Tìm hiểu về Mỹ thuật Việt Nam

Trong quá trình học tập và tiếp thu bộ môn mĩ thuật ứng dụng của thầy, em nhận thấy rằng thầy là một con người rất có tâm huyết trong công việc cũng như trong cách giảng dạy của thầy, giúp chúng em hiểu thêm nhiều về bộ môn nghệ thuật này. Nó làm cho cuộc sống xung quanh ta thêm nhiều màu sắc. Thầy đã dẫn dắt cho chúng em biết được những giai đoạn thăng trầm của nền lịch sử hội họa nước nhà nói riêng và mĩ thuật hội họa của thế giới nói chung. Em rất cảm ơn thầy đã cho chúng em những buổi học thật thú vị bên những màu vẽ những buổi đi điền dã thực tế. Bài báo cáo của em do kiến thức còn hạn hẹp chưa đủ kĩ năng để tiếp thu hết những kiến thức mà thầy đã truyền đạt. Cũng không thể tránh khỏi sự sai sót logic. kính mong thầy sửa chữa và có nhiều ý kiến đóng góp để bài của em được hoàn chỉnh hơn.cuối cùng em xin kính chúc thầy sức khỏe dồi dào, chúc gia đình của thầy luôn luôn hạnh phúc và bản thân của thầy sẽ ngày càng có thêm nhiều bức tranh thật mới lạ và luôn được công chúng đón nhận một cách rất mến mộ.

doc29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5676 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Mỹ thuật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i người chúng ta hiện nay vào kho tang nghệ thuật tạo hình việt nam. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN Hội hoạ là một loại hình nghệ thuật sử dụng đường nét và màu sắc để khắc hoạ hình ảnh của một sự vật, sự việc hay đôi khi chỉ đơn giản là để tác giả tự bộc lộ bản thân. Hội hoạ thiên về cảm nhận, đôi khi hơi trừu tượng và phóng túng. Kiến trúc đòi hỏi sự chính xác trong từng chi tiết. Một bản thiết kế của kiến trúc sư trước khi được sử dụng phải trải qua một quá trình tính toán tỉ mỉ và lao động nghiêm túc.  Điêu khắc cũng là một bộ môn nghệ thuật lý thú. Vật liệu sử dụng trong điêu khắc thường là đá, đất sét, gỗ.... Điêu khắc không đòi hỏi sự chính xác nhiều như kiến trúc nhưng cũng không thể bay bổng như hội hoạ. "Lột tả được hình dáng chung nhất và giữ được cái hồn của tác phẩm" - đó là những gì mà một điêu khắc gia phải nhớ. Đồ hoạ là ngành nghề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ nhiều nhất hiện nay. Thiết kế đồ hoạ yêu cầu người học phải có hiểu biết về đồ hoạ, sử dụng đc các chương trình chỉnh sửa và thiết kế. Nó đc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, chỉnh sửa ảnh, thiết kế thời trang, trang trí nội thất... MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Như vậy, mỹ thuật là một môn nghệ thuật vừa mang sự lãng mạn của hội hoạ, vừa có sự chính xác của kiến trúc, vừa đòi hỏi sự tỉ mỉ của điêu khắc và sự sáng tạo của đồ hoạ. Nó mang cái đẹp đến với thế giới ghệ thuật không có địa chỉ là nghệ thuật mất gốc. Cái được gọi là “địa chỉ nghệ thuật, địa chỉ của tác phẩm” chính là cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ sĩ tạo ra trong tác phẩm của chính mình làm cho nó không bị nhòa lẫn vào trong các tác phẩm của người khác và qua đó bộc lộ cái hồn cao nhất là tính dân tộc. Tính dân tộc hoàn toàn không phải hình thức, mà nó là trừu tượng, là cái có thể “cảm thấy” chứ không phải nhìn thấy như những yếu tố vật lý. Nó tồn tại trong “kẽ hở” của những yếu tố hữu hình. Giờ đây, chúng ta đang lo lắng vì sợ mất nó trong nền kinh tế thị trường. Trước đây hơn mười lăm năm, giới mỹ thuật cả nước đã có nhiều cuộc hội thảo để bàn về tính dân tộc hiện đại và hồi ấy đã có định nghĩa khá thuyết phục. Đại ý của nó như sau: “… Tính dân tộc có thể được coi là mùi hương của chất mật ong mà “con ong – nghệ sĩ” đã lặn lội, miệt mài để hút nhụy của muôn loài hoa, tích lũy để truyền vào trong tác phẩm của chính mình thứ tinh hoa dường như chất mật ong và mùi hương tuyệt vời ấy…” Chính tính dân tộc là tinh hoa tuyệt vời mà mỗi nghệ sĩ đều suy tư, miệt mài tìm kiếm trong kho tàng văn hóa dân tộc, vốn sống và mong muốn thể hiện được nó bằng ngôn ngữ thị giác trên tác phẩm của mình. Tuy nhiên, cho dù thời đại nào, nếu một nghệ sĩ là người Việt Nam, đã và đang thật sự sống như là người Việt Nam, biết yêu thương, cảm xúc, rung động, suy nghĩ cái suy nghĩ; giận cái giận; thương cái thương của người Việt Nam và anh ta luôn trăn trở tư duy về nó thì ắt hẳn trong tác phẩm có khi anh ta không vẽ, tạo những hình thức đơn thuần về những điều nói trên. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG VÀ TÍNH DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Nghệ thuật không có địa chỉ là nghệ thuật mất gốc. Cái được gọi là “địa chỉ nghệ thuật, địa chỉ của tác phẩm” chính là cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ sĩ tạo ra trong tác phẩm của chính mình làm cho nó không bị nhòa lẫn vào trong các tác phẩm của người khác và qua đó bộc lộ cái hồn cao nhất là tính dân tộc. Tính dân tộc hoàn toàn không phải hình thức, mà nó là trừu tượng, là cái có thể “cảm thấy” chứ không phải nhìn thấy như những yếu tố vật lý. Nó tồn tại trong “kẽ hở” của những yếu tố hữu hình. Giờ đây, chúng ta đang lo lắng vì sợ mất nó trong nền kinh tế thị trường. Trước đây hơn mười lăm năm, giới mỹ thuật cả nước đã có nhiều cuộc hội thảo để bàn về tính dân tộc hiện đại và hồi ấy đã có định nghĩa khá thuyết phục. Đại ý của nó như sau: “… Tính dân tộc có thể được coi là mùi hương của chất mật ong mà “con ong – nghệ sĩ” đã lặn lội, miệt mài để hút nhụy của muôn loài hoa, tích lũy để truyền vào trong tác phẩm của chính mình thứ tinh hoa dường như chất mật ong và mùi hương tuyệt vời ấy…” Chính tính dân tộc là tinh hoa tuyệt vời mà mỗi nghệ sĩ đều suy tư, miệt mài tìm kiếm trong kho tàng văn hóa dân tộc, vốn sống và mong muốn thể hiện được nó bằng ngôn ngữ thị giác trên tác phẩm của mình. Tuy nhiên, cho dù thời đại nào, nếu một nghệ sĩ là người Việt Nam, đã và đang thật sự sống như là người Việt Nam, biết yêu thương, cảm xúc, rung động, suy nghĩ cái suy nghĩ; giận cái giận; thương cái thương của người Việt Nam và anh ta luôn trăn trở tư duy về nó thì ắt hẳn trong tác phẩm có khi anh ta không vẽ, tạo những hình thức đơn thuần về những điều nói trên. Ngày nay, chúng ta đang sống ở ngưỡng cửa thế kỷ 21, trong thời đại bùng nổ thông tin, thời kỳ hội nhập, trong xu thế toàn cầu hóa và chúng ta cũng đang có chung nỗi băn khoăn về hiểm họa bị mất gốc, lai căng trong nhiều lĩnh vực mà trong đó có đạo đức, văn hóa và nghệ thuật… Hiện nay chúng ta chẳng những lo rằng liệu tất cả mọi thứ rồi sẽ bị “thương mại hóa” mà còn phải lo là làm sao để kinh doanh thương mại cho có hiệu quả. Thoạt nhìn thì “thương mại hóa” có vẻ là phạm trù xấu; nhưng thật ra “thương mại hóa” không phải là điều xấu mà nó là sự định giá chính xác các giá trị xã hội bằng mọi giải pháp khoa học và vật chất hóa nó bằng ngôn ngữ tiền tệ trong thời đại kinh tế thị trường để giúp cho cộng đồng thế giới đối với những cái có thể hoán đổi được. Nó chỉ xấu nếu con người để nhân tâm, điều thiện bị đồng tiền che khuất, bị đồng tiền chế ngự và làm hại cho xã hội, văn hóa, đạo đức, danh dự và quyền lợi của tổ quốc, của dân tộc. Giờ đây thương mại Nguyễn Thị Việt Hà. Sức sống. Gốm. Giải nhất cuộc thi thiết kế Quà tặng Du lịch 2004 không những đã trở thành một lĩnh vực khoa học của nhân loại mà nó còn là một nghệ thuật tổng hợp độc đáo, là môn học thời đại của loài người. Trong thực tế, chúng ta có nền văn hóa hay nhưng chúng ta sẽ không thể nào phát huy nó trong tình trạng kinh tế vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu vì không biết vận dụng khoa học và thương mại. Đó là yêu cầu phải tồn tại và phát triển của các dân tộc đang vận hành theo xu hướng kinh tế thị trường. Trong khi đó, ngày nay các nghệ sĩ của lĩnh vực tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, đặc biệt là nghệ sĩ của lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, là những người có khả năng làm được điều này và trong chiều hướng đó họ cũng có những suy tư, trách nhiệm là bằng mọi cách phải vừa phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển nền thương mại nước nhà mà vừa giữ gìn được tinh hoa, tinh thần văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ nghệ thuật ứng dụng. Chúng ta ai cũng biêt rằng trong lãnh vực nghệ thuật thị giác, lãnh vực mỹ thuật (Fine Arts) bao gồm hai lãnh vực lớn là: Nghệ thuật tạo hình (Plastic Art) và Mỹ thuật ứng dụng (Applied Art), mà trong lãnh vực Mỹ thuật ứng dụng lại bao gồm ba lãnh vực chuyên sâu: Nghệ thuật Trang trí (Decorative Art), Nghệ thuật Thủ công (Craft Art) và Nghệ thuật Thiết kế (Design Art). Trong hai lĩnh vực nói trên, mỗi lãnh vực mà trong đặc điểm riêng của mình và trong lao động sáng tác đã gợi nên những đức tính, khả năng tâm lý nghề nghiệp, tư duy sáng tạo khác nhau. Chính từ khác biệt này dẫn đến mức độ, điều kiện, bộc lộ cái riêng, cá tính hay tính dân tộc trong tác phẩm cũng khác nhau. Phải thực sự mà nói rằng, nghệ thuật tạo hình và Thủ công Mỹ nghệ là hai mảnh đất dễ làm bật dậy cái riêng, cá tính của nghệ sĩ. Từ đó có thể hàm chứa được tính dân tộc rõ nét hơn trong nghệ thuật trang trí và nghệ thuật thiết kế. Khi sáng tác loại hình này, ngoài băn khoăn về nội dung tư tưởng, khả năng hình tượng hóa thì người nghệ sĩ có được sự tự do gần như tuyệt đối. Anh ta không phải lo lắng là tác phẩm của mình được ai mua, ai sử dụng và nó được treo, đặt nơi đâu môi trường nơi đó ra sao?... Người sáng tác chỉ quan tâm bộc lộ thật trọn vẹn tấm lòng, tài năng, sự rung cảm chân thành, nét độc đáo của mình trong tác phẩm và làm cho nó trở thành độc bản, có khả năng đánh động đến tình cảm, trái tim, lương tri của người thưởng ngoạn. Chính điều này đã làm cho tâm lý sáng tạo của nghệ sĩ tạo hình được thanh thản hơn. Họ có thể bay bổng trong sáng tạo, từ đó dễ thể hiện cái riêng, cá tính, cái hồn riêng của dân tộc mình. Và khi người nghệ sĩ đem hết tâm huyết, tấm lòng để sáng tác và thực sự thấy hạnh phúc trong sáng tạo thì chắc chắn trong tác phẩm sẽ phảng phất hình dáng của anh ta, qua đó tạo điều kiện bộc lộ cái hồn dân tộc. Trong lĩnh vực mỹ thuật thì Thủ công Mỹ nghệ vốn là hình thái nghệ thuật thị giác luôn luôn gắn liền với nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật thủ công mỹ nghệ (Handicraft) của một quốc gia, vùng, khu vực, dân tộc, sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo cụ thể của từng địa phương. Người nghệ sĩ của nghệ thuật thủ công mỹ nghệ vốn xuất thân là nghệ nhân hay thợ thủ công (Craftman), chuyên sử dụng ngôn ngữ, chất liệu cùng với thị hiếu, văn hóa bản địa của dân tộc mình, đồng thời sử dụng những tài năng, vốn sống, kinh nghiệm cha truyền con nối để sáng tác làm đẹp cho xã hội, qua đó làm sống dậy cái hồn riêng của cha ông mình. Chính điều này đã làm cho nghệ thuật thủ công vừa mang hình thức độc đáo riêng của từng địa phương, từng dân tộc, chủng tộc, sắc tộc mà trong đó ẩn tàng tính dân tộc sâu sắc nhất. Sẽ là rất thuận tiện để phát huy, cái hồn truyền thống độc đáo này trong những tác phẩm nghệ thuật khi mà bản thân người, nghệ nhân, nghệ sĩ bản địa thích dùng  ngôn ngữ, chất liệu truyền thống để chuyển tải những đề tài, ý tưởng mới mà anh ta thích cùng với sự sử dụng các kỹ thuật thể hiện hiện đại. Do vậy việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc phong phú độc đáo thì trước tiên phải làm sống dậy các loại hình này, đồng thời tìm cách nâng cao thêm ý thức thẩm mỹ cho nghệ nhân trong các loại hình nghệ thuật truyền thống của tất cả dân tộc, sắc tộc. VAI TRÒ CỦA MỸ THUẬT ỨNG DỤNG 1.NGHỆ THUẬT LÀM LÂY CAN XÚC CẢM Con người từ lúc lọt lòng đến khi khôn lớn, già cỗi đều trải qua một tiến trình tăng trưởng của sự rung động trong tâm tư. Chính sự rung động này đã làm nẩy sinh nghệ thuật bằng cách thôi thúc sáng tạo, ham thích thưởng thức trong mỗi người. Với người nghệ sỹ, cảm xúc là một cấu tạo tâm lý xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống họ. Có thể nói rằng, khi tiếp nhận thế giới hiện thực, song song với quá trình nhận thức (tri giác) thì cảm xúc của người nghệ sỹ cũng được trải nghiệm. Chính vì có sự trải nghiệm này mà người nghệ sỹ luôn luôn có sự đam mê, có những khát vọng cháy bỏng tạo nên động lực bên trong, thôi thúc họ thể hiện vào trong tác phẩm của mình. Nghệ thuật làm lây lan sang con người nhiều cảm xúc và nghệ thuật được xây dựng trên cơ sở sự lây lan này. Tônxtôi nói: "Sự hoạt động của nghệ thuật chính là dựa trên cái khả năng những người này bị lây cảm xúc của những người khác...Những cảm xúc hết sức đa dạng, rất mạnh mẽ và yếu ớt, rất có ý nghĩa và rất nhỏ nhặt, rất xấu xa và rất tốt đẹp, chỉ cần chúng lây lan sang được độc giả, khán giả, thính giả sẽ làm nên đối tượng của nghệ thuật" (Tônxtôi L.N., Thư gửi N.N. Xtrakhốp ngày 23 tháng 4, 1876, Toàn tập tác phẩm, t62, M 1953). Có thể nói, lây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động qua lại ở cấp ý thức – tư tưởng. Khi con người rung động, họ trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc. Các cung bậc cảm xúc ấy lại dễ lây lan từ người này sang người khác.Chính vì có sự lây lan cảm xúc thông qua nghệ thuật mà con người cảm thấy gần gũi nhau hơn. Điều đó được thể hiện rõ qua việc thưởng thức âm nhạc. Âm nhạc có thể đem đến cho mọi người những phản ứng tình cảm dễ chịu, thoải mái và bình tĩnh, hay kích thích sự sáng tạo và hứng khởi. Sức mạnh của âm nhạc còn giúp ta loại bớt cảm giác tiêu cực từ những việc đã qua, có thể lọc ra những thông điệp lành mạnh và tích cực nhất. Vì thế, âm nhạc là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống mỗi người. Có âm nhạc, con người cảm thấy yêu đời hơn, gần gũi nhau thêm và mang lại sự cân bằng về tâm - sinh lý. 2. Nghệ thuật giúp trút xả tinh thần. Trong nghệ thuật, một mặt nào đó của tâm hồn chúng ta được trút xả, thể hiện kể cả những góc khuất, sâu kín.Vì lẽ đó, con người có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng thông qua các hình thức nghệ thuật. Âm nhạc có thể gây ảnh hưởng mạnh tới tâm trạng của chúng ta, giúp bồi dưỡng những trạng thái tích cực như sự hăng hái, phấn khởi và lạc quan yêu đời. Đồng thời âm nhạc cũng giúp con người giảm những trạng thái tiêu cực như lo âu, buồn rầu, chán nản, căng thẳng, tức giận… Sự căng thẳng là nguyên nhân phá hoại hệ thống miễn dịch của chúng ta. Âm nhạc có thể hạn chế hoặc ngăn ngừa những âm thanh và cảm xúc gây căng thẳng. Nhạc nhẹ là thể loại êm dịu giúp chúng ta có cảm giác an toàn, tin tưởng và tạo sự hưng phấn cao. Nghệ thuật giúp thư giãn tâm hồn và các cơ bắp ở người đang có căng thẳng, lo âu. Âm nhạc, hội họa giúp tâm hồn ta cởi mở và giải thoát những cảm xúc tiêu cực. Khi bị bệnh, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng lo âu, sợ hãi, cảm thấy đau đớn, buồn rầu, đôi khi kém tự tin. Âm nhạc, hội họa có thể giúp họ khuây khỏa, giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực, khiến họ vui hơn, tự tin hơn, có nhiều phấn khởi hơn trong đời sống. Đối với con người thế kỷ XVII, hình ảnh núi non hùng vĩ gợi cho họ nhiều điều khó chịu, mệt mỏi. Nhưng những con người thời đại văn minh, núi non lại gợi cho họ khả năng xả hơi, thoát khỏi những cảnh hè nóng nực, bàn giấy cứng nhắc… Đó chính là sức mạnh của nghệ thuật mang lại 3. Nghệ thuật giải quyết và cải biến nhu cầu của con người. Nghệ thuật tạo ra nhu cầu rất lớn, thôi thúc con người hành động. Nó mở đường và dọn đường cho những sức mạnh sâu lắng nhất của chúng ta. Nó tác động chẳng khác nào một cuộc động đất, làm lộ ra những vỉa đất mới. Vì thế, theo Biukher, “Âm nhạc có cội nguồn xuất phát từ công việc tay chân nặng nề, và chúng có nhiệm vụ giải quyết sự căng thẳng nặng nề của lao động”: + Theo gót tiến trình lao động, chúng ra hiệu để cho mọi người cùng một lúc dồn hết sức vào làm việc. + Chúng cố gắng kích thích mọi người vào làm việc. + Chúng tổ chức lao động tập thể và đưa lại cách tháo thoát cho sự căng thẳng của cơ thể. Dường như chính tự nhiên đã tặng âm nhạc cho chúng ta để gánh vác lao động được nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: bài hát kích thích người chèo thuyền hăng say đưa nhịp mái chèo. Nó có ích không chỉ trong những công việc đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người mà cả sự mệt nhọc của một người cũng được giảm bớt nhờ bài hát thô sơ. Trong âm nhạc, nhịp điệu hàm chứa kích thích lớn. Nhịp điệu làm nảy sinh trong con người ham thích ghê gớm muốn bắt chước, hòa nhịp với nó không chỉ bằng bước chân, mà cả tâm hồn cũng đi theo nhịp… Thật vậy, một cung đàn không thể cứ đánh liên miên đều đều bất phân nhịp mạnh nhịp yếu mà khỏi nhàm tai. Một họa phẩm cũng vậy, các đường nét phải đặt sao cho có tổ chức không hỗn loạn, mầu sắc phải ăn nhập hài hòa, mới không tức mắt. Đối với loài người mê tín cổ xưa, còn cái gì có ích hơn là nhịp điệu. Nhờ nó mà mọi chuyện đều có thể làm được: Nó giúp cho công việc một cách thần kỳ; Nó buộc thần linh phải xuất hiện, phải đến gần và lắng nghe; Nó có thể uốn nắn được tương lai theo ý muốn của mình, giải thoát tâm hồn khỏi những điều tai ương và không chỉ riêng tâm hồn mình mà cả tâm hồn của quỷ sứ độc ác nhất. Như vậy, toàn bộ hành vi ứng xử của con người  là quá trình làm cân bằng cơ thể với môi trường. Trong quá trình đó, nghệ thuật đã thực sự đưa lại sự cân đối và trật tự cho những cảm xúc của chúng ta. 4. Giáo dục nghệ thuật hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện hành vi sáng tạo. Việc thưởng thức nghệ thuật  đòi hỏi sự sáng tạo, bởi để cảm thụ nghệ thuật thì đơn thuần việc trải nghiệm  thành thật các cảm xúc đã chiếm lĩnh tác giả vẫn  chưa đủ, còn nhất thiết phải khắc phục một cách sáng tạo cảm xúc của bản thân. Chỉ khi đó tác động của nghệ thuật mới được thể hiện đầy đủ. Do đó, không phải ngẫu nhiên ngay từ thời cổ xưa nhất, nghệ thuật đã được nhìn nhận như một bộ phận và một phương tiện giáo dục. Ý nghĩa ứng dụng của nghệ thuật xét đến cùng đều được quy vào tác động giáo dục của nó. Khi một tác phẩm nghệ thuật xuất hiện, con người sẽ đứng dưới nhiều góc độ khác nhau để đánh giá, phê bình nó. Tuy nhiên, cơ chế phê bình tác phẩm nghệ thuật - với tư cách như một sức mạnh xã hội mở đường cho nghệ thuật - đánh giá nó với chức trách cơ bản là chuyên đóng vai như là một bộ phận truyền lực giữa nghệ thuật và xã hội. Xét theo quan điểm của tâm lý học, vai trò của phê bình nghệ thuật được quy vào việc tổ chức các hậu quả của nghệ thuật. Nó vạch ra một phương hướng giáo dục nhất định cho sự tác động của nghệ thuật. Làm sao giữ cho được tác động của nghệ thuật như là của nghệ thuật, chứ không để cho độc giả vung vãi sức mạnh do nghệ thuật dấy lên và đánh tráo các xung động hùng mạnh của nó bằng những lời răn dạy đạo đức duy lý vô vị như giáo lý tin lành. Đặc biệt, cần để cho tác động của nghệ thuật được thể hiện, để cho người ta được xúc động vì nghệ thuật. Dạy cho người khác hành vi sáng tạo nghệ thuật là điều không thể làm được, nhưng điều này không có nghĩa là người dạy không thể góp phần hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện của hành vi ấy. Điều này được thể hiện rất rõ trong quan điểm của PGS.TSKH.Phạm Lê Hòa, Hiệu trưởng Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương khi được phóng viên báo Nhân Dân cuối tuần phỏng vấn: Con người ngày hôm nay đang chuyển động rất nhanh, một ngày của hôm nay có thể bằng mấy mươi năm trước, vì thế, cần phải xem thế hệ hôm nay đang đòi hỏi những gì, để cập nhật những kiến thức mới, đưa hơi thở của cuộc sống vào chương trình giảng dạy. Chúng ta phải lắng nghe xem trẻ em hôm nay đang nói như thế nào, học cách nói của chúng, để có thể đưa những kiến thức cần thiết đến được với tâm hồn các em. Trẻ em hôm nay đang dùng một "hệ ngôn từ" khác, nếu những người làm công tác giáo dục nghệ thuật không đi sâu tìm hiểu thế giới ngôn từ đó, tìm hiểu tâm tư tình cảm của các em, mà cứ tự ngồi vẽ ra chương trình giảng dạy theo ý mình thì không thể đạt kết quả như mong muốn. Người làm công tác giáo dục phải xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt, ta cũng không nên kỳ vọng đào tạo tất cả đều thành thiên tài. Chúng ta chỉ cung cấp cho trẻ cái nền, còn phát triển lên như thế nào là tùy vào năng lực của mỗi người. Nghệ thuật là điểm tập kết quan trọng nhất các quá trình của một cá nhân trong xã hội. Nó là phương thức để cân bằng con người với thế giới vào những giây phút nguy kịch và nghiêm trọng của cuộc đời. Trong kế hoạch của tương lai, rõ ràng không chỉ có việc xây dựng lại toàn bộ nhân loại theo những nguyên tắc mới, không chỉ có việc làm chủ các quá trình xã hội và kinh tế, mà còn có cả “việc tôi đúc lại con người”. Trong việc tôi đúc lại con người, nghệ thuật sẽ nói lên tiếng nói có trọng lượng và có ý nghĩa quyết định nhất. Giáo dục nghệ thuật có một sứ mệnh đào tạo con người, huy động sức mạnh tồn tại trong cơ thể ta. Không có nghệ thuật thì sẽ không có con người mới sáng tạo trong học tập, trong lao động, vì “Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn”. Ý NGHỈA CỦA MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Một cây mọc tuyệt đẹp trong thiên nhiên và cũng cây ấy được vẽ tuyệt đẹp trong tranh sẽ gây ấn tượng thẩm mỹ tương đồng và cũng sẽ phải được mỹ học đánh giá là như thế: không phải ngẫu nhiên mà cùng một từ được sử dụng trong cả hai trường hợp để thể hiện sự đánh giá ấy. Nhưng nếu mọi sự đều chỉ giới hạn bằng tính tương đồng thấy được, nằm trên bề nổi ấy, thì có thể đặt câu hỏi và quả thật người ta đã từng hỏi: nhân đôi cái đẹp ấy để làm gì? Phải chăng chỉ là trò chơi con trẻ lặp lại trên bức tranh cái mà đã có sự tồn tại tuyệt đẹp trong tự nhiên? Thông thường, người ta trả lời (thí dụ, Taine trong Triết học nghệ thuật của mình) là nghệ thuật tái tạo không phải bản thân những vật thể và hiện tượng của thực tại, mà chỉ cái mà người nghệ sĩ nhìn thấy ở chúng, mà người nghệ sĩ chân chính chỉ nhìn thấy ở chúng những nét điển hình, tiêu biểu; yếu tố thẩm mỹ của các hiện tượng tự nhiên, đi qua ý thức và trí tưởng tượng của người nghệ sĩ, được tẩy lọc khỏi mọi sự ngẫu nhiên vật chất và do đó mà trở nên mạnh mẽ hơn, rực rỡ hơn. Cái đẹp lan tỏa trong giới tự nhiên, trong các hình thể và sắc mầu của nó, hiện lên trên bức tranh một cách tập trung, được tô đậm và nhấn mạnh. Cách kiến giải này không thể làm ta thỏa mãn đến cùng vì một lẽ đơn thuần là hoàn toàn không thể áp dụng nó vào một loạt ngành nghệ thuật. Những hiện tượng tự nhiên nào được nhấn mạnh, thí dụ, trong các xônat của Beethoven? - Xem ra, quan hệ thẩm mỹ giữa nghệ thuật và giới tự nhiên sâu xa hơn và hệ trọng hơn nhiều. Rõ ràng đây không phải là sự lặp lại, mà là sự tiếp tục cái sự nghiệp nghệ thuật đã được thiên nhiên khởi thủy - sự thực hiện nối tiếp và đầy đủ hơn cũng cái nhiệm vụ thẩm mỹ ấy. Kết quả của tiến trình tự nhiên là con người theo hai nghĩa: thứ nhất, như là một sinh linh tự nhiên đẹp nhất*, và thứ hai, như một sinh linh tự giác nhất. Với tư cách thứ hai ấy, con người, từ là kết quả, tự thân trở thành tác nhân của tiến trình thế giới và vì thế mà đáp ứng hoàn hảo hơn cái mục đích lý tưởng của tiến trình ấy. Mục đích ấy là sự thẩm thấu lẫn nhau toàn bộ và sự liên kết tự do của tất cả các nhân tố và yếu tố vật chất và tinh thần, lý tưởng và thực tại, chủ quan và khách quan của hoàn vũ. Nhưng người ta có thể hỏi, vì sao toàn bộ tiến trình thế giới, được thiên nhiên khởi thủy và con người tiếp tục, lại được chúng tôi xem từ giác độ thẩm mỹ, như là sự giải quyết một nhiệm vụ nghệ thuật nào đó? Chẳng phải sẽ là đúng hơn, nếu xem mục đích ấy là sự thực hiện cái chân và cái thiện, sự toàn thắng của trí tuệ và ý chí tối cao? Nếu để trả lời câu hỏi đó chúng tôi nhắc lại rằng cái đẹp chỉ là sự thể hiện bằng những hình thức cảm hội được chính cái nội dung lý tưởng mà trước sự thể hiện ấy gọi là cái thiện và cái chân(1), thì lời nhắc này sẽ khêu gợi những phản bác mới. Nhà đạo đức học nghiêm nghị sẽ nói: cái thiện và cái chân không cần đến sự thể hiện thẩm mỹ. Làm điều thiện và nắm vững chân lý - đó là tất cả cái gì cần thiết. Phúc đáp lời phản bác ấy, ta hãy giả định rằng cái thiện đã được thực hiện không chỉ trong cuộc sống riêng của một ai đó, mà trong cuộc sống của toàn thể xã hội, rằng một chế độ xã hội lý tưởng đã được kiến tạo, sự đoàn kết hoàn toàn, tình bác ái đại đồng đã thống ngự khắp nơi. Tính không thể thẩm thấu của chủ nghĩa ích kỷ đã được xóa bỏ; mọi người tìm thấy mình trong mỗi người, và mỗi người tìm thấy mình trong mọi người. Nhưng nếu sự liên thẩm đại đồng ấy - mà nó là bản chất của cái thiện đạo đức - dừng lại trước giới tự nhiên vật chất, nếu yếu tố tinh thần đã chiến thắng tính không thể thẩm thấu của lòng ích kỷ con người, nhưng lại không thể khắc phục được tính không thể thẩm thấu của vật chất, hay là chủ nghĩa ích kỷ của tự nhiên, thì điều đó có nghĩa là sức mạnh của cái thiện hay của tình yêu không mạnh lắm, và nguyên tắc đạo đức không thể được thực hiện cho đến cùng và không thể được biện chính hoàn toàn. Khi ấy sẽ xuất hiện câu hỏi: nếu sức mạnh tăm tối của tồn tại vật chất cuối cùng vẫn ưu thắng, nếu yếu tố thiện không khắc phục được nó, thì phải chăng chân lý đích thực của toàn bộ cái hiện hữu là ở nó, còn cái mà ta gọi là cái thiện, phải chăng chỉ là ảo ảnh chủ quan? Và quả thật, lẽ nào có thể nói về sự toàn thắng của cái thiện, khi mà một xã hội được tổ chức trên những nguyên tắc đạo đức lý tưởng nhất cũng có thể tử vong ngay lập tức do hệ quả một biến cố địa chất hay thiên văn học nào đó? Sự xa lạ tuyệt đối của yếu tố đạo đức đối với tồn tại vật chất là nguy hại rõ ràng không phải cho cái tồn tại ấy, mà cho chính yếu tố đạo đức. Chính sự tồn tại của trật tự đạo đức trong thế giới quy định trước quan hệ của nó với trật tự vật chất, một kiểu phối hợp nào đó giữa hai trật tự ấy. Nhưng nếu là thế, thì phải chăng cần tìm kiếm quan hệ ấy bên ngoài mọi thứ thẩm mỹ, ở sự thống trị trực tiếp những sức mạnh mù quáng của thiên nhiên bởi trí tuệ con người, ở sự thống ngự tuyệt đối của tinh thần đối với vật chất? Xem ra một số bước quan trọng đã được thực hiện hướng về mục đích ấy; khi nó đã đạt, khi mà, như các nhà lạc quan chủ nghĩa hiện nay nghĩ, nhờ thành tựu của các khoa học ứng dụng chúng ta sẽ chiến thắng không chỉ không gian và thời gian, mà ngay cả cái chết; khi ấy sự tồn tại của cuộc sống hữu luân trong thế giới (trên cơ sở sự sống vật chất) sẽ được bảo đảm vĩnh viễn, song ở ngoài mọi quan hệ gì với lợi ích thẩm mỹ, cho nên ngay khi ấy vẫn sẽ có hiệu lực tuyên bố rằng cái thiện không cần đến cái đẹp. Nhưng trong trường hợp ấy bản thân cái thiện có viên mãn hay không? Bởi lẽ nó không phải là sự toàn thắng của cái này đối với cái khác, mà là sự kết đoàn của tất cả mọi cái. Thế nhưng có thể loại trừ ra khỏi tất cả mọi cái ấy những sinh thể và những tác nhân của thế giới tự nhiên? Như vậy có nghĩa là cũng không thể xem xét chúng chỉ như là những phương tiện hay công cụ của sinh tồn con người, có nghĩa là cả chúng cũng phải gia nhập, với tư cách một yếu tố chính diện, cái cấu trúc lý tưởng của cuộc sống chúng ta. Nếu trật tự đạo đức, vì sự bền vững của mình, phải dựa vào cái tự nhiên vật chất như là môi trường và phương tiện tồn tại của mình, thì vì sự đầy đủ và hoàn hảo của mình, nó phải thu nạp vào trong nó cái cơ sở vật chất của sinh tồn như thể một bộ phận độc lập của hoạt động đạo đức, hoạt động này giờ đây đã biến thành hoạt động thẩm mỹ, bởi vì tồn tại vật chất chỉ có thể được đưa vào trật tự đạo đức thông qua sự làm cho bừng sáng, làm cho chứa chan tinh thần, tức là dưới hình thức của cái đẹp. Như vậy, cái đẹp cần thiết cho sự thực hiện đầy đủ cái thiện trong thế giới vật chất, bởi lẽ chỉ nó mới làm sáng và mới chế ngự được bóng tối không lành mạnh của các loại văn hóa du nhập từ nước ngoài vào. KẾT LUẬN Thế giới ngày nay đã và đang diễn ra cuộc cách mạng công nghệ lần thứ năm lớn nhất trong lịch sử của loài người. Sự phát minh ra hàng loạt kiểu vi tính ngày càng hoàn thiện hơn, tinh vi hơn và có tốc độ xử lý nhanh. Những vi tính này được kết nối với nhau thành hệ thống internet đã làm thay đổi nhanh chóng cuộc sống của người dân. Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin, đặc biệt là sự xuất hiện của mạng thông tin toàn cầu (Internet), thế giới như bị thu nhỏ lại, ranh giới giữa các quốc gia cũng ngày càng trở nên mỏng manh hơn và chỉ mang tính tương đối. Internet đã tạo cơ hội để các dân tộc có thể gần gũi và hiểu biết nhau hơn. Mọi dân tộc có thể học tập, tiếp thu những giá trị, tinh hoa của dân tộc khác để làm phong phú cho nền văn hoá của chính dân tộc mình. Trong bối cảnh đó, nghệ thuật có thể được coi là một trong những lĩnh vực năng động trong nền văn hóa. Tận dụng những lợi ích do giao lưu văn hóa qua internet đem lại, nền nghệ thuật Việt Nam đang tiếp thu những thành tựu văn hóa – nghệ thuật của thế giới để làm phong phú cho chính mình; đồng thời cũng có nhiều cơ hội để phổ biến những thành tựu nghệ thuật của mình ra thế giới. Công nghệ thông tin mang lại cơ hội cho các nghệ sĩ giao lưu và sáng tác. Đội ngũ họa sĩ mỹ thuật cũng ngày càng phát triển đa dạng. Trước kia, họa sĩ chỉ chuyên vẽ tranh tạo hình, nhưng trước sức ép của cơn lốc phát triển nền kinh tế thị trường và nhu cầu thẩm mỹ của xã hội, họ đã bắt đầu chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng hoặc những lĩnh vực khác có liên quan đến mỹ thuật… Sự giao thoa mạnh mẽ giữa các loại hình nghệ thuật là điều tất yếu trong kỷ nguyên của thông tin – khoa học kỹ thuật, và cuả xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay. Để góp phần xây dựng Việt Nam với nền kinh tế phát triển và một nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Lĩnh vực Đồ họa vi tính (Mỹ thuật đa phương tiện) cũng bắt đầu được xã hội chú ý đặc biệt đối với đội ngũ họa sĩ thiết kế trẻ Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ: ngoài tính chất năng động, thu nhập hấp dẫn, Mỹ thuật đa phương tiện còn được lựa chọn nhiều vì nó có thể giúp phát huy khả năng sáng tạo cùng các ý tưởng trẻ trung, táo bạo của họa sĩ trẻ. Đối với xã hội, họ nhìn nhận Mỹ thuật đa phương tiện dưới một góc nhìn tích cực, thiện chí và cởi mở hơn: Mỹ thuật đa phương tiện “là 1 trong 5 nghề nóng nhất khi Việt Nam gia nhập WTO”; Mỹ thuật đa phương tiện là “Công việc mang tính sáng tạo và thú vị” [1]. Tuy nhiên, đội ngũ họa sĩ Mỹ thuật đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường nghệ thuật kỹ thuật số vốn trở nên rất năng động sau khi Việt Nam gia nhập WTO. “… Mỹ thuật đa phương tiện là một trong những ngành có sức hút nhất ở Việt Nam và thế giới nhưng đến tám mươi phần trăm là gia công cho nước ngoài, do sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm 2010, Việt Nam sẽ cần khoảng 1 triệu họa sĩ làm việc trong lĩnh vực quảng cáo trên báo in, truyền hình, internet cũng như sản xuất games, website, sản xuất phim, truyền thông...” . Hiện nay, nhiều khan hiếm về nhân lực cho ngành Mỹ thuật đa phương tiện là do trước đây ngành giáo dục của Việt Nam đã chưa dự đoán được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực họa sĩ Mỹ thuật đa phương tiện, thiếu cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo cũng như đội ngũ giảng viên giảng dạy Mỹ thuật đa phương tiện. Chỉ vài năm trước đây ảnh hưởng Mỹ thuật đa phương tiện trong nghệ thuật và xã hội vẫn chưa được quan tâm chú ý và đánh giá một cách đúng mức. Mặc dù đồ họa vi tính đã được áp dụng nhiều trong những lĩnh vực quan trọng của khoa học và công nghệ: y học, cơ khí, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn... Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó vẫn còn chưa được nhận thấy trong nghệ thuật. Hiếm ai để ý đến những nghệ sĩ sử dụng máy vi tinh như là một công cụ thể hiện tác phẩm nghệ thuật. Thậm chí trong giới mỹ thuật cũng chưa thừa nhận Mỹ thuật đa phương tiện như là một loại hình nghệ thuật. Một trong những nguyên nhân chính của sự không thừa nhận này có thể là tác phẩm Mỹ thuật đa phương tiện không đi theo lối truyền thống mà từ trước đến nay các nghệ sĩ vẫn thường sử dụng để thể hiện tác phẩm của mình. Hơn nữa, khởi đầu của Mỹ thuật đa phương tiện lại bắt đầu từ những ứng dụng mang tính chất khoa học, toán học chính xác. Trong giới phê bình nghệ thuật cũng vậy, nhà phê bình nghệ thuật ở Việt Nam chưa thực sự tiếp cận với các tác phẩm Mỹ thuật đa phương tiện nhằm định hướng nghệ thuật, dự báo sự ra đời và bùng nổ của Mỹ thuật đa phương tiện tại Việt Nam. Sự ảnh hưởng rõ rệt của CNTT trong nghệ thuật thị giác Việt Nam thể hiện qua những lĩnh vực sau: Một là, trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình và quan niệm về nghệ thuật. Nghệ thuật biến đổi và phát triển rất nhanh, theo quy luật của sự vận động. Khi xã hội phát triển, kinh tế, khoa học kỹ thuật, trình độ học vấn và nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ của người dân được nâng cao và đa dạng. Mỹ thuật tạo hình cũng cần phải có sự thay đổi về chất, đa dạng hóa nội dung và chất liệu biểu đạt. Quan trọng nhất là cần phải có một phương thức nào đó để đưa nghệ thuật đến với người dân. Tác phẩm tạo hình không thể bị đóng băng và thụ động trong những gallery hoặc những bảo tàng nhỏ bé chật chội, ít khách thăm quan và thưởng ngoạn. Tác phẩm do họa sĩ sáng tác ra phải được nhiều người thưởng thức bởi lẽ nó là món ăn tinh thần của con người và đó cũng chính là nguồn cổ vũ động viên cho người nghệ sĩ sáng tạo ra chúng. Để giải quyết được những vấn đề này, một nhánh mới của nghệ thuật được nẩy sinh với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông. Đó chính là Mỹ thuật đa phương tiện. Cũng tương tự như trường hợp của nghệ thuật nhiếp ảnh trong lịch sử phát triển của nó phải biến đổi thành nghệ thuật làm phim và truyền hình. Các phương tiện truyền thông mới ra đời đã sáng tạo ra một thế giới nữa cho loài người: đó là một thế giới ảo mà con người có thể sống và tương tác, hành xử như một thế giới thật. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lối tư duy, đến sự lựa chọn chủ đề, đến thủ pháp kỹ thuật trong sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật. Đó chính là một khác biệt lớn khi so nghệ thuật hậu hiện đại với tất cả những trường phái nghệ thuật trước đó. Thực tiễn nghệ thuật cũng đã thay đổi và điều đó đòi hỏi phải có một sự thay đổi nhận định về mặt lý luận sao cho phù hợp với tình hình mới. Mặc dù vậy, hiện nay còn khá nhiều người trong giới mỹ thuật ở Việt Nam còn bảo thủ với ý niệm về nghệ thuật truyền thống. Họ say sưa với việc đồng nhất nghệ thuật với tác phẩm nghệ thuật. Hạn chế của ý niệm này chính là ở chỗ: nó chưa phản ánh được tính quá trình của sự sáng tạo – truyền tải nghệ thuật, chưa phản ánh được tính đa nghĩa và đa chức năng của nghệ thuật, chưa phản ánh được đối tượng thẩm mỹ đa dạng (không chỉ là cái đẹp) của nghệ thuật cũng như chưa phản ánh được những quan hệ trong cấu trúc tổng thể của nghệ thuật. Thông qua Mỹ thuật đa phương tiện người họa sĩ thoả mãn sự thể nghiệm của mình trên nhiều chất liệu: kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam với tư cách là những công cụ hỗ trợ vẽ, thiết kế và thể hiện tác phẩm, những phần mềm ứng dụng mỹ thuật đã trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho họa sĩ sáng tác. Trước kia, họa sĩ phải mất rất nhiều thời gian để làm phác thảo. Từ phác thảo ý tưởng, phác thảo thô cho đến những bản phác thảo chi tiết, phác thảo màu… để có hiệu quả rất gần với tác phẩm sẽ hoàn thành. Mỹ thuật đa phương tiện là giải pháp tốt nhất cho sự thể nghiệm và tìm tòi đó. Về một mặt nào đó, Mỹ thuật đa phương tiện cũng đã và đang thực sự trở thành một “trò giải trí tiêu khiển” của họa sĩ. Mỹ thuật đa phương tiện chính là món “khoái khẩu” của hầu hết sinh viên học ngành Mỹ thuật nói chung và Mỹ thuật đa phương tiện nói riêng. Bởi lẽ từ lĩnh vực thiết kế mỹ thuật chuyển sang vẽ tranh là một hình thức giải trí lành mạnh. Mỹ thuật đa phương tiện đã và đang trở thành người bạn thân thiết, là phương tiện thoả mãn khát vọng thể nghiệm và sáng tạo của nhiều họa sĩ trẻ Việt Nam hiện nay. Mỹ thuật đa phương tiện đang khẳng định thế mạnh của nó trong việc mở ra khả năng vô hạn của chất liệu sáng tác, gần gũi và dễ hòa nhập với công chúng bởi nó không quá phân định ranh giới giữa khái niệm bác học và bình dân… do đó cũng rất dễ hoà đồng với xu hướng xã hội hoá mỹ thuật nghệ thuật… Thông qua quá trình số hoá các tín hiệu thị giác, họa sĩ có thể chuyển được vào máy vi tính không những ảnh chụp, mà còn cả phim video. Người nghệ sĩ có thể cắt ra bất kể đoạn nào của phim video ấy và sáng tạo, thêm bớt các kỹ xảo, hiệu ứng: lồng vào các cảnh phụ, thay âm thanh hoặc lời nói, thay đổi màu sắc, và rồi xuất ra thành những đoạn phim nghệ thuật rất ấn tượng... Bên cạnh video, ngay cả âm thanh cũng được số hóa nhằm phục vụ cho mục đích sáng tác. Đường nét, màu sắc kết hợp với âm thanh, được thể hiện sinh động trong các hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều. Các tiện ích Multimedia đã thực sự trở thành công cụ phụ trợ đắc lực cho họa sĩ trong quá  trình sáng tác. Nhờ đó mà việc ứng dụng Mỹ thuật đa phương tiện cũng đã đem lại những hiệu quả cao, tác phẩm nghệ thuật trở nên cụ thể sống động hơn nhiều so với những hình thức nghệ thuật truyền thống sử dụng hình ảnh tĩnh không có kết hợp âm thanh. Trong lĩnh vực vẽ hoạt hình, cũng đã có những biến đổi đáng kể. Máy vi tính cũng góp phần giảm nhẹ công việc của các hoạ sĩ hoạt hình. Họ không cần phải tốn nhiều thời gian để vẽ ra từng khuôn hình nữa mà chính máy vi tính sẽ làm việc này. Chỉ cần chỉ ra các giai đoạn đầu và cuối (key frames) của một động tác đơn giản là máy tính sẽ tự tính toán sắp xếp các vị trí nối xen kẽ và cung cấp nhiều chức năng kiểm soát tốc độ cũng như các kỹ xảo giúp cho họa sĩ mô phỏng các hiệu ứng hoạt hình, tạo ra cảm giác chuyển động đối với mắt người xem. Tuy nhiên, sự thuận tiện trong quá trình sử dụng và thiết kế đồ họa vi tính đã làm cho một bộ phận không ít những họa sĩ phụ thuộc vào máy tính. Họ không thể vẽ nếu như không có sự trợ giúp của máy tính. Những thiết kế với đủ những hiệu ứng phức tạp làm mất đi tính trong sáng của hình khối trong tác phẩm. Thực tế, những hiệu ứng loè loẹt này không thể che lấp được những bố cục vụng về, ý tưởng tầm thường, lai căng thậm chí đôi lúc lại phản văn hóa. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng máy tính toàn cầu cũng đã và đang phát triển rất nhanh, thậm chí cả công nghệ mạng không dây cũng đã xuất hiện. Một lần nữa khái niệm không gian truyền thống đã được mở rộng không chỉ là ba chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều sâu) mà đã được khai thác tối đa, chiều thứ tư - chiều thời gian thông qua hoạt hình (animation), thậm chí cả chiều thứ năm - chiều tương tác (interactive). Nhằm tác động mạnh mẽ đến người xem. Lĩnh vực này hoàn toàn mới mẻ so với nghệ thuật truyền thống. Ở một số nước tiên tiến, việc họa sĩ thể hiện tác phẩm của mình thông qua Mỹ thuật đa phương tiện đã có từ lâu, trong khi đó ở Việt Nam thì nó lại là lĩnh vực tương đối mới mẻ và xa lạ. Một số họa sĩ trẻ có điều kiện tiếp xúc với đồ họa vi tính, có khả năng tiếp cận và làm chủ lĩnh vực Mỹ thuật đa phương tiện một cách nhanh chóng. Họ trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực Mỹ thuật đa phương tiện ở Việt Nam. Bên cạnh đó, còn một số những họa sĩ trung niên - cao tuổi, có vốn ngoại ngữ và đồ họa vi tính hạn chế, họ vẫn trung thành với phương tiện truyền thống... Tuy nhiên bù lại, họ có kinh nghiệm, tay nghề, ý tưởng, phương pháp quản lý nghệ thuật... là những cứu cánh giúp họ khẳng định được giá trị của mình… Đa số họ trở thành những nhà quản lý dự án và giám đốc ý tưởng (arts directors). Hai là, trong lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng. Mỹ thuật đa phương tiện là sự kết hợp của óc sáng tạo với các công cụ xử lý đồ hoạ vi tính. Mỹ thuật đa phương tiện tiến vào cuộc sống hiện đại, nó làm thay đổi cách nghĩ, cách hành động và cách sống của nhiều người dân Việt Nam. Ở Việt Nam, doanh thu quảng cáo do ứng dụng Mỹ thuật đa phương tiện tăng từ 300 tỷ đồng năm 1994 lên 7000 tỷ đồng năm 2004 và dự kiến doanh thu sẽ tăng lên 24.000 tỷ đồng vào năm 2020 [5]. Các lĩnh vực như thiết kế website, trò chơi trực tuyến (Games Online), sản xuất truyền hình, xuất bản truyền thông cũng phát triển một cách chóng mặt... Mỹ thuật đa phương tiện và những ứng dụng của nó đóng vai trò then chốt trong ngành công nghiệp nội dung kỹ thuật số đang bùng nổ phát triển trong 5 năm qua trên thế giới, và được định hướng phát triển ở Việt Nam từ cuối năm 2005. Có thể nói tương lai của Mỹ thuật đa phương tiện đang được chuyển hướng vào nền công nghiệp nội dung, trong đó Mỹ thuật đa phương tiện đóng một vai trò ngày càng quyết định. Tuy là ngành mới nhưng ở Việt Nam, tính đến đầu năm 2000, thị trường Mỹ thuật đa phương tiện Việt Nam đã có hơn 100 doanh nghiệp, cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm về lĩnh vực này, phân theo các mảng lớn như thiết kế, quảng cáo và truyền thông, in ấn.... Và hiện nay, con số này tăng lên rất nhanh khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. Mỹ thuật đa phương tiện đã góp phần làm cho thị trường đồ họa trong nước sôi động hơn. Công nghệ games phát triển và nở rộ. Họa sĩ Mỹ thuật đa phương tiện cũng là những người tạo nên một thế giới ảo đầy vẻ hấp dẫn và mang tính nghệ thuật cao. Trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam cũng vậy, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong kỷ nguyên kỹ thuật số đã đem lại nhiều biến đổi lớn về quan niệm cũng như hình thức sáng tạo. Mỹ thuật ứng dụng tiến một bước dài nhằm thích nghi với điều kiện sản xuất công nghiệp hiện đại và đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội. Từ thực tế đó, thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện ra đời như là một tất yếu trong quá trình vận động của nghệ thuật. Mỹ thuật đa phương tiện, sử dụng máy vi tính với tư cách là một công cụ hỗ trợ sáng tác đa chức năng, thể hiện ý tưởng sáng tạo và quá trình sản xuất sản phẩm thẩm mỹ. Nó đã thực sự trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng. Việc khai thác triệt để khả năng đồ họa của máy tính giúp họa sĩ thiết kế có thể xây dựng và phát triển dễ dàng các hình ảnh hai hoặc ba chiều, tĩnh, động. Giúp họa sĩ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong một khoảng thời gian ngắn. Quá trình “Số hoá” (digitalize) đã và đang đặt ra một vấn đề lớn trong việc dần thay đổi thói quen thiết kế và sáng tạo của họa sĩ Việt Nam hiện nay. Việc thiết kế sản phẩm trước kia chủ yếu dựa vào cảm tính của nhà thiết kế, đường nét, màu sắc khi ứng dụng trên sản phẩm có độ chính xác không cao khi chúng được đem vào sản xuất công nghiệp. Trái lại, quá trình thiết kế đồ hoạ công nghiệp hiện đại chủ yếu chú trọng đến yếu tố sản xuất hàng loạt, chính xác, nhanh chóng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm giá thành sản phẩm… Do đó, các tín hiệu thị giác trong vẽ thiết kế truyền thống nay đã dần được số hoá nhằm đảm bảo sự chính xác, và chuẩn công nghiệp trên toàn thế giới: để đảm bảo độ chính xác và tính thống nhất trong các sản phẩm sản xuất, tất cả các đối tượng, điểm chấm, đường nét, màu sắc đều phải được qui định cụ thể rõ ràng, có thể đo lường được một cách chính xác thông qua các thông số. Ngay cả những đường cong trước đây được họa sĩ vẽ một cách tự do nhất thì nay cũng vẫn có thể được biểu diễn bằng những hàm toán học nhất định nào đó mà khi chúng được kết xuất ra sản phẩm đều cho sự chính xác và thống nhất cao trên mọi sản phẩm. Đây là một ưu điểm lớn trong sản xuất công nghiệp hiện đại, tuy nhiên nó cũng là một nhược điểm của việc thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện. Nhiều họa sĩ đã không khỏi hoài nghi, cân nhắc về những lợi ích mà đồ họa vi tính đem lại cho quá trình sáng tạo và những cảm xúc mang đầy chất ngẫu hứng của người nghệ sĩ mà nó lấy đi trong quá trình thể hiện tác phẩm… Điều này có nguy cơ hình thành nên một thế hệ họa sĩ thiết kế bị số hoá, với những tác phẩm khô khan, vô cảm, lấy phần mềm lập trình và logic toán học thay cho những cảm xúc sáng tạo… Gây ra một tâm lý dè dặt khi phải tiếp xúc và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong quá trình thiết kế sáng tạo. Đồ họa vi tính đã được ứng dụng vào thiết kế mẫu, xử lý ảnh, và được áp dụng rộng rãi trong công nghệ in offset bốn màu. Báo chí, ảnh quảng cáo, dàn trang... đều  được thực hiện nhờ sự trợ giúp của máy vi tính. Thông qua đó, đồ họa vi tính đã khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực in ấn và dàn trang. Với công nghệ in ấn tiên tiến, mọi công đoạn trước đây phải làm thủ công nay đã được tự động hóa hoàn toàn. Ngay cả với công nghệ còn lạc hậu ở Việt Nam, máy tính cũng đã thay thế con người trong một số giai đoạn, nhất là giai đoạn thiết kế, xử lý và tách màu… Tranh ảnh, ấn bản đồ họa ngày càng được cải thiện đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Sự thiết thực và hữu dụng cuả Đồ họa vi tính đã lấp đầy những lỗ hổng là điểm yếu của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam trong quá khứ. Những mảng đề tài, thể loại tranh truyện, tranh minh hoạ sách báo, hoạt hình,... cuả Việt Nam trước kia thật nghèo và đơn điệu. Sản phẩm sách báo, tạp chí được in trên giấy tái chế và còn bị khống chế về màu sắc trong công nghệ in tipo. Nhưng giờ đây, một bộ mặt khác cuả thị trường sách báo, tạp chí bằng công nghệ in offset nhiều màu rất sống động… Ai cũng có thể cảm nhận thấy được sự phát triển nhanh chóng đến mức ngạc nhiên của thị trường sách báo văn hoá phẩm hiện nay. Kỹ xảo truyền hình cũng là một trong những hướng phát triển mới của Mỹ thuật đa phương tiện. Một khi nền kinh tế phát triển, lĩnh vực thiết kế mẫu quảng cáo cũng phải thay đổi theo cho kịp trào lưu của xã hội. Quảng cáo không còn đơn thuần là giới thiệu sản phẩm trên sách, báo, tạp chí mà còn cả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, hình thức quảng cáo trên truyền hình được đánh giá là gây ấn tượng mạnh nhất và đem lại lợi nhuận lớn. Thậm chí ở một số nước có thể coi việc quảng cáo sử dụng kỹ xảo truyền hình là một nghề “hái ra tiền”. Bởi lẽ những kỹ xảo khi được trình bày trên giấy khó lột tả cũng như thể hiện hết công năng của sản phẩm thì nay việc kết hợp giữa hình ảnh, ánh sáng đồng thời với họat hình đã tạo ít nhiều thu hút, gây ấn tượng sâu sắc cho người chưa dùng qua sản phẩm đó. Có khả năng truyền cảm và thuyết phục rất cao. Chỉ tiếc rằng hầu hết những đoạn phim quảng cáo được trình chiếu trên các đài truyền hình trung ương và địa phương hiện nay đều chưa nhận được sự ủng hộ của người dân. Những yếu tố văn hóa ngoại lai xuất hiện quá nhiều đã tác động trực tiếp tới nền văn hoá dân tộc. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong phim quảng cáo thường bị lạm dụng và khai thác theo chiều hướng tiêu cực. Điều này đã làm giảm sút uy tín cuả người phụ nữ Việt Nam và người dân hoài nghi về khả năng sáng tạo Mỹ thuật đa phương tiện của họa sĩ Việt Nam… Ba là, trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật. Việc tiếp cận thông tin mọi lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật và hoạt động nghệ thuật trên thế giới thông qua mạng internet đã giúp cho hoạ sĩ trong nước có được những kiến thức khá đầy đủ về hoạt động mỹ thuật trong và ngoài nước. Trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, hội thảo, triển lãm mỹ thuật trên mạng cũng là một khía cạnh hết sức quan trọng. Nếu một họa sĩ có một ý tưởng hấp dẫn hoặc một đề tài ưa thích thì có thể gia nhập vào một nhóm (newsgroup) trên internet và chia xẻ quan điểm, ý tưởng của mình với những người khác. Hoặc thậm chí có thể theo học một khóa học lớp mỹ thuật ngắn hạn trên mạng internet từ một trường đào tạo nghệ thuật trên toàn thế giới. Hơn thế nữa, Internet cũng đã tạo nên một thị trường mua bán tranh rất năng động: Một số gallery ảo (virtual gallery) và trang web cá nhân cuả các họa sĩ trên mạng đã hình thành, thực hiện giao dịch 24/24 (24 giờ trong ngày). Việc trao đổi văn hóa và kinh nghiệm nghề nghiệp đã trở nên rộng mở. Họa sĩ có thể tiếp cận với các trào lưu nghệ thuật của thế giới một cách trực tiếp và chủ động. Đây chính là những thuận lợi lớn cho việc phát triển nền nghệ thuật của Việt Nam. Chính Mỹ thuật đa phương tiện đã tạo điều kiện cho cách tiếp nhận nghệ thuật mới. Ngày nay, thông qua Internet các tác phẩm có thể đi thẳng, trực tiếp đến người tiếp nhận mà không cần phải qua bất kỳ một đối tượng trung gian nào (giới thiệu, phê bình, kiểm duyệt). Internet cũng là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự ra đời của Mỹ thuật đa phương tiện ở Việt Nam phát triển đỉnh cao như hiện nay. Đã trên mười năm Internet du nhập vào Việt Nam. Từ chỗ xa lạ, Internet trở thành phương tiện truyền thông mà người dân có thể vượt qua được tất cả các đường biên giới quốc gia và qua đó tiếp cận được với tất cả những thành tựu của loài người trong đó có nghệ thuật. Nói cách khác, những hạn chế về bối cảnh kinh tế, chính trị của một quốc gia không còn có ý nghĩa quyết định quan niệm thẩm mỹ, cách hiểu về nghệ thuật, các kỹ năng và trào lưu sáng tác hay phê bình của người dân như trước kia. Vì vậy, chưa bao giờ cái mới trong nghệ thuật ở Việt Nam lại xuất hiện nhiều như những năm vừa qua. Các trường phái tranh hiện đại, Video art, Sắp đặt (Installation), Trình diễn (Performence art), đến việc tổ chức sự kiện mang tính quảng cáo... đều đã có mặt ở Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả những cái được coi là mới hiện nay đều chưa được dạy trong các trường nghệ thuật chính thống của Việt Nam. Những kiến thức, quan điểm và kỹ năng sáng tạo nghệ thuật này đa số được học từ Internet. Như vậy, kỷ nguyên kỹ thuật số giờ đây đã tạo cho nền mỹ thuật Việt Nam nói chung và lĩnh vực Mỹ thuật đa phương tiện nói riêng những thời cơ hết sức thuận lợi để phát triển và thể hiện vai trò của mình. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những thách thức mới. Họa sĩ vừa phải trau dồi kỹ năng, khả năng sáng tạo của mình đồng thời cũng phải liên tục cập nhật những thông tin khoa học, kỹ thuật mới nhằm tạo ra những “sản phẩm thẩm mỹ” phù hợp với sự vận động chung của nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. Tự động hoá và vi tính hoá là một trong những xu thế mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, giúp giải phóng con người nói chung và nghệ sĩ nói riêng. Nó giúp chúng ta rất nhiều trong mọi khâu của tiến trình sáng tạo và thiết kế: từ phác thảo tìm ý, tìm kiếm thông tin liên quan đến con người, xã hội… đến việc thể hiện tác phẩm, trưng bày, triển lãm… đều ít nhiều có sự trợ giúp của vi tính. Hoạ sĩ Việt Nam trong kỷ nguyên kỹ thuật số phải có khả năng làm việc ở bất kỳ một lĩnh vực nào của hoạt động sáng tạo. Họ thiết kế ra sản phẩm thẩm mỹ cho xã hội như: thiết kế đồ họa, quảng cáo, thiết kế thời trang, thiết kế tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, thậm chí cả thiết kế kiến trúc... Họ luôn phải năng động, sáng tạo, tự học hỏi, rèn luyện để trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực sáng tạo; phải có nền tảng kiến thức khoa học kỹ thuật cũng như phải biết ứng dụng chúng vào trong quá trình hoạt động sáng tạo mỹ thuật của mình nhằm tạo ra những sản phẩm thẩm mỹ ngày càng đẹp và hoàn thiện hơn, hướng con người đến giá trị của chân thiện mỹ. Nếu không có sự biến đổi cho phù hợp với tình hình mới, nhu cầu mới thì việc tụt hậu là tất yếu khó tránh khỏi. Trên con đường đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước, chúng ta tin tưởng vào thế hệ họa sĩ kỹ thuật số mới của Việt Nam, thông minh, năng động và đầy tự tin. Họ sẽ là những sứ giả của Việt Nam tạo được những dấu ấn trong lĩnh vực Mỹ thuật đa phương tiện của thế giới. Thể hiện được tư tưởng tình cảm của người dân đồng thời cũng tạo ra những giá trị văn hoá mang đậm nét Việt. LỜI CẢM ƠN Kính thưa thầy Đinh Viết Lực họa sĩ giảng viên bộ môn mĩ thuật ứng dụng trước khi kết thúc bộ môn và trả bài tập cho thầy. Em xin có vài lời muốn gửi đến thầy. Trong quá trình học tập và tiếp thu bộ môn mĩ thuật ứng dụng của thầy, em nhận thấy rằng thầy là một con người rất có tâm huyết trong công việc cũng như trong cách giảng dạy của thầy, giúp chúng em hiểu thêm nhiều về bộ môn nghệ thuật này. Nó làm cho cuộc sống xung quanh ta thêm nhiều màu sắc. Thầy đã dẫn dắt cho chúng em biết được những giai đoạn thăng trầm của nền lịch sử hội họa nước nhà nói riêng và mĩ thuật hội họa của thế giới nói chung. Em rất cảm ơn thầy đã cho chúng em những buổi học thật thú vị bên những màu vẽ những buổi đi điền dã thực tế. Bài báo cáo của em do kiến thức còn hạn hẹp chưa đủ kĩ năng để tiếp thu hết những kiến thức mà thầy đã truyền đạt. Cũng không thể tránh khỏi sự sai sót logic. kính mong thầy sửa chữa và có nhiều ý kiến đóng góp để bài của em được hoàn chỉnh hơn.cuối cùng em xin kính chúc thầy sức khỏe dồi dào, chúc gia đình của thầy luôn luôn hạnh phúc và bản thân của thầy sẽ ngày càng có thêm nhiều bức tranh thật mới lạ và luôn được công chúng đón nhận một cách rất mến mộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_cua_hop_3253.doc
Luận văn liên quan