Sau khi nghiên cứu về nhận thức của sinh viên CTXH K7 trường ĐHKH TN em xin có một số đề xuất sau:
+ Với mỗi gia đình cần nâng cao nhận thức cho con em về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, mọi người nên quan tâm hơn đến những chương trình phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các tệ nạn xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng để có những biện pháp phòng chống hiệu quả nhất. Thường xuyên quan tâm nhắc nhở con em mình tránh xa các tệ nạn xã hội.
+ Với nhà trường thì phải tổ chức nhiều công tác tuyên truyền cho học sinh sinh viên. Nên kết hợp với các trung tâm tư vấn để thông qua đó trang bị cho các em một hệ thông kiến thức về tự chăm sóc, bảo vệ mình khỏi căn bệnh HIV/AIDS
+ Xã hội nên có những biện pháp thiết thực hơn nữa, cụ thể hơn nữa để cho mọi người nắm bắt được những thông tin cần thiết về phòng tránh căn bệnh HIV/AIDS sao cho có hiệu quả nhất. Tích cực đề ra các biện pháp phòng chống bbhvtêtệ nạn xã
tệ nạn xã hội đặc biệt là ma túy mại dâm.
+Với mỗi bản thân sinh viên: Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12) . Các bạn phải biết cách tự bảo vệ minh và góp phần bảo vệ người khác, khi có đầy đủ kiến thức thì tổ chức cho mọi người. xây dựng một cuộc sống lành mạnh, không sa đà vào các tệ nạn xã hội, không nên sống thưc dụng, phải biết quan tâm đến những người xung quanh
+ Đối với những người không may dính vào căn bệnh này thì xã hội không nên kỳ thị xa lánh họ, đảm bảo quyền con người . Xuất phát từ đạo lí thương người tạo điều kiện giúp họ hòa nhập với cộng đồng. bản thân những người bị nhiễm HIV nên sống tốt sống có ích, tránh lây bệnh cho cộng đồng.
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu nhận thức của sinh viên lớp công tác xã hội k7 trường đại học khoa học Thái Nguyên về căn bệnh HIV/AIDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN LỚP CÔNG TÁC XÃ HỘI K7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN VỀ CĂN BỆNH HIV/AIDS.
MÔN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Tạ Thị Thảo
Sinh viên thực hiện : Nông Văn Chung
Lớp : CTXH K7
Khoa : VĂN_XÃ HỘI
Trường : ĐHKH THÁI NGUYÊN
Thái nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2010
LỜI NÓI ĐẦU
Có rất nhiều nguyên nhân về sự hình thành của căn bệnh HIV/AIDS.Nhưng dù nguyên nhân nào đi nữa thì vấn đề quan trọng nhất bây giờ là tìm ra phương thuốc chữa và tuyên truyền những hiểu biết của mình về căn bệnh HIV/AIDS cho tất cả mọi người, để mỗi người có thể tự bảo vệ bản thân mình trước căn bệnh thế kỷ này.
Việc lưa chọn đề tài “ Tìm hiểu nhận thức của sinh viên lớp CTXH K7 trường ĐHKH Thái Nguyên về căn bệnh HIV/AIDS ” không chỉ giúp em tìm hiểu thêm được nhận thức của các bạn sinh viên về căn bệnh thế kỷ này, mà còn nói lên được sự hiểu biết của các bạn và xem các bạn có hướng giải quyết như thế nào?
Trong quá trình nghiên cứu, em đã dựa vào hệ thống những kiến thức cơ bản mà em đã được học, ngoài ra em còn thêm những vấn đề có liên quan tới HIV/AIDS ở sách báo và Internet.Với hi vọng sẽ làm rõ hơn về vấn đề mình đang nghiên cứu.
Song, do kinh nghiệm còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu còn tương đối ít cộng với chưa qua khảo sát thực tế đối với đề tài này nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của Cô và các bạn, để giúp cho đề tài của em được hoàn thiện hơn và để em rút kinh nghiệm cho những đề tài sau này.
Sinh viên_Nông Văn Chung
Phần một: MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đều biết HIV/AIDS là một căn bệnh thế kỷ, một đại dịch của thế giới. Hàng năm nó đã cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu người không trừ màu da, sắc tộc, tôn giáo, nam, nữ, giàu nghèo, già trẻ, vị trí địa lý…
Trên thế giới số người nhiễm căn bệnh này ngày càng tăng. Chỉ tính riêng Châu Á thì số người HIV đã lên tới hơn 5 triệu người. Trong đó Ấn Độ là quốc gia có số người nhiễm HIV cao nhất, sau đó các nước được xem là có số bệnh nhân AIDS gia tăng nhanh chóng là Trung Quốc, Indonesia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia nằm ngay sát vùng Tam giác vàng, hơn nữa lại là một quốc gia đang phát triển, điều kiện kinh tế_xã hội có nhiều thay đổi, ngành du lịch phát triển nhanh chóng, giải phóng tình dục nên số người nhiễm HIV tăng rất nhanh. Năm 1988, lần đầu tiên nước ta phát hiện ra trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở An Giang, sau đó căn bệnh này đã lan nhanh chóng ra khắp cả nước.Điều đáng lưu ý ở đây là các đối tượng nhiễm HIV phần lớn đều ở lứa tuổi rất trẻ ( 95% từ 17_30 tuổi ). Đây là lứa tuổi trụ cột của đất nước do vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế_xã hội của đất nước.
Nếu HIV xâm nhập vào nhà trường thì quả là một vấn đề hết sức nghiêm trọng vì nhà trường là nơi đào tạo ra những thế hệ tương lại của đất nước. Vậy các bạn sinh viên nhận thức vấn đề này như thế nào? Các bạn đã hiểu gì về tác hại của nó? Các bạn đã có những biện pháp phòng tránh ra sao?
Chính vì thế cho nện em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu nhận thức của sinh viên lớp CTXH K7 trường ĐHKH Thái Nguyên về căn bệnh HIV/AIDS. ” Để làm rõ những câu hỏi trên.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Với đề tài này, mục đích nghiên cứu của em là tìm hiểu nhận thức của các bạn sinh viên về căn bệnh HIV/AIDS dựa trên những cơ sở lí luận nghiên cứu đến vấn đề này. Qua đó giúp các bạn tìm hiểu tác hại của căn bệnh này cũng như cùng nhau biết được ý nghĩa của việc nhận thức về tác hại của căn bệnh HIV/AIDS để tìm ra những biện pháp phòng tránh và tuyên truyền cho mọi người làm sao có hiệu quả nhất.
KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Khách thể điều tra
-Tiến hành các bạn sinh viên ở lớp CTXH K7 trường ĐHKH Thái Nguyên. Tổng số sinh viên của lớp là 104 bạn, trong đó có 22nam và 82 nữ.
Đối tượng nghiên cứu
-Nhận thức của các bạn sinh viên về căn bệnh HIV/AIDS.
NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ
-Để công việc nghiên cứu được khách quan, sát thực về vấn đề nhận thức của các bạn về căn bệnh HIV/AIDS em phải làm rõ những nhiệm vụ sau:
+ Giải quyết những vấn đề lí luận về căn bệnh HIV/AIDS ( HIV là gì? HIV bao gồm những giai đoạn nào?)
+ Đánh giá nhận thức của các bạn sinh viên về căn bệnh HIV/AIDS.
+ Rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu, nâng cao ý thức của các bạn về căn bệnh HIV/AIDS.
Phạm vi
Tiến hành nghiên cứu ở 30 bạn đại diện cho cả lớp CTXH K7.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giả thuyết xu hướng
Trong một tương lai không xa nhận thức của giới sinh viên nói riêng và của cả cộng đồng nói chung về tác hại của HIV/AIDS sẽ đầy đủ hơn, mọi người có ý thức hơn về việc phòng tránh căn bệnh này cũng như là có các biện pháp tốt nhất để tự bảo vệ mình khỏi đại dịch nguy hiển này. Cả cộng đồng chung tay góp sức từng bước ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch nguy hiểm này làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
Giả thuyết giải thích
Cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng trong việc phòng chống HIV/AIDS. Trước hết mỗi người cần phải có nhận thức đúng đắn về căn bệnh thế kỷ này bằng cách tìm hiểu ở sách báo, tivi, đài, internet v.v… tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lí của Đảng và Nhà Nước và cơ sở vật chất như bệnh viện và các trung tâm tư vấn về căn bệnh HIV/AIDS. Đối với sinh viên thì cần tuyên truyền những hiểu biết của mình cho mọi người bằng cách mở các hoạt động ngoại khóa, hội thảo, tình nguyện tham gia các phong trào phòng chống căn bệnh này do TW Đoàn phát động.
CHỌN MẪU
- Từ 104 sinh viên lớp CTXH K7 trường ĐHKH Thái Nguyên chọn ra 30 bạn đại diện.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn theo phương pháp xác suất ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm.
- Lý do chọn: Khách quan vì bốc thăm nên các ý kiến không hề thiên vị theo định kiến của người nghiên cứu.Quy mô của mẫu nhỏ, tiết kiện thời gian.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
7.1 Bảng hỏi Anket (10-15 câu hỏi đóng )
7.2 Phỏng vấn sâu ( 10 câu cho từng đối tượng )
KHUNG LÝ THUYẾT
CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, PHÁP LUẬT, CHINH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
-TUYÊN TRUYỀN CHO MỌI NGƯỜI VỀ TÁC HẠI CỦA HIV_AIDS
-TÌNH NGUYỆN THAM GIA CÁC PHONG TRÀO VỀ PHÒNG CHỐNG HIV-AIDS
- CÓ NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VÀ ĐẦY ĐỦ VỀ CĂN BỆNH HIV_AIDS
-BIẾT ĐƯỢC CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH HIỆU QUẢ
««««««««««
ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI:
GIA ĐÌNH
NGƯỜI THÂN
BẠN BÈ
GIỚI TÍNH
TUỔI
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
NGHỀ NGHIỆP
ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI
NHÀ TRƯỜNG
CỘNG ĐỒNG
CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
««««««««««
««««««««««
ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI:
GIA ĐÌNH
NGƯỜI THÂN
BẠN BÈ
GIỚI TÍNH
TUỔI
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
NGHỀ NGHIỆP
ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI
NHÀ TRƯỜNG
CỘNG ĐỒNG
CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN LỚP CTXH K7 TRƯỜNG ĐHKH THÁI NGUYÊN VỀ CĂN BỆNH HIV/AIDS
CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, PHÁP LUẬT, CHINH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nhận thức là gì?
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người ( nhận thức,tình cảm, hành động ý chí ). Nhận thức có quan hệ chặt chẽ với các mặt kia và nó cũng có quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người.
Nhận thức là một quá trình(có mở đầu, diễn biến và kết thúc ), quá trình này thường gắn với muc đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoat động. Đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan.
HIV/AIDS là gì?
- HIV/AIDS là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Tên đầy đủ của HIV viết bằng tiếng Anh là Human Immonnodeficientry Virus.
- Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc virus tấn công
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Tên đầy đủ viết bằng tiếng Anh là Acquired Immuno Deficiency Syndrome.
- Hội chứng là một tập hợp các dấu hiệu, các triệu chứng bệnh lý không có tính chất đăc trưng, có thể có ở nhiều bệnh nhân nhưng nếu tập hợp lại thì những dấu hiệu, những triệu chứng đó tạo nên một thực thể độc đáo của một chứng bệnh nhất định.
- Suy giảm miễn dịch mắc phải: miễn dịch thu được trong đời sống cá thể chứ không phải bẩm sinh.
- AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV mà hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn thương, cơ thể không có khả năng chống lại các tác bệnh nhiễm khuẩn mà nếu bình thường có thể chống đỡ được.
1.3 Các giai đoạn phát triển HIV trong cơ thể người
* Căn bệnh HIV/AIDS có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp, người nhiễm hầu như không có biểu hiện gì, kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, đôi khi tới 6 tháng.
- Giai đoạn 2: Nhiễm HIV không có triệu chứng có thể kéo dài từ 6 tháng đến nhiều năm.
- Giai đoạn 3: Thường gặp sưng hạch kéo dài, ở nhiều nơi trên cơ thể, không đau.
- Giai đoạn 4: AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể. Giai đoạn này thương kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm.
1.4 Triệu chứng của bệnh
- Những dấu hiệu chính:
+ Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể
+Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
+ Sốt kéo dài trên 1 tháng( từng đợt hay lien tục)
Những dấu hiệu phụ
+ Ho dai dẳng kéo dài trên 1 tháng
+ Viêm da, ngứa toàn thân
+ Nhiễm nấm Candida ở miệng và hầu
+Nhiễm virus Herper Zoter tái phát
+ Sưng hạch toàn thân
+Ung thư da Sarcom Kaposi toàn thân
+ Lao phổi, viêm phổi
+ Viêm màng não do Crytrococcus neoformans
Trên thực tế hội chứng AIDS biểu hiện không giống nhau đối với tất cả bệnh nhân, ở trẻ em ít dấu hiệu nhưng mức độ trầm trọng thể hiện rõ rệt. Một số bệnh nhân AIDS có thể thiếu một số dấu hiệu diễn biến chậm, có khi ít thể hiện trên các triệu chứng lâm sang.
Những tổn thương trên cơ thể bệnh nhân AIDS.
Bộ máy tiêu hóa
+ Tiêu chảy do nhiễm Cryptospridium, có thể đi tới 17 lượt/ngày, tiêu chảy kéo dài làm cho cơ thể hao mòn nhanh chóng.
+ Viêm thực quản do nhiễm Candida abican gây đau và khó nuốt.
+ Viêm ruột non và ruột già do nhiễm virus Cytomegalo.
+ Sarcome Kaposi và Ulympho ở dạ dày và ruột gây chảy máu.
Bộ máy hô hấp. thường gặp là viêm phổi do nhiễm vi khuẩn Pneumocystscanrinii, ho khan kèm theo sốt có khi tới 3 tháng, khó thở. Có thể nhiễm thêm một số nấm và vi khuẩn khác trong phổi.
Tổn thương trên da và niêm mạc.
+ ngứa sần có nốt sần
+ rụng tóc nhất là 2 bên thái dương
+ da bị dị ứng với thuốc
+ nấm Candida ở trong miệng và niêm mạc
+ Virus Herper gây tổn thương da ở vùng miệng, hậu môn và quanh cơ quan sinh dục. ban đầu là các vết thương nông sau thì sâu dần
+ Bệnh Zoona: là các mụn nước có vết lõm ở giữa, đau rát, dọc theo các đường thần kinh ngoại biên hay gặp ở vùng đầu và cổ.
+ Ung thư Sarcome Kaposi: là các mụn nước có nốt sần màu hồng nhạt đến tím, tạo thành từng mảng có bờ rõ rệt, trên mảng màu đó có nốt hay u nhỏ các nốt này lúc đầu tròn và đều đặn sau thì lở loét và sần sùi.
Tổn thương hệ thần kinh
-Một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội trên hệ thống thần kinh trung ương, gây viêm não, đau đớn, rối loạn ý thức. tổn thương dây thần kinh sọ, gây tổn thương về thị lực. Ở thể nặng có thể gây tổn thương não khiến động tác đi lại loạng choạng, mù lòa, teo não.
-Ngoài ra,AIDS còn gây tổn thương cho các hệ cơ quan khác như thận và đường tiết niệu, tim, tủy xương, gan và các cơ quan khác trong toàn bộ cơ thể người bệnh.
1.5. Tác hại của HIV/AIDS đối với cá nhân, gia đình và xã hội
1.5.1 đối với cá nhân
+ nhiễm HIV có nghĩa là đã nhận một bản án tử hình. Họ sẽ chết sau một thời gian sống trong tình trạng vô vọng và khủng hoảng sâu sắc về sức khỏe, tinh thần.
+ phần lớn những người nhiễm HIV đều có tâm trạng chán nản, buồn bã, tinh thần hoàn toàn suy sụp. một số ít xuất hiện tư tưởng độc ác muốn trả thù đời. nhiều người sống cách ly với xã hội, một số có xu hướng muốn tự sát, chỉ có một số ít người đủ dũng cảm nhìn vào sự thật. có người đã biết dung thời gian và sức lực còn lại để chiến đấu cho cuộc chiến chống lại HIV/AIDS.
+ Người nhiễm có một khoảng thời gian khá dài từ 5-10 năm trước khi chuyển sang giai đoạn toàn phát AIDS. Trong giai đoạn này trông họ vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng có thể truyền bệnh cho người lành trong cộng đồng.
+Tới giai đoạn toàn phát do không còn sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh thông thường nên bệnh nhân AIDS sẽ nhanh chóng suy kiệt và đi tới tử vong. Bệnh nhân AIDS biểu lộ đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của hội chứng suy giảm miễn dịch.
+ Virus, vi khuẩn, nấm không đủ sức gây bệnh cho người khỏe mạnh nhưng với bệnh nhân AIDS chúng mặc sức hoành hành, 1/2 số bệnh nhân AIDS sẽ chết trong vòng 16 tháng, số còn lại tiếp tục chết, hầu như không có bệnh nhân nào tồn tại quá ba năm. Những khu vực kinh tế, y học phát triển kém thì thời gian tồn tại còn ngắn hơn nhiều (như châu phi, châu á).
+Nếu người nhiễm HIV bị suy sụp về tinh thần thì bệnh nhân AIDS là những người chờ chết trong tình trạng tuyệt vọng.
1.5.2Đối với gia đình:
+ Bị tổn thất lớn lao về mặt tình cảm và về vật chất nhưng không hy vọng mang lại hậu quả tốt đẹp,Giai đoạn nhiễm HIV dễ truyền cho người trong gia đình như vơ chồng hoặc con cái.
+Nhiều trường hợp những người trong gia đìnhcó thể không bị nhiễm bệnh xong vẫn bị sự xa lánh của người xung quanh.
+Gia đình sẽ trở thành bất hạnh:vợ chồng, con cái, anh em chia lìa hoặc xa lánh nhau(chủ yếu sợ lây nhiễm)
1.5.3 Đối với xã hội:
+ bệnh nhân AIDS cũng là con người, họ có quyền được đối xử nhân đạo, họ cũng phải được chăm sóc y tế. một số bệnh nhân AIDS nếu điều trị bằng ATZ thì mỗi ngày chỉ thính riêng tiền thuốc là từ 16-20USD. Nếu tính cả các chi phi khác và những thiệt hại do người ốm phải nghỉ việc thì số tiền chi phí sẽ rất lớn.
+ Đại dịch HIV/AIDS còn để lại hậu quả thương tâm khác như trẻ em bị nhiễm HIV và trẻ em mồ côi. Khoảng 30% số trẻ em mà mẹ chúng nhiễm HIV đã truyền cho chúng. Số trẻ này sẽ chết trong một thời gian ngắn, vì trong khi cơ thể chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch thì đã bị tấn công. 70% số trẻ em là con của những người mẹ bị nhiễm HIV sẽ trở thành trẻ mồ côi, đó là gánh nặng cho xã hội.
+ HIV/AIDS không chỉ giết người mà còn làm băng hoại các giá trị tinh thần của xã hội loài người, phá hoại gia đình-đơn vị cơ bản cấu trúc nên xã hội.
1.6 Các con đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV
1.6.1 HIV không lây nhiễm qua các con đường
+qua hô hấp như vi trùng lao
+qua tiêu hóa như đường ruột
+ qua tiếp xúc thong thường như bắt tay,ôm hôn, dùng chung dụng cụ sinh hoạt và nhà vệ sinh cũng không bị lây nhiễm HIV
+không lây qua các ký sinh trùng như muỗi, ve, bọ chét v.v..
1.6.2 các con đường lây nhiễm
a, qua hoạt động tình dục
-sinh hoạt tình dục khác giới
+HIV có nhiều trong tinh dịch của nam giới và dịch tiết âm đạo của nữ giới.
+Nếu người đàn ông bị nhiễm HIV thì khả năng lây truyền cho bạn tình là khá cao. Nếu người phụ nữ bị nhiễm thì khả năng lây sang đàn ông là ít hơn nhưng tỉ lệ cũng không dưới 30%.
+HIV xâm nhập sang người lành qua những chỗ xây xước nhẹ trên bộ máy sinh dục, hoặc có thể xâm nhập vào máu qua những chỗ có niêm mạc mỏng như trực tràng.
+Bao cao su được coi là phương tiện bảo vệ tốt nhất cho cả hai giới trong trường hợp co nhiều bạn tình
-sinh hoạt tình dục đồng giới tỉ lệ nhiễm HIV là phổ biến
b, lây truyền qua đường máu
-Những vùng có trình độ dân trí thấp, y tế lạc hậu, lây truyền HIV qua đường máu là rất phổ biến
-Các con đường:
+ Truyền máu, ghép mô hay cơ quan, thụ tinh nhân tạo.
+ tiêm, châm cứu, xăm mình, bấm lỗ tai, cạo râu, nhổ răng mà dụng cụ không được vô trùng
c, lây truyền từ mẹ sang con
-mẹ truyền sang con từ tuần thứ 21hoawcj khi đẻ lúc thai nhi đi qua âm đạomáu mẹ dính trên thai hoặc vào mắt cũng lây nhiễm
-khoảng 30% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm khi người mẹ bị nhiễm HIV.
-HIV còn có trong sữa mẹ khả năng lây nhiễm sang con là khoảng 15-30%
1.7 Phòng bệnh
1.7.1 phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục
-không quan hệ tình dục trước hôn nhân.
-Chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình.
-Sử dụng bao cao su thường xuyên, đúng cách nếu không biết chắc bạn tình có bị nhiễm HIV hay không.
- Xét nghiệm HIV trước khi kết hôn.
- Khám và điều trị đúng cách các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.7.2 Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu
-Không tiêm chích ma túy
-Diệt trùng các dụng cu xuyên chích qua da bằng hóa chất hoặc luộc sôi 20 phút
-Không dung chung bơm kim tiêm.
-Không tiếp xúc trưc tiếp vơi máu và các dịch thể của người nhiễm HIV.
-Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu
- Chỉ truyền máu khi cần thiết, xét nghiệm máu trước khi truyền
1.7.3 Phòng lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con
-Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần có hiểu biết về HIV/AIDS
-Tư vấn cho phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai nếu muốn có thì phải điều trị và theo dõi tốt nhất trong quá trình mang thai, khi đẻ và cho con bú
-Nên xét nghiệm HIV trước khi kết hôn
1.8 Chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS
1.8.1 Người nhiễm HIV cần:
-Gặp các nhà tư vấn để được giúp đỡ
-Không bi quan chán nản, không mặc cảm,không xa lánh mọi người và sống co ích, có trách nhiệm với cộng đồng.
-Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cho người khác.
-Tham gia các hoạt động xã hội
-Chú ý chế độ dinh dưỡng và tập luyện thế thao để duy trì sức khỏe tốt
-Gặp bác sĩ khi có vấn đề về sức khỏe
1.8.2 Khi có người thân bị nhiễm HIV cần;
-Không hắt hủi xa lánh người nhiễm.
-Luôn luôn động viên, an ủi, giúp đỡ người nhiễm vượt qua khủng hoảng tâm lý.
-Áp dụng các biện pháp dự phòng trong sinh hoạt và chăm sóc
-Chú ý chế độ ăn uống nghỉ ngơi của người nhiễm
-Đưa người bệnh đi bác sĩ khi có vấn đề về sức khỏe
1.8.3 Cộng đồng với người nhiễm và gia đình họ
-Không xa lánh, phân biệt đối xử
-Thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ tinh thần, vật chất trên tinh thần tương thân tương ái
- Tạo điều kiện cho người nhiễm hòa nhập cộng đồng.
2.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Đáp án và kết quả điều tra thu được
-Số sinh viên mà em tiến hành điều tra là 30 bạn. tổng số phiếu câu hỏi mà em phát ra là 30 và thu lại là 30 phiếu.sau đây là đáp án của từng câu hỏi và kết quả thu được tính bằng % số sinh viên trả lời đúng.
2.1.1 Các câu hỏi đóng: Đánh dấu ü vào các đáp án mà bạn cho là đúng:(câu hỏi của bảng hỏi ở phần phụ lục kèm theo ở cuối bài )
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
KẾT QUẢ (%)
1
A
100
2
C
100
3
C
63.3
4
C
100
5
D
86.6
6
B
93.3
7
A
90
8
B
53.3
9
B
90
10
C
96.7
2.1.2 Những câu hỏi mở:( câu hỏi và câu trả lời ở phần phụ lục )
2.2 Nhận xét và đánh giá kết quả thu được
2.2.1 Về các câu hỏi đóng
-Nhìn chung các bạn có những hiểu biết khá đầy đủ về căn bệnh HIV/AIDS có nhiều câu hỏi các bạn đã trả lời đúng 100%. Đây quả là điều đáng mừng, qua đây ta thấy được sự hiểu biết của các bạn. Điều đó chứng tỏ các bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, bản thân các bạn cũng đã có sự tìm tòi qua các phương tiện thông tin đại chúng, và các vấn đề xoay quanh về căn bệnh HIV/AIDS.
-Tuy nhiên, còn có một số bạn vẫn con mơ hồ về vấn đề này, còn có bạn tỏ ra không mấy hợp tác, khi đươc hỏi ở một số câu hỏi có bạn còn trả lời là không biết, hay cảm thấy nhàm chán không mấy quan tâm. Đó chính là nhưng han chế của các bạn, có thể do các nguyên nhân sau:
+Bản thân không chịu tìm tòi, không tham gia vào các hoạt động, phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội.
+Ít có điều kiện tìm hiểu ở các phương tiện thông tin đại chúng
+Nhà trường chưa có các buổi ngoại khóa, tuyên truyền về căn bệnh HIV/AIDS
+Xã hội có rất nhiều cách tuyên truyền, nhưng mọi người không mấy quan tâm và cho rằng đó là chức trách của chính quyền mình không phải lo.
2.2.2 Về các câu hỏi mở
-Đa phần các bạn có nhận thức rất đầy đủ, trả lời rất rõ ràng. Tuy nhiên do nhưng câu hỏi mở đều co lien quan đến bản thân các bạn nên cũng có nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau. Nhưng đa phần là những ý kiến nhận thức của người trả lời rất tốt, tìm ra được những biện pháp khá hiệu quả trong việc phòng, chống và tự bảo vệ mình khỏi căn bệnh HIV/AIDS.
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
KẾT LUẬN
-Qua việc điều tra tìm hiểu nhận thức của sinh viên lớp CTXH K7 trường ĐHKH TN về căn bệnh HIV/AIDS. Em có một số kết luận sau:
+Nhìn chung đa số các bạn đã có những hiểu biết nhất định về căn bệnh HIV/AIDS. Các bạn đã nắm được tác hại, con đường lây nhiễm và các biện pháp phòng chống chứng tỏ công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng và nhà nước đã tác động đến hoạt đong nhận thức của các bạn.
+một số bạn tỏ ra thờ ơ lãnh đạm chưa thực sự hiểu thông cảm cho người bệnh
-hiện nay, HIV/AIDS đang là mối quan tâm của toàn xã hội, căn bệnh thế kỷ mà không biết đến bao giờ nhân loại mới có thể tìm ra đươc phương thuốc chữa. virus HIV rất dễ lây lan nếu ta chủ quan, và không biết cách phòng tránh cho bản thân và cộng đồng, mà khi đã xâm nhập vào cơ thể người HIV sẽ tồn tại cho đến lúc chết.Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho mọi người noi chung và cho sinh viên lớp CTXH K7 là một việc làm hết sức cần thiết.
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
-Sau khi nghiên cứu về nhận thức của sinh viên CTXH K7 trường ĐHKH TN em xin có một số đề xuất sau:
+ Với mỗi gia đình cần nâng cao nhận thức cho con em về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, mọi người nên quan tâm hơn đến những chương trình phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các tệ nạn xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng để có những biện pháp phòng chống hiệu quả nhất. Thường xuyên quan tâm nhắc nhở con em mình tránh xa các tệ nạn xã hội.
+ Với nhà trường thì phải tổ chức nhiều công tác tuyên truyền cho học sinh sinh viên. Nên kết hợp với các trung tâm tư vấn để thông qua đó trang bị cho các em một hệ thông kiến thức về tự chăm sóc, bảo vệ mình khỏi căn bệnh HIV/AIDS
+ Xã hội nên có những biện pháp thiết thực hơn nữa, cụ thể hơn nữa để cho mọi người nắm bắt được những thông tin cần thiết về phòng tránh căn bệnh HIV/AIDS sao cho có hiệu quả nhất. Tích cực đề ra các biện pháp phòng chống bbhvtêtệ nạn xã
tệ nạn xã hội đặc biệt là ma túy mại dâm.
+Với mỗi bản thân sinh viên: Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12) . Các bạn phải biết cách tự bảo vệ minh và góp phần bảo vệ người khác, khi có đầy đủ kiến thức thì tổ chức cho mọi người. xây dựng một cuộc sống lành mạnh, không sa đà vào các tệ nạn xã hội, không nên sống thưc dụng, phải biết quan tâm đến những người xung quanh
+ Đối với những người không may dính vào căn bệnh này thì xã hội không nên kỳ thị xa lánh họ, đảm bảo quyền con người . Xuất phát từ đạo lí thương người tạo điều kiện giúp họ hòa nhập với cộng đồng. bản thân những người bị nhiễm HIV nên sống tốt sống có ích, tránh lây bệnh cho cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Diễn đàn Tuổi Trẻ, giới tính &HIV/AIDS
Việt báo.vn
PHẦN PHỤ LỤC
CÁC CÂU HỎI ĐÓNG
Theo bạn HIV là gì?
üA: virus B: vi trùng C: vi khuẩn
Theo bạn giai đoạn AIDS là?
A: giai đoạn đầu của HIV
B: giai đoạn giữa của HIV
üC: giai đoạn cuối của HIV
Quá trình HIV có mấy giai đoạn?
A: 2 B: 3 üC: 4 D: 5
Theo bạn HIV lây truyền chủ yếu qua mấy con đường?
A: 1 B: 2 üC: 3
HIV không lây truyền qua?
A: ôm hôn B: bắt tay C: nằm cùng üD: cả 3 đáp án đều đúng
Muỗi có truyền virus HIV cho người không?
A: có üB: không
Có nên xét nghiệm HIV trước khi kết hôn không?
üA: có B: không
Người bị nhiễm HIV có thể kết hôn không?
A: không üB: vẫn có thể
Hiện nay đã có thuốc chữa bệnh HIV chưa?
A: có rồi üB: chưa có
Theo tình hình người nhiễm HIV ở Thái Nguyên như thế nào?
A: thấp B: trung bình üC: cao
Xin chân thành cảm ơn!
NHỮNG CÂU HỎI MỞ
Theo bạn những nguyên nhân làm gia tăng bệnh HIV là gì?
HIV lây truyền qua những con đường nào?
Biện pháp phòng tránh căn bệnh HIV như thế nào?
Xã hội có nên xa lánh người bị nhiễm HIV không? Tại sao?
Hậu quả của HIV đối với gia đình và xã hội là gì?
Bạn nghĩ nhà trường có nên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa để bổ sung kiến thức về những vấn đề có liên quan tới HIV/AIDS cho sinh viên không?
Là sinh viên bạn tuyên truyền cho mọi người như thế nào để mọi người có nhận thức đầy đủ hơn về tác hại của HIV?
Bạn sẽ làm gì khi có người thân bị nhiễm HIV?
Bạn có sợ người bị nhiễm HIV không?
Bạn đã làm gì để tự bảo vệ mình trước căn bệnh này chưa?
Xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu nhận thức của sinhviên lớp công tác xã hội k7 trường đại học khoa học thái nguyên về căn bệnh hiv-aids.docx