Tìm hiểu hoạt động của thị trường UPCOM

Tại bất kỳ thời điểm nào, công ty chứng khoán cũng phải đưa ra mức giá chào mua và chào bán với loại cổ phiếu mà họ tạo lập thị trường. So sánh với thị trường OTC theo thông lệ thế giới trên thì thị trường UPCOM sắp đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ đạt khoảng 1 nửa tiêu chuẩn, đó là các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch .Chưa có quy định về việc CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để hình thành thị trường OTC tiêu chuẩn. Trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển một cách mạnh mẽ thì thị trường chứng khoán việt nam cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình như một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế. Cho dù hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều khuyết tật chúng ta vẫn hy vọng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và thị trường UPCOM nói riêng phát triển hiệu quả.

doc27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3755 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu hoạt động của thị trường UPCOM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
STT Họ và tên Lớp Mã Sinh Viên 1 Định Thị Lan Anh KTNN E 53 532084 2 Phạm Thị Duyên KTDN C 54 541704 3 Hứa Thị Hạnh KTNN B 54 541880 4 Nguyễn Thị Thúy Hằng QTKD A 54 542779 5 Vũ Thị Huyền (nhóm trưởng) KTC 54 541341 6 Nguyễn Thị Phượng KTNN E 53 532046 7 Đinh Khánh Thùy KTB 53 532060 8 Đinh Thị Yến KTB 53 532082 Tìm hiểu hoạt động của thị trường UPCOM Danh sách nhóm 06 Mục lục Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, thời đại của chúng ta là thời đại mang xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá. Hoà nhập với không khí này, Việt Nam vừa gia nhập và là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Khi được trở thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì đồng nghĩa Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn và đồng thời cũng gặt hái được nhiều thành công. Để thu được kết quả tốt từ quá trình hội nhập chúng ta phải đánh giá, nhận định về cơ hội cũng như là thách thức đang đặt ra, chúng ta phải biết đâu là thế mạnh mình phải phát huy và đâu là điểm yếu cần phải khắc phục. Và đặc biệt hơn nữa chúng ta phải nhận định được xu hướng đi chung của Thế giới, những yếu tố nào các nước đang chú trọng. Chính vì điều đó, mà chúng ta thấy rằng thị trường chứng khoán trên thế giới hiện nay là một thị trường nóng bỏng và có nhiều triển vọng đi lên. Nó không chỉ là một kênh huy động vốn  có hiệu quả cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn là nhân tố thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế diễn ra suôn sẻ hơn. Có thể nói rằng thị trường chứng khoán được hình thành và phát triển bắt đầu từ nhu cầu tự phát về trao đổi và sau đó được phát triển với quy mô lớn dần về phương thức giao dịch quản lý cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Thị trường chứng khoán bao gồm hai loại thị trường: thị trường giao dịch các loại chứng khoán được cấp giấy phép niêm yết( thị trường chứng khoán tập trung) và thị trường giao dịch các chứng khoán của công ty vừa và nhỏ không hoặc chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung( thị trường chứng khoán phi tập trung). Sự kết hợp giữa hai thị trường này sẽ tạo thành một hệ thống thị trường chứng khoán khá hoàn chỉnh, rộng lớn, sôi động và linh hoạt. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán tập trung (trung tâm giao dich chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) đã đi vào hoạt động hơn 10 năm, hàng hóa trên thị trường tuy đã được bổ sung nhưng vẫn còn khá nghèo nàn; các điều kiện chặt chẽ còn là những cản trở lớn đến việc được tham gia niêm yết khi đại bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước trong diện cổ phần đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung là rất cần thiết tạo điều kiện cho các công ty vừa và nhỏ, các công ty mới thành lập có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Đồng thời cung cấp them các loại công cụ đầu tư đa dạng cho các nhà đầu tư, tạo cơ chế giao dịch linh hoạt, chi phí thấp và tạo cơ chế định giá mới để góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và thị trường UPCOM là một thị trường chứng khoán phi tập trung ra đời nhằm tạo tiền đề cho HaSTC xây dựng thị trường OTC có quản lý, góp phần thu hẹp thị trường tự do và hướng tới một thị trường OTC hiện đại. Vì những lý do trên, nhóm chúng em xin được nghiên cứu đề tài “ tìm hiểu hoạt động của thị trường UPCOM”. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thảo luận, không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài làm được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần II: Nội Dung Sự hình thành của thị trường UPCOM Ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008-QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai thị trường UPCOM (Thị trường giao dịch cổ phiếu của CTĐC chưa niêm yết). Việc quản lý và tạo môi trường thuận lợi cho việc mua/bán, chuyển nhượng chứng khoán của các CTĐC chưa niêm yết và các loại hình doanh nghiệp được phép chuyển nhượng chứng khoán khác là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó thị trường UPCOM ra đời và khai trương vào tháng 6/2009. UPCOM (Unlisted Public Company Market) là tên gọi của thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết được tổ chức tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Thị trường này được tổ chức để nhà đầu tư có thể mua, bán các loại cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết, hoặc hủy niêm yết tại SGDCK TP.HCM (HOSE) hoặc SGDCK Hà Nội (HNX) với mục đích tạo môi trường giao dịch công bằng, minh bạch, an toàn giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán chưa niêm yết và tăng khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp. Thị trường UPCOM ra đời nhằm mục đích thay thế cho thị trường OTC tự do và là một mô hình tổ chức chính thức của thị trường OTC ở Việt Nam. Bên cạnh thị trường tập trung do Nhà nước quản lý được tổ chức tại Sở GDCK Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giao dịch trên thị trường tự do (OTC) hiện vẫn diễn ra khá phổ biến với quy mô lớn. Nguồn hàng hóa trên thị trường này là cổ phiếu (CP) của các DN nhà nước cổ phần hóa, công ty cổ phần do các tổ chức kinh doanh và đầu tư tư nhân thành lập. Trên thị trường này, giao dịch tự phát, không được thanh toán tập trung, CP không được lưu ký, việc mua bán thông qua các nhà môi giới tự do, không được cấp phép... nên có nhiều yếu tố rủi ro mà tổ chức phát hành, công ty chứng khoán tổ chức hoạt động giao dịch trên không chịu trách nhiệm với nhà đầu tư. Do vậy, khi thị trường UPCOM hoạt động, nhiều nhà đầu tư khá hồ hởi, bởi những giao dịch CP của các DN chưa niêm yết được quản lý chặt chẽ. Trên thị trường này, nhà đầu tư có thể mua, bán các loại CP của các công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc hủy niêm yết trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh và Sở GDCK Hà Nội. Hoạt động của thị trường Upcom. Đặc điểm cơ bản của TT upcom Thị trường UpCom được xây dựng dựa trên nhu cầu phát triển TTCK nói chung tại Việt Nam, có các ý kiến tư vấn của chuyên gia nước ngoài, có khung pháp lý cho thị trường đầy đủ, tạo một cơ chế hoạt động vừa linh hoạt, vừa chặt chẽ, đem lại quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư. Nó được tổ chức và quản lý bởi cơ quan quản lý Nhà nước. Cơ sở pháp lý để vận hành thị trường đã được Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN và các đơn vị liên quan xây dựng và ban hành đầy đủ và tương đối hoàn chỉnh. Các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thị trường được đảm bảo. Do đó, rủi ro của nhà đầu tư khi giao dịch được giảm thiểu một cách tối đa. Khi mới ra đời thị trường này gặp khá nhiều khó khăn và bất cập khiến cho thị trường này chưa thực sự hấp dẫn. Các công ty chứng khoán chưa phát huy được hết vai trò của mình một phần do chưa đầu tư đúng mức về nguồn lực cho thị trường UPCOM, một phần do còn cảm thấy rủi ro đối với những chứng khoán có tính thanh khoản thấp. Thanh khoản trên thị trường UPCOM không cao một phần do các cổ phiếu giao dịch tại đây ít được nhà đầu tư quan tâm, mặt khác, phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử áp cũng là một trong những yếu tố làm hạn chế việc chuyển nhượng cổ phiếu. Tuy nhiên, hiện nay thị trường UPCOM đang hoạt đông rất sôi động thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, công ty. Thị trường UPCOM thời gian qua cũng đã có những phát triển rất đáng ghi nhận, đặc biệt về quy mô thị trường, quy mô giao dịch. Các doanh nghiệp trên thị trường UPCOM khá đa dạng về quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh và trong số đó nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khá khả quan. Thị trường UPCOM đã có những phiên giao dịch khá ấn tượng với sự tăng trưởng về khối lượng giao dịch và chỉ số giá toàn thị trường. Giá trị giao dịch chứng khoán bình quân tăng từ 4 tỷ đồng/phiên lên 13 tỷ đồng /phiên. Đặc biệt, có phiên giao dịch UPCOM giá trị giao dịch lên tới 86 tỷ đồng. Giao dịch trên thị trường UPCOM có độ an toàn cao hơn. Độ an toàn khi giao dịch trên thị trường UPCOM thể hiện ở chỗ nhà đầu tư phải có tiền trong tài khoản mới thực hiện được lệnh mua và phải có chứng khoán trong tài khoản thì mới thực hiện được lệnh bán. Đặc biệt, tại thị trường UPCOM, với sự có mặt của các công ty chứng khoán với vai trò là tổ chức cam kết hỗ trợ, đơn vị trung gian kết nối giữa nhà đầu tư, công ty với HaSTC, nhà đầu tư sẽ giảm thiểu thời gian tìm kiếm đối tác, giảm thiểu các rủi ro, tiết kiệm chi phí giao dịch, đảm bảo công khai giá và khối lượng giao dịch. Thị trường OTC mà nhà đầu tư thường gọi thực tế là thị trường chợ đen, thị trường xám. Trên thị trường này, giao dịch tự phát, không được thanh toán tập trung, chứng khoán không được lưu ký, việc mua bán thông qua các nhà môi giới tự do, không được cấp phép... nên có nhiều yếu tố rủi ro mà tổ chức phát hành, công ty chứng khoán tổ chức hoạt động giao dịch trên không chịu trách nhiệm với nhà đầu tư. Ngược lại, thị trường UPCOM là thị trường có tổ chức có sự quản lý của nhà nước, minh bạch thông tin, minh bạch giá cả, thanh toán tập trung và chứng khoán được lưu ký tập trung tại TT lưu ký chứng khoán trước khi giao dịch. Với thị trường UPCOM, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ có được một sân chơi chuẩn với khung pháp lý chặt chẽ, tránh tình trạng bị lừa đảo, bị làm giá. Đối với thị trường UpCom, nhà đầu tư giao dịch tại công ty chứng khoán theo phương thức thỏa thuận. Kết quả giao dịch được chuyển qua hệ thống UpCom để chuyển đến Trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thanh toán. UPCOM thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận nhằm tạo ra tính linh hoạt và giao dịch trọn gói. Giao dịch trên thị trường UPCOM được thực hiện bởi sự thỏa thuận gián tiếp giữa những người bán, người mua thông qua công ty chứng khoán. Nó áp dụng duy nhất hình thức bù trừ đa phương, với thời hạn thanh toán là T+3. Thời gian giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, từ 8h30 đến 15h00, (thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h30). Trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ luật Lao động. UPCOM có chỉ số tổng hợp, được công bố tương tự như VN-Index, HASTC-Index. Trên UPCOM, biên độ giao động giá là +/- 10% (trong khi tại sàn Hà Nội là +/- 7%, sàn TPHCM là +/-5%). Khi tham gia thị trường UpCom, nhà đầu tư sẽ được nhận các thông tin doanh nghiệp, giá cả, việc thanh toán... đảm bảo như trên thị trường niêm yết. Phương thức giao dịch của TT Upcom Điều kiện tham gia thị trường Đối với các tổ chức phát hành chứng khoán Công ty đại chúng có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng và tối thiểu có 100 cổ đông sở hữu (Luật CK, điều 25). Đã thực hiện lưu kí tại TTLKCK. Được một công ty chứng khoán thành viên hệ thống đăng kí giao dịch của SGDCK Hà Nội cam kết hỗ trợ. Hồ sơ đăng kí giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết bao gồm các tài liệu sau: Giấy đề nghị đăng kí giao dịch chứng khoán tại TTGDCK. Hợp đồng cam kết hỗ trợ theo mẫu do TTGDCK quy định, trừ trường hợp thành viên làm thủ tục đăng kí giao dịch cho chứng khoán của chính công ty mình. Bản công bố thông tin. Giấy chứng nhận đăng kí lưu kí chứng khoán do TTLKCK cấp. Tổ chức phát hành (công ty đại chúng) Công ty chứng khoán (tổ chức cam kết hỗ trợ) Trung tâm Công ty chứng khoán Trung tâm lưu kí chứng khoán Sở GDCK Hà Nội lưu kí chứng khoán Sở GDCK Hà Nội Tổ chức phát hành và CTCK hoàn tất thủ tục và đăng kí ngày giao dịch đầu tiên Đối với nhà đầu tư Mở tài khoản tại công ty chứng khoán Công ty chứng khoán tiến hành lưu kí chứng khoán Giao dịch thông qua Công ty chứng khoán Nhà đầu tư Công ty chứng khoán Thực hiện giao dịch Hệ thống giao dịch Thỏa thuận thông thường Thỏa thuận điện tử Thanh toán bù trừ Hàng hóa trên thị trường Upcom Chứng khoán được giao dịch trên thị trường UPCoM gồm cổ phiếu của Công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc đã bị hủy niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC) hay Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE); trái phiếu chuyển đổi của Công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc hủy niêm yết. Để được đăng ký giao dịch, các chứng khoán phải thỏa mãn các điều kiện: Là chứng khoán của công ty đại chúng theo qui định tại Điều 25 Luật Chứng khoán, không niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán. Đã được đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Phải được một công ty chứng khoán là thành viên của HaSTC cam kết hỗ trợ Phương thức giao dịch trên TT upcom Thời gian giao dịch Giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Thời gian từ 8h30 đến 15h00, thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h30 Trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ luật Lao động. Tạm ngừng hoạt động giao dịch chứng khoán  Thị trường giao dịch chứng khoán tạm ngừng hoạt động giao dịch trong trường hợp:  Giao dịch không thể thực hiện do hệ thống đăng ký giao dịch gặp sự cố. Khi có ¼ số thành viên trở lên bị sự cố về hệ thống chuyển lệnh giao dịch. Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước yêu cầu Thị Trường Giao Dịch Chứng Khoán ngừng giao dịch để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc bảo vệ nền kinh tế quốc dân. Các trường hợp bất khả kháng: thiên tai, hoả hoạn hay các sự cố khách quan khác.  Hoạt động giao dịch được tiếp tục ngay sau khi các sự kiện trên được khắc phục. Trường hợp không thể khắc phục thì phiên giao dịch được coi là kết thúc tại thời điểm hoàn tất giao dịch cuối cùng trước đó.  Phương thức giao dịch Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đối với các giao dịch trên thị trường UPCOM. Phương thức giao dịch thỏa thuận bao gồm hai hình thức: Thỏa thuận điện tử Thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó đại diện giao dịch nhập lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch. Thỏa thuận thông thường Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này. (Theo quy định tại Điều 14 Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng được ban hành kèm theo Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC) Ví dụ về phương thức giao dịch của công ty cổ phần chứng khoán Viễn Đông Thỏa thuận điện tử: Là hình thức giao dịch trong đó Đại diện giao dịch (ĐDGD) của VDSE nhập lệnh vào hệ thống giao dịch với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch. Phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử áp dụng trong trường hợp NĐT có nhu cầu mua/ bán chứng khoán nhưng không tự tìm được đối tác để thực hiện giao dịch. Khi NĐT đặt lệnh, ĐDGD tìm các lệnh đối ứng trên bảng điện tử của hệ thống đăng ký giao dịch phù hợp với yêu cầu giao dịch của NĐT rồi nhập lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định để thực hiện lệnh giao dịch cho NĐT. ĐDGD có trách nhiệm thực hiện ngay lệnh của NĐT trong thời gian giao dịch. Trường hợp không có lệnh đối ứng, ĐDGD phải nhập ngay lệnh vào hệ thống theo thứ tự ưu tiên về thời gian. Đối với các lệnh thoả thuận điện tử chưa thực hiện: ĐDGD được phép sửa, huỷ lệnh theo yêu cầu của NĐT; nội dung được phép sửa bao gồm: sửa giá; khối lượng. Trường hợp ĐDGD nhập lệnh thoả thuận điện tử sai so với lệnh gốc của NĐT thì ĐDGD được phép sửa lệnh và phải báo cáo ngay cho SGDCKHN. Đối với các thoả thuận đã thực hiện trong thời gian giao dịch: chỉ được phép sửa lệnh đã thực hiện trong trường hợp nhập sai so với lệnh gốc của NĐT. VDSE sẽ thương lượng với NĐT về việc chấp nhận kết quả giao dịch. Nếu NĐT không chấp thuận kết quả giao dịch và yêu cầu VDSE phải thực hiện các lệnh đúng theo phiếu lệnh của NĐT, VDSE sẽ xử lý từng trường hợp nhập sai lệnh so với lệnh gốc của NĐT (nhập lệnh sai về giá, nhập lệnh sai về khối lượng, nhập lệnh sai về chiều) trên nguyên tắc không để NĐT bị thiệt hại. Thỏa thuận thông thường: Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được ĐDGD của VDSE nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch. Đối với giao dịch thỏa thuận thông thường, NĐT có nhu cầu giao dịch sẽ tự tìm đối tác để thỏa thuận giao dịch với nhau bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, VDSE chỉ nhận lệnh của NĐT và nhập lệnh vào hệ thống đăng ký giao dịch theo đúng thời gian quy định tại Mục 2 Hướng dẫn này. Giá tham chiếu Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch gần nhất. Trường hợp cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, trong ngày giao dịch đầu tiên, SGDCKHN chỉ nhận lệnh giao dịch thỏa thuận điện tử và không áp dụng biên độ dao động giá. Nếu trong ngày giao dịch đầu tiên không có giá thực hiện thì giá tham chiếu sẽ được xác định trong ngày giao dịch kế tiếp cho đến khi giá giao dịch được xác lập trên hệ thống. Trường hợp giao dịch cổ phiếu không hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo. Trường hợp tách, gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thoả thuận điện tử của ngày có giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu. Các trường hợp khác do SGDCKQĐ quyết định sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN. Thực trạng thị trường Upcom Trước khi upcom thành lập Ko có thị trường upcom, cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết được giao dịch trên thị trường tự do Theo quy định, chỉ có HASTC hay Sở dao dịch chứng khoán TP.HCM mới có chức năng tổ chức dao dịch chứng khoán song từ trước đến nay thị trường tự do vẫn dao dịch chứng khoán tự phát theo kiểu trao tay qua điện thoại, không được lưu kí không được thanh toán tập trung, không theo 1 khung pháp lí nào gây ra nhìu bất cập rủi ro cho nhà đầu tư. Không có thông tin rõ ràng về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành CP. Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, Phát hành CP giả,…. Không có biên độ giá, thổi phồng lớn hơn giá trị thực của CP nhiều lần. Không có các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra, chế tài. Số công ty đại chúng chưa niêm yết là rất lớn Trong 963 tập đoàn công ty và ngân hàng đăng kí là công ty đại chúng với ủy ban chứng khoán nhà nước, mới chỉ có 361 công ty chính thức niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán, hơn 3600 doanh nghiệp còn lại đang giao dịch cổ phiếu trên thị trường tự do Cổ phiếu của những công ty này được giao dịch trên thị trường tự do, 1 khối lượng chứng khoán khổng lồ. Rõ ràng với một thị trường tự do với quy mô quá lớn như vậy thì nhà nước đã tìm nhiều cách khác nhau để thu hẹp thị trường tự do và một trong số đó là thành lập thị trường Upcom là thị trường cho các công ty đại chúng chưa niêm yết. Khi upcom thành lập Sáu tháng cuối năm 2009 Ngày 24/06/2009 sàn Upcom mở khai trương thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết với 10 cổ phiếu UPCoM-Index mặc định ở mức 100 điểm và đóng cửa thị trường với hơn 1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, giá trị giao dịch đạt gần 19 tỷ đồng. Đến ngày 25/6 với biên độ dao động là +/-10%; UPCoM-Index đóng cửa ở mức 93,71 điểm, giảm 6,29 điểm (6,29%). Tổng khối lượng trong phiên này giảm mạnh 60% so với ngày đầu giao dịch, chỉ đạt 380.277 cổ phiếu, trị giá 6,2 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch 26/6, chỉ số Upcom -Index tiếp tục giảm 5,82 điểm, tương đương giảm 6,21%, xuống còn 87,89 điểm. Giao dịch trên sàn này tiếp tục giảm xuống. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ đạt 296.216 cổ phiếu với giá trị 4,955 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận điện tử đạt 296.216 cổ phiếu với giá trị là 4,588 tỷ đồng. Trong vài ngày đầu hoạt động thì thị trường chứng khoán Upcom đã cho nhà đầu tư cái nhìn không mấy thiện cảm do hình thức giao dịch trên thị trường chủ yếu là giao dịch thỏa thuận khớp lệnh theo phương thức thủ công nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình khớp lệnh. Có thể nhận thấy sự ra đời của thị trường Upcom sau 6 tháng đã góp phần thúc đẩy quá trình tham gia thị trường do Nhà nước quản lý của các công ty đại chúng. Số công ty niêm yết tại hai Sở Giao dịch chứng khoán tăng từ 360 công ty (tại thời điểm khai trương Upcom) lên đến 422 công ty hiện nay, số công ty đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom tăng từ 10 công ty tại thời điểm khai trương, sau sáu tháng đã có 33 công ty đăng ký giao dịch tại Upcom. Khối lượng giao dịch của các chứng khoán này đã tăng lên đáng kể so với thời điểm trước khi tham gia thị trường. Trong năm 2010 Những tháng đầu năm 2010 trên thị trường có sự giảm điểm nhẹ không cải thiện hơn những tháng cuối năm 2009 cho là mấy, tuy nhiên trong tháng 4/2010, thị trường UPCoM đã có tín hiệu lạc quan hơn do thanh khoản cải thiện đáng kể, điển hình như ngày 15/4/2010, với 614.739 đơn vị, trị giá 12,6 tỷ đồng. Ngày 19/4, con số giao dịch là hơn 2,3 triệu đơn vị, trị giá hơn 34 tỷ đồng và ngày 20/4, thanh khoản vẫn đạt mức cao với hơn 413.989 đơn vị, trị giá hơn 6 tỷ đồng; nhưng đặc biệt là phiên giao dịch ngày 13/4/2010, thị trường UPCoM đã có phiên giao dịch ấn tượng khi đạt mức thanh khoản cao nhất cả về khối lượng và giá trị với hơn 4,5 triệu đơn vị khớp lệnh, trị giá hơn 71,6 tỷ đồng và đứng tại 41,44 điểm. Diễn biến thị trường Upcom trong 11 tháng Nhưng tình hình đó chỉ tồn tại trong những ngày cuối tháng 4/2010, hai tháng sau đó lại quay trở lại như cũ vì vậy mà Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội có những đề xuất nhằm cải thiện tính thanh khoản cho thị trường Upcom bằng cách thay đổi phương thức giao dịch, kéo dài thời gian giao dịch từ ngày 19/7/2010. Upcom thay đổi làm cho dòng tiền chảy mạnh vào thị trường này làm cho khối lượng giao dịch và giá trị của các cuộc giao dịch tăng lên nhanh chóng. Cả thị trường bỗng chốc tăng lên nhanh chóng trong 11 phiên liên tiếp rất nhiều cổ phiếu tăng trần cho dù quy chế giao dịch chưa thay đổi, đó là do các nhà đầu tư đua nhau đặt lệnh trần. Nguyên nhân là do họ kỳ vọng vào sự thay đổi giao dịch làm cho Upcom hấp dẫn hơn, các cổ phiếu được hấp dẫn hơn để ý hơn và được làm giá, tính từ ngày 22/6 đến ngày 16/7/2010 trong 19 phiên giao dịch thì có tới 15 phiên tăng và chỉ có 4 phiên giao dịch giảm điểm, chỉ số của Upcom- Index tăng hơn 30,57% từ 46.02 điểm lên 60,09 điểm, nhiều cổ phiếu tăng hơn 100% như NBW, BTW... . Khi Upcom chưa áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục, mà sử dụng phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử; khối lượng cổ phiếu khớp lệnh trung bình mỗi phiên chỉ đạt 300 - 400 ngàn cổ phiếu. Nhưng kể từ ngày 19/7 đến nay, khối lượng giao dịch khớp lệnh của UPCoM đã tăng đột biến khi trung bình mỗi phiên đạt trên 1 triệu cổ phiếu ngay trong tháng 7 nhưng khi chuyển hình thức khớp lệnh thỏa thuận sang khớp lệnh liên tục trong vòng một tháng liên tiếp sau đó thì thị trường này lại bị giảm điểm nghiêm trọng, làm cho các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn. Trong 24 phiên giao dịch thì chỉ số của Upcom- Index mất 19,7% có khi 18 phiên giao dịch bị giảm điểm làm cho giá trị bình quân còn 15,9 tỷ đồng. Tình hình không được cải thiện do cơ chế thống tin lỏng lẻo, nhà đầu tư không nắm được những thông tin cần thiết. Tình trạng cung cấp thông tin qua các báo cáo tài chính chậm muộn làm cho các nhà đầu tư không có cái nhìn chính xác khi đầu tư. Tính đến ngày 24/08/2010 UPCoM-Index chỉ còn 45,41 điểm với 945.232 cổ phiếu khớp lệnh thành công, trị giá hơn 16,4 tỷ đồng. Như vậy, UPCoM-Index đã mất 54,59 điểm (gần 55%) so với ngày đầu tiên “ra mắt”.  Trên sàn Upcom đã tăng lên 88 cổ phiếu. Với số vốn điều lệ là 1.285 tỷ đồng lên 9.366 tỷ đồng tổng giá trị vốn lên tới 13.899 tỷ đồng, vốn điều lệ của các doanh nghiệp bình quân trên thị trường Upcom là 111 tỷ đồng trên một công ty. Tuy nhiên khối lượng và giá trị giao dịch luôn ở mức thấp, giao dịch bình quân mỗi phiên đạt gần 520.000 đơn vị, giá trị giao dịch 7,6 tỷ đồng bằng 0,054% tổng giá trị vốn trên thị trường. Số mã đã đăng ký tăng nhanh nhưng khả năng thanh toán còn yếu. Ngày 29/12/2010, chỉ số UPCoM-Index bất ngờ tăng 7,26% sau 60 phút giao dịch giằng co quanh mức tham chiếu. Đáng chú ý là số mã tăng giá, giảm giá không có nhiều biến động. Nguyên nhân chính là do "sai lệch" ở giá cổ phiếu SGS của CTCP Vận tải biển Sài Gòn trong rổ tính toán chỉ số này. 14,42 triệu cổ phiếu SGS chào sàn UPCoM ngày 22/12/2010, nhưng đến ngày 27/12/2010 mới có giao dịch làm cho khối lượng thực giao dịch nhỏ nhưng biên độ giá rộng. Năm 2011 6 tháng đầu năm 2011 thì trên thị trường Upcom - Index giảm 12,20 điểm (-27,0%). Trên sàn Upcom, chỉ số UPCoM-Index có 47 phiên tăng điểm, 70 phiên giảm điểm và 1 phiên không có biến động về điểm. Với 118 phiên giao dịch, chỉ số này đã giảm 12,20 điểm (-27,0%) so với thời điểm cuối năm 2010, đóng cửa tại mức  32,99 điểm tại phiên giao dịch ngày 30/06/2011. Phiên giao dịch có chỉ số Upcom-Index cao nhất vào ngày 06/01/2011, đạt mức 45,82 điểm và phiên có chỉ số Upcom-Index thấp nhất vào ngày 30/05/2011, đạt 31,98 điểm. Tính bình quân KLGD đạt 514.015 CP/phiên, GTGD đạt 5,63 tỷ/phiên. Chỉ số UPCoM-Index trên sàn Upcom trong những 3 tháng gần đây cũng không có gì cải thiện hơn trước sự sụt mạnh về điểm, tính thanh khoản toàn thị trường giảm mạnh. Như vậy, sau 2 năm vận hành, sàn UpCom chỉ đạt được tiêu chí duy nhất là tạo được một nơi để giúp cho những công ty đại chúng chưa đủ điều kiện niêm yết trên 2 sàn chính thức có cơ hội giới thiệu doanh nghiệp của mình đối với NĐT. Còn ý nghĩa về mặt thị trường thì gần như phá sản khi NĐT tỏ ra thờ ơ với diễn biến của sàn này, các DN đã lên sàn thì chỉ muốn nhanh chóng thoát ra nếu muốn cải thiện tình hình thanh khoản. Do đó, đã đến lúc các cơ quan quản lý cần lên kế hoạch cải thiện để NĐT có thêm một sân chơi đúng nghĩa. Cũng là giúp các DN chưa đủ điều kiện niêm yết chính thức có thể có kênh thu hút vốn đầu tư. Ưu, nhược điểm của thị trường Upcom Ưu điểm Với nhà nước và cơ quan quản lý Thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường chính thức: các công ty khi lên sàn upcom thì các chứng khoán được giao dịch chính thức, giảm dần giao dịch chứng khoán ở chợ đen. Tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc quản lý: với việc các công ty đại chúng đều phải lưu ký tại TTLKCK nhà đầu tư giao dịch thông qua tài khoản mở tại CTCK, kết quả các giao dịch báo cáo về HNX để xác nhận và thanh toán qua trung tâm lưu ký, nắm bắt được thông tin và có thể quản lý tốt hơn. Tăng thêm nguồn thu từ thuế Tăng tính thanh khoản của TT: CP của các CTDC tham gia thị trường Upcom, được công chúng biết đến nhiều hơn, tăng giao dịch, tăng tính thanh khoản. Với Nhà Đầu tư (cổ đông) Tiết kiệm thời gian và chi phí Tìm kiếm được thông tin minh bạch và dễ dàng: ở trong thị trường tự do, các thông tin thường thiếu chuẩn xác, nhưng ở Upcom các công ty phải thường xuyên báo cáo tình hình sức khỏe của doanh nghiệp, công khai thông tin một cách rõ rang và minh bạch. Được ký quỹ để mua chứng khoán: khi đặt lệnh mua chứng khoán, nhà đầu tư thực hiện ký quỹ tiền giao dịch theo mức thỏa thuận với thành viên và phải đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch đúng thời hạn quy định - đây là hình thức không cần đủ 100% tiền mà vẫn mua được chứng khoán. Giảm thiểu được rủi ro: khi thông tin minh bạch, rõ rang thị trường có tính lỏng cao thì nhà đầu tư sẽ đỡ rủi ro hơn ở thị trường tự do. Tính thanh khoản cao. Nhà đầu tư có thể giao dịch từ xa Với các doanh nghiệp Nâng cao khả năng huy động vốn của DN: khi thông tin và giá minh bạch, dao dịch là xác thực, uy tín tăng, tiếp cận được các nguồn vốn dìa hạn, hoặc các ngân hàng tin tưởng có thể cho doanh nghiệp vay tiền. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết có thể phát hành CK đến công chúng. Là bước đệm cho các DN có ý định chuyển lên niêm yết trên sàn niêm yết: làm quen với việc công bố thông tin rõ ràng, minh bạch trên các phương tiện thông tin. Tính minh bạch cho DN, quảng bá thương hiệu: tham gia thị trường Upcom nghĩa là doanh nghiệp đã gửi gắm cổ phiếu của mình vào một “sàn đấu” có đầy đủ khuôn khổ, quy định, giúp cổ phiếu thanh khoản tốt hơn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao hơn. Thủ tục đăng ký nhanh chóng hơn sàn niêm yết. Tạo điều kiện cho các cty CK phát triển: trong Upcom các công ty chứng khoán với vai trò là nhà tạo lập thị trường, đồng thời cũng là nhà đầu tư, nhà môi giới. Nhược điểm Hàng hóa đơn điệu, thanh khoản kém: mới có 17 công ty đại chúng tham gia sàn nên có quá ít sự lựa chọn cho các nhà đầu tư. Chưa được sự quan tâm của nhiều DN, NĐT: khi sức hấp dẫn từ thị trường tự do, đà tăng điểm của sàn niêm yết thì nhiều nhà thi đấu tư thờ ơ, quay lưng lại với Upcom. Thị trường thiếu sự tham gia của các cổ phiếu vua: như cổ phiếu ngành ngân hàng, dầu khí…đây là những CP có tính lỏng lớn, tạo sức hút cho thị trường. Phương thức giao dịch không linh hoạt, giao dịch đặc trưng theo hình thức thỏa thuận và không được xé lệnh khiến nhiều nhà đầu tư lâm vào tình trạng không thể mua được CP trên Upcom do không tìm được người bán có khối lượng cổ phiếu và giá bán giống. Chưa tìm thấy vai trò của nhà tạo lập TT: với tính thanh khoản kém của thị trường hiện tại nên CTCK chưa có vai trò quan trọng của nhà tạo lập thị trường. Biên độ bị quản lý là 10%, trong khi sàn HASTC là 7%, HOSE là 5%, thị trường tự do không giới hạn về biên độ, giảm tính hấp dẫn của thị trường Upcom. Chế tài sử phạt không hợp lý So sánh TT Upcom với TT OTC và TT CK tập trung (các sàn GDCK HN và TPHCM) Giống nhau: Đều là tổ chức chịu sự quản lý ,giám sát của nhà nước. Hoạt động của thị trường chịu sự chi phối của hệ thống luật chứng khoán và các văn bản páp luật có liên quan Khác nhau: Tiêu chí so sánh TT OTC TTCK tập trung Thị trường upcom Địa điểm gia dịch Địa điểm GD là phi tập trung GD tại trung tâm cụ thể GD tại SGDCK TP.HCM (HOSE) hoặc SGDCK Hà Nội (HNX) Phương thức giao giao dịch GD bằng cơ chế thương lượng và thỏa thuận giá là chủ yếu GD thông qua đấu giá tập trung Phương thức thỏa thuận: Thỏa thuận điện tử Thỏa thuận thông thường Tính minh bạch về thông tin và giá cả - Trên thị trường tự do này không có sự minh bạch về thông tin doanh nghiệp cũng như thông tin về giá cả. - Trên thị trường có nhiều mức giá/1ck trong cùng 1 thời điểm Chỉ có 1 mức giá/1ck trong cùng thời điểm Minh bạch thông tin, minh bạch giá cả, trên thị trường chỉ có 1 mức giá/1ck trong cùng 1 thời điểm Mức độ rủi ro Độ rủi ro cao Rủi ro thấp hơn OTC Rủi ro thấp hơn OTC Thanh toán Cơ chế thanh toán linh hoạt, đa dạng Thanh toán bù trừ đa thống nhất Thanh toán tập trung và chứng khoán được lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán trước khi giao dịch Một số ý kiến nhằm phát triển TT Upcom Thu hút thêm các doanh nghiệp tham gia upcom Mở rộng upcom: cho phép các công ty chứng khoán được phép tổ chức thị trường song song với upcom của HNX. Điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp đăng kí lên upcom thì sẽ thực hiện theo quy định hiện hành, còn các công ty đại chúng sau khi thực hiện lưu kí chứng khoán cũng sẽ được giao dịch tại sàn do các do các công ty chứng khoán tổ chức và chỉ gửi báo cáo về HNX để tổng hợp, chuyển sang trung tâm lưu kí chứng khoán để thanh toán bù trừ. - Nâng cấp kĩ thuật: phải có hạ tầng internet tốt, với đường truyền có tốc độ cao phục vụ cho người đầu tư truy cập vào các trang web thông tin của công ty chứng khoán hay với hệ thống thông tin của HASTC từ các thành viên một cách nhanh chóng tránh được hiện tương tắc nghẽn đường truyền. - Xây dựng hệ thống mạng lớn để có thể liên kết tất cả các thành viên thị trường trên cả nước để có thể truy cập hê thống, kết nối thông tin, các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin thị trường kịp thời. Thu hút thêm nhà đầu tư tham gia upcom Khi đã có 1 khối lượng các cổ phiếu giao dịch trên thị trường thì việc thu hút thêm nữa sự tham gia của các nhà đầu tư là vấn đề phải có sự điều chỉnh về: - Tăng biên độ giao động giá: nếu so sánh với thị trường tự do thì upcom mang lại sự an toàn hơn. Nếu so sánh với thị trường tập trung thì những điều kiện về các quy định ràng buộc khi niêm yết là không chặt chẽ bằng. Vậy để tạo được lợi thế , tăng tính hấp dẫn của upcom thì không nên quy định biên độ giao động giá là 10% (HOSE 5%, HASTC 7%, trong khi đó thị trường tự do là không có biên độ giao động giá). - Tăng tính thanh khoản bằng cách thực hiện thanh toán T+1 hoặc T+2. Giao dịch trên các chợ OTC tự do hiện nay đang thực hiện với thời gian T+0 cũng như áp dụng phổ biến các hình thức mua bán khống, tuy rủi ro cao nhưng luôn đi kèm với lợi nhuận hấp dẫn. Do đó những lo ngại về tính thanh khoản của cổ phiếu OTC sau khi lên sàn UPCOM là hoàn toàn có cơ sở, vì vậy để tạo lợi thế cạnh tranh so với OTC cần phải tăng tính thanh khoản trên upcom lên T+1,T+2. - Các thông tin trên thị trường upcom phải được minh bạch hóa: Cần có các nhà tổ chức & tạo lập thị trường để tạo ra tính thống nhất và những nguyên tắc chung của các nhà đầu tư tham gia. - Khuyến khích, ưu đãi cho các công ty chứng khoán trở thành nhà tạo lập thị trường. Hiện nay thị trường chứng khoán niêm yết đang khá sôi động nên các công ty ck có vẻ thờ ơ với upcom. Vì vậy cần đưa ra thêm các khuyến khích và ưu đãi cho các công ty CK. - Cho phép các công ty CK bán khống, kí quỹ có kiểm soát: nghiệp vụ bán khống và kí quỹ là những hoạt động có thể đem lại lợi nhuận lớn cho công ty CK đồng thời rất hấp dẫn NĐT nhưng rủi ro cũng khá lớn. Nên xem xét cho phép các công ty ck thực hiện nghiệp vụ này với tỉ lệ kiểm soát để hạn chế rủi ro. Hoàn thiện hệ thống pháp luật TTCK Việt Nam Hoàn thiện hệ thống páp luật sẽ làm tăng tính minh bạch hiệu quả cho thị trường upcom. - Bổ sung luật doanh nghiệp về quản lý nghĩa vụ kiểm toán định ký đối với tất cả các doanh nghiệp. - Bổ sung quy định về quản trị công ty, thâu tóm, sáp nhập mua lạ cổ phiếu, bỏ cổ phiếu tích lũy nhằm tăng cường tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi cổ đông. - Bổ sung luật hình sự các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán hạn chế hoạt động cò mồi bất hợp pháp trên thị trường tự do, giảm thiểu rủi ro. - Xây dựng hành lang pháp lý cho công ty định mức tín nhiệm đặc biệt là các quy định liên quan đến vấn đề chất lượng kế toán, kiểm toán, quy định về bảo vệ quyền lợi người đầu tư. Phần IV: Kết Luận Như vậy sau 6 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành công bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên thị trường đăng kí giao dịch chứng khoán các công ty chưa niêm yết Upcom chưa phải là thị trường OTC (theo đúng nghĩa) thực sự, chưa có được nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa. Ở một thị trường phát triển một số cổ phiếu tham gia thị trường OTC phải có ít nhất 2 công ty chứng khoán tạo lập thị trường và công ty chứng khoán( CTCK) cho cổ phiếu nào tạo lập thị trường thì phải đăng ký. Tại bất kỳ thời điểm nào, công ty chứng khoán cũng phải đưa ra mức giá chào mua và chào bán với loại cổ phiếu mà họ tạo lập thị trường. So sánh với thị trường OTC theo thông lệ thế giới trên thì thị trường UPCOM sắp đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ đạt khoảng 1 nửa tiêu chuẩn, đó là các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch .Chưa có quy định về việc CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để hình thành thị trường OTC tiêu chuẩn. Trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển một cách mạnh mẽ thì thị trường chứng khoán việt nam cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình như một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế. Cho dù hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều khuyết tật chúng ta vẫn hy vọng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và thị trường UPCOM nói riêng phát triển hiệu quả. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình thị trường chứng khoán – TS. Bạch Đức Hiển Học viện tài chính - năm 2008 Giáo trình thị trường chứng khoán – PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – năm 2002.  tiep-tuc-lo-trinh-hien dai TTCK.html www.tailieu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctim_hieu_hoat_dong_cua_thi_truong_upcom_1064.doc
Luận văn liên quan