Tìm hiểu những nguyên nhân khiến game máy tính chạy chậm
Vì sức mạnh phần cứng đều có giới hạn, đó là rào cản lớn nhất của người dùng, cho nên
dù bạn có tối ưu cỡ nào thì hiệu năng cũng bị giới hạn. Nâng cấp phần cứng là cách duy
nhất để để phá vỡ rào cản, vượt qua giới hạn
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu những nguyên nhân khiến game máy tính chạy chậm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu những nguyên nhân khiến game máy
tính chạy chậm
Chắc hẳn những ai chơi game đều biết đến trình trạng game bị giựt, bị lag, bị treo.
Thậm chí bạn đang sở hữu một dàn máy khủng cấu hình cao nhưng chơi game vẫn
cứ bị giựt. Vậy đâu là nguyên nhân?
ng ta sẽ xét đến 2 nguyên chính: phần cứng (CPU, RAM, VGA, HDD) và phần mềm
(HĐH).
* Liên quan đến Card đồ họa: card đồ họa là thành phần quan trọng quyết định tới khả
năng xử lý game.
- Xác định dòng card đồ họa: hiệu năng của card đồ họa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
khác nhau (xung nhịp, băng thông, bộ nhớ, công nghệ sản xuất,...). Thông thường, các
dòng cao cấp (giá thành cao) có khả năng xử lý game tốt hơn so với các dòng thấp hơn.
Tuy nhiên, card đồ họa cao cấp không có nghĩa là mọi game đều “chấp hết” ở mức thiết
lập cao nhất. Do đó bạn cần phải biết tối ưu cấu hình game sao cho phù hợp.
Ngoài ra, có 2 nhóm card đồ họa: nhóm card chuyên cho game và nhóm card chuyên cho
đồ họa. Nhóm card chuyên cho đồ họa như NVIDIA Quadro, AMD FirePro được thiết kế
để tối ưu cho các chương trình đồ họa, xử lý phim ảnh như AutoCad, Photoshop, Revit
Architecture,… nên khả năng xử lý game không có tốt bằng nhóm card chuyên cho
game. Do đó bạn cần lưu ý điều này.
- Cập nhật driver mới
Driver ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến hiệu năng của game. Tuy nhiên, chỉ có một số
game cũng như chỉ có một số dòng card đồ họa sẽ cải thiện hiệu năng sau khi cập nhập
driver, chứ không phải tất cả. Chẳng hạn như với các dòng GTX560Ti, GTX660,… và
một số game đỉnh như Crysis 3, Batman Arkham City, Metro Last Night,… sẽ cải thiện
hiệu năng sau khi cập nhập driver.
Hầu hết các card của AMD đều không ổn định khi mới ra mắt vì Driver chưa được tối ưu
nhưng nó sẽ cải được cải thiện sau 1 thời gian ngắn nhờ nhận được report của người dùng
và nhanh chóng được khắc phục bằng phiên bản Driver mới. Các card đến từ nVidia thì ít
vấn đề này hơn.
- Tối ưu cấu hình game
GenK đã từng đưa ra một số bài viết liên quan đến thiết lập khi chơi game, và ở bài này
chúng ta sẽ đề cập thêm 2 công nghệ quen thuộc khác là PhysX và DirectX.
+ PhysX (hiệu ứng vật lý): vật lý trong game là tất cả những thứ liên quan tới sự chuyển
động và tác động qua lại của các vật thể (những hiệu ứng tia lửa điện, mảnh vỡ vụn, hiệu
ứng nổ, sương mù,…). Về cơ bản, GPU dựng hình game còn những tính toán vật lý do
CPU xử lý. Nhưng với những game hiện nay, CPU phải làm việc nhiều hơn vì các game
càng lúc càng tích hợp nhiều AI và suy luận logic. Do đó, với những tính toán vật lý phức
tạp, GPU có thể xử lý nhanh hơn rất nhiều so với CPU, thông quan engine vật lý PhysX.
Để mang lại những hiệu ứng vật lý tuyệt vời và chi tiết nhất, công nghệ này khiến GPU
phải “vận động” khá nhiều sức lực. Đối với các game thủ sỡ hữu card AMD, để sử dụng
được PhysX bạn phải gắn thêm một card NVIDIA phụ và cho card này đảm nhiệm xử lý
vật lý.
PhysX (High) - Batman Arkham City
PhysX (Normal) - Batman Arkham City
Bạn có thể xem một đoạn video tại đây. Với chip Intel Core i5 2.4GHz và GPU NVIDIA
GT520M, người viết đã giảm độ phân giải còn 1024 * 768 và mọi thiết lập đều Low
(ngoại trừ có bật Shadow detail và bật PhysX), khi hiệu ứng vật lý càng nhiều thì game sẽ
chạy chậm lại.
+ DirectX: là một chương trình xử lý các tác vụ liên quan đến âm thanh và hình ảnh trên
nền Windows. DirectX được xem như là một chiếc cầu nối liền giữa phần cứng và phần
mềm. Nó nhận lệnh liên quan đến hình ảnh và âm thanh của chương trình (phần mềm,
game,…) rồi xử lý và truyền tải đến phần cứng (chip âm thanh, chip đồ họa). Vì thế
DirectX rất quan trọng đối với game, nó giúp cho việc hiển thị hình ảnh mịn hơn và chi
tiết hơn.
DirectX cũng là một trong những điều khiến game thủ rất khó chịu. Khi bạn cài các game
cũ (Direct X 9, 10) vào các loại máy tính đời mới Windows 7, 8, 8.1 thì game sẽ yêu cầu
bạn phải cài lại DirectX nếu muốn chơi được. Tuy nhiên, có một sự hài hước ở đây là nếu
bạn muốn trải nghiệm trên nền DirectX 11 thì bắt buộc bạn phải sử dụng Windows 7 và
phần cứng hỗ trợ DirectX 11 thì mới có thể chơi được. Ví dụ như Crysis 3, dù bạn sử
dụng Windows 7 nhưng bạn lại dùng card NVIDIA GTX260, mà GTX260 chỉ hỗ trợ
DirectX 10, do đó bạn sẽ không chơi được Crysis 3 mà bắt buộc phải nâng cấp card đồ
họa hỗ trợ DirectX 11. Card đồ họa sẽ làm việc khá nặng khi sử dụng DirectX 11. Do đó,
chỉ những card đồ họa mạnh mới có khả năng xử lý DirectX 11 mượt mà ở độ phân giải
cao, bằng không bạn phải hi sinh một vài thiết lập của game để sử dụng DirectX 11.
Direct X11 (Tessellation Disable)
Direct X11 (Tessellation Enable)
Xem ra Microsoft đã làm khó giới công nghệ, ép buộc người dùng phải nâng cấp HĐH,
nâng cấp phần cứng mới hơn thì mới trải nghiệm công nghệ đồ họa tân tiến. Vì thế, một
số nhà phát triển game thường cho người dùng tùy chọn có sử dụng DirectX mới hay
không sử dụng.
Extreme Settings (Batman Arkham City)
Nếu bạn không rành các thiết lập của game, sao bạn không nhờ công cụ tối ưu trải
nghiệm game của NVIDIA – GeForce Experience. Dù chỉ hỗ trợ một vài tựa game đỉnh,
và chương trình sẽ tối ưu làm sao để tỉ lệ khung hình/giây luôn trên 35 – 40fps. Chẳng
hạn như game Batman Arkham City, thử nghiệm với GPU NVIDIA GT520M (64bit).
Nhìn sơ qua thì ai cũng tưởng rằng dòng card này chỉ có thể chơi game ở mức Low thôi.
Nhưng khi người viết dùng Geforce Experience thì chương trình tự động thiết lập game ở
độ phân giải 1024*768 với mức High, tỉ lệ khung hình/giây luôn trên 40fps. Người viết
đã đẩy độ phân giải lên 1366*768 cho phù hợp với màn hình, và kết quả hình ảnh game
vẫn mượt mà, tốc độ khung hình trên 30fps dù đang sử dụng GPU phổ thông. Như vậy,
Geforce Experience sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
* Liên quan đến CPU:
CPU đóng vai trò xây dựng kịch bản và đảm nhiệm việc tính toán trong game. Nếu bạn
nâng cấp card đồ họa quá mạnh mà quên mất CPU thì sẽ xảy ra hiện tượng “nghẽn cổ
chai” mà chúng tôi đã từng nói tới. Thông thường với các CPU 4 lõi trở lên đều có thể
đáp ứng rất tốt hầu hết mọi game. Tuy nhiên, đại đa số người dùng vẫn sử dụng CPU 2
lõi và điều này sẽ làm giảm hiệu năng game.
Bên cạnh số nhân, các yếu tố khác như xung nhịp CPU cũng ảnh hưởng đến hiệu năng
của game. Bạn có thể xem video này, khi người viết hạ thấp xung nhịp xuống, dù 2 nhân/
4 luồng nhưng game chạy chậm đi.
* Liên quan đến RAM
Thông thường, một hệ thống 4GB RAM là đáp ứng tốt hầu như mọi nhu cầu chơi game.
Vì những thông tin cần thiết của game sẽ được load từ ổ cứng lên RAM và từ RAM cung
cấp thông tin cho chip và card đồ họa xử lý xuất ra hình ảnh. Nếu hệ thống của bạn chỉ có
2GB RAM thì khi load đầy RAM chúng ta sẽ mất thời gian để chờ thông tin đã sử dụng
trên RAM xóa đi để thay thế thông tin mới vào, còn nếu lượng RAM dư thừa game sẽ
load tất cả dữ liệu cần thiết để game chạy mượt mà hơn. Vả lại, bạn cần tránh chạy quá
nhiều chương trình như trình duyệt web, các chương trình đồ họa, video,… vì chúng sẽ
chiếm RAM khá nhiều, dành mất chỗ chứa bộ nhớ của game.
Để tiết kiệm bộ nhớ RAM, bạn có thể sử dụng một chương trình như Razer GameBooster
để tắt bớt các dịch vụ không cần thiết, hay sử dụng chương trình giải phóng RAM như
RAM Optimizer,…
* Liên quan đến HDD:
Ổ cứng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tốc độ game, phần lớn bạn sẽ không cảm thấy sự
khác biệt khi chơi game trên ổ cứng 5400rpm hay 7200rpm, thậm chí là SSD nhưng có
một số game cần load nhiều dữ liệu từ ổ cứng (chẳng hạn như The Sims), chuyển cảnh
thường xuyên, nếu sử dụng ổ cứng tốc độ cao thì thời gian load sẽ ngắn hơn, dĩ nhiên với
SSD thì tốc độ sẽ nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn chạy thêm các tác vụ khác như
copy/paste chẳng hạn,…chúng sẽ dành lấy băng thông, dẫn đến tình trạng lag thậm chí là
treo máy sẽ xảy ra.
* Liên quan đến HĐH:
Vấn đề game không tương thích hoặc không chạy ổn định với HĐH mới hơn là điều cũng
dễ gặp. Bạn có thể cài song song 2 HĐH (HĐH cũ để chơi game và HĐH mới để trải
nghiệm), hoặc bạn có thể cài lên máy ảo để trải nghiệm những tính năng mới của HĐH
mới, còn HĐH chính để chơi game,… nhằm khắc phục vấn đề không tương thích.
Vì sức mạnh phần cứng đều có giới hạn, đó là rào cản lớn nhất của người dùng, cho nên
dù bạn có tối ưu cỡ nào thì hiệu năng cũng bị giới hạn. Nâng cấp phần cứng là cách duy
nhất để để phá vỡ rào cản, vượt qua giới hạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- th31_72__5309.pdf