LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế quốc tế ngày nay không ngừng phát triển và trở thành một xu hướng tất yếu của các Quốc gia trên thế giới. Khi tham gia toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ kinh doanh với các nước trên thế giới thì việc nghiên cứu văn hóa của một quốc gia có một vai trò rất lớn trong việc đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng và được thị trường. Ngày nay, đã có nhiều sản phẩm khi xâm nhập vào thị trường quốc tế đã không tìm hiểu kỹ văn hóa của thị trường và kết quả là sản phẩm của họ vi phạm yếu tố văn hóa và thị trường đã không chấp nhận sản phẩm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Trung Quốc là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất thế giới. Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, kinh tế Trung Quốc đã có nhiều sự phát triển vượt bậc. Từ năm 1979-2006, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,6 %, đạt mức cao nhất thế giới. Tính riêng năm 2006, GDP đạt 20.940 tỷ NDT (khoảng 2.700 tỷ USD), tăng 10,7%; tổng kim ngạch thương mại đạt 1.760 tỷ USD, tăng 23,8% (là năm thứ 5 liên tiếp tăng trên 20%); FDI thực tế đạt 69,5 tỷ USD; tạo thêm 11,84 triệu việc làm mới; thu nhập bình quân cư dân ở thành thị đạt 11.759 NDT (khoảng 1.500 USD), tăng 10,4%; thu nhập bình quân ở nông thôn đạt 3587 NDT (khoảng 460 USD), tăng 7,4%; sản lượng lương thực đạt 497,4 triệu tấn (năm thứ 3 liên tiếp tăng); dự trữ ngoại tệ hơn 1200 tỷ USD (tính đến hết tháng 4/2007). Kinh tế Trung Quốc phát triển cộng với chính sách của Nhà nước Trung Quốc là toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ kinh doanh quốc tế, thu hút đầu tư tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nước ngoài. Khi thâm nhập thị trường này, việc hiểu rõ văn hóa sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa phong phú, các doanh nghiệp Trung Quốc có văn hóa kinh doanh đa dạng rất đáng để tìm hiểu. Các doanh nghiệp Trung Quốc là đối tác quan trọng, cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường Việt Nam. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh. Đó là lý do nhóm chọn nghiên cứu đề tài này.
NỘI DUNG .
Lời mở đầu
Chương 1: Giới thiệu khái quát về đất nước Trung Quốc
Chương 2: Các yếu tố môi trường văn hóa Trung Quốc
Chương 3: Năm chiều văn hóa Geert-Hofstede và đánh giá về Trung Quốc
Chương 4: Một số nét văn hóa cần chú ý khi tham gia kinh doanh với người Trung Quốc
Chương 5: Những thuận lợi và khó khăn của MTVH khi đầu tư vào thị trường Trung Quốc
Kết luận
KẾT LUẬN
Khi kinh doanh ở thị trường Trung Quốc các doanh nghiệp nên lưu ý tìm hiểu một cách kỹ lưỡng văn hóa kinh doanh của quốc gia và doanh nghiệp. Người xưa thường nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Càng hiểu rõ các giá trị và chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro, thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài. Tóm lại, đồng minh quan trọng nhất trong giao dịch kinh doanh là nghiên cứu
và chuẩn bị, càng cẩn thận càng tốt, để thông suốt tập tục của quốc gia mà mình sẽ đến trước khi bước lên phi cơ. Không giống như với du khách, các lỗi văn hóa không bao giờ được chấp nhận đối với một đại diện kinh doanh. Ngoài việc nắm các giá trị văn hóa, thói quen kinh doanh cơ bản doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ từng khía cạnh văn hóa liên quan đến ngành hàng, sản phẩm kinh doanh để tránh vi phạm các giá trị, chuẩn mực và có thể kinh doanh thành công. Phương Tây coi trọng lý thuyết". "Trung Hoa coi trọng Đạo", Đạo là Con đường của sự Biến hóa. Văn hóa Trung Hoa cổ dè dặt hơn với sự tranh cãi. không phải vì người ta không thích bàn cho ra phải trái, đúng sai mà người ta thấy trong lĩnh vực xã hội, nhân văn, nhìn cho ra sự thật, phải trái là rất khó, hơn nữa, nhìn cho ra cũng là để giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn trong cuộc sống, cho nên tốt hơn hết là chuyện phải trái bàn vừa thôi, nó chỉ là một khâu có liên quan đến những khâu khác, hãy tập trung vào việc tìm giải pháp thỏa đáng cho từng vấn đề cụ thể, thay cho sự cãi vã là sự thương lượng đi đến sự phân xử thỏa đáng. Người Trung Hoa quan tâm đến hiệu quả mà những sự thương lượng đem lại, coi trọng hiệu quả này hơn những gì mà sự tìm tòi chân lý dẫn đến.
CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN GỒM FILE WORD + PDF
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15496 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu văn hóa kinh doanh Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỐC
1. Tư tưởng kinh tế chính trị
*Tư tưởng kinh tế:
Kinh tế Trung Quôc được định hướng là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Về đối ngoại, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên
thế giới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng theo phương châm "mục lân, an lân, phú lân" (thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng).
*Tư tưởng chính trị:
Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là một nước XHCN của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng. Chế độ XHCN là chế độ cơ bản của Trung Quốc. Chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà nước.
Cơ cấu Nhà nước bao gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội), Chủ tịch nước, Quốc Vụ viện, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc (tương tự Mặt trận tổ quốc của ta), Uỷ ban Quân sự Trung ương, Đại hội Đại biểu Nhân dân và Chính phủ các cấp ở địa phương, Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân
.Đảng Cộng sản Trung Quốc (là đảng cầm quyền) thành lập ngày 1-7-1921, hiện có 70,8 triệu Đảng viên. Bộ Chính trị có 25 người, trong đó có 9 Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có 8 người.
Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có 8 Đảng phái khác, đều thừa nhận sự lãnh đạo của ĐCS trong khuôn khổ "hợp tác đa Đảng dưới sự lãnh đạo của ĐCS", bao gồm: Hội Cách mạng dân chủ, Liên minh dân chủ, Hội Kiến quốc dân chủ, Hội Xúc tiến dân chủ, Đảng Dân chủ Công nông, Đảng Chí công, Cửu tam học xã và
Đồng minh Tự trị Dân chủ Đài Loan.
Chính trị của Trung Quốc hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện
ở mức cao hơn, hình thành cục diện toàn dân làm hết năng lực- hưởng theo năng lực
và chung sống hài hòa.
Định hướng nhiệm vụ từ nay đến năm 2020: Hoàn thiện pháp chế dân chủ XHCN; Giải quyết chênh lệnh phát triển vùng miền, hình thành cơ chế phân phối thu nhập hợp lý; Tạo việc làm, xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội cả ở thành thị và nông thôn; Hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ công; Nâng cao tố chất về tư tưởng, đạo đức, văn hóa, khoa học và sức khỏe toàn dân; Tăng cường năng lực sáng tạo xã hội; Hoàn thiện hệ thống quản lý xã hội; Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.
2. Cấu trúc xã hội
Đơn vị cấu trúc xã hội: Cơ cấu dân số:
· 0-14 tuổi: 20,8%
· 15-64 tuổi: 71,4%
· 65 tuổi trở lên: 7,7%
Độ tuổi trung bình: 32,7 tuổi (Nam 32,3 tuổi/ Nữ: 33,2 tuổi) Tốc độ tăng trưởng dân số: 0,59% (ước 2006)
Tỷ lệ sinh: 13,25 /1,000 (ước 2006) Tỉ lệ tử: 6,97/1.000 (ước 2006)
Tỉ lệ nhập cư: -0,39 người/1.000 người
Cơ cấu giới tính: 1,06 nam/nữ
Tuổi thọ trung bình: 72,58 tuổi
Người Trung Quốc xem mình là thuộc về gia đình và đồng thời như là những đứa con của Nhà nước. Trong bản thân gia đình, họ không phải là những “nhân vị” (Personen), bởi sự thống nhất bản thể ở đây là sự thống nhất của huyết thống và của tính tự nhiên. Trong Nhà nước, họ cũng không phải là những “nhân vị”, vì quan hệ thống trị ở đây là quan hệ gia trưởng, và chính quyền dựa trên việc thực thi sự chăm
lo của vua đối với dân như của cha đối với con… để giữ mọi việc trong vòng trật
tự”…
Nền tảng gia đình cũng là nền tảng của “hiến pháp”, nếu có thể dùng một từ như thế. Ở Trung Quốc, sự khác biệt giữa nô lệ và tự do tất nhiên là không lớn, bởi trước mặt hoàng đế, tất cả đều bình đẳng, nghĩa là, đều bị giáng cấp như nhau.
3. Tôn giáo
Tại Trung Quốc, kể từ năm 1949 dưới sự điều hành của chính phủ Cộng Sản luôn muốn khuếch trương chủ nghĩa vô thần nên dân số của các tôn giáo không xác dịnh rõ ràng. Nhưng trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật Giáo Đại Thừa giữ vai trò chính), số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác:
· Lão giáo
Xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với những
tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo. Theo các tài liệu gần đây nhất thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo.
· Phật giáo
Khoảng 8% tổng dân số (quy y Tam Bảo), bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên. Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểu thừa thì không đáng kể. Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa
có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là Nhật Bản và Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 1,5 tỷ người theo Phật Giáo trên khắp Thế Giới. Lưu ý là đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật Giáo cùng chung với các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Khổng Giáo).
· Cơ Đốc giáo
Chiếm khoảng 1 đến 4% tùy nguồn, một số nhánh của đạo này được truyền rải
rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII. Ngoài ra còn có những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ.
· Nho giáo
Không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản chất của nó không phải như vậy.
· Hồi giáo
Chiếm khoảng 1% đến 2% tổng dân số, có ở Tân Cương và các vùng có người dân tộc thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368).
· Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc
Tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác.
Ngoài ra còn có Pháp Luân Công là một phương pháp tập luyện tinh thần rất phổ biến tại Trung Quốc trong thập niên 90 tuy nhiên đã bị ĐCSTQ đàn áp vào năm
1999. Theo thống kê của chính phủ có khoảng 70-100 triệu người.
4. Ngôn ngữ
* Ngôn ngữ viết
Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đa văn tự, ở Trung Quốc có
56 dân tộc, 81 loại hình ngôn ngữ và 31 loại văn tự. Ta thấy rằng tiếng Hán là ngôn ngữ đa phương ngôn.
Tại Trung Quốc tiếng Quan Thoại được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra còn có tiếng Quảng Đông được sử dụng tại tỉnh Quảng Đông, đặc khu Hồng Kông, tiếng Ngô sử dụng tại tỉnh Triết Giang, tiếng Mân tại tỉnh Phúc Kiến...., đây là những phương ngôn (tiếng địa phương).
Về mặt chữ viết thì chỉ có một loại chữ duy nhất đó là chữ Hán.
Về mặt phát âm những phương ngôn này có nhiều từ ngữ phát âm giống tiếng
Quan Thoại hoàn toàn, một số chỉ đọc hơi giống và cũng có những từ phát âm khác
xa tiếng Quan Thoại. Các phương ngôn trên có cách phát âm đa dạng hơn tiếng Quan
Thoại do đó từ đồng âm trong những phương ngôn này cũng ít hơn.
Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ tiếng
Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới về
phương diện này. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan, cũng như là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quảng Đông chuẩn thì là một trong những ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông (cùng với tiếng Anh) và của Ma Cao (cùng với tiếng Bồ Đào Nha).
* Ngôn ngữ cử chỉ
Mắt lim dim
Ở Trung quốc hành động này được ngầm hiểu là “Tôi đang lắng nghe đây”
Chỉ trỏ
Ở Trung Quốc chỉ người khác bằng ngón trỏ bị xem là bất kính và vô cùng bất lịch sự. Người ta thường dùng cả bàn tay để chỉ ai đó hay vấn đề gì đó.
Gật đầu
Ở Trung Quốc cũng như hầu hết các quốc gia hành động này có nghĩa là “Tôi
đồng ý”
Vỗ nhẹ (bằng ngón trỏ) lên mũi
Hành động này có nghĩa là “tôi đang lắng nghe đây”
Giữ khoảng cách
Người châu Á trong đó có người Trung Quốc, thường giữ khoảng cách ít nhất
là 1 mét khi giao tiếp. Trong khi đó, người Mỹ Latin và Trung Đông thích đứng gần nhau, đôi khi chỉ cách nhau chừng nửa mét. Đối với người Mỹ và châu Âu, khoảng cách này là trung bình cộng của hai khoảng cách trên
Bạn nên giữ khoảng cách phù hợp khi giao tiếp với đối tác hay đồng nghiệp. Ví
dụ khi bạn phỏng vấn ứng viên, khoảng cách tiếp xúc quá gần sẽ khiến cho ứng viên cảm thấy không thoải mái, mất bình tĩnh và không nghe rõ những gì bạn nói. Hoặc
khi đánh giá thành tích làm việc của nhân viên, bạn sẽ khiến cho nhân viên có cảm giác bị uy hiếp và có khuynh hướng bác bỏ đề nghị hay phê bình của bạn nếu bạn đứng quá gần anh ta.
5. Giáo dục
Trung Quốc rất chú ý đầu tư cho giáo dục. Tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở
nên đạt 90% ( năm 2005).
Phương châm chiến lược phát triển Giáo dục Trung Quốc đó là: Giáo dục hướng về hiện đại, Giáo dục hướng tới tương lai và Giáo dục hướng ra thế giới. Đây
là tư tưởng xác lập vị trí chiến lược của giáo dục trong nỗ lực xây dựng đất nước phát triển, nhất là nhằm tăng cường hội nhập quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, Trung
Quốc chủ trương bồi dưỡng, giáo dục nhân tài theo ba hướng này.
CHƯƠNG 3:
NĂM CHIỀU VĂN HÓA GEERT-HOFSTEDE VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TRUNG QUỐC
Bảng: Điểm cho 5 chiều văn hóa của một số quốc gia (nguồn:
hofstede.com/)
Quốc gia
Khoảng cách Quyền Lực
Chủ Nghĩa
Cá Nhân
Nam Tính
Tránh
Rủi Ro
Hướng Tương lai
Trung Quốc
80
20
66
30
118
Việt Nam
70
20
40
30
80
Trung bình các nước trên thế giới
55
43
50
64
45
Chiều thứ nhất: Khoảng Cách Quyền Lực (Power Distance - PD)
Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ bình đẳng / bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó.
Trung Quốc là quốc gia có khoảng quyền lực lớn với chỉ số là 80, trong khi chỉ
số trung bình của các nước trên thế giới là 55.
Một quốc gia có điểm Khoảng Cách Quyền Lực lớn sẽ CHẤP NHẬN và kéo
dài sự bất bình đẳng giữa người và người. Một ví dụ về xã hội như vậy sẽ là một tháp quyền lực cao và nhọn; và việc một người di chuyển từ chân tháp lên đỉnh tháp sẽ rất khó khăn và hạn chế.
Vì thế, trong xã hội Trung Quốc, người ta chấp nhận sự độc tài hoặc các thể chế
mang tính mệnh lệnh, nhân dân ngoan ngoãn phục tùng lãnh đạo, nhân viên làm theo
lời sếp, học sinh răm rắp nghe theo thầy cô, con cái không dám cãi cha mẹ - bởi họ
coi đó là bổn phận, là điều đương nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng. Việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên đăng cấp cao hơn là khó khăn.
Chiều thứ hai: Chủ nghĩa Cá Nhân (Individualism - IDV)
Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể.
Người Trung Quốc xếp hạng thấp hơn so với trung bình các nước trong bảng xếp hạng IDV, chỉ số này là 20 so với chỉ số trung bình là 43. Điều này có thể một phần là do chế độ Cộng sản có mức độ tập trung vào xã hội tập thể là cao so với chủ nghĩa cá nhân.
Ở Trung Quốc con người từ khi sinh ra đã buộc phải hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn hơn, thường là tập hợp của các gia đình (với cô, chú, bác và ông bà v.v...). Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ những khi khó khăn, nhưng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà không được quyền thắc mắc. Trong cộng đồng như thế, thành viên của nó thường phải theo đuổi cái gọi là trách nhiệm với cộng đồng (thể diện dòng họ, thể diện hàng xóm láng giềng, v.v...). Vấn đề sống hòa hợp và tránh làm mất mặt người khác được người Trung Quốc đặt nặng.
Chiều thứ ba: Tránh Rủi ro (Uncertainty Avoidance - UAI)
Chiều văn hóa này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, những
điều mới mẻ của một cộng đồng.
Chỉ số tránh rủi ro Trung Quốc là 30, thấp hơn nhìu so với chỉ số trung bình của các nước trên thế giới là 64.
Văn hóa Trung Quốc thể hiện sự tránh thay đổi ở mức độ trung bình. Mọi người trong xã hội có cảm giác bị đe dọa bởi các tình huống không rõ ràng (hay không biết trước kết quả), và cố gắn tránh những tình huống như thế bằng cách tìm công việc ổn định, thiết lập các luật lệ chặt chẽ và tránh những ý tưởng và hành vi mang tính đột biến. Đây cũng là một trở ngại cho việc xâm nhập của các tư tưởng mới, khác lạ so với tư tưởng cũ vốn thống trị. Thay đổi thể chế chính trị cũng gặp khó khăn, trừ khi có những biến động kinh tế - xã hội rất lớn khiến thể chế cũ không
thể tồn tại.
Chiều thứ tư: Nam Tính (Masculinity - MAS)
Chiều văn hóa này nói lên mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận quyền lực truyền thống của người đàn ông trong xã hội.
Chỉ số nam tính ở Trung Quốc là 66, chỉ số này là tương đối cao so với chỉ số
trung bình của các nước là 50
Điểm Nam Tính cao chỉ ra ở Trung Quốc có sự phân biệt giới tính. Đàn ông có
xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực gia đình và xã hội. Luôn tồn tại
sự đối xử bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong mọi khía cạnh xã hội.
Chiều thứ năm: Hướng tương lai (Long-term orientation – LTO)
Chiều Hướng tương lai mô tả cách nhìn của một xã hội là hướng tương lai, hay sống chỉ hướng vào quá khứ và hiện tại.
Geeft Hofstede phân tích định hướng tương lai của Trung Quốc có chỉ số LTD
cao nhất (118), đó là sự thật cho tất cả các nền văn hóa của châu Á.
Điều này chứng tỏ người Trung Quốc rất quý trọng sự bền bỉ (hay kiên nhẫn, bền chí), thích tiết kiệm, sắp xếp các mối quan hệ theo thân phận hay đẳng cấp xã hội, có khái niệm về "xấu hổ". Các cá nhân trong xã hội luôn lo lắng tương lai của mình sẽ về đâu, họ tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho những lúc trái nắng trở trời hay về già, họ trông đợi việc kiên gan sẽ đem lại thành công trong tương lai. Họ cũng
coi trọng "kết quả cuối cùng" (virtue) hơn là "sự thật" (truth), họ thường lấy kết quả
biện hộ cho phương tiện.
LỐI SỐNG, MỘT SỐ THÓI QUEN PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
Nhà ở
Do môi trường tự nhiên và tình hình nhân văn các khu vực Trung Quốc khác nhau, kiến trúc nhà ở các nơi cũng thể hiện bô mặt đa dạng hoá.
Dòng chính kiến trúc nhà ở truyền thống ở khu vực dân tộc Hán là nhà ở kiểu quy củ, tiêu biểu là Tứ Hợp Viện Bắc Kinh áp dụng bố cục đối xứng qua trục chính.
Tứ Hợp Viện Bắc Kinh chia làm nhà trước và nhà sau, nhà chính giữa là nơi kính trọng và sùng bái nhất, đây là nơi tổ chức lễ nghi gia đình, tiếp đón khách quý, các nhà ở đều có cửa hướng vào sân giữa, có hành lang nối với nhau. Tứ Hợp Viện Bắc Kinh đã thể hiện quan niệm tôn pháp và chế độ gia đình thời cổ Trung Quốc, nhưng khu nhà rộng vuông vắn, yên lặng thân thiết, hoa lá, cây cỏ ngăn nắp, là không gian sinh hoạt ngoài trời rất lý tưởng. Kiến trúc nhà ở vùng Hoa Bắc, Đông Bắc phần lớn
là khu nhà rộng rãi như vậy.
Nhà chính và nhà lầu
Kiến trúc nhà ở của miền Nam Trung Quốc khá chặt chẽ, nhiều nhà tầng, nhà ở điển hình là nhà hướng vào sân có diện tích nhỏ hình chữ nhật. Kiểu nhà ở này bên ngoài vuông vắn, chất phác đơn giản, phân bố rất rộng tại các tỉnh miền nam TQ.
Người Khách Gia ở khu vực phía nam Phúc Kiến, phía bắc Quảng Đông và Quảng Tây thường ở khu nhà tập đoàn cỡ lớn, khu nhà ở có hình tròn và vuông, gồm khu nhà chính một tầng ở giữa và khu nhà 4-5 tầng ở xung quanh tạo thành, loại kiến trúc này có tính phòng thủ rất mạnh, tiêu biểu là nhà lầu Khách Gia huyện Vĩnh Định Phúc Kiến. Vĩnh Định có hơn 8 nghìn ngôi nhà lầu với các hình vuông, hình tròn, hình tám cạnh và hình bầu dục, những lầu đất này quy mô lớn, tạo hình đẹp, vừa khoa học thực dụng, vừa có đặc điểm riêng, đã tạo thành thế giới nhà ở kỳ diệu.
Thổ Lâu (nhà lầu đất) ở tỉnh Phúc Kiến được xây bằng đất sét, cát đá, mảnh gỗ,
nối liền với nhau thành một cụm kiến trúc thành quách mang tính phòng ngự khép kín, gọi là Thổ Lâu. Thổ Lâu mang tính kiên cố, an toàn, khép kín và đặc thù tông tộc. Trong Thổ Lâu có giếng nước, có kho chứa lương thực, nếu xảy ra chiến loạn,
thổ phỉ thì chỉ cần đóng cửa lại là hình thành một khối, dù bị vây hãm vài tháng vẫn
có đủ lương thực. Cộng thêm có đặc tính mùa đông ấm áp mùa hè mát mẻ, kháng chấn và bão, Thổ Lâu là nời nơi sính sống của các đời người Hẹ.
Kiến trúc nhà ở dân tộc Thiểu số
Kiến trúc nhà ở vùng dân tộc thiểu số Trung Quốc cũng rất đa dạng, như nhà ở của dân tộc Vây-ua Tân Cương tây bắc Trung Quốc phần lớn là nhà mái bằng, tường đất, một đến ba tầng, bên ngoài có vườn vây quanh; nhà ở điển hình của người dân
tộc Tạng tường ngoài xây bằng đá, bên trong kết cấu gỗ, mái bằng; dân tộc Mông Cổ thường ở trong lều bạt Mông Cổ có thể di động; còn các dân tộc thiểu số vùng tây nam thường xây các nhà sàn bằng gỗ dựa vào thế núi hướng ra mặt nước, dưới sàn để không, bên trên ở người, trong đó nhà sàn tre của dân tộc Mèo, dân tộc Thổ Gia. Nhà sàn thường xây trên đường dốc, không đổ nền nhà, chỉ lấy cột chống, nhà có hai hoặc ba tầng, tầng trên cùng rất thấp, chỉ để lương thực không người ở, dưới sàn để
đồ lặt vặt hoặc nuôi gia súc.
Nhà hang miền bắc và kiến trúc nhà ở thành cổ
Vùng trung và thượng du sông Hoàng Hà miền bắc Trung Quốc có khá nhiều nhà hang.
Tại vùng hoàng thổ Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam, Sơn Tây… cư dân địa phương đào hang trên vách đất tự nhiên, và thường nối liền mấy hang với nhau, trong hang lát gạch đá, làm thành nhà hang. Nhà hang tránh lửa, tránh tiếng ồn, mùa đông thì ấm mùa hè thì mát, tiết kiệm đất đai, ít tốn công lại kinh tế, kết hợp hữu cơ giữa cảnh tự nhiên với cảnh sinh hoạt, là hình thức kiến trúc hoàn mỹ tuỳ nơi mà vận dụng linh hoạt, thể hiện sự thiết tha và quyến luyến của mọi người đối với đất hoàng
thổ.
Trang phục
Sườn xám (hay còn gọi là Xường xám) là trang phục truyền thống nổi tiếng của thiếu nữ Trung Quốc. Xuất hiện lần đầu tiên dưới thời nhà Thanh và nhanh chóng được các thiếu nữ đón nhận và trở thành biểu tượng của thiếu nữ Trung Hoa.
Sườn xám lúc đó là kiểu cổ cao tròn ôm sát, ống tay hẹp, bốn mặt vạt đều xẻ,
có khuy nối các vạt lại với nhau kèm theo thắt đai lưng, chất liệu vải thường là da thuộc và chỉ có những thiếu nữ con nhà quý tộc, địa chủ hoặc những thương gia mới mặc.
Theo thời gian và văn hóa phương Tây tràn vào cách thiết kế cũng như chất liệu của Sườn xám cũng thay đổi nhiều với chiều hướng gọn gàng hơn, hấp dẫn hơn 6m
sát người nhằm tôn lên các đường cong và vẻ đẹp của phụ nữ. Và cho đến ngày nay trên đường phố Trung Quốc đặc biệt ở thành phố Thượng Hải những thiếu nữ thướt
tha với những bộ Sườn xám hiện đại nhưng không kém phần truyền thống, hấp dẫn nhưng cũng rất kín đáo.
Từ những năm đầu thế kỉ hai mươi, Sườn Xám có sự thay đổi khá nhiều về mặt
kết cấu,ví dụ như: cổ dựng, chỉ có hai bên vạt áo xẻ, ôm sát thân, tay áo có thể liền hoặc rời thân. Và bắt đầu từ những năm hai mươi, Sườn Xám xuất hiện dần dần trên đường phố Thượng Hải rồi lan sang Tô Châu, Hàng Châu, Dương Châu… Sau đó do ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây Sườn Xám đã có một vài đổi mới so với thời Mãn Thanh: Cổ áo có thể cao hoặc thấp, ống tay lúc hẹp lúc loe, vạt áo dài ngắn tùy
sở thích mỗi người.
Trang phục truyền thống tiêu biểu của giới nam gồm có: Trường Bào, Mã Quái (một dạng áo khoác bên ngoài), hai loại trang phục này đều là trang phục của dân tộc Mãn Thanh, áo cổ tròn, ống tay cửa hẹp, Mã Quái thường là xẻ giữa, cài nút thắt, ống
tay áo hình chữ U, còn Trường Bào thường là xẻ bên.
Cũng có loại trang phục được kết hợp giữa Trường Bào và Mã Quái, loại trang phục này chỉ có vạt áo dưới của Trường Bào còn phần trên là Mã Quái, hai phần được nối với nhau bằng một dải cúc được đính ở mặt trong của Trường Bào, mặc hai loại trang phục này không chỉ thể hiện được sự long trọng mà còn đem lại cảm giác
tự nhiên, thoải mái cho người mặc.
Ngoài ra, trang phục của từng vùng, từng dân tộc cũng không giống nhau, đều mang những bản sắc riêng của mình. Ví dụ như, Yếm là loại trang phục truyền thống
sát thân của trẻ con Trung Quốc tại Quan Trung và Thiểm Bắc, hai vạt của Yếm phía trên được buộc với nhau bởi hai dây vải vòng qua cổ, phía dưới cũng được nối với nhau bởi hai dây buộc vòng qua thắt lưng. Mặt trước của Yếm thường được dùng chỉ ngũ sắc để thêu các hình đầu hổ và ngũ tú, thông qua đó muốn gửi gắm hy vọng cầu mong cho con cái mình được manh khỏe…
Các trang phục truyền thống của những dân tộc thiểu số cũng rất đặc biệt, ví dụ như trang phục của Nữ Huệ An tại Phúc Kiến hay của các dân tộc thiểu số Di, Bạch, Cáp Nê, Miêu (H’Mông), Mông Cổ…..
Ăn uống
Đất nước Trung Quốc rộng lớn với hơn 1,3 tỉ dân và lịch sử lâu đời, nền ẩm thực của họ cũng rất đa dạng và phong phú. Người ta thường nói ” ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” qua đó có thể thấy nền ẩm thực Trung Hoa được đánh giá rất cao. Ẩm thực Trung Quốc bao gồm 8 trường phái lớn đó là: Sơn Đông, Quảng Đông,
Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy
Có sự khác biệt văn hóa rất lớn giữa các vùng khác nhau của Trung Quốc và do
đó dẫn đến sự khác nhau giữa phong cách ẩm thực các vùng miền của Trung Quốc.
Có 8 vùng ẩm thực chính ở Trung Quốc: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ
Nam, Hồ Nam, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy, Bắc Kinh
Một bữa ăn theo văn hóa Trung Quốc thương gồm hai thành phần chính: (1)
nguồn cấp chất bột, gọi là "主食" trong tiếng Trung, (''zhǔshí'' Pinyin , nghĩa "Thức
ăn chính") - thường là cơm, mỳ, hay mantou), và (2) thức ăn kèm theo như rau, thịt,
cá.
Cơm là một phần quan trọng bậc nhất trong ẩm thực Trung Hoa, Tuy nhiên, nhiều nơi ở Trung Quốc, đặc biệt là miền Bắc Trung Quốc, các sản phẩm làm từ lúa
mỳ như mỳ sợi và các loại bánh bao (như mantou) thì chiếm ưu thế, trái với miền Nam Trung Quốc nơi gạo là chủ lực. Tuy nhiên có nhiều trường hợp thì cơm là món phụ và được dùng sau dùng dưới dạng cơm chiên. Món xúp thường được dùng trước
và sau một bữa ăn ở Nam Trung Hoa.
Đũa là dụng cụ ăn uống của Trung Quốc. Uống trà
Trong sinh hoạt hằng ngày của người Trung Quốc không thể thiếu một loại nước giải khát là trà. Tục ngữ nước này có câu: “Củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm và trà”.
Trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống. Ở Trung Quốc,
trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha, thưởng thức trà
là một nghệ thuật. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người Trung Quốc. Khi có khách đến nhà, chủ nhà liền bưng một chén trà thơm ngào ngạt cho khách, vừa uống vừa chuyện trò, bầu không khí rất thoải mái.
Đến đời nhà Đường, uống trà đã trở thành thói quen của mọi người. Năm 780, ông Lục Vũ chuyên gia về trà của nhà Đường đã tổng kết kinh nghiệm trồng, làm và uống trà, viết cuốn sách Kinh nghiệm về trà đầu tiên của Trung Quốc.
Đời nhà Tống, nhà vua Tống Huy Tôn dùng tiệc trà để thết các đại thần, tự tay pha trà. Trong hoàng cung nhà Thanh, trà không những dùng để uống, mà còn được pha tiếp khách nước ngoài. Ngày nay, hằng năm vào những ngày tết quan trọng như
tết dương lịch hoặc tết xuân…, có một số cơ quan, đoàn thể thường tổ chức liên hoan tiệc trà.
Từ xưa đến nay, ở các nơi đều có mở quán, hiệu trà với những hình thức khác nhau. Trên phố Tiền Môn tấp nập ở Bắc Kinh cũng có quán trà. Ở miền Nam, không những có lầu trà, quán trà, mà còn có một loại lều trà, thường là ở những nơi phong
cảnh tươi đẹp, du khách vừa nhâm nhi, vừa ngắm cảnh.
Uống trà cũng có những thói quen riêng, các loại cũng không giống nhau. Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài, người Thượng Hải lại thích uống trà xanh. Người Phúc Kiến ở miền Đông Nam thích trà đen. Có một số địa phương, khi uống
trà lại thích gia giảm, chẳng hạn như một số địa phương ở tỉnh Hồ Nam ở miền Nam thường lấy trà gừng muối để tiếp khách. Khi uống vừa quấy vừa uống, cuối cùng đổ
bột đỗ tương, gừng, vừng và trà vào miệng ăn, nhấm nháp hương vị thơm ngon. Vì vậy có nhiều địa phương còn gọi uống trà là ăn trà.
Cách pha ở mỗi địa phương lại có thói quen khác nhau. Dân miền đông Trung Quốc thích dùng tích pha trà. Có nơi, như trà công phu ở Trương Châu tỉnh Phúc Kiến ở miền Đông, không những tách, chén rất khác biệt, mà cách pha trà cũng rất đặc biệt, hình thành nghệ thuật rất độc đáo.
Nghi lễ uống trà ở các vùng cũng không giống nhau. Ở Bắc Kinh, khi chủ nhà bưng trà mời khách, người khách phải lập tức đứng dậy, hai tay đỡ lấy chén, rồi cảm
ơn. Ở Quảng Đông, Quảng Tây, sau khi chủ nhà bưng lên, phải khum bàn tay phải
lại gõ nhẹ lên bàn 3 lần, tỏ ý cảm ơn. Ở một số khu vực khác, nếu như khách muốn uống thêm, thì trong chén để lại ít nước, chủ nhà thấy vậy sẽ rót thêm, nếu như uống cạn, chủ nhà sẽ cho rằng bạn không muốn uống nữa, thì sẽ không rót thêm nữa.
Thói quen và thẩm mỹ
Ngắm hoa mai
Hoa mai là một trong những loại hoa thưởng thức được người Trung Quốc rất
ưa thích, đến mùa hoa mai nở, đi đạp thanh thưởng mai đã trở thành thói quen của người Trung Quốc khi mùa xuân tới, mọi người trong khi thưởng thức vẻ đẹp nhã nhặn của hoa mai, họ còn vẽ mai, quay phim chụp ảnh và ngâm vịnh hoa, qua đó thể hiện tấm lòng say mê của mình đối với hoa mai.
Núi Hoa Mai của Nam Kinh, tỉnh Giang Tô là một trong những thắng cảnh thưởng thức mai nổi tiếng của Trung Quốc, nó cùng vườn mai Ma Sơn ở Đông Hồ -
Vũ Hán; Vườn mai hồ Điện Sơn-Thượng Hải và vườn mai Vô Tích được gọi là "Bốn vườn mai lớn của TQ".
Hoa nở từ cuối tháng 2 tới cuối tháng 3, trong dịp này thành phố Nam Kinh đều
tổ chức ngày hội hoa mai với quy mô lớn. Đây là ngày hội du lịch cỡ lớn cấp quốc
gia của Nam Kinh, đến nay đã tổ chức thành công 14 lần. Hiện nay, tại thung lũng
hoa mai trong khu phong cảnh lăng Trung Sơn-Nam Kinh có khoảng 10 nghìn cây mai đang đua nở.
Thẩm mỹ
Người Trung Hoa rất kỵ màu trắng vì vậy nếu không thật sự cần thiết thì không nên mặc đồ màu trắng và cũng không nên gói quà bằng giấy màu trắng vì người Trung Hoa coi màu trắng là sự tang thương, chia ly.
Màu đỏ được xem là màu may mắn của người Trung Hoa, màu đỏ thường xuất hiện trong các ngày lễ tết, đám cưới, mừng thọ…
Thờ cúng tổ tiên, thần linh: Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh truyền thuyết, rồng là thần vật được sung bái nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Trung Hoa. Khi nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc, ta có thể bắt gặp được hình tượng con rồng ở khắp nơi: rồng trong truyện thần thoại, truyền thuyết, rồng trong các tác phẩm nghệ thuật, gốm sứ… Đối với người dân Trung Quốc, những gì vĩ đại nhất, lớn lao nhất thường được gắn với rồng, nó là biểu tượng của thần quyền,
Lễ hội
Mỗi năm theo lịch Trung Quốc có 9 lễ hội chính, 7 trong số đó xác định theo
âm-dương lịch, 2 lễ hội còn lại có nguồn gốc từ lịch nông nghiệp (nông lịch) dựa theo Mặt Trời. Hai lễ hội đặc biệt đó là Tết Thanh Minh và lễ hội Đông chí. Các ngày lễ hội của Trung quốc như sau:
Ngày
Tên Lễ hội
ngày 1 tháng 1
Tết Nguyên Đán
Năm mới
Các gia đình sum họp và ăn Tết trong
3 ngày; trước đây là 15 ngày
ngày 15 tháng 1
Tết Nguyên Tiêu
Lễ hội đèn lồng
4 hay 5 tháng 4
Tết Thanh Minh
Tảo mộ
ngày 5 tháng 5
Tết Đoan Ngọ
Đua thuyền rồng và ăn rượp nếp
(bỗng rượu)
ngày 7 tháng 7
Thất tịch
Ngày lễ tình nhân
ngày 15 tháng 7
Tết Trung Nguyên
ngày 15 tháng 8
Tết Trung Thu
Gia đình sum họp
và ăn bánh Trung Thu
ngày 9 tháng 9
Tết Trùng Dương
Trèo núi và triển lãm hoa
ngày 21 hay 22
tháng 12
Lễ hội Đông
Nghệ thuật kinh kịch
Kinh kịch hay còn gọi là “Kinh hí” phát triển mạnh dưới thời vua Càn Long đời nhà Thanh. Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật diễn tuồng trên sân khấu xuất hiện
từ rất sớm trong đời sống tinh thần của người Trung Hoa và từ thời nhà Đường trở về trước thường được gọi là “Hí kịch”. Trong các tiết mục Kinh kịch thường có các màn biểu diễn xiếc, múa hát và đặc biệt là có những màn biểu diễn võ thuật cực kỳ công phu. Ngày nay, tuy giới trẻ Trung Quốc không còn dành nhiều sự quan tâm cho Kinh kịch nữa tuy nhiên Kinh kịch vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống tinh thần của người Trung Hoa và những buổi biểu diễn văn hóa của Trung Quốc không khi nào thiếu những tác phẩm Kinh kịch.
Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, từ các tài liệu lưu trữ của các triều đại cho đến các tiểu thuyết hư cấu từ thời trung cổ để phục vụ cho các độc giả người Trung Quốc biết chữ. Trung Quốc có một kho tàng văn học cổ điển phong phú, bao gồm cả thơ và văn xuôi, có niên đại từ thời nhà Đông Chu (770-256
BCE) và bao gồm các tác phẩm kinh điển được cho là của Khổng Tử. Trong số các
tác phẩm kinh điển nhất của văn học Trung Quốc là Kinh Dịch. Trong thời kỳ hiện đại, tác gia Lỗ Tấn (1881-1936) có thể được xem là người sáng lập văn học bạch thoại hiện đại ở Trung Quốc. Văn học cổ đại Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Hán hóa như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.
Ngày nghỉ, lễ tết
Kể từ tháng 10/1999, các ngày lễ chính thức ở Trung Quốc đã kéo dài từ 7 đến
10 ngày, bao gồm ngày 1 tháng 1 (Tết dương lịch), 3 ngày đầu của tết âm lịch, ngày
1, 2, 3 tháng 5 và ngày 1, 2, 3 tháng 10.
Vào các dịp này số người đi lễ rất đông và kẹt xe thường hay xảy ra. Vì vậy du khách đến Trung Quốc nên chọn ngày đi để tránh bất tiện do nạn kẹt xe ngoài đường.
Lễ hội Trăng tròn tháng 8 (Tết Trung Thu): là dịp lễ rất quan trọng của người Trung
Quốc. Vào dịp này, mặt trăng trở nên tròn nhất trong năm ở Trung Quốc. Theo
truyền thống lâu đời của người Hoa, con người là một phần hòa hợp của thiên nhiên. Vào ngày trăng tròn nhất trong năm là dịp đoàn tụ các thành viên trong gia đình. Nếu một thành viên trong gia đình vì công việc quá bận rộn không về nhà được để tham
dự Tết Trung thu thì những thành viên còn lại trong gia đình có thể nhìn lên ông trăng tròn để "đoàn tụ" trong tâm trí với người vắng nhà.
Các ngày quốc lễ ở Trung Quốc:
+ Ngày 1 tháng 1: Tết Dương lịch
+ 3 ngày đầu tiên của Tết Âm lịch: Lễ hội mùa xuân
+ Rằm tháng giêng âm lịch: Lễ hội đèn lồng
+ Ngày 8 tháng 3: Quốc tế Phụ nữ
+ Ngày 5 tháng 4: Ngày tảo mộ
+ Ngày 1 tháng 5: Quốc tế Lao động
+ Ngày 4 tháng 5: Ngày Thanh niên
+ Ngày 1 tháng 6: Ngày Quốc tế Thiếu nhi
+ Ngày Mùng 5 tháng 5 âm lịch: Lễ hội thuyền rồng
+ Ngày 1 tháng 7: Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Kỷ niệm ngày
Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc
+ Ngày 7 tháng 7: Kỷ niệm chiến tranh chống quân phát xít Nhật
+ Ngày 1 tháng 8: Ngày Quân đội
+ Ngày 10 tháng 9: Ngày Nhà giáo
+ Ngày 15 tháng 8 âm lịch: Tết Trung Thu
+ Ngày 1 tháng 10 (Quốc khánh Trung Quốc) 2 ngày nghỉ
CHƯƠNG 4:
MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA CẦN CHÚ Ý KHI THAM GIA KINH DOANH VỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC
Văn hóa kinh doanh
Giờ làm việc
+ Ở Trung Quốc, giờ làm việc ở các cơ quan chính phủ thường kéo dài từ 8 giờ
sáng đến 5 giờ chiều. Từ 12 đến 13:00 giờ là giờ nghỉ trưa. Mỗi tuần làm việc 5 ngày
từ thứ 2 đến thứ 6.
+ Giờ hành chính ở các ngân hàng thường kéo dài từ 9:00 sáng đến 12:00 trưa,
và từ 13:00 đến 17:00. Một số ngân hàng đóng cửa vào thứ 2.
+ Các cửa hàng bách hóa tổng hợp thường mở cửa vào 8:30 hay 9:00 sáng và
đóng cửa vào 8:30 hay 9:30 buổi tối. Giờ làm việc ở đây có thể kéo dài hơn vào mùa hè.
+ Các trung tâm thương mại, quán rượu và khách sạn mở cửa 24/24 mỗi ngày.
Nghi thức xã giao
Người Trung Quốc không thích đối tác tìm hiểu họ thông qua việc hỏi họ trực tiếp quá nhiều. Mặt khác, họ thường yêu cầu đối tác báo giá trước. Họ thích đối tác thông báo cho họ biết càng nhiều chi tiết càng tốt. Họ dễ dàng nghi ngờ nếu đối tác muốn giấu họ một số thông tin nào đó. Vì vậy, hãy tỏ ra chân thành và cởi mở khi cung cấp thông tin.
Người Trung Quốc thường thương lượng về giá cả sau cùng, họ luôn nài ép đòi thêm các phụ khoản (nhằm gián tiếp giảm giá) bằng cách chứng minh đối thủ cạnh tranh đã báo giá thấp hơn. Do đó, cần cân nhắc khi giảm giá, và đòi hỏi có sự điều chỉnh điều khoản khác của hợp đồng nếu phải giảm giá.
Họ thường dùng hợp đồng soạn sẵn (có lợi cho họ) để che chống mọi tình huống mà họ có thể nghĩ ra được và từ chối mọi đề nghị sửa đổi của đối tác. Tuy nhiên, họ lại ác cảm với từ ngữ pháp lý vì nó rắc rối và khó hiểu. Tốt nhất, nên có hai bản hợp đồng bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh) và tiếng Hoa và quy định bản tiếng
Việt (hoặc tiếng Anh) có giá trị pháp lý khi kiện cáo (vì dịch thuật có thể không khớp
với nhau). Trong hợp đồng cần có điều khoản chọn Trọng tài và luật áp dụng (vì hệ
thống pháp lý của Trung Quốc chưa hoàn chỉnh).
Trong thương lượng, người Trung Quốc có khuynh hướng WIN-LOSE, thích tìm yếu điểm của đối tác như giá cao, sản phẩm kém chất lượng hơn đối thủ cạnh tranh, công ty của đối tác cũng nhỏ hơn, chưa có văn phòng đại diện tại Trung Quốc... để buộc đối tác giảm giá. Do vậy, cần phải biết đội giá một cách hợp lý và đưa ra đề nghị giảm giá đúng lúc để người Trung Quốc thoải mái trong chiến thắng. Không nên trả lời cho họ biết ngày về, vì nếu biết họ sẽ kéo dài cuộc thương lượng
để chúng ta mất kiên nhẫn, đến ngày cuối cùng họ tấn công và ép buộc đối tác chấp nhận theo điều kiện của họ để họ được thắng, nhằm lấy tiếng, tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp. Trong quá trình thương lượng, nên trình bày ngắn từng vấn
đề, nhưng đừng ngại phải lặp lại nhiều lần và biết cách tóm lại. Trong bản ghi nhớ,
đừng để doanh nhân Trung Quốc ràng buộc (suốt thời gian sau) về điều khoản "cam
kết giúp Trung Quốc phát triển" vì đây cũng là một chiến thuật của người Trung
Quốc.
Người Trung Quốc vốn hiếu khách, các chủ doanh nghiệp thường tổ chức ăn uống khá thịnh soạn lắm lúc rất lãng phí. Việc đầu tiên khi gặp đối tác của họ là trao
đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi, sức khỏe, tình hình gia đình, sau mới bàn đến công việc. Trong giao dịch, lúc đầu họ thường cẩn trọng, nhưng khi đã tin tưởng rồi thì dễ
dãi hơn, có thể cung cấp hàng trước, nhận tiền sau.
Người Trung Quốc cũng rất thực tế, trong quá trình thực hiện hợp đồng với đối
tác Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động mời khách hàng sang thăm
trụ sở, nhà máy hay dây chuyền sản xuất. Việc này được người Trung Quốc đánh giá
là có thành ý hợp tác, tăng cường mối quan hệ lâu dài giữa hai bên.
Một số điểm cần chú ý khác
Thứ nhất là phải biết giữ chữ tín, đây là yếu tố căn bản trong làm ăn, không riêng gì đối với doanh nghiệp Trung Quốc.
Thứ hai là đôi bên cùng có lợi, không thể nói đến làm ăn mà chỉ một bên có
lợi, thay vào đó cần phải biết chia sẻ cái lợi với nhau.
Nguyên tắc thứ ba là hợp tác tích cực. Điều này có nghĩa khi xác định được mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc thì phải tích cực thực hiện hợp
tác đó để kết quả nhanh chóng đạt được và đúng như mong muốn của hai bên.
Nguyên tắc thứ tư cần chú ý là cung cấp những sản phẩm chất lượng cao. Mặc
dù Trung Quốc không phải là thị trường khó tính nhưng không phải sản phẩm nào cũng có thể chinh phục được người tiêu dùng Trung Quốc. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc tập trung rất nhiều loại sản phẩm từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong
đó có sản phẩm của Trung Quốc vốn cũng đã có sức cạnh tranh mạnh, nên sản phẩm chất lượng cao sẽ dễ làm cho người tiêu dùng chấp nhận.
Nguyên tắc cuối cùng là nên chung thủy với đối tác. Doanh nghiệp chạy theo
lợi nhuận và dễ dàng chia tay với đối tác cũ để làm ăn với những đối tác mới có thể
có lợi nhuận cao hơn nhưng sẽ làm cho doanh nghiệp Trung Quốc không hài lòng, vì
họ luôn đề cao "sự chung thủy". Doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý tới khả
năng hợp tác bền vững và lâu dài trong làm ăn.
Người trung gian và mạng lưới liên lạc
Nên biết rằng quan hệ marketing quốc tế tại Trung Quốc nói riêng và châu Á
nói chung chỉ hiệu quả khi bạn xây dựng quan hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ nhân viên người bản địa. Hãy sử dụng "trung gian" bởi đó là điều không thể thiếu khi làm việc với người Trung Quốc, thậm chí ngay cả sau khi bạn đã từng gặp gỡ
Nếu bạn tham dự các cuộc thương thảo mà không có người trung gian đi theo
hỗ trợ quả là điều bất lợi.
Ở Trung Quốc, nơi mà quan hệ buôn bán được xây dựng theo kiểu mạng lưới, bạn cần liên lạc với người trung gian khi đến gặp đối tác.
Trong giao dịch, lúc đầu họ thường cẩn trọng, nhưng khi đã tin tưởng rồi thì rất
dễ dãi, có thể cung cấp hàng trước, nhận tiền sau. Khi quan hệ lần đầu với thị trường Trung Quốc, DN Việt Nam nên liên hệ với các công ty tư vấn của Trung Quốc. Các công ty này có chức năng giúp DN nước ngoài liên hệ với đối tác ngoại thương của Trung Quốc, hoặc tư vấn kỹ thuật, kinh tế, thương mại... cho doanh nhân nước ngoài tìm hiểu thị trường Trung Quốc. Họ có mối quan hệ chặt chẽ với các DN trong nước
nên biết rõ nhu cầu nhập khẩu của các DN trong nước, thị hiếu của từng khu vực...
Liên hệ với họ, DN nước ngoài có thể tiết kiệm được thời gian, tránh được những rắc rối cũng như đạt được kết quả nhanh chóng. Cạnh đó, hằng năm, nhiều đoàn thương mại Trung Quốc được cử ra nước ngoài để mua bán hàng hóa, DN nên
tận dụng cơ hội này để liên hệ với họ.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng với đối tác Trung Quốc, DN nên mời khách hàng sang thăm nhà máy hay dây chuyền sản xuất để họ hiểu rõ hơn về năng lực và tăng thêm mối quan hệ lâu dài.
Trang phục
Vấn đề trang phục cũng không kém phần quan trọng. Bạn có thể bị các đối tác nam “tấn công” nếu không tuân thủ cách ăn mặc của phụ nữ nước sở tại.
Trang phục đúng mực theo người Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Trung Đông là phải khuất qua đầu gối, khuỷu tay và cài nút cao lên tận cổ
Khi giao dịch kinh doanh phải mặc sang trọng: đối với nam giới thì comple sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu sắc lòe loẹt. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thông thường là quần và áo vét sẫm
màu
Thiết lập quan hệ và đàm phán
Ở Dubai, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, các cuộc gặp gỡ, họp hành được xem là bước thiết lập sự tin cậy giữa các đối tác. Đừng hối hả ký cho xong một hợp đồng mà phải hiểu rằng được đối tác tiếp đãi thân thiện chỉ mới là chặng đầu tiên của một mối liên hệ lâu dài.
Ở đa số quốc gia châu Á từ chối uống cà phê, trà cũng như không dùng thức ăn chủ nhân mời thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người ấy. Ở Trung Quốc , chủ nhà thường ép khách uống đến say. Tuy nhiên, chỉ nên lượng sức mà uống. Phụ nữ thiếu kiềm chế sẽ dễ bị xem thường.
Người Trung Quốc vốn hiếu khách, các chủ doanh nghiệp (DN) thường tổ chức
ăn uống khá thịnh soạn lắm lúc rất lãng phí. Việc đầu tiên khi gặp đối tác của họ là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi, sức khỏe, tình hình gia đình, sau mới bàn đến công việc.
Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Gặp gỡ
đối tác trong bữa trưa hay bữa tối là cơ hội để bạn thấy đừng quá vội vàng mà cần
phải chậm bước khi kinh doanh tại Trung Quốc. Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo
dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa. Nếu không đi
đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm
tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày
sẽ có được chuyển biến tích cực.này. Khoảng thời gian giao tiếp trên bàn ăn chính là
sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh trong tương lai của bạn ở xứ sở này
Tục lệ tặng quà trong kinh doanh tại Trung Quốc
Tặng quà là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày
kỷ niệm, cảm ơn vì đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai.
Quà nên tặng vào cuối buổi họp để tránh mang tiếng hối lộ, trao cho người đồng cấp và nói rõ đây là “quà của công ty chúng tôi gởi tặng công ty quý vị” hầu hàm ý không ai bị bỏ ngoài lề. Tuy nhiên, không thể tặng quà nếu không có lý do hợp lí hay không có người chứng kiến.
Khi một doanh nhân Trung Quốc muốn mua một món quà, sẽ rất bình thường với việc họ sẽ trực tiếp hỏi người nhận quà thích gì.Quà tặng kinh doanh luôn được đền đáp ngược lại. Không thực hiện điều đó có thể là một hành động tồi. Khi tặng quà, tuyệt đối đừng đưa tiền mặt.
Đừng quá căn cơ với lựa chọn quà tặng của bạn bởi nếu vậy bạn sẽ được xem như một ‘iron rooster’ (gà trống sắt) - ý muốn nói việc có được một món quà từ bạn cũng như việc nhổ một chiếc lông từ con gà trống sắt
Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung
Quốc rất coi trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi.
Có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu, nhưng không được phép tặng đồng hồ vì “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là “đi dự một đám tang”.
Người Trung Quốc kiêng số 4 vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Bạn không được tặng cái gì có liên quan đến con số này. Nếu được người Trung Quốc tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt người tặng.
Giờ giấc
Quan niệm giờ giấc thay đổi đáng kể từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ở
Nhật Bản, Hong Kong, Singapore hay Anh, đi họp đúng giờ thể hiện tác phong
chuyên nghiệp. Ở Trung Đông, giờ giấc lại rất “uyển chuyển” - buổi họp có thể bắt
đầu muộn hơn cả tiếng đồng hồ sau. Trung Quốc, Ấn Độ nằm trong nhóm nổi tiếng
về giờ “dây thun”.
Tốt hơn hết nên đến đúng giờ nhưng nhớ phòng theo một quyển sách để đọc trong khi chờ đợi và đừng tỏ ra bồn chồn hay bực dọc.
Danh thiếp
Ở Trung Quốc , danh thiếp được xem như đại diện của mỗi người. Tôn trọng danh thiếp nghĩa là bạn tôn trọng chủ nhân. Bất cẩn nhét vội vào túi áo hay ném vào
giỏ xách là “tàn đời”. Tốt nhất khi nhận danh thiếp của ai, hãy trịnh trọng đưa và nhận bằng cả hai tay, mắt nhìn vào danh thiếp như đang chăm chú nghiên cứu.
Biết mình, biết người
Có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một sự lựa chọn là đủ. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người dân địa phương. Việc dành thời gian tìm hiểu người tiêu dùng trước khi xâm nhập thị trường là rất quan trọng. Ở các quốc gia châu Á, chính quyền rất sẵn lòng tư vấn thị trường miễn phí.
Bàn đạp Hồng Kông
Cái lợi lớn nhất của việc sử dụng Hồng Kông làm căn cứ để xâm nhập thị
trường Trung Quốc là do vùng lãnh thổ này có cơ sở hạ tầng tài chính và pháp luật
rất đầy đủ và đáng tin cậy; mức thuế trung bình ở mức thấp (15%); dễ dàng thành lập doanh nghiệp và có thể thuê nhân viên và tư vấn người địa phương có kinh nghiệm,
nói tiếng Anh tốt.
Học ăn, học nói
Cách thức đàm phán kinh doanh của người Mỹ và người Trung Quốc rất khác nhau. Chào bằng tiếng Hoa và trao danh thiếp bằng hai tay thể hiện sự bày tỏ lòng kính trọng và chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhận được sự tôn kính từ họ.
Khi chào hỏi không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó,
rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía
người đó.
Không bắt tay (trừ phi người ta đưa tay ra trước) hay đụng chạm vào người; trái lại, bạn chỉ khẽ gật đầu chào
Biết "lì xì"
Khi ai đó giới thiệu bạn với đối tác, hãy "cám ơn" họ, và nếu có thể nên kín đáo gửi họ một khoản tiền nhỏ. Người Trung Quốc có thể xua tay nói không, nhưng bạn đừng thấy thế mà "đóng hầu bao lại". Người Trung Quốc không nói thẳng như người Mỹ, họ nói thế nhưng không hoàn toàn là thế!
Nói đi đôi với làm
Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì mới có nhiều khả năng giành thắng lợi. Mặc dù người Trung Quốc có thể không phản ứng khi bạn tiếp xúc với họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào mời, song nên nhớ rằng, những hành động nỗ lực thu hút họ chú ý quan trọng hơn rất nhiều những lời mời chào "suông" của bạn.
Khi có hàng xuất sang Trung Quốc, DN nên cung cấp những thông tin cần thiết
về sản phẩm bằng tiếng Trung Quốc, các Catalogue cũng nên bằng tiếng Trung
Quốc.
Bình luận và phê bình
Nhã nhặn và chín chắn là hai điều rất quan trọng. Không người Trung Quốc nào muốn làm ăn, kể cả trên mạng hoặc trên thực tế, với những người không tôn trọng cách sống và cách kinh doanh của họ. Hãy thận trọng khi đưa ra những lời bình luận về chính trị. Người Trung Quốc không muốn bày tỏ ý kiến với bạn về những gì
họ nghĩ về chính sách của Chính phủ, trừ khi bạn cực kỳ thân thiết với họ.
Ở Trung Quốc, bạn không được phê trách thẳng thắn và công khai mà nên diễn giải theo cách khác, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn.
Chiến thuật số đông
Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi hỏi phải có những sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người dân.Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người tiêu dùng ham muốn sử dụng
sản phẩm của bạn.
CHƯƠNG 5:
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MTVH KHI ĐẦU TƯ
VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Thuận lợi:
Nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau vì Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhau rất rõ.
Thị trường Trung Quốc có đặc trưng là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa nhiều quy cách và chất lượng không như nhau, và mức giá có thể cách nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Miền duyên hải rất phát triển như Thẩm Quyến với thu nhập bình quân đầu người trên 20 nghìn USD/năm, trong khi vùng miền Tây chỉ khoảng
300 USD/người/năm.
Người Trung Quốc rất nhạy cảm với giá cả và thường chọn sản phẩm rẻ, tuy nhiên khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay chất lượng cao hơn, họ sẵn sàng mua giá đắt hơn. Do trình độ phát triển và nhu cầu, người Trung Quốc cũng rất
ưa chuộng sản phẩm công nghệ cao nhập ngoại. Hiện những sản phẩm công nghệ cao nước ngoài được tiêu thụ nhiều ở Trung Quốc là xe hơi, máy vi tính, ti-vi, điện thoại... nhưng những sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba... họ thường chọn sản phẩm nội địa.
Quốc gia này không bảo thủ một nền văn hoá duy nhất mà luôn có sự hội nhập, giao lưu và đón nhận những luồng văn hoá mới. Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, dân tộc Trung Hoa là người học tập văn hoá công nghiệp; bước vào thế kỷ 21, dân tộc này sẽ
mở đường tiên phong cho một nền văn hoá tiên tiến. Thực hiện hiện đại hoá văn hoá Trung Quốc là đòi hỏi chiến lược của chấn hưng văn hoá và chấn hưng dân tộc Trung Quốc.
Để tiến tới con đường hiện đại hoá nền văn hoá, Trung Quốc đã xây dựng mục tiêu chiến lược “một chủ hai cánh”, tức lấy hiện đại hoá đời sống văn hoá làm chủ thể, lấy hiện đại hoá nội dung văn hoá và nâng cao sức cạnh tranh văn hoá làm hai cánh, trong đó bao gồm nội dung ba mặt: thực thi “chương trình tố chất văn hoá toàn
dân”, nâng cao phẩm chất đời sống văn hoá; thực thi “chiến lược chấn hưng văn hóa
Trung Quốc”, nâng cao sức cạnh tranh văn hoá; thực thi “công trình tinh tuý văn minh Trung Hoa”, nâng cao sức ảnh hưởng văn hoá.
Khó khăn:
Trên khắp đất nước Trung Quốc, “công cuộc” viết lại hoặc cải biến lịch sử theo kiểu như vậy còn có những mặt tối và đáng buồn hơn. Bằng chứng mới nhất là việc phá huỷ một số công trình biểu tượng của thành phố Kashgar thuộc khu tự trị Tân Cương. Có ý kiến cho rằng hành động này là cuộc tấn công công khai nền văn hoá của dân tộc Duy Ngô Nhĩ, là một phần của quá trình đồng hoá văn hoá nhằm thiết
lập một đất nước Trung Quốc ổn định hơn. Chính phủ Trung Quốc quan niệm rằng
đất nước chỉ có thể tiến lên khi mang một bản sắc dân tộc đồng nhất. Quan niệm này
đã ảnh hưởng tới người Nội Mông và khoảng 120 thổ ngữ được sử dụng trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.
Là một tỉnh nằm sâu trong lục địa, kẹt giữa Trung Quốc và Mông Cổ, Nội Mông ở trong tình trạng “vô gia cư” về mặt văn hoá. Người dân ở đây chẳng ra là người Mông Cổ, cũng chẳng ra người Trung Quốc. Từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được khai sinh vào năm 1949, tỉnh này trở thành một phần không thể tách biệt của Trung Quốc và người Mông Cổ nghiễm nhiên bị coi là một dân tộc thiểu số. Khoảng 20 thổ ngữ ở khu vực này đã được UNESCO cảnh báo là có nguy cơ biến mất, hiện có chưa đầy 1000 người sử dụng. Khi các nỗ lực bảo tồn của chính phủ dường như vô hiệu, những ngôn ngữ có sứ mệnh lưu giữ sự khác biệt giữa các dân
tộc đang mai một nhanh chóng. Vậy cái giá phải trả đối với nền văn hoá Trung Quốc
là gì?
Tỷ lệ người biết chữ ở Trung Quốc đã tăng lên trong vài thập kỷ qua nhờ nhiều
lý do khác nhau nhưng không phải nhờ chữ Hán giản thể. Hồng Kông và Đài Loan đều sử dụng chữ Hán phồn thể mà vẫn có tỷ lệ người biết chữ cao hơn. Có thể nói cú sốc lớn nhất đối với giáo dục Trung Quốc là cuộc Cách mạng Văn hoá bởi đến cuối thời kỳ này, tỷ lệ biết chữ ở Trung Quốc tụt xuống thấp hơn bao giờ hết. Hiện nay, sau nhiều năm vận hành khá ổn định, bộ máy giáo dục Trung Quốc chỉ còn một lựa chọn duy nhất là phải tiến lên cho dù ngôn ngữ có như thế nào. Đơn giản hoá chữ Hán giản thể là lãng phí tiền bạc và thời gian. Thay vào đó, những tiếng nói của
Trung Quốc cổ xưa nên được chú tâm lắng nghe và gìn giữ.
KẾT LUẬN
Khi kinh doanh ở thị trường Trung Quốc các doanh nghiệp nên lưu ý tìm hiểu một cách kỹ lưỡng văn hóa kinh doanh của quốc gia và doanh nghiệp.
Người xưa thường nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Càng hiểu rõ các giá trị và chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro, thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Tóm lại, đồng minh quan trọng nhất trong giao dịch kinh doanh là nghiên cứu
và chuẩn bị, càng cẩn thận càng tốt, để thông suốt tập tục của quốc gia mà mình sẽ đến trước khi bước lên phi cơ. Không giống như với du khách, các lỗi văn hóa không bao giờ được chấp nhận đối với một đại diện kinh doanh.
Ngoài việc nắm các giá trị văn hóa, thói quen kinh doanh cơ bản doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ từng khía cạnh văn hóa liên quan đến ngành hàng, sản phẩm kinh doanh để tránh vi phạm các giá trị, chuẩn mực và có thể kinh doanh thành công.
Phương Tây coi trọng lý thuyết". "Trung Hoa coi trọng Đạo", Đạo là Con đường của sự Biến hóa. Văn hóa Trung Hoa cổ dè dặt hơn với sự tranh cãi. không phải vì người ta không thích bàn cho ra phải trái, đúng sai mà người ta thấy trong lĩnh vực xã hội, nhân văn, nhìn cho ra sự thật, phải trái là rất khó, hơn nữa, nhìn cho
ra cũng là để giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn trong cuộc sống, cho nên tốt hơn hết là chuyện phải trái bàn vừa thôi, nó chỉ là một khâu có liên quan đến những khâu khác, hãy tập trung vào việc tìm giải pháp thỏa đáng cho từng vấn đề cụ thể, thay cho sự cãi vã là sự thương lượng đi đến sự phân xử thỏa đáng. Người Trung Hoa quan tâm đến hiệu quả mà những sự thương lượng đem lại, coi trọng hiệu quả
này hơn những gì mà sự tìm tòi chân lý dẫn đến.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_van_hoa_Trung_Quoc.doc
- tim_hieu_van_hoa_Trung_Quoc.pdf