Tìm hiểu hoạt động Quan hệ công chúng của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam

Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài “Cảm tình của công chúng là tất cả. Có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thất bại, không có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thành công.” Abramham Lincoln- cựu Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng và tính quyết định của công chúng đối với thành công hay thất bại của mỗi chúng ta. Trên thế giới hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm và các nhà xuất bản đã áp dụng Quan hệ công chúng vào trong hoạt động của mình nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình và họ đã thu được những kết quả đáng kể. Và quan hệ công chúng (Public Relations - PR) đã bước đầu được các doanh nghiệp kinh doanh Xuất bản phẩm Việt Nam đưa vào trở thành một công cụ hữu ích để tăng hiệu quả kinh doanh của mình. Công ty Cổ phẩn Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam là một doanh nghiệp tư nhân, tuy mới chỉ tham gia vào thị trường xuất bản trong một thời gian chưa lâu nhưng đã đạt được những hiệu quả kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp xuất bản phẩm khác phải ngưỡng mộ nhờ những chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự áp dụng hoạt động Quan hệ công chúng vào trong các chiến lược xúc tiến kinh doanh của công ty. Bằng vốn kiến thức đã được trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường và mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh của công ty Nhã Nam nói chung và hoạt động Quan hệ công chúng của công ty nói riêng nên em đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình là “ Tìm hiểu hoạt động Quan hệ công chúng của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam” . Thông qua bài viết em xin đưa ra một vài ý kiến đánh giá và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động Quan hệ công chúng của doanh nghiệp cũng như của các doanh nghiệp xuất bản phẩm của chúng ta hiện nay . 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm hiểu biết sâu hơn về chuyên ngành đã được đào tạo, đặc biệt là hoạt động quan hệ công chúng của Công ty Nhã Nam. 3. Phạm vi đề tài Trong phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận, tác giả xin đi sâu vào tìm hiểu hoạt động Quan hệ công chúng của công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát mô tả, phân tích tổng hợp, kiểm chứng thực tế và phỏng vấn trực tiếp. 5. Bố cục bài viết Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục bài khóa luận gồm có 3 chương : - Chương 1: Một vài nét khái quát về hoạt động PR - Chương 2 : Tình hình phát triển của hoạt động PR trong doanh nghiệp Xuất bản phẩm - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuả hoạt động PR trong công ty cổ phẩn văn hóa và truyền thông Nhã Nam. Trong suốt quá trình làm đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên Khoa phát hành xuất bản phẩm –Thạc sỹ Lê Phương Nga cùng các thầy cô trong khoa. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô.

docx90 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5742 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu hoạt động Quan hệ công chúng của Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể nói là thuận lợi lớn nhất của Nhã Nam trong triển khai và thực hiện hoạt động PR cho doanh nghiệp. Trong khi bộ phận PR của các doanh nghiệp khác sẽ phải tốn nhiều công sức hơn để tạo dựng các mối quan hệ với các báo thì với gốc là những nhà báo, những thành viên sáng lập của Nhã Nam đã có sẵn trong tay các mối quan hệ với giới báo chí, điều này giúp các thông tin về Nhã Nam được truyền tải nhanh hơn và dễ dàng hơn trên các phương tiện truyền thông nói chung và báo chí nói riêng. - Đội ngũ biên tập viên của Nhã Nam có lợi thế ở mảng văn học nước ngoài do khả năng ngoại ngữ tốt nên mảng sách Nhã Nam chọn để khai thác và tập trung vào là sách văn học, đặc biệt là văn học nước ngoài. Như chúng ta đều biết, mảng sách văn học là mảng sách chiếm thị phần rất lớn trong thị trường sách hiện nay, có thể nói nó chiếm đa số trong thị phần sách trên thị trường ( không kể sách giáo khoa học sinh). Đây là mảnh đất rất màu mỡ cho các doanh nghiệp khai thác, nhưng không đi theo hướng như các đơn vị khác mà Nhã Nam đi sâu vào chọn những sách văn học nước ngoài có chất lượng cao như những sách đoạt giải quốc tế hay những sách ăn khách ở nước ngoài và điều quan trọng là chúng chưa có mặt tại Việt Nam. Điều này đã giúp Nhã Nam chiếm được tình cảm của công chúng yêu sách là những người trẻ tuổi. Họ ham muốn được đọc những quyển sách đương đại có giá trị bên cạnh những cuốn sách thuộc hạng kinh điển đã xuất hiện rất lâu trên tủ sách của họ. - Hơn thế nữa trong khi các Nhà xuất bản bị bó hẹp trong phạm vi nội dung sách được xuất bản dẫn đến phần nào hạn chế trong khâu lựa chọn bản thảo thì Nhã Nam là doanh nghiệp hoạt động trên cơ chế liên kết xuất bản nên họ được tự do tìm kiếm bản thảo với chủ đề đa dạng với tiêu chí duy nhất là bản thảo có chất lượng. Như vậy chúng ta thấy được một lợi thế của doanh nghiệp tư nhân trong khâu xuất bản. - Lợi thế của Nhã Nam còn nằm ở chính mảng đề tài mà họ chủ yếu khái thác đó là mảng sách văn học dịch. Chúng ta đều biết những quyển sách nổi tiếng thế giới được yêu thích thì rất phong phú và đa dạng nên đây chính là là một nguồn bản thảo rất dồi dào cho khai thác và có thể nói là nguồn bản thảo vô tận. Trong cái kho bản thảo kể như là bất tận đấy,Nhã Nam có thể dễ dàng hơn trong việc chọn lọc những bản thảo hay, phù hợp với thị hiếu của thị trường sách Việt Nam cũng như phù hợp với những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có những đầu sách hấp dẫn mang đến cho bạn đọc. Khó khăn của công ty: - Khó khăn đầu tiên đối với doanh nghiệp là khi Nhã Nam ra đời, trên thị trường đã có rất đông các công ty và doanh nghiệp làm về sách. Họ là những công ty lâu năm, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản. Sự cạnh tranh giữa các đơn vị là rất lớn. Một doanh nghiệp mới ra đời và nhất là doanh nghiệp tư nhân như Nhã Nam thì áp lực cạnh tranh là không hề nhỏ chút nào. Không những thế ,tại thời điểm ra đời, có những doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong ngành xuất bản làm ăn chụp giật, họ chỉ chạy theo lợi ích kinh tế nên có những cái nhìn chưa chính xác từ phía các cơ quan chức năng về sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trong công tác xuất bản. - Khi chọn mảng sách văn học nước ngoài làm đối tượng khai thác chính, Nhã Nam đã tự biết phải đứng trước một thực trạng của ngành xuất bản Việt Nam – đó là việc bảo vệ tác quyền. Để thương thuyết, mua được một bản thảo hay đã là khó. Trước đây, các đơn vị làm về lĩnh vực xuất bản những sách văn học dịch nước ngoài nói chung và sách dịch từ tiếng nước ngoài nói riêng rất sợ vấn đề bản quyền. Họ thường chỉ làm các sách ở các đất nước mà bản quyền chưa có gì rắc rối hoặc những quyển sách hết hạn bảo hộ tác quyền. Còn những quyển sách nội dung cao ở các nước phương Tây thì hầu như không có bởi khó khăn về bản quyền. Doanh nghiệp Nhã Nam đã phải tự liên lạc với các đơn vị giữ tác quyền bên nước ngoài, hoặc với tác giả để có được những bản thảo tốt. Áp lực cạnh tranh đã lớn là thế nhưng để có được những bản thảo hay và có bản quyền, Nhã Nam phải mua, điều này dẫn tới chi phí để cho ra đời một cuốn sách của họ sẽ bị đội lên so với các đơn vị khác. - Tình trạng sách lậu tràn lan ở thị trường sách Việt Nam, các tác giả cũng như các đơn vị giữ bản quyền của cuốn sách thường rất ngại và họ không muốn bán cho các doanh nghiệp Việt Nam vì họ không thể kiểm soát được số lượng sách sẽ được xuất hiện trên thị trường của chúng ta. Mặt khác, sách lậu cũng làm cho doanh số bán của công ty bị giảm đi, nhiều đầu sách được đầu tư một cách công phu nhưng doanh số bán ra không được như mong muốn, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Khó khăn tiếp theo của Nhã Nam là việc sách của Nhã Nam là sách dịch từ tiếng nước ngoài. Để có được bản thảo hay đã không đơn giản, việc Việt hóa thành công một tác phẩm đó để người đọc có thể cảm nhận được hết cái hay,cái tài tình trong nguyên tác lại là một việc đòi hỏi sự đầu tư lớn. Từ trước, hoạt động dịch sách của chúng ta thường có cách làm việc tự phát, nhỏ lẻ và không tập trung. Chất lượng sách dịch có xu hướng giảm sút, có rất nhiều sách dịch trên thị trường nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Chính vì lý do này, Nhã Nam buộc phải đầu tư kỹ lưỡng trong khâu dịch các bản thảo. Từ những thuận lợi và khó khăn trên nên doanh nghiệp phải chủ động và tích cực trong việc thực hiện các hoạt động marketing trong đó có công cụ PR để có thể mang lại hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh của mình. : Công tác PR trong hoạt động của công ty Nhã Nam Vị trí của PR trong cơ cấu tổ chức Để đánh giá tầm quan trọng của PR trong hoạt động của Nhã Nam chúng ta có thể xem xét vai trò và chức năng của PR trong tổ chức bộ máy vận hành của công ty. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TRUYỀN THÔNG PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Chuyên viên PR Chuyên viên PR - Nơi đảm nhiệm thực hiện chức năng PR cho Nhã Nam là phòng PR nội bộ của công ty (Nhã Nam không sử dụng dịch vụ PR của các công ty cung cấp dịch vụ PR bên ngoài). Bộ phận PR nội bộ của Nhã Nam có 3 người bao gồm 1 lãnh đạo truyền thông cấp cao và 2 chuyên viên PR. Phòng PR nội bộ trong công ty làm nhiệm vụ đại diện cho công ty nên bộ phận này nắm bắt các vấn đề và liên hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong nội bộ. Bên cạnh đó, họ có chức năng truyền đạt thông tin, cố vấn và hoạch định chiến dịch cũng như phải xây dựng mối quan hệ với độc giả, những tác giả, những nhà xuất bản cũng như những đại lý, cửa hàng cũng như các mối quan hệ khác. -Các hoạt động của phòng PR nội bộ của Nhã Nam có thể liệt kê như sau: + Viết và phân bố các thông cáo báo chí, hình ảnh và bài điểm tin cho giới báo chí, thu thập và lưu trữ danh sách báo chí. + Tổ chức các buổi họp báo, các sự kiện giới thiệu sách + Duy trì bộ phận chuyên cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông. + Sắp xếp, tổ chức và thực hiện các buổi phỏng vấn với đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí cho ban lãnh đạo. Điểm đặc biệt ở Nhã Nam là trưởng bộ phận PR- truyền thông cũng chính là phó giám đốc của công ty nên đa phần tất cả các bài trả lời phỏng vấn báo chí, truyền hình đều do chính phó giám đốc phụ trách. + Viết và cập nhật blog của công ty Việc sử dụng phòng PR nội bộ đảm nhiệm hoạt động PR của công ty dẫn tới một số đặc điểm sau: Thu nhập được những thông tin một cách nhanh chóng, và nắm rõ tình hình của công ty mình Xử lý ngay các trường hợp khẩn cấp ( như các thông tin về thu hồi sách, bị đình chỉ, cấm xuất bản …) Chúng ta có thể thấy là tuy quy mô của bộ phận PR của Nhã Nam không lớn nhưng xét với quy mô của doanh nghiệp thì nó hoàn toàn phù hợp và điều quan trọng là qua việc có bộ phận PR trong cơ cấu của Nhã Nam, chúng ta thấy được ban lãnh đạo của Nhã Nam đã xác định được tầm quan trọng của hoạt động này trong toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty. Hơn nữa, qua sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Nhã Nam thì chúng ta thấy rằng người quản lý truyền thông, đối ngoại cũng là một trong những thành viên có quyền quyết định trong công ty. Điều này có nghĩa là PR đóng vai trò chiến lược trong hoạt động của Nhã Nam. Công tác PR trong công ty được thực hiện nghiêm túc và chủ động bởi nhà quản trị truyền thông cấp cao trong công ty có vị thế lớn trong bộ máy điều hành. Nhiệm vụ của người lãnh đạo truyền thông này là tư vấn cho những lãnh đạo quản trị cấp cao khác, và có trách nhiệm toàn diện đối với chiến lược truyền thông của tổ chức ( bao gồm chiến lược tiếp thị, quảng cáo và quảng bá toàn diện). Từ đó chúng ta thấy rằng thành công trong hoạt động truyền thông của Nhã Nam không chỉ đơn thuần là đóng góp của riêng lẻ bộ phận truyền thông mà nó còn có sự phối hợp chặt chẽ trong với các lĩnh vực chuyên môn có liên quan. 2.2.3.2: Các hoạt động PR thực tiễn ở công ty Nhã Nam Để thực hiện những chức năng PR cho công ty, bộ phận PR của Nhã Nam đã tổ chức các hoạt động sa : Thông cáo báo chí Blog ( trang web nhật ký trên mạng) Tổ chức sự kiện, hội thảo Thành lập các câu lạc bộ những người hâm mộ các tác giả Tham gia các hoạt động xã hội Tổ chức những lần đi chơi, dã ngoại giữa các nhân viên trong công ty . Làm rõ hơn về hoạt động PR của Nhã Nam,tác giả sẽ đi sâu vào mỗi hoạt động để thấy được hiệu quả và tác dụng mà nó mang lại . Thông cáo báo chí - Cung cấp thông cáo báo chí là cách chủ yếu để xuất hiện trên TV,radio hoặc báo chí. Thông cáo báo chí đơn giản chỉ là bản tin của công ty được viết theo văn phong báo chí. Các phóng viên báo đài sẽ dựa trên thông tin này để thu thập thông tin, số liệu và cương lĩnh của công ty. - Nhằm đảm bảo có được bản tin tốt về công ty thì thông cáo báo chí thường công bố những điều tích cực, hấp dẫn giới truyền thông. Những thông tin này có thể là: những sản phẩm mới của công ty - cuốn sách mới ra; những hoạt động của công ty cuộc sự kiện, hội thảo, hội nghị được công ty tổ chức; việc công ty tham gia những hội trợ, triển lãm; thông tin khi công ty mua được bản quyền của các cuốn sách; giải thưởng đạt được; đại lý và cơ sở mới;… - Thông cáo báo chỉ phải súc tích và chứa đầy đủ những sự kiện. Nó phải bao gồm 5W là : +Ai ( Who) sẽ tiến hành hoạt động? Có thể là một người, một tổ chức hoặc cả hai +Nội dung của thông cáo báo chí ( What) ? Có thể là một hoạt động hoặc thông báo +Thông cáo báo chí được làm khi nào ( When) ? +Sự kiện xảy ra ở đâu ( Where)? +Tại sao đưa ra thông cáo báo chí ( Why) ? Thông cáo báo chí là một cách hiệu quả để đưa doanh nghiệp, công ty đến với giới truyền thông cũng như các doanh nghiệp khác. Nó giúp cho các thông tin từ doanh nghiệp đến với giới truyền thông nhanh hơn và từ đó tới bạn đọc, khách hàng và những nhà đầu tư khác một cách chính xác và tốc độ. Một đặc điểm của Nhã Nam mà chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đó là những người sáng lập ra Nhã Nam có xuất phát là những nhà báo. Đây là một thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp trong việc quan hệ với giới truyền thông. Thông thường, thông cáo báo chí được Nhã Nam gửi cho các tờ báo, họ sẽ dựa trên thông cáo báo chí để viết tin, bài về Nhã Nam. Khi chuẩn bị có một đầu sách mới đưa ra thị trường thì bộ phận PR của Nhã Nam thường tập trung vào khai thác các tin về mua thành công bản quyền của cuốn sách, đưa thông tin về tác giả và hé lộ với công chúng về quyển sách sắp ra mắt bạn đọc. Thông thường, một thông cáo báo chí của Nhã Nam được gửi đi bao gồm dạng văn bản của thông cáo và những hình ảnh đi kèm để minh họa rõ hơn cho nội dung của thông cáo ( nếu có). Hiện nay đa phần các thông cáo báo chí này đều được gửi qua thư điện tử nên cũng góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Dưới đây là một mẫu thông cáo báo chí của Nhã Nam được gửi đi trong quá trình cuốn sách “ Đo thế giới” ra mắt bạn đọc Thông cáo báo chí Đo thế giới A. TÁC GIẢ Daniel Kehlmann sinh ngày 13.1.1975 tại Munich (Đức) và mang hai quốc tịch Đức, Áo. Kehlmann chuyển sang quê cha tại Vienna (Áo) khi còn nhỏ, đây cũng là nơi anh theo học hai ngành triết học và văn chương. Sau khi tốt nghiệp, Kehlmann viết luận án tiến sỹ về Khái niệm Cao Thượng của Immanuel Kant, nhưng "tôi bỏ cuộc vì việc viết văn quá trôi chảy". Sau tác phẩm đầu tay Màn diễn của Beerholms năm 1997, Kehlm viết phê bình và tiểu luận văn học cho nhiều tờ báo lớn, từ năm 2001 dạy Nghệ thuật thi ca tại Đại học Mainz, Đại học Wiesbaden và Đại học Gottingen. Với năm tiểu thuyết, một tập truyện ngắn, một tập tiểu luận và nhiều giải thưởng văn học quan trọng, Kehlmann được đánh giá là một trong những tác giả trẻ tài năng của văn học Đức đương đại. Kehlmann hiện cũng là Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học và Văn học Đức. B. TÁC PHẨM 1. Tóm tắt Đo thế giới là câu chuyện kể về hai nhà khoa học lỗi lạc của Đức đầu thế kỷ mười chín Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Một người là nhà toán học vĩ đại, tác giả của Luận về số học ở tuổi hai mươi, còn người kia đã dành cả cuộc đời để thám hiểm thế giới. Họ gặp nhau tại một hội nghị khoa học tại Berlin và câu chuyện được mở ra. Kehlmann đã dành trọn hơn hai trăm trang sách để giúp người đọc có cái nhìn hài hước, độc đáo về hai nhân vật có thật này, từ khi còn là những cậu bé thần đồng cho đến khi những đầu óc thiên tài bị giam hãm trong cơ thể già yếu. Nếu như Gauss không thể rời xa quê nhà, người mẹ và những bà vợ thì Humboldt cùng người đồng hành Bonpland từng trôi trên con sông Amazon đầy muỗi vắt lẫn xác người, trèo lên đỉnh núi cao nhất Nam Mỹ hay len lỏi vào những khu rừng chỉ có thú dữ và thổ dân. Gauss là mẫu nhà khoa học của những suy luận còn Humboldt chỉ tin vào những kết luận có được từ thực nghiệm. Gauss tự do và không chối từ lạc thú, trong khi Humboldt khắc kỷ như một thầy tu. Gauss thờ ơ với những bước tiến xã hội, Humboldt ngược lại, tin tưởng và hy vọng. Gauss dị ứng với những lời tôn xưng trong khi đó Humboldt đôi lúc tự hỏi tại sao thế giới vẫn chưa biết đến mình.... Kehlmann đã xây dựng hình ảnh của hai nhà khoa học trong tương quan đối lập ở những chương kế tiếp nhau giúp người đọc có những hình dung độc đáo, sắc nét không chỉ về những con người vĩ đại mà còn về hành trình khám phá, đo đạc thế giới rộng lớn của chúng ta. Không giống như những cuốn sách viết về chân dung các nhà khoa học thường thấy, Đo thế giới là một tiểu thuyết có sức lôi cuốn thực sự với mọi đối tượng độc giả bởi cách kể chuyện hài hước, thông thái của Daniel Kehlmann. Một mặt, bằng cách diễn đạt ngắn gọn và sáng rõ những công thức toán học, những định luật vật lý của Gauss và những kết luận của Humblodt về địa chất, sinh vật, Daniel Kehlmann đã giúp người đọc, ngay cả những người đọc không mấy hứng thú với khoa học tự nhiên, trả lời được câu hỏi: thế giới của chúng ta đã được đo đạc như thế nào?. Mặt khác, những chi tiết hài hước không ngớt gây cười về cuộc sống của Gauss và Humblodt đem lại cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn khác về những nhà khoa học khả kính của thế kỷ trước, cái nhìn gần gũi hơn, đời thường hơn. Tuy nhiên, tác phẩm không chỉ là câu chuyện về công cuộc đo thế giới và những người đã giúp ta biết đến thế giới của chính mình mà hơn thế Đo thế giới còn là cuốn tiểu thuyết về tính cách Đức, văn hoá Đức, tâm hồn Đức, từ tuyên ngôn trong những bữa ăn "một người Đức là một người không bao giờ ngồi còng lưng" của bố Gauss cho tới lời phàn nàn của mẹ Humboldt trước lúc hấp hối trước tư thế ngả ngớn vì ngủ gật của con trai mình, từ những cấm đoán cứng nhắc của Humboldt với Bonpland cho đến sự im lặng khoan dung và cần thiết của ông trước lời thú tội của Bonpland... Đo thế giới, có thể không diễn đạt hết được tầm vóc và tâm huyết của hai tài năng lớn Humblodt và Gauss như họ đã từng là, nhưng mặt khác, Đo thế giới đem lại cho người đọc nhiều điều, câu chuyện về những người đã vẽ bản đồ thế giới, về cá tính Đức, về bi kịch tuổi già, về sự hữu hạn của tồn tại và ấn tượng đậm nét về một tác giả trẻ tuổi, tài năng và quá đỗi thông thái. 2. Một số thông tin về Đo thế giới - Đã hơn hai mươi năm, kể từ khi Mùi hương của Patrick Suskind xuất bản năm 1985, văn học Đức mới có một tác phẩm thu hút được nhiều sự quan tâm của độc giả Đức đến vậy. Với 600.000 bản được bán ra tại Đức, Đo thế giới đã đánh bật Dan Brown và J.K.Rowling khỏi vị trí đầu tiên của danh sách bestseller tại Đức và trong suốt 72 tuần liên tiếp kể từ khi xuất bản, Đo thế giới vẫn giữ vững được vị trí này. - Đo thế giới đã được bán bản quyền dịch và xuất bản tại 37 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới. - Tác phẩm của Kehlmann được khơi nguồn từ những giai thoại về Gauss và Humboldt và đặc biệt từ một sự kiện có thật năm 1828, khi Gauss tới Berlin dự một hội nghị khoa học và đã lưu lại nhà của Humboldt. Gauss tên đầy đủ là Johann Carl Friedrich Gauss (1777-1855), nhà khoa học, nhà toán học thiên tài người Đức đã có những đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực như số học, hình học, trắc địa, từ tính, thiên văn học, quang học. Gauss là một trong những người có ảnh hưởng quan trọng trên nhiều lĩnh vực toán học và khoa học, đồng thời được coi là một trong những nhà toán học có ảnh hưởng nhất trong lịch sử với những tên gọi như "Hoàng tử toán học", "Nhà toán học vĩ đại nhất từ khởi thuỷ" Friedrich Wilhelm Heinrich Alexander Freiherr von Humboldt (1769-1859), nhà tự nhiên học, nhà thám hiểm người Phổ. Từ năm 1799 tới 1804, Humboldt đã chu du khắp Nam và trung Mỹ, lần đầu khám phá và diễn tả vùng đất ký bí này dưới con mắt của một nhà khoa học, chuyến phiêu lưu này được kể lại trong một bột sách đồ sộ được viết trong vòng 21 năm. Cuối đời, trong tác phẩm gồn năm tập có tên Kosmos của mình, ông đã tập hợp nhiều kiến thức quan trọng về thế giới. 3. Một số nét về dịch giả Đo thế giới là tác phẩm thứ ba của dịch giả Lê Quang, sau Người đọc và Tình ơi là tình. Nếu ở Tình ơi là tình, Lê Quang đã chuyển tải được cái xóc nảy trong văn phong của Jelinek thì ở Đo thế giới là sự hài hước, thông thái và hết sức linh hoạt trong lối viết của Daniel Kehlmann. Và dưới đây là kết quả sau khi Thông cáo báo chí của Nhã Nam được gửi đi : Trên báo mạng Vietnamnet Báo mạng Việt Báo Báo Lao động Báo mạng Sức trẻ Việt Nam Báo Hoa học trò online Qua những phần tin tức mà các báo đã đưa về cuốn sách mới của doanh nghiệp chúng ta có thể phần nào thấy rõ hơn hiệu quả của thông cáo báo chí đối với việc quảng bá các sách mới. Bên cạnh việc làm nhiệm vụ quảng bá cho các sách mới phát hành trên thị trường thì thông cáo báo chí còn làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về các hoạt động của Nhã Nam như đưa thông tin về các sự kiện được Nhã Nam tổ chức : Hội thảo - giới thiệu sách Những kẻ thiện tâm Trung tâm văn hoá Pháp tại Hà Nội (L'espace) phối hợp Công ty văn hoá & truyền thông Nhã Nam tổ chức buổi hội thảo-giới thiệu cuốn sách Những kẻ thiện tâm (Les Bienveillantes). Buổi hội thảo sẽ diễn ra vào hồi 18h ngày 24/1/2008 tại hội trường của L'espace 24 Tràng Tiền, Hà Nội với sự tham dự của nhà văn Glenn Pian, nhà giáo Christine Ottenwelter, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà báo Nguyễn Chí Hoan và Cao Việt Dũng- dịch giả của cuốn sách, kiêm trưởng phòng biên tập Công ty văn hoá & truyền thông Nhã Nam. Những kẻ thiện tâm là tác phẩm từng đoạt hai giải thưởng lớn của văn học Pháp 2006: giải Goncourt và giải thưởng tiểu thuyết của Viện hàn lâm Pháp và được so sánh như một tân Chiến tranh và hoà bình. Hay thông tin về việc mua bản quyển cho những cuốn sách Nhã Nam dự định liên kết xuất bản và phát hành tại Việt Nam : Bản quyền tiếng Việt của Lolita Lolita, cuốn tiểu thuyết ra đời năm 1955 của nhà văn người Nga Vladimir Nabokov cho đến nay vẫn được xem là một trong những tác phẩm kinh điển và gây tranh cãi nhất của văn học thế kỷ hai mươi. Có một khởi đầu khá trắc trở, nhiều lần bị các nhà xuất bản từ chối và gây lên nhiều dư luận khác nhau, thế nhưng Lolita đã nhanh chóng trở thành một trong những best-seller giá trị và khác biệt nhất bởi lối viết mới lạ cũng như chủ đề gây tranh cãi. Theo đại diện của Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, đơn vị giữ bản quyền tiếng Việt tác phẩm này, Lolita sẽ ra mắt độc giả Việt Nam qua bản dịch của dịch giả Dương Tường. Được biết, khi có thông tin một số đơn vị xuất bản có ý định trình làng Lolita tại Việt Nam, đại diện của Vladimir Nabokov đã giải thích rằng bản quyền của Lolita vẫn trong thời gian được bảo hộ dưới luật bản quyền của Hoa Kỳ cũng như luật pháp quốc tế. Vì vậy, tại các nước có xuất bản Lolita, nhiều ấn bản trái phép của tác phẩm này đã bị thu hồi, cũng như nhiều vụ kiện tụng liên quan đến vấn đề bản quyền Lolita cũng đã xảy ra. Bà khẳng định, Nhã Nam là đơn vị duy nhất giữ bản quyền tiếng Việt của Lolita tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Blog Blog là từ viết tắt của thuật ngữ Weblog. Có thể hiểu nôm na Blog là những ghi chép trực tuyến, một dạng Website cá nhân. Blog cho phép người viết có cơ hội nói lên những suy nghĩ của họ hay đơn giản là chia sẻ những thông tin bổ ích. Mọi người có thể truy cập vào Blog của nhau để thảo luận, tiếp nhận thông tin và giải trí. Theo thống kê hiện nay, có đến 8.5 triệu người hiện đang sử dụng blog và cứ 7 giây có một blog mới được viết. Điều đáng nói là Blog đang được xem như là một công cụ PR mới hiện nay. Các doanh nghiệp nhìn thấy Blog là mảnh đất màu mỡ để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình một cách nhanh nhất, và cộng đồng Blog đang ngày một phát triển rộng rãi. Một vài dòng cảm nhận chân thực nhất đi kèm với hình ảnh, thông tin về sản phẩm hay doanh nghiệp sẽ được các đối tượng tham gia blog (bloggers) để mắt tới và phát tán bằng những "friend connecting" (kết nối bạn bè). Nếu những mẩu quảng cáo đó ấn tượng, sẽ nhận được "feedback" (phản hồi) nhanh hơn email rất nhiều lần. Hơn thế, họ sẽ đồng ý tiếp nhân thông tin về sản phẩm hoặc doanh nghiệp một cách liên tục qua hệ thống truyền tin RSS (nếu có). Giao diện trang blog của Nhã Nam trên 360.yahoo.com Giao diện blog của Nhã Nam tại địa chỉ blogspot.com Blog của Nhã Nam được ra đời vào tháng 12 năm 2006 và cho tới nay- tức là khoảng hơn 1 năm sau khi thành lập thì số lượng lượt truy cập của nó là khoảng 320 000 lượt . Blog được Nhã Nam lực chọn để cung cấp thông tin tới bạn đọc bởi : blog là 1 sản phẩm có tính mở rất lớn, dễ sử dụng, nó không quá phức tạp, không đòi hỏi người quản trị phải có nhiều kiến thức chuyên sâu về lập trình mạng. Thứ hai, ở thời gian hiện tại blog là thứ được những người trẻ rất thích, nó giúp họ liên kết với nhau một cách dễ dàng hơn. Hướng tới đối tượng độc giả trẻ nên việc sử dụng blog- 1 thứ mà họ thích là điều tất yếu. Điểm đặc biệt mà blog thu hút người trẻ là nó giúp cho họ cập nhật thông tin về Nhã Nam nhưng thông tin đó không chỉ một chiều mà những bạn đọc, đối tượng tiếp nhận thông tin qua blog cũng có thể đưa thông tin phản hồi, đưa ra những ý kiến, những cảm nhận của họ và những đóng góp từ đó Nhã Nam tiếp thu để xây dựng. Để có được số lượng người truy cập đáng kể như thế này, công ty Nhã Nam đã thường xuyên cập nhật tin tức về sách, về tác giả hay những thông tin liên quan đến cuốn sách sắp được ra mắt độc giả. Điều này đã làm cho người xem blog- đồng thời cũng là những người mua sách của Nhã Nam luôn luôn cảm thấy hứng thú. Khi Nhã Nam chưa tung ra trang web chính thức của mình thì hiện tại kênh thông tin trên blog vẫn là kênh thông tin chính thức của Nhã Nam. Nhã Nam dùng blog không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin sách mới cho bạn đọc mà còn đưa ra những sự kiện của công ty mình, từ đó kéo độc giả đến gần Nhã Nam hơn. Bên cạnh những thông tin về sách mới thì blog của Nhã Nam thường được cập nhật những thông tin về sách lậu. Việc cập nhật thông tin về sách lậu này không chỉ giúp khách hàng của doanh nghiệp mua được đúng các xuất bản phẩm chính thống của công ty, từ đó giảm thiểu bớt phần nào thiệt hại do sách lậu gây ra với hiệu quả kinh doanh. Tổ chức sự kiện Cho tới nay, các sự kiện đáng chú ý mà Nhã Nam đã tổ chức là : Phối hợp cùng quỹ văn hóa Nhật Bản giới thiệu hai tác giả: Haruki Murakami& Yoshimoto Banana, Phối hợp cùng Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức lễ ra mắt Pipi tất dài và tác giả Astrid Lindgren, Tổ chức hội thảo về tác giả Orhan Pamuk trong khuôn khổ của Hội chợ sách thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5 ( tháng 3 năm 2008) Chúng ta có thể lấy ví dụ về một sự kiện mới gần đây do Nhã Nam tổ chức, đó là Hội thảo “ Orhan Pamuk – giữa Đông và Tây”. ( Hình ảnh của Hội thảo do Nhã Nam cung cấp) Hội thảo "Orhan Pamuk - giữa Đông và Tây" Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Hội chợ sách Thành Phố Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2008, hội thảo “Orhan Pamuk – giữa Đông và Tây” sẽ được tổ chức từ hồi 8h đến 12h ngày 11/3/2008 tại Nhà hội thảo một, Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Các tham luận sẽ tập chung vào chủ đề chính : yếu tố Đông và Tây trong các tác phẩm của tác phẩm của Orhan Pamuk, đặc biệt là qua ba tác phẩm đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam (tính tới thời điểm tổ chức hội thảo): Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng, Tuyết. Nhiều câu hỏi dự kiến được nên lên để cử tọa cùng tranh luận như: Dấu ấn Đông – Tây được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm của Pamuk? Ông chủ định trở thành nhịp cầu kết nối giữa Đông – Tây hay chỉ giản đơn là phơi bày, diễn tả và không thể hiện quan điểm cá nhân? Có thể coi Pamuk là một tác giả hậu hiện đại? Những đặc trưng nào trong các sáng tác thể hiện được tầm vóc “nhà văn lớn” của Orhan Pamuk?... Dự kiến, buổi hội thảo sẽ có sự tham dự của các diễn giả: Nhà thơ Inrasara (người dẫn chương trình), Dịch giả Nguyễn Tiến Văn, dịch giả Nguyễn Mai Sơn, dịch giả Lê Quang, Dịch giả Phạm Viêm Phương, Nhà văn – nhà báo Nguyễn Danh Lam, Nhà phê bình văn học Phan Nhật Chiêu, cùng sự góp mặt của nhiều phóng viên báo chí, các khách mời và độc giả quan tâm tới chủ đề này. Trên đây là bìa của Tuyết - tác phẩm thứ ba của Orhan Pamuk do Nhã Nam xuất bản sẽ đến tay bạn đọc trong một, hai ngày tới. Vậy là sau nhiều hội thảo, buổi ra mắt sách được tổ chức tại miềm Bắc, lần đầu tiên một hội thảo của Nhã Nam Nam tiến, mời các độc giả phía Nam của Nhã Nam đến dự nhé! Thông tin về hội thảo được đăng trên blog của Nhã Nam Tại thời điểm diễn ra hội thảo thì mới chỉ có ba cuốn sách được dịch ở Việt Nam là Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng và Tuyết (tuy nhiên hai cuốn “ Pháo đài trắng” và Tuyết thì mới xuất hiện ở ngoài rạp sách trước đấy 2 ngày). Mặc dù vậy nhưng “Giữa trưa mà các dịch giả và nhà nghiên cứu Phạm Viêm Phương, Nhật Chiêu, Lê Quang, Nguyễn Thế Văn vẫn phải “toát mồ hôi” trước những câu hỏi từ ngây ngô chất phác đến sắc sảo tinh tế của cử tọa.” – theo lời kể lại của ông Trịnh Văn Cơ, phó giám đốc phụ trách kinh doanh của Nhã Nam. Đây là những thông tin mà báo chí đã đưa về sự kiện này : Trang evan.com.vn đưa tin về cuộc hội thảo Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội chợ sách TP HCM lần thứ 5 năm 2008, ngày 11/3, tại Nhà hội thảo 1, công viên Lê Văn Tám, quận 1, diễn ra hội thảo văn học, chủ đề: Orhan Pamuk - giữa Đông và Tây, do công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, NXB Văn học cùng NXB Trẻ phối hợp tổ chức. Buổi hội thảo có sự tham dự của các diễn giả: Nhà thơ Inrasara (người dẫn chương trình), dịch giả Nguyễn Tiến Văn, dịch giả Nguyễn Mai Sơn, dịch giả Lê Quang, dịch giả Phạm Viêm Phương, nhà văn - nhà báo Nguyễn Danh Lam, nhà phê bình văn học Phan Nhật Chiêu; cùng nhiều bạn đọc TP HCM. Orhan Pamuk, giải Nobel văn học 2006, nổi lên như một trong những tiểu thuyết gia đáng lưu ý nhất của văn học thế giới đương đại. Tác phẩm của ông, thông qua hình thức tiểu thuyết mang đậm dấu ấn phương Tây, đã "đi sâu tìm hiểu tâm hồn u uẩn, sầu muộn của thành phố quê hương" [1] Istanbul, đồng thời diễn tả được sự giao thoa, xung đột giữa hai nền văn minh Đông - Tây. Sự giao thoa này được xem là một trong những yếu tố căn cốt làm nên giá trị, sức hấp dẫn cho tác phẩm của Pamuk, đồng thời là một cách tiếp cận hiệu quả để đi sâu giải mã những vấn đề khác trong tác phẩm của ông. Từ trái qua: Dịch giả Nguyễn Tiến Văn, dịch giả Lê Quang, dịch giả Phạm Viêm Phương, nhà văn Mai Sơn, nhà văn Nguyễn Danh Lam tại hội thảo. Ảnh: Anh Vân. Buổi hội thảo Orhan Pamuk - giữa Đông và Tây là dịp để các nhà phê bình, dịch giả, cũng như độc giả Việt Nam cùng thảo luận các vấn đề quan tâm tới tác phẩm của Pamuk. Tham luận của các dịch giả, nhà nghiên cứu tập trung vào chủ đề chính: Yếu tố Đông và Tây trong các tác phẩm của tác phẩm của Orhan Pamuk, đặc biệt là qua ba tác phẩm đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam (tính tới thời điểm tổ chức hội thảo): Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng, Tuyết. Nhiều câu hỏi được nêu lên để cử tọa cùng tranh luận như: Dấu ấn Đông - Tây được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm của Pamuk? Ông chủ định trở thành nhịp cầu kết nối giữa Đông - Tây hay chỉ giản đơn là phơi bày, diễn tả và không thể hiện quan điểm cá nhân? Có thể coi Pamuk là một tác giả hậu hiện đại? Những đặc trưng nào trong các sáng tác thể hiện được tầm vóc "nhà văn lớn" của Orhan Pamuk?... Trích tin của các báo đưa về Hội thảo này : Báo Dân trí Báo mạng Việt báo Thanh niên online Tạp chí Văn học quê nhà Chi phí cho mỗi một sự kiện trên của Nhã Nam là vào khoảng 10-15 triệu. Chi phí như vậy cho mỗi một hoạt động không quá lớn nhưng đối với 1 doanh nghiệp tư nhân thì vấn đề lợi nhuận được đặt lên vai những người quản lý là rất lớn nên để mỗi hoạt động đem lại lợi nhuận tối đa cũng như thực sự có hiệu quả thì doanh nghiệp đã sử dụng cách liên kết với các Đại sứ quán của đất nước của tác giả để tổ chức. Đây là cách làm thông minh và tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Không những vậy, khi kết hợp với các Đại sứ quán thì mức độ thông tin đã được tăng lên rất nhiều. Có thể hiểu đơn giản như sau : nếu đơn phương Nhã Nam làm 1 sự kiện thì sự kiện đó chỉ mang tính chất doanh nghiệp, quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp nhưng nếu kết hợp với các Đại sứ quán thì sự kiện đó được mang tính chất ngoại giao văn hóa. Như vậy các doanh nghiệp không chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh mà còn góp phần thúc đẩy thêm quan hệ ngoại giao giữa hai nước phát triển. Tổ chức thành lập câu lạc bộ cho những người hâm mộ các tác giả của các tác phẩm mà Nhã Nam đã xuất bản kể cả trong và ngoài nước. Đi đầu trong loạt sự kiện này là việc thành lập câu lạc bộ những người hâm mộ nhà văn Marc Levy. Có thể dự đoán đây sẽ là một sự kiện sẽ gây xôn xao trong giới bạn đọc yêu thích sách của Nhã Nam nói chung và yêu thích những tác phẩm của nhà văn Marc Levy. Vào tháng 10 năm 2008, nhà văn này sang Việt Nam tuy nhiên những người hâm mộ tác giả này đã mong ngóng từng ngày và có thể thấy được sự kiện này sẽ mang lại tác dụng không nhỏ trong hoạt động của Nhã Nam. Có thể thấy rằng, Nhã Nam đã dần dần khẳng định sự chủ động thực hiện công tác PR của mình qua việc quan tâm đến việc xây dựng và củng cố vững chắc hơn mối quan hệ của công ty và khách hàng- những độc giả của sách Nhã Nam. Bởi từ trước tới giờ, các công ty của Việt Nam nói chung, khi nói đến làm PR họ thường chỉ hướng tới đối tượng công chúng chính là giới truyền thông và các hoạt động chủ yếu chỉ mới là tổ chức các sự kiện mà dường như chưa chú ý tới việc chăm sóc, quan tâm để xây dựng một mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Tham gia hoạt động xã hội - Trong năm 2005- 2006, sau thành công của “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, công ty Nhã Nam đã trích 100 triệu đồng để ủng hộ Quỹ xây dựng Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tại xã Đức Phổ, Quảng Trị. Tiếp đó, công ty cũng ủng hộ 7 triệu đồng để tu bổ nghĩa trang Từ Liêm nơi có mộ của Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm. - Bên cạnh đó, công ty Nhã Nam cũng là một trong những đơn vị tham gia vào các chương trình tặng sách cho các thư viện ở những vùng sâu, vùng xa hay mang sách cho những trẻ em nghèo… do Chuyên mục “ Mỗi ngày một cuốn sách” của Đài Truyền hình Việt Nam. Những hoạt động kể trên của công ty đã mang lại những tác động không nhỏ đối với xã hội cũng như thực hiện được nhiệm vụ xã hội của một doanh nghiệp. Những hoạt động trong công ty Tuy là một công ty tư nhân, nhưng Nhã Nam cũng không hề coi nhẹ các hoạt động chăm sóc tới các nhân viên của mình. Hàng năm, công ty đều tổ chức các đợt đi thăm quan, dã ngoại, các khen thưởng,… giúp cho người lao động gắn bó với công ty hơn. Từ đó hoạt động của họ trong công việc hàng ngày sẽ tích cực hơn, mang lại nhiều hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của công ty . Các công cụ PR trong tương lai của công ty Trong thời gian tới đây, trang web chính thức của công ty Nhã Nam sẽ được ra mắt tại địa chỉ . Điều này chắc chắn sẽ mở rộng thêm tác động của công tác PR cũng như sẽ giúp Nhã Nam kinh doanh một cách hiệu quả hơn. ( Giao diện thử nghiệm của trang web của công ty) 2.2.3.3: Hiệu quả của công tác PR trong hoạt động kinh doanh của Nhã Nam Chỉ nhìn qua số lượng những bài báo, những bài điểm sách trên các báo và tạp chí đã đăng bài giới thiệu về sách của Nhã Nam thì chúng ta có thể nhìn thấy được phần nào hiệu quả của công tác PR tới hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên để thấy rõ được hơn điều này, chúng ta cần phải xem tới số liệu cụ thể về hoạt động kinh doanh của Nhã Nam. Phải kể đến đầu tiên là thành công của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã mang về cho Nhã Nam doanh thu là 5026 triệu đồng ( chiếm 98% doanh thu của năm 2005) và 3146 triệu đồng ( chiếm 69% doanh thu năm 2006) . Không thể phủ nhận thành công của cuốn sách này đầu tiên là do nội dung của cuốn sách hay, xúc động và là một tác phẩm nhật ký chiến tranh thuộc dạng "kinh điển" nên đã chinh phục được lượng độc giả lớn . Cuốn sách được in 1500 bản lần đầu tiên với mục đích tuyên truyền, như một dạng sách người tốt việc tốt, giới thiệu một tấm gương sáng học giỏi và có lý tưởng. Nhưng sau đó báo Tuổi Trẻ có bài viết giới thiệu sách, trích đăng nhiều kỳ, rồi lại tiếp tục đăng ý kiến bạn đọc... thì dư luận bắt đầu sôi nổi. Sức lan tỏa của nó rất mạnh mẽ, nó từ 1500 bản đầu tiên đến nay đã thành 450.000 bản – một con số khủng khiếp của làng xuất bản nước ta. Đến nay, cuốn sách không chỉ có mặt, gây tiếng vang trên thị trường Việt Nam mà còn được dịch và được các độc giả trên các thị trường nước ngoài đón nhận. Đây có thể là một ví dụ cho việc ảnh hưởng của giới truyền thông vào hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm cuả chúng ta. Ngoài ra mỗi năm, Nhã Nam xuất bản từ sáu đến bảy chục đầu sách (từ năm 2008 sẽ tăng lên, do mở rộng lĩnh vực). Đa phần các đầu sách của công ty đều được tái bản. Thời điểm hiện tại, được tái bản nhiều là những cuốn như Lụa (Alessandro Barico); Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời, Kafka bên bờ biển (Haruki Murakami); Kitchen và N.P (Banana Yoshimoto); loạt tác phẩm của Marc Levy: Gặp lại, Bảy ngày cho mãi mãi, Bạn tôi tình tôi, Em ở đâu; Mùi hương (Patrick Suskin)... Sách thiếu nhi có những tác phẩm quan trọng như Peter Pan (J.M.Barrie); Pipi tất dài (Astrid Lindgren); Nhóc Nicolas (Goscinny và Sempé)... Sau 3 năm hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty Nhã Nam như sau : Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu ( triệu đồng ) 5125 4543 3335 Lợi nhuận trước thuế ( triệu đồng) 577,7 168,8 105,4 Số lượng đầu sách 13 71 68 Số lượng sách được in 371.000 185.000 156.000 - Năm 2005 – năm thành lập: Do thành công của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm nên công ty đã đạt được doanh thu là 5125 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 577,7 triệu đồng. Đây là một con số không hề nhỏ đối với một doanh nghiệp tư nhân mới thành lập. - Năm 2006 : nối tiếp của thành công của Nhật ký Đặng Thùy Trâm , Cùng với công tác PR xây dựng thương hiệu của công ty mang lại hiệu quả nên hình ảnh công ty đã dần dần có trong tâm trí bạn đọc, công ty xuất bản 71 đầu sách với số lượng là 185000 bản in. Doanh thu mang về là 4543 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế là 168,8 triệu đồng . - Năm 2007 : Sách của công ty đã có uy tín trên thị trường nên luôn được bạn đọc đón chờ mỗi khi ra mắt. Nhưng do lạm phát tăng ảnh hưởng tới sức mua của người dân thêm vào đó là nạn in lậu gia tăng, sách của công ty luôn luôn bị làm lậu với số lượng lớn nên doanh thu của công ty có phần bị giảm sút, công ty chỉ đạt 3335 triệu đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 105,4 triệu đồng. - Năm 2008 : lạm phát vẫn chưa có xu hướng giảm và nạn in lậu vẫn chưa có chiều hướng đi xuống nhưng công ty phấn đấu tăng doanh thu bằng việc mở rộng kế hoạch sản xuất. Dự kiến số sách ra mắt thị trường sẽ tăng lên gấp đôi và mảng sách của công ty sẽ mở rộng thêm ra phạm vi sách phi văn học của các tác giả nổi tiếng trên thế giới. Mặt khác, qua 3 năm hoạt động công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 240 triệu đồng tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp, 160 triệu đồng tiền thuế Thu nhập cá nhân và 100 triệu đồng tiền thuế Đầu tư nước ngoài. Qua một vài con số được đưa ra ở trên, chúng ta có thể thấy rõ hơn về hiệu quả của công tác kinh doanh mà trong đó chắc chắc không thể không có sự đóng góp của hiệu quả từ hoạt động PR. 2.2.4 : Một vài nhận xét, đánh giá về hoạt động PR trong công ty Nhã Nam 2.2.4.1 : Những điều đã đạt được - Doanh nghiệp mạnh dạn chủ động làm PR nên bước đầu đã mang lại hiệu quả trong công tác xúc tiến kinh doanh, từ đó mang tới những hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Những hiệu quả này đã gián tiếp đóng góp vào cho xã hội qua khoản thuế mà doanh nghiệp nộp cho Nhà nước hiện nay. - Hiệu quả mà PR mang tới cho doanh nghiệp còn là việc thương hiệu của doanh nghiệp đã dần đi sâu vào trong tâm trí khách hàng. - Những thông tin về sách lậu được đăng trên blog Nhã Nam cũng như khẩu hiểu “ Mua sách giả là giết chết sách thật” được in trên bìa các cuốn sách, Nhã Nam đã góp phần chung tay trong cuộc chiến sách lậu. Từ đó giảm bớt phần nào thua thiệt về mặt kinh tế cho các đơn vị mà doanh nghiệp liên kết xuất bản và chính doanh nghiệp. - Khi thực hiện quảng bá cho các cuốn sách có nội dung tốt như “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm” , hoạt động PR đã gián tiếp tuyên truyền những tư tưởng sống đẹp vào lòng độc giả hiện nay. - Qua những thông tin về thực hiện nghiêm túc vấn đề bảo hộ tác quyền của Nhã Nam đã giúp các doanh nghiệp, người dân hiểu rõ và tôn trọng hơn vấn đề bản quyền. Nhã Nam cũng đã góp phần giúp bắt đầu có mặt trên bản đồ bản quyền thế giới. - Việc thực hiện các công tác xã hội của công ty đã mang lại cho xã hội lợi ích và tạo dựng một hình ảnh đẹp về công ty đối với công chúng. - Nhã Nam tuy chủ động làm PR để mang lại hiệu quả kinh tế cho mình nhưng không hề quên những yêu cầu tính văn hóa mà một hoạt động kinh tế văn hóa phải có. - Với thành công trong đó có góp phần của hoạt động PR của Nhã Nam, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản – phát hành sẽ có ý thức trong việc thực hiện PR trong doanh nghiệp mình. Những hạn chế còn tồn tại - Do tác động của lĩnh vực ngành nghề Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp XBP đã có tác động sâu sắc đến phương thức triển khai hoạt động PR. Chính vì vậy, hoạt động PR của một doanh nghiệp XBP cũng khác so với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa bình thường. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đơn thuần khác thì thông qua hoạt động PR, các doanh nghiệp làm cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình, biết đến doanh nghiệp mình nhưng với các doanh nghiệp XBP thì hoạt động PR còn mang tác dụng tuyên truyền, phổ biến nội dung của sách, của XBP như vậy tri thức trong các sản phẩm này cũng được phổ biến. Chính vì lý do này, các nhân viên làm công tác PR ở các doanh nghiệp XBP không chỉ đơn giản làm PR mà đồng thời làm công tác tuyên truyền. Họ phải cân bằng giữa yếu tố văn hóa và yếu tố kinh tế trong mỗi hoạt động của mình. Đây là cái khó của các nhân viên PR cho sách. - Các nhân viên PR của các doanh nghiệp chưa được đào tạo PR một cách bài bản, đa phần trong số họ đều tự học, tự làm và rút kinh nghiệm. Điều này cũng hạn chế tới sự phát triển của công tác PR trong các doanh nghiệp bởi đến một mức độ nào đó thì công tác PR cần phải chuyên nghiệp hơn nữa để sách của đơn vị không chỉ có mặt và gây tiếng vang trong nước mà còn phải vươn ra phạm vi thế giới. - Những đơn vị làm sách tư nhân như Nhã Nam chưa được công nhận là đơn vị xuất bản độc lập nên khi sách được giới thiệu thì công chúng biết đến NXB nhiều hơn là các đơn vị liên kết xuất bản như Nhã Nam. Điều này ảnh hưởng đến việc PR nói riêng và các hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm của công ty nói chung. - Hoạt động PR tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp lại không thể chủ động được như với hoạt động quảng cáo. Thứ hai là đối tượng của quảng cáo thường rộng hơn PR, các hoạt động của PR thường chỉ tập trung vào một nhóm công chúng cụ thể. - Các hoạt động tổ chức sự kiện của công ty chưa nhiều và do kinh phí hạn chế nên chưa thể mang lại hiệu quả như mong muốn. - Doanh nghiệp rơi vào trạng thái bị động do ảnh hưởng của sự thay đổi dịch vụ blog. Nguyên nhân là do blog của doanh nghiệp đặt trên địa chỉ 360.yahoo.com. Đây là dịch vụ miễn phí của Yahoo nên trong thời gian vừa qua, khi Yahoo có sự chuyển dịch, thay đổi, nâng cấp dịch vụ đã gây ảnh hưởng tới hoạt động của blog của doanh nghiệp. Tóm lại, kết thúc chương 2 chúng ta đã có một cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động PR trong một doanh nghiệp xuất bản phẩm. Qua đó chúng ta biết được về tác dụng của nó cũng như những ưu và nhược điểm của hoạt động PR ở doanh nghiệp. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG PR TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THÔNG NHÃ NAM 3.1 Các giải pháp từ bên ngoài doanh nghiệp 3.1.1: Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước Cần có thêm chính sách giúp phát triển việc đào tạo các nhân viên PR chuyên nghiệp Từ trước đến nay, các nhân viên PR thường chỉ được đào tạo bài bản ở nước ngoài, trong nước chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên ngành về PR, PR mới chỉ được đào tạo như một học phần thuộc các ngành như Quản trị, Kinh tế và Marketing. Cho đến năm 2006 thì PR mới được đào tạo như một ngành độc lập ở bậc đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chương trình đào tạo cử nhân PR này được thiết kế theo qui định của Bộ GD-ĐT có kế thừa các chương trình đào tạo của các nước có nền giáo dục phát triển, trong đó, chú trọng tới mục tiêu kỹ năng thực hành. Chương trình chuyên ngành có những môn học như: Chiến lược Quan hệ công chúng, Tổ chức sự kiện, Thông tin nội bộ và cộng đồng, So sánh truyền thông, Tạo dựng và quảng bá hình ảnh. So với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự cần thiết của nguồn nhân lực PR có chất lượng riêng ở thời điểm hiện tại thì số lượng nhân viên PR được đào tạo bài bản cũng như chuyên nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường hiện nay là chưa đủ. Nên Nhà nước nên mở thêm các khoa, các trường đào tạo chuyên sâu về PR. Về sự quản lý, lãnh đạo của các đơn vị quản lý Nhà nước Sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước là nhân tố định hướng phát triển của xuất bản Việt Nam trong cơ chế thị trường. Sự lãnh đạo đó đảm bảo sự phát huy được mặt tích cực của cơ chế thị trường, hạn chế và đi đến khắc phục được những mặt tiêu cực của nó đối với xuất bản, đảm bảo xuất bản không chỉ phát triển về số lượng mà ngày càng nâng cao hơn về chất lượng, không ngừng tăng cường được những giá trị vật chất cho sự phát triển mà còn nâng cao giá trị văn hóa, xã hội của hoạt động này. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản hiện nay cần được chú ý trên cả ba phương diện: chiến lược xuất bản đúng đắn, định hướng phát triển xuất bản khoa học, nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ, tăng cường hoạt động kiểm tra uốn nắn kịp thời những sai lầm, thiếu sót. Nhà nước nên đầu tư cho ngành xuất bản một chương trình PR rộng rãi trên khắp đất nước nhằm giáo dục nhận thức của người dân để họ chống lại việc vi phạm bản quyền. Sở dĩ tác giả muốn đề cập đến điều này vì hiện nay nước ta là một trong những nước mà nạn ăn cắp bản quyền và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra trầm trọng nhất. Không chỉ riêng sách mà các băng đĩa phần mềm, đĩa ca nhạc… bị làm lậu rất nhiều. Trước đây chúng ta thường đổ lỗi do mức sống của người dân còn thấp, những sản phẩm lậu sẽ làm cho họ được tiếp cận với những thành tựu khi nhanh hơn và nhiều hơn. Nhưng đến thời điểm này khi chúng ta đã ra nhập WTO được 1 thời gian thì việc tuân theo luật chơi chung là không thể không làm. Chúng ta đã kí cam kết thực hiện cam kết thì nên thực hiện nó một cách nghiêm túc. Người dân có thể phải bỏ một số tiền lớn hơn khi mua những sản phẩm trên nhưng bù lại họ sẽ có những sản phẩm chất lượng hơn. Và khi trên thị trường những quyển sách lậu không còn được chào đón thì nỗi sợ hại của những đơn vị nắm giữ bản quyền của những tác phẩm hay khi muốn bán tác quyền cho phía các nhà xuất bản Việt Nam đã được dẹp bỏ. Ngưòi dân sẽ có điều kiện để tiếp xúc với những tác phẩm hay đấy một cách nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn. Về phía các đơn vị khác Những nơi đào tạo cán bộ phát hành và kinh doanh xuất bản phẩm như Khoa Phát hành Xuất bản phẩm của trường Đại học Văn hóa Hà Nội nên đưa vào trong khung chương trình những chuyên đề hay lớn hơn là môn học chuyên ngành về nghiệp vụ PR trong công tác kinh doanh Xuất bản phẩm. Những sinh viên học ngành Phát hành và kinh doanh xuất bản phẩm cần được biết sâu hơn những nghiệp vụ như PR để có thể thực hành tốt hơn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp sau này. Hơn thế nữa, với cơ bản được đào tạo ra là những cử nhân Văn hóa thì họ sẽ chính là những người làm công tác PR cho sách nói riêng và xuất bản phẩm nói chung một cách khéo léo trong sự cân bằng giữa kinh doanh và văn hoá. 3.2 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp Liên kết với các đơn vị hoạt động trong ngành xuất bản để cùng Xây dựng và thực hiện một chiến lược PR nhằm thay đổi nhận thức và hành động của mọi người đối với sách lậu. Các doanh nghiệp làm công tác xuất bản nên liên kết với nhau, trước khi quan tâm đến việc PR cho doanh nghiệp của mình thì nên cùng nhau tham gia và xây dựng một kế hoạch PR nhằm thay đổi nhận thức cho độc giả, hướng người đọc, người mua sách đến việc mua những quyển sách thật. Đây là một việc hết sức cần thiết. Vì sách lậu đang là một vấn nạn, một nỗi lo chưa bao giờ dứt của những người làm sách chân chính. Một cuốn sách thật để ra đời phải mất bao nhiêu công sức thế nhưng ngang nhiên những đầu nậu làm sách giả nghiễm nhiên làm lậu cuốn sách, kiếm lời bất chính. Và tất nhiên, chắc chắc không có một doanh nghiệp nào muốn tổ chức một chương trình PR cho sách một cách hiệu quả nhất nhưng rồi sau thành công về mặt PR thì họ lại thất bại về mặt doanh thu do khách hàng của họ thay vì mua sách chính thống, sách thật của doanh nghiệp lại mua những cuốn sách được làm lậu, làm nhái trái phép. Việc xây dựng một chương trình PR nhằm làm thay đổi nhận thức cũng như hành động của người dân đối với sách lậu cần nhanh chóng và nên được xúc tiến trong thời gian sớm với sự tham gia của tất cả các doanh nghiệp làm sách nói riêng và trong lĩnh vực xuất bản phẩm nói riêng. - Tác dụng của việc quay lưng lại với sách lậu này là rất to lớn : + Làm cho những doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm có được lợi nhuận kinh doanh nhiều hơn. Từ đó họ có thể tái đóng góp vào xã hội nhiều hơn thông qua những hoạt động xã hội như từ thiện, xây dựng tủ sách, thư viện hay thông qua việc đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng số tiền thuế nhiều hơn. + Làm cho các đơn vị xuất bản khác nhìn vào thị trường xuất bản của chúng ta với thiện cảm hơn. Họ sẽ không phải e dè, ngại ngùng, đắn đo khi bán bản quyền của những tác phẩm của mình cho các đơn vị xuất bản Việt Nam. + Những độc giả Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều tác phẩm hay của nước ngoài được xuất bản ở Việt Nam và chắc chắn với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các xuất bản phẩm nhập khẩu trực tiếp. - Để làm được chiến dịch PR chống lại sách lậu này thì các doanh nghiệp có thể thực hiện theo một số giải pháp sau : + Tuyên truyền cho người dân về ý thức mua những sản phẩm chính thống + Xây dựng những đợt tuyên truyền, phổ biến cho người dân về tác hại của những sản phẩm lậu, có thể có sự tham gia của các nhân vật nổi tiếng nhằm thu hút sự chú ý của công chúng nhiều hơn. + Tổ chức những cuộc triển lãm sách lậu, nhằm giúp người dân phân biệt được sách lậu và sách thật + Có những hành động nhằm khuyến khích độc giả mua sách thật thông qua các khuyến mại nhỏ, hành động này sẽ giúp cạnh tranh với những quyển sách lậu trên phương diện giá cả. + Gia tăng những giá trị cho sách thật nhằm thu hút bạn đọc. Tiếp tục phát huy sự chủ động và mạnh dạn trong việc áp dụng hoạt động PR trong công tác kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động PR nên kết hợp với các hoạt động khác như tuyên truyền, quảng cáo và marketing để đạt được tác dụng tối đa. Đầu tư thêm ngân sách cho hoạt động PR Tổ chức thêm nhiều hoạt động như các sự kiện giới thiệu sách mới, giao lưu với các tác giả. Nhã Nam nên quan tâm hơn tới việc PR trên các đài truyền thanh. Đây là một kênh truyền thông mà hiện giờ doanh nghiệp chưa chú ý tới. Doanh nghiệp có thể tài trợ cho một chương trình phát thanh giới thiệu các quyển sách hay thì đối tượng khách hàng biết tới Nhã Nam sẽ không chỉ dừng lại ở những người đọc báo, xem truyền hình mà còn là những bạn đọc nghe đài. Đào tạo nhân viên PR một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn Để có thể phát huy được tối đa hiệu quả của công tác PR thì doanh nghiệp nên sử dụng các nhân viên PR chuyên nghiệp vì họ được đào tạo chính quy nên sẽ có kiến thức một cách vững chắc hơn và có kinh nghiệm hơn trong công tác này. Tuy nhiên khi sử dụng các nhân viên PR dù có chuyên nghiệp hay chưa được đào tạo chuyên nghiệp thì người lãnh đạo công tác truyền thông- marketing phải luôn nhấn mạnh tính văn hóa trong các hoạt động PR. Những người làm công tác PR cho các doanh nghiệp xuất bản phẩm thì cần phải luôn tâm niệm họ đang làm PR cho sản phẩm văn hóa chứ không đơn thuần là chỉ đặt mục tiêu kinh doanh lên hàng đầu. Các chương trình PR cần phải mang tính chất tương tác hai chiều nhiều hơn. Thông tin cần được đến từ hai chiều trong các chương trình PR vì các chương trình PR sẽ hiệu quả hơn do nhận được ý kiến đóng góp từ công chúng. Nhanh chóng đưa trang web của doanh nghiệp vào hoạt động. Khi trang web của doanh nghiệp được đưa vào hoạt động thì các việc bị động khi cung cấp thông tin quan kênh blog sẽ được loại bỏ. Hơn nữa trang web của doanh nghiệp sẽ bao gồm trang diễn đàn nên sẽ mở rộng hơn tính tương tác hai chiều của thông tin. Trang web không chỉ kế thừa những ưu điểm của blog mà còn khắc phục được những hạn chế còn tồn tại của blog trong thời điểm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT15.docx
Luận văn liên quan