Tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp trong sản xuất của người dân xã Hưng Thuỷ - Huyện Lệ Thuỷ - tỉnh Quảng Bình

Cần cuộc cách mạng trong giáo dục: ưu tiên phổ cập các chương trình đào tạo tin học, internet tại các trường học ở nông thôn, hình thành một lực lượng lao động trẻ có khả năng tiếp cận với tin học, Internet và tri thức trên internet. Đào tạo khả năng tự học theo phương pháp "từ xa" qua internet, chứ không chỉ là "đọc" internet.

pdf47 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu thực trạng và vai trò của hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp trong sản xuất của người dân xã Hưng Thuỷ - Huyện Lệ Thuỷ - tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu vào cho nông nghiệp.  Nhóm trưởng, hội trưởng của các tổ chức dựa và cộng đồng (nhóm sở thích, nhóm dùng chung nước sạch…)  Cán bộ Khuyến nông xã, huyện.  Cán bộ địa phương ( cán bộ xã, thôn, xóm, cụm,…). 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu  Về nội dung: Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân xã Hưng Thuỷ nhưng trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp của những người dân có hoạt động sản xuất trồng trọt.  Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu ở hai thôn Đấu Tranh và Thắng Lợi là hai thôn có cơ cấu cây trồng mang tính đại diện cho xã.  Về thời gian: Đề tài được tiến hành trong thời gian 18 tuần, từ ngày 05/01/2009 đến ngày 09/05/2009. 3.3. Phương pháp thu thập thông tin Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đã đặt ra của nghiên cứu, một số phương pháp đã được sử dụng như sau:  Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp ở cấp chính là xã Hưng Thủy , thông qua các báo cáo thực hiện nhiệm vụ KT - XH, QPAN các năm 2005 đến 2008 và các tài liệu liên quan khác.  Phỏng vấn sâu cán bộ địa phương và một số người am hiểu cộng đồng như: Cán bộ Khuyến nông xã, trưởng thôn, hội trưởng hội nông dân, hội trưởng chi hội phụ nữ...  Điều tra nông hộ theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Mẫu được chọn ngẩu nhiên gồm 15 hộ sản xuất nông nghiệp.  Phỏng vấn bán cấu trúc các đối tượng khác gồm: các thương lái, hộ thu gom nông sản; các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp.  Thảo luận nhóm - Mục đích: Xác định các nguồn thông tin kiến thức về nông nghiệp mà người dân địa phương có thể tiếp cận. Đánh giá vai trò, hiệu quả của các nguồn thông tin, kênh thông tin qua sự bình chọn của người dân. Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho việc phát triển hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp ở địa phương. - Các bước tiến hành: + Chọn người tham gia: 15 người đã được lựa chọn tham gia vào buổi thảo luận nhóm (tối 02/04/2009). Với 6 đại diện của thôn Đấu Tranh, 6 đại diện của thôn Thắng Lợi (trưởng thôn, chi hội trưởng chi hội nông dân thôn, chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn, 3 người dân tham gia sản xuất nông nghiệp), 1 người thu gom nông sản, 1 người kinh doanh vật tư nông nghiệp ở địa phương và cán bộ Khuyến nông xã. + Tiến hành thảo luận:  Xác định các nguồn thông tin kiến thức về nông nghiệp mà người dân địa phương có thể tiếp cận, nội dung (loại) thông tin nhận được trong mỗi nguồn.  Thảo luận vai trò, hiệu quả của các nguồn thông tin. Xếp thứ tự ưu tiên các nguồn/kênh thông tin với các tiêu chí:  Sự phù hợp của thông tin với nhu cầu người dân.  Sự sẳn có phương tiện tiếp nhận thông tin của người dân.  Phạm vi thông tin.  Tần suất truyền tin.  Độ chính xác của thông tin  Sử dụng công cụ phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của người dân địa phương trong việc phát triển hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp. 3.4. Phương pháp xử lý số liệu - Dùng phương pháp định tính và định lượng để tổng hợp thông tin. - Xử lý thông tin trên phần mềm Excel. PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tình hình cơ bản của xã Hưng Thủy 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Hưng Thủy là một xã bãi ngang nằm phía Nam huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, cách thị trấn Kiến Giang (Lệ Thủy) 12 Km về phía Đông Nam, với hình tam giác thế chân kiềng. - Phía Bắc giáp xã Cam Thủy - Phía Đông giáp xã Hải Thủy (Ngư Thủy Trung) - Phía Tây giáp xã Tân Thủy - Phía Nam giáp xã Sen Thủy Xã nằm vị trí tương đối thuận lợi, có đường quốc lộ 1A đi ngang qua và trên địa bàn xã có một chợ đầu mối nên việc giao lưu, buôn bán và thông tin liên lạc với bên ngoài tương đối thuận lợi. 4.1.1.2. Địa hình và đất đai. Xã Hưng Thủy có địa hình tương đối đơn giản. Toàn xã có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã thể hiện: Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất xã Hưng Thuỷ (Đơn vị tính: ha) STT Loại đất Diện tích % Tổng diện tích đất tự nhiên 1184,79 100 1 Đất nông nghiệp 504,06 42,54 2 Đất lâm nghiệp 131,07 11,06 3 Diện tích mặt nước 73,23 6,18 4 Đất thổ cư 47,23 3,99 5 Đất chuyên dụng 93,50 7,89 6 Đất chưa sử dụng 335,7 28,34 Nguồn: Kế hoạch phát triển Hưng Thuỷ giai đoạn 2005 - 2010 Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 1184,79 ha trong đó đất dùng cho nông nghiệp là 504,06 ha chiếm 42,54%. Theo xu hướng chung ở xã Hưng Thuỷ diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng tuy nhiên bình quân đất nông nghiệp/đầu người không tăng mà còn có xu hướng giảm do sự gia tăng dân số và do các nguyên nhân khác. Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu sử dụng đất đai của con người để làm nhà, đất cho các công trình, đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp ngày càng gia tăng. Do đó diện tích đất nông nghiệp một phần cũng bị thu hẹp, một phần lấy từ quỹ đất chưa sử dụng của địa phượng. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 4.1.2.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Chăn nuôi là một hoạt động sản xuất phụ nhưng nguồn thu nhập đem lại cho các hộ nông dân tương đối lớn chủ yếu trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Lợn và trâu, bò là gia súc chủ yếu trong xã. Tổng đàn lợn nuôi là 4.590 con, bình quân: 3 con/hộ và có khoảng 85% hộ nuôi lợn. Đàn Trâu có 267 con, đàn bò có 855 con trong đó 10% là sử dụng cho cày kéo, 90% nuôi kinh doanh để tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình. Đàn gà có 19.500 con, đàn vịt có 7.150 con. (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH, QPAN năm 2008) Lao động tham gia vào chăn nuôi lợn chủ yếu là nữ, còn nuôi trâu và bò là nam giới. Trong đó khoảng 80 % là nam trong độ tuổi lao động còn 20% người chưa đến tuổi lao động hoặc hết tuổi lao động tham gia hoạt động này. Công tác phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm luôn được chú trọng. Ý thức của người dân ngày càng dược nâng cao trong công tác phòng trừ dịch bệnh, đồng thời kết hợp với công tác kiểm tra nên trong năm 2008 trên địa bàn xã đã không có dịch bệnh xảy ra. 4.1.2.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt Trồng trọt là ngành sản xuất quan trọng và cũng là hoạt động chính mang lại thu nhập và ổn định cho cuộc sống của người dân xã Hưng Thuỷ. Bảng 2: Cơ cấu cây trồng của xã Hưng Thuỷ STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa 303,33 41,33 1.253,7 1.1 Vụ đông xuân 214,53 43 922,5 1.2 Vụ hè thu 88,8 37,3 331,2 2 Khoai lang 59,50 60 357 3 Sắn 42 80 336 4 Lạc 23 14 32.2 5 Vừng 11,5 7 8,1 6 Rau màu và các cây trồng khác 64,73 - - Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH, QPAN năm 2008 Hoạt động sản xuất lúa ở xã Hưng Thủy được chia làm 2 vụ đó là vụ đông xuân và vụ hè thu. Lao động chủ yếu trong hoạt động trồng lúa là nam giới chiến 50% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Nam giới chủ yếu đảm nhận khâu làm đất, sạ và chăm sóc như phun thuốc sâu, bón phân, thu hoạch vận chuyển sản phẩm về. Phụ nữ chủ yếu là làm cỏ, tỉa dặm và tham gia gặt lúa. Người dân địa phương chủ yếu sử dụng các giống lúa như: Giống lúa Khang Dân, giống lúa Lai Trung Quốc, giống lúa X21, giống lúa Xuân Mai (vụ hè thu) nên năng suất đạt tương đối cao. Nguồn giống chủ yếu mua từ các công ty giống cây trồng (Được thực hiện dưới hình thức người dân đăng ký giống tại trưởng thôn, sau đó trưởng thôn làm việc trực tiếp với công ty giống). 4.1.2.3. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản. Tổng diện tích ao hồ đạt 22 ha và trên 30 ha cá lúa. Hàng năm nuôi thả trên 80 vạn cá giống, thu trên 85 tấn cá thịt. Các giống cá chủ yếu là trắm cỏ, rô phi, trê lai, chép, mè. Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân và đã tạo được nhiều công ăn việc làm. Ước tính thu nhập về nuôi trồng thuỷ sản trên 2,5 tỷ đồng/năm. 4.1.2.4. Ngành nghề dịch vụ và các nghề phụ khác Trên địa bàn xã hiện có trên 353 hộ làm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Lực lượng này đóng góp gần 30% tổng thu nhập của xã. Các hoạt động buôn bán và dịch vụ quy mô tương đối lớn, không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương mà còn đáp ứng nhu cầu của người dân các địa phương, xã lân cận. Các cửa hàng dịch vụ chủ yếu là: cửa hàng tạp hoá; cửa hàng buôn bán sắt thép, xi măng; cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp; các cửa hàng ăn uống... Các ngành nghề phụ khác có thợ nề, thợ kép, thợ mộc, thợ may, thợ sữa chửa ô tô, xe máy, cơ khí tổng hợp...ngoài ra còn có các hộ làm nghề buôn bán thu mua nông sản chuyển đi nơi khác bán. Dịch vụ và các nghề phụ khác thu hút được một số lượng lao động đáng kể và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương trong suốt thời gian rảnh rỗi sau thu hoạch. Các hoạt động tạo sinh kế này đóng góp nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Lực lượng lao động đi làm xa chủ yếu là lao động trẻ độ tuổi từ 18 đến 35 lực lượng này cũng mang lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, tỷ lệ tham gia khoảng 50% nam và 50% nữ. 4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng Xã Hưng Thủy cơ sở hạ tầng rất tốt để phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê, khoảng 99,5% các hộ gia đình sử dụng điện và nước sạch, trên 90 % số hộ có ti vi, gần 80 % hộ có điện thoại. Trên địa bàn xã có đường quốc lộ 1A đi ngang qua nên việc đi lại của người dân khá dễ dàng. Các cơ sở hạ tầng khác đang trong điều kiện tốt. Bảng 3 : Cơ sở hạ tầng xã Hưng Thủy Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị Đơn vị tính Số lượng Trường học Trường 5 - Trường Tiểu học Trường 3 - Trường Trung học cơ sở Trường 1 - Trường Trung học phổ thông Trường 1 Trường mẫu giáo Cơ sở 7 Chợ Cái 1 Trạm y tế Trạm 1 Bưu điện văn hoá xã 1 Điểm truy cập Internet Điểm 5 Điện: - Số trạm biến áp - Đường dây cao thế - Đường dây hạ thế Trạm Km Km 7 4,42 8,89 Các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất: - Máy cày Chiếc 12 - Trạm bơm nước Trạm 2 - Máy tuốt lúa Máy 15 - Xe công nông Máy 20 Nguồn: Thống kê của UBND xã Hưng Thuỷ năm 2008 và kế hoạch phát triển xã Hưng Thuỷ năm 2009 4.2. Mô tả AKIS của người dân 4.2.1. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương (ở hai thôn khảo sát). Quá trình nghiên cứu cho thấy rằng, có rất nhiều tổ chức, cơ quan và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mặt thường xuyên ở địa phương. Chi tiết thể hiện ở bảng 4. Tìm hiểu về các cơ quan, tổ chức này là cơ sở cho việc nghiên cứu AKIS tại địa phương. Bảng 4: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có mặt thường xuyên ở hai thôn khảo sát. Đơn vị Thôn Đấu Tranh Thôn Thắng Lợi Khu vực công Cán bộ xã1 Người 4* Cán bộ thôn2 Người 1 1 Các tổ chức quần chúng3 Tổ chức 5 5 Khu vự tư nhân Nông dân4 Người ++** Thương lái, người thu gom nông sản Người +** Người kinh doanh vật tư nông nghiệp Người 5* Thú y tư nhân Người 0 2 Các điểm kinh doanh Internet Điểm 2 1 CBOs Nhóm dùng chung nguồn nước Nhóm 9 5 Nhóm tiết kiệm tín dụng Nhóm 1 1 Nhóm sở thích chăn nuôi bò Nhóm 4 0 Nguồn: Khảo sát xã Hưng Thuỷ năm 2009 Ghi chú: * Số lượng chung cho cả xã. ** Số lượng chung cho hai thôn. + Số lượng ít nhưng không thống kê được. ++ Số lượng nhiều nhưng không thống kê được. 1 Cán bộ xã bao gồm: Cán bộ KHUYếN NÔNG (2 người), cán bộ BVTV, cán bộ thú y. 2 Cán bộ thôn chủ yếu là trưởng thôn. 3 Các tổ chức quần chúng bao gồm: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi ở thôn. 4 Nông dân bao gồm những người bà con thân thuộc, những người hàng xóm, bạn bè... Ngoài ra, còn có rất nhiều cơ quan, tổ chức khác mặc dù không có mặt thường xuyên ở địa phương nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải thông tin/kiến thức nông nghiệp cho người dân địa phương. Bao gồm: Các cán bộ Khuyến nông huyện, tỉnh; cán bộ, người đại diện của các công ty thuốc BVTV, công ty phân bón, công ty (trại) giống...; cán bộ của các trường, viện nghiên cứu... 4.2.2. Những nguồn thông tin nông nghiệp người dân có thể tiếp cận. Quá trình nghiên cứu đã phát hiện nhiều mối liên kết tồn tại trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Người nông dân ở đây có thể nhận thông tin/kiến thức nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau (Sơ đồ 2 và bảng 5).Nó có thể bao gồm các nguồn sau: Thứ nhất: Từ nông dân khác bao gồm có thể là từ bạn bè, người bà con, người thân, những người hàng xóm...). Quá trình chuyển tải thông tin/kiến thức được thực hiện dưới hình thức nông dân truyền đạt cho nông dân. Thứ hai: Từ những người thương lái, những người thu gom hàng hoá mà chủ yếu là những người thu mua hàng nông sản ở địa phương (thu mua đầu ra cho sản xuất nông ngiệp). Khi những người nông dân bán sản phẩm cho những thương lái, những người thu gom thì đồng thời họ cũng có quá trình trao đổi thông tin/kiến thức mọi mặt của cuộc sống nói chung và thông tin/kiến thức về nông nghiệp nói riêng. Thứ ba: Từ những người kinh doanh vật tư nông nghiệp (Những người cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: cung cấp giống, cung cấp phân bón, cung cấp hoá chất BVTV...). Những người này đóng một vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp thông tin/kiến thức nông nghiệp cho người dân. Người dân khi đến các điểm kinh doanh vật tư nông nghiệp để mua các sản phẩm cần thiết như: thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân bón, thức ăn chăn nuôi, các laọi thuốc kích thích sinh trưởng... thì họ cũng mong nhận được sự hướng dẫn, giới thiệu kỹ càng các thông tin về sản phẩm họ cần mua như: Thông tin về xuất xứ (thông tin về nhà sản xuất), hạn sử dụng, các hướng dẫn về cách sử dụng sản phẩm... Những thông tin mà người dân nhận được từ những người cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp thường là những thông tin rất thiết thực và bổ ích, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Thứ tư: Từ chính quyền địa phương bao gồm chính quyền xã (Cán bộ khuyến nông xã, cán bộ BVTV xã, cán bộ thú y xã) và thôn (chủ yếu là trưởng thôn). Trong đó thông tin từ chính quyền xã chủ yếu chuyển xuống các trưởng thôn, sau đó trưởng thôn thông báo, phổ biến lại cho bà con nông dân. Thứ năm: Từ các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm các loại bản tin nông nghiệp trên ti vi, đài, các thông tin trên internet và các loại báo chí, tạp chí nông nghiệp...Những kênh thông tin này người dân có điều kiện tiếp xúc thường ngày vì gia đình có sẳn các phương tiện tiếp nhận thông tin (tivi, đài). Các thông tin trên Internet, báo và các loại tạp chí nông nghiệp người dân ít có điều kiện tiếp cận vì nhiều lý do khác nhau trong đó có lý do là người dân không biết cách tiếp cận và không có kinh phí. Thứ sáu: Từ các tổ chức đoàn thể (tổ chức quần chúng) trong thôn, xã như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi... Mặc dù các tổ chức này rất đa dạng về quy mô và loại hình hoạt động nhưng sự tham gia của các tổ chức này vào phát triển nông nghiệp còn hạn chế nên nguồn thông tin mà các tổ chức này cung cấp cho người dân còn ít. Thứ bảy: Từ CBOs (CBOs) bao gồm: Các nhóm sở thích chăn nuôi bò, nhóm tiết kiệm tín dụng, nhóm dùng chung nguồn nước. Thứ tám: Trực tiếp từ khuyến nông huyện. Người dân rất ít khi được tiếp xúc trực tiếp với khuyến nông huyện. Khuyến nông huyện chỉ về làm việc với cán bộ địa phương sau đó cán bộ địa phương thông báo lại với người dân. Chỉ khi có các chương trình, hoặc các dự án có tổ chức các lớp tập huấn cần cán bộ khuyến nông giảng dạy, làm việc thì khi đó người dân mới được tiếp xúc với cán bộ khuyến nông huyện. Thứ chín: Từ các công ty phân bón, công ty thuốc BVTV, công ty thức ăn chăn nuôi... Đây cũng là một nguồn thông tin rất quan trọng nhưng người dân ít có điều kiện tiếp cận. Thứ mười: Từ những người làm dịch vụ thú y tư nhân. Vì những hạn chế của dịch vụ thú y xã như: cán bộ phục vụ không nhiệt tình, thường chậm trễ và ít được đào tạo nên người dân tìm đến với dịch vụ thú y tư nhân để được phục vụ tốt hơn, hiệu quả và nhanh chóng hơn. Sơ đồ 2: Hệ thống AKIS của người dân xã Hưng Thuỷ: Nguồn: Phỏng vấn hộ và cán bộ địa phương năm 2009 Cán bộ nông nghiệp xã CBOs Bạn bè, người bà con, hàng xóm NÔNG DÂN Những thương lái, người thu gom Phương tiện thông tin đại chúng Cửa hàng vật tư nông nghiệp Từ các tổ chức đoàn thể trong thôn Từ KHUYếN Trưởng thôn Từ các công ty Bảng 5: Các nguồn thông tin/kiến thức nông nghiệp người dân được tiếp cận (% số người trả lời phỏng vấn bán cấu trúc) Nguồn thông tin Số người được tiếp cận (Tổng số người trả lời phỏng vấn: 16) (người) % Từ trưởng thôn 16 100 Từ các phương tiện thông tin đại chúng 16 100 Cán bộ xã 11 68.75 Nông dân khác 16 100 Từ các thương lái, người thu gom nông sản 16 100 Từ những người cung cấp đầu vào 16 100 Từ các tổ chức đoàn thể trong thôn 8 50 CBOs 2 12.5 Từ các công ty 6 37.5 Khuyến nông huyện 3 18.75 Thú y tư nhân 3 18.75 Nguồn: Phỏng vấn bán cấu trúc hộ nông dân năm 2009 Từ bảng 5 ta nhận thấy, các nguồn thông tin từ trưởng thôn; từ các phương tiện thông tin đại chúng; từ những người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng; từ các thương lái, người thu gom và từ những người cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp thì người dân tiếp cận được dễ dàng, hầu hết mọi người dân đều có thể tiếp cận với những nguồn thông tin này. Do đây là những nguồn thông tin rất gần gủi với người dân và người dân có sẳn các phương tiện để tiếp nhận thông tin từ những nguồn này. Đối với những nguồn thông tin từ Khuyến nông huyện; từ các công ty giống, công ty phân bón...; từ những người làm dịch vụ thú y tư nhân chỉ số ít người dân được tiếp cận vì những nguồn thông tin này không phổ biến ở địa phương, khi người dân muốn tiếp cận các nguồn thông tin này thì phải trả phí cao (đối với thông tin/kiến thức từ thú y tư nhân) hoặc phải đủ các tiêu chuẩn do các công ty, tổ chức này đặt ra. 4.2.3. Các kênh thông tin Như trên ta đã thấy, người dân có thể nhận thông tin/kiến thức nông nghiệp từ rất nhiều nguồn khác nhau. Thích ứng với mỗi nguồn thông tin thì có các kênh và phương tiện truyền tải khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại địa phương và tham khảo các tài liệu liên quan, tôi chia ra ba nhóm kênh thông tin mà người dân có thể tiếp nhận, cụ thể như sau: Kênh thông tin đại chúng: Đó là việc người dân tiếp nhận các nguồn thông tin thông qua các hình thức như nghe đài, xem ti vi, đọc báo - tạp chí nông nghiệp; việc người dân tự tìm tòi thông tin trên internet; hoặc người dân nhận được các thông tin thông qua hệ thống phát thanh của xã, thôn. Kênh thông tin nhóm: Đó là các hình thức trao đổi giữa những nhóm nông dân với nhau; giữa nhóm nông dân với cán bộ Khuyến nông thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, giữa nhóm nông dân với cán bộ xã thông qua các buổi nói chuyện về vấn đề môi trường nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông nghiệp, bảo hộ lao động trong nông nghiệp...; hoặc giữa nhóm nông dân với đại diện các công ty phân bón, công ty thuốc bvtv... dưới các hình thức người của công ty đi khuyến cáo người dân sử dụng sản phẩm của công ty. Kênh thông tin cá nhân: Đó là việc trao đổi thông tin giữa người dân với các thương lái, các nhà cung cấp dịch vụ đầu vào trong nông nghiệp thông qua các cuộc trao đổi mua bán; trao đổi giữa những người nông dân với nhau; cá nhân nông dân trao đổi với cán bộ xã để được tư vấn giải quyết những khó khăn trong sản xuất... dưới các hình thức nói chuyện trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại hoặc các hình thức trao đổi thư từ, điện thoại với các trại giống, các cán bộ khuyến nông huyện, tỉnh, các cơ sở thu mua chế biến, các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học.... 4.2.4. Loại thông tin mà người dân nhận được. Với những nguồn, kênh thông tin khác nhau thì loại thông tin mà người dân nhận được cũng khác nhau. Các loại thông tin mà người dân nhận được có thể được tóm tắt ở bảng 6. Bảng 6: Loại thông tin mà người dân nhận được thông qua các kênh/phương tiện chuyển tải khác nhau. Nguồn thông tin Tần suất truyền tin (lần/tháng) Loại thông tin Kênh/phương tiên truyền tin Từ nông dân khác: (bạn bè, người thân, hàng xóm...) - Thường xuyên - Kinh nghiệm sản xuất và phòng trừ sâu bệnh. - Biến động giá cả đầu vào, đầu ra. - Thông tin về sâu bệnh, giống, giống mới. - Trao đổi về phương pháp bón phân. - Kênh thông tin nhóm: Những người bà con, bạn bè nói chuyện, trao đổi với nhau. - Kênh thông tin cá nhân: Trao đổi trực tiếp giữa hai người nông dân, trao đổi qua điện thoại. Từ các phương tiện thông tin đại chúng - Thường xuyên - Thời tiết nông vụ. - Nhà nông làm giàu (gương nông dân làm ăn giỏi). - Các chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn. - Các bản tin thị trường: Giá cả nông sản, giá cả đầu vào... - Các kỹ thuật mới, quy trình công nghệ mới, giống mới ... - Các loại sâu hại, bệnh hại, dịch hại và biện pháp phòng trừ. - Ti vi - Đài - Internet (ít) - Các loại báo, tạp chí nông nghiệp (ít) Từ trưởng thôn 3- 4 lần. Cao điểm 7 lần - Thông tin về thời vụ, công tác thuỷ lợi, tình hình sâu bệnh hại, thời điểm bón phân... - Thông tin về các chính sách, kế hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương - Tổ chức công tác phòng trừ sâu bệnh, diệt chuột, thu hoạch mùa màng. - Các thông tin về giống mới, - Kênh thông tin đại chúng: Hệ thống phát thanh của thôn. - Kênh thông tin nhóm: Họp thôn, trưởng thôn trao đổi với nhóm nông dân. - Kênh thông tin cá nhân: Trưởng thôn trao đổi trực tiếp với nông dân hoặc trao đổi qua điện thoại. Từ cán bộ nông nghiệp xã (cán bộ Khuyến nông, thú y, BVTV) - 1 lần - ATTP - Tiêm phòng gia súc, gia cầm - Công tác thuỷ lợi, phòng bệnh - Kênh thông tin đại chúng: Thông qua hệ thống phát thanh của xã. - Kênh thông tin nhóm: Cán bộ xã trao đổi với nhóm nông dân. - Kênh thông tin cá nhân: (ít) Từ những người cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp Thường xuyên (5 - 7 lần tuỳ thời điểm) - Các hướng dẫn kỹ thuật: Kỹ thuật bón phân, sử dụng thuốc, bảo hộ lao động ... - Phổ biến về an toàn thực phẩm - Biến động giá cả đầu vào -Thông tin về thuốc mới, phân bón mới, giống mới - Chủ yếu thông qua kênh thông tin cá nhân: Nông dân trao đổi trực tiếp với những người làm dịch vụ đầu vào khi mua hàng hoá của họ hoặc trao đổi qua điện thoại. Từ - Thường - Biến động giá cả đầu ra - Thực hiện dưới những người thu mua đầu ra xuyên - Kinh nghiệm sản xuất, mua bán. - Nhu cầu thị trường. hình thức: Nông dân trao đổi trực tiếp với những người thương lái khi họ mua hàng hoá nông sản của nông dân hoặc trao đổi qua điện thoại. Từ Khuyến nông huyện 0 - 1 lần - Tập huấn bón phân lúa (3 giảm, 3 tăng) - Các chính sách nông nghiệp - Các quy trình kỹ thuật và công nghệ mới. - Biện pháp phòng trừ các loại sâu, dịch bệnh hại. - Kênh thông tin đại chúng: Thông qua các đài truyền hình, đài phát thanh địa phương. - Kênh Thông tin nhóm: Thông qua các buổi tập huấn Từ CBOs 0 - 1 lần - Kinh nghiệm sản xuất - Biến động giá cả. - Kênh thông tin nhóm: Thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức. Từ các tổ chức đoàn thể trong thôn 0 - 2 lần - Kinh nghiệm sản xuất. - Biến động giá cả. - Trao đổi về các chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương. - Tuyên truyền về an toàn thực phẩm - Kênh thông tin nhóm: Thông qua các buổi sinh hoạt đoàn thể. Từ các công ty phân bón, công ty thuốc 0 - 1 lần - Các quảng cáo về phân mới, giống mới, thuốc BVTV mới. - Những tập huấn về pha chế thức ăn cho heo, gà, vịt ... - Tập huần về cách sử dụng - Kênh thông tin nhóm: Cán bộ của công ty về phổ biến, tập huấn cho người dân. - Kênh thông tin đại BVTV, công ty thức ăn chăn nuôi... sản phẩm của công ty. chúng: Người dân nhận được thông tin từ các loại tờ rơi, áp phích quảng cáo của các công ty. Từ những người làm dịch vụ thú y tư nhân 1 - 2lần - Phòng trừ bệnh gia súc, gia cầm. - Công tác tiêm văcxin phòng bệnh gia súc, gia cầm. - Phổ biến về các bệnh ở lợn, gà, vịt và cách phòng trừ. - Kênh thông tin cá nhân: Người dân nhận được thông tin/kiến thức khi mời những người làm dịch vụ thú y tư nhân về chữa trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Nguồn: Phỏng vấn hộ nông dân năm 2009 4.3. Vai trò của các nguồn thông tin. Qua sự nhìn nhận của người dân và chính quyền địa phương mỗi nguồn thông tin có đóng góp những vai trò khác nhau đối với sản xuất nông nghiệp của người dân (Thang biểu 1). Có những nguồn thông tin người dân thường xuyên được tiếp cận, đó là những thông tin thường ngày từ những người bà con anh em, hàng xóm láng giềng. Người dân được tiếp nhận thông tin thường xuyên từ những nguồn thông tin này nhưng việc áp dụng những thông tin đó vào sản xuất của họ là rất ít vì họ cho rằng đây là những nguồn thông tin không đáng tin cậy, tính xác thực của các thông tin không cao. Đối với những thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài người dân có sẳn các phương tiện để tiếp nhận thông tin nên việc tiếp nhận thông tin từ nguồn này cũng thường xuyên. Mặc dù có nguồn gốc rõ ràng nhưng các thông tin từ nguồn này thường mang tính bao quát, đại trà nên ít phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và gia đình người dân vì vậy, việc áp dụng chúng vào sản xuất của họ cũng còn hạn chế. Các thông tin từ trưởng thôn, cán bộ xã mặc dù không được tiếp cận thường xuyên nhưng nó lại mang lại hiệu quả cao cho sản xuất của người dân. Thang biểu 1: Thứ tự ưu tiên vai trò của các nguồn thông tin theo các tiêu chí khác nhau (mức độ ưu tiên giảm dần từ trên xuống). Từ thang biểu trên ta nhận thấy những nguồn thông tin mà người dân dễ tiếp cận nhất là những nguồn thông tin có mặt thường xuyên tại địa phương, những nguồn thông tin gần gủi với người dân (Nguồn thông tin từ người thân, bạn bè hàng xóm; từ những người thu gom; từ trưởng thôn) hoặc là những nguồn thông tin mà người dân cá sẳn các phương tiện để tiếp nhận (tivi, đài). Đối với các nguồn thông tin không có sẳn ở địa phương, hoặc những thông tin có sẳn ở địa phương nhưng khi tiếp cận phải trả tiền thì người dân khó có khả Trưởng thôn Phương tiện thông tin đại chúng Từ các công ty Cán bộ xã Nông dân khác CBOs Từ KHUYếN NÔNG huyện Từ các tổ chức đoàn thể trong thôn Những thương lái, người thu gom Cửa hàng vật tư nông nghiệp Theo tiêu chí dễ tiếp cận Theo tiêu chí hiệu quả Trưởng thôn Cán bộ xã Từ KHUYếN NÔNG huyện Thú y tư nhân Từ các công ty Thú y tư nhân Phương tiện thông tin đại chúng Cửa hàng vật tư nông nghiệp CBOs Từ các tổ chức đoàn thể trong thôn Những thương lái, người thu gom Nông dân khác Nguồn: Phỏng vấn hộ, phỏng vấn cán bộ và thảo luận nhóm năm 2009 năng tiếp cận. Những nguồn thông tin mang lại hiệu quả cho sản xuất của người dân thường là những thông tin có nguồn gốc rõ ràng, có độ chính xác cao và là những thông tin phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Đồng thời qua thang biểu ta cũng nhận thấy đối với các tiêu chí khác nhau thì vị trí ưu tiên của các nguồn thông tin có sự thay đổi. Có những thông tin là dễ dàng tiếp cận nhưng đó là những thông tin không hiệu quả do nó không mang lại thay đổi gì cho người dân. Đó thường là những nguồn thông tin chung chung đại trà, không phù hợp với nhu cầu, điều kiện của địa phương và gia đình người dân (Thường là các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài) hoặc là những thông tin có nguồn gốc không rõ ràng nên không đáng tin cậy như các thông tin từ hàng xóm bạn bè, thông tin từ các thương lái .... Đối với những nguồn thông tin này mặc dù được tiếp cận thường xuyên nhưng người dân phải có sự sàng lọc, xem xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thông tin nhận được vào sản xuất. Ngược lại, có những nguồn thông tin mặc dù không được tiếp cận thường xuyên, việc tiếp cận không hề dễ dàng nhưng lại là những nguồn thông tin mang lại hiệu quả cao cho sản xuất của người dân. Do đây là những nguồn thông tin có độ chính xác cao, là những thông tin thiết thực cần thiết và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân, là những nguồn thông tin đáp ứng được sự mong đợi của đại đa số người dân. Khi được tiếp cận với những nguồn thông tin này thì người dân có cảm giác yên tâm và có được sự tin cậy cần thiết. 4.4. Điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn thông tin Bảng 7: Điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn thông tin qua sự nhìn nhận của người dân và chính quyền địa phương. Nguồn thông tin Điểm mạnh Điểm yếu Từ nông dân khác: (bạn bè, người thân, hàng xóm...) - Có thể trao đổi mọi lúc, mọi nơi mà không cần nhiều phương tiện miễn là người truyền và nhận thông tin hiểu nhau. - Có nhiều thông tin mâu thuẩn, nguồn gốc không rõ ràng - Tính chính xác không cao. - Phong phú về chủng loại và phương tiện chuyển tải. Từ các phương tiện thông tin đại chúng: (Ti vi, Đài, Báo, tạp chí nông nghiệp, Internet). - Thông tin chính xác, có nguồn gốc rõ ràng. - Thông tin nhanh, phong phú. - Các phương tiện truyền thông địa phương có nội dung xác thực, phù hợp với điều kiện địa phương và gia đình hơn. - Có tính đại trà, bao quát, ít phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và gia đình. - Thông tin một lần, không phát lại. - Ít có thời gian rảnh để theo dõi, đọc các bản tin. - Các thông tin trên Internet phải trả phí cao, trình độ còn hạn chế nên không biết cách sử dụng. - Các thông tin trên báo, tạp chí nông nghiệp nguồn còn hạn chế, không biết mua ở đâu. Từ trưởng thôn - Thông tin chính xác, kịp thời, phù hợp nhu cầu. - Là những thông tin rất thiết thực, cần thiết với mọi người dân. - Hệ thống phát thanh của thôn còn hạn chế, các hộ ở xa khó có thể nghe rõ các thông báo từ trưởng thôn. Từ cán bộ nông nghiệp xã (cán bộ Khuyến nông, thú y, BVTV) - Thông tin chính xác, mang tính thời sự cao. Ít được tiếp cận thường xuyên và trực tiếp. Từ những người cung cấp đầu vào - Thông tin chính xác. - Đáp ứng theo nhu cầu. - Mang tính thương mại (mua hàng mới nhận cho sản xuất nông nghiệp - Là những thông tin người dân cần. được thông tin) - Thông tin về giá cả đầu vào thường không trung thực. Từ những người thu mua đầu ra - Thông tin cập nhật thường xuyên. - Được tiếp xúc thường xuyên. - Một số thông tin về giá cả thường không chính xác, không trung thực Từ Khuyến nông huyện - Thông tin chính xác, đáp ứng theo nhu cầu. - Nhu cầu nhiều mà ít được tiếp xúc Từ CBOs: ( Nhóm tiết kiệm tín dụng, Nhóm dùng chung nguồn nước, Nhóm sở thích chăn nuôi bò - Thông tin đơn giản, rời rạc. - Hoạt động của nhóm chưa mạnh nên thông tin còn ít và không cập nhật Từ các tổ chức đoàn thể trong thôn: (Hội nông dân, Hội phụ nữ) - Thông tin ít, là những thông tin thường ngày. - Không thường xuyên, mang tính tuyên truyền là chính. Từ các công ty phân bón, công ty thuốc BVTV, công ty thức ăn chăn nuôi... - Là những thông tin mới phù hợp với những người ưa mạo hiểm, thích cái mới. - Có hỗ trợ kinh phí và được tập huấn kỹ thuật sử dụng sản phẩm của công ty. - Thông tin mang tính quảng cáo. - Ít được tiếp cận. Từ những người làm dịch vụ thú y tư nhân - Thông tin nhanh chóng, cán bộ nhiệt tình, phục vụ theo nhu cầu. - Nhiều thông tin không trung thực. - Phải trả phí cao. Nguồn: Phỏng vấn hộ, phỏng vấn cán bộ và thảo luận nhóm năm 2009 4.5. Cơ hội và thách thức cho việc phát triển AKIS ở địa phương 4.5.1 Cơ hội * Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp và thông tin phát triển nông nghiệp cho người dân. * Các điểm internet tư nhân mọc lên ngày một nhiều phần nào đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của người dân. * Mối liên kết giữa người dân với chính quyền thôn, xã; giữa người dân với các đối tượng thu gom và các đối tượng kinh doanh vật tư nông nghiệp ngày càng được củng cố và tăng cường. Vì vậy việc thông tin qua lại rất dễ dàng và ngày càng thuận tiện. * Các bản tin nông nghiệp trên tivi, đài, báo đặc biệt là các báo, đài và các kênh truyền hình địa phương đã dần dần trở nên quen thuộc và tiến tới đưa ra các bản tin sát với nhu cầu người dân hơn. * Chức năng, vai trò của các cơ quan, tổ chức liên quan trong phát triển nông nghiệp đã được phân định rõ ràng hơn và đã có sự kết hợp với nhau trong các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn. * Các chương trình, dự án phát triển nông thôn ngày càng nhiều. Vì thế, trình độ, nhận thức và năng lực của người dân ngày càng được nâng cao. Người dân biết kết hợp các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau vào sản xuất. * Ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức tư nhân (các chi nhánh (của hàng) phân phối (bán) phân bón, thuốc BVTV...) tham gia vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn. 4.5.2 Thách thức * Sự phối hợp, hỗ trợ lẩn nhau giữa các bên liên quan trong việc cung cấp thông tin cho người dân gặp nhiều khó khăn. * Một số thông tin được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng mặc dù đáng tin cậy, tuy nhiên thông tin còn mang tính chất dàn trải, chưa sát với điều kiện thực tế của địa phương nên phần nào chưa đáp ứng nhu cầu người dân. Người dân cần phải sàng lọc thông tin kỹ càng để áp dụng phù hợp với điều kiện gia đình mình trong khi trình độ của người dân thì có hạn nên việc áp dụng các thông tin không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót dẫn đến những hậu quả xấu trong sản xuất. * Thiếu nguồn kinh phí để hoàn thiện hệ thống AKIS, nhất là kinh phí để xây dựng hệ thống Internet công cộng dưới sự quản lý của chính quyền xã. * Hệ thống internet chưa phổ biến đối với nông dân. Đa số lao động nông nghiệp có trình độ văn hoá thấp, thu nhập thấp, chưa được phổ cập tin học. Giá cả truy cập internet còn khá cao so với thu nhập của người dân. Nhiều người dân muốn được học hỏi cách tìm kiếm thông tin qua internet và muồn tìm kiếm thông tin qua internet nhưng không không có lớp đào tạo, không biết tìm ở đâu. * Khả năng thay đổi tư duy, thay đổi kinh nghiệm truyền thống sản xuất bằng kiến thức khoa học tiên tiến, hiện đại từ internet gặp nhiều khó khăn. Hầu hết người dân chưa được, chưa biết cách để được tiếp cận, tiếp xúc với cán bộ Khuyến nông các cấp cao (huyện, tỉnh) và các nhà nghiên cứu, nhà khoa học vì vậy nhu cầu của họ không được đáp ứng. * Người dân ít có thời gian rảnh để theo dõi thông tin trên tivi, đài; không có tiền để mua báo, tạp chí nông nghiệp về đọc và chưa có thói quen đọc sách báo. * Nội dung thông tin trên nhiều trang web tiếng Việt còn chưa nhiều, không hấp dẫn, tương tác thấp, không được cập nhật thường xuyên trừ các trang web báo chí. 4.6. Những giải pháp mà chính quyền địa phương đưa ra cho việc phát triển AKIS tại địa phương. * Phát huy, hoàn thiện hệ thống phát thanh đến tất cả các thôn. Ngoài việc phát các bản tin của đài tiếng nói Việt Nam và đài phát thanh huyện còn cần phải đào tạo đội ngủ để xây dựng các bản tin về nông nghiệp, nông thôn phát hàng ngày, định kì hàng tuần. Tập trung phát các bản tin về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của nhà nước, các bản tin về sâu, dịch bệnh hại và biện pháp phòng trừ ... * Kiến nghị phòng nông nghiệp huyện và trạm Khuyến nông huyện để phát triển hệ thống nông nghiệp qua Internet. Xây dựng phòng tra cứu Internet tại trụ sở UBND xã để mọi người dân có thể trực tiếp đến truy cập thông tin nói chung và thông tin nông nghiệp nói riêng. Đối với những người có nhu cầu nhưng không biết cách sử dụng sẽ mở lớp đào tạo nhưng trước mắt những người này khi đến tra cứu thông tin sẽ được cán bộ hướng dẫn tận tình. * Đào tạo nâng cao năng lực, đổi mới đội ngũ cán bộ Khuyến nông, cán bộ BVTV và cán bộ thú y xã để đội ngũ này phát hiện nắm bắt kịp thời các biến động trong sản xuất nông nghiệp của người dân để kịp thời có những thông tin khuyến cáo và chỉ đạo người dân đối phó. * Khuyến khích hình thành các nhóm tự quản trong sản xuất nông nghiệp như các nhóm sở thích, các nhóm liên kết... dưới sự giám sát Khuyến nông xã để dễ dàng trong việc giám sát, theo dõi tình hình sản xuất của người dân, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thông tin và theo dõi phòng trừ sâu dịch bệnh. * Có thời gian biểu cụ thể cho việc cán bộ nông ngiệp xã tiếp dân. Cung cấp số điện thoại và các thông tin liên lạc của cán bộ nông nghiệp xã cho người dân để họ có thể liên lạc khi cần. Tất nhiên cần chỉ đạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp xã phải nhiệt tình, trách nhiệm trong việc dân và giải quyết khó khăn cho người dân. * Định kì hàng tháng, hàng quý hoặc đến mùa vụ mời cán bộ nông nghiệp ở các cấp hyện, tỉnh hoặc cán bộ các công ty phân bón, công ty thuốc BVTV, công ty giống về tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người dân; tổ chức các buổi nói chuyện tuyên truyền về thực phẩm sạch, bảo hộ lao động trong nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm... * Chính quyền liên kết chặt chẽ với các thương lái và các điểm kinh doanh vật tư nông nghiệp để có những thông tin kịp thời cho người dân về sự biến động thị trường giá cả đầu vào, đầu ra... * Khuyến khích các tổ chức đoàn thể trong thôn,xã tham gia phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua việc phát động các phong trào. * Kết hợp với các trường học, các điểm ăn uống để thông tin, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến khích người dân sản xuất thực phẩm sạch * Thu hút phát triển các dịch vụ chuyển tải thông tin từ internet, phát thanh, truyền hình đến nông dân và phù hợp với đặc thù của địa phương. Thu hút các nguồn lực đầu tư cho các chương trình hướng dẫn sử dụng Internet cho nông dân. PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Sau khi thực hiện nghiên cứu về hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp trên địa bàn xã Hưng Thuỷ tôi có một số kết luận như sau:  Thứ nhất, về các nguồn thông tin mà người dân có thể tiếp cận: Nhìn chung người dân địa phương có thể tiếp cận với hệ thống thông tin khá phong phú. Ngoài những nguồn thông tin sẳn có tại địa phương như thông tin từ ngời dân khác, thông tin từ cán bộ xã, thôn, thông tin từ những người kinh doanh vật tư nông nghiệp, thông tin từ những hộ thu gom nông sản, thông tin từ những người làm dịch vụ thú y tư nhân... Thì người dân còn có thể tiếp cận với các nguồn thông tin khác như thông tin từ khuyến nông huyện, thông tin từ các công ty giống cây trồng vật nuôi, công ty phân bón... thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài, báo, áp phích, tờ rơi...) hoặc được tiếp xúc trực tiếp qua các buổi tập huấn kỹ thuật hoặc các buổi nói chuyện, hướng dẫn cách sử dụng các sản phẩm của các công ty .  Thứ hai, các kênh/phương tiện chuyển tải thông tin và loại thông tin người dân nhận được: Mỗi nguồn thông tin khác nhau thì cung cấp cho người dân những loại thông tin/kiến thức khác nhau, qua những kênh/phương tiện truyền tải khác nhau. Trong đó có các phương tiện chủ yếu là gặp mặt trao đổi trực tiếp, trao đổi qua điện thoại hoặc qua hệ thống phát thanh của thôn, xã hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các loại thông tin chủ yếu là thông tin về biến động thị trường đầu ra, đầu vào; những thông tin về giống mới, phân bón mới, thuốc BVTV mới và cách sử dụng chúng; thông tin về quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong nông nghiệp; những thông tin về các chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nước cũng như của địa phương; những thông tin diễn biến tình hình sâu hại, bệnh hại và biện pháp phòng trừ....  Thứ ba, Vai trò của hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp đối với sản xuất của người dân:  Cung cấp những kinh nghiệm hay từ những nông dân khác.  Cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình sâu bênh hại cho người dân để họ có biện pháp phòng trừ hợp lý.  Giúp người dân có được những thông tin mới, quy trình công nghệ mới và giúp họ có điều kiện thử nghiệm những cái mới này.  Giúp người dân nắm vững giá cả thị trường để không bị ép giá khi mua bán các loại sản phẩm cần thiết.  Thứ tư, ưu, nhược điểm của hệ thống: Mỗi nguồn thông tin có những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên nhìn từ gốc độ hệ thống thì AKIS của địa phương có những ưu, nhược điểm như sau:  Ưu điểm:  Hệ thống có các nguồn thông tin khá phong phú, nội dung thông tin đa dạng.  Cán bộ thôn nhiệt tình trong việc cung cấp thông tin/kiến thức nông nghiệp cho người dân.  Người dân có sẳn các phương tiện tiếp nhận thông tin trong gia đình như ti vi, đài, điện thoại.  Nhược điểm:  Nhiều thông tin còn mang tính đại trà chưa phù hợ với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, gia đình nhất là các thông tin từ ti vi, đài.  Hệ thống loa phát thanh của xã, thôn còn có quy mô nhỏ, chưa rộng khắp nên khi thông báo các bản tin các hộ nông dân ở xa không thể nghe thấy.  Những nguồn thông tin có hiệu quả cao thì người dân khó có điều kiện tiếp cận ví dụ thông tin từ khuyến nông huyện. 5.2 Kiến Nghị Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp của người dân địa phương tôi đưa ra một số kiến nghị:  Đối với chính quyền địa phương (thôn, xã):  Cần xây dựng các bảng tin có gắn các bản tin về nông nghiệp ở trên các trục đường nội đồng, những nơi thường tập trung đông người (chợ, trường học...) để thông tin nhanh chóng và sâu rộng trong nhân dân. Các bản tin có thể là lịch mùa vụ, lịch bón phân, thông báo tình hình sâu bệnh...  Nên tổ chức các cuộc thi: Nhà nông làm giàu, Nông dân làm ăn giỏi.... để tạo điều kiện cho người dân học hỏi lẫn nhau, đồng thời tuyên truyền kiến thức, kỹ năng nông nghiệp sâu rộng trong nhân dân.  Đối với chính quyền các cấp cao hơn (huyện, tỉnh):  Phát triển hệ thống các điểm truy cập Internet công cộng. Đưa Internet đến 100% các điểm Bưu điện văn hoá xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng, phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào nông nghiệp và phát triển nông thôn.  Cần cuộc cách mạng trong giáo dục: ưu tiên phổ cập các chương trình đào tạo tin học, internet tại các trường học ở nông thôn, hình thành một lực lượng lao động trẻ có khả năng tiếp cận với tin học, Internet và tri thức trên internet. Đào tạo khả năng tự học theo phương pháp "từ xa" qua internet, chứ không chỉ là "đọc" internet.  Có chế độ ưu đãi sử dụng internet cho nông dân (miễn phí, giá thấp...)  Đối với người dân địa phương: Mỗi người dân phải có ý thức tự tìm tòi, học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ và khả năng tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp vào sản xuất. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo Các tài liệu tiếng Việt [1]. Báo cáo PRA & SLA, phân tích sinh kế bền vững bằng phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia tại xã Hương Phong - huyện Hương Trà - Tỉnh Thừa Thiên Huế, Website: [2]. H.S.Hawkins & A.W.Van den Ban, Khuyến Nông, Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội, 1996. [3]. Phạm Kim Oanh, Vũ Trọng Sơn, sổ tay phương pháp thông tin Khuyến Nông, nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội, 1999. [4]. TS. Hoàng Mạnh Quân, giáo trình lập và quản lý dự án phát triển nông thôn, nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội, 2007. [5]. Sgtt.com.vn, Vì sao nông dân tin vào thương lái hơn thông tin của đài báo?, Website: TMG/2008/1002/41257. [6]. Trung tâm Khuyến nông Hà Tây, Mở rộng hệ thống thông tin nông nghiệp phục vụ doanh nghiệp và nhà nông, Website: d/535/CategoryId/545/Default.aspx. [7]. TS. Tô Văn Trường - Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Mô hình nào cho nông thôn?, Website: [8]. Website Bộ Thương mại, Nông dân với internet và thương mại điện tử: Mô hình nông thôn làm thương mại điện tử. Website: Các tài liệu tiếng Anh [9]. Julio A. Berdegué and Germán Escobar, agricultural knowledge and information systems and poverty reduction, Website: 115-000824-akisandpovertyrevisedfinal.pdf [10]. FAO and WB, Agricultural Knowledge and Information Systems for Rural Development (AKIS/RD):, Strategic vision and guiding principles, Food and Agriculture Organization of the United Nations, The World Bank; Rome, 2000. Website: - 4k [11]. Ismail Moumouni Moussa; Impact of Privatization of Advisory Services on Agricultural Knowledge and Information Systems: Evidence from ‘LEC’ Knowledge Management in Banikoara, Benin; Rural Sociology Department, Humboldt University of Berlin, Germany. (2) [12]. F .W. NDUNGU, C. NKONGE and D. J. REES, agricultural knowledge and information systems (akis) paradigm: its potential in disseminating soil management technologies, website: [13]. David Rees, Martha Momanyi, Joseph Wekundah, Felister Ndungu, Jacob Odondi, A. O. Oyure, Dymphina Andima, Marion Kamau, Jessica Ndubi, Francis Musembi, Lucy Mwaura and Rita Joldersma, agricultural knowledge and information systems in kenya – implications for technology dissemination and development; Agricultural Research & Extension Network, odi, AgREN; July 2000. Website: [14]. William M. Rivera; enabling agriculture: the evolution and promise of agricultural knowledge frameworks; Associate Professor, Institute of Applied Agriculture, College of Agriculture and Natural Resources, University of Maryland, College Park; 2005, Website: MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 4 2.1. Thông tin ............................................................................................. 4 2.2. Kiến thức ............................................................................................. 5 2.3. Sự nghiên cứu về AKIS trên thế giới. .................................................. 6 2.4. Sự nghiên cứu AKIS ở Việt Nam ........................................................ 8 2.5. Vai trò và sự phân tích AKIS. ............................................................ 10 PHẦN 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 13 3.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 13 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hưng Thuỷ ................ 13 3.1.2 Mô tả hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp của người dân ............................................................................................................. 13 3.1.3 Vai trò của hệ thống thông tin kiến thức nông nghiệp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ............................................ 13 3.1.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển hệ thống thông tin kiến thức về nông nghiệp cho người dân ở địa phương. 14 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 14 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 14 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 14 3.3. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................... 14 3.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 16 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 17 4.1. Tình hình cơ bản của xã Hưng Thủy .................................................. 17 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 17 4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................. 18 4.2. Mô tả AKIS của người dân ................................................................ 22 4.2.1. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương (ở hai thôn khảo sát). ........................................... 22 4.2.2. Những nguồn thông tin nông nghiệp người dân có thể tiếp cận. .. 23 4.2.3. Các kênh thông tin ...................................................................... 28 4.2.4. Loại thông tin mà người dân nhận được. ..................................... 29 4.3. Vai trò của các nguồn thông tin. ........................................................ 32 4.4. Điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn thông tin .................................. 34 4.5. Cơ hội và thách thức cho việc phát triển AKIS ở địa phương ............ 37 4.5.1 Cơ hội .......................................................................................... 37 4.5.2 Thách thức ................................................................................... 37 4.6. Những giải pháp mà chính quyền địa phương đưa ra cho việc phát triển AKIS tại địa phương................................................................................. 38 PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................ 41 5.1 Kết luận .............................................................................................. 41 5.2 Kiến Nghị ........................................................................................... 42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_13__3931.pdf
Luận văn liên quan