Cây bạc hà bỏ rễ, gốc (Herba Menthae), dùng tươi hoặc đã chế biến khô. Đã được ghi vào Dược điển Trung Quốc (1963), (1997); Dược điển Việt Nam (1983) ghi dùng 2 loài: mentha piperita L., hoặc Mentha arvensis Linn.
* Bạc hà diệp: Lá bạc hà (Folium Menthae) dùng tươi hay khô, gọi là bạc hà diệp, dùng uống như uống chè, sắc làm thuốc, làm thành viên chữa ho và cảm cúm.
* Tinh dầu bạc hà (Aetheroleum Menthae) : Dầu cất từ thân, lá bạc hà khi cây có hoa. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1997).
Bạc hà não (Mentholum) (Menlola): Là tinh thể kết tinh màu trắng chiết cắt từ tinh dầu ra.
Tinh dầu bạc hà (Mentola): Là nguyên liệu chính sản xuất các loại dầu xoa dùng chống cảm cúm, sát trùng, đầy hơi, mẩn ngứa như cao sao vàng, dầu nước, các loại kẹo bạc hà, .
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6717 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Cây bạc hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂY BẠC HÀ Giáo viên hướng dẫn: TS Ninh Thị Phíp Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Anh Phùng Tiến Dũng Nguyễn Thị Kim Khánh Tạ Thị Thanh Phương Nguyễn Thị Nhẫn Lớp: CTC-K49 MC 薄荷 NỘI DUNG Nguồn gốc lịch sử, thành phần hóa học, giá trị kinh tế, vùng phân bố cây bạc hà trên thế giới và Việt Nam. Nguồn gốc lịch sử. Thành phần hóa học. Giá trị kinh tế. Vùng phân bố cây bạc hà trên thế giới và Việt Nam. Đặc tính sinh vật học của cây bạc hà. Đặc điểm thực vật học và phân loại. Đặc điểm sinh trưởng phát triển và điều kiện sinh thái của cây bạc hà. Kỹ thuật trồng cây bạc hà. MC 薄荷 Giới thiệu chung Bạc hà là một vị thuốc rất phổ biến ở nước ta, được sử dụng rộng rãi cả trong Tây y và Đông y. Bạc hà có tên khác là kim tiền bạc - thạch bạc hà - liên tiền thảo... Trong tinh dầu bạc hà có chứa chất menthol, từ đó người ta đã chế ra nhiều loại thuốc như: dầu cù là, dầu cao con hổ, kẹo ngậm ho bạc hà, rượu bạc hà, thuốc đánh răng bạc hà... Cây bạc hà là một loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn. Nó mọc dại và được trồng nhiều trên thế giới và ở Việt Nam. Kỹ thuật trồng cây bạc hà cũng không quá phức tạp vì vậy có thể tận dụng trồng trong vườn thuốc gia đình hay trồng tập trung thành các khu lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Tuy nhiên cũng như nhiều loại cây thuốc khác, cây bạc hà chưa thực sự được quan tâm đúng với giá trị của nó. Vậy chúng ta đã biết gì về cây bạc hà? MC 薄荷 Nguồn gốc lịch sử cây bạc hà Nguyễn Thị Nhẫn 薄荷 1. Trên thế giới: Bạc hà có nguồn gốc từ châu Âu và Xibia. Từ nước Anh qua vùng Bắc Âu đến vùng thấp của châu Âu (thuộc Nga). Qua Uran đến tận Xibia, xuất hiện bạc hà ngọt (bạc hà Âu) Mentha piperita Huds. Loại bạc hà được xem là bắt nguồn từ nước Anh – Mitxam vì trước đây hơn 100 năm đã trồng loại cây này. Năm 1840 nước Anh bắt đầu trồng bạc hà nhưng hiện nay diện tích trồng bạc hà trồng không đáng kể. Ở Mỹ trồng 2 loại bạc hà Mentha piperita Huds và Mentha spicata L.. Trước chiến tranh thế giới II cây bạc hà được trồng chủ yếu ở Misigan và Indiana. Nhưng hiện nay trồng chủ yếu ở Washington, Oregon và Wincosin. Và kết quả nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạc ở Mỹ là một trong những loại tốt nhất trên thế giới. Ở Nga cây bạc hà được trồng tập trung ở vùng Vorone, Tunska, Caran và Iaroxlap chủ yếu trồng bạc hà ngọt. Italia trồng bạc hà Mentha piperita Huds từ năm 1903 tập trung ở Panacaliori, Polongera, Vigon, Fole, .... Balan năm 1950 diện tích trồng bạc hà M. piperita Huds là 8000 deca. Năm 1956 lên 40 nghìn deca. Nam Tư diện tích trồng bạc hà hàng năm biến động khoảng 20 nghìn – 50 nghìn deca. Ở Nhật Bản trồng bạc hà M. arvensis Linn .var. piperascens Holms. Cuối thế kỷ 19 sản xuất bạc hà chỉ tập trung ở Khondo. Đầu thế kỷ 20 tập trung ở Uren, Xinao, Amoto, Hirosima, .... Sự phát triển mạnh mẽ cây bạc hà thời kỳ này đã đưa Nhật Bản lên vị trí hàng đầu sản xuất tinh dầu. Năm 1914, 50% bạc hà của thế giới được sản xuất ở Nhật Bản. Năm 1936 lên tới 190 nghìn deca và vùng này hiện nay là Hokaido. Trung Quốc trồng bạc hà M. arvensis Linn .var. glabrata Holms tập trung ở một số tỉnh phía nam. Nguyễn Thị Nhẫn 薄荷 2. Ở Việt Nam: Cây bạc hà được đưa vào VN từ 9/1974 là BH 974, tháng 9/1975 là BH975. Hai loài BH974 và BH975 được xác định thuộc nhóm M. arvensis. Năm 1955 – 1980 cây bạc hà trồng ở làng Nghĩa Trai (HY), Đại Yên (HN). Năm 1958 được trồng ở huyện Gia Lâm (HN), vườn bạc hà thí điểm của trường ĐH Dược HN. Năm 1972 nước ta tự sản xuất được 60 tấn tinh dầu bạc hà và sản xuất 1 tấn menthol tinh thể. Năm 1974 nước ta có chủng bạc hà Nhật Bản. Năm 1997 Công ty Dược liệu TWI đã di thực giống bạc hà mới SK33. Năm 2004 đã thành công ở nước ta. (hiện nay diện tích là 700ha). Nguyễn Thị Nhẫn 薄荷 Thành phần hóa học cây bạc hà Nguyễn Thị Nhẫn 薄荷 Lá bạc hà là nguyên liệu chính để thu các tinh dầu. Lá chiếm 40-50 trọng lượng chất xanh và trong lá khô hàm lượng tinh dầu là 2-3%. Chiếm 0,5-1,5% trọng lượng khô của cây, trong đó: + Lá 2,4-2,7% tỷ lệ tinh dầu. + Hoa 2-4% tỷ lệ tinh dầu. + Thân chiếm 0,3% tỷ lệ tinh dầu. Quá trình tổng hợp và tích lũy tinh dầu trong lá tiến hành đồng thời với quá trình tổng hợp các chất hữu cơ. Ở trong lá non quá trình này mạnh hơn. Số lượng lớn nhất các loại lá này quyết định hàm lượng tinh dầu đạt cao nhất ở cuối thời kỳ làm nụ của cây trồng. Tinh dầu bạc hà là hỗn hợp phức tạp của rất nhiều chất hóa học khác nhau như: Hydratcarbon, Ancolphenol, Aldehyt. Xeton, ... Tùy từng chủng loại bạc hà mà thành phần chính của tinh dầu có thể là: * Menthola thuộc nhóm Ancol: bạc hà Âu 40-50% Menthola trong tinh dầu; Bạc hà Á 70-90% Menthola trong tinh dầu. * Linalola, Cacvon, Pulegon ở các giống bạc hà khác như bạc hà xanh. Ba hợp chất này thay thế cho Menthola. * Flavonoid ở bạc hà cay. Ngoài thành phần chính là Menthola, tinh dầu còn chứa xeton, mentol (6-18%), andehyt axetic, andehyt isovalerianic, rược amilic, axit axetic, mentofuran, ... Trong 1 số trường hợp tinh dầu chứa cả dimetila sunfua được tạo thành trong quá trình chưng cất từ lá và làm cho tinh dầu có mùi khó chịu. Nguyễn Thị Nhẫn 薄荷 Chất lượng cao là kết quả kết hợp hài hòa giữa các thành phần: Menthola, menthol và mentilaxetat và chia các thành phần của tinh dầu ra 4 nhóm chính: + Hợp chất không tecpen: có phân tử thấp, chiếm 2% trong tinh dầu, chủ yếu là amilic (amilic và isoamilic). Chúng quyết định mùi thơm đặc trưng của tinh dầu. Ngoài ra còn có axetaldehyt, isovalerandihit, femilaxetandehyt. + Hydratcarbon tecpen: 4% trong tinh dầu gồm xineola (2%), dipenten, limonen, beta-pinem, camfen, beta-micxen, aximen, gama-tecpimen và para-ximola. + Hợp chất tecpen có chứa oxy: 85% trong tinh dầu, chủ yếu là menthola, monthl, mentilaxetat, mentofuran và một lượng nhỏ neomentola, hydrat xabinen và các tecpenxeton (piperiton và oxylacton tecpen). + Hợp chất secquitecpen: 3% trong tinh dầu, chủ yếu là hydratcarbon, cariofilen đồng dạng. Ngoài ra còn có axit béo tự do, fenola và các chất trùng hợp khác. Lượng chất này tùy thuộc vào phương pháp chưng cất và bảo quản tinh dầu. Nguyễn Thị Nhẫn 薄荷 Giá trị kinh tế cây bạc hà Phùng Tiến Dũng Cây bạc hà có giá trị làm thuốc Trong tây y và y học cổ truyền đều sử dụng cây bạc hà làm thuốc. Bạc hà được cho rằng có vị cay mát, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau họng, khản tiếng, kích thích tiêu hóa, chữa các bệnh đường ruột, đi ngoài, kiết lỵ, sát trùng và giảm đau. Theo Đông y, bạc hà vị cay, tính mát, không độc, vào 2 kinh Phế và Can. Có tác dụng trừ phong nhiệt, làm ra mồ hôi. Dùng chữa các chứng cảm mạo, sốt nóng, ngạt mũi, nhức đầu, đau sưng cuống họng, ho có đờm, đau răng. Ngoài ra còn dùng làm thuốc cho thuốc thơm dễ uống, giúp tiêu hoá, chữa nôn mửa, đau bụng đi ngoài. Cây bạc hà làm chậm sự phát triển của bệnh ung thư.Theo Trưởng nhóm nghiên cứu Alan McGown, Đại học Salford (Anh), thế mạnh của chiết xuất bạc hà so với các liệu pháp truyền thống là khả năng nhận biết mục tiêu tấn công - chỉ những mạch máu nuôi tế bào ung thư mới nằm trong tầm ngắm. Các huyết mạch của mô lành gần như không bị nguy hại. 薄荷 Cây bạc hà bỏ rễ, gốc (Herba Menthae), dùng tươi hoặc đã chế biến khô. Đã được ghi vào Dược điển Trung Quốc (1963), (1997); Dược điển Việt Nam (1983) ghi dùng 2 loài: mentha piperita L., hoặc Mentha arvensis Linn. * Bạc hà diệp: Lá bạc hà (Folium Menthae) dùng tươi hay khô, gọi là bạc hà diệp, dùng uống như uống chè, sắc làm thuốc, làm thành viên chữa ho và cảm cúm. * Tinh dầu bạc hà (Aetheroleum Menthae) : Dầu cất từ thân, lá bạc hà khi cây có hoa. Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1997). Bạc hà não (Mentholum) (Menlola): Là tinh thể kết tinh màu trắng chiết cắt từ tinh dầu ra. Tinh dầu bạc hà (Mentola): Là nguyên liệu chính sản xuất các loại dầu xoa dùng chống cảm cúm, sát trùng, đầy hơi, mẩn ngứa như cao sao vàng, dầu nước, các loại kẹo bạc hà, ... 薄荷 Cách sử dụng làm thuốc Phùng Tiến Dũng Ngày nay cây bạc hà không những được dùng làm thuốc mà nó đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực, không những tạo ra một không gian thư thái mà còn “Dành cho những ai muốn tìm kiếm sự khỏe mạnh từ thảo mộc hữu cơ, sự khỏe mạnh cho cơ thể lẫn tinh thần, một cách chữa lành tự nhiên nhất cho các vấn đề mà bạn gặp phải hàng ngày, một cảm giác thích thú đối với vị giác của bạn...”. Herbal Teas đã đưa ra một số loại trà thảo dược có chứa bạc hà để chữa bệnh như: 1. Slimming - CHO MỘT VÓC DÁNG HOÀN HẢO Trà xanh, Hương thảo, Bạc hà, Cây tầm ma Giá: USD 6.50 2. Flat Stomach - CÁC BỆNH VỀ DẠ DÀY, CẢM GIÁC ĐẦY HƠI Bạc hà cay, Bạc hà, Cây hồi, Trà xanh Giá: USD 8.50 3. Draining - LÀM DỊU CHỨNG GIỮ NƯỚC TRONG CƠ THỂ Trà xanh, Hương thảo, Bạc hà cay, Cây tầm ma Giá: USD 6.50 Phùng Tiến Dũng 薄荷 Giá trị làm nguyên liệu trong công nghiệp Là hương liệu trong kỹ nghệ thực phẩm, làm thơm ngon bánh kẹo, rượu khai vị, thuốc đánh răng, hương liệu trong thuốc lá, các loại nước giải khát ... Thường dùng loại tinh dầu Mentha Piperita L. , có mùi thơm nhẹ hấp dẫn. Sau trưng cất bạc hà còn 18 – 24% Protein thô, đường 8 – 10%, lipit thô 49,55%, cũng như một số axit amin không thay thế với hàm lượng tương đổi, được dùng làm thức ăn gia súc, sản xuất nấm ăn hoặc dùng làm phân bón. Phùng Tiến Dũng 薄荷 Phân bố cây bạc hà trên thế giới Phùng Tiến Dũng 薄荷 Tuy bạc hà là cây có từ lâu đời nhưng được khai thác và sử dụng nhiều nhất vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 trở lại đây. Cây bạc hà được phân bố rộng rãi ở nhiều nơi. Cây bạc hà có thể mọc hoang dại hay được trồng trọt ở trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới, cây bạc hà được trồng ở châu Âu như Nga, Ý, Ba Lan, Bungari, Anh, ...; Ở châu Mỹ được trồng ở Mỹ, Braxin, ...; Ở châu Á được trồng nhiều ở Trung Quốc (Hắc Long Giang, Cát Lâm, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam v.v…), Ấn Độ, Nhật Bản, ... mọc hoang dại bạc hà trồng Phân bố cây bạc hà ở Việt Nam Phùng Tiến Dũng 薄荷 Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, phù hợp với trồng bạc hà để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Ở miền núi có nhiều bạc hà mọc hoang dại như ở SaPa, Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, Ba Vì, Sơn La, Lai Châu, ...; Bạc hà được trồng với quy mô lớn có ở Nghĩa Trai (Hưng Yên), Đại Yên (Hà Nội). Trên các vùng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và SaPa (Lào Cai) cũng đã thấy trồng nhiều bạc hà. Ngày nay đã có sự di thực của nhiều loại bạc hà vào Việt Nam. Những loại này có sản lượng và phẩm chất khá tốt. Năm 1997 Công ty Dược Liệu TW I đã di thực giống Bạc hà mới từ Nhật Bản về Việt Nam có tên là SK33 (có sự giúp đỡ của đối tác Nhật Bản). Trồng thử nghiệm tại: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Hà, cho thấy giống mới này có nhiều ưu thế hơn giống cũ cả về năng suất và chất lượng, có mùi thơm mát dễ chịu (hàm lượng L.menthol đạt = 73%) Đến năm 2004 việc trồng nghiên cứu thử nghiệm giống Bạc hà mới đã thành công, diện tích trồng Bạc hà đã tăng lên rõ rệt. Giống Bạc hà mới SK33 đã thay thế giống cũ VN 74 - 76 trước đây. Hiện nay, diện tích trồng Bạc hà đã tăng tới 700ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng..... Sản phẩm tinh dầu này đang có chỗ đứng trên thị trường quốc tế đặc biệt là Nhật Bản bởi tính ưu biệt về hàm lượng L.menthol cao và hương vị thơm mát. Bạc hà SK33 cần có được sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương để thay thế cho một số cây trồng có hiệu quả thấp hơn, phát triển thành vùng nguyên liệu, tạo nguồn sản phẩm xuất khẩu. So với Bạc hà giống cũ, Bạc hà giống mới cho hiệu suất cây trồng cao hơn 20%. Về giá cả, Công ty đang chỉ đạo thu mua với mức 150.000đ/kg của dân. Với giá như vậy người nông dân có đủ điều kiện để trang trải quá trình sản xuất và có lãi. Trồng bạc hà mang lại cho họ mức thu nhập 800-930 ngàn đồng/sào, cao gấp 2 lần trồng lạc, ngô và đậu tương, góp phần xây dựng cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm. Vậy, việc phân loại và khả năng sinh trưởng phát triển của cây bạc hà ra sao? Phùng Tiến Dũng 薄荷 Phân loại cây bạc hà 薄荷 Tạ Thị Thanh Phương 1. Phân loại theo đặc điểm thực vật học: Theo sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (tập II). Bạc hà thuộc họ Lamiaceae Phân họ Menthoideae Chi Mentha Gồm 20 loài, hiện ở Việt Nam có 5 loại phổ biến là: Mentha aquatica L. var. aquatica (Húng lúi) Mentha avensis L. var. javanica (BL.) Hook.f. (Húng cay) Mentha spicata Spearmint Mentha x piperita L. (Bạc hà) Mentha rotundifolia (L.) Huds (Húng lá, húng tròn) Mentha x piperita L. 2. Phân loại theo tính chất dược lý: Chia thành 2 nhóm: - Nhóm bạc hà Âu (Hàm lượng mentola 45 – 70%): Gồm 2 loại: Bạc hà đen f. rubescens Bạc hà trắng f. pallescens - Nhóm bạc hà Nhật (Hàm lượng mentola 70 – 92%): Có 2 dạng tím và xanh. Ở Nhật trồng: var. piperascen Holms Ở Trung Quốc: var. glabrata Holms Tạ Thị Thanh Phương 薄荷 f. pallescens 3. Phân loại theo tính chất dược lý và đặc điểm thực vật học: Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (tập II), bạc hà chia thành 2 nhóm: 薄荷 - Bạc hà Mentha arvensis L. (Bạc hà Nam) - Họ Lamiaceae Các chủng giàu mentol (80 – 90%) được trồng: BH974, 975,976; Các chủng mới tạo: TN-8, TN-26. Tinh dầu (hoạt chất chính) ở dạng lỏng, không màu hay vàng nhạt , có mùi bạc hà đặc biệt, vị cay sau mát. Tạ Thị Thanh Phương Mentha arvensis L. Hoa hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành vòng nhiều hoa, có lá bắc nhỏ, hình dài, đài hình chuông có 5 răng đều, tràng có ống ngắn, phiến tràng chia làm 4 phần xấp xỉ bằng nhau, có 1 vòng lông phía trong, 4 nhị bằng, chỉ nhị nhẵn. - Bạc hà cay Mentha piperita Huds (Bạc hà ngoại). Họ Lamiaceae Các chủng được đưa vào sản xuất đại trà: M183 (tinh dầu 3,2 – 3,5%, mentol 77,6%), MC41 (tinh dầu 4,46%, mentol 85,4%). Ngoài tinh dầu có mùi thơm dễ chịu còn có hợp chất CII: Flavonoid (menthosid, isorhoijolin, ...); có phytol, carotenoid, cholin, ..., đặc biệt acid rosmarinic và tanin. Mentha piperita Huds Tạ Thị Thanh Phương 薄荷 Hoa cụm, mọc thành chùy bông ở ngọn (gồm nhiều vòng hoa xếp sít nhau) màu trắng hồng, đài hình ống có 5 răng đều, có lông ở đầu, tràng hình phễu, có cánh rộng, nhị 4 không bằng nhau. Đặc điểm thực vật học cây bạc hà 薄荷 Tạ Thị Thanh Phương Bạc hà có 20 loài khác nhau. Mỗi loài lại có các chủng khác nhau. * Rễ: cấu tạo từ các thân ngầm, phân bố lớp đất 30-40cm. Thân ngầm không chứa tinh dầu. Khi bộ phận khí sinh tàn lụi, thân ngầm vẫn sống qua đông. Mùa xuân ấm áp tiếp tục phát triển thành bộ rễ và cho cây bạc hà mới. Khi cây mới hình thành thì thân ngầm cũ héo và chết. Sự sinh trưởng và thân khí sinh lệch pha nhau. Thân ngầm không có trạng thái ngủ nghỉ rõ rệt. Thời gian ngủ nghỉ vào tháng 11. Thân ngầm là đối tượng nhân giống có tỷ lệ sống cao nhất. * Thân: Thân chính và các cành tạo thành bộ khung tán cây. Thân ở dạng thân thảo, ít hóa gỗ, thân cành có tiết diện vuông, sinh sản bằng phân nhánh ở phần gốc thân ngay trên hoặc dưới mặt đất. Nếu mọc ở phần gốc thân trên tạo dải bò màu tím có mang lá. Tại các phần sát mặt đất sinh ra bó rễ con giữ chặt thân với mặt đất. Thân chính cao 0,6-1,2m, rỗng ruột khi già. Trên thân có các đốt, mỗi đốt mọc 2 mầm đối xứng nhau và rễ bất định. Giữa 2 đốt là các lóng, độ dài ngắn tùy thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc. Thân chính mang tinh dầu nhưng hàm lượng thấp. * Lá: Là cơ quan dinh dưỡng quan trọng nhất làm nhiệm vụ quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước và mang tinh dầu. Là nguyên liệu chính chưng cất tinh dầu chiếm 40-50% khối lượng khí sinh, tùy chủng mà lượng tinh dầu biến đổi từ 2-6%. Tạ Thị Thanh Phương 薄荷 Lá đơn mọc đối chữ thập, cuống lá ngắn, lá hình trứng, có màu xanh thẫm hoặc đỏ tía, lá nguyên hoặc khía răng cưa chiều dài từ 4-8cm, chiều rộng từ 2-4cm. Hai phía mặt lá là các túi tinh dầu, mặt trên số lượng lớn hơn mặt dưới. Có 2 loại lông đặc biệt: Lông thẳng nhọn gồm 3-4 tế bào gọi là lông che chở (lông đa bào), lông ngắn hơn tù, có tinh dầu gọi là lông tiết tinh dầu (túi dầu). Cấu tạo túi dầu gồm 9 tế bào, một tế bào đáy còn 8 tế bào xếp tròn trên đáy tạo thành 1 khoang trống. Khi chứa đầy tinh dầu thì có màng phủ căng và dễ dàng bị vỡ dưới tác động cơ giới do đó khi thu hoạch phải thu hoạch đúng lúc, tránh tác động bên ngoài để không làm giảm năng suất tinh dầu thu hoạch được. Tế bào tiết tinh dầu trên lá tăng từ đầu đến cuống lá và từ mép lá vào giữa lá. Số lượng tùy thuộc vào giống và môi trường trồng trọt. * Hoa: Hoa mọc thành cụm, cụm hoa là xim co ở nách hay ở ngọn, hoa nhỏ, lưỡng tính, không đều, có 5 lá đài liền nhau, 5 cánh hoa liền nhau thành tràng hình 2 môi, 4 nhị, nhị 2 trội (2 dài, 2 ngắn), bầu chia thành 4 ô, mỗi ô có 1 noãn, vòi đính vào gốc bầu. * Quả: Bế tư, P1000 hạt là 0.06-0.07g. Tạ Thị Thanh Phương 薄荷 Sự sinh trưởng và phát triển của cây bạc hà 薄荷 Nguyễn Thị Kim Khánh Bạc hà có 4 giai đoạn sinh trưởng và phát triển từ mọc phân cành làm nụ nở hoa. 1. Thời kỳ mọc mầm: - Tính từ khi cây con mọc đến khi định rõ hàng trồng. - Quá trình mọc bắt đầu ở 10 độ C trong khoảng 10 – 15 ngày. - Sau khi trồng, các đốt thân ngầm bắt đầu mọc rễ phụ và mầm. Để bạc hà ra rễ và nẩy mầm tốt cần chú ý tới độ ẩm đất, nếu đất thiếu ẩm (độ ẩm 40 – 50%) rễ không phát triển và sau đó không kích thích được mầm phát triển. Vì vậy xác định thời vụ trồng là vấn đề quan trọng, giúp bạc hà mới trồng có đủ độ ẩm để phát triển. 2. Thời kỳ phân cành: Tính từ sau mọc 45 – 55 ngày. Lúc này bộ rễ đã phát triển đầy đủ, cây con bắt đầu phát triển mạnh về chiều cao, các mầm nách bắt đầu phát triển cành lá mới. Đó là quá trình phân cành. Sự phân cành diễn ra theo trình tự sau: Tại đốt gốc thân chính, đuôi lá có mầm mọc lên và dần lên ngọn. Các cành gần ngọn ra muộn và có độ dài càng ngắn dần. Do đó cây có dạng hình nón. Thời gian này tốc độ sinh trưởng và khối lượng chất xanh của cây tăng mạnh. Đây là thời kỳ quyết định năng suất của bạc hà. Cần chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng, nước để cây phát triển hết mức về thân, cành, lá tạo năng suất cao. Nguyễn Thị Kim Khánh 薄荷 3. Thời kỳ làm nụ: Kéo dài 10 – 15 ngày. Tốc độ ra lá của cây ở giai đoạn này chậm lại rồi dừng hẳn. Tuy nhiên cây vẫn tiếp tục tăng nhanh về kích thước của thân lá và trọng lượng cũng như tỷ lệ tinh dầu. Giai đoạn này yêu cầu về đạm của cây giảm nhưng lại cần nhiều lân. - Thời điểm này khối lượng chất xanh và tích lũy tinh dầu của cây tiếp tục tăng lên. Do đó các điều kiện ngoại cảnh nhất là độ ẩm, ánh sáng, cây cần là cao nhất trong các trong các thời kỳ. Nguyễn Thị Kim Khánh 薄荷 4. Thời kỳ hoa nở: Hoa bạc hà nở kiểu vô hạn. Hoa cành chính nở trước, sau đó theo thứ tự cành nào ra trước thì nở trước, hoa nở từ gốc lên ngọn. Đây là thời kỳ bạc hà đạt khối lượng chất xanh và tinh dầu cao nhất: 280 kg hữu cơ/ha/ngày. Khi hoa nở 50% là lúc hàm lượng tinh dầu đạt cao nhất, bạc hà ngừng sinh trưởng. Đây là thời điểm thu hoạch. Nếu thu hoạch muộn (100% hoa đã nở), lá đã rụng nhiều thì làm giảm năng suất và hàm lượng tinh dầu. Nguyễn Thị Kim Khánh 薄荷 Điều kiện sinh thái của cây bạc hà 薄荷 Nguyễn Thị Kim Khánh Bạc hà là cây phân bố thích nghi rộng. Có năng suất cao từ vùng mây mù ẩm ướt của nước Anh đến vùng cận nhiệt đới nhiều ánh sáng như ở Bungari, Grime và Karasnoda (Liên Xô). Nói chung bạc hà là cây dễ thuần hóa, thích nghi với điều kiện khác nhau. Các điều kiện sinh thái cụ thể cho cây bạc hà là: 1. Nhiệt độ: - Thời kỳ mọc mầm: Nhiệt độ để mầm mọc từ thân ngầm bắt đầu là 3oC. Đến giai đoạn cây non: mẫn cảm với nhiệt độ thấp và sẽ chết rét nếu nhiệt độ giảm xuống -6oC. Cây bạc hà sinh trưởng bắt đầu ở nhiệt độ trung bình ngày là 10oC trong khoảng 10 – 15 ngày. Cây thích hợp ở 18 – 25oC. Cây làm nụ, nở hoa ở 28 – 30oC. Nhiệt độ từ 0 đến -30C thân mầm bắt đầu ngủ nghỉ. Tổng tích ôn hữu hiệu của thời kỳ sinh trưởng (từ khi mọc mầm đến khi ra hoa) là 1500 – 1600oC. Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây, biến động từ 80 – 200 ngày. Nếu nhiệt độ trung bình ngày là 18 – 190C thì cây cần 80 – 90 ngày sinh trưởng. Nếu nhiệt độ thấp hơn 15 – 160C thì thời gian sinh trưởng kéo dài 90 – 100 ngày. Nếu nhiệt độ thấp hơn nữa tức là thời gian sinh trưởng dài hơn, cây sẽ gặp mùa thu ngày ngắn nên không thể ra hoa dẫn đến hàm lượng, chất lượng tinh dầu giảm. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của các giống bạc hà. Ví dụ bạc hà Âu đen và trắng có yêu cầu về chế độ nhiệt khác nhau (chủng bạc hà trắng đòi hỏi nhiệt độ cao hơn chủng bạc hà đen). Do vậy khả năng phân bố của bạc hà đen rộng hơn. Nguyễn Thị Kim Khánh 薄荷 Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tinh dầu và hàm lượng mentol trong tinh dầu. Nếu nhiệt độ cao 28 – 300C sẽ làm tăng tỷ lệ tinh dầu và hàm lượng mentol trong tinh dầu. Tuy nhiên nhiệt dộ cao trên 300C và gió nhiều sẽ làm giảm tỷ lệ tinh dầu do quá trình biến thành nhựa và bay hơi của tinh dầu, đồng thời do giảm chất lượng tinh dầu, giảm hàm lượng mentola. - Ngoài ra sự thay đổi đột ngột chế độ nhiệt làm cây mẫn cảm hơn với bệnh gỉ sắt. Nguyễn Thị Kim Khánh 薄荷 2. Độ ẩm: - Độ ẩm trong đất thích hợp nhất là 80 %. Cây có bộ rễ ăn nông và kém phát triển. Sức hút và giữ nước kém, mẫn cảm với hạn hán. Nếu hạn liên tục cây sẽ bị chết. Ngược lại nếu độ ẩm cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng thì năng suất chất xanh đạt cực đại nhưng hàm lượng tinh dầu lại giảm. Do đó, trước thu hoạch 7 – 10 ngày giảm độ ẩm đất xuống dưới 50% có tác dụng làm giảm chất xanh, tăng tỷ lệ tinh dầu. Thời kỳ từ mọc đến phân cành cây bạc hà rất cần nước. Do đó cần đảm bảo độ ẩm cho cây trong giai đoạn này. Khi có độ ẩm cao cần bón phân đầy đủ mới đạt hiệu quả kinh tế (độ ẩm cao không làm giảm chất lượng tinh dầu). Thời kỳ khủng hoảng về độ ẩm xuất hiện khi cây bắt đầu ra nụ đến hết thời gian sinh trưởng. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí tương tự như độ ẩm đất. Nguyễn Thị Kim Khánh 薄荷 3. Ánh sáng: - Bạc hà là cây dài ngày, ưa ánh sáng và phát triển tốt ở độ chiếu sáng hoàn toàn. Tuy nhiên nó cũng thích ứng với các cấp độ ánh sáng. Để phát triển bình thường cây yêu cầu ánh ban ngày lớn hơn 12 giờ. Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng (TGST) của cây. Thời gian chiếu sáng càng dài thì thời TGST càng rút ngắn lại và ngược lại. Trong điều kiện ngày dài (14 - 16 giờ chiếu sáng) cây chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực và nở hoa sớm. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng 8 – 10 giờ trong ngày làm cây không thể chuyển giai đoạn được, cành gốc chuyển thành thân ngầm, năng suất chất xanh giảm, tỷ lệ thân ngầm tăng. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây cho biết: Nếu giảm thời gian chiếu sáng xuống 10 giờ và giảm cường độ chiếu sáng, đều dẫn đến cây sinh trưởng phát triển không bình thường, năng suất chất xanh giảm rõ rệt. Ngày đủ dài nhiệt độ cao, trời râm sẽ làm tăng kích thước của lá dẫn đến tỷ lệ tinh dầu tăng nhưng tỷ lệ giữa lá và chất xanh giảm do có hiện tượng rụng lá. Nguyễn Thị Kim Khánh 薄荷 Thời gian chiếu sáng giảm quá nhiều khiến 50% số lá bị rụng trước khi nở hoa. Khi trồng bạc hà cần lưu ý chế độ ánh sáng hợp lý cho cây: mật độ vừa vừa phải, không nên trồng xen cây cạnh trạnh ánh sáng để đạt được săng suất chất xanh và tinh dầu cao. 4. Dinh dưỡng: * Cây bạc hà cần khối lượng lớn các chất dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu bởi bộ phận thứ sinh tăng nhanh trong thời gian sinh trưởng tương đối ngắn và bộ rễ phân bố nông. * Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng: N: Các kết quả nghiên cứu cho thấy, N có tác dụng lớn nhất là tăng khối lượng chất xanh, trên cơ sở ấy làm tăng năng suất tinh dầu. Mặt khác bón N sẽ kéo dài thêm thời gian sinh trưởng làm tăng chiều cao cây, tăng số cành và số lá do đó tăng năng suất chất xanh. Dạng đạm Amon nitrat và Amon làm cây phát triển tốt hơn đạm ở dạng nitrat. Nguyễn Thị Kim Khánh 薄荷 Lân (P): Giúp cây sinh trưởng tốt, hệ thống rễ phát triển, tăng khả năng phân cành, xúc tiến quá trình làm nụ, nở hoa. Tiến hành quá trình trao đổi chất và năng lượng, xúc tiến các hoạt động sinh lý đặc biệt là quang hợp và hô hấp là cơ sở cho việc tăng năng suất, chất lượng tinh dầu và mentol. Kali: Có vai trò sinh lý cực kỳ quan trọng. Nó làm tăng hoạt động sống diễn ra trong tế bào, điều chỉnh quá trình trao đổi nước, đồng hóa CO2, tăng khả năng chống chịu của cây, điều chỉnh các chất hữu cơ tích lũy về các cơ quan kinh tế làm tăng năng suất chất xanh. Tuy nhiên hiệu quả của K kém hơn của N và P. Sự có mặt của nguyên tố K làm giảm đáng kể tỷ lệ tinh dầu. Vì K có trong cây bạc hà đã thúc đẩy quá trình oxy hóa khử, giảm lượng tích trữ tinh dầu. Do đó phải lưu ý bón cân đối NPK, tránh bón thừa K đặc biệt ở giai đoạn cuối. * Nhu cầu dinh dưỡng của bạc hà qua từng thời kỳ sinh trưởng là không giống nhau. Khi mới mọc cây chứa N và K nhiều nhất, P ít nhất. Trong thời kỳ cuối N và K đều giảm mặc dù trong các thời kỳ này khối lượng 2 chất đó cây hấp thụ tăng lên, khối lượng chất xanh cũng tăng nhiều hơn. Vì thế yêu cầu về dinh dưỡng cho cây bạc hà trong suốt quá trình sinh trưởng hầu như không đổi. * Ngoài ra nguyên tố vi lượng cũng rất quan trọng với cây bạc hà. Nó hoạt hóa hệ thống enzyme, thay đổi đặc tính lý hóa và tính chống chịu của cây. Nguyễn Thị Kim Khánh 薄荷 5. Đất: Bạc hà ưa đất tơi xốp, thoát nước, thành phần cơ giới nhẹ, giàu mùn. Thích hợp nhất là đất phù sa ven sông, đất đen, đất than bùn, đất có tầng canh tác dày. Nếu trồng trên đất không có cấu tượng, đất sét, đất cát thì hàm lượng tinh dầu thấp và chất lượng kém, nghèo mentola và các este. Bạc hà sinh trưởng tốt ở pH = 5 – 7. + Chủng bạc hà đen sống ở pH = 5. + Chủng bạc hà trắng yêu cầu pH = 7. Chú ý làm đất kỹ, bón phân đầy đủ, nhất là đạm lân và tưới tiêu hợp lý. Nguyễn Thị Kim Khánh 薄荷 Kỹ thuật trồng cây bạc hà Nguyễn Thị Phương Anh 薄荷 From 1. Hom giống: Chọn hom giống: + Hom có thể là đoạn thân, thân giải bò, thân ngầm. + Nên chọn thân ngầm để trồng, hom có màu trắng (đoạn gốc) cho năng suất chất xanh và hàm lượng tinh dầu cao nhất. + Có thể sử dụng cả đoạn hom để trồng hoặc cắt ngắn để tiết kiệm giống. Xử lý hom giống: + Chọn thân ngầm màu trắng hay xanh nhạt, đướng kính >5mm, dài 60 – 70cm. + Rửa sạch, chặt thành từng đoạn 10 – 20cm, nhúng vào dung dịch CuSO4 5% trong 15 phút. Để hom nơi thoáng mát, có thể bảo quản 3 – 5 ngày. 2. Thời vụ và mật độ trồng: Thời vụ: trồng bạc hà vào vụ xuân và thu hoạch vào tháng nóng nhất trong năm. Vùng đồng bằng trung du bắc bộ: + Vụ sớm: trồng 1/12 đến 15/1, thu 3 đợt tháng 5, 8, 11. + Vụ chính: Trồng 15/1 đến 15/2, thu 3 đợt tháng 6, 9, 12. + Vụ muộn: Trồng 15/2 đến 15/3, thu 3 đợt tháng 6, 9, 12. Vùng ngập nước ven sông, đất bãi: + Vùng núi bắc bộ: Trồng 5/3 – 20/4, thu 7/10. + Vùng núi khu 4 cũ: Trồng 1/1 – 10/2 + Các tỉnh phía nam: Trồng tháng 11, 12. b) Mật dộ: Hàng x hàng 30 – 50cm, cây x cây 10 – 15cm. Lượng hom 250.000 – 300.000 hom/ha. Nguyễn Thị Phương Anh 薄荷 3. Chuẩn bị đất và phân bón: a) Chuẩn bị đất: Bạc hà ưa đất nhiều màu, ẩm nhưng thoát nước: khô thì rụng lá, úng thì thối lá, chỗ trũng lá phủ kín ẩm quá thì sinh nấm bệnh. - Ở rừng tốt nhất là đất mới khai phá, có nhiều mùn và độ ẩm cao. Đất rừng sườn đồi nên san luống có bờ theo bậc thang không dốc quá 15-20o C, tránh mưa trôi phân và xói đất. - Ở đồng bằng cần luân canh, trồng vào đất mới ở chân ruộng vụ trước trồng đậu hay trồng lúa. ở ruộng lúa thì dọn rạ đến đâu, cày ngay đến đấy, phơi ải nhằm diệt cỏ dại và trứng sâu. Sau vài ngày, bừa, vơ sạch cỏ. Nếu đất khô thì cày vỡ rồi bừa luôn để giữ ẩm. Lần sau thì cày bừa rồi lên luống ngay, để phòng mưa ướt đất. Đất cần đập nhỏ, mặt luống phải phẳng để dễ thoát nước. Trường hợp chân ruộng thấp thì phải lên luống cao 10-15 cm, rộng 0,9-1 m, rãnh luống rộng 20 cm. Trồng Bạc hà với quy mô lớn đòi hỏi mấy điều kiện sau đây: 1. Cần gần nguồn nước tưới, xa mương phải đào giếng. 2. Cần có tổ chức cất tinh dầu ở liền, tránh vận chuyển cồng kềnh và hư hỏng nguyên liệu. 3. Cần chuẩn bị phân bón đầy đủ, với cách thức chăm bón thích hợp. 薄荷 Nguyễn Thị Phương Anh b) Phân bón: Lượng phân cần thiết cho một hecta như sau: 15-20 tấn phân chuồng hay 5-7 tấn phân bắc, phân phải được ủ hoai mục, nhất thiết không được dùng phân tươi, vì phân tươi toả nhiệt làm chết cây. 2/3 phân chuồng hoai mục trộn với phân lân dùng để bón lót, còn 1/3 cần ủ thêm cho thật hoai để sau khi thu hoạch lần thứ nhất sẽ bón thêm. - Phân hoá học chỉ cần ít: 200-300 kg supe phosphat trộn với phân chuồng để bón lót và bón thúc. 200-250 kg phân amon sunfat dùng để tưới thúc. Sau mỗi lứa cắt tưới thúc 2-3 lần. Mỗi lần 15-20 kg/ha pha loãng tưới, tiếp sau tưới nước lã để rửa đạm cho khỏi táp lá. 150kg kali sunfat chia theo tỉ lệ như trên hoà cùng phân đạm tưới thúc. Nguyễn Thị Phương Anh 薄荷 4. Gieo trồng: Sau khi làm đất nhỏ thành luống và bón lót phân như đã nói trên, rạch hàng ngang luống sâu 8-10cm, hàng cách nhau độ 25-30cm, để trồng. Có thể trồng bằng cành để nguyên không cắt thì rải đều theo rãnh, lấp đất để ngọn thò độ 3cm và ấn chặt gốc, tưới nước. Hoặc dùng thân rễ cắt thành đoạn 8-10cm, đặt vào rãnh nối đuôi nhau, lấp đất ấn chặt, tưới ngay nước để chóng bén rễ. 5. Làm cỏ và tưới nước: Ở giai đoạn cây chưa bò lan ra thì dùng cuốc xới phá váng đất. Nhưng sau khi cây bò rộng ra và thân rễ đã phát triển mạnh thì nhổ cỏ bằng tay và xáo xới ở chỗ đất hở và má luống. Bạc hà gặp hạn thì khô cằn, nếu thiếu nước nghiêm trọng thì lá sẽ rụng trụi. Vậy cần phải tưới nước kịp thời. Mùa hè đất quá khô thì nên tưới nước qua các rãnh để ngấm sâu vào thân rễ, hoặc bơm tháo nước vào ruộng qua một đêm, hôm sau tháo kiệt. Nếu gặp mưa to cần tháo nước nhanh chóng cho khỏi thối lá. Nguyễn Thị Phương Anh 薄荷 6. Phòng trừ sâu bệnh: - Khi cây phân cành nhiều, lá che kín đất, thiếu ánh sáng, ở chỗ trũng độ ẩm chênh lệch nhiều với độ ẩm không khí là cơ hội để bệnh gỉ sắt lan nhanh. Dùng dung dịch Boocđô hoặc hợp tễ Diêm sinh với Vôi phun định kỳ 7 ngày 1 lần để hạn chế bệnh. - Bệnh thối lá dễ phát hiện. Hễ thấy một đám nhỏ bị nhũn tựa như bị đổ nước nóng vào, thì cũng phòng trừ như trên, hoặc nặng thì nhổ đám cây bị bệnh và rắc vôi bột vào. - Vào tháng 1-2-3, để phòng sâu xám cắn ngang cây khi mầm lá mới mọc: dùng thuốc trừ sâu trộn với đất bột và cỏ non rắc lên trên mặt luống vào chiều tối để đêm sâu ra ăn sẽ chết. Sâu ít thì bắt bằng tay. - Có loại sâu khoang ăn lá rất hại. Cần xử lý kịp thời, dùng thuốc trừ sâu pha loãng phun vào buổi chiều mát, phun liên tục, cách nhau 3 ngày, vài lần thì hết sâu. Nguyễn Thị Phương Anh 薄荷 7. Thu hái và nhân giống: Sau khi trồng khoảng 4-5 tháng, khi thấy khối lượng thân lá cao nhất, hoa nở rộ, thường vào tháng 5-6 thì thu hái lần đầu. Cắt phần thân cành có mang lá là chính, phần còn lại phải cắt bỏ đi để cho mặt luống bằng phẳng, sạch cỏ. Bừa qua để xới sơ đất và vơ sạch cỏ. Bấy giờ lấy số phân còn lại 1/3 đánh tơi rải đều trên mặt luống, hót đất phủ lên, rồi tưới nước để cây tái sinh. Sau khoảng 2 tháng thân cành phát triển mạnh, có thể thu hoạch được lần thứ 2; lần thứ 3 thường thu hoạch sau đấy 3 tháng, kỳ này sản lượng giảm sút. Nếu ruộng quá cao không ngập nước thì chăm sóc cho cây sống qua mùa đông. Sang màu xuân nhờ có mưa phùn, cây ra nhiều mầm non, đánh đem trồng nơi khác. Nguyễn Thị Phương Anh 薄荷 7. Thu hái và nhân giống: Nếu trường hợp ở chân ruộng trũng, mùa mưa hay bị ngập thì cuốc cây lên chuyển trồng tạm sang ruộng khác để lấy giống trồng năm sau. Đây là cách để giống. Cách thu hái Bạc hà rất đơn giản: chọn ngày nắng ráo, vào buổi sáng lúc đã ráo sương, dùng liềm cắt phần thân cành có lá, để từng nắm nhỏ nơi râm mát qua một ngày cho héo bớt, đến chiều thu dọn vào nơi chứa. Cắt đến đâu thì cất tinh dầu đến đó. Khi vận chuyển cần tránh làm lá nhàu nát, hao hụt mất tinh dầu. Nếu chưa cất kịp không nên để đống to, phơi rải san ra hóng nơi thoáng gió. Cây Bạc hà rất dễ thối mốc, trường hợp thiếu điều kiện cất tinh dầu kịp thời phải phơi khô trong râm để cất tinh dầu sau, hoặc dùng vào thuốc thang. Trung bình mỗi hecta có thể thu được 15-20 tấn lá tươi và cất được 70-100 lít tinh dầu. Nhu cầu tinh dầu Bạc hà rất lớn: làm thuốc, làm dầu xoa, chế dầu cù là, cao sao vàng, thuốc đánh răng, kẹo ngậm ho... Nguyễn Thị Phương Anh 薄荷 8. Cất tinh dầu: - Sau khi trồng khoảng 4-5 tháng, ruộng Bạc hà hoa đã nở 100% số cây và trong mỗi cây hoa nở 70% trên cụm hoa, định lượng tinh dầu lúc đó khoảng 5/1000 là có thể thu hoạch được. - Cắt thân phần có mang lá đem về xưởng cất tinh dầu, xếp rải ra trên nền nhà, không xếp đống. Cắt từ lúc 9h sáng đến 15h chiều là thời gian Bạc hà có tinh dầu cao nhất, không nên cắt sớm quá và lúc chiều tối, vì lúc này có sương xuống làm giảm hàm lượng tinh dầu. - Cất tinh dầu Bạc hà dùng nồi kéo bằng hơi nước, nguyên liệu xếp ở chõ đặt trên nồi nước đáy, mà không nên dùng kiểu nồi luộc trực tiếp, làm giảm hiệu suất và phẩm chất tinh dầu. - Cách cất: đợi lúc sôi nước cho Bạc hà vào lèn chặt nồi chõ, đậy kín, thúc lửa to 15-20 phút, sau dầu bắt đầu chảy ra từ ống ruột gà. Hứng dầu bằng bình phân ly (séparator) sẽ được tinh dầu. - Ngoài tinh dầu, bình phân ly còn cho nước cất (nước thơm). Nước này còn chứa một lượng tinh dầu tan trong nước không nên bỏ đi. Có thể dùng cho ngay vào nồi để cất mẻ sau hoặc dùng để chế biến nước súc miệng hoặc làm nước sirô Bạc hà giải khát cũng tốt. Nguyễn Thị Phương Anh 薄荷 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thụy Bích và cộng sự - Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập I). NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2004. 2. Phạm Hoàng Hộ - Cây cỏ Việt Nam (tập II) – NXB Trẻ 2000. 3. Võ Văn Chi – Từ điển thực vật thông dụng – NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004. 4. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó – NXB Hà Nội 2006. 5. Nguyễn Thị Thanh Bình – Kỹ thuật chăm sóc và chế biến cây chữa bệnh – NXB Văn hóa dân tộc. 6. PGS TS Đoàn Thị Thanh Nhàn, Giáo trình cây thuốc. 7. Sách kỹ thuật trồng bạc hà – Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động – NXB Lao động. 8. Các Website: ; 薄荷 MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ CÂY BẠC HÀ 1. Chữa đau mắt đỏ: Lá bạc hà 12 g, lá dâu 12 g, nấu nước xông mắt, ngày xông 2-3 lần. 2. Chữa viêm họng: Bạc hà 12 g, kim ngân hoa 16 g, bồ công anh 12 g, húng chanh 10 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày một thang. 3. Chữa cảm mạo phát sốt: Bạc hà 12 g, tía tô 10 g, kinh giới 10 g, củ tóc tiên leo (thiên môn) 10 g, cam thảo dây 6 g. Sắc uống ngày một thang. 4. Chữa lỵ ra máu: Bạc hà 12 g, lá mỏ lông 20 g, rau sam 12 g. Sắc uống ngày một thang. 5. Chữa tăng huyết áp: Bạc hà 12 g, lá dâu 12 g, quyết minh tử (sao) 12 g, cam thảo dây 6 g. Sắc uống ngày một thang. MC 薄荷 6. Chè chữa cảm mạo, nhức đầu: Lá bạc hà 6g. Kinh giới 6g. Phòng phong 4g. Bạch chỉ 4g. Hãm nước sôi 20 phút, uống nóng. 7. Dùng chữa các chừng cảm mạo mới phát, mà có phong nhiệt thuộc biểu. Bạc hà 6g. Thuyền thoái 9g. Thạch cao 18g.Cam thảo 4g. Sắc uống. 8. Chữa sốt sợ nóng, mồ hôi không toát ra được, miệng khát, tim hồi hộp, đêm ngủ không ngon. Bạc hà lá 1,5g. Thạch cao sống 30g. Nghiền thành bột mịn đều. Mỗi lần uống 1,5 – 2,0g. Mỗi ngày 3 lần, uống với nước đun sôi còn nóng. Sau đó nhiều nước nóng. 9. Dùng chữa các chứng đau đầu, đỏ mắt, họng sưng đau...do phong nhiệt: Bạc hà 3g. Cát cánh 6g. Kinh giới 6g. Phòng phong 9g. Tằm vôi (bạch cương tàm) 9g. Cam thảo 6g. Sắc uống MC 薄荷 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! 薄荷
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bac_ha_2_9211.ppt