MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước, tỉnh bình Định nói chung , cũng như thành phố Quy nhơn đã có những bước tiến đáng kể về kinh tế và văn hóa – xã hội. Song song với quá trình phát triển đó là một loạt các dự án đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện. Để có mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các dự án thì bên cạnh đó các dự án di dời người dân tới các khu tái định cư cũng được các cơ quan chính quuyền đặc biệt quan tâm.
Khi tiến hành một dự án di dời người dân tới khu tái định cư mới các nhà hoạch định và thực hiện dự án không chỉ cần quan tâm đến nhà ở, đường xá, văn hóa, giáo dục, y tế mà vấn đề giải quyết công ăn việc làm có một ý nghĩa hết sức quan trọng. giải quyết tốt vấn đề công ăn việc làm sẽ giúp đảm bảo được cuộc sống của người dân, và đó sẽ là thành công của một dự án, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Ở thành phố Quy Nhơn một trong những dự án đã được thực hiện là di dời (bắt đầu từ tháng 9/2003) người dân từ khu vực II phường Trần Phú lên khu vực VI; VII; VIII thuộc phường Quang Trung. Với đặc điểm đa số người dân trong diện di dời đều làm nghề biển, đời sống bấp bênh và gặp nhiều khó khăn, vì vậy khi thực hiện dự án tái định cư lên khu vực VI; VII; VIII thuộc phường Quang Trung cách xa biển thì đòi hỏi công tác tạo giải quyết công ăn việc làm cho người dân phải tính toán đến nhiều mặt, dựa vào nhiều nguồn lực (bên trong và bên ngoài), có như vậy mới đảm bảo đời sống cho người dân.
Tuy nhiên sau hơn 5 năm được thực hiện, đời sống của người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy thực trang công ăn, việc làm cho người dân khu vực VI; VII, VIII phường quang trung hiện nay ra sao? Các cơ quan, chính quyền đã có chính sách tạo việc làm gì để giúp đỡ người dân?
Một vấn đề có tầm quan trọng như vậy mà sau hơn 5 năm dự án được thực hiện chưa có một cuộc khảo sát, đánh giá nào về thực trạng việc làm của người dân ở đây. Sau một vài lần xuống thực tế phục vụ cho học tập tại khu vực này, nắm bắt đựơc thực trạng khó khăn của người dân khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Với những gì đã được học, sau một thời gian trăn trở tôi muốn thực hiện cuộc điều tra “ Tìm hiểu thực trang việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung TP. Quy Nhơn ”. Đó là lý do em chọn đề tài này.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: thực trang việc làm của người dân ở khu vực VI; VII phường Quang Trung TP. Quy Nhơn sau khi tái định cư .
2.2. Khách thể nghiên cứu:
100 người dân ở khu vực VI; VII phường Quang Trung – TP Quy Nhơn
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: qua việc tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân ở đây, phân tích đánh giá, xác định nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, tiến tới ổn định cuộc sống cho người dân.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân khu vực VI, VII, VIII phường Quang Trung – TP Quy Nhơn.
- Chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng việc làm của người dân khu vực tái định cư phường Quang Trung.
- Đề ra một số giải pháp để giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống và phát triển bền vững.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, nên đề tài này tôi chỉ nghiên cứu, khảo sát trong phạm vi khu vực VI, VII của phường Quang Trung.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
Giải quyết việc làm cho người dân sau khi chuyển đến các khu vực tái định cư đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên ở khu vực tái định cư – phường Quang Trung nói riêng, cũng như thực trạng của nhiều dự án tái định cư khác, việc làm của người dân không có, thiếu ổn định, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó sự quan tâm của các cấp chính quyền chưa thực sự giúp nhiều cho người dân.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Điều tra bằng bảng hỏi (An két) – phương pháp chủ đạo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu.
- Phương pháp trò chuyện với người dân.
67 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3878 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu thực trang việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung TP. Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng Quang Trung thuộc dân cư khu vực I,II, của phường Trần Phú và một số dân thuộc phường Hải Cảng lên sinh sống phục vụ cho dự án xây dựng đường Xuân Diệu. Khu vực tái định cư ở phường Quang Trung hay còn gọi là khu vực “Xóm Tiêu” bao gồm ba khu vực :
- khu vực VI có 358 hộ với 1532 người dân đang sinh sống.
- Khu vực VII có 308 hộ với 1413 người dân.
- Khu vực VIII có 559 hộ với 2817 người dân.
Tổng số hộ ở khu tái định cư là 1225 (hộ) với 5762 nhân khẩu.
- Về mặt cơ sở vật chất : ở khu vực tái định cư cơ sở vật chất được xây dựng tương đối đầy đủ : có nhà ở kiên cố, có đường sá, có trường học từ mầm non đến THCS, có chợ và dịch vụ điện nước đầy đủ.
- Về việc làm : ở khu vực ở khu vực tái định cư phần lớn người dân ở đây là làm nghề biển cũng như các nghề phụ từ biển. Ngoài ra cần thấy rằng sau khi lên khu vực tái định cư đã có nhiều người chuyển từ nghề biển sang các nghề khác như : công nhân, buôn bán, xe ôm…
- Vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng trước đây khá phức tạp nhưng giờ đây phần nào đã được xử lý.
Trên đây là một vài thông tin về khu vực dân cư do UBND phường Quang Trung cung cấp. Đây là nguồn thông tin quan trọng, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về khu vực tái định cư.
2. THỰC TRANG VIỆC LÀM Ở KHU VỰC TÁI ĐỊNH CƯ Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG – TP QUY NHƠN.
2.1. Sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung..
Theo số liệu điều tra của lớp CTXH – K28 năm 2008 thì sau khi di dời lên khu tái định cư – khu vực VI,VII,VIII phường Quang Trung cơ cấu việc làm đã có sự thay đổi. Sự thay đổi này được thể hiện ở bảng số liệu sau đây.
Bảng 1: Sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân trước và sau TĐC ( 2008)
Nghề nghiệp
Trước TĐC
%
Sau khi TĐC
%
Nghề biển
172
60,7
140
49,4
Buôn bán
44
15,5
49
17,3
Công nhân
20
7,2
22
7,9
Nghề khác
47
16,6
72
25,4
* Biểu đồ cơ cấu nghề nghiệp trước – sau TĐC năm 2008.
Qua bảng số liệu ta thấy được rằng tuy có sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp giữa các nghề. Nhưng sự thay đổi này là không lớn nghề biển giảm xuống 60,7%, sau khi về tái định cư số người dân theo nghề biển chỉ còn 49,4%, giảm xuống tới 11,3% tức là trong 486 người được hỏi có 32 người đã không còn tiếp tục làm biển. Trong đó thì nghề công nhân, buôn bán có phần tăng lên theo tỉ lệ cụ thể là: buôn bán từ 15,5% lên 17,3% còn công nhân từ 7,2% lên 7,9%, còn một số nghề khác có sự tăng lên lớn hơn từ 16,6% lên đến 25,4%.
Trên đây là những số liệu được khảo sát từ năm 2008, để minh chứng thêm cho sự thay đổi cơ cấu này, ta hãy đánh giá vấn đề qua bảng số liệu mới khảo sát gần đây:
Bảng 2 :Sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân trước và sau TĐC (4/ 2009)
Nghề nghiệp
Trước TĐC
%
Sau TĐC
%
Nghề biển
55
55
29
29
Buôn bán
25
25
21
21
Công nhân
5
5
15
15
Nghề khác
15
15
31
31
* Biểu đồ cơ cấu nghề nghiệp trước – sau TĐC năm 2009.
Với bảng số liệu mới khảo sát trên ta cũng thấy được có sự thay đổi. Về cơ bản nghề biển vẫn giảm, nhưng ở thời điểm này mức giảm lớn hơn nhiều, từ 55% xuống còn 29% tức là giảm gần một nữa. Còn nghề buôn bán lại có sự khác biệt so với một năm về trước, buôn bán đã giảm 3% (từ 25% xuống còn 21%) vậy tại sao buôn bán lại có sự giảm xuống như vậy. Trong quá trình phỏng vấn sâu người dân em có thể nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do trước đây họ buôn bán cá ở chợ còn giờ chuyển lên khu tái định cư đường xa, buôn bán khó khăn nên nhiều phụ nữ ở nhà làm nội trợ hay làm một số việc nghề khác.
Công nhân cũng có sự tăng lên trong cơ cấu nghề nghiệp của người dân ở đây, tăng từ 5% lên đến 15% đây là một mức tăng khá lớn, họ chủ yếu vào làm công nhân ở các xí nghiệp gỗ và là những người có độ tuổi không quá 40(tuổi)
Một số công việc khác như : chạy xe ôm, thợ xây dựng, thợ làm đầu, nội trợ ở nhà…cũng có sự tăng lên tới 16% (Từ 15% - 31%).Đây là hệ quả tất yếu của sự chuyển dịch khi lên khu tái định cư nghề biển đang thực sự gặp nhiều khó khăn.
Về mặt cơ cấu nghề nghiệp trước và sau tái định cư nhìn chung có sự thay đổi, nhưng nghề chính nuôi sống dân cư ở đây vẫn là nghề biển, dù có sự giảm xuống trong cơ cấu nghề nghiệp của cộng đồng. Vì sao lại có thực trạng như trên?
- Đầu tiên do khu vực tái định cư xa biển (3-4km) nên khó khăn trong việc đi lại và quản lý tài sản.
- Do giá cả thị trường có nhiều biến động (đặc biệt là giá xăng dầu)
- Khi chuyển lên khu tái định cư ở phường Quang Trung nơi đây có một số cơ sở xí nghiệp mọc lên nên phần nào đó thu hút một bộ phận lao động vào làm việc để đảm bảo ổn định cuộc sống hơn.
2.2 Vấn đề thu nhập của người dân sau tái định cư.
Đây cũng là vấn đề rất được quan tâm khi chúng tôi xuống khu vực tái định cư khảo sát. Thu nhập của người dân có tốt hơn trước khi lên tái định cư hay không? Và hiện tại có đảm bảo cuộc sống của gia đình họ hay không? Đó là những câu hỏi tôi sẽ tìm được câu trả lời được sau cuộc khảo sát:
Số liệu điều tra năm 2008 cho thấy:
Bảng 3 : Mức thu nhập trung bình của người dân khu vực TĐC ( 2008)
Mức thu nhập
Dưới 1 triệu đồng
Từ 1 triệu đến 2 triệu đồng
Trên 2 triệu đồng
Tỉ lệ %
28,9%
42,7%
28,4%
* Biểu đồ cơ cấu mức thu nhập của người dân năm 2008.
Ơ đợt khảo sát vừa qua thì có kết quả như sau :
Bảng 4 :Mức thu nhập trung bình của người dân tái định cư ( 4/ 2009.)
Mức thu nhập
Dưới 500.000 đồng
Từ 500.000
< 1 triệu đồng
1triệu >2triệu đồng
Trên 2 triệu
Tỉ lệ %
20%
37%
34%
9%
* Biểu đồ cơ cấu mức thu nhập của người dân năm 2009
Nhìn vào hai bảng số liệu mức thu nhập của người dân ta ở hai thời điểm cách nhau một năm đã có sự thay đổi.Mức dưới 1 triệu đồng đã tăng lên từ 28,9% lên tới 57%. Qua việc điều tra bảng An két kết hợp với các cuộc phỏng vấn sau thì thấy rằng đa số người dân có thu nhập dưới 1 triệu ở đây là những người buôn bán nhỏ, đặc biệt là mức dưới 500.000(đ) chủ yếu là người ở nhà nội trợ. Trước đây họ có thể buôn bán(chủ yếu buôn bán cá) nhưng do về khu tái định cư buôn bán cá ở chợ đường quá xa nên họ ở nhà hoặc đầu tư ít vốn để buôn bán nhỏ ở nhà.
Mức thu nhập từ 1 triệu đến 2 triệu(34%) thì có sự giảm sút so với năm 2008 Điều đáng chú ý ở đây là mức thu nhập trên 2 triệu đã có sự giãm sút đáng kể, năm 2008 là 28,4% còn hiện nay là 9% trong tổng số người được hỏi.
- Khi được hỏi : “Hiện nay thu nhập của ông(bà) so với trước khi chuyển lên khu tái định cư có tốt hơn không?” thì thu được kết quả sau:
Trong 100 người trả lời thì có 58% cho là thu nhập kém đi 36% cho là tốt hơn, còn 6% cho là vẫn như trước đây. Trên đây chỉ là những số liệu thu nhập qua một cuộc khảo sát nhỏ. Tuy nhiên phần nào cũng giúp ta thấy rằng : khi chuyển lên khu tái định cư một bộ phận người dân đang nghèo đi.
- Từ thực trạng thu nhập giảm sút đó mà củng qua cuộc khảo sát khi hỏi về có đảm bảo cuộc sống của gia đình hay không? Thì có tới 70% cho là không đảm bảo, chỉ có 26% cho là đảm bảo và 4% là đảm bảo một phần. Khi đi sâu hơn vào vấn đề “tại sao không đảm bảo?” thì thấy rằng : khi lên khu tái định cư thì người dân đã phải chi tiêu nhiều hơn : ví dụ như trước đây tiền nước, tiền vệ sinh, tiền an ninh… không có, mặt khác giá cả xăng dầu, thức ăn ngày càng tăng đó là nguyên nhân của thực trạng trên.
Từ thực trạng trên đã tác động tiêu cực đến tất cả mọi mặt của đời sống người dân. Về mặt chất lượng đời sống của người dân ngày càng giảm sút, về mặt giáo dục : thanh thiếu niên bỏ học nhiều, các dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường, vui chơi, giải trí… bị hạn chế khi tiếp cận.
2.3. Thời gian lao động thực tế của người dân ở khu tái định cư ở phường Quang Trung.
Thực trạng cơ cấu việc làm ở khu vực tái định cư phường Quang Trung hiện nay rất đa dạng : ngoài nghề biển là nghề cơ bản của người dân thì ở đây còn có người buôn bán, công nhân, lao động phổ thông như : xe ôm, may mặc, làm tóc,… Chính vì vậy thực tế sử dụng quỹ thời gian trong một ngày của mỗi nghề lại có sự khác nhau.
Thực tế nếu người dân là công nhân, là viên chức nhà nước thì khung giờ của họ đã được quy định theo cơ chế pháp luật của chúng ta. Nhưng ở đây thời gian lao động nghề nghiệp cần quan tâm là:
- Người lao động nghề biển : trong các cuộc trò chuyện, phỏng vấn sâu đối với người đi biển họ cho biết rằng : nghề biển không có thời gian cố định, biển lặng thì họ đi khoảng trên dưới 20 ngày trong một tháng, còn lại thời gian họ ở nhà. Còn khi vào mùa biển động thì khoảng thời gian làm việc của họ rất ít, có khi cả tháng nằm ở nhà, còn đi làm 5 – 10 ngày là chủ yếu. Đây là các ý kiến chính của người đi biển, như vậy có thể thấy rằng họ còn một khoảng thời gian rảnh rỗi rất lớn, nhất là vào lúc biển động.
- Còn đối với người dân làm công việc buôn bán thì có thể nói rằng thời gian rảnh rỗi của họ lại càng lớn hơn nhiều. Một ngày làm việc của một chị buôn bán cá từ tàu ra chợ như sau :
“ Thường tàu vào thì đi từ lúc 2 giờ sáng, lấy cá ra chợ bán đến 11 trưa về, có khi đến 1 – 2 giờ chiều, sau đó về nhà chỉ ngồi chơi chứ không làm gì khác”.
- Đó là thực tế thời gian mà người dân làm nghề biển cũng như buôn bán ở khu vực tái định cư đã sử dụng. Đối với các chị em buôn bán nhỏ ở nhà hay chỉ đơn giản là nội trợ, thì thời gian của họ là “quá giàu sang”. Vậy khoảng thời gian rảnh rỗi họ làm gì?
Theo hai nhà báo : Thu Hà – Xuân Vinh đã phản ánh anh trên báo Bình Định thực trạng này như sau:
“Đã 8 giờ sáng ở Xóm Tiêu (khu vực VI,VII,VIII phường Quang Trung) vẫn rất đông người ở nhà. Nam đánh cờ tướng, uống cafê, nữ ngồi tụm năm tụm ba nói chuyện. “Biển động, mấy ông nằm ở nhà cả ba tháng nay, còn chị em tui từ ngày lên đây vẫn ăn không ngồi rồi” Các chị Thúy, Nga, Lê than thở với chúng tôi. Họ cho biết trước khi làm khu tái định cư “Xóm Tiêu”, mỗi ngày cũng kiếm được vài chục ngàn nhờ đi gánh cá, bán cá mỗi khi tàu cá vào bến, kể từ khi lên đây (2003) đi lại khó khăn, biển gĩa ngày càng “đói” nên họ càng ít việc hơn”.
Thời gian rảnh rỗi ở đây là rất lớn điều này phần nào đó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người dân nơi đây. Do không có việc gì làm đàn ông tụ tập rượu chè cờ bạc ngay trước cửa nhà mình, đàn bà tụm nhau lại nói xấu nhau, xích mích cãi cọ làm mất an ninh trật tự, mất tình đoàn kết. Nhất là trẻ tuổi vị thành niên do rảnh rỗi nên “nhàn cư vi bất thiện” ăn chơi, đua đòi, đánh điện tử…Đó là nguyên nhân dẫn tới bỏ học của trẻ.
2.4. Trình độ học vấn của người lao động ở khu tái định cư.
Như đã nhấn mạnh ở trên dù có nhiều thay đổi nhưng người dân ở đây vẫn chủ yếu là làm nghề biển, sống bám vào biển. Chính xuất phát từ nguyên nhân này mà như chính truyền thống của nghề biển cha truyền con nối, người dân biển nghỉ học từ rất sớm điều đó dẫn tới thực tế là trình độ học vấn của người lao động ở khu vực tái định cư “ Xóm Tiêu” có trình độ thấp.
Bảng 4 : Trình độ học vấn của người lao động ở khu tái định cư ở phường Quang Trung
Trình độ
Tổng %
Trong đó nam
Trong đó nữ
Tốt nghiệp trung học
41%
53,7
46,3
Tốt nghiệp trung học cơ sở
38%
47,4
52,6
Tốt nghiệp trung học phổ thông
4%
50
50
TC – CĐ – ĐH và sau ĐH
3%
33,4
66,6
Chưa qua tiểu học hoặc mù chữ
15%
35,8
64,2
* Biểu đồ biểu thị trình độ học vấn của người lao động năm 2009
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trình độ học vấn của người dân lao động ở khu vực tái định cư “Xóm Tiêu” là quá thấp. Số người lao động ở đây chủ yếu có trình độ học vấn là tốt nghiệp tiểu học (41%), trung học cơ sở là (38%) còn tốt nghiệp trung học phổ thông và các bậc cao hơn là rất thấp. Thậm chí còn một bộ phận dân qua điều tra cho thấy họ mù chữ, số mù chữ này được phản ánh ở con số 14%.
Nguyên nhân của thực trạng này ngoài nghề biển đã được đề cập ở trên thì có một nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nên họ không được đi học.
- Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy trình độ học vấn có sự chênh lệch giữa nam và nữ. Điều đáng chú ý ở đây là nữ lao động ở “Xóm Tiêu” có trình độ cao hơn nam. Ví dụ ở bậc tiểu học số lượng nam nhiều hơn nữ còn ở bậc THCS và các bậc học cao hơn thì số lượng nữ lại cao hơn nam. Có phải chăng điều này cũng xuất phát từ thực tế dân ở đây chủ yếu là làm biển, con trai nghỉ học sớm hơn để đi làm còn con gái ở nhà ít có việc làm ngoài đi học.
Phụ nữ “ Xóm Tiêu” với gian hàng nhỏ.
2.5. Thực trạng việc làm khu tái định cư có sự phân biệt theo giới.
2.5.1.Sự phân công theo giới trong từng công việc:
Theo số liệu thu thập được qua cuộc khảo sát thì đối với nghề đi biển thì nam giới chiếm đa số, nữ giới tham gia vào công việc đi biển chỉ có 13,79% trên tổng số người được hỏi. Trong khi đó thì ở các công việc khác thì nữ chiếm số đông nhiều hơn. Cụ thể là ở việc buôn bán nữ chiếm tới 88,9% còn ở công nhân nữ cũng cao hơn nam chiếm 66,6% tổng số. Như vậy thực trạng việc làm ở đây có sự phân biệt theo giới. Nam chủ yếu đi biển, nữ chủ yếu ở nhà buôn bán cá, nội trợ và cũng có phụ nữ đi làm công nhân.
2.5.2. Phân công theo giới về thời gian :
Xét ở vấn đề thời gian lao động so sánh giữa hai giới thì chúng ta cũng dễ nhận ra rằng nữ thời gian rảnh rỗi nhiều hơn nam nhiều : người phụ nữ chủ yếu là ở nhà nội trợ, bán cá chồng đi biển về, còn thời gian chồng đi biển họ ở nhà. Đối với nam giới thì một tháng lúc trời lặng người ít đi biển cũng phải làm việc 15 – 20 ngày / 1 tháng, có khi họ đi biển cả tháng không về, thực sự họ chỉ nghỉ khi biển động và giữa hai chuyến đi.
2.5.3. Về mặt tạo ra thu nhập cho gia đình có sự chênh lệch giữa nam và nữ :
Thu nhập dưới 500.000(đ) trên một tháng thì nữ chiếm tới 90%, còn từ 500.000(đ) đến 1 triệu đồng nữ chỉ chiếm 41% và mức từ 1- 2 triệu nữ là 44% cuối cùng ở mức trên 2 triệu nữ chỉ có 40% trên tổng số người có thu nhập như vậy.
Từ đó ta có thể nói rằng người đàn ông vốn giữ vai trò chính trong vấn đề tạo ra thu nhập của hộ gia đình.
3. MỘT SỐ KHÓ KHĂN,NGUỒN LỰC VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC TÁI ĐỊNH CƯ PHƯỜNG QUANG TRUNG.
3.1.Một số khó khăn và nguồn lực của khu tái định cư phường Quang Trung.
3.1.1.Khó khăn:
Qua bảng trưng cầu ý kiến đã được phát ra cho người dân thì đa số người dân được hỏi đều cho rằng : khi di dời lên khu tái định cư ở phường Quang Trung họ đều gặp một số khó khăn cơ bản như : Đi làm xa xôi, thiếu vốn, giá cả vật chất tăng cao, thiếu nguồn lao động, cũng như một số khó khăn khác. Cụ thể số liệu như sau:
- Giá cả vật chất tăng cao là khó khăn mà người dân cho là lớn nhất, chiếm tới 81% số người được hỏi.
- Đi làm xa xôi, khó bảo quản thuyền lưới đó là khó khăn tiếp theo mà người dân chọn : chiếm tới 56% số người được hỏi.
- Tiếp theo là 49% số người được hỏi cho là khó khăn do thiếu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất.
- Thiếu nguồn lao động chỉ là một khó khăn nhỏ với 11% số người được hỏi cho là khó khăn.
Còn lại là 16% số người được hỏi gặp một số khó khăn khác như : khó khăn trong việc thiếu mặt bằng rộng để buôn bán lớn,thời tiết thất thường,biển ngày càng ít cá…. Mức độ của những khó khăn đó cũng xuất phát từ ý kiến chủ quan của người dân, chứ hoàn toàn không xuất phát từ ý kiến chủ quan của người nghiên cứu.
3.1.2. Nguồn lực :
Xuất phát từ thực trạng của khu vực tái định cư phường Quang Trung ta thấy được rằng ở đây bên cạnh những khó khăn về vấn đề việc làm sau tái định cư, cộng động tái định cư cũng có những nguồn lực nhất định, đó là những nguồn nội lực và ngoại lực giúp cộng đồng giải quyết những khó khăn trong vấn đề việc làm cũng như ổn định cuộc sống.
* Nguồn nội lực của CĐ :
- Vị trí địa lý khu vực tái định cư VI,VII,VIII phường Quang Trung có vị trí nằm ở phía tây nam TP. Quy Nhơn. Là một đơn vị hành chính thuộc đơn vị thành phố vì vậy ở khu vực giao thông khá thuận tiện để hoạt động buôn bán. Mặt khác, khu vực cũng sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi của TP. Đây là nguồn lực khá quan trọng mà người làm phát triển cộng đồng cần phải quan tâm.
- Dân số Khu vực tái định cư chủ yếu là dân làm nghề biển vì vậy, dân số đông vừa là một khó khăn của CĐ nhưng đồng thời đây cũng là một nguồn lực rất lớn của CĐ. Với việc dân số đông cung cấp nguồn lực lao động dồi dào cho các hoạt động việc làm ở khu vực.
- Mặc dù đang gặp những khó khăn nhất định nhưng nghề biển cũng là một nguồn lực cần được khai thác ở khu vực tái định cư. Xét về nhiều mặt đi biển là một công việc truyền thống của người dân ở nơi đây, họ có kiến thức cơ bản về nghề không qua đào tạo họ cũng có thể làm tốt công việc đó. Nhưng muốn phát triển cần phải được quan tâm đầu tư về vốn để mua sắm ngư cụ.
- Về mặt tinh thần người dân ở đây làm nghề biển nên có sự đoàn kết rất cao, mặt khác họ đều từ khu II phường Trần Phú chuyển lên nên họ có điều kiện hiểu nhau và nếu được phát huy thì đây sẽ là nguồn lực giúp CĐ đoàn kết giải quyết những khó khăn về việc làm hiện tại.
*Nguồn ngoại lực :
Bên cạnh những nguồn lực xuất phát từ cộng đồng (nội lực) thì cộng đồng còn có một số nguồn lực từ bên ngoài.
- Khu vực tái định cư ở phường Quang Trung được sự quan tâm của một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiến hành các dự án phát triển cộng đồng.
Ví dụ như tổ chức ENDA (của Pháp) đang hổ trợ cộng đồng về mặt nguồn lực tín dụng.
- Các công ty trên địa bàn phường Quang Trung vừa là nguồn ngoại lực có thể giúp khu vực tái định cư về nhiều mặt như : Giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng…
- Đời sống của nhân dân khu vực tái định cư nói chung ngày càng được đảng và Nhà nước quan tâm bằng nhiều chính sách ưu đãi. Như cho vay vốn, nhà ở, giáo dục, y tế…
Trên đây là những nguồn lực bên trong và bên ngoài của khu vực tái định cư trong kế hoạch giải quyết những khó khăn của cộng đồng người dân tái định cư chúng ta cần xem xét và làm cơ sở xây dựng biện pháp giải quyết việc làm cho người dân
3.2. Nhu Cầu cơ bản Của người dân khu tái định cư:
Để tìm hiểu nhu cầu của người dân trong việc giải quyết vấn đề việc làm toàn địa bàn tái định cư là một việc không phải dễ vì người nghiên cứu rất dễ phản ánh cái nhìn chủ quan vào thực tế nhu cầu của họ. Trong việc đánh giá nhu cầu của người dân ở khu vực “Xóm Tiêu” tôi đã thông qua bảng trưng cầu ý kiến với câu hỏi : “Ông (bà) có đề xuất gì trong việc giải quyết vấn đề việc làm để ổn định cuộc sống?
Đây là một câu hỏi mở và là một câu hỏi không dễ trả lời. Nên mặc dù qua bảng hỏi có nhiều người không trả lời nhưng căn cứ trên những khó khăn của cộng đồng hiện tại, tôi đã thu thập được các ý kiến như sau:
Các nhu cầu cơ bản và sắp xếp theo mức độ ưu tiên:
- Nhu cầu đầu tiên là nhu cầu được hỗ trợ vốn để có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặc dù ở khu tái định cư hiện nay có một số nguồn cung cấp tín dụng như :
Quỹ tín dụng dành cho người nghèo của ngân hàng chính sách, quỹ hỗ trợ cho cư dân đi biển, nguồn tín dụng từ tổ chức phi chính phủ các tổ tiết kiệm” mùa xuân” của chị em phụ nữ…Tuy nhiên nhu cầu vay vốn của người dân vẫn lớn. Bởi vì sao?
Qua các cuộc phỏng vấn sâu tôi thấy được rằng : người dân tiếp cận được các nguồn vốn không phải dễ, họ chưa có giấy tờ nhà để thế chấp, tài sản giá trị lại không có…Tất cả cản trở họ tiếp cận các nguồn vốn. Mặt khác số vốn họ cần để đầu tư vào làm ăn là lớn trong khi đó họ chỉ vay được một nguồn vốn tương đối hạn chế, không có hiệu quả trong sử dụng. Qua thực tiển đó ta thấy rằng đây là một nhu cầu cơ bản và cần được đáp ứng.
- Cũng qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy ngoài nhu cầu vốn ra người dân ở đây còn có nhu cầu được thay đổi việc làm, nhu cầu được học nghề và giới thiệu vào làm ở các cơ sở sản xuất, công ty ở trên địa bàn cũng như ngoài địa bàn.
Qua cuộc khảo sát thì có tới 41% người dân được hỏi là muốn thay đổi nghề mình đang làm mong có được một cuộc sống với thu nhập ổn định hơn(chủ yếu là thanh niên). Nhưng thực tế thì người dân ở đây có trình độ rất thấp, ý thức lao động chưa cao vì vậy nhu cầu được đào tạo nghề giới thiệu việc cũng bức thiết không kém nhu cầu vay vốn.
- Khi tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu đối với chị em phụ nữ tôi nắm được bắt được một nhu cầu đáng quan tâm của họ đó là nhu cầu được cơ quan chính quyền tính toán, tìm hiểu để đưa về cho họ có một nghề phụ làm ở nhà để cải thiện cuộc sống gia đình.
Đây là một nhu cầu có cơ sở vì thời gian các chị rảnh rỗi là rất nhiều, trong khi đó cơ hội để vào làm ở các công ty là không lớn do hạn chế về trình độ
Trên đây là một số nhu cơ bản mà người dân đã đề nghị, đó là cơ sở để chúng ta xây dựng các giải pháp giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân.
4. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI THỰC TRẠNG VIỆC LÀM Ở KHU TÁI ĐỊNH CƯ PHƯỜNG QUANG TRUNG.
.Nguyên nhân từ chính quyền:
- Các cơ chế chính sách tạo công ăn việc làm cho người dân ở khu tái định cư phường Quang Trung vừa thiếu vừa còn nhiều bất cập: chưa quan tâm đến các “chi phí vô hình” của người dân sau khi tái định cư. Đặc biệt là các chính sách tạo công ăn việc làm cho người dân. Đây là nguyên nhân then chốt tác động rất lớn tới đời sống của người dân nói chung cũng như là vấn đề việc làm cho người dân nói riêng. Những gì mà các cấp chính quyền quan tâm là bù đất, chổ ở mới, còn tất cả dường như bỏ ngỏ. Qua cuộc khảo sát thì chỉ có một số lượng nhỏ người dân là được giới thiệu nghề, còn đào tạo nghề thì dường như là một con số không ở đây. Chính vì vậy mà người dân vồn trình độ văn hóa thấp lại không được đào tạo dẫn tới cơ hội thay đổi nghề nghiệp là rất hạn chế.
Nguyên nhân nữa là việc tính toán khu vực tái định cư của các cấp chính quyền chưa tính đến vấn đề nghề nghiệp của người dân tái định cư. Người dân trước đây chủ yếu ở khu II – phường Trần Phú, họ chủ yếu làm nghề biển cho nên đời sống của họ gắn liền với biển, nhà của họ chỉ cách biển mấy chục mét. Còn khi chuyển lên phường Quang Trung với nơi ở mới họ cách biển nơi ở có thuyền, có lưới, có cái cần câu cơm của họ từ 3 – 4 km. Đời sống của họ không thể xa biển, họ chủ yếu vẫn làm nghề biển dù khó khăn là rất lớn, phải đi xa, tốn thêm một khoản chi phí…Nếu trước khi tiến hành di dời các cấp có sự tính toán kỹ lưỡng, có sự tham khảo ý kiến người dân thì có thể “Xóm Tiêu” không phải là khu tái định cư như bây giờ, người dân sẽ không khó khăn như hiện nay.
- Các cấp chính quyền, các cơ quan đoàn thể thiếu sự năng động tìm tòi các giải pháp tạo công ăn việc làm cho người dân tái định cư. Nếu nhanh nhạy hơn, tâm huyết hơn họ có thể dễ dàng có mối liên hệ với các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp… để đào tạo nghề và nhận người lao động vào làm để có mức lương ổn định.
- Chính quyền địa phương mà cụ thể là UBND phường Quang Trung thiếu sự quan tâm sát sao tới cộng đồng dân cư ở “Xóm Tiêu” điều này cũng dễ hiểu bởi vì với một phường đất chật người đông, thì một lúc phải tiếp nhận hơn 1000 hộ dân lên sinh sống là một áp lực quá lớn.
- Một nguyên nhân nữa xuất phát từ cơ chế chính sách của chính quyền địa phương là vấn đề cho người dân vay vốn. Thực tế người dân ở đây có được vay vốn với lãi suất thấp. Nhưng người dân chỉ được vay với một nguồn vốn rất nhỏ, chỉ đủ đáp ứng các nhu cầu ăn mặc, khám chữa bệnh mà thôi. Còn đầu từ vào làm ăn vào nghề biển đối với họ nguồn vốn đó không thể. Thực tế một lần người dân ở đây được vay chủ yếu từ 1 – 3 triệu đồng nhiều nhất là 5 triệu. Trong khi đó muốn đóng 1 con tàu vừa cũng phải mất ít nhất là 120 triệu đến 160 triệu, đơn giản làm một cái thúng đi gần bờ cũng phải mất 6 triệu. Chính vì vậy nguồn vốn hỗ trợ thường không phát huy hiệu quả.
.Nguyên nhân từ chính người dân:
- Nguyên nhân cơ bản và cũng là một trở ngại lớn nhất hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm của người dân tái định cư ở đây là trình độ học vấn. Ở đây chủ yếu dân làm nghề biển, theo cuộc khảo sát thì số lao động học hết tiểu học là 41% THCS là 38%, còn THPT chỉ chiếm có 4%, các bậc học cao hơn là 3%. Đây là những chỉ số phản ánh thực trạng học vấn của người dân ở đây quá thấp. Chính điều này hạn chế cơ hội vào làm việc ở các xí nghiệp của họ và khả năng học nghề của họ. Theo như ông Nguyễn Quang Tý – khu vực trưởng KV6 nói “Mới đây công ty đánh bắt cá ở Đài Loạn sang tuyển 100 lao động đi tàu, nhưng điều kiện học vấn ở đây quá thấp nên đành chịu”. Đây thực sự là một nguyên nhân hạn chế rất lớn tới công ăn việc làm của họ.
Đông con cũng là một trong nhiều nguyên nhân tạo nên sự nghèo đói, khó khăn của người dân ở đây. Biển dẫn đến đông con, đông lao động. Khi đánh giá tới vấn đề này thì có nhiều người cho rằng đây là một nguồn lực thực sự cho cộng đồng. Tuy nhiên trong điều kiện nghề biển ở khu tái định cư có nhiều khó khăn như hiện nay thì đó lại là một gánh nặng đối với từng gia đình. Con đông, bỏ học sớm, ăn chơi đua đòi của tuổi vị thành niên đã trở thành nguyên nhân của cộng đồng khó khăn trong giải quyết việc làm.
- Một nguyên nhân quan trọng nữa là chính người dân ở đây quá thụ động trong việc tạo ra việc làm, tạo ra thu nhập. Họ không chủ động tìm việc làm trong khi đó cứ ngồi ở nhà chờ đợi và kêu khó khăn. Học vấn thấp thì đi học, không có nghề thì đi đào tạo nghề, đi xin việc mà làm. Thực tế ở đây người dân rất ít tạo ra việc, có thì chỉ là buôn bán nhỏ, chạy chợ với mức thu nhập ít ỏi. Điều này cũng lý giải tại sao có tới 59% người được hỏi cho là không muốn đổi nghề. Khả năng thích nghi, khả năng chuyển đổi từ nghề biển sang các nghề bờ là rất khó khăn.
- Lối sống của người dân, văn hóa miền biển mà họ mang trong mình khi lên khu tái định cư mới cũng là một hạn chế của họ. Đó là một lối sống ít có tổ chức, không tuân theo các nguyên tắc, thiếu kiên trì … đã ăn sâu vào họ, cùng với hạn chế về học vấn đó là lý do để các công ty, xí nghiệp ngại khi nhận người lao động vào làm việc. Họ sinh ở đây rất dễ bỏ học, bỏ nghề chỉ vì lý do đó.
4.3. Nguyên nhân từ điều kiện nền kinh tế - xã hội:
Thực trạng khó khăn của vấn đề việc làm ở khu vực tái định cư thuộc phường Quang Trung không chỉ xuất phát từ chính quyền, từ ngừi dân mà còn do những khó khăn của nền kinh tế xã hội trong thời gian qua tạo nên. Khi đánh giá vấn đề nguyên nhân của thực trạng nếu ta bỏ qua hoặc xem nhẹ thì thật là đáng tiếc. Trên cơ sở từ số liệu cuộc khảo sát thì phần nào đó người dân cũng đã nắm bắtđược những khó khăn trong công việc làm do điều kiện kinh tế mang lại. Khi được hỏi những khó khăn trong việc làm ở khu vực tái định cưthì có tới 815 cho giá cả vật liệu tăng cao là khó khăn lớn nhất.
Thật vậy! Trong một vài năm vừa qua nhất là 2008 nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn lạm phát tăng, giá cả các mặt hàng đều tăng, nhất là xăng dầu và gạo. Đối với người dân ở khu vực tái định cư “Xóm tiêu” thì sự tác động này là không nhỏ, nhất là sự gia tăng xăng dầu khiến cho nghề biển khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tàu ra khơi trở về vẫn có tôm cá nhưng vẫn lỗ, vì giá hải sản giảm, giá xăng dầu, gạo muối tăng, Đó là vấn đề khó khăn thực sự.
Hơn nữa nền kinh tế suy giảm, các công ty phải cắt giảm nhân công khi đó thì những người lao động có trình độ thấp như ở khu vực tái định cư dường như không có cơ hội xin việc, những người đang làm việc thì nguy cơ mất việc cũng rất cao.
Tất cả các vấn đề đó tạo thành một hệ thống các nguyên nhân tác động xấu tới việc ổn định công việc của người dân nơi này.
Như vậy trên đây là một vài nguyên nhân dẫn tới thực trạng việc làm của người dân tại khu vực tái định cư phường Quang Trung.
- TP Quy Nhơn tuy chưa đầy đủ, nhưng qua những nét phát họa về bức tranh việc làm của người dân ở đây ta cũng hiểu được phần nào cuộc sống với bao khó khăn của họ vào lúc này. Trên cơ sở đó sẽ có cái nhìn đúng đắn, bao quát trước khi đưa ra một số giải pháp cơ bản để giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống.
KẾT LUẬN
Trong quá trình CNH-HĐH, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất,triển khai các dự án lớn để phục vụ cho việc phát triển kinh tế là hoạt đông đúng quy luật. Chính vì vậy việc di dời người dân tới các khu vực tái định cư là một tất yếu của quy luật phát triển đó. Tuy nhiên đời sống, việc làm của người dân hậu di cư là cả một thực trạng với nhiều vấn đề bất cập.
Trên địa bàn TP. QN, khu tái định cư phường Quang Trung(Xóm Tiêu) là khu tái định cư vào loại sớm. Người dân ở đây chủ yếu là ngư dân từ khu I, khu II phường Trần Phú chuyển lên theo dự án mở đường Xuân Diệu. Sau 5 năm ở khu vực tái định cư cuộc sống của người dân sẽ ra sao? Công việc của họ sẽ như thế nào? Đó là điều mà tôi quan tâm trăn trở từ lâu. Xuất phát từ đó mà tôi quyết định thực hiện một đề tài nghiên cứu nhỏ “Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân khu tái định cư phường Quang Trung – TP. Quy Nhơn”
Trong quá trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn nhưng quan trọng qua đây tôi đã có cho mình một bức tranh toàn cảnh về thực trạng việc làm của người dân khu vực VI, VII phường Quang Trung. Hi vọng rằng rồi đây thực trạng này sẽ đến được vơi mọi người, nhất là các cấp chính quyền địa phương.
Thực trạng nghiên cứu được thể hiện ở các vấn đề cơ bản sau:
- Cơ cấu việc làm ở khu tái định cư đã có sự thay đổi so với trước đây.Nghề biển giảm xuống, người dân có xu hướng chuyển sang làm một số nghề mới: công nhân, chạy xe ôm, thợ uốn tóc, dịch vụ buôn bán…Tuy nhiên dù khu tái dịnh cư ở xa biển thì tỷ lệ người dân sống nhờ biển vẫn là cơ bản.
- Về mặt thu nhập sau khi lên khu ở mới với những khó khăn trong nghề nghiệp, nhất là nghề biển nên thu nhập phần lớn giảm sút. Điều này tất yếu dẩn tới cuộc sống cơ bản của người dân không được đảm bảo, kéo theo đó là một loạt vấn đề về giáo dục, y tế, nhà ở, vệ sinh môi trường… cần được giải quyết.
- Một thực trạng nữa đang diễn ra là sư mâu thuẫn giữa cái nghèo và sự lãng phí thời gian của người dân. Thực tế người dân có thời gian nhàn rổi rất lớn nhưng họ không biết làm gì để tạo ra thu nhập.Do trình độ học vấn thấp nên người dân rất khó xin việc ở các cơ sở sản xuất hay ở công ty.
- Trên cơ sở thực trạng việc làm của người dân ở khu vực tái định cư “Xóm Tiêu”, trên cơ sở đi sâu tìm hiểu nguyên nhân từ cơ chế chính sách, từ các cấp chính quyền và từ người dân. Tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết thực trạng đó. Các giải pháp tôi đưa ra tập trung ở ba nhóm tác động cụ thể, đó là từ cấp nhà nước; từ chính quyền địa phương và chính người dân.
Cụ thể như sau:
. Nhóm giải pháp từ nhà nước:
Khi đưa ra một số giải pháp ở tầm “vĩ mô” tức là các giải pháp này sẽ là hệ thống cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước tác động tới vấn đề việc làm ở các khu vực tái định cư nói chung và khi tái định cư phường Quang Trung, TP Quy Nhơn nói riêng.
Thứ nhất: Đảng và nhà nước, cũng như Quốc Hội nên xem xét xây dựng một cơ quan chuyên trách về vấn đề tái định cư trên cả nước. Cơ quan này cần xây dựng dựa trên một hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở phường xã. Cơ quan này sẽ đảm trách về các vấn đề hỗ trợ, tư vấn cho người dân trước và sau tái định cư, đặc biệt là vấn đề nghề nghiệp – việc làm để khảo sát nắm chắc về thực trạng, nhu cầu về việc làm của người dân trước khi di dời cũng như sau khi di dời những nơi ở mới. Có như vậy mới cung cấp được cho người dân các thông tin, các biện pháp hỗ trợ kịp thời trong vấn đề nghề nghiệp và việc làm, góp phần ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân.
Thứ hai : Giao trách nhiệm cho các trung tâm giới thiệu việc làm, nhà nước phối hợp với các quận, huyện, phường, xã và các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn bố trí tái định cư; thực hiện chương trình tư vấn, cung cấp thông tin giới thiệu việc làm cho người dân tái định cư
Thứ ba : Xây dựng các chương trình đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, cơ sớ sản xuất kinh doanh nơi người dân chuyển đến định cư. Ưu tiên chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận người dân tái định cư, đào tạo nghề và bố trí việc làm. Có chính sách cụ thể ưu tiên hỗ trợ, đầu tư các cơ sở dạy nghề và các chương trình phát triển sản xuất, dịch vụ và việc làm ở các vùng bố trí tái định cư
Thứ tư : Để người dân được hỗ trợ toàn diện về mọi mặt cần phải có nguồn kinh phí rất lớn. Chính vì vậy, bên cạnh xây dựng cơ quan chuyên trách cần kết hợp xây dựng một nguồn quỹ để sử dụng vào công tác hỗ trợ người dân tại khu tái định cư. Nguồn kinh phí này có thể huy động từ ngân sách nhà nước, các nguồn viện trợ và từ các đối tượng hưởng lợi từ dự án tái định cư
Thứ năm : Để người dân khi di dời, tái định cư có cuộc sống ổn định thì tôi xin đề xuất: khi mỗi dự án được đề ra trước hết cần tiến hành các cuộc điều tra xã hội học để tìm hiểu đầy đủ các thông tin kinh tế - xã hội và những nguỵên vọng của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Khi đó sẽ có những chính sách bồi thường, giải tỏa thích hợp và có sự định hướng nghề nghiệp, công ăn việc làm của họ sau này.
Nhóm giải pháp từ chính quyền địa phương:
Thứ nhất : Việc xây dựng cơ quan chuyên trách như ở cấp vĩ mô thì ở phường Quang Trung cũng cần được tiến hành để giúp người dân giải quyết các vấn đề tại khu vực, nhất là việc làm. Cơ quan này tập hợp tất cả các lực lượng như : đại diện UBND, ngân hàng chính sách, y tế, các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ…Và không thể thiếu sự tham gia của người dân vào cơ quan chuyên trách này.
Thứ hai : Cần có sự đánh giá lại thực trạng việc làm của người dân khu vực tái định cư một cách khoa học và nghiêm túc. Cần xác định được những khó khăn, nguồn lực có thể huy động, nắm bắt nguyên nhân làm cơ sở để đưa ra giải pháp giải quyết việc làm cho người dân có hiệu quả.
Thứ ba: Tạo điều kiện để người dân tiếp cận hơn nữa các nguồn vốn, nguồn tín dụng. Đáp ứng nhu cầu lớn của người dân trong việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Muốnm người dân tiếp cận hơn nữa với các nguồn vốn cần có sự giúp ỡ, bảo lãnh của chính quyền địa phương cũng như các đoàn thể khi người dân vay vốn; đảm bảo nguồn vốn vay đủ lớn để đầu tư có hiệu quả vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nghề biển; ưu đãi cho người dân về lãi suất, thời gian chi trả dài hạn và thủ tục vay vốn cần phải đơn giản để tạo thuận lợi cho người dân vay vốn.
Thứ tư : Phần lớn những người dân ở đây làm nghề biển, nhưng qua khảo sát thì đây cũng chính là những đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất ở khu vực tái định cư, vì vậy theo tôi đây cũng chính là đối tượng được quan tâm đầu tiên. Hiện nay khi họ là một gia đình làm ăn riêng lẻ, thì họ sẽ thiếu nguốn lớn để đầu tư ngư cụ. Vậy tại sao chính quyền không đừng ra tổ chức họ thành một họp tác xã cùng nhau vay vốn đóng tàu mua lưới, đánh bắt xa bờ…Như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Hơn nữa khi tổ chức họ lại thành một họp tác xã thì họ sẽ có điều kiện dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng.
Thứ năm : Đào tạo nghề giới thiệu việc làm là nhu cầu có thực của người dân. Vì vậy một trong những giải pháp tôi xây dựng nên là đưa người dân tiếp cận đến các loại hình dịch vụ này. TP. Quy Nhơn cần đứng ra và phối hợp với phường xây dựng một trung tâm giới thiệu việc làm gần khu vực tái định cư, tạo điều kiện cho người dân tái định cư tiếp cận với trung tâm giới thiệu việc làm
Thứ sáu : Các cơ sở đào tạo nghề cần liên kết với các công ty xí nghiệp trên địa bàn cũng như ngoài địa bàn, để gắn việc đào tạo với thực tế sản xuất đảm bảo người dân sau khi đào tạo có nghề nghiệp ổn định. Bên cạnh đó cần có những chính sách ưu tiên về vốn, mặt bằng…Cho các công ty thu hút được người dân tái định cư làm việc tất cả các hoạt động đó phải được thực hiện đồng bộ và đó sẽ là cơ hội lớn cho lao động nghèo ở khu tái định cư phường Quang Trung
Thứ bảy : Các cấp chính quyền cơ sở cũng cần có sự nghiên cứu tính toán, tìm hiểu để đưa về cộng đồng một nghề phụ giúp chị em phụ nữ có việc làm thêm tại nhà, tạo thêm thu nhập ổn định cuộc sống.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản, ngoài ra chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư phát triển giáo dục,y tế …
Nhóm giải pháp từ chính người dân:
Thứ nhất: Nâng cao trình độ học vấn là một yêu cầu cấp thiết của người dân tái định cư vào lúc này. Vì vậy chính người dân phải ý thức được vấn đề và tích cực tham gia giải quyêt, các bậc phụ huynh cần tạo mọi điều kiện để con cái được học hành.
Thứ hai: Chính người dân cần chủ dộng tích cực hơn nưa trong việc tìm ra việc làm, trong việc học nghề. Tránh tình trạng ỷ lại, bi quan và bỏ bê công việc vì cho rằng ngoài nghề biển mình chẳng biết làm gì khác.
Thứ ba: Người dân trong khu vực tái định cư phải đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái với nhau. Giúp nhau nguồn vốn để làm ăn, chia sẻ kinh nghiệm làm việc…là các việc làm hữu ích góp phần xóa đói giảm nghèo có hiệu quả tại cộng đồng.
Trên đây là những đề xuất của bản thân tôi. Dù các giải pháp thuộc ba nhóm cấp độ khac nhau, nhưng khi thực hiện cần phải có sự liên kết tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh từ trung ương tới người dân.Một khi có một nhóm giải pháp không thực hiện được hay thực hiện không hiệu quả thì các nhóm giải pháp khác củng bị ảnh hưởng.Vì vậy trong thực tế mối quan hệ giữa nhà nước, chính quyền và người dân có ý nghĩa rất quan trọng.
Tuy nhiên đây củng chỉ là những đề xuất mang tính cá nhân, xuất phát từ một cuộc khảo sát nhỏ cần được chứng minh qua thực tiễn. Tôi hi vọng rằng ở khía cạnh nào những đề xuất trên sẽ giúp người dân ở “Xóm Tiêu” có công việc ổn định.
Với sự hạn chế về thời gian, nguồn kinh phí và với vai trò là một sinh viên thì các đề xuất trên khó đi vào cuộc sống và giúp đỡ được người dân ở “Xóm Tiêu” ổn định cuộc sống. Nhưng dù sao hoàn thành được đề tài, góp được một tiếng nói cho cả một cộng đồng đối với tôi đã là thành công.
Mong rằng những thiếu sót và hạn chế của đề tài sẽ được quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn…!PHỤ LỤC
Phụ lục I
Trường Đại Học Quy Nhơn
Khoa Tâm Lý Và Giáo Dục Học
Câu hỏi phỏng vấn sâu
Câu 1: Họ và tên; nơi ở hiện nay?
Câu 2: Hiện nay ông(bà) đang làm nghề gì?
Câu 3: Trước khi lên khu tái định cư ông(bà) làm nghề gì?
Câu4 : Trong gia đình ông(bà) hiện nay có mấy lao động (Từ 15-60 tuổi)?
Câu 5: Công việc hiện nay có đảm bảo cuộc sống gia đình ông(bà) không?
Câu 6: Hiện nay ông(bà) có biết người dân ở khu tái định cư này làm những nghề gì không?
Câu 7: Theo ông(bà) thì ở đây có khoảng bao nhiêu % làm nghề biển?
Câu 8: Theo ông(bà) khi lên đây trong công việc có những khó khăn gì đối với nghề biển và các nghề khác?
Câu 9: Ngoài những khó khăn trên thì có những thuận lợi gì?
Câu 10: Theo ông(bà) khi lên đây thu nhập có khá hơn không?
Câu 11: Với thu nhập như hiện nay có đảm bảo cuộc sống cho gia đình không?
Câu 12: Thời gian lao động của người dân ở khu tái định cư khoảng bao nhiêu tiếng trong một ngày?
Câu13 Ngoài thời gian làm việc thì lúc rảnh người dân thường làm gì?
Câu 14: Ở khu tái định cư người dân có nghề phụ nào không?
Câu 15: Khi lên nơi ở mới ông(bà) đã nhận đươc những hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương?
Câu 16: Theo ông(bà) người dân ở đây có được tiếp cận với các nguồn tín dụng hay không?
Câu 17: Ông(bà) có đề xuất gì để giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở đây hay không?
Xin chân thành cảm ơn!
Kết quả phỏng vấn sâu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Khoa tâm lý và giáo dục học
Người phỏng vấn : sinh viên : Nguyễn Đình Ngọc.
Người được hỏi :( Tổ trưởng KV VI) : Nguyễn Quang Tý
Bắt đầu cuộc phỏng vấn sâu : 9 giờ 10 phút.
Câu1: Hiện nay ngoài làm khu vực trưởng chú còn làm công việc gì khác không?
Trả lời : Có chứ! Làm giúp việc cho phường chỉ có được hơn 300.000đ một tháng lấy gì mà ăn. Ngoài tổ trưởng ra tôi còn bán hàng tạp hóa, còn đứa con trai thì sửa xe máy.
Câu 2: Thế trước đây (khi chưa lên đây) chú làm nghề gì?
Trả lời :Tôi làm ở cơ quan nhà nước. sau khi về hưu thì di dời lên đây làm giúp việc cho chính quyền xã.
Câu 3: Công việc khu vực trưởng có vất vả không?
Trả lời : Vất vả chứ! Việc suốt ngày, giờ càng bận vì điều tra dân số nè!
Câu 4: Người dân ở 3 khu vực này thường làm nghề gì?
Trả lời : Nhiều nhất là làm biển, vì ở dưới kia làm nên lên đây cũng làm. Có một số thì đi làm công nhân, chạy xe ôm, sửa xe, các bà thì đi buôn… nhiều việc lắm.
Câu 5: Chú có biết người làm biển ở đây khỏang bao nhiêu phần trăm?
Trả lời : Ở khu vực VII,VIII thì không biết còn ở khu vực VI thì khỏang 20%
Hỏi: Sao ít vậy chú?
Trả lời: Lên đây làm biển khó lắm, ở đây họ bỏ nhiều. Ở các khu vực khác theo biển nhiều hơn khu vực này.
Câu 6: Vậy theo chú lên đay làm nghề biển thì khó khăn lớn nhất là gì?
Trả lời : - Đi làm xa bất tiện lắm, lại Trả lờiốn thêm nhiều xăng nữa.
Mà nghe nói là cá mực đợt này cũng kém, giá vật liệu lại cao. Chính vì vậy mà thu nhập của họ rất thấp.
Câu 7: Còn các nghề khác thì khó khăn gì hả chú?
Trả lời : Làm gì thì khổ nấy mà. Chủ yếu là thiếu vốn, ở đây trình độ văn hóac của người dân lại thấp nên ít xin được việc lắm.
Ví dụ một thời gian trước Đài Loan sang họ tuyển 100 người đi biển mà yêu cầu THPT nên không có ai đủ tiêu chuẩn cả.
Câu 8: Thế thì theo chú người dân lên đây thì có gì thuận lợi trong công việc so với trước đây không?
Trả lời : Lên đây sạch sẽ hơn, buôn bán cũng được hơn. Bọn trẻ có nhiều đứa xin được vào công ty làm công nhân đá cho nên một phần nào đó cuộc sông của người dân đỡ hơn.
Câu 8: Theo chú cuộc sống của người dân lên đây có khá hơn trước không?
Trả lời : Thực sự đây là một vấn đề rất khó nói, bởi vì mỗi người mỗi nhà lại khác. Nói thật có một bộ phận khá hơn nhiều còn chủ yếu là vẫn vậy thậm chí nhiều hộ còn khó khăn hơn, túng đến nỗi phải cầm nhà
Câu 10: Một bộ phận khá hơn là do điều kiện vậy hả chú?
Trả lời : Họ biết làm ăn, có vị trí nhà thuận lợi nên kinh doanh được, bên cạnh đó họ có vốn có kiến thức… nên làm gì cũng khá hơn.
Câu 11: Còn bộ phận nghèo đi là do đâu vậy chú?
Trả lời : Đây chủ yếu là các hộ làm biển, trước đây biển được, lại còn đi chợ, “ đi bạn” còn kiếm được ngày 30 - 40 chục ngàn , còn giờ lên đây xa biển, giá cả lại tăng, biển lại nghèo đi, phụ nữ thì ở nhà không biết làm gì nên kiếm đâu ra tiền nên nghèo đi là phải.
Câu 12: Chú có thể cho cháu biết trung bình mỗi tháng người dân đi biển khoảng bao nhiêu ngày không?
Trả lời : Nghề biển thì bất thường vô định về thời gian. Động thì ở nhà cả tháng chơi hoài, còn thường thế này thì một tháng đi khoảng 18-20 ngày. Đó là đàn ông chứ phụ nữ thì chơi hoài, vợ thì đi chợ chứ biết làm gì ra tiền.
Câu 13: Thời gian rảnh rỗi ở nhà người dân thường làm gì hả chú?
Trả lời :Đàn ông nhậu nhẹt, đánh cờ, phụ nữ thì tụm nhau lại bài bạc, nói chuyện lung tung ấy mà
Câu 14: Với thời gian rảnh như vậy thì chính quyền địa phương sao không tạo ra việc làm ở nhà cho họ?
TL: Việc này cũng có tính đến chứ nhưng không làm được. Mấy lần họp hội đồng tôi có đề nghị thành lập một tổ hợp mây tre đan để người dân làm tăng thu nhập ở nhà mà phường có chịu làm đâu. Lâu rồi chẳng muốn nói tới nữa.
Câu 15: Ở khu tái định cư này người dân vay vốn từ đâu và có dễ dàng không hả chú?
TL: Vốn thì có nhiều nguồn như từ ngân hàng chính sách. từ hội phụ nữ, từ các quỹ tín dụng” mùa xuân” của dự án ENDA…cũng có nhiều người vay nhưng số lượng vay không lớn chỉ từ 3 – 4 triệu thôi.
Câu 16: Theo chú nguồn vốn vay đó có được người dân sử dụng có hiệu quả hay không?
TL: Điều này cũng tuỳ nhà, có nhà đầu tư được vào làm ăn còn nhiều nhà chủ yếu là để ăn, để khám chữa bệnh nên nghèo vẫn nghèo ạ !
Câu 17: Còn nguồn tín dụng từ quỹ tiết kiệm “Mùa Xuân” có thực sự hiệu quả hay không?
TL: Cái này thì được, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia. Họ đóng góp 5 – 10 ngàn mỗi ngày cuối năm có 5 – 6 triệu để trả nợ nần, có tiền ăn tết. Có nhiều chị như chị Thu nhà số 27 – A2 đầu tư cho nghề may có hiệu quả lắm. Hiện nay quỹ đang hướng vào mục tiêu là qua nguồn vốn đóng góp dần dần của các thành viên sẽ giúp các chị em nguồn vốn hoá giá nhà sắp tới.
Câu 17: Chú có đề xuất gì cho công tác giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại khu vực mình?
TL: Nói thì nhiều mà làm khó khăn, theo tôi bây giờ cần cung cấp vốn lớn cho người dân biển đóng tàu lớn, đi ra khơi đánh bắt dài ngày mới hi vọng làm ăn được.
Hơn nữa đưa nghề phụ về cho phụ nữ rảnh rỗi làm ở nhà cũng rất cần. Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đưa thanh niên vào làm việc ở các công ty cũng cần thiết.
Xin cảm ơn chú!
Phỏng vấn kết thúc lúc 10 giờ 25 phút.
Phụ lục II
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÂM LÍ VÀ GIÁO DỤC HỌC
eµg
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Nhằm ngiên cứu “Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân tái định cư phường Quang Trung –thành phố Quy Nhơn -tỉnh Bình Định”.Chúng tôi muốn thu thập một số thông tin về thực trang việc làm của người dân tại khu tái định cư phường Quang Trung .Rất mong được sự đóng góp ý kiến của ông(bà) bằng cách trả lời những câu hỏi sau. Ông (bà) đánh dấu “X” vào câu trả lời hoặc ghi ý kiến của mình vào phần để trống .Những thông tin thu được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và hoàn toàn bí mật.
1Họ và tên :……………………………………(Có thể không trả lời)
2.Giới tính : a. Nam * b.Nữ *
3.Độ tuổi của ông ( bà ) ?
a.Từ 15 đến dưới 30 tuổi *
b.Từ 30 đến dưới 40 tuổi *
c.Từ 40 đến dưới 60 tuổi *
4.Trình độ văn hoá của ông ( bà ) ?
a.Tốt nghiệp tiểu học *
b. Tốt nghiệp THCS *
c. Tốt nghiệp THPT *
d.Tốt nghiệp CĐ,ĐH và trên ĐH *
e.Ý kiến khác:…………………………………………………………….
……………………………………………………………………………
5.Trước khi chuyện về khu tái định cư ông (bà) đã làm nghề gì?
a.Làm biển *
b.Buôn bán *
c.Công nhân *
d.Nghề khác :……………………………………………………………
……………………………………………………………………………
6.Hiện tại ông (bà ) đang làm nghề gì ?
a.Làm biển *
b.Buôn bán *
c.Công nhân *
d.Ý kiến khác:…………………………………………………………….
……………………………………………………………………………
7.Thu nhập của ông (bà )trung bình là bao nhiêu một tháng ?
a.Dưới 500.000đồng *
b.Từ 500.000 đến dưới 1triệu đồng *
c.Từ 1triệu đên dưới 2triệu đồng *
d.Từ 2 triệu đồng *
8.Hiện nay thu nhập của ông (bà) so với trước khi chuyển lên khu tái định cư có tốt hơn không?
a.Tốt hơn *
b.Kém hơn *
c.Ý kiến khác:……………………………………………………………
……………………………………………………………………………
9.Với thu nhập hiện nay có đảm bảo cuộc sống của gia đình không?
a.Có đảm bảo *
b.Không đảm bảo *
c.Ý kiến khác:………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………
10.Trong gia đình ông (bà) hiện nay có tất cả bao nhiêu lao động (nhân khẩu)?
a.1 đến 2 người *
b.3 đến 5 người *
c.6 người trở lên *
11.Trong số lao động trong gia đình ông (bà) có bao nhiêu người ở độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi?
Trả lời:……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
12.Khi chuyển lên khu vực tái định cư ông (bà )đã gặp những khó khăn gì trong vấn đề việc làm ?
a.Đi làm xa xôi *
b.Thiếu vốn đầu tư *
c.Giá cả vật chất tăng cao *
d.Thiếu nguồn lao động *
e.Một số khó khăn khác:………………………………………………….
……………………………………………………………………………
13.Khi chuyển lên khu tái định cư ông (bà)đã nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương ?
a.Hỗ trợ về vốn *
b.Đào tạo nghề *
c.Giới thiệu việc làm *
d.Các hỗ trợ khác:………………………………………………………...
……………………………………………………………………………
14.Theo ông (bà)những hỗ trợ đó đã mang lại mhững hiệu quả như thế nào trong việc giải quuyết công ăn việc làm cho ngươi dân ?
a.Mang lại hiệu quả cao *
b.Ít mang lại hiệu quả *
c.Hoàn toàn không mang lại hiệu quả *
d.Ý kiến khác :……………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
15.Hiện tại ông (bà)có muốn thay đổi nghề nghiệp của mình hay không?
a.Có *
b.Không *
16.Ông (bà) có đề xuất gì trong việc giải quyết vấn đề việc làm để ổn định cuộc sống hay không?
Trả lời :…………………………………………………………………. …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn ông(bà) đã trả lời đầy đủ các câu hỏi trên!
c³d
Bảng xử lý số liệu:
2. Giới tính:
Giới tính Tỉ lệ %
Nam 47%
Nữ 53%
3. Độ tuổi:
Độ tuổi
Tỉ lệ %
Trong đó nữ %
Từ 15 – dưới 30
24
50
Từ 30 – 40
49
61,2
Từ 40 – 60
27
37
4. Trình độ văn hóa:
Trình độ
Tỉ lệ %
Trong đó nữ %
Tốt nghiệp tiểu học
41
46,3
Tốt nghiệp THCS
38
52
Tốt nghiệp THPT
4
50
Trên THPT
3
66,6
Ý kiến khác
14
64,2
5. Nghề nghiệp trước khi lên khu tái định cư:
Nghề nghiệp
Tỉ lệ %
Trong đó nữ %
Nghề biển
55
27
Công nhân
5
80
Buôn bán
25
76
Nghề khác
15
46
6. Nghề nghiệp hiện nay:
Nghề nghiệp
Tỉ lệ %
Trong đó nữ %
Nghề biển
29
13,79
Công nhân
15
66,6
Buôn bán
21
80,9
Nghề khác
31
51,6
7. Thu nhập trung bình trên tháng:
Mức thu nhập
Tỉ lệ %
Trong đó nữ %
Dưới 500.000 đ
20
90
500.000 _ dưới 1 triệu
37
41,4
1 triệu _ 2 triệu
34
44,1
Trên 2 triệu
9
40
8. Thu nhập kém hơn hay tốt hơn:
Phương án trả lời
Tỉ lệ %
Tốt hơn
36
Kém hơn
58
Ý kiến khác
6
9. Thu nhập có đảm bảo cuộc sống hay không:
Phương án trả lời
Tỉ lệ %
Có đảm bảo
26
Không đảm bảo
70
Ý kiến khác
4
10. Số nhân khẩu trong gia đình:
Số nhân khẩu
Tỉ lệ %
1 _2 người
57
3 _5 người
35
Trên 5 người
8
11. Số lao động 15 – 30 tuổi trong các gia đình: Trong 100 hộ được hỏi thì có tất cả 80 lao động từ 15 _ 30 tuổi trong gia đình họ.
12. Một số khó khăn trong vấn đề việc làm sau tái định cư:
Các khó khăn
Tỉ lệ %
Đi làm xa
56
Thiếu vốn
49
Giá cả vật chất tăng cao
81
Thiếu nguồn lao động
11
Ý kiến khác
16
13. Hỗ trợ của chính quyền địa phương :
Hổ trợ của chính quyền
Tỉ lệ %
Trong đó nữ %
Hổ trợ vốn
44
61,3
Đào tạo nghề
3
33,3
Giới thiệu việc làm
17
29,4
Các hổ trợ khác
37
40
Không được hổ trợ
19
57,8
14. Hiệu quả của các hỗ trợ của chính quyền địa phương
Mức hiệu quả
Tỉ lệ %
Hiệu quả cao
12
Ít hiệu quả
58
Hoàn toàn không hiệu quả
16
Ý kiến khác
14
15. Nhu cầu thay đổi nghề của người dân:
Phương án trả lời
Tỉ lệ %
Trong đó nữ
Có nhu cầu
41
60,9
Không có nhu cầu
59
50,8
16. Một số đề xuất cơ bản của người dân:
- Hỗ trợ vay vốn, với nguồn vốn lớn và lãi suất thấp.
- Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.
- Đưa nghề phụ về địa phương giúp chị em thêm thu nhập.
Đường Xuân Diệu sau khi giải tỏa
Phụ lục III: Một số hình ảnh
Tài sản chủ yếu của người làm biển
Nơi làm việc của ngư dân “ Xóm Tiêu”
Đàn ông nhậu lúc không đi biển
Một góc chợ “ Xóm Tiêu”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Oanh : - Công tác xã hội đại cương – nhà xuất bản
giáo dục (năm 1998)
- Phát triển cộng đồng – Đại học Mở Bán Công TP.HCM(Năm 2000)
2. TS Nguyễn Quý Thanh: Phương pháp nghiên cứu xã hội học – nhà xuất
bản ĐHQG Hà Nội (Năm 2001)
3.Th.S. Lê Văn Thành(Viện kinh tế TPHCM) – Công trình nghiên cứu
“Đánh giá thực trạng đời sống người dân tái
định cư trên địa bàn TP.HCM” (năm 2008)
4. Nhà báo: Xuân Vinh “Cần lắm một cần câu” – Báo Bình Định
(3/2008)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu thực trang việc làm của người dân sau tái định cư ở phường Quang Trung TP Quy Nhơn.doc