A . MỞ ĐẦU
I - Lý do lựa chọn đề tài:
Đặt trong bối cảnh nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, đồng nghĩa với việc chấp thuận hội nhập về văn hóa và lối sống ở một mức độ nhất định, giới trẻ hiện có cách nghĩ và lối sống hiện đại hơn, quan niệm về giới tính “thoáng” hơn so với trước đây. Chính vì thế, xu hướng “tình dục thoáng” đang là một thực tế đã được báo động trước mà chúng ta không thể nào tránh được. Vậy đứng trước trào lưu sống thử của giới trẻ hiện nay, quan niệm của sinh viên Việt Nam như thế nào? Vậy sống thử là gì? Nó có tác hại và ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hiện tại và sau này của các bạn trẻ? Nhằm tìm hiểu những vấn đề đó cũng như những thái độ, quan niệm, suy nghĩ và hành động của các bạn sinh viên nói chung và sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội nói riêng , chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu quan niệm về “sống thử” của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội” để đưa vào bài tập nhóm của mình nhằm thấy rõ được thực tiễn quan niệm sống của các bạn sinh viên trong tình yêu cũng như nhằm nghiên cứu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên .
MỤC LỤC
A . MỞ ĐẦU 1
I - Lý do lựa chọn đề tài: 1
II - Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. 1
1. Mục đích nghiên cứu: 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
3. Phương pháp nghiên cứu: 2
B. NỘI DUNG : 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1. “Sống thử” là gì?. 3
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
1. Nhận thức của sinh viên đại học luật Hà Nội về “sống thử” và sự đánh giá của các điều tra viên : 6
2. Quan niệm của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội về vấn đề sống thử: 11
3. Hậu quả của việc sống thử: 12
II. Nguyên nhân của việc sống thử : 13
III - Giải pháp cho sống thử 14
C. KẾT LUẬN 17
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu quan niệm về sống thử của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A . MỞ ĐẦU
I - Lý do lựa chọn đề tài:
Đặt trong bối cảnh nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, đồng nghĩa với việc chấp thuận hội nhập về văn hóa và lối sống ở một mức độ nhất định, giới trẻ hiện có cách nghĩ và lối sống hiện đại hơn, quan niệm về giới tính “thoáng” hơn so với trước đây. Chính vì thế, xu hướng “tình dục thoáng” đang là một thực tế đã được báo động trước mà chúng ta không thể nào tránh được. Vậy đứng trước trào lưu sống thử của giới trẻ hiện nay, quan niệm của sinh viên Việt Nam như thế nào? Vậy sống thử là gì? Nó có tác hại và ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hiện tại và sau này của các bạn trẻ? Nhằm tìm hiểu những vấn đề đó cũng như những thái độ, quan niệm, suy nghĩ và hành động của các bạn sinh viên nói chung và sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội nói riêng , chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu quan niệm về “sống thử” của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội” để đưa vào bài tập nhóm của mình nhằm thấy rõ được thực tiễn quan niệm sống của các bạn sinh viên trong tình yêu cũng như nhằm nghiên cứu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên . Rất mong nhận được sự ủng hộ cùng ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn !
II - Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Sống thử giờ đây vốn không còn là một vấn đề mới mẻ trong giới trẻ hiện nay. Một bộ phận các bạn sinh viên cho rằng “ sống thử không có gì là xấu xa cả nhất là đối với những đôi bạn đã xác định sẽ gắn bó vơi nhau cả đời ” nhưng các bạn không nhận thức cũng như kiểm soát hết được tác hại của nó đối với cuộc sống sau này của mình cũng như việc học tập hiện tại. Sống thử giờ đây đã không còn xa lạ đối với các bạn trẻ và nó dần bị cải hóa thành một hiện tượng mà được cho là hết sức bình thường trong xã hội theo quan niệm của các sinh viên khi đang đứng trên giảng đường đại học và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá từ phía xã hội. Hiện nay, dư luận xã hội đang nói gì về tình trạng “ sống thử” ? Dư luận phản ánh như thế nào về nó cũng như cảm nhận của các bạn trẻ nói chung và sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng về hiện tương tiêu cực này ? Chính vì lẽ đó, trong một phạm vi nhất định, đề tài nghiên cứu của chúng em nhằm thăm dò, cung cấp những cái nhìn toàn diện nhất về quan niệm sống thử của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, cùng với đó là các ý kiến phân tích giúp chúng ta thấy được các mặt tồn tại của vấn đề đáng báo động này để từ đó xem xét các nguyên nhân, thực trạng cũng như nhằm đưa ra những giải pháp hạn chế hiện tượng tiêu cực này .
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích của đề tài, chúng em đề ra ba nhiệm vụ chính cần giải quyết như sau :
Thứ nhất là nghiên cứu cơ sở lý luận của trào lưu sống thử trong giới trẻ hiện nay.
Thứ hai là xây dựng phiếu điều tra xã hội học và tiến hành điều tra xã hội học để nắm vững thực tiễn.
Cuối cùng là xử lý số liệu, phân tích thông tin và đánh giá tổng hợp các ý kiến đã thăm dò .
Phương pháp nghiên cứu:
Trong cuộc điều tra về quan niệm sống thử của sinh viên K34 Trường đại học Luật Hà Nội, chúng tôi đã sử dụng phương pháp anket là chủ yếu và trong quá trình điều tra, các điều tra viên còn kết hợp với phương pháp phỏng vấn để thấy rõ hơn về thực trạng này trong sinh viên.
Phương pháp anket là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua bảng câu hỏi (phiếu điều tra) . Anket là một phương pháp nghiên cứu định lượng, nó chủ yếu đi vào thu thập các thông tin về hành vi, sự việc, xác định các quy mô, kích thước của nhóm chỉ báo, tương quan về số lượng giữa các biến số của các hiện tượng nhất định. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép triển khai, nghiên cứu trên quy mô rộng, thu thập được ý kiến của nhiều người cùng một lúc, do đó thông tin có độ tin cậy cao hơn. Chính vì thế mà khi tìm hiểu về một hiện tượng thực tế đang diễn ra và được dư luận hết sức quan tâm, chúng tôi lựa chọn phương pháp này để có được những thông tin chính xác nhất về “ sống thử ” – một vấn đề hết sức cần được quan tâm trong xã hội.
Đối tượng điều tra: Sinh viên Đại học Luật Hà Nội
Mẫu điều tra: phiếu thăm dò ý kiến
Dung lượng mẫu: Trong quá trình điều tra, chúng tôi phát ra 60 phiếu thăm ý kiến và thu về 60 phiếu.
B. NỘI DUNG :
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. “Sống thử” là gì?
"Sống thử" là việc hai người khác giới chung sống với nhau như vợ chồng trước hôn nhân mà không có sự ràng buộc về mặt pháp lý.
Trong khoa học, người ta không gọi đó là “sống thử” mà gọi là “liên minh tự do”. Vậy liên minh tự do có nghĩa là như thế nào? Chúng ta hiểu một cách khái quát đó là sự giao kết không bị ràng buộc bởi yếu tố pháp luật nào, hai chủ thể tham gia không bị cấm đoán hay ép buộc bởi bất kì yếu tố nào, liên minh tự do xuất phát từ sự tự nguyện của cả hai. Nhưng các sinh viên cũng như các bạn trẻ của chúng ta có quan niệm khác, họ không gọi đó là liên minh tự do mà có cách gọi riêng, “ phong cách hơn ” là “ sống thử ” hay một bộ phận khác gọi đó là “ sống nháp”. Nhu cầu sống thử xuất phát từ nhu cầu thỏa mãn sinh lí hay xuất phát từ “ sự tò mò” và thiếu hiểu biết của các đôi bạn trẻ hiện nay. Đây là một vấn đề được dư luận hết sức quan tâm và lên án một cách mạnh mẽ nhưng nó không phải là hành vi vi phạm pháp luật vì thực sự trong pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay không có một chế tài nào hay những quy đinh nào mang tính cấm đoán việc sống thử. Bởi vậy mà pháp luật không thể đứng ra can thiệp hiện tượng này và đối với pháp luật Việt Nam nó được coi là hợp pháp và người tham gia sống thử không bị pháp luật xử lý. Xét về mặt đạo đức, “sống thử” là không thể chấp nhận được, đó bị coi là hành động tiêu cực và bị dư luận phê phán thông qua nhiều hình thức thể hiên khác nhau , ví dụ như qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nó xuất phát trên tinh thần tự nguyện của cả hai người và không mang tính chất ép buộc .
Phân biệt sống thử với sống thật:
* “Sống thử” : là khái niệm chỉ sự chung sống như vợ chồng giữa người nam và người nữ mà không cần đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, không chịu bất kỳ sự chi phối nào của pháp luật trong mối quan hệ của mình.
* “Sống thật” là đời sống vợ chồng có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, được pháp luật bảo hộ các quyền của hai bên, có mối quan hệ với pháp luật.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong khi tiến hành điều tra, các điều tra viên của chúng tôi tiến hành thực tế ở các đối tượng sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội như sau
Thành thị : 23 người ~ 38.3%
Nông thôn : 37 người ~ 61.7%
Nam
29 người
(48.3%)
Nữ
31 người
(51.7%)
Sống ở khu nhà trọ
38 người
( 63.3%)
Năm nhất
25 người
(41.75%)
Năm hai
15 người
(25%)
Năm ba
14 người
(23.3%)
Năm tư
6 người
(10%)
Ký túc xá
12 người
( 20%)
Sống cùng gia đình, người thân
10 người
(16.7%)
Khoảng 10 năm trở lại đây, "sống chung - sống thử" đang trở thành phổ biến trong giới trẻ ở Việt Nam và hiện tượng này là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy cơ lan rộng như một “dịch bệnh”. Đối tượng được nói đến phổ biến lại rơi chủ yếu vào những sinh viên đang ngồi trên các giảng đường đại học … lý do họ sống với nhau có thể vì xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc có thể vì đua đòi và đi theo não trạng sai lệch do chủ thuyết “duy thế tục” được tự do quảng bá dưới mọi hình thức trong đời sống xã hội: phim, ảnh, internet… Chuyện “sống chung – sống thử” có thực sự là một giải pháp tốt để tiến tới một cuộc hôn nhân hoàn hảo hay nó chỉ là "cái bẫy của một quan niệm suy đồi trong mặt lĩnh vực hôn nhân"?. Dù câu trả lời là thế nào đi chăng nữa thì đây vẫn là một xu hướng đáng báo động, đặc biệt là trong giới sinh viên Việt Nam. Đứng trước những điều đó, vậy sinh viên trường đại học luật Hà Nội nghĩ gì và họ bày tỏ quan niệm của minh như thế nào?
Nhận thức của sinh viên đại học luật Hà Nội về “sống thử” và sự đánh giá của các điều tra viên :
Việc sống thử trong giới sinh viên không còn là một điều xa lạ. Tuy nhiên, phải chăng mọi sinh viên đều hiểu chính xác về hiện tượng này? Liệu có tồn tại những sinh viên chỉ thấy được bề nổi của vấn đề, hay thậm chí là hiểu sai, suy nghĩ sai lệch về “sống thử”?
Để tìm câu trả lời, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhận thức của sinh viên đối với hiện tượng “sống thử” thông qua câu hỏi ý kiến của các bạn sinh viên luật về ý
kiến sau: “ "Sống thử" là việc hai người khác giới chung sống với nhau như vợ chồng trong cùng một phòng, có sinh hoạt vật chất và tinh thần chung ” và đưa ra 2 phương án trả lời: 1. Đúng 2. Sai
cùng câu hỏi: “Theo bạn, “sống thử” có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?” với 2 sự lựa chọn:
1. Có 2.Không
Qua cuộc điều tra, tìm hiểu trên thực tế, có thể thấy phần lớn sinh viên trường đại học luật có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề sống thử. Khi đề cập đến vấn đề này thì có tới 95% sinh viên hiểu rõ sống thử là gì? Và đều đồng ý với cách hiểu “ sống thử là việc hai người khác giới chung sống với nhau như vợ chồng trước hôn nhân”.Tuy nhiên,vẫn còn 5% sinh viên chưa có khái niệm về sống thử, hoặc là có ý kiến khác về sống thử nhưng con số này là rất ít.
Bảng 1: Đánh giá khái quát hiểu biết về vấn đề “sống thử”. Dưới đây là tổng hợp kết quả của chúng tôi về vấn đề này:
Câu
Định nghĩa
Hành vi vi phạm PL
Phương án
Đúng
Sai
Có
Không
Sinh viên HLU
95%
5%
21,7%
48.3%
Nhìn chung đa số sinh viên Luật đều nắm được cơ bản khái niệm “sống thử” và khẳng định được rằng mặc dù “sống thử” không có sự ràng buộc về pháp lý nhưng cũng không phải là một hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên qua số liệu thống kê trên chúng ta thấy rằng vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ các bạn chưa có sự hiểu biết rõ ràng, các bạn cần phải nhìn nhận đúng hơn về vấn đề này. Con số không nhỏ đó chủ yếu tồn tại ở sinh viên năm nhất, điều đó chứng tỏ so với sinh viên khóa trước, sinh viên năm nhất có nhận thức mờ nhạt về hiện tượng xã hội này. Tuy nhiên, xin nhắc lại, đây là con số nhỏ.
Đối với việc quan tâm đến vấn đề này:
Câu 2 : Bạn có quan tâm đến vấn đề sống thử không?
(chỉ lựa chọn một phương án trả lời)
1. Quan tâm.
2. Rất quan tâm.
3. Bình thường.
4. Không quan tâm cho lắm.
Sinh viên trường đại học Luật vì một số lý do mà có tới 30% sinh viên không quan tâm cho lắm tới vấn đề sống thử,và 26,7% sinh viên bình thường;bên cạnh đó thì vẫn có 28,3% các bạn quan tâm và 15% rất quan tâm. Chúng tôi đã tổng kết mức độ quan tâm của sinh viên đại học luật Hà Nội đến vấn đề sống thử để hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua biểu đồ sau :
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của các bạn sinh viên luật( trong tổng số phiếu được phát ra )
Bảng 2: Đánh giá mức độ quan tâm đến vấn đề sống thử
STT
Mức độ quan tâm
Đối tượng quan tâm
Nam
Nữ
Nông thôn
Thành thị
1.
Quan tâm
9 phiếu
(31.0%)
9 phiếu
(29%)
4 phiếu
(10.8%)
3 phiếu
(13.4%)
2.
Rất quan tâm
3 phiếu
( 10.3%)
4 phiếu
(12.9%)
9 phiếu
(24.3%)
9 phiếu
(39.0%)
3.
Bình thường
12 phiếu (40.5%)
12 phiếu
(38.7%)
20 phiếu
(54.1%)
9 phiếu
(39%)
4.
Không quan tâm
5 phiếu
(18.2%)
6 phiếu
(19.4%)
4 phiếu
(10.8%)
2 phiếu (8.6%)
Tổng số : 60 phiếu
29 phiếu
31 phiếu
23 phiếu
37 phiếu
Một số lượng đáng kể sinh viên Luật quan tâm đến vấn đề sống thử dù cho có một tỉ lệ không nhỏ không mấy bận tâm đến đề tài này. Tuy vậy, 100% số sinh viên tham gia cuộc khảo sát đều cho rằng hiện tượng sống thử xuất hiện nhiều nhất trong giới sinh viên, và đặc biệt là ở những khu nhà trọ . Liệu rằng đây có phải là một nhận thức thực sự đúng đắn? Bởi thực tế cho thấy nhiều tầng lớp khác nữa như doanh nhân, nhân viên văn phòng… lựa chọn lối sống liên minh tự do mà ta vẫn gọi là “sống thử”.
Khi đề cập tới sống thử thì có tới 40% sinh viên trường luật đồng ý với sống thử. Vì các bạn cho rằng sống thử ảnh hưởng tới cuộc sống sinh viên tích cực và rất tích cực như làm mất đi cảm giác cô đơn,có thể chia sẻ với nhau mọi chuyện vui buồn(rất nhiều bạn đồng ý) ,giúp đỡ nhau trong học tập, với tình trạng tài chính eo hẹp, để giảm chi phí chi tiêu cũng như để dễ dàng tìm hiểu nhau, nhiều cặp sinh viên có cảm tình với nhau đã nghĩ đến chuyện “góp gạo thổi cơm chung”, …hơn nữa còn có bạn mạnh dạn cho biết rằng “ giả sử sau này có lấy nhau thi sống thử trước để biết xem có đồng nhất về mặt sinh lý không !” Và vì có tới 11,7% cho rằng rất bình thường, 35% cho là bình thường đối với việc sống thử của sinh viên nói chung và sinh viên trường đại học luật nói riêng.
Đó mới chỉ là những ý kiến một chiều,còn có tới 60% sinh viên không đồng ý với sống thử. Bởi vì, theo đa số các bạn cho rằng sống thử có ảnh hưởng tiêu cực và rất tiêu cực như phân tâm trong học tập,kết quả giảm sút,nguy cơ mang thai ngoài ý muốn,nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm,dễ dẫn đến sứt mẻ tình cảm,mối quan hệ khác như gia đình, bạn bè; chịu sự chi phối của dư luận…
Biểu đồ thể hiện thái độ của sinh viên luật đối với “ sống thử ”:
Về vấn đề sống thử , cũng cần phải xem xét kĩ trên nhiều phương diện. Trước hết nói đến việc sống thử hiện nay đang diễn ra chủ yếu ở lớp trẻ( học sinh, sinh viên..) rất tùy tiện, dăm ba ngày, vài ba tháng rồi lại chia tay, không có gì ràng buộc đôi nam nữ cả. Họ không hứa hẹn gì việc giải quyết hậu quả xảy ra sau đó cả. Vì hai bên đều tự nguyện, coi như một lạc thú nhất thời họ được hưởng thụ. Nếu con gái có bầu thì tự đi giải quyết việc nạo phá thai, hay tự nuôi con, không có quyền đòi hỏi về mặt luật pháp trách nhiệm của chàng trai. Có chăng về mặt tình cảm phần nào có chàng thanh niên thực sự quan tâm đến người mình đã yêu, có sự chăm sóc nhất định. Đây là kiểu sống buông thả của một số thanh niên nam, nữ hiện nay.
Nói về sống thử, quan niệm các thế hệ, đặc biệt thế hệ trẻ, chấp nhận hay không chấp nhận như thế nào, qua công tác điều tra chúng tôi thấy :
Xét về giới tính,kết quả cho thấy rằng 41,9% các bạn nữ quan tâm và rất
quan tâm đến việc sống thử trong khi tỉ lệ này ở nam giới là 41,3%. Và trong khi 48,3% các bạn nam cho rằng sống thử của sinh viên luật là chuyện bình thường thì con số khảo sát được ở nữ giới là 48,4%. Như vậy các nam giới và nữ giới của đại học Luật Hà Nội thì sự quan tâm cũng như sự thừa nhận việc sống thử với tỉ lệ là ngang nhau. Tuy nhiên điều bất ngờ là trong khi chỉ có 36,5% nữ giới đồng ý với việc sống thử thì nam giới có đến 44,8%. Kết quả này cho phép chúng tôi kết luận rằng, nam giới có suy nghĩ chủ động và phóng thoáng hơn nữ giới trong vấn đề sống thử.
Xét về khu vực, chúng tôi phát ra 37 phiếu cho các bạn đến từ khu vực
nông thôn và 23 bạn đến từ khu vực thành thị. Kết quả của cuộc khảo sát là có 35% sinh viên đến từ nông thôn quan tâm đến việc sống thử trong khi con số này với sinh viên thành thị là 52,2%. Và trong khi có đến 56,5% sinh viên thành thị cho rằng việc sống thử là bình thường thì số liệu thu thập được ở sinh viên nông thôn là 40,5%. Đặc biệt, Trong khi chỉ có 35,1% sinh viên nông thôn đồng ý với sống thử và cho rằng sống thử là tích cực thì ở thành thị, con số này lên đến 47,8%. Đây là căn cứ rất thực tế cho thấy rằng những sinh viên đến từ khu vực thành thị có lối suy nghĩ tự do hơn, phóng túng hơn. Phải chăng do các bạn có điều kiện hơn nên sự tiếp xúc với văn hóa nước ngoài nhiều hơn và có sự “Tây hóa” mạnh mẽ hơn?
Tóm lại, ta có thể rút ra nhận xét sau về nhận thức của sinh viên ĐH Luật Hà Nội về vấn đề sống thử: Đa số sinh viên hiểu rõ thế nào là sống thử dù không phải tất cả đều quan tâm đến vấn đề này.
2. Quan niệm của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội về vấn đề sống thử:
Nhiều sinh viên ủng hộ sống thử quan niệm rằng: Tờ hôn thú chỉ là một tờ giấy. Nếu một trong hai người không thật tâm muốn vĩnh viễn chung sống, thì có hay không có hôn thú cũng chẳng ăn nhằm gì. Hơn nữa nếu họ cảm thấy không thể hòa hợp được nữa thì cũng dễ dàng chia tay, không bị nhức đầu vì những thủ tục cũng như chi phí pháp lý. Vậy những cử nhân Luật tương lai thì sao? Họ có quan niệm thế nào?
Theo kết quả của cuộc điều tra, 60% số sinh viên luật không đồng ý với việc sống thử và đến 53.4% coi việc sống thử trong sinh viên trường luật là không bình thường. Tuy số lượng này không chiếm đa số tuyệt đối ý kiến nhưng Nội. Điều này có lẽ xuất phát từ những nhận thức đúng đắn của họ về ảnh hưởng tiêu cực của việc sống thử. Đó là những hậu quả khôn lường, không chỉ dừng lại ở việc phân tâm trong học tập, kết quả giảm sút, chịu sự chi phối của dư luận xã hội, dễ dẫn đến việc sứt mẻ tình cảm, làm tổn thương nhiều mối quan hệ. khác như gia đình, bạn bè… mà còn là việc gia đình sau này lục đục, bất hòa…
3. Hậu quả của việc sống thử:
Sống thử để lại những hậu quả rất nghiêm trọng có thể dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn. Hiện tượng nạo phá thai kông chỉ phát triển ở các cặp vợ chồng thẻ muốn sinh con theo ý muốn mà ở nhiều nữ thanh niên – kể cả khi còn là vị thành niên- chưa có gia đình. Theo thống kê của bộ y tế thì trong số các ca nạo phá thai ở nước ta hiện nay 25% là phụ nữ chưa lập gia đình, 20% nữ vị dkhông thể sinh con mà hậu quả của những lần phá thai để lại; hiện tại họ không có lựa chọn nào khác hơn là phá bỏ cái thai, nhẫn tâm trở nên “thú dữ” với chính mầm sống đang từng ngày lớn lên trong bụng. Và chính việc phá thai há thai sẽ mang đến những hậu quả về mặt thể lý và tâm lý sau:
+ Về mặt thể lý: Tăng cơ vô sinh, Tăng nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung, thai chết non, Nhiễm nguy trùng, Tử cung bị thủng, Viêm phúc mạc,· Tổn thất ở các cơ quan khác, Mất ngủ, mất cảm giác thèm ăn, sụt cân , kiệt sức, Lo âu, suy giảm khả năng làm việc, Luôn có cảm giác nôn ói, · Rối loạn tiêu hóa ( dạ dày và ruột)
+ Về mặt tâm lý: Có thể mắc những bệnh sau đây: Mặc cảm tội lỗi, khuynh hướng tự tử, Cảm giác mất mát, tang tóc, buồn rầu ( mourning ), thương tiếc, hối hận, Mất tự tin, Giảm sự tôn trọng bản thân, Ưu tư về cái chết, Tâm lý thù địch, Hành vi tự hủy hoại bản thân, Nóng giận, Tâm lý tuyệt vọng, Mất tự chủ, Xói mòn bản năng làm mẹ, Căm thù bất cứ ai liên hệ đến phá thai, Mất ham muốn tình dục, Không còn khả năng tự tha thứ, Cảm giác mất tính người, bị lợi dụng, Ác mộng.
II. Nguyên nhân của việc sống thử :
Qua thực trạng trên chúng ta có thể rút ra được nguyên nhân của việc sinh viên sống thử .Như các bạn biết đấy hiện nay tình trạng sống thử rất phổ biến ở các trường đại học . Nguyên nhân chính : do nhu cầu sinh lí của mỗi sinh viên hay do tính “tò mò” nên dẫn đến tình trạng. trong tổng số 60 phiếu được phát ra khi điều tra thi có tới 44 phiếu ( chiếm tỉ lệ quá bán, bao gồm cả thành thị lẫn nông thôn) cho rằng nguyên nhân của việc sống thử là do:
thứ nhất : Vì nhu cầu tình cảm và thỏa mãn sự tò mò của bản thân
thứ hai : theo mốt
thứ ba : cuộc sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm và không có sự quản lý sát sao của bố mẹ, ( trong đó có khoảng 85% trong tổng số các bạn sinh sống ở thành thị và 76,5% các bạn sống ở nông thôn đồng í với lí do này)
Số còn lại thì 6 phiếu chiếm khoảng 6,7% chỉ cho rằng nguyên nhân đó là do:
thứ nhất: vì như thế sẽ tiết kiệm được một khoản tiền chi tiêu thường ngày trong sinh hoạt ( của một số ít các bạn sống chung với gia đình cho rằng những người sống thử là vì lý do này)
thứ hai: muốn có người thương luôn luôn bên cạnh tiện cho việc chăm sóc lẫn nhau ( của 25% trong tổng số các bạn sống ở khu nhà trọ )
Và còn lại 10 phiếu chiếm 16,7% cho rằng do tất cả các nguyên nhân trên. Và ngoài ra còn có thêm các ý kiến cho rằng : chuẩn bị tinh thần trước khi kết hôn xem đối phương có hợp với mình không ! ( đây là ý kiến của một bạn nam k34 ).
Sống thử - Sự lựa chọn này có vẻ mạo hiểm, nhưng không ít đôi dám liều. Cái cảnh cầm tay, ôm ấp, thủ thỉ với nhau dưới tán cây, trên ghế đá, trong khuôn viên các trường ĐH – CĐ đã quá cũ. Chuyện mới ngày nay là việc cả gan “hành sự” ngay trong phòng KTX. Thường là khi bạn bè lên giảng đường, không biết vô tình hay hữu ý, một số người ở lại rất hay được người yêu đến thăm. Nguyên nhân giải thích cho những cách hành xử thiếu suy nghĩ như thế một phần do lối sống “ tây hóa” hay ảnh hưởng từ phim ảnh, truyện hay qua các webside sex.
Như vậy chúng ta có thể thấy được có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh viên lựa chọn việc sống thử trong khi còn dang dở việc học của chính mình? Vậy chúng ta phải có những giải pháp nào nhằm hạn chế hiện tượng tiêu cực này?
III - Giải pháp cho sống thử
Sống thử là một hiện tượng đang trở nên phổ biến gần đây, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đây là hệ quả của sự pháp triển xã hội, nó xẩy ra như một điều tất yếu phản ánh xã hội. Sống thử không hoàn toàn tiêu cực nhưng nó để lại hậu quả xấu và có ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ trẻ nhất là đối với hôn nhân sau này.
Như đã nói ở phần trên, và qua kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân dẫn đến sống thử chủ yếu là do sự tò mò, muốn khám phá, họ đến với nhau chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu tình dục và sự thiếu thốn tình cảm. Cùng với đó những ảnh hưởng của suy nghĩ và lối sống “ Tây hóa ” hiện đang trong giai đoạn chuyển mình và phát triển. Phụ nữ ngày nay có điều kiện học tập và làm việc thể hiện bản lĩnh của bản thân không kém phái nam. Từ đó một bộ phận phái nữ đã không còn quan trọng vấn đề trinh tiết cũng như những hậu quả của nó.
Hệ lụy của việc sống thử thì không phải tranh cãi, đương nhiên ai cũng biết rõ là phần thiệt thòi luôn thuộc về con gái, vấn đề trinh tiết rồi định kiến xã hội… sống thử là một thực tế không thể chấm dứt được, điều quan trọng là chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp hạn chế tối đa những hậu quả mà nó gây ra, đặc biệt là đối với các bạn nữ. Về vấn đề này chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau mong rằng sẽ hạn chế phần nào những hậu quả đáng tiếc do hiện tượng sống thử để lại:
Thứ nhất: Phần lớn giới trẻ hiện nay sống thử là do muốn thỏa mãn sự tò
mò về tình dục, chính vì vậy về vấn đề này, chúng tôi cho rằng cần phải thắt chặt hơn nữa trong việc giáo dục giới tính học đường, để các em sớm nhận thức đúng đắn và nghiêm túc hơn về vấn đề này. Chúng ta cần phải xây dựng cho các em một quan niệm đúng đắn, lành mạnh về tình yêu đôi lứa, về hạnh phúc và mái ấm gia đình trong tương lai của mình. Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, của xã hội mà quan trọng nhất gia đình luôn là yếu tố quyết định . Hiện nay, tuy phần lớn các bậc phụ huynh đều có những giải pháp giáo dục giới tính cho con mình song một bộ phận còn né tránh vấn đề giáo dục giới tính vì họ chưa hiểu đươc tầm quan trọng của vấn đề này. Vì vậy những người cha, người mẹ trước hết cần phải quan tâm đến con cái, cần phải hiểu được cái con mình cần làm gì, phải tạo cho con một kiến thức đầy đủ về giới tính. Không nên cấm đoán con cái khi chưa giải thích cho con rõ rang mọi vấn đề.
Thứ hai: Tổ chức các buổi tọa đàm cho sinh viên bàn về việc sống thử tại
các trường đại học, cao đẳng,…
Thứ ba: Các tổ chức, đoàn thể vào cuộc mạnh mẽ đối với vấn đề sống
thử trong sinh viên, nghiêm cấm việc buôn bán những băng hình, phim ảnh mang tính chất đồi trụy, ngăn chặn hết mức có thể nhất là trên mạng internet.
Thứ tư: Cần phải tăng cường tuyên truyền trên các thông tin đại chúng
các vấn đề về tình yêu, tình dục. Đặc biệt là tác hại nghiêm trọng của việc sống thử, nhất là đối với những bạn nữ. Vì vậy tăng cường tuyên truyền, thông tin về tác hại của sống thử là một việc làm vô cùng thiết thực để các bạn trẻ ngày nay cân nhắc trước khi đi đến quyết định.
Qua đây chúng ta có thể thấy giải pháp tối ưu để hạn chế hiện trạng sống thử hiện nay và 100% các bạn sinh viên luật đều đồng tình với các giải pháp trên. Qua đó tạo cho giới trẻ những cái nhìn đúng đắn về tình yêu, tình dục và từ đó có cách ứng xử sao cho phù hợp nhất không ảnh hưởng đến tương lai của mình. Tuy nhiên dù có giải pháp naò đi nữa thì quan trọng nhất là tùy thuộc vào ý thức và bản lĩnh của mỗi người, chúng ta cần phải biết nói không với sống thử, đồng thời trong khi yêu nhất là các bạn gái không nên chứng minh tình yêu của mình bằng cách dâng hiến tất cả cho người yêu.
Một số ý kiến liên quan:
Trong cuộc điều tra thực tế của chúng tôi có nêu ra một nhận định rằng “ không nên chỉ đánh giá, xem xét hiện tượng sống thử dưới góc độ đạo đức” và yêu cầu các bạn cho ý kiến. Kết quả là 100% sinh viên đồng ý với nhận định trên vì đại đa số các bạn đều cho rằng : cần đánh giá, xem xét sống thử dưới nhiều góc độ khác nhau để có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn. Hay có bạn khác nói rằng : “ Đúng vây ! Việc hai người sống thử không nên quá xem xét họ ở góc độ đạo đức mà hãy nhìn theo mtj hướng tích cực hơn !”. Khi được hỏi “là một sinh viên của trường đại học Luật Hà Nội bạn có thông điệp gì muốn gửi tới các bạn sinh viên nói chung và sinh viên trường đại học luật Hà Nội nói riêng ” thi tất cả các bạn hầu hết đều có thông điệp là “ hãy sống đúng với tư chất của một sinh viên Luật – Hạnh phúc chỉ đến với bạn khi bạn thật sự nghiêm túc trong tình yêu ” và “ hãy làm những gì bạn cho là đúng và phù hợp với bản thân, gia đình của bạn”.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, qua cuộc điều tra của mình, chúng tôi đều thấy rõ được các quan điểm của các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội trong vấn đề sống thử. Xét về góc độ pháp luật thì nhận thấy rằng đây không phải là một hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên về góc độ đạo đức, thuần phong mĩ tục của người Việt thì rõ ràng đây là một hồi chuông cảnh báo khiến mỗi người phải nhìn nhận và quan tâm nhiều hơn nữa. Vì vậy là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta hãy cùng chung tay với cộng đồng vì một xã hội Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc và bạn trẻ chúng ta: “hãy nhìn nhận một cách đúng đắn và hãy nói không với sống thử” !
B The end !B
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập xã hội- Tìm hiểu quan niệm về sống thử của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.doc