- Cuối: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí cuối cùng trong bảng.
- Sửa: Cho phép sửa M• học sinh, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Quê quán, Ghi chú
- Thêm: Cho phép thêm M• học sinh, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Quê quán, Ghi chú
- Xóa: Chọn M• học sinh, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Quê quán, Ghi chú. Kiểm tra xem áo chắc chắn muốn xóa hay không. Nếu đồng ý sẽ thực hiện lệnh xóa.
- Đầu: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đầu tiên trong bảng.
- Trước: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đứng trước con trỏ.
- Lưu: Kiểm tra M• học sinh, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Quê quán, Ghi chú xem có rỗng không. Nếu nhập thông tin đầy đủ thi cho phép lưu vào. Nếu thiếu không cho lưu.
- Thoát: Thoát khỏi chức năng hiện tại
30 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu và phân tích bài toán quản lí điểm ở trường Ttrung học phổ thông Dân tộc nội trú Quỳ Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận
Đề tài:
Tìm hiểu và phân tích bài toán quản lí điểm ở trường THPT DTNT Quỳ Châu
Lời mở đầu
Ngày nay tin học đ• thâm nhập vào tất cả mọi hoạt động của x• hội loài ngơời và máy tính điện tử trở thành một công cụ đắc lực không chỉ giảm nhẹ lao động (kể cả lao động trí tuệ) mà còn giúp thêm cho con ngơười những năng lực mới mà trươớc đây chúng ta khó hình dung đơược.
ở Việt Nam máy tính, đặc biệt máy vi tính trong những năm gần đây đ• quen thuộc với mọi ngơười. Bươớc đầu tin học đ• đi vào các trươờng trung học, các trơường đại học, cao đẳng nhằm đi tới phổ cập tin học cho toàn x• hội. Số lơượng máy tính ngày một nhiều và ta có thể gặp khắp mọi nơi. Phạm vi ứng dụng công nghệ tin học ngày càng đơược mở rộng trên nhiều lĩnh vực: truyền thông, đo lươờng, tự động, y tế, giáo dục, giao thông, quản lý các hoạt động khác của con ngươời và x• hội... Những thành tựu về tin học hoá công tác quản lý mang lại hiệu quả thiết thực tạo ra những phơương pháp quản lý mới hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, giúp cho các nhà quản lý có tầm nhìn bao quát, nắm bắt kịp thời những thông tin và yêu cầu xử lý thông tin. Do vậy một vấn đề lớn đơược đặt ra là làm thế nào để khai thác hết công suốt các máy tính và làm thế nào để tin học thực sự hữu ích cho tin học.
Trong đề tài “Quản lý điểm trường THPT DTNT Quỳ Châu” chúng em đ• đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề có thể và đ• cố gắng nghiên cứu tài liệu để hoàn thành các yêu cầu đặt ra. Yêu cầu này đơược chúng em thực hiện tại trươờng THPT DTNT Quỳ Châu - Quỳ Châu - Nghệ An.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của Ban giám hiệu trường THPT DTNT Quỳ Châu và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn thầy Lưu Đức Chính đ• động viên, giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian qua. Vì khả năng và thời gian còn hạn chế nên quá trình phân tích thiết kế hệ thống, cài đặt chơương trình quản lý còn có những chỗ chơưa tối ơưu và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng em rất mong nhận đươợc sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn để chươơng trình đươợc hoàn thiện hơn.
Visua Basic 6.0 là một môi trường lập trình với lập trình hướng đối tượng. Visua Basic 6.0 cho phép sử dụng phối hợp các công cụ để người dùng thiết kế các ứng dụng của mình một cách thuận lợi, chính xác mà không cần tốn nhiều thời gian, công sức.Nó còn là ngôn ngữ lập trình có tác dụng lớn trong bài toán quản lí, xử lí các thông tin nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Vì vậy nên chúng em đ• mạnh dạn chọn ngôn ngữ lập trình này cho bài toán của mình.
Từ nhu cầu nêu trên chúng em đ• sử dụng vốn kiến thức ít ỏi của mình tìm hiểu và phân tích bài toán quản lí điểm ở trường THPT DTNT Quỳ Châu
Chương trình gồm hai phần:
Phần một: Tổng quan về hệ thống quản lý điểm trường trung học phổ thông
Chương I. Đặt vấn đề
Chương II. Khảo sát hệ thống
Phần hai: Quản lý điểm trường Trung Học Phổ Thông
Chương I. Đặc tả bài toán quản lí điểm ở trường THPT DTNT Quỳ Châu
Chương II. Phân tích và thiết kế hệ thống
Chương III. Thiết kế giao diện và thiết kế Modul
Phần một
Tổng quan về hệ thống quản lý Học Sinh THPT
Chương I . Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, đặc biệt là vào những năm gần đây, tin học đ• thực sự xâm nhập vào đời sống của toàn x• hội, nhu cầu thu nhận, lưu trữ, kết xuất và xử lý thông tin ngày càng tăng.
Trong x• hội phát triển, thông tin đ• thực sự trở thành nguồn tài nguyên quan trọng và to lớn. Các mối quan hệ, tính trật tự và tổ chức là những thuộc tính phổ biến cả trong mỗi hệ thống x• hội. Hệ thống càng phát triển, tức có nhiều mối liên hệ giữa chúng thì quan hệ càng phức tạp, do đó nội dung thông tin càng phong phú. Nếu như xử lý thông tin đó bằng phương pháp thủ công truyền thống thì khá vất vả. Do vậy, để xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả, ngày nay ngành công nghệ thông tin đ• cung cấp cho chúng ta những biện pháp và công cụ cần thiết.
Như vậy có thể nói ngày nay công nghệ thông tin đ• thâm nhập vào tất cả các ngành trong đời sống x• hội với một phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng mà không làm mất đi sự chính xác đặc biệt, nó đ• đánh dấu một bước ngoặt trong việc áp dụng tin học vào các hệ thống quản lý.
Những năm trước việc quản lý điểm ở các trường phổ thông hầu hết là làm việc bằng công tác thủ công, điều đó dẫn đến một số vấn đề liên quan như không đồng bộ, chậm, cũng như việc tổng kết điểm chưa chính xác và mất nhiều thời gian..... Phải tính từng người một, rồi rà xem kết quả từng lớp, từng khối...
Tuy nhiên ở những năm gần đây hầu hết các trường phổ thông đ• dùng các phần mềm tin học để thay thế cho một vài chức năng trong trường như : Quản lí hồ sơ HS, Quản lý điểm, Quản lý Cán bộ, Quản lý thi tốt nghiệp, quản lý thi nghề … chính vì vậy mà chúng em đ• sử dụng những kiến thức mà mình đ• học được để xây dựng bài toán quản lý điểm này.
Với chương trình “Quản lý điểm trường THPT DTNT Quỳ Châu” chúng em mong muốn trong tương lai sẽ trở thành một phần mềm thực sự có ích, giúp quản lý điểm bằng máy tính một cách tiện lợi, nhanh chóng hơn cách quản lý bằng tay nhưng mang tính chính xác cao. Vì vậy mà chúng em đ• chọn đề tài này để học hỏi về ngôn ngữ và tìm hiểu về công tác quản lý điểm trong trường THPT. Chương trình trở thành phầm mềm điện tử quản lí điểm của học sinh.
Chương II: Khảo sát hệ thống
Quỳ Châu là một huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An Việt Nam. Quỳ Châu nằm trong vùng kinh tế Phủ Quỳ trung tâm của miền Tây Bắc Nghệ An. Huyện có nhiều thuận lợi để phát triển và chế biến nông lâm sản, khai thác khoảng sản và tiềm năng du lịch. Địa hình của huyện khá phức tạp khi có hơn 72% diện tích ở độ cao 200m so với mực nước biển, bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Quỳ Châu có nhiều thắng cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử có giá trị. Khu di tích Hang Bua ở x• Châu Tiến nằm cách trung tâm huyện 15km khá thuận tiện về giao thông. Năm 1937 vua Bảo Đại đ• về v•n cảnh ở Hang Bua. Hiện nay vào dịp đón năm mới, huyện Quỳ Châu lại tổ chức lễ hội Hang Bua, thu hút hàng vạn khách về dự hội. Hang Thẩm ồm là nơi nhà bác học người Đức tên Kanke khai quật và tìm thấy dấu tích người Việt Cổ sống cách đây 1,4triệu năm. Hiện nay phòng truyền thống của huyện còn lưu dữ những hiện vật bằng đá và di tích hóa thạch của người vượn cổ. Ngoài ra huyện còn nhiều hang động núi đá đẹp khác, cùng với những huyền thoại cổ tích của người Thái về lập Bản dựng Mường. Quỳ Châu có hệ thống sông suối tạo ra nhiều thác nước đẹp như Thác Đũa, Thác Tạt Ngoi, khe Nâm Pông. Đây là lợi thế của huyện để phát triển du lịch sinh thái. Quỳ Châu còn là một trong những điểm nằm trên tuyến Cửa Lò - Vinh - Nghĩa Đàn - Quỳ Châu - Quế Phong. Huyện đang xây dựng đế án phát triển du lịch sinh thái Hang Bua -Thẩm ồm - Thác Sao Va - Tạt Ngoi - Thác Đũa…
Trường THPT DTNT Quỳ Châu - Nghệ An là một trường có bề dày lịch sử 46 năm phát triển và trưởng thành. Hiện nay trường có 1432 HS, chia đều trên 42 lớp công lập, học trên cả 2 ca sáng và chiều. HS chủ yếu là thuộc huyện Quỳ Châu, thỉnh thoảng mới có một vài em ở các huyện khác đến học.
Với 104 cán bộ GV công nhân viên chức, trong đó có 1 thạc sĩ và 3 cao học đang học tại Đại học Vinh. 15 GV tuổi đời trên 40 tuổi, còn lại là các GV trẻ, đầy nhiệt tình và năng động.
BGH do thầy Cao Thanh Lưu hiệu trưởng, thầy Lê Quốc Việt hiệu phó phụ trách chuyên môn.
Văn phòng nhà trường do thầy Phạm Xuân Hồng phụ trách, Kế toán do cô Lang Thị Hà phụ trách.
Đoàn trường là một bộ phận hoạt động có hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục HS. Thầy Lê Quốc Khánh bí thư đoàn trường, phụ trách chung, cộng thêm các thầy cô, 10 HS trong các khối lớp trong BCH, và 42 bí thư chi đoàn, 15 thanh niên xung kích trợ giúp trong hoạt động thi đua của Đoàn trường.
Hiện nay trường có 4 nhà 3 tầng và 1 nhà 2 tầng đáp ứng đủ nhu cầu học của học sinh, có đủ lớp để đáp ứng học một ca.
Trường có 2 phòng máy vi tính tốc độ cao (mỗi phòng có 25 máy CPU - P.IV ) nối mạng ADSL tốc độ cao. Một phòng máy tính kết nối Internet dành riêng cho giáo viên để truy cập thông tin và phục vụ cho giảng dạy. Có 2 phòng học đầy đủ các thiết bị : 1 bộ máy tính, máy chiếu đa chức năng Panasonic, màn chiếu, đầu DVD âm ly, loa, mic không dây.
Hệ thống quản lý điểm, quản lý học sinh được vi tính hóa.
Trong đó có 4 máy trong các phòng BGH, một máy trong phòng kế toán, một trong văn phòng, một máy trong thư viện, một máy trong phòng thiết bị và một trong văn phòng đoàn, 4 máy trong phòng đọc giáo viên. Hiện nay để phục vụ cho công tác quản lý HS cả về nhân lực và chuyên môn cũng như trong công tác văn phòng, kế toán, thủ quỹ. Trường đ• sử dụng các phần mềm như MisaMimosa.Net quản lý tài chính kế tóan, xếp thời khoá biểu, Chương trình quản lý cán bộ, chương trình thi tốt nghiệp, chương trình quản lý thi nghề PT chạy trên máy đơn của Văn phòng trường, và chương trình Quản lý học sinh THPT gồm các phân hệ Quản lý chung, quản lý điểm, Qlý thư viện, quản lý đoàn viên chạy trên mạng nội bộ của trường.
Như vậy có thể nói ngày nay công nghệ thông tin đ• thâm nhập vào tất cả các ngành trong đời sống x• hội với một phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng mà không làm mất đi sự chính xác đặc biệt, nó đ• đánh dấu một bước ngoặt trong việc áp dụng tin học vào các hệ thống quản lý.
Hiện nay việc quản lý điểm ở các trường phổ thông hầu hết là làm việc bằng công tác thủ công, điều đó dẫn đến một số vấn đề liên quan như không đồng bộ, chậm, việc tổng kết điểm chưa chính xác và mất nhiều thời gian..... Phải tính từng người một, rồi rà xem kết quả từng lớp, từng khối...
Tuy nhiên ở một số trường phổ thông đ• dùng các phần mềm tin học để thay thế cho một vài chức năng trong trường như : Quản lí hồ sơ HS, Quản lý điểm, Quản lý Cán bộ, Quản lý thi tốt nghiệp, quản lý thi nghề .... Mặc dầu vậy còn rời rạc và còn nhiều thông tin thừa trên các bài toán - chương trình đó. Như ở Quản lý hồ sơ HS cũng phải nhập, lưu thông tin học sinh, thông tin giáo viên, trong khi ở Quản lý điểm cũng phải nhập lại những thông tin đó, và Quản lý cán bộ lại cập nhật lại thông tin giáo viên. Chương trình Thi tốt nghiệp, thi nghề phổ thông,... đều phải một lần nữa nhập lại các thông tin về học sinh. Tuy rằng ở mỗi chương trình thông tin đưa vào là khác nhau. Điều đó thôi cũng đủ thấy là thông tin thừa và không đồng bộ. Mặt khác như vậy thì mất nhiều thời gian và có thể gây nhập nhằng trong xử lý thông tin ...
Vậy thì tại sao chúng ta không xây dựng một bài toán tối ưu hoá những bài toán nhỏ trên. ở đây, chúng tôi muốn nêu ra một bài toán đó là bài toán “ Quản lý điểm trường THPT ". Quản lý điểm trong các trường THPT là một công việc mà chúng ta rất cần thiết. Với chương trình “ Quản lý điểm THPT DTNT Quỳ Châu ” chúng em mong muốn trong tương lai sẽ trở thành một phần mềm thực sự có ích, giúp quản lý điểm bằng máy tính một cách tiện lợi, nhanh chóng hơn cách quản lý bằng tay nhưng mang tính chính xác cao. Vì vậy chúng em chọn đề tài này để học hỏi về ngôn ngữ và tìm hiểu về công tác quản lý điểm trong trường THPT.
Phần hai
Quản lý điểm trường Trung Học Phổ Thông
Chương I: Đặc tả bài toán Quản lý điểm trường trung phổ thông
I. Đặc tả bài toán
Hệ thống quản lý điểm học tập của học sinh áp dụng cho tất cả các trường Trung học phổ thông trong cả nước.
Chức năng cơ bản của hệ thống là quản lý và đánh giá chất lượng học tập của học sinh thông qua các điểm kiểm tra theo kỳ bao gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ (có thể có điểm kiểm tra thực hành). Chất lượng học tập của học sinh được tổng kết và đánh giá theo từng học kỳ (một năm học có hai học kỳ, một khoá học ở trường phổ thông có ba năm học). Vào cuối mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học, hệ thống phải đưa ra các loại điểm tổng kết và kết quả xếp loại để căn cứ và đó đưa ra các hình thức khen thưởng và kỷ luật đồng thời để điều chỉnh phương pháp dạy học cho học kỳ sau và cho năm học tới hay khoá tới để đạt được kết quả học tập cao.
Hệ thống bao gồm các bộ phận với các chức năng cụ thể sau:
1. Tổ chức hệ thống
Hệ thống bao gồm:
- Giáo viên bộ môn
- Giáo viên chủ nhiệm
- Ban giám hiệu
Trong đó:
* Giáo viên bộ môn: Người trực tiếp giảng dạy học sinh. Ra đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra, chấm điểm, cập nhật điểm, tổng kết điểm đối với môn mình dạy. Sau đó chuyển điểm cho giáo viên chủ nhiệm (các thông tin trong sổ ghi điểm cá nhân của mỗi giáo viên bộ môn gồm có: tên lớp, tên học sinh, ngày sinh, quê quán và các thông tin điểm gồm điểm miệng (ít nhất có một con điểm), điểm 15 phút (ít nhất một con điểm), điểm 1 tiết, điểm học kỳ. Sổ ghi điểm cá nhân này mỗi năm hoặc mỗi kỳ sẽ được thay mới).
* Giáo viên chủ nhiệm: Quản lý học sinh một cách toàn diện. Lập hồ sơ học sinh, tổng kết, đưa ra điểm trung bình chung của tất cả các môn. Từ đó đưa ra xếp loại học lực cho từng học sinh, đưa ra các thông số thống kê về số lượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém; tỷ lệ % các loại; làm bảng tổng kết chuyển cho Ban giám hiệu.
* Ban giám hiệu: Nhận bảng tổng kết từ giáo viên chủ nhiệm. Đưa ra quyết định khen thưởng, kỷ luật. Đồng thời chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm cùng các giáo viên bộ môn bàn bạc đưa ra những điều chỉnh về phương pháp dạy học và cách thức quản lý học sinh trong kỳ sau để đạt hiệu quả cao hơn. Ban giám hiệu ký các quyết định, ghi lại kết quả của từng học sinh vào học bạ và giao lại sổ điểm chính cho bộ phận tổng hợp của trường lưu trữ.
2. Quản lý lớp học
Công việc quản lý lớp được thực hiện:
- Quản lý theo khối
- Quản lý theo lớp
- Phân công giáo viên chủ nhiệm
* Quản lý theo khối: Nhóm các lớp cùng khoá vào tạo thành một khối. Trong trường được chia thành 3 khối khối 10, khối 11, khối 12.
* Quản lý theo lớp: Vào đầu mỗi năm học nhà trường dựa vào hồ sơ trúng tuyển để chia lớp và phân lớp, các lớp được phân biệt với nhau qua tên lớp (tên lớp thường được đặt bằng cánh lấy tên khối + tên chữ cái ABC).
* Phân công giáo viên chủ nhiệm: Công việc phân công giáo viên chủ nhiệm thường được thực hiện vào đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu dựa vào hoàn cảnh của từng giáo viên để phân công chủ nhiêm.
3. Phân công giảng dạy
Ban giám hiệu tiến hành phân công giảng dạy cho từng giáo viên vào đầu mỗi năm học như sau:
- Tên giáo viên giảng dạy
- Tên môn giảng dạy
- Tên lớp giảng dạy
Mỗi giáo viên có thể được phân công dạy nhiều lớp cùng một môn và cũng có trường hợp đặc biệt một giáo viên được phân công dạy nhiều hơn một môn trong một lớp.
4. Quản lý giáo viên
Mỗi giáo viên trong trường được quản lý theo:
- Tên giáo viên
Ngoài ra những giáo viên làm chủ nhiệm thì được quản lý thêm lớp chủ nhiệm.
5. Quản lý học sinh
Vào đầu năm học, nhà trường tiến hành công tác tuyển sinh, ở công đoạn này các thông tin của học sinh đ• trúng tuyển sẽ được ghi vào hồ sơ chung của nhà trường. Các thông tin này thường lấy ở hồ sơ (học bạ) của học sinh nạp lên bao gồm:
- Tên học sinh
- Ngày sinh
- Giới tính
- Quê quán
- Ghi chú
Chú ý: Trên thực tế hồ sơ học sinh được lưu 3 năm thành 3 bản giống nhau, vào đầu mỗi năm học được lưu 1 lần cho lớp học mới, các giáo viên bộ môn sao chép hồ sơ này vào sổ điểm của mình.
6. Chế độ cho điểm (thông tin này được lấy từ hướng dẫn sử dụng sổ ghi điểm của bộ giáo dục và đào tạo - theo thông tư 29 TT ngày 6/10/1990)
a. Số lần kiểm tra cho từng môn học (kể cả điểm kiểm tra học kỳ) được tính như sau:
- Môn học có 2 tiết/tuần trở xuống thì có ít nhất 4 lần kiểm tra
- Môn học có 3 tiết/tuần thì có ít nhất 6 lần kiểm tra
- Môn học có 4 tiết/tuần trở lên thì có ít nhất 7 lần kiểm tra
Các lần kiểm tra chia ra các loại:
- Kiểm tra miệng: Kiểm tra bằng hình thức vấn đáp vào đầu mỗi tiết học đầu tiên của môn học hoặc hỏi bất kỳ trong quá trình dạy học. Điểm kiểm tra miệng không quá hai con điểm.
- Kiểm tra 15 phút: Kiểm tra bằng hình thức viết, thời gian 15 phút, không thông báo trước. Và không quá bốn con điểm kiểm tra 15 phút.
- Điểm thực hành (nếu có): Cho các em làm các bài thực hành. Và không quá một con điểm thực hành.
- Điểm 1 tiết: Kiểm tra bằng hình thức viết, thời gian không dưới 45 phút. Sau khi học xong một chương giáo viên bộ môn cho làm bài kiểm tra 45 phút. Điểm kiểm tra 45 phút không quá 5 con điểm.
- Điểm kiểm tra học kỳ: Cuối mỗi học kỳ giáo viên bộ môn cho các em làm bài kiểm tra học kỳ bằng hình thức viết với thời gian không dưới 45 phút.
* Tất cả các điểm đều chấm theo thang điểm 0 - 10.
b. Hệ số các loại điểm (không tính điểm kiểm tra học kỳ)
+ Hệ số 1: Điểm kiểm tra miệng (M), viết 15 phút (15 phút), thực hành (TH).
+ Hệ số 2: Điểm kiểm tra viết 1 tiết trở lên (1 tiết)
c. Cách tính điểm (chỉ lấy đến 1 chữ số thập phân, sau khi làm tròn).
+ Điểm trung bình chung môn học (DTBCMH):
- Điểm trung bình các bài kiểm tra (DTBKT) là trung bình cộng của các bài kiểm tra sau khi đ• tính hệ số (không tính điểm kiểm tra học kỳ)
- Điểm trung bình chung môn học (DTBCMH) là trung bình cộng của DTBKT (hệ số 2) với điểm kiểm tra học kỳ (hệ số 1)
Ví dụ: Điểm 15 phút miệng: 8,7,8
Điểm 15 phút viết : 7,9
Điểm 1 tiết : 9
(8+7+8+7+9) + 9*2
=> DTB kiểm tra = = 8.14
3 + 2 +2
* Điểm trung bình chung môn học (TBCMH):
Điểm TBC học kỳ (TBCHK): Trung bình chung của tất cả các môn (TBCMH) sau khi đ• nhân hệ số chia cho tổng số môn tính cả hệ số (TBCMH*HESO).
Hệ số các môn học ở trường THCS hiện nay được tính như sau: môn Văn và môn Toán được tính hệ số 2, các môn còn lại hệ số 1
* Điểm trung bình chung cả năm TBCCN):
7. Xếp loại
Vào cuối mỗi kỳ hay cuối mỗi năm học, sau khi tính điểm trung bình chung cho từng học sinh xong giáo viên chủ nhiệm tiến hành xếp loại học lực cho từng học sinh để nộp báo cáo lên nhà trường và thông báo với phụ huynh học sinh, việc xếp loại được thực hiện như sau:
* Cuối học kỳ:
- Loại giỏi: Điểm trung bình chung học kỳ (TBHK) >=8.0 và không có điểm nào dưới 6.5
- Loại khá:
+ Điểm TBHK >=8.0 nhưng có ít nhất một môn dưới 6.5
+ Điểm TBHK từ 6.5 đến dưới 8.0 và không có môn nào dưới 5.0
- Loại trung bình:
+ Điểm TBHK từ 6.5 đến dưới 8.0 nhưng có ít nhất một môn dưới 5.0
+ Điểm TBHK từ 5.0 đến dưới 6.5 và không có môn nào dưới 3.5
- Loại yếu:
+ Điểm TBHK từ 5.0 đến dưới 6.5 và có ít nhất một môn dưới 3.5
+ Điểm TBHK từ 3.5 đến dưới 5.0 nhưng không có môn nào dưới 2.0
- Loại kém:
+ Điểm TBHK từ 3.5 đến dưới 5 nhưng có ít nhất một môn dưới 2.0
+ Điểm TBHK dưới 2.0
Chú ý Nếu do bị điểm trung bình của một môn quá kém thì cho học lực bị xếp xuống từ 2 bậc trở lên thì được chiếu cố chỉ xếp xuống một bậc
* Cả năm
Dựa vào kết quả của điểm trung bình chung cả năm, ta xác định:
- Loại giỏi: Điểm trung bình chung cả năm (TBCCN) >=8.0 và không có điểm TBCHK của môn nào dưới 6.5
- Loại khá:
+ Điểm TBCCN >=8.0 nhưng có ít nhất 1 môn có điểm TBCHK dưới 6.5
+ Điểm TBCCN từ 6.5 đến dưới 8.0 và không có môn nào có điểm
TBCHK dưới 5.0
- Loại trung bình:
+ Điểm TBCCN từ 6.5 đến dưới 8.0 nhưng có ít nhất một môn có điểm
TBCHK dưới 5.0
+ Điểm TBCCN từ 5.0 đến dưới 6.5 và không có môn nào có điểm
TBCHK dưới 3.5
- Loại yếu:
+ Điểm TBCCN từ 5.0 đến dưới 6.5 và có ít nhất một môn có điểm
TBCHK dưới 3.5
+ Điểm TBCCN từ 3.5 đến dưới 5 nhưng không có môn nào có điểm
TBCHK dưới 2.0
- Loại kém:
+ Điểm TBCCN từ 3.5 đến dưới 5 nhưng có ít nhất một môn có điểm
TBCHK dưới 2.0
+ Điểm TBCCN dưới 2.0
* Cách tính học sinh giỏi và tiên tiến
- Học sinh giỏi: Có văn hoá giỏi (theo kỳ thì có điểm TBCHK1 >=8.0 hoặc TBCHK2 >=8.0, còn theo năm thì có điểm TBCCN >= 8.0) và hạnh kiểm tốt hoặc khá
- Học sinh tiên tiến: Có văn hoá khá (theo kỳ thì có điểm 6.5 <= TBCHK1 < 8.0 hoặc TBCHK2 < 8.0, còn theo năm thì có điểm 6.5 <= TBCCN < 8.0) và hạnh kiểm tốt hoặc khá
* Các trường hợp đặc biệt:
Với những học sinh vì một lý do gì đó thiếu điểm (điểm miệng hoặc điểm 15 phút hoặc điểm 1 tiết), giáo viên bộ môn tuỳ trường hợp xử lý cho kiểm tra lại (nếu có thể) hoặc bằng hình thức như kiểm tra bài tập ở nhà, chữa bài tập để có điểm bổ sung. Cũng có trường hợp ghi điểm 0 vào chỗ điểm còn trống và tiến hành tính điểm bình thường. (các thông tin điểm của giáo viên bộ môn không bao giờ để trắng). ở trường hợp này các trường đều có những quy ước trong hướng dẫn ghi điểm cho giáo viên.
Với những học sinh vì điều kiện kinh tế, do đau ốm... mà xin bảo lưu một năm. Nếu học sinh đó mới năm đầu thì được bảo lưu theo quy định như sau: Lưu hồ sơ học sinh này vào hồ sơ quản lý của trường (giữ lại tên lớp mà học sinh đó đ• trúng tuyển), ban giám hiệu ký quyết định cho nghỉ học. Đến một năm sau thì xếp học sinh đó vào lớp đ• đăng ký ở năm học trước. Nếu học sinh đó vẫn chưa thể tiếp tục học thì theo quy định nhà trường sẽ trả hồ sơ lại cho học sinh và xoá thông tin đ• lưu trước đó
Nếu học sinh là năm thứ 2 hoặc cuối cấp thì ngoài thông tin về cá nhân học sinh, các hệ thống điểm của các năm trước cũng được bảo lưu và công nhận trở lại khi học sinh đó tiếp tục đến trường ở năm sau đó. Còn ngược lại học sinh không thể đến trường được thì xử lý như trường hợp trên.
Với những học sinh chuyển trường đến hoặc đi, nhà trường sẽ cập nhật các thông tin do trường nào đó chuyển đến và công nhận kết quả đ• có của học sinh chuyển đến. Đồng thời cũng cung cấp các thông tin cần thiết cho học sinh chuyển đi như: hồ sơ, kết quả điểm đ• đạt được.... Công việc xoá tên học sinh đi và bổ sung học sinh đến cũng được thực hiện tại thời điểm này (học sinh đến thì tuỳ từng trường hợp để xử lý: Có thể theo nguyện vọng hoặc theo kết quả học tập...).
Với những học sinh bỏ học không có lý do, nhà trường dựa vào số buổi nghỉ. Nếu quá số buổi cho phép thì sẽ ra quyết định đuổi học và kèm theo đó là xoá tất cả các thông tin liên qua đến học sinh này.
II. Các luồng dữ liệu thực tế của trường trung học phổ thông trong công tác quản lý điểm
- Công việc quản lý điểm được diễn ra chủ yếu ở việc sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm của bộ giáo dục và đào tạo. Đó là hồ sơ pháp lý về kết quả học tập và rèn luyện của một năm học, do văn phòng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý.
- Hằng ngày, các lớp cử người đến nhận sổ tại văn phòng nhà trường vào đầu buổi học và nộp lại sau khi hết giờ học cuối cùng của lớp. Người được cử đến phải ghi rõ họ tên và ký xác nhận khi nhận sổ cũng như khi nộp sổ lại.
- Trực nhật lớp phải kiểm diện, ghi theo từng ngày vào trang gọi tên của tháng những học sinh nghỉ học và báo cáo với giáo viên có giờ dạy trong ngày.
* Văn phòng nhà trường:
- Giao, nhận sổ gọi tên và ghi điểm cho các lớp trong các ngày học
- Theo dõi, nhắc nhở việc sử dụng và bảo quản sổ đối với lớp và các giáo viên
- Phát hiện kịp thời những sai sót trong ghi sổ, báo cáo với hiệu trưởng và thông báo với giáo viên chủ nhiệm của lớp về những sai sót đó.
* Ban giám hiệu:
- Ban giám hiệu đôn đốc các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên và học sinh các lớp sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm theo đúng quy định
- Xử lý kỷ luật ở những mức độ khác nhau đối với trường hợp cá nhân và tập thể sử dụng không đúng quy định
- Ban giám hiệu tiến hành theo dõi điểm của từng lớp học sinh theo từng môn học trong từng học kỳ qua tổng kết của giáo viên chủ nhiệm lớp .
* Giáo viên bộ môn:
- Giáo viên bộ môn vào điểm theo tên học sinh của từng lớp vào sổ riêng, còn trong sổ gọi tên và ghi điểm, giáo viên bộ môn phải ghi đúng, đầy đủ các cột điểm của môn mà mình phụ trách. Nếu có sai sót thì tiến hành sửa chữa theo đúng quy định, ký tên và chịu trách nhiệm về sự sửa chữa đó, đồng thời báo rõ với giáo viên chủ nhiệm.
* Giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm ngoài vai trò là một giáo viên bộ môn tức là ghi các cột điểm đầy đủ bộ môn mà mình phụ trách, các phần dùng chung cho việc quản lý học sinh, tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo từng kỳ, cả năm học, kết quả thi lại các môn văn hoá, rèn luyện thêm về hạnh kiểm.
- Kiểm tra, đôn đốc cán bộ lớp, nhắc nhở giáo viên bộ môn trong việc quản lý, giữ gìn và thực hiện đúng những quy định về việc sử dụng sổ.
- Sau khi giáo viên chủ nhiệm tổng hợp xong, người được giao công việc giữ sổ hàng ngày đem về lớp lúc đầu tiết học và giao lại cho bộ phận văn phòng nhà trường sau mỗi buổi học. Cuối mỗi kỳ hoặc cuối năm, ban giám hiệu tổng kết kết quả điểm của từng học sinh theo từng khối, từng địa phương mà có học sinh học tại trường ... và ghi vào sổ lưu của nhà trường (lưu tỷ lệ các kết quả của học sinh theo địa chỉ học sinh ở như: tỷ lệ đủ điểm, tỷ lệ thi lại, tỷ lệ học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh ở lại...) đồng thời cũng gửi thông tin này cho tổ khen thưởng và kỷ luật.
- Tổ khen thưởng và kỷ luật sẽ phản hồi thông tin cho ban giám hiệu. Ban giám hiệu sẽ đưa ra các quyết định cho từng tập thể, cá nhân học sinh như: Khen thưởng vì kết qủa học tập tốt, học sinh xuất sắc, tiên tiến, học sinh lưu ban, thôi học...
- Sổ điểm chính sau đó được gửi về phòng tổng hợp để lưu trữ.
III. Các bảng biểu cuối kỳ, cuối năm và bảng biểu tổng hợp
1. Kỳ 1:
a. Bảng tổng hợp theo lớp
Sở GD & ĐT Nghệ An Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THPT DTNT Quỳ Châu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Báo cáo kết quả học tập của Lớp
Tên lớp…………….
Giáo viên chủ nhiệm:…………..
Học kỳ…………………..
Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
Danh sách học sinh giỏi :....................
Danh sách học sinh tiên tiến :..............
Danh sách học sinh tích cực:................
Danh sách học sinh thi lại:...................
Ngày .... tháng .....năm……...
Người lập báo cáo
Phan Văn Thế
Trong đó :
SL : Số lượng
% : Tỉ lệ phần trăm
b. Phiếu điểm cá nhân cho từng học sinh
c. Danh sách học sinh giỏi
d. Danh sách học sinh tiên tiến
2. Kỳ2:
Như học kỳ 1, Riêng bảng điểm từng môn có thêm điểm trung bình cả năm
3. Cả năm:
- Bảng điểm của từng môn
- Bảng tổng hợp đánh giá - xếp loại cả năm học
- Phiếu điểm cá nhân cho từng học sinh.
- Danh sách học sinh thi lại.
IV. Đánh giá về hệ thống
- Về ưu điểm: Đối với việc quản lý điểm như trên là đúng nguyên tắc của bộ giáo dục.
- Về nhược điểm:
Vì phải đi qua nhiều khâu nên việc tổng hợp điểm cho một học sinh mất rất nhiều thời gian việc này có thể dẫn đến sai lệch về điểm trong khi ghi điểm (Vì khi GV bộ môn tổng hợp điểm xong thì GV chủ nhiệm căn cứ vào đó để ghi lại vào sổ chính - nhiều lúc công việc này dễ dẫn đến nhầm lẫn dẫn đến sai lệch điểm của học sinh).
Việc tìm kiếm thông tin của một học sinh là vô cùng khó khăn. Nếu muốn tìm thấy thì phải đầy đủ các thông tin liên quan như họ tên đầy đủ, ngày sinh, lớp... Đó là chưa kể việc một học sinh muốn lấy kết quả của năm học trước hay một học sinh đ• ra trường vì một lý do nào đó cần các thông tin điểm và các thông tin liên qua. Lúc đó bộ phận lưu trữ lại phải thủ công tìm kiếm trong kho lưu (Kho này lưu tất cả những khoá học đ• qua nên số lượng sổ lưu là khá lớn).
Công việc tính điểm cũng là một vấn đề lớn, nhà trường thường mất khá nhiều thời gian cho các giáo viên bộ môn tổng hợp, thống kê và tính toán điểm cho học sinh, và cũng chừng ấy thời gian cho giáo viên chủ nhiệm tổng hợp và tính kết quả trước khi giao sổ điểm chính của từng lớp cho Ban giám hiệu (Vì trung bình mỗi giáo viên giảng dạy ít nhất là 5 lớp nên công tác tính điểm cuối kỳ hay cuối năm rất mất thời gian do thực hiện bằng thủ công có sự hỗ trợ của máy tính bỏ túi).
Như vậy việc quản lý điểm bằng cách thủ công như hiện nay bộc lộ rất nhiều hạn chế và không phù hợp với tình hình hiện nay. Để hoà chung với sự phát triển của x• hội, vì sự nghiệp giáo dục, vì chủ trương đổi mới phương pháp giáo dục và sự lớn mạnh của trường thì việc xây dựng một hệ thống quản lý điểm mới phù hợp và có hiệu quả là công việc cấp thiết và nên ưu tiên hơn cả.
- Hướng khắc phục:
Vì những tồn tại như trên, chúng em đ• mạnh dạn đưa ra một hình thức quản lý mới có sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Đó là sự xuất hiện của máy tính với những chức năng kế thừa tương tự như công tác quản lý điểm đ• thực hiên, tuy nhiên thời gian xử lý, các công việc liên quan tới công việc quản lý điểm được nâng cao một cách rõ rệt. Các kết quả tính toán đảm bao không dẫn đến sai lệch hay nhầm lẫn.
Với bài toán trên máy tính các công việc cập nhật thông tin về học sinh theo lớp, theo khối được thực hiện nhanh chóng, các công việc như bổ sung học sinh mới vào một lớp nào đó hay xoá khỏi danh sách một học sinh nào đó cũng mang lại kết quả cao. Điều này tránh được tình trạng tẩy xoá hay thêm các dòng ghi chú không cần thiết trong bảng điểm cũng như trong hồ sơ chung của toàn khoá học và cũng như phải kẻ thêm dòng mới để lưu học sinh vừa chuyển đến một lớp nào đó của trường. Các công việc cộng điểm, tính điểm, xếp loại cũng được thực hiện nhanh chóng bằng cách cung cấp cách thức tính toán và hệ thống mới sẽ đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng. Các công việc đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý điểm như in báo cáo thông tin điểm, tỷ lệ điểm... cũng được thiết kế để mang được đầy đủ thông tin cần thiết và nhất là nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó hệ thống mới cũng sẽ được thiết kế chức năng tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của ban giám hiệu, giáo viên hay học sinh. Chức năng này sẽ đáp ứng đây đủ nguyện vọng của người cần thông tin một cách rất nhanh chóng.
V. Tổng kết
Từ kết quả đ• khảo sát và việc phân tích tính thiết thực, hiệu quả và độ tiện lợi của hệ thống cũ, chúng ta thấy rằng hệ thống này còn có rất nhiều điểm không còn phù hợp với công việc quản lý của hiện nay. Một số công việc có thể dẫn đến sai lạc thông tin và xử lý quá chậm, mất nhiều thời gian... Vì những điều như thế em đ• mạnh dạn đưa ra một ý tưởng về một hệ thống quản lý điểm có khả năng thay thế hoàn chỉnh hệ thống mà chúng ta đ• có với các chức năng hoàn toàn giống với công tác quản lý điểm của bộ giáo dục cộng thêm những chức năng có thế tiết kiệm thời gian, khả năng xử lý chính xác, nhanh nhạy và đầy hiệu quả.
VI. Một số yêu cầu về hệ thống mới
1. Yêu cầu về phần mềm
- Phần mềm phải thiết kế chạy trên mạng cục bộ
- Máy chủ phải sử dụng Hệ điều hành Windows 32 bít trở lên
- Cơ sở dữ liệu: SQL Server
2. Về người sử dụng
- Người sử dụng phải có trình độ cơ bản về tin học.
Chương II: Phân tích và thiết kế hệ thống
I. Phân tích và thiết kế hệ thống
1. Lựa chọn hướng phân tích
Khi phân tích thiết kế hệ thống ta có thể chọn một trong hai hướng là hướng chức năng và hướng dữ liệu. Trong đề tài này tôi lựa chọn phân tích theo hướng chức năng. Với cách tiếp cận này, chức năng được lấy làm trục chính của quá trình phân tích và thiết kế, tiến hành phân tích trên xuống có cấu trúc.
Các bước thực hiện:
- Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng
- Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu
- Xây dựng mối quan hệ giữa các thực thể
- Xây dựng mô hình dữ liệu
2. Phân tích hệ thống cũ
Với cách quản lý điểm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống gặp nhiều khó khăn trong việc lưu trữ và xử lí thông tin. Bởi vậy cần xây dựng một chương trình quản lý bằng máy vi tính để giúp việc quản lý một cách chính xác và hiệu quả hơn làm giảm nhẹ một phần đáng kể nhân lực và công sức.
+ Yêu cầu của hệ thống quản lý bằng máy tính:
- Quản lý tốt thông tin về học sinh và giáo viên
- Xử lý thông tin chính xác, khoa học
- Chương trình dễ sử dụng, có hiệu quả
- Có khả năng hỗ trợ đa người dùng, phù hợp với xu thế phát triển của mạng máy tính.
3. Thiết kế hệ thống mới
a. Các chức năng chính của hệ thống quản lý điểm
- Cập nhật thông tin
- Xử lý thông tin
- Thống kê theo yêu cầu
* Cập nhật thông tin
+ Cập nhật giáo viên
+ Cập nhật lớp học
+ Cập nhật môn học
+ Cập nhật hồ sơ học sinh
+ Cập nhật điểm
* Xử lý thông tin
+ Tính điểm, xếp loại
+ Lưu chuyển năm học
+ Tìm kiếm
* Thống kê theo yêu cầu
+ Xem, In danh sách lớp
+ Xem, In điểm theo môn
+ Xem, In điểm theo lớp
+ Xem, In danh sách học sinh tiên tiến
+ Xem, In danh sách học sinh lưu ban
4. Sơ đồ phân cấp chức năng
Sơ đồ phân cấp chức năng được sử dụng để nêu ra chức năng và quá trình cho biểu đồ luồng dữ liệu, thông qua nó để mô tả các chức năng xử lý của hệ thống theo các mức. Việc phân r• chức năng được thực hiện trong sơ đồ phân cấp chức năng còn được dùng để chỉ ra mức độ mà từng quá trình hoặc quá trình con phải xuất hiện trong biểu đồ luồng dữ liệu.
Khảo sát thực tế của “ Hệ thống quản lý điểm ở trường phổ thông ”, sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống được trình bày theo các mức cụ thể sau:
-
Sơ đồ phân cấp chức năng
(Chú giải: HS : Học sinh
DS HSTT : Danh sách học sinh tiên tiến
DS HSLB : Danh sách học sinh lưu ban)
5. Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ luồng dữ liệu dùng để diễn tả tập hợp các chức năng của hệ thống trong mối quan hệ trước sau của tiến trình xử lý và việc trao đổi thông tin trong hệ thống. Biểu đồ luồng dữ liệu giúp ta thấy được đằng sau những gì thực tế xảy ra trong hệ thống, làm rõ những chức năng và các thông tin cần thiết. Biểu đồ luồng được chia thành các mức như sau:
a. Mức ngữ cảnh
Là mức tổng quát nhất được xây dựng ở giai đoạn đầu của quá trình phân tích và được dùng để vạch ra biên giới của hệ thống cũng như buộc người phân tích - thiết kế phải xem xét các luồng dữ liệu bên ngoài hệ thống, ở mức này người phân tích chỉ cần xác định được các tác nhân ngoài của hệ thống và coi toàn bộ các xử lý của hệ thống là một chức năng, trong biểu đồ chưa có kho dữ liệu.
Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
b. Mức đỉnh
Dựa vào sơ đồ phân cấp chức năng ở mức 2 để tách các chức năng thành các chức năng con trên cơ sở tôn trọng 4 nguyên tắc sau:
- Các luồng dữ liệu phải bảo toàn
- Các tác nhân ngoài cũng phải được bảo toàn
- Có thể xuất hiện các kho dữ liệu
- Có thể bổ sung các luồng dữ liệu nội bộ
Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
c. Mức dưới đỉnh
Từ 3 chức năng cơ bản được mô tả ở biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh, ta tiến hành phân r• thành các chức năng con chi tiết ứng với biểu đồ phân cấp chức năng thấp nhất theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải phân r• các chức năng ở mức trên xuống mức dưới
- Các tác nhân ngoài bảo toàn từ sơ đồ mức đỉnh
- Kho dữ liệu xuất hiện dần theo yêu cầu quản lý nội bộ
- Bảo toàn các luồng dữ liệu vào ra với các tác nhân ngoài và thêm các luồng nội bộ
- Có thể tách biểu đồ thành từng trang ứng với một hoặc vài chức năng ở mức đỉnh
* Cập nhật thông tin
Sơ đồ
Luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng CNTT
* Xử lý thông tin
Biểu đồ mức dưới đỉnh của chức năng XLTT
* Thống kê theo yêu cầu
Biểu đồ mức dưới đỉnh của chức năng :Thống kê theo yêu cầu
6. Mô hình thực thể và các thuộc tính
a. Chuẩn hoá lươợc đồ cơ sở dữ liệu
Trong thực tế, một ứng dụng có thể đươợc phân tích, thiết kế thành nhiều lươợc đồ cơ sở dữ liệu khác nhau và tất nhiên chất lơượng thiết kế của các lươợc đồ cơ sở dữ liệu này cũng khác nhau. Chất lươợng thiết kế của một lươợc đồ cơ sở dữ liệu có thể đơược đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn nhươ: sự trùng lặp thông tin, chi phí kiểm tra các ràng buộc toàn vẹn.
Sự chuẩn hoá lươợc đồ cơ sở dữ liệu có ý nghĩa rất lớn đối với mô hình dữ liệu quan hệ. Trong thực tế, ở những bươớc tiếp cận đầu tiên, ng-ười phân tích thiết kế rất khó xác định đơược ngay một cơ sở dữ liệu của một ứng dụng sẽ gồm những lơược đồ quan hệ con (thực thể) nào (có chất l-ượng cao), mỗi lươợc đồ quan hệ con có những thuộc tính và tập phụ thuộc hàm ra sao?. Thông qua một số kinh nghiệm, ngơười phân tích - thiết kế có thể nhận diện đươợc các thực thể của lược đồ cơ sở dữ liệu nhương lúc đó chất lơượng của nó chươa hẳn đ• cao. Bằng phương pháp chuẩn hoá, ngơười phân tích - thiết kế có thể nâng cao chất lơượng của lơược đồ cơ sở dữ liệu ban đầu để đươa vào khai thác.
Chuẩn hoá là quá trình khảo sát các danh sách thuộc tính và áp dụng một tập các quy tắc phân tích vào các danh sách đó, chuyển chúng thành một dạng mà:
- Tối thiểu việc lặp lại (cùng một thuộc tính có mặt ở nhiều thực thể).
- Tránh dươ thừa (các thuộc tính có giá trị là kết quả từ tính toán đơn giản được thực hiện trên các thuộc tính khác).
Để đánh giá một cách cụ thể chất lơượng thiết kế của một lươợc đồ cơ sở dữ liệu, tác giả của mô hình dữ liệu quan hệ E.F Codd, đ• đươa ra 3 dạng chuẩn (1NF, 2NF, 3NF). Ngơười phân tích - thiết kế bắt đầu với một danh sách các thuộc tính dự định đối với một kiểu thực thể, sau khi áp dụng 3 quy tắc chuẩn hoá, từ kiểu thực thể gốc, các kiểu thực thể mới đ-ược xác định và tất cả chúng đều đươợc chuẩn hoá hoàn toàn. Có thể nói dạng chuẩn thứ 3 (3NF) là tiêu chuẩn tối thiểu trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu.
Căn cứ quá trình khảo sát đ• phân tích ở trước, thống kê danh sách các thuộc tính và tiến hành chuẩn hoá như sau:
Chưa chuẩn hoá 1NF 2NF 3NF
M• học sinh
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Quê quán
Ghi chú
Khoá vào
Tên lớp
Tên học kỳ
Tên môn
Hệ số
Tên giáo viên
Chức năng
Mật khẩu
Điểm miệng + TH
Điểm 15 phút
Điểm 1 tiết
Điểm học kỳ
Điểm TB môn
Điểm TBC học kỳ
Xếp loại học kỳ
Điểm TBC cả năm
Xếp loại cả năm
M• học sinh
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Quê quán
Ghi chú
Khoá vào
M• lớp
Tên lớp
Tên học kỳ
M• môn
Tên môn
Hệ số
M• giáo viên
Tên giáo viên
Chức năng
Mật khẩu
Điểm miệng + TH
Điểm 15 phút
Điểm 1 tiết
Điểm học kỳ
M• học sinh
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Quê quán
Ghi chú
M• học sinh
M• lớp
Khoá học
Tên lớp
M• giáo viên
Tên giáo viên
Chức năng
Mật khẩu
M• môn
Tên môn
Hệ số
Tên học kỳ
Điểm miệng + TH
Điểm 15 phút
Điểm 1 tiết
Điểm học kỳ
M• học sinh
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Quê quán
Ghi chú
M• học sinh
M• lớp
M• học sinh
M• lớp
M• môn
Tên học kỳ
Điểm miệng + TH
Điểm 15 phút
Điểm 1 tiết
Điểm học kỳ
Khoá vào
M• lớp
Tên lớp
M• giáo viên
M• lớp
M• môn
M• giáo viên
Tên giáo viên
Chức năng
Mật khẩu
M• môn
Tên môn
Hệ số
(Chú giải: TH : Thực hành
TB : Trung bình
TBC : Trung bình chung)
b. Sơ đồ thực thể và các thuộc tính
M• học sinh M• học sinh M• giáo viên
Họ tên M• lớp Tên giáo viên
Giới tính M• môn Chức năng
Ngày sinh Tên học kỳ Mật khẩu
Quê quán Điểm miệng + TH
Ghi chú Điểm 15 phút
Điểm 1 tiết
Điểm học kỳ
M• môn M• lớp M• giáo viên M• học sinh
Tên môn Khoá học M• lớp M• lớp
Hệ số Tên lớp M• môn
7. Mô hình dữ liệu quan hệ
Từ các kiểu thực thể được hệ thống ở trên, căn cứ vào quá trình khảo sát thực tế và sau các bước thực hiện, đ• xây dựng lược đồ dữ liệu theo mô hình quan hệ như sau:
8. Thiết kế các bảng dữ liệu
Để chương trình có thể hoạt động tốt và giao diện thuận lợi, dựa vào kết quả khảo sát từ Ban giám hiệu nhà trường, chương trình được thiết kế gồm 7 bảng dữ liệu đó là: bảng HOSO, bảng DIEM, bảng GIAOVIEN, bảng LOP, bảng MONHOC, bảng HOCLOP, bảng DAYMON
a.BảngHO SO
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7. MAHS
HODEM
TEN
NGAYSINH
GIOITINH
QUEQUAN
GHICHU Text
Text
Text
Date/Time
Text
Text
Text 10
20
10
8
5
50
20 M• học sinh
Họ đệm
Tên
Ngày sinh
Giới tính
Quê quán
Ghi chú
Chức năng:
Bảng HOSO lưu trữ tất cả các thông tin về học sinh học tại trường, đây là cơ sở của quá trình quản lý điểm.
b. Bảng DIEM
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8. MAHS
MALOP
MAMON
HOCKY
DM
DP
DT
DK Text
Text
Text
Text
Text
Text
Text
Text 10
10
5
2
20
20
10
5 M• học sinh
M• lớp
M• môn
Học kỳ
Điểm miệng+ TH
Điểm 15 phút
Điểm 1 tiết
Điểm học kỳ
* Chức năng:
Bảng DIEM sẽ chứa tất cả thông tin điểm của một học sinh trong suốt khoá học theo một môn nào đó tuỳ theo MAMON. Nó được thiết kế để tránh khỏi phải lưu ở nhiều nơi gây thừa dữ liệu và giảm được độ lớn của chương trình khi phải lưu trữ nhiều khoá
c. Bảng LOP
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải
1.
2.
3. MALOP
KHOA
TENLOP Text
Text
Text 10
4
10 M• lớp
Khoá vào
Tên lớp
* Chức năng:
Lưu trữ tất cả các thông tin về lớp của nhà trường có thể đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh theo chuẩn của Bộ giáo dục (quy mô, hình thức, điều kiện).
d. Bảng GIAOVIEN
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải
1.
2.
3.
4.
5.
MAGV
TENGV
CHUCNANG
DIENTHOAI
MALOPCN Text
Text
Text
Text
Text 5
25
20
15
10 M• giáo viên
Tên giáo viên
Chức năng
Điện thoại
M• lớp do GVCN hàng năm cập nhật lại
* Chức năng:
Cho phép cập nhật thêm giáo viên mới chuyển về, cho biết một giáo viên nào đó có làm công tác chủ nhiêm lớp hay không, cung cấp một số thông tin của giáo viên.
e. Bảng MONHOC
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải
1.
2.
3. MAMON
TENMON
HESO
Text
Text
Number
5
30
5
M• môn học
Tên môn học
Hệ số
* Chức năng:
Lưu trữ tất cả các môn học mà nhà trường có thể đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh theo chuẩn của Bộ giáo dục (có thể thêm hoặc bớt môn tuỳ theo khả năng của đội ngũ giáo viên, điều kiện để tổ chức giảng dạy... tất nhiên vẫn phải đảm bảo quy định về số môn chính của chương trình giảng dạy ở cấp PTTH) .
f. Bảng DAYMON
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải
1.
2.
3. MAGV
MAMON
MALOP Text
Text
Text 5
5
10 M• giáo viên
M• môn
M• lớp
* Chức năng:
Lưu trữ lại sự phân công giảng dạy, lớp giảng dạy cho từng giáo của Ban giám hiệu.
g. Bảng HOCLOP
h.
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn giải
1.
2. MAHS
MALOP Text
Text 10
10 M• học sinh
M• lớp
*Chức năng:
-Giảm nhẹ chức năng lưu trữ cho bảng HOSO và tiện cho việc luân chuyển học sinh.
Chương III
Thiết kế giao diện và Modul chương trình
I. Thiết kế GIAO DIện Tổng quát
1. Sơ đồ bố trí các chức năng
Trên cơ sở biểu đồ phân cấp chức năng và thức tế yêu cầu của hệ thống ứng dụng, chương trình chính được thiết kế và cài đặt dưới dạng trình đơn (dạng mức) để người sử dụng thuận tiện trong việc lựa chọn các chức năng cần làm ở hệ thống. Giao diện hệ thống Menu chương trình được thiết kế như sau:
Các chức năng trên được phân r• thành các chức năng con theo từng sơ đồ cụ thể sau:
Sơ đồ bố trí các chức năng con của chức năng Hệ thống
Sơ đồ bố trí các chức năng con của chức năng Xử lý hồ sơ
Sơ đồ bố trí các chức năng con của chức năng Xử lý điểm
II. Thiết kế GIAO DIện và Modul chương trình 1 số chức năng
1. Nhập giáo viên
a Giao diện
b Modul chương trình
- Đầu: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đầu tiên trong bảng.
- Cuối: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí cuối cùng trong bảng.
- Trước: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đứng trước con trỏ.
- Sau: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đứng sau con trỏ.
- Sửa: Chọn Tên giáo viên cần sửa trên bảng giáo viên, sửa tại ô nhập giáo viên, chức năng, Mật khẩu, Điện thoại
- Thêm: M• giáo viên,Tên giáo viên, Chức năng, Mật khẩu, Điện thoại (nếu có), M• lớp chủ nhiệm.
- Lưu: Kiểm tra Tên giáo viên, Chức năng, Điện thoại không được rỗng. Kiểm tra xem ghi cho chức năng Nhập hay Sửa
- Xóa: Chọn Tên giáo viên cần xoá trên bảng giáo viên. Thông báo có thực sự muốn xoá
- Thoát: Thoát khỏi chức năng hiện tại
2. Nhập lớp học
a.Giao diện
b. Modul chương trình
- Đầu: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đầu tiên trong bảng.
- Cuối: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí cuối cùng trong bảng.
- Trước: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đứng trước con trỏ.
- Sau: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đứng sau con trỏ.
- Sửa: Cho phép sửa M• lớp, Tên lớp
- Thêm: Cho phép nhập thêm M• lớp, Tên lớp
- Lưu: Kiểm tra M• lớp, Tên lớp không được rỗng.Cho phép lưu vào nếu đ• đầy đủ thông tin
- Xóa: Chọn M• lớp cần xoá trên bảng Lớp học. Thông báo có thực sự muốn xoá
- Thoát: Thoát khỏi chức năng hiện tại
4. NHAP DAY MON
a. Giao diện
b. Modul chương trình
- Cuối: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí cuối cùng trong bảng.
- Đầu: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đầu tiên trong bảng.
- Trước: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đứng trước con trỏ.
- Sau: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đứng sau con trỏ.
- Xóa: Chọn M• giáo viên, Tên giáo viên, M• môn cần xoá trên bảng. Thông báo có thực sự muốn xoá
- Thêm: Cho phép thêm M• giáo viên, tên giáo viên, M• lớp muốn thêm vào.
- Lưu: Kiểm tra M• giáo viên, tên giáo viên, M• lớp xem có rỗng không. Nếu nhập thông tin đầy đủ thi cho phép lưu vào. Nếu thiếu không cho lưu.
- Exit: Thoát khỏi chức năng hiện tại
5. Nhập hồ sơ
a. Giao diện
- Tên giáo viên chủ nhiệm được gán từ đầu
b. Modul chương trình
- Cuối: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí cuối cùng trong bảng.
- Sửa: Cho phép sửa M• học sinh, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Quê quán, Ghi chú
- Thêm: Cho phép thêm M• học sinh, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Quê quán, Ghi chú
- Xóa: Chọn M• học sinh, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Quê quán, Ghi chú. Kiểm tra xem áo chắc chắn muốn xóa hay không. Nếu đồng ý sẽ thực hiện lệnh xóa.
- Đầu: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đầu tiên trong bảng.
- Trước: Đưa con trỏ trỏ tới vị trí đứng trước con trỏ.
- Lưu: Kiểm tra M• học sinh, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Quê quán, Ghi chú xem có rỗng không. Nếu nhập thông tin đầy đủ thi cho phép lưu vào. Nếu thiếu không cho lưu.
- Thoát: Thoát khỏi chức năng hiện tại
6. Nhập điểm
a. Giao diện
b. Modul chương trình
- Thêm: Cho phép thêm M• học sinh, M• lớp, M• môn, Điểm học học kỳ I, Điểm học kỳ II, Điểm TKCN
- Sửa: Cho phép sửa M• học sinh, M• lớp, M• môn, Điểm học học kỳ I, Điểm học kỳ II, Điểm TKCN
- Xóa: Chọn M• học sinh, M• lớp, M• môn, Điểm học học kỳ I, Điểm học kỳ II, Điểm TKCN. Kiểm tra xem có chắc chắn muốn xóa hay không. Nếu đồng ý sẽ thực hiện lệnh xóa.
- Lưu: Kiểm tra M• học sinh, M• lớp, M• môn, Điểm học học kỳ I, Điểm học kỳ II, Điểm TKCN xem có rỗng không. Nếu nhập thông tin đầy đủ thi cho phép lưu vào. Nếu thiếu không cho lưu.
Kết luận
Xây dựng phần mềm quản lý là một trong những nhu cầu xuất phát từ thực tế phát triển của các hệ thống. Tin học hoá các hoạt đông quản lý, giúp các nhà quản lý có tầm nhìn bao quát, tìm kiếm nhanh chóng các thông tin cần nắm bắt, hiệu quả công việc được nâng cao, chi phí thấp
1. Nhìn một cách tổng thể khoá luận của mình chúng tôi nhận thấy khoá luận đ• đạt được những kết quả sau:
* Trình bày một cách có hệ thống quá trình phân tích và thiết kế hệ thống quản lí điểm ở trường THPT DTNT Quỳ Châu
* Hoàn thành chương trình quản lí điểm ở trường THPT DTNT Quỳ Châu bằng ngôn ngữ Visual Basic.
* Chương trình đơn giản, dễ sử dụng
2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Tiếp tục phát triển chương trình theo quy mô lớn hơn, bao gồm cả quản lý điểm thi tốt nghiệp, quản lý các giáo viên trong trường. áp dụng chương trình vào thực tế.
Tài liệu tham khảo
[1] Microsoft Access 2000.
Tác giả Nguyễn Sỹ Dũng _ nhà xuất bản đại học quốc gia TPHCM
[2] Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống,
Khoa công nghệ thông tin - trường Đại Học BK.
[3] Trần Thành Trai, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, NXB trẻ
(Trung tâm KHTN và công nghệ quốc gia).
[4] Nguyễn Tế An, Giáo trình nhập môn cơ sở dữ liệu, Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh
[5] Nguyễn Thị Ngọc Mai, Microsoft Visual Basic 6.0 và lập trình cơ sở dữ liệu,
Nhà xuất bản giáo dục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_li_diem_phuong_9253.doc