MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ . 2
CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
Phần I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4
Phần II. NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 5
2.1. Vai trò của động thực vật hoang dã trong tự nhiên và đời sống con người . 5
2.1.1. Vai trò có lợi của động thực vật 5
2.1.2. Tính có hại của động thực vật . 7
2.2. Thực trạng động thực vật hoang dã Việt Nam 7
2.2.1. Sự gia tăng về số loài nguy cấp . 7
2.2.2. Các mối đe dọa và nguyên nhân của thực trạng trên . 10
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ hiện nay 14
2.4. Quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ động thực vật hoang dã . 15
2.5. Danh mục văn bản pháp luật liên quan . 16
2.5.1. Pháp luật Việt Nam . 16
2.5.2. Công ước quốc tế 16
KẾT LUẬN 19
Danh mục tài liệu tham khảo 20
PHỤ LỤC 21
ĐẶT VẤN ĐỀ Với đặc điểm địa hình trải dài theo vĩ độ địa lý và ở các độ cao khác nhau khiến cho Việt Nam trở thành một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo Chiến lược quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, trong đó đã định tên được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu và 600 loài nấm. Tính đặc hữu của hệ thực vật rất cao, có ít nhất 40% số loài đặc hữu. Không có họ thực vật đặc hữu, nhưng có tới 3% số chi thực vật đặc hữu. Về hệ động vật, tính đến năm 1995 đã thống kê được 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 547 loài cá nước ngọt và 12.000 loài côn trùng. Mức độ đặc hữu rất cao: có 78 loài và phụ loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim là đặc hữu hẹp của Việt Nam.
Động vật hoang dã là một thành tố tất yếu của hệ sinh thái, chúng có vai trò to lớn trong cân bằng sinh thái, là những mắt xích quan trọng trong chu trình dinh dưỡng và tuần hoàn vật chất trên trái đất. Đối với đời sống con người, ĐVTHD là nguồn sống, chúng đáp ứng nhiều nhu cầu của con người như: Cung cấp lương thực, thực phẩm, giá trị giải trí, khoa học, văn hoá, sức khoẻ và nhiều giá trị tiềm tàng khác.
Tuy vậy, hoạt động buôn bán động vật, thực vật hoang dã ở Việt Nam ngày một gia tăng. Chỉ trong một thời gian ngắn, danh sách các loài động vật hoang dã sắp bị tuyệt chủng của Việt Nam tăng lên tới 407 loài (1). Mặc cho sự cảnh tình của các cơ quan chức năng, mặc cho sự lên án của báo chí, hoạt động buôn bán siêu lợi nhuận này vẫn diễn ra khắp mọi nơi ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nội dung bài tiểu luận “Tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý động thực vật hoang dã quý hiếm” là những nhận thức bước đầu về công tác quản lý bảo tồn động thực vật hoang dã quý hiếm hiện nay.
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4959 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý động thực vật hoang dã quý hiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
Phần I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
Phần II. NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
2.1. Vai trò của động thực vật hoang dã trong tự nhiên và đời sống con người 5
2.1.1. Vai trò có lợi của động thực vật 5
2.1.2. Tính có hại của động thực vật 7
2.2. Thực trạng động thực vật hoang dã Việt Nam 7
2.2.1. Sự gia tăng về số loài nguy cấp 7
2.2.2. Các mối đe dọa và nguyên nhân của thực trạng trên 10
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ hiện nay 14
2.4. Quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ động thực vật hoang dã 15
2.5. Danh mục văn bản pháp luật liên quan 16
2.5.1. Pháp luật Việt Nam 16
2.5.2. Công ước quốc tế 16
KẾT LUẬN 19
Danh mục tài liệu tham khảo 20
PHỤ LỤC 21ĐẶT VẤN ĐỀ
Với đặc điểm địa hình trải dài theo vĩ độ địa lý và ở các độ cao khác nhau khiến cho Việt Nam trở thành một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo Chiến lược quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, trong đó đã định tên được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu và 600 loài nấm. Tính đặc hữu của hệ thực vật rất cao, có ít nhất 40% số loài đặc hữu. Không có họ thực vật đặc hữu, nhưng có tới 3% số chi thực vật đặc hữu. Về hệ động vật, tính đến năm 1995 đã thống kê được 275 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 547 loài cá nước ngọt và 12.000 loài côn trùng. Mức độ đặc hữu rất cao: có 78 loài và phụ loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim là đặc hữu hẹp của Việt Nam.
Động vật hoang dã là một thành tố tất yếu của hệ sinh thái, chúng có vai trò to lớn trong cân bằng sinh thái, là những mắt xích quan trọng trong chu trình dinh dưỡng và tuần hoàn vật chất trên trái đất. Đối với đời sống con người, ĐVTHD là nguồn sống, chúng đáp ứng nhiều nhu cầu của con người như: Cung cấp lương thực, thực phẩm, giá trị giải trí, khoa học, văn hoá, sức khoẻ và nhiều giá trị tiềm tàng khác.
Tuy vậy, hoạt động buôn bán động vật, thực vật hoang dã ở Việt Nam ngày một gia tăng. Chỉ trong một thời gian ngắn, danh sách các loài động vật hoang dã sắp bị tuyệt chủng của Việt Nam tăng lên tới 407 loài (1). Mặc cho sự cảnh tình của các cơ quan chức năng, mặc cho sự lên án của báo chí, hoạt động buôn bán siêu lợi nhuận này vẫn diễn ra khắp mọi nơi ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nội dung bài tiểu luận “Tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý động thực vật hoang dã quý hiếm” là những nhận thức bước đầu về công tác quản lý bảo tồn động thực vật hoang dã quý hiếm hiện nay.
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVHD: Động vật hoang dã
ĐTVHD: Động thực vật hoang dã
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
VQG: Vườn quốc gia
CITES: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã, nguy cấp.
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐNN: Đất ngập nước
DSTG: Di sản thế giới
Phần I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo mục 14, Điều 3 của Luật Bảo vệ phát triển rừng, loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ.
Theo mục 20, Điều 3 của Luật Đa dạng sinh học, loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
Và trong Điều 37 có quy định chi tiết tiêu chí loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và việc ban hành danh mục của chính phủ.
Trong phạm vi bài viết, nội dung chủ yếu tập trung làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến công tác quản lý bảo tồn động thực vật hoang dã ở Việt Nam hiện nay, bao gồm:
- Vai trò của động thực vật hoang dã trong tự nhiên và trong đời sống con người
- Sự gia tăng hoạt động buôn bán trái phép động thực vật hoang dã làm suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng loài; nguyên nhân cửa thực trạng đó.
- Hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan đến công tác quản lý bảo tồn và tình hình thực hiện trong thực tế.
Phần II. NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Vai trò của động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên và đời sống con người
2.1.1. Vai trò có lợi của động thực vật
Với sự đa dạng, phong phú, động thực vật có thể được con người sử dụng với các mục đích sau:
Giá trị bảo tồn: ĐTVHD có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái, nơi chúng sống từ đó các hệ sinh thái được bền vững, diễn thế đi theo con đường tự nhiên. Chúng tạo nên các mắt xích trong chuỗi thức ăn hay lưới thức ăn. Chúng tạo lên các giá trị bảo tồn vô cùng quan trọng, các giá trị này không chỉ có ý nghĩa thực tại mà còn có tiềm năng sử dụng sau này. Các loài động vật đặc hữu mang những nguồn gen quý hiếm đối với toàn bộ thế giới. Nhiều loài động vật đặc hữu mang các gen qúy chứa đựng những tính trạng tốt mà các loài động vật khác không có. Thông qua các loài hoang dại, con người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các gen này đạt hiệu quả cao nhất. Theo đánh giá của các nhà khoa học, khu hệ động vật Việt Nam có tính đặc hữu khá cao so với các nước vùng Đông Dương: Có tới 15 loài phân bố ở Việt Nam trong tổng số 21 loài linh trưởng đặc hữu của vùng Đông Dương; khu hệ chim có tới 10,17% số loài và phân loài đặc hữu và có tới ít nhất là 3 trung tâm chim đặc hữu quan trọng của thế giới.
Giá trị kinh tế: Động thực vật có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng với đời sống con người. Giá trị kinh tế của động thực vật tập trung vào một số nội dung sau:
Nguồn thức ăn: Từ khi loài người mới xuất hiện trên trái đất thì nguồn thức ăn chính cho con người là các sản phẩm tự nhiên thu được từ săn bắt động vật và hái lượm. Nhiều loài động thực vật đã được con người sử dụng làm thức ăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều loài động vật được con người thuần hoá, nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ tạo thành những giống gia súc, gia cầm để phục vụ mình. Có thể nói nguồn đạm động vật là không thể thiếu đối với loài người. Cho đến ngày nay vẫn còn một số lượng lớn cộng đồng địa phương dựa vào các sản phẩm săn bắn để tồn tại.
Nguyên liệu cho công nghiệp: Nhiều nhóm động vật cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác nhau: Các loài thú và bò sát có thể cung cấp lông, da; các loài côn trùng cung cấp mật hay sáp (ong), cánh kiến, tơ (tằm); một số loài thân mềm cung cấp nhiều sản phẩm quý: Ngọc trai, ...
Dược liệu: Nhiều sản phẩm từ động vật được con người sử dụng với mục đích dược liệu (mật ong, gan cá, mật gấu, nọc rắn, sừng tê giác, ...). Nhiều chế phẩm sinh học được chiết xuất từ nuôi cấy mô động vật hoặc động vật sống (các loại vắc xin, hoóc môn ...).
Làm cảnh, phục vụ đời sống sinh hoạt, giải trí cho con người: Một số lượng lớn động thực vật được buôn bán trên thị trường hay được bẫy bắt, hái lượm là phục vụ mục đích làm cảnh. Đặc biệt là các loài chim như vẹt, yểng, sáo hay các loài ăn thịt như cắt ... Nhiều vườn thú và công viên quốc gia phục vụ mục đích tham quan du lịch.
Trong chu trình vật chất: Chu trình sinh học trong tự nhiên có tất cả ba pha - ba mắt xích có vai trò tương đương nhau bao gồm: pha sản xuất, pha tiêu thụ và pha tái sản xuất. Từ những chất đơn giản này, thực vật dễ dàng hấp thụ để tạo ra các chất hữu cơ phức tạp một lần nữa và cứ tiếp tục chu trình tuần hoàn vật chất như vậy. Do đó, dễ dàng nhận thấy động vật chiếm vai trò rất quan trọng, là "mắt xích" không thể thiếu trong vòng tuần hoàn vật chất tự nhiên, trong đó con người là một thành phần có tổ chức cao nhất của "mắt xích đó".
Sử dụng cho nghiên cứu khoa học và giáo dục: Đây là vai trò rất quan trọng của động thực vật đối với con người. Thông qua động thực vật, nhất là các loài động vật có cấu tạo cơ thể gần giống con người, con người có thể tiến hành các nghiên cứu khoa học với mục đích phục vụ ngày một tốt hơn đời sống. Con người đã "học" được nhiều điều từ động vật: Chế tạo thành công máy bay khi quan sát, phân tích các chuyển động bay từ chim; chế tạo nhiều loại thuốc chữa bệnh trên cơ sở đã thử nghiệm trên cơ thể động vật có cấu tạo cơ thể gần giống người, ...
2.1.2. Tính có hại của động thực vật
Bên cạnh các mặt lợi, động thực vật cũng có một số mặt gây tác hại đến đời sống của con người.
Nhiều loài động vật là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra một số bệnh dịch nguy hiểm cho con người: Chuột truyền dịch hạch; muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét; các loài giun sán ký sinh trong cơ thể người; một số loài dơi truyền các bệnh virus; amíp (amoeba) gây một số bệnh phụ khoa, ...
Gây hại, tàn phá lương thực, mùa màng, kho tàng, công trình xây dựng của con người: Chuột, côn trùng phá hoại mùa màng, cây trồng, đặc biệt là cây lương thực và cây lâm nghiệp
2.2. Thực trạng động thực vật hoang dã Việt Nam
2.2.1. Sự gia tăng về số loài nguy cấp
Theo Sách Đỏ Việt Nam 2004, tình hình về đa dạng sinh học ở nước ta sau 10 năm có nhiều biến đổi. Tổng số loài động vật, thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị đe dọa ở các mức khác nhau đã lên tới 857 loài, trong đó có 407 loài động vật và 450 loài thực vật. So với số liệu công bố trong Sách Đỏ Việt Nam 1992 -1996 là 709 loài bị đe dọa (359 loài động vật và 350 loài thực vật), có thể thấy rằng số loài hiện thời bị đe dọa tăng lên đáng kể. Mức độ bị đe dọa ở từng thành phần động, thực vật trong thiên nhiên cũng có sự thay đổi rất đáng báo động.
Trong thành phần động vật, ở Sách Đỏ Việt Nam 1992, mức độ bị đe dọa cao nhất của các loài chỉ ở thứ hạng Nguy cấp thì năm 2004 đã có tới 6 loài bị coi là tuyệt chủng trên lãnh thổ. Hiện có 149 loài được coi là Nguy cấp, tăng hơn rất nhiều so với 71 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 1992. Có 46 loài được coi là Rất nguy cấp, nhiều nhất là ở các nhóm: Thú rừng (12 loài), Chim (11), Bò sát lưỡng cư (9), Côn trùng (4)... Ở thành phần thực vật, trong Sách Đỏ Việt Nam 1996, một số loài trước đây được xếp trong diện Sẽ nguy cấp nay phải chuyển sang diện Nguy cấp và Rất nguy cấp. Sách Đỏ Việt Nam 1996 mới chỉ có 24 loài thuộc diện Nguy cấp thì nay đã lên tới 192 loài, trong đó có 45 loài được coi là Rất nguy cấp ̣(2).
Theo Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008, hiện nay tại Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có 116 loài động vật được coi là rất nguy cấp và 45 loài thực vật rất nguy cấp (trong số 196 loài thực vật đang nguy cấp). Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao và hoa lan hài.
Dưới đây là đồ thị biểu hiện sự gia tăng số loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên trong tình trạng bị đe dọa qua các năm:
Số loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa trong thiên nhiên
Sự gia tăng số loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa trong tự nhiên như đã thống kê trên đây phần lớn là do hoạt động buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã. Mười năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành một mắt xích trong mạng lưới buôn bán trái phép động vật hoang dã trên toàn thế giới. Thống kê từ Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an cho thấy, mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ 3.400 tấn thịt ĐVHD. Trong đó, 45 - 50% được tiêu thụ trong nước, chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số còn lại được xuất khẩu bất hợp pháp qua biên giới. Theo báo cáo của Hội Động vật học Việt Nam, các loài bị khai thác bất hợp pháp chủ yếu là rắn, kỳ đà, tê tê, hổ, gấu, voi. Từ năm 1996 - 2006, Việt Nam xuất khẩu khoảng 15.000 con khỉ và 150.000 con trăn. Năm 2004 - 2006, hơn 60.000 cá thể rùa mai cứng được tái xuất sang Trung Quốc. Năm 2008, có 20 tấn tê tê bị bắt giữ ở Việt Nam trên tuyến đường vận chuyển từ Indonesia sang Trung Quốc. Theo ước tính của Văn phòng Cảnh sát quốc tế, ở Việt Nam, nhu cầu hàng năm về động thực vật hoang dã cho mục đích ẩm thực, dược liệu, sinh vật cảnh và xuất khẩu dao động trong khoảng từ 3.700 - 4.500 tấn, chưa kể đến hàng chục vạn cá thể các loài chim, côn trùng, không thể tính toán thành trọng lượng được (3).
2.2.2. Các mối đe dọa và nguyên nhân của thực trạng trên
Nguyên nhân của sự gia tăng số lượng loài bị đe dọa trên đây có thể kể đến các yếu tố chủ yếu như sau:
Mất sinh cảnh
Chặt phá rừng, khai thác lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và canh tác nông nghiệp là những nguyên nhân chính làm mất sinh cảnh của các loài ĐVHD. Diện tích rừng tự nhiên trước đây (1943) che phủ hơn 43% diện tích đất nước, hiện tại, sau nhiều nỗ lực phục hồi, độ che phủ cũng đã tăng lên khoảng trên 37%. Việc trồng mới nhiều diện tích rừng không thể khôi phục các sinh cảnh cho ĐVHD, do thiếu những loài cây bản địa. Sinh cảnh bị mất và bị chia cắt, nhiều con đường mới được xây dựng chia cắt các cánh rừng, cản đường di chuyển kiếm ăn và cơ hội giao phối trong mùa sinh sản của động vật. Bên cạnh đó, cháy rừng và xâm lấn của các loài sinh vật lạ cũng làm mất sinh cảnh của ĐVHD. Vụ cháy rừng năm 2002 ở VQG U Minh Thượng đã làm thiệt hại gần 4000 ha rừng, là nơi cư trú của nhiều loài động vật như thuỷ sinh và bò sát, chim và thú. Hay mới nhất là vụ cháy tại VQG Hoàng Liên với diện tích thống kê là 700ha, nhưng con số thực tế theo một số nguồn thông tin diện tích cháy có thể lên đến 3.000ha. Tại VQG Tràm Chim, hiện tại cây Mai dương, một loại sinh vật lạ đã xâm lấn hàng nghìn ha vườn làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của loài Sếu đầu đỏ.
Săn bắn trái phép
Săn bắt, sưu tầm sinh vật hoang dã cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nạn diệt chủng, săn bắn ĐVHD đã tồn tại từ hàng nghìn năm về trước, nhưng trong những thập kỷ gần đây việc săn bắn động vật đã vượt quá ngưỡng bền vững. Tốc độ tái tạo quần thể hoang dã không đủ so với việc săn bắn. Trước đây, người dân địa phương thường săn bắn quanh năm, đặc biệt là mùa sinh sản, chính vì vậy nhiều con cái bị săn bắn, khả năng tái tạo đàn giảm. Do tác động từ nhu cầu động vật hoang dã trên thị trường, đặc biệt là xuất khẩu, áp lực săn bắn ĐVHD tại các KBTTN và VQG ngày một tăng, mặc dù Chính phủ đã có các biện pháp tăng cường quản lý ĐVHD.
Nhận thức trong vấn đề bảo tồn động vật hoang dã
Những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn động vật hoang dã khá sớm. Ngày 21/6/1960, Phủ Thủ tướng đã ra Chỉ thị 134/TTg về cấm săn bắt voi; tiếp theo là Nghị định 39/CP ngày 5/4/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về săn bắt chim thú rừng và Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ra đời năm 1972.
Trước những thách thức ngày càng lớn trong bảo tồn thiên thiên cũng như quản lý môi trường, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và động vật hoang dã nói riêng đồng thời thực thi nhiều công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng đã hết sức được chú trọng, coi đây là một trong những công cụ hiệu quả nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, những năm trước 1990, do nền kinh tế kém phát triển nên các cấp lãnh đạo thường quan tâm nhiều đến tăng trưởng kinh tế. Việc khai thác tài nguyên không chỉ phục vụ tiêu dùng mà còn để xuất khẩu. Nhiều khi việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế chưa dựa trên cơ sở khoa học, quy hoạch tổng thể, gây nên việc lạm dụng, khai thác quá mức làm nguồn tài nguyên sinh vật nhanh chóng suy giảm
Bên cạnh các chính sách thể hiện mối quan tâm của Nhà nước đến công tác bảo tồn thì nhận thức của các tầng lớp dân cư về vấn đề bảo tồn và phát triển ĐTVHD chưa cao. Đối với người dân địa phương nơi có các loài ĐTVHD sinh sống, từ nhiều đời nay việc săn bắt động vật hoang dã vẫn được coi là một nghề kiếm sống, họ không có nhiều kiến thức về bảo tồn. Họ không biết được tại sao nguồn tài nguyên ĐTVHD ngày một ít đi. Do vậy việc nâng cao nhận thức đối với người dân địa phương có vai trò hết sức quan trọng, nhờ đó áp lực vào rừng sẽ giảm.
Đối với các chủ buôn: Họ không hề có khái niệm bảo tồn ĐTVHD, vì lợi nhuận cao họ không quan tâm đến việc ngừng mua và bán các mặt hàng ĐVHD. Thậm chí họ biết rằng việc buôn bán một số loài ĐVHD là vi phạm pháp luật.
Những nỗ lực liên tục của Chính phủ Việt Nam và của nhiều tổ chức quốc tế đã giúp công chúng và các nhà hoạch định chính sách, các nhà ra quyết định nhận thấy rõ hơn vai trò của bảo tồn và kiểm soát buôn bán ĐTVHD. Tuy nhiên, nhận thức đó còn chưa sâu sắc, đặc biệt các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức còn chưa mạnh mẽ, chưa biến thành hành động cụ thể, do đó kết quả của công việc kiểm soát buôn bán ĐTVHD còn nhiều hạn chế.
Buôn bán bất hợp pháp
Tình hình buôn bán ĐTVHD tại Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp, với nhiều thủ đoạn rất tinh vi. Bọn buôn lậu sử dụng các tuyến đường bí mật và các phương tiện chuyên chở cũng như liên lạc hiện đại nhằm đối phó với sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Nhiều chủ buôn sử dụng giấy tờ giả mạo, khai báo sai về loài, số lượng ĐVHD nhằm đánh lừa các cơ quan chức năng. Các loài bị buôn lậu chủ yếu như: rắn, rùa các loại, tê tê, gấu, các loài khỉ, các loài ếch nhái, chim (chủ yếu là động vật tươi sống). Động vật hoang dã trong nước chủ yếu được cung cấp cho các nhà hàng thịt thú rừng, đặc biệt ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thịt thú rừng là các món ăn khoái khẩu. Lợi nhuận thu được từ việc buôn bán bất hợp pháp các loài ĐVHD là rất lớn. Nguyên nhân của tình trạng này là:
- Khung hình phạt với các hành vi buôn lậu trong lĩnh vực này còn thấp
- Lực lượng thực thi pháp luật về quản lý ĐTVHD còn mỏng, trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn yếu, phương tiện, công cụ hỗ trợ còn lạc hậu.
- Nhu cầu về ĐTVHD trên thị trường nội địa và quốc tế rất lớn.
- Nhận thức của các chủ kinh doanh và cộng đồng về vấn đề bảo vệ ĐTVHD vẫn còn thấp.
- Công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về hệ thống văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi tự nhiên chưa được coi trọng và thực hiện rộng rãi.
- Cơ chế chính sách cho lực lượng thực thi chưa thoả đáng;
- Lực lượng thực thi chưa có được thực quyền, trang thiết bị phục vụ công tác chưa đủ và lạc hậu. Vẫn còn những chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan hành pháp.
Nuôi nhốt động vật hoang dã
Việc buôn bán và săn bắt ĐTVHD không những để phục vụ cho các mục đích thực phẩm, làm đồ trang sức, và làm các mẫu vật chết để trưng bày, mà còn dùng một số lượng lớn ĐVHD được săn bắt, buôn bán nhằm phục vụ mục đích nuôi nhốt.
Ở Việt Nam nuôi nhốt ĐVHD phục vụ các mục đích: tạo hàng hoá buôn bán trên thị trường, khai thác một số sản phẩm từ động vật, phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, làm cảnh và biểu diễn xiếc,...
Như vậy với số lượng lớn động vật bị nuôi nhốt , trong đó có nhiều loài quý hiếm là một trong những nguyên nhân quan trọng đe doạ đến các loài ĐVHD. Hơn nữa nhu cầu nuôi nhốt ĐVHD vẫn còn rất cao mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật cấm nuôi nhốt ĐVHD. Ngoài một số trung tâm cứu hộ, các vườn thú thì hầu hết việc nuôi nhốt ĐVHD là tự phát và trái pháp luật. Vấn đề nuôi nhốt ĐVHD không những làm tăng sức ép khai thác ĐVHD từ tự nhiên, hơn thế nếu tái thả động vật vào tự nhiên chúng sẽ mất khả năng tự kiếm mồi và dễ bị bắt lại. Một vấn đề khác là nguồn gốc của động vật nuôi nhốt không rõ ràng nên việc chọn sinh cảnh phù hợp để tái thả chúng vào tự nhiên là công việc rất khó khăn, nơi có đủ điều kiện về thức ăn, vật chủ, con mồi và sinh thái để chúng không làm mất cân bằng sinh thái nơi chúng được thả và bản thân chúng không bị tiêu diệt.
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ hiện nay
Trước đây ĐTVHD chỉ được sử dụng bởi những người dân địa phương và không chịu ảnh hưởng của các yếu tố thị trường, nhu cầu, giá cả, nguồn cung cấp,… Hiện nay, ĐVHD đã trở thành một loại sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường. Chính vì vậy ĐVHD mang đầy đủ tính chất, thuộc tính của một loại hàng hoá và chịu sự quản lý của nhiều cơ quan thực thi pháp luật không những với Kiểm lâm mà còn các lực lượng khác.
Tại các khu rừng thì chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ, Kiểm lâm là lực lượng có vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền ban hành các văn bản điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ ĐVHD và thanh tra kiểm tra các hoạt động quản lý của chủ rừng. Đồng thời với lực lượng gần 9 nghìn kiểm lâm viên trên toàn quốc là lực lượng chủ yếu quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ ĐTVHD. Khi ĐTVHD đã trở thành hàng hoá thì Công an và lực lượng quản lý thị trường có trách nhiệm giám sát. ĐTVHD khi được xuất, nhập khẩu thì lại là trách nhiệm của lực lượng Hải quan. Như vậy, các cơ quan quản lý ĐTVHD chủ yếu bao gồm:
- Lực lượng Kiểm lâm Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách, có chức năng quản lý rừng, bảo vệ rừng, được tổ chức thành hệ thống.
- Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- Hải quan: Tại các cửa khẩu, lực lượng Hải quan là một trong những lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng chống, kiểm soát việc vận chuyển động thực vật hoang dã qua biên giới
- Cục Quản lý thị trường
- Lực lượng Công an
Ngoài các cơ quan nói trên, còn có nhiều tổ chức khác cũng tham gia vào quá trình kiểm soát buôn bán ĐTVHD như: Bộ đội biên phòng, cơ quan kiểm dịch động, thực vật, đặc biệt là lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol có vai trò quan trọng trong việc chống gian lận thương mại và buôn lậu quốc tế.
2.4. Quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ động thực vật hoang dã quý hiếm
Việc săn bắt, đánh bắt, khai thác các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm là những hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Điều 12, Luật Bảo vệ phát triển rừng và Điều 7 Luật Đa dạng sinh học; các hành vi tác động khác như tiếp cận nguồn gen, vận chuyển, tàng trữ phải tuân thủ theo các quy định nghiêm của pháp luật.
Nhà nước quy định chính sách đầu tư để quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại các khu rừng đặc dụng, các hoạt động cứu hộ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị xử lý tịch thu. Đồng thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại do động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên
gây ra cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở ngoài các khu rừng đặc dụng, các
hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp trong các khu rừng đặc dụng (được
chính quyền cấp xã, nơi có rừng đặc dụng xác nhận) theo quy định của pháp
luật. Ngoài ra, Nhà nước còn khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (4).
Về các hành vi vi phạm: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm) thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật (5).
2.5. Danh mục văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý bảo tồn động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm
2.5.1. Pháp luật Việt Nam
Danh mục văn bản pháp luật có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ động thực vật hoang dã, quý hiếm cho chi tiết tại Phụ biểu 01; Nội dung chủ yếu của một số văn bản như sau:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng: quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng (gọi chung là bảo vệ và phát triển rừng); quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
- Luật Đa dạng sinh học: quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm: quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam.
2.5.2. Công ước quốc tế:
Công ước CITES:
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) là Hiệp định giữa các chính phủ, được thiết lập nhằm mục tiêu kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế mẫu vật của các loài động, thực vật hoang dã một cách bền vững, đảm bảo rằng hoạt động này không làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài trong tự nhiên.
CITES được ký tại Washington DC, Hoa Kỳ vào ngày 3/1973, và có hiệu lực vào ngày 1/6/1975 CITES. Hiện nay, CITES là một trong những Công ước có số thành viên lớn nhất, 173 nước thành viên vào tháng 6 năm 2008. Việt Nam trở thành thành viên thứ 121 của CITES vào ngày 20/01/1994. Để thực hiện CITES Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Công ước ĐDSH:
Công ước ĐDSH là thành quả chính của Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Rio de Janiero vào năm 1992. Chính phủ Việt Nam đã ký Công ước vào ngày 16/11/1994 và phê duyệt Kế hoạch Hành động ĐDSH để hỗ trợ việc thực hiện Công ước tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1995.
Các mục tiêu của Công ước ĐDSH là:
- Bảo tồn ĐDSH
- Sử dụng ĐDSH mà không làm suy thoái về số lượng và chất lượng
- Chia sẻ công bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen.
Tại Việt Nam, Công ước ĐDSH được giao cho Bộ Tài nguyên Môi trường quản lý và theo dõi/giám sát. Tuy nhiên, Cục Kiểm lâm và Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn được giao các nhiệm vụ quản lý rừng trong Công ước.
Công ước Ramsar về Đất ngập nước:
Công ước Ramsar về các khu ĐNN quan trọng, ban đầu tập trung vào bảo tồn và sử dụng khôn ngoan các khu ĐNN là sinh cảnh của các loài chim nước quan trọng. Trọng tâm này ngày càng được mở rộng và hiện nay ĐNN được xác định rõ ràng là hệ sinh thái rất quan trọng cho bảo tồn ĐDSH nói chung và cho sự tồn tại của con người. Công ước Ramsar đã bắt đầu được thực thi từ năm 1975 và tính tới 4/4/2002, đã có 131 thành viên tham gia ký kết vào Công ước và bảo vệ 1.150 khu ĐNN. Công ước này được bổ sung bằng một Nghị định thư tại Paris năm 1982. Việt Nam đã tham gia vào Công ước này từ 20/9/1988.
Tại Việt Nam, việc thực hiện Công ước Ramsar và các khu ĐNN hiện do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, các nhiệm vụ quản lý rừng trong các khu ĐNN lại do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý.
Công ước Di sản Thế giới:
Mục đích của Công ước DSTG là xác định và thiết lập cơ chế để bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới bằng cách lập một danh sách các khu có các giá trị nổi bật và quan trọng đối với con người. Công ước muốn tránh sự thoái hóa của các khu thông qua hợp tác chặt chẽ với các nước và quốc gia thành viên. UNESCO đã thông qua Công ước này vào năm 1972 và hiện nay có hơn 150 thành viên.
Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết bảo tồn những khu nằm trong lãnh thổ của mình sau khi được công nhận là Di Sản Thế giới. Việc bảo tồn trở thành một trách nhiệm được chia sẻ trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã ký Công ước vào ngày 19/10/1987. Vịnh Hạ Long là một DSTG đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào năm 1994.
KẾT LUẬN
Vai trò của động thực vật hoang dã trong tự nhiên và trong đời sống con người ngày càng được khẳng định qua những ảnh hưởng tích cực về mọi mặt. Từ những lợi ích nhỏ mang lại cho cuộc sống hàng ngày như làm thức ăn, làm thuốc, nguyên liệu,…đến những lợi ích lớn hơn như bảo tồn nguồn gen, sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học,…Tuy vậy, cuộc sống của chúng vẫn bị đe dọa từng ngày bởi sự nhận thức chưa đầy đủ chính con người. Hành động săn bắt, nuôi nhốt, vận chuyển,…vì mục đích lợi nhuận khiến cho số loài bị tuyệt chủng và đe dọa tuyệt chủng tăng lên đáng kể qua các năm.
Nỗ lực trong việc quản lý bảo tồn động thực vật hoang dã quý hiếm của Chính phủ Việt Nam được thể hiện cụ thể qua việc ban hành luật pháp, chính sách; quy định tiêu chí, danh mục các loài; quy định các hành vi bị cấm, khung xử lý vi phạm và chức năng, nhiệm vụ của các ban ngành liên quan; thể hiện qua việc ký kết các công ước quốc tế, liên kết, hợp tác với các quốc gia trong cuộc chiến chống buôn bán, xuất nhập khẩu các loài động thực vật hoang dã quý hiếm.
Nhưng quan trọng nhất là phải thay đổi nhận thức của bộ phận dân cư, đặc biệt là những người “có quyền, có tiền” muốn thưởng thức “đặc sản” từ tự nhiên. Tiếp đến là những cá nhân, cộng đồng dân cư, cộng đồng thôn bản gắn bó trực tiếp với môi trường tự nhiên của các loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm. Những biện pháp cụ thể có thể kể đến như tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức; áp dụng các biện pháp khuyến khích kinh tế cho việc quản lý bảo tồn; kết hợp với siết chặt khung hình phạt đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý bảo tồn động thực vật hoang dã quý hiếm.
Danh mục tài liệu tham khảo
(1). “Cuộc chiến” bảo tồn động vật hoang dã. 11/04/2010, Tiếng nói Việt Nam.
(2). Theo “Sách Đỏ Việt Nam: Nhìn vào mà lo”. 12/01/2006 . Được lấy về từ: (
(3). “Nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã: Quản lý lỏng, vi phạm tăng”
(4). Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Điều 3. Chính sách của Nhà nước về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
(5). Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Điều 10. Xử lý vi phạm.
6. Cẩm nang ngành lâm nghiệp
7. Cẩm nang quản lý và bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam. 2004. Chủ biên Nguyễn Ngọc Bình. NXB GTVT.
8. Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường, 2000. Sách đỏ Việt Nam phần động vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Lê Trọng Cúc, 2002. ĐDSH và bảo tồn thiên nhiên. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Các tài liệu trên được lấy về từ:
PHỤ LỤC
Phụ biểu 01. Danh mục văn bản pháp luật về quản lý bảo tồn động thực vật hoang dã, quý hiếm.
TT
Số văn bản
Tên văn bản
Ngày tháng ban hành
Cơ quan ban hành
1
Luật số: 29/2004/QH11
Luật Bảo vệ và phát triển rừng
Hiệu lực 01/4/2005
Quốc hội
2
Luật số:
20/2008/QH12
Luật Đa dạng sinh học
Hiệu lực
01/7 /2009
Quốc hội
3
Luật số:
37/2009/QH12
Bộ Luật Hình sự
Hiệu lực:
01/01/2010
Quốc hội
5
NĐ số:
99/2009/NĐ-CP
Nghị định 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Ban hành:
02/11/2009
Quốc hội
6
NĐ số:
82/2006/NĐ-CP
Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.
Ban hành:
10/8/2006
Thủ tướng Chính phủ
7
NĐ số:
32/2006/NĐ-CP
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
Hiệu lực 20/04/2006
Thủ tướng Chính phủ
8
NĐ số:
11/2002/NĐ-CP
Nghị định 11/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã
Ban hành:
22/01/2002
Thủ tướng Chính phủ
9
QĐ số:
95/2008/QĐ-BNN
Quyết định 95/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi
Ban hành:
29/9/2008
Thủ tướng Chính phủ
10
QĐ số:
104/2007/QĐ-BNN
Quyết định 104/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, KBTTN.
Ban hành:
27/12/2007
Thủ tướng Chính phủ
11
QĐ số:
192/2003/QĐ-BNN
Quyết định 192/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010
Ban hành:
17/9/2003
Bộ NN & PTNT
12
QĐ số:
14/2002/QĐ-BNN
Quyết định số 14/2002/QĐ/BNN-KL của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã theo Phụ lục Công ước CITES
Hiệu lực:
8/02/2002
Bộ NN & PTNT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý động thực vật hoang dã quý hiếm.doc