MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Mở đầu
1. Đặt vấn đề . .1
2. Mục đích đề tài . 3
3. Nội dung đề tài . .3
4. Phương pháp thực hiện đề tài . .4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . .4
6. Ý nghĩa đề tài . 4
Chương 1. Tổng quan về công cụ tiêu chuẩn môi trường . .6
1.1. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường . .6
1.2. Vai trò của tiêu chuẩn môi trường . .6
1.3. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn môi trường . .7
1.4. Phân loại tiêu chuẩn môi trường . 7
1.4.1 Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh . 7
1.4.2 Các tiêu chuẩn thải nước, thải khí, rác thải, tiếng ồn . .9
1.4.3 Các tiêu chuẩn sản phẩm . 1 1
1.4.4 Các quy cách kỹ thuật và thiết kế của các thiết bị hoặc phương tiện xử lý ô
nhiễm môi trường . .12
1.4.5 Sự tiêu chuẩn hóa của các phương pháp lấy mẫu hoặc phân tích . .13
1.5. Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn môi trường với các công cụ quản lý môi trường
khác . .13
Chương 2. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
của Việt Nam . .1 5
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tiêu chuẩn môi trường . .1 5
2.2. Sự ra đời của quy chuẩn kỹ thuật môi trường . .1 5
2.3. Phân biệt tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường . 1 6
2.4. Nội dung tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường . .17
2.5. Quy trình xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường . .1 7
2.6. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường . .18
2.7. Thực trạng chung của hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường 43
2.8. Tình hình áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường . 45
2.9. Hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo đề
xuất . .48
Kết luận - Kiến nghị . .5 4
Tài liệu tham khảo . 5 8
Phụ lục 1 . 5 9
Phụ lục 2 . 6 4
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Trong những năm 60 và đầu những năm 70, người ta nhận thấy rằng thế giới sẽ
gặp phải các vấn đề nghiêm trọng nếu hệ sinh thái của hành tinh không được quan
tâm đúng mức. Chất lượng không khí ở những khu vực đông dân trên toàn cầu đã bị
phá huỷ đến mức báo động. Rất nhiều dòng sông trên thế giới đã bị ô nhiễm gây ảnh
hưởng đến đời sống ở biển. Do đó nguồn nước trở nên không an toàn để con người có
thể sử dụng với các mục đích khác nhau nữa. Thậm chí nước mưa, nguồn nước
thường được coi là trong sạch nhất đã trở thành nguồn gây độc cho các loại thực vật,
ô nhiễm các dòng sông và phá huỷ các thiết bị ô tô do nước mưa có tính axít. Một bức
tranh toàn cảnh truyền từ vệ tinh cho thấy rằng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở
khắp mọi nơi trên trái đất. Sự ô nhiễm hành tinh do hoạt động của con người đã trở
thành một vấn đề nghiêm trọng đối với mọi người.
Ô nhiễm môi trường không phải là một vấn đề mới. Ô nhiễm môi trường do hoạt
động của con người đã tồn tại từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên,
có thể thấy sự liên hệ giữa việc ô nhiễm rộng rãi trên toàn thế giới và cuộc cách mạng
về công nghiệp. Trong thế kỷ 19 và 2/3 của thế kỷ 20, các nhà máy mọc lên trên khắp
các thành phố. Việc sử dụng điện của các khu dịch vụ, các cửa hàng và các căn hộ
hàng ngày đã thải ra hàng loạt các chất thải vào không khí, vào các dòng sông, dòng
suối và đất. Khi dân số không nhiều, thì vấn đề dân số đối với môi trường chỉ là vấn
đề nhỏ, không cần quan tâm tới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc
nhân lên của các nhà máy tại các thành phố; việc tăng số lượng của việc sử dụng các
chất độc hại như thuốc trừ côn trùng, thuốc trừ cỏ và phân bón hoá học; với ảnh
hưởng của mỗi cá nhân trong việc tạo ra ô nhiễm môi trường từ việc mưu sinh của
mình (chủ yếu thông qua việc sử dụng các nguyên liệu hoá thạch) và với việc các
nguồn gây nguy hại cho hệ sinh thái ngày càng nhiều. Dân số thế giới đã tăng từ 2.5 tỉ
năm 1950 lên gần 6 tỉ vào thời điểm hiện nay. Việc tăng dân số có nghĩa là dẫn đến ô
nhiễm môi trường và đồng thời với việc khai thác tài nguyên nhiều hơn. Ô nhiễm môi
trường và tăng sự chịu đựng của thiên nhiên diễn ra cùng một lúc.
Vào giữa những năm 80, việc quan tâm đến môi trường đã trở lên quan trọng.
Tầng ôzôn bảo vệ môi trường đang giảm dần, và đồng thời tầng khí quyển cũng bị
ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính từ đó dẫn đến việc nóng lên toàn cầu. Với mức độ ô
nhiễm như hiện nay hoặc cao hơn, làm các mỏm cực băng có thể tan chảy và dẫn đến
ngập lụt trên toàn thế giới.
Với một đất nước trên 80 triệu dân, theo Cục Đăng kiểm đến cuối năm 2007, tại
Việt Nam có gần 25 triệu mô tô, xe máy đăng ký sử dụng, tập trung chủ yếu ở các
thành phố, trong đó riêng Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng
đã chiếm tới 1/3 tổng lượng xe máy của cả nước. Dự báo đến năm 2020, số lượng mô
tô, xe máy của nước ta sẽ tăng lên đến 35 - 40 triệu chiếc, trong đó 5 thành phố lớn có
khoảng 10 - 12 triệu xe. Gần 25 triệu mô tô, xe máy lưu thông sẽ gây quá tải đối với
hệ thống giao thông đô thị, gây ô nhiễm do khí thải, gây tiếng ồn. Ngoài ra, sự gia
tăng nhanh về số lượng ô tô, xe máy sẽ gia tăng ô nhiễm về khí thải và tiếng ồn tại
các đô thị.
Hiện nay, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện
chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn
đề rất đáng lo ngại. Hàm lượng nước thải của các ngành sản xuất có chứa hàm lượng
các chất ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các
nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Đặc biệt mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn. Nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà
trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ
sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có
hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom
hết được là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô
nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Trong sản xuất nông
nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh,
mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế
phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao
tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn
dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ
Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) . Các đô thị
khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ
tăng ít hơn (5,0%).
Có thể thấy rất rõ ràng rằng môi trường và các hệ thống sinh thái của trái đất đã và
đang bị con người phá huỷ.
Cho đến nay, vấn đề môi trường đang ngày càng được các quốc gia quan tâm.
Luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
đã được thiết lập tại các nước cũng như trên phạm vi thế giới nhằm thúc đẩy trách
nhiệm và nhận thức môi trường của người dân đồng thời nhằm kêu gọi các ngành
công nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường hiệu quả.
Như vậy, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã và đang là
những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong quản lý môi
trường. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống này ở nước ta đang có những thay đổi và đang
trong quá trình hoàn thiện, do vậy dẫn đến một số khó khăn cho việc áp dụng. Đó
cũng chính là lý do để tác giả chọn chủ đề này để thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đề
tài được tiến hành nhằm tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi
trường của Việt Nam.
2. Mục đích đề tài:
Đề tài tiến hành tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật
môi trường của Việt Nam nhằm tăng thêm sự hiểu biết về hệ thống pháp luật Việt
Nam nói chung, đồng thời tìm cách vận dụng vào việc thực hiện quản lý kinh tế, xã
hội và môi trường một cách bền vững.
3. Nội dung đề tài:
Phần 1:
Thu thập tài liệu tổng quan về công cụ tiêu chuẩn môi trường bao gồm khái niệm,
vai trò, hệ thống cơ sở xây dựng, phân loại, và mối quan hệ với các công cụ quản lý
môi trường khác.
Phần 2:
Thu thập và tổng hợp các nguồn dữ liệu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy
chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam bao gồm lịch sử hình thành và phát triển,
khái niệm, nội dung và quy trình xây dựng, ban hành và công bố.
Lập các bảng thống kê hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi
trường của Việt Nam và đánh giá ưu nhược điểm của các hệ thống này.
Đánh giá tình hình áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi
trường của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ để phát triển hệ thống này.
4. Phương pháp thực hiện đề tài:
· Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan phục
vụ cho nghiên cứu đề tài qua các kênh thông tin như: sách, giáo trình, báo cáo chuyên
đề, trang điện tử
· Phương pháp xử lý số liệu: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, sử dụng các phần
mềm ứng dụng văn phòng làm công cụ xử lý số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
· Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá: Từ kết quả đánh giá hiện trạng,
đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn đối với hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy
chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
· Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi
trường của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh và chất thải.
· Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản pháp lý bao gồm các luật, nghị định, quyết
định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị về tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật
môi trường của Việt Nam.
6. Ý nghĩa đề tài:
Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý hệ thống tiêu chuẩn môi trường và
quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đề tài còn giúp đẩy mạnh công tác tìm hiểu, vận
dụng; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động kết hợp áp dụng các biện pháp hành
chính, kinh tế và các biện pháp khác để nâng cao ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt
động bảo vệ môi trường của người dân cũng như của toàn xã hội. Đề tài cũng góp
phần vào công cuộc quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới.
83 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4990 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
------------o0o-----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: C72
GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
SVTH:Nguyễn Thị Ngọc Yến
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2010
1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp:
Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở
Việt Nam.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
- Tìm hiểu tài liệu tổng quan về công cụ tiêu chuẩn môi trường.
- Tìm hiểu về đặc điểm của hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ
thuật môi trường của Việt Nam.
3. Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: Ngày 5 tháng 4 năm 2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2010
5. Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn
ThS. Trần Thị Tường Vân Toàn bộ
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày tháng năm 20
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ): …………………………………….
Đơn vị…………………………………………………………..
Ngày bảo vệ:…………………………………………………...
Điểm tổng kết:………………………………………………….
Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp: ………………………………….
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KTCN TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO – HẠNH PHÚC
------------------------
KHOA: MT & CNSH
BỘ MÔN:……………………….. NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Yến MSSV: 207108045
Ngành: Môi trường & CNSH LỚP:07CMT
NHẬN XÉT
(của giảng viên hướng dẫn)
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học,
trương Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã tạo điều kiện cho em
thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Tường Vân đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa đã tận tình giảng
dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong những năm vừa
qua.
Con xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với Ông Bà, Cha Mẹ.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị và bạn bè đã ủng hộ, động viên trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng
cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em
kính mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Mở đầu
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
2. Mục đích đề tài ........................................................................................................... 3
3. Nội dung đề tài .......................................................................................................... 3
4. Phương pháp thực hiện đề tài ..................................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................. 4
6. Ý nghĩa đề tài .............................................................................................................. 4
Chương 1. Tổng quan về công cụ tiêu chuẩn môi trường ........................................ 6
1.1. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường ............................................................................ 6
1.2. Vai trò của tiêu chuẩn môi trường ........................................................................... 6
1.3. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn môi trường ................................................................... 7
1.4. Phân loại tiêu chuẩn môi trường ............................................................................. 7
1.4.1 Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh ...................................... 7
1.4.2 Các tiêu chuẩn thải nước, thải khí, rác thải, tiếng ồn..................................... 9
1.4.3 Các tiêu chuẩn sản phẩm ............................................................................. 11
1.4.4 Các quy cách kỹ thuật và thiết kế của các thiết bị hoặc phương tiện xử lý ô
nhiễm môi trường .............................................................................................. 12
1.4.5 Sự tiêu chuẩn hóa của các phương pháp lấy mẫu hoặc phân tích................ 13
1.5. Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn môi trường với các công cụ quản lý môi trường
khác ............................................................................................................................... 13
Chương 2. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
của Việt Nam ............................................................................................................... 15
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tiêu chuẩn môi trường ................................. 15
2.2. Sự ra đời của quy chuẩn kỹ thuật môi trường ...................................................... 15
2.3. Phân biệt tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường .................... 16
2.4. Nội dung tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường .................................. 17
2.5. Quy trình xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường ...................................................................................................... 17
2.6. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường ................... 18
2.7. Thực trạng chung của hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường .... 43
2.8. Tình hình áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường ... 45
2.9. Hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo đề
xuất ............................................................................................................................... 48
Kết luận – Kiến nghị ................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 58
Phụ lục 1 ....................................................................................................................... 59
Phụ lục 2 ....................................................................................................................... 64
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADK Alkylketene Dymer
BKHCNMT Bộ khoa học công nghệ môi trường
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
BVMT Bảo vệ môi trường
BV Bệnh viện
BXD Bộ xây dựng
BYT Bộ Y Tế
CFC Chlorofluorocarbons
CKM Cam kết bảo vệ môi trường
CN- Xyanua
CO Cacbon monoxit
COD Nhu cầu oxy hóa học
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CHXHCN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
H2S Hydrogen sulfide
KCN Khu công nghiệp
KH Khoa học
NĐ-CP Nghị định chính phủ
NH3 Amoniac
NOx Nitrogen oxide
TCVN Tiêu chuẩn quốc gia
TC Tiêu chuẩn
TBT Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương
mại
TCMT Tiêu chuẩn môi trường
TTg Thủ Tướng
TT Thông tư
TTLT Thông tư liên tịch
SS Chất rắn lơ lửng
SO2 Lưu huỳnh dioxit
PAA Polyacyamind
IEC Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế
ISO Tiêu chuẩn Quốc tế
ITU Liên minh Viễn thông Quốc tế
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QĐ Quyết định
VOC Volatile organic compound
UNEP Chương trình môi trường của Liên hiệp
quốc
WCED Hội đồng thế giới về môi trường và phát
triển
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn về nước .................................................................................... 19
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn về khí thải ................................................................................ 31
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn về độ rung và tiếng ồn ............................................................. 37
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn về môi trường đất .................................................................... 39
Bảng 2.5: các tiêu chuẩn về quy trình công nghệ, sản phẩm và hướng dẫn kỹ thuật ......
.................................................................................................................... 42
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia .................................................. 18
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 1 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Trong những năm 60 và đầu những năm 70, người ta nhận thấy rằng thế giới sẽ
gặp phải các vấn đề nghiêm trọng nếu hệ sinh thái của hành tinh không được quan
tâm đúng mức. Chất lượng không khí ở những khu vực đông dân trên toàn cầu đã bị
phá huỷ đến mức báo động. Rất nhiều dòng sông trên thế giới đã bị ô nhiễm gây ảnh
hưởng đến đời sống ở biển. Do đó nguồn nước trở nên không an toàn để con người có
thể sử dụng với các mục đích khác nhau nữa. Thậm chí nước mưa, nguồn nước
thường được coi là trong sạch nhất đã trở thành nguồn gây độc cho các loại thực vật,
ô nhiễm các dòng sông và phá huỷ các thiết bị ô tô do nước mưa có tính axít. Một bức
tranh toàn cảnh truyền từ vệ tinh cho thấy rằng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở
khắp mọi nơi trên trái đất. Sự ô nhiễm hành tinh do hoạt động của con người đã trở
thành một vấn đề nghiêm trọng đối với mọi người.
Ô nhiễm môi trường không phải là một vấn đề mới. Ô nhiễm môi trường do hoạt
động của con người đã tồn tại từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên,
có thể thấy sự liên hệ giữa việc ô nhiễm rộng rãi trên toàn thế giới và cuộc cách mạng
về công nghiệp. Trong thế kỷ 19 và 2/3 của thế kỷ 20, các nhà máy mọc lên trên khắp
các thành phố. Việc sử dụng điện của các khu dịch vụ, các cửa hàng và các căn hộ
hàng ngày đã thải ra hàng loạt các chất thải vào không khí, vào các dòng sông, dòng
suối và đất. Khi dân số không nhiều, thì vấn đề dân số đối với môi trường chỉ là vấn
đề nhỏ, không cần quan tâm tới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc
nhân lên của các nhà máy tại các thành phố; việc tăng số lượng của việc sử dụng các
chất độc hại như thuốc trừ côn trùng, thuốc trừ cỏ và phân bón hoá học; với ảnh
hưởng của mỗi cá nhân trong việc tạo ra ô nhiễm môi trường từ việc mưu sinh của
mình (chủ yếu thông qua việc sử dụng các nguyên liệu hoá thạch) và với việc các
nguồn gây nguy hại cho hệ sinh thái ngày càng nhiều. Dân số thế giới đã tăng từ 2.5 tỉ
năm 1950 lên gần 6 tỉ vào thời điểm hiện nay. Việc tăng dân số có nghĩa là dẫn đến ô
nhiễm môi trường và đồng thời với việc khai thác tài nguyên nhiều hơn. Ô nhiễm môi
trường và tăng sự chịu đựng của thiên nhiên diễn ra cùng một lúc.
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 2 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
Vào giữa những năm 80, việc quan tâm đến môi trường đã trở lên quan trọng.
Tầng ôzôn bảo vệ môi trường đang giảm dần, và đồng thời tầng khí quyển cũng bị
ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính từ đó dẫn đến việc nóng lên toàn cầu. Với mức độ ô
nhiễm như hiện nay hoặc cao hơn, làm các mỏm cực băng có thể tan chảy và dẫn đến
ngập lụt trên toàn thế giới.
Với một đất nước trên 80 triệu dân, theo Cục Đăng kiểm đến cuối năm 2007, tại
Việt Nam có gần 25 triệu mô tô, xe máy đăng ký sử dụng, tập trung chủ yếu ở các
thành phố, trong đó riêng Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng
đã chiếm tới 1/3 tổng lượng xe máy của cả nước. Dự báo đến năm 2020, số lượng mô
tô, xe máy của nước ta sẽ tăng lên đến 35 - 40 triệu chiếc, trong đó 5 thành phố lớn có
khoảng 10 - 12 triệu xe. Gần 25 triệu mô tô, xe máy lưu thông sẽ gây quá tải đối với
hệ thống giao thông đô thị, gây ô nhiễm do khí thải, gây tiếng ồn. Ngoài ra, sự gia
tăng nhanh về số lượng ô tô, xe máy sẽ gia tăng ô nhiễm về khí thải và tiếng ồn tại
các đô thị.
Hiện nay, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện
chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn
đề rất đáng lo ngại. Hàm lượng nước thải của các ngành sản xuất có chứa hàm lượng
các chất ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các
nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Đặc biệt mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn. Nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà
trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ
sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có
hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom
hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô
nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Trong sản xuất nông
nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh,
mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế
phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao
tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 3 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ
Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị
khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ
tăng ít hơn (5,0%).
Có thể thấy rất rõ ràng rằng môi trường và các hệ thống sinh thái của trái đất đã và
đang bị con người phá huỷ.
Cho đến nay, vấn đề môi trường đang ngày càng được các quốc gia quan tâm.
Luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
đã được thiết lập tại các nước cũng như trên phạm vi thế giới nhằm thúc đẩy trách
nhiệm và nhận thức môi trường của người dân đồng thời nhằm kêu gọi các ngành
công nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường hiệu quả.
Như vậy, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã và đang là
những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong quản lý môi
trường. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống này ở nước ta đang có những thay đổi và đang
trong quá trình hoàn thiện, do vậy dẫn đến một số khó khăn cho việc áp dụng. Đó
cũng chính là lý do để tác giả chọn chủ đề này để thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đề
tài được tiến hành nhằm tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi
trường của Việt Nam.
2. Mục đích đề tài:
Đề tài tiến hành tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật
môi trường của Việt Nam nhằm tăng thêm sự hiểu biết về hệ thống pháp luật Việt
Nam nói chung, đồng thời tìm cách vận dụng vào việc thực hiện quản lý kinh tế, xã
hội và môi trường một cách bền vững.
3. Nội dung đề tài:
Phần 1:
Thu thập tài liệu tổng quan về công cụ tiêu chuẩn môi trường bao gồm khái niệm,
vai trò, hệ thống cơ sở xây dựng, phân loại, và mối quan hệ với các công cụ quản lý
môi trường khác.
Phần 2:
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 4 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
Thu thập và tổng hợp các nguồn dữ liệu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy
chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam bao gồm lịch sử hình thành và phát triển,
khái niệm, nội dung và quy trình xây dựng, ban hành và công bố.
Lập các bảng thống kê hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi
trường của Việt Nam và đánh giá ưu nhược điểm của các hệ thống này.
Đánh giá tình hình áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi
trường của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ để phát triển hệ thống này.
4. Phương pháp thực hiện đề tài:
· Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan phục
vụ cho nghiên cứu đề tài qua các kênh thông tin như: sách, giáo trình, báo cáo chuyên
đề, trang điện tử…
· Phương pháp xử lý số liệu: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, sử dụng các phần
mềm ứng dụng văn phòng làm công cụ xử lý số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
· Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá: Từ kết quả đánh giá hiện trạng,
đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn đối với hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy
chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
· Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi
trường của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn
kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh và chất thải.
· Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản pháp lý bao gồm các luật, nghị định, quyết
định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị… về tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật
môi trường của Việt Nam.
6. Ý nghĩa đề tài:
Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý hệ thống tiêu chuẩn môi trường và
quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đề tài còn giúp đẩy mạnh công tác tìm hiểu, vận
dụng; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động kết hợp áp dụng các biện pháp hành
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 5 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
chính, kinh tế và các biện pháp khác để nâng cao ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt
động bảo vệ môi trường của người dân cũng như của toàn xã hội. Đề tài cũng góp
phần vào công cuộc quản lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới.
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 6 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
1.1 Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi
trường. Chúng xác định mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng độ cho phép
của các chất được thải vào khí quyển, nước, đất hay được phép tồn tại trong các sản
phẩm tiêu dùng. Mọi loại tiêu chuẩn được dùng làm quy chiếu cho việc đánh giá hoặc
mục tiêu hành động và kiểm soát pháp lý. Nội dung tiêu chuẩn là do Chính phủ trung
ương xây dựng và ban hành, trong một số trường hợp Chính phủ trung ương chỉ đặt ra
những quy định khung để các địa phương, tỉnh, thành, khu vực, quy định cụ thể trong
thực hiện.
Định nghĩa về tiêu chuẩn theo Điều 3, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 như
sau:
“Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn
để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của các đối tượng này.”
Định nghĩa về tiêu chuẩn môi trường theo Khoản 5, Điều 3, Luật Bảo vệ môi
trường được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005 như sau:
“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.”
1.2 Vai trò của tiêu chuẩn môi trường:
Tiêu chuẩn môi trường đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ
môi trường của quốc gia, đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp, quy củ; cơ
quan quản lý môi trường có thể dự đoán được ở mức độ hợp lý về mức ô nhiễm và
mức giảm ô nhiễm đi bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt đến mức độ nào, giải
quyết tranh chấp môi trường dễ dàng; các cơ sở sản xuất, các tập thể, cá nhân và mọi
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 7 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
thành viên trong thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự
nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia.
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản
ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính
đến dự báo phát triển.
1.3 Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn môi trường:
Cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn môi trường ở nước ta được dựa trên các nguyên tắc
chung đã ban hành trong Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006. Theo quy định tại Điều
13, Chương 2, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, các căn cứ để xây
dựng tiêu chuẩn nói chung gồm có:
· Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.
· Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật.
· Kinh nghiệm thực tiễn.
· Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
1.4 Phân loại tiêu chuẩn môi trường:
Các loại tiêu chuẩn gồm: Các loại tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh,
tiêu chuẩn nước thải, thải khí, rác thải, tiếng ồn, các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ,
các tiêu chuẩn vận hành, các tiêu chuẩn sản phẩm và các tiêu chuẩn về quy trình công
nghệ.
1.4.1 Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh:
Để giữ gìn môi trường không khí trong lành, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc
gia đã xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tiêu chuẩn chất lượng môi
trường là nồng độ giới hạn hoặc tối đa của các chất ô nhiễm cho phép trong môi
trường xung quanh hoặc được phép thải ra môi trường xung quanh.
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh chủ yếu được dùng để bảo vệ chất
lượng nước và không khí. Ví dụ: Tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh quy định
những điều kiện tối thiểu mà một nguồn nước cần phải đáp ứng đối với một số thông
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 8 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
số cụ thể, tại những địa điểm cụ thể. Chúng được đặt ra trên cơ sở những tiêu chuẩn
khoa học đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe của con người và số lượng tổn thất có thể
gây ra bởi một liều lượng tiếp xúc đối với chất ô nhiễm nhất định. Chúng có thể được
dựa trên những yêu cầu sử dụng của một nguồn nước cụ thể. Việc đạt đến một tiêu
chuẩn nào đó đòi hỏi phải xác định một giới hạn và lượng ô nhiễm thải ra không được
phép vượt quá. Do vậy, việc đặt ra mục tiêu chất lượng sẽ giới hạn sự phát triển của
một khu vực tới một mức độ thích hợp. Cách duy nhất để ở rộng phát triển, đồng thời
vẫn đảm bảo mức chất lượng môi trường đã định là phải thông qua đổi mới công nghệ
để làm tăng hiệu lực sử lý nước. Ưu điểm khác của tiêu chuẩn chất lượng nước là
cung cấp cơ sở đánh giá hiệu lực của kiểm soát loại bỏ nước thải.
Hai khó khăn liên quan đến việc chỉ dựa vào tiêu chuẩn chất lượng nước để kiểm
soát ô nhiễm. Thứ nhất, khi tác dụng tổng hợp của một số nguồn thải đổ chất thải
vượt quá khả năng tự phân hủy các chất ô nhiễm của các vùng tiếp nhận, và không
đạt được tiêu chuẩn, thì sẽ không thẻ quy trách nhiệm cho một nguồn nước ô nhiễm
trên thượng lưu đã sử dụng khả năng tự làm sạch của vùng tiếp nhận quá mức, khiến
cho những người thải bỏ chất ô nhiễm ở phía hạ lưu sẽ không còn hoặc cò rất ít khả
năng tự làm sạch của vùng nước tiếp nhận. Thứ hai, vấn đề xác định những nồng độ
có thể tiếp nhận của ác chất ô nhiễm khác nhau là phức tạp, vì còn thiếu hiểu biết về
tác dụng của các chất ô nhiễm đối với sức khỏe của con người, động vật, và thực vật,
nhất là khi những nồng độ này là nhỏ. Những tác hại bất định này phải được cân
nhắc, đối sánh với những lợi ích kinh tế - xã hội và thường hay đối chọi nhau.
Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh là những giới hạn được đặt ra đối
với các chất ô nhiễm không khí trong không khí ngoài trời. Các tiêu chuẩn này cần
được đáp ứng thông qua việc áp dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm nâng cao.
Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho
phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi
trường, bao gồm:
· Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường bảo đảm sự sống và phát triển
bình thường của con người, sinh vật;
· Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường có hại để không gây ảnh
hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 9 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
1.4.2 Các tiêu chuẩn nước thải, thải khí, rác thải, tiếng ồn:
Các tiêu chuẩn thải nước hoặc thải khí là các trị số trung bình hay tối đa của các
nồng độ hay số lượng chất ô nhiễm do một nguồn riêng lẻ, tại điểm đổ thải, có thể
được phép thải vào các vùng nước hay vùng khí quyển. Những giới hạn cũng có thể
được áp dụng cho toàn bộ công xưởng hay cho mỗi ống xả thải từ nhà máy ra. Các
tiêu chuẩn xả thải đặc biệt có thể được đặt ra cho các ngành công nghiệp riêng biệt.
Nói chung, các tiêu chuẩn xả thải là thành phần bổ sung của hệ thống pháp lý để kiểm
soát ô nhiễm nước hoặc không khí.
Các tiêu chuẩn xả thải nước, nói chung cung cấp một phương diện trực tiếp có thể
quản lý để kiểm soát ô nhiễm với một mức dự đoán thích hợp về chất lượng nước
mặt. Do vậy, để xây dựng các tiêu chuẩn xả thải thích hợp có thể là phương cách tốt
nhất để kiểm soát ô nhiễm nước. Tuy nhiên, với loại tiêu chuẩn này, có một số điểm
yếu sau đây: Thứ nhất, tiêu chuẩn xả thải nước thống nhất quốc gia không lưu ý tới
các yêu cầu về chất lượng nước của các nguồn nước địa phương. Chúng có thể cung
cấp sự bảo vệ quá mức đối với một vài đoạn sông, nhưng lại không bảo vệ đủ mức
đối với đoạn khác. Ở nơi nào có nhiều người xả thải nước bẩn, việc thực hiện tiêu
chuẩn chất lượng nước, thông qua sự điều chỉnh độc lập các nguồn xả thải khác nhau
là không thể được. Thay vào đó, chính phủ cần phải kết hợp các tiêu chuẩn xả thải
nước khác nhau để có thể thực hiện được các mục đích mong muốn trong các vùng
nước tiếp nhận. Hơn nữa, việc buộc thực thi thường được tiến hành bởi các thanh tra
viên môi trường bằng cách kiểm tra tại chỗ, và áp đặt các khoản phạt đối với những
người vi phạm. Những người vi phạm lại thích trì hoãn việc tuân theo tiêu chuẩn và
lôi kéo cơ quan thanh tra môi trường vào những cuộc đấu tranh pháp lý kéo dài. Một
bất lợi khác của phương pháp này là nó đòi hỏi chi phí hành chính và thực thi lớn.
Tiêu chuẩn xả thải dựa vào công nghệ là một loại tiêu chuẩn xả thải quy định
những công nghệ riêng biệt mà các công ty có thể sử dụng để thực hiện đúng các luật
và tiêu chuẩn môi trường. chúng không cho các công ty có được sự linh động trong
việc xác định phải sử dụng loại công nghệ kiểm soát nào để đáp ứng các yêu cầu đó.
Ngược lại, các tiêu chuẩn xả thải trong vận hành quy định lượng chất ô nhiễm có thể
được phép xả thải theo nồng độ xả thải trong vận hành quy định lượng chất ô nhiễm
có thể được phép xả thải theo nồng độ xả thải cho phép hoặc lượng chất ô nhiễm cần
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 10 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
được phải lấy đi trước khi xả thải nhưng lại cho phép các công ty được lựa chọn cách
tốt nhất để đáp ứng tiêu chuẩn. Việc thực hiện các tiêu chuẩn xả thải vận hành chỉ đòi
hỏi các cơ quan kiểm soát ô nhiễm quy định các điều cho phép về mặt vận hành, hơn
là về mặt sử dụng loại thiết bị hoặc quy trình công nghệ gì. Ưu điểm của các tiêu
chuẩn vận hành là chúng cho phép những người gây ra ô nhiễm được sử dụng những
kỹ thuật có chi phí tối thiểu để đáp ứng yêu cầu môi trường.
Trong thời đại ngày nay do hậu quả ô nhiễm môi trường không khí ngày càng
nặng nề, gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội, cho nên vấn đề chất lượng môi trường
không khí đã trở thành một vấn đề khoa học riêng và mang tính chất quan trọng.
Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý,
tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất
thải. Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị
chuyên dụng.
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí bao gồm:
- Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy, xí nghiệp,
giao thông, …, đó là tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh.
- Tiêu chuẩn chất lượng nguồn thải tĩnh (khí thải từ ống khói của nhà máy) và
nguồn thải động (khí thải từ phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy
và hàng không).
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí là cơ sở pháp lý để Nhà Nước và
nhân dân kiểm tra, kiểm soát môi trường, xử lý các vi phạm môi trường và đánh giá
tác động môi trường, … bất cứ một cơ sở sản xuất nào hay một nguồn thải ô nhiễm
nào đều phải đồng thời thỏa mãn hai tiêu chuẩn trên.
Tiêu chuẩn quản lý chất thải rắn khác với các tiêu chuẩn chất lượng nước hay
không khí ở chỗ nó không quy định giới hạn các chỉ tiêu tính chất của chất thải rắn,
mà là tiêu chuẩn áp dụng cho các khía cạnh của việc quản lý chất thải rắn, bao gồm
lưu chứa, thu gom, vận chuyển, tái chế và thải bỏ cuối cùng. Chúng bao gồm các tiêu
chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành cho việc lưu chứa, thu gom, vận chuyển, đổ bỏ
chất thải rắn, cũng như quản lý, vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Chúng cũng
bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất thải.
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 11 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
Các tiêu chuẩn vận hành liên quan tới việc thu gom chất thải rắn, quy định rõ các
loại hình thùng chứa, các địa điểm thu gom các thùng rác và cả số lượng cũng như
loại chất thải phải thu gom. Chúng cũng quy định tần số thu gom cũng như yêu cầu
đối với chính các xe cộ thu gom. Các tiêu chuẩn cũng bao gồm các yêu cầu về tiếng
ồn đối với các xe thu gom và vận chuyển rác, yêu cầu về các cơ cấu nén chất thải đối
với các xe tải rác. Một số nơi còn yêu cầu các xe thu gom phải đậy kín trong mọi lúc,
trừ lúc chất hoặc rỡ rác. Một số nơi còn yêu cầu các xe phải được duy trì trong tình
trạng tốt và thu gom rác vào ban đêm.
Tiếng ồn là một trong những dạng ô nhiễm môi trường rất có hại đối với sức khỏe
của con người. với những mức ồn khoảng 50dBA đã làm suy giảm hiệu suất làm việc,
nhất là đối với lao động trí óc. Với mức ồn khoảng 70dBA đã làm tăng nhịp đập và
nhịp thở của tim, làm tăng nhiệt độ của cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đấn hoạt
động của dạ dày và giảm hứng thú lao dộng. Sống và làm việc trong môi trường có
mức ồn khoảng 90dBA sẽ bị mệt mỏi, mất ngủ, bị tổn thương chức năng của thính
giác, mất thăng bằng cơ thể và bị suy nhược thần kinh. Vì vậy, cần phải có tiêu chuẩn
tiếng ồn để làm cơ sở pháp lý để kiểm soát và khống chế ô nhiễm tiếng ồn, bảo vệ
điều kiện và sức khỏe của cộng đồng.
Tiêu chuẩn về tiếng ồn thường có 3 loại:
- Mức ồn tối đa cho phép đối với nguồn ồn
- Mức ồn tối đa cho phép đối với khu công cộng và dân cư.
- Mức ồn tối đa cho phép ở trong công trình.
1.4.3 Các tiêu chuẩn sản phẩm:
Một số nước kiểm soát việc thải bỏ các chất độc hại bằng cách thông qua các tiêu
chuẩn và các công cụ sản phẩm. Ví dụ, yêu cầu các tài liệu kỹ thuật đính kèm chào
bán hóa chất cần bao gồm thông tin về khả năng đổ bỏ hoặc thu hồi ở các giai đoạn sử
dụng khác nhau đối với hóa chất đó. Việc chế tạo, bán, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đổ
bỏ chất độc nguy hiểm, hoặc một số thuốc trừ sâu có thể bị cấm để ngăn chặn sự ô
nhiễm nghiêm trọng hoặc các tác động xấu đối với sức khỏe. ngoài ra, các nhà cầm
quyền có thể đặt ra các tiêu chuẩn an toàn cho các thuốc trừ sâu và loại khỏi thị
trường, kiềm chế việc sử dụng, hoặc từ chối không cho đăng ký các sản phẩm thuốc
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 12 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
trừ sâu nếu không đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Họ cũng có thể kiểm soát các
phương pháp thải bỏ các hóa chất, hoặc có hành động khẩn cấp để đối phó với các
hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất có thể gây ra các nguy cơ sẽ lan truyền rộng gây tổn
thương đến sức khỏe và môi trường.
1.4.4 Các quy cách kỹ thuật và thiết kế của các thiết bị hay phương tiện xử
lý ô nhiễm môi trường:
Các tiêu chuẩn về quy cách kỹ thuật, vận hành quy định về cá kỹ thuật thiết kế
xây dựng và bảo trì cũng như các công nghệ kiểm soát ô nhiễm đối với các phương
tiện lưu giữ, xử lý và đổ bỏ các chất độc hại. Chúng cũng đặt ra các yêu cầu đối với
trường hợp khẩn cấp. các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định đối với các bãi chôn rác và các
đơn vị xử lý trên mặt đất. Chúng đề cập đến các quy định đối với sự đốt và pha trộn
chất thải bị cấm như các loại dầu đốt và xử lý các chất thải bị cấm. Chúng cũng quy
định mức hoặc phương pháp xử lý để có thể giảm đáng kể độc hại cũng như các
phương tiện xử lý, cất chứa, đổ bỏ khác. Các tiêu chuẩn này cũng có thể bao gồm các
lệnh cấm tuyệt đối việc thải bỏ trên đất đối với một số chất thải độc hại.
Các giới hạn được quy định theo công nghệ xử lý tốt nhất có thể thực hiện được
và tập trung vào các chất ô nhiễm thông thường (như nhu cầu oxy sinh hóa (BOD),
oxy hòa tan (COD), chất rắn lơ lửng (SS), kim loại nặng…). Cũng lưu ý đến tuổi thiết
bị, phương tiện liên quan, quy trình công nghệ sử dụng, những thay đổi của quy trình
công nghệ, khía cạnh kỹ thuật kiểm soát, tác động môi trường, và sự cân bằng giữa
tổng chi phí và lợi ích thu được do giảm chất thải.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu vận hành áp dụng đối với những người tạo
ra và vận chuyển các chất thải độc hại bao gồm các bước đăng ký với các cơ quan
quy tắc, phân tích chất thải và lưu trữ hồ sơ để có thể theo dõi chất thải từ điểm tạo ra
cho đến điểm đổ bỏ cuối cùng. Họ có thể phải chịu trách nhiệm lấy được số chứng
thư của Hãng và giấy phép cho các phương tiện tạo ra chất thải, sử dụng các contenơ
vận chuyển thích hợp, và chuẩn bị một đơn khai chuyển hàng để theo dõi chất thải
khi rời địa điểm sinh ra. Trong một số nước, các quy định về giảm, tái chế, thay thế
nguyên liệu, thay đổi quá trình công nghệ và thay thế sản phẩm. Yêu cầu đối với
những người vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm lập nhãn chất thải, đóng gói
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 13 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
trước khi vận chuyển chất thải. chúng cũng bao gồm việc theo dõi, báo cáo về bất kỳ
một sự đổ thải hay tràn vãi nào xảy ra trong quá trình vận chuyển và xử lý.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành chất thải rắn cũng bị chi phối việc chọn địa
điểm, thiết kế, xây dựng và đóng cửa các phương tiện xử lý chất thải rắn.
Để giảm bớt các chất thải độc hại, người ta thường dùng các phương pháp hoàn
thiện để làm sạch không khí và các phương tiện kỹ thuật khác. Chỉ cho phép khuếch
tán chất thải độc hại vào khí quyển bằng biện pháp nâng cao độ cao ống khói, sau khi
đã sử dụng tất cả các giải pháp công nghệ và kỹ thuật hiện đại để giảm lượng ô nhiễm
thải ra.
1.4.5 Sự tiêu chuẩn hóa của các phương pháp lấy mẫu hoặc phân tích:
Các phương pháp lấy mẫu và phân tích của ngành môi trường đều có các tiêu
chuẩn yêu cầu riêng. Ngoài bộ tiêu chuẩn của ISO quy định, hầu hết các nước đều có
các tiêu chuẩn về phương pháp lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu về khí, nước, đất và
sản phẩm… của quốc gia đó.
1.5 Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn môi trường với các công cụ quản lý môi
trường khác:
Muốn quản lý môi trường có hiệu quả thì phải sử dụng phương pháp quản lý hợp
lý và sắc bén. Tổng kết kinh nghiệm quản lý môi trường của các nước phát triển cũng
như các nước đang phát triển, người ta đã tập hợp thành 2 phương cách quản lý môi
trường chủ yếu là phương cách sử dụng công cụ pháp lý và phương cách kinh tế.
Ngoài 2 phương cách quản lý môi trường trên, trong thực tế người ta còn sử dụng một
số phương cách phù trợ khác nữa, như là định giá, trợ giúp kỹ thuật, lựa chọn công
nghệ, thương lượng và sức ép của dân chúng (phong trào xanh, tẩy chay, phản đối của
cộng đồng…)
Tiêu chuẩn môi trường là một công cụ trong số các công cụ của phương cách pháp
lý. Tiêu chuẩn môi trường đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ
môi trường của quốc gia, đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp, quy củ; cơ
quan quản lý môi trường có thể dự đoán được ở mức độ hợp lý về mức ô nhiễm và
giảm đi bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt đến mức độ nào, giải quyết tranh
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 14 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
chấp môi trường dễ dàng; các cơ sở sản xuât, các tập thể, cá nhân và mọi thành viên
trông thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp bảo vệ
môi trường quốc gia.
Ngược lại, tiêu chuẩn môi trường thiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp
thiếu tính hiệu quả, chưa phát huy được tính sáng tạo của các cơ sở sản xuất trong các
phương án giải quyết môi trường, thiếu khuyến khích đối với công nghệ một khi cơ
sở sản xuất đã đạt được tiêu chuẩn môi trường so với các công cụ khác.
Do vậy, mặc dù là một công cụ quản lý môi trường riêng biệt nhưng công cụ tiêu
chuẩn môi trường vẫn hỗ trợ và bổ sung cho các công cụ khác, và ngược lại. Thông
thường, dựa vào tiêu chuẩn môi trường, nhà nước đưa ra biện pháp xử phạt hợp lý đối
với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 15 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG VÀ QUY CHUẨN
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tiêu chuẩn môi trường:
Quy định về ban hành và áp dụng tiêu chuẩn môi trường lần đầu được đưa vào hệ
thống pháp luật của nước ta từ luật bảo vệ môi trường được QH nước CHXHCNVN
thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1993. Sau đó, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã lần
lượt ban hành các TCVN về môi trường bắt buộc áp dụng tại các quyết định số 171-
QĐ/TĐC ngày 6-3-1995; số 229/QĐ-TĐC ngày 25-3-1995; số 1258-QĐ/TĐC ngày
13-7-1995; số 903/QĐ-TĐC ngày 26-4-1995; số 1025/QĐ-TĐC ngày 24-5-1995; số
1135/QĐ-TĐC ngày 19-6-1995; số 1258/QĐ-TĐC ngày 13-7-1995; số 1464/QĐ-
TĐC ngày 24-8-1995 và số 2802/QĐ-TĐC ngày 7-12-1996.
Cho đến nay, luật BVMT được QH nước CHXHCNVN thông qua ngày 29 tháng
11 năm 2005 đã giành một chương riêng quy định về khái niệm tiêu chuẩn môi
trường được hiệu chỉnh và bổ sung so với luật cũ. Tiếp theo sự ra đời của luật BVMT
2005, Bộ trưởng Bộ TNMT đã ban hành các TCVN mới về môi trường bắt buộc áp
dụng tại các quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ
trưởng BTN-MT, thông tư số 6/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của
BTN-MT,....
Năm 2006, khái niệm tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam một lần nữa được định
nghĩa phân biệt với quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại luật tiêu chuẩn vè quy chuẩn
kỹ thuật môi trường được Quốc Hội nước CHXHCNVN ban hành ngày 29 tháng 6
năm 2006.
2.2 Sự ra đời của quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở nước ta ra đời năm 2006 cùng với
thời điểm Quốc Hội ban hành luật tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường vào ngày 29
tháng 6 năm 2006. Sau đó, nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 1 tháng 8 năm 2007,
thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 và thông tư 23/2007/TT-
BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 được ban hành để hướng dẫn chi tiết việc thực
hiện luật này, nhằm đưa quy chuẩn kỹ thuật môi trường áp dụng rộng rãi vào thực
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 16 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
tiễn. Cho đến nay, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã lần lượt được ban hành tại
các quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008, quyết định số
16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008,… của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và
môi trường.
2.3 Phân biệt tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo Điều 3, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006:
“Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dung làm chuẩn
để phân loại, đánh giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.”
“Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ
con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia,
quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn
bản để bắt buộc áp dụng.”
Như vậy, các tiêu chuẩn môi trường trước đây do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng cũng tương đương với Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Theo như các khái niệm được xác định trong luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật 2006 thì hiện nay các tiêu chuẩn môi trường cũ cần được chuyển đổi và ban
hành lại dưới dạng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Tại các điểm a, b, khoản 2,
điều 11, Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuyển và Quy chuẩn kỹ thuật thì thời hạn
chuyển đổi các TCVN bắt buộc áp dụng thành QCVN trước 31/12/2008.
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 17 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
2.4 Nội dung tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Nội dung của tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường bao gồm
các vấn đề chính được quy định tại Điều 9, Luật BVMT 2005 về nội dung tiêu chuẩn
môi trường quốc gia như sau:
- Cấp độ tiêu chuẩn.
- Các thông số về môi trường và các giá trị giới hạn.
- Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn.
- Quy trình, phương pháp chỉ dẫn áp dụng tiêu chuẩn.
- Điều kiện kèm theo khi áp dụng tiêu chuẩn.
- Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích.
2.5 Quy trình xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn môi trường và quy
chuẩn kỹ thuật môi trường:
Quy trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuât môi trường của
Việt Nam được quy định theo điều 5 của NĐ 80/2006/NĐ-CP về các bước xây dựng
tiêu chuẩn môi trường quốc gia như sau:
· Tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, các tiêu chuẩn của các
nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam;
· Đánh giá các yêu cầu cơ bản đối với tiêu chuẩn môi trường quốc gia và dự
báo tác động của việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia đó;
· Xác định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các thông số và giá trị
giới hạn của từng thông số của tiêu chuẩn môi trường quốc gia kèm theo các phương
pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định thông số đó;
· Tổ chức soạn thảo tiêu chuẩn môi trường;
· Tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan và hoàn thiện dự thảo
tiêu chuẩn môi trường quốc gia;
· Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định về chuyên môn và ban
hành
Quy trình ban hành và công bố tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi
trường của Việt Nam được quy định tại Điều 13, Luật BVMT 2005 về ban hành và
công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia như sau:
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 18 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
· Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và
công nhận tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu
chuẩn hóa.
· Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, quy định lộ trình áp dụng, hệ số
khu vực, vùng, ngành cho việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với
sức chịu tải của môi trường.
· Việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường quốc gia được thực hiện năm năm
một lần; trường hợp cần thiết, việc điều chỉnh một số tiêu chuẩn không còn phù hợp,
bổ sung các tiêu chuẩn mới có thể thực hiện sớm hơn.
· Tiêu chuẩn môi trường quốc gia phải được công bố rộng rãi để tổ chức, cá
nhân biết và thực hiện.
2.6 Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo phân loại trong luật bảo vệ môi trường 2005, hệ thống tiêu chuẩn môi trường
quốc gia của Việt Nam bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và
tiêu chuẩn về chất thải.
Hình 2.1 Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia Việt Nam
Theo Khoản 2, Điều 10, luật BVMT 2005, tiêu chuẩn môi trường gồm các nhóm
tiêu chuẩn sau:
· Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác:
Chất thải Chất lượng môi trường
xung quanh
TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
VIỆT NAM
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường của Việt Nam
GVHD: ThS. Trần Thị Tường Vân 19 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến
· Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ
các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác.
· Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục
đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác.
· Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư
nông thôn.
· Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công
cộng.
Hiện nay Việt Nam đã có hơn 360 tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi
trường:
- 14 Tiêu chuẩn chung.
- 04 Tiêu chuẩn liên quan đến chất thải rắn.
- 65 Tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí.
- 184 Tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước.
- 78 Tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng đất.
- 07 Tiêu chuẩn liên quan đến t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN THI NGOC YEN.pdf