Tìm hiểu về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá theo luật thương mại Việt Nam

Đề Tài : Tìm hiểu về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá theo luật thương mại Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4 I. HOÀN CẢNH VÀ MỤC ĐÍCH RA ĐỜI 4 1. Hoàn cảnh ra đời của Luật thương mại Việt Nam. 4 2. Mục đích ra đời của Luật thương mại Việt Nam 5 II. VAI TRÒ CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 6 1. Bảo đảm quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại. 6 2. Thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân trên lĩnh vực thương mại. 6 3. Thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật của thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong các hoạt động thương mại. 7 4. Qui định những điều kiện đối với thương nhân trong các hoạt động thương mại 7 III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỚI TƯ CÁCH LÀ NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN GIỮA THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI. 8 PHẦN II: CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 9 I. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 9 1. Thụ trái có hành vi vi phạm pháp luật 9 2. Phải có lỗi của bên vi phạm hợp đồng. 10 3. Trái chủ bị thiệt hại vật chất, thiệt hại về tài sản hoặc các quyền có giá trị tài sản. 11 4. Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất. 12 II. CÁC CHẾ TÀI ÁP DỤNG CHO VIỆC VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 12 1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 13 2. Phạt vi phạm 15 3. Bồi thường thiệt hại. 17 4. Chế tài hủy hợp đồng. 21 5. Mối quan hệ giữa các chế tài theo Luật thương mại Việt Nam. 25 III. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA THỤ TRÁI. 27 1. Miễn trách khi gặp các trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng. 27 2. Miễn trách khi gặp bất khả kháng. 27 PHẦN III: HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 31 I. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 32 1. Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các chế tài khác. 32 2. Về chế tài phạt vi phạm 37 3. Về chế tài bồi thường thiệt hại. 39 4. Về chế tài hủy hợp đồng. 40 II. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 42 1. Cần quy định một số trường hợp phổ biến như đình công, lệnh cẫm xuất nhập khẩu của Nhà nước là những trường hợp bất khả kháng để làm căn cứ miễn trách nhiệm. 42 2. Giấy chứng nhận bất khả kháng như thế nào được coi là hợp lý. 44 3. Cần quy định thêm trường hợp miễn trách khi người thứ ba có quan hệ hợp đồng với bên vi phạm gặp bất khả kháng. 45 KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

doc53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá theo luật thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trách nhiệm là khi có vi phạm hợp đồng là do bên bị vi phạm ấn định hoặc do các bên đã thỏa thuận sẵn trong hợp đồng. Các chế tài thương mại này được bên bị vi phạm trực tiếp áp dụng đối với bên kia hoặc thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nộp đơn khởi kiện tại tòa án hay trọng tài). Khi lựa chọn áp dụng các hình thức trách nhiệm, các bên có liên quan cần tìm hiểu kỹ mối quan hệ giữa các chế tài và tính toán kỹ sao cho để giảm thiểu thiệt hại phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Một chế tài thương mại có thể được áp dụng song song với một chế tài khác đối với cùng một vi phạm, song cũng có thể chỉ được phép lựa chọn giữa hai chế độ trách nhiệm. * Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác. Theo Luật thương mại Việt Nam thì nếu không có thỏa thuận trước, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, Khoản 1, Điều 225 Luật thương mại quy định: “bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng.” Theo tinh thần của luật này thì vi phạm đó đã được áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì các bên không thể viện một lý do nào khác để tiếp tục bắt bên kia phải bồi thường thiệt hại hay nộp phạt cho chính vi phạm đã được giải quyết xong. Ví dụ như không thể bắt bên bán khi giao hàng kém phẩm chất phải nộp phạt 5% trị giá lô hàng đó, ngoài ra phải tiến hành sửa chữa khuyết tật hay thay thế hàng. Còn trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định, Khoản 2, Điều 225 của Luật thương mại Việt Nam quy định tiếp: “bên có quyền lợi bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.” Điều này có nghĩa là chỉ khi bên kia tuyên bố hoặc thông báo rằng anh ta sẽ không thực hiện yêu cầu mà bên bị vi phạm đề xuất, bên bị vi phạm mới được đem các hình thức trách nhiệm khác ra áp dụng. Quy định này trong Luật thương mại Việt Nam có phần cứng nhắc so với Công ước Viên 1980 vì Công ước cho phép bên bị vi phạm hợp đồng vẫn được quyền đòi bồi thường thiệt hại trong khi áp dụng chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ. Luật thương mại Việt Nam cũng không quy định các bên có thể áp dụng chế tài phạt và bồi thường thiệt hại cho những vi phạm tiếp theo sau khi đã áp dụng chế tài thực buộc thực hiện đúng hợp đồng. * Về quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm hợp đồng và chế tài đòi bồi thường thiệt hại Điều 234, Luật thương mại Việt Nam quy định: “Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm.” Như vậy, Luật thương mại Việt Nam theo quan điểm rằng hai chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm về bản chất có nhiều điểm tương đồng: phạt vi phạm được coi là bồi thường thiệt hại ước tính, còn bồi thường thiệt hại phải dựa trên thiệt hại thực tế của bên vi phạm. Do đó, nếu đã đòi tiền phạt (bồi thường thiệt hại ước tính) thì không được đòi bồi thường thiệt hại thực tế nữa. Ví dụ như hợp đồng quy định “nếu người bán không giao hàng thì phải nộp phạt 7% trị giá lô hàng” nhưng việc người bán không giao hàng trên thực tế đã làm cho người mua thiệt hại vượt quá mức phạt quy ước trên thì người có quyền lựa chọn áp dụng chế tài đòi bồi thường thiệt hại. Luật thương mại Việt Nam chỉ cho phép áp dụng cả hai chế tài trên nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận với nhau: “người bán phải nộp phạt 7% trị giá lô hàng nếu không giao hàng, ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại cho người mua”. Trong khi đó, luật một số nước cũng như Công ước Viên lại thừa nhận các biện pháp bảo hộ pháp lý mà cả hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng và mọi trường hợp vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì bên bị vi phạm có quyền sử dụng chế tài bồi thường thiệt hại dù hợp đồng có quy định hay không. Ví dụ như hợp đồng chỉ ghi “phạt 5% nếu chậm giao hàng 10 ngày” thì người mua không chỉ được đòi tiền phạt khi người bán chậm giao hàng mà còn được đòi bồi thường thiệt hại. * Đối với chế tài hủy hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm khác để bảo vệ quyền lợi của mình (Điều 237, Luật thương mại). Tóm lại, mặc dù được vận dụng trong những tình huống vi phạm khác nhau, các hình thức trách nhiệm lại có quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau, thậm chí không tách rời nhau. Cái khó là phải biết kết hợp các chế tài này để giải quyết vấn đề khi có vi phạm hợp đồng một cách hợp lý nhất nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên bị vi phạm. III. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA THỤ TRÁI. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán, nếu một bên vi phạm hợp đồng tức là thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã được quy định giữa hai bên trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm trước bên kia. Tùy mức độ vi phạm mà các chế tài trong Mục II có thể được áp dụng. Tuy nhiên, bên vi phạm hợp đồng có thể được miễn trách nhiệm trước bên kia nếu họ chứng minh được vi phạm đó thuộc căn cứ miễn trách (căn cứ miễn trách đó do hợp đồng hay luật liên quan có quy định mà khi gặp phải dẫn tới vi phạm thì không phải chịu trách nhiệm). Theo quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 1997 thì có hai trường hợp miễn trách. 1. Miễn trách khi gặp các trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Theo đó, “các bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm đó.” (Điều 77, Khoản 1, Luật thương mại) Quy định này có nghĩa là nếu việc vi phạm hợp đồng của một bên rơi vào các trường hợp miễn trách quy định trong hợp đồng thì bên đó được miễn trách nhiệm. 2. Miễn trách khi gặp bất khả kháng. “Các bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng nếu việc không thực hiện này do trường hợp bất khả kháng gây ra.” (Điều 77, Khoản2, Luật thương mại). Theo Công ước quốc tế và luật của các nước về hợp đồng mua bán hàng hóa thì sau khi ký hợp đồng, nếu một bên không thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng vì gặp bất khả kháng thì không chịu trách nhiệm trước bên kia, tức là được miễn trách. Trường hợp bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thường được quy định phổ biến trong các hợp đồng mua bán, đặc biệt là hợp đồng mua bán với các thương nhân nước ngoài. Tuy vậy, không có định nghĩa thống nhất về bất khả kháng và cũng không có luật hay bất kỳ tài liệu nào liệt kê hết các trường hợp, các sự kiện được công nhận là bất khả kháng. Tuy nhiên, để xác định một sự kiện nào là bất khả kháng, người ta cũng đưa ra một số tiêu chuẩn nhất định. Theo Luật dân sự Việt Nam, bất khả kháng là hiện tượng khách quan mà các bên không dự kiến hoặc khắc phục được. Còn theo Điều 77, Khoản 2 của Luật thương mại Việt Nam thì quy định: “Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được.” Từ quy định trên, ta có thể thấy bất khả kháng phải là một hiện tượng khách quan “do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra” mà “các bên không thể lường trước được”, tức là ngoài ý chí, dự đoán của các bên đương sự. Yếu tố lý trí của bất kỳ bên đương sự nào cũng không có ý nghĩa gì đối với hiện tượng khách quan. Còn thời điểm mà các bên không lường trước được là vào lúc ký hợp đồng. Điều này có nghĩa là vào lúc ký hợp đồng, các bên không dự kiến, không lường trước được hiện tượng khách quan sẽ xảy ra dù đã áp dụng mọi biện pháp và trình độ khoa học kỹ thuật sẵn có, nhưng sau khi ký hợp đồng, hiện tượng khách quan mới phát sinh. Như vậy, để đáp ứng được điều kiện “không thể lường trước” thì hiện tượng khách quan phải xảy ra sau khi ký hợp đồng. Điều này có nghĩa là một sự kiện bất thường khách quan xảy ra trước khi ký hợp đồng thì không được coi là bất khả kháng đối với bên vi phạm hợp đồng để được miễn trách nhiệm. Đặc biệt, để một sự kiện bất thường được coi là bất khả kháng thì đó phải là sự kiện “không thể khắc phục được”. Điều kiện này được giải thích là khi hiện tượng khách quan phát sinh, bên đương sự đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng hiện có để khắc phục hiện tượng này và hậu quả của nó nhưng vẫn không tài nào khắc phục được, và vì hậu quả không thể khắc phục được đó mà bên đương sự không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng tức là vi phạm hợp đồng. Chẳng hạn, bão lụt bất ngờ xảy ra sau khi ký hợp đồng bán gạo dẫn đến mất mùa, do đó người bán không có đủ gạo để giao theo hợp đồng. Nếu hiện tượng khách quan xảy ra mà bên gặp phải có thể khắc phục được hậu quả của nó, nhưng không khắc phục, cứ để hiện tượng đó xảy ra và do đó vi phạm hợp đồng thì hiện tượng này không được coi là bất khả kháng, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước bên bị vi phạm. Ví dụ, sau khi ký hợp đồng bán lạc, bão kéo theo mưa lớn làm cho nước tràn vào kho chứa lạc, lạc bị ẩm nhưng người bán lại không chịu phơi sấy nên lạc bị mốc không giao được cho người mua. Trong trường hợp này, bão kéo theo mưa lớn đối với người bán không được coi là bất khả kháng để miễn trách. Để được miễn trách nhiệm, Luật thương mại Việt Nam quy định bên vi phạm phải có “trách nhiệm chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.” (Khoản 3, Điều 77). Cụ thể hơn, Điều 78 Luật thương mại bên vi phạm phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ sau: Ø Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể có; khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia biết; nếu không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại nếu có. Ø Các trường hợp bất khả kháng phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận. Quy định này được hiểu là khi gặp bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng phải gửi ngay thông báo bằng văn bản để phía bên kia được biết. Đây là quy định mà luật pháp các nước đều áp dụng. Tuy nhiên, hậu quả của việc không thông báo hay thông báo chậm về bất khả kháng theo luật pháp các nước lại có sự khác biệt. Các nước tư bản chủ nghĩa thì cho rằng: khi gặp bất khả kháng mà không thông báo hoặc thông báo chậm thì có nghĩa là không có bất khả kháng, do đó sau này không được vận dụng bất khả kháng làm căn cứ miễn trách nhiệm vì đã vi phạm nghĩa vụ thông báo, tức là không được miễn trách nhiệm. Còn theo luật của các nước XHCN như quy định trên của Luật thương mại Việt Nam, khi gặp bất khả kháng mà không thông báo hoặc thông báo chậm thì sau này vẫn được vận dụng bất khả kháng làm căn cứ miễn trách nhiệm, nhưng phải bồi thường thiệt hại phát sinh do việc không thông báo hay thông báo chậm gây ra. Rõ ràng là cách quy định này hợp lý hơn vì nó phù hợp với nguyên tắc vi phạm nghĩa vụ nào thì chịu trách nhiệm về việc vi phạm đó. Người vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (không giao hàng hoặc giao hàng chậm...) do gặp bất khả kháng thì được miễn trách nhiệm, còn vi phạm nghĩa vụ thông báo về bất khả kháng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do việc vi phạm này gây ra. Hơn nữa, nếu chỉ do sơ suất không thông báo hoặc thông báo chậm về bất khả kháng mà phải nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm này quá nặng so với vi phạm nghĩa vụ thông báo. Còn thiệt hại do việc vi phạm nghĩa vụ thông báo về bất khả kháng gây ra là những chi phí phải chi cho việc xác minh về bất khả kháng. Ví dụ, do không thông báo về bất khả kháng, sau đó mới trình bày là đã gặp bất khả kháng để được miễn trách nhiệm nhưng bên bị vi phạm không tin phải bay sang nước xảy ra bất khả kháng để xác minh, hoặc nhờ cung cấp thông tin về bất khả kháng để xác minh là có thật thì chi phí đi lại, ăn ở hoặc chi phí mua thông tin được coi là thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thông báo gây ra. Ngoài ra, thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thông báo về bất khả kháng gây ra còn gồm cả tiền phạt hoặc tiền thiệt hại mà bên bị vi phạm phải nộp cho người thứ ba vì không được thông báo hoặc thông báo chậm về bất khả kháng. Ví dụ, người nhập khẩu ký hợp đồng mua hàng của người xuất khẩu ngày ngày 25/7/1996, giao hàng tháng 8/1996, song vào tháng 8/1996 lại xảy ra bất khả kháng ở nước người xuất khẩu nhưng người xuất khẩu không thông báo gì cho người nhập khẩu biết. Ngày 4/9/1996, người nhập khẩu ký hợp đồng bán lô hàng nhập khẩu này cho người thứ ba. Vì bất khả kháng xảy ra nên người xuất khẩu không giao được hàng cho người nhập khẩu nên người nhập khẩu cũng không giao được hàng cho người thứ ba, người thứ ba đòi người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại phát sinh do việc không giao hàng gây ra. Người nhập khẩu viện lý do là người xuất khẩu bán hàng cho mình gặp bất khả kháng được miễn trách nhiệm nên người nhập khẩu cũng phải được miễn trách trước người thứ ba. Nhưng người thứ ba chứng minh được rằng bất khả kháng do người xuất khẩu gặp phải xảy ra trước khi người nhập khẩu đó ký hợp đồng bán hàng cho người thứ ba, cho nên người nhập khẩu đã lường trước được hoặc cần phải lường trước được, vì vậy người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại, còn việc có đòi người xuất khẩu chịu trách nhiệm về việc không thông báo bất khả kháng hay không đó là việc của người nhập khẩu. Sau khi bồi thường thiệt hại cho người thứ ba do không giao hàng, người nhập khẩu đòi người xuất khẩu bồi thường thiệt hại do việc người xuất khẩu không thông báo bất khả kháng gây ra, bao gồm chi phí xác minh bất khả kháng và khoản tiền thiệt hại mà người nhập khẩu đã phải bồi thường cho người thứ ba, bởi vì nếu có thông báo về bất khả kháng xảy ravào tháng 8/1996 một cách kịp thời thì người nhập khẩu đã không ký hợp đồng vào ngày 4/9/1996 bán lô hàng nhập khẩu đó cho người thứ ba và do đó không phải bồi thường thiệt hại. Cuối cùng, để chứng minh bất khả kháng xảy ra, Khoản 2, Điều 78, Luật thương mại Việt Nam cũng quy định: “Các trường hợp bất khả kháng phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận.” PHẦN III HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Luật thương mại Việt Nam ra đời muộn hơn Công ước Viên 17 năm và do đó, còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, do thói quen áp dụng pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 1989 vào hợp đồng mua bán, nhất là các hợp đồng mua bán ngoại thương nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật quan tâm đúng mức tới đạo luật này. Mặt khác, Luật thương mại Việt Nam cũng có hiệu lực chưa lâu, những quy định mới của nguồn luật này chưa được thực tế kiểm nghiệm nhiều so với các văn bản luật kinh tế khác. Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng quan hệ buôn bán với các nước phát triển, đặc biệt là với các nước thuộc khối EU, Nhật Bản và Mỹ... là những nước hiện nay đã tham gia vào Công ước Viên 1980, song do chưa mạnh dạn áp dụng Điều ước quốc tế này nên chúng ta thường bị buộc phải áp dụng luật nước đối tác hay luật của nước thứ ba. Còn Luật thương mại của Việt Nam do thời gian xuất hiện chưa lâu nên phía nước ngoài không muốn áp dụng theo. Điều này gây trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam vì không phải nguồn luật nào cũng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và dễ áp dụng. Hơn nữa, thực tiễn thương mại quốc tế cũng cho thấy các bên tham gia đàm phán ký kết hợp đồng thường chọn luật của các nước có nền ngoại thương phát triển như luật Anh-Mỹ, luật của Pháp, Đức... Không chỉ bởi thời gian ra đời còn ngắn ngủi, một lý do nữa chính là bởi thực tiễn áp dụng Luật thương mại Việt Nam đã xuất hiện những hạn chế, bất cập nhất định và trong phạm vi tiểu luận này, chỉ xin bàn đến những hạn chế, bất cập từ những quy định về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. I. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. Như phần trên đã nói, để đảm bảo quyền lợi cho bên bị vi phạm, đồng thời khuyến khích các bên thực hiện đúng các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng mua bán, Luật thương mại Việt Nam quy định bốn loại chế tài áp dụng cho vi phạm hợp đồng: Ø Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Ø Phạt vi phạm; Ø Bồi thường thiệt hại; Ø Hủy hợp đồng. Có thể thấy là Luật thương mại Việt Nam mới chỉ đưa ra những nguyên tắc chung nhất điều chỉnh quan hệ mua bán mà chưa có những chế định cụ thể phù hợp với xu thế giao thưong quốc tế. Các chế tài mà đạo luật này đưa ra về bản chất cũng giống với những quy định trong Công ước Viên 1980, song việc áp dụng lại nổi lên nhiều bất cập cần bàn. 1. Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các chế tài khác. Như trên đã nói, Luật thương mại Việt Nam không cho phép bên có quyền lợi bị vi phạm trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được áp dụng các chế tài khác: phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng trừ khi có thỏa thuận khác. Cũng quy định về các hình thức trách nhiệm áp dụng khi vi phạm hợp, Công ước Viên 1980 sử dụng khái niệm: “các biện pháp bảo hộ pháp lý”. Khi một bên vi phạm hợp đồng, bên kia có quyền áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý sau: Ø Thực hiện thực sự và giảm giá hàng; Ø Bồi thường thiệt hại; Ø Hủy hợp đồng. Về mối quan hệ giữa các biện pháp này, Điều 45, Khoản 2 trong Công ước Viên 1980 quy định: “người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền dùng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác.” Nói cách khác, người mua có quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại đồng thời với các chế tài khác là thực hiện thực sự hay là buộc thực hiện đúng hợp đồng hoặc hủy hợp đồng. Còn theo quy định của Luật thương mại Việt Nam thì vô hình chung đã tước đi quyền lợi chính đáng của bên vi phạm khi không cho họ áp dụng các chế tài khác trong lúc áp dụng hình thức buộc thực hiện đúng hợp đồng. Ví dụ trong trường hợp người bán giao hàng kém phẩm chất (vi phạm thứ nhất) và người mua yêu cầu người bán sửa chữa khắc phục khiếm khuyết của lô hàng trong thời gian 20 ngày bổ sung. Trong thời gian đó, theo Luật thương mại Việt Nam thì người mua không được quyền áp dụng các chế tài nào khác. Song do người bán giao hàng kém phẩm chất làm chậm thời gian sử dụng hàng hóa của người mua (vi phạm thứ hai). Khi đó, người mua phải được quyền áp dụng chế tài phạt hay đòi bồi thường thiệt hại đối với vi phạm của người bán. Bởi vì buộc thực hiện đúng hợp đồng mới chỉ là một chế tài mà bên bị vi phạm cưỡng chế bên kia hoàn thành nghĩa vụ của anh ta như đã thỏa thuận trước, còn hành vi vi phạm ấy dẫn tới những thiệt hại cho bên bị vi phạm thì không thể được miễn trách nhiệm. Bồi thường là để bù đắp về mặt vật chất cho bên bị vi phạm, còn phạt là ngoài việc bồi thường các khoản thiệt hại ước tính còn có ý nghĩa giáo dục, trừng phạt bên kia. Như vậy là quy định về việc áp dụng hai chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các chế tài khác trong Luật thương mại Việt Nam là khác so với Công ước Viên 1980. Vậy quy định nào phù hợp với thực tế hơn ? Trong thực tế thương mại, khi áp dụng chế tài thực hiện thực sự thì luôn đi kèm với phạt hoặc bồi thường thiệt hại. Vi phạm sau đây sẽ minh chứng cho điều ấy. Ngày 13/3/1996, giữa nguyên đơn và bị đơn đã ký hợp đồng số TT-120896 và ngày 18/8/1996 đã ký tiếp phụ kiện hợp đồng số TT-120898, theo đó, nguyên đơn mua của bị đơn 1.300 MT phân Urea ±5%, thanh toán bằng L/C trả chậm 330 ngày kể từ ngày giao hàng. Ngày 6/9/1996, hàng về đến cảng Sài Gòn, qua giám định độ biuret của Urea không đạt tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng. Do đó, ngày 22/10/1996, nguyên đơn và bị đơn đã ký biên bản thỏa thuận, theo đó, bị đơn đồng ý hỗ trợ cho nguyên đơn 11.700USD. Nhưng thực tế, bị đơn chỉ mới trả 8.669,82 USD, còn thiếu 3030,18 USD. Mặt khác, bị đơn giao các bao Urea có hàng bên trong đóng cứng hoặc vón cục từng phần, trọng lượng bình quân mỗi bao không thống nhất với nhau (theo giấy chứng nhận giám định số 61345 G6 ngày 19/11/1996 của Vinacontrol). Vì vậy, nguyên đơn buộc phải chuyển hàng về kho để thuê tái chế, thay thế bao bì, đóng gói lại. Từ đó, nguyên đơn cho rằng bị đơn đã giao hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho nguyên đơn, và nguyên đơn đòi bị đơn bồi thường các thiệt hại sau: Ø Số tiền hỗ trợ cho độ buret không đạt còn thiếu: 3.030,18 USD. Ø Chi phí tái chế, thay thế bao bì gồm: A. Chi phí giám định: 13.304.880 VND. B. Chi phí bảo quản chờ đóng gói lại từ 1/10/1996 đến 15/1/1997 là 46.019.400 VND. C. Chi phí bốc xếp 14.463.240 VND gồm: + Bốc nhập kho: 7.889.040 VND + Bốc xuất kho: 6.574.200 VND. D. Chi phí vận chuyển hàng từ cảng Bến Nghé về cảng Rau quả (66 container): 33.000.000 VND. E. Chi phí tái chế, đóng gói lại lô hàng: 173.128.150 VND gồm: + Chi phí gia công đóng gói lại: 86.319.250 VND + Phí bốc xếp nhập tái chế: 2.021.100 VND + Phí trung chuyển phục vụ đóng gói: 2.694.800 VND + Chi phí mua bao bì mới: 27.080 bộ ´ 3.100 VND/1 bộ trừ tiền bán bao bì cũ (1.855.000 VND): 82.093.000 VND. F. Cộng chi phí A+B+C+D=276.915.670 VND. G. Lãi gồm: + Lãi đọng vốn nhập khẩu 3 tháng kể từ ngày 22/10/1996 đến ngày 17/1/1997: 314.099,43 USD ´ 1,25%/tháng ´ 3 tháng = 11.799 USD + Lãi đọng vốn của các chi phí đã bỏ ra (A+B+C+D): 276.915.150 VND ´ 1,25%/tháng ´ 6 tháng = 20.768.675 VND. Cộng F+G=11.779 USD + 297.684.345 VND = 11.779 USD + 25.552 USD = 37.331 USD ( 1 USD = 11.650 VND) Trong biên bản biện minh ngày 29/8/1997, bị đơn trình bày như sau. Bị đơn chấp nhận cách tính và mức tính và mức thiệt hại do nguyên đơn đã nêu ra trừ các trường hợp sau: Một là mục B, bị đơn không đồng ý thời gian lưu kho là 3 tháng rưỡi mà chỉ chấp nhậ là 2 tháng rưỡi kể từ ngày 29/10/1996 (theo hợp đồng thuê kho) đến ngày 14/1/1997: 1.314,84 tấn ´10.000 VND /tấn/tháng ´ 2,5 tháng = 32.871.000 VND Thứ hai, bị đơn không thừa nhận thiệt hại của mục C và mục D vì theo hợp đồng ngoài thương và thực tiễn trọng tài Việt Nam, người mua phải lo và chịu các chi phí bốc xếp tại kho. Lô hàng này tuy có vấn đề phát sinh nhưng cũng chỉ có một đợt bốc xếp tại cảng, vận chuyển về kho và bốc xếp tại kho như các lô hàng khác. Thứ ba, về chi phí mua bao bì mới trong mục E, bị đơn chỉ thừa nhận 26.500 bao trị giá 82.150.000 VND theo hợp đồng mua bao bì và phiếu chi. Thứ tư, lãi đọng vốn nhập khẩu trong mục G, bị đơn đề nghị mức lãi suất hợp lý là 1,124 %/tháng vì số tiền hàng nhập khẩu nguyên đơn trả theo phương thức L/C trả chậm 330 ngày, (11 tháng) chênh lệch giữa đơn giá bán trả chậm và đơn giá bán trả ngay là 24,475 USD (231,50 USD - 206,025 USD). Sau khi xem xét vụ việc, ủy ban trọng tài đã phân tích sự việc như sau: Thứ nhất, vì giao hàng có độ biuret không đạt tiêu chuẩn do hợp đồng quy định và bị đơn đã cam kết hỗ trợ cho nguyên đơn 11.700 USD theo biên bản thỏa thuận ngày 22/10/1996 nhưng còn thiếu 3.030,18 USD. Do đó, bị đơn phải có trách nhiệm trả tiền cho nguyên đơn số tiền này (1) Thứ hai, về các chi phí tái chế, đóng gói lại và các chi phí liên quan khác. Thực tế bị đơn giao các bao urea bên trong có vón cục hay đóng cứng, trọng lượng các bao không đồng đều, cho nên nguyên đơn phải tái chế đóng gói lại. Vì vậy, bị đon phải bồi thường cho nguyên đơn các chi phí phát sinh trực tiếp từ việc tái chế đóng gói lại lô hàng, cụ thể gồm: A. Chi phí giám định: 13.304.880 VND. B. Chi phí lưu kho để đóng gói lại hàng chỉ được tính căn cứ vào hợp đồng thuê kho và phiếu chi tiền thuê kho, tức từ 29/10/1996 đến 15/1/1997 (2 tháng rưỡi) là: 1.314,84 tấn ´ 10.000 VND/tấn/tháng ´ 2,5 tháng = 32.871.000 VND. C. Phí bốc nhập hàng vào kho để tái chế, đóng gói lại lô hàng là 7.889.040 VND. Phí bốc xuất hàng từ kho cảng kể cả khi không phải tái chế, đóng gói lại hàng thì nguyên đơn vẫn phải chi, vì nguyên đơn phải bốc hàng từ kho để vận chuyển giao cho người mua lại hoặc chở về kho của mình. Do đó, nguyên đơn không có quyền đòi bồi thường chi phí này. Chi phí vận chuyển hàng từ cảng Bến Nghé về cảng Rau quả không phải là thiệt hại trực tiếp do phải tái chế, đóng gói lại hàng, bởi vì nếu không phải tái chế, đóng gói lại hàng thì nguyên đơn vẫn phải có nghĩa vụ chuyển hàng từ cảng Bến Nghé về kho của mình hoặc để giao cho người mua lại. Vì vậy, bị đơn không có trách nhiệm đòi bồi thường chi phí này. D. Chi phí tái chế đóng gói lại lô hàng gồm: + Chi phí gia công đóng gói lại: 86.319.250 VND. + Phí bốc xếp nhập tái chế: 2.021.100 VND. + Phí trung chuyển phục vụ đóng gói: 82.694.800 VND. + Chi phí mua bao bì mới theo hợp đồng mua bán bao bì và phiếu chi trừ tiền bán bao bì cũ là : 26.500 bao ´ 3.100 VND/1 bao - 1.855.000 VND = 80.295.200 VND. Cộng A+B+C+D = 225.395.070 VND. E. Lãi đọng vốn nhập khẩu tính theo mức 1,124%/tháng là hợp lý, vì nguyên đơn thanh toan tiền hàng theo phương thức L/C trả chậm 330 ngày (tức 11 tháng): 314.099,43 USD ´ 1,124%/tháng ´ 3 tháng = 10.591,43 USD. F. Lãi đọng vốn giám định, thuê kho, mua bao bì, đóng gói lại: 225.395.700 VND ´ 1,25%/tháng ´ 6 tháng = 16.904.630 VND. Cộng A+B+C+D+E+F = 225.395.070 VND + 10.591,43 USD + 16.904.630 VND = 10.591,43 USD + 242.299.700 VND Quy đổi USD theo tỷ giá 1 USD=11.650 VND là: 10.591,43 USD + (242.299.700 VND : 11.650 VND) = 31.386,68 USD (2). Tổng cộng (1) + (2) = 3.030,18+31.389,68 = 34.419,86 USD. Căn cứ vào những phân tích trên, Ủy ban trọng tài quyết định rằng bị đơn phải trả cho nguyên đơn 34.419,86 USD trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố phán quyết. Nếu chậm trả, bị đơn phải trả thêm lãi suất theo mức công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong vụ tranh chấp trên đây, người bán đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng, giao hàng không đúng chất lượng thỏa thuận trong hợp đồng, do đó gây thiệt hại cho người mua. Vì vậy, Ủy ban trọng tài quyết định áp dụng đồng thời cả hai hình thức chế tài là buộc thực hiện đúng hợp đồng và bồi thường thiệt hại. * Buộc thực hiện đúng hợp đồng thể hiện ở chỗ: - Người bán cam kết hỗ trợ cho người mua 11.700 USD do hàng giao có độ biuret khong đạt tiêu chuẩn đã thỏa thuận trong hợp đồng. - Người bán phải trả cho người mua các chi phí mà người mua đã bỏ ra để tự sửa chữa, khắc phục khuyết tật của hàng hóa. Theo Điều 223, Khoản 4, Luật thương mại, bên vi phạm sẽ chỉ có nghĩa vụ thanh toán các “chi phí thực tế hợp lý”, trong trường hợp này là chi phí lưu kho (trong 2,5 tháng), phí bốc nhập hàng vào kho để tái chế, đóng gói lại hàng. * Bồi thường thiệt hại thể hiện ở chỗ: - Người bán phải trả cho người mua lãi đọng vốn nhập khẩu trong thời gian chờ đóng gói lại do chưa thể đưa hàng vào tiêu thụ trong khoảng thời gian này. - Người bán phải trả chi phí giám định (vì nếu người bán đã giao hàng phù hợp thì không phát sinh khoản chi phí này) và lãi đọng vốn của khoản tiền giám định, thuê kho, mua bao bì, đóng gói lại. 2. Về chế tài phạt vi phạm Phạt vi phạm được coi là một trong những chế tài được áp dụng phổ biến trong quan hệ hợp đồng. Nếu Công ước Viên không đề cập gì đến biện pháp bảo hộ pháp lý này thì Luật thương mại Việt Nam lại đưa ra những quy định tương đối cụ thể về phạt vi phạm. Theo Luật thương mại, đặc điểm của chế tài này là bên vi phạm phải trả cho bên có quyền lợi bị vi phạm một khoản tiền phạt nhất định do hành vi vi phạm hợp đồng của mình không phụ thuộc việc bên bị vi phạm có thiệt hại thực tế hay không. Phạt vi phạm sẽ được áp dụng “nếu trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” (Điều 226, Luật thương mại). Tuy nhiên, Luật thương mại không có quy định về trường hợp cụ thể nào sẽ áp dụng chế tài phạt. Theo Điều 228, Luật thương mại, các bên được tự do thỏa thuận về mức phạt cho các vi phạm song tổng mức phạt không được vượt quá 8% trị giá phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trên thực tế, khi một bên vi phạm hợp đồng (ví dụ người bán không giao hàng) có thể xảy ra 3 khả năng: Ø Thứ nhất, trong hợp đồng ký kết giữa hai bên có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm cho vi phạm này và mức phạt do hai bên thỏa thuận là 7% trị giá hàng không giao. Trong trường hợp này, quy định của hợp đồng hoàn toàn phù hợp với Lụât thương mại (có thỏa thuận về trường hợp áp dụng phạt và mức phạt không quá 8% trị giá phần nghĩa vụ vi phạm). Do đó, việc áp dụng chế tài này là hoàn toàn không có gì vướng mắc. Ø Thứ hai, trong hợp đồng có thỏa thuận tương tự trường hợp trên song lại quy định mức phạt là 10% trị giá hàng không giao. Mức 10% do hai bên thỏa thuận lại vượt quá quy định của Luật thương mại là 8%, do vậy trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào? Ø Thứ ba, người bán vi phạm không giao hàng song hợp đồng không có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm cho trường hợp này. Mặt khác, Luật thương mại không có quy định áp dụng chế tài phạt cho trường hợp này. Vì vậy sẽ không thể áp dụng chế tài phạt. Như vậy, việc quy định mức phạt tối đa 8% tổng trị giá hàng bị vi phạm hợp đồng đôi khi làm cho vai trò của chế tài này trong hợp đồng bị giảm đi đáng kể bởi vì hợp đồng hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, và nếu được lập một cách hợp pháp thì pháp luật bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên xuất phát từ hợp đồng ấy. Thế nhưng, nếu điều khoản phạt quy định trong hợp đồng đưa ra mức phạt % cao hơn quy định của pháp luật thì mức % phạt trong hợp đồng lại không được thực hiện mà phải điều chỉnh xuống cho phù hợp với những quy định của pháp luật. Điều này làm cho chế tài phạt của hợp đồng bị mất tác dụng. Mặc dù việc quy định giới hạn tối đa đòi tiền phạt sẽ góp phần hạn chế việc lạm dụng chế tài này song vô hình chung luật lại không tôn trọng thỏa thuận các bên trong hợp đồng. Đây cũng là một đặc điểm mà Luật thương mại Việt Nam cần lưu ý. Qua đó, có thể thấy khi triển khai áp dụng quy định của Luật thương mại về phạt vi phạm sẽ nảy sinh những vướng mắc trong thực tế. Trong khi đó, tại Điều 13 Nghị định số 17HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 có quy định khung phạt cụ thể đối với từng loại vi phạm: - Vi phạm chất lượng; - Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng, hoàn toàn không thực hiện hợp đồng; - Vi phạm nghĩa vụ không hoàn thành sản phẩm hàng hóa, công việc một cách đồng bộ; - Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm, hàng hóa, công việc đã hoàn thành đúng hợp đồng; - Vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Dựa vào khung phạt này, các bên có thể thỏa thuận những mức phạt cụ thể trong hợp đồng. Bên cạnh đó, Nghị định cũng đưa ra giải pháp cho trường hợp hợp đồng kinh tế không có thỏa thuận cũng như pháp luật chưa có quy định mức phạt. Quy định này thể hiện sự đẩy đủ và có thể điều chỉnh ở phạm vi rộng hơn so với quy định của Luật thương mại. Vì vậy, nên chăng Luật thương mại cần có những quy định áp dụng phạt vi phạm cũng như mức phạt đối với một số hành vi vi phạm cụ thể như không giao hàng, không thanh toán, giao hàng chậm, giao hàng kém phẩm chất ...để các bên trong hợp đồng mua bán có căn cứ cụ thể để giải quyết khi một bên vi phạm hợp đồng. 3. Về chế tài bồi thường thiệt hại. Khác với Công ước Viên 1980, Luật thương mại Việt Nam cho rằng bên đòi bồi thường thiệt hại có trách nhiệm hạn chế tổn thất, bảo quản hàng hóa bằng các biện pháp hợp lý, kịp thời, nếu không sẽ bị giảm khoản tiền bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Luật thương mại Việt Nam lại không nêu cụ thể bên bị vi phạm sau khi áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất có được quyền đòi bên kia bù đắp những chi phí này không ? Trong Công ước Viên quy định rõ bên vi phạm phải trả cho bên có quyền lợi bị vi phạm những chi phí hạn chế tổn thất, thậm chí nếu phải phát mại hàng hóa, hàng lưu kho, lưu bãi thì bên bị vi phạm vẫn được quyền hành động và giữ lại một phần tiền hàng để bù đắp chi phí. Luật thương mại Việt Nam coi việc hạn chế tổn thất là một nghĩa vụ của bên đòi bồi thường, song số tiền bồi thường thiệt hại lại chỉ bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà không bao gồm các phần chi phí chi ra chi thêm cho việc hạn chế tổn thất. Công ước Viên thì quy định rằng bên bán và bên mua hàng đều phải có ý thức bảo quản hàng hóa, dù chỉ một bên vi phạm hợp đồng “bên nào bị buộc phải có những biện pháp bảo quản hàng hóa có thể giao hàng vào kho của bên thứ ba với chi phí bên kia chịu với điều kiện là các chi phí này phải hợp lý” (Điều 87, Công ước Viên 1980) Hơn nữa, Luật thương mại Việt Nam không cho phép áp dụng đồng thời cả chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nghĩa là các bên chỉ được lựa chọn áp dụng một trong hai hình thức trên. Điều này có phần hơi cực đoan cho bên có quyền lợi bị vi phạm vì đôi khi bồi thường thiệt hại chỉ bù đắp về mặt vật chất cho bên bị vi phạm mà chưa có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa và giáo dục bên kia trong việc thực hiện nghiêm túc hợp đồng. Ví dụ trường hợp bên bán khi thấy giá hàng đang lên và mình có thể bán ra thị trường cho nhà nhập khẩu khác với giá cao hơn hẳn so với giá hợp đồng đã ký vì bên bán tính toán rằng việc vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, song khoản tiền lãi thu được vẫn nhiều hơn thì vì khoản lợi trước mắt, họ sẽ vi phạm hợp đồng. Khi đó, bên mua đành phải chấp nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại mà không thể đòi bên kia tiền phạt do không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trong những trường hợp này, chế tài thương mại chỉ phát huy được vai trò bù đắp tổn thất cho bên bị vi phạm mà thôi. Còn Công ước Viên 1980 lại thừa nhận quyền đòi bồi thường thiệt hại đương nhiên của bên bị vi phạm mà bên bị vi phạm vẫn được phép sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý khác. Quy định này của Công ước Viên tuy chưa cụ thể song lại khái quát được nhiều trường hợp và do đó các bên có thể dẫn chiếu vào hợp đồng một cách linh hoạt hơn. Từ những hạn chế trên, Luật thương mại Việt Nam cần nêu cụ thể hơn nữa liệu bên bị vi phạm hợp đồng sau khi đã áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất (do lỗi của bên kia gây ra) thì có được đòi lại các chi phí phát sinh đó không và phải được áp dụng đồng thời cả hai chế tài bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm. Nếu không quy định rõ ràng, các bên đương sự thực hiện hợp đồng theo nguồn luật này có thể sẽ có những bất đồng ý kiến thậm chí dẫn đến tranh chấp. 4. Về chế tài hủy hợp đồng. Trong chế tài này, Luật thương mại chỉ cho phép các bên áp dụng hủy khi vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận trước có nghĩa là bên bị vi phạm sẽ không được sử dụng chế tài này nếu đã không quy định trong hợp đồng. Quy định này sẽ gây cản trở cho phía bị vi phạm vì đôi khi các bên ký hợp đồng một cách vội vã nhằm chớp thời cơ nên không quy định một cách đầy đủ cụ thể các chế tài vào trong hợp đồng được. Khi đã không quy định trường hợp nào hủy hợp đồng, trường hợp nào được đòi tiền phạt mà trong quá trình thực hiện hợp đồng, một bên bị vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng song bên kia theo Luật thương mại Việt Nam lại không thể áp dụng hình thức trách nhiệm này thì việc tiếp tục duy trì thực hiện hợp đồng chỉ gây bất lợi cho bên bị vi phạm, thậm chí có thể tạo cơ hội cho bên kia gian lận trong thương mại. Còn Công ước Viên 1980 lại cho rằng một bên khi xét thấy bên kia không có đủ khả năng thực hiện hợp đồng hoặc sẽ không thực hiện đúng hợp đồng thì có quyền tuyên bố chấm dứt hợp đồng cho dù hai bên chưa thực hiện nghĩa vụ gì. Hơn nữa, ngay cả khi không thỏa thuận trước trong hợp đồng thì các bên vẫn có quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu bên kia vi phạm nghiêm trọng những điều khoản cơ bản của hợp đồng. Quy định này sẽ phát huy được vai trò của chế tài hủy hợp đồng và đưa chế tài này trở thành một vũ khí bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm hợp đồng. Thực tế cũng đã cho thấy hủy hợp đồng thường chỉ được áp dụng khi một bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng gây ảnh hưởng tới bên kia. Ví dụ 1: Người mua vi phạm hợp đồng-cụ thể là không mở L/C. Ngày 30/2/1996, một công ty Việt Nam (gọi là bên A) và một công ty nước ngoài (gọi là bên B) ký hợp đồng mua bán số JFT/HNT/96/06, theo đó, bên B bán cho bên A 11.500 MT xi măng Trung Quốc với giá 57,50 USD/MT CFR Đà Nẵng thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang bằng 100% trị giá hóa đơn, trả chậm 360 ngày kể từ ngày ký vận đơn. Thư tín dụng (L/C) phải được mở chậm ngày 8/4/1996 tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tới Ngân hàng thông báo là Banque Nationale de Paris 20 Collyer Quay Tung Centre, Singapore 0104. Thực hiện hợp đồng, B đã giao 11.546 MT xi măng lên tàu Mukachevo, vận đơn số 96 LX322 ký ngày 30/3/1996. Tàu đã đến cảng Đà Nằng ngày 5/4/1996 nhưng A chưa mở L/C nên việc dỡ hàng không thể thực hiện được. B đã giục A mở L/C nhiều lần nhưng đến ngày 19/4/1996, A vẫn chưa mở L/C. Ví dụ 2: Người bán vi phạm hợp đồng cụ thể là không giao hàng. Ngày 20/9/1995, một công ty Việt Nam ký hợp đồng mua bán với người bán nước ngoài theo đó người bán phải giao hàng cho người mua trong tháng 12/1995, thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang được mở trước ngày 30/9/1995. Ngày 28/9/1995, người mua đã mở L/C cho người bán hưởng và thúc giục người bán giao hàng. Người bán đã vài lần cam kết sẽ giao hàng song đến hết tháng 5/1996 mà hàng vẫn chưa được giao. Trong hai ví dụ trên đây, một bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia và hợp đồng không thể và không cần phải tiếp tục được thực hiện nếu bên vi phạm vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trong hai trường hợp trên, nếu các bên không thỏa thuận trong hợp đồng rằng trường hợp này sẽ được phép hủy hợp đồng thì theo quy định của Luật thương mại Việt Nam, chế tài này không thể được áp dụng cho dù bên bị vi phạm bị thiệt hại nghiêm trọng và quyền lợi cũng không được đảm bảo nếu người đó tiếp tục thực hiện hợp đồng. Quy định của Luật thương mại vì vậy là chưa chặt chẽ và chưa đảm bảo được quyền lợi của các bên trong quan hệ mua bán. Việc hủy hợp đồng để lại cho các bên những hậu quả pháp lý nhất định. Luật thương mại đề cập những hậu quả này tại Điều 237, trong đó có Khoản 3 như sau: “Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường.” Điều này có hoàn tòan phù hợp với thực tế không? Chẳng hạn trong ví dụ 1 trên đây, A không mở L/C nên B không thể giao hàng. Nếu trong hợp đồng có quy định trường hợp này được phép áp dụng chế tài hủy hợp đồng thì hợp đồng được hủy và để lại cho các bên hậu quả pháp lý như quy định tại Điều 237 Luật thương mại (trong đó có Khoản 3 nêu trên). B bị thiệt hại do đã giao hàng lên tàu, B thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nhưng A không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, cụ thể là không mở L/C. Do đó, B hoàn toàn có quyền đòi A bồi thường. Tuy nhiên, mặc dù A đã vi phạm, dẫn đến hủy hợp đồng nhưng điều đó không có nghĩa là A không thể bị thiệt hại. Ví dụ A có ký kết hợp đồng bán lô hàng nói trên cho khách hàng trong nước, vì hợp đồng bị hủy A không có hàng giao và phải chịu trách nhiệm vật chất trước khách hàng của mình tức là A cũng bị thiệt hại. Chiếu theo Điều 237, Khoản 3 nói trên thì A cũng có quyền đòi B bồi thường. Điều này hoàn toàn không hợp lý. Đây cũng là một sai sót nhỏ của Luật thương mại Việt Nam 1997 và để tránh trường hợp các bên vi phạm nghĩa vụ tranh cãi, lợi dụng kẽ hở của pháp luật mà gây khó dễ cho bên bị vi phạm, Luật thương mại nên ghi cụ thể: “Bên bị vi phạm chịu thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường.” Đề cập đến hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng, Điều 419, Khoản 4 Luật Dân sự quy định: “Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.” Theo quy định này của Bộ Luật Dân sự, trong trường hợp trên, người phải bồi thường thiệt hại sẽ chỉ là A. Điều này phù hợp với thực tế và hợp lý hơn so với quy định của Luật thương mại. II. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 1. Cần quy định một số trường hợp phổ biến như đình công, lệnh cẫm xuất nhập khẩu của Nhà nước là những trường hợp bất khả kháng để làm căn cứ miễn trách nhiệm. Theo Điều 77, Luật thương mại Việt Nam, bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được. Như vậy, quy định này của Luật thương mại đã quy định khá tổng quát về trường hợp bất khả kháng mà theo đó, một sự kiện muốn được coi là bất khả kháng phải hội tụ đủ 4 điều kiện sau: Ø Là những sự kiện có tính chất bất thường (sự kiện xảy ra một cách khách quan); Ø Xảy ra sau khi ký hợp đồng; Ø Các bên không thể lường trước được; Ø Các bên không thể khắc phục được. Tuy nhiên, vì luật pháp các nước quy định khác nhau về bất khả kháng nên để được hưởng căn cứ miễn trách này, trong thực tế ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, các bên thường liệt kê các trường hợp được coi là bất khả kháng trong hợp đồng nhưng Luật thương mại Việt Nam lại không hề đưa ra một sự kiện cụ thể nào để được coi là bất khả kháng. Trên thực tế, có một số trường hợp mà phần lớn luật pháp của các nước đều công nhận là bất khả kháng để làm căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa như bão lụt, thiên tai, đình công, lệnh cấm xuất nhập khẩu... Trường hợp đình công được hầu hết các nước thừa nhận là bất khả kháng. Tuy nhiên, theo quan điểm của Liên Xô cũ, đình công muốn được coi là bất khả kháng để làm căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng thì phải diễn ra trên quy mô toàn quốc thì mới không thể khắc phục được hậu quả của nó. Còn nếu diễn ra ở quy mô nhỏ thì các nhà chức trách địa phương có thể dẹp đình công bằng cách thỏa mãn các yêu cầu của người đình công, nghĩa là hậu quả xảy ra có thể khắc phục được nên không thể được coi là bất khả kháng? Ngoài ra, cũng theo luật về đình công của Liên Xô cũ, muốn tổ chức đình công thì phải tiến hành thông báo trước cho chính quyền một số ngày. Như vậy, nếu theo quan điểm này thì để trường hợp đình công được coi là bất khả kháng để làm căn cứ miễn trách nhiệm quả không dễ chút nào. Hy vọng rằng Luật thương mại Việt Nam trong thời gian tới nếu có quy định đình công là trường hợp bất khả kháng thì không nên quy định cứng nhắc như vậy. Đặc biệt, Luật thương mại Việt Nam cũng cần sớm quy định cụ thể lệnh cấm xuất nhập khẩu của Nhà nước phải được coi là trường hợp bất khả kháng vì đây chính là một trong những công cụ hữu ích để Nhà nước lợi dụng nhằm gỡ thế bí cho các thương nhân trong nước. Những ví dụ sau sẽ minh chứng cho điều đó: Ví dụ 1: Một công ty của Việt Nam ký một hợp đồng nhập khẩu một chiếc máy chế tạo giấy đã qua sử dụng với một công ty của Nhật Bản, trị giá hợp đồng là 3 triệu USD. Nhưng sau đó, qua tìm hiểu, phía Việt Nam biết được rằng một chiếc máy mới cũng chỉ có mức giá khoảng bằng 2/3. Như vậy, nếu vi phạm hợp đồng không nhập khẩu thì có thể bị phạt và có khi phải bồi thường thiệt hại. Còn nếu tiến hành nhập khẩu thì rõ ràng phía Việt Nam bị lỗ rất nặng. Vì vậy, công ty Việt Nam đã nhờ Nhà nước can thiệp bằng cách ban hành một lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng này và sau đó chỉ cần gửi lệnh này cho bên kia để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. Ví dụ 2: Một công ty của Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu một lô hàng sang nhà nhập khẩu nước ngoài nhưng giá bán trong hợp đồng lại quá thấp so với giá trị thực tế của lô hàng đó. Lúc này, để cứu công ty của Việt Nam khỏi bị thiệt hại nặng, Nhà nước lại ban một lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này. Do đó, phía bên kia cũng không thể đòi công ty của Việt Nam bồi thường thiệt hại được. 2. Giấy chứng nhận bất khả kháng như thế nào được coi là hợp lý. Khi có bất khả kháng xảy ra, cũng với nghĩa vụ thông báo bằng văn bản về bất khả kháng để phía bên kia được biết, Khoản 2, Điều 78, Luật thương mại Việt Nam còn quy định “các trường hợp bất khả kháng phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận”. Như vậy, Luật thương mại Việt Nam cũng như luật của các nước và công ước quốc tế hiện hành đều không có quy định gì về việc người gặp bất khả kháng phải cung cấp giấy chứng nhận bất khả kháng và cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bất khả kháng. Nhưng trong thực tế, để chứng minh bất khả kháng đã xảy ra, người gặp bất khả kháng đều cung cấp giấy chứng nhận bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền của nước xảy ra bất khả kháng cấp. Tùy từng trường hợp mà họ có thể lấy giấy chứng nhận ở các cơ quan khác nhau như: Đại sứ quán, Phòng thương mại... Tuy nhiên nếu lấy giấy chứng nhận bất khả kháng do thưong vụ cấp thì sẽ không được coi là hợp lệ bởi vì thương vụ không thể nào là cơ quan cấp loại giấy chứng nhận này. Nên chăng, Luật thương mại Việt Nam cần quy định cụ thể hơn về các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bất khả kháng để tránh tranh chấp có thể xảy ra khi các bên lợi dụng quy định “cơ quan có thẩm quyền cấp” bởi trên thực tế không phải trường hợp nào cũng có thể xác định được đâu là cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, Luật thương mại Việt Nam cũng cần quy định rõ về nội dung của giấy chứng nhận. Một giấy chứng nhận về bất khả kháng chỉ được coi là hợp lệ khi nó có nội dung rõ ràng, cụ thể, chính xác về thời gian, địa điểm xảy ra bất khả kháng, hậu quả của bất khả kháng và ảnh hưởng của nó đối với việc thực hiện hợp đồng. Nếu giấy chứng nhận bất khả kháng không ghi gì về thời gian, địa điểm xảy ra bất khả kháng, hoặc hậu quả của bất khả kháng thì nội dụng của giấy chứng nhận bất khả kháng đó bị coi là không hợp lệ, tức là không đủ giá trị chứng minh bất khả kháng là có thật, mặc dù hình thức của giấy chứng nhận này là hợp lệ. 3. Cần quy định thêm trường hợp miễn trách khi người thứ ba có quan hệ hợp đồng với bên vi phạm gặp bất khả kháng. Trường hợp xảy ra khi bên vi phạm hợp đồng không trực tiếp gặp bất khả kháng song vẫn đòi được miễn trách nhiệm vì người thứ ba có quan hệ hợp đồng với mình gặp bất khả kháng. Chẳng hạn, sau khi ký hợp đồng mua hàng của nhà sản xuất (gọi là người thứ 3), người xuất khẩu (gọi là người thứ 2) ký hợp đồng bán lô hàng cho người nhập khẩu nước ngoài (gọi là người thứ 1). Nhưng nhà sản xuất gặp bất khả kháng nên không có hàng giao cho người xuất khẩu. (Cụ thể là khi nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng với người nhập khẩu, bất khả kháng chưa xảy ra đối với nhà sản xuất, mà nó xảy ra sau đó cho nên nhà xuất khẩu không thể lường trước được.) Vì vậy, người xuất khẩu cũng không có hàng giao cho người nhập khẩu. Người xuất khẩu đòi được miễn trách trước người nhập khẩu vì nhà sản xuất bán hàng cho mình gặp bất khả kháng. Như vậy, để tránh tranh chấp, trường hợp này cần được Luật thương mại Việt Nam đưa vào các quy định về trường hợp miễn trách do vi phạm hợp đồng vì những lý do sau: Lý do thứ nhất, người thứ 2 trong trường hợp này không có lỗi gì trong việc vi phạm hợp đồng mà theo luật quy định thì bên vi phạm hợp đồng chỉ chịu trách nhiệm khi mình có lỗi. Sở dĩ, người thứ 2 không có lỗi gì là vì người thứ 2 vi phạm hợp đồng là do người thứ 3 gặp bất khả kháng nên vi phạm trước. Lý do thứ hai, lúc ký hợp đồng với người thứ 1, người thứ 2 không dự kiến được là bất khả kháng sẽ xảy ra với người thứ 3. Do vậy, bất khả kháng xảy ra đối với người thứ 3 cũng được coi là bất khả kháng xảy ra đối với người thứ 2 vì vào lúc ký kết hợp đồng, người thứ 2 không lường trước được hiện tượng khách quan đó. Lý do thứ ba, nếu bắt người thứ 2 chịu trách nhiệm thì vừa trái với nguyên tắc suy đoán lỗi, vừa là sự mất công bằng vì người thứ 3 gặp bất khả kháng đã được miễn trách với người thứ 2, còn người thứ 2 lại phải bỏ tiền túi ra để nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại cho người thứ 1. KẾT LUẬN Luật thương mại Việt Nam 1997 có hiệu lực từ ngày 01/01/1998 là một bước tiến quan trọng đã góp phần hoàn thiện khung pháp luật thương mại, mở rộng giao lưu hàng hóa, tăng trưởng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, luật thương mại là thực tiễn pháp lý khá mới mẻ ở nước ta cho nên để triển khai áp dụng luật thương mại có hiệu quả trong thực tế vẫn còn tồn tại những vấn đề cần giải quyết. Luật thương mại đối với nước ta là một vấn đề mới, vì vậy, để đưa luật thương mại vào cuộc sống nói chung và trong lĩnh vực ngoại thương nói riêng một vấn đề quan trọng là việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích, nghiên cứu, bình luận khoa học về luật thương mại. Công tác này cần được tiến hành một cách rộng rãi, khẩn trương trong đó cần chú trọng việc nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa luật thương mại với bộ luật dân sự, với pháp lệnh hợp đồng kinh tế cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan nhằm làm cho pháp luật điều chỉnh thương mại noi chung và hoạt động ngoại thương nói riêng được vận dụng một cách thống nhất, khắc phục tình trạng chồng chéo hay bỏ trống. Mặc dù được soạn thảo công phu trong một thời gian khá dài nhưng trong thời gian áp dụng vào thực tế, những qui định của luật thương mại về hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa đã thể hiện những bất cập nhất định. Do đó, Luật thương mại cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ Quốc tế khẳng định vai trò là một đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hy vọng rằng trong tương lai, Luật thương mại Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là việc thông thương hàng hóa với thế giới bên ngoài ngày càng sôi động, nhộn nhịp hơn. Do tài liệu để thu thập còn chưa đầy đủ và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo và các bạn. Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Bùi Ngọc Sơn đã giúp đỡ tận tình trong việc hướng dẫn chúng em hoàn thành tiểu luận này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành; 2. Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế; 3. Incoterm 1990; 4. Luật mua bán hàng Quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, 1993; 5. Tìm hiểu Luật Kinh tế, Trần Anh Minh, Lê Xuân Thọ, NXB Thống Kê; 6. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương- Vũ Hữu Tửu, NXB Giáo dục, 1997; 7. Giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại- Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Ngọc Thiết, NXB Giáo dục, 1997; 8. Giáo trình Tư pháp Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà nội, NXB Công an Nhân dân; 9. Tìm hiểu Luật thương mại Việt Nam, Phạm Duy Nghĩa, NXB Chính trị Quốc gia; 10. Báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực của khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc & Bộ tư pháp, 1998; 11. Các tạp chí Thương mại, Dân chủ và Pháp luật, Nhà nước và Pháp luật các năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá theo luật thương mại Việt Nam.doc
Luận văn liên quan