Tìm hiểu về kiến trúc chính phủ điện tử và nghiên cứu, đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại sở thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc

c. Khung kiến trúc và phương pháp luận Kiến trúc tổng thểchính phủSingapore gồm 4 thành phần và các mô hình tham chiếu cho các kiến trúc nghiệp vụ, thông tin, giải pháp và kỹthuật là: Kiến trúc nghiệp vụ, Kiến trúc thông tin, Kiến trúc giải pháp, Kiến trúc kỹthuật. Kiến trúc tổng thểchính phủSingapore có 4 mô hình tham chiếu đã được phát triển, bao gồm: Mô hình tham chiếu nghiệp vụ, Mô hình tham chiếu dữliệu, Mô hình tham chiếu giải pháp, Mô hình tham chiếu kỹthuật:. Ngoài ra phương pháp luận cho kiến trúc tổng thểcơquan (MAGENTA) đã được ban hành đểhướng dẫn các cơquan chính phủtrong việc phát triển kiến trúc tổng thểvới việc sửdụng các mô hình tham chiếu. Nó thiết lập một cơchếchung đểphát triển một kiến trúc tích hợp, cung cấp một cách tiếp cận có cấu trúc, theo quy tắc đểhướng dẫn các cơquan phát triển kiến trúc tổng thểcủa chính họ. MAGENTA cho phép các cơquan chuyển đổi nghiệp vụhiệu quả, chia sẻthông tin giữa các đơn vịvà các cơquan, nâng cao khảnăng quản lý đểcung cấp dịch vụkịp thời và hiệu quả, nâng cao hiệu quảhoạt động thông qua việc sửdụng hiệu quả CNTT-TT.

pdf16 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về kiến trúc chính phủ điện tử và nghiên cứu, đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại sở thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a được một số bài học kinh nghiệm cho các nước đi sau. Luận văn cũng đã đi sâu tìm hiểu về tình hình chuẩn bị cho phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều bộ ngành và các tỉnh/ thành phố lớn đã đi đầu trong công tác xây dựng các hệ thống thông tin với các cơ sở dữ liệu lớn được ứng dụng hiệu quả. Tuy nhiên, sự phối kết hợp vẫn còn nhiều bất cập, cần tìm ra những hướng đi thích hợp trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp, đồng thời từng bước cung cấp dịch vụ công cho người dân qua Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người dân trong quan hệ với Chính phủ. Với xu hướng hiện đại hoá công tác quản lý hành chính nhà nước phối kết hợp cùng các đơn vị chức năng triển khai đề án giải quyết công việc theo mô hình dịch vụ hành chính công nhằm từng bước hiện đại hóa thủ tục hành chính với sự áp dụng CNTT, luận văn đã mạnh dạn đề xuất mô hình tham chiếu cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) đã trở thành mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới để cải cách nền hành chính, thay đổi phương thức làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước. Đến nay, các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore đã thu được nhiều thành công, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã triển khai nhiều chương trình, đề án ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Trong quá trình triển khai các đề án, dự án ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, một trong những yêu cầu cần thiết là phải xác định kiến trúc chuẩn về các quy trình nghiệp vụ, công nghệ sử dụng và lộ trình triển khai phù hợp để tăng tính hiệu quả, tính linh hoạt và khả năng tái sử dụng của các hệ thống thông tin. Do vậy, tôi chọn “Tìm hiểu về kiến trúc Chính phủ điện tử và nghiên cứu, đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu những nội dung cơ bản về Kiến trúc CPĐT với mục đích đem lại cái nhìn tổng quát, khách quan nhất về Kiến trúc CPĐT. Từ đó, sẽ đi sâu nghiên cứu và đề xuất mô hình tham chiếu cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc nhằm thực hiện các mục tiêu sau: - Lấy người dân làm trung tâm, đưa người dân vào trung tâm của toàn bộ nỗ lực cung cấp dịch vụ công của Chính phủ. Tạo điều kiện dễ dàng cho người dân, chính phủ và doanh nghiệp kết nối với nhau, trao đổi thông tin và cộng tác với nhau dễ dàng, hiệu quả. - Sử dụng và khai thác hơn nữa thế mạnh của ứng dụng CNTT trên toàn quốc, tạo một phương thức mới trong quan hệ giữa chính quyền với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Xu thế “hướng đến công dân” thông qua các website đang tạo ra một phương thức hoạt động mới của các cơ quan hành chính nhà nước, trong nỗ lực cải cách hành chính và xây dựng CPĐT ở Việt Nam. - Nâng cao tính minh bạch trong CPĐT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu những nội dung cơ bản về Kiến trúc CPĐT, tìm hiểu một số mô hình Kiến trúc CPĐT ở một số nước tiêu biểu, cụ thể là 3 quốc gia Mỹ, Singapore và Hàn Quốc, thực trạng xây dựng CPĐT ở nước ta, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển 3 CPĐT và xây dựng Kiến trúc CPĐT ở Việt Nam. Từ đó, sẽ đi sâu nghiên cứu và đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Phương pháp nghiên cứu. Thực hiện đề tài luận văn của mình tôi dự kiến dùng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tham khảo, phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp suy luận logic và phương pháp so sánh. 24 a. Các chức năng dịch vụ công cung cấp: - Giới thiệu DV công: giới thiệu về dịch vụ công; - Hướng dẫn sử dụng: hướng dẫn sử dụng, upload các tài liệu hỗ trợ sử dụng dịch vụ; - Download Biểu mẫu: tải tài liệu được upload để sử dụng và tham khảo; - Đăng ký trực tuyến: hỗ trợ người dùng biên tập, gửi thông tin đăng ký sử dụng dịch vụ; - Tra cứu thông tin hồ sơ: tìm kiếm thông tin trên hệ thống, cập nhật lại thông tin nếu cần thiết; - Quản lý dịch vụ công: quản lý quy trình, nghiệp vụ, cập nhật trạng thái xử lý tài liệu, hồ sơ của Dịch vụ công. b. Chức năng đăng ký trực tuyến: - Lựa chọn loại cấp phép: người dùng lựa chọn cấp lại hay cấp mới; - Điền thông tin đăng ký: sử dụng form cung cấp sẵn để điền các thông tin cần thiết đăng ký; - Gửi tài liệu hồ sơ: Upload các hồ sơ liên quan bản cứng lên khi đăng ký; - Tiếp nhận thông tin trao đổi qua Email: hệ thống sẽ tự động gửi các email thông báo thay đổi trạng thái của Hồ sơ khi đăng ký và xử lý hồ sơ. c. Chức năng tra cứu thông tin hồ sơ: - Xem danh sách hồ sơ: hỗ trợ người dùng xem toàn bộ hồ sơ được gửi tới trên hệ thống; - Xem trạng thái hồ sơ: phân biệt hồ sơ theo trạng thái; - Tìm kiếm theo mã hồ sơ: người dùng sử dụng form tìm kiếm được cung cấp để tìm kiếm hồ sơ; - Cập nhật thông tin hồ sơ: nếu hồ sơ chưa được duyệt, người dùng có thể cập nhật hồ sơ bằng mã số hồ sơ được cung cấp. d. Chức năng quản lý dịch vụ công: - Tiếp nhận hồ sơ: hiển thị danh sách hồ sơ vừa được gửi tới hệ thống; - Kiểm duyệt hồ sơ: duyệt các hồ sơ hợp lệ để chuyển sang xử lý; - Cập nhật trạng thái xử lý: Thay đổi trạng thái xử lý, cập nhật các thông tin trong quá trình xử lý; - Lưu trữ vào hệ thống: sau khi duyệt, hồ sơ được lưu dưới dạng danh sách, quản lý bởi người quản trị; - Quản lý danh sách hồ sơ: hiển thị toàn bộ danh sách hồ sơ; - Tìm kiếm hồ sơ: hỗ trợ, tra cứu tìm kiếm, theo nhiều các tiêu chí cần thiết của hồ sơ; - Thống kê, báo cáo: thống kê hồ sơ, tài liệu trong hệ thống; - In phiếu tiếp nhận - In giấy cấp phép. 23 - Lớp các dịch vụ hỗ trợ mô tả các dịch vụ cần thiết để có thể cung cấp được các dịch vụ hành chính công nói trên cho xã hội. 3.3.1. Lớp dịch vụ hành chính công Lớp dịch vụ hành chính công ngành Thông tin và Truyền thông bao gồm: - Bưu chính và Chuyển phát: là các dịnh vụ liên quan đến cấp phép trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát. - Viễn thông và Internet: là các dịch vụ liên quan đến cấp phép thành lập mạng viễn thông, kinh doanh dịch vụ viễn thông và Internet, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy các thiết bị viễn thông… - Tần số vô tuyến điện: là các dịch vụ liên quan đến cấp phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng… - Phát thanh- Truyền hình và Thông tin điện tử: là các dịch vụ liên quan đến cấp phép hoạt động phát thanh – truyền hình và thông tin điện tử. - Công nghệ thông tin: là các dịch vụ cấp phép liên quan đến hoạt động chứng thực chữ ký số. - Báo chí: là các dịch vụ liên quan đến việc cấp giấy phép trong lĩnh vực báo chí. - Xuất bản: là các dịch vụ liên quan đến việc cấp giấy phép trong lĩnh vực xuất bản. 3.3.2. Lớp phương thức cung cấp Phương thức cung cấp dịch vụ hành chính công hiện nay chủ yếu có 2 phương thức cung cấp chính là phương thức một cửa và phương thức trực tuyến. Mô hình lớp dịch vụ hành chính công Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp bao gồm các lĩnh vực: Bưu chính - Chuyển phát, Viễn thông - Internet, Công nghệ thông tin - Điện tử, Báo chí, Xuất bản. 3.3.3. Lớp các dịch vụ hỗ trợ Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm các dịch vụ sau: Cổng thông tin – Giao tiếp điện tử cung cấp dịch vụ hành chính công; Cơ sở dữ liệu các thủ tục hành chính; Hệ thống bảo mật, xác thực điện tử; Nguồn nhân lực; Tài chính 3.4. Thử nghiệm xây dựng cung cấp dịch vụ công cấp phép hoạt động In trực tuyến (mức 3) tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc. 3.4.1. Sự cần thiết xây dựng cung cấp dịch vụ công trực tuyến Việc xây dựng dịch vụ công trực tuyến nhằm tránh việc lặp lại, chồng chéo thông tin, giúp tiết kiệm thời gian, công sức của người dân. 3.4.2. Xây dựng dịch vụ công cấp phép hoạt động in trực tuyến (mức 3) 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 1.1. Tổng quan về CPĐT tại một số quốc gia trên thế giới 1.1.1. Một số nét về Chính phủ điện tử tại Mỹ Tại Mỹ, Quốc hội và Tổng thống cùng thống nhất rằng CPĐT chính là sự lựa chọn cho tương lai. Các luật gồm Luật đổi mới quản lý CNTT năm 1996 (1996 Information Technology Management Reform Act - ITMRA-luật Clinger-Cohen), Luật Tối giảm giấy tờ trong công tác chính phủ (Government Paperwork Elimination Act - GPEA, 44 USC 3504) và Luật về sử dụng chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và toàn cầu (Electronic Signatutres in Global and National Commerce Act) đã được thông qua nhằm tháo gỡ khó khăn trong giao dịch điện tử. Tháng 12 năm 1999, Tổng thống Mỹ đã ký văn bản yêu cầu các cơ quan chính phủ liên bang phải cung cấp các mẫu biểu trước tháng 1/2001 và cung cấp tất cả các dịch vụ trước năm 2003. Quốc hội đã có ý kiến thành lập chức danh lãnh đạo thông tin liên bang (Federal Chief Information Officer) bên trong Văn phòng quản lý và ngân sách (Office of Management and Budget) nhằm hỗ trợ việc quản lý và thúc đẩy các dịch vụ CPĐT và thiết lập các thủ tục trên nền Web để khuyến khích người dân truy cập vào dịch vụ và thông tin chính phủ. 1.1.2. Một số nét về Chính phủ điện tử tại Hàn Quốc Hàn Quốc là quốc gia mạnh trong lĩnh vực CNTT và cũng là quốc gia xây dựng được nền tảng CPĐT sớm nhất, thành công nhất. Hàn Quốc bắt đầu triển khai kiến trúc tổng thể (GWEAF) như một dự án lộ trình cho CPĐT vào năm 2003. Mục tiêu của Dự án là hiện thực hóa “CPĐT tốt nhất thế giới” bao gồm 4 lĩnh vực: Cải cách các quy trình nội bộ của Chính phủ (G2G), Cải cách dịch vụ công (G2C, G2B), Cải cách quản lý tài nguyên thông tin, Cải cách hệ thống pháp lý. Kiến trúc CNTT/tổng thể là một nhiệm vụ trong chương trình “Tích hợp và tiêu chuẩn hóa tài nguyên thông tin”. 1.1.3. Một số nét về Chính phủ điện tử tại Singapore Singapore là quốc gia và vùng đặc khu với chính quyền nhất thể đã đưa chương trình CPĐT vào trong chiến lược kinh tế tri thức và số (knowledge and digital economy). Chiến lược IT2000 của Singapore đã cung cấp một nền tảng để Singapore trở thành một trong những chính phủ đầu tiên cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến điện tử. Tiếp đó, Singapore đưa ra kế hoạch tổng thể ICT21 (ICT21 Masterplan) để phục vụ cho việc phát triển CNTT và truyền thông trong thế kỷ 21 để trở thành quốc gia đi đầu trong thế giới điện tử. Singapore đã chú trọng rất nhiều vào nhu cầu của công dân, nâng cao nhận thức của công dân. Đến nay hầu hết các dịch vụ đã được cung cấp trực tuyến thông qua cổng thông tin chính phủ. 5 1.2. Chính phủ điện tử tại Việt Nam 1.2.1. Giai đoạn ứng dụng tin học 1996-2000 1.2.1.1.Tình hình thực hiện các nhóm dự án a. Nhóm Mục tiêu - dự án: “THHQLNN” Có 10 cơ quan cấp Bộ và 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chọn chủ trì các dự án THHQLNN trọng điểm. Kết quả thực hiện: - Về trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Đến năm 1998 đã có hơn 100 mạng LAN với quy mô lớn nhỏ khác nhau được thiết lập hoặc nâng cấp tại 61 Văn phòng UBND tỉnh và 52 Bộ, ngành, đoàn thể, với hơn 600 máy chủ và trên 10000 máy trạm, trên 500 phần mềm hệ thống, chưa kể nhiều mạng LAN phục vụ hỗ trợ cho đào tạo tại chỗ. Đến năm 2000, 94 đơn vị của các tỉnh và Bộ, ngành đã kết nối mạng diện rộng. - Về ứng dụng: Triển khai các phần mềm dùng trong phân hệ Điều hành tác nghiệp như: Quản lý nhân sự, Quản lý CSDL tổng hợp kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh… Một số nơi đã đưa việc cập nhật dữ liệu vào công việc hàng ngày. Trong 3 năm đã có hơn 800 chương trình ứng dụng được xây dựng và phát triển trên các loại phần mềm khác nhau. - Về đào tạo phổ cấp ứng dụng CNTT: Gần 30.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia dự học, trong đó lãnh đạo các cấp trên 5000, người sử dụng trên 20000, chuyên viên tin học và cán bộ quản lý các dự án CNTT trên 3000 (chưa kế số lượng người đào tạo theo nguồn hợp tác quốc tế). b. Nhóm dự án “Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia” Từ tháng 6/1999 đã có 4 đơn vị (Tổng cục Thống kê, Bộ Tư pháp, Tổng cục Địa chính, Ủy ban Dân số & KHHGĐ) đã thử tích hợp kỹ thuật (an toàn dữ liệu, giao diện WEB- LINK) trên mạng diện rộng của Chương trình (Mạng ITNet) cho một số mô đun để người dùng khai thác. Sau gần một năm hoạt động thử, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê kinh tế - xã hội, về pháp luật và quản lý dân cư đã được cập nhật thường xuyên và vận hành chính thức. 1.2.1.2. Tình hình xây dựng chương trình ứng dụng trong hệ thống dự án THHQLNN giai đoạn 1996-2000 a. Giai đoạn 1996-1998 22 - Dịch vụ công cung ứng loại “hàng hóa” không phải bình thường mà là hàng hóa đặc biệt do nhà nước cung ứng hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thực hiện, đáp ứng nhu cầu toàn xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật. - Việc trao đổi dịch vụ công thông qua quan hệ thị trường đầy đủ; - Từ góc độ kinh tế học, dịch vụ công là các hoạt động cung ứng cho xã hội một loại hàng hóa công cộng. Loại hàng hóa này mang lại lợi ích không chỉ cho những người mua nó, mà cho cả những người không phải trả tiền cho hàng hóa này. b. Đánh giá hiện trạng việc cung cấp các dịch vụ hành chính công - Số lượng các thủ tục hành chính rất nhiều, mặt khác nhiều thủ tục chưa chuẩn hóa được quy trình thực hiện, điều này gây khó khăn khá lớn cho việc thực hiện tin học hóa việc cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến. - Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến phát triển không đồng đều tại các địa phương và bộ ngành, một số địa phương đã rất tích cực cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tuy nhiên chủ yếu mới ở mức độ một và mức đô hai. Các dịch vụ công mức độ 3 được cung cấp rất hạn chế, dịch vụ công ở mức độ bốn vẫn chưa được cung cấp. - Thiếu sự chuẩn hóa, thống nhất trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính công giữa các địa phương. Do đó cùng một dịch vụ hành chính công, mỗi địa phương lại cung cấp có những sự khác biệt nhất định. - So với số lượng các dịch vụ công được tổng hợp số lượng dịch vụ công được cung cấp trực tuyến còn hạn chế. Việc chậm triển khai các hệ thống chứng thực điện tử là cản trở lớn cho việc triển khai các dịch vụ hành chính công mức độ bốn. - Các lĩnh vực được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ ba chủ yếu là các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng và lĩnh vực nhà đất. 3.3. Đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở nghiên cứu các dịch vụ hành chính công, tôi xin đề xuất mô hình tham chiếu cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc như sau: Mô hình gồm 3 lớp như sau: - Lớp Dịch vụ hành chính công mô tả phân lớp các dịch vụ hành chính công mà Chính phủ cung cấp cho xã hội theo các lĩnh vực và Bộ, ngành quản lý; - Lớp Phương thức cung cấp mô tả phương thức mà Chính phủ cung cấp các dịch vụ hành chính công cho xã hội; 21 lập để cung ứng như các bệnh viện và trường học công, các cơ sở cung cấp điện nước…hoạt động tương tự các công ty nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận. - Nhà nước chuyển một phần hoạt động cung ứng dịch vụ công cho thị trường dưới các hình thức: + Ủy quyền cho các công ty tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ cung ứng một số dịch vụ công mà nhà nước có trách nhiệm bảo đảm như vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải … + Liên doanh cung ứng dịch vụ công giữa nhà nước và một số đối tác trên cơ sở đóng góp nguồn lực, chia sẻ rủi ro và cùng phân chia lợi nhuận. + Chuyển giao trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho các tổ chức khác (tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ) đối với các dịch vụ mà các tổ chức này có điều kiện thực hiện có hiệu quả. + Tư nhân hóa dịch vụ công, trong đó nhà nước bán phương tiện và quyền chi phối của mình đối với dịch vụ nào đó cho tư nhân song vẫn giám sát và đảm bảo lợi ích công bằng pháp luật. + Mua dịch vụ công từ khu vực tư nhân đối với các dịch vụ mà tư nhân có thể làm tốt và giảm được số người làm dịch vụ trong cơ quan nhà nước, như bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, các phương tiện tin học, … b. Các hình thức cung cấp dịch vụ hành chính công hiện tại Hiện nay dịch vụ hành chính công đươc cung cấp dưới 3 dạng chủ yếu: - Hình thức dịch vụ hành chính công truyền thống; - Hình thức dịch vụ hành chính công 1 cửa; - Hình thức cung cấp dịch vụ hành chính công điện tử (dịch vụ hành chính công trực tuyến). 3.2.3. Đặc điểm của dịch vụ công và đánh giá hiện trạng cung cấp các dịch vụ hành chính công a. Đặc điểm của dịch vụ công Đặc điểm của dịch vụ công cơ bản như sau: - Dịch vụ công có tính xã hội, với mục tiêu chính là phục vụ lợi ích cộng đồng đáp ứng nhu cầu của tất cả công dân, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội và đảm bảo công bằng và ổn định xã hội, mang tính quần chúng rỗng rãi. 6 Trong 3 năm triển khai CTQG về CNTT, các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và triển khai được 838 phần mềm ứng dụng và 1075 phần mềm hệ thống. b. Giai đoạn 1999-2000 Thời kỳ này, do CTMT QG về CNTT bị giải thể, các triển khai ứng dụng do các cơ quan tự đầu tư tùy theo nhu cầu và khả năng kinh phí thường xuyên, việc xây dựng mua sắm các phần mềm ứng dụng không có sự chỉ đạo thống nhất về chuẩn, không có số liệu thống kê của cả nước về số lượng và chất lượng của các ứng dụng. 1.2.2. Giai đoạn tin học hóa quản lý hành chính nhà nước 2001 - 2005 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với ba mục tiêu lớn: ứng dụng rộng rãi CNTT trong mọi lĩnh vực, phát triển mạng thông tin quốc gia trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong giai đoạn này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định để thúc đẩy CNTT Việt Nam, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới việc hình thành CPĐT ở Việt Nam, như Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005. 1.2.3. Giai đoạn ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước 2006 đến nay Trong giai đoạn này, Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Quyết định thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, như Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008; Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trong giai đoạn này nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp tập trung vào các nội dung chính là cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa. 7 Hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã có trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (năm 2010 đạt 61/63 tỉnh). Hiện nay trên cả nước, tại bộ phận một cửa của nhiều sở, ngành, quận, huyện đã có ứng dụng CNTT (khoảng 70%). Điều này làm rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục, giảm chi phí hoạt động. Ví dụ, tại thị xã Sơn Tây cho thấy số lượng hồ sơ xử lý tăng 125%, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội chi phí giảm 30%. 1.2.4. CPĐT Việt Nam trên các bảng xếp hạng của thế giới Theo bảng xếp hạng về chỉ số sẵn sàng cho CPĐT năm 2012 của Liên hợp quốc, Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, từ vị trí 105 trong 179 nước được xếp hạng năm 2005 tăng lên vị trí 91 trong 182 nước được xếp hạng năm 2008. Đến năm 2012, Việt Nam đứng thứ 83 trong 190 nước. Nếu chỉ tính riêng các nước thuộc Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 về chỉ số sẵn sàng cho CPĐT. 20 Xét trên giác độ quản lý và điều hành hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp, tổ chức, chúng ta có thể tiếp tục chẻ nhỏ các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước thành 3 nhóm chức năng chính: Chức năng theo dõi, Chức năng định hướng, Chức năng xác thực. 3.2. Mô hình dịch vụ hành chính công 3.2.1. Các loại dịch vụ công và dịch vụ hành chính công a. Khái niệm dịch vụ công Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện. b. Các loại dịch vụ công Dịch vụ công được chia thành các loại sau: - Dịch vụ hành chính công: đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước, do nhà nước cung cấp nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch, … - Dịch vụ sự nghiệp công: bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội. - Dịch vụ công ích: là các dịch vụ cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, phòng chống thiên tai…chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. c. Dịch vụ hành chính công ở Việt Nam Theo Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ, dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. 3.2.2. Các hình thức cung cấp dịch vụ công và dịch vụ hành chính công a. Các hình thức cung cấp dịch vụ công - Các cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng dịch vụ công: cung ứng dịch vụ công đối với các dịch vụ liên quan đến an ninh quốc gia và lợi ích chung của đất nước (như quốc phòng, hộ tịch…) mà chỉ có cơ quan công quyền mới có đủ tư cách pháp lý để làm. Các đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành 19 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Tổng quan về cơ quan nhà nước của Việt Nam 3.1.1. Hệ thống tổ chức của cơ quan nhà nước Theo Hiến pháp năm 1992, các cơ quan nhà nước Việt Nam được chia thành 03 nhánh: các cơ quan lập pháp, các cơ quan hành pháp và các cơ quan tư pháp. - Phân cấp hành chính: Theo Hiến pháp năm 1992, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: + Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; + Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các cơ quan nhà nước thuộc nhánh hành pháp. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước Chính phủ có 5 nhóm chức năng, nhiệm vụ chung là: - Kiến nghị lập pháp: dự thảo các văn bản luật trình Quốc hội và dự thảo Pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội (sáng kiến lập pháp), dự thảo trình Quốc hội các chính sách lớn về đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Lập quy: ban hành văn bản dưới dạng luật có tính chất quy phạm pháp luật, quyết định các chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện chính sách, pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Quản lý và điều hành các lĩnh vực: kinh tế; tài chính , tiền tệ; khoa học, công nghệ môi trường; y tế, giáo dục và xã hội; dân tộc và tôn giáo; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; đối ngoại. - Tổ chức: tổ chức hệ thống hành chính nhà nước, xây dựng và lãnh đạo toàn bộ hệ thống các tổ chức, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. - Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên. 8 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ MÔ HÌNH KIẾN TRÚC CPĐT CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Vai trò và sự cần thiết của kiến trúc CPĐT Thực tế triển khai các dự án CPĐT ở nhiều nước trên thế giới đã minh chứng cho sự cần thiết và vai trò của kiến trúc. Trước hết là về quy trình nghiệp vụ: có thể thấy, ở mỗi nước, Chính phủ được tổ chức theo một cách thức khác nhau. Ví dụ: ở Việt Nam hiện tại có 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong khi ở Mỹ có 15 Bộ, Úc có 21 Bộ… Như vậy, nếu các hệ thống thông tin được xây dựng dựa trên các cơ quan cụ thể của Chính phủ có thể sẽ thường xuyên phải thay đổi khi có sự thay đổi cơ cấu của Chính phủ. Việc xây dựng kiến trúc CPĐT dựa trên các chức năng của Chính phủ thay vì dựa trên các cơ quan cụ thể sẽ khắc phục được nhược điểm này. Về luồng thông tin, biểu mẫu, quy trình: trên thực tế, số lượng biểu mẫu, thông tin trao đổi giữa các cơ quan Chính phủ với nhau, giữa các cơ quan Chính phủ với các doanh nghiệp và người dân là rất lớn. Nếu như các quy định về cách thức, nội dung thông tin trao đổi không theo chuẩn chung dẫn đến việc phối hợp, nhất là khi tự động hóa các quy trình thông qua các ứng dựng CNTT sẽ gặp nhiều khó khăn. Về các chuẩn kỹ thuật: mặc dù các công ty cung cấp các giải pháp phần mềm đều hướng tới việc đảm bảo tính tương hợp giữa các giải pháp cùng loại, tuy nhiên thực tế vẫn tồn tại những vấn đề về kỹ thuật do sự không tương thích giữa các hệ thống. 2.2. Kiến trúc CPĐT và một số khái niệm liên quan 2.2.1. Khái niệm về Kiến trúc Chính phủ điện tử a. Định nghĩa kiến trúc Có nhiều định nghĩa về Kiến trúc. Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam, kiến trúc là “nghệ thuật thiết kế, xây dựng các công trình, thường là nhà cửa”, định nghĩa này áp dụng trong lĩnh vực xây dựng. Theo định nghĩa của Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ/ Viện kỹ thuật điện và điện (tên viết tắt: ANSI/IEEE), kiến trúc của một hệ thống bao gồm: (1) các thành phần cơ bản của hệ thống và (2) mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản này với nhau cũng như (3) các nguyên tắc định hướng cho việc thiết kế và phát triển hệ thống, định nghĩa này áp dụng trong lĩnh vực CNTT. Trong luận văn này, đề tài sử dụng khái niệm kiến trúc do Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ/Viện Kỹ thuật điện và điện tử đưa ra, trong đó cụm từ “phát triển” được sử dụng thay cụm từ “xây dựng” khi nói về quá trình tiến hóa của kiến trúc CNTT. 9 b. Kiến trúc tổng thể Theo định nghĩa của nhiều tổ chức và chuyên gia, khái niệm kiến trúc tổng thể được hiểu là tập hợp của các nguyên tắc, phương pháp, mô hình được sử dụng để mô tả cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin hay bất cứ thành phần cấu thành nào khác của một cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Kiến trúc tổng thể gồm 4 thành phần chính: Kiến trúc nghiệp vụ, Kiến trúc thông tin, Kiến trúc giải pháp, Kiến trúc công nghệ. c. Kiến trúc Chính phủ điện tử Chính phủ có thể xem là một loại hình cơ quan, tổ chức lớn nhất trong xã hội. Vì vậy, khi phát triển hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ, người ta đã sử dụng khái niệm kiến trúc CPĐT (e-Government Architecture). Kiến trúc CPĐT của các nước khá đa dạng, có những kiến trúc tổng thể bao gồm cả các nội dung về quy trình nghiệp vụ, về cơ sở dữ liệu, về công nghệ như kiến trúc của Mỹ (Federal Enterprise Architecture), lại có những kiến trúc tập trung cho các ứng dụng (application) phục vụ chính phủ điện tử như Đức (SAGA – Standards and Architectures for e- Government Applications). 2.2.2. Một số khái niệm liên quan - Khung kiến trúc (Architecture Framework)/ Phương pháp luận kiến trúc (Architecture Methodology): khung kiến trúc và phương pháp luận kiến trúc là 2 khái niệm tương đương. Khung kiến trúc không phải là kiến trúc, mà là công cụ được sử dụng để phát triển kiến trúc. Từ một khung kiến trúc, người ta có thể tạo ra được nhiều các kiến trúc khác nhau. - Mô hình tham chiếu (Reference Model): sử dụng để mô tả kỹ hơn về một thành phần nào đó của kiến trúc. Một thành phần kiến trúc có thể có một hoặc nhiều mô hình tham chiếu. - Quan điểm kiến trúc (Architecture Viewpoint): mô tả kiến trúc dựa trên một quan điểm hoặc một góc nhìn cụ thể nào đó. 2.3. Một số kiến trúc Chính phủ điện tử điển hình 2.3.1. Kiến trúc TOGAF (The Open Group Architecture Framework) Kiến trúc TOGAF cho phép ta xây dựng và duy trì Kiến trúc tổng thể CNTT xuất phát từ tầm nhìn của kiến trúc thông qua việc phát triển các kiến trúc thành phần như kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc thông tin, kiến trúc công nghệ đảm bảo đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của tổ chức. Các kiến trúc thành phần TOGAF cũng đưa ra những cơ chế để quản lý, giám sát và 18 (1) các hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công. Các hoạt động này đóng vai trò quan trọng chính yếu vì đây là các hoạt động nghiệp vụ có liên hệ với người dân, doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người dân. (2) các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ các cơ quan nhà nước nhằm thực thi chức năng quản lý nhà nước của ngành/lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 17 Bên cạnh các thành phần kể trên, có có rất nhiều các yếu tố môi trường khác ảnh hưởng đến sự thành công của tiến trình phát triển CPĐT, trong đó có thể kể ra như: đặc thù của cơ quan, tổ chức, kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT… b. Khung kiến trúc và các kiến trúc thành phần Từ việc nghiên cứu các khung kiến trúc tổng quan (TOGAF, Zachman), các khung kiến trúc cụ thể của các nước và hiện trạng phát triển CPĐT ở Việt Nam, tôi xin đề xuất khung kiến trúc CPĐT cho Việt Nam, bao gồm các thành phần: Kiến trúc nghiệp vụ (mô hình tham chiếu nghiệp vụ); Kiến trúc dịch vụ (mô hình tham chiếu dịch vụ); Kiến trúc thông tin; Kiến trúc dữ liệu; Kiến trúc ứng dụng và các giải pháp kỹ thuật. - Kiến trúc nghiệp vụ hay mô hình tham chiếu nghiệp vụ: khảo sát, phân loại hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước về chức năng, nhiệm vụ, quy trình nghiệp vụ, các biểu mẫu, đánh giá hoạt động để mô hình hóa các quy trình ngiệp vụ và biểu mẫu, từ đó, xác định mối quan hệ giữa các thành phần và kiến trúc quy trình nghiệp vụ và biểu mẫu. Việc xác định các nghiệp vụ, nhiệm vụ chuyên môn, trong đó bao gồm các dịch vụ hành chính công mà không phục thuộc vào cấu trúc, tổ chức của Chính phủ. - Kiến trúc nghiệp vụ (mô hình tham chiếu nghiệp vụ): là mô hình tham chiếu các hoạt động nghiệp vụ của Chính phủ. Các hoạt động nghiệp vụ được chia thành 02 nhóm chính: cung cấp các dịch vụ hành chính công cho người dân, doanh nghiệp và các hoạt động trong các cơ quan để thực thi chức năng quản lý nhà nước của ngành/lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. - Kiến trúc dịch vụ (mô hình tham chiếu dịch vụ): xác định các dịch vụ cơ bản dùng chung, các dịch vụ có thể chia sẻ, sử dụng lại giữa các hoạt động nghiệp vụ khác nhau. - Kiến trúc thông tin: mô tả các luồng thông tin và các nội dung thông tin trao đổi giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với người dân, doanh nghiệp. Việc khảo sát, phân loại thông tin, từ đó, xác định kiến trúc thông tin có liên quan mật thiết với việc xác định kiến trúc nghiệp vụ. - Kiến trúc dữ liệu: gồm siêu dữ liệu, các mô hình dữ liệu, chuẩn trao đổi dữ liệu và định hướng cho toàn bộ trường thông tin. - Kiến trúc ứng dụng và các giải pháp kỹ thuật: xác định các ứng dụng hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ. Mô hình tham chiếu nghiệp vụ là thành phần quan trọng trong kiến trúc tổng thể của nhiều nước trên thế giới. Các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan nhà nước có thể chia thành 02 nhóm cơ bản: 10 cập nhật cũng như kế hoạch hành động, kế hoạch chuyển đổi cho từng giai đoạn nhất định trong quá trình áp dụng kiến trúc. Đặc trưng cơ bản của TOGAF là bản thân TOGAF không phải là một kiến trúc tổng thể, mà TOGAF là phương pháp luận để xây dựng nên các kiến trúc tổng thể. Với vai trò là một phương pháp luận, TOGAF hoàn toàn độc lập và trung lập về mặt công nghệ. Việc áp dụng TOGAF không phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi sử dụng công nghệ cụ thể nào. 2.3.2. Kiến trúc Zachman (The Zachman Enterprise Framework) Khác với TOGAF, Zachman không phải là một phương pháp luận để xây dựng kiến trúc, mà Zachman cung cấp một phương pháp luận để mô tả về kiến trúc mà chúng ta đang mong muốn xây dựng. Khung kiến trúc Zachman nêu ra quan niệm mới về các thành phần kiến trúc của tổ chức được thể hiện trong một bảng, với các hàng và các cột, tạo thành một ma trận với 6 hàng và 6 cột, các hàng được tạo thành từ cách nhìn vào hệ thống từ một quan điểm cụ thể nào đó, các cột được tạo thành từ 6 câu hỏi cơ bản: cái gì, như thế nào, khi nào, ở đâu, ai, và tại sao. Ưu điểm là nó cho phép tiếp cận một cách rất hệ thống và đầy đủ để mô tả về chức năng, nhiệm vụ và quy trình nghiệp vụ của một cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là trong thực tế, rất hiếm khi ta cần trả lời đầy đủ các câu hỏi hay mô tả đầy đủ về hệ thống theo các quan điểm do khung kiến trúc Zachman đưa ra. 2.3.3. Kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử liên bang FEA (Federal Enterprice Architecture) của Mỹ. Kiến trúc FEA được xây dựng theo mô hình tiếp cận từ trên xuống (top-down approach) bằng cách xác định rõ ràng mục tiêu chiến lược của tổ chức cần phải đạt được trong khoảng thời gian nhất định, các qui trình và hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Mô hình kiến trúc Công nghệ FEA của Mỹ được đánh giá là mô hình kiến trúc mang tính chiến lược nhất hiện nay. Mô hình này được xây dựng chủ yếu dựa trên khung định hướng theo quy trình nghiệp vụ, bao gồm một bộ các mô hình tham chiếu có liên quan chặt chẽ với nhau, được thiết kế để trợ giúp cho việc phân tích sự liên kết các tổ chức công và phát hiện các mục đầu tư trùng lặp, khoảng cách và các cơ hội cho sự hợp tác trong mỗi tổ chức công và liên tổ chức công bao gồm: Mô hình tham chiếu hiệu năng, Mô hình tham chiếu nghiệp vụ, mô hình tham chiếu thành phần dịch vụ chung và mô hình tham chiếu kỹ thuật. 2.3.4. Mô hình tham chiếu dịch vụ của Cộng hòa liên bang Đức (kiến trúc SAGA) Các chuẩn và kiến trúc cho các ứng dụng CPĐT của Đức do Bộ Nội vụ Liên bang Đức chủ trì xây dựng và phát triển. 11 Kiến trúc SAGA nhằm đạt các mục tiêu sau: - Hỗ trợ việc giao tiếp, trao đổi giữa các ứng dụng CNTT thông qua một cách hiểu chung nhất về kiến trúc và công nghệ cập nhật; - Xác định các giải pháp về CNTT sẵn có cho các ứng dụng CPĐT, so sánh, đánh giá về mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán giữa các ứng dụng với nhau; - Đưa ra các chuẩn đồng bộ phục vụ cho việc thực hiện các dự án CPĐT. Mô hình kiến trúc của SAGA gồm 05 góc nhìn: góc nhìn tổng thể; góc nhìn thông tin; góc nhìn tính toán; góc nhìn kỹ nghệ; góc nhìn công nghệ. Các góc nhìn này được sử dụng để mô tả hệ thống đang tồn tại, đồng thời để mô hình hóa các hệ thống và ứng dụng mới. 2.4. Mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử của các nước Mỹ, Hàn Quốc, Singapore 2.4.1. Mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử nước Mỹ a. Chính sách và cơ quan thực hiện Tại Mỹ, Văn phòng Chính phủ điện tử và Công nghệ thông tin (CPĐT&CNTT) thuộc Văn phòng Quản lý và Ngân sách là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kiến trúc CPĐT. Văn phòng CPĐT&CNTT đưa ra Kiến trúc tổng thể CPĐT liên bang (Federal Enterprise Architecture) – là một tập các mô hình tham chiếu có liên quan với nhau nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Hỗ trợ phân tích các ứng dụng liên quan đến nhiều cơ quan; - Xác định những khoản đầu tư chồng chéo; - Xác định khả năng phối hợp, hợp tác trong nội bộ các cơ quan và giữa các cơ quan với nhau. b. Nguyên lý và chuẩn kiến trúc Khung kiến trúc tổng thể liên bang được xây dựng thông qua một tập hợp các mô hình tham chiếu có quan hệ với nhau được thiết kế để thuận tiện cho việc phân tích giữa các cơ quan chính phủ và xác định các đầu tư trùng lặp, khoảng cách và các cơ hội cho việc cộng tác trong và giữa các cơ quan liên bang. Các mô hình tham chiếu này cung cấp một khung chuẩn hóa để hướng dẫn, tổ chức, xây dựng và so sánh các thành phần này trong hoạt động của cơ quan liên bang. Khung kiến trúc tổng thể liên bang bao gồm các hướng dẫn cho việc triển khai các dự án đa phương (Khung chuyển đổi liên bang- FTF), nhằm mô hình hóa các đặc trưng liên quan, triển khai và duy trì kiến trúc FTF có mục tiêu tạo ra các đặc điểm thích hợp, triển khai và duy trì kiến trúc theo một cách đơn giản phù hợp với các mô hình tham chiếu khung kiến 16 2.5.3. Đề xuất giải pháp xây dựng khung kiến trúc CPĐT cho Việt Nam: a. Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể Qua việc nghiên cứu, đánh giá các kiến trúc tổng thể và kinh nghiệm phát triển kiến trúc CPĐT của một số nước có mức độ phát triển CPĐT cao trên thế giới, căn cứ vào đặc điểm, hiện trạng và hệ thống tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam, xác định mối tương quan giữa kiến trúc CPĐT với các thành phần khác trong tiến trình phát triển CPĐT: Phát triển chính phủ điện tử Phát triển CPĐT là một quá trình, trong đó các chức năng/công việc chính bao gồm: - Hướng dẫn các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương xây dựng kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT phù hợp với mức độ sẵn sàng (hiện trạng ứng dụng CNTT), đặc thù về chính trị - xã hội, trình độ phát triển, kinh nghiệm triển khai trong giai đoạn trước và tuân theo kiến trúc tổng thể chung của cả nước; - Hướng dẫn quản lý các kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT theo các đặc thù của dự án CNTT nói chung (các dự án sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ cao có vòng đời, tuổi thọ ngắn, liên tục cần cập nhật, nâng cấp) dự án CPĐT nói riêng. - Theo dõi, giám sát việc thực hiện các kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu và tiến độ đã đặt ra. - Đánh giá hiệu quả các kế hoạch, dự án nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai các dự án tiếp theo, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ Việc ứng dụng CNTT và hoạt động nghiệp vụ có tác dụng tương hỗ lẫn nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau và là 2 mặt của quá trình cải cách hành chính nhà nước: ứng dụng CNTT có thể làm thay đổi quy trình nghiệp vụ theo hướng tối ưu hơn, phù hợp hơn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc ứng dụng CNTT. Mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT Mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT, hay còn gọi là mức độ sẵn sàng điện tử (e- readiness) là một bộ chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phát triển CPĐT và mức độ phát triển kiến trúc CPĐT. Kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT Các kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT chính là hành động cụ thể của các cơ quan, tổ chức trong việc triển khai ứng dụng CNTT và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển CPĐT của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Các kế hoạch, dự án này thường được phê duyệt bởi người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức. Các yếu tố môi trường khác 15 nên việc áp dụng CNTT khá thuận lợi. Ở Việt Nam, nền hành chính công còn non trẻ, lại kế thừa mô hình Xô Viết cũ nên khối lượng công việc hành chính của Nhà nước rất lớn, việc xây dựng CPĐT khó khăn hơn nhiều. Một vấn đề khác là khung pháp lý nước ta so với các nước còn thiếu, tạo không ít khó khăn cho các địa phương định hướng phát triển CPĐT. Mặt khác, số cán bộ đáp ứng được yêu cầu còn khiêm tốn, nhận thức về CPĐT còn hạn chế; hiểu biết của người dân về CNTT còn thấp, khó khăn khi tham gia CPĐT. Hạ tầng của nước ta so với Mỹ, Hàn Quốc, Singapore đạt tốc độ phát triển vào loại nhanh. Tuy nhiên, để phát triển CPĐT hiệu quả Việt Nam cần thúc đẩy việc phát triển mạnh hơn như: nâng cao năng lực của toàn xã hội về nhận thức, kinh tế xã hội và tổ chức triển khai; chú trọng phát triển nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo môi trường hoàn thiện cả về mặt pháp lý, hợp tác và cơ chế thị trường lành mạnh. Đồng thời, phải có sự hợp tác, phối hợp với người dân và doanh nghiệp. Người dân muốn khai thác được các dịch vụ của CPĐT sẽ phải nâng cao năng lực, sự hiểu biết của mình, doanh nghiệp cũng phải hiểu và tự vận động để có thể tham gia đóng góp. Trong khi đó, chính phủ thì hỗ trợ người dân đến mức tối đa như: triển khai hạ tầng, nối mạng đến tận người dân, thiết bị giá rẻ, triển khai các dự án phổ cập tin học đến người dân. 2.5.2. Kinh nghiệm rút ra từ việc xây dựng và phát triển kiến trúc Chính phủ điện tử tại 3 nước Mỹ, Hàn Quốc, Singapore Thứ nhất, trong quá trình phát triển CPĐT, kiến trúc CPĐT thường được sử dụng như một trong những công cụ nhằm tạo ra một cách hiểu, một nhận thức thống nhất về tiến trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc chính phủ. Từ đó, tạo ra sự nhất quán trong hành động, thể hiện qua các hoạt động triển khai ứng dụng CNTT. Không nên hiểu rằng kiến trúc CPĐT là công cụ cần thiết và duy nhất để đạt được mục đích trên. Thứ hai, kiến trúc CPĐT là tài liệu mô tả tổng thể về tiến trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các chính phủ hiện tại đều đã là CPĐT, chỉ khác nhau ở mức độ phát triển, do đó, hầu hết các chính phủ đều đã có kiến trúc CPĐT và chỉ khác một cách tương ứng ở mức độ phát triển. Thứ ba, kiến trúc CPĐT cũng góp phần làm rõ mối quan hệ giữa CNTT với các hoạt động nghiệp vụ, từ đó hướng dẫn triển khai ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính phủ. Thứ 4, việc phát triển kiến trúc CPĐT là một tiến trình liên tục, đòi hỏi thời gian và nguồn lực rất lớn, đòi hỏi phải liên tục cập nhật điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế. 12 trúc tổng thể liên bang. Khung chuyển đổi liên bang bao gồm các mục tiêu chính sách CNTT của toàn Chính phủ và các sáng kiến giữa các cơ quan. c. Khung kiến trúc và phương pháp luận Khung kiến trúc tổng thể liên bang được bao quát rất rộng về công nghệ và nghiệp vụ. Nó bao gồm các mô hình được sử dụng để mô hình hóa các hoạt động của một tổ chức. Các mô tả gồm trạng thái hiện tại, tương lai và chiến lược thực hiện. Các khung sử dụng gồm có TOGAF, FEAF and FEA. Mô hình tham chiếu FEA bao gồm các mô hình tham chiếu thành phần: Mô hình tham chiếu Hiệu suất (Performance Reference Model), Mô hình tham chiếu Nghiệp vụ (Business Reference Model), Mô hình tham chiếu Dịch vụ (Service Reference Model), Mô hình tham chiếu Kỹ thuật (Technical Reference Model), Mô hình tham chiếu Dữ liệu (Data Reference Model). d. Quản trị kiến trúc Mô hình quản trị được dựa trên khung quản lý và đánh giá kiến trúc tổng thể, dùng để đánh giá mức độ trưởng thành về kiến trúc của các cơ quan hành chính. Cứ sau 2 năm, Văn phòng kiểm kê chính phủ (GAO) đánh giá sự tiến bộ của chương trình kiến trúc một lần. Văn phòng quản lý và ngân sách (OMB) báo cáo về các lợi ích đạt được và đưa ra các chỉ dẫn. Ngoài ra, Hội đồng Giám đốc thông tin liên bang đưa ra các khuyến nghị trong Nhóm công tác kiến trúc liên bang. 2.4.2. Mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử Hàn Quốc a. Chính sách và cơ quan thực hiện Kế hoạch chiến lược kiến trúc tổng thể của Hàn Quốc do Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC), Bộ Nội vụ và An ninh Hành chính biên soạn và được Ủy ban thúc đẩy Thông tin phê chuẩn. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng các mô hình tham chiếu kiến trúc tổng thể, các hướng dẫn và hệ thống cho Chính phủ, các cơ quan liên quan phân tích hiện trạng và hiệu suất kiến trúc tổng thể và báo cáo cho Ủy ban thúc đẩy Thông tin chịu trách nhiệm về các cơ quan chính phủ trung ương và địa phương, Bộ thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm về các cơ quan công quyền khác. b. Nguyên lý và chuẩn kiến trúc Mục đích của kiến trúc tổng thể chính phủ là đạt được mục tiêu của các dự án tin học hóa và để tích hợp và quản lý một cách hiệu quả toàn bộ hệ thống thông tin hiện đang được sử dụng trong từng tổ chức ở các cấp của chính phủ. Các nguyên lý kiến trúc tổng thể bao gồm các chính sách, chiến lược kiến trúc tổng thể toàn chính phủ và phải tuân theo các hướng dẫn 13 định hướng tổng thể của chính phủ và đề xuất các định hướng phù hợp với toàn bộ chu kỳ sống và các sản phẩm của khung. c. Khung kiến trúc và phương pháp luận Khung kiến trúc của Hàn Quốc được dựa trên khung kiến trúc tổng thể chính phủ liên bang của Mỹ. Khung kiến trúc tổng thể của Hàn Quốc hay còn gọi là kiến trúc CNTT xác định các thành phần như: định hướng/chỉ dẫn, hoạt động kiến trúc, sản phẩm… và thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan và là một công cụ được hệ thống hóa để hỗ trợ phát triển, duy trì và đánh giá hiệu quả kiến trúc tổng thể toàn chính phủ. - Hoạt động kiến trúc tổng thể: miêu tả việc triển khai và quản lý các sản phẩm kiến trúc tổng thể chính phủ. Nó bao gồm các thành phần: Mô hình kiến trúc, Chu kỳ sống, Các công cụ hỗ trợ, Các sản phẩm kiến trúc tổng thể. d. Quản trị kiến trúc Mô hình quản trị kiến trúc bao gồm 5 hệ số đánh giá bắt đầu từ mức một là mức thấp nhất. Khía cạnh quản lý gồm chính sách và ngân sách, tổ chức, quy trình, sản phẩm, quản lý các thay đổi. Khía cạnh hoàn thiện gồm có các kiến trúc hiệu suất, nghiệp vụ, dữ liệu, công nghệ, an toàn thông tin, chiến lược triển khai. Khía cạnh sử dụng gồm quản trị CNTT, lập kế hoạch ngân sách tin học hóa, tăng cường dự án tin học hóa, cải tiến nghiệp vụ và dịch vụ. 2.4.3. Mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử Singapore a. Chính sách và cơ quan thực hiện Kiến trúc tổng thể chính phủ Singapore (SGEA) được phát triển theo chiến lược iGov20. Kiến trúc này được khởi xướng và phát triển bởi Bộ Tài chính và cơ quan phát triển thông tin truyền thông (IDA). Nó được thiết lập để hỗ trợ và thực hiện các mục tiêu, chiến lược nghiệp vụ và tầm nhìn cho một “chính phủ nối mạng”. Chiến lược chính của chương trình này gắn kết sự cộng tác giữa các cơ quan làm cho việc đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông hiệu quả, gắn kết việc đầu tư CNTT-TT với các chức năng nghiệp vụ và mang lại cơ hội cộng tác giữa các cơ quan thông qua việc sử dụng chung các dịch vụ và hệ thống thông tin và truyền thông. b. Nguyên lý và chuẩn kiến trúc Kiến trúc tổng thể chính phủ Singapore dựa trên kiến trúc tổng thể liên bang. Các mô hình tham chiếu cần được phát triển để phục vụ toàn bộ khung kiến trúc tổng thể chính phủ với phương pháp luận và/hoặc quy trình phù hợp như là một phần của khung để cung cấp hướng dẫn cho việc phát triển kiến trúc. Các sản phẩm kiến trúc tổng thể được mong đợi hữu ích và thích hợp hơn là tính toàn diện. Một tập hợp các kế hoạch chi tiết được phát triển để cung cấp một góc nhìn 14 toàn chính phủ về các chức năng nghiệp vụ, các chuẩn dữ liệu hỗ trợ, các hệ thống và dịch vụ CNTT-TT mà không quan tấm đến cấu trúc tổ chức và quyền sở hữu các hệ thống và hoạt động này. c. Khung kiến trúc và phương pháp luận Kiến trúc tổng thể chính phủ Singapore gồm 4 thành phần và các mô hình tham chiếu cho các kiến trúc nghiệp vụ, thông tin, giải pháp và kỹ thuật là: Kiến trúc nghiệp vụ, Kiến trúc thông tin, Kiến trúc giải pháp, Kiến trúc kỹ thuật. Kiến trúc tổng thể chính phủ Singapore có 4 mô hình tham chiếu đã được phát triển, bao gồm: Mô hình tham chiếu nghiệp vụ, Mô hình tham chiếu dữ liệu, Mô hình tham chiếu giải pháp, Mô hình tham chiếu kỹ thuật:. Ngoài ra phương pháp luận cho kiến trúc tổng thể cơ quan (MAGENTA) đã được ban hành để hướng dẫn các cơ quan chính phủ trong việc phát triển kiến trúc tổng thể với việc sử dụng các mô hình tham chiếu. Nó thiết lập một cơ chế chung để phát triển một kiến trúc tích hợp, cung cấp một cách tiếp cận có cấu trúc, theo quy tắc để hướng dẫn các cơ quan phát triển kiến trúc tổng thể của chính họ. MAGENTA cho phép các cơ quan chuyển đổi nghiệp vụ hiệu quả, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị và các cơ quan, nâng cao khả năng quản lý để cung cấp dịch vụ kịp thời và hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc sử dụng hiệu quả CNTT-TT. d. Quản trị kiến trúc Kiến trúc kỹ thuật được quy định bởi chính sách. Khung quản trị CNTT-TT đang được xây dựng để cung cấp một cái nhìn tổng thể và logic về công việc liên quan đến việc triển khai và sử dụng CNTT-TT của ngành công và miêu tả vị trí của các phần quản trị. Khung này sử dụng các tiếp cận theo vòng đời chu kỳ đặt các nhu cầu quản trị CNTT theo tầm nhìn CNTT dài hạn của cơ quan. Các công cụ, chính sách và phương pháp luận cũng được đặt trong sự miêu tả tổng quan để các cơ quan có thể hiểu được những trợ giúp này có thể giúp họ như thế nào. 2.5. So sánh mô hình Chính phủ điện tử của các nước Mỹ, Hàn Quốc, Singapore với Việt Nam; từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế tại nước ta. 2.5.1. So sánh mô hình Chính phủ điện tử của các nước Mỹ, Hàn Quốc, Singapore với Việt Nam, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá. Các quốc gia Mỹ, Hàn Quốc và Singapore đã ý thức xây dựng CPĐT từ rất sớm, mặt khác khối tư nhân của các quốc gia này phát triển và gánh bớt các dịch vụ cho chính phủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfttlv_hoang_tien_hoi_3054.pdf
Luận văn liên quan