- Trước khi khởi động bất kỳmáy thổi khí nào, phải chắc rằng tất cả van vào và
ra đã được mở thông suốt toàn hệ thống.
- Luôn phải đeo nút tai chống ồn khi làm việc gần máy thổi khí đang hoạt động.
- Ngắt nguồn điện chính và treo bảng báo “Thiết bị đang sửa chữa” tại các vị trí
cần thiết.
- Phải tắt máy trước đó ít nhất 30 phút để hạ nhiệt độ của máy xuống.
Xem thêm tài liệu hướng dẫn bảo trì thiết bịvà các hướng dẫn của nhà sản xuất thực
hiện đúng quy trình theo hướng dẫn.
78 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2773 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu hệ thống xử lí nước thải tập trung tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 40/77
Bơm bùn P02A/B,
SP01A/B,
SP02A/B
-Hoạt động (có nước/bùn)
4 Máy khuấy chìm SM01A/B/C
SM02A/B/C
-Khả năng khuấy trộn.
5 Bơm định lượng DP01/02/03/04 -Các van (độ mở)
-Hoạt động (bơm hóa chất)
-Liều lượng (vị trí điều chỉnh)
6 Máy khuấy pha
chế dinh dưỡng
M01 -Hoạt động
7 Máy thổi khí AB01A/B
AB02A/B/C/D
-Dây coroa (mức độ co giãn).
-Lọc khí (mức độ sạch).
-Bulong (mức siết chặt).
-Mực dầu bôi trơn (thêm dầu nếu
dầu cạn, không được châm đầy vì
có thể gây nổ máy nén).
-Xả nước ngưng.
-Thử van an toàn.
8 Hệ khuếch tán khí AD01/02 -Bọt khí (độ đồng đều).
-Các van điều chỉnh tốc độ khí.
9 Đồng hồ đo lưu lượng FM01 -Hiển thị và hoạt động.
10 Bộ điều chỉnh pH pHC/pHS01 -Hiển thị và hoạt động điều khiển tự
động bơm định lượng.
-Kiểm tra và vệ sinh sensor.
11 Thiết bị cào bùn, bể nén SS01 -Kiểm tra: lượng nhớt trong hộp số,
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 41/77
bùn tiếng kêu khi hoạt động.
-Hoạt động thiết bị (lượng bùn
trong nước sau lắng).
12 Hệ thống ép bùn CFF01, PM01,
AC01
-Hoạt động tách nước.
-Tiếng kêu khi hoạt động.
13 Hệ thống van điện VĐ01A/B,
VĐ02A/B,
VĐ03A/B
-Chế độ đóng mở.
-Hoạt động của môtơ van.
14 Cảm biến mực nước LW01,
LW02A/B
-Hiển thị và hoạt động.
15 Thiết bị đo oxy hòa tan DO01A/B -Hiển thị và hoạt động.
16 Thiết bị đo chất rắn lơ
lửng
TSSM01 -Hiển thị và hoạt động.
17 Thiết bị kiểm soát
Chlorine dư
CIC01 -Hiển thị và hoạt động điều khiển
bơm định lượng chlorine
3.2.3. Kiểm tra hệ thống điện cung cấp
Kiểm tra điện:
¾ Kiểm tra về điện áp: đủ áp (380V), đủ pha (3 pha), dòng định mức cung cấp
(5A). Nếu không đủ điều kiện vận hành: mất pha, thiếu hoặc dư áp, dòng thiếu
hoặc dòng cao hơn mức cho phép thì không nên hoạt động hệ thống vì lúc này
các thiết bị sẽ dễ xảy ra sự cố.
¾ Kiểm tra trạng thái làm việc của các công tắc, cầu dao. Tất cả các thiết bị phải ở
trạng thái sẵn sàng làm việc.
Các ký hiệu bên trong tủ điện điều khiển:
• ON, OFF – Đóng mở nguồn cấp cho tủ điện điều khiển.
• AUTO, MAN – Chế độ điểu khiển tự động và bằng tay.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 42/77
• Đèn của máy nào trên tủ điện sáng thì máy đó đang hoạt động.
o Các nút nhấn xanh : Mở máy
o Các nút nhấn đỏ : Tắt máy
Hệ thống xử lý nước thải được điều khiển ở 2 chế độ:
¾ Chế độ tự động – Hoạt động theo chế độ điều khiển tự động bằng hệ thống PLC
và hệ thống thu thập, hiển thị số liệu SCADA.
¾ Chế độ điều khiển bằng tay – Hoạt động theo sự điều khiển của công nhân vận
hành tại tủ động lực.
¾ Khi tủ điện có đèn báo sự cố sáng lên, người vận hành lập tức tới tủ điện ngắt
điện toàn hệ thống (CB tổng). Kiểm tra máy nào có sự cố và kịp thời sửa chữa.
3.3. Kỹ thuật vận hành
3.3.1. Các thông số cần kiểm soát
a. Kiểm soát chất lượng nước thải vào:
Khi lưu lượng và chất lượng nước thải tiếp nhận thay đổi, thì môi trường của bể
SBR thay đổi theo. Nếu quá trình bùn hoạt tính bể SBR được thiết lập tốt và chất
lượng nước thải đầu vào không vượt quá thông số thiết kế, BOD sau xử lý phải nhỏ
hơn 30mg/l, SS phải nhỏ hơn 50mg/l. Nếu lưu lượng vào hoặc nồng độ chất ô nhiễm
trong dòng vào tăng đáng kể (quá 10%), cần phải điều chỉnh các thông số vận hành
(điều chỉnh thời gian sục khí ở các mẻ xử lý).
¾ Lưu lượng:
Kiểm tra lưu lượng nước thải là cần thiết cho sự duy trì hoạt động ổn định của
hệ thống. Ở giai đoạn duy trì, lưu lượng cần duy trì là 187,5 – 250 m3/h (4500 – 6000
m3/ngày). Lưu lượng cùng với nồng độ BOD, COD xác định tải trọng của bể SBR.
¾ BOD, COD:
Kiểm tra nồng độ COD để kiểm soát các quá trình trong bể. Tỷ số BOD/COD
cho biết tỷ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học có trong nước thải. BOD là thông
số thể hiện lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật. Chỉ số COD thể hiện
toàn bộ chất hữu cơ bị oxy hóa thuần túy bằng tác nhân hóa học. Tỷ số BOD/COD
dùng để kiểm soát nồng độ chất hữu cơ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 43/77
¾ Các chất dinh dưỡng:
Nitơ, phospho là hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển
của vi sinh vật. Nitơ và phospho cần có số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
của vi sinh vật. Tỷ lệ BOD : N : P của nước thải cần duy trì 100 : 5 : 1 là đáp ứng
tương đối đủ cho nhu cầu phát triển của các vi sinh vật.
¾ pH:
Quá trình xử lý sinh học kị khí hoạt động tốt ở pH = 6.7 – 7.0 và sinh học hiếu
khí hoạt động tốt ở pH = 6.5 – 8.5. Nếu pH thay đổi thì cần bổ sung axit/bazo để
đưa pH của bể về môi trường thích hợp cho vi sinh vật hoạt động.
Bảng 3.2: Các khoảng giá trị pH
STT Khoảng giá trị Cách đánh giá
1 pH = 6.5-8.5 Khoảng giá trị pH tốt cho vi sinh
2 pH < 6.5 -Phát triển chủng vi sinh dạng nấm.
-Ức chế quá trình phân hủy chất hữu cơ.
3 pH > 8.5 -Ức chế quá trình phân hủy chất hữu cơ.
b. Kiểm soát bể SBR
¾ Tải trọng hữu cơ BOD, COD
Tải trọng hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Do đó
cần có sự kiểm soát BOD, COD để giữ cho tải trọng bể ổn định và đạt hiệu quả tối ưu.
Sự quá tải dẫn đến:
- Giảm hiệu suất quá trình.
- Tăng hàm lượng BOD, COD của nước sau xử lý.
- Trương bùn.
¾ Nồng độ oxy hòa tan – DO
Nồng độ oxy hòa tan tối ưu là từ 1.5 – 2.5 mg/l. Nhu cầu oxy tùy thuộc vào tải
trọng hữu cơ (BOD, COD) và nồng độ bùn (MLSS) trong bể phản ứng. Nồng độ oxy
hòa tan nên được đo thường xuyên và tại nhiều vị trí khác nhau trong bể SBR.
Sự thiếu oxy trong bể phản ứng dẫn đến:
- Giảm hiệu suất xử lý và chất lượng nước sau xử lý.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 44/77
- Giảm khả năng lắng, tăng số lượng vi khuẩn dạng sợi.
- Ức chế quá trình oxy hóa.
Nồng độ oxy cao dẫn tới:
- Phá vỡ bông bùn.
- Giảm khả năng lắng, nước sau xử lý bị đục.
- Tốn năng lượng.
¾ Kiểm soát bùn
Đối với bể SBR cần phải theo dõi chặt chẽ quá trình hình thành bùn trong bể.
Tính quan trọng của bùn là khả năng tạo bông.
Bùn trong bể SBR thường có tuổi lớn, từ 3-15 ngày. Hoạt tính của bùn giảm
theo tuổi của bùn.
SV/SVI là chỉ tiêu đánh giá khả năng lắng và chất lương của bùn hoạt tính. SV
là một điều cần kiểm soát và phải theo dõi hàng ngày.
1000×=
MLSS
SVSVI
SV: thể tích bùn lắng (ml/l)
MLSS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng (mg/l)
Bảng 3.3: Các khoảng giá trị SV/SVI
STT Khoảng giá trị Cách đánh giá
1
SV = 300 – 600ml/l
SVI = 80 – 150ml/g
Chỉ số SV/SVI càng nhỏ, bùn lắng càng nhanh và
càng đặc.
2
600 < SV < 700ml/l
150 < SVI < 200ml/g
Khó lắng
3
SV > 700ml/l
SVI > 200mg/l
Rất khó lắng
Lượng bùn ngày một gia tăng do sự phát triển của các vi sinh vật cũng như
việc tách các chất bẩn ra khỏi nước thải. Số lượng bùn dư không giúp ích cho việc xử
lý nước thải ngược lại nếu không lấy đi còn là trở ngại lớn. Lượng bùn dư này được
bơm sang bể nén bùn để tăng nồng độ chất rắn, sau đó bơm vào máy ép bùn và thải bỏ
ở dạng đặc sệt.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 45/77
¾ Tỷ số F/M và MLSS
Điểm nổi bật của SBR đó là quá trình xử lý phụ thuộc vào lượng bùn hoạt tính
trong hệ thống và hoạt tính của vi sinh vật. Để vận hành thành công, nhân viên vận
hành cần thiết phải duy trì sự quan sát và kiểm tra liên tục hàng ngày hàm lượng bùn
hoạt tính MLSS.
Tỷ số tải trọng F/M là tỷ số lượng thức ăn (BOD) cung cấp mỗi ngày cho khối
lượng vi sinh vật trong bể SBR. Tỷ số F/M được sử dụng để kiểm soát lượng MLSS
trong bể SBR và có giá trị dao động từ 0,025 – 0,125 kgBOD/kgMLSS/mẻ.
Bảng 3.4: Các khoảng giá trị F/M
STT Khoảng giá trị Cách xử lý
1 0.025 – 0.125 Khoảng giá trị F/M cần duy trì.
2 > 0.125 Giảm tải trọng đầu vào bể SBR bằng cách
- Tăng thời gian sục khí
- Giảm lượng bùn thải bỏ
3 <0.025 - Giảm thời gian sục khí
- Tăng lượng bùn thải bỏ
Chỉ số MLSS: chất rắn lơ lửng có trong bùn lỏng. Đây chính là hàm lượng bùn
cặn (bao gồm cả sinh khối vi sinh vật và các loại chất rắn có trong bùn). MLSS cần
duy trì trong khoảng 2500 - 4000 mg/l.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 46/77
Bảng 3.5: Các khoảng giá trị MLSS
STT Khoảng giá trị Cách xử lý
1 2500 – 4000
mg/l
Khoảng giá trị MLSS tốt, cần duy trì.
2 < 2500 mg/l Giảm lượng bùn hoạt tính rút ra khỏi bể SBR (giảm thời
gian của pha xả cặn)
3 >4000mg/l Tăng lượng bùn hoạt tính rút ra khỏi bể SBR ( tăng thời
gian của pha xả cặn)
¾ Tạo bọt
Lớp bọt trắng nổi trong bể SBR là nét đặt trưng hệ sinh học. Những bọt này
thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn khởi động và xuất hiện rất ít khi bể hoạt động ổn
định.
Sự thay đổi màu và số lượng bọt cho biết tình trạng của bể trong khi vận hành
quá trình.
¾ Số lượng bọt trắng nhiều:
- Trong giai đoạn khởi động, bùn non đang trong giai đoạn thích nghi.
- Sự tăng chất tẩy rửa trong nước thải.
- Quá tải bùn.
- Có chất ức chế và chất độc.
- pH cao hoặc quá thấp.
- Thiếu oxy.
- Thiếu dinh dưỡng.
- Điều kiện nhiệt độ thất thường.
¾ Bọt nâu:
- Vi khuẩn dạng sợi- Nocardia cùng với bùn trương.
- Tải lượng thấp của bể phản ứng.
- Nước thải chứa dầu mỡ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 47/77
¾ Bọt đen sẫm:
- Nước thải có chứa chất màu.
- Thiếu oxy.
¾ Mùi – Màu
Mỗi loại nước thải có mùi và màu đặc trưng, tùy thuộc vào thành phần hóa
học của nước thải ấy. Sự thay đổi của tính chất này có thể do thành phần nước thải
thay đổi và nó ảnh hưởng đến quá trình sinh học.
Bùn sinh học thường có màu vàng nâu. Khi quá tải hoặc không đủ oxy thì màu
vàng nâu này sẽ trở thành màu xám hay đen. Khi thiếu oxy, quá trình sinh học yếm khí
xảy ra và sinh ra mùi khó chịu của H2S, mercaptans…
Trong bể SBR, mẫu bùn hoạt tính lấy từ độ cao khác nhau có màu vàng nâu
thể hiện bể hoạt động tốt. Nếu lớp bùn bông màu đen cần lập tức kiểm tra các thông số
liên quan và tìm biện pháp khắc phục ngay.
c. Kiểm soát nước sau khi xử lý.
¾ pH
pH của nước sau xử lý là một tiêu chuẩn đánh giá quá trình xử lý và có thể làm
cơ sở cho việc chỉnh pH của nước thải.
¾ BOD
BOD của nước sau xử lý sinh học là đại lượng đặc trưng cho hiệu suất xử lý
của quá trình.
Sự tăng BOD của nước sau xử lý có thể do những nguyên nhân sau:
- Quá tải.
- Thiếu oxy (trường hợp bể SBR).
- pH không ổn định.
- Thiếu dinh dưỡng.
- Trúng độc.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 48/77
Vì phân tích BOD5 mất khoảng 5 ngày để cho ra kết quả phân tích nên khó
kiểm tra quá trình trên dựa trên BOD. Do vậy, ta thường kết hợp với việc xác định
COD.
¾ COD
COD đặc trưng cho lượng hữu cơ còn lại trong nước sau xử lý,COD bao gồm
cả thành phần có thể phân hủy sinh học và không thể phân hủy sinh học. Việc phân
tích COD có thể được sử dụng cho việc kiểm soát quá trình.
Sự tăng COD của nước sau xử lý có thể do những nguyên nhân tương tự đối
với sự tăng BOD. Tuy vậy, COD cũng có thể thay đổi nếu tính chất nước thải không
ổn định (có chứa nhiều chất không phân hủy sinh học). Trong trường hợp đó BOD
tương ứng không thay đổi.
¾ Chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng cho phép chúng ta đánh giá tính chất của bùn. Sự gia tăng
chất rắn lơ lửng có thể do những nguyên nhân sau:
- Sự trương bùn
- Bùn tăng trưởng quá nhanh
- Bùn chết (sau khi trúng độc)
- Lượng bùn dư quá nhiều
¾ Độ đục
Nói chung nước thải sau xử lý của hệ thống sinh học rất trong. Độ đục cho biết
sự hiện diện của chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng thường là những bông bùn trôi theo
dòng nước sau xử lý, do bùn trương, trúng độc, quá tải.
Đôi khi chất rắn lơ lửng cũng có thể là những chất hóa học không thể phân hủy
sinh học. Biểu hiện độ đục loại này cho thấy quá trình hoạt động chưa tốt.
3.3.2. Vận hành giai đoạn khởi động
Trình tự các bước như sau:
¾ Nguồn nước dùng nuôi cấy vi sinh có thể sử dụng nước sạch hay tận dụng
nguồn nước thải sẵn có nhưng tải lượng chất hữu cơ không nên quá cao
(>100kg BOD/mẻ).
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 49/77
¾ Cho bùn hoạt tính hoặc men vi sinh vào bể để tiến hành nuôi cấy vi sinh.
¾ Cung cấp khí vào bể để duy trì sự sống cho vi sinh vật.
¾ Theo dõi và phân tích các chỉ tiêu cần thiết: pH, DO, SV, SVI.
¾ Tăng dần tải trọng hữu cơ đến mức thích hợp (350 – 400 kgBOD/mẻ) thì
giai đoạn khởi động kết thúc, quá trình vận hành đi vào ổn định.
¾ Trong giai đoạn khởi động, thông số DO thường dao động rất lớn (1,5 – 8
mgO2/l), tạo nhiều bọt trắng khó tan. Cần liên tục vớt bỏ bọt nổi trên bề
mặt bể SBR.
¾ Để đánh giá hoạt động của hệ thống cần phải theo dõi chặt chẽ hoạt động
phân hủy vi sinh trong các bể phản ứng. Việc đánh giá, xác định trạng thái
ổn định và tối ưu chỉ có thể đạt được trên cơ sở:
• Hiểu biết về các thiết bị kỹ thuật.
• Hiểu biết về quá trình bể SBR
• Theo dõi và phân tích thường xuyên các đặc tính của nước thải, trạng
thái hoạt động của bể, các thông số của quá trình. Các kết quả theo dõi
biến thiên theo thời gian được thể hiện trên đồ thị.
¾ Ghi chép các thông số để rút ra kinh nghiệm.
Cần có sự quan sát các thông số vật lý như độ mùi, độ màu, độ đục, lớp bọt trong
bể cũng như dòng chảy. Tần số quan sát là hằng ngày.
Trong bể SBR, quá trình phân hủy của vi sinh vật phụ thuộc vào các điều kiện
sau: pH của nước thải, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính đồng nhất của
nước thải. Do đó cần phải theo dõi các thông số này.
Thông thường, giai đoạn khởi động sẽ kết thúc sau một tháng vận hành.
3.3.3. Vận hành giai đoạn duy trì
Ở chế độ AUTO, nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau:
3.3.3.1 Trạm bơm:
- Hoạt động của bơm (khởi động/dừng bơm) được kiểm soát bởi công tắc mực nước.
- Các bơm sẽ được cài đặt hoạt động luân phiên nhờ vào thì kế trong PLC.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 50/77
- Đèn báo lỗi của bơm tương ứng sẽ hiện thị trên tủ điều khiển khi bơm đó bị lỗi.
- Khi mực nước ở mức cao, mức Alarm thì đèn báo sẽ báo động cho biết trong tủ
điều khiển.
- Lược rác tinh kiểu trống quay tự động, tắt/mở tự động bằng tay trên PLC.
- Đèn báo lỗi của máy lược rác sẽ báo động trên tủ điều khiển nếu máy bị lỗi.
- Một lưu lượng kế điện tử để đọc lưu lượng (đo lưu lượng tức thời và tổng lưu
lượng nước) trên SCADA và màn hình cảm ứng.
3.3.3.2 Bể tách dầu, điều hòa
- Một cảm biến mực nước (đo bằng sóng siêu âm).
- Một đầu dò pH: Đầu điều khiển pH/bộ truyền tín hiệu được liên động với bơm
định lượng NaOH hoặc HCl tùy thuộc vào giá trị đọc được trên đầu dò pH. Điều chỉnh
pH thích hợp trước khi vào bể SBR: pH = 6.5 – 7.8
- Hai máy thổi khí, hoạt động luân phiên theo thì kế trên PLC.
- Máy thổi khí sẽ cung cấp khí liên tục trong bể để điều hòa lưu lượng và chất
lượng dòng vào và sẽ không vận hành ở chế độ “tự động” nếu công tắc cửa máy không
được bật sang vị trí “auto”.
- Đèn báo lỗi của máy thổi khí sẽ hiện thị trên tủ điều khiển nếu máy thổi khí nào
bị lỗi.
- Hai bơm vận chuyển nước thải đến hai bể SBR, hai bơm hoạt động liên tục.
- Hoạt động của bơm (khởi động /dừng) được kiểm soát bởi cảm biến mực nước
và chu kì hoạt động của SBR.
- Đèn báo lỗi của bơm tương ứng sẽ hiện thị trên tủ điền khiển khi bơm đó bị lỗi.
- Khi mực nước đến mức cao, mức alarm thì đèn báo sẽ báo động cho biết trong
tủ điều khiển.
- Bơm hoạt động ở bể cân bằng và van điện cấp nước cho bể SBR liên động với
chu kì hoạt động của SBR.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 51/77
3.3.3.3. Bể SBR
- Trong suốt pha “cấp nước” của bể SBR, van điện cấp nước sẽ mở, kích hoạt
bơm nước thải ở bể điều hòa hoạt động.
- Hoạt động của bơm nước thải ở bể điều hòa cũng tùy thuộc vào mực nước
trong bể điều hòa và van điện cấp nước sẽ tiếp tục mở để cấp nước cho đến khi kết
thúc pha “cấp nước và sục khí”.
- Trong suốt pha “cấp nước và sục khí” và pha “sục khí” máy thổi khí sẽ
hoạt động và dừng khi kết thúc pha “sục khí”.
- Máy thổi khí sẽ dừng hoạt động khi mực nước trong bể xuống thấp hơn
mực nước cài đặt thấp, mực low.
- Kết thúc pha “cấp nước và sục khí” bơm nước thải ở bể điều hòa sẽ dừng và
van điện cấp nước sẽ đóng.
- Không thiết bị nào hoạt động trong suốt pha “lắng”.
- Khi pha “lắng” kết thúc, pha “tháo nước và xả bùn” bắt đầu và kích hoạt
van điện đầu ra để tiến hành chắt nước.
- Bơm bùn sẽ hoạt động trong pha “tháo nước và xả bùn” và được khởi động
theo thời gian đặt trước trên PLC.
Thời gian các pha trong mỗi mẻ của bể SBR khi hoạt động như sau:
¾ Khi lưu lượng là 4500 m3/ngày.đêm
Pha nạp nước 60 phút
Pha nạp nước + phản ứng 30 phút
Pha phản ứng 270 phút
Pha lắng 60 phút
Pha tháo nước, xả bùn 60 phút
¾ Khi lưu lượng là 6000 m3/ngày.đêm
Pha nạp nước 60 phút
Pha nạp nước + phản ứng 30 phút
Pha phản ứng 165 phút
Pha lắng 45 phút
Pha tháo nước, xả bùn 60 phút
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 52/77
Giai đoạn hoạt động duy trì các thông số sau:
¾ pH của nước thải trong khoảng : 6.5 – 8.5
¾ Nồng độ oxy hòa tan DO = 1,5 – 2,5 mgO2/l
¾ Chỉ số SV = 300 – 600ml/l, ứng với chỉ số SVI = 80 – 150 mg/l
¾ Giá trị MLSS = 2.500 – 4.000 mg/l
¾ Giá trị F/M = 0,025 – 0,125 kgBOD/kgMLSS/mẻ
¾ Tỉ lệ BOD : N : P = 100 : 5 : 1
Xác định hàm lượng MLSS cần duy trì trong bể SBR
MLSS biểu thị hàm lượng vi sinh vật trong bể SBR, MLSS càng cao thì có khả
năng khử BOD nồng độ cao hơn. Tuy nhiên giá trị này cũng có khoảng giới hạn nhất
định từ 1000 – 10.000mg/l. Thông thường người ta chọn MLSS của bể SBR trong
khoảng 2500 – 4000mg/l để dễ dàng vận hành và kiểm soát.
MLSS =LBOD/(F/M)xVSBR
Trong đó:
- MLSS: nồng độ bùn hoạt tính, mg/l
- LBOD: tải lượng BOD cần xử lý hàng ngày, kgBOD/ngày
- F/M: lượng thức ăn trên lượng vi sinh vật, kgBOD/kgMLSS.mẻ, F/M:
0,025 – 0,125
- V : Thể tích bể SBR, m3.
Tính lượng bùn hoạt tính thải bỏ trong mỗi mẻ
Lưu lượng bùn hoạt tính thải ra phụ thuộc trực tiếp vào tải lượng chất thải đi vào
hệ thống. Nếu tải lượng chất thải đi vào tăng thì lượng bùn thải ra cũng tăng và ngược
lại.
3.2.3.4. Bể nén bùn
Một bơm vận chuyển hoạt động.
Hoạt động của bơm (khởi động/dừng) được đóng mở bằng tay trên tủ điện của
máy ép bùn.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 53/77
3.3.3.5. Hệ thống định lượng hóa chất
¾ Bơm NaOH ở chế độ AUTO
- Bơm định lượng NaOH hoạt động khi bơm nước thải ở trạm bơm hoạt động.
Đồng thời pH của nước thải ở ngoài khoảng pH cho phép và mực hóa chất trong bồn
hóa chất phải cao trên mức cho phép.
- Nguyên lý hoạt động: mở bơm khi pH < 6.5 (giá trị này có thể điều chỉnh hoặc
thay đổi cho phù hợp trong quá trình vận hành), dừng bơm khi pH > 7.5.
¾ Bơm HCl ở chế độ AUTO
- Bơm định lượng HCL hoạt động khi bơm nước thải ở trạm bơm hoạt động đồng
thời pH của nước thải ở ngoài khoảng pH cho phép và mực hóa chất trong bồn hóa
chất phải có trên mức cho phép.
- Nguyên lý hoạt động: mở bơm khi pH > 7.5 (giá trị này có thể điều chỉnh hoặc
thay đổi cho phù hợp trong quá trình vận hành) dừng bơm khi pH < 7.0.
¾ Bơm NaOCl ở chế độ AUTO
- Bơm định lượng NaOCl hoạt động khi nồng độ chlorine trong bể khử trùng ở
dưới mức cho phép. Nồng độ Chlorine trong bể được xác định bởi thiết bị kiểm soát
chlorine dư.
¾ Bơm Polymer ở chế độ AUTO
- Bơm định lượng Polymer vào máy ép bùn hoạt động khi bơm cấp bùn vào máy
ép bùn hoạt động và mực hóa chất trong bồn phải cao trên mức cho phép.
3.4. Các sự cố và biện pháp khắc phục
3.4.1. Ngưng hoạt động
Có nhiều lý do để dừng hoạt động bình thường hệ thống xử lý nước thải:
• Sửa chữa, xử lý sự cố về máy móc, chất lượng nước thải
• Nâng cấp hệ thống
Khi không có nước thải trong thời gian dài, cần làm theo các qui định sau để duy
trì tối đa hoạt tính của bùn:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 54/77
• Giữ càng nhiều nước thải càng tốt trong bể chứa
• Giữ ổn định giá trị DO trong bể SBR từ 1,5 – 2,5 mg/l
• Thêm chất dinh dưỡng vào bể SBR nếu cần thiết.
3.4.2 . Các sự cố bể SBR và biện pháp khắc phục
Bảng 3.4 Các sự cố thường gặp ở bể SBR và biện pháp khắc phục
Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp
1. Bùn nổi trên bề
mặt bể trong pha
lắng.
1a. Vi sinh vật
dạng sợi
(Filamentous)
chiếm số lượng
lớn trong bùn
Nếu SVI<100, có
thể không phải do
nguyên nhân 1a;
dùng kính hiển vi
để kiểm tra xem có
vi sinh vật dạng sợi
trong bùn hay
không
- Nếu DO tại bể
SBR<1,5mg/l, tăng
lượng khí thổi vào bể để
duy trì DO trong khoảng
1,5 – 2,5 mg/l
- Giảm F/M
- Giảm hoặc ngừng việc
thải bùn
- Bổ sung thiếu hụt dinh
dưỡng để tỉ số đạt tỉ số
BOD : N : P = 100 : 5 : 1
- Tăng pH đến 7
2.Nước thải sau xử
lý đục
2a. Bể SBR bị
khuấy trộn quá
mạnh
Kiểm tra DO
Giảm sự khuấy trộn
trong bể SBR
2b. Bùn già Kiểm tra bùn
Tăng lượng thải bùn
2c. Nước thải
đầu vào có chứa
các chất độc hại
Kiểm tra bùn bằng
kính hiển vi đối với
VSV Protozoa
-Phân lập lại vi sinh vật
nếu có thể
-Dừng thải bùn: Bổ sung
thêm bùn hoạt tính để
thiết lập lại quần thể vi
sinh vật
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 55/77
2d. Decanter
chạm vào lớp
bùn lắng
Kiểm tra lại khoảng
cách giữa Decanter
và lớp bùn lắng
Chỉnh Decanter cách lớp
bùn lắng một khoảng
(300 – 500mm)
3.Bùn trong bể
SBR có xu hướng
trở nên đen
Sự thông khí
không đủ tạo
bùn chết và bùn
nhiễm khuẩn
thối
Kiểm tra DO trong
bể SBR
-Kiểm tra thiết bị thổi
khí
-Tăng công suất thiết bị
thổi khí
4.Váng bọt màu
nâu đen bền vững
trong bể SBR mà
phun nước vào
cũng không thể phá
vỡ ra
F/M quá thấp Nếu F/M nhỏ hơn
nhiều so với F/M
thông thường thì
đây chính là nguyên
nhân.
Tăng lượng bùn thải để
tăng F/M. Tăng lên ở
tốc độ vừa phải và phải
kiểm tra cẩn thận
5.Lớp sóng bọt
trắng dày trong bể
SBR
5a. MLSS quá
thấp
5b. Sự có mặt
của những chất
hoạt động bề
mặt không phân
hủy sinh học
Kiểm tra MLSS
Nếu mức MLSS là
thích hợp, nguyên
nhân có thể là do sự
có mặt của chất
hoạt động bề mặt
-Giảm bùn thải
-Giám sát những dòng
thải mà có thể chứa các
chất hoạt động bề mặt
3.5. Ghi chép và lưu trữ số liệu
3.5.1. Sự cần thiết phải lưu trữ số liệu
Nhân viên vận hành phải ghi nhận các số liệu về lưu lượng và các thành phần nước
thải tiếp nhận, các kết quả thí nghiệm, tình trạng máy móc thiết bị và những hiện
tượng quan sát được bằng cảm quan. Những số liệu này sẽ giúp cho nhân viên vận
hành tìm ra quy luật vận hành hệ thống ổn định nhất. Đặc biệt giúp các nhân viên vận
hành phát hiện sớm những vấn đề nảy sinh phá vỡ sự ổn định của hệ thống từ đó có
phương án điều chỉnh kịp thời.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 56/77
3.5.2. Các thông số cần được ghi chép, lưu giữ:
Để dễ dàng theo dõi, quan sát và kiểm soát hoạt động của nhà máy xử lý cần thiết
lập biểu mẩu mô tả đầy đủ các thông số cơ bản đề cập bên dưới
3.5.2.1 Thành phần và tính chất nước thải:
¾ Lưu lượng nước thải hằng ngày.
¾ Tổng lưu lượng trong một ca
¾ Lưu lượng tối đa và tối thiểu.
3.5.2.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu:
Cần phải theo dõi và ghi chép thường xuyên các thông số phân tích thí nghiệm, đặc
biệt trong giai đoạn khởi động nhằm kiểm soát hoạt động của trạm xử lý. Khi hệ thống
đã đi vào ổn định cần chú ý đến những thông số: BOD, COD, SS, VSS, SVI, DO,
lượng bùn phát sinh và thải bỏ mỗi ngày.
3.5.2.3. Lượng hoá chất sử dụng:
Theo dõi lượng hoá chất sử dụng trong một ca (hoặc một ngày) để kiểm soát lượng
hoá chất tiêu thụ, chuẩn bị hoá chất sẵn sàng cho quá trình hoạt động của trạm và tính
toán chi phí vận hành hằng tháng.
3.5.2.4. Hoạt động của máy móc thiết bị:
¾ Tình trạng thiết bị máy móc: ghi lại tình trạng tất cả thiết bị, máy móc sau mỗi
ca, các sự cố về thiết bị.
¾ Thời gian hoạt động của thiết bị: phải ghi chép thời gian hoạt động của các thiết
bị, có thiết bị dự phòng để điều chỉnh hoạt động hợp lý, tránh tình trạng thiết bị
hoạt động hoạt động liên tục làm giảm tuổi thọ.
¾ Lịch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị: cần phải thiết lập các danh sách thiết bị, máy
móc cần được bảo trì, bảo dưỡng. Ghi rõ thời gian bảo trì lần đầu tiên và lên kế
hoạch cho lần bảo trì tiếp theo.
¾ Lượng điện tiêu thụ trong ngày (hoặc tháng).
3.6. Chi phí vận hành
Chi phí vận hành cho lưu lượng nước thải trung bình: 4500m3/ngày, như sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 57/77
3.6.1. Chi phí tiêu thụ điện:
TT THIẾT BỊ KÝ HIỆU
CÔNG
SUẤT
TIÊU THỤ
(Kw)
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG
(giờ/ngày)
ĐIỆN
NĂNG
TIÊU THỤ
(Kwh/ngày)
01 Bơm nước thải
vào
P01A/B 9 24 216
02 Bơm nước thải
trung gian
P02A/B 19 6mẻ x 1.5h= 9 171
03 Bơm nước thải
dự phòng
P01C 0
04 Máy thổi khí bể
điều hoà
ABR01A/B 22 24 528
05 Bơm định lượng
dd acid
DP01 0,18 12 2,16
06 Bơm định lượng
dd bazơ
DP02 0,18 12 2,16
07 Bơm định lượng
dd dinh dưỡng
DP03 0,18 12 2,16
08 Máy khuấy pha
chế dd dinh
dưỡng
M01 1,1 0,5 0,55
09 Máy thổi khí bể
SBRa/b
ABR02A/B 45 (5h×3mẻ)x2bể=30 1350
10 Máy khuấy chìm
bể SBR
SM01A/B/C 0,75
1,5h×3mẻ x 6máy
=27
20,25
11 Bơm bùn dư bể
SBR
SP01A 2,6 1h x 6 mẻ = 6 15,6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 58/77
13 Bơm định lượng
dung dịch dd khử
trùng
DP04 0,18 1h × 6 mẻ = 6 1,08
16 Bơm bùn trung
gian
SP01A 0,6 3 1,8
17 Thiết bị gạt bùn
bể nén bùn
SS01 0,18 24 4,32
18
Máy nén khí AC01 2,2
7,56(m3/mẻ)x6
mẻ/ 6(m3/h)=7.56
16,5
19 Thiết bị ép bùn ly
tâm
CFF01 20,5 11,5 235,75
21 Điện tiêu thụ nhà
điều hành, nhà
bảo vệ, nhà xe …
- - - 100
TỔNG CỘNG (Kwh/ngày) 2667,33
Đơn giá điện (đồng/Kwh) 2000
Chi phí điện năng (đồng/ngày) 5.334.660
Chi phí điện năng, TĐ (đồng/m3) 1.186
3.6.2. Chi phí tiêu thụ hoá chất:
TT Tên hóa chất
Mục đích sử
dụng
Liều lượng
sử dụng
Đơn
giá
(đ/kg)
Thành
tiền
(đ/m3)
Tổng
cộng
(đ/m3)
A. Các loại hóa chất không sử dụng thường xuyên
01
Axit HCl
Dung dịch 32%
Giảm pH của
nước thải Phụ thuộc
chất lượng
nước thải
- -
50
(số liệu
kinh
nghiệm)
02
Kiềm NaOH
Dung dịch 32%
Nâng pH của
nước thải
- -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 59/77
03
Dinh dưỡng (Phốt pho)
DAP, dạng rắn
NaHPO4
Bổ sung dinh
dưỡng cho quá
trình xử lý
sinh học
- -
B. Các loại hóa chất sử dụng thường xuyên
01 Dung dịch NOCl 10%
Khử trùng
nước thải
0,05 lít/m3 2000 100
168,88
02 Polymer keo tụ bùn Keo tụ bùn 0,84g/m3 82000 68,88
Tổng chi phí hóa chất xử lý – THC (đồng/m3) 218,88
3.6.3. Chi phí nhân công:
− Số lượng nhân công vận hành trong nhà máy được tính như sau:
+ 01 trưởng trạm
+ 05 nhân viên vận hành
− Lương công nhân vận hành ước tính trung bình: 4.000.000
đồng/tháng/người.
− Chi phí nhân công:
Tnc = (06 người ×4.000.000 đồng/tháng/người) : 30 ngày = 8000000
đồng/ngày
= 178 đồng/m3
3.6.4. Chi phí bảo trì bảo dưỡng thiết bị:
Chi phí thiết bị: toàn bộ thiết bị sẽ hoàn toàn thay mới sau 10 năm.
Vậy chi phí thiết bị cho 1m3 nước thải được xử lý:
Tt = 12.853.776.000 : :10 x 365 x 4500) = 783 (đồng/ m3)
Chi phí bảo trì bảo dưỡng:
TBT = (giá trị thiết bị) × 5% = (12.853.776.000) × 0.05 = 642.688.800đồng/năm =
1.760.791 đồng/ngày = 391,287 đồng/m3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 60/77
Vậy tổng chi phí cho thiết bị:
TTB = Tt + TTB = 783 + 391.287 = 1.175 đồng/m3
3.6.5. Tổng chi phí vận hành:
a. Tính cho 1m3 nước thải được xử lý
T1 = Tđ + Thc + Tn + TBT = 1186 + 218,88 +178 +1175 = 2.785 đồng/m3
b. Tính cho 1 ngày vận hành bình thường
Tng = T1 × 4500 m3/ngày = 2.758 đồng/m3 × 4500 m3/ngày
= 12.411.000 đồng/ngày
c. Tính cho 4500 m3 nước thải được xử lý
Tng = Tng × 365 = 12.411.000 đồng/ngày × 365 ngày = 4.530.015.000 đồng/năm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 61/77
Chương IV HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN, BẢO TRÌ VÀ
BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ
4.1. Hệ thống điều khiển:
Hệ thống điện được thiết kế lắp đặt với bộ nguồn ba phase 380V để điều khiển
toàn bộ quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy, việc duy trì ổn định
và an toàn cho hệ thống là rất cần thiết, đòi hỏi trong mỗi ca trực phải có ít nhất một
công nhân tay nghề cao, đã được tập huấn về chương trình an toàn điện có chứng chỉ
an toàn điện và an toàn lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Bộ nguồn được lắp đặt ba pha, một pha trung tính và một tiếp đất bảo vệ toàn bộ
hệ thống xử lý nước thải được lắp đặt 5 tủ điện (DB01, DB02, DB03, DB04, DB05).
- Tủ điện DB01: điều khiển hoạt động chính của nhà máy.
- Tủ điện DB02: điều khiển hoạt động của cụm pha chế hoá chất.
- Tủ điện DB03: điều khiển hoạt động của máy ép bùn.
- Tủ điện DB04: điều khiển hoạt động của hệ thống xử lý khí hôi.
- Tủ điện DB05: tủ điều khiển chiếu sáng hệ thống xử lý nước thải.
4.2. Các thiết bị tiêu thụ điện:
Các thiết bị tiêu thụ điện bao gồm:
- Thiết bị lược rác tinh.
- Các máy bơm chìm, bơm định lượng.
- Máy thổi khí.
- Thiết bị đo lưu lượng.
- Bộ điều chỉnh pH.
- Thiết bị đo DO, mực bùn, cảm biến mực nước.
- Van điện.
- Thiết bị kiểm soát chlorine dư.
- Thiết bị đo chất rắn và độ đục.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 62/77
- Thiết bị cào bùn bể nén bùn.
- Thiết bị pha chế polymer.
- Hệ thống ép bùn.
Các thiết bị này góp phần cấu thành một hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện, nó
đóng góp lớn vào hiệu suất xử lý của hệ thống.Vì vậy công tác bảo trì không được
phép xem nhẹ mà phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện định kỳ và đều đặn, đảm bảo
duy trì hoạt động của hệ thống liên tục.
4.3. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị:
4.3.1. Quy trình thực hiện:
Chia làm 3 giai đoạn: tiểu tu, trung tu, đại tu.
4.3.1.1. Tiểu tu
Thường xuyên thực hiện giám sát, kiểm tra vệ sinh và tiến hành đo đạc các thông
số xem có phù hợp với các chỉ số ghi trên nhãn máy hay không (2 lần/tuần) nhằm
phát hiện kịp thời các nguyên nhân có thể dẫn đến hư hỏng máy.
Các thông số gồm: dòng điện, điện áp, độ cách điện và độ ồn…
- Độ ồn với các thiết bị được lắp chìm trong chất lỏng là 70dB. Với các thiết bị
được lắp trên mặt thoáng thì độ ồn không vượt quá 80dB.
- Độ cách điện cho phép đối với các thiết bị dùng điện trong lưới điện hạ thế là
≥ 1MΩ.
- Điện áp tăng cho phép không vượt quá 10% đối với điện áp ghi trên nhãn
máy và sụt áp không quá 2%/100V.
- Dòng điện không vượt quá dòng điện ghi trên nhãn máy.
- Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các thiết bị máy để quá trình giải nhiệt và
tản nhiệt được tốt hơn.
4.3.1.2. Trung tu
Nếu máy đang ở trạng thái làm việc ổn định thì cứ định kỳ một tháng/lần hoặc
500 – 600 giờ làm việc ta tiến hành kiểm tra một lần để thay thế các chi tiết có thể bị
ăn mòn hoặc hư hỏng như phốt bơm, phốt chặn cát, phốt chặn dầu…
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 63/77
Khi thực hiện bảo trì các thiết bị lắp đặt trong nước hoặc chất lỏng (không gây
cháy nổ) phải tiến hành kéo chúng lên khỏi chất lỏng. Đối với các thiết bị có trọng
lượng ≤ 30kg thì trực tiếp dùng tay kéo lên, đối với các thiết bị có trọng lượng lớn hơn
30kg phải dùng balăng kéo lên. Nghiêm cấm không được sử dụng cáp của bơm để kéo
bơm lên.
4.3.1.3. Đại tu
Nếu máy đang ở trạng thái làm việc ổn định thì định kỳ ít nhất một năm một lần
hoặc 5000 – 7000 giờ làm việc phải tiến hành đại tu cho thiết bị nhằm tránh hư hỏng
nặng có thể xảy ra dẫn đến thiết bị hư hỏng không thể khắc phục được. Các chi tiết cần
thay thế bao gồm:
- Dầu cách điện
- Vòng bi
- Phốt bơm
- Các roon máy bị chai cứng (thông thường khi đại tu, các roon máy nên thay
thế toàn bộ)
Chú ý: Quá trình hoạt động, bảo dưỡng, bảo trì phải được ghi chép lại đầy đủ vào
bảng theo dõi thiết bị và lý lịch máy (ngày bảo trì, bảo dưỡng, số lần, đã thay phụ kiện
gì và ghi rõ các thông số kỹ thuật để lần bảo trì sau việc theo dõi sẽ dễ dàng hơn).
4.3.2. Bảo trì thiết bị
Các thiết bị tiêu thụ diện dù tốt vẫn không tránh khỏi các rủi ro, ngay cả khi sử
dụng đúng, chính xác, người sử dụng dễ bị chủ quan không kiểm tra kỹ trước khi thao
tác dẫn đến tai nạn.
Một số rủi ro thường xảy ra là:
- Rủi ro khi nối thiết bị với nguồn cung cấp điện.
- Rủi ro do sự rò rỉ điện.
Để thực hiện công việc bảo trì an toàn phải tuân theo các tiến trình sau:
- Cử nhân viên có kinh nghiệm và thành thạo trong công việc thay thế và sửa
chữa các thiết bị điện cũng như các chi tiết về cơ khí của thiết bị tiêu thụ điện.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 64/77
- Cắm bảng báo hiệu để thông về việc sửa chữa.
Nếu sửa chữa các thiết bị tại nơi có khả năng phát sinh nhiều khí độc và dễ phát hỏa
thì phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Không được thực hiện việc bảo trì một mình.
- Làm thông thoáng hố bơm hoặc bể trước khi bắt đầu công việc.
- Chuẩn bị trước các thiết bị phòng cháy (bình chữa cháy…)
- Nếu việc sửa chữa đòi hỏi phải xuống hố, bể thì phải trang bị dây an toàn và
các phương tiện thoát hiểm nhanh trong trường hợp khẩn cấp.
4.3.2.1. Bảo trì bơm chìm, máy khuấy chìm.
Trình tự thực hiện:
- Cách ly thiết bị khỏi nguồn cung cấp điện.
- Kéo thiết bị lên khỏi bơm hoặc bể.
- Đối với bơm chìm, mở buồng bơm vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra xem có vết xước
do ma sát giữa cánh bơm và buồng bơm không. Điều này chứng tỏ rằng hoặc buồng
bơm bị vật cứng chèn vào gây nên vết xước hoặc vòng bi đã bị hỏng làm lệch tâm phải
thay vòng bi mới.
- Đối với máy khuấy chìm, vệ sinh sạch sẽ cánh khuấy.
- Đo độ cách điện giữa pha với pha, pha với thân thiết bị xem có bị chạm chập
không.
- Dùng một ly nhỏ trong suốt, lấy mẫu dầu cách điện (khoảng 50ml) quan sát.
Nếu mẫu dầu có màu trắng đục điều này cho biết phốt đã bị hỏng vì nước xâm nhập
vào phải thay phốt và dầu cách điện. Nếu mẫu dầu có màu xám nhạt và cặn lơ lửng,
phải thay dầu cách điện. Loại dầu cần dùng là CASTROL HYDROIL P46 hoặc sản
phẩm tương đương.
Khi thay thế các thiết bị như: Phốt, roon…phải sử dụng đúng loại của chính hãng.
Trong trường hợp phải sử dụng các chi tiết không chính hãng phải đảm bảo là các kích
thước phải chuẩn xác, vật liệu có tính năng kỹ thuật tương đương.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 65/77
Chú ý: Khi đổ dầu cách điện vào khoang chứa phải rút ra 20cc – 25cc để tạo vùng đệm
khí thích hợp khi dầu tăng thể tích do bị nóng lên. Ngoài ra cần phải kiểm tra thêm về
phần cơ để khắc phục luôn các hư hỏng như vòng bi, ổ trục, cánh quạt đẩy nước, cánh
bơm…
4.3.2.2. Bảo trì bơm định lượng.
Kiểm tra điện áp nguồn đầu vào của máy có bằng điện áp định mức của máy không.
Kiểm tra màng bơm xem có bị xước không, nếu có điều này cho biết hóa chất sử
dụng có lẫn nhiều tạp chất, loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng.
Thường xuyên vệ sinh các đầu hút và đầu hút của máy có kín hay không nếu không
kín khí sẽ lọt vào làm không lên nước. Khi có khí lọt vào buồng bơm dung tay vặn nút
xả khí, xả xong vặn kín trở lại.
Vặn nút điều chỉnh lưu lượng không được vặn quá mức cho phép, nếu vặn quá sẽ
gây hư hỏng máy.
Bảng 4.1: Một số hư hỏng thường gặp ở máy bơm và biện pháp khắc phục.
STT Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Máy bơm không làm việc
(không quay)
Không có nguồn điện
cung cấp đến.
Kiểm tra nguồn điện, cáp
điện.
2 Máy bơm làm việc nhưng
có tiếng kêu gầm.
- Điện nguồn mất pha
đưa vào motor.
- Cánh bơm bị chèn
bởi các vật cứng.
- Hộp giảm tốc bị
thiếu dầu mỡ, bị
mòn…
- Bị chén các vật lạ có
kích thước lớn vào
buồng bơm, trục vít.
- Kiểm tra và khắc phục
lại nguồn điện.
- Tháo các vật bị chèn
cứng ra khỏi cánh bơm.
- Kiểm tra và bổ sung
thêm, hoặc thay nhớt
mới.
- Kiểm tra vệ sinh sạch
sẽ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 66/77
3 Máy bơm hoạt động
nhưng không lên nước.
- Ngược chiều quay.
- Van đóng mở bị
nghẹt, hoặc hư hỏng.
- Đường ống bị tắc
nghẽn.
- Chưa mở van.
- Rách màng bơm.
- Đảo lại chiều quay.
- Kiểm tra phát hiện và
khắc phục lại, nếu hư
hỏng phải thay van mới.
- Kiểm tra phát hiện chỗ
bị nghẹt và khắc phục lại.
- Mở van.
- Thay màng bơm khác.
4 Lưu lượng bơm bị giảm - Bị nghẹt ở cánh
bơm, van, đường ống.
- Mực nước bị cạn
- Nguồn điện cung cấp
không đúng.
- Màng bơm bị đóng
cặn.
- Kiểm tra, khắc phục
lại.
- Tắt bơm ngay.
- Kiểm tra nguồn điện và
khắc phục.
- Tháo và rửa sạch bằng
xà phòng hoặc dung dịch
đặc biệt.
5 Máy bơm làm việc với
dòng điện vượt quá giá
trị ghi trên nhãn máy.
- Điện áp thấp dưới
quy định.
- Độ cách điện của
bơm giảm quá quy
định, < 01 MΩ.
- Bị sự cố về cơ khí:
bánh răng, vòng bi…
- Tắt máy, khắc phục lại
tình trạng điện áp.
- Sấy nâng cao độ cách
điện.
- Phát hiện chỗ hư hỏng
về cơ để khắc phục.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 67/77
4.3.2.3. Bảo trì máy thổi khí
Trước khi vận hành cần kiểm tra một số điểm cơ bản sau đây:
- Kiểm tra toàn bộ các bulong, đai ốc xem có bị lỏng ra không. Thông thường
trong khoảng thời gian hoạt động dài ngày các bulong có xu hướng bị nới lỏng do sự
rung động của máy.
- Kiểm tra vòng quay, pulley xem nó có được trơn nhẹ nhàng không.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn ở hộp chứa dầu đã đúng và phù hợp chưa.
- Kiểm tra đường ống và việc đóng mở của các van có hoạt động tốt chưa.
- Kiểm tra bộ lọc khí đầu vào, nếu bị đóng nhiều bụi bẩn phải vệ sinh sạch bằng
xà phòng, sau đó làm khô bằng hơi khí nén.
- Kiểm tra dây coroa phải thẳng.
Trình tự thực hiện như sau:
- Cách ly thiết bị khỏi nguồn cung cấp điện.
- Đo độ cách điện và sự liên hệ giữa các pha để xem motor còn tốt hay không.
Nếu độ cách điện giảm thì phải tẩm xấy lại.
- Tháo catte và dây coroa
- Dùng tay quay pulley đầu gió xem máy làm việc trơn, nhẹ hay không, có tiếng
kêu không.
- Nếu có tiếng kêu phải tháo đầu gió để kiểm tra và khắc phục. Việc tháo đầu gió
phải được chuyên viên có tay nghề cao thực hiện.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ lọc khí đầu vào.
- Kiểm tra bánh răng truyền động xem có bị đổi màu (màu kim loại sau khi bị
nung đỏ), điều này thể hiện bánh răng đã bị làm việc trong điều kiện thiếu dầu bôi
trơn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến hư hỏng bánh răng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 68/77
Bảng 4.2: Một số hư hỏng thường gặp ở máy thổi khí và biện pháp khắc phục.
STT Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Máy không làm việc
(không quay)
Không có nguồn điện cung
cấp đến.
Kiểm tra nguồn điện,
cáp điện.
2 Máy làm việc nhưng
có tiếng kêu gầm
- Điện nguồn mất pha đưa
vào motor
- Bị chèn các vật cứng cánh
quạt khí
- Vòng bi khô dầu mỡ hoặc
vòng bi bị hư
- Kiểm tra và khắc
phục lại nguồn điện,
cáp điện
- Tháo các vật bị chèn
cứng ra khỏi cánh quạt
khí
- Châm dầu mỡ cho
vòng bi hoặc thay mới
3 Máy hoạt động nhưng
không có khí thoát ra
- Ngược chiều quay
- Van đóng mở bị nghẹt,
hoặc hư hỏng.
- Đường ống bị tắc nghẽn.
- Chưa mở van
- Đảo lại chiều quay
- Kiểm tra phát hiện
và khắc phục lại, nếu
hư hỏng phải thay van
mới.
- Kiểm tra phát hiện
chỗ bị nghẹt và khắc
phục lại.
- Mở van
4 Lưu lượng khí bị
giảm
- Bị tắc nghẽn van, đường
ống
- Nguồn điện cung cấp
không đúng
- Bộ phận lọc khí bị tắc
nghẽn.
- Kiểm tra, khắc phục
lại
- Kiểm tra nguồn điện
và khắc phục
- Tháo và rửa sach
bằng xà phòng hoặc
dung dịch đặc biệt,
làm khô băng bằng khí
nén.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 69/77
5 Máy làm việc với
dòng điện vượt quá
gúa trị trên nhãn máy
- Điện áp thấp dưới quy
định
- Độ cách điện của motor
giảm quá quy định, < 01
MΩ.
- Bị sự cố về cơ khí: bánh
răng, vòng bi.
- Dây coroa quá căng hoặc
bị lệch.
- Tắt máy, khắc phục
lại tình trạng điện áp.
- Làm khô nâng cao
độ cách điện.
- Phát hiện chỗ hư
hỏng về cơ để khắc
phục.
- Cân chỉnh lại đúng
vào vị trí và có độ
vingx 5 – 10mm
Khi máy hoạt động liên tục với thời gian 2400 giờ hoặc ít nhất 3 tháng/lần phải tiến
hành thay nhớt. Loại nhớt được dung cho máy thổi khí là:
Bảng 4.3: Các loại nhớt dùng cho máy thổi khí
Shell oil co.Ltd
Cal tex oil refining co. Ltd
SK limited
Ssang yong oil
refining co. Ltd
Turbo T68 Regal R & O68 Teresso 68 DN.GEAR LUBE 68
Turbo T100 Regal R & O 100 Teresso 100 DN.GEAR LUBE 100
Chú ý:
¾ An toàn khi vệ sinh bộ lọc khí của máy thổi khí:
- Trước khi vệ sinh bộ lọc khí của máy thổi khí phải tắt máy hoặc tốt nhất nên
tắt toàn bộ hệ thống thổi khí. Không được vận hành hệ thống thổi khí trong khi
đang vệ sinh bộ lọc khí.
- Sử dụng trang bị bảo hộ lao động: găng tay, kính, khẩu trang khi vệ sinh bộ
lọc khí.
¾ An toàn khi vận hành và bảo dưỡng máy thổi khí:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 70/77
- Trước khi khởi động bất kỳ máy thổi khí nào, phải chắc rằng tất cả van vào và
ra đã được mở thông suốt toàn hệ thống.
- Luôn phải đeo nút tai chống ồn khi làm việc gần máy thổi khí đang hoạt động.
- Ngắt nguồn điện chính và treo bảng báo “Thiết bị đang sửa chữa” tại các vị trí
cần thiết.
- Phải tắt máy trước đó ít nhất 30 phút để hạ nhiệt độ của máy xuống.
Xem thêm tài liệu hướng dẫn bảo trì thiết bị và các hướng dẫn của nhà sản xuất thực
hiện đúng quy trình theo hướng dẫn.
4.3.2.4. Bảo trì motor giảm tốc
Hư hỏng thường gặp ở loại thiết bị này là thiếu dầu bôi trơn, máy làm việc quá tải
dẫn đến hư hỏng các bánh răng truyền động và làm hư máy. Một vài hư hỏng thường
gặp như sau:
Bảng 4.4: Một vài hư hỏng thường gặp ở Motor giảm tốc
STT Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Máy không làm việc
(không quay)
Không có nguồn điện
cung cấp đến
Kiểm tra nguồn điện, cáp
điện.
2 Máy làm việc nhưng có
tiếng kêu gầm
- Điện nguồn mất pha
đưa vào motor
- Cánh công tác bị chèn
bởi các vật cứng
- Hộp giảm tốc bị thiếu
dầu, mỡ, mòn…
- Vòng bi bị khô dầu mỡ
hay bị hư
- Kiểm tra và khắc phục
lại nguồn điện
- Tháo các vật bị chèn
cứng ra khỏi cánh công
tác
- Kiểm tra và bổ sung
them, hoặc thay nhớt mới
- Châm dầu mỡ hoặc thay
mới.
3 Máy làm việc với dòng - Điện áp thấp dưới quy - Tắt máy, khắc phục lại
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 71/77
điện vượt quá giá trị
ghi trên nhãn máy
định
- Bộ cánh điện của bơm
giảm quá quy định, < 01
MΩ.
- Bị sự cố về cơ khí:
bánh răng, vòng bi…
tình trạng điện áp.
- Sấy nâng cao độ cách
điện.
- Phát hiện chỗ hư hỏng
về cơ để khắc phục.
4.3.2.5. Bảo trì máy pH controller
Việc bảo trì máy pH controller chủ yếu ở bộ phận đầu đo pH. Đầu đo pH cần được
làm sạch với khoảng thời gian 1 tuần 1 lần. Việc làm sạch được tiến hành như sau:
¾ Tháo đầu đọc pH ra khỏi vị trí đo
¾ Rửa thật sạch bằng nước cất (không dùng tay hay vật cứng chà lên đầu
điện cực).
¾ Tiếp tục rửa bằng dung dịch KCl 3M (ngâm khoảng 15 phút).
¾ Rửa lại thật sạch bằng nước cất.
¾ Lau khô đầu đọc bằng giấy mềm (dùng giấy thấm nhẹ lên đầu điện
cực).
¾ Gắn đầu đọc lại vị trí ban đầu.
Chú ý: Việc bảo trì đầu đọc không được thường xuyên hoặc không đúng quy trình dễ
dẫn đến việc giảm tuổi thọ của đầu đọc (hư hỏng, đọc không đúng trị số…).
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 72/77
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
Sau thời gian một tháng thực tập ở nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN
Vĩnh Lộc, chúng em nhận thấy hệ thống có những ưu điểm và các vấn đề còn tồn tại
như sau:
Ưu điểm:
Về tổ chức:
• Hệ thống xử lý được quản lý tốt, khi gặp sự cố bất thường, nhanh chóng tìm
được nguyên nhân và cách giải quyết.
• Nhân viên được phân công nhiệm vụ rõ ràng.
• Nhân viên có tay nghề, kỹ luật cao, được tập huấn và nắm vững các biện
pháp giải quyết khi sự cố xảy ra.
• Môi trường làm việc tốt: an toàn lao động và phòng chống cháy nổ rất được
chú trọng.
• Môi trường xung quanh nhà máy thông thoáng, có nhiều cây xanh.
Về kỹ thuật:
• Hệ thống xử lý nước thải hiện đại, hoạt động hoàn toàn tự động với hệ thống
điều khiển SCADA. Khi cần phải bảo trì, sửa chữa, có thể chuyển đổi linh
hoạt sang chế độ vận hành bằng tay.
• Sử dụng công nghệ SBR với nhiều ưu điểm so với các công nghệ khác:
Hiệu quả xử lý cao: 95%.
Hoàn thiện và đạt hiệu quả phù hợp, điều khiển, kiểm soát được môi
trường trong bể phản ứng sinh học bằng cách thay đổi thời gian hoạt
động của các pha.
Dễ dàng chịu được áp lực nước lớn, không gây sốc cho vi sinh vật.
Thực hiện loại bỏ chất dinh dưỡng sinh học: hệ thống SBR có một ưu
điểm lớn nhất là tạo môi trường thích hợp cho quá trình xử lý Nitrat
hoá, đề Nitrat, loại bỏ Photpho.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 73/77
• Nhà máy có hệ thống máy phát điện nên khi gặp sự cố mất điện cũng không
gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý.
Về kinh tế:
• Tiết kiệm diện tích xây dựng.
• Tiết kiệm chi phí xây dựng.
• Chi phí xử lý thấp: ít dùng hoá chất.
• Hệ thống điều khiển tự động nên đã giảm được số người tham gia kiểm soát,
vận hành.
Những vấn đề còn tồn tài trong hoạt động của nhà máy:
• Cá biệt có một số nhà máy trong KCN không tuân thủ đúng chỉ tiêu xả thải, cần
có biện pháp xử lý kiên quyết và triệt để.
• Việc lấy rác ở song chắn rác thô còn nhiều khó khăn.
5.2. Kiến nghị:
Cơ giới hoá việc lấy rác ở song chắn rác thô.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 74/77
PHỤ LỤC
Các thiết bị trong hệ thống:
Hình 1: Lược rác thô
Hình 2: Lược rác tinh
Hình 3: Máy thổi khí bể cân bằng
Hình 4: Máy thổi khí bể SBR
Hình 5: Thiết bị đo lưu lượng trên dòng
Hình 6: Van điện tháo nước bể SBR
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 75/77
Hình 7: Cảm biến mực nước Hình 8: Thiết bị đo oxy hoà tan
Hình 9: Thiết bị kiểm soát mực bùn Hình 10: Bơm bùn & van điện
Hình 11: Thiết bị kiểm soát Clo dư
Hình 12: Máy khuấy chìm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 76/77
Hình 13: Thiết bị đo pH
Hình 14: Hệ thống thu nước bằng phao nổi
Hình 15: Bơm bùn
Hình 16: Thiết bị cào bùn bể nén bùn
Hình 17: Công tắc mực nước ở bể chứa bùn.
Hình 18: Thiết bị pha chế polymer
Hình 19: Máy ép bùn
Hình 20: Thiết bị chứa hóa chất
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải trung tâm XLNT KCN Vĩnh lộc
GVHD: ThS. Phan Thị Hải Vân 77/77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Hướng dẫn vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Vĩnh
Lộc công suất thiết 4500 – 6000 m3/ ngày, Xí nghiệp công ty môi trường - Eco,
2008.
2. Lâm Minh Triết, Xử lý nước thải đô thị & công nghiệp, tính toán thiết kế công
trình, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2010.
3. Trần Hiếu Nhuệ, Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, NXB Khoa học
kỹ thuật, Hà Nội, 1999.
4. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB
Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1999.
5. Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học,
NXB Gíao dục, 2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tttn_kcn_vinh_loc_7001.pdf