Tìm hiểu về thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, phân tích những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, từ đó đề ra các giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và sức hội nhập cao như Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các giao dịch dân sự. Trong đó, giao dịch dân sự diễn ra phổ biến nhất là giao dịch mua bán tài sản. Căn cứ vào chủ thể, mục đích và đối tượng của hành vi mua bán, giao dịch mua bán có thể được phân chia thành giao dịch mua bán tài sản có tính chất dân sự và giao dịch mua bán hàng hóa (mua bán tài sản trong thương mại). Những qui định của pháp luật về hai loại hợp đồng này lần lượt được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại 2005. Việc nhận biết các điểm giống và khác nhau của hai loại hợp đồng này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các chủ thể tham gia và thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa mà còn cả đối với các chủ thể áp dụng và xây dựng pháp luật. NỘI DUNG I. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá (theo quy định của Luật thương mại 2005) và hợp đồng mua bán tài sản (theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005):II. So sánh hai loại hợp đồng: 1. Những điểm giống nhau: 2. Những điểm khác biệt: KẾT LUẬN

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, phân tích những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, từ đó đề ra các giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và sức hội nhập cao như Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các giao dịch dân sự. Trong đó, giao dịch dân sự diễn ra phổ biến nhất là giao dịch mua bán tài sản. Căn cứ vào chủ thể, mục đích và đối tượng của hành vi mua bán, giao dịch mua bán có thể được phân chia thành giao dịch mua bán tài sản có tính chất dân sự và giao dịch mua bán hàng hóa (mua bán tài sản trong thương mại). Những qui định của pháp luật về hai loại hợp đồng này lần lượt được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại 2005. Việc nhận biết các điểm giống và khác nhau của hai loại hợp đồng này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các chủ thể tham gia và thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa mà còn cả đối với các chủ thể áp dụng và xây dựng pháp luật. NỘI DUNG I. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá (theo quy định của Luật thương mại 2005) và hợp đồng mua bán tài sản (theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005): Hợp đồng mua bán tài sản, theo định nghĩa tại Điều 428, BLDS 2005 là: ‘Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.” Mua bán hàng hóa là nội dung trọng tâm của hoạt động thương mại, theo Luật thương mại 2005, mua bán hàng hóa được định nghĩa là: “ Hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.” Là một hoạt động thương mại, bản thân mua bán hàng hóa đã có những đặc điểm riêng so với hoạt động mua bán tài sản trong quan hệ dân sự, đó là mục đích sinh lợi, là hành vi mang tính chất nghề nghiệp chủ yếu do thương nhân thực hiện. Quan hệ mua bán hàng hoá được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng mua bán hàng hoá (HĐMBHH). Dù Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về HĐMBHH song có thể các định bản chất pháp lí của HĐMBHH trong thương mại trên cơ sở điều 428 của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản (HĐMBTS). Do đó, HĐMBHH trong thương mại là một dạng cụ thể của HĐMBTS, dù vẫn mang những nét đặc thù riêng về chủ thể, đối tượng, hình thức…, thoả thuận về việc MBHH ở hiện tại hoặc MBHH sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tương lai đều có thể là một HĐMB. Quan hệ HĐMBHH sẽ hình thành bất cứ khi nào nếu một chủ thể mua hàng hoá bằng tiền hoặc phương thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữu hàng hoá. II. So sánh hai loại hợp đồng: Những điểm giống nhau: Với phạm vi áp dụng của Bộ luật Dân sự năm 2005 (khoản 1, Điều 1), các qui định về hợp đồng dân sự được áp dụng cho hợp đồng nói chung (trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động). Về mặt lí luận, hợp đồng mua bán hàng hóa được qui định trong luật thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Chúng đều là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng, quyền sở hữu và thanh toán cho bên bán. Các vấn đề như giao kết hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lí hợp đồng vô hiệu, thực hiện hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng không có sự khác biệt. Những điểm khác biệt: Thứ nhất, về đối tượng. HĐMBHH trong thương mại có đối tượng là hàng hoá. Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định : “Hàng hoá bao gồm : a)Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đât đai.” Như vậy, hàng hoá trong thương mại là đối tượng mua bán có thể là hàng hoá hiện đang tồn tại hoặc sẽ có trong tương lai, hàng hoá có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại và phải loại trừ một số hàng hoá đặc biệt chịu sự điều chỉnh riêng như cổ phiếu, trái phiếu… Trong khi đó, đối tượng vủa mua bán tài sản là tài sản được phép giao dịch ( Điều 429 BLDS). Theo qui định tại Điều 163 của BLDS, tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản không chỉ gồm có động sản, vật gắn liền với đất đai mà còn có bất động sản theo qui định tại khoản 1 Điều 174 BLDS, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác. Thứ hai, về chủ thể. chủ thể trong HĐMBHH chủ yếu là thương nhân. Khái niệm về thương nhân được đề cập đến trong khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại bao gồm : tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh. Thương nhân là chủ thể của HĐMBHH có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong HĐMBHH quốc tế). Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của HĐMBHH. Hoạt động của chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ HĐMBHH chỉ phải tuân theo Luật Thương maị khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật Thương mại. Trong khi đó, chủ thể tham gia HĐMBTS có thể là mọi tổ chức, cá nhân đầy đủ năng lực, có nhu cầu mua bán tài sản, có sự mở rộng hơn rất nhiều so với chủ thể trong HĐMBHH. Thứ ba, về mục đích. HĐMBHH trong thương mại chủ yếu là để kinh doanh thu lợi nhuận cho các thương nhân. Chỉ phần nào đó phục vụ mục đích tiêu dùng và các mục đích khác cho cả thương nhân và những chủ thể không phải thương nhân tuỳ theo mong muốn và nhu cầu của họ trong từng thời điểm. Điều đó khác với HDMBTS qui định trong BLDS, hành vi ở đây chỉ thuần túy mua và bán. Ví dụ một người nào đó có thể mua nhà để ở, thương nhân có thể mua nhà để kinh doanh. Ở đây khách thể của hai hành vi đều là ngôi nhà nhưng sự quan tâm của hai chủ thể đối với ngôi nhà là khác nhau. Đối với người mua nhà để ở, sự quan tâm của nó chủ yếu tập trung vào thuộc tính thứ nhất của ngôi nhà, đó là giá trị sử dụng. Còn đối với người mua để bán lại quan tâm nhiều hơn đến thuộc tính thứ hai của ngôi nhà, đó là giá trị. Thứ tư, về hình thức. Mặc dù hai loại hợp đồng này đều có thể xác lập bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế kinh doanh chúng ta thấy rằng, đối tượng là hàng hoá thường mang số lượng nhiều, giá trị lớn và để đảm bảo lợi ích, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có thì hình thức hợp đồng bằng văn bản hay được ưu tiên do những ưu điểm vốn có của nó (minh bạch, rõ ràng, có thể dễ dàng đưa ra làm bằng chứng khi có tranh chấp). Thứ năm, về nội dung. Nội dung của HĐMBHH là các điều khoản do các bên thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng, là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống về HĐMBTS. Có rất nhều sự tiếp tục tạo nên sự khác biệt như : Khó có thể tìm thấy điều luật cụ thể trong Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của HĐMBTS, nhưng trong Luật Thương mại được đề cập trong Điều 46 như sau: “1. Bên bán không được bán hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ với hàng hoá đã bán. 2.Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kĩ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sử hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.” Điểm đặc biệt hơn, giá không phải là nội dung bắt buộc để HĐMBHH có hiệu lực. Bởi ngay cả khi không có sự thoả thuận về giá hàng hoá, không có sự toản thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kì chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lí, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá (Điều 52 Luật Thương mại 2005). Trong HĐMBTS thường mang tính chất nhỏ, lẻ thì việc toản thuận về giá mang ý nghĩa rất lớn. Để tránh xảy ra tranh chấp các chủ thể, đặc biệt là các thương nhân phải rất chú ý điểm khác biệt này trong kinh doanh. KẾT LUẬN HDMBHH và HDMBTS có những đặc điểm giống nhau và cũng có những đặc trưng của mình, chúng thể hiện rõ mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung. Việc pháp luật có những qui định riêng về hai loại hợp đồng này, trong đó HDMBTS làm gốc, đã đáp ứng nhu cầu của xã hội, đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ luật Dân sự 2005. Luật Thương mại 2005. Giáo trình luật thương mại, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. CAND, 2009. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, TS. Lê Đình Nghị, NXBGD, 2010. BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN MÔN : LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2 Đề bài số 11:Tìm hiểu về thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay. Phân tích những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, từ đó đề ra các giải pháp. HỌ VÀ TÊN: NGUYÊN THANH TÙNG MSSV: 342148 LỚP: NO4. TL1 – NHÓM 02 Hà Nội – 09/ 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay Phân tích những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, từ đó đề ra các giả.doc
Luận văn liên quan