MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước Việt Nam ta với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua hàng ngàn năm.
Mỗi dân tộc đều mang trong mình một sắc thái văn hóa riêng nhưng cả 54 dân tộc anh em cùng góp chung vào một nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”, cùng nhau thực hiện nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta là hướng tới xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp mọi miền đất nước thì người Mạ là một dân tộc thiểu số bản địa cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng có số lượng tuy không lớn nhưng lại là tộc người có nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mạ đó là văn hóa Rượu Cần – một giá trị văn hóa truyền thống đã tồn tại song hành cùng dân tộc Mạ từ xưa đến nay.
Rượu Cần là một nét văn hoá nội sinh độc đáo của người Mạ, ra đời và tồn tại trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Mạ từ xưa đến nay. Do vậy Rượu Cần đã trở thành một nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống cũng như phản ánh sinh động đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của người Mạ xưa nay.
Nghiên cứu về Rượu Cần là thực hiện việc tìm hiểu một giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống, với những nét đặc trưng vốn có, đồng thời xem xét Rươụ Cần trong mối tương quan với đời sống của người Mạ. Từ đó chúng ta có thể thấy được cái bản sắc riêng của tộc người Mạ trên địa bàn huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Muốn vậy, chúng ta phải hiểu rõ thực trạng của văn hoá Rượu Cần trong đời sống hôm nay của người Mạ, từ đó có những kiến nghị, đề xuất giải pháp để giữ gìn một nét văn hoá đẹp không chỉ cho riêng nguời Mạ mà cho cả kho tàng văn hoá dân gian của 54 dân tộc anh em sống trên dải đất Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của nhóm. Qua đó, đề tài cũng góp phần nhỏ bé tìm hiểu về một nét văn hoá sinh động mà độc đáo của tộc người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng, đồng thời cung cấp cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề này thêm một tài liệu mang tính chuyên sâu và có hệ thống.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về người Mạ nói chung và Rượu Cần của người Mạ nói riêng, từ trước tới nay đã có một số các tác phẩm đáng chú ý như: “Miền Thượng Cao Nguyên” của hai tác giả Cửu Long Giang – Toan Ánh; “Vấn Đề Dân Tộc Ở Lâm Đồng" do tác giả Mạc Đường chủ biên ; “Vài nét văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ở Lâm Đồng” do Sở văn hoá thông tỉnh Lâm Đông xuất bản, năm 2005; sách “ Văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên” do Nguyễn Tấn Đắc được Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ xuất bản năm 2005 Ngoài ra những năm gần đây còn có một số khoá luận, đề tài nghiên cứu của sinh viên các khoa Lịch Sử, Việt Nam học của Trường Đại học Đà Lạt cũng đã đề cập tới dân tộc Mạ về các mặt luật tục, văn hoá tín ngưỡng như: “Tìm hiểu về hôn nhân và gia đình của người Châu Mạ ở xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng” – luận văn tốt nghiệp của đại học K29 nghành Lịch Sử của Hoàng Thị Oanh, năm 2009; “Tìm hiểu về nghề dệt của người Mạ ở xã Maragui – Đạ Hoai – Lâm Đồng”- đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trương của Nguyễn Thị Bích Ngọc nghành Việt Nam học K27
Bên cạnh đó là các bài viết liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống của người Mạ như lịch sử, kinh tế xã hội, sinh hoạt cộng đồng Và các bài viết, công trình khoa học đăng trên các tạp chí Dân tộc học hay đăng trên các tờ báo giấy khác Nhưng các tác phẩm, bài viết nêu trên đã nghiên cứu về người Mạ trên nhiều phương diện mà chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt, hoàn chỉnh về văn hoá Rượu cần của người Mạ.
Tuy vậy, những công trình nghiên cứu đã có về người Mạ và Rượu Cần của người Mạ là những tư liệu hiếm hoi và hết sức quý báu để nhóm nghiên cứu chúng tôi có thể tham khảo, có được những nhận biết ban đầu và dễ dàng hơn trong công tác điền dã thực tế tại địa bàn sinh sống của người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng.
Văn hoá Rượu Cần cùa người Mạ là một đề tài không mang tính quy mô và phổ biến nhưng không phải vì thế mà tầm quan trọng và tính khoa học của đề tài giảm đi. Trái lại, đề tài: “Tìm hiểu văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng” là công trình nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực văn hóa mà từ trước đến giờ rất ít tài liệu hay một công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến một cách đầy đủ, rõ ràng. Nếu như các đề tài, bài viết, sách báo chỉ đề cập mang tính chất tổng quát về các mặt trong đời sống xã hội người Mạ mà trong đó Rượu cần chỉ được trình bày sơ lược như một thức uống thường xuyên trong mục văn hoá ẩm thực thì với đề tài này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích xung quanh vấn đề Rượu cần và văn hoá Rượu cần của người Mạ ở Đạ Tẻh nói riêng, ở Lâm Đồng nói chung.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu là tộc người Mạ ở huyện Đạ Tẻh – Lâm Đồng, trong đó đề tài đi sâu vào nội dung văn hoá Rượu cần và những yếu tố văn hoá phụ sinh xung quanh văn hoá Rượu cần tồn tại trong đời sống của người Mạ ở đây. Trên cơ sở đó có sự so sánh những đặc điểm về văn hoá Rượu Cần xưa và nay, văn hoá Rượu Cần của các dân tộc thiểu số khác, những biến đổi nội tại, vị trí, vai trò của Rượu cần hôm nay trong sinh hoạt, ăn uống, lễ hội, nghi lễ
Về phạm vi không gian nghiên cứu: do giới hạn về phạm vi một đề tài khoa học sinh viên, hạn chế về thời gian, khả năng tài chính nên nhóm chúng tôi chỉ tập trung tiến hành khảo sát nghiên cứu trên địa bàn hai xã là xã Mỹ Đức và xã Quốc Oai, thuộc huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Đây là hai xã có sự tập chung đông đồng bào Mạ sinh sống nhất.
Về thời gian nghiên cứu, vì đây là một đề tài về văn hoá thuộc mảng văn hoá ẩm thực nên chắc chắn phải trải dài về mặt thời gian. Tuy nhiên, từ sau năm 1975 đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người mới nên ít nhiều văn hoá Rượu Cần cũng có sự biến đổi cả theo xu hướng tích cực và tiêu cực. Do đó chúng tô tập chung nghiên cứu cần chủ yếu vào giai đoạn sau năm 1975 cho đến nay, đồng thời bằng những kết quả nghiên cứu để đưa ra những nhận định khoa học về hướng phát triển của văn hoá Rượu Cần người Mạ trong tương lai.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
“Tìm hiểu văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng”, như đã nói đây là một đề tài nghiên cưú chuyên sâu, có tính thực tế cao và phải hệ thống. Do vậy quá trình nghiên cứu đòi hỏi nhiều phương pháp để có được kết quả đầy đủ, toàn diện nhằm làm sáng tỏ những vấn đề xung quanh Rượu cần của người Mạ.
Yêu cầu đầu tiên đối với nhóm chúng tôi là phải có được những nhận thức ban đầu về địa bàn nghiên cứu, thông tin về người Mạ, các kiến thức về giao tiếp ứng xử trong quá trình nghiên cứu Bởi vậy, phương pháp thu thập thông tin qua các tài liệu viết, các công trình nghiên cứu trước về người Mạ là rất cần thiết. Sau đó là quá trình tiến hành điền dã khảo sát thực tế thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu, quá trình này đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện như máy chụp hình, máy ghi âm, quay phim để có được những thông tin chính xác, hình ảnh chân thực và sinh động, bổ sung vào những tài liệu đã có.
Ngoài phương pháp điền dã khảo sát, chúng tôi còn tìm hiểu tư liệu thông qua liên hệ với chính quyền địa phương, từ đó sử dụng phương pháp lịch sử, liệt kê so sánh, phân tích và tổng hợp các tư liệu có được, đồng thời không thể thiếu hai phương pháp nghiên cứu quen thuộc là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Qúa trình tìm hiểu về lịch sử địa phương, nguồn gốc người Mạ, các sự kiện lịch sử trước và sau năm 1975 có ảnh hưởng đến đời sống người Mạ cư trú tại địa bàn huyện Đạ Tẻh – Lâm Đồng đòi hỏi sử dụng phương pháp lịch sử để khôi phục lại nguyên trạng sự hình thành và phát triển của tộc người Mạ, lý giải những vấn đề mà đề tài đòi hỏi. Trong quá trình viết đề tài thành công trình đòi hỏi sử dụng phương pháp lôgic nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá khái quát lên trình độ khoa học, lý luận cho đề tài.
Cuối cùng sau khi có được đầy đủ các thông tin, tư liệu cần thiết phục vụ đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá.Trên cơ sở đó đối chiếu, so sánh nhằm thấy rõ những thay đổi trong văn hoá Rượu cần của người Mạ suốt quá trình phát triển từ truyền thống đến hiện đại.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
Nghiên cứu về văn hoá Rượu Cần của người Mạ, trước hết chúng tôi làm nổi bật những giá trị văn hoá truyền thống của người Mạ xung quanh ché Rượu Cần – một sản phẩm văn hoá vật chất, phục vụ đời sống tinh thần và cả đời sống kinh tế. Rượu không đơn thuần là thức uống mà nó còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, trong những phong tục tập quán, quan hệ xã hội Đề tài tập chung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của văn hoá Rượu Cần trong cộng đồng người Mạ trước đây và trong thời hiện đại hôm nay.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài luôn dẫn ra những sự biến đổi của văn hoá Rượu Cần, quá trình tiếp biến văn hoá, giao lưu giữa các tộc người cùng sinh sống trên địa bàn để thấy được thực trạng của văn hoá Rượu Cần ở người Mạ hiện nay. Từ đó đề tài đưa ra các lý giải và kiến nghị các giải pháp giúp chính quyền địa phương cũng như các cơ quan văn hoá các cấp có biện pháp bảo tồn và phát huy một nét văn hoá đẹp của người Mạ ở ĐạTẻh nói riêng, ở Lâm Đồng nói chung.
Đóng góp cuối cùng của đề tài là góp thêm một nguồn tư liệu cho những người quan tâm coi nó như một tài liệu tham khảo để tiếp tục tìm hiểu hoặc tâm huyết với các đề tài nghiên cứu về người Mạ, mở rộng ra cho chúng ta thấy được bản sắc văn hoá của dân tộc Mạ với nhiều cái hay, cái đẹp đáng trân trọng và bảo lưu để làm rực rỡ thêm nền văn hoá chung của 54 dân tộc anh em, làm phong phú thêm kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.
Cấu trúc của công trình này bao gồm phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ luc, lời cảm ơn và phần nội dung chính bao gồm hai chương:
Chương 1: Tổng quan về người Mạ ở huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Chương 2: Văn hóa rượu cần của người Mạ ở huyện Đạ Tẻh - Lâm đồng
51 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4183 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồ cho nó mềm
sau đó vớt ra, để ráo nước. Lấy lá cây hoặc vỏ cây rửa sạch phơi khô ( có thể làm lá tươi
hoặc lá khô), bỏ vào cối giá chung với gạo thành một thứ bột mịn, trộn với nước nặn
thành từng bánh. Có thể dùng chén làm khuôn, cho hỗn hợp bột men vào chén, nặn chặn
sau đó lật úp chén đổ men ra, dùng que tạo thành một đường lỗ ở giữa rồi đem những
những miếng bánh này ra phơi nắng . Khi các miếng bánh men này khô cứng lại, lấy
dây xâu lỗ và treo trên giá bếp để sấy khô. Men có thể dùng liền và cũng có thể để giành
từ từ nhưng thời gian để không được quá lâu (3 – 5 tháng), nếu thời gian quá dài men sẽ
bị chua không làm rượu được nữa. N gười Mạ có thói quen làm men một một lần, do đó
Quy trình
làm men
ChuNn bị
nguyên
liệu
Sơ chế
nguyên
liệu
Trộn, chế
biến
Phơi
khô
Sấy
khô
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 31
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
một lần men có thể làm được nhiều ché rượu cần. Khi hết số men trên giá bếp thì lại làm
tiếp đợt sau.
Men rượu là bí quyết để làm nên hương vị, phNm chất của rượu, là xương cốt,
hồn phách của rượu. Qua men rượu người ta có thể phân biệt được rượu của các tộc
người khác nhau. Do đó công đoạn làm men có thể coi là công đoạn quan trọng nhất,
những ché rượu bị hỏng (chua, đắng…) phần lớn là do men gây nên.
2.2.3 Ủ rượu.
Sau khi đã có men người ta tiến hành làm rượu. Quy trình và cách thức làm rượu
giữa các dân tộc Tây N guyên tương đối giống nhau và cũng có những nét gần gũi với
cách làm rượu của người Kinh.
Gạo (sắn, ngô) nấu chín, rải ra nong (nia) cho nguội; men giã nhỏ rắc lên cơm,
cộng thêm ít trấu trộn đều. Sau đó cho hỗn hợp vào ché, ở đây ché có lót một lớp trấu có
tác dụng ngăn bã rượu chảy vào cần khi uống, có thể hút dễ dàng. Vừa giữ nhiệt vừa là
bộ lọc khi uống.
Quá trình ủ rượu được đánh dấu từ khi dồn hỗn hợp: men + gạo + trấu vào trong
ché. Hỗn hợp không được dồn quá chặt, nhưng cũng không quá lỏng. Hỗn hợp chiếm
2/3 dung tích ché, bỏ một lớp trấu mỏng trên hỗn hợp. Sau đó tráng một lớp hỗn hợp tro
bếp trên miệng ché rồi đặt vào nhà chỗ dâm mát hoặc chôn xuống đất. N gày nay đồng
bào dùng lá rừng hoặc ni lông đậy kín miệng ché lại.
Ché (chum, hũ, bình chóe, ghè): Được làm bằng đất, tráng men sành sứ với
nhiều hình ảnh, họa tiết mang dáng vẻ của từng dân
tộc. Là vật để đựng toàn bộ nghiên liệu đã ủ men. Có
rất nhiều loại ché khác nhau: ché 4, ché 8, ché 20
người uống…( ché 2kg, ché 3kg ché 5kg…). Rượu
Cần như là thứ tài sản quý của đồng bào các dân tộc
Tây N guyên, bởi thế cùng với cồng chiêng, qua số
luợng ché trong nhà có thể đoán định nhà này giàu
hay nghèo. Ché quý là loại ché dược chế tạo có pha đồng đen trong đất làm ché. Một cái
ché có nhiều đồng đen, nhiều hoa văn được coi là loại ché quý. Tuy nhiên, đồng bào Mạ
không tự chế tạo ra ché đựơc mà ngày xưa họ phải gùi lúa gạo đến Phan Thiết nơi vùng
có người Chăm sinh sống để đổi lấy ché và muối; hoặc người Mạ làm công lao động cho
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 32
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
họ để đổi lấy ché. Cho nên ché còn là thứ tài sản vô giá của mỗi gia đình được cất giữ từ
đời này qua đời khác, một loại lễ vật không thể thiếu của người Mạ.
Trước khi đem ra ủ rượu, ché phải được khử trùng. N gười Mạ khử trùng ché
bằng cách nấu nước sôi với sả hoặc lá bưởi (lá cam, quýt), rửa sạch trong và ngoài ché,
dốc hết nước sau đó đem phơi nắng cho thật khô rồi mới cho hỗn hợp( cơm + trấu +
men) vào ủ.
Thời gian ủ rượu có thể kéo dài, thời gian ủ càng lâu, càng ngấm thì rượu càng
ngon. N gười Mạ thường uống rượu sau một tháng ủ, nếu muốn rượu ngon hơn thì phải
đợi 2 – 3 tháng sau khi ủ mới mang ra dùng. Khi trên miệng ché xuất hiện những con tu
lú( bọ nhỏ có cánh bay), sờ vào ché thấy ấm, trên lớp đậy miệng ché có hơi nước, mở ra
dậy mùi thơm là dấu hiệu chứng tỏ rượu đã có thể dùng được. Rượu gạo thì để càng lâu
càng ngon; còn rượu bắp, rượu này để lâu dễ bị chua, nếu uống sớm quá rượu chưa
ngấm sẽ có vị đắng, ít ngon. Do đó phải tính thời gian cho phù hợp, rượu vừa đủ ngấm
là đem ra sử dụng, như thế rượu mới ngon. N hững ché rượu làm bằng vỏ cây đắng( cây
Ktơnam) có thể phải ủ đến sáu tháng mới dùng được.
Đặc tính: Rượu Cần không chỉ khác với các loại rượu khác ở “công đoạn hút”
mà nó còn có những đặc tính riêng dễ nhận biết. Đây là thứ thức uống có độ cồn nhưng
không phải chưng cất bằng nhiệt như rượu đế của người Kinh, là sản phNm lên men
rượu nhưng không có hơi ga. N ước cốt có màu vàng sánh (vàng đặc) như mật, mùi thơm
dịu đặc trưng. Vị ngọt không cay không đắng và đặc biệt là nồng độ cồn không cao như
các loại rượu khác
2.2.3 hững kiêng kỵ trong quá trình làm rượu.
Theo quan niệm của người dân bản địa Tây N guyên, trong đó có người Mạ, rượu
cần là nước uống của thần linh, nên ngoài giá trị vật chất đơn thuần, còn mang giá trị
tinh thần tâm linh của con người. Chính vì thế mà quá trình sản xuất cũng như đưa ra sử
dụng rượu cần, người ta tuân thủ rất ngiêm ngặt nhưng điều kiêng kỵ như:
+ Trong thời gian làm men và ủ rượu phải giữ cho thân thể sạch sẽ vợ chồng
không được ngủ chung.
+ Không làm men rượu vào độ xoài trổ bông, lúa làm đồng.
+ Phụ nữ mang thai không được làm men hoặc đến gần nơi để ché rượu.
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 33
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
+ Khi giã men tất cả các thành viên trong gia đình không được lên rừng, đi đâu
xa hoặc đi qua buôn khác.
+ Một người bất kỳ khi đến nhà nào đó thì phải vào giã cùng tuyệt đối không gây
vỡ ché, gẫy cần trong khi làm và uống rượu. N hà có người chết do bệnh tật( chết tốt)
kiêng một tuần không được làm rượu cần. N hà có người chết do tai nạn: chết đuối tự
tử…(chết xấu) kiêng ba năm không được làm Rượu Cần. N gười mang thai, người chưa
mãn tang khi đến nhà mà nhà đó đang giã men thì lần làm men này bỏ đi, không làm
nữa. N gười ta quan niệm chgưa mãn tang là chưa trong sạch, còn mang trong mình
nhiều gánh nặng (chưa cúng Yàng).
Hiện nay, tuy Rượu Cần vẫn được người ạ ở các địa phương làm thường xuyên
nhưng các quy định trong việc làm rượu đã được giản ước đi rất nhiều, những điều
kiêng kỵ đã hoàn toàn bị xòa bỏ. Đây là một điểm tiến bô trong văn hoá người Mạ nói
chung và văn hóa Rượu Cần nói riêng.
2.3 Rượu Cần trong đời sống và văn hóa người Mạ ở Đạ Tẻh
Rượu Cần không chỉ là loại thức uống được ưa chuộng và độc đáo nhất của
người Mạ ở Đạ Tẻh Lâm Đồng mà còn là một nghi vật, lễ vật trong hầu hết các sinh
hoạt gia đình và cộng đồng. Tất cả các lễ nghi: lễ nghi vòng đời, lễ nghi nông nghiệp, lễ
nghi cộng đồng rượu cần đều giữ một vị trí quan trọng nhất là trong những lễ cúng Yàng,
Rượu Cần là thứ lễ vật khong thể thiếu. Chính vì thế nên việc uống Rượu Cần không chỉ
đơn thuần là hoạt động uống mà xung quanh nó còn có bao điều kèm theo tạo nên nghệ
thuật thưởng thức và là nét đẹp văn hóa riêng biệt – Văn hóa uống Rượu Cần.
2.3.1 Văn hóa uống Rượu Cần.
Rượu Cần uống ngay trong ché không phải chưng cất hay chắt lọc gì nữa nhưng
để uống Rượu Cần phải có sự chuNn bị. Trước khi vào cuộc người ta buộc ché (ghè)
Rượu Cần vào cột nhà rửa sạch cần và chuNn bị bầu nước sạch. Trong văn hóa các dân
tộc Tây N guyên nói chung người Mạ nói riêng, dù nhà rông của làng hay nhà sàn dài
của từng gia đình, luôn có một cây cọc uống rượu nhô lên mặt sàn chừng 1,5 mét. Trong
những lễ hội lớn của làng, người ta thường dựng cây cột ở một bãi đất trống bằng phẳng,
trên đầu cột có hoa văn trang trí, tua sen hao lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà (gia đình)
hoặc già làng (cộng đồng) đem ché Rượu Cần buộc xung quanh cọc hoặc theo hàng
ngang tùy theo không gian rộng hay hẹp và tùy theo tính chất của buổi uống rượu. Mở
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 34
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
miệng ché, lót vào một lớp lá khô hoặc lá tươi, có thể là lá chuối, cũng có thể là lá cà
phê tươi. Mục đích của việc lót lá là để khi đổ nước vào ché không nổi lên và bã rượu
không bị tràn lên miệng ché. Đồng thời tạo lên một khoảng trống từ cổ đến miệng ché,
khoảng trống này là cữ cho người uống. Một cữ khoảng 1/4 lít nước, uống hết một cữ là
phải tiếp thêm nước.
Sau khi lót lá, chủ nhà hoặc già làng sẽ đổ đầy nước vào ché, nước châm vào ché
có thể là nước suối hoặc nước giếng, nước mưa tùy điều kiện – uống rượu là uống vào
cơ thể chúng ta cái chất lên men, tạo hưng phấn do tính chất kích thích hệ thần kinh,
nhưng cũng có nghĩa là uống nước. N ước có thể không sạch nhưng chính rễ, lá, vỏ…
cây làm men thực chất là các vị thuốc có tính chất khử trùng, diệt khuNn, đã trung hòa
theo quy luật tự nhiên. Vì thế hiếm khi người uống Rượu Cần bị đau bụng dù nước
không hoàn toàn tiệt trùng. Đổ nước trước khi uổng khoảng 30 phút đến một tiếng để
rượu ngấm.
Sau khi đổ đầy nước người ta cắm cần xuyên qua lá xuống tận đáy ché, xoay nhẹ
cần rượu một vài vòng (ngăn trấu không lọt vào các khe của cần rượu). N ước rượu cốt
cơ bản vẫn nằm ở đáy ché, hút rượu theo cần vào để uống, nước lá từ phía trên theo lực
hút của người uống mà ngấm dần xuống đáy, làm cho rượu nhạt dần cho đến khi cơ bản
chỉ còn là nuớc lã. Trong cùng một ché (ghè) nhưng có chỗ ngon hoặc chua, nhạt….Vì
vậy nếu không ưng ý thì có thể rút cần lên và cắm xuống chỗ khác ngon hơn. Cắm cần
vào ché sao cho vừa tầm người uống và cần không bị tắc, đó cũng là cái khéo của người
cắm cần.
Cần rượu (guốt): N ói đến uống rượu cần là
phải nói đến cái cần rượu. Cần được làm từ một thân
cây họ tre trúc hoặc lồ ô, dài từ 0,8 – 1,5 mét (tùy theo
kích thước từng loại ché), soi thông ruột, phải lựa
những cây có độ già nhất định. Đầu cần là mấu đã đựơc
khoét thành khe và đục 3 – 4 lỗ nhỏ đủ để rượu thấm và không mang theo trấu hoặc bã
khi uống. Khi cần còn tươi đem uốn cong tạo thành hình dáng tùy theo độ cao, luợn của
vò rượu. Việc tạo dáng chiếc cần thể hiện tính cách của người chủ . Do đó không bị lẫn
với bất cứ bộ cần nào của những gia đình khác. Khác với người Mường và một số dân
tộc khác, người Mạ thường chỉ dùng một cái cần duy nhất khi uống rượu cần, đây là đặc
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 35
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
điểm thể hiện tính chất cộng đồng, cộng cảm của cư dân Mạ. Tuy nhiên, ngày nay tùy
vào số lựơng người uống, nếu người đông thì có thể dùng 2 – 3 cần.
N uớc đã đổ, cần đã cắm cũng có nghĩa là đã bắt đầu uống được. Tuy nhiên, Rượu
Cần không phải chỉ để uống một mình, không phải dùng để giải sầu cho vơi đi nỗi cô
đơn. N ó tạo ra sự la đà song không dung tục, gây niềm hưng phấn tươi vui nhưng không
bét nhè. Và nếu như uống trà trở thành một loại nghệ thuật Nm thực độc đáo ở các nuớc
châu Á như N hật Bản, Trung Quốc…thì Rượu Cần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
nguyên nói chung, của nguời Mạ nói riêng cũng có những quy luật đặc trưng, khi
thưởng thức được nâng lên thành nghi lễ. Đồng thời qua cách thưởng thức độc đáo đó
mà tạo nên những nét văn hóa đẹp.
2.3.2 Văn hóa Rượu Cần với đời sống tâm linh.
Rượu Cần theo quan niệm của người Mạ là thứ nước uống do Yàng ban tặng,
Yàng bày cho cách làm. Do đó đây là một lễ vật không tể thiếu trong các nghi lễ, mỗi
khi cúng Yàng hoặc tế lễ thần linh phải có rượu cần thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm.
Và trước mỗi lần uống Rượu Cần ở gia đình hay cộng đồng, dù là tiếp khách hay lễ hội
đều phải mời Yàng về uống cùng, đây là việc làm thể hiện nghĩa của con người đối với
thần linh. Việc buộc những ché rượu xung quanh cột (cọc) khi uống ngoài mục đích để
rượu không đổ còn mang một ý nghĩa thiêng liêng : đường để các Yàng uống rượu
chung vui. Trước khi uống theo truyền thống bao giờ người Mạ cũng phải rách Yàng
(cúng thần), xin Yàng về nhận nước rượu đầu tiên. Tùy theo từng nghi lễ cụ thể mà cách
dâng rượu có phần khác nhau nhưng mục đích bao giờ cũng mong muốn đạt được ba ý
chính: “thông báo dâng mời và cầu xin”. N ghi lễ rách Yàng thường do già làng (quảng
bon) và chủ nhà (po hiu) đảm nhiệm, (trong đám cưới do cậu ruột hoặc người mai mối
đảm nhiệm). Cùng với Rượu Cần là thứ không thể thiếu thì lễ vật để cúng còn có gà, vịt,
dê, trâu (lấy máu tươi), bánh…tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, dòng họ
hoặc buôn làng. Lúc ché rượu được khui ra con vật hiến tế đã cắt tiết chính là lúc người
chủ tế dâng rượu mời Yàng: “,ày rượu ngọt, này rượu ngon, này rượu lúa, này rượu
bắp… xin các chư vị thần linh ngụ trên trời, lạy các chư vị thần linh ngụ trên cây, trên
núi. Các chư vị cùng buôn làng chúng tôi uống chung Rượu Cần”. Tùy vào hoàn cảnh
mỗi nghi lễ lại có những nghi lễ khác nhau.
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 36
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
N gày xưa, khi tiến quân ra trận, bên cạnh ché rượu cần đã khui ra, già làng bắt
đầu đọc lời khấn: “Hỡi thần núi, thần sông, hãy về đây nhận lễ phù hộ cho con trai, con
gái người Mạ có cánh tay khỏe, con mắt biết nhìn xa, có cái đầu sáng để theo Bác Hồ
đánh thắng giặc giữ lấy buôn làng ta, giữ cho cái khung dệt có nhiều thổ clm, giữ cho
nhà ta luôn nhiều bắp và thóc gạo”.
“Hỡi Yàng con trai tôi đã đưa được vòng đồng vào cổ tay một cô gái trong buôn
làng, cô gái ấy là con dâu tôi kể từ hôm nay. Cầu Yàng cho đôi vợ chồng nó có đôi chân,
đôi tay mạnh khỏe để ngày ngày lên rẫy làm ra nhiều cái lúa cái bắp. Cầu cho vợ chồng
nó có nhiều con…”. Đây là lời cúng của chủ tế trong lễ cưới của người Mạ (lúc đón dâu
về).
Đặc biệt trong quá trình công tác rẫy còn gắn liền với nhiều lễ nghi nông nghiệp
vơi những bài cúng khác nhau nhưng nét chung là tất cả các lễ nghi đó đều có mặt của
Rượu Cần dù ít hay nhiều. Mở mở đầu bằng lễ xem đất, nhận đất (N hô năng bri) và lễ
phát rẫy (N hô năng bar): “Hỡi Yàng, buôn làng chúng tôi cầu nguyện Yàng công nhận
việc phát rẫy không gặp bất trắc,là công việc được Yàng cho phép ở kkhu đất này”. “Xin
Yàng đừng trách tội chúng con, lỡ khi đốt rẫy có những thú rừng bị chết thui do không
chạy kịp”. Tiếp theo là các lễ trừ sâu bệnh (N hô ki ơp mas), lễ xin lúa chắc hạt ( N hô bơ
rơ nơm), xin lúa thu hoạch được nhiều (N hô đồng): “Buôn làng chúng tôi, dòng họ
chúng tôi, gia đình chúng tôi tạ ơn Yàng cho mưa thuận gió hòa. Xin Yàng đừng để cho
kiến mối ăn hạt giống”. “Cầu Yàng cho lúa của chúng tôi không bị sâu bọ lúa phá, cầu
cho lúa tốt, thóc về đầy kho”. “Cầu xin Yàng cho cái rẫy nhiều bông lúa, cho cái bông
lúa thật nhiều hạt, cho buôn làng không có người nào bị đói dài cái bụng, tối cái đầu”.
N hưng nghi lễ lớn nhất trong năm là nghi lễ mừng lúa mới (N hô Rohe), là lễ hội kết
thúc chuỗi nghi lễ nông nghiệp trong một năm canh tác nương rẫy của người Mạ: “Ơi
Yàng, buôn làng tôi mời Yàng về ăn lúa mừng lúa mới. Yàng hãy ăn uống, rồi cho buôn
làng tôi (tộc họ tôi) thật nhiều thóc lúa, lúa không bao giời hết trong kho, lúa luôn luôn
chín vàng đầy rẫy”
“Tôi cầu thần như sáp ong hết dính
Khui ché Rượu Cần mời các thần nếm thử
Rượu ngon buôn tôi mời thần uống
,hựa hương trầm tôi mời thần đến.
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 37
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
Thần hãy đến cùng với bạn, anh, em, buôn làng của thần…”[7]
Đây gọi là bài ca nghi lễ (bái cúng) để gọi mời thần linh đến chúng kiến lòng
thành của dân làng, để thần linh hưởng thụ lễ vật sau đó phù hộ cho sức khỏe cộng đồng,
mưa thụân gió hòa, mùa màng tươi tốt. Tay chủ tế cầm lục lạc bằng đồng liên tục lắc lên
lắc xuống. Cúng xong, máu của vật hiến tế được bôi lên tay, trán một số người khách
quý và các đại biểu ra đình. Quan niệm của người Mạ giải thích cho việc bôi này là
mang lại may mắn của Yàng cho mọi người. N hắc nhở mọi nguời phải nhớ đến Yàng để
tiếp tục chăm lo lao động, để có nhiều thóc lúa, để có cuộc sống ấm no. Gà và Rượu Cần
là hai thứ không thể thiếu trong các nghi lễ của người Mạ (dù lớn hay nhỏ), máu gà (vịt)
và rượu cần là thứ biểu hiện niềm giao cảm giữa con người với thế giới siêu hình, thế
giới thần linh.
Khi nghi lễ rách Yàng kết thúc cũng có nghĩa là cuộc vui bắt đầu. Chủ lễ ( chủ tế)
là người được uống Rượu Cần truớc, sau đó mọi người lần lượt uống từ khách – chủ, già
– trẻ, gái – trai …ai cũng có thể uống Rượu Cần và uống một cách tự nhiên, uống hết
mình. Và xung quanh ché rượu lại xuất hiện bao điều lý thú, nét độc đáo riêng biệt góp
phần tạo nên văn hóa Rượu Cần.
2.3.3 Văn hóa Rượu Cần trong giao tiếp - ứng xử.
Cũng như uống rượu đế ở miền xuôi, nếu theo cung cách chính thống, nguyên tắc
uống Rượu Cần cũng không kém phần độc độc đáo, mang nét văn hóa giao tiếp đặc sắc,
đặc biệt là khi tiếp khách và trong lễ kết bạn.
Sau lễ rách Yàng, chủ nhà (chủ lễ)
là người uống trước. Đó cũng có thể là
dấu hiệu cho biết rượu không độc. Sau khi
chủ nhà uống đến lựợt những người có mặt
từ già đến trẻ, trai gái đều uống một cách
tự nhiên. N ếu trong cuộc rượu đó có khách,
thì sau khi uống chủ nhà sẽ đưa cần mời
khách thể hiện lòng mến khách của gia chủ.
Khi được mời rượu khách phải đón nhận
cần bằng tay phải hoặc hai tay, vì đối với đồng bào Mạ cầm bằng tay trái là tỏ ý khinh
họ. Lúc nhận lời uống thì phải uống thật lòng, nếu người chủ uống một đơn vị (người
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 38
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
Mạ gọi là Cò), người được mời cũng uống như vậy. Khi uống chủ nhà thường nhìn
thẳng vào mặt khách để xem thử khách có thật tình không và cũng nhằm bày tỏ sự tôn
trọng, mối thiện cảm. Cho nên dù không quen uống rượu cần thì đã ngậm cần là phải
uống, đến một lúc nào đó có thể xin phép chủ nhân trả lời cần.
Khi uống rượu người uống có thể vừa uống từng mụm nhỏ vừa trò chuyện ( bao
lâu cũng đuợc) nhưng không đựợc rời tay khỏi cần rượu trừng nào chưa uống xong phần
rượu của mình.
Khi uống xong phần rượu của mình, dùng một ngón tay bịt đầu cần và chuyển
cần cho người khác (có thể là người bên cạnh, cũng có thể là người mình muốn mời).
Cứ như thế trong suốt cuộc uống rượu, chiếc cần chỉ được phép chuyển từ tay này sang
tay khác, mà không được để rời ra. N ếu ai đó vô tình buông cần thì đuợc coi là thất lễ
với chủ nhà. Trong một số trường hợp khi cắm cần vào ché cần phải thận trọng vì nếu
vô tình cắm lộn đầu dễ bị hiểu lầm là hành động khiêu khích khinh rẻ chủ nhà và có khi
sảy ra xô sát giữa chủ với nguời khách đó với chủ. Từ cách nhận cần, cách cầm cần, tư
thế ngồi cho đến việc vành môi vào cần cũng phải chú ý: ngồi làm sao trông hướng vừa
để mọi người thưởng thức chứng kiến sự hiện diện và điệu nghệ của mình vừa tiện cho
người phục vụ ( châm nước).
N gười Tây N guyên nói chung, người Mạ nói riêng qua cách uống Rượu Cần
cũng thể hiện rõ quan niệm về sự bình đẳng và công bằng, mỗi phần rượu được gọi là
một đơn vị. Đơn vị đo rất linh hoạt, ngày xưa là một ống bầu, một sừng trâu…N gày nay
có thể dùng ly, trai ,ca… Một đơn vị
khoảng ¼ - 1/3 lít nuớc (mộ Cò). N gười
này uống, chủ nhà ( hoặc người được ủy
nhiệm) châm nước. N gười đó múc một đơn
vị nước (nước suối, nuớc mưa, nước lọc….)
rót vào ché. Uống đến khi trong ly ( bầu trai,
ống) nuớc lã đó đổ đầy ché hoặc đỏ đến
vạch quy định như lúc chưa uống là coi như
người đó đã uống được một đơn vị rượu ( một cò). Cách thứ hai là để công bằng luợng
rượu cho mỗi người, trước khi uống chủ nhà dùng một cành cây gác ngang miệng ché có
nhánh cắm ngang lưng mặt nước chừng một chừng 1 cm (người Mạ có thang đo hình
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 39
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
cung tên). Khi người uống hút rượu, mức nước thấp xuống đến đoạn đầu nhánh cây là
đủ phần mình . Cách rót như vậy người ta gọi là đong, “Kang” hoặc gọi là một cữ.
N gười đồng bào mời rượu tinh tế lắm, dù cho bạn tửu lượng kém đến đâu cũng không
thể từ chối uống một kang, nhất là khi các nàng sơn nữ cầm ca nước bưng sẵn trong tay
nhìn khách với ánh mắt chân thành và tha thiết.
Tiếp Rượu: Thực chất là châm nước vào ché. Đây là công việc cả chủ nhà, con
của chủ nhà hoặc người được ủy nhiệm. Một người khách quen, được quý trong như
người trong buôn cũng có thể được mời tiếp nước cho khách và chủ. Trong nhiều cuộc
vui, người tiếp rượu là các cô gái thôn nữ trong bộ trang phục truyền thống của mình,
điều này làm cho du khách thêm phần hứng khởi và cuộc vui như kéo dài hơn, dư âm
vang hơn. Phụ nữ cũng uống nhưng chỉ để khích lệ, động viên châm nuớc và quán
xuyến những gì xảy ra trong cuộc cuộc vui buồn…Rượu Cần thường được uống từng
đôi một nên người này uống người kia tiếp rượu và ngược lại. Thường thì mời nhau theo
giới tính: trai tiếp trai, nữ mời nữ. N hư thế vừa bình dị vừa không suồng sã. N ếu một
người uống kém, hoặc uống nhiều bị say không làm chủ được mình thì hai người uống
có thể uống chung một đơn vị (hay nhiều đơn vị) nếu vừa uống vùa hát thì vẫn một tay
cầm cần rượu, uống hay tạm nghỉ lấy hơi thì hai tay vẫn phải giữ cần. Thông thường
người Mạ ở Đạ tẻh, Lộc Bắc mỗi người uống một lượt một đơn vị, ở Lộc Lâm thì hai
đơn vị một lượt vì người ta quan niệm: “người ta đi bằng hai chân mới vững” Cũng có
những cuộc vui mà ở đó chủ nhà vừa là người tiếp rượu, mời rượu vừa là trọng tài trong
cuộc vui. Một tay cầm chiếc sừng trâu rỗng thủng đáy để đong nước vào rượu, tay kia
cầm ca (gáo) để múc nước tiếp vào sừng. Điệu hát thay lời chúc khách quý đến với buôn
làng mạnh khỏe hạnh phúc; vừa hát vừa đong nuớc tịếp nước vào ché rượu. vị khách
nào uống không kịp để rượu trào ra sẽ bị phạt bằng cách phải uống tiếp mấy “sừng” nữa
trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người.
Ở cộng đồng người Mạ và người Cơho, chủ nhà thể hiện sự quý mến khách bằng
cách ngồi trên vai, trên lưng khách theo giới, tay vồng ra phía trước bịt mũi để khách
uống một hơi lượng rượu mời. Sau đó vừa uống vừa ca hát nhập vào vòng Xoang nhịp
bước theo những cô thôn nữ. Rượu Cần thường được uống từng đôi nên khi nhập cuộc
thường có mối giao hòa thân thiện lớn. Bạn sẽ không phãi lo lắng sợ chủ nhà cho rằng
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 40
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
mình là bê tha và thiếu lịch sử dù có uống say ngã lăn ra sàn. Trái lại chủ nhà sẽ rất
thích thú bạn và quý bạn hơn vì cho rằng như vậy bạn rất chân thành với họ.
Men Rượu Cần nhẹ, nhưng cũng tạo nên cảm giác say la đà rất dễ kích thích tâm
trạng con người vui vẻ hòa đồng với nhau. Măc dù nồng độ thấp nhưng hút vài lần cho
“thật bụng” thì cũng dễ ngả nghiêng. Cái say của Rượu Cần không giống cái say của
bất cứ loại rượu bia nào. Chất men thơm nồng làm cho người uống lâng lâng ngây ngất.
Và kỳ lạ là dẫu say nhưng vẫn cứ uống được mãi. Bởỉ tiếng cồng chiêng ngân vang giữa
cái sắng đại ngàn, cái gió bao la của Tây nguyên đại ngàn, hay ánh lửa bập bùng trong
bóng đêm hoang sơ của núi rừng sẽ khiến cho du khách không làm sao say khướt.
N gười ta thường hay nói đùa với nhau rằng: lên Tây N guyên chưa say Rượu Cần coi
như chưa đến Tây N guyên… và quả thật đến với buôn làng Tây N guyên, khi đã ôm cần
khó mà không say được, khi cả buôn làng phiêu diêu trong tiếng cồng chiêng, rộn rã bên
ánh lửa bập bùng và vòng Xoang say đắm của các thiếu nữ mời gọi. N ét văn hóa đặc sắc
của Rượu Cần Tây N guyên đã thật sự cuốn hút du khách gần xa, ai lên Tây N guyên
cũng muốn được một lần ôm cần thả hồn lâng lâng trong men lửa mang hương vị Tây
N guyên. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được cả cảm giác lẫn vị giác tuyệt vời: Đôi mắt lung
linh, đôi má ửng đỏ, tâm hồn lâng lâng cùng dư vị men Rượu Cần. Vị ngọt mát, nồng
nàn rỉ ra từ vò rượu hòa vào trong nước chính là kết tinh hương vị của núi rừng, từ trong
gạo và rễ (lá) Cây rừng.
Trong những cuộc vui dường như bất tận đó không chỉ có Rượu Cần, cồng
chiêng và các điệu Xoang quyễn rủ mà còn có sự góp mặt của Các “thức nhắm” kèm
theo Rượu Cần và cơm lam ( nguời Mạ gọi là bánh nếp) là hai thứ không thể thiếu trong
các lễ hội của buôn làng. Cũng như uống Rượu Cần khách sẽ được chủ nhà mời ăn cơm
lam đầu tiên . Ống cơm lam dành cho khách không phải là đoạn dài nhất, to nhất mà
phải là đoạn được cô gái Mạ nướng khéo nhất, ngon nhất, nhìn vào màu trúc vẫn xanh
tuơi. Dùng với Rượu Cần, cơm lam là thức nhắm, không có rượu, cơm lam thành luơng
thực ăn no.
Cùng với cơm lam là đọt mây nướng. Thịt heo nướng thường là heo rừng hay thịt
thú rừng đã được sấy khô trên dàn bếp và nếu trong ngày hội đâm trâu có thêm thịt trâu.
Uống Rượu Cần nhiều là vào những ngày lễ hội rất ít khi người ta uống suông ( uống
chay) mà ít nhất cũng phải có một ít đồ nhắm kèo theo…Bởi một cuộc rượu không chỉ
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 41
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
diễn ra trong chốc lát mà có thể kéo dài suốt ngày suốt đêm ( thậm chí có những cuộc
vui kéo dài mấy ngày liền như lễ hội mừng lúa mới 8 ngày 7 đêm) và từ trong cuộc vui
ấy xung quanh ché rượu cần đã diễn ra bao điều lý thú. N hững cuộc trò chuyện mang
nét độc đáo của lối sinh hoạt văn hóa truyền thống, những kinh nghiệm làm ăn, những
chuyện buồn vui của mỗi người đều được bày tỏ và chia sẻ, đồng cảm. Bao điệu nhạc đã
nảy sinh từ cần rượu vuốt cong. N hững khúc hát tập thể được ngân vang giữa núi rừng
bạt ngàn xen lẫn trong đó tiếng vỗ tay tiếng nói chuyện vui tươi trong ánh lửa bập bùng
và trong tiếng cồng chiêng vang vọng. Chất men của rượu hay tinh túy của núi rừng và
sự thân thiện của con người đã làm cho con người cởi mở hòa đồng và tạo niềm cảm
hứng để cho những lời thơ ý đẹp tuôn ra trong cảm xúc dâng trào:
“Anh ở bên này ghè rượu,
Vít cần trúc cong cong thành một nửa bầu trời
Thành một nửa trái tim mơ hồ gọi
Một nửa còn bên ấy
Bạn tình ơi!
Bên này trái tim, bên ấy trái tim
Vòng ngực nổi cồn trên miệng ché
Rượu chảy về hai bên, men say còn ở giữa.
Lửa phừng phừng bứt tuột áo nuk-kiar...
Ơi chân trời lửa bên em sao mà xa ngái thế
Đường gấp khúc trái tim sâu thăm thẳm đáy men nồng”.[19].
Trong ánh nhìn tin tưởng, trìu mến xuyên qua ánh lửa bập bùng, bao mối tình
trong sáng được ươm mầm. Khi men rượu đã thấm, tiếng cồng như vang xa hơn, tiếng
chiêng dập dìu, vòng Xoang như xoẵn quyện, trai gái gần kề, anh sô khố dài, em khoe
váy ngắn, những bắp chân tròn cọ xát…Đêm hội say nồng lúc này chỉ có trời và đất. Đối
với những người lần đầu gặp mặt , đây là dịp để họ làm quen, tìm hiểu lẫn nhau, cuộc
vui như xua đi cái khoảng cách giữa người với người làm cho họ xít lại gần nhau, trở
thành những người thân thiết như đã có duyên từ kiếp trước. Đúng là “xưa kia ai biết ai
đâu, vì chưng chén rựơu mở đầu làm quen” Còn đối với những người quen thân thì
cuộc rượu là nơi họ thể hiện sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau là nấc thang thăng tiến tình
bằng hữu. Và để công khai hợp thức mối quan hệ họ có thể sử dụng tiệc rượu này làm lễ
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 42
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
tổ chức lễ kết bạn. Chủ lễ có thể là già làng tộc trưởng mà cũng có thể là một trong hai
ngừơi đứng ra đảm nhận. Khui ché Rượu Cần, trước đông đủ mọi người, một người đọc
bài cúng thần: “Hỡi Yàng…. Tôi là… hiện nay sống ở…, đã gặp bạn tốt tên là…hiện nay
sống ở…tôi và bạn muốn kết làm anh em, nguyện sống chết có nhau, coi nhau như ruột
thịt. Các Yàng hãy đến chứng giám cho chúng tôi. ,ếu sau này Hai người không sống
tốt với nhau Yàng sẽ trị tốt”. Họ cùng uống Rượu Cần và cùng nhau cất vang lời hát
trong lễ kết bạn: “Tôi với bạn không cùng bố mẹ, nhung đều muốn uống chung dòng
nuớc con suối buon tôi, ăn cùng hạt thóc trên rẫy của tôi. Chúng ta là bạn tốt của nhau
như an hem một nhà giúp nhau làm rẫy, uống chung dòng nuớc, cùng sửởi ấm bên bếp
lửa nà dài”. Hai bên chao tín vật cho nhau vòng đồng, ché vỏ bầu hạt giống…” [7].Và
như thế họ chính thức trở thành bạn bè anh em của nhau. Cuộc uống rượu vẫn tiếp diễn,
vò Rượu Cần càng về cuối càng nhạt độ rượu nhưng lại càng phát triển sự hào hứng,
tiếng cười, tiếng hát nhịp vỗ tay tán thửơng và tiếng hò reo phạt người uống ít. Có khi
cạn nước thì thôi, nhưng cũng có khi bóc lửa, niềm vui dâng cao như cơn lũ rừng; nước
lạ được tiếp thêm vào ché cho điên đảo du khách, cho nồng nàn trinh nữ, cho say xưa
men người, cho tràn đầy hào hứng kỷ niệm. về Tây N guyên vào mùa lễ hội cùng vói
con trâu ,con gái buôn làng uống Rượu Cần, ăn cơm lam, thức trắng đêm với những
vòng Xoang nhịp nhàng trong tiếng cồng chiêng ngân vang, nghe đưa dậy vọng về một
thủa hoang sơ bài ca đi mở đất chinh phục núi rừng.
2.3.4 Văn hóa Rượu Cần với đời sống cộng đồng.
Xưa nay, nhắc tơi Rượu Cần là người ta liên tưởng tới một không gian văn hóa
tâm linh, văn hóa hội hè xoay quanh bếp lửa, nhà sàn cùng với tiếng cồng chiêng mênh
mang, vòng Xoang uyển chuyển của các sơn nữ. N êu ai đã từng có những lần điền dã
qua các buôn làng của ngườu Mạ ở Lâm Đồng sẽ có ấn tượng mãi về không gian nhà dài,
bếp lửa đỏ rực, chung ché Rượu Cần nồng say mà ngất ngay trong thế giới thủa hoang
sơ, ấm áp tình cảm nhiệt thành của đồng bào dân tộc nơi đây. Rượu Cần là thứ không
thể thiếu trong tất cả các lễ hội của người Mạ từ nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời
đến nghi lễ cộng đồng. Lễ hội càng lớn Rượu Cần càng nhiều, Rượu Cần càng nhiều thì
lễ càng vui và chính các lễ hội là dịp để tinh thần tập thể, tinh thần cộng đồng được biểu
hiện rõ nét nhất.
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 43
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
Sắp đến ngày lễ, công tác chụNn bị được tiến hành rất công phu. Các chàng trai
trong buôn được cử vào rừng tìm loại cây xốp, nhẹ, càng to càng tốt (thường là cât gòn)
về để cùng nhau dựng cây N êu (N đal). Theo quan niệm của người Mạ, cây N êu to, cao
là thể hiện sức mạnh của buôn, của con ngừơi, thể hiện sự giàu có, mùa màng bội thu.
Cây N êu càng to, tinh xảo, đẹp thì càng vui, dân làng càng tự hào đối với khách đến dự.
Đi cùng với việc chế tác cây N êu là dựng cột trâu (nếu như có lễ đâm trâu - sarơpu).
Cây cột trâu gọi là Kơmong rơ pu, dây cột trâu được làm bằng dây rừng, vỏ cây rừng
bện chắc chặn. Việc tiếp theo là dụng sàn lễ. thường thì nguời ta làm một cái nhà sàn dài
tượng trưng, trong nhàn sàn có cây N êu, Rượu Cần, những tấm vải thổ cNm, cồng
chiêng…Hai cửa mở ra hai phía có cầu thang lên xuống. Trước cử chính người ta dụng
một sàn lễ nói từ cửa ra dài khoảng 1,5 – 2m. trên sàn lễ có bàn thờ (jơnao), ở giữa sàn
lễ có một ché rượu cần loại lớn. Sàn lễ thường được làm bang lồ ô, đây là nơi để chủ tế
tiến hành các nghi thức cúng thần “rách Yàng” những việc này được mọi người chung
tay tiến hành và phải làm xong trước lễ hội 2 - 3 ngày. Các gia đình được quét dọn sạch
sẽ, đàn bà con gái lo váy áo, vào rừng lấy đọt mây, trai làng săn thêm thú, trẻ em lấy củi
hái rau, không khí chuNn bị rất nhộn nhịp. Buổi chiều té nước ngày diễn ra lễ chính,
mọi người cho gạo nếp vào ống lồ ô rồi đốt lửa. Cả nhà, cả họ quay quần chờ bánh chín
( cơm lam).
Khi một gia đình hay cộng đồng chuNn bị làm lễ, các gia đình trong làng mang
những ché rượu cần to nhất, ngon nhất theo khả năng của mình để góp phần chung vui
vừa chia sẻ, giúp đỡ, vừa tạo nên sự thân tình đầm ấm.
Khác với một số dân tộc khác , Rượu Cần của người Mạ chỉ được uống với một
chiếc cần duy nhất. Khi hỏi về vấn đề này các già làng ở Đạ Tẻh giải thích: “mọi nguời
cùng chung sống trong một bon (làng), cùng uống chung giọt nứơc, cùng sống chết có
nhau nên phgải uống chung một cần thì mới đoàn kết thương yêu nhau”. Đây chính là
biểu hiện cao nhất của tính cộng đồng, cộng cảm.ngòa ra để nâng cao tinh thần gắn bó
đoàn két thương yêu nhau, ở người Mạ còn có lễ hội “gặp mặt những người cùng một
buôn” (N ăng nhô). Đây là lễ hội rất lớn của cộng đồng người Mạ, 10 - 20 năm mới tổ
chức một lần. Ý nghĩa cao đẹp của nó được thể hiện trong bài văn tế: “Cầu Yàng cho
mọi người luôn bình an mạnh khỏe, mọi gia đình sống ấm no hạnh phúc. Cầu mong
thần cho cái chân của tất cả già trẻ, trai gái trong buôn rắn chắc, vuợt qua chín con
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 44
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
suối, chín ngọn đời để làm cho rẫy nhiều lúa nhiều bắp. ,hờ các thần làm cho buôn
chúng tôi ai cũng biết làm nhà dài, tụ họp nhau xây thành một buôn làng đông vui. ,hờ
thần mà chúng tôi có cối giã gạo, biết làm vợ chồng với nhau. Mong các thần chứng
giám. Bao nhiêu năm qua, dân trong buôn làng tôi vẫn gắn kết với nhau, coi nhau như
anh em một nhà, cùng uống chung nước con suối, cùng giúp nhau có cái thóc, cái
bắp…[7].”Mục đích gặp mặt trong lễ hội này là để mọi người nhớ đến nhau, để nhận họ
hàng, bạn quen cũ; để xem từ lễ hội trước đến nay đã qua rất nhiều năm thì gia đình ấy,
dòng họ ấy, bạn bè có sinh thêm ai, ai còn, những ai đã mất… Qua lễ hội này mọi người
trong cộng đồng càng gắn kết với nhau hơn.
Không chỉ dừng lại ở trong một buôn, một dòng họ mà tinh thần đoàn kết, tính
tập thể trong cộng đồng người Mạ còn được biểu hiện giữa dòng họ (nao) này với dòng
họ kia,buôn này với buôn kia. Điều này được hợp thức hóa qua nghi lễ kết bạn (kết đa):
“Hỡi thần núi thần sông. Họ tôi và họ…(hoặt buôn tôi …và buôn …ở xã…huyện…)qua
đi lại tìm hiểu, chúng tôi thấy có thể coi nhau như anh em một nhà, cùng sống chết có
nhau, cùng làm cùng ăn…Mong các thần nhận lễ, chứng giám. ,ếu bên nào bội ước sẽ
bị Yàng phạt”[7]. Qua nghi lễ này mọi người coi nhau như anh em ruột thịt, giúp đỡ
nhau làm nương làm rẫy, giúp nhau những lúc khó khăn, giúp nhau lúa, thóc, trâu, ché.
Thông qua đó các thành viên gắn kết với nhau hơn, và cố kết cộng đồng là một thuộc
tính cư trú cử người Mạ. Tách khỏi cộng đồng là đồng nghĩa với cái chết, nếu không
cũng bị cộng đồng xa lánh, phạt trâu, phạt ché. Trong kháng chiến giữ nước, việc kết
hợp các buôn với nhau đã giúp cho việc bảo vệ và hậu thuẫn cách mạng rất nhiêu. Các
buôn làng che giấu cán bộ cách mạng, đào hầm, làm chông, làm bẫy giết giặc,cứu chữa
quân giải phóng, ủng hộ thóc gao, tham gia tải đạn, chuyển lương thực…Góp phân đánh
thắng quân xâm lược, Hiện nay ở Đạ Tẻh đã có hai buôn kết nghĩa với nhau và tình
bằng hữu đang phát triển rất tốt đẹp đó là buôn con Ó ở Xã Mỹ Đức và buôn Tố Lan
thuộc xã An N hơn.
Sau khi các nghi lễ đã hoàn thành, mọi người quây quần xung quanh ché rượu,
uống theo nhu cầu , sở thích của mình nhưng không bừa bãi mà phải tuân theo qui định
của văn hóa Rượu Cần. N gười ta uống hết lòng, vui hết mình, nhưng tuyệt đối không
mang tính mưu cầu, lợi lộc, không tranh giành, ghen tỵ, thách đố. N gười này uống xong
phần rượu của mình chuyển cần mời người bên cạnh. Cứ thế họ uống trong bầu không
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 45
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
khí trao đổi, chuyện trò, ca hát… Cùng nhau tận hưởng hượng vị ngọt ngào của ché
rượu trong sự phục vụ tận tình, chu đáo của người tiếp rượu (châm nước)
Chú thích: Các vị thần được nhắc tới trong các bài cúng là:
Thần K’Yút : thần giết trâu.
Thàn K’Tàng, K’Tiêng : thần dạy làm cối giã gạo.
Thần Ka Tòng, K’Yai : thần dạy lễ đính hôn.
Thần N ’Đu : thần dạy cách dựng làng buôn ( thần sáng tạo).
Thần ĐRắp, thần Yăng : thần của hai loại ché Rượu Cần.
2.4 Thực trạng về văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh.
Hiện nay tuy Rượu Cần vẫn là một thức uống được cư dân Mạ ưa chuộng nhưng
nó đã có nhiều biến đổi trong chế biến cũng như trong sử dụng.
2.4.1 hững biến đổi cơ bản
Thay vì làm men truyền thống họ thường dùng men mua ở chợ ( men Trung
Quốc, men không rõ nguồn gốc). Cũng có những trường hợp họ lấy loại cây làm men
truyền thống ( cây Gàng) về trồng trong vườn nhà mình, và mỗi khi làm rượu dùng lá
cây đó giã chung với men mua ở chợ về (ông K’Tỏi ở buôn Con Ó xã Mỹ Đức). Điều
này ít nhiều đã làm thay đổi về nồng độ cũng như đặc tính của rượu, từ đó dẫn đến việc
mai một dần bản sắc độc đáo của nét văn hoá truyền thống này.
Gạo để làm rượu hiện nay phần lớn được mua ở chợ và thường là sản phNm của nền
kinh tế lúa nước vì đa số diện tích rẫy của bà con đã chuyển sang trồng các loại cây
công nghiệp như điều, cà phê, ca cao..Diện tích lúa nước của người Mạ không lớn và
năng suất chưa cao, sản lương chỉ đủ phục vụ nhu cầu hàng ngày, do đó số gạo này chủ
yếu mua của người Kinh. Điều này góp phần lí giải tại sao Rượu Cần có sự thu hẹp về
quy mô sản xuất nhất là trong khoảng thời gian gần đây. Ở Đạ Tẻh hiện nay hầu như
như gia đình nào cũng có một đến một vài cái ché để không hoặc đựng các vật dụng
khác như gạo, muối, nước…thay vì đưng rượu như trước đây.
N ếu ngày xưa làm Rượu Cần là nghĩa vụ và trách nhiệm của chị em phụ nữ, của
đàn bà con gái thì bây giờ việc đó đã không còn quan trọng nữa, ai cũng có thể tham
gia làm rượu nhất là vào những thời gian rãnh rỗi. Và những kiêng kỵ rất nghiêm khắc
trong quá trình làm rượu ngày xưa giờ đã không còn tồn tại. Đây là điểm tiến bộ trong
văn hoá nói chung, văn hoá Rượu Cần nói riêng của đồng bào Mạ.
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 46
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
Hiện tại ở Đạ Tẻh người Mạ làm Rượu Cần không chỉ để uống, tiếp khách và phục
vụ lễ hội mà còn dùng để bán nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên đây
chưa phải là nguồn thu nhập chính của họ và việc buôn bán Rượu Cần chưa thật sự phổ
biến. Trên địa bàn huyện chưa có một thương hiệu hay một quán bán Rượu Cần của
người Mạ mà chủ yếu bán cho những người đến đặt mua tại nhà và thường là những
người quen biết hoặc những người trong ban lãnh đạo địa phương.
Các qui định trong việc uống rượu cũng giản ước đi rất nhiều so với trước. Việc
rách Yàng khi khui ché đã hoàn toàn bị lọai bỏ đối với những vùng cư dân Mạ theo tín
ngưỡng mới; Hiện tại nghi lễ rách Yàng vẫn còn được duy trì trong lễ hội “mừng lúa
mới” được tổ chức một năm một lần trên địa bàn toàn huyện.( thang3 âm lịch hàng năm).
Trong khi uống rượu , có thể cắm thêm 2-3 cần nếu số lượng người uống nhiều…
2.4.2 nguyên nhân và kiến nghị
N hững biến đổi trên cho thấy văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh đang
dần bị mai một. Điều đó cũng có nghĩa là nét văn hoá truyền thống độc đáo này đang
đứng trước nguy cơ bị báo động và cần phải lên tiếng bảo vệ ngay từ hôm nay. Thực
trạng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân :
Đất nước trong hai cuộc chiến tranh, không có thời gian để những người lớn tuổi
truyền dạy cách làm rượu cho lớp trẻ. N ọi người đều tập trung cho tiền tuyến, thanh niên
trai tráng ra trận, thiếu nữ lo làm nương rẫy phục vụ cách mạng. Khi đất nước thống
nhất, số ông già bà cả biết làm Rượu Cần thì qua đời hoặc sức khỏe không bảo đảm để
tiếp tục và truyền dạy cho con cháu, Đã vậy Tây N guyên những năm 1976-1983 còn bị
bọn thổ phỉ, Phun rô quấy phá. Việc các buôn ở phân tán, du canh du cư rồi thì đất nước
thời bao cấp gặp khó khăn, không ai nghĩ đến viwcj duy trì nét văn hóa truyền thống này.
Vào thời kì đổi mới, nam nữ thanh niên dân tộc Tây N guyên, trong đó có người
Mạ đã tiếp thu rất nhanh những văn minh mà các thông tin đại chúng chuyển tải. N hất
là bắt đàu những năm 1983-1993, các buôn làng đã ở định cư, việc giao lưu, tiếp xúc
giữa buôn này với buôn nọ, giữa người Việt với người đồng bào được mở rộng.Do đó
rượu đế cũng từng bước xâm nhập và được bà con tiếp nhận. Vì Rượu Đế không tốn
nhiều thời gian. N guời ta có thể mua ở bất cứ thời điểm nào.
Đồng thời với viêc ở định cư, hoạt động trồng lúa rẫy cũng ngày càng bị thu hẹp
thay vào đó là những kế hoạch trống điều, trồng cà phê và một số cây công nghiệp theo
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 47
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
chủ trương của N hà nước. Bên cạnh đó việc sản xuất lúa nước là một hoạt động còn khá
mới mẻ với bà con, trình độ canh tác chưa cao, diện tích gieo cấy không nhiều. N ên
ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho gia đình thì gần như không có lúa gạo dư
ra để làn Rượu Cần. N hiều gia đình còn phải mua gạo để ăn hàng ngày, vì vậy họ không
muốn làm Rượu Cần từ số gạo phải vất vả mới kiếm được đó.
Hiện nay trong cộng đồng người Mạ ở huyện Đạ Tẻh. đời sống nhiều hộ dân còn
khó khăn, nên việc tổ chức lễ hội, tang ma, cưới hỏi theo phong tục cũ đã không còn
hoặc được tổ chức đơn giản. Rượu Cần cũng vì thế mà giảm đi sức phát triển của nó.
Bên cạnh đó là sự du nhạp của các tôn giáo mới đặc biệt là Thiên chúa giáo và đạo Tin
lành trong thời gian gần đây cũng là một nguyên nhân lớn.
Việc đầu tư nghiên cứu văn hóa Mạ ( trong đó có văn hóa Rượu Cần) chưa thỏa
đáng, do vây những công trình văn hóa Mạ chỉ mới dừng lại ở mức in ấn tài liệu chứ
việc phổ biến rộng rãi trông cộng đồng chưa thực hiện được. Do vậy chính người Mạ
cũng chưa nhận thức được hết ý nghĩa quan trọng của rượu cần và chưa dày công giữ
gìn, phát huy nó ( nhất là lớp trẻ hiện nay hầu như không biết làm rượu cần.
Trước thực trạng ngày càng mai một những giá trị văn hóa của dân tộc đã đặt ra
vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc. Điều này đã được xác định trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” ( 6/1991) của Đảng ta. Công nghiệp hóa- hiện đại
hóa là xu hướng, nhu cầu chân chính của mọi dân tộc bao gồm người Mạ. Tuy nhiên
không phải cứ hiện đại hóa là phủ nhận hết các giá trị truyền thống mà trước hết phải
tôn trọng nó đồng thời tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái mới và thay đổi nó cho phù hợp với
bản sắc văn hóa dân tộc. Việc bảo tồn và phát riển vốn văn hóa phải gắn liền với sự phát
triển của dân tộc đó. Điều đó cũng có nghĩa là muốn bảo tồn và phát triển văn hóa Rượu
Cần của người Mạ cần có những biện pháp tích cực và đồng bộ. Từ thực trạng và
những nguyên nhân trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau
đây:
Thứ nhất: Tổ chức tuyên truyền trong đồng bào Mạ.
Mọi việc muốn thành công không thẻ bỏ qua công tác tuyên truyền. Bằng nhiều
hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí của từng vùng tập trung
tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến nhận thức của đồng bào về vai trò, ý nghĩa của
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 48
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
Rượu Cần, văn hóa Rượu Cần trước những nhu cầu và quá trình phát triển cuả xã hội.
Mà trước tiên là làm cho đồng bào hiểu được việc bảo tồn và phát triển nét văn hóa này
là việc làm có ích, nhằm duy trì sắc thái riêng về văn hóa của dân tộc mình. Một điều
chắc chắn rằng không ai bảo vệ tốt di sản văn hóa của họ bằng chính họ. Bên cạnh đó
khuyến khích và vận động đồng bào mở rộng sản xuất để phục vụ cho đời sống kinh tế
của mình, từng bước đưa Rượu Cần trở thành thứ hàng hoá phổ biến rộng rãi trên thị
trường huyện và tỉnh
Thứ hai: Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, của già làng, trưởng bản.
Hiện nay tổ chức đoàn thanh niên phụ nữ, cựu chiến binh…đã về tận thôn, buôn.
Việc lấy ngay những thành viên này làm người tuyên truyền là phù hợp nhất bởi họ ở
ngay trong gia đình, thôn buôn, được học tập nhiều, nhận thức cao, nhiều người có trình
độ nghiệp vụ chuyên môn lí luận cao. Từ lâu đời, già làng, trưởng bản là những người
có uy tín với dân, già làng nói dân làng đều nghe theo. Do vậy các tổ chức đoàn thể cần
phối hợp với già làng, trưởng bản vận động buôn làng bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn
hóa mới, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thứ ba: Phát huy vai trò của ngành văn hóa thông tin, tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, sự bảo trợ của N hà nước.
N gành văn hóa thô ng tin có nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát, quản lí các hoạt động
sinh hoat văn hóa trong đồng bào dân tộc. Phối hợp với các tổ chức chính trị, già làng tổ
chức các lễ hội, mở các lớp dạy đánh cồng chiêng, làm rượu cần, dệt thổ cNm…cho thế
hệ trẻ, đào tạo cán bộ chuyên môn cho từng buôn, xã. Các Đảng viên phải nắm vững
đường lối dân tộc của Đảng, chỉ đạo các hoạt động đúng đường lối. N hà nước cần hỗ trợ
một phần kinh phí cho việc tổ chức các lễ hội, phần còn lại huy động đóng góp từ nhân
dân, sự tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp. Mở rộng diện tích và truyền dạy
kĩ thuật canh tác lúa nước trong đồng bào Mạ. Khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp đầu
tư đưa Rượu Cần vào kinh doanh kết hợp với dịch vụ du lịch. Huyện Đạ Tẻh có hồ Đạ
Tẻh được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia, có 3 thác nước đẹp ở xã Triệu
Hải và xã Đạ Pal, trong đó thác nước Đakala đang được các nhà đầu tư khoanh nuôi bảo
vệ để xây dựng khu du lịch sinh thái. Đây là điều kiện thuận lợi để giới thiệu, quảng bá
Rượu Cần của người Mạ đến du khách gần xa và qua đó từng bước thiết lập thương hiệu
Ruợu Cần ngay tại địa phương mình.
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 49
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
KẾT LUẬ
N gày nay Rượu Cần đã du nhập xuống khu vực miền xuôi. Vì thế nó cũng được
“Kinh hóa” bằng nhiều hình thức phong phú. Thay vì đỗ nước lã vào ché, ở một số nơi
người ta dùng nước dừa non hay sang hơn còn đỗ bia vào để uống. Thế nhưng Rượu
Cần vẫn luôn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo mà không gì có thể thay thế
được. Chính vì nét độc đáo của nó mà Rượu Cần đã thật sự cuốn hút du khách gần xa.
Hiểu được nhu cầu này, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch ở Lâm Đồng đã đưa Rượu
Cần vào kinh doanh như là đặc sản văn hóa Nm thực đặc sắc của địa phương. Rươu Cần
đưa ra thị trường cũng chính là sản phNm đặt hang của các buôn làng. Thậm chí bà con
còn bán trực tiếp cho khách tai chỗ. N hư vùng sản xuất Rượu Cần nổi tiếng Dankia cách
Đà Lạt chưa đến 15km, người dân ở đây đã đưa Rượu Cần ra thị trường từ lâu với
những quán rượu dân dã do chính các sơn nữ sản xuất và tiếp nước phục vụ du khách.
N goài các thương hiệu Rượu Cần Xã Lát, Rượu Cần K’Long ở Định An (Đức Trọng)
nổi tiếng, gần đây còn xuất hiện các thương hiệu Rượu Cần sản xuất ở Đà Lạt: Rựou
Cần Hòa Bình trên đường Hoàng Văn Thụ, Rượu Cần Cao N guyên trên đường N guyễn
Thi Minh Khai… Rượu Cần Lâm Đồng_Đà Lạt đã trở thành một thương hiệu hàng hóa
bước vào dòng chảy lưu thông trong cuộc hành trình từ buôn làng ra phố thị, trở thành
đặc sản không thể thiếu đối với du khách. Rượu có mặt trong các nhà hàng, khách sạn
sang trọng, từ lò mứt đặc sản đến các cửa hàng bán quà lưu niệm với đủ các loại ché lớn,
ché nhỏ. Điều đó cho thấy Rượu Cần dần dần trở thành thức uống thú vị khi tìm hiểu
văn hóa của các dân tộc gốc Lâm Đồng, nghe cồng chiêng hay làm quà cho bạn phương
xa mỗi khi có dip đến Đà Lạt. N gày nay giữa bạt ngàn các lọai rượu nội, ngoại nếu có
một ché Rượu Cần giữa bàn tiệc là một sự thú vị khác lạ, bởi khi ôm cần thưởng thức
hương vị,nó không chỉ đơn thuần là rượu,mà Nn chứa đâu đó trong men rượu cái hùng vĩ
của đại ngàn Tây N guyên,mờ ảo trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng cồng chiêng rộn rã,
trong vòng Xoang say đắm mời gọi của các sơn nữ. Đó chính là văn hóa Rượu Cần đã
thNm thấu đến mọi người.
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 50
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
Có thể nói Rượu Cần là sản vật,nghi vật, lễ vật có mặt ở mọi lúc mọi nơi
trong đời sống sinh hoạt, tình cảm, tâm linh của mọi thành viên, gia đình và cộng đồnh
người Mạ. Khi nó đóng vai trò lễ vật kính dâng các vị thần linh, giao tiếp với các đấng
siêu nhiên, lúc nó là đồ uống vui vẻ, bình dân trong niềm chia sẻ, mối quan tâm bằng
hữu và nó còn là lời hẹn ước, nhắn nhủ thắm đượm tình duyên đôi lứa. Dù trong không
gian , thời gian, hoàn cảnh nào, Rượu Cần cũng chứa đựng nhiều biểu hiện văn hóa đẹp:
Văn hóa uống, văn hóa tâm linh, văn hóa giao tiếp- ứng xử và văn hóa cộng đồng.
Rượu Cần và văn hóa Rượu Cần là một trong những vấn đề quan trọng của xã hôi
thể hiện đặc trưng văn hóa riêng giữa các tộc người. N ét văn hóa đó đều bắt nguồn từ
những quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trũ quan. Từ đó nảy sinh những
phong tục tập quán, tín ngưỡng làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.
N ó hàm chứa những tri thức cuộc sống, tri thức tâm linh đáp ứng nhu cầu của người dân
tộc thiểu số. Qua đó họ có thêm điều kiện gắn bó mật thiết với thiên nhiên, với con
người , với cả cộng đồng để làm nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh- Lâm
Đồng. Chúng tôi đã phác họa một cách tương đối đầy đủ về: nguồn gốc xuất xứ và vị trí
của Rượu Cần trong đời sống của người Mạ, những nét văn hóa độc đáo qua quá trình
làm cũng như nghệ thuật thưởng thức, các nghi thức uống…Bên cạnh việc tái hiện lại
những nét truyền thống chúng tôi đã đề cập đến những nét biến đổi trong sự phát triển
chung của xã hội, chỉ ra thực trạng hiện nay, phân tích những nguyên nhân của thực
trạng đó và đồng thời đưa ra một số kiến nghị, đề xuất góp phần bảo tồn và phát triển
nét văn hóa độc đáo này. Hy vọng rằng công trình nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu
hữu ích cho việc nghiên cứu ở những hướng tiếp theo đối với những ai có hứng thú, tâm
huyết với mảng đề tài này.
Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Trang 51
SVTH: N guyễn Thị N hung, Hoàng Văn Luyện, Lê Thanh Hải.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng.pdf