Tìm hiểu khả năng ứng dụng wimax tại Việt Nam

Chương 1 Tổng Quan Về Mạng Truy Nhập Băng Rộng-WiMAX 1.1 Mạng Truy Nhập băng rộng Định nghĩa mạng truy nhập:Theo các khuyến nghị của ITU-T(Liên minh viễn thông quốc tế phát triển các tiêu chuẩn quốc tế),mạng truy nhập là một chuỗi các thực thể truyền dẫn giữa SNI (Service Node Interface– Giao diện nút dịch vụ) và UNI (User Network Interface – Giao diện người sử dụng - mạng). Mạng truy nhập chịu trách nhiệm truyền tải các dịch vụ viễn thông. Giao diện điều khiển và quản lý mạng là Q. 1.2 Tổng quan về wimax 1.3 Các mô hình ứng dụng 1.4 So sánh wimax 802.16-2004 và 802.16e 1.5 Băng tần cho wimax Chương 2: Mạng Wimax 2.1 Mô hình cấu trúc hệ thống wimax 2.2 Mặt phẳng truyền tin 2.3 Cấu hình mạng 2.4 Kiến trúc mạng wimax 2.5 Những ưu điểm và môi trường ứng dụng mạng Wimax 2.6 So sánh giữa wifi và wimax Tổng kết Chương 3: Khả năng ứng dụng wimax tại việt nam 3.1 Tình hình triển khai wimax trên thế giới 3.2 Khả năng triển khai wimax tại việt nam 3.3 TÌnh hình triển khai thử nghiệm wimax tại việt nam Tổng kết

pdf108 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2727 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu khả năng ứng dụng wimax tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ectrum licensed”. Không có phổ riêng được dự phòng cho công nghệ WiMAX. Tuy nhiên, các giấy phép phổ được chỉ định bởi chuyên gia môi trường và truyền thông Australia trung lập về công nghệ vì thế các dịch vụ WiMAX có thể thích hợp với các băng 2.3GHz và 3.4GHz. Phổ trong các băng 2.3GHz và 3.5GHz được giữ bởi một số các nhà khai thác. Tại Áo, công nghệ 3.5GHz là trung lập vì thế WiMAX có thể được sử dụng bởi các giấy phép. Canada, các băng 2.3, 2.5 và 3.5GHz có thể được sử dụng cho WiMAX. Cộng nghiệp ở Canada không có phổ được chỉ định cho các công nghệ cụ thể, như WiMAX, nhưng WiMAX có thể được sử dụng ở bất kì băng nào phù hợp với các hạn chế công nghệ. Do đó, các băng khác có thể sẵn có cho WiMAX trong tương lai khi công nghệ và các chuẩn phát triển. Pháp, Các băng tần cho WiMAX bao gồm 3.4-3.8GHz. Phần phổ này đã được đưa ra trong khi các phần khác đang trong quá trình phát hành. Nhật, các băng 4.9 và 5.0GHz là có sẵn cho các hệ thống truy nhập không dây bao gồm WiMAX. Mehico không có các băng tần cấp phép cho WiMAX trong dải 2.3 hay 3.5GHz. Vương quốc Anh, chi tiết về các băng phổ mà Ofcom sẽ đưa ra thị trường được liệt kê trong Kế hoach bổ sung cơ cấu tổ chức phổ. Trong dải 3.4-4.0GHz có hai giấy phép được truy cập cho phổ, Pipex và UK Broadband hiện nay đều đang sử dụng các thiết bị WiMAX. Chú ý rằng Ofcom sẽ đưa ra phổ sẵn có mà không có những ép buộc công nghệ và do đó truy nhập đến các băng sẽ không phải tuân theo một chuẩn giao diện không gian cụ thể (như WiMAX), vì thế các băng WiMAX có thể được sử dụng bởi các chuẩn giao diện không gian khác. Mĩ, giấy phép được quyết định trong các băng 2.3GHz và 2.5GHz có thể được sử dụng bởi WiMAX tương thích hoặc các công nghệ khác mà sử dụng các công nghệ tiền WiMAX (pre-WiMAX) hiện đang được lắp đặt. Băng 3.4-3.6GHz sẽ không sẵn có cho WiMAX ở Mĩ. Tuy nhiên, băng 3.650-3.700GHz hiện nay đã ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 82 được ấn định cho các dịch vụ di động và cố định. Vì thế, FCC lập kế hoạch để bán 90MHZ ở 1.7-2.1GHz, cái này có thể được sứ dụng một cách đáng tin cậy bởi các người dành được giấy phép để cung cấp các dịch vụ thông qua WiMAX nếu như các chuẩn công nghiệp được sửa đổi để cho phép hoạt động dưới 2GHz. c/ Các giấy phép được thừa nhận Ở Australia, người nắm giữ chủ yếu phổ trong băng 2.3GHz là Austar (2302- 2400MHZ), đây là một nhà cung cấp Pay TV, nhưng hiện nay không sử dụng phổ này. Telstra và Unwired Australia giữ một lượng đáng kể phổ ở Australia trong băng tần này. Unwired giữ phổ bao phủ phía đông và phía nam bờ biển Australia, vùng này chiếm 95% dân cư Australia. Personal Broadband Australia giữ một giấy phép phổ trong băng 1900-1920MHz, mặc dù nó sử dụng công nghệ iBurst và không phải IEEE 802.16. Canada, các giấy phép được quyết định cho các hệ thống truy nhập không dây trong các băng 2.3, 2.5 và 3.5GHz. Phổ trong băng 2.3 và 3.5GHz đã được bán trong năm 2004 và 2005. Tổng số có 32 công ty đã được quyết định 841 giấy phép. Phổ trong băng 2.5GHz xuyên suốt hầu hết Canada được quyết định vào 2000. Những người nắm giữ giấy phép bao gồm Inuksuk, SaskTel và MAnitoba School Board. Những người nắm giữ giấy phép khác trong băng tần này bao gồm: Look TV, Image Wireless và Skycable đã được cấp quyền để cung cấp các dịch vụ phân phối đa điểm và các phương tiện truy cập Internet hạn chế. Các giấy phép được yêu cầu thêm tính mềm dẻo và chính sách này hiện nay vẫn đang được xem xét. Pháp, chỉ có một giấy phép được quyết định cho Altitude Telecom. Phổ được cấp phát trên nền tảng đến trước được phục vụ trước. Nhật, số lượng giấy phép không hạn chế cho các băng 4.9/5.0GHz do các băng này phải chia sẻ giữa các nhà khai thác sử dụng một chức năng cảm nhận sóng mang. Hàn Quốc, các dịch vụ viễn thông dựa trên điều kiện thuận lợi yêu cầu một giấy phép của nhà nước và KT, STK và Hanaro Telecom đã được thông qua giấy phép cho các dịch vụ WiBro ở 2.3GHz vào tháng 3, 2005. Hungary có năm nhà khai thác có thể sử dụng các hệ thống FWA bao gồm WiMAX trên cơ sở của các giấy phép toàn quốc trong các băng 3410-3494MHz và 3510-3594MHz. Ở trên là tình hình của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới về việc triển khai và quản lí WiMAX, ngoài ra còn nhiều quốc gia khác ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 83 3.1.4 Kết quả triển khai 19/03/2008 Motorola thông báo đã thử nghiệm thành công dự án WiMAX di động tại Thái Lan cùng với hãng Đại lộ Thông tin Hợp nhất (UIH) Đây là mốc đánh dấu cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên trong số rất nhiều dự án thử nghiệm WiMAX di động của Motorola ở Thái Lan và cũng là mốc quan trọng trong việc phát triển WiMAX trên toàn cầu của Motorola. UIH được Uỷ ban Viễn thông Quốc gia của Thái Lan (NTC) cấp phép thử nghiệm WiMAX vào năm ngoái và đã tiến hành một số thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng phân luồng WiMAX tại Bangkok và Phuket. Qua các cuộc thử nghiệm này, UIH đã trải nghiệm đầy đủ các tính năng di động không giới hạn của các giải pháp WiMAX di động của Motorola. Với công nghệ WiMAX của Motorola, các nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng sẽ có thể đem đến các dịch vụ băng thông rộng không dây cá nhân tốt hơn cho các ứng dụng như VPN, giải trí trực tuyến, xem video trực tuyến, gọi điện qua Internet và chơi game trực tuyến. Motorola hiện đang có 19 hợp đồng WiMAX và 77 dự án WiMAX tại 44 nước trên toàn thế giới. Tại thời điểm này, số người sử dụng WiMAX tại châu Á là hơn 2 triệu người, và ở Mỹ là hơn 3 triệu người, nhưng trong vòng 2 cho đến 5 năm nữa, con số này sẽ tăng vọt lên, và dự tính sẽ đạt khoảng hơn 60 triệu người dùng WiMAX vào năm 2012. Theo Tổ chức WiMAX Forum, hiện đã có hơn 260 các dự án liên quan tới WiMAX được triển khai tại 110 quốc gia và khu vực. Kết quả là khoảng 4 tỉ người trên toàn cầu hiện nay đã có “cơ hội tiếp cận” WiMAX trong khi công nghệ này đang dần được hoàn thiện và sẽ trở thành công nghệ kết nối không dây tốc độ cao chủ chốt trong thời gian tới. Trong khi đó, thị trường thiết bị sản phẩm dành cho WiMAX đang rất sôi động với sự góp mặt của nhiều đại gia công nghệ trên thế giới như Intel, Motorola, Nokia, Samsung, Alvarion, Alcatel-Lucent, AT&T, Sprint… ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 84 Dự đoán của WiMAX Forum số người sử dụng WiMAX theo khu vực (đơn vị triệu người Vùng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Bắc Mỹ 2,61 4,03 6,25 9,59 14,79 22,62 Mỹ 0,66 1,18 2,14 3,92 7,17 12,97 Châu Á- TBD 1,39 2,84 5,99 12,96 28,17 60,45 Châu Âu 1,35 2,34 4,09 7,08 12,23 21,01 Châu phi/Trung Đông 0,30 0,65 1,46 3,32 7,50 16,60 Tổng cộng 6,32 11,04 19,91 36,88 69,87 133,66 Bảng 9 Dự đoán về người dùng WiMAX theo khu vực “Châu Á sẽ là trung tâm của WiMAX” Đó là nhận định của Tiến sĩ Ferrie Hu, Giám đốc tổ chức WiMAX Forum khu vực Đông Nam Á, tại Hội nghị “WiMAX hiện tại và tương lai” diễn ra (4/4/2008) ở Hà Nội. 3.2 Khả năng triển khai WiMAX tại Việt Nam: 3.2.1 Đặc điểm của Việt Nam Cấu trúc địa hình đa dạng và phức tạp 3/4 lãnh thổ là đồi núi.1/4 lãnh thổ là đồng bằng, nhiều sông suối và có hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam .Đồi núi hiểm trở, độ dốc cao, phân cắt mạnh, rất khó khăn trong xây dụng cơ sở hạ tầng để triển khai mạng cáp. Ngoài các thành phố và những khu trung tâm,nhũng khu vực còn lại do đặc điểm ít dân, dân cư phân bố thưa thớt hoặc kinh tế khong phát triển,nền tảng hạ tầng chưa có (đường đi lại khó khăn,cá biệt một số nơi chưa có điện) nên hầu như chưa có loại hình truy nhập băng rộng nào được triển khai.Do đó khi triển khai cbất kỳ loại hình công nghệ nào tại đây cũng phải xây dựng từ đầu nên vốn đầu tư ban đầu bỏ ra là rất lớn nhưng hiệu quả về kinh tế không cao thậm trí hầu như không có. Tuy nhiên tại các thành phố và các trung tâm thì tập trung hầu hết cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển. nhu cầu về đường truyền băng rộng lớn và phát triển nhanh,Tuy nhiên ở những khu vực này các loại hình truy nhập băng rộng như ADSL,WiFi ..đã khá phát triển.việc triển khai WiMAX đi động tại những vùng này tỏ ra thích hợp hơn. ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 85 Từ những đặc thù đó, ta thấy được những thuận lợi và khó khăn khi triển khai WiMAX là: 3.2.2 Những thuận lợi : - Chính sách rộng mở của nhà nước nhằm khuyến khích và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam. - Thị trường VN nhìn chung rất sôi động và phát triển rất nhanh. Nhu cầu dùng internet của người dân cũng ngày càng tăng cao. Nhu cầu truyền thông tốc độ cao là rất lớn. - Nước ta có nhiều loại địa hình phức tạp nhiều đồi núi sông suối,hải đảo… rất khó khăn trong việc triển khai mạng cáp với ưu thế của mình WiMAX tỏ ra rất phù hợp. - Các nhà cung cấp dịch vụ như Viettel,VNPT …có thể tận dụng cơ sở hạ tầng các trạn BTS của mạng mobile đã triển khai trên khắp cả nước. 3.2.3 Những khó khăn Do khả năng linh hoạt của WiMAX là nguyên nhân khiến cho việc chuẩn hoá thiết bị khó đồng nhất dẫn tới chứ thể sản suất thiết bị hàng loạt nên giá thành thiết bị còn khá cao và chưa tương thích, Mặt khác,hầu hết các hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn (Alcatel, Siemens, Motorola…) hiện nay có xu hướng đầu tư nghiên cứu sản xuất thiết bị theo hướng WiMAX di động ở chuẩn 802.16e. Trong khi đó, ở Việt Nam các doanh nghiệp lại thử nghiệm WiMAX chuẩn d, tại tần số 3.3 GHz. Cho nên, số lượng đối tác có thiết bị thử nghiệm rất ít ,Việt Nam phải đặt hàng riêng với hãng ALvarion do đó nếu triển khai rộng với mô hình trên thì giá thành sẽ cao.để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể chọn dải tần khác hoặc thiết bị của các hãng khác cho phù hợp. Khả năng của WiMAX là truyền xa đến được những vùng hẻo lánh.vùng hải đảo Nhưng ở đómật độ dân thưa và nhu cầu ở truy nhập băng rộng tốc độ cao chưa lớn ít người sử dụng. Tính khả thi về mặt kinh tế thấp. Các chuyên gia nhận định, năm 2008 sẽ là năm của WiMAX tại Việt Nam với các lợi thế về chính sách, công nghệ, và sự quan tâm của nhiều tập đoàn công nghệ lớn của toàn cầu như Motorola, Intel… Tạp chí công nghệ trực tuyến ITBusinessEdge trong một bài nhận định cuối năm 2007 đã cho biết Việt Nam sẽ là tâm điểm của WiMAX từ năm 2008 Để đảm bảo các yếu tố hiệu quả về chi phí, chỉ tiêu vùng phủ sóng và dung lượng hệ thống., cần căn cứ nhiều tiêu chí để đánh giá dựa trên những sở cứ về tính phổ biến, mức độ chuẩn hóa của công nghệ đối với cả thiết bị mạng và thiết bị đầu ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 86 cuối. Sau khi phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến việc triển khai thử nghiệm WiMAX tại Việt Nam, các chuyên gia đã có một số đề xuất sau: Về phiên bản WiMAX, cần lựa chọn để triển khai là chuẩn 802.16e vì có nhiều nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp thiết bị, đảm bảo khả năng mở rộng, nâng cấp trong giai đoạn phát triển sau, tạo ra một hệ thống đồng bộ, tiết kiệm chi phí mua sắm thiết bị và tài nguyên tần số, triển khai được nhiều dịch vụ cao cấp, hỗ trợ di động… Về tần số hoạt động của WiMAX, lựa chọn đầu tiên là băng tần 2,5 GHz. Băng tần này có thể quy hoạch cho WiMAX mà không ảnh hưởng đến các mạng khác. Có thể xem xét băng 3,5 GHz là lựa chọn tiếp theo. Về phạm vi triển khai WiMAX, nên dựa trên nhu cầu của từng vùng, những thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… để cung cấp các dịch vụ truy nhập vô tuyến băng rộng như video, data…, hoặc thiết lập các đường truyền dẫn để đưa Internet đến những vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo - nơi có nhiều khó khăn trong xây dựng các đường truyền dẫn hữu tuyến. Mặc dù Việt Nam chưa thể thương mại hóa công nghệ WiMAX và người dân chưa thể hưởng lợi gì từ công nghệ này, nhưng giới truyền thông trên thế giới đã nói về Việt Nam như con chim đầu đàn về triển khai WiMAX. Tại hàng loạt các cuộc triển lãm lớn trên thế giới như 3GSM ở Tây Ban Nha, 3G ở Hong Kong, Communic 2007 ở Singapore, Việt Nam được đánh giá như là ngôi sao sáng trên bản đồ WiMAX thế giới 3.3 Tình hình triển khai thử nghiệm WiMAX ở Việt Nam 3.3.1 Tình hình chung Hiện Việt Nam có bốn doanh nghiệp được Bộ Bưu chính Viễn thông cấp phép thử nghiệm dịch vụ WiMAX là - Tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT (thử nghiệm cả WiMAX cố định Fixed và di động Mobile), - Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (tập trung vào dịch vụ hình, ví dụ IPTV), - Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel (WiMAX di động) và - Công ty cổ phần viễn thông FPT Telecom. FPT đăng ký cả Fixed và Mobile WiMAX nhưng do chi phí triển khai tốn kém, đối tượng ban đầu của công ty này sẽ là những khách hàng có thu nhập cao. ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 87 WiMAX với thế mạnh là phủ sóng Internet rộng, không căn cứ vào địa hình bằng phẳng hay hiểm trở, nên rất phù hợp cho việc phổ cập Internet băng thông rộng tại mọi miền đất nước, kể cả các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. WiMAX cũng được coi là công nghệ lý tưởng cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á , giúp các nước trong khu vực thực hiện các mục tiêu cấp thiết như: Chính phủ điện tử, Phát triển giáo dục và y tế, Phát triển nông nghiệp...với hai loại hình: WiMAX cố định (Fixed WiMAX) và WiMAX di động (Mobile WiMAX),. 15/02/2006 :Thủ tướng Chính phủ đã có công văn chính thức cho phép ba doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ WiMAX di động và cố định. Đó là VNPT, FPT Telecom, và VTC. 20/03/2006 WiMAX: bốn doanh nghiệp là VNPT, FPT Telecom, VTC và Viettel được Bộ Bưu chính Viễn thông ra quyết định cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ WiMAX cố định (fixed WiMAX).dải tần dành cho dịch vụ WiMAX cố định từ 3.3GHz đến 3.4GHz, với tiêu chuẩn IEEE802.16d đã được ITU thông qua năm 2004. Thời gian các doanh nghiệp được phép thử nghiệm dịch vụ sẽ là một năm. Sau khi hết thời gian thử nghiệm, Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ tiếp tục xem xét để có thể cấp phép cho doanh nghiệp nào chính thức được cung cấp dịch vụ. 04/2006 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và một số DOANH NGHIệP viễn thông khác đang trong giai đoạn tích cực triển khai thử nghiệm công nghệ WiMAX tại 5 tỉnh thành là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Lào Cai và Bắc Ninh. Doanh nghệp chủ lực trực tiếp thử nghiệm dịch vụ này là công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (thuộc VNPT). Hiện tại, VDC đang hợp tác với công ty Intel khảo sát mặt bằng và lắp đặt thiết bị tại Lào Cai. Khoảng hai tháng nữa, dịch vụ sẽ bắt đầu cung cấp thử nghiệm ra bên ngoài. Theo kế hoạch, việc cung cấp thử nghiệm sẽ diễn ra trong vòng 1 năm đối với các thiết bị cố định. Theo VDC, khó khăn đầu tiên là việc lựa chọn thiết bị hợp chuẩn và tần số cấp phép. Đây là công nghệ mới không chỉ ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới. Hiện tại, trên thế giới, công nghệ WiMAX còn đang rất mới mẻ và mới chỉ có hãng Intel triển khai cấy ghép chíp WiMAX trong các thiết bị của mình trong chương trình ABC. Về phía FPT Telecom, lãnh đạo DOANH NGHIệP này cho biết, FPT sẽ cung cấp cả hai dạng là mobile WiMAX và fixed WiMAX ở dải tần 2.3 Ghz và 3.3 Ghz. Hiện FPT Telecom đang trong giai đoạn lựa chọn thiết bị và thử nghiệm kĩ thuật và nghiên cứu các dự án tiến thử nghiệm. ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 88 Trong khi đó, Viettel Internet sẽ thử nghiệm công nghệ Mobile WiMAX vì công nghệ WiMAX cố định đã có nhiều hãng thử nghiệm thành công. Đại diện doanh nghiệp này cho rằng, việc đầu tư cho WiMAX sẽ rẻ hơn đầu tư cho ADSL rất nhiều nên giá cả dịch vụ này sau khi chính thức cung cấp sẽ ở mức chấp nhận được. 21/6/2007 Motorola và VDC (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT) đã ký một thoả thuận triển khai thử nghiệm WiMAX kỹ thuật và thương mại tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việc thử nghiệm này sẽ diễn ra trong vòng một năm, VNPT được thử nghiệm WiMAX di động tại băng tần 2,5-2,69 GHz. Các hệ thống đang được thử nghiệm tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai và Bắc Ninh. VNPT: việc triển khai được chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn 1: (10/2006-9/2007) - VNPT két hợp với VDC và Intel thử nghiệm WiMAX cố định chuản 802.16d-2004 - Dải tần 3.3 GHz - Thử nghiệm tại Lào Cai Với 19 điểm ới địa hình khác nhau Giai đoạn 2 (bắt đầu từ 10/2007) Dự án hiện cũng được triển khai .bản Tả Van (xã Tả Van), cách thị trấn gần nhất là Sapa hơn 9 km, có địa hình đồi núi hiểm trở khiến việc lắp cáp kết nối Internet khó khăn. Toàn bộ khu vực này gần như không được phủ sóng điện thoại di động và chỉ có hai đường điện thoại PSTN. Hiện thời, một vệ tinh IPSTAR đã được sử dụng để thiết lập kết nối Internet tốc độ 2 Mb/giây - 512 Kb/giây, liên kết với trạm gốc WiMAX tần số 3,3 GHz. Trạm gốc này dùng một ăng-ten kết nối đa điểm phủ sóng tới các điểm thử nghiệm tại Tả Van.:11 vị trí được phủ sóng bao gồm trạm y tế, điểm bưu điện - văn hóa xã, trường học, một hộ nông dân, trụ sở Hội đồng nhân dân và một số nhà trọ cho khách du lịch. Khả năng kết nối Internet tốc độ cao đi kèm các dịch vụ như VoIP Với tốc độ đường truyền đạt được ở mức 4-5 Mb/s, chất lượng truy cập Internet cũng như các dịch vụ khác (hội nghị truyền hình, điện thoại...) là rất khả quan. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu việc thử nghiệm WiMAX tại Tả Van thành công, sẽ là một mô hình khả thi cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích và những dự án viễn thông nông thôn trong tương lai. VNPT cũng đangthử nghiệm WiMAX di động trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM với 3 trạm gốc kết nối PMP tới 30-50 điểm đầu cuối.Sau 2 ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 89 giai đoạn thử nghiệm VNPT đã kết luận WiMAX cố định đã sẵn sang để triển khai thực tế với bất kỳ địa điểm vùng sâu vùng xa nào Viettel : chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn 1: (8/2006-9/2006) - Viettel kết hợp với Motorola và PlametComm thử nghiệm WiMAX cố định theo chuẩn 802.16d băng tần 3.3 GHz - Triển khai thử nghiệm trên trạm BTS cung cấp dịch vụ trên 10 khách hàng. Giai đoạn 2 : (bắt đầu từ 10/2006 ) - Viettel kết hợp với NextNet và Alvarion triienr khai thử nghiệm WiMAX cố định trên địa bàn Hà Nội. - Triển khai với 10 BTS cung cấp dịch vụ cho 72 khách hàng - Bán kính 2 km với đường truyền NLOS và 32 km với đường truyền LOS Kết quả thu được là khá tốt Viettel với ưu thế cơ sở hạ tầng trạm BTS của mạng Viettel mobile đang bao phủ khắp cả nước để cung cấp WiMAX trong tương lai. VTC: - Năm 2006 VTC kết hợp với Alvarion(Israel) triển khai WiMAX cố định tại Hà Nội. - Thử nghiệm trên 3 nhóm dịch vụ: truy cập internet,dịch vụ đa phương tiện và thoại IP - 3 trạm phát đặt tại: Lạc Trung,Vân Hồ,Hàm Long thuộc địa bàn Hà Nội - Băng tần 2.3 GHz độ rộng giải tần số 30MHz - Sau 1 năm thử nghiệm VTC khẳng định : - Với 3 loại dịch vụ thử nghiệm là :truy nhập internet.VoD,VoIP cho chất lượng tốt,dễ triển khai và ổn định - Khả năng bao phủ rộng của WiMAX làm cho số trạm phát của WiMAX =1/3 số trạm của 3G và ít hơn nhiều lần so với số lượng trạm của mạng di động GSm hay CDMA - VTC vẫn đang tiếp tục thử nghiệm tại Hà Nội ,Đà Nẵng và TPHCM và hướng tới thử nghiệm WiMAX di dộng FPT: FPT telecom thử nghiệm fixed WiMAX với 1 trạm BTS và 8 thiết bị đầu cuối theo chuẩn 802.16d ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 90 - Hiện nay FPT telecom đang hướng tới thử nghiệm cả 2 mô hình mobile WiMAX (2.3GHz) và fixed WiMAX (3.3GHz) FPT Telecom cho biết: hệ thống VoD và IPTV của FPT chạy trên nền WiMAX rất tốt,hình ảnh không bị giật,chơi game trực tuyến không bị dừng hình và đặc biệt với VoIP âm thanh rất tốt không bị can nhiễu..tuy nhiên FPT không đưa ra các số liệu kỹ thuật cụ thể. 3.3.2Triển khai thực tế Mô hình 1: Triển khaiWiMAX tại Lào Cai hình 17: Mô hình triển khai WiMAX tại Lào Cai Lào Cai là một tỉnh miền núi cao, sát biên giới Trung Quốc. TP. Lào Cai có một địa bàn phức tạp, sông Hồng chảy qua trong lòng thành phố. Bên cạnh đó Lào Cai được xem như là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về ứng dụng CNTT vào việc vận hành của hệ thống chính quyền cũng như trong cuộc sống của người dân. Việc lựa chọn TP. Lào Cai để thử nghiệm triển khai nhằm mục đích đánh giá khả năng triển khai công nghệ WiMAX tại những địa bàn phức tạp, nhiều đồi núi sông suối. Dự án thử nghiệm WiMAX được triển khai tại Lào Cai là kết quả của sự hợp tác giữa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đại diện là công ty Điện ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 91 toán và Truyền số liệu VDC), Tập đoàn Intel và cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế hoa kỳ (USAID) để cùng triển khai công nghệ băng thông rộng không dây thế hệ mới tới vùng sâu vùng xa của Việt Nam. Tại địa phương có hai đơn vị tham gia hỗ trợ triển khai dự án là Bưu điện tỉnh Lào Cai (đơn vị thành viên của VNPT) và trung tâm CNTT tỉnh Lào Cai (LCIT) Những ứng dụng công nghệ không dây băng rộng thế hệ mới sẽ được cung cấp thí điểm trong 6 tháng (từ tháng 7 đến tháng 12), trong đó sử dụng một trạm phát chính và khoảng 20 trạm kết nối dân dụng. Intel, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) cùng Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) sẽ hợp tác với nhau trong dự án kéo dài 8 tháng và công nghệ băng rộng không dây cố định được sử dụng là Fixed WiMAX 802.16 - 2004 Rev.d với tần số 3,3 GHz - 3,4 GHz. Có 18 địa điểm tại Lào Cai được lựa chọn tham gia thử nghiệm gồm 6 trường học, một số cơ sở y tế, điểm bưu điện văn hoá xã, ủy ban xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ và một gia đình nông dân chưa từng tiếp xúc với công nghệ hiện đại. Các dịch vụ được đưa vào thử nghiệm là thoại và Internet tốc độ cao. Dự án có tổng chi phí khoảng 500.000 - 600.000 USD, trong đó USAID hỗ trợ 250.000 USD. Theo nhà cung cấp dịch vụ, các chương trình khác cũng đang trong giai đoạn lập kế hoạch sử dụng vệ tinh để kết nối, mở rộng WiMAX đến những vùng xa khó đến bằng đường bộ. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN Việc thử nghiệm được tiến hành trên hai lĩnh vực. Truy nhập Internet tốc độ cao dựa trên mạng WiMAX và ứng dụng gọi điện thoại qua giao thức IP. a/Lựa chọn tần số và thiết bị WiMAX - Lựa chọn tần số:VNPT được MPT cho phép thử nghiệm trong khoảng:  Đoạn băng tần thứ nhất: 3335.5-3342.5MHz.  Đoạn băng tần thứ hai: 3365.5-3392.5MHz. - Phương thức song công: FDD hoặc TDD. - Theo tài liệu của thiết bị được lựa chọn thử nghiệm (Alvarion-BreezeMAX 3000) và căn cứ vào giải tần số VNPT được cấp, dự án thử nghiệm WiMAX đã lựa chọn thiết bị hoạt động trong giải tần số như sau:  Band F: Tx=3331-3335MHz; Rx=3381-3400Mhz ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 92  Độ rộng kênh truyền: 3.5MHz  Phương thức song công: FDD Lý do lựa chọn thiết bị WiMAX Lựa chọn thử nghiệm thiết bị của hãng Alvarion có thương hiệu BreezeMAX (theo khuyến nghị của Intel và kinh nghiệm của VDC). BreezeMAX, về mặt thương mại ra đời từ 2004, được triển khai bởi hơn 130 nhà khai thác trong hơn 30 quốc gia. BreezeMAX là giải pháp WiMAX thương mại đã được chứng minh cao cấp nhất và lần đầu tiên đưa ra CPE được trang bị chip WiMAX giao diện băng rộng Intel PRO/Wireless 5116. Được xây dựng từ nền tảng dựa trên chuẩn IEEE 802.16-2004, BreezeMAX hỗ trợ các dịch vụ cố định, mang xách và di động với một đường truyền tốt cho công nghệ di động WiMAX nổi bật dựa trên chuẩn IEEE 802.16e. BreezeMAX được thiết kế cho nhiều tần số trong cả các băng tần cấp phép và không cấp phép từ 2GHz đến 6GHz và hoạt động ở cả hai chế độ song công FDD và TDD. Hệ thống với độ nhạy rất cao và công nghệ vô tuyến OFDM đứng đầu thị trường, đủ mạnh để hoạt động trong các điều kiện kênh truyền bất lợi và đường truyền không tầm nhìn thẳng. Với công suất cao được hỗ trợ phân tập và các công nghệ anten thông minh, BreezeMAX cho phép sử dụng các CPE tự lắp đặt trong nhà trong cả các môi trường thành thị đông đúc và vùng ven thành thị. Các CPE BreezeMAX được trang bị bở chip PRO/Wireless 5116 của Intel và phát các dịch vụ truy nhập băng rộng đến một phạm vi rộng các khách hàng bao gồm vùng dân cư, các tòa nhà và văn phòng nhỏ, các doanh nghiệp lớn...vv Bảng 10 Cấu hình hệ thống được triển khai tại Lao Cai Thiết bị Số lượng - Mô tả Trạm gốc Trạm gốc Indoor Model: BMAX- MBST-IDU-2CH- 3.3 01 - Loại BTS nhỏ đặt trong nhà - Có 2 kênh (3.3 GHz) - Nguồn nuôi AC - Dung lượng giới hạn :20 CPE Trạm gốc Outdoor Model: BMAX- BST-AU-ODU- 3.3f 01 - Loại BTS vô tuyến ngoài trời - Băng tần 3.3GHz có đường kết nối với antennal - Rx on 3381-3400 ,Tx on 3331-3350 ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 93 Antennal BST Model:Omni ANT3.3-3.5 01 - Tần số :3.3 -3.5 GHz - Đường kết nối đầu female,độ tăng ích 10 dB Thiết bị đầu cuối SU indoor Model :BMAX- CPE-IDU-1D 20 - Thiết bị kết nối trong nhà - Hỗ trợ cổng kết nối dữ liệu loại 10/10 BaseT SU outdoor Model :BMAX- PRO-SA-3.3 20 - CPE vô tuyến Pro đặt ngoài trời tích hợp antennal - Rx on 3381-3400 ,Tx 3331-3350 - Khả năng cung cấp dịch vụ:thoại ,data và WiFi hostport Thiết bị quản lý Máy chủ NMS Model :BreeezeLITE 01 - Máy server của hệ thống b/ Sơ đồ triển khai thực hiện tổng thể Hình 18 :Sơ đồ triển khai tại Lào Cai Hệ thống trạm gốc WiMAX được lắp đặt trên cột anten của Bưu điện tỉnh Lào Cai. Tại đây, điểm truy nhập WiMAX được cấp một đường ADSL với tốc độ 8Mbps từ POP của VDC tại Lào Cai. Hệ thống còn có một NMS Server chạy phần mềm BreezeLITE để quản lí và giám sát các CPE. Một Voice Gatway để chuyển lưu lượng VoIP đến mạng PSTN và ngược lại. ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 94 Tín hiệu IP sau khi đi qua điểm truy nhập WiMAX sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu sóng và truyền đến các CPE. Các CPE sau khi nhận được tín hiệu sóng WiMAX sẽ chuyển đổi thành tín hiệu IP và cung cấp truy nhập Internet cho các PC và các ứng dụng dựa trên Internet như VoIP. Các vị trí lắp đặt thực tế - Trạm gốc BTS đặt tại phòng tổng đài bưu điện thành phố Lào Cai - Antennal BTS lắp tại cột antennal bưu điện TP Lào Cai - Các trạm đầu cuối (SU) :lắp tại các vị trí trong thành phố Stt Vị trí Khoảng cách đến cột antennal bưu điện(km) 1 Trung tân công nghệ thông tin tỉnh Lào Cai 1 2 Trường PTTH số I TP Lào Cai 0.5 3 Trường THPT chuyên Lào Cai 2 4 Hộ nông đân phường Bắc Cường 2.5 5 Công ty đầu tư xây dựng các công trình 3 6 Điểm truy cập internet 1.5 7 Sở bưu chính viễn thông 1 8 Khách sạn Hoa Vinh 0.2 9 Quán café WiFi 0.2 10 Trường THCS Lê Quý Đôn 1.5 11 Trường chuyên cấp II Ngô Văn Sở 2 12 Trường THCS Vạn Hoa 4.7 13 Trạm y tế xã Vạn Hoa 5 14 Trạm y tế phường Bắc Cường 3 15 Trung tâm y tế TP Lào Cai 2.5 16 Bưu điện Lào Cai 0 17 Bưu điên văn hóa xã Vạn Hoa 4.5 Bảng 11 các vị trí đặt thiết bị tại Lào Cai c/ Triển khai tại trạm gốc (BS) - Độ cao anten đặt ở độ cao 80m tại cột anten bưu điện tỉnh. - Độ dài khoảng 200m ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 95 Hình 19 :Sơ đồ kết nối trạm gốc BS - Các công việc thực hiện:  Lắp đặt anten của BTS trên độ cao 80m trên cột anten.  Lắp đặt dây tín hiệu vào phòng máy.  Đảm bảo hệ thống nguồn UPS.  Cài đặt đường trung kế Internet cho trạm BTS, phối hợp thực hiện giữa các bên.  Cài đặt hệ thống Mail server.  Cài đặt hệ thống VoIP.  Cài đặt hệ thống NMS. d/ Triển khai tại đầu cuối - Tại mỗi điểm đầu cuối, thiết bị cho người dùng sẽ gồm hai phần: - Khối ngoài trời: Anten lắp ngoài trời, hướng về tháp anten của Bưu điện Tỉnh.Anten này có thể nằm trong tầm nhìn thẳng LOS hoặc không trong tầm nhìn thẳngNLOS. Ngoài ra, nguồn nuôi cho thiết bị ngoài trời được đưa qua đường cáp tín hiệu CAT5 nên khá thuận tiện cho việc lắp đặt. ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 96 - Khối trong nhà: Được đặt trong nhà của người dùng đầu cuối. Thiết bị này có chức năng như một Router. Thiết bị ngoài trời và thiết bị trong nhà sẽ được kết nối với nhau bằng một dây cáp truyền tín hiệu điện (theo chuẩn CAT5). Thiết bị trong nhà sẽ được nối với một Switch và sau đó sẽ được nối tới máy tính và thiết bị điện thoại VoIP. e/ Phương án triển khai ứng dụng VoIP Ứng dụng VoIP sẽ được thử nghiệm triển khai một cách độc lập với các thiết bị của mạng truyền dẫn WiMAX. Việc ứng dụng VoIP được triển khai một cách độc lập có ý nghĩa quan trọng với lí do: Khi WiMAX được triển khai thành dịch vụ thì các WiMAX CPE sẽ do các nhà sản xuất thiết bị khác nhau sản xuất, nếu phụ thuộc thiết bị thì sẽ rất khó cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền WiMAX như VoIP. Về mô hình ứng dụng thì mỗi đầu cuối sẽ được trang bị một hoặc một vài điện thoại IP hoặc điện thoại cầm tay IP. Các máy điện thoại này được đánh số nội bộ và có thể gọi lẫn nhau. Khi các máy điện thoại IP thực hiện cuộc gọi đến một thuê bao PSTN thì sẽ bấm một số mở rộng sau đó bấm số cần gọi. Khi các thuê bao từ PSTN, di động muốn gọi đến các điện thoại IP này thì trước hết cần quay số đến một trong hai đường được kết nối với Voice Gatway, sau đó bấm số điện thoại IP cần gọi. Cơ chế làm việc của mạng VoIP trong dự án thử nghiệm này như sau: Tại VDC sẽ đặt một SIP Server (phần mềm và thiết bị phần cứng do USAID trang bị),SIP Server có nhiệm vụ trao đổi tín hiệu cuộc gọi và quản lí các thuê bao điện thoại IP. Phần mềm này được cung cấp với giấy phép sử dụng trong một năm. Khi các điện thoại IP muốn gọi lẫn nhau hoặc muốn gọi ra mạng PSTN thì đều truy nhập đến SIP Server để biết được địa chỉ IP của đích đến, sau đó hai thiết bị gọi và được gọi sẽ làm việc trực tiếp lẫn nhau thông qua giao thức RTP theo mô hình ngang cấp. Số lượng thuê bao VoIP không quá 40 thuê bao. Số lượng đường thoại kết nối tới mạng PSTN là hai đường. Các đường PSTN làm trung kế được cấu hình chỉ cho phép sử dụng cho các cuộc gọi nội tỉnh trong Lào Cai cả hai chiều Bên cạnh thiết bị điện thoại IP SIP, trong dự án này cũng sẽ tiến hành thử nghiệm máy điện thoại cầm tay WiFi VoIP. Đây là thiết bị cầm tay, kết nối tới một điểm truy nhập WiFi để thiết lập cuộc gọi VoIP. Vì ứng dụng VoIP là ứng dụng nhạy cảm về thời gian nên việc áp dụng cả công nghệ WiMAX và WiFi để chạy ứng dụng ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 97 này là một cơ hội tốt để thử nghiệm tích hợp công nghệ thoại qua các kết nối không dây. Hình 20 :Sơ đồ kết nối cho ứng dụng VoIP e/ Kết quả thử nghiệm WiMAX tại Lào Cai Khả năng bao phủ của mạng: Các đầu cuối của dự án được triển khai trong bán kính 5km xung quanh trạm gốc BTS, tuy nhiên kết quả đo kiểm hệ thống do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện tiến hành cho thấy mạng hoạt động tốt ở trạm vi ba Cam Đường với khoảng cách 9,5km. Tính cơ động: Hệ thống WiMAX Lào Cai có kích thước nhỏ gọn, rất dễ dàng cho việc lắp đặt và bảo trì, bảo hành. Các thiết bị WiMAX chỉ dùng nguồn điện thông thường, rất thuận tiện cho việc triển khai và vận hành Khả năng quản lý của mạng: Hệ thống WiMAX được nối với một Server có thể quản lý được việc truy nhập vào ra của các SU. Hệ thống quản lý có chức năng qui định các mức chất lượng và lưu lượng khác nhau cho từng SU. Đánh giá chung về hoạt động của hệ thống WiMAX: ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 98 - Hệ thống đã được lắp đặt và hoạt động khá ổn định - Các thiết bị khách hàng CPE (Customer Premises Equipment) được lắp đặt hiện tại đều nằm trong tầm nhìn thẳng nên có công suất thu được lớn. Khi hoạt động ở tốc độ cao CPE và BS có thể sử dụng các kiểu điều chế tốc độ cao như QAM16, QAM 64 với tỉ lệ lỗi cụm thấp. - Tốc độ download, upload dữ liệu lớn đáp ứng được các yêu cầu dịnh vụ Internet. Hệ thống WiMAX có khả năng cung cấp truy nhập tốc đội tối đa lên đến 10 Mbps theo thiết kế và trong thực tế đạt được 4-5 Mbps trong quá trình thử thiết bị. Các thuê bao trong dự án được cung cấp mức dịch vụ khác nhau tuỳ vào ứng dụng tại từng địa điểm thử nghiệm, với tốc độ tối đa khác nhau từ 512 Kbps tới 4Mbps, hoặc là cam kết về thời gian trễ ít nhất với thuê bao thiên về ứng dụng VoIP như tại nhà ông Vương Trung Thìn. Khoảng cách giữa CPE và BS (Base Station): - Trong điều kiện tầm nhìn thẳng (LOS): tín hiệu vẫn thu được với khoảng cách giữa CPE và BS lên tới 9.5 km và có thể lớn hơn. - Trong điều kiện tầm nhìn không thẳng (NLOS): khả năng hoạt động của hệ thống tùy thuộc vào địa hình, địa vật giữa CPE và BS. Hệ thống đã hoạt động được với khoảng cách 2.2km và có thể lớn hơn. - Anten của CPE là anten định hướng nên SU chỉ thu tốt với những vị trí phù hợp. Tại cùng vị trí đặt SU ở các góc khác nhau, công suất thu, tỉ lệ lỗi bit BER của CPE khác nhau. Hệ thống điện thoại VoIP trên nền WiMAX: Đối với chất lượng thoại VoIP trên nền Công nghệ WiMAX, theo khảo sát của Viện khoa học Kỹ thuật Bưu điện, VDC và Bưu điện tỉnh Lào Cai và Trung tâm CNTT tỉnh Lào Cai cũng như người sử dụng đánh giá thì chất lượng dịch vụ VoIP trên nền công nghệ WiMAX là rất tốt, âm thanh rõ ràng, không có tiếng vọng, không có hiện tượng vỡ tiếng. Các thuê bao VoIP đặt tại BĐ-VHX Vạn Hoà, một xã vùng sâu vùng xa là hoạt động nhiều nhất, phục vụ cho nhu cầu của những hộ dân của xã này. Trung bình mỗi ngày tại đây phát sinh hơn 10 cuộc gọi. Những người dân xung quanh đây chưa có điều kiện trang bị các thuê bao điện thoại PSTN cũng như rất nghèo, nên hệ thống của thử nghiệm đã phát huy tác dụng rất tốt tại điểm này. Các điện thoại VoIP thực hiện nhiều cuộc gọi nhất là tại các điểm Bưu điện Lào Cai, BĐ-VHX Vạn Hòa, Khách sạn Hoa Vinh, Trường THCS Lê Quí Đôn, Trường chuyên cấp 2 Ngô Văn Sở, Trạm y tế xã Bắc Cường và hộ nông dân Vương Trung Thìn. ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 99 Các điểm BĐ-VHX, điểm truy nhập Internet công cộng, các trường học, trạm y tế xã và các hộ dân là những điểm thử nghiệm hết sức thành công, nhu cầu sử dụng Internet và điện thoại VoIP qua hệ thống WiMAX tại những địa điểm thử nghiệm này rất lớn. Các cơ quan chính quyền do đã có sẵn điện thoại PSTN nên nhu cầu sử dụng điện thoại VoIP trong thực tế chưa lớn như mong muốn. Do là công nghệ không dây nên việc triển khai hệ thống diễn ra một cách nhanh chóng, nhất là ở những vùng sâu vùng xa, những nơi mà việc kéo cáp viễn thông là hết sức khó khăn. Toàn bộ thời gian để triển khai tại trạm gốc và 10 điểm đầu cuối chỉ diễn ra trong vòng 1 tuần. Cơ cấu đất tại Lào Cai thường hay diễn ra sạt lở đất thì ưu điểm không dây càng thể hiện rõ hơn. Mô hình 2 Triển khai WiMAX tại Hà Nội của Viettel (bắt đầu 10/2006) Hình 21 :Mô hình triển khaivwimax của Viettel - Thiết bị của hang Acatel (Alvarion) và Motorola (NextNet) cụ thể là: - Khu vực triển khai : nội thành Hà Nội với mô hình điểm – đa điểm - Quy mô :10 trạm tương ứng với 7 điểm phát sóng(1 điểm phát tại Ngõ 35 Núi Trúc đặt 2 trạm và tại điểm 16 pháo đài Láng đặt 3 trạm ) phủ rộng trên các quận nội thành. Hãng SX Base Station CPE (indoor) CPE (outdoor) CPE mobility NextNet 8 40 6 6 Alvarion 2 0 20 0 ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 100 - Dung lượng :khả năng phục vụ của trạm là 3000 khách hàng (hiện tại thử nghiệm trên 72 khách hàng là doanh nghiệp ,văn phòng,hộ gia đình và quán internet công cộng) a/Tính năng của các loại thiết bị Thiết bị đầu cuối trong nhà: - Có tích hợp modem và radio - Nguồn nuôi: điện thế 110/220V - Tốc độ tối đa 10Mbps (download và upload) - Gọn nhẹ dễ sử dụng - Phạm vi hoạt động 32 km với LOS và 2km với NLOS - Không cần cấu hình phần mềm - Chế độ truy nhập 24/24 - Tốc độ truy nhập ổn định trong toàn vùng phủ sóng. - Điều chế linh hoạt 4/16/64 QAM - Tương thích với nhiều thiết bị mạng chẩn phổ thông (như 802.11) - Thích ghợp cho hộ gia đình hoặc văn phỏng nhỏ Thiết bị đầu cuối ngoài trời - Kết nối khe cắm RJ-45 , Nguồn nuôi: điện thế 110/220V ,có gắn thiết bị chống sét - Có tích hợp modem và radio - Tốc độ tối đa 10Mbps (download và upload) - Phạm vi hoạt động 32 km với LOS và 2km với NLOS - Dễ dàng gắn trên tường hoặc trên cột,chịu thời tiết: tốt - Điều chế linh hoạt 4/16/64 QAM - Thích ghợp cho doanh nghiệp ,khu đông dân cư ,thành thị Thiết bị đầu cuối di động - Tốc độ truy nhập 3Mbps/450Kbp (download/upload)tại vị trí tĩnh; 1Mbps/156Kbps (download/upload)khi di chuyển - Tốc độ di chuyển tối đa 100 km/h - Phạm vi hoạt động 32 km với LOS và 2km với NLOS - Có tích hợp modem và radio - Công suất lớn phù hợp với mọi điều kiện môi trường - Thích hợp với các loại phương tiện giao thông ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 101 - Chế độ truy nhập 24/24 - Không cần cấu bộ cài riêng biệt. - Điều chế linh hoạt 4/16/64 QAM b/ triển khai và cấu hình thiết bị - Cấu hình với 8 thiết bị của NextNet - Tần số 3.3 GHz ,độ rộng kênh 3.5MHz - Tốc dộ hỗ trợ 10Mbps/sector - Góc mở của antennal 90 độ/secter - Công nghệ TDD - Công suất của BaseStation :33dBm (2 watts) - Độ tăng ích của CPE: - RSU :13.4 dBi - OSU 13.4dBi - MSU:phụ thuộc vào vị trí của thiết bị - Các kênh tần số sử dụng: 3344.75 - 3348.24 - 3394.75 và 3398.25 (MHz) Cấu hình với 8 thiết bị của Alvarion - Tx=3343MHz , Rx=3393 MHz - Băng thông sử dụng là:2*7MHz - Công nghệ TDD - Công suất của BaseStation :30dBm (1 watt) - Số secter là 1/1 trạm - Số kênh tần số : 1 tần số /1 sector - Tốc dộ hỗ trợ 18Mbps/sector - Góc mở của antennal 90 độ/secter - Góc ngẩng của anten :-5 độ Bảng 12 vị trí và cấu hình chi tiết các thiết bị thử nghiệm của Viettel Stt Tên trạm Vị trí Số trạm Lại anten Cấu hình 1 HNI101 Khu tập thể đại học THủy Lợi 1 sector  Tần số : F1=2348.25MHz  Góc lệch anten (so với hướng bắc):320 độ  Góc nghiêng :-3 độ  Độ cao anten: 30m 2 HNI34 Ngõ 35 2 sector  BS1 ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 102 0 Núi Trúc  Tần số : F1=3348.25MHz  Góc lệch anten (so với hướng bắc):1400 độ  Góc nghiêng :-2 độ  Độ cao anten: trên 30m  BS2  Tần số : F1=3394.75MHz  Góc lệch anten (so với hướng bắc):220 độ  Góc nghiêng :-2 độ  Độ cao anten: 60m 3 HNI28 16 pháo đài Láng 3 Sector  BS1  Tần số : F=3348.25MHz  Góc lệch anten (so với hướng bắc):160 độ  Góc nghiêng :-5 độ  Độ cao anten: 60m  BS2  Tần số : F=3394.75MHz  Góc lệch anten (so với hướng bắc):320 độ  Góc nghiêng :-4 độ  Độ cao anten: 60m  BS3 (thiết bị của Alvarion)  Tần số : Tx=3343MHz ,Rx=3393MHz  Góc lệch anten (so với hướng bắc):120 độ  Góc nghiêng :-4 độ  Độ cao anten: 60m 4 HNI08 Số 8 Tràng Thi 1 Sector  Tần số : F=3344.75MHz  Góc lệch anten (so với hướng bắc):320 độ  Góc nghiêng :-3 độ  Độ cao anten: 30m 5 HNI86 Ngõ Dịch Vọng 1 sector  Tần số : F=3344.75MHz  Góc lệch anten (so với hướng bắc):90 độ  Góc nghiêng :-4 độ  Độ cao anten: 30m 6 HNI30 6 Số 20 ngõ 515 1 Sector  Tần số : F=3398.25MHz  Góc lệch anten (so với hướng ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 103 Hoàng Hoa Thám bắc):140độ  Góc nghiêng :-2 độ  Độ cao anten: 30m 7 HNI85 Thôn đông – Xuân Đỉnh 1 omni  (thiết bị của Alvarion)  Tần số : Tx=3343MHz ,Rx=3393MHz  Tần số : F1=2348.25MHz  Góc lệch anten (so với hướng bắc):360 độ  Độ cao anten: 30m c/ các dịch vụ thử nghiệm Viettel yêu cầu đảm bảo chất lượng tốt trên các thiết với các dịch vụ: - VoIP - Video Conference - Multimedia Streaming - Truy cập internet tốc độ cao - Mobility d/ kết quả thu được Các chỉ tiêu về công nghệ Cách thức đánh giá: - Đo tại giao diện mạng:đo lưu lượng (MRTG).đo dộ trễ… - Đo drive test:sử dụng MS đo chất lượng tín hiệu ,tốc độ dữ liệu tại nhiều khu vực có địa hình khác nhau - Đo các thông số vô tuyến như:độ nhạy, nhiễu đồng kênh,nhiễu kênh liền kề,công suất phát tại các trạm gốc và các trạm thuê bao - Đo các thông số hệ thong như thông lượng,độ trễ gói tin - Đo các đặc tính của hệ thống :khả năng tự điều chỉnh công suất phát hướng lên và hướng xuống,chất lượng QoS Sau đây là những số liệu cụ thể Các thông số Giá trị Tham số về Số lượng cell/sector 19 Tần số hoạt động 2500MHz ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 104 BS và MS Phương thức truyền TDD Băng thông kênh 10MHz Khoảng cách giưỡ các BS 2.8 km Khoảng cách tối thiểu gữa các BS và các thiết bị mobile 36m Mô hình antennal 70độ(-3dB 20dBfront-back) Độ cao BS 32m Độ cao MS 1.5m Độ lợi anten BS 15dBi Độ lợi anten MS -1dBI Công suất phát tối đa của BS 43dBm Công suất phát tối đa của mobile 23dBm Số anten thu phát của 1 BS Tx:2 hoặc4, Rx 2 hoặc 4 Số anten thu phát của 1 MS Tx :1 ;Rx:2 Tham số nhiễu BS 4dB Tham số nhiễu MS 7dB Quỹ công suất Trạm gốc Công suất phát của mỗi anten 10W Số anten 2 Độ tăng ích kết hợi Cyclic 3dB Độ tăng ích của anten phát 15dBi Độ tăng ích pilot -0.7dB EIRP 57.3dBm Số lượng sóng mang con được sử dụng 840 Công suất của sóng mang con được sử dụng 28.1dBm Thiết bị Tăng ích anten thu -1 dBi ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 105 đầu cuối Tăng ích phân tập thu 3dB Nhiễu thu 7dB dự trữ fading Fading đa đường 5.56dB Fading nhanh 6.0dB Dự trữ nhiễu 2dB Xuy hao xuyên âm 10db Tổng dự trữ fading 23,56dB Độ nhạy máy thu Tạp âm nhiệt 174dBm/Hz Khoảng cách sóng mang con 10.94KHz Kiểu điều chế QPSK1/8 SNR yêu càu -3.31dB Phạm vi khoảng cách ô giới hạn 0.82 Độ nhạy thu (cho mỗi sóng mang con) -129.9dBm Độ nhạy thu tổng hợp -100.7dBm Tăng ích hệ thống 160dB Suy hao đường truền tối đa cho phép 136.4dB Bảng 13: Kết quả số liệu sau thử nghiện thu được của Viettel - Với NLOS với khoảng cách 2-3 km tốc độ có thể đạt 3Mbps/1Mbps (down/up) - Trong điều kiện thời tiết xấu và nhiễu của các loại sóng vô tuyến khác :chất lượng dịch vụ vẫn đảm bảo. - Với tiêu trí dung lượng trạm: tập trung ngần 30 thiết bị đầu cuối tại 1 tòa nhà, cho hoạt động liên tục, ngay tại giờ cao điểm WiMAX vẫn cho chất lượng tốt và không xảy ra tắc nghẽn Nhận xét: Cả 4 công ty thử nghiệm công nghệ WiMAX tại Việt Nam đều có đặc điểm chung như: ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 106 - Các dịch vụ cung cấp mà doanh nghiệp cung cấp chưa phong phú .Các dịch vụ thử nghiệm chủ yếu là dịch vụ VoIP nội mạng và truy nhập Internet vô tuyến. - Chưa có hệ thống quản lý, tính cước - Mô hình thử nghiệm của nhỏ nên việc đánh giá thực sự chất lượng chưa hoàn toàn chính xác, Số lượng trạm thu phát còn ít nên hạn chế khả năng phủ sóng, do đó thử nghiệm chưa thực sự đánh giá được tiềm năng và các vấn đề phát sinh khác khi triển khai hệ thống trên diện rộng - Tất cả các doanh nghiệp này đều có su hướng muốn triển khai mô hình WiMAX đi động. Qua thời gian thử nghiệm VNPT cho rằng, công nghệ WiMAX cố định đã cho kết quả tốt và đã sẵn sàng để đưa vào triển khai trong thực tế và dễ dàng triển khai một cách nhanh chóng cho bất kỳ địa điểm vùng sâu vùng xa nào.Tuy nhiên trước tình hình phát triển của WiMAX di dộng và su hướng của các nhà sản xuất thiế bị cũng như nhu cầu của thị trường. Do đó Việt Nam phải cân nhắc nên triển khai loại WiMAX nào cho phù hợp. Kết luận WiMAX là công nghệ có nhiều ưu điểm nổi trội như: Băng thông rộng,cự ly truyền xa (trong môi cả 2 môi trường LOS và NLOS), tự động điều chỉnh thích nghi…v v..do đó có thể sử dụng hiệu quả trong các môi trường địa hình phức tạp,bị che chắn trong mạng truy nhập băng rộng Thực tế có nhiều rào cản đặt ra cho việc đem công nghệ WiMAX vào Việt Nam như giá thiết bị ,băng tần ,tính kinh tế.Các dịch vụ thử nghiệm đã cho kết quả tốt nhưng chưa thực sự đánh giá được tiềm năng thật của hệ thống. WiMAX là công nghệ mới,chưa có mô hình thương mại thành công nào trước đây Do vậy, Việt Nam đã xem xét nhiều yếu tố như lưu lượng thông tin, số lượng thuê bao từng khu vực … trong việc quyết định triển khai WiMAX, đảm bảo đón đầu được công nghệ, nhưng không triển khai quá rộng rãi khi chưa thực sự hiệu quả. Qua chương này ta cũng thấy rõ những thuận lợi và khó khăn khi triển khai rộng rãi WiMAX tại Việt Nam.Dựa vào những gì đã tìm hiểu có thể thấy rằng WiMAX là một công nghệ rất phù hợp với đặc điểmcủa Việt Nam. ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 107 Tổng Kết Bản khóa luận này đã nêu một cách tổng quát về các công nghệ truy nhập băng rộng .Với phần tìm hiểu về cấu trúc mạng và những kỹ thuật được hỗ trợ trong hệ thống WIMAX ta thấy được cơ sở cho những những đặc tính ưu việt của hệ thống.Qua những tìm hiểu sơ lược ta thấy công nghệ WiMAX là một công nghệ có nhiều ưu điểm nhất hiện nay . Luận văn cũng khái quát tình hình phát triển về công nghệ và thiết bị cùng với những kết quả đã đạt được trong triển khai thử nghiệm công nghệ này trên thế giới và Việt Nam.với những đặc thù riêng của Việt Nam ta thấy được những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng và triển khai rộng rãi công nghệ này. Đây là công nghệ còn đang trong giai đoạn thử nghiệm không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giới do đó các thiết bị cho công nghệ này chưa được sản xuất hàng loạt và giá thành thiết bị còn khá cao.Nhưng về mặt kỹ thuật ta thấy WiMAX đã sử dụng những công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay và đang từng bước được hoàn thiện việc chuẩn hóa.Nếu phải lựa chọn một công nghệ thì WiMAX là một công nghệ tốt nhất để triển khai mạng truy nhập băng rộng tốc độ cao trên cả nước. ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN ĐT-VT ______________________________________________________________________ Luận văn:”Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam” 108 Tài liệu tham khảo [1] Báo cáo triển khai cung cấp truy nhập Internet, đa dịch vụ cho các vùng nông thôn, vùng xa – VNPT tháng 11 năm 2006 -2007 [2] Bài giảng CÔNG NGHỆ WIMAX-Nguyễn Việt Hùng – Học viện CNBCVT [3] Các nguồn tư liệu, số liệu thống kê của Bộ KHĐT, Tổng cục Thống kê. [4] Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ - Viện KHKT Bưu Điện- nhà xuất bản bưu điện 2007 [5] Luận văn thạc sỹ - Nguyễn Thị Oanh-2006 mã số :2.07.00 .ĐH Quốc Gia Hà Nội [6] Fixed, Nomadic, Portable and Mobile Applications for 802.16-2004 and 802.16e WIMAX networks. WiMAX Forum [7] IEEE 802.11 Working Group (2007-06-12). IEEE 802.11-2007: Wireless LAN Medium Access Control (MAC) and Physical Layer (PHY) Specifications. ISBN 0-7381-5656-9. [8] IEEE 802.16-2004.IEEE October 2004, IEEE 802.16e-2005.IEEE 28February 2006 [9] Michel D Gallaher (2005),Alliance for telecommunication industry solution board ò directs meeting. [10] SR Telecoms. White paper 2004 [4]. Can WIMAX address your Application? WiMAX Forum [11]. WiMAX Introduction. Magaret LaBrecque April 10th, 2003 [12]Website :www.vnpt.com.vn/tapchibcvt [13] Website :www.WiMAXforum.org [14] Website : [15] Website :ttp://vntelecom.org/diendan/showthread.php?t=25 [16] Website: (VnMedia - Công nghệ - Chuyên đề WiMAX)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu khả năng ứng dụng wimax tại việt nam.pdf
Luận văn liên quan