Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại_ Đh Luật Hà Nội

MỤC LỤC Trang A. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ: 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NQTM VÀ PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI: 1 1. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại: 1 1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại: 1.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại: 1 1.2.1. Về chủ thể của nhượng quyền thương mại: 1 1.2.2. Về đối tượng của nhượng quyền thương mại: 1 1.2.3. Nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền: 2 1.2.4. Nhượng quyền thương mại mang tính hệ thống và đồng nhất: 2 1.2.5. Hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại thường dẫn tới hệ quả làm bóp méo cạnh tranh 2 2. Khái quát chung về pháp luật về nhượng quyền thương mại: 2 2.1. Khái niệm pháp luật về nhượng quyền thương mại: 2 2.2. Vai trò của pháp luật về nhượng quyền thương mại: 2 II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM: 2 1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại: 2 1.1. Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại: 2 1.2. Về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại: 3 1.3. Về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại: 3 1.4. Về việc công bố thông tin: 4 1.5. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại: 4 1.6. Ngôn ngữ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại: 7 1.7. Chuyển giao quyền thương mại: 7 2. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: 7 2.1. Chủ thể tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: 7 2.2. Cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: 7 2.3. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: 8 2.4. Xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: 8 3. Xử lí vi phạm hành chính trong hoạt động nhượng quyền thương mại: 8 4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại: 9 4.1. Bộ thương mại ( hiện nay là Bộ Công thương ): 9 4.2. Bộ Tài chính: 9 4.3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: 9 4.4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 10 III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI: 10 1. Thực trạng pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam: 10 1.1. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam thời gian qua: 10 1.1.1. Kinh doanh nhượng quyền của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt nam: 10 1.1.2. Kinh doanh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt nam: 11 1.2. Xu hướng phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại:ở Việt Nam trong thời gian tới. 11 1.2.1. Cơ hội phát triển của nhượng quyền thương mại tại Việt nam 11 - Thứ nhất: đời sống của người dân ngày càng cao: 11 - Thứ hai: nhượng quyền thương mại rất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm đa số ở Việt Nam hiện nay: 11 - Thứ ba: Việt nam có nhiều kĩnh vực phù hợp với mô hình nhượng quyền thương mại: 11 - Thứ tư: Việt nam có nhiều điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội lý tưởng cho nhượng quyền thương mại phát triển: 12 1.2.2. Thách thức đặt ra đối với hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới: 12 a. Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế: 12 b. Các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được đầy đủ về nhượng quyền thương mại: 12 - Thứ nhất: đa số các doanh nghiệp chưa có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về NQTM. 12 - Thứ hai: khả năng quản lý của các doanh nghiệp còn yếu 12 - Thứ ba: những bài học kinh nghiệm về NQTM tại Việt Nam chưa nhiều 12 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: 13 2.1. Đối với nhà nước tiếp tục hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại: 13 2.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện: 13 - Thứ nhất: Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại: 13 - Thứ hai: Đảm bảo tính tương thích với pháp luật các nước và pháp luật quốc tế: 13 2.1.2. Các giải pháp cụ thể về việc hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại: 13 - Thứ nhất: Về điều kiện chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại: 13 - Thứ hai: Về đối tượng Sở hữu công nghiệp trong nhượng quyền thương mại: 13 - Thứ ba: Về hợp đồng nhượng quyền thương mại: 14 - Thứ tư: Về đăng ký nhượng quyền thương mại: 14 - Thứ năm: Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền 14 - Thứ sáu: Cần quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể hơn, để có thể áp dụng được trong thực tiễn 15 2.2. Đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền: 15 2.2.1. Sớm thành lập hiệp hội về nhượng quyền thương mại: 15 2.2.2. Tìm hiểu kỹ pháp luật về nhượng quyền thương mại trước khi tiến hành kinh doanh: 15 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 15 CHÚ GIẢI 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3883 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại_ Đh Luật Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong hoạt động kinh doanh của mình. 1.2.2. Về đối tượng của nhượng quyền thương mại: Đối tượng của NQTM là “quyền thương mại”, đây là một khái niệm “trừu tượng” có mối liên hệ đặc biệt với các đối tượng sở hữu trí tuệ (SHTT). Nội dung cơ bản quyền thương mại chính là các yếu tố SHTT. Tuy nhiên, chúng ta không thể coi QTM là phép cộng đơn giản của các yếu tố đó mà chỉ có thể coi đó là trung tâm của QTM, bên cạnh đó còn có rất nhiều quyền năng khác. Tất cả các quyền năng đó phối hợp với nhau tạo nên đối tượng của NQTM là QTM. Từ đó tạo nên sự khác biệt của cơ sở kinh doanh trong hệ thống NQTM, giúp phân biệt với các cơ sở kinh doanh khác là đối thủ cạnh tranh. 1.2.3. Nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền: Giống như các quan hệ kinh tế khác luôn đòi hỏi phải thiết lập mối liên hệ giữa các bên với nhau, song NQTM thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên nhượng quyền phải hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật, đào tạo nhân viên cho bên nhận quyền, đồng thời bên nhận nhượng quyền không thể tự mình sáng tạo thêm các ý tưởng mới trong kinh doanh mà phải tuân thủ tuyệt đối. Việc kiểm tra, giám sát vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của bên nhượng quyền nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống. Thậm chí khi hợp đồng NQTM chấm dứt các chủ thể này vẫn có mối quan hệ với nhau. 1.2.4. Nhượng quyền thương mại mang tính hệ thống và đồng nhất: NQTM là sự phát triển đồng bộ một thương hiệu tạo ra sự thống nhất một hình ảnh các cửa hàng, để khách hàng vào bất cứ cơ sở, cửa hàng nào trong hệ thống cũng đều cảm thấy thoải mái, hài lòng như nhau. Hệ thống nhượng quyền như một guồng máy mà mỗi cửa hàng, cơ sở là một mắt xích, để tạo nên chỉnh thể đó. Đây là điểm nhạy cảm của NQTM nó có thể giúp phát triển danh tiếng của hàng hóa, nhượng quyền một cách nhanh chóng đồng thời cũng có thể làm cho uy tín xây dựng trong một thời gian dài của sản phẩm nhượng quyền sụp đổ. 1.2.5. Hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại thường dẫn tới hệ quả làm bóp méo cạnh tranh Hợp đồng NQTM có thể có quy định về vấn đề phân chia thị trường, bao gồm phân chia lãnh thổ (khu vực kinh doanh) và phân chia khách hàng. Ngoài ra, hợp đồng NQTM còn thường có các quy định về việc ấn định giá bán cho các thành viên của hệ thống NQTM, các quy định ràng buộc bên nhận quyền nhằm duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống NQTM. Những quy định này của hợp đồng NQTM thường dẫn đến hạn chế cạnh tranh và có thể phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. 2. Khái quát chung về pháp luật về nhượng quyền thương mại: 2.1. Khái niệm pháp luật về nhượng quyền thương mại: “Pháp luật về nhượng quyền thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động NQTM.”(2) 2.2. Vai trò của pháp luật về nhượng quyền thương mại: - Thứ nhất: pháp luật về NQTM đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động NQTM diễn ra một cách lành mạnh. Pháp luật sẽ có những hướng dẫn đúng mực cho các doanh nghiệp để có thể đi đến thành công trong kinh doanh. - Thứ hai: pháp luật về NQTM bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ nhượng quyền và lợi ích của toàn xã hội. Khi pháp luật đã đảm bảo được lợi ích của các bên thì tức là sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động NQTM. II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM: 1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại: 1.1. Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại: Chủ thể của hợp đồng NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền: - Thứ nhất: Đối với bên nhượng quyền được phép cấp QTM khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2006: Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 35/2006 quy định: “Hệ thống kinh doanh dự định dùng nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất là 1 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận nhượng quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân đó phải kinh doanh theo phương thức NQTM ít nhất là 1 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại QTM”. Pháp luật quy định khoảng thời gian như vậy để doanh nghiệp có thời gian xây dựng thương hiệu, tạo được uy tín trong lòng người tiêu dùng và đối với các đối tác tương lai, lập kế hoạch chuẩn bị cho việc nhượng quyền được chu đáo, từ đó giúp doanh nghiệp hạn chế được mức thấp nhất những rủi do có thể xảy ra. Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 35/2006 quy định: “Đã đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 nghị định này.”. Việc đăng ký hoạt động NQTM giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động NQTM, đảm bảo sự an toàn của hoạt động kinh doanh này. Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 35/2006 quy định: “Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của QTM không vi phạm các quy định tại điều 7 của Nghị định này.”. Hiện nay danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện được quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Việc quy định như vậy không chỉ đảm bảo cho hoạt động NQTM được an toàn mà còn giúp đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa… - Thứ hai: Đối với bên nhận nhượng quyền, tại Điều 6 Nghị định 35 quy định điều kiện: “Thương nhân được phép nhận QTM khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của QTM”. Quy định này giúp cho bên nhận nhượng quyền có thể tiết kiệm được thời gian làm quen với ngành nghề mới và có thể tận dụng được những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về lĩnh vực đó, từ đó tránh được những thất bại không đáng có với bên nhận nhượng quyền. 1.2. Về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại: Hình thức này có thể thể hiện dưới dạng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể, tuy nhiên do tính chất phức tạp của quan hệ NQTM, khả năng phát sinh tranh chấp là rất lớn vì thế Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp đồng NQTM phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Hiện nay, kỹ thuật công nghệ phát triển, các hình thức có giá trị tương đương văn bản như fax, thư điện tử,...được các chủ thể sử dụng nhiều để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho các bên vì thế pháp luật cũng thừa nhận việc kí kết hợp đồng bằng những hình thức này. 1.3. Về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại: Đối tượng của hợp đồng NQTM là quyền thương mại - một khái niệm khá “trừu tượng”, vì thế tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006 đã giải thích khá rõ về QTM, theo đó: “Quyền thương mại” bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây: “a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền; b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung; c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung; d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.” Chỉ cần có sự chuyển giao một trong các quyền trên đây giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền là đã xuất hiện một hợp đồng NQTM. Một đặc trưng của QTM là luôn lấy các đối tượng của SHCN làm trọng tâm, vì thế để tránh chồng chéo khi quản lý, khoản 1 Điều 10 Nghị định 35 đã quy định về các đối tượng SHCN trong NQTM. Theo đó, nếu bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền sử dụng các đối tượng SHCN và các nội dung của QTM thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng đó có thể lập thành một phần riêng trong hợp đồng NQTM. Một quy định quan trọng của pháp luật điều chỉnh đối với nội dung này tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 35 quy định: “Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp.”. Theo quy định của luật SHTT thì đối tượng SHCN bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Pháp luật về NQTM sẽ không điều chỉnh quan hệ về chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của SHCN mà quan hệ đó do pháp luật về SHTT điều chỉnh. 1.4. Về việc công bố thông tin: Theo Điều 8 Nghị định 35/2006 đã quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền, theo đó bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao của hợp đồng NQTM, mẫu và bản giới thiệu về NQTM của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng NQTM nếu các bên không có thỏa thuận nào khác. Bởi vì bên nhận nhượng quyền luôn là bên phải gánh chịu nhiều trách nhiệm hơn nên những quy định như vậy sẽ tạo sự bình đẳng đối với bên nhận nhượng quyền. Để đảm bảo quyền lợi của bên nhận quyền lại từ bên nhượng quyền thứ cấp phải cung cấp thông tin về bên nhượng quyền đã cấp QTM cho mình, nội dung của hợp đồng NQTM chung và cách xử lý các hợp đồng NQTM thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng NQTM chung. Không chỉ có bên nhượng quyền có trách nhiệm này mà bên dự kiến nhận quyền cũng phải gánh vác trách nhiệm này. Theo quy định tại Điều 19 của nghị định 35, bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho bên nhượng quyền các thông tin mà bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để bên nhượng quyền quyết định việc trao QTM cho bên dự kiến nhận nhượng quyền. Xuất phát từ tính chất quan trọng của đối tượng hợp đồng mà bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận nhượng quyền, đó là uy tín, thành công của bên nhượng quyền, bí mật kinh doanh, bí quyết quản lý,..tất cả quyết định sự sống còn của hàng hóa dịch vụ của bên nhượng quyền. 1.5. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại: Pháp luật chỉ đưa ra các nội dung cơ bản, chủ yếu tạo ra xương sống cho hợp đồng, còn các bên sẽ thỏa thuận chi tiết cho phù hợp với điều kiện của mình. Theo Điều 11 nghị định 35 quy định: Hợp đồng NQTM có thể có 6 nội dung sau đây: a. Theo khoản 1 Điều 11 nghị định 35 quy định về: Nội dung của nhượng quyền thương mại: Đây chính là điều khoản xác định đối tượng của hợp đồng, được coi là trung tâm của hợp đồng, nó có ảnh hưởng tới mọi điều khoản khác trong hợp đồng b. Theo khoản 2 Điều 11 nghị định 35 quy định về: Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền và nghĩa vụ cụ thể của bên nhượng quyền và bên nhận quyền do các bên thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì theo điều 286, 287, 288, và 289 Luật Thương mại 2005, các bên có quyền và nghĩa vụ sau đây: - Đối với bên nhượng quyền: Thương nhân nhượng quyền có 3 quyền cơ bản là: Thứ nhất: là nhận tiền nhượng quyền; Thứ hai: là tổ chức quảng cáo cho hệ thống NQTM và mạng lưới NQTM; Thứ ba: là kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận nhượng quyền đảm bảo sự thống nhất của hệ thống NQTM và sự ổn định của chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Đây là quyền năng đặc trưng mà bên nhượng quyền có được trong quan hệ NQTM so với các quan hệ khác. Đi đôi với quyền năng, bên nhượng quyền cũng có những nhiệm vụ nhất định. Bên nhượng quyền phải cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống NQTM cho bên nhận nhượng quyền. Đồng thời bên nhượng quyền phải có trách nhiệm đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống NQTM. Bên cạnh đó “ thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng và cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền” cũng là một nghĩa vụ của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có trách nhiệm phân chia lãnh thổ NQTM, tránh sự tranh giành lãnh thổ giữa các bên nhận nhượng quyền đồng thời đảm bảo sự phân bổ các cơ sở được đồng đều, rộng khắp. Ngoài ra bên nhượng quyền phải đảm bảo quyền SHTT đối với đối tượng ghi trong hợp đồng nhượng quyền. - Đối với bên nhận quyền: Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền được quy định tại Điều 288, 289 Luật thương mại 2005. Nhìn chung bên nhận quyền “yếu thế” hơn bên nhượng quyền vì bên nhượng quyền là chủ sở hữu của các đối tượng nhượng quyền mà bên nhận được chuyển giao để sử dụng. Vì thế nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền cũng đặt ra nhiều hơn. Các nghĩa vụ đặt ra như nghĩa vụ tài chính trả tiền nhượng quyền, các khoản thanh toán khác theo hợp đồng NQTM. Nghĩa vụ đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền như: đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao và điều hành hoạt động chúng cho phù hợp với hệ thống NQTM; nghĩa vụ đảm bảo các tài sản của bên nhượng quyền khi chấm dứt hợp đồng; giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền kể cả sau khi hợp đồng NQTM chấm dứt hoặc kết thúc; … Đây là nghĩa vụ rất quan trọng mà bên nhận nhượng quyền phải thực hiện một cách thật nghiêm túc kể cả khi hợp đồng đã chấm dứt. Ngoài ra bên nhận quyền không được phép nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Việc nhượng quyền lại cho bên thứ ba được Luật Thương mại 2005 quy định tại Điều 290. Chính vì bên nhận nhượng quyền phải gánh chịu những nghĩa vụ nên đòi hỏi bên nhượng quyền phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với bên nhận nhượng quyền để đảm bảo các quyền lợi của bên nhận nhượng quyền đồng thời đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền. c. Theo khoản 4 Điều 11 nghị định 35 quy định về: Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán. Điều khoản này do các bên thỏa thuận. Pháp luật không quy định mức giá cố định cho từng hàng hóa mà các bên căn cứ vào uy tín của hàng hóa, khu vực nhượng quyền và nhu cầu của thị trường, … để quyết định giá, phí thanh toán. Đồng thời lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp với điều kiện của các bên. Pháp luật quy định như vậy đảm bảo quản lý ở tầm vĩ mô không can thiệp quá sâu vào quan hệ giữa các bên. d. Theo khoản 5 Điều 11 nghị định 35 quy định về: “Thời hạn hiệu lực và gia hạn hợp đồng.” Pháp luật Việt Nam không quy định một thời hạn cố định mà thời hạn của hợp đồng do các bên tự quyết định. Bên cạnh đó tại Điều 13 Nghị định 35 cũng quy định: Hợp đồng có thể chấm dứt trước thời hạn trong trường hợp quy định tại điều 16 của Nghị định, đó là các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Điều này nhằm đảm bảo được quyền lợi của các bên khi bên kia có hành vi vi phạm. Nghị định 35 cũng quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tại điều 14 theo hướng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nếu không có sự thỏa thuận khác thì hợp đồng NQTM có hiệu lực tức thời tại thời điểm giao kết. Theo Điều 404 Bộ luật dân sự 2005, có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng theo các trường hợp sau: “1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. 2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. 3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.” Tuy nhiên đối với phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu SHTT thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về SHTT. Theo đó căn cứ vào khoản 2 Điều 148 Luật SHTT 2005 thời điểm có hiệu lực của phần này như sau: Đối với các loại quyền SHCN được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 6 của luật này. Hợp đồng sử dụng các đối tượng của SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi có đăng ký tại một cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Quy định chỉ áp dụng với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Riêng đối với tên thương mại không được chuyển giao vì vậy luật SHTT không quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng này. Khi hợp đồng hết thời hạn các bên có thể thỏa thuận gia hạn hợp đồng. Đồng thời các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hết hiệu lực của hợp đồng. e. Theo khoản 6 Điều 11 nghị định 35 quy định về: Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại Thông thường hợp đồng NQTM sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau: * Hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên không có thỏa thuận gia hạn. * Hợp đồng chưa hết thời hạn thực hiện nhưng các bên có thỏa thuận chấm dứt. * Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Việc quy định quyền năng này để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra cho bên bị vi phạm. Theo điều 16 Nghị định 35 các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM trong các trường hợp sau: - Đối với bên nhận quyền: Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM trong trường hợp bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ sau: + cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; + đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; + vụ thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền; + bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền; + đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại. - Đối với bên nhượng quyền: Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM trong các trường hợp sau: + Bên nhận quyền không còn giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức NQTM + Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam + Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống NQTM. + Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng NQTM trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ bên nhượng quyền. f) Giải quyết tranh chấp: Hợp đồng NQTM là một loại hợp đồng trong thương mại nên cơ chế giải quyết tranh chấp cho hợp đồng này cũng giống cơ chế giải quyết tranh chấp cho những hợp đồng trong thương mại khác. Điều 317 Luật thương mại 2005 quy định hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm: hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải; giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh, các bên trong hợp đồng NQTM có quyền tự do lựa chọn một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp nói trên để giải quyết các tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. 1.6. Ngôn ngữ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại: Theo điều 12 Nghị định 35/2006 đối với những hợp đồng NQTM lập tại Việt Nam và thực hiện tại Việt Nam thì việc lập bằng tiếng việt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc thực hiện hợp đồng và tạo thuận lợi cho các cơ quan trong hoạt động quản lý. Còn đối với trường hợp nhượng quyền từ việt Nam ra nước ngoài thì ngôn ngữ của hợp đồng NQTM do các bên thỏa thuận. Đây là hợp đồng NQTM được thực hiện ở nước ngoài nên việc để các bên lựa chọn ngôn ngữ nào cho thuận lợi với cả hai bên là hợp lý. 1.7. Chuyển giao quyền thương mại: Việc chuyển giao QTM thực chất là việc thay đổi chủ thể của hợp đồng NQTM (thay đổi bên nhận quyền) nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hợp đồng NQTM ban đầu, vì vậy, tại Điều 15 Nghị định 35 đã quy định rất chặt chẽ về vấn đề này. Từ các điều kiện được chuyển giao, thủ tục chuyển giao, các trường hợp bên nhượng quyền trực tiếp được từ chối việc chuyển giao QTM. 2. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: 2.1. Chủ thể tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 35 thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến kinh doanh nhượng quyền phải đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành hoạt động NQTM. Trách nhiệm này thuộc về bên dự kiến nhượng quyền bởi lẽ chủ thể này là chủ sở hữu của QTM sẽ được chuyển giao vì thế sẽ có được những thông tin đầy đủ, cần thiết về hoạt động nhượng quyền của mình. Hơn nữa vai trò của bên nhượng quyền là vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công của hoạt động nhượng quyền, trong khi đó việc nhân rộng mô hình kinh doanh này sẽ có những tác động nhất định đến nền kinh tế. Chính vì những lý do trên mà nhà nước phải kiểm tra đánh giá xem bên nhượng quyền có đủ điều kiện kinh doanh NQTM hay không, QTM dự định chuyển giao có hợp pháp hay không. 2.2. Cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: Nghị định 35/2006 và Thông tư 09/2006 đã có sự phân cấp các cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động NQTM như sau: - Bộ thương mại (hiện nay là Bộ Công thương): Bộ Công thương thực hiện đăng ký hoạt động NQTM từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm cả hoạt động NQTM từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc các khu hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam và nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm cả hoạt động NQTM từ lãnh thổ Việt Nam vào khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc khu hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Sở thương mại, Sở thương mại và du lịch (hiện nay là Sở Công thương): Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký đối với hoạt động NQTM trong nước. Trừ trường hợp chuyển giao qua ranh giới khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phân cấp thẩm quyền đăng ký hoạt động NQTM rõ ràng như trên cũng phù hợp với chức năng quyền hạn của Bộ Công thương và Sở Công thương. Tuy nhiên hiện nay hoạt động NQTM từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc khu vực hải quan riêng ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam vẫn chưa được quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký. Điều này sẽ gây cho doanh nghiệp sự lúng túng khi tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền của mình. Thông tư 09/2006 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đăng ký trong quá trình đăng ký nhượng quyền cho các chủ thể. Trách nhiệm đó gồm: trách nhiệm công bố những hướng dẫn về đăng ký NQTM; trách nhiệm đảm bảo đăng ký trong thời gian nhanh chóng (5 ngày), cập nhật thông tin về tình hình đăng ký để các chủ thể có thể theo dõi; trách nhiệm lưu trữ hồ sơ; trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động NQTM theo thẩm quyền và các trách nhiệm khác. 2.3. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: Nghị định 35/2006 và thông tư 09/2006 đã quy định cụ thể chi tiết từng bước trong quá trình đăng ký nhượng quyền, đưa ra thời gian cụ thể mà cơ quan tiến hành đăng ký phải trả lời các thương nhân. Theo đó bên dự kiến nhượng quyền phải gửi hồ sơ đăng ký hoạt động NQTM đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo điều 19 Nghị định 35/2006 hồ sơ đăng ký bao gồm: - Đơn đề nghị đăng ký hoạt động NQTM theo mẫu do BTM hướng dẫn - Bản giới thiệu về NQTM theo mẫu do BTM quy định - Các văn bản xác nhận về: + Tư cách pháp lý của bên dự kiến NQTM + Văn bản bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng SHCN đã được cấp văn bằng bảo hộ. Thông tư 09/2006 đã cụ thể hóa quy định này. Qua đó thông tư đã quy định về hồ sơ đăng ký tại Bộ Công thương và Sở Công thương riêng. Khi thương nhân đã có đủ hồ sơ như luật định sẽ gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm tiến hành thủ tục để đăng ký hoạt động NQTM cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và vào sổ đăng ký hoạt động NQTM và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ trong tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản cho thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ. Thương nhân đăng ký hoạt động NQTM có quyền đề nghị cơ quan đăng ký giải thích về những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm trả lời đề nghị của thương nhân. Vấn đề đăng ký lại hoạt động NQTM trong nước khi chuyển địa điểm trụ sở chính sang tỉnh khác cũng được quy định tại Thông tư 09/2006. Pháp luật về NQTM quy định về việc thông báo thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động NQTM tại Điều 21 Nghị định 35/2006 và cụ thể hóa tại mục III thông tư 09/2006. 2.4. Xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: Theo Điều 22 Nghị định 35 đăng ký hoạt động NQTM của thương nhân bị xóa trong trường hợp sau: - Thương nhân kinh doanh NQTM ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi nghành nghề kinh doanh. - Thương nhân bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư. Cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động NQTM có trách nhiệm công bố công khai và xó đăng ký này. 3. Xử lí vi phạm hành chính trong hoạt động nhượng quyền thương mại: Căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật về NQTM bị xử lý theo các hình thức sau: + Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. + Bồi thường thiệt hại trong trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức NQTM có hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan. Trong đó, xử lý vi phạm hành chính được xem là chế tài chủ yếu áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật về NQTM. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về NQTM có những đặc điểm sau đây: - Thứ nhất: Về phạm vi áp dụng: theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 35, xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với các hành vi sau: + Kinh doanh NQTM khi chưa đủ điều kiện kinh doanh + NQTM đối với hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh + Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này; + Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực; + Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; + Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại; + Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; + Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra; + Vi phạm các quy định khác của Nghị định này. - Thứ hai: Về đối tượng bị xử lý: là đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về NQTM bao gồm bên nhận nhượng quyền và bên nhận quyền. - Thứ ba: Chủ thể có thẩm quyền xử lý, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực NQTM: được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại: Quản lý nhà nước đối với hoạt động NQTM mại chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động ban hành văn bản pháp luật về NQTM; hoạt động tổ chức đăng ký, thay đổi và xóa đăng ký hoạt động NQTM, phát hiện và có biện pháp xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về NQTM,… 4.1. Bộ thương mại (hiện nay là Bộ Công thương ): Theo khoản 1 điều 4 nghị định 35, Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi cả nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại; tổ chức đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền về các hoạt động nhượng quyền thương mại; - Kiến nghị với Chính phủ ban hành mới hoặc ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại. 4.2. Bộ Tài chính: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn về chế độ thuế áp dụng đối với hoạt động nhượng quyền thương mại và lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. 4.3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 4.4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Theo khoản 4 điều 4 nghị định 35, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại; - Chỉ đạo Sở Công thương tổ chức đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thẩm quyền, kiểm tra, kiểm soát và báo cáo định kỳ hoạt động nhượng quyền thương mại trên địa bàn về Bộ Công thương. Tóm lại, pháp luật về NQTM của Việt Nam hiện nay đã xây dựng được một khuôn khổ pháp lý cho hình thức kinh doanh mới mẻ là NQTM này. Điều đó đã tạo ra được niềm tin cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, khẳng định và bảo vệ cho hoạt động kinh doanh này của họ. III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:  1. Thực trạng pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam: 1.1. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam thời gian qua: Khi một người việt Nam có thể thưởng thức đồ ăn McDonalds, gà rán KFC, trà Dimah…tại Việt Nam với chất lượng, kiểu dáng, mùi vị…không có gì khác biệt so với chính những món ăn này khi chúng được làm ra tại châu Âu, Mỹ hay Nhật, điều đó chứng tỏ sự hiện diện ngày càng nhiều của NQTM tại Việt Nam. Phương thức kinh doanh mới mẻ này đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Khi đó một vài Việt kiều về nước đầu tư kinh doanh thiết bị lọc nước đã mang theo những ý tưởng của hình thức kinh doanh mới mẻ này đến Việt Nam. Nhưng thị trường nước ta khi đó chưa thật sự sôi đồng và bản thân uy tín của doanh nghiệp đó chưa nổi tiếng nên việc kinh doanh đã không thành công. Khái niệm NQTM còn khá mới lạ vì thế các doanh nghiệp chưa thích nghi kịp với các hình thức này. Theo điều tra của Hội đồng nhượng quyền thế giới (WFC) vào năm 2004, ở Việt nam chỉ có khoảng 70 hệ thống NQTM trong đó đa số lại là các thương hiệu nước ngoài, chỉ có một số ít là các thương hiệu Việt nam. Vài năm trở lại đây, hình thức kinh doanh này mới có khởi sắc và thực sự sôi động sau sự kiện công ty quan lý quỹ quốc tế (Vina Capital) và nhóm G-18 (đại diện cho các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu phía Nam) phối hợp với đại sứ quán Mỹ tại Việt nam tổ chức hội thảo về NQTM đàu tiên tại Việt nam “Franchise Việt Nam 2005” vào ngày 28/06/2005. Hiện nay NQTM thực sự đã có chỗ đứng tại thị trường Việt Nam. Để có thể đánh giá được thực trạng của hoạt động NQTM, chúng ta sẽ xem xét qua kết quả kinh doanh NQTM của các thương hiệu nước ngoài và cả các thương hiệu trong nước tại thị trường Việt Nam. 1.1.1. Kinh doanh nhượng quyền của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt nam: Thương hiệu nước ngoài đầu tiên kinh doanh NQTM tại Việt Nam là Bankin & Robins. Đây là một hệ thống bán kem kiểu Mỹ do một Việt kiều mua vào năm 1884 đã phát triển 4 cửa hàng nhượng quyền nhưng đến năm 2005 thì chỉ còn hai cửa hàng. Hiện nay có thêm rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới xâm nhập thị trường Việt nam qua hình thức NQTM. Trong đó các thương hiệu chuyên về thức ăn nhanh và đồ uống như KFC, Lotteria,…và các thương hiệu lớn trong thị trường bán lẻ và kinh doanh siêu thị như Bourbon Group (Pháp), …Trong số các doanh nghiệp kinh doanh NQTM thì doanh nghiệp Mỹ chiếm thị phần chuyển nhượng lớn nhất, đơn giản vì Mỹ là nước phát triển Franchise mạnh mẽ nhất thế giới, vì thế đây cũng là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ quốc gia này. Người Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ quốc gia này. 1.1.2. Kinh doanh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt nam: Với hình thức kinh doanh đầy mới mẻ với các doanh nhiệp đồng thời trong một thời gian dài chưa có một hành lang pháp lý thực sự cho hoạt động này nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rụt rè trong kinh doanh NQTM. Nhưng hiện nay khi nhận thức về NQTM đã được nâng lên và đã có một khung pháp lý khá thuận lợi khiến cho ngành kinh doanh được coi là “hốt bạc” này đã bắt đầu “nóng” lên tại Việt nam. Doanh nghiệp cố bước đi mạnh dạn đâug tiên trong kinh doanh theo phương thức hiện đại này là cà phê Trung Nguyên. Với những bước đi ban đầu khó khăn, vất vả và có lúc tưởng như thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã bị đánh cắp và doanh nghiệp có nguy cơ sụp đổ. Nhưng với những thành công hiện nay, Trung nguyên được đánh giá là “đàn anh” trong kinh doanh NQTM, một trong số những doanh nghệp kinh doanh thành công nhất Việt Nam về NQTM. Khi kể đến phở 24, chỉ sau 3 năm thực hiện chiến lược NQTM, Phở 24 hiện đã có 35 cửa hàng tại Việt Nam, chủ yếu phần bố ở các thành phố lớn. Còn ở nước ngoài, Phở 24 đã cps các cửa hàng tại Indonesia, Philippines. Và trong tháng 3 năm 2007 phở 24 sẽ mở thêm một cửa hàng tại Tokyo, thành phố được xem là “đắt đỏ” nhất thế giới. Điều đó đã cho thấy sự thành công trong phương thức kinh doanh NQTM của thương hiệu Phở 24. Bên cạnh cà phê Trung Nguyên, phở 24 thì công ty cổ phần Kinh Đô, Thời trang Việt,…cũng là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh NQTM và đã gặt hái được những kết quả nhất định. Ngoài ra hiện nay cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bất đầu nắm bắt được kinh doanh của mình thông qua phương thức NQTM như Vina Giấy, SJC,…và một số công ty kinh doanh bất động sản như Hoàng Quân, Phú Mỹ Hưng,… Nhìn chung từ khi Luật Thương mại 2005 ra đời và chính thức điều chỉnh hoạt động NQTM đã giúp cho doanh nghiệp yên tâm kinh doanh theo phương thức NQTM và ngày càng muốn mở rộng quy mô NQTM để có thể tận dụng những thuận lợi mà nhà nước dành cho phương thức kinh doanh và đầy tiềm năng này. 1.2. Xu hướng phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới: 1.2.1. Cơ hội phát triển của nhượng quyền thương mại tại Việt nam: - Thứ nhất: đời sống của người dân ngày càng cao: Nền kinh tế Việt nam đang có những bước vươn mình đáng kể với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và rất cao, trung bình là hơn 8%/năm. Chính vì vậy, thu nhập người dân dần được tăng theo, trình độ dân trí ngày nâng cao thị hiếu và bắt đầu có thói quen chuyền sảng sử dụng sản phẩm có thương hiệu, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Theo AT Kearney - một trong những công ty tư vấn quản lý lớn nhất thế giới lập ra, chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2005 của Việt nam đứng hàng thứ 3 trong số 30 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất toàn cầu. Sự thay đổi này sẽ là một trông số những điều kiện quan trọng tạo ra thị trường cho mô hình Franchise phát triển. - Thứ hai: nhượng quyền thương mại rất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm đa số ở Việt Nam hiện nay: Việt Nam hiện nay có khoảng 250.000 doanh nghiệp vừa vả nhỏ. Đối với những doanh nghiệp này, tìm được chỗ đứng trên thị trường là đặc biệt khó khăn vì hạn chế nhiều về nguồn gốc và nhân lực. Với quy mô nhỏ như vậy, NQTM là mô hình đầu tư hiệu quả mà an toàn vì chủ thương hiệu đã xây dưng sẵn mô hình cho loại hình doanh nghiệp này. Còn đối với xã hội và nên kinh tế nói chung sẽ giảm bớt thiệt hại gây ra bởi những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do thiếu kinh nghiệm. - Thứ ba: Việt nam có nhiều lĩnh vực phù hợp với mô hình nhượng quyền thương mại: Hiện nay có rất nhiều ngành hàng và dịch vụ mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở Việt nam, phù hợp với mô hình NQ mà chua được khai thác. Đáng chú ý là ngành hàng sản xuất tiêu dùng, dịch vụ, bán lẻ, thực phẩm,…đang có xu hướng phát triển nhanh, mở ra nhiều triển vọng và cơ hội kinh doanh NQTM mới cho các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh. - Thứ tư: Việt nam có nhiều điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội lý tưởng cho nhượng quyền thương mại phát triển: Ngoài những điều kiện nói trên, thị trường Việt Nam còn có những điều kiện lý tưởng khác để NQTM phát triển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nước ngoài như: + Việt nam có môi trường chính trị ổn định, an toàn không có xung dột do vậy chắc chắn sẽ là điểm đến ưu tiên của các doanh nghiệp đàu tư nước ngoài khi có ý định kinh doanh NQTM + Với dân số “gần 87 triệu người” (3) và kết cấu dân số trẻ (57 % dân số có dộ tuổi dưới 30, sau 15 năm nữa tỷ lệ này vẫn là 50%) vì thế đây là một thị trường hấp dẫn cho NQTM trong thời gian tới. + Với sự kiện Việt Nam vừa trở thành thành viên chính thức của WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có một bước chuyển quan trọng trong việc hội nhập nền kinh tế thế giới, Là thành viên cua WTO đồng nghĩa với việc Việt nam sẽ phải tuân theo luật chơi chung của thế giới, và pháp luật sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với pháp luật quốc tế vì vậy các doanh nghiệp sẽ thấy thuận lợi hơn khi đầu tư vào việt Nam. Rào cản cuối cùng là PNTR - quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn - cũng đã được gỡ bỏ với quyết định thông qua PNTR cho Việt Nam của Quốc hội Mỹ. Điều này sẽ giúp cho quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ có bước phát triển mới. 1.2.2. Thách thức đặt ra đối với hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới: a. Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế: Thực tiễn nhiều nước trên thế giới cho thấy do tính chất phức tạp nên Franchise chỉ có thể phát triển được ở những quốc gia có hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động này được hoàn thiện, pháp luật về NQTM ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện, vì thế đã gây không ít khó khăn cho NQTM phát triển. Bên cạnh đó nhà nước cũng chưa có định hướng chính sách khuyến khích phát triển NQTM và cũng chưa có nhiều hoạt động quảng bá hay tuyên truyền các kiến thức NQTM. Chính điều này càng hạn chế nhận thức về lý luận và thực tiễn của các doanh nghiệp với mô hình NQTM. b. Các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được đầy đủ về nhượng quyền thương mại: - Thứ nhất: đa số các doanh nghiệp chưa có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về NQTM: NQTM là lĩnh vực kinh doanh còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên nhiều doanh nghiệp còn chưa biết nhiều về nhượng quyền cả về lý thuyết lẫn thực tế. NQTM là mô hình kinh tế hiện đại với tỷ lệ thành công cao, nhưng nhiều kỹ thuật trong NQTM tương đối khó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kĩ, chuẩn bị chu đáo và có một trình độ quản lý cao. Điều này làm cho doanh nghiệp ngại ngần trong việc tổ chức kinh doanh theo hình thức này. - Thứ hai: khả năng quản lý của các doanh nghiệp còn yếu: Ở Việt nam hiện nay, tình trạng vi phạm SHTT, làm hàng giả, hàng nhái còn diễn ra rất nhiều. Trong khi đó trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt nam còn yếu vì thế kinh doanh NQTM sẽ rất mạo hiểm, có thể sẽ dẫn tới sụp đổ thương hiệu. Chính vì vậy nhiều donah nghiệp Việt Nam còn chưa tự tin vào khả năng quản lý của mình nên rất sợ không biết sẽ quản lý thương hiệu của mình như thế nào khi kinh đoanh NQTM. - Thứ ba: những bài học kinh nghiệm về NQTM tại Việt Nam chưa nhiều: Vì mới xuất hiện ở Việt nam trong thời gian ngắn và các doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực này còn chưa nhiều, nên khi muốn học hỏi kinh nghiệm của những doanh nghiệp kinh doanh NQTM cùng ngành nghề đi trước không phải đơn giản. Vì vậy các doanh nghiệp chưa mặn mà lắm với phương thức kinh doanh này, 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: 2.1. Đối với nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại: 2.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện: - Thứ nhất: Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại: Hoạt động NQTM, do tính chất đặc thù của mình, có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật NQTM phải gắn liền với việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật. Pháp luật NQTM phải đồng bộ với pháp luật cạnh tranh, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật đầu tư, pháp luật về thương mại dịch vụ, nhất là dịch vụ phân phối, dịch vụ quảng cáo, pháp luật về thuế, pháp luật về phá sản… Chỉ khi đảm bảo được sự đồng bộ, thống nhất, khắc phục được những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định pháp luật, hoạt động NQTM mới thực sự có được một môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển. - Thứ hai: Đảm bảo tính tương thích với pháp luật các nước và pháp luật quốc tế: Việc hoàn thiện pháp luật về NQTM phải bám sát yêu cầu bảo đảm thực hiện nghiêm túc nội dung các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Một trong những cam kết quốc tế mà Việt Nam phải tuân thủ, đó là: pháp luật nước ta phải tạo một “sân chơi” bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Cam kết này có tác động trực tiếp đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về NQTM. Pháp luật về NQTM cần được xây dựng theo hướng đảm bảo một mặt bằng pháp lý thống nhất giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Để thực hiện được định hướng đảm bảo tính tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước khi hoàn thiện pháp luật nước ta về NQTM, cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây: + Cần phải rà soát, đối chiếu với các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật các nước để xem xét việc sửa đổi các quy định của pháp luật Việt Nam; + Ban hành mới các văn bản pháp luật về NQTM và lĩnh vực liên quan theo hướng tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước. 2.1.2. Các giải pháp cụ thể về việc hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại: - Thứ nhất: Về điều kiện chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 35/2006 thì “hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.”. Trên thực tế một thương nhân muốn phát triển hệ thống nhượng quyền mạnh mẽ thì phải xây dựng được một hệ thống quản lý, điều hành tốt với những nhân sự chuyện nghiệp và một thương hiệu mạnh. Để làm được những điều đó, trước tiên bên nhượng quyền phải có tiềm lực kinh tế mạnh. Chính vì thế, thay vì quy định thời gian hoạt động bắt buộc, pháp luật về NQTM nên quy định để trở thành bên NQTM, thương nhân phải thỏa mãn điều kiện về tài chính như phải có một số vốn nhất định. Như vậy, sẽ giúp cho hệ thống nhượng quyền có một nền tảng mạnh mẽ ngay từ ban đầu và giảm thiểu được rủi ro. - Thứ hai: Về đối tượng Sở hữu công nghiệp trong nhượng quyền thương mại: Trong hợp đồng NQTM, những quy định về chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHCN là cốt lõi. Theo quy định tại khoản 2 điều 10 Nghị định 35/2006 thì nội dung này sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về SHCN. Trong khi đó, việc chuyển giao quyền SHCN chịu sự điều chỉnh của cả Luật SHTT (2005) và Luật Chuyển giao công nghệ (2006) mà hai văn bản pháp luật này có sự mâu thuẫn khi điều chỉnh vấn đề này. Vì thế, để tránh sự chồng chéo của các quy định pháp luật làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh tế này thì các nhà làm luật phải giải quyết những xung đột của hai hệ thống văn bản này. Hơn nữa, theo quy định của Luật SHTT 2005 không cho phép chuyên giao quyền sử dụng đối với “tên thương mại”. Điều này là không phù hợp với quy định của Luật Thương mại 2005 tại Điều 284 quy định bên nhận quyền có quyền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ gắn với tên thương mại của bên nhượng quyền. Điều này cũng không phù hợp với thực tế của hoạt động NQTM hiện nay. Việc sử dụng cùng một tên thương mại của bên nhượng quyền, bên nhận quyền mới có thể tận dụng được niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp đó đồng thời sử dụng cùng một tên thương mại mới tạo ra những bản sao giống hệ nhau và như vậy mới thể hiện đúng bản chất của NQTM. Vì thế, pháp luật nên quy định các trương hợp ngoại lệ được chuyển giao tên thương mại trong đó có trường hợp sử dụng tên thương mại bên NQTM. - Thứ ba: Về hợp đồng nhượng quyền thương mại: Pháp luật cần bổ sung thêm một số trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trước thời hạn và quy định rõ hơn sự ràng buộc giữa các bên sau khi hợp đồng chấm dứt. Ví dụ, trường hợp bên nhượng quyền là cá nhân chết mà không có người thừa kế, bên nhượng quyền là tổ chức bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật… Đây là những trường hợp có thể xảy ra mà pháp luật chưa đề cập đến. Đồng thời với việc bổ sung này, pháp luật cũng cần phải giải quyết hậu quả pháp lý sau khi hợp đồng chấm dứt sao cho có lợi nhất đối với cả các bên và nền kinh tế. - Thứ tư: Về đăng ký nhượng quyền thương mại: Theo Điều 18 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động NQTM cho các trường hợp NQTM trong nước, NQTM từ nước ngoài vào Việt Nam (kể cả hoạt động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam) và ngược lại. Thế nhưng, trường hợp NQTM từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan,… ra nước ngoài và ngược lại phải đăng ký tại cơ quan nào thì chưa được pháp luật đề cập tới. Vì vậy, pháp luật cần phải bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, thủ tục đăng ký để tránh gây khó khăn cho những doanh nghiệp nằm trong khu vực này. - Thứ năm: Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền + Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể những nội dung cần cung cấp trong Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại. Việc miêu tả cụ thể các thông tin cần cung cấp là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng. Các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền phải đủ cụ thể, chi tiết để bên dự kiến nhận quyền có thể đánh giá hệ thống nhượng quyền. Mặt khác, các quy định này cũng phải đảm bảo không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của bên nhượng quyền. + Khi quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin về hệ thống NQTM, cần quan tâm hơn đến yếu tố quảng bá cho bên nhượng quyền. Mặt khác, phải cân đối giữa mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài và mục tiêu bảo vệ bên nhận quyền - thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. - Thứ sáu: Cần quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể hơn, để có thể áp dụng được trong thực tiễn Trong pháp luật Canada, mức chế tài hình sự đối với người vi phạm trong hoạt động NQTM được quy định rõ tại Mục 34 Đạo luật về NQTM của Bang Alberta (Canada) (1980), theo đó: phạt tiền tối đa 2.000 USD hoặc phạt tù tối đa 1 năm đối với cá nhân, phạt tiền tối đa 25.000 USD đối với pháp nhân. Trong khi pháp luật về NQTM của Việt Nam không có những quy định cụ thể như trên. Vì vậy, cần quy định rõ các chế tài trong các văn bản pháp luật. Nếu có riêng một văn bản pháp luật về NQTM: ví dụ Luật về NQTM, thì phải quy định rõ các chế tài dân sự, hành chính, hình sự. Cách thiết kết này tương tự như kỹ thuật lập pháp trong việc xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ (2005) và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2.2. Đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền: 2.2.1. Sớm thành lập hiệp hội về nhượng quyền thương mại: Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động NQTM của một quốc gia sẽ được thúc đẩy nếu như mở rộng ra phạm vi khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nếu từng doanh nghiệp đơn lẻ xâm nhập vào thị trường quốc tế thì sẽ rất khó khăn nên các doanh nghiệp NQTM ở Việt Nam nên sớm thành lập Hiệp hội về NQTM. Hiệp hội này sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà nhượng quyền và nhận quyền, là đầu mối liên lạc giữa doanh nghiệp và Chính phủ, là cơ quan đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp nhượng quyền. Ngoài ra hiệp hội này còn là nơi quảng cáo để các doanh nghiệp có nhu cầu nhượng quyền và các doanh nghiệp có nhu cầu nhận nhượng quyền tìm đến hợp tác với nhau. Sau khi ra đời, Hiệp hội NQTM Việt Nam cần phải đăng ký làm thành viên của Hiệp hội nhượng quyền Châu Á Thái Bình Dương và Hiệp hội nhượng quyền thế giới. Tham gia các hiệp hội này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi khi hợp tác với các đối tác nước ngoài, đồng thời có cơ hội tham gia những hoạt động bổ ích khác để phát triển NQTM trong nước. Hiện nay “do nắm bắt được những tiềm năng khổng lồ mà nghành kinh doanh nhượng quyền thương mại có thể đem lại và để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Ban vận động thành lập Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại dưới sự hỗ trợ của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt nam và Bộ Công Thương đã và đang hoạt động tích cực để Hiệp hội sớm được ra đời và đi vào hoạt động. Đến nay Ban vận động đã nhận được sự hưởng ứng và hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp.” (4) 2.2.2. Tìm hiểu kỹ pháp luật về nhượng quyền thương mại trước khi tiến hành kinh doanh: Vì phương thức kinh doanh này còn mới mẻ, pháp luật về vấn đề này còn có những hạn chế nên doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về pháp luật NQTM trước khi lựa chọn hình thức kinh doanh này. Đặc biệt trong trường hợp tiến hành kinh doanh nhượng quyền với đối tác nước ngoài để có thể tự bảo vệ mình bằng những kiến thức pháp luật trong nước và nước ngoài về nhượng quyền. Đồng thời các doanh nghiệp trước khi kinh doanh có thể tìm kiếm sự tư vấn của các công ty chuyên về nhượng quyền, các công ty tư vấn luật. hiện nay ở Việt nam đã có một số công ty tư vấn về lĩnh vực này. Việc trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết về đặc điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được hình thức nhượng quyền phù hợp nhất và điều hành cơ sở nhận nhượng quyền hiệu quả. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Tóm lại, nhượng quyền thương mại đã phát triển với lịch sử lâu dài và ngày càng trở thành phương thức kinh doanh được ưa chuộng trên thế giới. Tại Việt Nam, NQTM bắt đầu khởi sắc và bùng nổ trong giai đoạn tiếp theo khi Việt nam hội nhập kinh tế thế giới một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên khi kinh tế phát triển sẽ nảy sinh những vấn đề mới phức tạp, một yêu cầu luôn phải đặt ra là sự điều chỉnh của pháp luật đối với những quan hệ xã hội. Do vậy pháp luật về NQTM ở Việt Nam phải liên tục hoàn thiện để tạo dựng được các điều kiện thuận lợi để hoạt động NQTM được phát triển. Bởi vì NQTM chỉ có thể phát triển ở một quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu một số quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại_ Đh Luật Hà Nội.doc
Luận văn liên quan