Trong khuôn khổ giới hạn của một khóa luận, tìm hiểu pháp luật về hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn,sinh viên chỉ đề cấp đến những vấn đề cơ bản có liên quan đến hoạt động cho vay và các biện pháp bảo đảm an toàn,dừng lại ở một số nội dung mà chưa có điều kiện giải quyết được thấu đáo các vấn đề pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn. Với khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp ,sinh viên không có nhiều sự hiểu biết chuyên sâu,cũng như sự hạn chế về thời gian nên những vấn đề nêu ra trong khóa luận chỉ dừng lại ở những vấn đề đã đươc nêu ra trước đó trong các nghiên cứu ,cũng như trên các thông tin đại chúng trong thời gian và qua những kiến thức ,mà sinh viên được học ,nghiên cứu tại trường .Vì vậy những phân tích và đánh giá chưa được sâu sắc và hoàn chỉnh,sinh viên mong nhận được sự góp ý đánh giá từ các Thầy Cô để khóa luận có thể hoàn thiện hơn.Sinh viên hy vọng với sự đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần nào vào việc làm rõ các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn.
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5417 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định, thu thập xử lý thông tin và dự đoán thị trường. Hiện nay, trình độ nghiệp vụ của các TCTD của các cán bộ còn non yếu cũng như chế độ kiểm soát thông tin chưa thật sự có hiệu quả nên việc quản lý rủi ro cũng thật sự khó khăn.
Từ các lý do trên, chúng ta có thể nhận ra rằng hoạt động kinh doanh của các TCTD cũng như hoạt động cho vay luôn chứa đựng những rủi ro. Những rủi ro này rất đa dạng có thể là do tự nhiên, do nền kinh tế cũng như do chính bản thân các chủ thể trong quan hệ tín dụng. Trong số đó, có những rủi ro mang tính khách quan, không thể kiểm soát được, và những rủi ro mang tính chủ quan có thể hạn chế, khắc phục hoặc hạn chế được. Pháp luật được đưa ra với chức năng là nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể kiểm soát được.
Vì vậy,an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD nhằm góp phần ổn định tài chính quốc gia, là cơ sở để phát triển nền kinh tể và hội nhập với kinh tế thế giới. Các TCTD là bộ phận chủ yếu trong các trung gian tài chính, nên đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD sẽ là một nội dung quan trọng để giữ cho nền tài chính quốc gia được ổn định. Nếu các TCTD thật sự phát triển, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động thì sẽ đóng vai trò then chốt và quan trọng cho việc cung ứng vốn, góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế. Chính vì vậy, yêu cầu pháp luật cần phải quy định những biện pháp bảo đảm cần thiết duy trì ổn định cho hoạt động kinh doanh của của các TCTD, góp phần khắc phục hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra. Đồng thời thông qua các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm an toàn thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Và xây dựng được hệ thống các quy định của pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD trở thành hàng rào pháp lý vững chắc sẽ góp phần giúp cho hệ thống ngân hàng ổn định, kinh doanh có hiệu quả tạo ra nền tảng tốt để thực thi các chính sách của phát triển đất nước, huy động và sử dụng tốt hơn các nguồn lực để tham gia vào hợp tác, cạnh tranh quốc tế, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia.
Với những lý do nêu trên pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của các TCTD nói chung và hoạt động cho vay nói riêng luôn là yêu cầu cấp bách và bức thiết. Đồng thời với sự phát triển của ngành công nghiệp ngân hàng ngày càng đa dạng, các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn luôn cần được Đảng và Nhà nước rà soát, xem xét và sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính phù hợp và đựơc vận dụng một cách có hiệu quả các biện pháp pháp lý này.
2.3.Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD
2.3.1. Quy định nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay đối với khách hàng
2.3.1.1.Khách hàng phải thỏa mãn điều kiện vay vốn
Theo luật Việt Nam, trong Quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN, quy định tại điều 7 về điều kiện vay vốn,TCTD xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện: có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án sản xuất phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quy chế cho vay 1627 đã có bổ sung thêm một loại khách hàng mới so với các quy chế trước kia; đó là các pháp nhân và cá nhân nước ngoài có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Đây là một quy định mới theo hướng mở rộng khách hàng vay phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, Điều 19 Quy chế cho vay 1627 xác định rõ những trường hợp mà TCTD không được cho vay đó là: thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của TCTD, cán bộ nhân viên của chính TCTD đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay, bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).Và các trường hợp hạn chế cho vay tại điều 20 của quy chế này “ Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây:Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay; Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó”.
Các quy định này một mặt nhằm ngăn ngừa những hiện tượng lợi dụng chức vụ quyền hạn, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra; mặt khác các hạn chế góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD,giúp các TCTD hoạt động hiệu quả.Những điều kiện đối với khách hàng là một đảm bảo an toàn đối với hoạt động cho vay.Tuy nhiên,điều đó chỉ có ý nghĩa với khách hàng vay,còn việc cho vay hay không,quyền quyết định thuộc về các TCTD.
2.3.1.2.Tuân thủ các nguyên tắc vay vốn
Nguyên tắc vay vốn phải được quán triệt trong suốt quá trình cho vay “Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.”(Điều 6,Qquyết đinh 1627/2001/QĐ-NHNN).Và TCTD tự chịu trách nhiệm về quyết định trong cho vay của mình. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của TCTD.
2.3.1.3 Cho vay trong phạm vi luật định
Theo quy định tại khoản 1 ,2 điều 18 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN:tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. “Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 Điều này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể”.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế - quốc tế, các doanh nghiệp trong nước cần phải đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu, để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư lớn này cho các doanh nghiệp đồng thời vẫn đảm bảo được giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với khách hàng, các ngân hàng đã tiến hành cho vay hợp vốn. Đối với các đối tượng hạn chế cho vay quy định tại Điều 20 Quyết định1627/2001/QĐ-NHNN, tổng dư nợ cho vay không được vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tiền vay, nâng cao khả năng giám sát đối với các hoạt động tín dụng, pháp luật buộc các ngân hàng phải thực hiện báo cáo Ngân hàng nhà nước (thông qua trung tâm tín dụng của ngân hàng nhà nước) các khách hàng có tổng dư nợ tiền vay từ 5% trở lên so với vốn tự có của ngân hàng. “Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại Điều 20 Quy chế này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng”.
2.3.1.4. Chấm dứt cho vay và thu hồi nợ
Đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay ,pháp luật quy định quyền chấm dứt việc cho vay ,xử lý tài sản đảm bảo ,thu hối nợ của TCTD trước thời hạn trong hợp đồng khi khách hàng vi phạm những cam kết trong hợp đồng tín dụng .
Khi khách hàng vay ,bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết ,cụ thể hoàn trả gốc lẫn lãi vay đúng thời hạn ,các TCTD được xử lý các tài sản bải đảm tiền vay đẻ thu hồi nợ .Việc xử lý này tuân theo những nguyên tắc nhất định:” Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.
…Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
.. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định này. Nghị định 163//2006/NĐ-CPvề giao dịch đảm bảo.
2.3.1.5. Phải duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại điều 81,82,Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004,về tỷ lệ bảo đảm an toàn và dự phòng rủi ro.Theo quy định tại khoản 1 điều 81 thì khả năng chi trả của các TCTD được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản “Có “ có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản “NỢ “ phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của TCTD. Để hoàn thiện môi trường pháp lý về quy chế hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, ngày 19 tháng 4 năm 2005, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN (gọi tắt là Quyết định 457) về các tỷ lệ bảo đảm an toàn mà các TCTD phải duy trì. Theo đó, các TCTD phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có “có thể thanh toán ngay và các tài sản” Nợ “sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo, tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản” Có “có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản Nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.
2.3.2.Thực hiện các giao dịch bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc các TCTD áp dụng các biện pháp phòng ngừa ,khắc phục rủi ro,tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay.(Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 /2006 về Giao dịch đảm bảo).
2.3.2.1Đối với biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản :
Theo nghị định 163/2006/NĐ-CP :
“Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”.
Các giao dịch bảo đảm tiền vay bằng tài sản đóng vai trò to lớn trong việc cấp tín dụng, vừa giảm nguy cơ thiệt hại cho chủ nợ có bảo đảm, vừa góp phần làm cho các quan hệ vay vốn ngày càng minh bạch, có hiệu quả. Để các giao dịch bảo đảm tiền vay bằng tài sản an toàn đối với các khoản vay, tài sản bảo đảm phải thoả mãn các điều kiện: tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay bên bảo lãnh, tài sản được phép giao dịch, tức là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, và các giao dịch khác, tài sản không có tranh chấp về quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu tại thời điểm ký kết hợp đồng đảm bảo. Đối với những tài sản mà pháp lụât quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.Giao dịch bảo đảm tiền vay giữa khách hàng và TCTD là sự cam kết nghĩa vụ trả nợ tiền vay của khách hàng cho TCTD, hình thức thể hiện là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của người vay hoặc tài sản của người bảo lãnh, đây vừa là một giao dịch dân sự, vừa là hợp đồng phụ đi kèm với hợp đồng chính là HĐTD.
Pháp luật Việt Nam mà cụ thể là khoản 7 điều 3 và khoản 1 điều 4 nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm đưa ra một định nghĩa khá hợp lý về tài sản bảo đảm:
“Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm…
…Tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”.
Quy định về tài sản bảo đảm còn có thể thấy ở điều 320 của Luật Dân Sự Việt Nam:
“Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch”.
2.3.2.1.1Bảo đảm tài sản bằng tài sản thế chấp
Là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng hoàn trả vốn vay.Thế chấp tài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm nghĩa vụ đối với bên cho vay.Vấn đề thế chấp ngoài việc tuân thủ các quy định tại nghị định 163/2006 về giao dịch đảm bảo ,còn phải tuân thủ các quy định của Luật dân sự và Luật đất đai.
Thế chấp bất động sản
Bất động sản là những tài sản không di dời được như nhà ở ,cơ sở sản xuất kinh doanh và các tài sản khác gắn liền với nhà ở hoăc cơ sở sản xuất kinh doanh.Gía trị tài sản thê chấp bao gồm giá trị của tài sản kể cả hoa lợi ,lợi tức và các trái quyền có được từ bất động sản .Khi thế chấp hai bên ,TCTD và khách hàng phải thỏa thuận định giá tài sản thế chấp và ký kết hợp đồng thế chấp có chứng nhận của Phòng công chứng.
Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất
Ở Việt Nam đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dán do Nhà nước thống nhất quản lý thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đất đối với cá nhân ,hộ gia đình,tổ chức kinh tế ,đơn vị vũ trang,cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị xã hội sử dụng ổn định lâu dài.trong các chủ thể được giao đất hoặc cho thuê đất nói trên chỉ có cá nhân ,hộ gia đình và các tổ chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp vay vốn.Ngoài ra cũng cần phân biệt trường hợp được phép thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và không được phép thế chấp quyền sử dụng đất mà chỉ được phép thế chấp tài sản hữu gắn liền với quyền sử dung đất.
Theo quy định tại điều 28 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP”Giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho người yêu cầu đăng ký thế chấp
Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật cho phép dùng quyền sử dụng đất hoặc tài sản có đăng ký quyền sở hữu để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thì bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản phải giao lại giấy chứng nhận đó cho người yêu cầu đăng ký để thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp, trừ trường hợp các bên cùng nhận bảo đảm có thoả thuận khác về việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký giao dịch bảo đảm, người yêu cầu đăng ký có trách nhiệm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba có quyền giữ giấy chứng nhận đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”
2.3.2.1.2Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố
Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.Động sản cầm cố có thể là là loại không cần đăng ký quyền sở hữu,có loại cần đăng ký quyền sở hữu (xe cộ,phương tiện vận chuyển…)
Đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu ,khi cầm cố,tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay.
Đối với tài sản có đăng ký sở hữu khi cầm cố hai bên có thể thỏa thuân để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba giữ.
Các loại tài sản cầm cố:
Tài sản hữu hình như xe cộ,máy móc,máy bay,tàu biển…và các loại tài sản khác.
Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.
Giấy tờ có giá như cổ phiếu,trái phiếu,tín phiểu,thương phiếu.
Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả ,quyền sở hữu công nghiệp…và các quyền phát sinh từ tài sản khác.
Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố.
2.3.2.1.3.Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà mà gái trị tài sản được tạo bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của TCTD.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc mà khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó với TCTD.
TCTD cho vay trung hạn và dài hạn với các dự án đầu tư sản xuất ,phát triển kinh doanh ,dịch vu,nếu khách hàng vay và tài sản hình thành vốn vay đáp ứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm ,có khả năng tài chính để trả nợ ,cón dự án đầu tư khả thi ,có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư.
2.3.2.2.Đối với biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
Pháp Luật quy định những biện pháp bảo đảm trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là ;TCTD chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.TCTD Nhà Nước được vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ .TCTD cho các cá nhân ,hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội “Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.
….Cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Điều 50 Nghị định này.
….Chuẩn nghèo được áp dụng trong từng thời kỳ theo quy định của pháp luật’.(điều 49,nghị định 163/2006/NĐ/CP).
*Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể-chính trị xã hội cũng là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản,theo đó tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay.
Tuy việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản giảm nhẹ gánh nặng và yêu cầu về tài sản cho người vay, nhất là đối với những dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà bản thân các chủ đầu tư khó có thể tập trung toàn bộ vốn liếng của mình cho dự án như vậy. Nhưng mặt khác sẽ làm cho rủi ro trong việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản của các TCTD sẽ tăng lên, các TCTD thường chia sẻ rủi ro thường tìm đến hình thức cho vay hợp vốn.
2.3.2.3.Các quy định về định giá tài sản và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm.
2.3.2.3.1.Các quy định về dịnh gía tàì sản.
Việc các định giá trị của tài sản đảm bảo được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm là cơ sở để xác định mức cho vay chứ không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ .
Đối với tài sản bảo đảm tiền vay không phải là quyền sử dụng đất thì việc xác định giá trị tài sản là do các bên thỏa thuận ,hoăc thuê tổ chức tư vấn tổ chức chuyên môn ,xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định ,có tham khảo đến các loại giá khác.
Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất có quy định riêng do đặc thù của quyền sử dụng đất .Theo quy định của pháp luật đất đai đất được chia thành nhiều loại khác nhau ,căn cứ vào hình thức giao đất hay tính chất của mỗi loại đất .Vì vậy.cách thức xác định gía trị của mỗi loại đất cũng khác nhau.
Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Về xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận giữa TCTD và bên bảo đảm, Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá. Tuy nhiên, trong thực tế, việc TCTD tự xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, TCTD chưa được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật.
2.3.2.3.2.Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Dân sự;Các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có quyền thoả thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền;Trong trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán cho các bên nhận bảo đảm có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán thì số tiền đó được thanh toán cho các bên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
“Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
…Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ trong tương lai có thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm đó, không phụ thuộc vào thời điểm xác lập giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ trong tương lai”.(Điều 69 Nghị định 163/2006/NĐ-CP).
Kết luận chương II
Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay có ý nghĩa rất lớn đối với an toàn và hiệu quả của hoạt động ngân hàng, điều đó được chứng minh qua những giá trị mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải bất kỳ những quy định nào được đặt ra đều là hợp lý vì pháp luật thì có tính ổn định tương đối mà những hiện tượng trong xã hội thường xuyên thay đổi. Các quy định của pháp luật thường bị lạc hậu, không hiệu quả và không phản ánh được hết những diễn biến phát sinh. Mặt khác cũng không thể khẳng định chắc chắn những quy định đặt ra có thể đem lại hiệu quả hay không bởi nó cần phải có thời gian áp dụng trên thực tế. Cho nên, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay là cần phải đạt được những chuẩn mực nhất định, qua đó khẳng định và phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả của pháp luật.
Chương III:Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật trong hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng và pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động
cho vay.
3.1.Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
3.1.1.Những mặt tích cực và một số bất cập trong hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng
Trong những năm vừa qua,các quy định của pháp luật đối với hoạt động vay vốn tín dụng tại các tổ chức tín dụng,không ngừng được hoàn thiện .Tuy nhiên,những vấn đề pháp lý nảy sinh trong quá thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tế đã gây ra không ít khó khăn cho các TCTD nói riêng ,cũng như các cơ quan liên quan .
3.1.1.1.Những mặt tích cực trong hoạt động cho vay của các TCTD
Một là ,nội dung của pháp luật đối với hoạt động cho vay của các TCTD,về cơ bản dã được quy định rõ ràng như quy định về nguyên tắc cho vay vốn ,loại cho vay;những điều khoản căn bản của một HĐTD cũng được ghi nhận tại điều 49 đến 64 của Luật các Tổ chức tín dụng,cũng như tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN,Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005…
Hai là, những đối tượng không được giao kết HĐTD, các tỷ lệ giới hạn an toàn trong cho vay của TCTD; tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có rủi ro quy đổi cũng được Ngân hàng Nhà nước quy định rõ theo điều 79, Điều 81 Luật các TCTD (đã sửa đổi, bổ sung năm 2004).
Trong những năm qua, chất lượng hoạt động cho vay của các TCTD tăng đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tăng trưởng tín dụng qua các thời kỳ nhìn chung rất mạnh mẽ. Trong thời kỳ 1996-2000, dự nợ cho vay tăng 24-27%/năm. Trong thời kỳ 2001-2005, vốn huy động qua hệ thống ngân hàng tăng 23,5% (năm 2001 tăng 23,5%; năm 2002 tăng 22,5%; năm 2003 tăng 24,7%; năm 2004 tăng 22,8%; năm 2005 ước tính tăng 24%). Dư nợ cho vay của toàn nền kinh tế trong giai đoạn này cũng ở mức cao, bình quân đạt 26%/năm (năm 2001 tăng 23,1%; năm 2002 tăng 30,4%; năm 2003 tăng 27,3%; năm 2004 tăng 26,9%). Hiện nay lượng vốn cho vay hàng năm của hệ thống ngân hàng khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng., bằng khoảng 12-14% GDP mỗi năm. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đến nay đạt gần 500 nghìn tỷ đồng. Tổng lượng vốn vay qua hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 30-35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Những con số trên cho thấy hoạt động vay vốn tín dụng từ các TCTD trong thời gian vừa qua đã thực sự góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế đất nước.
3.1.1.2. Một số bất cập điển hình của pháp luật HĐTD
Một là, một số quy định cho vay chưa phù hợp với thực tiến của hoạt động tín dụng ngân hàng.
Thứ nhất, Điều 19 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy định những đối tượng không được giao kết HĐTD với TCTD còn cứng nhắc. Trong nhiều trường hợp, cán bộ ngân hàng, thành viên và người nhà thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm toán, tổng giám đốc … Nếu có tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp và muốn dùng những tài sản này để cầm cố, thế chấp tại chính ngân hàng mà họ đang trực tiếp quản lý và công tác thì việc cho vay đối với những đối tượng này không có gì mất an toàn, miễn là họ không sử dụng vốn vay một cách phạm pháp. Hiện nay pháp luật lại cấm TCTD giao kết HĐTD với những đối tượng này trong khi họ hoàn toàn có khả năng trả nợ là điều bất hợp lý và không công bằng. Quy định này đã loại bỏ một bộ phận không nhỏ những khách hàng tiềm năng của các TCTD( vấn đề này đã được đề cập tại tiểu mục 2.2.4 .các trường hợp hạn chế cho vay)
Thứ hai, bất cập trong việc quy định giới hạn cho vay đối với một khách hàng. Điều 20 luật các TCTD quy định TCTD không được phép cho một khách hàng vay quá 15% vốn điều lệ của TCTD, nếu vượt quá phải xin phép Chính phủ; Luật cũng quy định tổng dư nợ cho vay đối với 10 khách hàng vay lớn nhất không vượt quá 30% tổng dư nợ của TCTD. Quy định này quá khắt khe và không thực tế, làm hạn chế khả năng giao kết HĐTD. Với giới hạn cho vay thấp như vậy trong khi có dự án có nhu cầu vay tới hàng nghìn tỷ đồng, đã gây không ít khó khăn cho các TCTD khi muốn tài trợ cho những dự án lớn..
Một vi dụ điển hình trong thời gian qua ,đang gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lại lâm vào khó khăn mới sau khi các ngân hàng (NH) thực hiện qui định mới của NH Nhà nước về hạn chế cho vay ngoại tệ. Trước đây, DN xuất khẩu có thể chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu để vay ngoại tệ và bán lại cho NH lấy VND để kinh doanh nhưng nay nhiều NH không thực hiện nghiệp vụ này nữa.
Trong khi đó NH vẫn hạn chế cho vay VND khiến DN rơi vào thiếu vốn. Theo các DN, việc NH khóa cả tín dụng VND lẫn ngoại tệ chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu.Nhiều NH cổ phần lớn tại TP.HCM cho biết hai ngày gần đây lượng tiền gửi giảm nhiều, nhất là của các DN. Trong khi đó, NH Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) cho biết lượng tiền gửi huy động bằng ngoại tệ của NH lại có dấu hiệu phục hồi, chỉ trong hai ngày nơi này đã huy động trên 6 triệu USD, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.Trong ngày 23-4, các NH cho biết lại diễn ra tình trạng khó mua ngoại tệ. Những ngày qua, tỉ giá VND/USD đã được NH Nhà nước "neo" cứng ở mức 16.120 đồng/USD.Theo pháp luật hiện này, nếu TCTD cho vay đối với một dự án vượt quá giới hạn luật định thì phải xin phép Chính phủ.Trên thực tế, khoảng thời gian cần thiết từ khi TCTD đề nghị qua Ngân hàng Nhà nước, lên tới Chính phủ, đến khi có được quyết định được phép cho vay thường kéo dài vài tháng, làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh của TCTD và không phù hợp với xu hướng cải cách hành chính hiện nay. vietbao.com/ Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN (QĐ 09)
Hai là,việc chấp hành chưa đầy đủ các quy định về kiểm tra ,giám sát cho vay,cũng như việc đánh giá các thông tín .Tại chỉ thị mới nhất về việc tăng cường quản lý ,giám sát ,nhằm đảm bảo hoạt động tin dụng an toàn –hiệu quả -bền vững ,Thống đốc NHNN Việt Nam đã cảnh báo các TCTD trong việc chấp hành quy chế cho vay ,quy định kiểm tra ,giám sát hoạt động chưa đầy đủ”.Nhiều TCTD chưa đảm bảo được một số chỉ tiêu an toàn tín dụng trong hoạt động,đặc biệt là vấn đề cung cầu trên thị trường tín dụng chưa được quan tâm đứng mức ,dẫn đến hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro,có những biểu hiện quay trở lại tình trạng nợ xấu tiếp tục phát sinh,gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các TCTD.
“Một trong những vấn đề nổi lên trong thời gian qua đó là :”Ngân hàng không thiếu vốn, nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Điều này đang cản trở sự vươn lên của cộng đồng DN Việt Nam, nhất là khi hơn 90% DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa (trong đó gồm nhiều DN siêu nhỏ, DN gia đình).
“Về mặt tâm lý, nhìn chung, các ngân hàng vẫn cảm thấy yên tâm hơn khi cho DN nhà nước vay, do chưa có cơ quan đánh giá tín nhiệm của DN để đảm bảo tính khách quan, nên DNNVV càng ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn. “Dù ở Việt Nam đã có quỹ bão lãnh tín dụng, nhưng các quỹ này chưa hoạt động theo mô hình kinh tế thị trường, vẫn nặng tính bao cấp, nên chưa hỗ trợ được DNNVV”.
Dẫn chứng kinh nghiệm của Mỹ, theo đó, cơ quan bảo lãnh tín dụng nước này là tổ chức độc lập, bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho DNNVV. Trong trường hợp DN không trả được nợ, cơ quan này sẽ trả cho ngân hàng 70% vốn vay, ngân hàng chỉ chịu lỗ 30%. Kết quả là hơn 90% số DN ở Mỹ được bảo lãnh vay tiền đã trả được nợ.
Nhưng lý do cơ bản khiến DNNVV không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, theo các đại biểu, là do báo cáo tài chính của DN chưa có độ tin cậy cao, nhiều DN chưa phân định rành mạch tài sản, tài chính của DN với tài sản riêng của người lãnh đạo DN.
Do thiếu thông tin tài chính DN, nên nhiều ngân hàng cho rằng, cho vay đối với các DN tư nhân, đặc biệt là DNNVV, thường chịu chi phí và rủi ro cao. Điều này khiến ngân hàng buộc DNNVV phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn về tài sản đảm bảo. DNNVV nên chủ động xây dựng chiến lược để cán bộ ngân hàng có lòng tin vào DN.Cụ thể, DN cần phối hợp với kế toán, kiểm toán để minh bạch về tài chính, từng bước nâng cao việc áp dụng các chuẩn mực kế toán trongDN”.
Các chủ DNNVV cần nhận ra rằng, sự tiếp cận nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài phụ thuộc rất lớn vào tính minh bạch, trao đổi thông tin công khai, cởi mở về thực trạng và triển vọng của DN.
Chính những thủ tục hành chính phiền hà cũng là lý do khiến DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Một ví dụ đó là trước kia người dân có sổ đỏ cầm đến ngân hàng là được thế chấp vay vốn, nhưng nay phải qua sở địa chính địa phương đóng dấu. “Tới đây, phải kiên quyết xóa bỏ những thủ tục thêm vào này”, Có thể nói, còn rất nhiều việc phải làm cả từ ba phía, gồm DN, tổ chức tín dụng và Chính phủ để các DNNVV Việt Nam nâng cao tính minh bạch tài chính. Về phía Chính phủ, các chuyên gia cho rằng, cần tăng cường các thể chế quản lý và giám sát các DNNVV. Sự minh bạch tài chính rất khó được đảm bảo, nếu thiếu các phương tiện quản lý, giám sát thường xuyên và hiệu quả.
Nếu DN có tài chính minh bạch không được khuyến khích và hưởng những lợi ích thích đáng hơn so với các DN thiếu minh bạch tài chính, thì khó lòng tạo được cuộc ganh đua giữa các DN trong vấn đề này. Nâng cao tính minh bạch tài chính là yêu cầu cấp bách đối với các DNNVV, nếu các DN muốn phát triển và thành công trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt” vietbao.com
.Đặt ra vấn đề đối với việc thiết lập mạng lưới thông tin khách hàng cũng như các quy định về kiểm toán ,kế toán ,cho phù hợp với các thông lệ quốc tê.
Một số ví dụ có thể kể tới “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có Công văn số 1676 yêu cầu các ngân hàng thương mại tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản cho vay bất động sản.
Đánh giá chất lượng tín dụng các khoản cho vay bất động sản để có biện pháp thích hợp xử lý, thu hồi nợ vay đúng hạn.
Việc rà soát này được tiến hành để có biện pháp thích hợp xử lý, thu hồi nợ vay đúng hạn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo việc cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại phải đáp ứng các yêu cầu: Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư và xây dựng, tín dụng ngân hàng;Thẩm định cho vay các dự án kinh doanh bất động sản trên cơ sở chủ đầu tư đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng theo qui định của pháp luật, có phương án vay vốn và trả nợ phù hợp với phương án tiêu thụ sản phẩm khả thi; khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hợp lý. BVOM.COM-tin tuc.
Ba là, vấn đề nợ quá hạn
Trong nên kinh tế thị trường, các TCTD thu lợi chủ yếu từ các khoản cho vay với khách hàng, nhưng những khoản cho vay này lại rất dễ gặp những rủi ro dẫn đến những khoản nợ quá hạn ngày càng lớn. Hiện nay, nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại bị coi là vấn đề bức xúc và phức tạp chất trong hoạt động cho vay của các TCTD. Những khoản nợ quá hạn khổng lồ mà hiện tại ngành ngân hàng đang phải gánh chịu đã làm ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanh toán, giảm số tiên dự trữ và vốn của các TCTD.Chính “tảng băng” về nợ quá hạn đang lặng lẽ nhấn chìm các TCTD vào vòng xoáy nợ nần mà các TCTD vẫn “không hề hay biết”.Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các TCTD, tới các doanh nghiệp sử dụng vốn và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng nợ quá hạn, đảm bảo việc thực hiện nợ tín dụng đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết, cần giải quyết không chỉ cho ngành ngân hàng mà còn cho cả các cơ quan hữu quan.
3.1.2. Một số giải pháp nhằm làm hoàn thiện pháp luật HĐTD
3.1.2.1. Cần quy định điều kiện cho vay, hạn mức cho vay phù hợp với thực tế thị trường
Nhà nước cần sớm sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng thuộc diện cấm cho vay theo quyết định 1627 theo đó nếu các cán bộ trực tiếp cho vay, thành viên và người nhà thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát tổng giám đốc, phó tổng giám đốc có tài sản thuộc quyền sở hữu hay sử dụng hợp pháp thì vẫn được vay vốn ngân hàng nơi mình trực tiếp công tác. Trong trường hợp cần thiết, phải sửa đổi luật các TCTD để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc mở rộng đối tượng vay vốn của TCTD. Lý do cho đề xuất này đã được phân tích ở phần trên.
Nhà nước cũng cần sửa đổi quy định giới hạn tỷ lệ vốn cho một khách hàng vay không quá 15% vốn tự có của TCTD. Đối với các dự án của quốc gia, có Chính phủ bảo lãnh, có thể nâng tỷ lệ này lên 20% hoặc 25% nhằm giảm thiểu những thủ tục rườm rà khi chủ dự án phải liên tục xin phép Chính phủ như trong thời gian qua. Sửa đổi này cũng cần thể hiện ngay trong Luật các TCTD.
3.1.2.2Phát triển hệ thống dịch vụ thông tin về khách hàng
Trong quan hệ tín dụng, một bên thường không biết tất cả các thông tin về bên kia. Sự không cân bằng về thông tin đó gọi là thông tin không đối xứng. Để giải quyết được tình trạng này, có nhiều bịên pháp đặt ra.Về phía các TCTD, để thoả mãn các nhu cầu thông tin về khách hàng, thường dựa trên cơ sở giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cung cấp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hay sử dụng một số biện pháp khác để thu thập. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động cấp tín dụng ngày càng mở rộng, các khách hàng của TCTD ngày càng đa dạng và phong phú, cùng với nó việc nắm bắt các thông tin về khách hàng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Do nhu cầu thông tin lớn, trong khi bộ phận chuyên môn của TCTD không thể giải quyết được hết nhu cầu đó, nên hình thành các doanh nghiệp chuyên thu thập và cung cấp thông tin về khách hàng là giải pháp hữu ích và phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đó góp phần giảm thiểu những rủi ro về thông tin cuả TCTD khi có một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của loại doanh nghiệp này là rất cần thiết, sao cho doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về độ trung thực và tính chính xác của các thông tin mà mình cung cấp, bên cạnh đó cần phải giới hạn các thông tin mà doanh nghiệp này được phép cung cấp đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật về chế độ thông tin.
3.1.2.3. Giải pháp hạn chế nợ quá hạn
Thứ nhất, về giải pháp ngăn ngừa nợ quá hạn: đây là một trong những giải pháp cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, một cách có chủ ý bởi người điều hành, lãnh đạo TCTD và toàn bộ công nhân viên chức trong các TCTD, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ tín dụng. Để thành công trong việc nâng cao chất lượng thực hiện HĐTD cần thực hiện biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh món vay cho đến khi thu hồi hết nợ gốc và lãi. TCTD cần thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay, tăng cường công tác tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân hàng. Chấm dứt tình trạng cho vay đảo nợ để giảm nợ quá hạn một cách giả tạo. Trong quá trình thực hiện HĐTD cán bộ tín dụng cần đi sâu đi sát khách hàng, theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, nếu phát hiện dấu hiệu không lành mạnh từ phía người vay cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Bên cạnh đó, các TCTD cũng cần phải nghiên cứu kỹ càng hơn tính đúng đắn về ý nghĩa của việc chuyển nợ quá hạn theo Điều 13 Quyết định 1627, được sửa đổi, bổ sung bằng khoản 4 điều 1 quyết định 127/2005/QĐ-NHNN, từ đó đề ra kế hoạch hành động nhất quán, phù hợp với hoàn cảnh đổi mới và tiến trình hội nhập. Đặc biệt là nhanh chóng thay đổi tư duy và ứng dụng kịp thời các chuẩn mực hoạt động của ngân hàng thương mại quốc tế vào chuẩn mực hoạt động của ngân hàng mình, tránh tình trạng chạy đua với các thành tích mang tính bề nổi, chẳng hạn như tìm mọi cách để giảm tỷ lệ về nợ quá hạn càng thấp càng tốt mà bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn đang rình rập và đe doạ ngân hàng đằng sau các khoản nợ quá hạn đó.
Thứ hai ,về biện pháp xử lý nợ quá hạn: việc TCTD phân tích nợ quá hạn theo định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng, giúp TCTD nắm được thực trạng chung của đơn vị và của từng loại cho vay, từng nhóm khách hàng cụ thể, trên cơ sở đó có thể xử lý nợ một cách thích hợp và có hiệu quả cao. Thông qua phân tích nợ, TCTD cần đề ra hướng giải quyết hay biện pháp xử lý thích hợp với TCTD, với từng nhóm khách hàng, và từng món vay cụ thể.
Xử lý quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để lành mạnh hoá tài chính của các TCTD. Để thực hiện đúng đối tượng và có hiệu quả biện pháp này, TCTD cần quan tâm: thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại tài sản “có”, trích lập qũy dự phòng theo đúng quy định; rà soát các khoản nợ khó đòi, có khả năng tổn thất để xác định đúng các khoản nợ thuộc đối tượng xử lý bù đắp rùi ro; áp dụng triệt để các biện pháp tận thu; lập hồ sơ xử lý tài sản bảo đảm đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp lệ, đúng thời gian quy định; xử lý bù đắp rủi ro theo đúng quy định và thẩm quyền giải quyết của từng cấp.
Khai thác các tài sản bảo đảm tiền vay được coi là biện pháp quan trọng trong việc xử lý nợ quá hạn của TCTD. Vì tài sản bảo đảm nợ vay là nguồn thu hồi nợ thứ hai của TCTD khi phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả không có khả năng trả nợ. Trong trường hợp đó, TCTD cần tiến hành rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay, thực hiện biện pháp xử lý tài sản phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc xử lý cần phải tiến hành khẩn trương nhanh chóng, tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan hữu quan.
3.2 Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
3.2.1. Hoàn thiện một số quy định
Giao quyền chủ động hoàn toàn cho các TCTD tự động quyết định và tự chịu trách nhiệm trong việc cho vay có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm đối với các doanh nghiệp nhà nước, cũng như các thành phần kinh tế khác, nhằm tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đồng thời đây cũng là giải pháp mở rộng quyền tự do kinh doanh của TCTD.
Với việc định giá tài sản để đảm bảo khoản vay: pháp luật nên cho phép TCTD và khách hàng thoả thuận giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với thực tế tại thời điểm vay và TCTD tự chịu trách nhiệm về giá trị tài sản này. Việc định giá tài sản để đảm bảo khoản vay nên lập riêng thành văn bản định giá tài sản bảo đảm vì đây là cơ sở thoả thuận giá trị định giá tài sản thế chấp, cầm cố giữa TCTD với khách hàng. Mặt khác, cũng nhằm đảm bảo đầy đủ thủ lực theo yêu cầu của cơ quan công chứng.
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, khi thế chấp, hay dùng để bảo lãnh chỉ cần đăng ký giao dịch bảo đảm, không nhất thiết phải làm thủ tục công chứng. Việc có công chứng tài sản bảo đảm hay không là do TCTD và khách hàng tự thoả thuận. Cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức (sổ đỏ) cho những người có đủ căn cứ pháp lý chứng minh rằng họ là người được giao đất sử dụng hợp pháp, để tạo thuận lợi và giảm thiểu phiền hà trong thế chấp vay vốn ngân hàng bằng quyền sử dụng đất.
3.2.2. Thống nhất và hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến các Giao dịch đảm bảo.
Cần có sự thống nhất trong các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đề ra các hình thức thực hiện giao dịch đảm bảo một cách cụ thể,thống nhất ,tránh chồng chéo giữa hai văn bản khác nhau nhưng quy định chung về một vấn đề gây không ít khó khăn cho các TCTD ,cững như những cá nhân ,tổ chức có nhu cầu vay vốn tại các TCTD . Việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và nhà ở đặc biệt gây khó khăn cho TCTD. Trước hết, bản thân các quy định tại Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự không thống nhất về phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Luật Đất đai 2003 quy định quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý được bán đấu giá (Điều 68). Trong khi đó, Bộ luật Dân sự 2005 quy định nếu không thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án (Điều 721). Mặt khác, thủ tục xử lý tài sản thông qua khởi kiện ra Tòa án còn chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án thông thường phải kéo dài ít nhất 2 năm. Thực trạng này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng như kết quả kinh doanh của các TCTD
3.2.1.1 Thứ nhất, xây dựng các tiêu chuẩn trong quá trình định giá tài sản
Các tiêu chuẩn đó góp phần xác định giá trị đích thực của tài sản bảo đảm, và không gây khó khăn cho những người làm công việc định giá.Để xây dựng được các tiêu chuẩn này cũng không phải là đơn giản, bởi đối với mỗil loại tài sản bảo đảm khác nhau lại có cách xác định giá trị khác nhau. Mặt khác, hiện nay thực tế xác định giá trị tài sản bảo đảm cũng không giống nhau ớ các TCTD. Điêu đó là không phù hợp giá trị thực tài sản đảm bảo. Do đó việc xây dựng hệ tiêu chuẩn định giá thống nhất phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các bên là rất quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác trong nền kinh tế.
3.2.1.2.Thứ hai, xây dựng và hoàn chỉnh các quy định về thị trường bất động sản
Theo các chuyên gia kinh tế, cho vay mua bất động sản ít rủi ro hơn cho vay mua chứng khoán nhờ có tài sản bảo đảm có giá trị tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, các chuyên gia này cũng nhìn nhận, khi thị trường bất động sản suy thoái, ngân hàng sẽ chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Không như cho vay chứng khoán, nếu có rủi ro thì chỉ ngắc ngứ, còn rủi ro cho vay bất động sản là cầm chắc cái chết nếu Ngân hàng Trung ương không cứu. Chẳng hạn, tại thời điểm cho vay, khu đất có giá 5 tỉ đồng, ngân hàng cho vay 70% là 3,5 tỉ đồng. Chỉ vài năm sau, nếu thị trường bất động sản suy sụp, giá khu đất chỉ còn 2,5 tỉ đồng, ngân hàng mất đứt 1 tỉ đồng.
“Theo Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TPHCM, cho vay bất động sản năm 2007 chiếm 11% tổng dư nợ (khoảng 35.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, có thông tin cho rằng thực tế con số 35.000 tỉ đồng thấp hơn con số thật rất nhiều, bởi các ngân hàng thương mại cổ phần đang cố giấu thông tin, sợ bị siết cho vay. Căn cứ để các chuyên gia đưa ra mức dự đoán con số thật lên đến gần 100.000 tỉ đồng là tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 đột ngột tăng cao: gần 40%.”V BOM.com
Trong những năm vừa qua, thị trường bất động sản mới hình thành nên những thay đổi đột biến về giá cả gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác định giá mà các bất động sản hiện nay lại là tài sản bảo đảm phổ biến trong các quan hệ tín dụng. Vì thế, hoàn thiện thị trường này sớm chừng nào thì những bất ổn về giá càng nhanh chóng được loại bỏ. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua việc ban hành các quy định về giá trị loại tài sản này cũng liên tục thay đổi. Chính vì thế càng làm cho tình trạng bất ổn về giá gia tăng. Điều đó không phản ánh được hiệu quả điều chỉnh của pháp luật và tạo ra tình trạng lộn xộn trong việc chuyển nhượng các loại bất động sản. Do đó cần phải nhanh chóng xây dựng các quy định của pháp luật phù hợp và nhất quán tạo ra một thị trường bất động sản ổn định. Đó mới thoả mãn yêu cầu của bảo đảm an toàn trong qúa trình cấp tín dụng.
3.2.2 Thiết lập một cơ chế kiểm soát thông tin có hiệu quả
Quá trình khai thác, thu thập và xử lý thông tin để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhất là cho công tác thẩm định và xét duyệt hồ sơ tín dụng, phục vụ cho công tác hoạt động phân tích, đánh giá sự phát triển của thị trường, hiệu quả thực hiện của các dự án đầu tư có ý nghĩa rất lớn. Nhiều trường hợp do thiếu kiểm soát về thông tin dẫn đến bị khách hàng lợi dụng, gian dối giả mạo hồ sơ và như thế không bảo đảm an toàn cho hoạt động của TCTD. Do đó, để thiết lập một cơ chế kiểm soát thông tin có hiệu quả, cần thực hiện:
Một là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đây là hoạt động rất cần thiết giúp kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định trong nội bộ TCTD, trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ. Hoạt động này là hoạt động thường xuyên tại TCTD và là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho ban điều hành trong quá trình tổ chức và điều hành các hoạt động.
Hai là, hoàn thiện các quy định pháp luật về đăng kí giao dịch bảo đảm. Măc dù hiện nay đăng kí giao dịch bảo đảm đã có nhiều tích cực, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số điểm chưa hợp lý, đặc biệt là thông tin đối với người thứ ba liên quan đến tài sản cần đăng kí giao dịch bảo đảm. Điều này dẫn đến tình trạng tranh chấp phát sinh không đáng có do cơ chế kiểm soát thông tin chưa hiệu quả. Chính vì thế, xây dựng các quy định đăng kí giao dịch bảo đảm có hiệu quả là rất quan trọng, góp phần giảm thiểu những rủi ro trong quá trình thực hiện cấp tín dụng. Cụ thể, cần phải đa dạng hoá các hình thức đăng kí giao dịch, thiết lập các cơ sở dữ liệu các thông tin về khách hang hiện đại, cho phép truy cập đầy đủ và dễ dàng. Bên cạnh đó, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin cần phải sớm hoàn thiện các quy định về đăng kí giao dịch qua mạng của khách hang. Điều đó sẽ tạo ra bảo đảm hơn cho các TCTD trong việc nắm bắt các thông tin và ra quyết định cấp tín dụng.
Các biện pháp bảo đảm có ý nghĩa rẩt lớn trong việc bảo đảm an toàn đối với nguồn vốn tín dụng. Tuy nhiên,tạo thế chủ động trong quá trình hoạt động của các TCTD cần phải đa dạng hoá các hình thức bảo đảm để TCTD có thể lựa chọn việc cấp tín dụng phù hợp với yêu cầu của hoạt động tín dụng. Ngoài các biện pháp bảo đảm pháp luật đã quy đinh, cần phải tuân thủ và thực hiện các quy định về biện pháp bảo đảm trong Bộ luật Dân sự. Mặt khác, đối với các biện pháp đã quy định mà chưa có hướng dẫn cụ thể việc áp dụng cần phải sớm hoàn thiện để tạo hiệu quả cho hoạt động.Như các quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP,tuy đã có nhwung thay đổi hợp lý hơn so với nghị định 178 nhưng vẫn chưa quy định cụ thể về các giao dịch bảo đảm mà chỉ mơi dừng lại ở một vài giao dịch cơ bản như cầm cố ,thế chấp,tín chấp…Vì vậy,đối với hình thức bảo đảm bằng tài sản cần phải thực hiện:
Một là, đa dạng hoá các loại tài sản bảo đảm, trong đó cần phải sớm hoàn thiện các quy định về bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay. Trong khi việc quản lý sử dụng tài sản mặc dù thuộc về bên vay nhưng lại bị hạn chế vì sự kiểm tra giám sát khá chặt chẽ từ phía TCTD. Vì thế, khách hàng thiếu chủ động trong quá trình sử dụng tài sản, về phía TCTD việc nhận các tài sản Chình thành từ vốn vay để đảm bảo cho khoản tín dụng thực chất là việc đầu tư vào tài sản của mình. Và do đó trong trường hợp này TCTD chịu thiệt thòi nhất nên cần phải kết hợp biện pháp này với một biện pháp bảo đảm khác sao cho đảm bảo an toàn cho việc thu hồi vốn.
Hai là, đối với tài sản bảo đảm là các quyền về tài sản, do loại tài sản này rất khó định giá, đặc biệt là đối với quyền sở hữu trí tuệ, nên hiện nay tại các TCTD thường không dám nhận tài sản này khi không chắc chắn về giá trị của nó. Nên cần phải sớm ban hành các quy định hoàn thiện.
Kết luận chương III
Pháp luật về hoạt đông cho vay là một bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung, nên nó cũng đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn nhất định góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện. Những tiêu chuẩn đó phải phản ánh được những thuộc tính cơ bản của một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đó là tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và phải được xây dựng trên một trình độ lập pháp cao.
Trong quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tế áp dụng các quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trên thực tế, luận văn đã đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật trong hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn .
Kết luận
Trong khuôn khổ giới hạn của một khóa luận, tìm hiểu pháp luật về hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn,sinh viên chỉ đề cấp đến những vấn đề cơ bản có liên quan đến hoạt động cho vay và các biện pháp bảo đảm an toàn,dừng lại ở một số nội dung mà chưa có điều kiện giải quyết được thấu đáo các vấn đề pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn. Với khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp ,sinh viên không có nhiều sự hiểu biết chuyên sâu,cũng như sự hạn chế về thời gian nên những vấn đề nêu ra trong khóa luận chỉ dừng lại ở những vấn đề đã đươc nêu ra trước đó trong các nghiên cứu ,cũng như trên các thông tin đại chúng trong thời gian và qua những kiến thức ,mà sinh viên được học ,nghiên cứu tại trường .Vì vậy những phân tích và đánh giá chưa được sâu sắc và hoàn chỉnh,sinh viên mong nhận được sự góp ý đánh giá từ các Thầy Cô để khóa luận có thể hoàn thiện hơn.Sinh viên hy vọng với sự đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần nào vào việc làm rõ các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn.doc