Tìm hiểu về địa chỉ mạng IP và cấu hình mạng - Network topology

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. TÌM HIỂU ĐỊA CHỈ MẠNG IP 4 1. TỔNG QUAN IP: 4 a:Địa chỉ IP 4 B:Cấu trúc của các địa chỉ IP như sau: 5 Lớp A 6 Định dạng : Mạng.Node.Node.Node. 6 Lớp B 6 Định dạng : Mạng.Mạng.Node.Node. 6 Lớp C 7 Định dạng : Mạng.Mạng.Mạng.Node. 7 Hình 1.1: Cấu trúc các lớp địa chỉ IP 7 Hình 1.2: Ví dụ cấu trúc các lớp địa chỉ IP 8 Hình 1.3: Ví dụ địa chỉ khi bổ sung vùng subnetid. 9 Hình 1.4: Dạng thức của gói tin IP 9 [IMG]file:///C:/Users/NGUYEN%7E1/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]D (Delay) (1 bit): chỉ độ trễ yêu cầu trong đó. 10 [IMG]file:///C:/Users/NGUYEN%7E1/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.gif[/IMG]D = 1 gói tin độ trễ thấp. 10 [IMG]file:///C:/Users/NGUYEN%7E1/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]Destination Address (32 bits): địa chỉ của máy đích. 12 2. CÁC GIAO THỨC TRONG MẠNG IP 12 5. CÁC CÂU HỎI VÀ CÁC CÂU TRẢ LỜI LIÊN QUAN 16 Câu 1: Nếu địa chỉ server của một cơ quan là 132.128.128.56 thì số máy tính cực đại có thể kết nối internet là bao nhiêu?. 16 I,Từ a và b ta suy ra: 19 II,Từ a và c ta suy ra: 19 III,Từ I và II. 19 Subnet mask Ip: 10000011.11011001.00001010.10110001. 20 II. HÌNH MẠNG –NETWORK TOPOLOGY21 1. CÁC ĐỊNH NGHĨA21 1. Dạng đường thẳng (Bus)21 Hình 2.1 Dạng hình bus. 22 Hình 2.2 Dạng hình tròn. 24 Ưu và khuyết điểm 24 Hình 2.4 Dạng tree. 25 2.Bài toán. 26 A) Đề bài: 26 B) Yêu cầu của bài toán: 26 C. Giải bài toán. 27 Hình 2.5 Bố trí dây dọc theo tòa nhà. 27 Hình 2.6 Khảo sát tầng 1. 28 Vậy số dây cần cho 1 tầng là: 130m 28 Phần III: kết luận và đề nghị 29 4.1:Kết luận: 29 Sau bài đề tài này nhóm em rút ra được 1 số kết luận sau: 29 4.2: đề nghị 30

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3347 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về địa chỉ mạng IP và cấu hình mạng - Network topology, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay trên thế giới công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến và hầu như mọi lĩnh vực đều có sự góp mặt của nền công nghệ mới này. Với sự phát triển đến chóng mặt của công nghệ thông tin, ngoài những tiện ích đã có những trao đổi, tìm kiếm thông tin qua mạng, đào tạo qua mạng, giải trí trên mạng ( nghe nhạc, xem phim, chơi game…) nó đã tiếp cận đến cái nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày của con người. Hiện nay mạng máy tính là phần không thể thiếu trong các tổ chức, trường học hay các công ty. Đa số các tổ chức có phạm vi sử dụng bị giới hạn bởi diện tích và mặt bằng đều triển khai xây dựng mạng LAN để phục vụ cho việc quản lý dữ liệu nội bộ tổ chức của mình được thuận lợi, đảm bảo tính an toàn dữ liệu cũng như tính bảo mật dữ liệu. Mặt khác mạng LAN còn giúp các cá nhân trong tổ chức truy nhập dữ liệu một cách thuận tiện với tốc độ cao. Với xu hướng tin học hoá toàn cầu, việc phổ cập tin học cho người dân là hết sức quan trọng. Vì vậy việc thiết kế và lắp đặt mạng cục bộ cho các cơ quan xí nghiệp và trường học là rất cần thiết ở nước ta hiện nay.Vì vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về địa chỉ mạng IP và cấu hình mạng –Network Topology”. Do có hạn về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài thực tập này còn mắc sai sót, em mong rằng được thầy cô và các bạn giúp đỡ để kiến thức chuyên ngành cũng như bài thực tập của chúng em được hoàn thiện hơn. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI Mục đích mà nhóm em chọn đề tài này là giúp cho các tổ chức phòng ban trong 1 tòa nhà có thể trao đổi thông tin một cách nhanh chóng , chia sẻ dữ liệu.. giúp cho công việc của các cán bộ nhân viên thêm thuận tiện và đạt hiệu quả rất cao và hơn nữa là sẽ giảm chi phí cho trường một khoản chi phí rất lớn hằng năm phải bỏ ra . Việc xây dựng đề tài thiết kế mạng LAN cho một tòa nhà và thiết lập địa chỉa IP cũng giúp cho nhóm em rất nhiều cho công việc sau này: Củng cố thêm kiến thức , kinh nghiệm thiết kế các mô hình cách quản lý, hơn thế nữa là thông qua đề tài này nó sẽ cung cấp cho em có thêm cái nhìn sâu hơn nữa về ngành công nghệ thông tin và có thể ứng dụng sâu rộng vào trong thực tế cuộc sống chúng ta. Ngoài ra còn giúp nhóm em rèn luyện kỹ năng chia địa chỉ IP và cấu hình trên thiết bị. 1.3 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI Khảo sát thực tế. Vẽ sơ đồ mạng. Lựa chọn cáp, thiết bị thích hợp. Phân phát địa chỉ IP cho thiết bị (tĩnh). Cấu hình và mô phỏng hoạt động của mạng. Hiểu được những định nghĩa và áp dụng vào thực tế. I. TÌM HIỂU ĐỊA CHỈ MẠNG IP 1. TỔNG QUAN IP: a:Địa chỉ IP (IP là viết tắt của từ tiếng Anh: International Protocol-Giao thức toàn cầu) là một địa chiđơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng tiêu chuẩn giao thức toàn cầu (IP). Mỗi địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng. Hay nói cách khác : IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào mạng nhằm giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách chính xác, tránh thất lạc. Có thể coi địa chỉ IP trong mạng máy tính giống như địa chỉ nhà của bạn để nhân viên bưu điện có thể đưa thư đúng cho bạn chứ không phải một người nào khác. Địa chỉ IP là một phần quan trọng trong hệ giao thức TCP/IP. Giao thức TCP/IP được phát triển từ mạng ARPANET và Internet và được dùng như giao thức mạng và vận chuyển trên mạng Internet. TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức thuộc tầng vận chuyển và IP (Internet Protocol) là giao thức thuộc tầng mạng của mô hình OSI.. Hiện nay các máy tính của hầu hết các mạng có thể sử dụng giao thức TCP/IP để liên kết với nhau thông qua nhiều hệ thống mạng với kỹ thuật khác nhau. Nhiệm vụ chính của giao thức IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên kết mạng để truyền dữ liệu, vai trò của IP là vai trò của giao thức tầng mạng trong mô hình OSI. Giao thức IP là một giao thức kiểu không liên kết (connectionlees) có nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu. Sơ đồ địa chỉ hóa để định danh các trạm (host) trong liên mạng được gọi là địa chỉ IP 32 bits (32 bit IP address). Mỗi giao diện trong 1 máy có hỗ trợ giao thức IP đều phải được gán 1 địa chỉ IP (một máy tính có thể gắn với nhiều mạng do vậy có thể có nhiều địa chỉ IP). Địa chỉ IP gồm 2 phần: địa chỉ mạng (netid) và địa chỉ máy (hostid). Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte), có thể biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hay nhị phân. Cách viết phổ biến nhất là dùng ký pháp thập phân có dấu chấm (dotted decimal notation) để tách các vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một máy tính bất kỳ trên liên mạng. Do tổ chức và độ lớn của các mạng con (subnet) của liên mạng có thể khác nhau, người ta chia các địa chỉ IP thành 5 lớp, ký hiệu là A, B, C, D và E. Trong lớp A, B, C chứa địa chỉ có thể gán được. Lớp D dành riêng cho lớp kỹ thuật multicasting. Lớp E được dành những ứng dụng trong tương lai. Netid trong địa chỉ mạng dùng để nhận dạng từng mạng riêng biệt. Các mạng liên kết phải có địa chỉ mạng (netid) riêng cho mỗi mạng. Ở đây các bit đầu tiên của byte đầu tiên được dùng để định danh lớp địa chỉ (0 - lớp A, 10 - lớp B, 110 - lớp C, 1110 - lớp D và 11110 - lớp E). Ơû đây ta xét cấu trúc của các lớp địa chỉ có thể gán được là lớp A, lớp B, lớp C B:Cấu trúc của các địa chỉ IP như sau: Mạng lớp A: địa chỉ mạng (netid) là 1 Byte và địa chỉ host (hostid) là 3 byte. Mạng lớp B: địa chỉ mạng (netid) là 2 Byte và địa chỉ host (hostid) là 2 byte. Mạng lớp C: địa chỉ mạng (netid) là 3 Byte và địa chỉ host (hostid) là 1 byte. Lớp A Định dạng : Mạng.Node.Node.Node Bit đầu tiên : 0 Ở đây ta nhận thấy là ngoại trử Bit đầu tiên của địa chỉ IP là 0 - dùng để xác định là mạng lớp A, còn lại 7 Bit có thể nhận các giá trị 1 hoặc 0 => tổ hợp chập đựoc 2 mũ 7 vị trí => có 128 mạng cho lớp A . Nhưng theo quy định là nếu tất cả các Bit của địa chỉ mạng là 0 sẽ không đựơc sử dụng => còn 127 mạng cho lớp A - Nhưng địa chỉ 127 là địa chỉ có toàn Bit 1 trong Network Address => cũng không sử dụng được địa chỉ này => Lớp A chỉ còn 126 lớp mạng bắt đầu từ 1 -126 => Khi nhìn vào một địa chỉ IP ta chỉ cần nhin vào Bit đầu tiên nếu biểu diễn ở dạng nhị phân là số 0 thì đó chính là mạng lớp A, còn nếu ở dạng thập phân thi nó nằm trong khoảng từ 1- 126. Thế số máy tính trong mỗi mạng lớp A là bao nhiêu ? ta cũng có thể tính đựoc là 2 mũ 24 - 2 =16,777,214 máy trong Lớp B Định dạng : Mạng.Mạng.Node.Node Hai Bit đầu tiên : 10 Tương tự như cách tính với lớp A ta cũng có số mạng của lớp B sẽ là 2 mũ 14 = 16384 mạng lớp B - tương đương với số thập phân là 128 - 191. và số máy trong mỗi mạng lớp A là 2 mũ 16 -2 = 65,534 máy => Một địa chỉ IP mà hai Bit đầu tiên là 10 hay ở dạng thập phân mà là 128 - 191 thì đó là máy tính trong mạng lớp B Lớp C Định dạng : Mạng.Mạng.Mạng.Node Ba Bit đầu tiên : 110 => Số mạng lớp C sẽ là 2,097,152 mạng và 254 máy trong một mạng => Một địa chỉ IP mà các Bit đầu tiên là 110 hay ở dạng thập phân mà là 192 - 223 thì đó là máy tính trong mạng lớp C. Hình 1.1: Cấu trúc các lớp địa chỉ IP Một số địa chỉ có tính chất đặc biệt: Một địa chỉ có hostid = 0 được dùng để hướng tới mạng định danh bởi vùng netid. Ngược lại, một địa chỉ có vùng hostid gồm toàn số 1 được dùng để hướng tới tất cả các host nối vào mạng netid, và nếu vùng netid cũng gồm toàn số 1 thì nó hướng tới tất cả các host trong liên mạng Hình 1.2: Ví dụ cấu trúc các lớp địa chỉ IP Cần lưu ý rằng các địa chỉ IP được dùng để định danh các host và mạng ở tầng mạng của mô hình OSI, và chúng không phải là các địa chỉ vật lý (hay địa chỉ MAC) của các trạm trên đó một mạng cục bộ (Ethernet, Token Ring.). Trong nhiều trường hợp, một mạng có thể được chia thành nhiều mạng con (subnet), lúc đó có thể đưa thêm các vùng subnetid để định danh các mạng con. Vùng subnetid được lấy từ vùng hostid, cụ thể đối với lớp A, B, C như ví dụ sau: Hình 1.3: Ví dụ địa chỉ khi bổ sung vùng subnetid Đơn vị dữ liệu dùng trong IP được gọi là gói tin (datagram), có khuôn dạng Hình 1.4: Dạng thức của gói tin IP C:Ý nghĩa của thông số như sau: VER (4 bits): chỉ version hiện hành của giao thức IP hiện được cài đặt, Việc có chỉ số version cho phép có các trao đổi giữa các hệ thống sử dụng version cũ và hệ thống sử dụng version mới. IHL (4 bits): chỉ độ dài phần đầu (Internet header Length) của gói tin datagram, tính theo đơn vị từ ( 32 bits). Trường này bắt buột phải có vì phần đầu IP có thể có độ dài thay đổi tùy ý. Độ dài tối thiểu là 5 từ (20 bytes), độ dài tối đa là 15 từ hay là 60 bytes. Type of service (8 bits): đặc tả các tham số về dịch vụ nhằm thông báo cho mạng biết dịch vụ nào mà gói tin muốn được sử dụng, chẳng hạn ưu tiên, thời hạn chậm trễ, năng suất truyền và độ tin cậy. Hình sau cho biết ý nghĩ của trường 8 bits này. Precedence (3 bit): chỉ thị về quyền ưu tiên gửi datagram, nó có giá trị từ 0 (gói tin bình thường) đến 7 (gói tin kiểm soát mạng). D (Delay) (1 bit): chỉ độ trễ yêu cầu trong đó D = 0 gói tin có độ trễ bình thường D = 1 gói tin độ trễ thấp T (Throughput) (1 bit): chỉ độ thông lượng yêu cầu sử dụng để truyền gói tin với lựa chọn truyền trên đường thông suất thấp hay đường thông suất cao. T = 0 thông lượng bình thường và T = 1 thông lượng cao R (Reliability) (1 bit): chỉ độ tin cậy yêu cầu R = 0 độ tin cậy bình thường R = 1 độ tin cậy cao Total Length (16 bits): chỉ độ dài toàn bộ gói tin, kể cả phần đầu tính theo đơn vị byte với chiều dài tối đa là 65535 bytes. Hiện nay giới hạn trên là rất lớn nhưng trong tương lai với những mạng Gigabit thì các gói tin có kích thước lớn là cần thiết. Identification (16 bits): cùng với các tham số khác (như Source Address và Destination Address) tham số này dùng để định danh duy nhất cho một datagram trong khoảng thời gian nó vẫn còn trên liên mạng. Flags (3 bits): liên quan đến sự phân đoạn (fragment) các datagram, Các gói tin khi đi trên đường đi có thể bị phân thành nhiều gói tin nhỏ, trong trường hợp bị phân đoạn thì trường Flags được dùng điều khiển phân đoạn và tái lắp ghép bó dữ liệu. Tùy theo giá trị của Flags sẽ có ý nghĩa là gói tin sẽ không phân đoạn, có thể phân đoạn hay là gói tin phân đoạn cuối cùng. Trường Fragment Offset cho biết vị trí dữ liệu thuộc phân đoạn tương ứng với đoạn bắt đầu của gói dữ liệu gốc. Ý nghĩa cụ thể của trường Flags là: bit 0: reserved - chưa sử dụng, luôn lấy giá trị 0. bit 1: (DF) = 0 (May Fragment) = 1 (Don't Fragment) bit 2: (MF) = 0 (Last Fragment) = 1 (More Fragments) Fragment Offset (13 bits): chỉ vị trí của đoạn (fragment) ở trong datagram tính theo đơn vị 8 bytes, có nghĩa là phần dữ liệu mỗi gói tin (trừ gói tin cuối cùng) phải chứa một vùng dữ liệu có độ dài là bội số của 8 bytes. Điều này có ý nghĩa là phải nhân giá trị của Fragment offset với 8 để tính ra độ lệch byte. Time to Live (8 bits): qui định thời gian tồn tại (tính bằng giây) của gói tin trong mạng để tránh tình trạng một gói tin bị quẩn trên mạng. Thời gian này được cho bởi trạm gửi và được giảm đi (thường qui ước là 1 đơn vị) khi datagram đi qua mỗi router của liên mạng. Thời lượng này giảm xuống tại mỗi router với mục đích giới hạn thời gian tồn tại của các gói tin và kết thúc những lần lặp lại vô hạn trên mạng. Sau đây là 1 số điều cần lưu ý về trường Time To Live: Nút trung gian của mạng không được gởi 1 gói tin mà trường này có giá trị= 0. Một giao thức có thể ấn định Time To Live để thực hiện cuộc ra tìm tài nguyên trên mạng trong phạm vi mở rộng. Một giá trị cố định tối thiểu phải đủ lớn cho mạng hoạt động tốt. Protocol (8 bits): chỉ giao thức tầng trên kế tiếp sẽ nhận vùng dữ liệu ở trạm đích (hiện tại thường là TCP hoặc UDP được cài đặt trên IP). Ví dụ: TCP có giá trị trường Protocol là 6, UDP có giá trị trường Protocol là 17 Header Checksum (16 bits): Mã kiểm soát lỗi của header gói tin IP. Source Address (32 bits): Địa chỉ của máy nguồn. Destination Address (32 bits): địa chỉ của máy đích Options (độ dài thay đổi): khai báo các lựa chọn do người gửi yêu cầu (tuỳ theo từng chương trình). Padding (độ dài thay đổi): Vùng đệm, được dùng để đảm bảo cho phần header luôn kết thúc ở một mốc 32 bits. Data (độ dài thay đổi): Trên một mạng cục bộ như vậy, hai trạm chỉ có thể liên lạc với nhau nếu chúng biết địa chỉ vật lý của nhau. Như vậy vấn đề đặt ra là phải thực hiện ánh xạ giữa địa chỉ IP (32 bits) và địa chỉ vật lý (48 bits) của một trạm. 2. CÁC GIAO THỨC TRONG MẠNG IP Để mạng với giao thức IP hoạt động được tốt người ta cần một số giao thức bổ sung, các giao thức này đều không phải là bộ phận của giao thức IP và giao thức IP sẽ dùng đến chúng khi cần. Giao thức ARP (Address Resolution Protocol): Ở đây cần lưu ý rằng các địa chỉ IP được dùng để định danh các host và mạng ở tầng mạng của mô hình OSI, và chúng không phải là các địa chỉ vật lý (hay địa chỉ MAC) của các trạm trên đó một mạng cục bộ (Ethernet, Token Ring.). Trên một mạng cục bộ hai trạm chỉ có thể liên lạc với nhau nếu chúng biết địa chỉ vật lý của nhau. Như vậy vấn đề đặt ra là phải tìm được ánh xạ giữa địa chỉ IP (32 bits) và địa chỉ vật lý của một trạm. Giao thức ARP đã được xây dựng để tìm địa chỉ vật lý từ địa chỉ IP khi cần thiết. Giao thức RARP (Reverse Address Resolution Protocol): Là giao thức ngược với giao thức ARP. Giao thức RARP được dùng để tìm địa chỉ IP từ địa chỉ vật lý. Giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol): Giao thức này thực hiện truyền các thông báo điều khiển (báo cáo về các tình trạng các lỗi trên mạng.) giữa các gateway hoặc một nút của liên mạng. Tình trạng lỗi có thể là: một gói tin IP không thể tới đích của nó, hoặc một router không đủ bộ nhớ đệm để lưu và chuyển một gói tin IP, Một thông báo ICMP được tạo và chuyển cho IP. IP sẽ "bọc" (encapsulate) thông báo đó với một IP header và truyền đến cho router hoặc trạm đích. 3. CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG CỦA GIAO THỨC IP Khi giao thức IP được khởi động nó trở thành một thực thể tồn tại trong máy tính và bắt đầu thực hiện những chức năng của mình, lúc đó thực thể IP là cấu thành của tầng mạng, nhận yêu cầu từ các tầng trên nó và gửi yêu cầu xuống các tầng dưới nó. Đối với thực thể IP ở máy nguồn, khi nhận được một yêu cầu gửi từ tầng trên, nó thực hiện các bước sau đây: Tạo một IP datagram dựa trên tham số nhận được. Tính checksum và ghép vào header của gói tin. Ra quyết định chọn đường: hoặc là trạm đích nằm trên cùng mạng hoặc một gateway sẽ được chọn cho chặng tiếp theo. Chuyển gói tin xuống tầng dưới để truyền qua mạng. Đối với router, khi nhận được một gói tin đi qua, nó thực hiện các động tác sau: 1) Tính chesksum, nếu sai thì loại bỏ gói tin. 2) Giảm giá trị tham số Time - to Live. nếu thời gian đã hết thì loại bỏ gói tin. 3) Ra quyết định chọn đường. 4) Phân đoạn gói tin, nếu cần. 5) Kiến tạo lại IP header, bao gồm giá trị mới của các vùng Time - to -Live, Fragmentation và Checksum. 6) Chuyển datagram xuống tầng dưới để chuyển qua mạng. Cuối cùng khi một datagram nhận bởi một thực thể IP ở trạm đích, nó sẽ thực hiện bởi các công việc sau: 1) Tính checksum. Nếu sai thì loại bỏ gói tin. 2) Tập hợp các đoạn của gói tin (nếu có phân đoạn) 3) Chuyển dữ liệu và các tham số điều khiển lên tầng trên. 4. SUBNET Thường thì mỗi tổ chức, công ty hay quốc gia đựơc InterNIC cấp cho một số địa chỉ IP nhất định và nó có các máy tính đặt ở các vùng khác nhau - cách tôt nhất để quản lý là chia ra thành các mạng nhỏ và kết nối với nhau bởi router. Những mạng nhỏ như thế gọi là Subnets. Khi chia ra thành các Subnet nhằm làm : - Giảm giao dịch trên mạng : lúc này router sẽ kiểm soát các gói tin trên mạng - chỉ có gói tin nào có địa chỉ đích ở ngoài mới đựoc chuyển ra - Quản lý đơn giản hơn và nếu có sự cố thì cũng dễ kiểm tra và xác định đựơc nguyên nhân gây lỗi hơn là trong một mạng lớn. Một điều quan trọng cũng cần phải nhớ là mỗi một Subnet vẫn là một phần của mạng nhưng nó cũng cần đựơc phân biết với các Subnet khác bằng cách thêm vào một đinh danh nào đó. Định danh này được gọi là Subnet addess. Trước khi chia mạng thành các Subnet ta cần xác định số Subnet cho mạng và số máy trong mỗi Subnet là bao nhiêu, còn router trên mỗi một subnet chỉ cần biết các thông tin : Địa chỉ của mỗi máy trên một Subnet mà nó quản lý Địa chỉ của các Subnet khác Ta đã biết rằng mỗi máy tính trong một mạng cụ thể nào đó thì phải có cùng một địa chỉ mạng => địa chỉ mạng không thể thay đổi đựơc => chỉ còn cách lấy một phần địa chỉ Node Address để làm đinh danh cho mỗi Subnet. => Điều này có thể thực hiện đựơc bằng cách gán cho mỗi máy tính một Subnet mask. Subnet mask là một số 32 Bit gồm các Bit 1 và 0 - Các Bit 1 ở các vị trí của Network Address hoặc Subnet mask còn các Bit 0 ở vị trí của Node Address còn lại. Không phải là tất cả các mạng đều cần có Subnet và vì thế không cần sử dụng Subnet - Trong trường hợp này người ta nói là sử dụng Subnet mask mặc định ( default Subnet mask ) Lớp A Subnet mask là 255.0.0.0 Lớp B Subnet mask là 255.255.0.0 Lớp C Subnet mask là 255.255.255.0 Công thức dùng để tính số subnet lớn nhất và số Host lớn nhất có thể có trong một Subnet sẽ là : Số subnet lớn nhất ( trong một mạng ) = 2 ( trong subet mask ) - 2 Số Host lớn nhất ( trong một Subnet ) = 2^ bit 0 ( trong subet mask ) - 2 Để cho dễ hiểu xin minh họa qua ví dụ sau : Giả sử ta có một địa chỉ IP cho toàn bộ hệ thống mạng của ta là 132.8.18.60 => Đây là một địa chỉ lớp B và ta có biểu diễn của nó theo dạng địa chỉ mạng. địa chỉ mạng. địa chỉ Host. địa chỉ Host 1000 0100 . 0000 1000 . 0001 0010 . 0011 1100 => Nó có 16 Bit cho địa chỉ mạng và 16 Bit cho địa chỉ Host => ta có thể lấy một số Bit trong phần địa chỉ Host để làm Subnet Mask Giả sử ta cần chia mạng của ta thành 14 mạng con => ta cần xác định lấy mấy Bit của địa chỉ Host làm Sub net mask : 14 + 2 = 16 = 2 => cần 4 Bit Ta có Subnet Mask : 1111 1111. 1111 1111. 1111 0000 0000 0000 Và ta cũng tính được luôn số Host trong mỗi Subnet là 2 -2 = 4094 5. CÁC CÂU HỎI VÀ CÁC CÂU TRẢ LỜI LIÊN QUAN Câu 1: Nếu địa chỉ server của một cơ quan là 132.128.128.56 thì số máy tính cực đại có thể kết nối internet là bao nhiêu? Trả lời: Ta địa chỉ derver là 132.128.128.56. Thuộc lớp B Địa chỉ mạng là 132.128.0.0,địa chỉ host là 128.56 10 16 32 1 0 Net ID Host ID 214-2=16382 216-2=65,534 Số máy tối đa trong địa chỉ này là 65643 máy. Câu 2: Cho biết mặt nạ(Subnet Mask) địa chỉ lớp B là gì? Trả lời: Khi truyền thông tin, một máy cần phải biết địa chỉ IP của máy nhận có trong cùng mạng với mình không, để thực hiện điều này, ngoài địa chỉ IP, một thông số khác gọi là Subnet Mark cần được xác định cho máy. Subnet mark cũng gồm 4 số thập phân không dấu, mỗi số gồm 8 bit; giá trị của subnet mark gồm 32 bit được chia làm 2 phần: bên trái gồm những bit 1, bên phải gồm những bit 0, các bit 0 xác định những địa chỉ IP nào cùng nằm trên cùng một mạng con với nó. Thông thường, các client được cung cấp địa chỉ IP đi kèm với subnet mark khi kết nối vào một ISP.Subnet mask Lớp B Subnet mask là 255.255.0.0 Câu 3: Nếu máy tính của em có địa chỉ là 131.217.10.60 và 2 Router có địa chỉ là 131.217.10.10 và 131.217.10.45 thì router nào có cùng Subnet Mask(255.255.0.0)như máy tính của em? Trả lời: a) Với địa chỉ : 131.217.10.60 Thuộc lớp B Có địa chỉ mạng: 131.217.0.0 Địa chỉ host:10.60 Có subnet mask: 255.255.0.0 Subnet mask: 11111111.11111111.00000000.00000000 AND Ip : 10000011.11011001.00001010.00111100 10000011.11011001.00000000.00000000 b)Với địa chỉ:131.217.10.10 Thuộc lớp B Có địa chỉ mạng:131.217.0.0 Địan chỉ host:10.10 Có subnet mask:255.255.0.0 Subnet mask: 11111111.11111111.00000000.00000000 AND Ip: 10000011.11011001.00001010.00001010 10000011.11011001.00000000.00000000 c)Với địa chỉ:131.217.10.145 Thuộc lớp B Có địa chỉ mạng: 131.217.0.0 Địa chỉ host:10.145 Có subnet mask: 255.255.0.0 Subnet mask: 11111111.11111111.00000000.00000000 AND Ip: 10000011.11011001.00001010.10110001 10000011.11011001.00000000.00000000 I,Từ a và b ta suy ra: Địa chỉ:ip 131.217.10.60 và ip 131.217.10.10 có Net Ip trùng nhau. Suy ra hai máy có địa chỉ ip như thế là cùng mạng. II,Từ a và c ta suy ra: Địa chỉ :ip 131.217.10.60 và ip 131.217.10.145 có Net IP trùng nhau. Suy ra hai máy có địa chỉ ip như thế là cùng mạng. III,Từ I và II Suy ba máy này nằm trên cùng mạng. Câu 4: Nếu một máy tính khác trong mạng trên có Subnet Mask là 255.255.255.128 thì 2 Router có địa chỉ là 131.217.10.10 và 131.217.10.145,Router nào có cùng Subnet Mask với nó? Trả lời: a)Với địa chỉ:131.217.10.10 Thuộc lớp B Có địa chỉ mạng:131.217.0.0 Địan chỉ host:10.10 Có subnet mask:255.255.0.0 Subnet mask ip 10000011.11011001.00001010.00001010 Số bit cho 4 subnet 4=2*số bít X=2 Số bít cho subnet ID:16+2=18 Ip: 131.217.0.0 Subnet mask:255.255.10.0 b)Với địa chỉ:131.217.10.145 Thuộc lớp B Có địa chỉ mạng: 131.217.0.0 Địa chỉ host:10.145 Có subnet mask: 255.255.0.0 Subnet mask Ip: 10000011.11011001.00001010.10110001 c) Có Subnet mask là 255.255.255.128 Subnet mask này là là địa chỉ của lớp C mà hai địa chỉ trên là thuộc lớp B .Nên chúng không có cùng subnet mask II. HÌNH MẠNG –NETWORK TOPOLOGY 1. CÁC ĐỊNH NGHĨA 1. Dạng đường thẳng (Bus) Trong dạng đường thẳng các máy tính đều được nối vào một đường dây truyền chính (bus). Đường truyền chính này được giới hạn hai đầu bởi một loại đầu nối đặc biệt gọi là terminator (dùng để nhận biết là đầu cuối để kết thúc đường truyền tại đây). Mỗi trạm được nối vào bus qua một đầu nối chữ T (T_connector) hoặc một bộ thu phát (transceiver). Khi một trạm truyền dữ liệu, tín hiệu được truyền trên cả hai chiều của đường truyền theo từng gói một, mỗi gói đều phải mang địa chỉ trạm đích. Các trạm khi thấy dữ liệu đi qua nhận lấy, kiểm tra, nếu đúng với địa chỉ của mình thì nó nhận lấy còn nếu không phải thì bỏ qua. Hình 2.1 Dạng hình bus Sau đây là vài thông số kỹ thuật của topology bus. Theo chuẩn IEEE 802.3 (cho mạng cục bộ) với cách đặt tên qui ước theo thông số: tốc độ truyền tính hiệu (1,10 hoặc 100 Mb/s); BASE (nếu là Baseband) hoặc BROAD (nếu là Broadband).  10BASE5: Dùng cáp đồng trục đường kính lớn (10mm) với trở kháng 50 Ohm, tốc độ 10 Mb/s, phạm vi tín hiệu 500m/segment, có tối đa 100 trạm, khoảng cách giữa 2 tranceiver tối thiểu 2,5m (Phương án này còn gọi là Thick Ethernet hay Thicknet)  10BASE2: tương tự như Thicknet nhưng dùng cáp đồng trục nhỏ (RG 58A), có thể chạy với khoảng cách 185m, số trạm tối đa trong 1 segment là 30, khoảng cách giữa hai máy tối thiểu là 0,5m. Dạng kết nối này có ưu điểm là ít tốn dây cáp, tốc độ truyền dữ liệu cao tuy nhiên nếu lưu lượng truyền tăng cao thì dễ gây ách tắc và nếu có trục trặc trên hành lang chính thì khó phát hiện ra. Hiện nay các mạng sử dụng hình dạng đường thẳng là mạng Ethernet và G-net. 2. Dạng vòng tròn (Ring) Các máy tính được liên kết với nhau thành một vòng tròn theo phương thức "một điểm - một điểm ", qua đó mỗi một trạm có thể nhận và truyền dữ liệu theo vòng một chiều và dữ liệu được truyền theo từng gói một. Mỗi gói dữ liệu đều có mang địa chỉ trạm đích, mỗi trạm khi nhận được một gói dữ liệu nó kiểm tra nếu đúng với địa chỉ của mình thì nó nhận lấy còn nếu không phải thì nó sẽ phát lại cho trạm kế tiếp, cứ như vậy gói dữ liệu đi được đến đích. Với dạng kết nối này có ưu điểm là không tốn nhiều dây cáp, tốc độ truyền dữ liệu cao, không gây ách tắc tuy nhiên các giao thức để truyền dữ liệu phức tạp và nếu có trục trặc trên một trạm thì cũng ảnh hưởng đến toàn mạng. Hiện nay các mạng sử dụng hình dạng vòng tròn là mạng Tocken ring của IBM. Hình 2.2 Dạng hình tròn 3.Dạng hình sao (Star) Ở dạng hình sao, tất cả các trạm được nối vào một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển tín hiệu đến trạm đích với phương thức kết nối là phương thức "một điểm - một điểm ". Thiết bị trung tâm hoạt động giống như một tổng đài cho phép thực hiện việc nhận và truyền dữ liệu từ trạm này tới các trạm khác . Hình 2.3 Dạng hình sao Tùy theo yêu cầu truyền thông trong mạng , thiết bị trung tâm có thể là một bộ chuyển mạch (switch), một bộ chọn đường (router) hoặc đơn giản là một bộ phân kênh (Hub). Có nhiều cổng ra và mỗi cổng nối với một máy. Theo chuẩn IEEE 802.3 mô hình dạng Star thường dùng:  10BASE-T: dùng cáp UTP, tốc độ 10 Mb/s, khoảng cách từ thiết bị trung tâm tới trạm tối đa là 100m.  100BASE-T tương tự như 10BASE-T nhưng tốc độ cao hơn 100 Mb/s. Ưu và khuyết điểm  Ưu điểm: Với dạng kết nối này có ưu điểm là không đụng độ hay ách tắc trên đường truyền, lắp đặt đơn giản, dễ dàng cấu hình lại (thêm, bớt trạm). Nếu có trục trặc trên một trạm thì cũng không gây ảnh hưởng đến toàn mạng qua đó dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố.  Nhược điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100 m với công nghệ hiện đại) tốn đường dây cáp nhiều, tốc độ truyền dữ liệu không cao. Hiện nay các mạng sử dụng hình dạng hình sao là mạng STARLAN của AT&T và S-NET của Novell. 4. Dạng cây (tree): Là dạng mở rộng của dạng mạng hình sao, nhưng thay vì toàn bộ các máy tính đều nối vào một hub chính, sẽ có các hub phụ tạo ra các nhánh lớn. Các máy tính sẽ là các nhánh con kết nối vào các hub phụ tạo kiến trúc như một thân cây với gốc là hub trung tâm. Kiến trúc mạng này giúp dễ dàng mở rộng và phát triển mạng theo nhiều hướng và giải quyết vấn đề giới hạn chiều dài cáp UTP. Hình 2.4 Dạng tree 2.Bài toán A) Đề bài: Cơ quan làm việc trong một tòa nhà có 10 tầng ,cần thiết kế mạng LAN cho cả tòa nhà nối toàn bộ máy tính trong các phòng làm việc trong từn tầng và tất cả các tầng trong với nhau.Biết rằng mỗi tầng nhà cao 3m,chiều dài mỗi tầng 120m(có 8 buồng),chiều rộng mỗi tầng 40m được phân bố như hình vẽ. Thiết kế mạng theo cấu hình nào để độ dài cáp là ít nhất?( dạng hình sao-STAR; dạng đường trục-BUS;dạng đường tròn-RING;dạng cây-TREE) Phân bố các phòng trên mỗi tầng và kích thước cụ thể của mỗi tầng (các phòng 1,2,3,…,7,8 là những phòng làm việc có máy tính) B) Yêu cầu của bài toán: Tính được chiều dài cáp cần thiết cho mỗi tầng trong mỗi cấu hình mạng . Tính được chiều dài cáp theo trục thẳng đứng tương ứng với chiều dài tòa nhà cho mỗi cấu hình mạng . Tính chiều dài tổng cộng( chiều dài cáp trong 10 tầng +chiều dài cáp nối các tầng) C. Giải bài toán Thiết kế theo cấu hình mạng đường chục Bus để trục để độ dài cáp là ít nhất: Nối dây từ tầng 1 đến tầng 10 thông qua phòng nối cáp ở các tầng (chân tường). 1 tầng cao 3m => 9 tầng cao = 3 x 9 = 27(m) Hình 2.5 Bố trí dây dọc theo tòa nhà Khảo sát ở tầng 1 dây được nối từ mối nối ở phòng đi dây đến mối nối phòng 8 đi qua lần lượt các phòng từ 1 -> 7 và hành lang. Các mối nối được nối ở chân tường các phòng : 120 – 15 + 15 + 10 = 130(m) Hình 2.6 Khảo sát tầng 1 Vậy số dây cần cho 1 tầng là: 130m Số dây cần cho cả tòa nhà 10 tầng sử dụng cấu hình dạng đường trục Bus là : 130 x 10 + 27 = 1327(m) Phần III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1:KẾT LUẬN Sau bài đề tài này nhóm em rút ra được 1 số kết luận sau: rút ra dịnh nghĩa địa chỉ IP (IP là viết tắt của từ tiếng Anh: International Protocol-Giao thức toàn cầu) là một địa chiđơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng tiêu chuẩn giao thức toàn cầu (IP). Mỗi địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng. Địa chỉ IP bao gồm có 3 lớp mạng: Mạng lớp A: địa chỉ mạng (netid) là 1 Byte và địa chỉ host (hostid) là 3 byte. Mạng lớp B: địa chỉ mạng (netid) là 2 Byte và địa chỉ host (hostid) là 2 byte. Mạng lớp C: địa chỉ mạng (netid) là 3 Byte và địa chỉ host (hostid) là 1 byte. Hiểu được ý nghĩa của các thông số: VER IHL Type of service Precedence D (Delay) T (Throughput) R (Reliability) Total Length identification Flags (3 bits): Fragment Offset Time to Live Protocol Options Paddin Data . biết thêm các giao thức trong địa chỉ ip là gì,hoạt động ra sao Hiểu thêm về NETWORK TOPOLOGY Dạng đường thẳng (Bus) Dạng vòng tròn (Ring) Dạng hình sao (Star) Dạng cây (tree): 2. ĐỀ NGHỊ Trên đây là những kiến thức được chúng em vận dụng từ những bài học trên lớp để áp dụng vào thực tế.Nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên chúng em muốn được nhà trường tạo điều kiện cho làm nhiều bài tập lớn như thế này hơn nữa để chúng em có thể nắm chắc và hiểu rõ hơn về những kiến thức được học trên trường có thể áp dụng triệt để vào công việc của mình sau này. NHẬN XÉT …………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......…………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......…………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......…………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………....... Chữ ký của giáo viên hướng dẫn Ts.Vương Đạo Vi TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) 2) 3) 4) 5)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về địa chỉ mạng IP và cấu hình mạng - network topology (Rất chi tiết).doc