ đề: Chủ đề(session, nhóm tin) chứa bài viết này
Chủ đề con: chủ đề con(category) chứa bài viết này
Các thông số chính của bài viết:
Tác giả: chọn tác giả - người viết bài - mặc định là tài khoản đang viết bài, chúng ta có thể chọn tác giả là người khác
Giới hạn truy cập: giới hạn loại người dùng có thể truy cập(tất cả mọi người / đã đăng ký / quản trị viên)
Ngày tạo: ngày viết bài.
Bắt đầu bật: thời gian bài viết này bắt đầu được bật lên(hiển thị).
Kết thúc phát hành: thời gian bài viết tự động tắt(ngừng hiển thị). Mặc định là không bao giờ tắt
Các thao tác chính khi viết bài:
Chèn ảnh:
_ Đặt con trỏ chuột vào vị trí cần chèn ảnh_ Click vào nút Ảnh ở phía dưới khung soạn thảo
Hình 2.22: Chọn chức năng chèn ảnh
Chúng ta nhận được khung cửa sổ hiển thi các ảnh đã có trong thư mục ảnh bài viết(thường là Images/stories)
Hình 2.23: Cửa sổ chèn ảnh
nếu trong cửa sổ không có ảnh cần chèn thì chúng ta có thể tải lên 1 ảnh mới bằng form Tải lên phía dưới. Sau cho click chọn vào ảnh muốn chèn và click chọn nút chèn Sau khi chèn xong bức ảnh sẽ hiện lên trên khung soạn thảo. Bây giờ chúng chúng ta cần định lại kích thước và kiểu hiển thị của bức ảnh. Click chuột phải vào bức ảnh và chọn Insert/edit images
Hình 2.24: Chọn chức năng chỉnh sửa ảnh
Chúng ta sẽ nhận được 1 cửa sổ thiết lập các thông số hiển thị cho hình ảnh
Tab General
Hình 2.25: Tab Geeneral của cửa sổ chèn ảnh
Image URL: Đường dẫn đến file ảnh
Image description: Chú thích cho ảnh(nội dung sẽ hiển thị khi hình ảnh không load được)
Title: Nội dung hiển thị khi di chuột lên trên hình ảnh
Tab Appearance
Hình 2.26: Tab Appearance của cửa sổ chèn ảnh
Alignment: vị trí của hình ảnh trong đoạn văn. Khi chúng ta thay đổi các giá trị ở tùy chọn này thì hình ảnh biểu diễn bên phải sẽ thay đổi theo. Chúng ta có thể nhìn vào hình ảnh biểu thị đó để chọn cho mình 1 cách hiển thị thích hợp
Dimensions: kích thước ảnh
Vertical space: khoảng cách trên và dưới của hình ảnh so với đoạn văn
Horizon space: Khoảng cách 2 bên trái và phải của hình ảnh so với đoạn văn _ Class: hiển thị theo 1 class đã được thiết lập từ trước đó _ Style: chúng ta có thể viết thêm css cho hình ảnh ở đây
Tab Advanced
Hình 2.27: Tab Advanced của cửa sổ chèn ảnh
Alternative image: Tích chọn vào đây để sử dụng tính năng thay đổi hình ảnh trong các sự kiện:
For mouse over: đường dẫn đến file hình ảnh được dùng để thay thế hiển thị khi di chuột qua hình ảnh hiện tại
For mouse out: đường dẫn đến file hình ảnh được dùng để thay thế hiển thị khi di chuột từ hình ảnh hiện tại ra ngoài
Sau khi hoàn thành chúng ta chọn Update. Nếu chúng ta không có Description cho hình ảnh thì hệ thống sẽ hỏi chúng ta có chắc muốn Update khi chưa có Descripton không thì chúng ta chọn Yes.
Chèn link(URL)
Chọn khu vực cần chèn link(nếu là text thì bôi đen, nếu là ảnh thì kích chọn)
Click chuột phải chọn Insert/edit link
Hình 2.28: Chọn chức năng Chèn liên kết
Tab General
Hình 2.29: Tab General của cửa sổ chèn liên kết
_ Link URL: đường dẫn đến nơi cần link _ Target: chế độ hiển thị url khi click vào liên kết(mở trong cửa sổ hiện tại, mở trong tab mới, mở trong cửa sổ mới) _ Title: nội dung hiển thị khi di chuột lên liên kết _ Class: hiển thị theo 1 css class định trước
Tab Popup: Hiển thị liên kết trong 1 cửa sổ popup
Hình 2.30: Tab Popup của chức năng chèn liên kết
_ Javascipt popup: tích chọn để sử dụng chức năng mở liên kết trong cửa sổ popup _ Popup URL: nội dung được mở trong cửa sổ popup _ Window name: tên cửa sổ popup _ Size: kích thước cửa sổ popup _ Position: vị trí hiển thị _ OPtion: ẩn/hiện các thành phần của cửa sổ popup
Sau khi thiết lập xong chúng ta click chọn Update
Chèn bảng
Kích chuột phải vào vị trí cần chèn bảng, chọn Insert a new table
Hình 2.31: Chọn chức năng chèn bảng mới
Tab General
Hình 2.32: Tab General của chức năng chèn bảng
_ Cols: số cột _ Rows: Số hàng _ Cellpadding: khoảng cách trong của mỗi ô(cell) trong bảng _ Cellspacing: khoảng cách giữa các ô trong bảng _ Alignment: vị trí hiển thị của bảng trong bài viết(trái - giữa - phải) _ Border: kích thước đường viền của bảng _ Width,Height: chiều rộng, cao của bảng
Tab Advanced
Hình 2.33: Tab Advanced của chức năng chèn bảng mới
_ Id: Id của bảng _ Style: chúng ta có thể viết css cho bảng ở đây. các thuộc tính cách nhau bởi dấu. _ Background image: đường dẫn đến file ảnh nền cho bảng _ Border color: màu viền _ Background color: màu nền
Sau khi thiết lập xong kích chọn Insert
Tách lấy phần mở đầu trong bài viết: trong Joomla, mặc định phần mở đầu của bài viết sẽ được bắt đầu từ đầu đến 1 vị trí do người soạn thảo quyết định. Để cắt lấy phần mở đầu cho bài viết, chúng ta đặt con trỏ chuột vào vị trí cần cắt và click vào nút Đọc thêm... ở bên dưới khung soạn thảo bài viết.
Phân trang bài viết: nếu bài viết của chúng ta quá dài hoặc bao gồm nhiều phần thì chúng ta có thể cắt nó ra làm nhiều phần và tạo ra các chỉ mục để nhảy trực tiếp đến các phần của bài viết.
Đầu tiên chúng ta cần định hình bài viết của chúng ta chia làm mấy phần, độ dài từng phần đến đâu(vị trí cắt)
Đặt con trỏ chuột vào vị trí cần cắt và click chọn nút Phân trang ở bên dưới khung soạn thảo bài viết
Quản lý người dùng
Bước 1: Mở trang quản trị
VD: tapchi.com/administrator
Bước 2: Mở mục quản lý User
Mở menu "Site" >> "User Manager"
Thêm một User
Trong phần quản lý User, nhấn nút [New]
Điền các thông số về User mới (tên thật, tên đăng nhập, email, mật khẩu, nhóm)
Nhấn nút [Save] để lưu lại
Chỉnh sửa một User
Chọn một User và nhấn nút [Edit]
Thay đổi các thông số và nhấn nút [Save]
Xóa một User
Chọn User cần xóa và nhấn nút [Delete]
Cài đặt thêm module mới cho Joomla!
Bước 1: Download thành phần mở rộng
Truy cập vào website
Sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc dựa theo danh mục liệt kê chức năng để tìm extension thỏa mãn yêu cầu của chúng ta.
Xác định thành phần mở rộng đó là loại gì? Gói ngôn ngữ (language pack), giao diện (template), component, mô-đun(module), mambot/plugin hay là một gói (gồm cả component, module và mambot/plugin).
Đọc hướng dẫn cài đặt kèm theo
Download thành phần mở rộng đó.
Bước 2: Cài đặt extension
Để cài đặt một thành phần mở rộng chúng ta có 3 lựa chọn:
Cài đặt thông qua file nén (ZIP)
Cài đặt thông qua một danh sách các file đã được upload lên Server
Cài đặt từ một địa chỉ URL.
Hình 2.34: Chọn chức năng cài đặt thành phần mở rộng
Cài đặt thông qua file nén (ZIP).
Mở trang quản trị (VD: )
Chọn menu "Extensions"
Chọn mục "Inschúng tall/Unischúng tall"
Trong ô "Upload Package File" nhấn nút "Browse..." và chọn file nén chứa extension.
Nhấn nút "Upload file and Install"
Chờ Joomla thông báo kết quả cài đặt
Lưu ý:
Thông thường một thành phần mở rộng (extension) được đóng gói trong một file nén (ZIP) có dạng như sau:
file_nen.zip-- thu_muc_1-- thu_muc_2....-- file_xx-- file_danh_muc.xml
Trong đó file .xml nằm ở thư mục ngoài cùng là file chứa các thông số cho quá trình cài đặt và cấu hình.
Cài đặt thông qua một danh sách các file
Nên áp dụng cách này nếu Server của chúng ta không hỗ trợ việc giải nén file Zip hoặc gói cài đặt của chúng ta lớn.
Giải nén extension mà chúng ta đã download được.
Upload các file này lên một thư mục nào đó trên Server mà Joomla có thể truy cập được.
VD: C:/www/f5vietnam.com/joomla/tmp/com_docman VD: \www\f5vietnam.com\joomla\tmp\com_docman
Mở trang quản trị (VD: )
Chọn menu "Extensions"
Chọn mục "Install/Unistall"
Trong ô "Install from directory" nhập vào đường dẫn mà chúng ta đã giải nén extension.
Nhấn nút "Install"
Đợi Joomla thông báo kết quả cài đặt
Cài đặt thông qua một địa chỉ URL trỏ tới gói cài đặt
Thêm một liên hệ trong Joomla!
Bước 1: Mở trang quản trị
VD: tapchi.com/administrator
Bước 2: Mở trang quản lý Components
Mở menu "Components" >> "Contacts" >> "Contacts"
Nhấn nút [New] để tạo một liên hệ (Contact) mới
Điền tên, chọn nhóm (category), và điền các thông tin khác
Tùy chỉnh các tham số ở mục "Parameters" bên chúng tay phải
Nhấn nút [Save] để lưu lại
Mở website để xem kết quả
Cài đặt
Xây dựng Sitemap
Sitemap của trang web: toàn bộ website được chia làm chín phần chính và được mô tả như hình bên
Hình 2.35: Sitemap của Websie Nhà xã hội Hoa Mai
Cài đặt Joomla! 1.5 lên localhost
Cài đặt các module được chọn
Vài bước cơ bản để sử dụng module JoomFish!
Bước 1: Cài đặt gói ngôn ngữ tiếng Việt cho Joomla 1.5 cho phần giao diện người dùng bên ngoài (frontend) và cho phần giao diện trang quản trị (backend) nếu các chúng ta có nhu cầu. Việc cài đặt thông qua menu Extension - Install / Uninstall - chọn gói cài đặt Bước 2: Cài đặt JoomFish 2.0, chọn menu Extensions - Install / Uninstall, trong phần Upload Package File, các chúng ta chọn gói JoomFish 2.0 đã tải về tên là jf2.0package_rc.zip, nhấn Upload File & Install. Bước 3: Cấu hình JoomFish, chọn menu Component - JoomFish. Chọn Language Configuration, đây là trang cho phép chúng ta cấu hình các ngôn ngữ của trang web, ở bước này các chúng ta hãy chú ý một số yếu tố sau đây
Click vào các ô ở cột Active để kích hoạt những ngôn ngữ mà chúng ta muốn dùng
Trong cột Fallback, chọn ngôn ngữ thay thế mà chúng ta muốn dùng trong trường hợp không có bản dịch tương ứng với ngôn ngữ hiện tại.
Trọng cột Image filename, điền đường dẫn tới file hình đại diện cho ngôn ngữ (Ví dụ đường dẫn cho file hình của tiếng Việt là components/com_joomfish/images/flags/vi.gif - chú ý chúng ta phải upload 1 file hình với tên vi.gif trước ).
Trong cột Config sẽ giúp chúng ta chỉnh sửa những cấu hình ngôn ngữ đơn giản.
Cuối cùng nhấn Save sau khi chúng ta đã hoàn tất các bước chỉnh sửa của mình.
Bước 4: tại màn hình JoomFish 2.0, nhấn vào Translation, đây chính là nơi để chúng ta thực hiện các thao tác biên dịch để tạo trang đa ngôn ngữ cho trang web. Chú ý góc trên bên trái màn hình, các chúng ta sẽ thấy 1 danh sách các thành phần của trang web sẵn sàng được biên dịch (Content elements), ở đây tôi chọn như sau để biên dịch các Menu sang tiếng Việt:
Language: chọn Viet Nam
Content elements: chọn Menus
Lựa chọn bên trên có nghĩa là "Hiển thị danh sách các thành phần của trang web bằng tiếng Việt" Tiếp đó, chọn một danh mục menu mà chúng ta muốn dịch sang tiếng Việt, ở đây tôi chọn "Features" - lúc này JoomFish sẽ cho phép chúng ta dịch menu "Features" sang tiếng Việt cũng như cho phép chỉnh sửa các tham số có liên quan tới menu này. Ở đây chún ta chỉ dịch tên menu từ Features thành Tính năng và giữ nguyên các tham số của menu này.
Chú ý : ở cột phải, phần Publishing, các chúng ta nhớ đánh dấu vào ô published và nhấn Save. Như vậy quá trình dịch 1 menu sang tiếng Pháp đã hoàn tất, việc dịch các thành phần còn lại như module, bài viết cũng tương tự như vậy. Để kiểm tra xem việc cài đặt và cấu hình JoomFish có thành công hay chưa, các chúng ta hãy kiểm tra ngoài phần frontend của trang web, chúng ta nhấp chuột vào 2 lá cờ để chắc chắn rằng mọi thứ đã hoạt động đúng như mong đợi.
Dịch một bài viết trong JoomFish
Trong mục Translation của JoomFish, phần Content elements chọn Contents
Hình 2.36: Chọn Contents trong phần Content elements
Giả sử chúng ta muốn dịch bài viết từ tiếng Anh sang tiếng Việt, mục Languages chọn Tiếng Việt. (Nếu đã có sẵn bài viết tiếng Việt và muốn dịch ra tiếng Anh, mục Languages chọn English)
Hình 2.37: Chọn ngôn ngữ để dịch
Sau đó tiến hành dịch tương tự các bước ở 4.1 và 4.2. Nhớ Published và Save lại sau khi dịch.
Hình 2.38: Trang dịch của một phần tử
Vài bước cơ bản để sử dụng module Virtuemart
Các chúng ta download gói cài đặt tại về, giải nén ra và tiến hành cài đặt component trước rồi tiếp tục cài đặt các module và plugin chúng ta cần.Sau khi cài đặt thành công chúng ta truy cập vào trang quản trị của Joomla và truy cập menu: Component / Virtuemart
Hình 2.39: Chọn VirtueMart
Virtuemart cung cấp cho người sử dụng 2 chế độ hiển thị phục vụ quản trị
Giao diện dạng đơn giản(simple layout)
Hình 2.40: Trang quản trị của VirtueMart ở chế độ Simple playout
Giao diện mở rộng(Extended layout)
Hình 2.41: Trang quản trị của VirtueMart ở chế độ Extended playout
Chúng ta có thể sử dụng bất kỳ 1 trong 2 giao diện trên. Các hướng dẫn sau đây của mình sẽ sử dụng giao diện mở rộng(Extended layout)
Cấu hình chung cho Virtuemart
Truy cập trang cấu hình Virtuemart: Admin / Configuation
Hình 2.42: Truy cập trang cấu hình của VirtueMart
Các tùy chọn cấu hình cơ bản
Global
Hình 2.43: Tab Global trong trang cấu hình của Virtuemart
_ Shop is offline: Đóng cửa ứng dụng _ Ofline Message: Thông báo hiển thi khi đóng cửa ứng dụng _ Use only as cachúng talogue: Chỉ sử dụng virtuemart dạng trình bày sản phẩm và thông tin sản phẩm mà không sử dụng chức năng thanh toán, giỏ hàng.
_ Price Configuration
+ Show Price: Hiện giá của sản phẩm + Membergroup to show price to: nhóm người sử dụng sẽ nhìn thấy giá sản phẩm + Show "(including XX% chúng tax)" when applicable: Hiện giá dạng %
_ Security Settings
+ SECUREURL, Site URL: Đường dẫn của ứng dụng cài đặt Virtuemart. Chúng ta phải thay đổi đường dẫn này cho phù hợp khi thay đổi domain hoặc upload lên server.
_ Display
+ PDF - Button: hiển thị nút chức năng chiết suất nội dung ra file pdf + Show the "Recommend to a friend" link: hển thị nút chức năng gửi link sản phẩm hiện tại cho chúng ta bè + Show the "Print View" link: hiển thị nút chức năng in nội dung hiển thị + Default product sort order: kiểu sắp xếp mặc định + Available "Sort-by" fields: danh sách các trường thông tin dùng để sắp xếp + Show the Number of Products: hiển thị số lượng sản phẩm trong mỗi category + "no image" image: hình ảnh dùng để hiển thị khi sản phẩm không có hình ảnh + Show footer : hiển thị footer(logo của Virtuemart)
_ Layout
+ Select the theme for your Shop: Chọn giao diện hiển thị cho ứng dụng. Cấu hình chi tiết(Configuration):
_ Product List Style: kiểu hiển thị của danh sách sản phẩm
+ Product listing with a chúng table: hiển thị danh sách sản phẩm dạng bảng + Flat product list: danh sách sản phẩm dạng flat. Mỗi sản phẩm trình bày trên 1 hàng + Product list (div-base): hiển thị sản phẩm trong thẻ div. cách hiển thị phụ thuộc vào viêc css cho các thẻ div này
_ Show the Feed Icon: hiển thị nút chức năng Feed _ Show the Add-to-cart Button on the product list: hiển thị nút thêm sản phẩm vào giỏ hàng trên giao diện danh sách sản phẩm _ Show Prev/Next Product Link: hiển thị link đến sản phẩm trước và sau sản phẩm hiện tại _ Open Product Images in a LightBox: hiển thị ảnh lớn của sản phẩm sử dụng lightbox _ Use Ajax to add, update or delete products from the cart: sử dụng Ajax để thêm, cập nhật và xóa sản phẩm từ giỏ hàng _ Show featured products on frontpage: hiển thị danh sách sản phẩm đặc biệt trên trang chủ của ứng dụng Virtuemart _ Show the latest products on the frontpage: hiển thị danh sách sản phẩm mới nhất trên trang chủ của ứng dụng Virtuemart _ Number of recent products to Display: số lượng sản phẩm mới xem của khách hàng
+ Default number of products in a row: Số lượng sản phẩm hiển thị trên cùng 1 hàng + Category Template: template trang hiển thị sản phẩm trong 1 category + FLYPAGE: template trang hiển thị chi tiết sản phẩm + Enable Dynamic Thumbnail Resizing: bật chức năng tự động thay đổi kích thước ảnh sang dạng ảnh nhỏ + Thumbnail Image Width, Thumbnail Image Height: chiều cao, rộng của ảnh nhỏ
_ Shipping: Danh sách module các phương thức vận chuyển hàng hóa
_ Checkout: Bật/tắt Checkout bar, danh sách các bước checkout
_ Thông tin cửa hàng
+ Truy cập Store / Edit store
Hình 2.44: Chọn chức năng biên tập gian hàng
+ Giao diện cơ bản
Hình 2.45: Trang giao diện của Edit Store
+ Store: Thông tin cửa hàng
_ Store Name: Tên cửa hàng _ Store Company Name: Tên công ty quản lý của hàng _ URL: Website của công ty _ Address 1: Địa chỉ 1 của cửa hàng _ Address 2: Địa chỉ 2 của cửa hàng _ City: Thành phố _ Country: Quốc gia _ Schúng tate/Province/Region: Vùng miền, bang _ Zip/Poschúng tal Code: Mã số bưu điện _ Phone: Số điện thoại _ Store Address Format: Định dạng địa chỉ cửa hàng _ Store Date Format: Định dạng kiểu hiển thị của thời gian
_ Conchúng tact Information: Thông tin liên hệ
+ First Name, Middle Name, Last Name: Tên người liên hệ
+ Phone 1, Phone 2: Số điện thoại liên hệ + Fax: Số fax + Email: Email liên hệ
_ Currency Display Style: Cấu hình tiền tệ
+ Currency: Loại tiền tệ sử dụng + Currency symbol: Ký kiệu tiền tệ + Positive format: Vị trí hiển thị tương đối giữa ký hiệu và giá trị tiền tệ + List of accepted currencies: Danh sách tiền tệ chấp nhập thanh toán
_ Store Information
+ Full Image: Logo hoặc banner quảng cáo về cửa hàng
+ Description: Nội dung giới thiệu về cửa hàng
+ Terms of Service: Danh mục điều khoản dịch vụ(khách hàng phải chấp nhận khi thanh toán)
Quản lý sản phẩm
_Quản lý danh sách danh mục sản phẩm(Truy cập Products / List categories)
Hình 2.46: Trang quản lý danh mục sản phẩm
_ Thêm mới 1 category - Click nút New trên giao diện quản trị List categories. Các trường thông tin cần chú ý
+ Category Name: tên của danh mục sản phẩm + Category Description: Tóm tắt nội dung giới thiệu về danh mục sản phẩm + Parent: Category cấp trên của category đang tạo + Category Browse Page: Template sử dụng cho việc hiển thị danh sách sản phẩm trong cachúng tagory này + Category Flypage: Template sử dụng cho việc hiển thị chi tiết sản phẩm trong cachúng tagory này + Chúng tab Images / Auto-Create Thumbnail: Tự động tạo ảnh nhỏ từ ảnh chính được upload lên
_ Quản lý danh sách sản phẩm (Truy cập Product / List Product)
Hình 2.47: Giao diện trang List Products
_ Thêm mới 1 sản phẩm - Click chọn nút New
Hình 2.48: Chọn nút New để tạo sản phẩm mới
+ Chúng tab Product Information
Hình 2.49: Giao diện Tab Product Information
- Publish: bật sản phẩm này luôn hay không? - SKU: mã sản phẩm - Name: tên sản phẩm - Categories: danh mục sản phẩm chứa sản phẩm này(có thể chọn nhiều category) - Product Price (Net): giá sản phẩm chưa bao gồm thuế - VAT Id: loại mức thuế - Discount Type: loại mức giảm giá - Short Description: mô tả ngắn về sản phầm - sẽ hiển thị ở trang danh sách sản phẩm - Product Description: mô tả chi tiết sản phẩm - hiển thị ở trang chi tiết sản phẩm
+ Chúng tab Display Options: tùy chọn hiển thị cho sản phẩm này
Hình 2.50: Giao diện tab Display Opitions
+ Chúng tab Product Status:
Hình 2.51: Giao diện tab Product Status
- In Stock: số lượng sản phẩm còn trong kho - Minimum Purchase Quantity: số lượng mua tối thiểu - Maximum Purchase Quantity: số lượng mua tối đa - Availability Date: thời điểm có hàng - mặc định là thời điểm hiện tại khi thêm sản phẩm - Availability: Thông báo bất kỳ - ví dụ như khoảng thời gian có hàng từ khi khách hàng đặt(kết hợp với tùy chọn select image bên dưới) - On Special: đánh dấu là sản phẩm đặc biệt - Attribute List: tùy chọn các thuộc tính thêm(ngoài các thuộc tính sẵn có)
_ Chúng tab Product Dimensions and Weight
Hình 2.52: Giao diện tab Product Dimensions and Weight
- Cấu hình chiều dài, chiêu cao, chiều dài, đơn vị đo chiều dài, khối lượng, đơn vị đo khối lượng, đơn vị hàng hóa, số đơn vị hoàng hóa trong 1 gói hàng, số lượng đơn vị hàng hóa trong 1 hộp
+ Chúng tab Product Images
Hình 2.53: Giao diện trang tab Product Images
- Tải lên hình ảnh của sản phẩm - Tích chọn Auto-Create Thumbnail để hệ thống tự động tạo ảnh nhỏ của sản phẩm
+ Related Products
- Tùy chọn các sản phẩm có liên quan
- Thêm nhiều ảnh cho 1 sản phẩm
+ Tại giao diện Product List - Click chọn vào sản phẩm cần thêm ảnh tại cột Media
Hình 2.54: Giao diện trang Product List
+ Giao diện quản lý Media cho sản phẩm - Click chọn New để thêm ảnh cho sản phẩm
Hình 2.55: Giao diện trang quản lý Media cho sản phẩm
+ Giao diện thêm mới Media cho sản phẩm
Hình 2.56: Giao diện trang thêm mới Media cho sản phẩm
- Filename: Chọn file ảnh từ máy tính của chúng ta - File Type: Chọn addition Images(ảnh bổ xung) - Upload to: nơi upload lên - ...
+ Sau khi hoàn thành click chọn Save để lưu lại
- Quản lý danh sách hóa đơn bán hàng / đặt hàng
+ Truy cập: Order / List Order
Hình 2.57: Chọn chức năng List Order
- Chúng ta sẽ nhận được danh sách các hóa đơn mua hàng \ đặt hành của khách hàng
Các thao tác đơn giản trong Kunena Forum
Tạo một section trong Kunena Forum
Vào trang Administrator của Joomla! và đi tới phần cấu hình cho Kunena Forum bằng cách sau Components -> Kunena Forum.
Hình 2.58: Chọn chức năng Kunena Forum
Chọn mục Category Manager để tiến hành thêm một Section
Hình 2.59: Chọn Category Manager
Nhấn nút New để tạo mới một Section
Hình 2.60: Chọn Thêm mới để tạo một Section mới
Trong phần Basic Information
Hình 2.61: Tab Basic Information
Parent: chọn Top Level từ danh sách xổ xuống.
Name: điền tên của Section.
Description: điền các thông tin mô tả cho section( nếu bạn cảm thấy là cần thiết).
Category Header: Nhập các thông tin tiêu đề của Section.
Trong Tab Setting
Hình 2.62: Tab Setting
Locked: thiết lập chế độ hoạt động Section. Yes là muốn khóa Section tức là không có thể tạo các bài viết trong section này và No là ngược lại.
Public Access Level: Thiết lập chế độ người dùng nào có quyền truy cập vào section này.
Admin Access Level: Thiết lập chề độ người dung nào có chức năng có thể truy cập đến các phần đặc biệt của Section.
Review posts: cho phép xem trước bởi các moderator trước khi xuất bản.
By default post replies as: Cho phép người dùng ở chế độ nào được post bài lên diễn đàn
TrongTab Moderation
Hình 2.63: Tab Moderation
Moderated: chọn yes nếu muốn giao Section nay cho các Moderator quản lý
Tạo một Category và sub-Category
Làm tương như tạo một Section nhưng ở tùy chọn Parent trong phần Basic Information, chọn tên của Section đã được tạo nếu cần tạo một Category hoặc chọn tên một Category đã có sẵn nếu muốn tạo một sub-Category
Xây các Section, Category , các bài viết và trang liên hệ
Tiếp hành tạo các Session, Category và các bài viết theo đúng trình tự và các trúc như được thiết kế trong Sitemap.
Upload Website lên Hosting
Thao tác "upload Webstite Joomla" (hay website bất kỳ) lên Server/Hosting chỉ gồm 3 bước:
Upload thư mục chứa Website lên Server
Nhập (import) dữ liệu từ localhost lên Server
Chỉnh sửa các thông số
Bước 1: Upload thư mục chứa Website lên Server.
Chúng ta chỉ cần sử dụng một công cụ FTP (File Transfer Protocol) nào đó chẳng hạn: FileZilla, SmartFTP, Net2FTP... hoặc công cụ quản lý file do Server/Hosting của chúng ta cung cấp để copy thư mục Website của chúng ta lên Server/Hosting mà thôi.
Bước 2: Nhập (import) dữ liệu từ localhost lên Server.
Bước 2.1: Xuất (export) dữ liệu từ localhost ra tệp *.sql
Mở công cụ "phpMyAdmin"
Chọn dachúng tabase Joomla
Chọn nút "Export" (trong thanh công cụ phía trên cùng)
Chọn "Add DROP CHÚNG TABLE / DROP VIEW" và "Add IF NOT EXISTS" (nếu có trong khung "Structure")
Chọn "Save as file"
Lưu file *.sql
Bước 2.2: Nhập (export) dữ liệu từ localhost ra tệp *.sql
Mở công cụ "phpMyAdmin"
Chọn dachúng tabase chứa Joomla (nếu chưa có hãy tạo nó)
Chọn "Import"
Nhấn nút "Browser" và chọn file *.sql mà chúng ta đã sao lưu Joomla
Nhấn nút "Go" để khôi phục
Bước 3: Chỉnh sửa các thông số (quan trọng)
Mở file "configuration.php" và sửa các thông số sau cho phù hợp
ví dụ:
Nếu muốn hỗ trợ thêm truy cập FTP trong Joomla! chúng ta cần chỉnh sửa thêm các thông số:ví dụ:
Chú ý:
Nếu không cần thiết hãy tạm disbale các thông số liên quan tới FTP, ví dụ:
$ftp_enable = '0';
Chạy và kiểm thử
Bàn giao Website cho Nhà hội Hoa Mai
Tài liệu tham khảo
[1] Yate School of Medicine - Content Management System , A guide to creating and maintaining websites with SDL tridion
[2] Soeren Eberhardt – Virtuelmart Developer manual
[3] Lương Khiêm – What is Joomla ?
[4] Alex Kempkens – Joom!Fish ạ Joomla! extension
[5] Suhreed Sarkar – Joomla! E-commerce with Virtuelmart
[6] Sören Eberhardt-Biermann –Virtuelmart User Manual
[7] Administrator Joomla! Manual
[8] Website Joomlaviet.org
[9] Website joomla.edu.vn
[10] Forum 4upro.info/forums
[11] Website manguonmo.laptrinhviet.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiệu hệ quản trị nội dung và áp dụng hệ quản trị nội dung để xây dựng website cho Nhà xã hội Hoa Mai.doc