Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt Nam

Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Mong các bạn tôn trọng quyền tác giả! LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC – ĐẶC TRƯNG CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH 1.1. Hôn ước và các chế độ tài sản 3 1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng 3 1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước 4 1.1.3. Đặc điểm của hôn ước 8 1.2. Pháp luật Việt Nam với việc qui định về hôn ước 9 1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc 10 1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước 12 ngày thống nhất đất nước (1954 - 1975) 1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta 14 từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay 1.3. Hôn ước trong pháp luật một số nước trên thế giới 16 1.3.1 Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp 16 1.3.2 Hôn ước theo pháp luật của Hoa Kì 19 1.3.3 Hôn ước theo pháp luật của Nhật Bản 21 1.3.4 Hôn ước theo pháp luật của Thái Lan 22 Chương 2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 2.1 Hôn ước phổ biến và là xu hướng của thế giới 25 2.1.1 Hôn ước trong tư pháp quốc tế 25 2.1.2 Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia 27 2.2. Hôn ước phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội Việt 28 Nam hiện đại 2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình 28 2.2.2 Tình trạng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để đầu tư 31 kinh doanh riêng. 2.2.3 Tình trạng li hôn gia tăng kèm theo vấn đề chia tài sản khi li hôn 33

pdf72 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2879 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. 42 (vì theo khoản 3 thì thời điểm có hiệu lực luôn là thời điểm văn bản được công chứng chứng thực cho dù vợ chồng có thỏa thuận đó là thời điểm khác).  Hậu quả pháp lí: Hậu quả pháp lí về tài sản của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chính là sự thay đổi của các khối tài sản. Theo qui định của điều 30 Luật Hôn nhân và Gia đình thì hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là “hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Như vậy quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng được mở rộng phạm vi đó là hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sẽ thuộc sở hữu riêng của vợ chồng, phần tài sản chung chưa chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Nghị định 70 hướng dẫn chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình đã qui định thêm về hậu quả chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân như sau: “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác102”. Tuy nhiên qui định trên thực tế đã làm thay đổi chế độ tài sản vợ chồng (ngay cả tên điều 9 của Nghị định cũng là “khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng”). Theo qui định này thì chỉ có những tài sản được tặng cho, thừa kế chung, tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung và những hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản chung mới thuộc khối tài sản chung, còn những tài sản là thu nhập hợp pháp của vợ chồng như lương, tài sản mà một người tạo ra trong thời kì hôn nhân thuộc khối tài sản riêng của vợ chồng…do đó nếu như vợ chồng quyết định chia tất cả tài sản chung thì khối tài sản chung sẽ gần như không còn có thể tồn tại nếu không được thừa kế chung, tặng cho chung hay vợ chồng không khôi phục lại chế độ tài sản chung. Có ý kiến cho rằng qui định này thực chất là đã chấp nhận chế độ biệt sản của vợ chồng103, có ý kiến cho rằng qui định này là trái luật và phải bị vô hiệu hóa104.  Theo người viết, về căn bản, qui định về thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân đã làm thay đổi một phần căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng mà không kéo theo sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng 102 Khoản 2 điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001. 103 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, sđd, tr. 253. 104 TS. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lí luận về các phương pháp phân tích luật viết, NXB Tư pháp 2006, tr. 123. 43 một cách phù hợp. Theo qui định về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, chế độ biệt sản có thể được xác lập mà khi đó không hề có một qui định nào bảo vệ cho lợi ích chung của gia đình ngoại trừ qui định về trách nhiệm liên đới của vợ chồng với các giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng như cầu thiết yếu của gia đình105 song các nhu cầu cần thiết không phải lúc nào cũng được xem là thiết yếu. Theo người viết, cần qui định thêm hệ quả về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng đã bị thay đổi. 2.3.2.2. Thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung Qui định về nhập tài sản riêng của vợ chồng vào khối tài sản chung đã tồn tại trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 qui định “đối với tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kì hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng” và việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo qui định của Nghị định số 45-HĐBT ngày 27/2/1991 về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước106. Theo Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình: Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung; Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình: tài sản chung của vợ chồng gồm cả những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; như vậy, theo những qui định này vợ chồng có quyền thỏa thuận nhập tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng. Mặc dù vợ chồng có thể thỏa thuận miệng việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung và theo qui định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì khối tài sản chung luôn có xu hướng hút khối tài sản riêng107 nhưng để tránh những tranh chấp về tài sản sau này (bao gồm cả việc vợ chồng tranh chấp tài sản khi li hôn hay tranh chấp tài sản với người thứ ba khi vợ chồng lợi dụng qui định này để tẩu táng tài sản108), Điều 13 Nghị định số 70 đã qui định: 105 Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình” 106 Điều 27 Nghị định số 45- HĐBT có qui định: “Công chứng viên chứng nhận tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản đó được nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng trên cơ sở đơn của người có tài sản đó” 107 Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (tập 2), tr. 9 108 Nếu không qui định bắt buộc phải lập bằng văn bản thì khi vợ hoặc chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng vợ chồng có thể thông đồng để khẳng định rằng tài sản đó đã được nhập thành tài sản chung và đã chi dùng cho đời sống chung hoặc khi tài sản đó tồn tại thì chỉ một nửa giá trị tài sản đó phải thanh toán cho nghĩa vụ riêng. 44 “1. Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ kí của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo qui định của pháp luật. 2. Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo qui định tại Điều 11 của Nghị định này”. Thực tế, thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung của vợ chồng chỉ có tác dụng chuyển các tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung mà không hề phát sinh hậu quả về căn cứ xác lập tài sản vợ chồng trong tương lai. 2.3.2.3. Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng được qui định trong Nghị định 70 tại Điều 9: Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng109 và Điều 10: Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung110. Về cơ bản có thể thấy rằng Nghị định 70 qui định thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng với hình thức và hiệu lực tương đương với thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng. Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng làm thay đổi căn cứ xác lập tài sản vợ chồng. Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có những đặc trưng quan trọng về thời điểm và hậu quả pháp lí.  Chỉ có thể lập thỏa thuận khôi phục tài sản chung của vợ chồng sau đã chia tài sản chung của vợ chồng. Có thể nói rằng chỉ có việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân mới làm thay đổi chế độ tài sản của vợ chồng 109 Điều 9: “1.Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó muốn khôi phục chế độ tài sản chung, thì vợ chồng phải thoả thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau đây:a) Lý do khôi phục chế độ tài sản chung;b) Phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên;c) Phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nếu có;d) Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung;đ) Các nội dung khác, nếu có.2. Văn bản thoả thuận phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.” 110 Điều 10: “1. Trong trường hợp văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản. 2. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng phải được công chứng hoặc chứng thực và việc khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.3. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung cũng phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và có hiệu lực kể từ ngày được công chứng, chứng thực.” 45 nên việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ được đặt ra sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng.  Nếu như với thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân: tại thời điểm lập thỏa thuận vợ chồng buộc phải có tài sản chung, với thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung: tại thời điểm lập thỏa thuận vợ hoặc chồng hoặc cả hai buộc phải có tài sản riêng, thì vợ chồng không cần có bất cứ một loại tài sản nào cũng vẫn được lập thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng. Sở dĩ như vậy là bởi điều quan trọng nhất của thỏa thuận này là đưa căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng trở về nguyên vẹn như qui định của luật. Hậu quả pháp lí của thỏa thuận này là khôi phục lại căn cứ xác lập tài sản như pháp luật đã định (tài sản tạo ra thu nhập trong thời kì hôn nhân là tài sản chung, hoa lợi lợi tức phát sinh từ mọi loài tài sản là tài sản chung); trong khi hậu quả pháp lí của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là làm thay đổi căn cứ xác lập tài sản (vợ chồng có thể thỏa thuận các tài sản tạo ra thu nhập được hay hoa lợi lợi tức phát sinh từ các loại tài sản (trừ tài sản chung không chia) sau khi chia là tài sản chung hay tài sản riêng) còn thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung thì chẳng làm phát sinh hậu quả pháp lí nào đối với các tài sản vợ chồng tạo ra thu nhập hay hoa lợi lợi tức với các loại tài sản sau khi nhập.  Nhận xét chung về những qui định cho phép vợ chồng được thỏa thuận làm thay đổi về căn cứ xác lập tài sản Thứ nhất, các thỏa thuận này thực chất chỉ là thỏa thuận làm thay đổi về căn cứ xác lập tài sản vợ chồng (không bao gồm thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với tài sản hay cách thức phân chia tài sản111) đối với một số loại tài sản (không bao gồm tài sản được tặng cho, thừa kế). Thứ hai, pháp luật không hề hạn chế đối với việc lập các văn bản thỏa thuận kể trên: không hạn chế về số lần lập thỏa thuận, không hạn chế về số loại thỏa thuận được lập, chỉ cần thời gian lập thỏa thuận là trong thời kì hôn nhân (có thể là ngay sau khi kết hôn hay ngay trước khi li hôn) và điều kiện lập thỏa thuận chỉ là lí do chính đáng, không được lập để nhằm trốn tránh một số nghĩa vụ dân sự. Thứ ba, qua các văn bản thỏa thuận, vợ chồng hoàn toàn có thể tự thỏa thuận một cách tùy ý về hậu quả pháp lí đối với các tài sản sẽ phát sinh trong tương lai 111 Thỏa thuận về căn cứ xác lập, quyền và nghĩa vụ và cách thức phân chia tài sản vợ chồng chính là thỏa thuận về toàn bộ chế độ tài sản vợ chồng. 46 bao gồm hoa lợi lợi tức và thu nhập hợp pháp của vợ chồng (không bao gồm tài sản được tặng cho thừa kế có thể phát sinh trong tương lai). Thứ tư, qua các loại thỏa thuận đã nêu, một loại tài sản thuộc khối tài sản chung đều có thể chuyển thành tài sản riêng của vợ hoặc chồng và ngược lại (như ở bảng dưới) Kí hiệu: N: Thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung; C: Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân K: Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng KHÔNG CÓ THỎA THUẬN DÙNG THỎA THUẬN CÁC TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC Thuộc khối tài sản Chuyển đổi sang khối tài sản khác Chuyển đổi về khối tài sản cũ Tài sản riêng mà vợ chồng có trước khi lập thỏa thuận Riêng N C Tài sản chung mà vợ chồng có trước khi lập thỏa thuận Chung C K, N Tài sản tạo ra, thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kì hôn nhân Chung C K, N Hoa lợi lợi tức phát sinh từ các loại tài sản của vợ chồng Chung C K Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng Không thể thỏa thuận trước về loại tài sản này trong các văn bản thỏa thuận, nó mặc định là tài sản riêng Tài sản được thừa kế chung, tặng cho chung Không thể thỏa thuận trước về loại tài sản này trong các văn bản thỏa thuận, nó mặc định là tài sản chung Cuối cùng, nếu xem xét một cách tổng thể có thể hoài nghi rằng: việc thỏa thuận trước nhằm mục đích làm thay đổi về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân phải chăng đã được pháp luật Việt Nam gián tiếp thừa nhận? Theo người viết hoàn toàn có thể làm được điều này thông qua việc lập các bản thỏa thuận được cho phép. Có thể hình dung một cách đơn giản như sau: ngay sau khi kết hôn, vợ chồng thỏa thuận nhập tất cả tài sản hiện có vào khối tài sản chung, ngay sau khi việc nhập tài sản này có hiệu lực, vợ chồng lại thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, với thỏa thuận này vợ chồng hoàn toàn có quyền phân định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng, hậu quả pháp lí đối với việc 47 chia tài sản này. Điều này cũng có nghĩa là vợ chồng được hoàn toàn định đoạt với các tài sản sẽ phát sinh trong tương lai (không bao gồm tài sản sẽ được thừa kế, tặng cho). 2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC ÁP DỤNG HÔN ƯỚC TẠI VIỆT NAM 2.4.1. Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà vợ chồng được thỏa thuận và lộ trình áp dụng hôn ước 2.4.1.1. Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà vợ chồng được thỏa thuận Phù hợp với quá trình phát triển của kinh tế xã hội, pháp luật về tài sản của vợ chồng cần được hoàn thiện dần theo các nguyên tắc: - Phải đảm bảo cho các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường phát huy được tác động tích cực của nó. - Phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Quy định quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng không những chỉ tồn tại trong luật hôn nhân và gia đình mà còn cần được ghi nhận trong các luật chuyên ngành khác. Mặt khác, các văn bản dưới luật cần phù hợp với luật, không được mâu thuẫn và vượt qua luật. - Phải đảm bảo sự rõ ràng, cụ thể và tính khả thi của các qui phạm pháp luật. - Phải phù hợp với quan niệm và dư luận xã hội.  Sự cần thiết phải sửa đổi và hoàn thiện qui định về chia tài sản chung của vợ chồng Như đã phân tích, nhu cầu có một qui định cho phép vợ chồng thỏa thuận về các vấn đề tài sản là cần thiết. Hiện nay tuy đã có qui định cho phép vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và nhập tài sản riêng thành tài sản chung, khôi phục chế độ tài sản chung nhưng những qui định này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế đặc biệt là thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Về hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung: thỏa thuận này không nhất thiết phải công chứng, chứng thực và không cần công bố. Việc công chứng chứng thực đảm bảo tính hiệu lực và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra cho các chủ thể. Song trong trường hợp này và với tình hình của xã hội Việt Nam thì khả năng xảy ra rủi ro đối với nhà nước và với các bên thứ ba lớn hơn nhiều so với rủi ro xảy ra với một bên vợ chồng, bởi rất có thể vợ chồng sẽ lập văn bản chia tài sản chung và 48 ghi thời điểm lập là thời điểm trong quá khứ để chuyển hết các động sản không cần đăng kí cho một người để trốn tránh các nghĩa vụ riêng với người còn lại. Vậy nên qui định về hình thức của thỏa thuận này một cách chặt chẽ hơn là điều cần thiết. Về hậu quả pháp lí: Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân có làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng hay không vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận. Bởi lẽ các qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không thể trả lời cho câu hỏi này, hơn nữa các qui định về hậu quả của chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trong Nghị định 70 lại bị cho rằng mâu thuẫn với Luật hôn nhân gia đình. Việc qui định rõ hơn hậu quả pháp lí của các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng là điều cần thiết. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân với những qui định chặt chẽ hơn là một giải pháp cần thiết và phù hợp với thời điểm hiện nay.  Thỏa thuận về căn cứ tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân Như đã đề cập ở trên thì thỏa thuận trước nhằm mục đích thay đổi về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân đã được pháp luật Việt Nam gián tiếp thừa nhận. Về bản chất, việc gián tiếp hay trực tiếp thừa nhận này hoàn toàn không phải là thừa nhận chế độ tài sản ước định mà chỉ là thừa nhận một phần thỏa thuận của vợ chồng về căn cứ xác lập tài sản dựa trên cơ sở của chế độ tài sản pháp định. Là một nước đang phát triển và đang xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Việt Nam mang có những đặc thù riêng biệt về điều kiện kinh tế và quan niệm xã hội. Các quan niệm xã hội mới và cũ, truyền thống và được du nhập đan xen nhau vô cùng phức tạp. Thực tế đó khiến cho việc xây dựng pháp luật đặc biệt là việc nghiên cứu, so sánh, cấy ghép pháp luật trở nên khó khăn, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Trung Quốc là một quốc gia có nhiều điều kiện kinh tế, đặc điểm xã hội, quan niệm và truyền thống tương tự như Việt Nam, việc nghiên cứu so sánh pháp luật Trung Quốc là một trong những điều nên làm trong công tác xây dựng pháp luật. Quyền sở hữu của vợ chồng ở Trung Quốc được điều chỉnh theo phương thức qui ước của vợ chồng song song với những qui định của pháp luật: Theo qui định của điều 17 Luật Hôn nhân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sửa đổi năm 2001): “Trong thời gian còn duy trì quan hệ hôn nhân những tài sản dưới đây thuộc về sở hữu chung của hai vợ chồng 49  Lương, tiền thưởng  Lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh  Lợi nhuận từ quyền sở hữu tài sản trí thức  Tài sản có được nhờ thừa kế, hiến tặng nhưng ngoài quy định tại điều 18 chương 3 của luật này  Những tài sản khác mà cần thuộc về sở hữu chung. Đối với những tài sản thuộc sở hữu chung, hai vợ chồng bình đẳng về quyền xử lí”. Tuy nhiên Luật Hôn nhân (sửa đổi năm 2001) có qui định cho vợ chồng qui ước để những tài sản trên không còn là tài sản chung nữa. Theo điều 19: “Hai vợ chồng có thể qui ước những tài sản có được trong thời gian quan hệ hôn nhân còn duy trì và những tài sản trước hôn nhân thuộc về sở hữu cá nhân, sở hữu chung hoặc sở hữu cá nhân bộ phận, sở hữu chung bộ phận. Qui ước được ghi lại bằng văn bản. Nếu không có qui ước hoặc qui ước không rõ ràng, áp dụng thích hợp theo qui định của Điều 17 và 18 luật này. Qui ước về những tài sản có được trong thời gian quan hệ hôn nhân đang được duy trì và những tài sản trước hôn nhân, có sức ràng buộc đối với cả hai phía”. Theo qui định đó thì vợ chồng hoàn toàn có thể thương lượng với nhau về vấn đề tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Việc qui ước này phải được lập thành văn bản, văn bản này có thể được công chứng. Nếu không có bản thỏa thuận này hoặc bản thỏa thuận này không rõ ràng thì mới áp dụng thích hợp theo điều 17 và điều 18 (qui định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng). 2.4.1.2. Lộ trình áp dụng hôn ước Hôn ước là một chế định hoàn toàn xa lạ với pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nó không đơn thuần chỉ là một văn bản thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản vợ chồng như thỏa thuận về tài sản vợ chồng và được lập trước khi kết hôn, nó là văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng (nó cho phép vợ chồng được thỏa thuận về cả quyền và nghĩa vụ về tài sản, cách thức phân chia tài sản), nó thuộc về chế độ tài sản ước định trong khi thỏa thuận về tài sản của vợ chồng lại thuộc chế độ tài sản pháp định, biểu hiện rõ nét nhất của điều đó là nó cho phép vợ chồng được thỏa thuận để lựa chọn luật áp dụng. Từ chỗ chỉ chấp nhận chế độ tài sản pháp định đến chỗ thừa nhận cả chế độ tài sản ước định là cả một quá trình cần có 50 bước quá độ. Chính vì thế người viết cho rằng để hôn ước được áp dụng tại Việt Nam cần một lộ trình phù hợp. Bước đầu nên thừa nhận thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, thỏa thuận về tài sản vợ chồng nên được qui định chặt chẽ và được ghi nhận trong dự thảo luật hôn nhân và gia đình gần nhất. Sau một thời gian hợp lí áp dụng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng và dựa vào nhiều yếu tố mới trong sự thay đổi của điều kiện xã hội thì mới đưa qui định hôn ước vào pháp luật trong lần sửa đổi luật hôn nhân và gia đình tiếp theo. 2.4.2. Hình thức và nội dung của các qui định kiến nghị áp dụng 2.4.2.1. Thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân  Phác thảo Điều kiện được thỏa thuận: Sau khi kết hôn và có lí do chính đáng. Lí do chính đáng sẽ do cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Theo người viết, hầu hết các trường hợp vợ chồng thỏa thuận về tài sản của mình trong thời kì hôn nhân đều xuất phát từ lí do chính đáng song cũng có thể có một số trường hợp được xem là lí do không chính đáng như: thỏa thuận tất cả các tài sản đều thuộc về một người để người kia phải phụ thuộc vì không tự tạo ra thu nhập. Các tài sản được thỏa thuận: Các tài sản được thỏa thuận chỉ bao gồm tài sản có sẵn trước khi thỏa thuận, tài sản do vợ chồng tạo ra, hoa lợi lợi tức phát sinh từ các loại tài sản trong thời kì hôn nhân và thu nhập trong thời kì hôn nhân. Các tài sản do vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung không thể thỏa thuận trước vì như thế có thể sẽ không đảm bảo cho ý chí của người tặng cho, người để lại di sản. Hình thức thỏa thuận: Thỏa thuận phải lập bằng văn bản có chữ kí của cả hai vợ chồng và được xác thực bởi tòa án nơi vợ chồng cư trú. Người viết cũng đề nghị về việc nên có một tòa án chuyên biệt thụ lí và giải quyết các vấn đề về gia đình: như đăng kí kết hôn (việc kết hôn nên được thực hiện bởi tòa án ở khu vực cư trú chứ không phải là ủy ban nhân dân bởi việc li hôn và kết hôn được thực hiện bởi hai loại cơ quan khác nhau này sẽ khiến cho việc cung cấp thông tin trở nên khó khăn hơn), li hôn, công nhận và cho thi hành bản án li hôn của vợ chồng có yếu tố nước ngoài, hủy hôn, chia tài sản vợ chồng, … hơn nữa tòa án nên được tổ chức 51 theo khu vực chứ không phải theo đơn vị hành chính, đã có nhiều quan điểm cho rằng nên áp dụng theo mô hình này. Hậu quả pháp lí: Hậu quả pháp lí do vợ chồng thỏa thuận tuy nhiên phải bao gồm cả vấn đề quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với gia đình trong trường hợp khối tài sản chung không còn. Hậu quả pháp lí của việc thỏa thuận này phải được tòa án giải quyết các vấn đề về gia đình tại khu vực cư trú của vợ chồng xác nhận. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba: thỏa thuận về tài sản của vợ chồng cần được công bố công khai tại trụ sở của tòa án khu vực cư trú. Pháp luật chuyên ngành cần có qui định: trong các giao dịch về tài sản của cá nhân phải có điều khoản về thỏa thuận về tài sản vợ chồng, nếu có một có sự thay đổi về tình trạng tài sản vợ chồng của cá nhân thì phải sửa đổi hợp đồng. Trong trường hợp có tranh chấp hợp đồng liên quan đến tài sản vợ chồng mà không có điều khoản về tài sản vợ chồng hoặc điều khoản về tài sản vợ chồng qui định không rõ thì bên có lỗi sẽ phải chịu trách nhiệm. Theo người viết nên có qui định như vậy bởi mỗi cá nhân cần phải tự có trách nhiệm với những giao dịch do mình thực hiện, hơn nữa qui định này sẽ khiến cho ít nhất một bên buộc phải biết về tình trạng tài sản và không được coi là ngay tình khi có thiệt hại xảy ra do tình trạng tài sản vợ chồng, như vậy ít nhất sẽ có một bên có lỗi và buộc phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra. Thay đổi, hủy bỏ thỏa thuận: để đảm bảo tính ổn định của chế độ tài sản vợ chồng, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng chỉ có thể thay đổi, hủy bỏ sau một năm áp dụng, và việc thay đổi hủy bỏ này phải được tòa án giải quyết các vấn đề về gia đình tại khu vực cư trú của vợ chồng xác nhận và phải được công bố công khai tại trụ sở của tòa án đó.  Qui định pháp luật Lưu ý: Một số điều kiện tiên quyết:  Trong quá trình cải cách tư pháp, tòa án đã được phân theo khu vực xét xử chứ không phân theo đơn vị hành chính.  Đã hình thành tòa án chuyên giải quyết các vấn đề về gia đình, bao gồm kết hôn, li hôn, các tranh chấp tài sản…. Điều x: Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng 1. Trong thời kì hôn nhân vợ chồng có thể thỏa thuận những tài sản sau đây là tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ chồng. 52 a) Các tài sản hiện có là tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ chồng b) Thu nhập hợp pháp của vợ chồng c) Tài sản vợ chồng sẽ tạo ra trong thời kì hôn nhân d) Hoa lợi lợi tức sẽ thu được từ các tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân e) Các thu nhập hợp pháp khác không phát sinh từ tài sản được tặng cho, thừa kế sau khi lập thỏa thuận. 2. Thỏa thuận phải được lập thành văn bản, có chữ kí của cả hai vợ chồng và được xác thực tại tòa án giải quyết các vấn đề gia đình tại nơi cư trú. 3. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải được công bố tại trụ sở của tòa án giải quyết các vấn đề gia đình. Điều khoản về tình trạng tài sản của vợ chồng phải được ghi trong các hợp đồng do vợ, chồng kí kết. Điều x: Sửa đổi, hủy bỏ thỏa thuận về tài sản vợ chồng Sau một năm áp dụng, vợ chồng có thể sửa đổi, hủy bỏ thỏa thuận về tài sản của vợ chồng. Việc sửa đổi phải được lập thành văn bản và được tòa án giải quyết các vấn đề gia đình tại nơi cư trú xác thực. Việc sửa đổi, hủy bỏ phải được công bố tại trụ sở của tòa án tại nơi cư trú. 2.4.2.2. Hôn ước  Phác thảo Điều kiện lập hôn ước: Trước khi kết hôn, hai người nam nữ có thể lập hôn ước qui định về chế độ tài sản vợ chồng được áp dụng trong thời kì hôn nhân. Các vấn đề có thể thỏa thuận: Trong hôn ước, hai vợ chồng có thể thỏa về căn cứ xác lập tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với tài sản vợ chồng nhưng không được trái với các quyền nhân thân đã được pháp luật qui định. Ngoài ra với các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, vợ chồng có thể thỏa thuận chọn luật của quốc gia nơi vợ chồng có quốc tịch hoặc nơi cư trú sau khi kết hôn mà có kí kết điều ước quốc tế với Việt Nam qui định về chế độ tài sản vợ chồng để điều chỉnh. Các vấn đề mà vợ chồng không thỏa thuận sẽ được áp dụng theo pháp luật của quốc gia mà vợ chồng đã lựa chọn để điều chỉnh vấn đề tài sản của mình, nếu không thỏa thuận về luật được áp dụng sẽ áp dụng luật của Việt Nam. 53 Hình thức: Hôn ước phải được lập bằng văn bản và được công chứng trước khi kết hôn. Khi kết hôn, bản hôn ước đã được công chứng còn phải được xác thực tính hợp pháp của cơ quan đăng kí kết hôn. Hôn ước phải được công bố tại trụ sở của tòa án khu vực đăng kí kết hôn. Điều khoản về tình trạng tài sản vợ chồng phải được ghi trong các hợp đồng do vợ chồng kí kết, nếu phát sinh tranh chấp do điều khoản này thì bên có lỗi phải chịu trách nhiệm. Hiệu lực: Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn nhân. Sửa đổi, hủy bỏ: Sau một năm áp dụng, vợ chồng có thể sửa đổi hủy bỏ các nội dung của hôn ước. Việc sửa đổi, hủy bỏ này cũng phải được lập bằng văn bản, được công chứng và xác thực của tòa án nơi vợ chồng cư trú. Tòa án đã xác thực việc sửa đổi hủy bỏ hôn ước phải có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến tòa án nơi xác thực việc lập hôn ước về việc hôn nước đã được sửa đổi hủy bỏ.  Qui định pháp luật Điều x: Giải thích từ ngữ … x) Hôn ước: văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng do hai bên nam nữ lập trước khi kết hôn. … Điều x: Luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng 1.Pháp luật Việt Nam chỉ qui định về chế độ tài sản của vợ chồng khi vợ chồng không lập hôn ước hoặc khi vợ chồng có hôn ước mà hôn ước không giải quyết hết được các vấn đề về tài sản. Hôn ước được lập không được trái với đạo đức xã hội và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. 2. Trong trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, vợ chồng chỉ có thể lựa chọn luật áp dụng của quốc gia là nơi vợ chồng có quốc tịch hoặc nơi cư trú sau khi kết hôn mà có kí kết điều ước quốc tế với Việt Nam qui định về chế độ tài sản vợ chồng. … Điều x: Hôn ước 1. Hôn ước phải được lập bằng văn bản trước khi kết hôn, có chữ kí của cả hai người nam nữ sắp kết hôn, được công chứng trước khi kết hôn. 54 2. Hôn ước phải được tòa án nơi đăng kí kết hôn xác thực. Nguyên tắc xác thực do Chính phủ qui định. 3. Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn nhân. 4. Hôn ước phải được công bố công khai tại trụ sở tòa án nơi đăng kí kết hôn. Điều khoản về tình trạng tài sản của vợ chồng phải được ghi trong các hợp đồng do vợ, chồng kí kết. Điều x: Sửa đổi hủy bỏ hôn ước Sau một năm áp dụng, vợ chồng có thể sửa đổi, hủy bỏ hôn ước. Việc sửa đổi phải được lập thành văn bản và được tòa án giải quyết các vấn đề gia đình tại nơi cư trú xác thực. Việc sửa đổi, hủy bỏ phải được công bố tại trụ sở của tòa án tại nơi cư trú. 55 LỜI KẾT Có lẽ việc lập kế hoạch hay hơn nữa là việc hoạch định tương lai vẫn chưa trở thành thói quen của người Việt, hoặc người Việt vẫn duy tình mà cho rằng lễ nghĩa và đạo lí vẫn còn giúp giữ yên ổn được gia đình của họ trong khi hội nhập, toàn cầu hóa, kinh tế thị trường… đang tạo thành một vòng xoáy cuốn theo tất cả các yếu tố xã hội. Dùng góc nhìn của động lực học*, chúng ta sẽ nhận ra rằng nếu như gia đình vẫn đứng im và không thay đổi thì nó sẽ dễ bị vòng xoáy kia phá vỡ, nhưng nếu nó biết vận động một cách phù hợp thì sẽ giữ được sự ổn định tương đối. Hôn ước là một yếu tố giúp cho gia đình có được một phần của sự vận động như vậy. Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng vào thời điểm này đề cập tới hôn ước là chưa phù hợp, là còn quá sớm. Vào thời điểm soạn thảo Bộ luật hình sự năm 1999 cũng vậy, người ta đã gạt đi vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân để rồi 10 năm sau, giới luật gia tốn bao giấy mực để giải quyết Vedan – pháp nhân đã “bức tử” dòng sông Thị Vải. Vậy nên người viết cho rằng nghiên cứu và xây dựng một giải pháp pháp lí cho hôn ước là điều cần thiết. Đề tài “Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn nước vào Việt Nam” đã hoàn thành với những nội dung chủ yếu sau:  khái quát về hôn ước – đặc trưng của chế độ tài sản ước định  phân tích và bình luận về hôn ước ở Việt Nam qua từng thời kì lịch sử;  khái quát được về hôn ước ở các nước có các đặc điểm hình thái xã hội và pháp luật khác nhau;  nghiên cứu xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam để thấy được sự phù hợp của hôn ước  phân tích các qui định của pháp luật để đề nghị một giải pháp phù hợp cho việc áp dụng hôn ước ở Việt Nam. * Động lực học được nói tới ở đây là một nguyên lí của vật lí cổ điển (vật lí Newton) 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Almanach những nên văn minh thế giới, NXB Văn hóa thông tin, 1996 2. Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 (công bố ngày 26/6/2008), www.un.org.vn 3. TS. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Luật thi hành án dân sự Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB CAND, 2007 4. Trịnh Hòa Bình, Sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện đại, Tạp chí hoạt động khoa học tháng 6/2006 5. Bộ Dân luật Bắc kì 1931 6. Bộ Dân luật Trung kì 1936 7. Bộ Dân luật (Công báo VNCH số 11 đặc biệt ngày 28/2/1973), Sài Gòn 1973 8. Bộ luật Dân sự năm 2005 (Luật số 33/2005/QH11) 9. Bộ luật Dân sự Pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005 10. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Luật số 24/2004/QH11) 11. Bộ Tư pháp (Vụ pháp luật Quốc tế), Pháp luật tương trợ tư pháp quốc tế (Tài liệu tham khảo xây dựng dự án luật tương trợ tư pháp), NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006 12. TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008 13. ThS Nguyễn Văn Cừ, ThS Ngô Thị Hường, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 14. Nguyễn Ngọc Đào, Luật La mã, NXB Đại học Tổng hợp, 1994 15. TS. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lí luận về các phương pháp phân tích luật viết, NXB Tư pháp 2006 16. Th.S Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, NXB ĐHQG tp. Hồ Chí Minh, 2007 17. Nguyễn Hồng Hải, Xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lí luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội, 2002 57 18. Nguyễn Hồng Hải, Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, tạp chí luật học số 3 năm 1998 19. Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam (tập 1 Hôn sản – Tư sản), Sài Gòn tháng 2 năm 1960 20. Th.S Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam, bài viết được đăng trên 21. Th.S Bùi Minh Hồng, Quan hệ về tài sản của vợ chồng trong hoạt động hợp tác sản xuất, kinh doanh theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2008 22. Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp 23. Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (tập 1), www.edu.net.vn 24. Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (tập 2), www.edu.net.vn 25. TS. Nguyễn Phương Lan, Tổng thuật kết quả nghiên cứu, Bài viết trong Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường Đại học Luật Hà Nội 26. ThS. Nguyễn Thị Lan, Một số vấn đề về nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Bài viết trong Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008 27. Luật Doanh nghiệp năm 2005 (luật số 60/2005/QH11) 28. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 (luật số 2/SL ban hành ngày 29/12/1959) 29. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 (luật số 21-LCT/HĐNN7) 30. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (luật số 22/2000/QH10) 31. Luật Thi hành án dân sự (Luật số 28/2008/QH12) 58 32. Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược giảng – Luật gia đình – quyển 1, tập 1, Sài Gòn, 1973 33. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 34. Nghị định của Chính phủ số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 35. Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 qui định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình 36. Nghị định của Hội đồng bộ trưởng số 45- HĐBT ngày 27/2/1991 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước 37. Phạm Thị Linh Nhâm, Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, Đề tài tham dự cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008 (đọc bản PDF tại www.phamlinhnham.wordpress.com) 38. Nội san Quốc hội khóa 1/58 Thảo luận và biểu quyết dự án Luật Gia đình, Sài Gòn, 1958 39. Đặng Hoàng Oanh, Tổng quan về hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế, webside Bộ tư pháp www.moj.gov.vn ngày 04/04/2008. 40. Szilagy Vilmos, Hôn nhân trong tương lai (người dịch: Lê Thị Nguyệt), NXB Phụ nữ 41. Lê Thảo, Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, tạp chí cộng sản online ngày 23/2/2009. 42. Nguyễn Quế Thương, Suy nghĩ về phân kì lịch sử Thái Lan và phân kì lịch sử pháp luật Thái Lan, website Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện khoa học xã hội Việt Nam, 43. Câu lạc bộ Luật Gia Trẻ, Tài liệu thảo luận chuyên đề Hợp đồng hôn nhân – xu hướng của thời đại, Nội san Luật Gia Trẻ ngày 25/10/2009 (đọc bản PDF tại www.luatgiatre.wordpress.com) 44. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006 59 45. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã (chủ biên ThS Nguyễn Minh Tuấn), NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2001 46. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008 47. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình (TS. Nguyễn Văn Cừ chủ biên), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009 48. www.doisongphapluat.com.vn (7/10/2008), Quảng Bình: nỗi cay đắng từ vụ li hôn của một gia đình tỉ phú 49. www.chungta.com (30/3/2007), Nhân vụ li hôn 1.000 tỉ, nghĩ về thị trường hôn nhân ở Việt Nam 50. www.dantri.com (21/1/2010), Kinh hãi những vụ li hôn kiệt nghĩa, cạn tình 51. www.dpi.hochiminhcity.gov.vn (18/4/2010) Thống kê doanh nghiệp năm 2010 52. www.giadinh.net.vn (15/3/2009), Li hôn: rắc rối chuyện riêng chung 53. www.giadinh.net.vn (5/2/2010)180.000 người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài 54. www.mof.gov.vn (7/12/2006) 55. www.netlife.com.vn (9/8/2009) Tiền bạc: mối đe dọa hạnh phúc gia đình 56. www.tgphanoi.org (website của Tổng Giáo phận Hà Nội), các giáo lí về hôn nhân TIẾNG ANH 57. Convention on the law applicable to matrimonial property regimes, (Công ước Lahay về luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng, xem bản lược dịch sang Tiếng Việt của người viết tại www.phamlinhnham.wordpress.com) 58. Japanese Civil Code (part IV and part V) &dn=1&yo=&x=14&y=25&al[]=C&ky=&page=13&vm=02 59. Mahar Heather, Why Are There So Few Prenuptial Agreements?, Harvard Law School John M. Olin Center for Law, Economics and Business Discussion Paper Series. Paper 436, 60 60. Marriage Law of the People's Republic of China 61. Notarization Law of the People's Republic of China 62. Ronald B. Standler (Copyright 2003), Prenuptial and Postnuptial contract Law in the USA, www.rbs2.com/dcontract2.pdf 63. Thailand Civil and Commercil Code 64. The Code Napoleon 1804 65. Uniform premarital agreement Act (Đạo luật về hôn ước của Hoa Kì, xem bản lược dịch sang Tiếng Việt của người viết tại www.phamlinhnham.wordpress.com) 66. - 1 - Phụ lục 1 Mẫu văn bản thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân* CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- VĂN BẢN THỎA THUẬN VỀ CĂN CỨ XÁC LẬP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN Tại ……………………………………. …, chúng tôi gồm: Ông: ............ …………………Sinh ngày:………….. Chứng minh nhân dân số:…………………………………………. Do công an ……………………..cấp ngày…………….. Bà:……………………...Sinh ngày:……………….. Chứng minh nhân dân số:…………………………………………. Do công an ……………………..cấp ngày…………….. Chúng tôi là vợ chồng theo giấy đăng kí kết hôn số ……….do Tòa án khu vực……………………cấp ngày ………….. Vì lí do……………………………………….. Chúng tôi thỏa thuận về tài sản của vợ chồng chúng tôi như sau: Điều 1: Thỏa thuận về các tài sản riêng đang tồn tại hiện hữu. Tài sản của vợ: (phải mô tả rõ về tài sản) …………………………………………………………………………………… Tài sản của chồng: (phải mô tả rõ về tài sản) …………………………………………………………………………………… Chúng tôi thỏa thuận (ghi rõ từng tài sản liệt kê ở trên thuộc khối tài sản chung hay thuộc tài sản riêng của ai) * Người viết lập dựa vào các mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng, văn bản cam kết về tài sản được ban hành kèm theo quyết định số 123/2005/QĐ-UBND ngày 15/7/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. - 2 - …………………………………………………………………………………… Điều 2: Thỏa thuận về các tài sản chung đang tồn tại hiện hữu. Tài sản chung của chúng tôi gồm có (phải mô tả rõ về tài sản, trường hợp tài sản có do được tặng cho chung, thừa kế chung phải khi gõ nguồn gốc là được tặng cho chung và thừa kế chung) Chúng tôi thỏa thuận …………………………………………………………………………………… Điều 3: Thỏa thuận về các tài sản vợ chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp của vợ chồng sẽ phát sinh trong thời kì hôn nhân. Chúng tôi thỏa thuận (ghi rõ phần thu nhập nào sẽ thuộc khối tài sản chung hay tài sản riêng của ai) ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Điều 4. Thỏa thuận riêng về hoa lợi lợi tức phát sinh Chúng tôi thỏa thuận (ghi rõ phần thu nhập nào sẽ thuộc khối tài sản chung hay tài sản riêng của ai) ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Điều 5. Các thỏa thuận khác …………………………………………………………………………………… Điều 6. Cam đoan của vợ chồng 1. Việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng chúng tôi được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng chúng tôi và không trái pháp luật; 2. Tài sản mà chúng tôi đã thỏa thuận và tồn tại hiện hữu thuộc sở hữu hợp pháp của chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong thỏa thuận này là đúng sự thật; 3. Việc thỏa thuận trên không nhằm trốn tránh bất kì nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định nó được lập ra là nhằm để trốn tránh nghĩa vụ tài sản; - 3 - 4. Những tài sản mà vợ chồng chúng tôi được tặng cho chung, thừa kế chung sau này (nếu có) sẽ thuộc khối tài sản chung. Những tài sản mà người vợ (chồng) được tặng cho riêng, thừa kế riêng sau này (nếu có) sẽ thuộc khôi tài sản riêng của người vợ (chồng); 5. Trong trường hợp những tài sản của chung vợ chồng mà theo thỏa thuận này không xác định được là tài sản chung hay tài sản riêng thì là tài sản chung của vợ chồng; 6. Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc; 7. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên; 8. Các cam đoan khác ... Điều 7. Điều khoản cuối cùng 1. Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lí của việc thỏa thuận này; 2. Hiệu lực của văn bản thỏa thuận này được tính ngay từ thời điểm được tòa án xác thực ............................... Văn bản trên chỉ bị thay đổi khi có văn bản khác thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân khác thay thế, hoặc văn bản hủy văn bản thỏa thuận này do các bên kí tên, và được xác thực theo đúng những điều kiện luật định 3. Chúng tôi đã tự đọc, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản của văn bản thỏa thuận này và đã kí vào văn bản này trước sự chứng kiến của các nhân chứng. 4. Văn bản thỏa thuận này được lập thành ............... bản chính (mỗi bản chính gồm ....... tờ, ....... trang), cấp cho: + ........................... bản chính; + ........................... bản chính; Lập 01 bản chính để nộp cho Tòa án khu vực……………………….. Người vợ Người chồng - 4 - LỜI CHỨNG CỦA NHÂN CHỨNG (từng nhân chứng phải viết tay) Văn bản thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng được lập giữa ông …………………..và bà……….….Ông ……..………bà………………… đã tự nguyện thỏa thuận về tài sản của mình và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thỏa thuận; Ông ……………………...............…, bà ……………………….......… đã đọc lại Văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ nội dung và đã kí vào Văn bản trước sự có mặt của tôi Tại thời điểm lập bản thỏa thuận, ông…………….., bà……………….… đều không có những biểu hiện bất bình thường về năng lực nhận thức cũng như năng lực hành vi; Kí tên XÁC THỰC CỦA TÒA ÁN Ngày…..tháng.….năm.…..(bằng chữ.…………………………) Tại tòa án khu vực………………………………………………..………... Tôi …………………………., chức vụ………………………………. Nhân danh……………………………………………… Xác nhận: - Nội dung thỏa thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội; - Ông ……………………...............…, bà ……………………….......… đã đọc lại bản thỏa thuận trước tòa; Người xác thực (Kí tên đóng dấu) - 1 - Phụ lục 2 Mẫu hôn ước* CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- HÔN ƯỚC Tại Phòng (Văn phòng) công chứng…………………. …, chúng tôi gồm: Anh: ............ …………………Sinh ngày:………….. Chứng minh nhân dân số:…………………………………………. Do công an ……………………..cấp ngày…………….. Chị:……………………...Sinh ngày:……………….. Chứng minh nhân dân số:…………………………………………. Do công an ……………………..cấp ngày…………….. Tại đây, chúng tôi hoàn toàn tự nguyện và đồng ý thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của chúng tôi về tài sản trong thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân của chúng tôi. Trước khi lập bản hôn ước này chúng tôi đã thảo luận và suy nghĩ kĩ về những nội dung sẽ thỏa thuận sau đây Điều 1: Thỏa thuận về căn cứ xác lập tài sản trong thời kì hôn nhân. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Điều 2: Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. * Người viết lập dựa vào các mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng, văn bản cam kết về tài sản được ban hành kèm theo quyết định số 123/2005/QĐ-UBND ngày 15/7/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và mẫu hôn ước được cung cấp trên website: - 2 - Điều 3: Thỏa thuận về việc chia tài sản chung và nhập tài sản trong thời kì hôn nhân. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Điều 4. Các thỏa thuận khác ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Điều 5. Cam đoan 1. Việc thỏa thuận về tài sản của chúng tôi được thực hiện theo đúng ý chí của chúng tôi và không trái pháp luật; 2. Trước khi lập bản thỏa thuận này chúng tôi đều đã được rõ về tình hình tài chính của nhau. 3. Tài sản mà chúng tôi đã liệt kê tại đây (nếu có liệt kê tài sản riêng) và tồn tại hiện hữu thuộc sở hữu hợp pháp của chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong hôn ước này là đúng sự thật; 4. Những tài sản mà chúng tôi được tặng cho, thừa kế trong thời kì hôn nhân nếu không có thỏa thuận sau khi chúng tôi biết về việc chúng tôi hoặc 1 người trong chúng tôi được tặng cho hoặc thừa kế thì tài sản đó sẽ thuộc sở hữu của 1 người trong chúng tôi hoặc chúng tôi theo đúng ý chí của người tặng cho, người để lại di sản. 7. Chúng tôi hoàn toàn tự nguyện lập hôn ước này; 8. Các cam đoan khác ... Điều 7. Điều khoản cuối cùng 1. Chúng tôi công nhận đã được luật sư tư vấn và hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lí của việc việc lập ra hôn ước này; 2. Hôn ước này sẽ có hiệu lực vào thời điểm việc kết hôn của chúng tôi có hiệu lực; 3. Chúng tôi đã tự đọc, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản của hôn ước này và đã kí vào văn bản này trước sự chứng kiến của các nhân chứng. - 3 - 4. Văn bản thỏa thuận này được lập thành ............... bản chính (mỗi bản chính gồm ....... tờ, ....... trang), cấp cho: + ........................... bản chính; + ........................... bản chính; Lập 01 bản chính để nộp cho Tòa án khu vực nơi đăng kí kết hôn Lưu tại phòng (văn phòng công chứng) 01 bản Vị hôn phu Vị hôn thê LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN Ngày…..tháng.….năm .…..(bằng chữ.……………………………………….....) Tại Phòng (Văn phòng) Công chứng………... Tôi …………………, Công chứng viên Phòng (Văn phòng) Công chứng ………. Chứng nhận: - Anh ……..………chị………………… đã tự nguyện thỏa thuận các nội dung của hôn ước và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thỏa thuận; - Tại thời điểm công chứng, anh…………….., chị……………….… đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật; - Nội dung hôn ước phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội; - Anh ……………………...............…, chị ……………………….......… đã đọc lại hôn ước này, đã đồng ý toàn bộ nội dung và đã kí vào hôn ước trước sự có mặt của tôi; - Hôn ước này được lập thành ............... bản chính (mỗi bản chính gồm ....... tờ, ....... trang), cấp cho: + ........................... bản chính; + ........................... bản chính; + Giữ 01 bản để nộp khi đăng kí kết hôn - 4 - + Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính. - Số công chứng……. , quyển số ................................... Công chứng viên (Kí tên đóng dấu) XÁC THỰC CỦA TÒA ÁN Ngày…..tháng.….năm.…..(bằng chữ.…………………………) Tại tòa án khu vực………………………………………………..………... Tôi …………………………., chức vụ………………………………. Nhân danh……………………………………………… Xác nhận: - Hôn ước được lập và công chứng trước khi đăng kí kết hôn - Hôn ước đã được nộp kèm khi đăng kí kết hôn. - Nội dung hôn ước phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội; - Anh ……………………...............…, chị ……………………….......… đã đọc lại hôn ước trước tòa khi đăng kí kết hôn; Người xác thực (Kí tên đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt Nam.pdf