Tìm hiểu phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định 1965 – 1968

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lý do khoa học Học sinh, sinh viên là thành phần quan trọng trong tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Ngay từ khi ra đời, họ đã có những đóng góp xuất sắc trong phong trào giải phóng dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để giành được thắng lợi cuối cùng, bảo vệ được độc lập tự do cho dân tộc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã xung trận với một quyết tâm lớn, một tinh thần quả cảm tuyệt vời. Tại Sài Gòn – Gia Định, trung tâm đầu não và là Thủ đô của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, phong trào yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ, nổi bật là phong trào của học sinh, sinh viên. Hòa mình vào phong trào chung của quần chúng nhân dân, họ đã thể hiện vai trò vừa là “ngòi pháo” vừa là lực lượng “chủ công” trong các phong trào đấu tranh, nhất là đấu tranh chính trị ở đô thị. Chính bộ phận này, với nhiều hình thức đấu tranh đa dạng, sáng tạo và linh hoạt đã trở thành lực lượng xung kích trong việc gây rối loạn nội bộ chính quyền Sài Gòn và từng bước làm thất bại âm mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong giai đoạn 1965 – 1968, thời gian Đế quốc Mỹ đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến tranh bằng việc đưa quân can thiệp trực tiếp vào chiến trường Việt Nam, phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn – Gia Định phát triển sang một bước mới và có sự thay đổi về chất. Đây là thời kì phong trào phát huy tối đa các hình thức đấu tranh, các biện pháp đấu tranh, huy động tối đa lực lượng tham gia và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, hiện nay, giới sử học chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn – Gia Định giai đoạn này. Các công trình nghiên cứu chủ yếu là hồi ký của những người từng trực tiếp tham gia phong trào như Hồ Hữu Nhựt - Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn nhiệm khóa (1966 - 1967), Phạm Chánh Trực - Phó bí thư Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định (1967 - 1972), Lê Văn Nuôi - Chủ tịch Tổng đoàn học sinh Sài Gòn (1970 - 1971) Hầu hết các công trình nghiên cứu đó đều trên cơ sở tóm tắt niên biểu chính của phong trào. Chính điều này đã gây nên những khó khăn trong vấn đề đánh giá vai trò của lực lượng tham gia đấu tranh ở đô thị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Sài Gòn – Gia Định. Mặt khác, chúng ta sẽ không thấy được sự phát triển vượt bậc về mục Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 5 tiêu và hình thức đấu tranh của học sinh, sinh viên qua các thời kỳ kháng chiến. Bởi, chính sức mạnh của phong trào học sinh, sinh viên cũng là một biểu hiện của sự phát triển về chất của cách mạng giải phóng dân tộc ở Miền Nam bấy giờ. Lý do thực tiễn Là sinh viên tôi vô cùng khâm phục tinh thần đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mặt khác, với mong muốn giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn những trang sử hào hùng của dân tộc, nhằm khơi dậy ngọn lửa nhiệt tình, xung kích của thế hệ trẻ đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Là sinh viên khoa Lịch sử, khi tìm hiểu phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định 1965 - 1968, tôi hi vọng sẽ có thêm một số tư liệu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về cuộc kháng chiến chống Mỹ trong các đô thị Miền Nam. Với tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài khóa luận của mình: “Tìm hiểu về phong trào học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định 1965 -1968”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phong trào hoạt động của học sinh, sinh viên là phong trào đấu tranh công khai, và hoạt động sôi nổi ngay trong trung tâm của Chính quyền Sài Gòn. Do những đặc trưng của phong trào nên sau khi hòa bình lập lại, một số người từng trực tiếp tham gia, trưởng thành hay lãnh đạo trong những thời khắc lịch sử ấy đã tiến hành tổng kết lại phong trào đấu tranh của “đồng đội” mình. Công trình đầu tiên nghiên cứu về phong trào học sinh, sinh viên trong cuộc kháng chiến Mỹ cứu nước là “Phong trào đấu tranh chống Mỹ của giáo chức, học sinh, sinh viên Sài Gòn”, (NXB TP Hồ Chí Minh, 1984), do Hồ Hữu Nhựt, Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn nhiệm khóa 1966 – 1967 chủ biên. Bằng nỗ lực nghiên cứu và thực tiễn phong trào mà mình trực tiếp tham gia, trưởng thành và lãnh đạo. Tác giả đã tổng hợp và khái quát một số nét độc đáo của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ và sôi động của học sinh, sinh viên và giáo chức Sài Gòn trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Qua đó, tác giả phân tích khá rõ nét về nguồn gốc của chủ nghĩa thực dân mới mà đế quốc Mỹ là kẻ chủ xướng. Đặc biệt ở miền Nam Việt Nam, ngoài những thủ đoạn về quân sự và kinh tế, Mỹ còn có ý đồ thay đổi hệ thống giáo dục miền Nam Việt Nam theo kiểu Mỹ. Chúng đầu độc tầng lớp thanh niên theo “Lối sống Mỹ”. Song Mỹ đã buộc phải thừa nhận thất bại trước Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 6 lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên và giáo chức cũng như nhân dân Miền Nam. Bằng nhiều hình thức đấu tranh khéo léo, sinh động, bằng các tổ chức công khai, nửa công khai và bí mật, được Đảng Cộng Sản rèn luyện, được Thành Ủy Sài Gòn – Gia Định trực tiếp lãnh đạo, phong trào học sinh, sinh viên đả phát huy được sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh với Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ trình bày một cách khái quát về phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên và giáo chức theo từng giai đoạn bằng việc liệt kê các phong trào đấu tranh tiêu biểu. Nội dung chủ yếu của cuốn sách là nêu những ảnh hưởng của nền giáo dục Mỹ - Ngụy đối với giáo chức và học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định. Trong giai đoạn Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam (1965 – 1968), mặc dù đánh giá âm mưu của đế quốc Mỹ nhưng không so sánh với giai đoạn trước nhất là hành động leo thang về mặt quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Chưa thấy được sự lớn mạnh và phát triển về chất của phong trào học sinh, sinh viên đặt phong trào trong cuộc đấu tranh chung của các tầng lớp trí thức Sài Gòn. Năm 1991, NXB Trẻ xuất bản cuốn sách “Tổ quốc trong lòng học sinh, sinh viên thành phố”, của nhiều tác giả. Các tác giả tham gia viết cuốn sách này là những người tham gia trực tiếp phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên thành phố. Những người viết đã lược tả một cách khái quát về phong trào học sinh, sinh viên trong phong trào đấu tranh chung của quần chúng nhân dân. Nêu rõ được thái độ kiên quyết của tầng lớp này đối với kẻ thù của dân tộc là Pháp, Mỹ và chính quyền tay sai bấy giờ. Cuốn sách đã giúp chúng ta biết được phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên trong suốt cả thời kỳ chống Pháp và Chống Mỹ. Tuy vậy, tập thể tác giả chủ yếu trình bày biên niên sử phong trào học sinh, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh từ 1945 – 1975. Chính vì thế cuốn sách chủ yếu có giá trị về mặt sử liệu và chưa làm rõ được tính chất và đặc điểm của phong trào. Tiếp theo là cuốn sách:“Lược sử đoàn và phong trào thanh niên Hồ Chí Minh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954 -1975”, do Phạm Chánh Trực, Nguyên là Bí thư Thành đoàn Thanh niên cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh chủ biên (NXB Trẻ, 2001). Cuốn sách nghiên cứu về phong trào thanh niên nói chung trong thời kỳ chống Mỹ. Song ở đó, ta sẽ thấy vai trò nòng cốt và tiên phong của học sinh, sinh viên trong công tác vận động quần chúng nhân dân, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân chống Mỹ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 7 Thông qua cuốn sách, các tác giả cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò của Thành đoàn, tổ chức có sự chỉ đạo và nâng đỡ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Một cuốn sách khác ít nhiều đề cập đến phong trào học sinh, sinh viên có tựa đề là “Tuổi trẻ Sài Gòn Mậu Thân 1968” (NXB Trẻ, 2003). Khác với các công trình trước, cuốn sách này là tập hồi ký của nhiều nhân chứng lịch sử. Họ là những người trực tiếp tham gia hoặc có đóng góp trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Cuốn sách cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng của các tổ chức Đoàn trong việc tập hợp được lực lượng đông đảo mọi tầng lớp nhân dân và nhất là sinh viên, học sinh ở các trường học. Một số học sinh, sinh viên đã phối hợp tích cực với các lực lượng biệt động Sài Gòn và quân giải phóng Miền Nam trong cuộc tổng tiến công quy mô lớn vào cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Sau Mậu Thân 1968, Mỹ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari, thừa nhận thất bại trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam. Sau sự kiện này, phong trào học sinh, sinh viên đã chuyển sang hướng hoạt động mới, phù hợp hơn với yêu cầu mới của cách mạng. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ tập trung vào một khoảnh khắc đỉnh cao của lịch sử là Tết Mậu Thân 1968, chưa khái quát được những phong trào tiêu biểu Bên cạnh những cuốn sách phục vụ trực tiếp vào việc nghiên cứu còn có nhiều cuốn sách sưu tầm những hoạt động của học sinh, sinh viên trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, như: “Tiếng hát những người đi tới”, (NXB Trẻ, 1993). Cuốn sách tập hợp các sáng tác về thơ, văn, nhạc, họa và báo chí của sinh viên, học sinh miền Nam chống Mỹ 1960 – 1975. Qua đó, họ thể hiện sự tinh tế và khéo léo nhưng hiệu quả của học sinh, sinh viên trong cuộc đấu tranh chống Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. Cuốn sách “Theo nhịp khúc lên đàng” (NXB Trẻ, 2000) là công trình kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của học sinh, sinh viên Việt Nam (1950 – 2000). Thông qua cuốn sách, các tác giả đã tổng kết và khái quát phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Thành phố từ khi ra đời 1950 đến năm 1975 và quá trình tiếp bước không ngừng từ 1975 đến 2000. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, học sinh, sinh viên đều thể hiện được vai trò tiên phong của mình. Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy một số bài viết và nghiên cứu của những người gia phong trào hồi tưởng lại, thông qua những câu chuyện kể và hồi ký của họ về một thời đấu tranh hào hùng như bài viết “Một số chuyện kể về phong trào đấu Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 8 tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn”1 của Lê Văn Nuôi (Nguyên Chủ tịch Tổng đoàn học sinh Sài Gòn), hay bài nghiên cứu về “Phong trào sinh viên, học sinh các đô thị Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975)”2 của TS Lê Cung (Trường ĐHSP – ĐH Huế). Đặc điểm các công trình nghiên cứu trên là đều do những người trong cuộc tự thuật về quá khứ của thế hệ mình sống và chiến đấu. Tuy nhiên là những người trong cuộc, cách nhìn nhận, đánh giá của họ về các phong trào đấu tranh phần nào mang tính chủ quan và chưa toàn diện. Cho đến nay, chúng ta còn thiếu công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển của phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hầu như các công trình đều viết dưới dạng khái quát, sơ lược hoặc tập hợp hồi ức của các chứng nhân lịch sử. Điều này gây khó khăn cho thế hệ sau khi muốn tìm hiểu về phong trào đấu tranh của cha anh mình một cách hệ thống và khách quan. Chính từ những trăn trở đó thôi thúc tôi tìm hiểu sâu hơn vai trò của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, nhất là trong giai đoạn Đế quốc Mỹ can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam, bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 -1968). Trong khóa luận của mình, tôi sẽ tìm hiểu về phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên chống Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính sách can thiệp vào Việt Nam của Mỹ. Trong đó, tác giả sẽ làm rõ được các xu hướng, hình thức và mục đích đấu tranh của phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định. Đặc biệt, tôi nhìn nhận phong trào thông qua những đánh giá và thái độ của Mỹ cũng như chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với các cuộc đấu tranh của tầng lớp này. Mặt khác, giúp chúng ta thấy được tầm ảnh hưởng cũng như vị trí của phong trào học sinh, sinh viên đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 – 1968. Trên cơ sở đó, người viết bước đầu rút ra tính chất và đặc điểm của phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 1. Trích trong “Chung một bóng cờ” (1993), Nhiều tác giả, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Xuất bản trong cuốn sách “Các chuyên đề lịch sử Việt Nam” (2000), Trần Bá Đệ chủ biên, NXB Quốc gia, Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 9 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong khóa luận là phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic. Ngoài ra, trong quá trinh thực hiện đề tài này các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và liên ngành cũng được sử dụng. 4. Bố cục đề tài Khóa luận gồm ba phần: Mở đầu: 1. Lý do khoa học 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Bố cục đề tài Nội dung Chương 1: Vị trí của Sài Gòn – Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1. Sơ nét về lịch sử Sài Gòn – Gia Định 2. Sài Gòn – Gia Định trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa 3. Vị trí của Sài Gòn - Gia Định đối với cách mạng miền Nam Việt Nam Chương 2: Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định (1965 – 1968) 1. Sơ nét về phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn – Gia Định trước 1965 1.1 Âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với học sinh, sinh viên Miền Nam 1. 2 Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định trước 1965 2. Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định (1965 – 1968) 2.1 Mục đích đấu tranh 2.2 Lực lượng lãnh đạo 2.3 Các hình thức đấu tranh 2.4 Các phong trào đấu tranh tiêu biểu 3. Phản ứng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với phong trào học sinh, sinh viên 3.1 Nhận định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với phong trào học sinh, sinh viên. 3.2 Biện pháp đối phó của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn Chương 3: Đóng góp của phong trào học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1. Những đóng góp của phong trào 1.1 Đóng góp trên phương diện đấu tranh chính trị 1.2 Đóng góp trên phương diện văn hóa – giáo dục 1.3 Tăng cường sức mạnh cho Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam 2. Tính chất và đặc điểm của phong trào Kết luận

pdf154 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6561 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định 1965 – 1968, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũ của nhóm ngƣời đầu cơ chính trị, đang khuynh loát chính quyền nhằm gây xáo trộn xã hội miền Nam; Yêu cầu các Viện trƣởng, Khoa trƣởng, giáo chức đại học tỏ ra tích cực đối với các hành động bắt bớ, khủng bố sinh viên để bảo vệ Tự trị đại học. Đồng thời, kêu gọi đoàn thể, đảng phái chính trị, tôn giáo yêu nƣớc, cấp thời lên tiếng và có 1. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, , Công văn trình Thủ tƣớng của Nha cảnh sát Sài Gòn, HS số 237/PThT/VP/CCUV, Ngày 17.7.1968 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 128 thái độ thích ứng; Kêu gọi hƣởng ứng, đồng tình của các Tổng hội sinh viên bạn trong và ngoài nƣớc. Có thể nói, những hành động của Mỹ và Chính quyền là một trong những lý do để học sinh, sinh viên kịp thời sức huy động mạnh của quần nhân dân. Trong tất cả các phong trào do Khu ủy và Thành đoàn phát động ở các đô thị, học sinh, sinh viên luôn là lực lƣợng đầu tiên hƣởng ứng với lòng nhiệt tình và quyết tâm cao. “Trong cuộc tấn công và nổi dậy đồng loạt của quân dân toàn miền Nam đầu mùa xuân đến nay đã thu đƣợc những thắng lợi vô cùng to lớn làm cho toàn dân thêm phấn khởi và làm cho bọn Mỹ - Thiệu khiếp vía kinh hồn. Trong cao trào Cách mạng ấy đông đảo sinh viên Sài Gòn đã nhiệt liệt tham gia bất khuất xứng đáng với phong trào truyền thống”1 Vào những thời khắc quan trọng của lịch sử học sinh, sinh viên luôn huy động đƣợc tối đa lực lƣợng của giới mình tham gia. Trong lời kêu gọi sinh viên của Hội liên hiệp học sinh, sinh viên giải phóng Sài Gòn tháng 5 – 1968 đã nêu quyết tâm: “Hãy tích cực tham gia các lực lƣợng chính trị và vũ trang của cách mạng, tiến công và nổi dậy vào các thành phố; Hãy dùng ngay súng Mỹ và vũ khí sẵn có trong tay bắn vào bọn đầu sỏ phản động kìm kẹp và làm binh biến khởi nghĩa cùng nhân dân chống Mỹ cứu nƣớc; Hãy tránh xa những nơi trận chiến diễn ra, tuyệt đối không chống lại các lực lƣợng giải phóng yêu nƣớc; Hãy tẩy chay cái gọi là Sƣ đoàn sinh viên, bỏ ngũ về nhà sống với gia đình; Hãy mạnh mẽ đứng lên đấu tranh đánh đổ Mỹ, Thiệu – Kỳ; Hãy đòi những quyền lợi thiết thân trong học tập, dân sinh, dân chủ cho chính bản thân mình và cho đồng bào lao động. Trƣớc hiện tình vô cùng thuận lợi, mọi sinh viên hãy vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, vì tƣơng lai và hạnh phúc của tuổi trẻ tiến lên giành độc lập, tự do cho Tồ quốc, trƣớc mắt là đập tan tành cái gọi là Sƣ đoàn bảo vệ Thủ đô của Mỹ, Thiệu - Kỳ”2 Chính quyền Sài Gòn và Mỹ đã sớm biết phong trào của học sinh, sinh viên ở đô thị chịu ảnh hƣởng của Mặt trận giải phóng miền Nam và là một bộ phận quan trọng lôi kéo các lực lƣợng khác tham gia vào phong trào mà họ phát động. Sau khi theo dõi hoạt động tranh đấu của học sinh, sinh viên, Tổng nha cảnh sát quốc gia cho biết, lập trƣờng của Tổng hội sinh viên Sài Gòn hiện nay là: “Tổng hội sinh viên Sài Gòn đang phối hợp với các lực lƣợng nhƣ Tổng liên đoàn lao động, Lực lƣợng hành động lao động miền Nam, Liên đoàn các nghiệp đoàn tự do, Liên đoàn tiểu thƣơng các chợ đô 1. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Tuyên cáo của Tổng hội sinh viên Sài Gòn, Tháng 5.1968, HS số 30216. 2. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Tuyên cáo của Tổng hội sinh viên Sài Gòn, Tháng 5.1968, HS số 30216. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 129 thành, Hội bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ Việt Nam, các phân khoa (Y khoa, Khoa học, Kỹ thuật Phú Thọ), sinh viên công nhóm trong lực lƣợng Đại đoàn kết để tranh đấu chống Chính phủ trong chiêu bài hòa bình và sắc lệnh Tổng động viên”1. Chính bộ phận này đã tập trung đƣợc số lƣợng lớn đồng bào các giới các tổ chức trong và ngoài nƣớc trong vấn đề đấu tranh đòi hòa bình, chống chiến tranh. Với nhiều hình thức tổ chức đa dạng, học sinh, sinh viên góp phần quan trọng trong vấn đề tăng cƣờng hậu phƣơng cách mạng cho Mặt trận Giải phóng miền Nam và cho cách mạng miền Nam. Hoạt động tích cực của các sinh viên Hồ Hữu Nhựt, Trần Triệu Luật, Lê Hiếu Đằng nhằm mục đích “gây sự chú ý đến báo chí, các hãng thông tấn ngoại quốc chú ý hơn đến vai trò của sinh viên trong việc liên hệ với Liên minh các lực lƣợng dân tộc dân chủ, hòa bình và Mặt trận Giải phóng Miền Nam”2. Không những vậy, “sinh viên Sài Gòn còn chủ động tiếp xúc với nhóm Phật giáo Ấn Quang, nhằm thăm dò ý kiến và yêu cầu họ ủng hộ đƣờng lối tranh đấu vì hòa bình của sinh viên. Ngoài ra, nhóm sinh viên trên còn tìm cách tiếp xúc với các hội đoàn Phật tử chuyên nghiệp nhƣ: Hội đoàn Phật tử Taxi, Xích-lô máy và nghiệp đoàn Tiểu thƣơng các chợ Đô Thành”3 Lập trƣờng của học sinh, sinh viên trong các cuộc tranh đấu bảo vệ hòa bình, chấm dứt chiến tranh đƣợc sự ủng hộ của “Lực lƣợng hành động lao động, Lực lƣợng thợ thuyền (Nguyễn Khánh Vân), Liên Hiệp nghiệp đoàn tự do (Nguyễn Văn Của), Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (Phan Văn Chí). Càng về sau, học sinh, sinh viên càng ý thức đƣợc vấn đề ngoài lôi kéo các đoàn thể phải nhân mọi cơ hội để lôi kéo các tôn giáo và đảng phái đứng chung lập trƣờng của mình để chống Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. Nhân dịp tổ chức Giáng sinh 1968, Tổng hội sinh viên tổ chức “đêm không ngủ” để lôi kéo đông đảo học sinh, sinh viên đô thành và “ngoài các tín đồ công giáo, họ còn biết tranh thủ sự ủng hộ của: Tôn giáo: 2 khối Phật giáo Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự Đảng phái: Đảng dân chủ xã hội, Đảng Tân Đại Việt Đoàn thể: Tổng liên đoàn lao công Việt Nam, Tổng công đoàn tự do, Liên hiệp nghiệp đoàn tự do, Đoàn thanh niên thiện chí, đội Chí Nguyện, Hội bảo vệ nhân phẩm 1. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Phiếu trình Ủy viên nội vụ Sài Gòn của Trung tá Phạm Văn Liễu – Tổng GĐCSQG, Số 021912/TCSQG/S1/D/K, ngày 5.8.1965, HS số 4816 2. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, tháng 5.1968, HS số 30216. 3. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Phiếu trình Ủy viên nội vụ Sài Gòn của Trung tá Phạm Văn Liễu – Tổng GĐCSQG, Số 021912/TCSQG/S1/D/K, ngày 5.8.1965, HS số 4816 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 130 phụ nữ Việt Nam, các Phân khoa đại học Sài Gòn và Vạn Hạnh, các trƣờng Trung học công lập và dân lập Sài Gòn – Chợ Lớn”1 Không chỉ dừng lại ở đó học sinh, sinh viên còn biết tranh thủ dƣ luận quốc tế quan tâm tới vấn đề chiến tranh Việt Nam. Khi Mỹ tiến hành dùng bom hơi độc ở Việt Nam, đông đảo học sinh, sinh viên đã lên tiếng phản ứng, ngoài ra họ còn lấy ý kiến từ các tổ chức, các chính đảng ở nƣớc ngoài, nhằm cho đồng bào và các bạn của mình thấy đƣợc hành động phi nghĩa của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Một số tổ chức và đảng phái lên tiếng ủng hộ lập trƣờng của họ nhƣ: “Đảng xã hội Ý cũng đòi ngoại trƣởng Ý tỏ thái độ; báo chí ở La Mã, Luân Đôn, Tây Đức và các nƣớc Á – Phi… nhất loạt lên tiếng phản đối. Kết quả là trƣớc những lời bình luận chính đáng ấy, Chính phủ Mỹ không còn cách nào khác hơn là tìm cách chạy tội với những lời lẽ ngây ngô và lố bịch”2 Với những hành động và cụ thể của mình, học sinh, sinh viên đã góp phần quan trọng trong vấn đề tập hợp lực lƣợng và bổ sung một lƣợng lớn đoàn thể quần chúng trực tiếp tham gia ủng hộ các chính sách của Mặt trận giải phóng miền Nam. Đó là một lực lƣợng chính trị hùng hậu, đó là một bộ phận của lực lƣợng vũ trang quan trọng của Thành đoàn. Mặt khác, chính thông qua đấu tranh và biểu dƣơng lực lƣợng học sinh, sinh viên lôi kéo đƣợc rất nhiều quần chúng nhân dân đứng về phía cách mạng và bảo vệ bí mật cho các cơ sở cách mạng trong nội thành. Chính điều này góp phần tăng cƣờng sức mạnh cho lực lƣợng cách mạng miền Nam mà trƣớc mắt là cô lập chính quyền Sài Gòn ngay tại thủ đô. Đồng thời, kết quả đó đáp ứng đƣợc sự chỉ đạo và tin tƣởng của Trung ƣơng Đảng trong vấn đề xác định vai trò cách mạng của học sinh, sinh viên trong hoàn cảnh lịch sử mới. Ngoài ra, từ trong phong trào của học sinh, sinh viên góp phần đào tạo nên đội ngũ cán bộ cho cách mạng. Nhiều học sinh, sinh viên từng bƣớc trƣởng thành và trở thành những cán bộ cốt cán nhƣ Hồ Hữu Nhựt, Lê Hiếu Đằng, Lê Quang Lộc, Trần Thiện Tứ, Trần Triệu Luật, Trần Quang Long…Trong quá trình đấu tranh lực lƣợng học sinh, sinh viên tham gia các lớp cảm tình Đảng, các lớp đào tạo cán bộ nòng cốt cho cách mạng ngày càng đƣợc chú trọng. Điều này cho thấy sự quan tâm và tin tƣởng của Đảng đối với học sinh sinh viên đồng thời cũng thấy đƣợc sự lớn mạnh của phong 1. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Phiếu trình Thủ tƣớng chính phủ của Tổng nha cảnh sát quốc gia, Số 766/P.Th.T/VP, ngày 24.12.1968 2. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Tuyên cáo của SVKHVĐHB, Ngày 17.3.1966 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 131 trào. Những nóng cốt trong phong trào đấu tranh ở đô thị lần lƣợt đƣợc Đảng đào tạo nhằm tạo lực lƣợng kế thừa và tiếp tục là nhân tố thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phát triển theo chiều sâu. Có thể nói, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên tại đô thành đã có những đóng góp xứng đáng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Nó không chỉ làm phong phú ung các hình thức đấu tranh chính trị tại các đô thị mà còn tăng cƣờng sức mạnh cho cách mạng miền Nam. Đó là một lực lƣợng chính trị ung hậu trên mặt trận văn hóa giáo dục, đó là một lực lƣợng vũ trang kiên trung trên mặt trận quân sự. Dù trên mặt trận nào họ cũng cho thấy tinh thần đấu tranh sôi nổi, nhiệt tình không vụ lợi của mình. 2. Tính chất và đặc điểm của phong trào học sinh, sinh viên Sau khi tìm hiểu về hoạt động của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn Gia Định 1965 - 1968, tôi rút ra đƣợc một số tình chất và đặc điểm chính của phong trào. Trƣớc hết, phong trào đấu tranh học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định mang tính chất và đặc điểm chung của tầng lớp thanh niên đó là tính quần chúng rộng rãi. Học sinh, sinh viên là con em của mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, kể cả con em của ngụy quân, ngụy quyền. Do đó khi phong trào học sinh, sinh viên phát động thì mọi gia đình đều liên quan. Cũng chính vì vậy, nếu nội dung phát động phù hợp với nguyện vọng chung của quảng đại quần chúng thì ngay lập tức các giới đồng bào sẻ đồng tình ủng hộ, thậm chí còn hành động quyết liệt hƣởng ứng và bào vệ con em mình. Vì lẽ đó, phong trào học sinh, sinh viên có tính chất lan tỏa dễ bám rễ sâu và bền chặt trong nhân dân, có tác dụng động viên và huy động nhân dân trực tiếp tham gia hoặc hƣởng ứng phong trào. Không chỉ dừng lại ở đó, phong trào còn có tác dụng làm phân hóa nội bộ những ngƣời đứng đầu chính quyền, từ giao động tƣ tƣởng tình cảm, đến đồng tình ủng hộ vì quyền lợi thiết thân của ngay bản thân con em mình. Đây đƣợc coi là đặc điểm điển hình nhất trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định. Không ít trƣờng hợp cha, anh là con em cao cấp, đại biểu quốc hội chính quyền Việt Nam Cộng hòa có con em tham gia tích cực trong phong trào đấu tranh chống Mỹ và chính quyền tay sai, thậm chí, một số thuộc thành phần nòng cốt, lãnh đạo của phong trào học sinh, sinh viên Thành phố1. Mặt khác, học sinh, sinh viên là núm ruột của đồng bào nên khi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân bị chà đạp, cuộc sống bị vơ 1. Đọc Sài Gòn – đoạn kết bản trƣờng ca, (2002), Hoàng Hà, NXB Văn nghệ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 132 vét đến cùng cực, sinh mạng luôn bị săn đuổi và bắt lính và mọi nguyện vọng đều bị đàn áp thì ngay lập tức học sinh, sinh viên nổ ra các cuộc đấu tranh nhƣ bản thân mình trực tiếp bị xúc phạm vậy. Do vậy, phong trào học sinh, sinh viên luôn luôn gắn bó với phong trào chung, hấp thụ đƣợc nhiều kinh nghiệm đấu tranh quý báu và luôn luôn đƣợc đồng bào đùm bọc và chở che. Thứ hai, tuổi trẻ luôn có ƣớc mơ và hoài bão lớn nên phong trào mang tính chất sôi nổi, nhiệt tình và liên tục, đấu tranh đến cùng. Học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định lại nối tiếp truyền thống cách mạng của phong trào học sinh đô thị từ cuộc kháng chiến chống Pháp và giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai nên càng nung nấu khát vọng: độc lập cho tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho đồng bào và sự nghiệp cho bản thân. Có thể nói, một khi, học sinh, sinh viên còn có ƣớc mơ và hoài bão sẽ luôn luôn sục sôi trong mình tiềm lực đấu tranh. Tất cả họ, không sợ cƣờng quyền, ƣa chuộng chân lý và chính nghĩa “Chủ nghĩa cải lƣơng, những giải pháp nửa chừng không không thỏa mãn lớp ngƣời luôn khao khát cái nấc thang triệt để của chân lý Mỹ cút – Ngụy nhào”1. Mặc dù, bị nhồi nhét bởi nền giáo dục thực dân mới và nền văn hóa nô dịch, song học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định đã vƣợt qua đƣợc những cám dỗ vật chất tầm thƣờng, những thứ văn hóa đồi trụy, rẽ tiền, từ đó, nhanh chóng tiếp thu nhân sinh quan và thế giới quan cách mạng, chấp nhận “lý tƣởng cách mạng mà Bác Hồ đã soi sáng cho nhân dân ta trong đêm dài nô lệ”2. Chính lòng yêu nƣớc, sự giác ngộ ngày càng cao của học sinh, sinh viên đã biến thành sức mạnh để đánh bại kẻ thù, tạo nên biết bao tấm gƣơng dũng cảm “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Họ là những anh hùng vô danh nhƣng hành động của họ thật cao cả và đáng kính Thứ ba, với nguồn gốc xuất thân, với ƣớc mơ và hoài bão của tuổi trẻ, khi tổ quốc bị lâm nguy, ngay lập tức học sinh, sinh viên trở thành lực lƣợng xung kích, là ngòi pháo của phong trào đấu tranh của đồng bào ở đô thị. Khi đế quốc Mỹ can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Việt Nam, phong trào của học sinh, sinh viên bùng nổ nhiều nơi với quy mô và số lƣợng tham gia ngày càng lớn. Học sinh, sinh viên đã dùng mọi hình thức đấu tranh có thể để “nói cho đồng bào tôi nghe” và nghe đồng bào tôi nói” về hành động và dã tâm của kẻ thù. Phong trào hòa bình yêu cầu Mỹ dừng mọi hoạt động quân sự trên chiến trƣờng Việt Nam diễn ta hầu khắp các trƣờng học trong thành phố. Học sinh, sinh viên luôn là lực lƣợng đi đầu trong các phong trào đấu tranh, 1. Nhiều tác giả, Tiếng hát những ngƣời đi tới, 1993, NXB Trẻ, Tr 12 2. Nhiều tác giả, Theo nhịp khúc lên đàng, 2000, NXB Trẻ, Tr 18 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 133 họ dùng nhiều hình thức chủ động, linh hoạt, thông minh và sáng tạo để lôi kéo đồng bào các giới cùng tham gia biểu tình, xuống đƣờng, dân nguyện…Trong thời kỳ đấu tranh sôi nổi này, học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định bắt đầu giành đƣợc ngọn cờ lãnh đạo phong trào công khai. Đây là một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ, từ cuộc đấu tranh ngày đầu đòi lập Hiệu Đoàn ở các trƣờng Trung học và Ban đại diện ở các trƣờng đại học. Tiếp theo sau khúc quanh lịch sử “tấp vô” phong trào Phật giáo cho đến lúc Ngô Đình Diệm bị lật đổ, học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định nhanh chóng phát động các phong trào công khai chống độc tài Nguyễn Khánh, xé hiến chƣơng Vũng Tàu, chống chế độ Trần Văn Hƣơng, Cao Huy Quát, chống nội các chiến tranh Thiệu - Kỳ; từ chống Mỹ vì ủng hộ các Chính phủ độc tài, đến chống can thiệp quân sự và gieo rắc đau thƣơng ở Việt Nam. Chính từ những phong trào đó, các tổ chức lãnh đạo phong trào ngày càng đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng nhân dân và học sinh, sinh viên trong thành phố cũng nhƣ học sinh, sinh viên trong cả nƣớc. Học sinh, sinh viên đã xác lập trong thực tiễn quyền lãnh đạo phong trào công khai mà uy tín của tổ chức Tổng đoàn học sinh và Tổng hội sinh viên Sài Gòn đƣợc các giới đồng bào hoàn toàn tin cậy và thƣơng yêu đùm bọc, đƣợc sinh viên thế giới cảm phục và bị kẻ thù liệt vào danh sách các tổ chức đối lập thân Cộng phải đối phó hàng ngày. Sau khi đã xác lập đƣợc quyền lãnh đạo phong công khai, các tổ chức học sinh, sinh viên, đặc biệt là Tổng hội sinh viên Sài Gòn và Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định đã phát huy tác dụng ngọn cờ hiệu triệu quần chúng tham gia phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo: đó là Đại hội học sinh Liên viện, đòi quân Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam, kháng thƣ Tổng thống Johnson, tẩy chay kết quả bầu cử trƣớc Quốc hội Việt Nam Cộng hòa; đó là cuộc tập họp Đêm Tết Quang trung, để chuẩn bị cho tết Mậu Thân 1968…Trong thời kỳ cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam lên đến đỉnh cao, cũng là lúc phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định lên đến đỉnh điểm với nhiều phong trào tiêu biểu gây cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn nhiều trở ngại. Thứ tƣ, phong trào học sinh, sinh viên mang tính chất bùng nổ, đột phá, vừa thể hiện ở tính linh hoạt, sáng tạo vừa thể hiện tính bồng bột của tuổi trẻ. Mặc dầu vậy, chính những tính cách này tạo nên sắc thái riêng của phong trào học sinh, sinh viên. Họ là những ngƣời sẵn sàng xả thân, sẵn sàng hi sinh và đấu tranh đến cùng cho lẽ phải. Xuất phát từ những đặc điểm đó, nên phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên mang tính liên tục, với nội dung phong phú, hình thức đa dạng và biện pháp sáng Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 134 tạo. Với họ không chỉ đấu tranh cho bản thân giới mình nhƣ “chống quân sự hóa học đƣờng”, đòi “Tự trị đại học”, phản đối luận điệu “tách chính trị ra khỏi trƣờng học” hay đòi tự do ngôn luận, tự do hội nhóm, hội thảo, chống nội dung chƣơng trình giáo dục…”, mà còn đấu tranh vì quyền lợi chung của đồng bào: phong trào đấu tranh vì hòa bình, đấu tranh đòi Mỹ phải rút ngay quân đội khỏi Nam Việt Nam, chống lại chính sách bắt lính của Mỹ, chống chế độ độc tài Việt Nam Cộng hòa, đấu tranh đòi bình đẳng thƣơng nhân Việt…Vì vậy mỗi phong trào do học sinh, sinh viên phát động đều huy động đƣợc quảng đại quần chúng tham gia đấu tranh. Một đặc điểm nổi bật nữa của tuổi trẻ học đƣờng đó là nhu cầu định hƣớng chính trị. Đó là nhu cầu hết sức tự nhiên và chính đáng. Nắm bắt đƣợc tâm lý chung này, Đảng đã xác định rõ mục tiêu và quan điểm đấu tranh là tập hợp tối đa mọi lực lƣợng quần chúng nhân dân yêu nƣớc, thống nhất ý chí và hành động để đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân. Mục tiêu ấy hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của học sinh, sinh viên đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu chính trị của tuổi trẻ. Đây là một quan điểm sáng tạo, nhờ vậy, có một số học sinh, sinh viên từ chống Cộng trở nên thân Cộng và cuối cùng là sánh vai cùng với những đoàn viên thanh niên ƣu tú khác đấu tranh cho mục tiêu cuối cùng là hòa bình dân tộc và thống nhất đất nƣớc. Dù chịu đàn áp, dù chịu tù đày thì học sinh, sinh viên vẫn luôn là những ngƣời lạc quan, yêu đời, hồn nhiên và đấu tranh không khoan nhƣợng trƣớc vũ khí của kẻ thù. Với những tính chất và đặc điểm đó, phong trào học sinh, sinh viên tạo nên những đặc trƣng cho phong trào đấu tranh chính trị ở đô thành đồng thời để lại cho phong trào đấu tranh giai đoạn sau nhiều bài học kinh nghiệm. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 135 KẾT LUẬN Tìm hiểu về phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên giai đoạn 1965-1968 ở Sài Gòn - Gia Định, giúp chúng ta thấy đƣợc một cách toàn diện hơn về phong trào đấu tranh chống Mỹ của quần chúng nhân dân các đô thị ở miền Nam. Khi Mỹ đẩy cuộc chiến tranh ở Việt Nam lên đỉnh cao, khi vận mệnh đất nƣớc đứng trƣớc những thử thách cam go, học sinh sinh viên đã thể hiện ý thức và trách nhiệm của mình thông qua những mục đích đấu tranh thiết thực: ngoài tranh đấu đòi quyền dân chủ, dân sinh còn tranh đấu đòi hòa bình cho dân tộc. Phong trào đấu tranh sôi nổi của học sinh sinh viên giai đoạn 1965 – 1968 là sự kế thừa các phong trào của giai đoạn trƣớc. Tuy nhiên, đây là giai đoạn Đảng xác lập đƣợc quyền lãnh đạo trực tiếp vào phong trào thông qua tổ chức Thành đoàn. Để huy động đƣợc sức mạnh và lợi thế của phong trào đấu tranh công khai, Thành ủy và Thành đoàn đã phối hợp có hiệu quả với nhau trong việc phân hóa và tranh thủ tối đa các thành phần học sinh, sinh viên. Trong các xu hƣớng đấu tranh của tầng lớp này, Đảng vừa phát huy sức mạnh của bộ phận sinh viên yêu nƣớc, ủng hộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam; vừa lôi kéo đại đa số bộ phận sinh viên trung lập; đồng thời phân hóa bộ phận sinh viên đối lập. Với những biện pháp vừa công khai, vừa bí mật, vừa kết hợp cả công khai và bí mật Đảng đã từng bƣớc chi phối đƣợc toàn bộ phong trào học sinh, sinh viên nắm đƣợc ngọn cờ đấu tranh chính trị công khai ngay tại đô thành. Những cán bộ cốt cán của phong trào học sinh, sinh viên đều là những ngƣời do Mặt trận giải phóng miền Nam giáo dục và rèn luyện, nhiều cán bộ của Đảng đã thâm Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 136 nhập đƣợc vào phong trào đấu tranh công khai và trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên. Chúng ta thấy đƣợc sự phối hợp hết sức nhuần nhuyễn và có hiệu quả từ những cán bộ cốt cán của Mặt trận và hàng ngũ lãnh đạo phong trào học sinh, sinh viên. Một số cán bộ của Đảng lãnh đạo trực tiếp phong trào nhƣ: Trần Quang Cơ, Hồ Hảo Hớn, Phạm Trọng Danh, Phan Chánh Tâm, …hay những học sinh, sinh viên đƣợc trực tiếp Mặt trận giới thiệu nhƣ: Nguyễn Chơn Trung, Hồ Hữu Nhựt, Dƣơng Văn Đầy, Nguyễn Đăng Trừng, Trần Triệu Luật… Với những biện pháp đấu tranh hết sức kịp thời và linh hoạt, Đảng và Đoàn đã tập hợp đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân trong cùng một mặt trận chống Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Cùng với những hình thức đấu tranh phong phú và những khẩu hiệu đấu tranh kịp thời phù hợp, phong trào nhanh chóng có ảnh hƣởng trong đông đảo thanh niên và đồng bào thành phố. Trong thời kỳ Mỹ tiến hành chiến lƣợc “chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định là đỉnh cao của phong trào đấu tranh ở các đô thị. Xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, đến học tập từ những vùng miền khác nhau, với nhiều ƣớc mơ, hoài bão khác nhau, đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau song tất cả họ gặp nhau ở một điểm chung: độc lập cho Tổ quốc tôi; tự do, hạnh phúc cho đồng bào tôi; hòa bình cho đất nƣớc tôi. Chúng ta nhận thấy rằng, trong thắng lợi chung của toàn dân, có đóng góp xứng đáng của tầng lớp học sinh, sinh viên, đặc biệt là trên lĩnh vực giáo dục và trên mặt trận đấu tranh chính trị. Để không phụ lòng mong mỏi và tin tƣởng của Đảng và Thành đoàn, học sinh, sinh viên đã đấu tranh không khoan nhƣợng trƣớc mọi âm mƣu và dã tâm của kẻ thù. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ cũng minh chứng đƣợc vai trò xung kích và nhiệt thành cách mạng của mình. Giai đoạn Mỹ đẩy cuộc chiến tranh ở Việt Nam lên đỉnh cao cũng là giai đoạn học sinh, sinh viên thể hiện đƣợc tính linh hoạt, chủ động và sáng tạo của mình trong mọi hình thức tranh đấu. Dù đấu tranh với bất kỳ một hình thức nào, học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định đều giữ đƣợc mục đích cuối cùng của cuộc đấu tranh là hòa bình cho đất nƣớc, bình đẳng cho mọi tầng lớp nhân dân và tự do cho nền đại học. Góp phần vào thắng lợi của toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định đã viết tiếp trang sử hào hùng về truyền thống yêu nƣớc của học sinh, sinh viên thành phố trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 137 Trong phong trào đấu tranh sôi nổi ấy, học sinh, sinh viên đã biết kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của lịch sử cũng nhƣ của thế hệ trẻ đi trƣớc. Đó là truyền thống về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, về sự hi sinh cho lý tƣởng và cho nền độc lập tự do của Tổ quốc, cho tự do ấm no của nhân dân. Đó là truyền thống về sự “dấn thân” sẵn sàng làm lực lƣợng xung kích trong các phong trào quần chúng, luôn luôn là hạt nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh ở đô thị đi lên, bất chấp mọi khó khăn, thử thách, mọi hi sinh gian khổ. Đó cũng là truyền thống về tƣ tƣởng cách mạng tiến công không ngừng, không khoan nhƣợng trƣớc kẻ thù, không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào để có thể xông lên, xốc tới và giành đƣợc thắng lợi cuối cùng. Đó là truyền thống về tinh thần đoàn kết lực lƣợng trong tranh đấu, tập hợp tối đa mọi tầng lớp thanh niên vào mặt trận rộng rãi dƣới sự lãnh đạo của Đảng để đấu tranh không ngừng vì mục tiêu hòa bình, độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Họ xứng đáng với sự tin yêu, quan tâm, nâng đỡ của Thành ủy và Thành đoàn và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Học sinh, sinh viên đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong việc gây rối loạn nội bộ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và góp phần cùng đồng bào đánh Mỹ. Những thất bại trong các đợt hành quân trên chiến trƣờng cùng với những bất ổn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn làm cho dƣ luận trong và ngoài nƣớc ngày càng lên án cuộc chiến tranh Mỹ đang thực hiện ở Việt Nam. Việc nội bộ chính quyền Sài Gòn ngày càng chia rẽ là một trong những nguyên nhân mà Mỹ không thể huy động đƣợc những lợi thế về quân sự tại Việt Nam. Những thất bại trên mặt trận quân sự và mặt trận chính trị khiến Mỹ không thể cứu vãn đƣợc tình thế trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và buộc phải thừa nhận thất bại trong chiến lƣợc “chiến tranh cục bộ”. Hoạt động sôi nổi của học sinh, sinh viên khiến Mỹ và Chính quyền Sài gòn phải cùng một lúc vừa phải đối phó với những hành động quân sự quyết liệt của quân giải phóng trên chiến trƣờng vừa phải đối phó với phong trào đấu tranh chính trị ngay trong sào huyệt của chúng. Hình ảnh đấu tranh hào hùng của lớp lớp học sinh, sinh viên đô thị trong những năm tháng đấu tranh chống Mỹ cứu nƣớc đã bổ sung một trang đẹp vào lịch sử cách mạng của nhân dân Sài Gòn - Gia Định. Với đề tài của mình, tôi hi vọng cung cấp thêm một số tƣ liệu mới về phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn – Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Đó là sự phân hóa trong hàng ngũ sinh viên, học sinh thời kỳ đầu biểu hiện qua các xu hƣớng đấu tranh của họ. Trong đó có xu hƣớng ủng hộ Chính quyền Sài Gòn, Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 138 đây là vấn đề từ trƣớc đến nay trong các tài liệu nghiên cứu về phong trào chƣa đề cập đến. Mặt khác, tôi đánh giá cao vai trò đấu tranh của học sinh, sinh viên dƣới hình thức báo chí. Theo tôi, đây là một hình thức đấu tranh độc đáo và có ảnh hƣởng lớn. Bởi báo chí là cầu nối quan trọng giữa học sinh, sinh viên với đồng bào, đồng thời cho thấy đƣợc sự thông minh, sáng tạo, linh hoạt và thống nhất trong tranh đấu của tuổi trẻ bấy giờ. Thông qua báo chí hình thức đấu tranh bí mật và các tổ chức hoạt động bí mật có cơ hội truyền đạt các chỉ thị và đƣờng lối đấu tranh. Đồng thời, nhìn nhận nhiều đến vai trò của báo chí để thấy đƣợc học sinh, sinh viên không chỉ đơn giản là những ngƣời trẻ hành động xốc nổi, bạo động chỉ tham gia dƣới hình thức biểu tình, xuống đƣờng…nhƣ chúng ta vẫn thƣờng thấy. Đặc biệt, tôi nhìn nhận phong trào một cách toàn diện và khách quan, mặc dù phong trào có sự lãnh đạo của Đảng và Thành đoàn song do những biện pháp đối phó mạnh tay của chính quyền Sài Gòn và Mỹ nên phong trào chịu một số tổn thất lớn về lực lƣợng. Tuy vậy, càng về giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, sự chỉ đạo của Đảng càng sát sao hơn, sự lãnh đạo của Thành đoàn ngày càng hiệu quả hơn nên phong trào tiếp tục phát huy tối đa sức mạnh của mình và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “châm ngòi nổ” cho các phong trào đấu tranh chính trị tại đô thị. Tuy vậy, do những hạn chế về nguồn tƣ liệu nhất là tƣ liệu gốc nên có một số vấn đề mà bản thân ngƣời nghiên cứu vẫn chƣa sáng tỏ đƣợc nhƣ: mối quan hệ cụ thể giữa các tổ chức bí mật và tổ chức công khai trong phong trào học sinh sinh viên ở đô thị; hay những hành động và mức độ can thiệp của Chính quyền Sài Gòn trong việc thành lập các tổ chức mệnh danh “học sinh, sinh viên chống Cộng”. Tôi hi vọng, nếu có điều kiện sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về phong trào đấu tranh chính trị của học sinh, sinh viên Sài Gòn Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 139 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của học sinh, sinh viên. Phong trào chống đàn áp đồng bào miền Trung do Tổng đoàn học sinh Sài Gòn và Tổng hội sinh viên Sài Gòn phát động, biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ, Ngày 27.5.1966, (Nhiều tác giả, 1993, Tiếng hát những người đi tới, NXB Trẻ, Tr 15) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 140 Học sinh, sinh viên biểu tình chống kết quả bầu cử, tại Trụ sở Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Ngày 3.9.1967, (Nhiều tác giả, 2000, Theo nhịp khúc lên đàng, NXB Trẻ, Tr 281) Phụ lục 2: Báo chí do học sinh, sinh viên phát hành. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 141  Nội san “Sinh viên” do Tổng hội sinh viên Sài Gòn phát hành.  Nội san “Tay nắm tay che” do Ủy ban vận động thanh niên, học sinh, sinh viên cứu trợ đồng bào bị nạn phát hành  Báo “Học sinh” do Tổng đoàn học sinh Sài Gòn phát hành. *(Nhiều tác giả, 1993, Tiếng hát những người đi tới, NXB Trẻ, Tr 604; Nhiều tác giả, 2000, Theo nhiip5 khác lên đàng, NXB Trẻ, Tr 312 – 317) Phụ lục 3: Thống kê các tổ chức học sinh, sinh viên Sài Gòn từ 1965 - 1968  Tổng đoàn học sinh Sài Gòn (1964-1965) Ban chấp hành: Chủ tịch: Nguyễn Chơn Trung (Đại diện học sinh Pétrus Ký) Phó chủ tịch: Lê Công Giàu (Đại diện học sinh Chu Văn An) Phó chủ tịch: Phạm Thị Ngọc Loan (Đại diện học sinh Gia Long) Tổng thƣ ký: Triệu Công Tinh Trung (Đại diện trƣờng Văn Lang) Phó Tổng thƣ ký: Hứa Kim Anh đại diện trƣờng Gia Long) Ủy viên hành động: Nguyễn Tấn Á (Đại diện học sinh Cao Thắng) Ủy viên Xã hội: Phạm Đình Toàn (Đại diện học sinh Bồ Đề) Ủy viên Văn hóa văn nghệ: Tôn Thất Quỳnh Diệu (Đại diện trƣờng Quốc gia âm nhạc) Ủy viên báo chí và tuyên huấn: Nguyễn Việt Hƣng (Đại diện trƣờng Lê Quý Đôn) Bên cạnh Tổng đoàn có: Ủy ban tranh đấu liên trƣờng Tân Định – Gia Định. Chủ tịch Nguyễn Khắc Hiếu. Ủy viên liên trƣờng Sài Gòn – Chợ Lớn Báo học sinh – Chủ bút: Triệu Công Tinh Trung.  Tổng hội sinh viên Sài Gòn nhiệm khóa 1966-1967: Ban chấp hành Chủ tịch: Hồ Hữu Nhựt (Sƣ phạm). Phó chủ tịch Nội vụ: Nguyễn Xuân Hiền (Nông Lâm Súc) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 142 Phó chủ tịch ngoại vụ: Trần Bình Kiệt (Khoa học) Tổng thƣ ký: Quách Văn Đức (Kỹ thuật Phú Thọ) Phó Tổng thƣ ký: Lê Hiếu Đằng (Luật) Ủy viên văn nghệ: Trƣơng Thìn (Y khoa) Ủy viên báo chí: Trần Triệu Luật (Sƣ phạm) Các tổ chức thuộc Tổng hội: Đoàn văn nghệ sinh viên Sài Gòn Trƣởng đoàn: Trần Thiện Tứ (Kỹ thuật Phú Thọ) Hội sinh viên sáng tác Chủ tịch: Trần Quang Long Báo sinh viên Chủ bút: Trần Triệu Luật Ban tổ chức “Đại hội Văn nghệ học sinh, sinh viên mừng Tết Quang Trung”  Tổng hội sinh viên Sài Gòn nhiệm khóa 1968 - 1969 Chủ tịch: Nguyễn Đăng Trừng (Luật) Phó chủ tịch Nội vụ: Trần Văn Chi (Sƣ phạm) Phó chủ tịch ngoại vụ: Trần Thị Ngọc Hảo (Dƣợc) Tổng thƣ ký: Huỳnh Quan Thƣ (Văn) Phó Tổng thƣ ký: Nguyễn Ngọc Thanh Tâm (Dƣợc) Ủy viên báo chí: Nguyễn Trƣờng Cổn (Kỹ thuật Phú Thọ) Phó Ủy viên báo chí: Nguyễn Thị Tố Liên (Vạn Hạnh) Ủy viên văn nghệ: Bùi Quốc Châu (Luật) Ủy viên sinh viên vụ: Lê Công Giàu (Khoa học) Hội đồng đại diện sinh viên Tổng thƣ ký: Nguyễn Thành Công (Y) Các tổ chức thuộc Tổng hội Đoàn văn nghệ học sinh, sinh viên Sài Gòn Đoàn trƣởng: Trƣơng Thìn (Y) Báo sinh viên: Chủ bút: Nguyễn Trƣờng Cổn * Tổng hợp từ: Phạm Chánh Trực, 2001, Lược sử Đoàn và phong trào thanh niên TP. Hồ Chí Minh (1954 – 1975), NXB Trẻ, TP Hồ chí Minh, Tr 291 -295. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 143 Phụ lục 4: Tư liệu lưu trữ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 144 Trung tâm lưu trữ quốc gia 2, HS số 30214 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu gốc Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 145 1. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 26 (1965), NXB Chính trị quốc gia năm 2003 2. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 27 (1966), NXB Chính trị quốc gia năm 2003 3. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28 (1967), NXB Chính trị quốc gia năm 2003 4. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 29 (1968), NXB Chính trị quốc gia năm 2004 5. Lê Duẩn, 1995, Thƣ vào Nam, NXB sự thật, Hà Nội II. Sách tham khảo: 1. Lê Cung, 1999, Phong trào Phật giáo Miền Nam năm 1963, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Hàn Thế Dũng, 2005, Phía sau cuộc chiến, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 3. Trần Trọng Đăng Đàn, 2000, Văn hóa, văn nghệ Miền Nam Việt Nam (1954 – 1975), NXB Văn hóa thông tin, TP Hồ chí Minh 4. Trần Bá Đệ, 2000, Chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội. 5. Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, 2000, NXB Quân đội Nhân Dân. 6. Trần Văn Giàu, 1966, Miền Nam giữ vững thành đồng (tập II), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Trần Văn Giàu, 1968, Miền Nam giữ vững thành đồng (tập III), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Hoàng Hà, Sài Gòn – Đoạn kết bản trƣờng ca, 2003, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. 9. Lê Mậu Hãn (chủ biên), 2005, Đại cƣơng lịch sử Việt Nam (tập 3), NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Lê Quang Hậu, Phong trào đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Sài Gòn – Gia Định (1954 – 1963), Luận án tiến sĩ 2003, Trƣờng KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh. 11. TS Lê Hồng Liêm và TS Nguyễn Thế Nghĩa (cb), 2000, Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh Thế kỉ XX (những vấn đề lịch sử, văn hóa), NXB Trẻ. 12. Lê Khoa, 1979, Tình hình kinh tế miền Nam, Viện khoa học xã hội, TP Hồ Chí Minh 13. Hồ Hữu Nhựt, 1984, Phong trào đấu tranh chống Mỹ của giáo chức, học sinh, sinh viên Sài Gòn, NXB tp. Hồ Chí Minh Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 146 14. Hồ Hữu Nhựt, 2000, Hoạt động và đấu tranh của trí thức Sài Gòn – Gia Định cho độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội (1945 – 1975)NXB Khoa học xã hội và nhân văn, TP Hồ Chí Minh. 15. Mai Nguyễn, 2003, Đọc hồi ký của các tƣớng tá Sài Gòn xuất bản ở nƣớc ngoài, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 16. Trần Quy Nhơn, 2003, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên cách mạng Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội. 17. Pi-tơ A.pu-lơ, Nƣớc Mỹ và Đông Dƣơng từ Ru-dơ-ven đến Ních-xơn, 1987, NXB Lý luận, Hà Nội 18. Đặng Phong 1991, 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học, thị trƣờng, giá cả, NXB Hà Nội 19. Phạm Đức Quý, 2001, Bí mật về sức mạnh huyền thoại của chiến tranh nhân dân Việt Nam, NXB Mũi Cà Mau. 20. Phong Hiền, 1984, Thực dân mới kiểu Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, NXB Thông tin lý luận. 21. Trần Trọng Tân (cb), 2000, Lịch sử Đảng bộ ĐCS TP Hồ Chí Minh, NXB TP Hồ Chí Minh. 22. Phạm Chánh Trực (cb), 2000, Theo nhịp khúc lên đàng, NXB Trẻ, TP Hồ chí Minh. 23. Phạm Chánh Trực, 2001, Lƣợc sử đoàn và phong trào thanh niên TP. Hồ Chí Minh (1954 – 1975), NXB Trẻ, TP Hồ chí Minh. 24. Bảo tàng cách mạng Tp. Hồ Chí Minh, 2000, Ngòi pháo 9.1 về phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn, Gia Định thời kháng chiến chống Pháp, NXB Trẻ, TP Hồ chí Minh. 25. Hội sinh viên Việt Nam, 1999, Sơ thảo lịch sử phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam và hội sinh viên Việt Nam (1945 – 1998), NXB Thanh niên, TP. Hồ chí Minh 26. Hội sinh viên sáng tác Sài Gòn, 2000, Hát cho đồng bào tôi nghe, NXB Trẻ. TP. Hồ Chí Minh. 27. Jerry Elmer, 2005, Tội phạm vì hòa bình, NXB thế giới 28. Nhiều tác giả, 1985, Những chặng đƣờng vẻ vang của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 1954 – 1984, NXB Thanh niên, Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 147 29. Nhiều tác giả, 1991, Tổ quốc trong lòng học sinh, sinh viên thành phố, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 30. Nhiều tác giả, (1991), Lịch sử Sài Gòn Gia Định kháng chiến (1954 – 1975), NXB TP. Hồ Chí Minh. 31. Nhiều tác giả, 1993, Chung một bóng cờ, NXB chính trị quốc gia, Hà nội. 32. Nhiều tác giả, 1993, Công nhân Sài Gòn – Gia Định trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, NXB Lao động. 33. Nhiều tác giả, 1993, Tiếng hát những ngƣời đi tới, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh 34. Nhiều tác giả, 1996, Thanh niên xung phong những trang sử vàng oanh liệt, NXB thanh niên, Hà Nội. 35. Nhiều tác giả, 1996, Thanh niên xung phong và phong trào trí thức Sài Gòn (1954 – 1975), NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 36. Nhiều tác giả, 1998, Đoàn thanh niên: nhân vật, sự kiện, NXB TP Hồ Chí Minh 37. Nhiều tác giả, 1998, Miền Nam trên đƣờng giải phóng, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 38. Nhiều tác giả, 2000, 30 năm đấu tranh của giáo giới Sài Gòn – Gia Định (1945 – 1975), Câu lạc bộ hƣu trí TP.Hồ Chí Minh. 39. Nhiều tác giả, 2000, Ngọn cờ cách mạng công khai tại Sài Gòn (1955 – 1958), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Nhiều tác giả, 2001, Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh: 100 sự kiện trong thế kỉ XX, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 41. Nhiều tác giả, 2001, Lịch sử đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam, NXB thanh niên, Hà Nội. 42. Nhiều tác giả, 2003, Tuổi trẻ Sài Gòn Mậu Thân, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 43. Nhiều tác giả, 2003, Giáo dục, rèn luyện thanh niên theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 44. Nhiều tác giả, 2005, Trui rèn trong lửa đỏ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. III. Tạp chí Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 148 Tạp chí nghiên cứu lịch sử: 1. Số 22/1961. 2. Số 64/1964. 3. Số 83/1966. 4. Số 82/1966. 5. Số 89/1966. 6. Số 90/1966. 7. Số 103/1967 8. Số 114/1968 9. Số 113/1968 10. Số 130/1970. 11. Số 165/1975. 12. Số 180/1976. 13. Số 165/1976 14. Số 2/1977. 15. Số 6/1977. 16. Số 192/1980 17. Số 6/ 1981. 18. Số 6/ 1982 19. Số 6/1984. 20. Số 54/1996. Các tạp chí khác 1. Tạp chí Phổ thông, Số 14/1958 3. Tạp chí Bách khoa, ngày 15/6/1970. 4. Tạp chí Văn khoa, ngày 7/4/1972. IV. Tài liệu lưu trữ Phông Phủ Thủ tướng 1. Kế hoạch đối phó với hoạt động tuyên truyền trung lập trong học sinh, sinh viên của Tổng nha cảnh sát quốc gia, Ngày 31-12-1963, HS số 29544. 2. Phiếu trình Trung tƣớng Chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng của Nha chiến tranh tâm lý về quá trình đấu tranh của sinh viên và học sinh tại thủ đô trƣớc và sau ngày 1/11/1963, Ngày 21/2/1964. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 149 3. Phiếu trình của Đại tá Nguyễn Quang Sanh, Tổng Giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Tổng trƣởng Bộ nội vụ Sài Gòn về buổi hội thảo của nhóm thanh niên, sinh viên tại rạp Thống Nhất, Ngày 15/11/1964. 4. Đại tá – Giám đốc nha cảnh sát đô thành gửi Đô trƣởng Sài Gòn và Đại tá – Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia (Khối cảnh sát đặc biệt) về buổi hội thảo của “Ủy ban Trung ƣơng tranh đấu học sinh Sài Gòn” tại số 4 Duy Tân, Ngày 27/11/1964. 5. Tổng Giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Tổng trƣởng Bộ nội vụ Sài Gòn về các lực lƣợng thanh niên sinh niên học sinh đô thành phổ biến thông cáo, kiến nghị phản đối chính phủ, Ngày 16/12/1964. 6. Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Tổng trƣởng Bộ nội vụ Sài Gòn về hoạt động của tổ chức mệnh danh “Phong trào thanh niên học sinh, sinh viên cách mệnh” (Bất hợp pháp), Ngày 19/12/1964. 7. Tổng Giám đốc CSQG gửi Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về một nhóm thanh niên kéo đến trƣờng Chu Văn An kêu gọi học sinh này bãi khóa, Ngày 24/12/1964. 8. Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về các nhóm thanh niên học sinh, sinh viên rải truyền đơn chống chính phủ, Ngày 28/12/1964. 9. Giám đốc cảnh sát quốc gia đô thành Sài Gòn gửi Thiếu Tƣớng gửi Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định, về cuộc tiếp xúc giữa hội đồng chủ tịch các phân khoa Đại học Sài Gòn và phái đoàn đại diện sinh viên Huế tại số 4 Duy Tân, để thảo luận lập trƣờng sinh viên Sài Gòn và sinh viên Huế. HS số 29541. 10. Phiếu trình của Đổng ký văn phòng gửi Trung tá Chính Võ phòng – Phủ Thủ tƣớng về các biện pháp do MACV đề nghị đối phó với các cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên, HS số 1379. 11. Tuyên ngôn hòa bình của lực lƣợng học sinh chống chiến tranh của liên trƣờng Gia Định – Tân Định, HS số 29540. 12. Phiếu trình Thủ tƣớng của cảnh sát quốc gia về phong trào vận động hòa bình của thanh niên, học sinh và sinh viên Việt Nam, Số 130/PTT/VoP/QV/CT, HS số 29512. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 150 13. Phiếu trình Thủ tƣớng của Nha cảnh sát quốc gia về phong trào vận động hòa bình của thanh niên, học sinh và sinh viên Việt Nam, Ngày 2/3/1965, Hồ sơ số 29542 14. Trung tá Phạm Văn Liễu, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Tổng trƣởng Bộ nội vụ Sài Gòn về buổi hội thảo của sinh viên Khoa học tại trƣờng Đại học Khoa học và hoạt động của nhóm học sinh thuộc “Lực lƣợng học sinh chống chiến tranh liên trƣờng Gia Định – Tân Định”, Ngày 9/3/1965. 15. Phiếu trình Thủ tƣớng của Võ phòng về bầu cử Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn niên khóa 1964-1965, Ngày 18/3/1965. 16. Trung tá Phạm Văn Liễu, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về truyền đơn chống chiến tranh, đòi hòa bình, phổ biến trong giới học sinh, sinh viên tại Thủ đô, Ngày 30/3/1965. 17. Trung tá Phạm Văn Liễu, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về Bán nguyệt san “Chân lý” và tập san “Đƣờng mới” phát hành bất hợp pháp trong giới sinh viên học sinh, Ngày 30/3/1965. 18. Phiếu trình của Trung tá Phạm Văn Liễu gửi Tổng trƣởng Bộ nội vụ Sài Gòn về buổi hội thảo tại trụ sở Tổng hội sinh viên Sài Gòn ngày 3/4/1965 và truyền đơn phản đối những phong trào giả hiệu hòa bình, đả kích Nguyễn Khánh và hai Tƣớng lãnh Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Ngày 17/4/1965, Hồ sơ số 29543. 19. Trung tá Phạm Văn Liễu, Tổng Giám đốc cảnh sát quốc gia (GĐCSQG) gửi Trƣởng Bộ nội vụ về tập san “Đƣờng Mới” phát hành bất hợp pháp trong giới học sinh, sinh viên, Ngày 29/4/1965, HS số 06143. 20. Trung tá Phạm Văn Liễu, Tổng GĐCSQG gửi ông Ủy viên nội vụ Sài Gòn về buổi hội thảo tại trƣờng Đại học Y khoa Sài Gòn ngày, Ngày 28/8/1965, HS số 9965. 21. Trung tá Phạm Văn Liễu, Tổng GĐCSQG gửi Ủy viên nội vụ Sài Gòn về buổi hội thảo của Hội đồng Chủ tịch Ban đại diện sinh viên các Phân khoa đại học và cao đẳng tại Tổng hội sinh viên số 4 Duy Tân Sài Gòn, Ngày 31/8/1965, HS số 10075. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 151 22. Phiếu trình Tổng trƣởng Gia Định gửi Đổng lý văn phòng Bộ nội vụ Sài Gòn về tài liệu truyền đơn của phong trào sinh viên bảo vệ hòa bình, Hồ sơ số 5519. 23. Tuyên cáo số 1 của Hội đồng thanh niên, học sinh, sinh viên bảo vệ dân tộc, Ngày 21/3/1966 Hồ sơ số 29871. 24. Phiếu trình Thiếu tƣớng chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ƣơng của Nha tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, Ngày 11/5/1966. 25. Phiếu trình của Thiếu Tƣớng Chủ tịch ủy Ban hành pháp trung ƣơng về truyền đơn mệnh danh của Phủ Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kêu gọi dân chúng bình tĩnh, Ngày 30/8/1966, HS số 5792. 26. Đổng lý văn phòng Bộ giáo dục gửi Viện trƣởng Viện Đại học Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Giám đốc Nha trung học, Giám đốc Nha kỹ thuật, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ, về việc Kiểm soát các tờ nội san của Sinh viên, Ngày 27/5/1967, HS 29764. 27. Bộ văn hóa Giáo dục khối Thanh niên học đƣờng gửi Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về hoạt động của Sinh viên Thủ Đô, Ngày 13/4/1968, HS số 30218. 28. Phiếu trình của phủ Thủ tƣớng gửi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về hoạt động của sinh viên tại thủ đô, Ngày 23/4/1968, HS số 30215. 29. Tỉnh trƣởng Gia Định gửi Đổng trƣởng Bộ nội vụ Sài Gòn về tài liệu truyền đơn của “Phong trào sinh viên bảo vệ hòa bình”, Số 450NA/CT/M, Ngày 27/4/1968. 30. Phiếu trình Tổng thống Việt Nam Cộng hòa của Phủ Thủ tƣớng về hoạt động của sinh viên Văn khoa và Luật khoa, Ngày 30/4/1968. 31. Cục an ninh quân đội gửi Thủ tƣớng chính phủ Việt Nam Cộng hòa “Báo cáo chính trị đặc biệt”, Ngày 4/5/1968, HS số 16108. 32. Tuyên cáo số 3 của Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn về Luật tổng động viên, Ngày 26/6/1968, Hồ sơ số 30219. 33. Bộ Ngoại Giao trình Thủ tƣớng về hoạt động của Sinh viên tại Sài Gòn, Số 192-VP/CCUV/M, Ngày 2/7/1968. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 152 34. Đại Tá Trần Văn Hai, Tổng GĐCSQG gửi Tổng trƣởng Nội vụ Sài Gòn về diễn tiến phong trào “Vận động hòa bình và thƣơng thuyết” của Sinh viên học sinh, Ngày 3/7/1968, HS Số 2197. 35. Phủ Đặc ủy Trung ƣơng tình báo trình Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về hiện tình sinh viên Sài Gòn, Ngày 5/7/1968, HS số 7785. 36. Đại Tá Trần Văn Hai, Tổng GĐCSQG gửi Tổng trƣởng Nội Vụ Sài Gòn về diễn tiến phong trào “Vận dộng hòa bình và thƣơng thuyết” của sinh viên, học sinh (tiếp theo), Ngày 16/7/1968, HS số 8396. 37. Công văn trình Thủ tƣơng của Nha cảnh sát Sài Gòn về diễn tiến phong trào “Vận động hòa bình và thƣơng thuyết” của sinh viên học sinh, Ngày 17/7/1968. 38. Công văn trình Thủ tƣớng về diễn tiến phong trào “Vận dộng hòa bình và thƣơng thuyết” của sinh viên, học sinh, Ngày 18/7/1968. 39. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng GĐCSQG gửi Tổng trƣởng Nội Vụ Sài Gòn về tờ báo “Ý Thức” số 2 do nhóm sinh viên Luật - khoa chủ trƣơng, Ngày 5/8/1968, HS số 2809. 40. Đại Tá Trần Văn Hai, Tổng GĐCSQG gửi Tổng trƣởng Nội Vụ Sài Gòn về lập trƣờng của Tổng hội sinh viên Sài Gòn, Ngày 5/8/1968, HS số 9658. 41. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng GĐCSQG gửi Tổng trƣởng Nội Vụ Sài Gòn về hoạt động của Tổng hội sinh viên Sài Gòn và Ban chấp hành Sinh viên đoàn Luật khoa, Ngày 15/8/1968, HS số 2990. 42. Công văn trình Thủ tƣớng Chính phủ về tập san “Dấn thân” số 1 do Ban chấp hành Sinh viên Khoa học chủ trƣơng, HS Số 30216. 43. Công văn trình Thủ tƣớng Chính phủ về tình hình sinh viên Sài Gòn, Ngày 19/8/1968, Ngày 24/8/1968. 44. Công văn trình Thủ tƣớng chính phủ của Tổng nha cảnh sát quốc gia về việc nội san “Tay nắm tay che” của Ủy ban thanh niên học sinh, sinh viêncứu trợ đồng bào bị nạn, Ngày 19/9/1968. 45. Ty CSQG Quận 2 gửi TCSQG Bản tin tức số 03 về việc Tổng hội sinh viên Sài Gòn dự định tổ chức 4 ngày đêm lửa trại tại Thị xã Vũng Tàu, Ngày 23/9/1968. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 153 46. Tổng trƣởng nội vụ trình Thủ tƣớng chính phủ về xuất bản tờ nội san “Tay nắm tay che”, Ngày 7/10/1968. 47. Công văn trình Thủ tƣớng Chính phủ về hoạt động của sinh viên Đại học Sài Gòn, Ngày 10/10/1968. 48. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng Giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Đại tƣớng - Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về việc Hội đồng Đại diện sinh viên, Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và Ủy ban thanh niên học sinh, sinh viên cứu trợ đồng bào bị nạn phổ biến tuyên bố đòi trả trụ sở Tổng hội, Ngày 22/10/1968. 49. Trung tá Phạm Văn Liễu, Tổng GĐCSQG gửi Tổng trƣởng Bộ nội vụ Sài Gòn về buổi hội thảo của sinh viên Khoa học và hoạt động của học sinh thuộc Lực lƣợng học sinh chống chiến tranh Liên trƣờng Gia Định – Tân Định. 50. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Đại tƣớng - Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về việc Đại diện sinh viên các phân khoa Văn – Luật – Nha – Dƣợc – Khoa học – Sƣ phạm và Nông Lâm Súc phổ biến tuyên cáo số 2 về vấn đề hòa bình cho Việt Nam, Ngày 9/11/1968. 51. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Đại tƣớng - Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn, Ngày 11/11/1968. 52. Cục an ninh quân đội trình Thủ tƣớng về áp lực của Chính phủ Johnson đối với Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, HS số 16108, Ngày 18/11/1968. 53. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Đại tƣớng - Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về việc Hội đồng đại diện sinh viên và Ban Chấp hành sinh viên phổ biến tuyên cáo và kháng thƣ về vấn đề hòa bình tại Việt Nam, Ngày 29/11/1968. 54. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Đại tƣớng, Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về Bản tin sinh viên của Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn, Ngày 11/12/1968. 55. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Đại tƣớng - Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về việc phản ứng của sinh viên về việc Chính quyền bắt giữ một số học sinh, sinh viên trong cuộc biểu tình bất hợp pháp, Ngày 13/1/1969. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tiến SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 154 56. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Đại tƣớng - Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về lập trƣờng hòa bình của học sinh, sinh viên sau ngày Hoa Kỳ ngừng oanh tạc toàn diện Bắc Việt, Ngày 30/11/1968. 57. Phiếu trình Thủ tƣớng chính phủ của Văn phòng cảnh sát đặc biệt về nội san “Tiếng nói sinh viên Sƣ phạm” số 1, Ngày 14/12/1968. 58. Cục an ninh quân đội gửi Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (Võ Phòng), Số 16108. 59. Phiếu trình của phủ Thủ tƣớng gửi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về hoạt động của Sinh viên Văn khoa và Luật khoa, HS số 30216 60. Công văn trình Thủ tƣớng Chính phủ của văn phòng cảnh sát quốc gia về Liên đoàn học sinh, sinh viên Sài Gòn dự định tổ chức giáng sinh, Ngày 24/12/1968 61. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia gửi Đại tƣớng - Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về việc tờ nội san “Khai phá” do học sinh, sinh viên Sài Gòn chủ biên, Ngày 28/12/1968. 62. Đại tá Trần Văn Hai, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia trình Đại tƣớng - Tổng trƣởng nội vụ Sài Gòn về việc Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn phổ biến kháng thƣ phản đối chính quyền bắt giữ sinh viên trong đêm văn nghệ giáng sinh, Ngày 6/1/1969. 63. Nhật báo Quyết tiến, Họp báo của Tổng nha CSQG trình diện 3 sinh viên trong tổ vũ trang tuyên truyền VC Sài Gòn – Gia Định, HS Số 1366. 64. Tƣờng Long, Nhật báo Dân Việt, Đại tá Tổng giám đốc Tổng nha CSQG nói gì về hành động gây rối của thiểu số Học sinh, sinh viên? số 32, Ngày 19/9/1968.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở sài gòn – gia định 1965 – 1968.pdf
Luận văn liên quan