Các tuyến đường huyết mạch nối Hải Phòng với các tỉnh thành khác như: Quốc lộ 5,
quốc lộ 10, quốc lộ 37, và các tuy ến đường cao tốc như Đường cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng, đư ờng cao tốc ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình.
Là nơi toàn bộ các nhánh hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải Phòng có
mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chính vì điều đó, việc xây dựng cầu đường trở nên rất
quan trọng đối với thành phố này.
Một số công trình cầu tiêu biểu như: cầu Bính bắc qua sông Cấm nối giữa quận Hồng
Bàng và huyện Thủy Nguyên, được cho là một trong những cây cầu đẹp nhất Đông
Nam Á; cầu Lạc Long bắc qua sông Tam Bạc, thuộc quận Hồng Bàng, và được xem
đây là cây cầu có đường dẫn đẹp nhất thành phố; và cầu Quay còn gọi là cầu Xe Lửa,
bắc qua sông Tam Bạc, "cây cầu lịch sử" được xây dựng vào thời thời Pháp thuộc.
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của tình Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BÀI TẬP NHÓM
CÔNG NGHỆ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN DẦU VÀ
THAN ĐÁ
NHÓM 6: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TÌNH
HẢI PHÒNG.
GVHD: PGS.TS Văn Đình Sơn Thọ
SV thực hiện:
Trần Thị Hường – 20104548 – Kinh tế công nghiệp K55
Huỳnh Thái Sơn – 20104759 – Kinh tế công nghiệp K55
Phạm Thị Thành – 20104768 – Kinh tế công nghiệp K55
2
MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. Lời mở đầu .................................................................................... 3
II. Nội dung........................................................................................ 4
II.1 Tình hình kinh tế xã hội của Hải Phòng năm 2012 .................. 4
II.2 Cơ sở hạ tầng của tỉnh ............................................................. 5
II.2.1 Giao thông vận tải ........................................................... 5
II.2.2 Một số công trình xây dựng ............................................. 7
II.3 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng .................................................... 8
II.4 Các nhà máy sản xuất điện tại Hải Phòng ................................ 9
II.5 Mạng lưới truyề tải điện........................................................... 10
III. Kết luận ......................................................................................... 13
3
I. LỜI MỞ ĐẦU
Là một thành phố cảng lớn nhất ở miền Bắc, Hải Phòng được xem là thành
phố có vai trò quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc
phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế
Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với
lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những
động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế -
khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm
phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp,
thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tếvà thủy sản của vùng
duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế
trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch
vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở
của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Trong bài này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội của Hải
Phòng qua các mặt: Tình hình kinh tế của tỉnh, cơ sở hạ tầng, nhu cầu tiêu thụ năng
lượng, các nhà máy sản xuất điện và mạng lưới truyền tải điện tại Hải Phòng.
4
II. NỘI DUNG
II.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HẢI PHÒNG NĂM 2012
Năm 2012, thành phố thực hiện các nhiệm vụ kinh tế trong bối cảnh đặc biệt khó
khắn; kinh tế thế giới chậm phục hồi, suy thoái kinh tế tác động bất lợi đến kinh tế cả
nước nói chung và thành phố nói riêng. Kết quả thực hiện như sau :
Kinh tế thành phố tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) tăng 8,12%, tuy thấp hơn kế hoạch đề ra nhưng vẫn gấp 1,56 lần bình quân
chung của cả nước. Trong đó, tốc độ tăng trưởng nhóm nông, lâm, thủy sản là 4,59%,
đạt kế hoạch đề ra; nhóm công nghiệp, xây dựng là 5,75% và nhóm dịch vụ là
10,47%.
Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào cao, lãi
suất tín dụng chậm được điều chỉnh giảm; sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn
(đặc biệt là xi măng, sắt thép), quy mô sản xuất bị thu hẹp. Chỉ số sản xuất công
nghiệp (IIP) tăng 5,4%, một số ngành chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất công nghiệp
tiếp tục giảm như : sản xuất xi măng, sắt thép, giầy dép, may trang phục, chế biến thủy
sản.
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục ổn định và phát triển khá. Tuy gặp khó
khăn bởi dịch bệnh và thiên tai (đặc biệt là cơn bão số 8) nhưng do vụ chiêm được
mùa với năng suất lúa đạt cao nhất từ trước đến nay (69,42 tạ/ha) nên tốc độ tăng
trưởng GDP và giá trị sản xuất của nhóm ngành này đều hoàn thành kế hoạch cả năm,
đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trên
địa bàn thành phố.
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doạch thu dịch vụ tiêu dùng tăng 21,5% bằng 98,8% kế hoạch. Tổng kim
ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố tăng 13,2% bằng 95% kế hoạch. Sản lượng
hàng qua các cảng trên địa bàn thành phố đạt trên 48,9 triệu tấn, tăng 12,3% bằng
101,2% kế hoạch. Bưu chính viễn thông : mật độ điện thoại đạt 261 thuê bao/100 dân,
bằng 106,8% kế hoạch. Tổng lượng khách du lịch đến Hải Phòng đạt 45,9 triệu lượt
khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch đã đề ra.
5
Thu chi ngân sách nhà nước: Kết quả thu ngân sách đạt thấp cả về tiến độ thực
hiện dự toán và tốc độ tăng trưởng, mức giảm diễn ra ở hầu hết các khoản thu, sắc
thuế; cả năm ước thu đạt 39.518 tỷ đồng, bằng 84,3% so với năm 2011, bằng 69,7%
dự toán Hội đồng nhân thành phố giao; trong đó: thu nội địa 7.512 tỷ đồng, tăng 1,6%
so với năm 2011 bằng 79,5% dự toán. Hụt thu nội địa khoảng 1.900 tỷ đồng. Tổng chi
ngân sách địa phương ước trên 8.390 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2011 và bằng
93,9% dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển giảm 10,7%, chi thường xuyên tăng
28,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng tín dụng suy giảm. Tổng nguồn vốn huy động cả năm ước đạt
58.000 tỷ đồng, tăng 20%, tổng dư nợ cho vay đạt 62.000 tỷ đồng, giảm 7% so với
cùng kỳ năm trước.
Hoạt động đầu tư phát triển tiếp tục được tăng cường : Tổng vốn đầu tư toàn xã
hội thực hiện đạt 38.246 tỷ đồng, tăng 9,15%; đạt 100,7% kế hoạch. Thu hút đầu tư
nước ngoài đạt kết quả nổi bật : trong năm có 29 dự án được cấp mới, 24 dự án điều
chỉnh tăng vốn, 01 dự án điều chỉnh giảm vốn, tổng số vốn thu hút trên địa bàn đạt
1.208,01 triệu USD, tăng 32% so với cùng kì năm trước.
Quản lý và phát triển doanh nghiệp : Cấp đăng ký thành lập mới 2.114 doanh
nghiệp với số vốn đăng ký 6.504,9 tỷ đồng, giảm 22% về số doanh nghiệp và giảm
20% về vốn so với cùng kỳ năm trước.
II.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA TỈNH.
II.2.1 Giao thông vận tải
Với vị trí là đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ ra biển của toàn miền Bắc. Hải
Phòng hội đủ tất cả các loại hình giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường không và hệ thống cảng biển.
Hệ thống cảng biển
Hải Phòng có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của củacả miền
Bắc. Do vậy hệ thống cảng biển của thành phố được chú trọng đầu tư mở rộng từ rất
sớm. Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài
6
Gòn là 1 trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính Phủ
nâng cấp. Cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối
Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.
Ngoài cảng biển, ở Hải Phòng còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác
nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho
tàuvận tảiđường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn ("tàu chuột") như cảng sông Vật Cách,
cảng sông Sở Dầu.
Đường sắt
Hải Phòng có một tuyến đường sắt là tuyến Hà Nội - Hải Phòng. Tuyến đường sắt này
dài 102 km đi qua 4 tỉnh thành phố là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng
nó chính là một "cạnh" của tam giác phát triển kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh) của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Điểm đầu là ga Hà Nội và điểm cuối là
Ga Hải Phòng.
Ga Hải Phòng là ga hành khách cuối cùng trên tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng.
Đường hàng không
Ở Hải Phòng hiện chỉ có 1 sân bay phục vụ dân sự làSân bay quốc tế Cát Bi. Sân bay
nằm cách trung tâm thành phố 5 km. Năm 2007 sân bay này phục vụ 185.953 lượt
khách, năm 2011 đạt 631.096 lượt khách. Dự kiến năm 2012, tổng số lượt khách qua
sân bay này là khoảng 740.000 lượt, 5.200 tấn hàng hoá và 5.376 lần chuyến bay.
Sân bay Kiến An là một sân bay quân sự, nằm trên địa phận quận Kiến An, thành phố
Hải Phòng.
Đây là một sân bay dự bị cho sân bay Cát Bi, có 1 đường băng dài 2400 mét bề mặt
bằng bê tông, nằm cạnh dãy núi Yên Ngựa ở quận Kiến An, , cách sân bay Quốc tế
Cát Bi khoảng 10 Km về phía Tây.
7
Đường bộ
Các tuyến đường huyết mạch nối Hải Phòng với các tỉnh thành khác như: Quốc lộ 5,
quốc lộ 10, quốc lộ 37, và các tuyến đường cao tốc như Đường cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng, đường cao tốc ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình.
Là nơi toàn bộ các nhánh hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải Phòng có
mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chính vì điều đó, việc xây dựng cầu đường trở nên rất
quan trọng đối với thành phố này.
Một số công trình cầu tiêu biểu như: cầu Bính bắc qua sông Cấm nối giữa quận Hồng
Bàng và huyện Thủy Nguyên, được cho là một trong những cây cầu đẹp nhất Đông
Nam Á; cầu Lạc Long bắc qua sông Tam Bạc, thuộc quận Hồng Bàng, và được xem
đây là cây cầu có đường dẫn đẹp nhất thành phố; và cầu Quay còn gọi là cầu Xe Lửa,
bắc qua sông Tam Bạc, "cây cầu lịch sử" được xây dựng vào thời thời Pháp thuộc.
Giao thông đô thị
Thành phố Hải phòng có khoảng 600 tuyến đường phố, nằm trong 7 quận nội thành.
Đường dài nhất là đường Phạm Văn Đồng, dài 14.5 km. Ngắn nhất là phố Đội Cấn,
nối từ phố Lê Lợi đến phố Lương Văn Can thuộc quận Ngô Quyền, chỉ dài hơn 70
mét.
Hầu hết các quận huyện của Hải Phòng đều có các bến xe vận chuyển hành khách và
hàng hóa.
II.2.2 Một số công trình xây dựng
Khu công nghiệp
Thành phố có mạng lưới các khu công nghiệp được bố trí hợp lý với các khu công
nghiệp lớn: Nomura - Đình Vũ, Đồ Sơn – Hải Phòng, Vinashin – Shinec, Tân Liên và
nhiều cụm công nghiệp nhỏ và vừa: Quán Toan, Đông Hải, Kiến An – An Tràng...
Một số khu công nghiệp lớn của các nhà đầu tư Xinh-ga-po, Đài Loan, Đức đang
được nghiên cứu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sẵn sàng mời gọi
các nhà đầu tư nước ngoài.
8
Một số chợ tiêu biểu
Hải Phòng có một số chợ lớn như: chợ Sắt, chợ Hàng, chợ Giá,chợ đêm Tam Bạc, chợ
Ga, chợ Con, chợ An Dương, chợ hoa Hạ Lũng…
Trung tâm thương mại, siêu thị lớn
- Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế: hay còn gọi là Cánh Diều hay Nhà Diều. Đây là
trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
- TTTM Minh Khai (Phố Minh Khai, quận Hồng Bàng).
- CatBi plaza : - TTTM Parkson/ TD Plaza (Đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền
-Siêu thị BigC (Đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền).
- Siêu thị Metro (Đường Hồng Bàng, quận Hồng Bàng).
- Siêu thị Hapromart (230 Trần Thành Ngọ, quận Kiến An).
- Siêu thị Intimex (Phố Lạch tray, quận Ngô Quyền).
II.3 NHU CẦU TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG.
Tiêu thụ điện:
Trong 3 tháng đầu năm 2012, điện thương phẩm của Công ty điện lực Hải Phòng thực
hiện đạt 695,37 triệu kWh, chỉ tăng 2,53% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, lĩnh
vực nông - lâm - ngư nghiệp tiêu thụ 1,61 triệu kWh; công nghiệp - xây dựng 418,64
triệu kWh; thương nghiệp - dịch vụ 16,86 triệu kWh; quản lý tiêu dùng 237,37 triệu
kWh; các hoạt động khác 20,89 triệu kWh. So với năm 2011, thành phần điện công
nghiệp - xây dựng và nông - lâm - ngư nghiệp giảm, trong khi các thành phần khác
đều tăng.
Tăng trưởng điện thương phẩm trong quý I đạt thấp chủ yếu do một số khách hàng lớn
như xi măng, sắt, thép phải sản xuất cầm chừng, dẫn đến tỷ trọng tiêu thụ điện của
9
ngành công nghiệp - xây dựng giảm đáng kể. Quý I/2012, thành phần điện công
nghiệp - xây dựng chỉ thực hiện được bằng 97,72% so với cùng kỳ năm 2011 và
chiếm tỷ trọng 60,2%. Điện thương phẩm phần lớn tăng ở thành phần quản lý, tiêu
dùng dân cư (tăng 9,91%), chiếm tỷ trọng 34,14%.
Nhưng do thực hiện chính sách tiết kiệm điện, 5 tháng đầu năm, toàn Thành phố đã
tiết kiệm được 19,979 triệu kWh. Trong đó, thành phần quản lý, tiêu dùng dân cư tiết
kiệm được 7,676 triệu kWh; các đơn vị hành chính - sự nghiệp tiết kiệm 0,106 triệu
kWh; chiếu sáng công cộng 0,236 triệu kWh; các thành phần khác tiết kiệm được
11,958 triệu kWh.
II.4 CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐIỆN TẠI HẢI PHÒNG
Hiện tại Hải Phòng mớicó hai nhà máy nhiệt điện: nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và
nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2(đều ở khu vực xã Tam Hưng, Thủy Nguyên, Hải
Phòng). Nhà máy nhiệt điện 1 đã hòa lưới điện quốc gia, nhà máy nhiệt điện 2 vẫn
đang trong quá trình xây dựng.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 được thiết kế theo công nghệ lò hơi đốt
than phun, tua bin-máy phát tiên tiến, hiện đại; tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. Dự
kiến khi đi vào sản xuất, nhà máy sẽ cung cấp khoảng 7,2 tỷ kWh/năm.
Tổ máy 1 và 2 của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 đã vận hành thương mại an toàn,
hiệu quả. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 2 đang được xây dựng khẩn trương, đạt
khoảng 65% kế hoạch.
Kể từ khi vận hành đến nay, Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1 đã phát lên lưới điện
quốc gia ước đạt 5,34 tỷ kWh. Dự kiến, tổ máy 3 Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 2 sẽ
phát điện quý I/2014, tổ máy 4 phát điện vào quý II/2014.
10
II.5 MẠNG LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN
Các công trình lưới điện:
TT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ
Km
QUY MÔ
I Đường dây
1 Đường dây 220kV
a Đường dây 220kV Đồng Hoà
Đình Vũ
17,7 2 mạch, tiết diện 500mm2
b Đường dây 220kV NMNĐ
HP1 - Vật Cách
17,5 Mạch kép, dây dẫn phân pha
2x400mm2
c Đường dây 220kV NMNĐ
HP1- Đình Vũ
16 Mạch kép, dây dẫn phân pha
tiết diện 2x400mm2
d Đường dây 220kV Tràng Bạch
- Vật Cách - Đồng Hòa (mạch
2)
30,7 tiết diện 400mm2
2 Đường dây 110kV Km
a Rẽ nhánh thép Vạn Lợi 2,5 mạch đơn, tiết diện 240
b Rẽ nhánh Tràng Duệ 2.1 mạch kép tiết diện 240
c Đường dây 110kV Vật Cách
thép Việt ý
3 mạch kép, tiết diện 240
d Đường dây 110kV Chợ Rộc
Cát Bà
36 mạch đơn tiết diện 240
e Đường dây 110kV Cát bi - Hạ
đoạn Đình vũ
2 mạch kép tiết diện 300
f Đường dây 110kV Kiến an
Tiên Lãng
8 mạch kép tiết diện 240
g Rẽ nhánh 110kV Đồ sơn 4.5 mạch kép tiết diện 240
II Trạm biến áp
1 Trạm 220kV kV-MVA
11
a Trạm Đình Vũ 220/110-
1x250
Qui mô 2 máy, trước mắt lắp 1
máy
b Trạm NĐ HP 220/110-
125
Qui mô 1 máy
c Trạm Vật cách mở rộng 220/110-
125
Lắp máy biến áp T2 đưa quy
mô trạm lên thành 2 máy 125
MVA
2 Trạm 110kV
a Trạm thép Vạn lợi 110/22-
2x63
Qui mô 2 máy
b Trạm thép Việt ý 110/22-
100+60
Qui mô 2 máy
c Trạm Tràng Duệ 110/35/22-
2x40
Qui mô 2 máy trước mắt lắp 1
máy
d Trạm Vật cách 110/35/22-
2x63
Qui mô 2 máy, trước mắt lắp 1
máy
e Trạm KCN Đình Vũ 110/22-
2x63
Qui mô 2 máy
f Trạm Cát Bà 110/35/22-
2x25
Qui mô 2 máy, trước mắt lắp 1
máy
g Trạm KCN Đồ Sơn 110/22-
2x25
Qui mô 2 máy, trước mắt lắp 1
máy
h Trạm Tiên Lãng 110/35/22-
2x25
Qui mô 2 máy, trước mắt lắp 1
máy
- Sản xuất và phân phối điện:
+ Phát triển theo qui hoạch của Tổng sơ đồ V hiệu chỉnh và quy hoạch phát triển điện
lực thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2010 có xét đến 2020 đã được Bộ Công
nghiệp phê duyệt; đảm bảo nâng cao chất lượng điện năng, cấp điện an toàn, tin cậy
12
cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố, góp phần nâng cao đời sống, dân trí
của người dân trên địa bàn. Giảm tổn thất điện năng, tăng hiệu quả khai thác lưới điện,
tiết kiệm trong tiêu dùng điện.
+ Ưu tiên sản xuất điện theo hướng sản phẩm chủ lực. Tập trung huy động mọi nguồn
vốn trong và ngoài nước để xây dựng một số nhà máy nhiệt điện, chủ động góp phần
cân đối nhu cầu điện; đồng thời tăng cường sử dụng nguồn năng lượng mới, năng
lượng tái tạo và nguồn điện tại chỗ tại các vùng xa thành phố.
13
III. KẾT LUẬN.
Với những tìm hiểu về Hải Phòng ở trên, chúng tôi nhận thấy tiềm năng phát triển
kinh tế xã hội của Hải Phòng hiện nay là rất lớn. Tốc độ phát triển kinh tế ổn định
qua các năm, cơ sở hạ tầng được tỉnh chú trọng, thu hút sự đầu tư của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Vấn đề năng lượng, đặc biệt là tiết kiệm năng lượng
được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền, doanh nghiệp, cũng như nhân dân
trong tỉnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cntdpdf_1769.pdf