Tìm hiểu và ngăn chặn lũ quét lũ ống

I. GIỚI THIỆU VỀ LŨ ỐNG – LŨ QUÉT II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA LŨ ỐNG – LŨ QUÉT III. SỰ HÌNH THÀNH LŨ ỐNG – LŨ QUÉT IV. NHỮNG ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA LŨ ỐNG – LŨ QUÉT 1. Tính bất ngờ 2. Tính ngắn hạn, ác liệt 3. Tính hàm chứa lượng vật rắn rất lớn V. ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ỐNG – LŨ QUÉT VI. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC 1. Thành lập bản đồ nguy cơ lũ quét: VII. MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ ỐNG – LŨ QUÉT 2. Một số biện pháp phòng chống lũ ống – lũ quét 2.1. Các biện pháp công trình a. Tăng khả năng thoát lũ của lòng dẫn b. Phân dòng lũ c. Xây dựng đê, tường chắn lũ quét. d. Tách vật rắn khỏi dòng lũ e. Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước f. Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống. g. Sử dụng đất hợp lý 2.2. Các biện pháp phi công trình a. Quản lý sử dụng đất b. Điều chỉnh các điểm định cư c. Điều chỉnh điều kiện mặt đệm lưu vực và các khu trữ lũ. d. Sơ tán khỏi vùng lũ quét. e. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật f. Các hoạt động sơ tán, tìm kiếm và cứu trợ khi lũ quét xảy ra g. Tổ chức nghiên cứu về lũ quét h. Nghiên cứu, ban hành các chính sách có liên quan đến quản lý lũ quét Tuyên truyền giáo dục về lũ và lũ quét, huấn luyện tập dượt các phương án i. phòng chống lũ j. Cơ cấu tổ chức

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5122 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu và ngăn chặn lũ quét lũ ống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU VỀ LŨ ỐNG – LŨ QUÉT NGUYÊN NHÂN GÂY RA LŨ ỐNG – LŨ QUÉT SỰ HÌNH THÀNH LŨ ỐNG – LŨ QUÉT IV. NHỮNG ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA LŨ ỐNG – LŨ QUÉT Tính bất ngờ Tính ngắn hạn, ác liệt Tính hàm chứa lượng vật rắn rất lớn ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ỐNG – LŨ QUÉT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Thành lập bản đồ nguy cơ lũ quét: MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ ỐNG – LŨ QUÉT Một số biện pháp phòng chống lũ ống – lũ quét Các biện pháp công trình Tăng khả năng thoát lũ của lòng dẫn Phân dòng lũ Xây dựng đê, tường chắn lũ quét. Tách vật rắn khỏi dòng lũ Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống. Sử dụng đất hợp lý Các biện pháp phi công trình Quản lý sử dụng đất Điều chỉnh các điểm định cư Điều chỉnh điều kiện mặt đệm lưu vực và các khu trữ lũ. Sơ tán khỏi vùng lũ quét. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật Các hoạt động sơ tán, tìm kiếm và cứu trợ khi lũ quét xảy ra Tổ chức nghiên cứu về lũ quét Nghiên cứu, ban hành các chính sách có liên quan đến quản lý lũ quét Tuyên truyền giáo dục về lũ và lũ quét, huấn luyện tập dượt các phương án phòng chống lũ Cơ cấu tổ chức KHÁI NIỆM VỀ LŨ ỐNG- LŨ QUÉT Lũ quét là sự chảy dồn nước nhanh vào một vùng tương đối rộng (tới vài chục km2) thường quét theo các triền sông, suối  với cường độ mạnh xảy ra bất ngờ, duy trì trong một thời gian ngắn và có sức tàn phá rất mạnh, quét sạch hoặc phá huỷ hầu như mọi vật trên bề mặt mà dòng nước chảy qua. Lũ quét là một dạng tai biến nguy hiểm xếp hàng thứ ba sau động đất, trượt đất. Lũ quét rất thường xuyên xẩy ra nhiều vị trí ở Tây Bắc Bộ, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Có nhiều vị trí lũ quét xẩy ra liên tiếp nhiều năm trên diện rộng. Lũ ống là sự chảy dồn nước bộc phát đột ngột từ cao xuống thấp với tốc độ rất cao vào một thung lũng suối nhỏ hoặc một khe hẻm có quy mô nhỏ hơn (từ vài trăm mét đến vài km) theo sườn rất dốc, tạo thành một khối nước hình ống, thời gian xẩy ra rất ngắn  và sức tàn phá cũng rất mạnh. TỔNG QUAN VỀ LŨ ỐNG – LŨ QUÉT NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH LŨ QUÉT Nguyên nhân gây ra lũ quét do mưa to nhiều ngày liên tiếp với cường độ mạnh, mưa nhiều ngày liên tục và kết thúc bằng một trận mưa cường độ cao ở những nơi có địa hình dốc, đặc biệt ở những nơi mà địa hình hai phía thung lũng đều dốc, ở những khu vực đồi núi trọc, thực vật ít thì sự tàn phá của lũ quét càng mạnh và tần suất càng cao. Khi lũ quét xẩy ra trong khu vực có các thành tạo bị vỡ vụn, bị phong hoá mạnh thì thường kèm theo dòng bùn đá rất nguy hiểm (điển hình là trận lũ quét kèm dòng bùn đá ở Nậm Coóng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu). Lũ quét xảy ra chịu ảnh hưởng của các dạng tổ hợp, các điều kiện tự nhiên và các hình thức hoạt động của con người trên lưu vực. Đi vào bản chất, có thể phân nhân tố theo 3 nhóm tùy theo tốc độ biến đổi của chúng. Hình :. Các nhân tố hình thành lũ quét ở Việt Nam Các hình thức hoạt động của con người trên lưu vực có thể ảnh hưởng đến cả ba nhóm các nhân tố: biến đổi nhanh, biến đổi chậm và ít biến đổi. Song biến đổi rõ nhất là các nhóm nhân tố biến đổi nhanh. Đây là nhóm nhân tố chỉ thị thường được chọn làm các đặc trưng để phân biệt lũ quét với lũ thường. Nhóm các nhân tố biến đổi chậm tham gia vào quá trình hình thành lũ quét khi quá trình biến đổi vượt qua một "ngưỡng" nào đó. "Ngưỡng" của từng nhân tố là một khoảng khá rộng vì lũ quét hình thành do những tổ hợp khác nhau của các nhân tố. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH VÀ VẬN ĐỘNG CỦA LŨ QUÉT Lũ quét xảy ra ác liệt, tập trung rất nhanh lượng vật chất hỗn hợp nước và chất rắn, lũ kết thúc nhanh là những đặc điểm quan trọng nhất dễ nhận thấy. Lũ quét có những đặc điểm khác biệt như vậy là do cơ chế hình thành và vận động của lũ quét đã thay đổi về căn bản so với lũ nước thông thường. Do điều kiện mặt đệm thay đổi đáng kể, kết hợp với cường độ mưa lớn hiếm thấy làm cho cơ chế hình thành dòng nước lũ trong lũ quét đã khác hẳn với cơ chế trước đó: cơ chế hình thành nước lũ theo phương thức vượt thấm là chính (dòng mặt chiếm tuyệt đại bộ phận) đã thay cơ chế dòng bão hòa trước đó. Vì thế, dòng chảy mặt tràn lan trên mặt lưu vực, xói mòn rửa trôi mạnh hơn, vật chất tập trung nhanh hơn hẳn, hầu như đồng thời đổ về hạ lưu. Trong quá trình hình thành, với cơ chế và phương thức vận động như vậy, dòng nước lũ thông thường dần dần chuyển hóa, lũ quét tập trung nhanh hơn, tạo ra dòng xiết trong lòng dẫn, đỉnh lũ cao, động năng rất lớn. Theo ước tính sơ bộ, trị số dòng chảy rắn thường chiếm 15-20% đỉnh lũ quét. Tại hạ lưu, lũ không những quét mà còn bồi lấp vùng gần cửa sông rất mạnh, tàn phá vùng này theo hai kiểu: quét và bồi lấp. Tổn thất nước trong quá trình hình thành dòng lũ quét là không đáng kể càng làm cho tổng lượng lũ, đỉnh lũ gia tăng. Dòng vật chất lỏng - rắn thường chuyển động trượt trên sườn dốc đứng với lưu tốc đặc biệt lớn khác với dòng chảy theo khe lạch trong các trận lũ thường, gây tiếng động mạnh khi tập trung dòng lũ. Lũ có sức tàn phá ghê gớm, gây thiệt hại lớn cho vùng hạ lưu thung lũng sông và hủy hoại rõ rệt trên bề mặt lưu vực. Với nhận thức như trên về cơ cấu hình thành và vận động của lũ quét, rõ ràng, cùng với các loại biện pháp tác động vào các nguyên nhân, cần có những biện pháp làm thay đổi cơ chế hình thành và vận động của dòng lũ. Trước hết là những biện pháp nhằm làm cho cơ chế dòng vượt thấm chuyển một phần sang cơ chế bão hòa, tăng tổn thất nước, giảm tổng lượng nước lũ, sau đó là giảm xói mòn, rửa trôi, điều tiết dòng chảy, cản trở tập trung nhanh và đồng thời nước lũ về hạ lưu, giảm động năng, lượng bùn cát - vật chất rắn khác trong dòng lũ, chia cắt lũ, trữ chậm lũ, hạn chế tiết diện "quét", diện bồi lấp và cuối cùng là giảm, hạn chế tác hại của lũ quét. Rõ ràng ở đây việc áp dụng các biện pháp phi công trình và công trình trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông... là cần thiết. Các biện pháp tăng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, hồ chống lũ... là những biện pháp hiệu quả nhất tác động vào mặt cơ chế hình thành, vận động của lũ quét. NHỮNG GIAI ĐOẠN CHÍNH HÌNH THÀNH LŨ QUÉT Sự hình thành lũ quét trải qua các giai đoạn sau: - Mưa lớn, cường độ lớn gây hình thành dòng lũ mặt lớn và đặc biệt tràn ngập trên mặt lưu vực nhỏ vùng núi dốc có độ che phủ rừng ít, bị khai thác mạnh mẽ, tiềm tàng nhiều điều kiện thuận lợi cho xói mòn, rửa trôi đất đá, bùn cát, cây cối, song lòng dẫn lại tiêu thoát kém. - Nước lũ gây xói mòn, rửa trôi, sạt, trượt, sụt lỡ mạnh mặt lưu vực, cuốn theo các vật chất rắn, dòng lũ khi đó thay đổi căn bản về chất, trở thành dòng chất lỏng - rắn (gồm nước - bùn đá - cây cối...) tập trung vào sông chính. Lũ khi đó có tổng lượng lớn hơn hẳn tổng lượng dòng lũ nước sinh ra nó. Dòng lũ bùn - nước - cây cối tập trung hầu như đồng thời, rất nhanh từ các sườn dốc lưu vực (thường có độ dốc lớn, trên 20-30%) vào lòng dẫn, đổ vào các vùng trũng, thung lũng sông ở dạng lũ quét rồi thoát một phần nước - bùn cát - cây cối ra sông chính. Dòng lũ quét tàn phá mọi vật cản trên đường chuyển động, tạo ra lòng dẫn mới, xói, bồi lòng dẫn cũ. Bồi lắng bùn cát, đất đá, cây cối ở các vùng trũng, thấp dọc lòng dẫn (cũ và mới tạo thành trong trận lũ quét) ở dạng các bãi lầy, bãi bùn cát, đá sỏi, cây cối phủ đầy vườn tược và cả những khu dân cư, kinh tế vùng thấp. Nếu xét về mặt không gian, mỗi giai đoạn nêu trên thường những miền hoạt động chính, hầu như mọi quá trình xảy ra trên toàn bộ lưu vực. - Khu vực sinh ra lũ là phần thượng nguồn lưu vực sông độ dốc lớn, thường chiếm 2/3 diện tích lưu vực. Tại đây, các quá trình chính hình thành dòng chảy mặt, xói mòn, rửa trôi mặt đất xảy ra mạnh nhất. Quá trình tập trung dòng lũ cũng xảy ra đồng thời, song chưa xảy ra mạnh mẽ. - Khu vực tập trung dòng lũ quét, nơi còn xảy ra mạnh mẽ quá trình xói sâu, sạt trượt lỡ đất đá, cuốn trôi cây cối, tắc ứ tạm thời sau vỡ hàng loạt... Khu này bao trùm một phần thấp hơn (thường là phần chân dốc, chân các sườn núi) của thượng lưu, các đoạn sông suối phần trung tâm lưu vực nơi độ dốc lòng dẫn còn rất lớn, hợp lưu của nhiều sông suối trước khi dòng lũ đổ vào thung lũng. - Khu vực chịu lũ: là nơi thường xảy ra mạnh mẽ nhất là quá trình "quét", trong đó hiện tượng xói sâu, lở, sạt trượt còn xảy ra ở cường độ cao trên đoạn đầu của thung lũng, hiện tượng quét, bồi lấp xảy ra mạnh mẽ nhất ở đoạn cuối của thung lũng trước khi lũ quét thoát được dòng chính. NHỮNG ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA LŨ QUÉT a. Tính bất ngờ: Khoảng thời gian từ khi xuất hiện sự gia tăng mực nước trong sông đến khi đạt đỉnh lũ là rất ngắn. Do vậy thường khó khăn trong dự báo, cảnh báo lũ quét một cách hiệu quả ở trình độ chuyên môn và kỹ thuật hiện nay. Hiểu biết rõ về cơ chế hình thành, những đặc tính và đặc trưng của lũ quét từ đó có thể có biện pháp dự báo, cảnh báo hiệu quả. Mặc dù vậy, lũ quét vẫn là thiên tai bất ngờ ngay cả khi đã báo trước được 1-3 giờ. Cần có biện pháp đặc biệt để giảm tính chất này của lũ quét. b. Tính ngắn hạn, ác liệt: Lũ quét thường tồn tại trong thời gian ngắn, thường kết thúc sau 10-18 giờ, rất ít khi quá 1 ngày, nước lũ lớn xói mòn, rửa trôi khối lượng rất lớn vật chất rắn từ các sườn núi dốc rồi trở thành dòng bùn - nước - vật rắn tập trung hầu như đồng thời và rất nhanh. Do đó, lũ quét thường có nhánh lên xuống rất dốc, khác hẳn lũ thường, lại có đỉnh rất lớn, tổng lượng lớn, hơn hẳn đỉnh lũ nước (có khi gấp 2-5 lần) trong điều kiện mưa tương đương do cơ chế hình thành và vận động khác hẳn. Như thế, để giảm hoặc loại trừ tính ngắn hạn của lũ quét, các biện pháp có lẽ phải hướng vào kéo dài thời gian lũ lên (là chủ yếu) và lũ xuống mà trên căn bản là hướng vào tăng thời gian tập trung dòng lũ ở lưu vực, từ đó cũng giảm hẳn tính ác liệt của lũ (giảm đỉnh lũ, tần suất lũ lên, xuống, lưu tốc dòng sông)... c. Tính hàm chứa lượng vật rắn rất lớn: Dòng lũ quét khác hẳn dòng lũ nước thường bởi tỷ lệ vật chất rắn rất lớn. Trong quá trình hình thành và vận động, tỷ lệ vật rắn trong dòng lũ quét không ngừng tăng lên, tăng mạnh nhất ở khu vực hai - khi chuyển động từ trên núi cao xuống thung lũng. Lượng chất rắn thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% trong dòng lũ để trở thành dạng lũ bùn đá. Một dòng chảy như vậy, xét về bản chất hình thành và động lực của nó đã khác biệt về chất so với lũ nước thông thường. Dòng lũ quét là pha trung gian giữa vật thể lỏng và rắn. Để giảm và hạn chế tác động đặc tính này của dòng lũ quét, hoặc ngăn ngừa nguy cơ lũ quét, cần phải có biện pháp nhằm vào giảm xói mòn, sạt, trượt, tức là giảm lượng vật chất rắn trong lũ, có biện pháp cắt bớt lượng vật rắn trong lũ quét, giảm quá trình chuyển động trượt ... NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LŨ QUÉT: Để thiết kế, thực thi bất kỳ loại biện pháp công trình nào, ngay cả với biện pháp phi công trình thì các đặc trưng cơ bản của lũ quét là những cơ sở quan trọng nhất, ngoài những hiểu biết về khu vực hình thành, vận động, khu vực chịu lũ, đặc tính của lũ quét. Những đặc trưng cơ bản của lũ quét là: - Thời gian xuất hiện, thời gian lũ lên, xuống và cả trận, quá trình lũ quét. - Đỉnh lũ và thời gian xuất hiện, biên độ lũ, lưu tốc trung bình và cực đại, phân bố. - Cường suất lũ lên, xuống trung bình và lớn nhất. - Tổng lượng, thành phần vật chất trong lũ (lỏng, rắn), đặc trưng cơ lý của dòng. - Thời gian tập trung lũ, thời gian truyền lũ, khả năng chuyển tải của dòng lũ quét. - Thành phần chất rắn, thành phần hạt, phân bố hạt trong dòng lũ quét. - Động lượng của dòng và tác động của dòng khi gặp vật cản. - Kích thước hình học của dòng. - Áp lực thủy động khi vỡ đập, và các chỗ tắc ứ tạm thời khi có lũ quét. - Vận tốc quán tính khi lũ gia tăng và tắt dần tùy theo yêu cấu trúc lũ quét Loại thiên tai này kéo theo hiện tượng trượt lở đất, phá huỷ rừng, xói mòn đất và gây ra những thiệt hại về kinh tế - xã hội ở nhiều khu vực, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi phía Bắc. Sự xói mòn xảy ra mạnh nhất ở độ cao 1000-2000 m và thường gây ra trượt lở đất, nứt đất khi có các trận mưa rào lớn. Do xói mòn mạnh, một lượng lớn các chất dinh dưỡng như nitơ, kali, canxi, magiê cùng các loài vi sinh vật bị cuốn rửa trôi. Đất dần dần mất khả năng tích nước và trở nên rắn, chặt hơn. TỔNG QUAN VỀ TÂY NGUYÊN Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam: Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Thông thường, mỗi năm trên mỗi sông suối ở Tây Nguyên có từ 4 đến 6 trận lũ. Biên độ lũ (chênh lệch giữa mực nước chân lũ lên với mực nước đỉnh lũ) đạt từ vài ba mét đến bảy, tám mét, thậm chí trên một số sông suối nhỏ, biên độ lũ có thể lớn hơn 10 mét. Do có địa hình dốc, mưa tập trung nên trên các sông suối ở Tây Nguyên có tốc độ dòng chảy lũ khá lớn, từ 2,0 đến 4,0m/giây. Lũ lên, xuống cũng khá nhanh, cường suất lũ đạt từ 0,20 đến 0,50m/giờ đối với các sông suối có diện tích lưu vực nhỏ hơn 1000 km2; từ 0,10 – 0,30m/giờ đối với các sông lớn hơn; cường suất lũ lên lớn nhất có thể đạt 1,50 – 1,80m/giờ. Thời gian mỗi trận lũ phụ thuộc vào tính chất mưa, hình dạng lưu vực và độ che phủ của thảm thực vật trên lưu vực. Nước lũ trên các sông suối ở Tây Nguyên do mưa sinh ra. Những trận mưa sinh lũ thường là mưa lớn trên diện rộng, xảy ra chủ yếu trong thời kỳ giữa và cuối mùa mưa hàng năm (từ tháng 7 đến tháng 10). Đầu mùa mưa, chỉ có những trận mưa có lượng trên 100mm/trận, với cường độ mưa trên 30mm/giờ và diện mưa trải rộng từ hàng chục ki-lô-mét trở lên mới có khả năng sinh lũ. Trước đây, khi diện tích rừng còn chiếm phần nhiều, thời gian tập trung nước để hình thành lũ khá dài, từ vài ba ngày trở lên. Thời điểm xuất hiện đỉnh lũ cũng thường muộn hơn từ 6 đến 12 giờ đối với các sông suối có diện tích lưu vực từ 1000 km2 trở xuống và từ 10 – 24 giờ đối với các sông có diện tích lưu vực lớn hơn 1000 km2. Những năm gần đây, do rừng bị chặt phá nhiều, đất đai bị san ủi, sông suối bị ngăn, chặn làm nhiều khúc nên khả năng điều tiết dòng chảy tự nhiên của lưu vực sông giảm mạnh làm cho nước lũ  xuất hiện bất ngờ và nguy hiểm hơn. Thậm chí chỉ cần một trận mưa dông đầu mùa mưa cũng đủ gây lũ quét và sạt lở đất. Mùa lũ chính vụ trên các sông chính ở Tây Nguyên như sông Sêrêpôk, sông Ba, sông Dak Bla, Đồng Nai thượng thường trùng với mùa có các nhiễu động mạnh như bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông hoặc đổ bộ vào vùng bờ biển từ Trung Trung bộ đến Nam Trung bộ, kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh trong thời kỳ tháng 8, tháng 9 và không khí lạnh tăng cường trong thời kỳ tháng 10, tháng 11. Phần nhiều những cơn bão, áp thấp nhiệt đới này tạo nên dải hội tụ có trục đi ngang qua Trung bộ. Do vậy, đa phần Tây Nguyên nằm ở phần phía Nam dải hội tụ này nên mưa lũ thường xuất hiện. Đặc biệt nếu bão hoặc áp thấp đổ bộ vào vùng bờ biển từ Bình Định đến Nha Trang thì tàn dư của nó thường gây mưa lũ lớn ở Tây Nguyên. Những năm gần đây, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, biến trình mưa ở khu vực Tây Nguyên cũng có những thay đổi nhất định. Theo đó, số trận mưa có cường độ và lượng lớn có xu thế tăng lên. Kết hợp với những biến đổi tại chỗ như việc chặt phá rừng cùng nhiều hoạt động khác làm thay đổi diện mạo tự nhiên của lưu vực đã khiến cho dòng chảy lũ trên các sông suối ở Tây Nguyên trở nên hung dữ hơn, có mức độ tàn phá khốc liệt hơn. Theo số liệu thống kê, trong vòng 15 năm trở lại đây, ở khu vực Tây Nguyên đã có 18 trận lũ lớn đến đặc biệt lớn và lũ quét gây ngập lụt trên diện rộng. XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ ỐNG – LŨ QUÉT Thành lập bản đồ nguy cơ lũ quét – lũ ống Phân vùng nguy cơ lũ quét dựa trên cơ sở phân tích từng vùng, từng đơn vị diện tích và tác động tổng hợp của các yếu tố: Địa hình, hình dạng lưu vực, hướng dòng chảy thể hiện ở bản đồ phân cấp độ dốc Khả năng thấm của đất, khả năng sinh dòng chảy, xói mòn, rửa trôi thể hiện ở bản đồ phân bố các loại đất Mặt đệm, lớp phủ thực vật và các yếu tố tác động của con người thể hiện ở bản đồ lớp phủ thực vật  Sơ đồ các bước thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét Các biện pháp ngăn ngừa lũ quét – lũ ống Biện pháp công trình Tăng khả năng thoát lũ của lòng dẫn Sự tiêu thoát nước kém là một yếu tố ảnh hưởng đến cường độ lũ. Nhất là những đoạn hạ lưu, khi lũ tập trung nhanh, lưu lượng lớn mà lại tiêu thoát kém thì tác động càng mạnh. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ chủ yếu bao gồm địa hình cửa sông hẹp, quanh co hay bị các hộ dân lấn chiếm, vứt rác… tức là tạo các chướng ngại làm tắc nghẽn dòng chảy. Để phòng tránh và giảm nhẹ ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống địa phương cần thường xuyên tiến hành các hoạt động: Phá, loại bỏ các chướng ngại tự nhiên: phát quang cây cối trong khu vực lòng dẫn. Loại bỏ các chướng ngại nhân tạo: cầu đổ, các công trình hư hại, các loại vật liệu rắn chất đống trong lòng dẫn… Quy định phương thức khai thác vật liệu trên sông, trong lòng dẫn, các điểm dân cư, dỡ bỏ vùng lấn chiếm… Nghiêm cấm việc san lấp sông suối và đổ chất thải rắn làm ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ. Công tác này đòi hỏi phải làm thường xuyên trước mỗi mùa mưa, trong mùa lũ. Phân dòng lũ quét Phân dòng nhằm giảm tính ác liệt của lũ từ đó giảm tác động quét và bồi lấp bùn cát. Phân lũ là làm cho một phần hoặc toàn bộ lưu lượng lũ quét đi theo một tuyến khác ra sông chính hoặc vùng trữ để không gây thiệt hại cho vùng bảo vệ ở thung lũng sông. Việc phân dòng thường được thực hiên bằng cách đào kênh để dẫn ra sông chính hoặc vùng trũng. Tách vật rắn khỏi dòng lũ Biện pháp nhằm tách nước ra khỏi vật chất rắn trong dòng lũ quét để giảm được tác động của nó. Khi đa phần các vật chất rắn bị tách thì lũ quét sẽ trở thành lũ thường và có thể giảm nhẹ bằng các công trình quen biết trên sông. Để tách vật chất rắn, các loại đập có độ dốc đáy nhỏ hoạc các tấm đập chắn thấp ngay đáy lòng dẫn thường được sử dụng. Biện pháp kĩ thuật thủy lợi Biện pháp kĩ thuật thủy lợi nhằm cải thiện địa hình đồi núi, làm gián đoạn lòng chảy, lưu trữ nước ở sườn dốc, thực hiện thủy lợi hóa. Đây là biện pháp khống chế dòng lũ quan trọng và có hiệu quả lớn. Các biện pháp công trình đơn giản bao gồm: đắp bờ dưới nước, đào mương ngăn nước ở khe suối, xây dựng các đập kiểm soát. Biện pháp thủy lợi quan trọng khác là: xây dựng hồ chứa kiểm soát lũ, công trình phân chậm lũ, thoát lũ,… Tăng khả năng thoát lũ của cầu cống bằng Mở rộng khẩu độ cầu cống là biện pháp đặc biệt cần thiết ở những đoạn sông, suối thường xảy ra lũ quét. Quạt bồi do lũ quét tạo ra ngày càng cao, khẩu độ cầu cống sẽ không đủ thoát nước, cần mở rộng khẩu độ hoặc xây thêm cầu ở vị trí thấp của quạt bồi. cầu cống phải được xây dựng kiên cố, duy tu và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo cho nền đường và cầu cống được an toàn vì dòng lũ quét khi chảy có cuốn theo một lượng lớn bùn đá, lưu tốc cân bằng động lực lớn hơn so với dòng nước bình thường dễ gây tác hại đến nền đường và cầu cống Hạn chế lũ quét bằng đập thủy điện Đập thủy điện với hồ chứa nước có thể giúp điều tiết nước trong mùa lũ. Đập nước được xem là một biện pháp hữu hiệu để trị thủy, kiểm soát dòng chảy, giữ nước trong mùa mưa để hạn chế lũ lụt ở hạ nguồn và xả nước ở mùa khô để giảm bớt hạn hán. Từ các hồ chứa này, người ta còn chú ý khai thác nước cho việc tưới ruộng, cấp nước sinh hoạt, vận tải thủy, nuôi cá trong hồ chứa. Thế nhưng việc xây đập cũng có thể đem lại những hậu quả không nhỏ. Một số liệt kê chính về tác động môi trường có thể có của các đập nước, như:   Một lượng lớn phù sa sông bị giữ lại ở trong lòng hồ chứa làm chất lượng ở hạ nguồn giảm, đồng ruộng sẽ thiếu phù sa màu mỡ bồi bổ khiến nông dân phải  nhập phân bón hóa học vừa tốn tiền, vừa tác hại cho đồng ruộng, sinh vật chung quanh và cả con người. Nhiều loại cá sông không thể tồn tại và phát triển vì đường đi để sinh sản và kiềm ăn của chúng bị cắt đứt. Một số công trình hồ chứa có hạng mục xây dựng đường đi cho cá nhưng thực tế nhiều nới có công trình này nhưng lượng cá trên sông vẫn tụt giảm thê thảm, có nhiều nơi chưa đến 10% so với khi chưa có công trình. Nước trong hồ chứa bị tù đọng có thể sẽ là nơi phát sinh nhiều dịch bệnh từ nguồn nước như sốt rét, sốt xuất huyết, sên sán, tảo độc, ... Một lượng lớn diện tích cây rừng bị mất đi do lòng hồ phải ngập nước, ảnh hưởng này có thể làm giảm nguồn gien thực và động vật quí hiếm, đa dạng. Việc di dân và vấn đề định cư người dân sinh sống trong khu vực lòng hồ có thể là một khó khăn, do tác động đến sự an cư, phong tục tập quán người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Các đập nước lớn có thể gây ra nhiều biến động liên quan đến địa chất, địa hình, thổ nhưỡng. Nước trong lòng hồ có thể thấm qua các tầng đất gây úng nước, tăng mức độ bão hòa các lớp thổ nhưỡng, có thể ảnh hưởng đến việc ổn định vỏ trái đất ở khu vực. Một số nơi hiện tượng động đất, đất chuồi xảy ra thường xuyên sau khi có các hồ chứa. Sự thay đổi chế độ dòng chảy trên sông có thể tạo ra một hình thái xói lở và bồi lấp mới ở hạ lưu. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng một phần ổn định bờ sông và hệ sinh thái hai bên bờ sông. Nước khi chảy qua các turbine máy phát điện sẽ gia tăng nhiệt độ do ảnh hưởng của hiện tượng ma sát dòng chảy với đường ống và thiết bị turbine. Nước xả ra có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nước bình thường của dòng sông cũng gây ra các ảnh hường đến hệ sinh thái và sử dụng nước ở các vùng cận kề nhà máy phát điện. Đập nước có thể bị vỡ do các nguyên nhân như nước lũ dồn về quá lớn vượt qua khả năng xả của đập tràn, áp lực nước lớn có thể phá vỡ kết cấu công trình của đập nước, hoặc do các tác nhân khác như thấm ngang quá lớn gây sạt lở mái đập, các công trình dẫn nước qua đập bị phá hủy, hoặc do động đất tại chỗ hoặc các chấn động địa chất tạo sóng cường trong hồ chứa làm trượt mái đập. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người dân vùng hạ nguồn.   Dự báo tổn thất do vỡ đập thường không chính xác lắm vì nó phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời điểm đập bị vỡ. Trường hợp đập vỡ trùng với thời kỳ mưa lũ, triều cường ở hạ lưu thì tổ hợp các thảm họa này sẽ nhân cao các tổn thất. Nếu hạ lưu là các vùng đồng bằng hẹp và dài thì nguy cơ càng tăng và tổn thất sẽ lớn hơn vùng đồng trũng rộng. Nếu trên một hệ thống sông nhiều bậc nước, kịch bản vỡ nhiều đập nước do nguyên nhân thiên nhiên (như động đất, lũ cực lớn,...) hoặc do con người (do phá hoại, khủng bố, ...) cần phải xem xét và thực nghiệm cẩn thận trên các mô hình vật lý hoặc toán học. Sử dụng đất hợp lý Làm đất và cải tạo đất Chuẩn bị đất trước khi gieo trồng rất có ý nghĩa trong việc hạn chế xói mòn và dòng chảy. cày phải được tiến hành thật chính xác theo đường đồng mức, phải đều và sâu. Cày sâu theo đường đồng mức: đây là một biện pháp quan trọng nhằm tạo ra nhiều rãnh nhỏ ngang mặt dốc, mỗi luống cày có tác dụng như một bờ ngăn nước, làm cho nước mưa được giữ lại nhiều. Mặt khác đất cày sâu độ xốp sẽ tăng nên khả năng thấm và giữ nước của đất cũng được nâng cao, do đó hạn chế được dòng chảy. Tuy nhiên, ở những nơi có độ dốc cao, lượng mưa lớn, đất chặt khó thấm nước thì hiệu quả của biên pháp này không lớn, cần phải kết hợp với các biện pháp khác. Làm luống theo đường đồng mức: trên cơ sở cày sâu trên đường đồng mức, làm luống trên đường đồng mức có tác dụng chống xói mòn và dòng chảy rất lớn. Làm luống trên đường đồng mức có thể giảm được lưu lượng dòng chảy 60 – 90%, giảm lượng bào mòn mặt đất tới 80 – 95%, sản lượng tăng 8 – 33% so với đất sản xuất không làm luống. tính ưu việt củ làm luống ngang dốc là cải tạo địa hình, diện tích hứng mưa của mặt đất tăng lên, lượng mưa trên đơn vị diện tích giảm, mỗi luống có tác dụng như một bờ chắn nước ngang dòng chảy, lượng nước không thấm kịp sẽ được dồn xuống giữ ở khoảng giữa 2 luống rồi tiếp tục thầm vào đất, mặt khác do làm luống đất tơi xốp cũng tăng khả năng thấm nước. Kỹ thuật gieo trồng trên đất dốc Trồng theo hàng trên đường đồng mức: đây là biện pháp có tác dụng ngăn cản và giảm nhẹ tốc độ dòng chảy, tăng lượng nước thấm xuống đất, do đó giảm được lượng đất bị cuốn trôi, tăng sản lượng cây trồng. hiện nay biện pháp này tương đối phổ biến ở nước ta và là một trong những biện pháp then chốt trên đất dốc. Trồng xen canh gối vụ: xen canh gối vụ là kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân ta và cũng đã được áp dụng nhiều ở các nước nhiệt đới. xen canh là biện pháp tận dụng tối đa khả năng sản xuất của điều kiện lập địa, đồng thời trồng xen có tác dụng che phủ và cải tạo đất rất tốt. gối vụ là biện pháp làm cho mặt đất luôn luôn cò cây che phủ, thu hoạch được nhiều sản lượng trong một thời gian ngắn, bảo vệ được đất canh tác khỏi bị xòi mòn và hạn chế được dòng chảy. trong biện pháp trồng xen cần chú ý trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp (nông, lâm kết hợp). đây là biện pháp có hiệu quả, được người dân áp dụng rộng rãi. Trồng xen băng cây trên đường đồng mức: là biện pháp ngăn cản dòng chảy, chống xói mòn có hiệu quả đồng thời tăng sản lượng cây trồng. với phương pháp này chia mặt dốc thành nhiều đoạn, cứ một đoạn trồng cây mọc dày lên lại đến một đoạn trồng cây mọc thưa, hoặc một đoạn trồng cây nông nghiệp rồi đến một đoạn trồng cây cỏ hoặc phân xanh. Băng trồng dày có tác dụng che phủ, chống lại lực xung kích của giột mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất, ngăn cản dòng chảy và đất từ trên rơi xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho cây nông nghiệp, cây ở băng trồng thưa sinh trưởng và phát triển nhanh nên có tác dụng lớn về cả hai mặt tăng sản lượng và phòng hộ. trồng xen băng cải tạo được cấu trúc, nâng cao độ phì, tăng sức thấm nước và giữ nước của đất. Mô hình salt (canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc) mà cốt lõi là phương thức nông lâm kết hợp bao gồm: Phần cứng gồm lâm nghiệp phần trên đỉnh với cây rừng, cây ăn quả hoặc các cây trồng dài ngày khác và những băng kép cây bộ đậu, đa mục đích (cây keo đâu, cây đậu công, cây cốt khí,…) trồng theo đường đồng mức để làm phân xanh, thức ăn gia súc, chống xói mòn, giữ ẩm, tạo điều kiện sinh thái hài hòa và giảm sâu hại. Phần mềm bao gồm cây lương thực thực phẩm ngắn ngày khác nhau, tùy theo sở thích của nông hộ, được trồng vào phần đất nằm xen kẽ giữa các băng kép cây bộ đậu.   SALT - một loại hình nông nghiệp tái sinh trên đất dốc. Nông nghiệp tái sinh trên đất dốc là một thực tiễn nhằm cải thiện nguồn tài nguyên đất dốc để tăng sức sản xuất của đất và sinh lợi nhiều hơn. Đặc trưng nổi bật của nó là xúc tiến việc sử dụng các nguồn tài nguyên dồi dào, sẵn có ở địa phương và giảm thiểu đầu tư từ bên ngoài.  Biện pháp phi công trình Quản lý sử dụng đất và khai thác tài nguyên Hiện tại việc kiểm soát tình hình khai thác, sử dụng đất, định cư trên địa bàn vẫn chưa được thực hiện một cách nhất quán. Có thể thấy rõ việc hình thành các khu định cư gần các sườn dốc, lấn chiếm các bãi, bờ sông suối để làm nhà gây cản trở cho việc thoát lũ. Do đó việc quy hoạch sử dụng đất cần chú ý đến những tác động môi trường do lũ quét: Hạn chế bố trí các khu dân cư ven các sông, suối của các khu vực thị trấn thị xã. Việc quy hoạch mở rông các khu công nghiệp, dân cư trên địa bàn tỉnh đói hỏi có những hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo phòng tránh an toàn, giảm thiệt hại trong lũ. Tiến hành sản suất trên đất dốc thấp theo đường vành đai. Không canh tác ở những sườn núi dốc trên 25o. Vấn đề khai thác boxit hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi nên cần hạn chế khai thác với khối lượng lớn. Tăng cường quản lý bền vững đất đai Cần có các chương trình, dự án nghiên cứu và triển khai về quản lý, sử dụng đất lâu dài, gắn kết chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở phạm vi vĩ mô và vi mô. Có những chương nghiên cứu tổng hợp dài hạn về bảo vệ khả năng cao độ phì nhiêu đất, kết hợp giữa chuyển giao công nghệ tiên tiến với các tri thức bản địa, đảm bảo sử dụng đất bền vững thích hợp cho từng vùng với điều kiện khai thác khí hậu và canh tác khác nhau Trồng rừng bảo vệ: Khoanh nuôi phục hồi rừng Là biện pháp xây dựng rừng rẻ tiền và có hiệu quả nhất, tuy nhiên phải mất thời gian dài. Để biện pháp này có hiệu quả thì phải thực hiện tốt công việc bảo vệ, cấm chặt phá và khi rừng đã bắt đầu khép tán thì nuôi dưỡng rừng theo hướng nhiều tầng. Trồng rừng phòng hộ Các nguyên tắc: Nguyên tắc bố trí cây trồng chống xói mòn và lũ quét + Chiếm diện tích thỏa đáng + Có bề rộng thích hợp + Bố trí theo đường đồng mức + Có kết cấu nhiều tầng Nguyên tắc chọn cây trồng rừng điều tiết nước, chống xói mòn ở sườn dốc + Cây thích hợp với điều kiện sinh thái + Cây có tán rộng, dày, cành nhánh rậm rạp + Cây có bộ rễ phát triển sâu và rộng + Cây mọc nhanh, phát triển mạnh, sống lâu năm + Cây có khả năng chịu đựng đất khô hạn và nghèo xấu - Trồng rừng điều tiết nước ở sườn dốc: hạn chế dòng lũ và sự phá hoại của dòng nước mặt Trồng rừng hỗn giao với cây bụi: điều tiết dòng chảy cơ bản trên đất dốc Rừng cây ăn quả: thường trồng ở lưng chừng hoặc chân dốc, yêu cầu sản xuất cao Rừng cây bụi: có khả năng điều tiết nước không lớn nhưng bảo vệ đất khá tốt Bảo vệ tài sản, phát quang lòng dẫn Là biện pháp thường được sử dụng nhằm giảm trực tiếp thiệt hại, tiêu thoát dòng lũ quét nhanh hơn, tránh ngập lụt Biện pháp này thường được áp dụng ở nơi có lũ quét khốc liệt, có nguy cơ xảy ra thường xuyên Xây dựng công trình nhà ở hợp lí Phân vùng lũ quét giúp xác định các khu vực có nguy cơ tai biến ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, từ đó chuẩn bị phòng chống thích hợp Qui hoạch xây dựng hợp lý Nhà ở và các công trình công cộng có tường cách nước cho pháp sử dụng tường nhà là các con đê nhân tạo. Các tường nhà có thể mỏng, song lại có thể có vách ngăn, giữa nhồi chặt các túi đất, cát, sét,… để gia tải khi cần thiết. Loại tường này là biện pháp tạm thời ngăn nước lũ tràn qua các khu bảo vệ mà không gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình bố trí các công trình nhà cửa vốn có Đối phó với lũ quét Sơ tán hoặc di dân ra khỏi vùng lũ quét càng sớm càng tốt Tìm kiếm và cứu nạn: khi lũ quét xảy ra, các lực lượng xung kích phải cấp tốc cứu người bị nạn và tìm kiếm người để cấp cứu, ưa tiên phụ nữ và trẻ em Hậu cần và cung cấp: cung cấp những phương tiện tối thiểu về sinh hoạt và lương thực để không xảy ra đói khát và bệnh tật Chuẩn bị các điều kiện ứng phó với dịch bệnh: các tổ chức y tế địa phương cần phải tổ chức đội lưu động với cán bộ chuyên môn, thuốc, hóa chất chống dịch bệnh Thông tin và quản lí thông tin: phải có đầy đủ các phương tiện thông tin như đài, điện thoại, bộ đàm,… Khắc phục hậu quả lũ lụt, lũ quét Khắc phục và định cư: cung cấp những phương tiện và dịch vụ thiết yếu cho cộng đồng, các gia đình, từng cá nhân, để họ có thể dần dần ổn định đời sống, khôi phục lại đời sống bình thường sau lũ Đánh giá thiệt hại: tổ chức nghiên cứu đánh giá thiệt hại chung và rút ra kinh nghiệm phòng tránh Biện pháp quản lí và cảnh báo Cảnh báo và dự báo Đối với lũ quét thường xảy ra trong một thời gian rất ngắn nên không cho phép dùng các biện pháp quan trắc như ở trên các sông lớn để cảnh báo lũ. Bởi vì mưa lớn mặc dù có thể biết trước được song vì lượng mưa và cường độ mưa ta chỉ có thể được biết khi mưa đã chấm dứt mà khi mưa chấm dứt như trên đã nói lũ có thể xảy ra ngay lập tức, như vậy công tác dự báo và cảnh báo thường khó đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống. Nếu chỉ dự báo định tính lũ quét từ trước khi có mưa thì mức độ chính xác rất thấp, có khi lại gây ra lãng phí cho công tác chuẩn bị phòng chống. Ngoài ra, việc dự báo các trận mưa do ảnh hưởng của địa hình hoặc các hình thế thời tiết đặc biệt mang tính chất cục bộ địa phương là một việc làm rất khó khăn hoặc hầu như không thực hiện được. Trong trường hợp này chỉ có thể dùng những kinh nghiệm địa phương. Để dự báo lũ quét cần phải thiết lập hệ thống được gọi là Báo động (ALERT) để tự động báo động tại chỗ mới đáp ứng yêu cầu về giảm nhẹ thiệt hại.  Hệ thống này bao gồm 3 lọai trạm: Trạm đo mưa, mực nước, trạm trung chuyển và trạm báo động. Trạm đo mưa, mực nước là hệ thống đo đạc tự động và phát tín hiệu báo động khi mưa, mực nước trên sông lên đến mức nguy hiểm. Trạm trung chuyển có nhiệm vụ tiếp nhận những số liệu, tín hiệu báo động của trạm mưa, lũ, xử lý số liệu rồi chuyển về trạm báo động. Trạm báo động thường được đặt ở đồn cảnh sát hoặc gần các khu dân cư, các khu kinh tế cần phải bảo vệ và có nhiệm vụ phát tín hiệu cảnh báo lũ cho công chúng. + Hệ thống dự báo, cảnh báo và vận hành hệ thống. Các bộ phận của một hệ thống cảnh báo lũ hoàn chỉnh bao gồm:- Bộ phận dự báo các sự kiện thời tiết khắc nghiệt. Đây là bộ phận quan trọng của toàn bộ hệ thống và cũng là bộ phận phức tạp nhất. Năng lực của các nhân viên điêù hành bộ phận này là hết sức quan trọng. Các yêu cầu ở đây là lưu trữ số liệu khí tượng sinop cơ bản, các số liệu của trạm đo tự động, các số liệu và ảnh vệ tinh, ảnh do các trạm ra đa thời tiết cung cấp. Thêm vào đó là các trang thiết bị, các phần mềm máy tính để khai toán các thông tin phức tạp trong một khoảng thời gian ngắn nhằm phục vụ kịp thời cho việc dự báo lũ quét. Các số liệu dự báo do các mô hình thời tiết toàn cầu, dự báo mưa số trị sẽ là những trợ giúp đắc lực có ích cần tham khảo trong cảnh báo, dự báo lũ quét.- Sử dụng Ra đa thời tiết để dự báo mưa. Sử dụng các Ra đa thời tiết chuyên dụng để thiết lập bản đồ chi tiết về mưa. Việc sử dụng các Ra đa này sẽ mang lại một số kết quả sau: * Đánh giá chính xác hơn lượng mưa, đặc biệt là ở các lưu vực nhỏ, sự phân bố lượng mưa trong các không gian hẹp. * Có khả năng theo dõi các diễn biến, đặc biệt là nơi đổ bộ của bão. - Hệ thống trạm đo thuỷ văn Các số liệu đo mưa mặt đất là rất cần thiết để hiệu chỉnh bản đồ mưa do Ra đa cung cấp. Hệ thống trạm đo mưa có nhiệm vụ cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết để dự báo lũ. Mật độ trạm đo và chất lượng số liệu mưa cũng rất quan trọng bởi vì trong thực tế có nhiều trạm đo không đại biểu cho lưu vực. Các số liệu đo dòng chảy cũng rất cần thiết dùng để hiệu chỉnh các kết quả dự báo thuỷ văn và diễn toán lũ (chẳng hạn như các số liệu lũ lịch sử, số thực đo v..v). Trong trường hợp không có giải pháp nào khác thay thế để đưa ra thông tin cảnh báo ở giai đoạn “sẵn sàng” thì có thể dùng các số liệu dự báo mưa. Xây dựng chính sách về lũ quét Mục tiêu: Nhằm giảm bớt thiệt hại và nguy cơ tàn phá, hủy hoại đời sống và tài sản vùng bị uy hiếp Không gây gia tăng hiểm họa và nguy cơ thiệt hại trong tương lai khi phát triển kinh tế xã hội ở vùng ngập lũ quét. Tổ chức kiểm tra, rà soát kĩ, thống kê trên địa bàn dân cư những hộ dân sống ở khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi lũ quét – lũ ống để từ đó có biện pháp phòng tránh thích hợp. Các thông tin về các trận lũ đã qua và sắp tới phải được cung cấp đầy đủ cho nhân dân. Trợ giúp đầy đủ về tài chính và kĩ thuật để đạt được những tiến bộ hợp lí trong phòng chống lũ. Tăng cường quản lí, bảo vệ, khôi phục rừng, trồng rừng ở những nơi có khả năng xảy ra lũ quét.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm Hiểu Và Ngăn Chặn Lũ Quét Lũ Ống.doc