MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài . .1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài . .2
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . .3
4. Đóng góp của luận văn . .3
5. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài. .4
6. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu . .4
7. Kết cấu của đề tài . .4
CHƯƠNG I: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA
YOSHIMOTO BANANA
1.1. Cuộc đời . 6
1.2. Sự nghiệp sáng tác . .8
1.3. Các tác phẩm đã xuất bản . .13
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA YOSHIMOTO
BANANA
2.1. Các chủ đề . .19
2.1.1. Bi kịch - cái chết . 19
2.1.2. Tình yêu . .28
2.2. Cách xây dựng nhân vật . .33
2.2.1. Nhân vật đời thường . .33
2.2.2. Nhân vật tự sự . .36
2.2.3. Nhân vật kỳ ảo . 39
2.3. Những đặc trưng nghệ thuật khác . .42
2.3.1. Không gian nghệ thuật . 42
2.3.2. Thời gian nghệ thuật . 46
2.3.3. Ngôn ngữ . 47
2.3.4. Giọng điệu . .52
CHƯƠNG III: MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC TÁC PHẨM CỦA
YOSHIMOTO BANANA
3.1. Một vài nhận xét về tác phẩm của Yoshimoto Banana . .57
3.2. Ý nghĩa nhân văn . .58
3.3. Tác phẩm của Yoshimoto Banana mang tính huyền thọai . .63
3.4. Tính chất Manga trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana . 66
3.5. Chất truyền thống và hiện đại trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana .68
3.6. So sánh Murakami Haruki và Yoshimoto Banana . 72
KẾT LUẬN . .78
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .81
PHỤ LỤC . .85
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh
chóng, trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ hai sau Mỹ. Từ sự phát triển
kinh tế toàn cầu, nền văn hóa Nhật Bản đã lan truyền rộng khắp các nước. Nhắc
tới Nhật Bản là người ta nhắc tới khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đất nước của
xứ hoa anh đào, cũng như những lễ hội truyền thống đậm sắc dân tộc. Bên cạnh
đó còn phải kể đến văn học Nhật Bản. Văn học Nhật Bản đã góp phần làm phong
phú thêm cho văn học thế giới với những tài năng văn học nổi tiếng. Hai nhà văn
lớn Kawabata Yasunari và Oe Kenzaburo được giải thưởng Nobel văn học. Và
những tài năng lớn khác như Murasaki Shikibu, Akutagawa Ryunosuke,
Mishima Yukio. Trong những năm gần đây, tiếp tục nổi lên các cây viết hiện đại
đã nhanh chóng gây được ấn tượng với các độc giả các nước. Trong đó nổi lên bộ
ba: Murakami Haruki, Murakami Ryu và Yoshimoto Banana. Gần đây cây bút nữ
duy nhất trong bộ ba - Yoshimoto Banana - đồng thời là hiện tượng nổi bật trên
văn đàn Nhật Bản trong vòng 20 năm trở lại đây, một cây bút nữ mà danh tiếng
và sức ảnh hưởng không những ở trong nước mà còn lan rộng tới các nước trên
thế giới. Đã có những tác phẩm dịch ra tiếng Việt và được các bạn trẻ Việt Nam
yêu thích.
Yoshimoto Banana được coi là một nữ tác giả chuyên viết về thế giới nội
tâm, về những con người mà ta bắt gặp đâu đây ngay trong cuộc sống đời thường,
trong thế giới hiện đại. Với những cảm xúc vui, buồn, bi ai cùng với lối nói giản
dị, gần gũi trong cuộc sống hiện tại, Yoshimoto Banana đã góp phần làm nên sự
khởi sắc mới của văn học Nhật Bản hiện đại, đồng thời cũng góp phần làm thay
đổi bộ mặt văn học hiện đại Nhật Bản. Vậy thì những sáng tác của cô có sự khác
biệt gì với các nhà văn khác? Các tác phẩm của cô có gì đặc sắc? Đó cũng là lý
do khiến tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của Yoshimoto
Banana” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Là một người vốn yêu thích văn học, trong đó có văn học Nhật Bản, tôi hy
vọng rằng luận văn của mình sẽ là một trong những công trình nghiên cứu
1
nghiêm túc về hiện tượng Banana ở Việt Nam. Người viết sẽ cố gắng góp phần
bé nhỏ của mình làm chiếc cầu nối phổ biến các tác phẩm của Yoshimoto Banana
với bạn đọc Việt Nam. Hy vọng công trình nghiên cứu này sẽ đến tay các bạn
đọc yêu thích Yoshimoto Banana và có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh
viên ngành Nhật Bản học các khóa sau.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nền văn học Nhật Bản là một nền văn học lớn, có nhiều đóng góp cho kho
tàng văn học nhân loại. Do vậy mà từ lâu, văn học Nhật Bản đã được nhiều nước
nghiên cứu và học tập. Tiêu biểu như một số tựa sách nổi tiếng như “Dawn to the
West: Japannese Literature in the Modern Era” của tác giả Donald Keen, công
trình (Henry Holt and com. New York, 1984, New York in Cotemporary
Japannese Culture - A reading của Murakami Haruki, Yoshimoto Banana,
Yoshimoto Takaaki and Karatani Kojin “of Murakami Fuminobu” (Routledge,
the USA and Canada, 2005) Ở Việt Nam kể từ thập niên 1990 nhiều công trình
nghiên cứu, và những bài viết về văn học Nhật Bản lần lượt ra đời như “Văn học
Nhật Bản từ khởi thủy đến 1986”, “Nhật Bản trong chiếc gương soi”, “Thơ ca
Nhật Bản” của tác giả Nhật Chiêu, nhưng tiếc rằng trong các công trình của
Yoshimoto Banana không được đề cập đến.
Ngoài ra cũng có một lượng lớn các bài bình luận về tác giả - tác phẩm và
các lời tựa tác phẩm được đăng tải trên các tạp chí văn học nước ngoài, văn học
nghệ thuật và các Website. Các tựa sách của Murakami Haruki và Yoshomoto
Banana trong những năm gần đây đã xuất hiện trên thị trường sách ở Việt Nam,
gây sự chú ý, quan tâm của nhiều độc giả. Và cái tên Yoshimoto Banana đã tạo
được những ấn tượng và danh tiếng nhất định. Tuy nhiên trên thực tế đây là một
cái tên khá mới mẻ với đa số độc giả Việt Nam. Những công trình nghiên cứu về
các tác phẩm của Yoshimoto Banana vẫn còn hết sức khiêm tốn. Có những lời
nhận xét, đánh giá về các tác phẩm của cô như: Tạp chí người đưa tin Unesco
12/1990, những lời bình của Hoàng Lan, Lương Việt Dzũng Hiện nay cô đã có
tới 12 tiểu thuyết, 7 tập tiểu luận với 6 triệu bản in được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới. Ở Việt Nam, nhờ vào các hoạt động chuyển nhượng bản quyền tích
2
cực của công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, một số tác phẩm của cô được
dịch ra tiếng Việt, tiêu biểu như: “Kitchen”, “N.P”, “ Vĩnh biệt Tugumi”,
“ Amrita”. Ngoài ra cũng có khá nhiều bài nghiên cứu ngắn của các nhà nghiên
cứu người Việt cũng như những lời nhận xét, những bài dịch được đưa lên báo và
trên mạng Internet. Chỉ qua một vài tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu cũng đủ để
bạn đọc Việt Nam cảm thấy ấn tượng và bị thuyết phục bởi “ Bananamia” - hiện
tượng Banana của văn hóa và văn học hiện đại Nhật Bản. Hiện nay các tác phẩm
của Yoshimoto Banana dần thu hút sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của nhiều
người.
Chính vì vậy, tôi muốn nghiên cứu những nét độc đáo riêng biệt về nghệ
thuật trong các sáng tác của cô, với mong muốn hiểu rõ hơn về nữ tác giả này,
đặc biệt là những đặc trưng nghệ thuật nổi bật thông qua một số tác phẩm văn
học làm nên tên tuổi của cô.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Văn học luôn mang tinh thần thời đại, do vậy tìm hiểu về văn học Nhật Bản
cũng như là tìm hiểu về con người và xã hội Nhật Bản. Văn học Nhật Bản hiện
đại thể hiện những con người trong đời sống đương đại. Và xã hội Nhật Bản hiện
đại cũng tác động rất nhiều đến các tác phẩm văn học hiện đại. Ở đó không chỉ
chứa đựng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn chứa đựng đời sống tinh thần
của mỗi con người. Những sáng tác của Yoshimoto Banana đã nhận được những
giải thưởng lớn trong lĩnh vực văn học Nhật Bản, do vậy việc tìm hiểu nghệ thuật
thông qua những tác phẩm của nhà văn mang ý nghĩa khoa học rất lớn để hiểu
được văn học hiện đại Nhật Bản.
Hơn nữa mỗi sáng tác của Yoshomoto Banana mang lại cho người đọc nhận
thức đổi mới về những điều đã quá quen thuộc đó là gia đình, tình yêu, tình bạn,
tình cảm giữa con người với con người. Với luận văn này tôi hy vọng sẽ có một
cách tiếp cận mới về văn học hiện đại Nhật Bản.
4. Đóng góp của luận văn
3
Nghiên cứu về nghệ thuật trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana,
nghiên cứu về những nét độc đáo, riêng biệt trong các sáng tác của cô, để có thể
hiểu được sự phản ánh tâm lý xã hội, phản ánh cuộc sống của những con người
trẻ tuổi trong cuộc sống hiện đại; đồng thời giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam một
tác giả lớn, một cây bút trẻ tuổi, một tài năng văn học đã góp phần làm đổi mới
cho nền văn học hiện đại Nhật Bản. Danh tiếng và sức ảnh hưởng của cô đã vượt
ra ngoài nước Nhật để vươn lên tầm thế giới, được phổ biến rộng rãi ở nhiều
nước Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam
5. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài
Từ việc nghiên cứu nghệ thuật qua những sáng tác của Yoshimoto Banana,
người viết nếu có điều kiện sẽ cố gắng tìm hiểu về các tác giả khác như Haruki
Murakami, Ryu Murakami, Yamada Amy để có thể có được một cái nhìn khái
quát và chính xác hơn về diện mạo văn học hiện đại Nhật Bản.
6. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, người viết sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch để trình bày một cách có hệ thống các vấn
đề mà khóa luận đã đặt ra. Hai phương pháp được người viết chú ý là phương
pháp so sánh và phương pháp phân tích.
Người viết sẽ sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Đó là các nguồn tư
liệu từ sách báo, các tạp chí nghiên cứu khoa học, các tác phẩm của Yoshimoto
Banana, cũng như những tư liệu trên Internet để tiến hành việc nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu nghệ thuật được thể hiện qua các tác phẩm
của Yoshimoto Banana.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Yoshimoto Banana.
Đây là chương giới thiệu về thân thế, sự nghiệp sáng tác, tóm tắt nội dung
một số tác phẩm của Yoshimoto Banana.
4
Chương 2: Nghệ thuật trong sáng tác của Yoshimoto Banana
Đây là chương tập trung làm nổi bật nghệ thuật trong các tác phẩm của
Yoshimoto Banana từ các khía cạnh như: chủ đề, cách xây dựng nhân vật, ngôn
ngữ, giọng điệu .
Chương 3: Một vài nhận định về các tác phẩm của Yoshimoto Banana
Đây là chương đưa ra những nhận xét của các nhà phê bình, tạp chí, độc giả
về các tác phẩm của Yoshimoto Bannana; so sánh Banana với tác giả Murakami
Haruki.
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3538 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
-----X W -----
BÀI BÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC
PHẨM CỦA YOSHIMOTO BANANA
吉本ばななの作品の中の芸術についての研究
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
BIÊN HÒA, THÁNG 12/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
-----X W -----
BÀI BÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC
PHẨM CỦA YOSHIMOTO BANANA
吉本ばななの作品の中の芸術についての研究
GVHD: TS. LÊ TÂY
CN. ĐỒNG THỊ THU HÀ
SVTH: NGUYỄN THỊ HƯỜNG
MSSV: D05601050
NIÊN KHÓA: 2005-2010
BIÊN HÒA, THÁNG 12/2009
1
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM
CỦA YOSHIMOTO BANANA.
SVTH: NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Trong những thập niên gần đây, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, trở
thành một cường quốc kinh tế đứng thứ hai sau Mỹ. Từ sự phát triển kinh tế toàn cầu,
nền văn hóa Nhật Bản đã lan truyền rộng khắp các nước. Nhắc tới Nhật Bản là người
ta nhắc tới khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đất nước của xứ hoa anh đào, cũng như
những lễ hội truyền thống đậm sắc dân tộc. Bên cạnh đó còn phải kể đến văn học Nhật
Bản. Văn học Nhật Bản đã góp phần làm phong phú thêm cho văn học thế giới với
những tài năng văn học nổi tiếng. Hai nhà văn lớn Kawabata Yasunari và Oe
Kenzaburo được giải thưởng Nobel văn học. Và những tài năng lớn khác như
Akutagawa Ryunosuke, Mishima Yukio. Trong
những năm gần đây, tiếp tục nổi lên các cây viết
hiện đại đã nhanh chóng gây được ấn tượng với
độc giả các nước. Trong đó nổi lên bộ ba:
Murakami Haruki, Murakami Ryu và Yoshimoto
Banana. Gần đây cây bút nữ duy nhất trong bộ ba –
Yoshimoto Banana - là hiện tượng nổi bật trên văn
đàn Nhật Bản trong vòng 20 năm trở lại đây, một
cây bút nữ mà danh tiếng và sức ảnh hưởng không
những ở trong nước mà còn lan rộng tới các nước
trên thế giới. Đã có những tác phẩm dịch ra tiếng Việt và được các bạn trẻ Việt Nam
yêu thích.
Yoshimoto Banana được coi là một nữ tác gia chuyên viết về thế giới nội tâm, về
những con người mà ta bắt gặp đâu đây ngay trong cuộc sống đời thường, trong thế
giới hiện đại. Với những cảm xúc vui, buồn, bi ai cùng với lối nói giản dị, gần gũi
trong cuộc sống hiện tại, Yoshimoto Banana đã góp phần làm nên sự khởi sắc mới của
văn học Nhật Bản hiện đại, đồng thời cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt văn học hiện
đại Nhật Bản. Các sáng tác của cô có gì đặc sắc, có gì mới mẻ, trong luận văn của
mình, người viết đã từng bước làm sáng tỏ các vấn đề đó.
Yoshimoto Banana
吉本ばなな
2
Nói đến cái mới, người ta sẽ liên tưởng ngay là cái mới so với cái cũ. Song trong
văn chương cái mới ở đây, trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng,
cũng có thể hiểu là cái riêng, là phong cách. Với khoảng
thời gian không dài nhưng có lẽ đã khá đủ để đưa ra
những nhận định có tính tổng kết về vấn đề khá mới mẻ
trong đời sống văn học như “hiện tượng Banana”.
Các chủ đề chính trong các sáng tác của Yoshimoto
Banana theo cách phân loại mới đây của chính tác giả bao
gồm: Sức mạnh siêu nhiên thần bí (Occult), tình yêu
(Love), cái chết (Death) và sự sống (Life). Các nhân vật
của cô đa phần là những con người trẻ tuổi trong xã hội
hiện đại, thường hiện lên cô độc, có cảnh ngộ gia đình đầy
éo le, trắc trở và đôi lúc còn phải hứng chịu cả những tổn thương, đổ vỡ về mặt tinh
thần do ảnh hưởng của những bi kịch thời thơ ấu. Tuy nhiên, với tâm hồn trong sáng
và hướng thiện, họ vẫn luôn cố gắng sống tốt và tự cứu vớt mình ra khỏi vực thẳm của
sự cô độc. Bởi bên cạnh nỗi buồn của đời sống thường ngày, những khổ đau, mất mát
lúc nào cũng có niềm hi vọng song hành, làm cứu cánh: đó có thể là tình bạn, tình yêu
hay là ước vọng tương lai, là tình anh em và sức mạnh của lòng nhân ái và tình cảm
gia đình... Mô típ thường gặp trong truyện của Yoshimoto Banana là nếu có ai đó phải
sống trong bóng tối, cô độc thì sau đó sẽ có người khác xuất hiện giúp đỡ hoặc họ vẫn
còn khả năng có thể tự phục hồi hay được chữa lành.
Nét mới nữa chính là cách lựa chọn và triển khai đề tài. Ngòi bút Yoshimoto
Banana không ngần ngại khai thác cả những chủ đề nhạy cảm thuộc khía cạnh đạo đức
trong sáng tác của mình như: loạn luân, quan hệ đồng giới, chuyển đổi giới tính... phản
ánh những điều đó với vẻ tự nhiên, bình thường cũng như bao khía cạnh
Tác phẩm “Kitchen”
「キッチン」の作品
3
khác của đời sống thường nhật. Trong truyện của cô không thấy có sự phê phán quyết
liệt hay cái nhìn phân biệt đối xử, thiên kiến nào dành cho những nhân vật đặc biệt như
thế. Và đối với nhà phê bình và một bộ phận độc giả thì thái độ mập mờ, lối nhìn dễ
dãi này thật khó chấp nhận. Song từ một góc độ khác thì chính ở điểm này lại bộc lộ
một Yoshimoto Banana thiên về sự cảm thông và lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ
khắc nghiệt mà con người phải chịu đựng trong xã hội hiện đại. Đây có lẽ là lí do mà
có người đã trân trọng dành cho Yoshimoto
Banana danh xưng “nhà văn của những thương
tổn tinh thần.”[8]
Bên cạnh đó, Yoshimoto Banana chưa từng
phủ nhận việc cô chịu ảnh hưởng của âm nhạc và
văn học Âu Mỹ và hay dẫn dụng những chi tiết
ngoại lai ấy vào truyện của mình. Đằng sau lớp
vỏ hiện đại của văn hóa đại chúng, với những
tính chất như “phá cách”, “siêu thực”, “manga”, “giải trí”... bên trong lớp vỏ ngôn ngữ
dung dị, dễ hiểu – chất liệu chính của dòng văn học trẻ, văn Yoshimoto Banana vẫn có
những lúc thể hiện sự thâm trầm, sâu sắc. Đó là khi tác giả để các nhân vật ở độ tuổi
thanh xuân của mình thể hiện những quan niệm, suy tư về vẻ đẹp hữu hạn, ngắn ngủi
của đời người, về những nỗi bi ai hàm chứa sẵn trong niềm vui, những ân hận tiềm
tàng trong hạnh phúc. Qua suốt các tác phẩm của mình, Yoshimoto Banana luôn thể
hiện và phát triển một phong cách riêng: cô luôn có ý thức kết hợp hài hòa văn hóa
truyền thống và tính đại chúng, giữa những giá trị cũ và mới để tạo ra những hư cấu
nghệ thuật đầy sức gợi.
Những chủ đề trong tác phẩm của Yoshimoto Banana không phải điều gì quá bí
ẩn, quá siêu thực mà đúng hơn là chính cái cách mà nhà văn xử lí chúng và diễn đạt rất
hay. Chúng ta không thấy có những thủ pháp nghệ thuật tinh vi, phức tạp mà chỉ là
những dòng văn được viết cẩn thận, cô đọng, được sắp xếp hợp lí và hàm chứa nhiều ý
nghĩa.
Tác phẩm “N.P”
「N.P」の作品
4
Về mặt nghệ thuật, cốt lõi trong phong cách
Yoshimoto Banana chính là giọng điệu tự sự trữ tình,
sâu lắng, khả năng nắm bắt và diễn tả đặc biệt tinh tế
những cung bậc, sắc màu cảm xúc khác nhau, những vẻ
đẹp mong manh thoáng qua trong cuộc sống. Thêm vào
đó, văn phong giản dị, sáng rõ và mang nét đẹp nữ tính,
dịu dàng tươi tắn tương ứng với cách lựa chọn chủ đề
đã tạo nên sự hài hòa giữa vẻ đẹp của ngôn từ và ý
tưởng, góp phần tạo nên cả một không gian mang đậm
màu sắc Banana. Đó chính là “... một không gian vừa
hiện thực, vừa hư ảo cùng những nhân vật đều thiện và
đẹp với thứ bút pháp miêu tả tâm lý tinh tế đáng khâm phục, tất cả những điều đó đã
làm nên một Banana duy cảm, duy mỹ và duy thiện.”[2] (Trích lời giới thiệu N.P của
dịch giả Lương Việt Dzũng).
Văn của Banana mang âm điệu nhẹ nhàng và sự tinh tế, gọt giũa giống như thơ.
Nữ sĩ tỏ ra đặc biệt thích dùng những câu văn ngắn gọn, hàm súc, cô đọng với nhiều
tính từ diễn tả những cảm xúc phong phú, đa dạng. Lời văn trong sáng, dễ hiểu mà cô
đọng, khắc họa sự nuối tiếc, mất mát và phục hồi của tâm hồn một cách thật ngọt ngào,
nhuần nhuyễn. Giọng văn ấy rất phù hợp với bầu không khí của các câu chuyện: vừa u
hoài vừa thuần khiết diễn tả những cảm xúc phức tạp tận trong ngóc ngách trái tim
nhân vật, nói lên những tâm tư thầm kín nhất.
Thêm nữa, văn thể đặc trưng của Yoshimoto Banana luôn tìm cách dung hòa, đạt
được trạng thái cân bằng giữa những gam màu tươi sáng và tối ám, giữa lạc quan và bi
ai, giữa nhẹ nhàng, hài hước và sâu lắng. Các cấu trúc ngữ pháp kiểu: “tựa như là”,
“giống như cảm xúc”... tạo cho câu văn một cảm giác chông chênh, hư ảo như chính
cái thế giới được phản ánh trong truyện của Yoshimoto Banana. Đó là một thế giới
được bao trùm bởi niềm vui, nỗi buồn, tình yêu và sự mất mát, nơi mà ranh giới giữa
cõi mơ mộng, hiện thực, không gian, thời gian và cái chết thật mong manh – nơi
những cảm xúc giữ vai trò thống trị và là qui tắc chi phối mạnh mẽ nhất.
Tác phẩm “Vĩnh biệt
Tugumi”
「TUGUMI」の作品
5
Thành công khác của Yoshimoto Banana còn nằm ở chính lối đặc tả âm thanh và
hình ảnh. Các hình ảnh ví von, so sánh ẩn dụ mà Yoshimoto dành để miêu tả thế giới
nội tâm con người luôn mang vẻ tươi mới, thơ mộng và hấp dẫn. Bằng một thứ ngôn
ngữ thông dụng nhưng chính xác, Yoshimoto Banana đã cung cấp cho độc giả những
điều bình thường, những sự vật rất đỗi thân quen trong chủ đề cuộc sống thường nhật
những ý nghĩa phong phú và mới mẻ một cách đáng ngạc nhiên.
Có thể nói mỗi nhân vật trong từng tác phẩm của Banana đều mang một diện mạo,
cá tính rất đặc sắc và là một sáng tạo độc nhất vô nhị của Yoshimoto Banana, để lại ấn
tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Yoshimoto Banana có khả năng tuyệt vời trong việc
nắm bắt, thấu suốt trái tim nhân vật một cách tự nhiên, nhẹ
nhàng như không cần chút nỗ lực nào. Có cảm giác mọi
cung bậc cảm xúc của nhân vật dù phức tạp, tinh tế đến mức
nào nhưng Yoshimoto Banana vẫn biết cách để gọi tên hoặc
tìm lời lẽ để mô tả nó, rồi nâng niu, truyền đạt nguyên vẹn
cảm xúc ấy đến với chúng ta.
Để làm được việc đó đòi hỏi nơi người viết một bộ óc
quan sát tinh tế, sự am hiểu tường tận về tâm lí con người
cũng như sự khéo léo, cách nắm chắc mạch truyện. Điều
này xem ra là một lợi thế của Yoshimoto Banana khi bản
thân cô cũng là một thiếu nữ trẻ. Có lẽ nhờ thế, những câu
chuyện mà đa phần nhân vật chính là các cô gái càng
mang tính chân thành, xác thực và thuyết phục hơn.
Thông thường trong các tác phẩm văn học thì tình
tiết truyện sẽ là nơi đặt vấn đề và phục vụ cho dụ ý của tác
giả. Nó đặt nhân vật vào những tình huống phi thường có
khả năng bộc lộ tính cách, bản chất, thu hút và va chạm
với những người khác trong những hoàn cảnh bất thường nhằm thử thách tư tưởng và
con người tư tưởng. Nhưng trong truyện của Yoshimoto Banana thì không hẳn như
vậy. Điểm lại các tác phẩm chính của Banana, cả tiểu thuyết lẫn mảng truyện ngắn
thường có cốt truyện hết sức đơn giản, thậm chí có thể gọi là đơn tuyến với ít nhân vật,
Tác phẩm “Thằn lằn”
「とかげ」の作品
Tác phẩm “Amrita”
「アムリタ」の作品
6
vắng bóng những pha hành động, các chi tiết gay cấn hay các xung đột. Như tiểu
thuyết nổi tiếng nhất của Yoshimoto “Kitchen” thực ra chỉ là chuyện về Mikage – một
cô gái mồ côi yêu bếp. Sau cái chết của người bà, cô dọn đến ngôi nhà có căn bếp
tuyệt vời của hai mẹ con nhà Tanabe. Rồi cái chết lạnh lùng bất ngờ cướp đi người mẹ
kì lạ của Yuichi. Trong nỗi đau, trên cơ sở của lòng thương và sự cảm thông, tình yêu
đã bắt đầu chớm nở giữa hai con người trẻ tuổi. Những câu chuyện đơn giản và đơn
tuyến đó rốt cuộc lại có thể khiến người ta cảm động một cách cổ điển nhất.
Bằng những trang viết mang “vẻ đẹp mơ mộng, chiều sâu ý tưởng, cảm xúc;
giọng điệu đầy ám ảnh, cay đắng, đôi khi giễu nhại; sự dung hòa giữa giá trị tư tưởng
truyền thống Nhật Bản và hơi thở của cuộc sống hiện đại.”[8]. Các sáng tác của
Yoshimoto Banana đã chinh phục độc giả, không ngừng tạo cảm hứng, mang đến cho
họ những cái nhìn mới về cuộc sống, giúp họ vượt khỏi lối mòn tư duy, nhận ra những
vẻ đẹp giản dị, bất ngờ từ trong cuộc đời thực. Khép sách lại, dư âm của niềm xúc
động, của những rung cảm sâu xa vẫn còn vương vấn mãi. Cái duyên của Yoshimoto
Banana là cô đã động được tới tơ lòng sâu kín của tất cả mọi người.
Tất cả những điều ấy nhằm minh chứng cho nét độc đáo, phong cách riêng cùng
những khác biệt về mặt nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của Yoshimoto
Banana. Quả thực “Banana không nên ngượng ngùng vì sự nổi tiếng. Những gì cô làm
được thực sự là một huyền thoại” (The Boson Guide).
Yoshimoto Banana quả là một hiện tượng thú vị, hiếm có trên văn đàn Nhật Bản
nói riêng và văn học thế giới nói chung. Các tác phẩm của Yoshimoto Banana vẫn sẽ
luôn mới mẻ và thu hút, hấp dẫn những độc giả ở khắp nơi trên thế giới.
Từ việc nghiên cứu về những cách tân nghệ thuật qua những sáng tác của
Yoshimoto Banana, người viết nếu có điều kiện sẽ cố gắng tìm hiểu về các tác giả
khác như Haruki Murakami, Ryu Murakami, Yamada Amy… để có thể có được một
cái nhìn khái quát và chính xác hơn về diện mạo văn học hiện đại Nhật Bản.
Trong quá trình nghiên cứu, những sai sót xảy ra là điều rất khó tránh khỏi, người
viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy cô và các bạn. Người viết cũng
hy vọng công trình nghiên cứu này sẽ đến tay các bạn đọc yêu thích Yoshimoto
Banana và có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Nhật Bản học các
khóa sau.
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Yoshimoto Banana, Kitchen, Lương Việt Dzũng dịch, NXB Hội Nhà văn –
Cty Nhã Nam, Hà Nội, 2006.
2. Yoshimoto Banana, N.P, Lương Việt Dzũng dịch, NXB Đà Nẵng – Cty Nhã
Nam, Hà Nội, 2007.
B. Tài liệu tiếng Nhật
3. 吉本ばなな、キッチン、福武書店、東京、1988
4. 吉本ばなな、N.P、角川書店、東京、1990
5. 吉本ばなな、対談集、福武文庫、東京、1993
C. Tài liệu từ Internet
6. 2009/05
7.
(Lương Việt Dzũng, N.P – Yoshimoto Banana)
8.
(Hòang Lan, Yoshimoto Banana - nhà văn của những thương tổn tinh thần)
9. よしもとばなな
ラクホン大学
東洋学部
-----X W -----
科学研究報告
テーマ:
吉本ばななの作品の中の芸術についての研究
先生: TS. LÊ TÂY
CN. ĐÔ ̀NG THI ̣ THU HA ̀
学生: NGUYỄN THỊ HƯỜNG
クラス:05ĐPN3
学号: D05601050
ベイホア、2009 年 12 月
1
テーマ:吉本ばななの作品の中の斬新性
学生:Nguyen Thi Huong
最近の 20 世紀の後年に日本の経済力は急速に発展し米国に続く世界で
2 番目となる経済強国になった。グローバル経済の発展によって、日本の文化
も各国に広がっている。日本といえば、桜の国や国民の伝統的な祭りなどの
文化が挙げられる。他に、日本の文学も加えることができる。日本の文学は
現在有名な作家がたくさんいて、世界各国語に翻訳される。日本の文学は世
界の文学の豊かさに貢献している。日本の作家ではノーベル受賞者として
川端康成
かわばたやすなり
と大江 健三郎という作家がいる。その他にもたくさんの世界に知ら
れている作家がいる。例えば、芥川龍之介
あくたがわりゅうのすけ
、三島由紀夫
み し ま ゆ き お
などがいる。近年で
は各国語に翻訳される、印象される作家も多く出ている。その中では
村上春樹
むらかみはるき
、村上竜
むらかみりゅう
、吉本ばなななどが挙げられる。この三人の中で、唯一の
女性である吉本ばななは 20 年間に日本の文壇に挙げられる。そして現在は吉
本ばななは日本だけでなく、世界各国に名が知られ多くの人に影響を与えて
いる。彼女の作品はベトナム語にも翻訳されており、ベトナムの若い読者に
愛読されている。吉本ばななの作品は人間の内面の心理の世界について書い
てあるとともに、作品は人の内心の生活を中心に描いてある作家と見なされ
ている。ばななは人の感情を簡潔な言葉で表現して、読者に作品の人物はが
日常の生活と同じであるとの感を与えている。吉本ばななの作品は現代の日
本文学に新しいことを示していると思う。ばななの作品はどんな新しいか、
どんな特色か論文の中で、私はその問題を明らかにしていきた。
『キッチン』という最初の作品から彼女の名は世界中に広がっていった。
そして、村上春樹と一緒にばななは日本の文学を特色づける作家の代表者で
ある。新しいこととは、新しさの中によく読むと古いことを連想すると言わ
れている。そして、新しいことと古いことはどちらが違うかと考えている。
2
でも、文学の中で、新しいことと言えば、作家の独特な文体だと言われてい
る。それは作家の創造力の豊かさである。吉本ばななはそんなに作家の一人
である。ばななは現在、40 歳だが、彼女の名声と位置は人々に承認されてい
る。
ばななの作品の中では「オカルト」、「ラブ」、「デス」、「ライフ」がよく
ある。四つのキーワードはタイトルにもなっているテーマになる。吉本ばな
なの小説は、読んだ後の後味がいいと言われている。
悲劇や死や痛みなどばななの作品のテーマである。ばななの作品の人物
はほとんど若い女性である。彼らは恋や死の悲劇として日常の生活の中の孤
独になる。そして、彼らはよく精神の傷を与える。彼女の作品の中のはある
面で重い問題を重くではなくて、楽観的に受けとめ生き続けることを第一と
して、生きていく姿が見られる。彼らはよく互いに同感する。そして、愛情
や友情や家族を信じて生きている。それで、ばななの人物は死の悲劇を乗り
越した。彼らは絶望しないで、強く生きている。ばななのストーリーの終わ
るとき、いつも人物に明るい将来を開く。彼女の作品の人物は生活の楽しい
ことを見付かる。日常の苦しみを乗り越す。
吉本ばななの作品に特に多い「親しい人の死」のような極限状態でも、
自暴自棄
じ ぼ う じ き
になったりせず、耐える時には耐え、誰かに頼りすぎたりしない。
周りの人に支えられながらも、芯のところでは自分をしっかり持ち、必死に
問題に向き合うような強さがある。そして、人を本気で恨んで嫌ったりとい
った人間関係のどろどろが出てこないので、読んでいて嫌な気持ちにならな
いのが作品の魅力だろう。
死や恋愛とともに同性愛や性転奐などのばななの作品のテーマが描かれ
ている。それらの作品の中で語られる内容の現代の社会の中の問題でもある
と言える。吉本ばななは性の問題と性欲愛情を彼女の小説に入り。ばななは
勇敢に同性愛を出す。ばななの小説の同性愛の人物は軽視されない、一方同
感される。
3
吉本ばななは音楽と欧米の文学から影響される。作家というと、静かな
別荘で黙々と書いているイメージだが、吉本ばななは音楽を聴きながら小説
を書いたりするくらい音楽に強い関心がある。そのことは彼女の独特な風格
を見せる。
ばななの作品の中では“漫画”、“神秘”、“娯楽”など性質があると
言われている。ばななの小説は時々人間の生活についての哲理
て つ り
を表す。それ
は若い青春人物が短くて、有限な美しことの人生を考えさせるのである。大
きい理想を抱かないで、軽く思考するだけ。生活に対する人物の感性はとて
も深い。人物は人生の悲しむ、優しく思い込んでいる。
吉本ばななの小説が新しく感じるのは、彼女の小説が目指しているもの
がそれまでの小説といくらかちがうからだ。吉本ばななは「悲しい場」から
「優しい気分となる場」「愛に満ちた気分でいられる場」へトリップする感覚
を描く。「トリップ感」は吉本ばななの作品の大きな特徴である「死などの重
いテーマを明るく軽く書く」ための方法でもある。作品の中に晴れ晴れとし
た明るさはないのに、読み終わった後「しこり」みたいな暗さは不思議と残
らない。
ある種の作家は、書くことで事件を呼び寄せるという。猟奇殺人事件を
書いていると実際に同様の事件が起こり、カルト集団を書いているとそれが
社会問題として浮上してくる。もちろん、その作家に、事件を引き起こさせ
る能力があるというのではなく、まだ表面には出てこない時代の空気を敏感
びんかん
に察知し、それを言葉で表せる能力があるという意味である。吉本ばななも
その一人なのだと思う。
文学の作品を作るために、言語はとても必要である。言語は読者にいい
印象を与えるために、要素の一つである。ばななの小説の言語は簡単で、短
いけど、深い意味がある。ばななの小説の言葉は詩のような柔らかく、明る
いと評判されている。ばななの作品は色々な悲劇が起こす。それは家族や恋
など悲劇である。ばななの小説は寂しいけれど、ばななは軽い言葉で文章を
4
使う。それで、ばななの小説は明るくなるようにしている。自然と人間につ
いて、吉本ばななが描く言葉はとてもきれいだと思う。読者はばななのスト
ーリーの自然と人間がとても素敵
すてき
で、美しい感じがする。
ばななの小説の自然は真に美しさである。私達はその自然の光景を眺め
たい。吉本ばななの小説は自然世界の色々な色とは美しいピンクの光の世界、
夏の目立つな光、春の青い光を与える。ばななのストーリーの世界は草や花
や鳥の声などにぎやかなのである。読者は日常の生活のような感じる。
ばななの他の成功、それはばななが音声と形を描くのはきれい、特色で
ある。ばななの作品は本当に文章が詩のような軽くて、感情が豊かである。
ばななの小説の特色なのは人物の感情、自然を描くために、明るい言葉を使
う。作品を読んで、読者はその世界で自分が生きているのを感じる。
人物の話し声は冷静で、短くて、簡明な文体である。彼女の人物は偉大
な人物ではなく、彼らは社会の中の普通な人である。その平凡な生活の中に、
吉本は広い精神の世界を描く。
他の作家と比べて、ばななの新しい文体は簡単で、短く、簡明である。
彼女の作品を貫き通しているものは個人の普通の生活、特に、若い女性の生
活である。ばななの作品は時々曖昧で、分かりにくく感じる。彼女の作品の
中では人物の心の内面の動きがたくさん描かれている。現代の生活の中の人
の気持ちは空虚で、むなし面がある。ばななの描かれている人物は感情が細
かくて、自分の意志を強く言い表す。同時に、個人の心の底を表現しようと
いう強い願望がある。彼女の作品の人物は実際には存在しない。でも、現実
はそんな人たちがいるにさせられる不思議性がある。
ばななの文章は女性的で軽い文体であるとともに洗練そして深い意味を
持つ。そのことは他の作家と違う彼女の特色である。それは「ばなな現象」
といわれるものについて理解するための一つの答えである。
5
ばななは読者に日常の生活の新しさの目付きをもたらす。そのうえ、読
者は生活の美しさを心得る。本を閉じる時、きっと感激の響きは読者の心に
残るだろう。
吉本ばななは本当に日本の文壇の中の面白い現象である。吉本ばななの
作品のテーマであり人間の生き方の新しさを世界中の読者にアピールしてい
ると考えられる。
吉本ばななの斬新性を研究することから彼女の作品を通して、さらには
日本の文学の状態が分かるように、村上春樹、村上竜など他の作家につぃて
も研究しようとしている。
しかし、能力は限度から、必ず、間違うところがあるかもしれないが、
先生と皆さんから アドバイスをいただこうと思う。私のこの学術論文が後世
の学生に参考資料になると思う。
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Yoshimoto Banana, Kitchen, Lương Việt Dzũng dịch, NXB Hội Nhà văn –
Cty Nhã Nam, Hà Nội, 2006.
2. Yoshimoto Banana, N.P, Lương Việt Dzũng dịch, NXB Đà Nẵng – Cty Nhã
Nam, Hà Nội, 2007.
B. Tài liệu tiếng Nhật
3. 吉本ばなな、キッチン、福武書店、東京、1988
4. 吉本ばなな、N.P、角川書店、東京、1990
5. 吉本ばなな、対談集、福武文庫、東京、1993
C. Tài liệu từ Internet
6. 2009/05
7.
(Lương Việt Dzũng, N.P – Yoshimoto Banana)
8.
(Hòang Lan, Yoshimoto Banana - nhà văn của những thương tổn tinh thần)
9. よしもとばなな
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI_BAO_NCKH.pdf
- BAO_CAO_NCKH.pdf